You are on page 1of 44

1.

Chẩn đoán là gì, thế nào là chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng, ưu nhược điểm của từng
phương pháp.
2. Khái niệm và phân loại triệu chứng, cho ví dụ?
3. Bệnh án là gì? Tầm quan trọng và nội dung của bệnh án?
4. Trình bày các phương pháp khám lâm sàng?
5. Khám niêm mạc cho gia súc và các triệu chứng phát hiện ở niêm mạc?
6. Triệu chứng, hội chứng, tiên lượng là gì cà cách phân loại chúng? Khi đánh giá tiên lượng
cần quan tâm những yếu tố nào?
7. Chẩn đoán bệnh ở phổi của chó bằng phương pháp nghe?
8. Khám chung là gì-ý nghĩa. Phương pháp kiểm tra thể trạng con vật?
9. Các lỗi thường xảy ra khi thực hiện chẩn đoán bệnh? nguồn gốc của những lỗi lầm này và
cách khắc phục?
10. Phương pháp khám hạch lâm ba loài nhai lại?
11. Những yêu cầu sinh viên cần phải rèn luyện để trở thành bác sỹ lâm sàng tốt trong tương lai?
12. Biểu hiện của trâu, bò khỏe mạnh? Các dấu hiệu sống cần quan tâm trước tiên khi khám bệnh
súc?
13. Biểu hiện của chó, lợn khỏe mạnh? Các dấu hiệu sinh tồn cần quan tâm trước tiên khi khám
bệnh súc?
14. Khám dạ cỏ loài nhai lại?
15. Thân nhiệt là gì? Kiểm tra thân nhiệt cho gia súc, gia cầm?
16. Sốt là gì, nguyên nhân gây sốt, phân loại sốt?
17. Mạch đập là gì? Ý nghĩa của bắt mạch trong chẩn đoán?
18. Cấu tạo của hệ lâm ba? Các hạch lâm ba nào ở gia súc có giá trị trong chẩn đoán lâm sàng?
Những thay đổi của hạch lâm ba?
19. Tiến hành khám lông, da của gia súc?
20. Khám dạ tổ ong loài nhai lại?
21. Thế nào là tim đập động, phương pháp khám chức năng tim?
22. Nhai lại là gì và chẩn đoán bệnh liên quan đến nhai lại?
23. Các phương pháp cố định bò, chó để khám?
24. Khám tim cho chó mèo?
25. Những chú ý khi khám vùng đầu, cổ?
26. Phương pháp lấy máu để xét nghiệm? phương pháp thu huyết thanh, huyết tương?
27. Chẩn đoán lâm sàng thú y là gì? Tiến trình thực hiện nó?
28. Bệnh án là gì? Yêu cầu của bệnh án?
29. Chuẩn bị cho công tác khám bệnh và chẩn đoán?
30. So sánh chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phòng thí nghiệm?
31. Thế nào là tác dụng hành chính và pháp lý của bệnh án?
32. Thế nào là mệnh lệnh điều trị?
33. Tiên lượng là gì và phân loại tiên lượng? Khi đánh giá tiên lượng cần căn cứ vào điều gì?
34. Khi cố định mèo để khám chữa bệnh cần lưu ý điều gì? Mức cố định chó phụ thuộc vào các
yếu tố nào?
35. Nêu cách buộc dây để vật ngã trâu bò phục vụ cho khám, chữa bệnh?
36. Cách cố định heo nái và đực giống để khám và điều trị bệnh?
37. Thế nào là khám bệnh lâm sàng từ xa? Các bất thường có thể phát hiện được khi khám từ xa?
38. Mô tả phương pháp khám vùng bụng và những dấu hiệu bất thường có thể phát hiện?
39. Gương mũi của trâu bò là gì, vị trí và ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng?
40. Tiến hành kiểm tra nước tiểu gia súc, những dấu hiệu bệnh lý thường gặp?
41. Khám dạ lá sách trâu bò?
42. Kiểm tra động tác đi tiểu và những dấu hiệu rối loạn đi tiểu là gì?
43. Thế nào là thiểu niệu, vô niệu, huyết niệu là gì?
44. Phương pháp khám bàng quan và cách xử lý khi bàng quan tích đầy nước tiểu?
45. Xét nghiệm lý tính nước tiểu và những dấu hiệu bất thường có thể phát hiện là gì?
46. Phương pháp khám qua phân gia súc?
47. Các kỹ thuật xét nghiệm máu cơ bản trog chẩn đoán?
48. Ý nghĩa các thông số xét nghiệm sinh lý máu?
49. Ý nghĩa các thông số xét nghiệm sinh hóa máu?
50. Những kỹ thuật cần thiết để khám gan cho động vật?

Câu 1: Chẩn đoán là gì, thế nào là chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng, ưu nhược điểm của
từng phương pháp.
- Chẩn đoán là tiến trình nhận dạng bệnh = cách xem xét dấu hiệu, triệu chứng của bệnh và kq
của các xét nghiệm. kết luận đạt được thông qua tiến trình đó cũng đgl chuẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán phi lâm sàng
- Là hoạt động thăm khám bệnh súc bằng các - Là hđ khám bệnh có sự can thiệp của các kỹ
kĩ năng như nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe, ngữi, thuật như chụp X-quang, siêu âm, nội soi, xét
khai thác lịch sử bệnh nghiệm…trợ giúp cho việc thăm khám lâm
sàng.
Ưu điểm: - đơn giản, không cần đến máy - Giúp chẩn đoán thật chính xác các chỉ số cần
móc hiện đại, hóa chất đắt tiền  áp dụng theo dõi trong cơ thể con vật, đầy đủ hơn
mọi lúc mọi nơi
- Xác định được tình trạng bệnh ban đầu
- định hướng quan trọng cho chẩn đoán phi
lâm sàng (chẩn đoán PTN)
- Thực hiện nhanh chóng, ngay tức thời
- Dụng cụ đơn giản
Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào trình độ - Sự đúng sai phụ thuôc vào máy móc, cách
chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của bác sĩ làm và bảo đảm bệnh phẩm, tinh thần, trách
cũng như diễn biến của qt bệnh lý, nhiều TH nhiệm và khả năng của người làm xét nghiệm
diễn biến phức tạp  khó có thể kết luận do
- Tốn chi phí máy móc và thời gian.
ng/nhân gì, cần hỗ trợ chẩn đoán phi lâm
sàng
>>Dấu hiệu lâm sàng là: + Những triệu chứng do chủ bệnh súc khai (tính chủ quan)
+ Khám nghiệm trên con vật để phát hiện những dấu hiệu khách
quan
***Thêm: Phân loại chẩn đoán:
+ Theo PP chẩn đoán:
- CĐ trực tiếp
- CĐ phân biệt
- CĐ qua 1 thời gian theo dõi
- CĐ căn cứ vào kết quả điều trị
+ Theo thời gian:
- CĐ sớm
- CĐ muộn
+ Theo mức độ chính xác:
- CĐ sơ bộ
- CĐ cuối cùng
- CĐ nghi ngờ
Câu 2: Khái niệm và phân loại triệu chứng? cho vd?
- Triệu chứng là những biểu hiện của sự rối loạn về cơ năng, thay đổi về hình thái của các khí
quan, bộ phận của cơ thể
- Phân loại:
+ Theo phạm vi biểu hiện:

 Triệu chứng cục bộ: biểu hiện ở 1 khí quan bộ phận nào đó trong cơ thể. Vd: âm đục
vùng ngực trong bệnh viêm phổi, âm bùng hơi vùng hõm hông trái trâu bò trong bệnh
chướng hơi dạ cỏ.
 Tiệu chứng toàn thân: do pư của toàn bộ cơ thể đối với ng/nhân gây bệnh. Vd: sốt, bỏ ăn,
tim đập nhanh, ủ rũ.
+ Theo giá trị chẩn đoán:
 Tr/chứng đặc thù: chỉ có ở 1 bệnh, gặp tr/chứng ấy là chẩn đoán được ngay. Vd: TM cổ
đập dương tính >> bệnh hở van 3 lá, 1 bên má sưng to, sốt>> Quai bị. Tiếng cọ phế
mạc>> Viêm phế mạc
 Tr/chứng chủ yếu – thứ yếu:
 Chủ yếu bao gồm all những triệu chứng có gtrị chẩn đoán. Bao gồm cả tr/chứng
đặc thù và tr/chứng điển hình. Vd: trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật ở trâu
bò, âm vỗ nước, tiếng cọ ở vùng tim là những triệu chứng chủ yếu
 Thứ yếu: thường ít có gtrị trong chẩn đoán. Vd; rối loạn tiêu hóa, đi lại khó khăn,
phù thũng trong viêm bao tiêm ở một số bộ phận là những triệu chứng thứ yếu.
 Điển hình- không điển hình: Triệu chứng điển hình k phải là triệu chứng đặc thù
 Điển hình: đc sinh ra do những bệnh biến điển hình của tổ chức hay khí quan. Vd:
hoàng đản trong rối loạn chức năng gan
 Không điển hình: mập mờ không rõ
 Cố định- ngẫu nhiên:
 Cố định: là triệu chứng thường phát ra trong quá trình bệnh lý. vd tiếng ran nhất
định nghe thấy trong bệnh viêm phổi thùy,bệnh viêm phổi phế quản
 Ngẫu nhiên: triệu chứng trong một bệnh có lúc có, có lúc không vd: hoàng đản
trong viêm ruột cata
 Trường diễn: xảy ra trong suốt qt bệnh. Vd: ho trong bệnh viêm phế quản; con vật toát
mồ hôi, thân nhiệt giảm trong bệnh giun chui ống mật
 Nhất thời: chỉ xảy ra trong 1 gđ nào đó của quá trình bệnh. vd: tiếng ran trong
bệnh viêm phổi
>> TCCY&TCTY nói lên bản chất của bệnh
Câu 3: Bệnh án là gì? Nội dung và tầm quan trọng của bệnh án?
- Bệnh án là 1 phần quan trong hồ sơ sức khỏe con vật.Bệnh án đc lập mỗi khi bệnh súc nhập
viện và tái nhập viện,(còn hồ sơ chỉ dc lm ở đầu tiên khi bệnh súc nhập viện)
+ Ghi chép lại tên, tuổi, địa chỉ, mục đích sd;
+ Tình trạng tái sinh, tiến triển; các biểu hiện bth or không bth;
+ Ghi chép lại các diễn biến của bệnh súc;
+ Kq các xét nghiệm và các pp điều trị, pp phòng bệnh(nếu có)
- Nội dung:
+ Thông tin chung
+ Hỏi bệnh (hỏi gia chủ/người đưa con vật đến khám)
+ Khám bệnh (thực hiện bằng pp khám lâm sàng: nhìn, sờ nắn, gõ, nghe, ngửi) >>Chẩn đoán sơ
bộ >>Đề ra pp cận lâm sàng >> Chẩn đoán>> Tiên lượng)
+ Chẩn đoán
+ Đánh giá tương lai bệnh
+ Điều trị triệu chứng, phòng bệnh
+ Ghi chép mệnh lệnh điều trị: rõ ràng, chính xác, không viết tắt or viết kí hiệu riêng; trọng
lượng của đơn vị và số đơn vị; đường sd thuốc : uống, tiêm bắp, dưới da hay tĩnh mạch …; cách
dùng
+ Ghi hằng ngày: theo dõi diễn biến của bệnh trong qt điều trị; theo dõi các xét nghiệm cận lâm
sang; diễn biến các triệu chứng cũ; các triệu chứng mới xuất hiện thêm.
+ Kq các thủ thuật thăm dò đã làm
- Tầm quan trọng của bệnh án:
+ Có thể tiếp tục theo dõi bệnh súc ngoại trú,chỉ dẫn cho chủ GS các pp dự phòng để bệnh có thể
khỏi hẳn không tái phát,ngăn chặn được biến chứng/di chứng đvới các gs khác,or có những lời
khuyên về giá thành,kq điều trị trong từng trường hợp bệnh cụ thể.
+ Giúp chẩn đoán đc bệnh tốt
+ Giúp theo dõi tốt bệnh súc trong qt điều trị
+ Áp dụng kịp thời các pp điều trị đúng đắn
+ Trong trường hợp bệnh súc chết và có giải phẫu ktra thi thế, ta mới rút ra đc kinh nghiệm trong
chẩn đoán, cải tiến pp, điều trị và phục vụ tốt hơn.
+ Có td về công tác NCKH, số liệu >> đưa ra các pp thăm dò mới, pp trị liệu mới
CÂU ? CÓ THỂ ? THÊM
Yêu cầu của bệnh án:
- làm kịp thời : phải đc làm ngay sau khi khám bệnh súc
- chính xác và trung thực
- đầy đủ và chi tiết:
+ ghi chép những thông tin, triệu chứng thu được
+ các XN lặp lại
- được lưu trữ lại
Câu 4:Trình bày các phương pháp khám lâm sàng?
1. Phương pháp nhìn (inspectio): (xa, gần)
- Là pp đơn giản nhưng chính xác. Sd rộng rãi. (Để đảm bảo an toàn cho người khám, sau khi
con vật đã được cố định hoặc được chủ của nó cầm giữ mới được quan sát. Nhìn từ xa lại
gần để làm quen với gia súc, tránh tác động đột ngột làm cho con vật có phản xạ tự vệ bất
lợi cho người khám.)
- Tùy theo mục đích và vị trí nhìn mà đứng gần hay xa. Qsát trạng thái, cách đi lại, tình trạng
niêm mạc, da, lông và các triệu chứng khác
- Bắt đầu nhìn từ tính thần gs → thể cốt, tình hình dinh dưỡng → các bộ phận (đầu, cổ, ngực,
bụng, 4 chân)
- Quan sát để phát hiện những con trong đàn mắt bệnh- để phát hiện những bộ phận nghi mắt
bệnh trong cơ thể.
- Một số trường hợp cần cho con vật đi để quan sát.
Nhìn vùng đầu: niêm mạc mắt, mũi, miệng, quan sát sừng,ngà, vòi chú ý sự gãy, dập
Quan sát lưng: chú ý độ cong của xương sống (lưng cong cứng trong bệnh uốn ván)
Quan sát hai bên xườn
Quan sát vùng bụng xem vú có sưng không (con cái); quan sát vùng đuôi và âm hộ (con
cái) có dịch chảy ra không, dịch hoàn (con đực) có sưng không...
2. Phương pháp sờ, nắn (Palpatio)
- Sờ nắn để xác định ôn độ(t°), độ ẩm, đàn tính của da, cảm giác đau, tính chất tổ chức (ung
thư, áp xe, hecni hay khí thũng...)
- Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng, khám thai.
- Có hai cách sờ nắn:
+ Sờ nông: là sờ những bộ phận bên ngoài (để biết ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của
cơ; tần số hô hấp, tần số mạch đập và hoạt động của thành ngực khi con vật hô hấp.)
+ Sờ sâu: để khám các khí quan bên trong (sờ dạ cỏ, kiểm tra ngoại vật, khám thai qua
trực tràng)
- Các cảm giác có được khi sờ nắng: dạng cứng (gan), dạng rất cứng (xương), dạng ba động,
dạng nhão bột (bội thực dạ cỏ

- ***(Sờ vào trực tràng để kiểm tra thai; ấn vào hõm hông bên trái để ktra dạ cỏ khi bị
chướng hơi, bụng căng)
- ***Áp xe: dạng 3 đông, hình thành 1 xoang mới do nhiều nguyên nhân. Áp xe nóng (viêm,
dịch, sung, mủ > xác chết BC). Áp xe lạnh (Xơ cứng, sau khi tiêm vắc xin).
-
3. Phương pháp gõ (Percussis): Nguyên lý là dựa vào âm thanh gõ phản ánh được tính chất
của các cơ quan
- Gõ trực tiếp: là dùng ngón tay gõ trực tiếp lên thân con vật; con vật nhỏ thì dùng các ngón
tay phải co lại và gõ theo chiều lòng bàn tay úp xuống dưới; với con vật lớn thì gõ theo chiều
lòng bàn tay ngửa lên trên.
- Gõ gián tiếp: là gõ qua một vật trung gian
+ Gõ qua ngón tay: dùng ngón trỏ và ngón giữa trái áp lên thân gia súc, ngón giữa phải cong
lại và gõ lên đó. Gõ từ lực cổ tay, không dùng lực của cánh tay.
+ Gõ có búa và bản gõ: Búa gõ, bản gõ làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ, sừng, nhựa

*** Âm đục: Vùng bụng khi có thức ăn

Âm trong: âm vang mạnh khi gõ vào vùng khổi khi khoẻ

Âm vang: Xương bình thường

Âm bình rạn: Xương vỡ

Âm bùng hơi: khối chứa hơi, nhiều không khí.


Âm trống: khi gõ vào túi khí > phần trên dạ cỏ, phần dưới manh tràng
4. Phương pháp nghe (thính chẩn = Auscultatio )
- Nghe trực tiếp : Lấy một miếng vải, một tờ giấy đặt lên vùng nghe. Sau đó người khám áp tai
của mình lên đó để nghe. (đôi khi k nghe được ở vị trí khó, dùng khi k có ống nghe)
- Nghe gián tiếp: con vật phải được để ở nơi yên tĩnh và trong trạng thái yên tĩnh; không để
cho nó kêu la,dãy đạp, rên rỉ
5. Phương pháp ngửi: Ngửi để phát hiện những mùi bất thường có trong một số bệnh mà bth
ko có

-VD: + Viêm phổi hoại thư > thở ra có mùi thối

+ Chứng Acetonemia > hơi thở, mồ hôi, nước tiểu có mùi aceton

+ Viêm dạ dày> miệng hôi thúi


+ Chứng nhiễm độc niệu > da, nước tiểu có mùi nước tiểu
Câu 5: Khám niêm mạc cho gs và các triệu chứng khám niêm mạc?

- Niêm mạc là nơi những mạch máu nhỏ bộc lộ khá rõ > phán đoán tình trạng tuần hoàn, tình
trạng máu, hô hấp, dinh dưỡng qua sự thay đổi màu sắc.Niêm mạc: mắt, miệng, mũi, âm hộ.

- Khám cho gs lớn: người khám đứng về phía mắt cần khám, tay khám ấn ngón trỏ vào mi mắt
trên, ngón cái kéo mi dưới → để lộ nm, các ngón còn lại tì vào phần ngoài khoang mắt trên
làm điểm tựa.
- Khám cho gs nhỏ, gia cầm: dùng ngón trỏ và ngón cái mở rộng mí mắt để thấy rõ nm.
- Nm bình thường:
+ Ngựa, chó: đỏ sẫm
+ Trâu, bò: đỏ nhạt, ít ánh quang.
+ Ngựa, dê, cừu: đỏ nhạt, dễ thay đổi lúc kích thích > tránh đè mạnh or chiếu ás trực tiếp vào
* Các triệu chứng:
- Nm nhợt nhạt: thiếu máu, hàm lượng huyết sắc tố thấp.
+ nm nhợt nhạt cấp tính: mất máu nhiều trong tgian ngắn (vỡ gan, lách, dạ dày, xuất huyết tử
cung…)
+ nm nhợt nhạt lâu ngày: do bị suy dd, kst, viêm ruột mạn tính, lao , suyễn
- Nm đỏ ửng: mạch máu bị xung huyết
+ đỏ ửng cục bộ : do các mạch máu ở mắt bị xung huyết, căng to: viêm não, xung huyết não,
vùng đầu bi ứ máu..
+ đỏ ửng lan tràn: toàn bộ nm mắt đỏ do trúng độc, trong máu nhiều CO2, thiếu O2 , bệnh
truyền nhiễm
+ đỏ ửng xuất huyết: nm đỏ kèm điểm xuất huyết. Do bệnh truyền nhiễm:dịch tả lợn, tụ
huyết trùng..; bệnh ở phổi, tim và các tr/hợp trúng độc.
- Nm hoàng đản: máu chứa nhiều sắc tố mật  hoàng đản (vàng da): gan, tắt ống mật, Hồng cầu
bị vỡ với 1 sl lớn, sỏi ống dẫn mật…
- Nm bầm tím: niêm mạc màu tím có ánh xanh do rl vòng tiểu tuần hoàn  trở ngại trao đổi
CO2 và O2. CO2 tích tụ lại nhiều trong máu tạo nên carboxyhaemoglobin (máu đen): viêm bao
tim; viêm cơ tim; suy tim, hở van tim.. or do bệnh truyền nhiễm, trúng độc, con vật bị xẹp phổi,
khí thủng phổi
- Nm sưng: thành niêm mạc sưng mọng, dày ra, có khi lồi ra ngoài. Bệnh cảm mạo lưu hành ở
ngựa, bệnh loét da quăn tai trâu, bò…
- Dử mắt (ghèn): có trong các bệnh loét da quăn tai, uống ván, dịch tả, viêm kết mạc, viêm giác
mạc, thiếu vtm A, gs già ..
Câu 6: triệu chứng, hội chứng, tiên lượng là gì, cácH phân loại của chúng? Khi đánh giá
tiên lượng cần quan tâm đến những yếu tố nào?
Triệu chứng Hội chứng Tiên lượng
- Là những biểu hiện của sự - Là tập hợp các triệu chứng - Là sự phán đoán về hậu quả
rối loạn về sinh lí (cơ năng, giống nhau xuất hiện ở các có thể xra của bệnh, căn cứ
hình thái, cơ quan bộ phận) bệnh khác nhau vào tình trạng bệnh súc và
tính chất bệnh
- Phân loại: - 1 số hội chứng:
- Phân loại:
+ Theo phạm vi biểu hiện: Hội chứng hoàng đản (vàng
cục bộ và toàn thân. da):viêm ruột cata,xoắn +Tiên lượng tốt:con vật khỏi
khuẩn, kst máu, viêm gan bệnh, còn gtrị KT.
+ Theo gtri chẩn đoán:
virus.
+Tiên lượng xấu:bệnh súc
Đặc thù
Hội chứng ỉa chảy: viêm ruột chết or k lành hoàn toàn, mất
Chủ yếu – thứ yếu cata, dịch tả, phó thương giá trị kinh tế ,chữa tốn kém.
hàn,..
Điển hình- không điển hình +Tiên lượng nghi ngờ: bệnh
phức tạp, khó kết luận hoặc
Cố định – ngẫu nhiên kết luận k chắc chắn
Trường diễn – nhất thời **1 tiên lượng chính xác đòi
hỏi phải suy xét nhiều yếu tố,
kết hợp chuẩn đoán lâm sàng
và chẩn đoán PTN

 Khi đánh giá tiên lượng cần suy xét nhiều mặt như phán đoán bệnh súc chết hay sống, điều
trị tốn kém bao nhiêu, có giá trị KT hay k, đặc điểm cá biệt của gia súc.
Câu 7: Chẩn đoán bệnh phổi ở chó bằng pp nghe?

Vị trí của phổi: nằm trong xoang ngực

*Nghe phổi: có thể phát hiện ra các âm bệnh lý khi phổi bị bệnh từ đó tìm ra bệnh cho con vật

- Pp nghe:

+ Trực tiếp: phủ lên gia súc một miếng vải mỏng để tránh bẩn, áp sát tai nghe trực tiếp, ít
áp dụng.
+ Gián tiếp: dùng ống nghe, nghe ở nơi yên tĩnh, con vật phải đứng yên
- Vị trí nghe: nghe trước bã vai
+ Nghe ở giữa phổi, nghe theo hướng trên  dưới; trước  sau
+ Nghe từ điểm này  điểm khác; mõi nơi nghe vàu 3 lần thở, nghe cả 2 bên phổi để so
sánh
* những âm hô hấp sinh lý:
- âm thanh quản: đặt ống nghe vào vùng hầu của con vật thì nghe đc khá rõ âm “khô”
- âm khí quản: là âm thanh quản vọng vào
- âm phế quản: nghe đc ở khoảng sườn 3 4 ; là dư âm của âm khí quản vọng vào
- âm phế nang: nghe đc trên mọi vị trí của phổi, âm nhẹ, nghe như” phồ”, nghe rõ khi
con vật hít vào, có thể do tiếng vọng của âm phế quản, có thể do khí vào phế nang với tốc
độ >
* âm hô hấp thay đổi:
- âm phế nang tăng: nghe rõ, thô và sâu hơn bth
- âm phế nang cả 2 bên phổi tăng, đều nhau: phổi nguyên lành
- âm phế nang tăng cục bộ: viêm phổi- phế quản
- âm phế nang tăng 1 bên, giảm 1 bên: viêm phổi thùy
- âm phế nang giảm: con vật thở nông và yếu; có thể do TC dưới da bị thủy thủng, dueng
dày, bệnh trong lồng ngực, 1 số bệnh làm hẹp đường hh  khó thở
- âm phế nang thô: do phế quản bị viêm. Lòng phế quản rộng hẹp không đều, kk hít vào,
cọ sát và gây nên
- âm phế nang mất: do phế nang or phế quản tắt, gõ phổi có âm đục
* âm hh bệnh lý:
- âm phế quản bệnh lý: nghe đc ở rìa sau của phổi
+ âm phế quản vùng rộng: viêm phổi thùy; phó thương hàn bê nghé
+ âm phế quản vùng hẹp: lao phổi, tỵ thư
- âm ran:
+khô: nghe như tiếng rít do dịch thẩm xuất đọng lại trong lòng phế quản đã khô; phế
quản bị chèn ép, hẹp lại
+ ướt: nghe khò khè_do kk ra vào làm chuyển dịch các dịch thể lẫn bọt khí trong
đường hh. Gặp trong bệnh suy tim, phổi ứ máu, viêm phổi
- tiếng vò tóc: viêm phổi, thủy thủng phổi, xung huyết phổi nhưng thường là lúc dịch
thẩm xuất còn ít. Khi dịch thẩm xuất nhiều  tiếng ran
- tiếng thổi vò: nghe như gió thổi qua miệng
- tiếng cọ màng phổi: như ta dùng tay chà sát nhẹ lên quả bóng bay đã bơm căng. Khi
dịch thẩm xuất quá nhiều  tiếng cọ sẽ mất
- tiếng vỗ nước: nghe óc ách như khi khua tay vào chậu nước( do dịch thẩm xuất, thẩm
lậu tích lại quá nhiều trong xoang ngực)

Câu 8: Khám chung là gì-ý nghĩa. Phương pháp kiểm tra thể trạng con vật?
- Khám chung: là khám những yếu tố bên ngoài cơ thể con vật mà ta có thể sử dụng các pp
nghe, nhìn, sờ, nắn để kiểm tra, phát hiện ra các triệu chứng bất thường của vật nuôi . Gồm khám
thể cốt ;trạng thái dinh dưỡng ;tập tính của con vật; niêm mạc ; hạch lâm ba, lông, da, thân
nhiệt…
- Ý nghĩa:
 Chẩn đoán đc bệnh dựa vào sự biến đổi bệnh lý của các bộ phận trên cơ thể
 Thông qua khám chung có thể đề ra một số biện pháp để nâng cao sức đề kháng của con vật
phòng bệnh
- Phương pháp khám thể trạng con vật bao gồm: khám thể cốt, trạng thái dinh dưỡng, thể tạng.
+ Thể cốt: áp dụng phương pháp quan sát, lúc cần thiết dùng thước để đo
 Thể cốt tốt: thân hình cứng rắn, cân đối, 4 chân to đều, các khớp chắc tròn, bắp thịt đầy;
xương sườn to và cong đều, khe sườn hẹp, lồng ngực rộng, dung tích bụng lớn.
 Thể cốt kém: cơ nhão và mỏng, lồng ngực lép, thân dài và nhỏ, 4 chân mảnh khảnh, hay bị
bệnh, long da xù xì, khó điều trị và thường tiên lượng xấu.
+ Dinh dưỡng: Phản ánh quá trình trao đổi chất của cơ thể
 Dinh dưỡng tốt: thân tròn, da bóng, lông đều và mượt, cơ tròn và lẳn.
 Dinh dưỡng trung bình: con vật khỏe nhưng cơ thể k to, chắc. Ít ốm đau, phát triển bth nhưng
khả năng sx hạn chế.
 Dinh dưỡng kém: da khô lông xù, xương khô, ngực lép. (do rối loại tiêu hóa, bệnh mãn tính,
kst,..)
+ Thể tạng: những đặc tính chung của cơ thể về mặt hình thái bên ngoài và tổ chức các khí quan
bên trong cơ thể. (thường do di truyền, cũng có thể do đk ngoại cảnh thay đổi)(nhân tố chủ yếu
tạo nên thể tạng là THẦN KINH)
- Phân loại thể trạng
+ Loại hình thon nhẹ: xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn, mịn, TĐC mạnh, nhanh nhẹn,
nhạy bén.
+ Loại hình thô: xương to, da khô, lông xù ,cứng ,đầu to, hiệu suất làm việc kém.
+ Loại hình chắc nịch: cơ thể rắn chắc, da bóng và mềm, năng suất làm việc cao
+ Loại hình thô nhão: thịt nhiều, mỡ dày, chân to, ngắn, đầu to, đi lại chậm chạp, đề kháng kém,
năng suất làm việc giảm
Con vật có thể trạng khác nhau sẽ có sức đề kháng với bệnh tật khác nhau (vì vậy, chẩn đoán
nên chú ý thể trạng để đánh giá triệu chứng, kn diễn biến bệnh, tiên lượng bệnh)
Câu 9: Các lỗi thường xảy ra khi thực hiện chẩn đoán bệnh? nguồn gốc của những lỗi lầm
này và cách khắc phục?
- Trong qt ktra cơ thể và ghi chép dữ liệu, luôn có khả năng dẫn đến sai lầm
- các lỗi có thể đc xếp loại như sau:
+ Bỏ sót: - xảy ra khi người khám quên kiểm tra 1 phần hoặc 1 hệ thống
- Cách giải quyết: sử dụng biểu mẫu, phiếu khám bệnh có thể giảm thiểu đc lỗi này
+ Lỗi kỹ thuật: - xảy ra do sai dụng cụ; dùng đúng dụng cụ nhưng sai thao tác
- Thiếu kinh nghiệm và thiếu sự hợp tác của bệnh súc
- Không định hình đc trình tự khám, sd dụng cụ không đúng, thao tác vụng về
làm bệnh súc sợ hãi, chống đối
- Dụng cụ bị thiếu hoặc thiếu độ chính xác
+ Lỗi phát hiện: - không nhận thấy 1 bất thường hiện có
- Nói có 1 bất thường nhưng thực chất không xuất hiện
- Diễn dịch 1 phát hiện cấu trúc giải phẫu bình thường hoặc trạng thái sinh lý
thường bình  bất thường
+ Lỗi hiểu sai: Không thể hiểu được tầm quan trọng của một dấu hiệu bất thường nào đó và
thiếu kiến thức liên quan đến giá trị của một phát hiện bất thường trong lến trình chẩn đoán được
coi là lỗi hiểu
+ Lỗi ghi chép: -Ghi sai những thông tin mà khách hàng cung cấp
-Chữ viết tay khó đọc
-Quên không ghi các phát hiện bất thường
-Ghi chép các phát hiện không hề tồn tại
-Viết tắt 1 cách mơ hồ, sai về mặt thuật ngữ
-Ghi không đầy đủ
 Tập trung chú ý và ghi chép cẩn thận để giảm thiểu đc những kiểu sai lầm này

Câu 10: Phương pháp khám hạch lâm ba loài nhai lại?

*Phương pháp khám hạch lâm ba: Nhìn, sờ nắn, chọc hút/sinh khiết nếu cần.

-Trong cơ thể thường có rất nhiều hạch lâm ba nhưng nhỏ và thường nằm sâu trong các tổ chức
hay bị che lấp dưới những lớp cơ nên không thể sờ nắn được.
-Một số hạch nằm dưới da có thể sờ thấy được, và khi có bệnh thì nổi rõ hơn.

-Trâu, bò: hạch dưới tai, hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú (chỉ có ở
con cái), hạch mông nông. Khi bị lao, hạch cổ, hạch bên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ, có thể sờ được.

-Ngựa: có hạch dưới hàm, hạch trước đùi, hạch dưới tai, hạch mông nông, hạch trước vai. Khi có
bệnh hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ.

-Lợn: hạch bẹn trong, các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy (vì lớp mỡ dày)

- chó, mèo: hạch dưới hàm, hạch háng (tương ứng hạch mông nông ở trâu bò)

* Hạch lâm ba mắc bệnh có xu hướng:

- Mềm, sưng to và nóng:

+ Trung tâm hạch có thể bị hoại tử gây tích dịch và vỡ trong tổ chức. Nó trở thành một áp xe
(abscess) và sờ có cảm giác gần như ấn vào quả bóng bay bơm căng hay quả nho chín mọng.

+ Biết được hạch nào chi phối vùng cụ thể sẽ giúp bạn chẩn đoán một cách hiệu quả.

- Sau khi viêm nhiễm, hạch lâm ba đôi khi to lên vĩnh viễn mặc dù hiện tại cơ thể đã hết bệnh.

- Khối u ác tính (Malignancies) (u xơ) cũng có thể liên quan đến các hạch lâm ba, hoặc là u cục
bộ (lymphoma) hoặc là u di căn (metastasis). (khi bị ung thư thường xuất hiện ở các hạch sau đó
di căn -> phổi -> gan -> lách …) Trong cả hai trường hợp, các hạch thường:

+ Cứng, không mềm, dính vào nhau (matted), không di động do dính chặt vào tổ chức bên dưới
(fixed)

+ Tăng lên về kích thước theo thời gian.

- Nếu u hạch thì điều trị thông thường không có kết quả

- Hạch bị sưng do quá trình viêm thông thường thì có thể kích thước nhỏ lại sau khi cơ thể được
điều trị

- Hạch lâm ba toàn thân sưng trong bệnh bạch cầu (Leucosis).

* Chẩn đoán cận lâm sàng- Phương pháp sinh thiết bằng kim

- Mục đích

+ Để thu được tế bào mẫu từ khối u phục vụ cho công tác xét nghiệm tế bào học
+ Để phân biệt giữa các loại viêm, khối u, viêm tăng sinh (hyperplasia) của tổ chức như hạch
lâm ba, tuyến vú

+ Để phân biệt giữa các loại viêm, khối u, viêm tăng sinh (hyperplasia) của tổ chức như da, dưới
da, hoặc các khối u bề mặt khác.

- Biến chứng

+ Chảy máu

+ Viêm nhiễm

- Dụng cụ cần thiết

+ Kim cỡ 22, chiều dài phụ thuộc vào độ sâu của khối u cần lấy mẫu

+ Xilanh 6ml

+ Phiến kính (glass slide)

+ Bông cồn hoặc vải gạc thấm cồn để vệ sinh da

- Tiến hành

+ Chuẩn bị

+ Nhờ cố định con vật để cho phép khối u hoặc hạch lâm ba cần sinh thiết lộ ra

+ Như thường lệ, vệ sinh da bằng cách cọ và lau sạch bằng cồn. Nếu sinh thiết một nội quan sâu
bên trong cơ thể (sinh thiết lách), cần cắt lông và chuẩn bị vô trùng như đối với phẫu thuật

- Sinh thiết hút (aspiraDon biopsy)

+ Lắp kim chắc chắn vào xilanh

+ Nắm lấy khối u/hạch vào ngón cái và ngón trỏ

+ Đâm kim qua da rồi vào khối u/hạch

- Rút pít tông đến vạch 3-5 ml, khi kim vẫn còn ở trong khối u

- Thả pittong

+ Ngừng hút và nhanh chóng rút kim ra khỏi khối u

+ Tháo rời kim khỏi xilanh


+ Rút pít tông đến vạch 3-5 ml, sau đó lắp kim lại

+ Nhanh chóng đẩy phần mẫu lấy được ở trong nòng kim lên trên phiến kính sạch.

- Nếu mẫu lấy được là chất lỏng, ta làm `êu bản dạng đẩy (push smear)

- Nếu mẫu dạng sền sệt (viscous), nên làm Gêu bản dạng kéo (pull smear)
*Khi khám hạch lâm ba cần chú ý:
Độ lớn – độ cứng – hình dạng – bề mặt – nhiệt độ - tính mẫn cảm – tính di chuyển – tính chất
vùng da, vùng lân cận.
- khám hạch dưới hàm: hình tròn dẹt, to = quả táo, nằm ở phía trong, phần sau xương hàm dưới
+ đứng bên trái hay phải con vật tùy theo muốn khám bên nào
+ 1 tay cầm dây, tay còn lại sờ hạch
+ sờ hạch: ngón cái để ngoài xương hàm, 4 ngón còn lại đưa vào cạnh trong và sờ, chú ý bề mặt
và kết cấu của hạch
- khám hạch trước vai (trên khớp bã vai 1 chút)
Dùng cả 4 ngón ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bã vai sẽ thấy hạch
- khám hạch trước đùi: to = hạt mít, nằm phía trước cơ căng mạc nùi , khoảng giữa đường nối
khớp đầu gối tới gờ xương mỏm hông
+1 tay để lên sống lưng làm điểm tựa
+ tay còn lại ấn mạnh vào vị trí hạch mới mô tả, đưa qua đưa lại sẽ thấy hạch
- khám hạch trên vú (con cái)
+ nằm dưới chân buồng vú, về phía sau
+ lúc khám phải cố định tốt con vật
+ 2 tay lần theo bẹn đến chân buồng vú, ấn mấy ngón tay sẽ thấy hạch
- khi con vật bị lao có thể sờ thấy hạch cổ, hạch bên lỗ tai, hạch hầu

-Hệ thống lâm ba là hệ thống phòng ngự của cơ thể. Khi có một bệnh nguyên nào đó xâm nhập
vào cơ thể thì hạch lâm ba có phản ứng trước tiên để bảo vệ cơ thể >> Có ý nghĩa lớn trong phát
hiện bệnh truyền nhiễm.

Câu 11: Những yêu cầu sinh viên cần phải rèn luyện để trở thành bác sỹ lâm sàng tốt trong
tương lai?
- yêu nghề, có kiến thức TY đầy đủ và toàn diện
- siêng năng, chăm chỉ học tập kết hợp với TH
- trau dồi pp suy luận KH và biện chứng
- tinh thần yêu thương, coi bệnh súc như con vật của mình
- thái độ:
+ thân mật, niềm nở, đỉnh đạt
+ ham học hỏi, trau dồi kiến thức, đam mê với ngành học, trách nhiệm cao
+ lưu ý cách ăn nói
+ dùng từ ngữ dễ hiểu, tránh sd các danh từ y học mà người thường khó biết, cần nhẫn nại
+ khi nhận định các triệu chứng cần phải khách quan và thận trọng
+ không bỏ qua bất kì chi tiết nào dù là rất nhỏ
+ không khoe khoang hay nói quá về khả năng của mình
+ tác phong nhẹ nhàng, tỉ mỉ, tránh thô bạo khi khám bệnh, thận trọng khi nói với gia chủ về tình
hình gia súc

Câu 12: Biểu hiện của trâu, bò khỏe mạnh? Các dấu hiệu sống cần quan tâm trước tiên khi
khám bệnh súc?
* Biểu hiện:
- Lông: mượt và bóng
- Mũi: gương mũi bóng, ẩm ướt, trong lỗ mũi có nhiều dịch trong
- Miệng: ẩm ướt
- Răng: không có răng sâu, răng bị hư hại ktra răng để biết tuổi gia súc
- Mắt: ẩm ướt, trong, không có nước mắt, ghèn, ít ánh quang
- Da: phẳng, không có bứu u, lóc vẩy, bong tróng, mảnh vụng da; ktra độ đàn hồi của da bằng
cách kéo da lên thì da trở lại bth
- Dáng đi: không khập khiểng, loạng choạng; nhịp nhàng vững chải, đứng thoải mái trên 4 chân
- Hành vi: thường nhai lại or liếm lông, 4 chân chụm lại dưới bụng, đuôi ve vẩy đuổi ruồi
- Phân: lỏng, màu đen
- Thân nhiệt: ktra thông qua hậu môn: trâu 37-38; bò 37,5 -39,5
- Khám tim: + trâu bò từ xương sườn 26 , sờ vùng tim bên trái khoảng sườn 3 4 5 , nghe tim ở
nách trái chân trước
Kiểm tra: nhịp đập, tần số, tiếng tim, lực đập của tim
* Các dấu hiệu: nhiệt độ, tần số hô hấp, mạch đập, huyết áp. Vì
- Giúp xđ sự tồn tại của 1 bệnh cấp tính.
- Là phương tiện giúp nhanh chóng định đc mức độ ốm yếu và liệu cơ thể có thể đối phó đc với
những thay đổi đó, các dấu hiệu trên thay đổi càng nhiều  bệnh càng nặng
- Là điểm đánh dấu các bệnh mãn tính.
Câu 13: Biểu hiện của chó, lợn khỏe mạnh? Các dấu hiệu sinh tồn cần quan tâm trước tiên
khi khám bệnh súc?
* đv chó: mũi không khô, không có nước mũi đặc dính khóe mũi, không sổ mũi, không ho,
không hắc hơi, gương mũi hơi ẩm ướt, không bị sừng hóa
- mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, không có ghèn quanh mắt, không đỏ mắt, không bị
rụng lông xq mắt. đôi khi bị đau mắt do lông mi đâm vào mắt
- Niêm mạc hồng hào, không lở loét, không bị đau răng, không chảy nước dãi, hơi thở k hôi
- lông bóng mượt, không khô cứng, không xù, không bị rụng lông từng vùng quanh cơ thể
- đùa dỡn, hiếu động, ăn uống bth, không bỏ bữa
- phân bth, không táo bón, không tiêu chảy, không có máu trong phân, nước tiểu có màu vàng
nhạt, không tiểu gắt
- ktra thân nhiệt qua trực tràng: 37,5-39
* đv lợn:
- động tác nhanh nhẹn, khi đứng lúc nào cũng có vẻ tìm tòi gì đó trên mặt đất
- chân cứng cáp, cơ bắp khỏe mạng, đi lại vững chắc, tai vểnh, đuôi ve vẩy, lưng thẳng
- heo khỏe ăn ngon miệng có khi tỏ ra tham ăn, đến giờ mà chưa đc ăn thì kêu la, phá chuồng
- lông mịn và mềm bóng.
- mũi màu hồng tươi, ướt và mát
- phân mềm, không dính mủ, máu; nước tiểu nhiều, trog
- kiểm tra thân nhiệt qua trực tràng: 38-40

* Các dấu hiệu: nhiệt độ, tần số hô hấp, mạch đập, huyết áp. Vì
- Giúp xđ sự tồn tại của 1 bệnh cấp tính.
- Là phương tiện giúp nhanh chóng định đc mức độ ốm yếu và liệu cơ thể có thể đối phó đc với
những thay đổi đó, các dấu hiệu trên thay đổi càng nhiều  bệnh càng nặng
- Là điểm đánh dấu các bệnh mãn tính.

Câu 14: Khám dạ cỏ loài nhai lại?


Vị trí: dạ cỏ nằm hoàn toàn phía bên trái thành bụng.
* Nhìn: nhìn vào hõm hông trái nếu căng to hơn bình thường >> bội thực dạ cỏ hay chướng hơi
dạ cỏ. Trường hợp chướng hơi cấp tính thể tích dạ cỏ phình to vượt quá cột sống, con vật thở
khó, nếu không can thiệp kịp thời con vật chết nhanh ở trạng thái ngạt thở.
Thể tích dạ cỏ bé hơn bình thường >> gia súc bị đói ăn lâu ngày, ỉa chảy mãn tính.

* Sờ nắn dạ cỏ: Biết được tính chất, nhu động và số lượng thức ăn trong dạ cỏ

-Dùng nắm tay ấn vào hõm hông phía bên trái, nếu dạ cỏ đầy hơi thì hõm hông căng cứng, ấn tay
không để lại vết lõm, nếu vừa ăn xong hoặc bội thực dạ cỏ thì ấn tay để lại vết lõm.

* Gõ dạ cỏ: vào hõm hông trái bình thường gõ có âm bùng hơi ở phía trên, âm đục tương đối ở
giữa, âm đục tuyệt đối ở dưới.

-Khi bị bội thực dạ cỏ>>toàn bộ âm đục.

-Khi bị chướng hơi dạ cỏ >>gõ thấy âm bùng hơi.

*Nghe dạ cỏ: Dùng ống nghe đặt vào hõm hông phía bên trái của loài nhai lại, để nghe nhu động
của dạ cỏ. Ở trạng thái khỏe, nhu động dạ cỏ trong 2 phút: trâu bò 2 – 5 lần; dê 2 – 4 lần; cừu 3 –
6 lần. Nghe tiếng nhu động dạ cỏ như tiếng sấm từ xa vọng lại. (nghe 5 phút rồi lấy kết quả
trung bình)

- Nhu động dạ cỏ giảm: do liệt dạ cỏ, tích thức ăn dạ cỏ, các bệnh nặng, đầy hơi cấp tính,..

-Nghe mất hoàn toàn nhu động >> liệt dạ cỏ, chướng hơi cấp tính, bội thực dạ cỏ, nghẽn dạ lá
sách, viêm màng bụng và các bệnh nặng.

-Nhu động dạ cỏ tăng gặp ở giai đoạn đầu chướng hơi dạ cỏ, trúng độc thức ăn, bị tiêm thuốc
khích thích dạ cỏ, ăn phải các loại thức ăn lên men mạnh, mốc, thối, hàm lượng gluxit cao.
* Kiểm tra chất chứa trong dạ cỏ: lấy chất chưa trong dạ cỏ qua ống thông dạ dày lúc ăn sau
2-2,5h, nếu gia súc bỏ ăn thì không kiểm tra chất chưa dạ dày. Mỗi lần lấy khoảng 10ml chất
chứa
+ màu sắc chất chứa: màu cà phê, màu gạch  xuất huyết dạ cỏ. Nếu màu xanh thì do màu thức
ăn.
+ mùi chất chứa chua thối: do tă bị tích lâu ngày trong bệnh liệt dạ cỏ
+ độ axit: bth 6,8- 7,4, lúc có bệnh, độ axit nghiêng về toan.
Câu 15: Thân nhiệt là gì? Kiểm tra thân nhiệt cho gia súc, gia cầm?
* Thân nhiệt: là nhiệt độ của cơ thể, được tạo ra do các phản ứng oxy hóa trong cơ thể, các phản
ứng sinh hóa xảy ra đốt cháy nguyên liệu tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động và sản sinh
nhiệt lượng.
Mặc khác, thân nhiệt có đc do hấp thu nhiệt từ bên ngoài môi trường
* Kiểm tra thân nhiệt:
- dụng cụ đo: dùng nhiệt kế , gia súc dùng nhiệt kế có giới hạn đo 420C, gia cầm dùng nhiệt kế
1000C
Có hai loại nhiệt kế (nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử)
Trước khi đo bằng nhiệt kế thủy ngân phải rẩy xuống vạch cuối cùng để thêm chính xác hơn.
- vị trí đo:
+ gia súc: con đực: đo ở trực tràng, có thể đo ở miệng trong TH bị viêm trực tràng nhưng rất
nguy hiểm (do con vật có thể cắn nhiệt kế)
Con cái: đo ở trực tràng, âm đạo
+ gia cầm: đo ở nách, cánh
Thân nhiệt đo ở trực tràng thường thấp hơn nhiệt độ máu 0,5 – 1C, ở âm đạo thấp hơn ở trực
tràng 0,2 – 0,5C; nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,5C.
- pp đo:
+ Trước tiên phải cố định, kiểm soát con vật.
+ sát trùng nhiệt kế, làm trơn bằng vaselin (chống xây xát)
+ vảy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch cuối cùng
+ cắm nhiệt kế sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc với niêm mạc nơi đo (tránh dính vào phân làm kết
quả không chính xác)
Đối với : Con lớn: cắm gần ngập nhiệt kế
Con nhỏ: cắm sâu ½ - 1/3 nhiệt kế
+ 3-5p lấy ra đọc kq
Lưu ý: + không rửa nhiệt kế = nước sôi  gây nổ
+ không đuổi bắt con vật  làm nhiệt độ tăng cao
+ ngựa phải có định thật chắc  vì hay đá
Nhiệt cao nhất ở gan: trung tâm chuyển hóa các chất
***Thân nhiệt bình thường
-Chó: 37,5-39
-Trâu: 37 -38,5
-Bò: 37,5-39,5
-Lợn: 38-40
-Mèo: 38-39,5
-Gà: 40-42
-Vịt:41-43
-Thỏ: 38,5-39,5
-Ngựa: 37,5-38,5
Câu 16: Sốt là gì, nguyên nhân gây sốt, phân loại sốt?
-Sốt là kết quả phản ứng của toàn cơ thể nhằm tăng cường hoạt động các chức năng để chống lại
nguyên nhân gây bệnh.
-Sốt là khi thân nhiệt vượt khỏi phạm vi sinh lý (thân nhiệt tăng từ 0.5-10C là sốt có lợi)
* nguyên nhân gây sốt:
- do protein lạ các các sản phẩm phân giải của nó
- do độc tố vk, vr giải phóng
- các chất sản sinh trong quá trình dị ứng, viêm như histamine, serotonin; 1 số kích tố như
adrenalin, parathyrosine
- con vật bị tiêm nước muối or đường có nồng độ quá cao
 Tác động đến trung khu điều hòa thân nhiệt ở thùy sau võ não, làm cho quá trình điều hoà
thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt sinh ra nhiều mà không toả hết và gây sốt
* phân loại:
- Theo mức độ:
+ sốt cao: nhiệt độ tăng 2-30C
+ sốt vừa: tăng 1-20C
+ sốt nhẹ: tăng 1 0C
- Theo thời gian:
+ Sốt cấp tính: trong vòng 2 tuần đầu, có khi gần 1 tháng, thấy trong bệnh truyền nhiễm cấp
tính, nhiệt thán, viêm phổi, viêm phế quản truyền nhiễm
+ Sốt á cấp tính: kéo dài 1 tháng rưỡi, gặp trong bệnh tỵ thư ngựa, huyết ban, thiếu máu truyền
nhiễm ngựa, viêm phổi – phế quản
+ Sốt mãn tính (Febris chonica): sốt kéo dài hàng tháng đến hàng năm. Thường gặp trong bệnh
lao, tỵ thư, tiên mao trùng thể mãn tính.
+ Sốt đoản kì: vào h đến 2 ngày. Do tiêm huyết thanh, xét nghiệm lao, rl tiêu hóa
- Theo đường biểu diễn sốt:
+ Các loại sốt định hình:
● Sốt liên miên: sốt cao, nhiệt độ lên xuống trong ngày k quá 10C
● Sốt lên xuống: nhiệt độ lên xuống, trogn ngày k quá 1-20C
● Sốt cách nhật: trong kỳ sốt có thời gian không sốt. Kỳ không sốt có khi 1 ngày, 2 ngày, có
bệnh hàng tháng mới sốt lại
● Sốt hồi quy: sốt cao trong vài ngày, trong thgian này có thể sốt
+ Các loại sốt bất định hình: sốt k theo 1 đường biểu diễn nào. Gặp trong bệnh tỵ thư cấp tính,
viêm phổi- màng phổi truyền nhiễm, viêm họng
Câu 17: Mạch đập là gì? Ý nghĩa của bắt mạch trong chẩn đoán?
- Mạch đập: Tim co bóp đẩy một lượng máu vào mạch quản làm mạch quản mở rộng, thành
mạch căng cứng, sau đó nhờ tính đàn hồi của mình, mạch quản tự co lại cho đến kỳ tim co lần
tiếp theo. Để tay nhẹ lên mạch quản sẽ có cảm giác mạch nẩy lên -> “mạch đập”.
Qua tần số và tính chất của mạch có thể biết hoạt động của tim và trạng thái tuần hoàn của cơ
thể mà trong nhiều trường hợp chỉ kiểm tra hoạt động của tim không phát hiện được.
- ý nghĩa của bắt mạch:
+ Biết đc tình trạng hđ, làm việc của tim, tim cơ bơm đủ máu hay không>> chẩn đoán các bệnh
về tuần hoàn.
+ Giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng. vd: mạch đập nhanh, không đều  chóng mặt,
ngất xỉu, khó thở
***Thêm: mạch bình thường từ 60-80 lần/phút. Đập nhanh do sốt, đập nhẹ do suy tym
Vị trí
-Trâu, bò: động mạch đuôi, động mạch mặt
- Ngựa: động mạch hàm ngoài, động mạch mặt, động mạch đuôi
-La, lừa: động mạch đuôi
-Chó: động mạch đùi
Lưu ý: lợn và gia cầm không bắt được mạch do lợn có lớp mỡ và da dày làm mạch quản ẩn sâu
bên trong nên không cảm giác được mạch đập; gia cầm do mạch quá nhỏ, nằm sâu và mạch đập
rất nhanh nên cũng không bắt mạch được.
-Các yếu tố ảnh hưởng tới mạch đập: chế độ làm việc, khi trời nóng bức, ăn no, giống, tính
biệt...
-Mạch đập là do tim đập, nhưng tần số mạch đập có lúc không phải là tần số tim đập. Ví dụ
trong trường hợp tính chất tiếng tim thay đổi, có thể nghe được những lần đập phụ nhưng bắt
mạch sẽ không thấy vì những lần đập phụ đó rất nhẹ. Tần số tim đập thường lớn hơn tần số
mạch đập. Mạch đập liên quan chặt chẽ với hoạt động của phổi. ở con vật khoẻ, tần số mạch
đập và tần số hô hấp tỷ lệ với nhau.

Câu 18: Cấu tạo của hệ lâm ba? Các hạch lâm ba nào ở gia súc có giá trị trong chẩn đoán
lâm sàng? Những thay đổi của hạch lâm ba? 27
*Cấu tạo của hệ lâm ba: Hệ lâm ba gồm có: hạch lâm ba và hệ thống ống dẫn

-Hạch lâm ba thuộc hệ thống mạch bạch huyết, thường có hình thái hạt đỗ, thường có màu trắng
ngà, bề mặt nhẵn.
- Khi bị bệnh, hạch có thể sưng to or teo đi và chuyển sang màu tím đỏ
- Rất có ý nghĩa trong chẩn đoán, nhất là bệnh lao hạch, tỵ thư, bệnh lê dạng trùng  hạch lâm
ba thay đổi hết sức đặc trưng

*Những hạch lâm ba có giá trị trong chẩn đoán:


- Hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi
- Khi bị lao: hạch cổ, hạch bên tai, hạch hầu
- Bò trâu: còn có hạch vú
- Lợn: hạch trong bẹn
*Những thay đổi bệnh lí:
- Hạch lâm ba sưng cấp tính: sưng, nóng, đỏ, đau thùy hạch nổi rõ
+ Do bị viêm: mầm bệnh or độc tố của chúng tđ trực tiếp vào hạch
+ Gặp trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh nhiễm trùng
- Hạch lâm ba hóa mủ:
+ Sau khi bị viêm cấp tính 1 thgian, hlb dần hóa mủ bên trong
+ Phần giữa hạch mềm ra, có thể bị vỡ ở giữa và có mủ chảy ra
- Hạch lâm ba tăng sinh: viêm lâu ngày  hạch lâm ba tăng sinh dần
+ Tổ chức xung quanh và dưới da cũng tăng sinh  hạch liên kết với tổ chức tạo thành 1 khối.
khi sờ thấy hạch sưng to và không di động, con vật không còn cảm giác đau
+ Gặp trong bệnh xạ khuẩn ở bò. Nếu lợn bị lao thì hạch lâm ba cổ, hạch hầu sưng to, cứng,
không đau

Câu 19: Tiến hành khám lông, da của gia súc? 28


* khám lông: : Trạng thái lông phản ánh rõ tình trạng của cơ thể về bệnh tật, mức độ dinh
dưỡng.
- Lông thô, khô, dài ngắn không đều thường do dd kém, chuồng kém vệ sinh, con vật mắc bệnh
mãn tính, kst
- Thay lông chậm: do mắc bệnh mãn tính (lao, ký sinh trùng, do nấm, bệnh về đường tiêu hoá),
sau khi mắc bệnh nặng đã đc chữa khỏi
- Các loài vật đều có thgian thay lông nhất định trong năm:
+ trâu, bò, ngựa, cừu, chó thay lông 2 lần vào mùa xuân và thu
+gia cầm thường rụng lông từng đám, thay từng bộ phận
- Với gia súc thay lông từng đám có thể do bị ghẻ, nấm da, 1 số TH trúng độc mãn tính, rối loạn
thần kinh
*Khám da:
- Màu da:
+ Nhợt nhạt: thiếu máu, mất máu, suy dd hay mắc bệnh viêm nhiễm lâu ngày
+ Ửng đỏ: huyết quản dưới da bị xung huyết, nếu không khắc phục tụ huyết ửng đỏ 1 vùng
rộng hay hẹp, đôi khi toàn thân như sốt cao, tụ huyết trùng lợn. Ửng dỏ kèm theo chấm xuất
huyết trong dịch tả lợn.
+ Tím bầm: do rối loạn tuần hoàn gây nên
+ Da vàng: tính chất dưới da tích nhiều bilirubin  da vàng kèm theo vàng niêm mạc
- Nhiệt độ da : do mạch quản dưới da phân bố không đều  nhiệt độ các vùng da khác nhau
+ trâu bò dê cừu sờ ở mũi, gốc sừng, mé ngực và 4 chân
+ ngựa sờ ở tai, cuối sống mũi, mé cổ, mé bụng và 4 chân
+ lợn sờ vào mũi, tai, 4 chân
+ gia cầm sờ ở mào, cẳng
Nhiệt độ da cao hơn bth : mao mạch dưới da bị giãn, xung huyết, làm cho da nóng
Nhiệt độ da thấp hơn bth: tuàn hoàn dưới da bị trở ngại, máu đến mạch quản dưới da ít or mất
Da chỗ nóng chỗ lạnh: vùng da nóng_lạnh thường đan xen nhau
- Độ ẩm của da:
+ mồ hôi ra nhiều: vã mồ hôi toàn thân khi con vật khó thở nghiêm trọng như viêm phổi, phổi
khí thũng, các bệnh rl tuần hoàn nặng, bệnh gây đau đớn kịch liệt, gây co giật liên tục…
+ mồ hôi ra nhiều ở từng bộ phận: do tổn thương đầu mút tk, tủy sống bị tổn thương, pư từng
vùng
+ mồ hôi lẫn máu: xuất huyết, máu chay ra cùng mồ hôi (bệnh nhiệt thán, dịch tả lợn)
+ mồ hôi ít hơn bth: cơ thể mất nước, con vật già yếu, suy nhược da thường khô
+ mồ hôi lạnh và nhầy: con vật sắp chết, trùng độc, vỡ dạ dày
- đàn tính da:
+ con vật non, khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt  đàn tính da tốt
+ con vật già yếu, suy dinh dưỡng, mất nước, mất máu, da khô đàn tính da kém
+ con vật bị viêm da, thiếu chất làm tc dưới da tăng sinh, cứng lại và mất đàn tính
- da sưng dày: có thể do thủy thũng, khí thũng, huyết thũng, lâm ba ngoại thấm
- da nỗi mẫn đỏ: những đóm màu đỏ nổi trên da và có các hình thái:
+ nốt sần: dịch tả trâu bò, cúm ngựa, viêm đường hh trên truyền nhiễm
+ da nỗi mề đay: dị ứng, trúng độc tă
+ da có mụn nước: bệnh đậu cừu, lở mép của dê
+ da có mụn mủ: bệnh đậu, bệnh care ở chó, dịch tả lợn
+ da có nốt loét: bệnh tỵ thư, bệnh lao, vết thương ngoài da bị nhiễm trùng, gđ sau của da nứt nẻ
do thiếu Zn, bị nhiễm trùng kế phát
Câu 20: Khám dạ tổ ong loài nhai lại?94
*Vị trí dạ tổ ong: Nằm trên xương mỏm kiếm, khoảng xương sườn 6 - 8, hơi nghiêng về trái.
Khám dạ tổ ong: nhằm mục đích phát hiện phản ứng đau của trâu, bò khi bị viêm dạ tổ ong do
ngoại vật.

-Ngoại vật có khi đâm qua thành dạ tổ ong, thủng cơ hoành gây tổn thương cho gan, tim, lách
tạo thành những ổ viêm.

Bệnh chủ yếu ở dạ tổ ong là đầy hơi do kế phát từ chướng hơi dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại
vật.

*Cách khám dạ tổ ong:

+Sờ nắn: đứng bên trái, khuỷu tay chống vào đầu gối, nắm tay đặt vào dạ tổ ong, ép mạnh nếu
có ngoại vật  con vật đau, khó chịu và né tránh
+ dùng đòn tre, 2 người đứng 2 bên khiêng gia súc lên, vị trí đặt đòn khiêng là vị trí dạ tổ ong.
Nếu bị viêm  pư đau
+Gõ: gõ theo chân cơ hoành để chẩn đoán, dùng búa gõ 250g, gõ theo cạnh sau vùng gõ phổi,
nếu mới bị viêm thì con vât có pư đau đớn rõ.
+ Dắt con vật đi xuống dốc, các khí quan trong xoang bụng dồn về phía trước; nếu có ngoại vật,
thì nó đâm sâu hơn vào tim làm cho con vật đau đớn và có phản xạ chống cự

+ dùng thuốc làm tăng co bóp dạ tổ ong như tiêm pilocarpin, arecolin. Nếu có viêm, con vật sẽ
đau đớn sau khi tiêm 1 thgian
+ Đo huyết áp tĩnh mạch cổ: nếu viêm bao tim do ngoại vật  HA tăng 220-500mmHg. Tĩnh
mạch ứ máu, nổi rõ
+ Ktra máu: viêm dạ tổ ong do ngoại vật
 Gđ đầu, tổng số BC tăng đến 10.130 – 20.000 và có thể cao hơn
 Bc trung tính tăng rõ, bc đơn nhân giảm, huyết sắc tố, hc tăng
 Gđ sau: bc, huyết sắc tố, hc đều giảm

Câu 21: Thế nào là tim đập động, phương pháp khám chức năng tim? 40
- Tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực ở vùng tim, do thành ngực thay đổi lúc tim
co bóp.
Ở động vật lớn như trâu, bò, ngựa, lạc đà, tim đập động là thân tim đập vào lồng ngực.
Ở động vật nhỏ là do đỉnh tim đập vào.
(( tim đập động có thể thấy rõ ở gia súc gầy, khó thấy ở gia súc béo))
* PP khám chức năng tim:
1. Nhìn vùng tim: để chú ý hiện tượng tim đập động
2. Sờ vùng tim: biết đc vị trí, cường độ, thgian tim đập và tính mẫn cảm của tim
- đại gia súc: nằm kẹp trong khoảng sườn 3-5 bên trái
- tiểu gs: nằm ở trong khoảng sườn 3-4 bên trái
((Vùng đập: bò 5-7cm2; thỏ 2-4cm2; ngựa 4-5 cm2; lợn, chó, mèo 3-4 cm2))
*sờ vùng tim cần chú ý:
- Lực đập:
+ tim đập động mạnh:
Sinh lý: do gsúc mới vận động nhiều, thời tiết nắng nóng
Bệnh lý: sốt cao, viêm cơ tim, bao tim, viêm phổi tùy, trúng độc atropine.
+ tim đập động yếu:
Sinh lý: do gs quá béo, thành ngực dày
Bệnh lý: thành ngực bị thủy thũng, xoanh bao tim, xoang ngực tích nước, suy tim.
+ Vị trí vùng tim đập động cũng bị thay đổi:
Vùng tim đập động chuyển về phía trước: dãn dạ dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột
Vùng tim đập động chuyển về bên phải: do tích nước, tích khi xoang ngực trái
Vùng tim đau: khi sờ nắn thì gia súc tránh né, rên, đau, tỏ ra khó chịu >>gặp trong viêm bao tim
do ngoại thương, viêm màng phổi
- Tim đập động âm tính: tim đập + chấn động : thành ngực lõm vào bên trong  do bao tim,
thành ngực và các tổ chức xung quanh dính lại với nhau.
- Tim rung: hiện tượng chấn động nhẹ thành ngực vùng tim ( van tim, viêm bao tim, lỗ ĐM chủ
và lỗ nhỉ thất trái hẹp)
 ý nghĩa: ktra tim đập động, tần số tim, tính mẫn cảm vùng tim
3. Gõ vùng tim: xđ vị trí, hình thái, cảm giác của tim
- Áp dụng với ngựa và chó. Đối với loài gs nhai lại do thành ngực dày, xương sườn to
>> gõ vùng tim không có gtri chẩn đoán
(( PP gõ: gs lớn: cố định đứng
Gs nhỏ : cố định nằm))
- PP xác định vùng âm đục của tim:
+ Âm đục tuyệt đối: tim và thành ngực tiếp giáp với nhau
+ Âm đục tương đối: vùng giữa tim và thành ngực còn có 1 lớp phổi chèn
- Gõ : theo gian sườn 3, gõ từ trên xuống, đanh dấu các điểm có âm gõ thay đổi
+ Vị trí:
 Bò:
 Vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 - 4
 Vùng âm đục tuyệt đối xuất hiện chỉ lúc quả tim to hoặc lúc bao tim vị viêm
 Ngựa:
 Vùng âm đục tuyệt đối là 1 hình tam giác có đỉnh ở gian sườn 3, đường dưới
ngang kẻ từ khớp vai 2-3cm, canh trước lấy cơ khuỷu tay làm gh. Cạnh sau là 1
đường cong đều, kéo từ đỉnh đến mút sườn 6
 Vùng âm đục tương đối: bao ở ngoài vùng âm đục tuyệt đối
 Dê, cừu có vùng âm đục tương đối giống bò
 Lợn có vùng âm đục tuyệt đối giữa gian sườn 4-5, lợn béo ko xác định đc

- Những thay đổi bệnh lý:


+ Vùng âm đục mở rộng về phía trên và sau 1 hay 2 xương sườn : tim nở dày, viêm bao tim, phổi
bị gan hóa (đặc lại)
+ Vùng âm đục thu hẹp or mất: phần phổi dưới tim khi thí thủng đẩy tim ra xa thành ngực
+ Âm bùng hơi ở vùng tim: viêm bao tim do ngoại vật ở bò
+ Gõ vùng tim thấy con vật đau: viêm màng phổi, vêm bao tim
1. Nghe tim: quan trọng nhất: biết đc tình trạng hđ của tim, sự hđ của các khí quan khác và
tình hình chung của cơ thể.
((có hai cách nghe trực tiếp và gián tiếp))
Tim bình thường phát ra 2 tiếng: “pùm- pụp”
+ tiếng thứ nhất phát ra khi tim bóp _ tiếng tâm thu
+ tiếng thứ hai phát ra khi tim giãn _ tiếng tâm trương
* tạp âm: phát ra khi tổ chức xung quanh tim, cơ tim or bên trong quả tim có tổn thương, khi
viêm dính bao tim – màng phổi
+ tạp âm trong tim: do các tổ chức bên trong tim hđ không bth gây ra
+ tạp âm ngoài tim: thường do tổn thương ở bao tim, màng phổi

Câu 22: Nhai lại là gì và chẩn đoán bệnh liên quan đến nhai lại?
Nhai lại là 1 đặc điểm sinh lý bình thường của loài nhai lại, quá trình tiêu hóa của chúng chia
làm 2 gđ:
+ gđ 1: chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày
+ gđ 2: chúng ợ thức ăn chưa phân hủy 1 phần trong dạ dày để trở lại nhai lại
Đv nhai lại có dạ dày bốn ngăn: dạ cỏ; tổ ong; lá sách; múi khế. 2 ngăn đầu tiên, thức ăn được
trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn, lỏng
+ Thức ăn rắn kết lại thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại
+ Thức ăn nhai lại đc ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này để triệt để
hơn với nước bọt để phân hủy sâu hơn nữa với các sợi thức ăn.
Do đó Xenllulose bị thủy phân thành glucoze trong các ngăn này bởi các vk cộng sinh và các đv
nguyên sinh
+Các sợi tă bị thủy phân , sẽ trở thành phân lỏng của khối tă sau đó chuyển tới dạ lá sách , tại
đây nước bọt bị loại bỏ
+ Sau quá trình này, thức ăn tiêu hóa đc đưa tới dạ múi khế ở đây thức ăb đc tiêu hóa như trong
dạ dày đơn. Cuối cùng tă cũng tới ruột non  tại đây, chất dinh dưỡng đc hấp thu
- bò khỏe: sau khi ăn 30-90p bắt đầu nhai lại, mỗi lần 50-60p
Dê cừu nhai lại nhanh hơn trâu bò
* Khám bệnh lq đến nhai lại: nhai lại thay đổi là dấu hiệu bệnh lý ở dạ dày trước, các bệnh gây
sốt cao và nhiều bệnh khác.
- Nhai chậm, thỉnh thoảng ngừng nhau: sốt cao, bệnh dạ dày
- Nhai nhẹ, nhai đau: bệnh ổ răng, viêm lợi
- Hàm răng khép chặt: viêm não tủy truyền nhiễm
- Nhai lại đau lúc đẩy tă lên: viêm dạ tổ ong do ngoại vật
- Mất phản xạ nhai lại: bội thực, đầy hơi, liệt dạ cỏ, ngẽn dạ lá sách, viêm dạ múi khế, liệt sau đẻ,
ceton huyết, trúng độc.
(( dùng phương pháp gõ:
+ âm đục: bội thực dạ cỏ
+ âm bùng hơi: chướng hơi dạ cỏ))
Bội thực dạ cỏ là gì: do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn làm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp
bội, vách dạ dày căng
Câu 23: Các phương pháp cố định bò, chó để khám?

-Đvs bò: Cố định mũi và sừng

Cố định đầu vào gốc cây

Phương pháp kẹp cổ


Phương pháp cho vào gióng
*Đv bò:
- Cố định 1 chân trước: 1 vòng dây đc buộc vào cổ chân, đầu còn lại lòng qua vai, đưa ra phía
trước và đc giữ chặc, nó sẽ đc bỏ ra khi bò bắt đầu ngã
-Cố định 1 chân sau: khó khăn hơn cố định chân trước, do bò rất khỏe, muốn thực hiện phải dùng
dây thừng buộc vào đốt ngón chân của chúng rồi kéo lên, đầu dây thừng tự do vắt qua người con
vật
- PP kẹp cổ: chọn 2 đầu cây chắc chắn, chôn xuống đất chéo nhau, phía trên buộc lại tạo 1 khe
cho vừa dủ bò chui qua. Khi cố định, thít chặc dây ở phía trên và phía dưới đầu con bò, có 1
người giữ thừng mũi
- PP cố định và buộc thừng số 8:
+ chọn 1 gốc cây tự nhiên or chôn 1 cọc gỗ chắc chắn
+ ghì trán con vật vào sát cột và buộc sừng vào cột theo hình số 8, thịt chặt sừng vào cột
- cố định trong giá đứng:
+ giá cố định đc làm với 4 cọc trụ chôn chặt xuống đất or có bộ giá = sắt hay xi măng cốt thép.
Kết nối giữa 4 trụ là các going dọc, ngang trải đều 2 tầng trên và dưới
+ có các dây thừng để buộc giữ, ghim đầu, đỡ bụng, chằng ngang lưng, khóa 2 chân sau or cả 4
chân
+ cố định bò đứng trong 4 trụ  thực hiện các ca phảu thuật phức tạp có thgian kéo dài
- vật gia súc:
+ chuẩn bị buộc: lấy 1 dây thừng thật chắc dài 5-6cm. 1 đầu buộc cố định vào 2 sừng, phần còn
lại cuốn lần lượt dưới bụng theo 2 vòng (1 vòng sau nách, 1 vòng trước đùi), đoạn còn lại kéo
thẳng dọc theo thân gs
+ 1 người khỏe mạnh giữ 2 sừng để bẻ đầu ngược thoe chiều định cho con bò ngã
+ 2 3 người còn lại kéo đoạn dây thừng còn lại theo chiều dọc thân gs
+ khi con vật nằm xuống, đè chặt đầu, ghìm sừng xuống sát đất, buộc 2 chân sau và trước
* Đv chó:
- phải có rọ mõm và dây hay xích buộc cổ, không có rọ mõm thì phải dùng sợi dây mồm buộc lại
- khám: sau khi đã cố định mõm, chỉ cần giữ ngắn dây xích cổ là đc
- sd cuỗi = thép, đưa vật nuôi vào cũi, dùng dụng cụ ép con vật về 1 phía  tiện lợi và an toàn

Câu 24: Khám tim cho chó mèo?


1. Nhìn vùng tim: tim đập động.
2. Sờ vùng tim: biết đc vị trí, cường độ, thgian tim đập và tính mẫn cảm của tim
- tiểu gs: nằm ở trong khoảng sườn 3-4 bên trái
*sờ vùng tim cần chú ý:
- Lực đập:
+ tim đập động mạnh:
Sinh lý: do gsúc mới vận động nhiều, thời tiết nắng nóng
Bệnh lý: sốt cao, viêm cơ tim, bao tim, viêm phổi tùy, trúng độc atropine.
+ tim đập động yếu:
Sinh lý: do gs quá béo, thành ngực dày
Bệnh lý: thành ngực bị thủy thũng, xoanh bao tim, xoang ngực tích nước, suy tim.
+ Vị trí vùng tim đập động cũng bị thay đổi:
Vùng tim đập động chuyển về phía trước: dãn dạ dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột
Vùng tim đập động chuyển về bên phải: do tích nước, tích khi xoang ngực trái
Vùng tim đau: khi sờ nắn thì gia súc tránh né, rên, đau, tỏ ra khó chịu >>gặp trong viêm bao tim
do ngoại thương, viêm màng phổi
- Tim đập động âm tính: tim đập + chấn động : thành ngực lõm vào bên trong  do bao tim,
thành ngực và các tổ chức xung quanh dính lại với nhau.
- Tim rung: hiện tượng chấn động nhẹ thành ngực vùng tim ( van tim, viêm bao tim, lỗ ĐM chủ
và lỗ nhỉ thất trái hẹp)
 ý nghĩa: ktra tim đập động, tần số tim, tính mẫn cảm vùng tim
3. Gõ vùng tim: xđ vị trí, hình thái, cảm giác của tim
- Áp dụng với ngựa và chó. Đối với loài gs nhai lại do thành ngực dày, xương sườn to
>> gõ vùng tim không có gtri chẩn đoán
- PP gõ: cố định nằm
- PP xác định vùng âm đục của tim:
+ Âm đục tuyệt đối: tim và thành ngực tiếp giáp với nhau
+ Âm đục tương đối: tim và thành ngực còn có 1 lớp phổi chèn
- Gõ : theo gian sườn 3, gõ từ trên xuống, đanh dấu các điểm có âm gõ thay đổi
- Những thay đổi bệnh lý:
+ Vùng âm đục mở rộng về phái trên và sau 1 hay 2 xương sườn : tim nở dày, viêm bao tim, phổi
bị gan hóa (đặc lại)
+ Vùng âm đục thu hẹp or mất: phần phổi dưới tim khi thí thủng đẩy tim ra xa thành ngực
+ Âm bùng hơi ở vùng tim: viêm bao tim do ngoại vật ở bò
+ Gõ vùng tim thấy con vật đau: viêm màng phổi, vêm bao tim
4.Nghe tim: quan trọng nhất: biết đc tình trạng hđ của tim, sự hđ của các khí quan khác và tình
hình chung của cơ thể.
Tim bình thường phát ra 2 tiếng: “pùm- pụp”
+ tiếng thứ nhất phát ra khi tim bóp _ tiếng tâm thu
+ tiếng thứ hai phát ra khi tim giãn _ tiếng tâm trương
* tạp âm: phát ra khi tổ chức xung quanh tim, cơ tim or bên trong quả tim có tổn thương, khi
viêm dính bao tim – màng phổi
+ tạp âm trong tim: do các tổ chức bên trong tim hđ không bth gây ra
+ tạp âm ngoài tim: thường do tổn thương ở bao tim, màng phổi
Câu 25: Những chú ý khi khám vùng đầu, cổ ?
Não trong xương sọ, tủy sống trong cột xương sống, không khám trực tiếp được mà phải khám
qua đầu và cột sống.
Sự tổn thương ở sọ và cột xương sống, khối u ở não, còi xương, mềm xương,...có thể làm hình
dáng xương sọ, cột sống thay đổi. Do vậy, khi khám đầu và cột sống cần chú ý hình dáng, độ
cứng của xương sọ và cột sống.
- Nhiệt độ vùng ñầu tăng cao: thường gặp trong các trường hợp: viêm màng não, viêm não tủy
truyền nhiễm, cảm nắng cảm nóng.
- Phần mềm bao quanh xương sống sưng to, đau: thường gặp khi gãy cột sống
- Xương sống văn vẹo: thường gặp trong trường hợp còi xương, mềm xương, người khám sờ
nắm rất dễ phát hiện.
- Gõ hộp sọ có âm đục: khi não có khối u, ấu sán
- Khám vùng trán bằng phương pháp gõ.
Câu 26: Phương pháp lấy máu để xét nghiệm? Phương pháp thu huyết thanh, huyết
tương?
- Thường kiểm tra về số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, hemoglobin và phân loại bạch
cầu. Tùy theo bệnh mà xét nghiệm cao hơn về mặt nào đó.
- Tùy theo mục đích xét nghiệm mà có những pp lấy máu khác nhau:
+ Máu cần ít thì lấy ở tĩnh mạch rìa tai
+ Nếu xét nghiệm thành phần sinh hóa máu thì lấy tĩnh mạch cổ
+ Ngựa, trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai lấy máu ở tĩnh mạch cổ
+ Lợn, chó, mèo, chồn, cáo, hổ, báo, sư tử thì lấy máu ở tm khoeo chân
+ Gia cầm lấy máu ở tĩnh mạch cánh
- Phương pháp thu huyết thanh:
+ Đều máu đông tự nhiên trong khoảng thời gian 30p-1h
+ Ly tâm ở 3000 vòng/phút trong 10p
+ Phần dịch nổi lên trên: thu đc huyết thanh
- Phương pháp thu huyết tương:
+ Sử dụng các chất chống đông máu để loại bỏ ion Ca khỏi máu như: Natri citrat (Na3C6H5O7):
0,002g/ml máu.
Câu 27: Chẩn đoán lâm sàng thú y là gì? Tiến trình thực hiện nó?
- Chẩn đoán lâm sàng: chẩn đoán căn cứ vào quá trình khám trên cơ thể con vật (là hoạt động
thăm khám bệnh súc bằng các kĩ năng như nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe, ngữi, khai thác lịch sử bệnh)
- Tiến trình thực hiện:

Gồm: hỏi bệnh, khám chung, khám các khí quan trong cơ thể: hệ thống tuần hoàn, hệ thống hô
hấp, hệ tiêu hoá, hệ thống tiết niệu, hệ thống thần kinh, máu và các khí quan tạo máu.

Tuy nhiên, không nhất thiết bệnh súc nào cũng khám theo nội dung trên, mà tuỳ theo ca bệnh cụ
thể để quyết định khám sâu và tỉ mỉ khí quan bộ phận nào của bệnh súc.

Lúc cần, hoàn toàn có thể thay đổi trình tự khám, phương pháp tuỳ theo yêu cầu chẩn đoán cụ
thể.

Chú ý: khi đã biết bệnh ở một khí quan, tổ chức nào đó trong cơ thể, không được bỏ qua hay
khám qua loa ở những bộ phận khác. Trong những lần khám lại, tuỳ yêu cầu cụ thể để chọn
phương pháp khám thích hợp nhằm khám lâu hơn và chủ yếu là khám các khí quan nghi bệnh.

Các phương pháp khám đặc biệt chỉ được sử dụng lúc cần thiết: X- quang, nội soi, siêu âm, chọc
dò xoang, các xét nghiệm chức năng, xét nghiệm máu, phân, xét nghiệm nước tiểu... cần phải
nắm chắc yêu cầu chẩn đoán của từng ca bệnh cụ thể để chọn nội dung và phương pháp khám
thích hợp.

Câu 28: Bệnh án là gì? Yêu cầu của bệnh án?


* Bệnh án là văn bản do thầy thuốc làm ngay khi bệnh súc vào bệnh viện
+ Ghi chép lại tên, tuổi, địa chỉ, mục đích sử dụng.
+ Tình trạng phát sinh, tiến triển.
+ Các biểu hiện bình thường và không bình thường.
+ Ghi chép lại các diễn biến của bệnh súc.
+ Kết quả các thí nghiệm và các phương pháp điều trị.
* Yêu cầu của bệnh án:
- Làm kịp thời: bệnh án phải được làm ngay ngay sau khi khám bệnh súc.
- Chính xác và trung thực
- Đầy đủ và chi tiết:
+ Ghi chép được những nhận xét thu được
+ Các xét nghiệm lặp lại
- Được lưu trữ lại
Nội dung của bệnh án:
- Hỏi bệnh
- Khám bệnh
- Chẩn đoán
- Đánh giá tương lai của bệnh
- Ghi chép mệnh lệnh điều trị
+ Rõ ràng và chính xác
. Không được viết tắt hoặc viết kí hiệu riêng
. Trọng lượng của đơn vị và số đơn vị.
. Đường dùng thuốc: uống, tiêm bắp, dưới da hay tĩnh mạch
. Cách dùng
+ Ghi hằng ngày
. Theo dõi diễn biến của bệnh trong quá trình điều trị.
. Theo dõi các xét nghiệm cận lâm sàng.
. Diễn biến các triệu chứng cũ.
. Các triệu chứng mới xuất hiện thêm.
- Kết quả các thủ thuật thăm dò đã làm.
Câu 29: Chuẩn bị cho công tác khám bệnh và chẩn đoán?
- Nơi khám bệnh: cần sạch sẽ, thoáng; ấm áp nhất là mùa rét; có đủ ánh sáng; kín đáo tránh ồn
ào.
-Dụng cụ: Ngoài bàn ghế cần thiết, giá cố định bệnh súc cùng bàn tay và giác quan. Còn có thêm
dụng cụ: Ống nghe, Nhiệt kế, nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp, búa gõ và bản gõ, kim, găng tay
(khám trực tràng), máy ảnh để ghi hình các dấu hiệu, triệu chứng, đèn pin, chất bôi trơn,…
- Thầy thuốc ( bác sỹ thú y)
+ Cần lưu ý đến cách ăn mặc.
+ Thái độ cần phải thân mật.
+ Tránh dùng những danh từ y học mà người thường khó biết.
+ Khi khám bệnh cần phải có tác phong nhẹ nhàng, tỉ mỉ, tránh thô bạo.
+ Khi nhận định các triệu chứng cần khách quan và thận trọng.
+ Phải thận trọng khi nói với gia chủ về tình trạng của bệnh súc.
+ Phải giải thích để nâng đỡ tinh thần, ổn định tư tưởng cho họ yên tâm.
+ Thầy thuốc cũng không nên khoe khoang, nói quá khả năng của mình.

Câu 30: So sánh chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phòng thí nghiệm?
Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán phòng thí nghiệm
- Là hoạt động thăm khám bệnh súc bằng các - Là hđ khám bệnh có sự can thiệp của các kỹ
kĩ năng như nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe, ngữi, thuật như chụp X-quang, siêu âm, nội soi, xét
khai thác lịch sử bệnh nghiệm…
Ưu điểm:
- Đơn giản, không cần đến máy móc hiện đại, - Giúp chẩn đoán thật chính xác, đầy đủ hơn
hóa chất đắt tiền  áp dụng mọi lúc mọi nơi
- Cho kq tương đối chính xác, có thể kết luận
ngay đc bệnh
- Định hướng quan trọng cho chẩn đoán phi
lâm sàng (chẩn đoán PTN)
- Thực hiện nhanh chóng, ngay tức thời
- Dụng cụ đơn giản
Nhược điểm:
- Phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, - Sự đúng sai phụ thuộc vào máy móc, cách
kinh nghiệm thực tế của người bác sĩ cũng làm và bả đảm bệnh phẩm, tinh thần, trách
như diễn biến của qt bệnh lý, nhiều TH diễn nhiệm và khả năng của người làm xét nghiệm
biến phức tạp  khó có thể kết luận do ngx
gì, cần hỗ trợ chẩn đoán phi lâm sàng
Câu 31: Thế nào là tác dụng hành chính và pháp lý của bệnh án?
- Tác dụng hành chính: giúp theo dõi tình hình khỏi bệnh, không khỏi hoặc chết nhiều hay ít để
đặt dự trù về thuốc men
- Tác dụng pháp lý: cần thiết cho việc mổ khám, xác minh (nhất là khi có vấn đề khúc mắc trong
cái chết của bệnh súc.)
*Bệnh án là văn bản do thầy thuốc làm ngay khi bệnh súc vào bệnh viện, ghi chép lại tất cả các
vấn đề có liên quan đến bệnh súc từ tên, tuổi, địa chỉ, mục đích sử dụng, đến tình trạng phát
sinh, tiến triển cũng như hoàn cảnh sinh sống vật chất của bệnh súc. Và cũng trong bệnh án này
của người thầy thuốc sẽ ghi lại các biểu hiện bình thường và không bình thường mà thầy thuốc
đã phát hiện thấy trong khi khám lần đầu tiên cho bệnh súc.
*Bệnh lịch là văn bản kế tiếp bệnh án trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, ghi chép lại các
diễn biến của bệnh súc kết quả các xét nghiệm và các phương pháp điều trị đã được áp dụng.
Câu 32: Thế nào là mệnh lệnh điều trị?
- Mệnh lệnh điều trị: là lời truyền từ cấp trên đưa xuống, bao hàm các điều trị bắt buộc phải thi
hành, do bsty ra lệnh (tiêm, uống thuốc, thay băng …)
- Mệnh lệnh điều trị là 1 phần trong nội dung bệnh lịch: bao gồm các mặt về thuốc men, hộ lý, ăn
uống >> được ghi chép rõ ràng, chính xác và được ghi hàng ngày ( nếu không đổi thì ghi như
trên)
Câu 33: Tiên lượng là gì và phân loại tiên lượng? Khi đánh giá tiên lượng cần căn cứ vào
điều gì? 15
-Tiên lượng: là sự phán đoán về hậu quả có thể xảy ra của bệnh căn cứ vào tình trạng bệnh súc
và tính chất bệnh. (bệnh còn kéo dài bao lâu, những bệnh nào có thể kế phát, con vật có thể sống
hay chết, có khỏi hoàn toàn không, khả năng khai thác, sản xuất của con vật sau khi khỏi như thế
nào (giá trị kinh tế))
+Phân loại:
-Tiên lượng tốt: là con vật khỏi bệnh, có khả năng phục hồi hoàn toàn về chức năng, vẫn có giá
trị kinh tế.
-Tiên lượng không tốt: con vật có thể chết hoặc không thể lành hoàn toàn, mất giá trị kinh tế;
chữa chạy rất tốn, không kinh tế.
-Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh diễn biến phức tạp, triệu chứng rất mập mờ không thể
chẩn đoán chắc chắn được bệnh
* Khi đánh giá tiên lượng cần căn cứ vào: Tiên lượng chính xác đòi hỏi phải suy xét nhiều mặt.
Tiên lượng một bệnh súc không chỉ phán đoán bệnh súc chết hay sống, mà phải dự kiến điều trị
tốn kém bao nhiêu, có kinh tế hay không... Chẩn đoán là kết luận hiện tại, còn tiên lượng là kết
luận cho tương lai bệnh súc. Tiên lượng là công việc phức tạp. Người cán bộ thú y muốn có khả
năng tiên lượng tốt, có tri thức chưa đủ, còn cần có kinh nghiệm công tác, biết đầy đủ giá trị kinh
tế của từng loại gia súc cũng như những đặc điểm cá biệt.
Câu 34: Khi cố định mèo để khám chữa bệnh cần lưu ý điều gì? Mức cố định chó phụ
thuộc vào các yếu tố nào?
*Cố định mèo cần lưu ý:
Vì mèo có tính tình dữ, vừa cào, vừa cắn và ra đòn rất nhanh. Nên khi cố định mèo cần chú ý
hơn, có các pp như sau:
-Cố định mèo tạm thời: : Lấy 1 đoạn dây mềm làm thành chiếc thòng lọng sống, luồn thòng lọng
qua đầu, cổ và hai chân trước của con vật, cột cố định đầu dây vào 1 vị trí cố định. Sau đó, 1
người cầm 2 chân sau của mèo kéo hẳn về phía sau; khi đó, đầu và 2 chân trước của mèo ko đưa
đc về phía sau, 2 chân sau bị cố định hoàn toàn. Sau khi hoàn tất công việc, tháo đầu dây cố định
ra, mèo đc trở về trạng thái tự do.
-Cố định bằng giá chuyên dụng: (có thể dùng dây buộc mõm kết hợp với dùng vải mềm bó chặt
tứ chi hay dùng giá cố định chuyên dụng.) Giá này gồm 2 tấm gỗ, mỗi bên cắt 1 lỗ thủng là 1 nửa
vòng tròn, khi ghép lại được 1 lỗ thủng hình tròn 2 tấm đó được chạy trên 1 thanh trượt. Đưa
mèo vào giá, ép 2 tấm gỗ sát nhau ở ngang nách con vật; đầu và hai chân con vật nằm ởphía
trước tấm gỗ, 1 người cầm 2 chân sau kéo lại.
- Một số phòng khám chó, mèo và thú cảnh ở các thành phố lớn thiết kế cũi bằng thép không gỉ.
Sau khi đưa vật nuôi vào cũi, có dụng cụ ép con vật vào một phía, làm như thế rất tiện lợi và an
toàn.
*Yếu tố quyết định mức độ cố định chó là: tình trạng sức khoẻ, tập tính, mục đích khám >> việc
đầu tiên là rọ mõm
Câu 35: Nêu cách buộc dây để vật ngã trâu bò phục vụ cho khám, chữa bệnh?
+ chuẩn bị buộc: lấy 1 dây thừng thật chắc dài 5-6m. 1 đầu buộc cố định vào 2 sừng, phần còn lại
cuốn lần lượt dưới bụng theo 2 vòng (1 vòng sau nách, 1 vòng trước đùi), đoạn còn lại kéo thẳng
dọc theo thân gs
+ 1 người khỏe mạnh giữ 2 sừng để bẻ đầu ngược thoe chiều định cho con bò ngã
+ 2 3 người còn lại kéo đoạn dây thừng còn lại theo chiều dọc thân gs
+ khi con vật nằm xuống, đè chặt đầu, ghìm sừng xuống sát đất, buộc 2 chân sau và trước

Câu 36: Cách cố định heo nái và đực giống để khám và điều trị bệnh?
-Cách cố định gần như nhau khi khám bệnh chung. Trường hợp heo đực giống để lấy tinh # heo
cái khi phối.
- cố định lợn để cho lợn uống thuốc: nắm 2 chân trước của lợn và để ở tư thế tựa mông trên mặt
đất. dùng 2 đầy gối kẹp vào 2 bên vai để ghìm giữ lợn
- cố định lợn ở tư thế nằm ngữa: dùng 1 máng ăn, bên dưới đc lót = bạc bố, đặt lợn ở tư thế nằm
ngữa, dùng dây để buộc 2 chân trước và sau vào máng ăn
- Cố định lợn để thiến, tiêm thuốc:
+ Với lợn nhỏ cố định = cách xách ngược 2 chân sau lên, bụng quay ra ngoài, dùng 2 đầu gối kẹp
phần dưới của lợn lại  tiêm cho lợn
+ Thiến: phần lưng của lợn quay ra ngoài, phần đầu nằm giữ 2 chân của người cố định
- vật heo:
+ bằng tay: luồng tay qua bụng heo, nắm chân trước và chân sau cùng phía rồi kéo mạnh
+ bằng dây: dùng 1 sợi dâu buột mõm, phần cuốn dây đưa ra phía sau rồi làm 1 vòng ở phía trên
khớp nhượng của chân sau bên trái. Nằm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau  con vật
ngã, dùng 1 sợi dây buộc vào mõm để tạm cố định
Câu 37: Thế nào là khám bệnh lâm sàng từ xa? Các bất thường có thể phát hiện được khi
khám từ xa?
- Khám từ xa (nghe-nhìn-ngửi): quan sát, nghe các bất thường có thể nghe, nhìn, ngửi được từ
một khoảng cách
khi nào thì ta khám từ xa?
Khám từ xa: quan sát trước khi cầm giữ, cố định con vật: rất quan trọng; có thể thực
hiện khi trong khi hỏi bệnh hoặc quan sát môi trường
Hỏi bệnh?--> là bước đầu tiên trong việc lập hồ sơ bệnh án và là bước quan
trọng không thể thiếu trong tiến trình chẩn đoán

- Thực hiện kĩ năng: chăm chú theo dõi con vật ở 1 khoảng cách thích hợp, phát hiện các hành
vi âm thanh (thở, có bắp hoạt động), dáng điệu, sự cân đối, cách ăn uống, đi tiểu, sinh sản
- Các bất thường:
+ trạng thái con vật ủ rủ hơn so với những con khác
+ hay tách đàn và nằm 1 góc
+ hô hấp khó khăn hơn những con khác
+ Con vật đi khập khiễng, đi lại ko bth
+ Có sự mất cân bằng hình thái: Bụng to nhỏ khác thường, …
+ Ăn ít, tiêu chảy, …
+ Hay kêu la, rên rỉ, nhìn màu da xem có nổi mụn hay xuất huyết, ….
Câu 38: Mô tả phương pháp khám vùng bụng và những dấu hiệu bất thường có thể phát
hiện?
Khám vùng bụng ta dùng: phương pháp nhìn, sờ nắn, gõ và nghe để khám từ bên ngoài tới các
khí quan bên trong xoang bụng để chẩn đoán bệnh
Quan sát vùng bụng:
Chú ý thể tích, hình thái, độ đầy của hõm hông và những chỗ lồi lõm khác trên mặt bụng. Trạng
thái vùng bụng khác nhau ở các loài gia súc và còn phụ thuộc vào thức ăn, độ béo, gầy của từng
cá thể. ( gia súc ăn thức ăn thô thì bụng to, gia súc ăn thức ăn tinh nghiền nát thì bụng sẽ nhỏ
hơn)
Thể tích vùng bụng to:
+ Do tích thức ăn đầy dạ dày, ruột. Ở trâu, bò thường bị bội thực dạ cỏ; ngựa tích thức ăn ở manh
tràng (gõ có âm đục)
+ Do tích khí trong dạ dày, ruột ( do thức ăn lên men tích lại trong dạ dày, bụng phình to ra,
thành bụng cang gõ có âm trống, bò tích hơi chủ yếu ở dạ cỏm ngựa ở ruột)
+ Do tích nước: vì một nguyên nhân nào đó mà nước hay dịch rỉ viêm tích lai nhiều trong xoang
bụng gây bụng to; cũng có khi do ký sinh trùng, báng nước.
-Có thể do gia súc cái mang thai nhất là thời kỳ cuối ( trâu bò to nhiều ở bên phải)
-Ngoài ra gan sưng to, lách sưng to hay bàng quang to ( tắc bàng quang) đều có thể làm bụng to
hơn
Bụng phình to còn gặp khi con vật có chữa, tắc bàng quang.
- Vùng bụng bé lại:
+ Do bị ỉa chảy lâu ngày, con vật bị bỏ đói.
+ Do mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính.
1. Sờ nắn vùng bụng:

- Trâu, bò: sờ nắn để khám dạ cỏ ( dạ cỏ nằm phía bên trái); sờ nắn bên ngoài hoặc
qua trực tràng

- Ngựa: sờ nắn qua trực tràng.

- Tiều gia súc: thành bụng nhỏ nên sờ bên ngoài dễ hơn

Câu 39: Gương mũi của trâu bò là gì, vị trí và ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng?
- Gương mũi là vị trí nằm phía đầu mũi gia súc, có màu đen, đây là nơi cơ thể thoát hơi nước và
trao đổi cân bằng nhiệt độ cơ thể.
- Gương mũi của loài nhai lại, chó, lợn thường bóng và có mồ hôi lấm tấm như hạt sương, khi
lau khô thì xuất hiện lại rất nhanh.
Vị trí :Gương mũi nằm phía trên,đầu mũi, gia súc, có màu đen
Ý nghĩa: phản ánh tình trạng sức khỏe của con vật
- Nếu gương mũi ẩm ướt thì bình thường
- Nếu gương mũi khô có vấn đề (sốt, mất nước, tiêu chảy )

Câu 40: Tiến hành kiểm tra nước tiểu gia súc, những dấu hiệu bệnh lý thường gặp?
cách lấy mẫu nước tiểu
- Hứng trực tiếp

- Đặt ống thông niệu đạo, bàng quang

- Chọc dò bàng quang: Trong chọc dò bàng quang, một cây kim nhỏ + ống tiêm  đưa
vào bàng quang qua ổ bụng. Nước tiểu được rút vào ống tiêm và kim được rút ra ( áp
dụng cho đv lưng nằm nghiêng, đứng, hoặc cho nằm ngửa lại phía bụng lên trên giống
con người ( ví dụ chó ))

*Kiểm tra nước tiểu: 3 cách


- kiểm tra cảm quan ( màu sắc): nếu nước tiểu có máu có thể là màu đỏ hoặc nâu sẫm  dấu hiệu
của bệnh thận, nước tiểu đục có thể bị nhiễm trùng
- kiểm tra vi mô: bao gồm như là hồng cầu, tế bào bạch cầu, vi khuẩn, tinh thể (khối khoáng chất,
một dấu hiệu có thể của sỏi thận
- phân tích nước nước tiểu bằng cách xét nghiệm dipstick: phương pháp sử dụng bằng que nhúng
là một dải được xử lý hóa học dược nhúng vào mẫu nước tiểu kết hợp với kiểm tra bằng kính
hiển vi dải này thay đổi màu sắc khi có sự bất thường như lượng protein, máu, mủ, vi khuẩn,
đường dư thừa…. Chẳng hạn:
+ độ Axit, Ph: nếu axit bất thường  sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…
+ protein: cho thấy thận hoạt động không đúng vì thận lọc các chất thải ra khỏi máu
+ glucose: hàm lượng đường cao  bị tiểu đường
+ bilirubin: thường được gan loại bỏ nếu xuất hiện trong nước tiểu có thể gan hoạt động
không bình thường
+ máu trong nước tiểu, các tế bào bạch cầu: có bị nhiễm trùng, viêm…

*Dâu hiệu bệnh lí:


-Màu sắc nước tiểu:

+ Đi đái ít, nước tiểu ít thì tỷ trọng cao, màu sẫm

+ Nước tiểu thẫm gần như đỏ: trong các bệnh sốt cao, viêm thận cấp tính, viêm gan, các bệnh
truyền nhiễm, huyết bào tử trùng.

+ Nước tiểu loãng, nhạt – chứng đa niệu.

+ Nước tiểu đỏ: vì có hồng cầu, huyết sắc tố. ( nhiễm trùng)

+ Nước tiểu màu vàng: chứng bilirubinuria và urobilinuria.

+ Nước tiểu có màu trắng: trong nước tiểu có nhiều hạt mỡ hoặc trụ mỡ.

+ Nước tiểu đen: bệnh xoắn ruột, lồng ruột (có nhiều indican)

-Độ trong: Quan sát nước tiểu trong bình thủy tinh.

+Nước tiểu của ngựa, la, lừa đục vì có nhiều caxi carbonat và canxi photphat không tan, để
lâu sẽ lắng cặn. Nếu nước tiểu các gia súc trên trong là triệu chứng bệnh.

+Nước tiểu các gia súc khỏe trong, không lắng cặn. Nếu đục ( nhiễm trùng), lắng nhiều cặn
là triệu chứng bệnh. Vì trong nước tiểu có nhiều niêm dịch, các tế bào hồng cầu, các tế bào
thượng bì, các mảnh tổ chức – cặn bệnh lý làm nước tiểu đục.

-Độ nhớt:

+Nước tiểu khai do lên men ure thành amoniac: do nước tiểu tắc ở bàng quang – liệt bàng
quang, tắc niệu đạo.

+Nước tiểu thối: viêm bàng quang hoại thư.


Câu 41: Khám dạ lá sách trâu bò? 95
-Vị trí: dạ lá sách ở phía bên phải gia súc, khoảng gian sườn 7-10, trên đường ngang kẻ từ khớp
vai
- Phương pháp khám: sờ nắn, gõ, nghe
- Sờ nắn: dùng tay ấn mạnh vào khoảng gian sườn 789 bên phải cơ thể con vật. Nếu dạ lá sách bị
tắt, nm bị viêm, bị hoại tử  con vật đau đớn, khó chịu
- Gõ: dùng búa gõ vào vùng dạ lá sách.
+ Con vật khỏe: âm đục or âm đục lẫn âm bùng hơi, con vật không đau
+ Nếu có viêm dạ lá sách or múi khế con vật đau
- Nghe: nghe ngay sau khi con vật mới ăn xong (vì khi ăn, thức ăn chứa đầy nước nên nhu động
dạ lá sách khó phân biệt với nhu động ruột) (có kết quả hơn gõ)
+ Ở con vât khỏe nhu động dạ lá sách liền với liền với nhu động của dạ cỏ, tiếng nhỏ và rất giống
tiếng nhu động dạ cỏ
+ nghẽn dạ lá sách: khi nghe thấy mất nhu động của dạ lá sách >>Gặp trong bệnh sốt cao, con
vật ăn tă quá khô, ít uống đc nước, uống nước có lẫn bùn đất
((Dùng kim chọc vùng dạ lá sách: đánh giá độ cứng, khô của chất chứa và nhu động của dạ lá
sách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chức năng co bóp dạ lá sách bị rối loạn. Nếu bị lâu, tă
dồn lại  cứng  gây nghẽn dạ lá sách  làm gs chết))
Câu 42: Kiểm tra động tác đi tiểu và những dấu hiệu rối loạn đi tiểu là gì?

*Khám động tác đi tiểu: Nước tiểu từ các thận tiểu cầu, chảy về bể thận, rồi theo bể thận theo
ống dẫn liện tục xuống bàng quang. Trong bàng quang nước tiểu tích tụ đầy đến mức độ nào đó,
làm căng bàng quang sẽ gây kích thích đi tiểu, tống nước tiểu ra ngoài.

Đi tiểu là 1 phản xạ. Nc tiểu từ những tiểu cầu tập trung về bể thận, rồi từ bể thận theo ống dẫn
xuống bàng quang. Khi nc tiểu trong bàng quang căng đến 1 mức nào đó sec gây kích thích đi
tiểu, tống nc tiểu ra ngoài.

Khám động tác đi tiểu: tư thế đi tiểu, lượng nước tiểu và các biểu hiện khác thường.

1. Tư thế đi tiểu

Gia súc khỏe đi tiểu đều có chuẩn bị, như đang nằm thì đứng dậy, ngừng làm việc, ngừng ăn..

-Bò cái khi đi tiểu, hai chân sau dạng ra, đuôi cong, bụng thóp lại; trâu bò đực lại vừa đi vừa ăn
vừa đi tiểu, nước tiểu chảy ròng ròng.

-Ngựa lúc đi tiểu, hai chân sau dạng ra, hơi lùi về phía sau và phần thân sau thấp xuống.

-Lợn cái đi tiểu giống trâu, bò cái. Lợn đực đi tiểu từng giọt liên tục.

Nếu đường dẫn nước tiểu có bệnh, tư thế gia súc đi tiểu thay đổi. ví dụ: khi viêm niệu đạo, gia
súc đi tiểu đau, rên rỉ, đầu quay nhìn bụng, hai chân sau chụm lại.

2. Số lần đi tiểu

Trong một ngày đêm, trâu, bò đi tiểu 5 - 10 lần; ngựa 5 - 8 lần; dê, cừu 1 - 3 lần; chó, lợn: 2 - 3
lần. Chó đực khi ngửi thấy mùi nước tiểu là đi tiểu.

Chú ý các triệu chứng sau:

-Đi tiểu ít: số lần đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít. ((Nước tiểu màu sẫm, tỷ trọng cao)) >>Do viêm
thận cấp tính, các bệnh làm cho cơ thể mất nước nhiều – ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi, sốt cao,
thẩm xuất, nôn mửa.
-Không đi tiểu: không đi tiểu do thận, như lúc viêm thận cấp tính nặng, thì bàng quang trống. Có
thể chẩn đoán qua trực tràng. Gia súc không đi tiểu được do bàng quang, nếu bị vỡ bàng quang
thì gia súc đau đớn, nước tiểu tích lại trong xoang bụng, chẩn đoán qua trực tràng và chọc dò
xoang bụng.

-Nếu do co thắt cơ vùng bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo thì nước tiểu căng đầy bàng
quang, chẩn đoán phân biệt qua trực tràng.

-Đi đái dắt (đa niệu): Sỏi, viêm niệu đạo.

-Đa niệu là triệu chứng viêm thận mạn tính. Uống nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu cũng gây đa
niệu.((Gia súc đa niệu nước tiểu màu nhạt, tỷ trọng thấp, trong suốt.))

-Đi đái không cầm được: đi đái không có động tác chuẩn bị, nước tiểu chảy rỉ liên tục.((Do
không điều tiết được động tác đi tiểu: liệt cơ vòng co thắt bàng quang, cột sống lưng bị tổn
thương; hoặc gia súc hôn mê, nằm lâu ngày.))

-Đi đái đau: gia súc đi đái rên, đầu quay nhìn bụng, đuôi cong chân cào đất... ((bệnh: viêm bàng
quang, viêm niệu đạo, tắc niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.))

Câu 43: Thế nào là thiểu niệu, vô niệu, huyết niệu là gì?
1.Thiểu niệu: là tình trạng lượng nước tiểu tính trong 24 giờ giảm, chẩn đoán thiểu niệu dựa vào
việc đo nước tiểu 24 giờ. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu niệu có thể do sinh lý, cũng có thể
do bệnh lý nguy hiểm (mất máu, mất nước, sỏi niệu đạo…)
2. Vô niệu: xảy ra khi thận không sản xuất nước tiểu. Ban đầu, bạn có thể có nước tiểu ít và sau
đó là vô niệu. Là do thận giảm chức năng không sản xuất được nước tiểu do suy thận cấp và suy
thận mãn giai đoạn cuối
3. Huyết niệu: là đi tiểu có lẫn máu
-Huyết niệu xuất hiện khi ở thận hoặc bể thận, ống thận, bàng quang, niệu đạo tổn thương, xuất
huyết.

-Huyết niệu do thận: vỡ thận, viêm thận cấp tính. Nhiều bệnh truyền nhiễm gây xuất huyết: nhiệt
thán, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, phó thương hàn. Huyết niệu do thận nước tiểu sẫm, cặn có
nhiều cục máu, có tế bào thượng bì thận.

-Huyết niệu do bể thận: sỏi bể thận, giun thận, viêm bể thận xuất huyết.

-Huyết niệu do bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, loét niệu đạo, viêm niệu

đạo chảy máu...


Câu 44: Phương pháp khám bàng quan và cách xử lý khi bàng quan tích đầy nước
tiểu? ????
-Bàng quang nằm ở phần dưới xương chậu.(Ở trâu bò hình quả lê, ở ngựa hình tròn; lúc chứa đầy
nước tiểu to bằng cái bát.)

- Cho tay qua trực tràng hướng xuống xoang chậu có thể sờ được bàng quang lúc đầy nước tiểu.

-Ở gia súc khoẻ, bàng quang bình thường: ấn nhẹ tay vào bàng quang có nước tiểu sẽ gây bàng
quang co thắt đẩy nước tiểu ra cho đến lúc hết.

-Nếu bàng quang xẹp nhưng gia súc lại bí tiểu thì cần thiết chọc dò xoang bụng:

• Xoang bụng có nước tiểu: vỡ bàng quang.

• Xoang bụng trống: bí tiểu do thận (viêm thận cấp tính nặng).

-Bàng quang căng đầy nước tiểu nếu đè tay lên nước tiểu không chảy ra được thường do tắc niệu
đạo. Tắc niệu đạo có thể do sỏi, cục máu, hoặc do viêm niệu đạo làm niêm mạc sưng dầy gây tắc.

-Nếu bàng quang bị liệt, đè mạnh lên bàng quang nước tiểu chảy ra, bỏ tay ra thì nước tiểu
ngừng chảy.

Có khi bí tiểu do táo bón, khi móc phân ra thì nước tiểu sẽ được thải ra.

Gia súc bị đau khi sờ nắn bàng quang thì có thể do tắc niệu đạo, hoặc viêm bàng quang cấp tính.
Ở ngựa còn có thể do viêm màng bụng.
* Cách xử lý khi bàng quang tích đầy nc tiểu: Thông niệu đạo:
- Trong nhiều ca chẩn đoán cần thông niệu đạo. Thông niệu đạo còn để điều trị.
- Dụng cụ thông: Ống thông niệu đạo các loại, tuỳ gia súc to nhỏ.
- Chuẩn bị: Rửa thật sạch ống thông, nhất là trong lòng ống. Bôi vazơlin phần ống thông nằm
trong niệu đạo.
- Nếu thông niệu đạo con cái thì phải cắt nhẵn móng ngón tay trỏ để khi cố định cửa niệu đạo
không gây xây sát âm hộ.
- Thông niệu đạo trâu bò đực: vì có đoạn niệu đạo gấp khúc hình chữ S nên khó thông.
- Khi cần thiết: gây tê tại chỗ bằng 15 - 20 ml novocain 3% và dùng ống thông rất mềm.
Câu 45: Xét nghiệm lý tính nước tiểu và những dấu hiệu bất thường có thể phát hiện là gì?
* Xét nghiệm lý tính nước tiểu:
Nước tiểu xét nghiệm phải hứng lúc gia súc đi tiểu; khi cần thì thông bàng quang để lấy.
Nước tiểu lấy xong phải kiểm tra ngay. Nếu để qua đêm thì phải bảo quản tốt, tốt nhất là để trong
tủ lạnh, cứ 1 lít nước tiểu thì cho vào 5 ml chloroform hoặc một ít thymol hay benzen để phủ trên
một lớp mỏng chống thối.
Nước tiểu để xét nghiệm vi trùng thì lấy phải tuyệt đối vô trùng và không cho chất chống thối.
Trước khi xét nghiệm nước tiểu nên tinh khiết nước tiểu bằng cách lọc qua giấy lọc.
- Số lượng nước tiểu
+ Trâu, bò một ngày đêm tiểu từ 6 - 12 lít nước tiểu, nhiều nhất là 25 lít. Nước tiểu trâu, bò màu
vàng nhạt, mùi khai nhẹ, trong suốt, để lâu màu thẫm lại chuyển qua màu nâu
+ Lợn 1 ngày đêm đi tiểu khoảng 2 - 4 lít, nước tiểu màu vàng nhạt, trong suốt, mùi khai, để lâu
cũng lắng cặn.
+ Chó: lượng ước tiểu 1 ngày đêm: 0,5 - 2 lít, màu vàng nhạt, để lâu lắng ít cặn.
+ Lượng nước tiểu thay đổi rất nhiều theo chế độ ăn uống, khí hậu và chế độ làm việc.
+ Với cơ thể gia súc, lượng nước tiểu liên quan mật thiết với chức năng thận, tim, phổ
Gia súc đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít: các bệnh có sốt cao, viêm thận cấp tính, ra nhiều mồ hôi,
viêm màng phổi thẩm xuất, viêm màng bụng thẩm xuất, trong các ca nôn mửa tiêu chảy nặng,
mất nhiều máu.
Gia súc đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu tăng: viêm thẩm xuất hấp thu, kỳ tiêu tan trong viêm
phổi thuỳ, viêm thận mãn tính.
- Số lượng nước tiểu của gia súc (trong một ngày đêm):
Trâu, bò: 6 - 12 lít Chó: 0,25 - 1 lít
Ngựa: 3 - 6 lít Mèo: 0,1 - 0,2 lít
Dê, cừu: 0,5 - 1 lít Thỏ: 0,04 - 0,1 lí
Lợn: 2 - 4 lít
Biểu hiện bệnh lý:
- Màu sắc nước tiểu
Cho nước tiểu vào cốc thuỷ tinh, che đằng sau một tờ giấy trắng để quan sát. Nước tiểu trâu, bò
màu vàng nhạt, nước tiểu ngựa vàng thẫm, nước tiểu chó vàng tươi, nước tiểu lợn nhạt gần như
nước.
Đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít, tỷ trọng cao, màu sẫm.
Nước tiểu thẫm gần như đỏ: trong các bệnh có sốt cao, viêm thận cấp tính, viêm gan, các bệnh
truyền nhiễm, huyết bào tử trùng.
Nước tiểu loãng, nhạt: chứng đa niệu.
Nước tiểu đỏ: vì có hồng cầu, huyết sắc tố.
Nước tiểu màu vàng: chứng bilirubinuria và urobilinuria (có bilirubin hoặc urobilin trong nước
tiểu).
Nước tiểu có màu trắng: trong nước tiểu có nhiều hạt mỡ hoặc trụ mỡ gọi là chứng lipuria, hay
có ở chó.
Nước tiểu đen: vì có nhiều indican trong bệnh xoắn ruột, lồng ruột, táo bón.
Chú ý màu của thuốc: cho gia súc uống antipirin nước tiểu sẽ có màu đỏ, uống santonin thì nước
tiểu màu vàng đỏ, tiêm xanh metylen (methylen bleu) thì nước tiểu có màu xanh.
Xét nghiệm nước tiểu đục
Cho nước tiểu đục qua giấy lọc, nước tiểu trong suốt, chứng tỏ nước tiểu đục do cặn bệnh lý
không tan.
Cho ít axit axetic, nước tiểu nổi bọt và trở thành trong suốt - đục do muối cacbonat; nếu nước
tiểu không sinh bọt, nhưng cũng trong suốt - do các muối phosphat.
Đun sôi hoặc cho kiềm vào, nước tiểu trong suốt: do có nhiều muối urat; đun sôi vẫn đục, cho
thêm HCl loãng thì nước tiểu trở lên trong là trong nước tiểu có nhiều muối oxalat.
Thêm KOH 10% vào, nước tiểu đục trở thành trong suốt dạng thạch loãng do có mủ lẫn vào.
Cho ete (ether) hoặc cồn etylic cùng lượng với nước tiểu, nước tiểu trở nên trong suốt là do trong
nước tiểu có nhiều hạt mỡ.
Qua các bước trên nước tiểu vẫn đục thì có nhiều vi trùng
- Mùi của nước tiểu
+ Nếu bị viêm bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo thì nước tiểu lên men, mùi nồng
amoniac.
+ Nếu viêm hoại thư bàng quang, ung thư bàng quang, tổ chức bị phá hoại, phân giải
thì nước tiểu thối.

Câu 46: Phương pháp khám qua phân gia súc?

Phân gia súc gỗm bã thức ăn (chất xơ, protit, lipit...), chất tiết của tuyến tiêu hóa, tế bào thượng
bì niêm mạc ruột tróc ra, chất khoáng và một số vi sinh vật thường có trong đường ruột.

1. Khám phân bằng mắt thường (Số lượng: tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn.)

-Trâu bò khỏe một ngày đêm đi khoảng 15 – 35 kg phân; ngựa: 15 – 20 kg; dê, cừu: 2 -3 kg; lợn:
1 – 3 kg; chó: 0.5 kg. Lượng phân của loài gia súc ăn thịt ít hơn của loài ăn cỏ.
-Các trường hợp ỉa chảy phân nhiều nước, số lượng tăng. Gia súc bị tóa bón phân cứng, số lượng
ít, hay do ruột tắc gia súc không đi ngoài. Và trong hầu hết các bệnh có sốt cao đều gây táo bón
và lượng phân ít.

-Độ cứng: có liên quan đến lượng thức ăn và tình trạng tiêu hóa của đường ruột. Phân trâu bò tỷ
lệ nước khoảng 85%, nhão, đi ngoài thành từng bãi. Phân ngựa, 75% nước, hình ống ruột, đi
ngoài thành hòn tròn. Phân dê, cừu khô, 5,5% nước, đi ngoài thành viêm tròn, cứng.

-Phân lợn hình ống ruột, phân gia cầm khô, bên ngoài có lớp màng trắng. (do có thành phần axit
uric nên phân có màu trắng)

((Các nguyên nhân gây tăng nhu động ruột – viêm ruột, nhiễm độc tố, lạnh...gây ỉa chảy, phân
nhão và nhiều.

Nhu động ruột giảm, phân tiết ít gây táo bón (do liệt ruột, viêm ruột cata...) thì phân khô cứng.))

-Màu sắc: phụ thuộc rất nhiều màu sắc thức ăn và tuổi gia súc.

-Phân màu trắng ở gia súc non: bệnh phân trắng (do không tiêu, do Colibacillosis), phó thương
hàn.

-Phân nhạt màu: do sắc tố mật ít trong bệnh viêm gan, tắc ống mật.

-Phân màu đỏ do lẫn máu. Nếu đỏ tươi do chảy máu phần ruột sau; đỏ thẫm chảy máu ở dạ dày,
phần trước ruột.

-Phần táo bón thường màu đen, do gia súc bị sốt cao.

Chú ý: màu phân thay đổi do uống thuốc.

-Mùi: phân loài ăn thịt thối, phân các loài gia súc khác không thối.

Phân thối thường do rối loạn tiêu hóa, đường ruột có quá trình lên men, thối rữa.

((Niêm dịch nhiều, màng giả, mủ máu lẫn trong phân thường do bệnh.))

Tăng niêm dịch dạ dày do phân tiết trên niêm mạc ñường ruột tăng, táo bón lâu ngày, viêm cata
ruột già. Tắc ruột, phân toàn niêm dịch lẫn máu.

Phân có màng giả do những sợi huyết (fibrin), huyết cầu, những mảnh tổ chức niêm mạc ruột
bong ra, dính với nhau tạo thành, theo phân ra ngoài thành từng mảng hoặc theo hình ống ruột.

Mủ, có khi cả những mảnh tổ chức nhỏ lẫn trong phân do niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày bị
loét long tróc ra.
Phân lẫn máu: do ký sinh trùng (cầu trùng, lê dạng trùng), loét ruột, xoắn ruột, lồng ruột, viêm
nặng, các bệnh truyền nhiễm như nhiệt thán, dịch tả...

Phân lẫn những bọt khí: do rối loạn tiêu hóa và lên men.

Phân gia súc có thể có những mảnh vật lạ do gia súc ăn bậy gặp trong bệnh dại, thiếu khoáng.
Câu 47: Các kỹ thuật xét nghiệm máu cơ bản trog chẩn đoán?
*Lấy máu:

-Máu trong những mạch quản khác nhau thì số lượng huyết cầu không giống nhau, cho nên cần
thiết lấy máu ở một vị trí nhất định.

- Lấy máu với một lượng nhỏ: để đếm số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, làm tiêu bản cần số
lượng ít thì lấy ở tĩnh mạch tai.
- Lấy máu để định lượng các thành phần hoá học cần lượng nhiều: lấy ở tm cổ, tm khoeo
*Xét nghiệm lý tính:

1. Màu Sắc

Màu sắc của máu là do lượng Hemoglobin( đỏ -> hb nhiều), nồng độ khí CO2, số lượng hồng
huyết cầu, bạch huyết cầu quyết định.

* Màu sắc của máu trong trường hợp bệnh lý:

+ Nếu ống máu màu hồng là do dung huyết.

+ Màu máu nhạt là triệu chứng thiếu máu.

+ Nếu máu có màu trắng: bệnh máu trắng.

+ Màu máu đen thẫm do có nhiều khí CO2 tích tụ, thiếu khí o2 ((thấy trong các bệnh đường hô
hấp, các bệnh ở hệ tim mạch.))

-Huyết thanh, huyết tương của động vật khoẻ màu vàng nhạt. Nếu chuyển màu vàng

thẫm do tích nhiều sắc tố mật (bilirubin); màu đỏ do hồng cầu vỡ Hemoglobin lẫn vào.

Không đọc: ((huyết thanh k có fibrinogen, huyết tương thì có

Có protein, axit amin, kháng thể,....))


2.Thời gian máu chảy: Bth là 2-3 phút
Thời gian máu chảy kéo dài do lượng tiểu cầu giảm.
Thời gian máu chảy = số giọt máu* khoảng cách thời gian.
3.Độ vón của máu:
+ Thời gian máu vón chậm: trong bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, bệnh huyết ban ở
ngựa.
+ Không vón máu: Các bệnh huyết bào tử trừng, máu hầu như không vón.
*Xét nghiệm hoá tính: trang 60

1. Huyết sắc tố (Hemoglobin)

Số lượng hồng cầu trong máu giảm đi thì hàm lượng huyết sắc tố giảm. Nhưng nhiều ca bệnh,
lượng huyết sắc tố trong máu giảm do hàm lượng huyết sắc tố trong mỗi hồng cầu giảm, số
lượng hồng cầu lại không giảm. Vì vậy trong công tác chẩn đoán cần thiết đếm số lượng hồng
cầu và đo lượng huyết sắc tố.

((Phương pháo đo: huyết sắc kế salli))

2.Độ kiềm dự trữ trong máu

+ Độ dự trữ kiềm giảm: Thường gặp ở bệnh liệt sau khi đẻ ở bò, chứng xêtôn huyết ở

bò, trúng độc ure, viêm thận,...

+ Độ dự trữ kiềm tăng: Viêm phổi thuỳ, trúng độc cacbamid,...

3.Đường huyết

-Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao (sau khi ăn no), glucoza sẽ chuyển thành glycogen và
khi nồng độ glucoza trong máu thấp thì ở gan sẽ diễn ra quá trình phân giải glycogen để giữ hàm
lượng ñường luôn ổn định trong máu.

4. Bilirubin (sắc tố mật ) trong máu

- Những bệnh làm tắc ống dẫn mật (sỏi mật, giun sán chui ống mật, viêm ống dẫn mật.), bilirubin
kết hợp không ra ñược tá tràng, tích lại trong máu.

- Nhu mô gan tổn thương (do viêm, xơ,...), bilirubin tự do tăng ( Hemobilirubin ) và bilirubin kết
hợp tăng trong máu

- Những bệnh gây toan huyết (do kí sinh trùng đường máu, do trúng ñộc), hồng huyết cầu vỡ
nhiều, bilirubin tự do tăng nhiều trong máu.
Câu 48: Ý nghĩa các thông số xét nghiệm sinh lý máu?
1. WBC (White Blood Cell) - Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu
2. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)
3. NEUT (Neutrophil) - bạch cầu trung tính
4. MON (monocyte) - bạch cầu mono
5. EOS (eosinophils) - bạch cầu ái toan
6. BASO (basophils) - bạch cầu ái kiềm
7. RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu
8. HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
9. HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần
10. MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu
11. MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng
cầu
12. MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết
sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu
13. RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu
14. PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
15. PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu
16. MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu
Câu 49. Ý nghĩa của các thông số xét nghiệm sinh hóa máu?
1. huyết sắc tố (Hb): định lượng huyết sắc tố trong máu để chẩn đoán các trường hợp thiếu máu
2. độ dự trữ kiềm: dùng để chẩn đoán các bệnh ỉa chảy, mất nhiều nước, bệnh bại liệt của bò sau
khi đẻ; chứng cetol huyết, viêm thận  các bệnh này làm cho dự trữ kiềm giảm
3. sắc tố mật trong máu, trong huyết thanh:
* lượng bilirubin trực tiếp or bilirubin gián tiếp tăng cao hơn bth  dễ mắc các bệnh về
gan( sách trang 121 ý nghĩa chẩn đoán)
4. các thành phần hữu hình của máu:
* hồng cầu: khi có bệnh thì hồng cầu tăng or giảm
- hồng cầu tăng  nguyên nhân do cơ thể mất nước như ỉa chảy, ra nhiều mồ hôi, lồng xoắn ruột
ở ngựa
- hồng cầu giảm  gây bệnh thừa máu, viêm phổi thùy, trúng độc, KST đường máu
* bạch cầu:
- tăng  gây bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng, tạo ổ áp xe
- giảm  trong các bệnh do vk, bệnh thiếu máu ác tính, trúng độc hóa chất
* tiểu cầu: lượng tiểu cầu ít trong máu  chảy máu và mất máu sẽ khó đông
* huyết cầu( ở gia cầm)
5. hình thái hồng huyết cầu: đây là chỉ tiêu chất lượng của hồng cầu
6. công thức bạch cầu: dùng để chẩn đoán và định tiên lượng rất lớn
Câu 50: Những kỹ thuật cần thiết để khám gan cho động vật?
1/ Sinh thiết gan
Áp dụng trong những trường hợp mà triệu chứng không rõ ràng, đặc biệt là để chẩn đoán những
rối loạn trao đổi chất.
Sinh thiết gan có thể lấy ở từng điểm để phết kính hay lấy cục gan nhỏ để làm tiêu bản tổ chức
học hoặc hoá tổ chức
2/ Xét nghiệm chức năng trao đổi đường (có thể dùng glucosz hoặc galactoz)
Kiểm tra khả năng chuyển hóa glucose -> glycogen của gan. Nếu thời gian đường huyết xuống
mức bình thường chậm chứng tỏ gan có bệnh, chức năng chuyển hoá glucoz thành glucogen
kém. Ist được sử dụng do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hoạt động tuyến tụy, các tuyến
nội tiết,…
3/ Nghiệm pháp Adrenaline
Khi tiêm adrenalin vào tĩnh mạch thì sau 30 phút lượng đường huyết tang, sau 180’ thì hạ xuống
bth. Nếu gan bị bệnh thì sau khi tiêm adrenalin, lượng đường huyết sẽ thay đổi ít hoặc không
thay đổi.
4/ Nghiệm pháp Protid (phản ứng takata-ara, phản ứng weltman, phản ứng gros)
4.1/ Phản ứng takata-ara
Nguyên lý của phản ứng là dựa trên sự thay đổi tính ổn định thể keo của protein huyết thanh
trong trường hợp tăng hàm lượng globulin.
Sử dụng 7 ống, mỗi ống chưa 1ml Nacl 0,9%, bỏ 1ml huyết thanh vào ống 1, sau đó lắc đều. Lắc
xong lấy 1ml ống 1 bỏ vào ống thứ 2, lắc ống t2 xong lấy 1ml ống thứ 2 bỏ vào ống 3, tiếp tục
đến ống thứ 7. Ở ống t7 ta bỏ đi 1ml rồi cho vào mỗi ống 0,25ml Na2CO2 10% và 0,3ml dung
dịch Takata, lắc đều và để yên trong PTN. Nếu kết tủa là dương tính, chứng tỏ gan bị tổn thương,
viêm gan, xơ gan. Tùy con và tùy vùng mà kết tủa ở ống khác nhau. Ví dụ, huyết thanh ngựa
khoẻ thường kết tủa đến ống thứ sáu, nếu kết tủa đến ống thứ tư hay trên nữa là phản ứng dương
tính.
4.2/ Phản ứng Weltman
4.3/ Phản ứng gros (hỏi thì kêu ko biết)
5/ Dựa vào trao đổi lipid
Sử dụng phương pháp này để xem xét lượng cholesterol và cholesterol este. Các quá trình thuỷ
hoá, oxy hoá, chuyển hoá lipit phức tạp gắn liền với chức phận của gan. Trong các bệnh khác
nhau ở gan đều ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình trao đổi lipit trong cơ thể.
6/ Xét nghiệm cơ năng trao đổi mật
Cần xét nghiệm bilirubin trong máu, stecobolin trong phân và urobilin trong nước tiểu
7/ Xét nghiệm hoạt tính của SGOT và SGPT
SGOT: Serum Glutamat Oxalatcetat Transamylaza
SGPT: Serum Glutamat Pyruvat.
Hai men này đảm nhận việc chu chuyển amin và hoạt tính của nó thay đổi liên quan đến trạng
thái tế bào gan rất lớn.
SGOT có nhiều nhất trong gan, trong cơ tim và trong các tổ chức khác. SGPT có nhiều nhất
trong tim, trong gan và các tổ chức khác. Hai men này thường ở trong tế bào, khi tế bào bị tổn
thương làm hoạt tính trong máu tăng lên rõ rệt, tăng rất sớm so với các tổ chức khác. Dựa vào 2
men này để chẩn đoán bệnh cơ tim: nếu hai men này tăng lên thì do rối loạn cơ tim, hoặc bệnh
viêm gan.

You might also like