You are on page 1of 12

1

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM, CÁCH VIẾT VÀ TRÌNH BỆNH ÁN


TS. VÕ ĐẮC TUYẾN - ThS. TRẦN NGỌC LIÊN
BỘ MÔN BỆNH HỌC MIỆNG, KHOA RĂNG HÀM MẶT - ĐHYD TP.HCM
❖ Làm và trình bệnh án là công việc suốt đời của người thầy thuốc. Dù y học
có tiến bộ đến đâu đi nữa, người bệnh vẫn luôn cần đến bác sỹ, cần đến khám lâm sàng và
bệnh án.
❖ Đối với sinh viên y khoa nói chung và sinh viên Răng Hàm Mặt, học cách
làm bệnh án và trình bệnh án phải là bài học đầu tiên khi ra lâm sàng tiếp xúc với bệnh
nhân và thực hành điều trị và là công việc làm hàng ngày trong suốt những năm đại học
và sau khi ra trường.
❖ Không thể là một thầy thuốc giỏi được nếu chỉ hỏi bệnh qua loa, xem thường
lời khai của người bệnh, khám bệnh hời hợt, chỉ căn cứ vào vài kết quả cận lâm sàng như
siêu âm, X quang, rồi đưa ra chẩn đoán.
❖ Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ nêu lên những điểm căn bản xuyên
suốt trong quá trình làm và viết bệnh án, tuy nhiên, chúng tôi không có tham vọng đưa ra
một mẫu bệnh án chung cho tất cả các chuyên khoa, bởi vì mỗi chuyên khoa luôn có những
đặc thù riêng và tại mỗi chuyên khoa, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để
khai thác các đặc điểm bệnh lý của chuyên khoa đó. Nhưng dù ở chuyên khoa nào, thì
bệnh án phải luôn có những phần chính sau:
1. Phần hành chánh
2. Lý do đến khám
3. Bệnh sử
4. Tổng trạng chung và các dấu hiệu sinh tồn
5. Khám lâm sàng
6. Các xét nghiệm cận lâm sàng
7. Tóm tắt bệnh án
8. Chẩn đoán
9. Kế hoạch điều trị và tiên lượng

1
2

Phần I. CÁCH LÀM VÀ VIẾT BỆNH ÁN


1. PHẦN HÀNH CHÁNH
▪ Đây là phần ít liên quan đến chuyên môn nhất, nhưng là phần quan trọng không thể
thiếu khi làm hồ sơ bệnh án.
▪ Trong phần này có một số điểm cần lưu ý:
- Cần nhớ tên, tuổi, và giới tính của bệnh nhân. Ở mỗi độ tuổi có những bệnh lý
riêng cho tuổi đó, hoặc có những bệnh lý liên quan đến giới tính. Ví dụ như viêm
xương Garré thường gặp ở người trẻ, hội chứng nóng rát lưỡi thường gặp ở phụ
nữ lớn tuổi, đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh.
- Nơi bệnh nhân sinh sống cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán một số bệnh lý, ví dụ:
Răng nhiễm sắc ở những người sống ở vùng có hàm luợng Fluor cao trong nước
uống. Ngoài ra cần có địa chỉ, điện thoại của bệnh nhân để hẹn tái khám, hoặc
liên lạc với bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân khi cần thiết, nhất là các trường
hợp cần phải theo dõi lâu dài.
- Nghề nghiệp cũng quan trọng, cần biết công việc làm cụ thể của bệnh nhân, chứ
không hỏi chung chung. Qua hỏi về nghề nghiệp, trong chừng mức nào đó cũng
biết được chút ít về đời sống và khả năng kinh tế của bệnh nhân nhằm có kế họach
điều trị phù hợp.
- Các yếu tố khác như trình độ văn hóa, tình trạng gia đình cũng nên khai thác, bởi
vì nó ít nhiều có ảnh hưởng trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
2. LÝ DO ĐẾN KHÁM (Patient’s chief complaint)
▪ Trong phần khai thác thông tin về bệnh sử, lý do đến khám là một phần quan trọng
không thể thiếu, là thông tin rất quan trọng vì qua đó thầy thuốc sẽ biết được/ định
hướng các thông tin cần phải tiếp tục khai thác. Chính vì vậy trong một số mẫu bệnh
án “lý do đến khám” được tách thành một mục riêng mà không nằm chung trong phần
bệnh sử.
▪ Ngay sau khi thực hiện xong phần hành chánh là hỏi về lý do đến khám. Đây là phần
tuy ngắn gọn nhưng đôi khi cũng gây bối rối. Lý do đến khám thường là một hoặc

2
3

nhiều triệu chứng (symptoms) hoặc đội khi chỉ là một yêu cầu hoặc mối quan tâm nào
đó của người bệnh (requests).
▪ Sinh viên thường ghi lý do đến khám là “Bệnh viện RHM trung ương chuyển đến với
chẩn đoán loạn năng khớp Thái dương hàm”. Thực ra đây không phải là lý do đến
khám. Hãy hỏi bệnh nhân điều gì khiến bệnh nhân phải đến phòng khám, đến bệnh
viện, phải nhờ đến thầy thuốc.
▪ Tìm hiểu kỹ về lý do đến khám và khéo léo hỏi kỹ về phần này sẽ giúp nhiều trong
chẩn đoán bệnh và điều trị.
3. BỆNH SỬ (History of disease)
❖ Bệnh sử được xem như là một câu chuyện xoay quanh lý do bệnh nhân đến khám
▪ Hãy dành nhiều thời gian để nghe bệnh nhân /gia đình bệnh nhân nói.
▪ Hãy tế nhị và có nghệ thuật để gợi cho bệnh nhân nói về tình trạng bệnh tật của họ
và phải kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của họ, đôi khi nó rất dài dòng và lộn xộn.
▪ Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là phải biết chọn lọc, loại bỏ đi các chi tiết thừa,
chỉ giữ lại những chi tiết quan trọng cần thiết cho chẩn đoán. Vấn đề tuy có vẻ đơn
giản nhưng nó phụ thuộc vào năng lực của người làm bệnh án, có người thì giữ lại
tất cả những gì khai thác được từ bệnh nhân, có người thì lại bỏ đi rất nhiều chi tiết
quan trọng rất cần cho việc định bệnh.
▪ Bệnh sử thường có hai phần quá khứ và hiện tại: Bệnh nhân thường không nhớ hết
các chi tiết về chứng bệnh của mình trong quá khứ nên câu chuyện của họ rất dài
dòng, lộn xộn. Cần phải gợi ý, và định hướng để bệnh nhân nói về bệnh sử hiện tại,
hiện nay như thế nào?
▪ Tất cả các triệu chứng (Symptom) khai thác được từ bệnh nhân đều đưa vào phần
bệnh sử hiện tại. Ví dụ về một số triệu chứng như: nhức đầu, chống mặt, đau tai, ù
tai, khó há miệng, đau …
▪ Lưu ý các dấu hiệu (Sign) phát hiện được khi khám bệnh nhân không được đưa vào
phần bệnh sử vì sẽ làm lẫn lộn các triệu chứng cơ năng và thực thể.
▪ Thường thì khi hỏi bệnh sử, phải chú ý các điểm sau:

3
4

- Vị trí (Anatomic sites): xác định vị trí triệu chứng mà bệnh nhân đang có; ở một
hoặc nhiều vị trí.
- Khởi đầu triệu chứng (Onset of symptoms): xác định triệu chứng xuất hiện khi
nào, xảy ra đột ngột hoặc từ từ
- Mô tả triệu chứng (Description of symptoms): đề nghị bệnh nhân mô tả các triệu
chứng mà bệnh nhân cảm nhận theo cách của họ
- Lần đầu tiên hoặc nhiều lần như vậy (cùng vị trí hoặc khác vị trí) (tái phát)
- Liên tục hoặc cách hồi (từng cơn ngắn dài, từng đợt)
- Triệu chứng không thay đổi trong thời gian nhất định, đang tiến triển, tiến triển
nặng lên mỗi ngày
- Những yếu tố làm nặng thêm hoặc giảm nhẹ (Aggravating/relieving factors): xác
định có yếu tố nào làm cho triệu chứng nặng thêm hoặc giảm nhẹ
- Những dấu hiệu triệu chứng kèm theo (Secondary signs or symptoms): xác định
có hay không dấu hiệu và các dấu hiệu triệu chứng kèm theo / thứ phát
- Những thăm khám và điều trị trước đó (History of past investigations and
treatments)
❖ Tiền sử bệnh
▪ Về tiền sử gia đình cần tìm hiểu cha mẹ anh chị em ruột có các chứng bệnh di truyền
hay chứng bệnh gì khác liên quan đến bệnh lý toàn thân và bệnh lý răng miệng hay
không?
▪ Tiền sử bản thân rất cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị răng miệng vì những lý
do sau:
- Một số bệnh hệ thống có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của bệnh lý răng miệng,
do đó có thể có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị răng miệng.
- Chẩn đoán tình trạng toàn thân là một bước không thể thiếu trong qui trình khám
đánh giá, chẩn đoán toàn diện và xây dưng kế hoạch điều trị hoàn hảo.
▪ Hỏi về tiền sử răng miệng giúp phát hiện các vấn đề bệnh lý khác không liên quan
đến lý do đến khám. Đây cũng là những dữ liệu quan trọng không thể thiếu trong
chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị.

4
5

▪ Để có thể thu thập dữ liệu một cách đầy đủ và không mất nhiều thời gian, trong phần
này thường sử dụng bảng câu hỏi in sẵn đưa cho bệnh nhân và bệnh nhân tự trả lời
vào bảng câu hỏi này, nếu thấy cần thiết, người khám sẽ hỏi trực tiếp bệnh nhân về
tiền sử toàn thân và răng miệng để có được các thông tin cụ thể và chi tiết hơn và
tình trạng bệnh tật của họ.
4. DẤU HIỆU SINH TỒN (VITAL SIGNS)
Trước khi tiến hành khám bệnh phải đánh giá tổng trạng và biết rõ các dấu hiệu sinh
tồn của bệnh nhân.
Bình thường ở người lớn:
- Mạch 60 - 90 lần/ phút
- Huyết áp tâm thu 100 -140 mmHg
- Huyết áp tâm trương < 90 mmHg
- Nhiệt độ cơ thể 3705
- Nhịp thở 12 - 18 lần/ phút

5. KHÁM LÂM SÀNG (Clinical examination)


- Trong đa số các bệnh án, nên khám theo thứ tự khám ngoài mặt trước sau đó mới
khám trong miệng, theo thứ tự khám đánh giá mô mềm sau đó khám mô nha chu,
khám răng và cuối cùng là khám đánh giá chức năng.
- Trong một số trường hợp bệnh lý cấp tính, sau khi ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn,
trước tiên nên khám ngay cơ quan, bộ phận có vấn đề nhất.
- Hoặc trong một số trường hợp khác, thường nên dựa vào lý do đến khám của bệnh
nhân để biết vấn đề chính của bệnh nhân là gì, ở đâu để khám. Các cơ quan, bộ phận
ít vấn đề hơn sẽ được khám sau.
- Các cơ quan bộ phận bình thường cũng phải khám và ghi nhận các biểu hiện bình
thường của nó, ví dụ: mô nha chu bình thường, khỏe mạnh.
- Không được bỏ sót bất kỳ một cơ quan bộ phận nào khi khám bệnh, tuy nhiên cũng
không nên quá tham lam, lang thang ở các cơ quan bình thường, từ cơ, khớp, tuyến

5
6

nước bọt, hạch, … tạo ra nhiều chi tiết dư thừa, bệnh án dài dòng, nặng nề, kém súc
tích.
- Đối với bệnh nhân đến khám RHM, thường không chỉ có một vấn đề mà đa số có
nhiều vấn đề bệnh lý liên quan đến răng, nha chu, cơ xương và khớp thái dương hàm
và các rối loạn thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó, đòi hỏi khi khám bệnh
nhân phải khám một cách đầy đủ và tỉ mỉ, cẩn thận để có thể đưa ra một chẩn đoán
toàn diện về:
o Tình trạng toàn thân
o Tình trạng mô mềm
o Tình trạng mô nha chu
o Tình trạng răng
o Tình trạng chức năng
- Ngoài một số phần khám chuyên khoa sâu ở các các bộ môn để khai thác các đặc
điểm bệnh lý ở các chuyên khoa đó, thì một bệnh án đa khoa tổng quát (dành cho SV
làm bệnh án thi TN) bệnh nhân phải được khám đầy đủ các phần sau:
5.1. Khám ngoài mặt
a. Khám đánh giá hình dạng khuôn mặt:
- Da phủ: Sự thay đổi về màu sắc, cảm giác ….
- Sự cân xứng của khuôn mặt, các tầng mặt
- Phát hiện các khối sưng, các vết loét hay các biểu hiện bất thường
b. Khám các tuyến nước bọt và mô mềm ngoài mặt
- Tuyến nước bọt mang tai
- Tuyến dưới hàm
- Mô mềm vùng mang tai, môi, má, góc hàm
c. Khám vùng cổ và các hạch vùng liên quan:
- Vùng dưới hàm, dưới góc hàm và dưới cằm
- Vùng trước và sau cơ ức đòn chũm
- Vùng cổ giữa bao gồm thanh, khí quản và tuyến giáp
d. Khám cơ nhai và khớp thái dương hàm :

6
7

• Khám cơ: Sờ khám phát hiện và xác định vùng đau hoặc nhạy cảm ở các cơ nhai
và cơ vùng cổ
- Cơ cắn
- Cơ thái dương
- Cơ chân bướm ngoài
- Cơ chân bướm trong
- Cơ nhị thân
- Cơ ức đòn chũm
- Cơ thang,
• Khám khớp TDH : Nhìn và sờ khám khớp để phát hiện các biểu hiện loạn năng
- Sự mất cân xứng hai bên khớp
- Đau ở khớp: ở tư thế tĩnh và động
- Tiếng kêu ở khớp: Tiếng kêu lụp cụp hay lạo xạo
• Khám vận động hàm dưới :
- Khám biên độ há miệng, đưa hàm sang bên và ra trước
- Đường vận động há ngậm miệng : zigzac, hình C, hay lệch về một bên khi
há miệng
5.2. Khám trong miệng:
5.2.1. Khám mô mềm : Khám theo thứ tự để không bỏ sót các tổn thuơng ở phần mềm,
đặc biệt là các tổn thương ở niêm mạc miệng.
- Môi và niêm mạc môi
- Niêm mạc má
- Đáy hành lang miệng
- Khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, thành hầu và hạch hạnh nhân
- Lưỡi và sàn miệng
5.2.2. Khám mô nha chu: Đánh giá tình trạng mô nha chu qua nhìn, sờ khám và dùng
dụng cụ đo túi để khám
+ Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt, trung bình, xấu.
+ Tình trạng vôi răng mảng bám: ít, trung bình, nhiều, dưới nướu.
7
8

+ Khám mô nướu: Nhìn và sờ khám để phát hiện bệnh lý viêm nướu qua những biểu
hiện như thay đổi về màu sắc, hình dạng, cấu trúc bề mặt, độ dai chắc, tình trạng chảy
máu nướu khi khám.
- Nướu dính
- Nướu viền
- Gai nướu
+ Dùng cây đo túi để xác định có túi nha chu hay không trên các mặt ngoài và trong của
răng (thường 6 vị trí cho mỗi răng), xác định mức độ tiêu xương ổ răng.
+ Đánh giá độ lung lay ở tất cả các răng
- Độ 0: lung lay nhẹ hoặc không lung lay
- Độ 1: lung lung 1mm theo chiều ngang
- Độ 2: lung lung > 1mm theo chiều ngang
- Độ 3: lung lung ít nhất 1mm theo mọi hướng
5.2.3. Khám răng: Nhìn và sử dụng thám trâm khám đánh giá tình trạng của răng và mô
răng.
Khám răng cần chú ý:
• Tình trạng răng: Răng mất, răng còn lại trên răng cung hàm, răng dư, răng ngầm,
sự sắp xếp các răng trên cung hàm: răng trồi, xoay, lệch ngoài, lệch trong….
• Tình trạng mô răng: tình trạng mất mô cứng của răng, gãy vỡ men răng, ngà răng
do chấn thương hoặc các trường hợp răng bị mòn, khám kỹ các diện mòn bất
thường trên răng.
• Bệnh lý ở răng: Răng nhiễm sắc, thiểu sản men, ngà răng, sâu răng, bệnh lý tủy
răng và vùng quanh chóp.
• Quan sát các phục hồi hiện tại trên răng có đạt được các yêu cầu về hình thể và
chức năng không.
Tất cả các dữ liệu thu được thể hiện trên sơ đồ khám răng.
Sơ đồ phiếu khám.
5.2.4. Khám khớp cắn

8
9

▪ Phân lọai khớp cắn theo Angle (tương quan vùng răng nanh và răng cối lớn thứ
nhất)
- Lọai I
- Lọai II
- Lọai III
▪ Đánh giá độ cắn phủ và cắn chìa
▪ Quan sát các đường cong cắn khớp
- Đường cong Spee
- Đường cong Wilson
▪ Khám tiếp xúc răng
- Lồng múi tối đa: Có tiếp xúc quá mức hay không?
- Tiếp xúc lui sau: có tiếp xúc sớm hay không?
- Vận động chức năng sang bên: chức năng răng nanh hoặc chức năng nhóm, Có
cản trở bên làm việc hoặc bên không làm việc.
- Vận động chức năng ra trước: Có hướng dẫn ra trước không? Nếu có thì có
cản trở ra trước hay không: cản trở bên làm việc (răng trước) hay bên không
làm việc (răng sau)
5.2.5 Khám đánh giá các phục hình hiện có và vùng chuẩn bị phục hình
6. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
▪ Bổ sung cho phần hỏi bệnh sử và khám lâm sàng
▪ Cần nêu ra và phân tích các xét nhiệm có giá trị chẩn đoán
▪ Các xét nghiệm thường sử dụng và hữu ích là:
- Phim quanh chóp, Phim toàn cảnh, Phim chụp khớp TDH, CT scan ….
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm
- Chọc dò, sinh thiết
7. TÓM TẮT BỆNH ÁN
▪ Cần viết thật ngắn gọn, cô đọng và súc tích, ngay cả tên của bệnh nhân cũng không
cần nêu ra. Ví dụ chỉ cần viết: ‘bệnh nhân nam (hoặc nữ), 43 tuổi’ là đủ.

9
10

▪ Chỉ nêu các triệu chứng cơ năng (symptom) và dấu hiệu thực thể (sign) gợi ý đến
chẩn đoán.
▪ Các xét nghiệm cận lâm sàng cũng vậy, chỉ đề cập đến các kết quả có liên quan và
giúp làm sáng tỏ chẩn đoán.
▪ Làm sao khi đọc hoặc nghe trình bày xong phần tóm tắt bệnh án, người nghe hình
dung ra được phần lớn chẩn đoán.
▪ Ví dụ: Bệnh nhân nam 32 tuổi, đến khám vì bị sưng đau vùng má bên phải đã 2 ngày,
mệt mỏi, không ăn uống được, chưa điều trị gì. Khám: sốt cao 39oC, má phải sưng
đỏ, giới hạn tương đối rõ, sờ căng cứng và đau. Trong miệng, răng 46 sâu, vỡ lớn,
lung lay độ 1, gõ dọc đau, đáy hành lang vùng răng 46 sưng phù nề. Phim quanh
chóp răng 46 có vùng thấu quang ở chóp chân gần, giới hạn không rõ.
8. CHẨN ĐOÁN (Diagnosis)
Viết chẩn đoán phải chú ý đến từng câu, từng chữ, phải đầy đủ không thừa cũng không
thiếu. Ví dụ: Viêm mô tế bào khu trú giai đoạn tấy vùng má bên trái do viêm quanh thân
răng 38 mọc lệch, ngầm.
▪ Đối với bệnh nhân đến khám về bệnh lý răng miệng, thường không chỉ có một vấn
đề mà có nhiều loại bệnh lý khác nhau như bệnh ở niêm mạc miệng, mô nha chu,
răng và bệnh lý liên quan đến chức năng; cho nên phải nêu ra tất cả chẩn đoán về
tình trạng bệnh lý răng miệng của bệnh nhân.
▪ Một số rối loạn toàn thân có liên quan mật thiết với bệnh lý răng miệng, là nguyên
nhân hoặc hậu quả của một số bệnh lý răng miệng, cũng nên nêu ra trong phần chẩn
đoán.
▪ Trên một bệnh nhân có thể có nhiều loại rối loạn ở hệ thống nhai, các rối loạn này
có thể độc lập không có sự liên quan với nhau, nhưng cũng có những rối loạn có liên
quan mật thiết với nhau, ví dụ như liên quan giữa rối loạn cắn khớp và bệnh lý nha
chu, liên quan giữa mòn răng và các bệnh lý chức năng cơ khớ…, nên các chẩn đoán
cần được liệt kê theo thứ tự để dễ dàng cho việc phân tích, phát hiện được mối liên
hệ giữa các bệnh lý này từ đó xây dựng kế họach điều trị hiệu quả hơn.

10
11

▪ Trong trường hợp bệnh lý cấp tính, vấn đề chính của bệnh nhân phải được khám và
nêu đầu tiên trong phần chẩn đoán và có hướng xử trí kịp thời.
▪ Đôi khi vấn đề chính của bệnh nhân không phải là lý do mà bệnh nhân đến khám. Ví
dụ: bệnh nhân đến khám vì lý do có răng cửa giữa hàm trên bên trái bị đổi màu. Tuy
nhiên khi khám lâm sàng phát hiện có một vết loét cứng ở hông lưỡi trái không đau,
nghi ngờ tổn thương ác tính. Rõ ràng trong trường hợp này, vết loét ở lưỡi mới là
vấn đề chính quan trọng của bệnh nhân chứ không phải là cái răng bị đổi màu.
9. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG
Dựa vào các chẩn đoán toàn diện về tình trạng toàn thân, tình trạng mô mềm, tình
trạng mô nhau chu, tình trạng chức năng. Xem xét, phân tích mối liên quan giữa các
loại bệnh lý này từ đó xây dựng kế hoạch điều trị đúng, đầy đủ, theo thứ tự bệnh lý nào
điều trị trước, bệnh lý nào điều trị sau. Trong một số trường hợp việc điều trị không theo
thứ tự dẫn đến kết quả điều trị không như ý muốn hoặc đôi khi thất bại.
Những trường hợp cấp tính, vấn đề chính của bệnh nhân phải được xử trí kịp thời
đầu tiên. Lưu ý: lý do đến khám của bệnh nhân đôi khi không phải là vấn đề chính nên
tùy theo trường hợp có hướng xử trí phù hợp để hướng đến mục tiêu điều trị toàn diện
và có hiệu quả cao nhất.

11
12

Phần II. CÁCH TRÌNH BỆNH ÁN


Làm bệnh án là một khoa học trình bệnh án là một nghệ thuật
Làm sao để có thể để có thể làm bệnh án tốt và trình bệnh án hay
1. Bệnh án phải được thực hiện một cách đầy đủ và chi tiết.
➢ Không được bỏ sót bất kỳ chi tiết nào của bệnh nhân.
➢ Có thể khi trình bày không nêu ra tất cả các chi tiết, nhưng khi hỏi về điều đó thì
phải biết rõ và trả lời trôi chảy.
2. Biết làm chủ thời gian, giữ đúng giờ qui định.
➢ Biết thời gian cho phép được nói trong bao lâu, trong một số trường hợp có thể hỏi
cán bộ giảng hoặc thầy cô phụ trách nghe bệnh án.
➢ Phân bố thời gian hợp lý cho các phần trong bệnh án, đừng bao giờ trình bày kéo
dài quá thời gian cho phép
➢ Hãy rút ngắn bệnh án lại, không trình bày tất cả những gì khai thác trong bệnh án.
➢ Chỉ trình bày những gì quan trọng cần thiết vừa đủ thời gian cho phép.
3. Chuẩn bị thật tốt trước khi trình bệnh án:
Một khi công việc chuẩn bị hoàn tất bạn đã có cơ hội thành công 50% rồi.
➢ Tìm hiểu nơi trình bệnh án như thế nào có bảng đen không, có micro không, có đèn
đọc phim không ….
➢ Đọc lại bệnh án chi tiết cho thật kỹ, nhớ tất cả các chi tiết liên quan đến bệnh nhân.
➢ Viết dàn bài rút ngắn với bố cục chặt chẽ.
➢ Thử tập trình bệnh án trước khi trình chính thức xem nói có đúng giờ không.
4. Trình bày phải lưu loát, giọng nói phải đủ lớn rõ dài hơi. Đừng bao giờ nói nhanh
quá mà nói chậm để mọi người nghe được.
5. Cuối cùng hãy chú ý chăm sóc một chút về hình thức bên ngoài của bạn. Người nghe
sẽ không có ấn tượng tốt khi bạn xuất hiện với tóc tai bù xù, áo choàng trắng không được
sạch sẽ, không có bảng tên… Không cần phải quá trau chuốt nhưng phải sạch sẽ, gọn
gàng và đứng đắn.
*****************

12

You might also like