You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

BỘ MÔN NHI

SỔ TAY THỰC TẬP


LÂM SÀNG NHI
Y6

NĂM HỌC 2023 – 2024

1
NỘI QUY THỰC HÀNH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
1. SV – HV cần biết được nội quy của bệnh viện, các quy định, chế độ
của mỗi khoa. Khai báo y tế, test nhanh Covid định kỳ theo quy định
khi đi thực tập.
2. SV – HV đến nơi thực tập phải mặc đồng phục, bảng tên theo đúng
quy định. Không hút thuốc, uống rượu, nói tục, hoặc gây rối.
3. Sinh viên – học viên cần xem trước nội dung, mục tiêu và chỉ tiêu
tại khoa thực tập. Nhóm trưởng liên hệ với CBG khoa thực tập kế
tiếp vào tuần trước đó để được phân công trước khi đến khoa thực
tập mới.
4. SV – HV chỉ được phép thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân dưới
sự hướng dẫn của Cán bộ giảng hay bác sĩ của khoa – phòng.
5. Tất cả công việc của SV – HV làm tại khoa, phòng đươc sự giám sát
và hướng dẫn của CBG, nếu gặp khó khăn hay sai sót nào trong quá
trình thực tập SV – HV phải báo cáo ngay cho Cán bộ giảng hướng
dẫn hoặc bác sĩ chính của khoa để kịp thời giải quyết, tránh gây thiệt
hại, nguy hiểm cho bệnh nhân.
6. SV – HV có trách nhiệm bảo quản, tránh thất lạc, hoặc gây nhầm lẫn
hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm trong quá trình thực tập. Nếu bị
hư hỏng phải báo cáo với người có trách nhiệm quản lý để được xử
lý kịp thời theo đúng quy định.
7. SV – HV cần được sự đồng ý của người có trách nhiệm tại khoa
phòng cho mượn hồ sơ hoặc các kết quả xét nghiệm nhằm phục vụ
cho công việc trình bệnh hoặc thi cữ.
8. SV – HV không được tự ý lấy giấy tờ chuyên môn làm việc riêng.
9. Đối với bệnh nhân, SV – HV phải tôn trọng, thương yêu, tận tình
chăm sóc, tránh thái độ ban ơn.
10. SV – HV phải giữ bí mật chuyên môn.SV – HV phải cư xử đúng
mực, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng nhân viên y tế phục vụ tại bệnh
viện.

SV – HV: sinh viên – học viên


CBG: cán bộ giảng

2
QUY CHẾ THỰC HÀNH LÂM SÀNG Y6

1. Bảng tên, đồng phục chỉnh tề, khẩu trang, kính chắn, nước rửa tay nhanh.
2. Chấp hành đúng nội quy thực hành bệnh viện, giữ gìn vệ sinh trang thiết bị
trong phòng học, phòng nghỉ. Không hút thuốc lá, uống rượu trong khuôn viên
bệnh viện.
3. Điểm danh buổi thực tập:
❖ Lúc 7g hoặc bất kỳ lúc nào trong buổi sáng thực tập (7g – 11g30)
 Từ 7g15 – 7g30: đi trễ
 Sau 7g30: vắng
 3 lần đi trễ = 1 lần vắng không phép
❖ Chiều: Từ 13g00 đến 16g00
Trình bệnh tập trung online qua MS Team. 13g15 chưa có mặt học xem như
vắng. Vắng mặt 2 buổi, trừ 1 điểm thi OSCE, vắng mặt 4 buổi: CẤM THI
OSCE
Trách nhiệm điểm danh được qui định tùy theo từng khoa phòng.
4. Thực hành tại khoa:
4.1. Khoa thực tập:
SV chia thành 6 nhóm, xoay vòng thực tập qua các khoa: Hô hấp, Sơ sinh, Thận,
Huyết học, Nhiễm, Tiêu hóa – Cấp cứu.
4.2. Mục tiêu, chỉ tiêu:
❖ Mục tiêu, nội dung và cách thức thực tập tại mỗi khoa sẽ được qui định cụ thể
tại từng khoa (tham khảo các trang sau).
❖ Thực hiện chỉ tiêu thực hành, có ký xác nhận của BS bộ môn hoặc BS chính
thức tại khoa lâm sàng (không chấp nhận BS đi học ký xác nhận).
❖ Chỉ tiêu thực hành: nộp cho BS phụ trách khoa thực tập vào ngày cuối của đợt
thực tập tại khoa.
4.3. Trực gác:
❖ Thời gian trực: (Thời gian trực có thể thay đổi tùy từng khoa)
 Các ngày trong tuần
o Khoa Nhiễm: trực đêm: 19g – 6g
o Khoa Cấp cứu: trực đêm 19g - 6g
o Khoa Hô hấp, Sơ sinh, Thận, Huyết học, Tiêu hóa: trực đêm: 19g
– 22g

3
 Trực ngày T7, CN:
o Khoa Cấp cứu: T7: 7g-16g, 19g – 7g và CN: 7g-16g, 19g – 7g.
o Khoa Hô hấp: 7g - 12g và 16g - 22g
o Khoa Sơ sinh: 7g – 16g
o Khoa Thận: 7g -16g
o Khoa Huyết học: 7g-17g
o Khoa Tiêu hóa: 7g-16g
❖ Thực hành trong giờ trực:
 Chỉ tiêu thực hành
 Tham gia nhận bệnh nhân mới, khám bệnh nhân nằm tại khoa.
Chú ý: học theo mục tiêu.
❖ Trách nhiệm: tour trực giao ban và không ra trực sáng hôm sau
1. Sổ trực: riêng cho mỗi SV, được ký nhận của BS trong tua trực sau khi
đã hoàn tất ít nhất 2/3 giờ trực.
2. Không ký sổ trực/ không có sổ trực: được xem như vắng ½ đêm trực
(không phép)
3. Đi trực trễ sau 1g: đi bù 1 buổi trực khác
4. Không đi trực hoặc bỏ trực (không lý do) = 1,5 lần vắng

4.4. Điểm danh và quy định cấm thi


- Giảng viên bộ môn ở từng khoa có thể điểm danh sinh viên đi lâm
sàng bất cứ khi nào cần thiết, kể cả buổi trình bệnh tập trung.
- Quy định:
+ ≥ 4 lần điểm danh vắng không phép hoặc có phép nhưng không hợp
lý trong toàn thời gian 6 tuần lâm sàng bị đình chỉ thi OSCE cuối đợt
đó, bộ môn sẽ xem xét cho thi vào đợt khác với hình thức tùy bộ môn
quyết định.
+ ≥ 4 lần điểm danh vắng có phép hợp lý (theo ý kiến bộ môn) sẽ được
cho thi OSCE vào đợt sau, trường hợp nếu đó là đợt cuối đi lâm sàng
Nhi, bộ môn sẽ xem xét.
+ Trừ trường hợp tai nạn, nhập cấp cứu, tang phụ mẫu. Các trường
hợp còn lại SV vắng không thi OSCE phải xin phép BM trước thi và
được sự đồng ý của BM (đơn và minh chứng có thể bổ sung sau).

4
4.5. Thi cuối đợt:
❖ Hình thức: OSCE 15 trạm: Cấp cứu: trạm 1-2 (1 vấn đáp, 1 viết), Tiêu hóa:
trạm 3-4 (2 viết), Nhiễm: trạm 5-6 (1 vấn đáp, 1 viết), Hô hấp: trạm 7-8 (2
viết), Huyết học: trạm 9-10 ( 2 viết), Sơ sinh: trạm 11-13 ( 1 vấn đáp, 2 viết)
Thận: trạm 14-15 (2 viết).
❖ Thời gian thi: Thứ sáu cuối cùng của đợt thực tập.
❖ Nội dung: đánh giá các kỹ năng theo mục tiêu thực tập tại các khoa.
❖ Điểm OSCE là trung bình cộng của tất cả các trạm
Lưu ý: điểm chuyên cần và chỉ tiêu được xét đến như là điều kiện bắt buộc để tham
gia thi cuối đợt.
4.6. Điểm liệt:
❖ Điểm liệt OSCE: nếu có ≥ 4 trạm có điểm  3
 được tính là rớt lâm sàng, bất kể điểm trung bình toàn đợt.
Sinh viên thi rớt lần 1, sẽ được thi lần 2 vào đợt thực tập tiếp theo.

5
KẾ HOẠCH THỰC TẬP Y6
❖ Thời gian: 6 tuần
❖ Khoa thực tập:
Khoa thực tập Thời gian CBG phụ trách
Cấp cứu 1 tuần BS. Tiểu Niệm (0988367069) – BS Đăng
Dung (0789578202)
Hô hấp 1 tuần BS. Vân Trang (0933991451) – BS. Như
Mai (0972741985) – BS Minh Thu
(0988960233)
Nhiễm 1 tuần BS. Tấn Ngoạn (0919411411) – BS. Thu
(BMKST)
Sơ sinh 1 tuần BS. Hoài Thu (0934111359) – BS. Ngọc
Dung (0908115793) – BS. Đức Toàn
(0902409480)
Tiêu hóa 1 tuần BS. Mộng Hoàng (0908254043)
Huyết học 1 tuần BS. Minh Châu (0985872812) - BS. Cao
Dung (0933843956)
Thận – Nội tiết 1 tuần BS. Quỳnh Vy (0906880040)

Thư ký: Cô Hải Yến 0919716278


Ngoài các bác sĩ phụ trách chính (bảng), các BSNT đang thực tập tại khoa cũng có
trách nhiệm hỗ trợ quản lý và hướng dẫn sinh viên.

6
THỰC TẬP TẠI KHOA - PHÒNG
1. KHOA CẤP CỨU
1.1 Mục tiêu
1.Thực hiện cấp cứu ngưng thở ngưng tim ở trẻ em, cấp cứu dị vật đường thở
2.Nhận biết các dấu hiệu nặng, lọc bệnh cấp cứu
3.Biết cách tiếp cận chẩn đoán và xử trí các tình huống cấp cứu thường gặp ở:
❖ Trẻ bị suy hô hấp (viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suyễn, viêm thanh khí phế
quản)
❖ Trẻ bị sốc (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết, sốc nhiễm trùng, sốc giảm thể tích)
❖ Trẻ bị hôn mê co giật (sốt cao co giật, nhiễm trùng thần kinh trung ương, bệnh
tay chân miệng)
❖ Trẻ bị ngộ độc, bị tai nạn (rắn cắn, ong đốt, ngạt nước)
1.2 Nội dung thực tập
1. Các bệnh lý cấp cứu cần học: (theo phác đồ BV Nhi Đồng 1 năm 2021)
1. Viêm phổi
2. Viêm tiểu phế quản
3. Suyễn cơn nặng
4. Sốc nhiễm trùng
5. Sốc sốt xuất huyết
6. Sốc phản vệ, sốc giảm thể tích
7. Viêm não – viêm màng não, Tay chân miệng, Sốt co giật
8. Ngộ độc cấp (thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, thuốc …)
9. Các tai nạn: ong đốt, rắn cắn, ngạt nước
2. Các thủ thuật cần nắm (sách Thủ thuật cấp cứu nhi)
1. Cấp cứu ngưng tim ngưng thở và dị vật dường thở
2. Các dụng cụ cung cấp oxy: cannula, NCPAP, oxy mask, NKQ
3. Phun khí dung
4. Máy đo Sp02
5. Lau mát hạ sốt

7
1.3 Quy định thực tập tại khoa
❖ Thực hành lâm sàng tại phòng Cấp cứu (chủ yếu), phòng lọc bệnh (2-3 SV):
sinh viên tự học lâm sàng, có vấn đề thắc mắc hỏi bác sĩ để được hướng dẫn,
giải đáp.
❖ SV tự trang bị khẩu trang, sử dụng ống nghe tại giường, sát khuẩn tay trước
khi khám BN, nhớ gạc thanh chắn giường lên khi rời khỏi.
❖ Giao ban 2 buổi sáng/ tuần tại phòng giao ban Khoa Cấp cứu: sinh viên trực
đêm tự chọn bệnh cấp cứu trong đêm trực.
❖ Chiều: trình bệnh tập trung online qua MS Team theo lịch
❖ Trực đêm: tại phòng Cấp cứu
1.4 Chỉ tiêu thực tập

I. LÀM BỆNH ÁN CẤP CỨU:


Ngày Họ tên bệnh nhân Chẩn đoán SHS CĐ cuối cùng&Kết BS ký
STT
quả tên

II. TRÌNH BỆNH: giao ban sáng và trình bệnh hàng tuần
Bệnh nhân: ___________________________tuổi: __________ SHS: _______

Chẩn đoán: _____________________________________________________

BS ký tên:

8
III. THỰC HIỆN CÁC THỦ THUẬT
Thủ thuật Ngày BS ký tên
STT
1 Thở oxy

2 Đo SpO2

3 Lau mát hạ sốt

4 Phun khí dung

2. KHOA HÔ HẤP
2.1. Mục tiêu
1. Khám đúng cách các dấu hiệu hô hấp theo IMCI: đếm nhịp thở, đánh giá rút
lõm ngực, tìm và nghe tiếng thở rít, tiếng khò khè, các ran phổi.
2. Vận dụng được các triệu chứng cơ năng, thực thể khai thác được qua thăm hỏi
bệnh sử và khám lâm sàng để biện luận và chẩn đoán một trường hợp Viêm
phổi/ Viêm tiểu phế quản/ Suyễn.
3. Chỉ định được các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán xác định, phân biệt và
tìm biến chứng ca VP/VTPQ/suyễn.
4. Nhận biết được các chỉ định nhập viện đối với VP/VTPQ/Suyễn
5. Viết được y lệnh điều trị ban đầu phù hợp cho một trường hợp
VP/VTPQ/Suyễn điều trị nội trú/ ngoại trú.
6. Hướng dẫn được cách dùng dụng cụ MDI/ MDI qua buồng hít

2.2. Nội dung thực tập


❖ Kiến thức cần thiết để thực tập
1. Giải phẫu hệ hô hấp

9
2. Sinh lý hô hấp
3. Bệnh học Viêm phổi, Viêm tiểu phế quản, Suyễn
4. Cách đánh giá dấu hiệu ho, khó thở theo IMCI
5. Xquang lồng ngực
❖ Kỹ năng cần thiết
1. Kỹ năng giao tiếp giữa NVYT và bệnh nhi, thân nhân bệnh nhi.
2. Kỹ năng giao tiếp giữa NVYT lẫn nhau.
3. Kỹ năng làm việc nhóm.
4. Kỹ năng thuyết trình bệnh án.
5. Kỹ năng khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng.

2.3. Qui định thực tập tại Khoa


❖ Khám bệnh và làm việc tại khoa lâm sàng tại dưới sự hướng dẫn và phân công
của giảng viên và bác sĩ điều trị.
❖ Trình bệnh hoặc bổ sung kiến thức lâm sàng: 3 lần/tuần

2.4. Chỉ tiêu thực tập

I. CHỈ TIÊU NHẬN BỆNH MỚI


Họ tên BN SHS TTBA Chẩn Chẩn đoán BS. ký
đoán BĐ sau cùng

10
II. CHỈ TIÊU KIẾN TẬP
Ngày Nội dung kiến Bệnh nhân/ SHS Đánh giá theo BS. ký
tập checklist (nếu có)

III. CHỈ TIÊU BỆNH ÁN THEO THÁC ĐỔ


Đạt Không đạt BS. ký

3. KHOA NHIỄM
3.1. Mục tiêu
1. Tiếp cận, chẩn đoán phân độ và điều trị ban đầu
❖ Bệnh tay chân miệng
❖ Bệnh viêm màng não
❖ Bệnh viêm não
❖ Bệnh thủy đậu
❖ Bệnh quai bị
❖ Bệnh sởi
2. Nắm được các hội chứng:
❖ Hội chứng não cấp
❖ Hội chứng màng não
❖ Hội chứng co giật
❖ Sốt kéo dài
3. Nắm được các kỹ năng:
❖ Xử trí được trẻ đang co giật
❖ Kiến tập chọc dò dịch não tủy được 1 ca

11
3.2. Nội dung thực tập
❖ Các bệnh lý phải nắm vững ở khoa nhiễm:
1. Bệnh tay chân miệng
2. Bệnh viêm màng não
3. Bệnh viêm não
4. Bệnh thủy đậu
5. Bệnh quai bị
6. Bệnh sởi
❖ Đối với mỗi vấn đề, sinh viên phải :
1. Trình bày được những phần lý thuyết có liên quan
2. Hỏi được bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng và biện luận được chẩn đoán dựa
vào các yếu tố trên.
3. Xử trí được các tình huống trên lúc nhập viện (khi chưa có kết quả xét nghiệm)
4. Biện luận được kết quả xét nghiệm và xác định được hướng điều trị tiếp theo
Thực hành kỹ năng giao tiếp tốt

3.3. Qui định thực tập tại khoa


- Thứ sáu (trước khi đến thực tập): tổ trưởng trình diện giảng viên tại khoa
Nhiễm để được phân công bệnh phòng và lịch trực cho tuần sau.
- Từ 7 giờ – 7 giờ 30: Giao ban sáng tại khoa nhiễm
- Từ 7 giờ 30 - 9 giờ 30: khám bệnh và trình bệnh với bác sĩ điều trị tại bệnh
phòng.
- Từ 9 giờ 30 – 11 giờ: trình bệnh với giảng viên tại khoa nhiễm

3.4. Chỉ tiêu thực tập

STT Chỉ tiêu Ngày, tháng, năm Bác sĩ ký

Kiến tập chọc dò tủy sống


1

Đo huyết áp (lần 1)
2

12
3 Đo huyết áp (lần 2)

4 Khám và làm hồ sơ (ca 1)

5 Khám và làm hồ sơ (ca 2)

6 Trực gác

4. KHOA SƠ SINH
4.1. Mục tiêu
1. Khám và phân loại trẻ sơ sinh đúng cách.
2. Ước lượng tuổi thai trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng thang điểm Ballard mới.
3. Phân loại và xử trí ban đầu theo IMCI các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh.
4. Phát hiện được những dấu hiệu nặng ở trẻ sơ sinh.
5. Kiến tập hoặc tham gia thực hiện chăm sóc rốn, da, mắt, mũi, miệng, tai ở trẻ
sơ sinh.
6. Kiến tập, đánh giá hoặc tham gia hướng dẫn cách cho trẻ bú mẹ đúng cách.
7. Thực hiện được y lệnh dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cơ bản trong giai đoạn
sơ sinh.
8. Phát hiện triệu chứng lâm sàng, giải thích lý do đề nghị cận lâm sàng, biện
luận chẩn đoán và lý giải được cách điều trị những bệnh lý nhiễm trùng sơ
sinh thường gặp: viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng
rốn, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết.
9. Phát hiện triệu chứng lâm sàng, giải thích lý do đề nghị cận lâm sàng, biện
luận chẩn đoán và lý giải được cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh.
10.Tiếp cận chẩn đoán và xử trí ban đầu những bệnh lý suy hô hấp sơ sinh thường
gặp: cơn ngưng thở ở trẻ non tháng, bệnh màng trong, cơn thở nhanh thoáng
qua, viêm phổi hít phân su.

4.2. Nội dung thực tập


4.2.1. Về kiến thức
1. Những vấn đề thường gặp ở trẻ non tháng
2. Những bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh thường gặp: viêm màng não, viêm
phổi, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng da, nhiễm trùng
tiểu, nhiễm trùng huyết.

13
3. Vàng da sơ sinh: vàng da sinh lý, vàng da do sữa mẹ, vàng da ở trẻ sinh
non, vàng da do nhiễm trùng, vàng da do bất đồng nhóm máu, vàng da
ở trẻ có bướu huyết thanh, đa hồng cầu, vàng da trong bệnh cảnh tắc
ruột, vàng da ứ mật, vàng da ở trẻ suy giáp.
4. Những bệnh lý suy hô hấp sơ sinh thường gặp: cơn ngưng thở ở trẻ non
tháng, bệnh màng trong, cơn thở nhanh thoáng qua, viêm phổi hít phân
su.
4.2.2. Về kỹ năng
1. Khám và phân loại trẻ sơ sinh đúng cách.
2. Ước lượng tuổi thai trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng thang điểm Ballard
mới.
3. Phân loại và xử trí ban đầu theo IMCI các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ
sinh.
4. Phát hiện được những dấu hiệu nặng ở trẻ sơ sinh.
5. Chăm sóc rốn, da, mắt, mũi, miệng, tai ở trẻ sơ sinh.
6. Hướng dẫn cách cho trẻ bú mẹ đúng cách.
7. Thực hiện được y lệnh dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cơ bản trong giai
đoạn sơ sinh.
4.2.3. Về thủ thuật
1. Chọc dò tuỷ sống sơ sinh
2. Đặt sonde dạ dày ở trẻ sơ sinh

4.3. Qui định thực tập tại Khoa


Thực tập lâm sàng:
- 7 giờ – 10 giờ: thực tập lâm sàng tại phòng bệnh khoa sơ sinh
- 10 giờ – 11 giờ 30: học lý thuyết lâm sàng hoặc trình bệnh án tại phòng bộ
môn

4.4. Chỉ tiêu thực tập


GV/BS XÁC
CHỈ TIÊU THÔNG TIN
NHẬN
Ngày trình: _____/_____/_____
1. Tham gia làm và Họ tên bệnh nhi:
trình 1 bệnh án cho Chẩn đoán:
giảng viên hướng dẫn

14
Ngày trực: _____/_____/_____
2. Trực đêm hoặc trực Thời gian trực: từ_____giờ đến_____giờ
ngày 1 lần trong đợt
thực tập
3. Khám nhận bệnh và Ngày trực: _____/_____/_____
ghi hồ sơ 1 bệnh nhi Thời gian trực: từ_____giờ đến_____giờ
mới vào khoa trong Họ tên bệnh mới:
đêm/ngày trực
4. Kiến tập hoặc thực Ngày thực hiện: _____/_____/_____
hiện 1 ca chọc dò tủy Họ tên bệnh nhi:
sống hoặc đặt sonde Chẩn đoán:
dạ dày
Họ tên bệnh nhi:
5. Nộp 1 bệnh án sơ Chẩn đoán:
sinh điều trị nội trú

Chú ý: Nộp bảng chỉ tiêu theo tổ (không nhận riêng lẻ) ngay sau khi kết thúc thực tập lâm
sàng. Sinh viên bị hủy kết quả thi cuối trại và thực tập lại trại sơ sinh và phòng khám sơ sinh
nếu không nộp bảng chỉ tiêu hoặc không hoàn thành bất cứ chỉ tiêu nào trong số 10 chỉ tiêu kể trên.

5. KHOA TIÊU HÓA


5.1. Mục tiêu
1. Khai thác được bệnh sử của trẻ bị tiêu chảy cấp và tiêu đàm máu.
2. Đánh giá, phân loại và phát hiện được các dấu hiệu mất nước trên lâm sàng
theo IMCI, phân tích được tính chất phân của trẻ bị tiêu chảy.
3. Xử trí được các mức độ mất nước A, B, C theo phác đồ và chỉ định dùng kháng
sinh trong tiêu chảy cấp
4. Vận dụng được các triệu chứng cơ năng, thực thể khai thác được qua thăm hỏi
bệnh sử và khám lâm sàng để biện luận và chẩn đoán một trường hợp tiêu đàm
máu.
5. Chỉ định được các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán xác định, phân biệt trẻ
tiêu đàm máu.
6. Tiếp cận, chẩn đoán được các trường hợp nôn trớ ở trẻ em.
7. Hướng dẫn bà mẹ cách pha dung dịch Oresol và các dung dịch thay thế.
8. Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi, các biện pháp phòng ngừa và chế độ dinh
dưỡng cho trẻ.
5.2. Nội dung thực tập

15
❖ Các bệnh lý cần học ở khoa Tiêu hóa:
1. Tiêu chảy cấp
2. Viêm ruột
3. Lỵ trực trùng
4. Lỵ amip
5. Tiếp cận ói
❖ Đối với mỗi vấn đề, sinh viên phải :
1. Hỏi được bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng và biện luận được chẩn đoán dựa
vào các yếu tố trên.
2. Nhận diện được các dấu hiệu mất nước của bệnh lý tiêu chảy
3. Chẩn đoán ban đầu các bệnh lý tiêu hóa thường gặp: tiêu chảy cấp, viêm ruột,
tiêu đàm máu
4. Nhận biết được chỉ định nhập viện
5. Xử trí được các tình huống tiêu chảy cấp, viêm ruột, tiêu đàm máu
6. Dặn tái khám và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tiêu chảy, ói

5.3. Qui định thực tập tại Khoa


Thực tập lâm sàng:
- 7 giờ – 10 giờ: thực tập lâm sàng tại khoa Tiêu hóa
- 10 giờ – 11 giờ 30: học lý thuyết lâm sàng hoặc trình bệnh án tại phòng huấn
luyện khoa Tiêu hóa

5.4. Chỉ tiêu thực tập


Chỉ tiêu nhận bệnh mới

Họ tên BN SHS TTBA Chẩn Chẩn đoán BS. ký


đoán BĐ sau cùng

16
6. KHOA THẬN – NỘI TIẾT
6.1 Mục tiêu
- Đo huyết áp và xác định được 1 trường hợp cao huyết áp trẻ em, phân
độ.
- Chỉ định đúng và đủ các xét nghiệm cần thiết cho một trường hợp nghi
ngờ viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu
- Chẩn đoán và điều trị ban đầu, tiên lượng một trường hợp viêm cầu
thận cấp, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu.
- Phân tích được kết quả Tổng phân tích nước tiểu, cặn lắng nước tiểu,
đạm niệu, creatinin máu, cholesterol máu.

6.2 Nội dung thực tập


❖ Kiến thức:
Giải phẫu hệ niệu
Sinh lý thận
Bệnh học Viêm cầu thận cấp, Hội chứng thận hư, Nhiễm trùng tiểu
❖ Kỹ năng:
Phân tích các kết quả xét nghiệm trong bệnh học Thận.
Đo huyết áp trẻ em.
Khám và theo dõi triệu chứng phù của trẻ bệnh thận.
Tiếp cận một trường hợp phù do thận.
Tiếp cận một trường hợp tiểu máu.

17
6.3 Quy định thực tập tại khoa:
- Thời gian thực tập tại khoa: 7h - 10h, khám bệnh và viết diễn tiến, điều
trị (nếu được) vào hồ sơ bệnh án theo hướng dẫn của bs bệnh phòng.
- Trình bệnh: 10h - 11h30, 2-3 lần/ tuần, tại phòng bộ môn.
- Buổi sáng trước khi lên khoa phải có áo blouse, bảng tên; cặp sách để tại
phòng huấn luyện của khoa.
- Sáng ngày đầu có mặt tại khoa phải có danh sách các thành viên trong
nhóm thực tập, danh sách trực (tự phân chia) gửi giảng viên hướng dẫn.
- Phòng bệnh Thận của khoa: 207- 208 và Cấp cứu.
6.4 Chỉ tiêu thực hành
❖ Chỉ tiêu nhận bệnh mới: 3 bệnh (bệnh tạp và bệnh thận).

HỌ TÊN BN SHS NGÀY CHẨN XỬ TRÍ BS XÁC


SINH ĐOÁN BAN ĐẦU NHẬN

1.

2.

3.

❖ Chỉ tiêu trực đêm hoặc trực ngày: 1 buổi.

❖ Chỉ tiêu bệnh án: 1 bệnh tạp, 1 bệnh thận.

18
7. KHOA HUYẾT HỌC
7.1 Mục tiêu
1. Nắm vững cách khám và làm bệnh án Nhi huyết học đúng cách.
2. Khám được các triệu chứng lâm sàng thường gặp và chẩn đoán sơ bộ
được các bệnh lí huyết học thường gặp ở trẻ em.
3. Chỉ định đúng các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản cần thực hiện và
biện luận được kết quả các xét nghiệm cơ bản của các bệnh lí huyết
học thường gặp ở trẻ em.
4. Trình bày được cách xử trí và điều trị các bệnh lí huyết học thường
gặp ở trẻ em.

7.2 Nội dung thực tập

7.2.1 Kiến thức:


• Trình bày được nguyên nhân của các bệnh lí huyết học thường
gặp ở trẻ em
• Giải thích được cơ chế sinh lí bệnh của các bệnh lí huyết học
thường gặp ở trẻ em
• Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm cận
lâm sàng cần thực hiện của các bệnh lí huyết học thường gặp ở
trẻ em
• Trình bày được cách điều trị các bệnh lí huyết học thường gặp
ở trẻ em
7.2.2 Kỹ năng:
• Nhận biết và đánh giá được mức độ thiếu máu
• Biết cách xử trí cấp cứu thiếu máu nặng.
• Nhận biết và đánh giá được dấu hiệu xuất huyết.
• Khám và xác định được gan lách hạch to.
• Đọc và phân tích được tổng phân tích tế bào máu và phết máu
ngoại biên.
• Đọc và phân tích được hồng cầu lưới, điện di hemoglobin.
• Chẩn đoán được các bệnh lí huyết học thường gặp ở trẻ em
• Viết được y lệnh điều trị bệnh lí huyết học thường gặp ở trẻ em
Nội dung các bài:
Bài 1. Cách đọc công thức máu
Bài 2. Thiếu máu thiếu sắt

19
Bài 3. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Bài 4. Hemophilia
Bài 5. Thalassemia
7.3 Kế hoạch giảng dạy
Ngày Nội Số tiết Ghi chú
dung

Ngày 1 Bài 1 2 Tự học theo tài liệu đã gửi

Ngày 2 Bài 2, 3 2 Chuẩn bị 1 bệnh án cho mỗi mặt bệnh, nghe


giảng, thảo luận nhóm nhỏ

Ngày 3 Bài 4 2 TRÌNH BỆNH NHÓM LỚN

Ngày 4 Bài 5 2 TRÌNH BỆNH NHÓM LỚN

7.4 Chỉ tiêu lâm sàng


7.4.1 Nhận bệnh mới
Họ tên bệnh nhân Ngày nhập Chẩn đoán Chữ kí xác
viện nhận của BS

*Mỗi SV nhận 2 bệnh mới, không trùng với SV khác trong cùng nhóm
7.4.2 Khám 2 bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu
Họ tên bệnh nhân Ngày khám Chẩn đoán Chữ kí xác
nhận của BS

20
7.4.3 Khám 2 bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết
Họ tên bệnh nhân Ngày khám Chẩn đoán Chữ kí xác
nhận của BS

7.4.4 Khám 2 bệnh nhân có biểu hiện gan/ lách/ hạch to


Họ tên bệnh nhân Ngày khám Chẩn đoán Chữ kí xác
nhận của BS

21
7.5 Chỉ tiêu cận lâm sàng
Đọc công thức máu của 2 bệnh mới mà học viên đã khám nhận bệnh

STT CÔNG THỨC MÁU PHÂN TÍCH KẾT LUẬN


KQ CTM
(phối hợp lâm sàng)

1 WBC……….

Neu…………(………%)

Eos…………(………%)

Baso…………(………%)

Lym…………(………%)

Mono…………(………%)

Hb…………….

Hct……………

MCV………….

MCH………….

MCHC………...

RDW………….

PLT……………

MPV…………..

2 WBC……….

Neu…………(………%)

Eos…………(………%)

Baso…………(………%)

Lym…………(………%)

Mono…………(………%)

22
Hb…………….

Hct……………

MCV………….

MCH………….

MCHC………...

RDW………….

PLT……………

MPV…………..

Đọc đông máu toàn bộ:

PHÂN TÍCH KQ KẾT LUẬN

(phối hợp lâm sàng)

PT…………(T = …….s)

PT%.............

INR………...

aPTT………(T = …….s)

Fibrinogen………….

D-dimer…………….

Đọc điện di Hb:

PHÂN TÍCH KQ KẾT LUẬN

(phối hợp lâm sàng)

HbA…………….

HbA2…………...

HbF…….……….

23
ĐÁNH GIÁ CHUYÊN CẦN
Tuần / Ký tên điểm danh Tổng kết

Khoa Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

1 S

2 S

3 S

4 S

5 S

6 S

Yêu cầu: có chữ ký xác nhận của Cán bộ giảng Bộ môn tại khoa phòng

THEO DÕI TRỰC GÁC

24
Yêu cầu trong đợt thực tập tại BM mỗi tuần trực 1 lần. Đây là thời gian các em có
thể tham gia học tập và thực hành được nhiều kỹ năng của Nhi Khoa.

Khoa / Điền các công việc đã thực hiện trong Nhận xét của CBG/BS trực
Ngày trực buổi trực

Cấp cứu

Tiêu hóa

Hô hấp

Nhiễm

Sơ sinh

Huyết Học

Thận

25
Các công việc đã thực hiện trong buổi trực: SV ghi nhận cụ thể những công
việc đã làm. VD: khám 1 ca bệnh Viêm phổi mới, khám 1 ca ngộ độc mới, cho 2
bệnh nhi thở oxy, kiến tập đặt nội khí quản 1 ca, kiến tập chọc dò tủy sống 2 ca,
theo dõi 2 ca bệnh nặng phòng cấp cứu…

Nhận xét trong buổi trực của CBG/BS trực ghi nhận sự tích cực, chăm chỉ trong
thực tập của mỗi SV.

26
GÓP Ý CỦA SINH VIÊN

• Về môi trường học tập:

• Về phương pháp giảng dạy:

• Về các giảng viên

27
TỔNG KẾT CỦA BỘ MÔN

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

Về chuyên cần

Về trực – gác

Về thực hiện các chỉ tiêu

Tổng hợp

Điểm

GIÁO VỤ BỘ MÔN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

28

You might also like