You are on page 1of 44

Tên Học phần/Module:

MỤC LỤC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP NĂM 3

BÀI/CA LÂM SÀNG: ĐAU BỤNG CẤP.......................................................................................................2

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG VIÊM PHÚC MẠC.................................................................................5

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG VÀNG DA TẮC MẬT.............................................................................9

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG TẮC RUỘT.........................................................................................14

BÀI: HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG Ổ BỤNG.....................................................................................18

BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC KHÓ THỞ SAU CHẤN THƯƠNG.....................................................................22

BÀI/CA LÂM SÀNG: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG.............................26

BÀI/CA LÂM SÀNG: ĐÁI MÁU SAU CHẤN THƯƠNG..............................................................................30

BÀI/CA LÂM SÀNG: KHỐI PHỒNG VÙNG BẸN BÌU................................................................................33

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG CHÈN ÉP TỦY.....................................................................................36

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ........................................................................39

BÀI/CA LÂM SÀNG: CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.......................................................................................42

BÀI/CA LÂM SÀNG: RỐI LOẠN BÀI XUẤT NƯỚC TIỂU...........................................................................45

BÀI/CA LÂM SÀNG: ĐÁI MÁU SAU CHẤN THƯƠNG..............................................................................50

BÀI/CA LÂM SÀNG: BỎNG....................................................................................................................53

TIẾP CẬN NHỮNG THAN PHIỀN VÙNG HẬU MÔN................................................................................55

BÀI/CA LÂM SÀNG: VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM....................................................................................57

BÀI/CA LÂM SÀNG: NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA................................................................................61

1
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: ĐAU BỤNG CẤP


1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Đau bụng cấp là một bệnh lí thường gặp trên lâm sàng, ở mọi lứa tuổi, giới.
Đau bụng cấp thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiều trường hợp khó chẩn đoán
nguyên nhân trên lâm sàng. Đau bụng cấp tính ngoại khoa cần được chẩn đoán sớm,
chính xác có thái độ xử trí kịp thời. Tuy nhiên cũng có nhiều cơn đau bụng cấp tính
nội khoa khác mà nhiều khi khó phân biệt với đau bụng câp ngoại khoa.
Đứng trước một bênh nhân đau bụng câp tính đòi hỏi người thầy thuốc cần tiếp
cận một cách có hiệu quả để xác định đây là cơn đau bụng có tính chất nội khoa hay
ngoại khoa, nguyên nhân của cơn đau bụng cấp. Thực hiện theo các bước hỏi bệnh
thăm khám lâm sàng và đề xuất các phương pháp cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn
đoán sớm nguyên nhân của cơn đau bụng cấp từ đó có phương pháp điều trị kịp thời

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


- Tắc ruột sau mổ
- Dính ruột
- dấu hiệu rắn bò
- dấu hiệu quai ruột nổi
- viêm phúc mạc
- Đau bụng cấp nội khoa
-Đau bụng cấp ngoại khoa

5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp


- Sự hiểu biết về cơn đau bụng cấp tính nội khoa/Ngoại khoa
-Đau cấp tính/Đau mạn tính
-Đau thành/ Đau tạng
-Thái độ xử trí cơn đau bụng cấp ngoại khoa

2
Tên Học phần/Module:

6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam, 75 tuổi, đến bệnh viện tỉnh khám vì đau bụng cơn, nôn, đến viện ở
giờ thứ 6 của bệnh. Kết quả thăm khám thấy:
Bệnh nhân đau bụng cơn vùng quanh rốn và vùng hố chậu phải, nôn 4 lần ra thức
ăn và dịch tiêu hoá, bí trung tiện, 2 ngày chưa đại tiện.
Bệnh nhân tỉnh, mệt mỏi, mạch 80 lần/phút, huyết áp 130/80mmHg, nhịp thở 18
lần/phút.
Bụng chướng vừa, có dấu hiệu rắn bò, sẹo mổ cũ đường trắng bên bên phải, bụng
mềm, ấn đau nhiều vùng vết mổ, gõ bụng vang, thăm trực tràng thấy có ít phân màu
vàng.
Tiền sử: mổ viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa cách lúc vào viện 1 năm; không có rối
loạn đại tiện; không mắc bệnh gì khác; chế độ ăn của bệnh nhân một tuần nay hoàn
toàn bình thường. Bác sỹ trực sơ bộ kết luận: tắc ruột sau mổ và cho nhập viện điều trị

3
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG VIÊM PHÚC MẠC

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Viêm phúc mạc là những phản ứng của phúc mạc khi bị kích thích bởi các tác nhân: vi
khuẩn, các chất hoá học, các yếu tố vật lý. Trong đó vi khuẩn là nguyên nhân thường
gặp nhất. Viêm phúc mạc thứ phát do vi khuẩn là những trường hợp cần được can
thiệp phẫu thuật. Viêm phúc mạc là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý cấp cứu Ngoại
khoa ổ bụng. Hội chứng viêm phúc mạc bao gồm các triệu chứng như đau khắp bụng,
sốt cao, co cứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc... Bệnh thường diễn biến nhanh
dẫn tới tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong. Do đó, viêm phúc mạc cần
được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, kịp thời.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Bài giảng “HỘI CHỨNG VIÊM PHÚC MẠC”, giáo trình Ngoại khoa cơ sở -
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
2. Bài giảng “Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng”, sách Cấp cứu ngoại
khoa tiêu hóa – Trường Đại học Y Hà Nội .
3. Bài giảng “ Sinh lý bệnh quá trình viêm”, giáo trình Sinh lý bệnh – Trường
Đại học Y Hà Nội.
4. Các thuật ngữ
- Co cứng thành bụng
- Cảm ứng phúc mạc
- Chọc dò ổ bụng
- Viêm phúc mạc mật
4
Tên Học phần/Module:

- Thấm mật phúc mạc


- Viêm phúc mạc tiên phát
- Viêm phúc mạc thứ phát

5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra hội chứng viêm phúc mạc?
- Phân tích tổn thương giải phẫu và sinh lý bệnh của hội chứng viêm phúc mạc?
- Tìm hiểu cơ chế bệnh sinh các triệu chứng trong hội chứng viêm phúc mạc?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam, 57 tuổi, vào viện với lý do đau bụng. Cách nhập viên 8 giờ, bệnh nhân đột
ngột đau thượng vị dữ dội, liên tục, lan sau lưng, không có tư thế giảm đau. Không nôn,
không sốt. Đau bụng không liên quan bữa ăn. Đại tiểu tiện bình thường. Sau đó bệnh nhân
đau lan khắp bụng, ngày càng dữ dội, ở nhà chưa dùng thuốc gì, nhập viện khám và điều trị.
Tình trạng nhập viện:
Chỉ số sinh tồn : Mạch 90 lần/phút, thân nhiệt 37ºC, thở 20 lần/phút, huyết áp 120/70
mmHg.
Khám bụng chướng ít, kém di động theo nhịp thở, ấn đau nhiều vùng thượng vị, co cứng
bụng vùng trên rốn.
Tóm tắt cận lâm sàng:
Công thức máu, sinh hóa máu: trong giới hạn bình thường
Siêu âm: Dịch ổ bụng lượng nhiều. Bụng chướng hơi nhiều.
Xquang bụng đứng không chuẩn bị: Liềm hơi dưới hoành 2 bên.
Câu hỏi thảo luận:
1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nghĩ đến các khả năng nảo ở bệnh nhân trên?
2. Lập luận chẩn đoán xác định cho bệnh nhân trên?
3. Những việc cần làm khi tiếp nhận bệnh nhân này tại tuyến y tế cơ sở?

5
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG VÀNG DA TẮC MẬT

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Vàng da tắc mật ngoại khoa là hiện tượng vàng da do nông độ bilirubin tăng cao trong
máu (Chủ yếu là bilirubin trực tiếp) và ngấm vào tổ chức cơ thể. Nguyên nhân là do
các bệnh lý có sự cản trở sự bài xuất dịch mật ở đường mật chính như: sỏi ống mật
chủ, u đường mật, u bóng valter, u đầu tụy... Trên lâm sàng, bệnh nhân có hội chứng
vàng da tắc mật ngoại khoa thường có các biểu hiện: đau bụng vùng hạ sườn phải, sốt,
vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu. Để chẩn đoán xác mức độ, nguyên nhân
của vàng da ta có thể sử dụng nhiều phương pháp cận lâm sàng. Trong đó, định lượng
Bilirubin, siêu âm gan mật, chụp cắt lớp vi tính là những cận lâm sàng thường được sử
dụng và có giá trị cao.
Vàng da tắc mật ngoại khoa cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc,, nếu
không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Giáo trình Ngoại khoa Cơ sở, Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên
2. Bài giảng “ Sinh lý bệnh chức năng gan”, giáo trình Sinh lý bệnh – Trường
Đại học Y Hà Nội.
4. Các thuật ngữ
- Bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp
- U klatskin
- ERCP
- Percutaneous Transhepatic Biliary Drainage: PTBD: Dẫn lưu đường mật qua da
6
Tên Học phần/Module:

- Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography: ERCP: Nội soi mật tụy ngược
dòng
- PTC (Percutaneous transhepatic cholangiography): Chụp đường mật qua da
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
1. Liệt kê và phân loại các nguyên nhân gây vàng da?
2. Liệt kê và phân tích các triệu chứng của hội chứng vàng da tắc mật ngoại khoa?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam, 66 tuổi, vào viện với lý do: vàng da. Cách nhập viện 1 tháng, bệnh nhân
thấy vàng da tăng dần từ từ, kèm ngứa nhiều toàn thân, nước tiểu vàng sậm, phân vàng
khuôn, không nhớt, không máu, không kèm sốt, không kèm đau bụng. Bệnh nhân ăn uống
kém, buồn nôn sau ăn, không nôn, sụt cân không rõ bao nhiêu ký. Cách nhập viện 10 ngày,
bệnh thấy phân bạc màu, vàng da và ngứa ngày càng nhiều nên bệnh nhân nhập viện khám
và điều trị.
Tình trạng lúc vào:
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vàng da vàng mắt
- Chỉ số sinh tồn: Mạch: 80 lần/phút, huyết áp: 130/80 mmHg, nhiệt độ: 37 ºC, nhịp
thở 20 l/p. Thể trạng gầy, BMI = 17,5 kg/m2
- Khám bụng mềm, ấn đau nhẹ hạ sườn phải, phản ứng thành bụng âm tính. Gan to
dưới bờ sườn khoảng 3cm, bờ tù, mật độ mềm, ấn tức. Túi mật căng tròn.
Cận lâm sàng:
- Công thức máu
WBC 6,5 G/L
Neu 56,7 %
Hb 9,5 g/dl
Hct 29,3%
MCV 66,4 fL
MCH 21,5 pg
MCHC 32,3 g/dL
PLT 297 G/L
- Chức năng đông máu
PT: 20.8 s PT%: 69% INR: 1.28
APTT: 34,8 s
- Sinh hóa
Glucose 87 mg/dl
Ure 30,3 mg/dl
Creatinin 0,85 mg/dl
eGFR 90,46 mg/dl

7
Tên Học phần/Module:

AST 97 IU/L
ALT 101 IU/L
Bilirubin TP 27,14 mg/dL
Bilirubin TT 12,68 mg/dL
Albumin 3,33 g/dl
ALP 326,4 U/L
CRP 10,33 mg/L
Na 137 mm/L
K 3,2 mm/L
Cl 103 mm/L
CA 19-9 > 1200.00 U/ml
CEA 2,66 ng/ml
- Siêu âm bụng: Gan cấu trúc echo đồng dạng, bờ đều, kích thước không to, dịch dưới gan
(-). Túi mật căng to, không sỏi, thành túi mật không dày. Đường mật trong gan dãn đường
kính 11mm. Ống mật chủ dãn lớn đường kính 21 mm. Tụy đồng dạng không to, ống tụy
chính dãn đường kính7 mm
Kết luận: Dãn đường mật trong và ngoài gan. Dãn ống tụy chính
- CT scan bụng:
+ Gan bờ đều, không to, không thấy bất thường rõ rệt đậm độ nhu mô gan
+ Dãn lớn đường mật trong và ngoài gan, đường kính ống mật chủ 17 mm, không thấy sỏi
đường mật, túi mật căng to
+ Tụy: dãn ống tụy chính đường kính khoảng 7 mm, không thấy bất thường hình dạng, kích
thước, đậm độ nhu mô tụy
Kết luận: Đường mật trong và ngoài gan giãn, đường kính khoảng 17 mm, túi mật căng to,
không thấy sỏi đường mật
Câu hỏi thảo luận:
1. Từ các triệu chứng lâm sàng, biện luận các nguyên nhân gây vàng da có thể gặp ở
bệnh nhân trên.
2. Đề xuất các cận lâm sàng cần thiết cho chẩn đoán, điều trị.
3. Lập luận chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đã có.
4. Đề xuất hướng điều trị cho bệnh nhân trên.

8
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG TẮC RUỘT

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Tắc ruột là sự đình chỉ lưu thông các chất chứa trong lòng ruột: Dịch, phân, hơi.
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng chiếm gần 1/5 trong
tổng số cấp cứu ổ bụng. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột, bệnh thường gặp ở nhiều
lứa tuổi khác nhau, mỗi lứa tuổi có nguyên nhân riêng của nó. Chẩn đoán tắc ruột
thường dễ, có thể dựa vào lâm sàng có các triệu chứng đau bụng, nôn, bí trung đại tiện,
chướng bụng. Các cận lâm sàng thường được sử dụng trong chẩn đoán tắc ruột là siêu
âm ổ bụng, x quang ổ bụng không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị, chụp cắt lớp vi tính ổ
bụng… Một số trường hợp chẩn đoán khó do dễ nhầm với một số bệnh cảnh lâm sàng
khác như viêm tụy cấp, viêm phúc mạc... Tắc ruột cần phải chẩn đoán sớm, điều trị
sớm và đúng nguyên tắc.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Giáo trình Ngoại khoa Cơ sở, Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên
2. Bài giảng “ Sinh lý bệnh tiêu hóa”, giáo trình Sinh lý bệnh – Trường Đại học
Y Hà Nội.
4. Các thuật ngữ
- Dấu hiệu rắn bò
- Dấu hiệu quai ruột nổi
- Hình ảnh mức nước mức hơi
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
9
Tên Học phần/Module:

1. Trình bày các nguyên nhân vầ phân loại của hội chứng tắc ruột?
2. Trình bày các triệu chứng lâm sàng của hội chứng tắc ruột?
3. Phân tích đặc điểm sinh lý bệnh của hội chứng tắc ruột?
4. Phân tích giá trị các cận lâm sàng của hội chứng tắc ruột?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam 62 tuổi, vào viện với lý do đau bụng, bí trung đại tiện giờ thứ 24.

Cách lúc vào viện 24 giờ, bệnh nhân đột ngột đau vùng quanh rốn, đau quặn
từng cơn, mỗi cơn khoảng 5p, cách khoảng 20p, đau không lan, không có tư thế giảm
đau. Bệnh nhân chưa đi cầu được 2 ngày nay, không trung tiện được, tiểu tiện bình
thường. Đau bụng ngày càng tăng, kèm theo bệnh nhân có nôn ra dịch tiêu hóa nhiều
lần.
Tiền sử: Mổ cắt ruột thừa viêm cách 34 năm. Mổ tắc ruột do dính cách 32 năm.
Tình trạng lúc vào:
Bệnh nhân đau bụng từng cơn quanh rốn, buồn nôn, nôn ra dịch tiêu hóa, chưa
trung tiện, chưa đại tiện. Tiểu tiện bình thường.
Tiếp xúc được, người mệt mỏi
Cân nặng 60 kg, chiều cao 1m65, BMI = 22, Thể trạng: trung bình
Mạch 80 lần/phút Nhịp thở 20 lần/phút,
Huyết áp 120/70mmHg Thân nhiệt 37ºC
Bụng căng chướng đều, di động theo nhịp thở, có 02 vết mổ
Vết mổ dọc đường giữa trên và dưới rốn dài khoảng 10 cm lành tốt
Vết mổ Viêm ruột thừa vùng hố chậu phải khoảng 3 cm
Dấu rắn bò (+), dấu quai ruột nổi (-)
Hình ảnh Xquang bụng không chuẩn bị

10
Tên Học phần/Module:

Câu hỏi thảo luận: có thể đưa câu hỏi dưới dạng tự luận hoặc câu hỏi MCQ.
1. Các khả năng có thể nghĩ tới ở bệnh nhân trên và biện luận?
2. Đề xuất các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán ở bệnh nhân trên?
3. Đọc kết quả Xquang ổ bụng không chuẩn bị?

11
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI: HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG Ổ BỤNG

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Hội chứng chảy máu trong ổ bụng xuất hiện khi dịch máu chảy vào khoang
phúc mạc do nhiều nguyên nhân. Trong đó, chảy máu do chấn thương bụng là nguyên
nhân thường gặp nhất. Triệu chứng của hội chứng chảy máu trong tương đối đa dạng
và phụ thuộc trực tiếp vào số lượng máu mất vào ổ phúc mạc. Trên lâm sàng có hai
biểu hiện chính đó là mất máu cấp tính và có dịch tự do ổ bụng. Để hỗ trợ chẩn đoán
có thể sử dụng nhiều loại cận lâm sàng như: xét nghiệm công thức máu, siêu âm ổ
bụng, chụp Xquang bụng không chuẩn bị, chụp động mạch, chụp cắt lớp vi tính...
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao trong
việc dánh giá hình thái, mức độ tổn thương của tạng cũng như số lượng dịch máu trong
ổ bụng.
Chảy máu trong ổ bụng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trên lâm sàng,
rất nguy hiểm đến tính mạng, đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm, theo dõi sát toàn trạng
và có hướng điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Giáo trình Ngoại khoa Cơ sở, Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên
2. Bài giảng “ Sinh lý bệnh tuần hoàn”, giáo trình Sinh lý bệnh – Trường Đại học
Y Hà Nội.
4. Các thuật ngữ
- FAST và eFAST

12
Tên Học phần/Module:

- Sốc chấn thương


- Chọc dò ổ bụng
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Dấu hiệu của mất máu cấp tính trên lâm sàng?
- Dấu hiệu lâm sàng của dịch tự do trong ổ bụng?
- Các cận lâm sàng được dùng để chẩn đoán hội chứng chảy máu trong ổ bụng và giá
trị?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam, 26 tuổi đã được đưa vào viện với tình trạng đau bụng, khó thở. Cách
lúc vào khoảng 10h bệnh nhân bị ngã xe máy khi đang chạy với tốc độ khoảng
30km/h. Bệnh nhân khai rằng bị đâp phần người bên trái xuống đường. Sau tai nạn
bệnh nhân tỉnh, đau nhẹ vùng mạn sườn trái, ăn uống, tiểu tiện và đại tiện bình thường
rồi bệnh nhân đi ngủ. Sáu giờ sau, bệnh nhân tỉnh dậy với khó thở nặng, mệt mỏi, hoa
mắt chóng mặt. Được người nhà đưa vào viện khám và điều trị.
Tình trạng lúc vào: bệnh nhân tỉnh
- Đau âm ỉ vùng hạ sườn trái.
- Khó thở nhiều.
- Da niêm mạc nhợt.
- Chỉ số sinh tồn: Huyết áp: 110/70 mm Hg và nhịp tim: 112 nhịp /phút
Nhịp thở: 30l/p, Nhiệt độ: 36 ºC.
- Khám ngực: thấy tiếng thở khò khè ở 2 bên phổi, rì rào phế nang rõ.
- Khám bụng: Bụng chướng, ấn đau hạ sườn trái, có phản ứng thành bụng nhẹ
HST.
X-quang ngực: Tim không to, trường phổi 2 bên sáng.
CT ổ bụng: Dịch tự do ổ bụng số lượng nhiều, tổn thương rách nhu mô lách sâu
khoảng 3cm không liên quan đến rốn, phù hợp với cấp độ III của chấn thương lách.
Câu hỏi:
1. Đưa ra các khả năng có thể nghĩ tới ở bệnh nhân trên khi thăm khám lâm
sàng?
2. Đề xuất các cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán và điều trị?
3. Lập luận chẩn đoán xác định?

13
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC KHÓ THỞ SAU CHẤN THƯƠNG

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Chấn thương, vết thương ngực là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Nguyên nhân
thường do tai nạn giao thông, ngã cao, tai nạn lao động, bạo lực xã hội. Lứa tuổi gặp
nhiều nhất từ 20- 50 tuổi; tổn thương thành ngực chính gãy xương sườn, vết thương
ngực hở, gãy xương ức, vỡ cơ hoành. Do vậy cần khám lâm sàng (hỏi bệnh, khám toàn
thân, khám thực thể và các phương pháp cận lâm sàng: chụp xquang lồng ngực, cắt lớp
vi tính, siêu âm lồng ngực...); các hội chứng chính có thể gặp bệnh nhân là hội chứng
suy hô hấp, hội chứng tràn máu màng phổi, hội chứng tràn khí màng phổi, hội chứng
chèn ép tim cấp.
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Nguyễn Văn A, giới nam, 26 tuổi, bị tai nạn ngã xe
máy do nổ lốp trước, sau tại nạn bệnh nhân thấy đau ngực khó thở sau khi bị ngã xe
máy cách đây khoảng 1 giờ; được người đi đường đưa đến bệnh viện khám

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
Chấn thương ngực kín
Vết thương ngực hở
Lắc lư trung thất
Hô hấp đảo ngược
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Khám Chấn thương ngực Vết thương ngực. Bài giảng Ngoại cơ sở. Trường đại học
Y-Dược Thái Nguyên
2. Đặng Hanh Đệ (1999). Khám Chấn thương lồng ngực. Bài giảng Ngoại khoa cơ sở.
Nxb Y học, trg 60-65

14
Tên Học phần/Module:

3. Đặng Hanh Đệ (2000). Khám lồng ngực chấn thương. Triệu chứng học ngoại khoa.
Nxb Y học, trg 42-51
4. Nguyễn Hữu Ước (2013). Khám Chấn thương ngực Vết thương ngực. Bài giảng
triệu chứng ngoại khoa, trg: 158-174
4. Các thuật ngữ
Chấn thương ngực kín, vết thương ngực hở; Lắc lư trung thất, hô hấp đảo ngược
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Nêu những thành phần của thành ngực của thành ngực
Nêu rối loạn hô hấp của vết thương thủng ngực và mảng sườn di động
Liệt kê triệu chứng của gãy xương sườn
Chỉ định các xét nghiệm cho bệnh nhân tràn máu màng phổi
Chỉ định các xét nghiệm cho bệnh nhân tràn khí màng phổi
Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tràn máu màng ngoài
tim do chấn thương
Vận dụng kiến thức giải thích triệu chứng của hội chứng tắc ruột, suy hô hấp,
sốc của bệnh nhân vỡ cơ hoành do chấn thương
Phân tích một số hội chứng thường gặp sau chấn thương lồng ngực
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Tình huống lâm sàng: Bệnh nhân Nguyễn Văn A, giới nam, 26 tuổi, bị tai nạn ngã xe
máy do nổ lốp trước, sau tại nạn bệnh nhân thấy đau ngực khó thở sau khi bị ngã xe
máy cách đây khoảng 1 giờ; được người đi đường đưa đến bệnh viện khám

15
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG CƠ QUAN VẬN
ĐỘNG

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Cơ quan vận động bao gồm chi, khớp- cột sống, xương chậu. Tổn thương của là
một trong những loại hình bệnh thường gặp trên lâm sàng. Bệnh của các chi, cột sống,
xương chậu do chấn thương thường rất đa dạng: gãy xương, trật khớp.... Việc khám và
chẩn đoán sớm các tổn thương của chi - cột sống - xương chậu là rất cần thiết để đề
ra những phương hướng, chỉ định điều trị đúng kịp thời nhằm phục hồi chức năng của
cơ quan vận động. Khi thăm khám phát hiện các tổn thương phải tôn trọng các nguyên
tắc thăm khám cơ bản.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Giáo trình Ngoại khoa Cơ sở (Quyển II) 2020, Tr16 – Tiếp cận chẩn đoán
Chấn thương cơ quan vận động , Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên
2. Atlat giải phẫu người – Frank H.Netter, MD - Biên dịch Nguyễn Quang Quyền
4. Các thuật ngữ
- Bất lực vận động
- Biến dạng lệch trục mở góc
- Lạo xạo xương
- Cử động bất thường
- Trục cẳng chân

5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Anh (chị) cho biết cách xác định mốc giải phẫu mỏm quạ?
- Các nguyên tắc thăm khám Chi, Cột sống, Xương chậu?
- Các triệu trứng thường gặp ở Chi, Cột sống, Xương chậu và các cận lâm sàng
phù hợp được dùng để chẩn đoán tổn thương ở Chi, Cột sống, Xương chậu?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam, 30 tuổi đã được đưa vào viện với tình trạng đau, bất lực vận
động chân phải sau TNGT. Theo bệnh nhân kể: cách lúc vào viện khoảng 30 phút
bệnh nhân bị va quệt xe máy với xe máy đi ngược chiều, sau tai nạn bệnh nhân tỉnh,

16
Tên Học phần/Module:

đau vùng đùi bên phải kèm theo bất lực vận động chân phải. Được người đi đường bất
động tạm thời chân phải sau đó đưa ngay đến viện khám và điều trị.
Tình trạng lúc vào: bệnh nhân tỉnh
- Đau, bất lực vận động chân phải, đùi phải, cẳng chân phải sưng nề, bầm tím 1/3
giữa.
- Da niêm mạc nhợt, khó thở nhịp thở 25 lần/ phút
- Chỉ số sinh tồn: Huyết áp: 130/90 mmHg, nhịp tim: 90 nhịp /phút. Nhiệt độ: 36 ºC
- Khám thấy: Đùi (P) biến dạng lệch trục mở góc ra ngoài, ngắn chi, bàn chân
xoay ngoài, ấn có điểm đau chói 1/3 giữa đùi (P), lạo xạo xương (+), cử động bất
thường vùng đùi phải (+), đo chiều dài tương đối chân (P) ngắn hơn chân lành, chiều
dài tuyệt đối của xương đùi ngắn hơn bên lành.
- Khám tại cẳng chân phải thấy: 1/3 giữa cẳng chân sưng nề, bầm tím, bắt mạch
chày trước và sau (+), đo trục cẳng chân bình thường.
Câu hỏi thảo luận:
1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nghĩ đến các khả năng nảo ở bệnh nhân trên?
2. Đề xuất các cận lâm sàng phù hợp để đưa ra chẩn đoán?
3. Trong ca bệnh trên các nguyên tắc thăm khám nào được đưa ra?
4. Sau thăm khám Anh (Chị) tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân trên?

17
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: ĐÁI MÁU SAU CHẤN THƯƠNG

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Biểu hiện đái máu sau chấn thương gồm các nguyên nhân sau:
Thận nằm trong hố sườn thắt lưng, sau phúc mạc, phần lớn được che dưới vòm
sườn lưng và khối cơ lưng phía sau, nên chấn thương thận ít gặp hơn các bộ phận
khác.
-Những chấn thương trực tiếp vùng thắt lưng bụng là nguyên nhân gân chấn
thương thận (80%) nguyên nhân gián tiếp như xoay vận người quá mức, ngã cao làm
các tạng trong ổ bụng và thận bị dồn mạnh cũng có thể gây chấn thận (15-20%),
Dập bàng quang: Đụng dập bàng quang là tổn thương một phần độ dày
của thành  bàng quang. Một bộ phận của thành bàng quang bị thâm tím hoặc dập, dẫn
đến thương tích cục bộ và tụ máu. Đụng dập thường xảy ra trong các tình huống lâm
sàng: Bệnh nhân xuất hiện đi tiểu ra máu hoặc thông tiểu có máu sau khi có và đập
chấn thương trực tiếp vào bàng quang, và chẩn đoán  hình ảnh siêu âm và chụp bàng
quang bình thường, thành bàng quang còn liên tục.
Giập niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp đối với nam giới, gặp
nhiều ở lứa tuổi lao động. Giập niệu đạo mỗi ngày một nhiều và phức tạp (do tai nạn
mỗi ngày một gia tăng và đa dạng như tai nạn lao động, giao thông và đời sống sinh
hoạt).

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


Miệng sáo
Niệu đạo sau
Niệu đạo trước
Nghiệm pháp 3 cốc
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp

18
Tên Học phần/Module:

- Câu hỏi tình huống 1:

1. Bạn cho biết hình thái lâm sàng của bệnh nhân trên. Các minh chứng để biện
luận cho hình thái lâm sàng đó
2. Đề xuất phương pháp cận lâm sàng phù hợp và giải thích lí do của việc đề
xuất đó
Câu hỏi tình huống 2:
1. Phân tích hình thái tổn thương của bệnh nhân trên
2. Đề xuất các phương pháp cận lâm sàng phù hợp giúp xác định tổn thương, tiên
lượng và điều trị. Biện luận lí do của các đề xuất
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Tình huống 1
Bệnh nhân Nguyễn Văn A, giới nam, 26 tuổi, bị tai nạn ngã xe sau tại nạn bệnh
nhân thấy đau bụng vùng mạng sườn phải, sau tai nạn khoảng 1 tiếng bệnh nhân đi
tiêu có đái máu đỏ được người đi đường đưa đến bệnh viện khám.
Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, mạch 100 lần/phút; huyết áp
100/60mmHg; da hơi xanh niêm mạc mắt hồng nhạt
Tình huống 2
Bệnh nhân Nguyễn Văn Th, giới nam, 28 tuổi, bị tai nạn ngã xe sau tại nạn
bệnh nhân thấy đau bụng bìu, sau tai nạn khoảng 1 tiếng bệnh nhân thấy có máu đỏ rỉ
ở miệng sáo, sưng tím bìu và gốc vùng bìu, được người đi đường đưa đến bệnh viện
khám.
Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, mạch 100 lần/phút; huyết áp
100/60mmHg; da hơi xanh niêm mạc mắt hồng nhạt

19
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: KHỐI PHỒNG VÙNG BẸN BÌU

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Tình huống 1:
Bệnh nhân nam 50 tuổi, đến bệnh viện khám thấy khối phồng vùng bẹn bìu
phải, khối này xuất hiện khoảng tuần nay, lúc đầu nhỏ khoảng bằng ngón tay, sau to
lên khi bệnh nhân đi lại nhiều, nằm nghỉ khối này nhỏ lại và gần như không thấy ngày
nay bệnh nhân thấy bìu phải to lên, sờ vào thấy đau tức, bệnh nhân không sốt, có cảm
giác đầy bụng buồn nôn, ăn uống kém.
Tình huống 2:
Bệnh nhân nam 3 tuổi, được mẹ đưa đến khám thấy bìu trái to hơn bìu phải từ
khoảng tháng nay, thấy to dần, mấy ngày nay thấy bìu phải to căng mọng hơn, trẻ
không quấy khóc vẫn sinh hoạt bình thường, lúc đến khám trẻ có cân năng chiều cao
trung bình theo lứa tuổi

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Khám tiết niệu sinh dục. Bài giảng Ngoại cơ sở. Trường đại học Y-Dược Thái
Nguyên
2. Khối phồng vùng bẹn bìu. Bài giảng Ngoại cơ sở. Trường đại học Y-Dược Thái
Nguyên. Tr: 51-55
.
4. Các thuật ngữ
Thoát vị bẹn
Tràn dịch màng tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Viêm tinh hoàn
20
Tên Học phần/Module:

U tinh hoàn
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Nêu nguyên nhân khối phồng vùng bẹn thường gặp trên lâm sàng
Khi tiếp cận bệnh nhân này cần hỏi những câu hỏi gì?
Dấu hiệu cơ năng đặc hiệu của từng nguyên nhân gây khối phồng vùng bẹn bìu là gì?
Khí sờ khối phồng vùng bẹn bìu cần thăm khám như thế nào?
Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với từng nguyên nhân phồng bẹn bìu
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Thảo luận 2 câu hỏi ở mỗi case lâm sàng

21
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG CHÈN ÉP TỦY

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Hội chứng chèn ép tuỷ là những dấu hiệu của tuỷ bị chèn ép và của nước não tuỷ kém
hoặc không lưu thông trong khoang dưới màng nhện. Nói rằng tuỷ bị chèn ép nhưng thực ra
có khi bản thân tuỷ bị tăng thể tích hoặc các màng như màng nhện bị viêm dính dẫn đến hậu
quả cũng như tuỷ bị chèn ép vì tuỷ nằm trong một ống xương rất chật hẹp và không co giãn.
Hội chứng này về lâm sàng chủ yếu là những rối loạn về cảm giác và vận động. Ngoài
ra, còn có những biến đổi của thành phần nước não tuỷ và những dấu hiệu đặc biệt về X
quang. Chẩn đoán hội chứng chèn ép tuỷ còn gặp nhiều khó khăn.Hội chứng chèn ép tuỷ khá
phổ biến như trong thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm..., đôi khi nhầm với đau dây thần kinh
do viêm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thường hình thái lâm sàng nặng hơn
như áp-xe các cơ hoặc các tạng... đều gọi là nhiễm trùng ngoại khoa.

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


- Chèn ép tủy

22
Tên Học phần/Module:

-Sốc tủy
- Hội chứng tại nơi tổn thương
- Hội chứng dưới nơi tổn thương
- Chèn ép vùng đuôi ngựa
- Hội chứng "Brown - Séquard":
- Chụp Tủy
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Hiểu biết về chèn ép tủy
- Giải phẫu ứng dụng
- Hướng điều trị
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
2.1. Tình huống lâm sàng 1:

Bệnh nhân nam, 50 tuổi. Đau vùng thắt lưng 1 năm nay, đau nhiều khi gắng sức. Bệnh
nhân đã điều trị nhiều đợt tại khoa nội thần kinh bệnh viện tỉnh bệnh nhân thấy đỡ đau
sau đó lại đau tái phát. 1 tháng nay bệnh nhân đau nhiều cột sống vùng thắt lưng đau
lan xuống hai chi dưới đau tăng khi đi lại, hắt hơi. Bệnh nhân đến khám lại tại khoa
Nội thần kinh. Khám:

- Bệnh nhân tỉnh táo

- đau nhiều mặt ngoài đùi và cẳng chân, tê mu bàn chân và ngón cái.

2.2. Tình huống lâm sàng 2

Bệnh nhân nam, 40 tuổi. Trong khi thi công công trình nhà ử bệnh nhân bị ngã giàn
giáo cao khoảng 3m, lao đầu xướng dưới đất. Sau ngã bệnh nhân tỉnh táo, đau nhiều
vùng gáy và tê bì tứ chi, không nôn, không đau đầu, đau bụng, đau ngực. Được đưa
vào trạm y tế gần đó sơ cứu và chuyển ngay lên bệnh viện tỉnh sau chấn thương 1 giờ

- Khám :

Liệt mềm tứ chi, Giảm cảm giác tứ chi

23
Tên Học phần/Module:

Mạch quay 50CK/Phút, Huyết áp: 80/40mmHg

Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc tủy do chấn thương cột sống cổ

24
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Hội chứng tăng áp lực nội sọ biểu hiện sự chèn ép não. Hội chứng này do rất
nhiều nguyên nhân gây nên, chứng tỏ có tổn thương choán chỗ trong não. Không nên
quan niệm khi có tổ chức mới choán chỗ là bắt buộc có hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Ngược lại, không phải thiếu hội chứng này có thể kết luận không có tổn thương choán
chỗ trong sọ.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất của chấn thương sọ não là tăng áp lực
nội sọ. Nguy cơ trực tiếp gây tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và
đúng phương pháp.

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


- Tăng áp lực nội sọ
-Thoát vị não
- Cung mạch máu não
- Chụp sọ qui ước
-Chụp cắt lớp vi tinh
- Não thất
-Giảm đậm độ/ Tăng đậm độ
-Mở sọ giảm áp
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Hiểu biết về tăng áp lực nội sọ
- Giải phẫu ứng dụng
- Hướng điều trị
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
2.1. Tình huống lâm sàng 1:

25
Tên Học phần/Module:

Bệnh nhân nam, 50 tuổi. Đau vùng thắt lưng 1 năm nay, đau nhiều khi gắng sức. Bệnh
nhân đã điều trị nhiều đợt tại khoa nội thần kinh bệnh viện tỉnh bệnh nhân thấy đỡ đau
sau đó lại đau tái phát. 1 tháng nay bệnh nhân đau nhiều cột sống vùng thắt lưng đau
lan xuống hai chi dưới đau tăng khi đi lại, hắt hơi. Bệnh nhân đến khám lại tại khoa
Nội thần kinh. Khám:
- Bệnh nhân tỉnh táo
- đau nhiều mặt ngoài đùi và cẳng chân, tê mu bàn chân và ngón cái.
2.2. Tình huống lâm sàng 2
Bệnh nhân nam, 40 tuổi. Trong khi thi công công trình nhà ử bệnh nhân bị ngã giàn
giáo cao khoảng 3m, lao đầu xướng dưới đất. Sau ngã bệnh nhân tỉnh táo, đau nhiều
vùng gáy và tê bì tứ chi, không nôn, không đau đầu, đau bụng, đau ngực. Được đưa
vào trạm y tế gần đó sơ cứu và chuyển ngay lên bệnh viện tỉnh sau chấn thương 1 giờ
- Khám :
Liệt mềm tứ chi, Giảm cảm giác tứ chi
Mạch quay 50CK/Phút, Huyết áp: 80/40mmHg
Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc tủy do chấn thương cột sống cổ

26
Tên Học phần/Module:

BÀI/CA LÂM SÀNG: CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng

Từ thời Hyppocrat (460-377  trước Công  nguyên) đã có những công  trình


nghiên cứu về chảy máu hộp sọ. Đến đầu thế kỷ  thứ 18, người ta mới hiểu được cơ
chế chèn ép do máu tụ trong chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não là một cấp cứu
Ngoại khoa thường gặp, để lại nhiều di chứng nặng nề cho gia đình và xã hội, thường
phối hợp với các tổn thương khác.Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu.
Đứng trước bệnh nhân chấn thương sọ não đòi hỏi người thầy thuốc phải biết
cách thăm khám và theo dõi, phát hiện những dấu hiệu bệnh lý trong chấn thương sọ
não, những tổn thương phối hơp khác để có giải pháp cấp cứu kịp thời.

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


- Chấn thương sọ não
-Hôn mê
- Glasgow Coma Score
- Khoảng tỉnh
- liệt nửa người

27
Tên Học phần/Module:

- Hội chứng "Brown - Séquard":


- Chụp Tủy
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Hiểu biết về chèn ép tủy
- Giải phẫu ứng dụng
- Hướng điều trị
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
. Bệnh nhân Nguyễn Văn A 32 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm va chạm với xe
máy khác vào hồi 9h30 ngày 8/4/2020, sau tai nạn bệnh nhân bất tỉnh, chảy máu vùng
đầu và chảy máu mũi, được người đi đường đưa vào trạm Y tế sơ cứu băng vết thương,
bệnh nhân tỉnh lại sau khoảng 10 phút sau khi bị tai nạn. Khi tỉnh lại bệnh nhân thấy
đau đầu nhiều hoa mắt chóng mặt, có buồn nôn, nôn 1 lần ra thức ăn có lẫn ít máu,
không đi lại được do choáng, máu mũi không còn chảy, sau đó được người nhà đến và
đưa ngay tới viện bằng xe cấp cứu (thời gian sơ cứu tại trạm Y tế khoảng 10 phút).

Bệnh nhân được đưa tới viện vào hồi 10h ngày 8/4/2020:

1.1. Theo anh (chị) khi bệnh nhân vào viện, cần làm gì trước tiên, giải thích?

1.2. Anh (chi) cần khám gì tiếp theo?

1.3. Khi hỏi bệnh anh chị cần khai thác những thông tin gì?

2. Bệnh nhân được thăm khám thấy: Bệnh nhân giao tiếp được, gọi hỏi biết trả lời
đúng. Bệnh nhân nói còn đau đầu nhiều, hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư
thế, có buồn nôn nhưng không nôn. Khám thấy vùng đầu được băng kín, có máu thấm
băng, mũi có máu đã đông không chảy nữa, hốc mắt trái sưng nề bầm tím. Bệnh nhân
vẫn cử động được chân tay, khám thấy đồng tử 2 bên khoảng 2 mm, khi soi ánh sáng
vào co nhỏ lại đều 2 bên, nhân trung của bệnh nhân cân đối, rãnh mũi má 2 bên rõ đều,
khi nói, làm các động tác thổi hoặc huýt sáo không bị méo miệng.

2.1. Mở băng vết thương đầu? điều kiện để được mở băng vết thương? Khi mở
băng cần thăm khám phát hiện những gì tại vết thương?

3. Ngoài ra thấy vùng đầu gối trái có vết xước da có rớm máu kích thước khoảng 1,5 X
2 cm, gấp duỗi gối khó khăn và đau nhiều, đầu gối có sưng nề.

3.1. Anh (chị) đưa ra định hướng những cơ quan bị bệnh của bệnh nhân? Giải
thích?

28
Tên Học phần/Module:

3.2. Anh (chị) đề xuất các cận lâm sàng cần thiết cho chẩn đoán?

29
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: RỐI LOẠN BÀI XUẤT NƯỚC TIỂU


1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Rối loạn tiểu tiện là một hội chứng tiết niệu do sự rối loạn vận động của cơ thắt
bàng quang và niệu đạo, biểu hiện qua sự mất một phần hay hoàn toàn hay khả năng
kiểm sót cơ thắt ở cổ bàng quang, niệu đạo có kèm theo hoặc không các triệu chứng:
đái buốt (đái đau), bất thường về màu sắc nước tiểu,...

Rối loạn bài xuất nước niểu bao gồm: đái buốt (đái đau), đái rắt, đái ngắt
ngừng, đái không tự chủ, ... thường gặp trong các bệnh lý như: Tăng sinh tuyến tiền
liệt, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang – niệu đạo, bàng quang thần kinh,...

Việc thăm khám và xác định các rối loạn bài xuất nước tiểu cho phép người
thầy thuốc định hướng nguyên nhân gây bệnh, chỉ định các cận lâm sàng thích hợp,
chẩn đoán và xử trí sơ bộ cho bệnh nhân.

2. Hướng dẫn chuẩn bịbài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.

2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng,các câu hỏi trong ca lâm sàng.

2.3. Đọc các tài liệu ở mục3và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.

2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.

2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).

2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).

3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo


- Ngoại khoa cơ sở, Đại học Y – Dược Thái Nguyên, 2015.

- Triệu chứng bệnh học ngoại tiết niệu, Học viện quân y, 2008.
30
Tên Học phần/Module:

- Bệnh học ngoại tiết niệu, Học viện quân y, 2007.

- Nam khoa lâm sàng, Nguyễn Thành Như, 2013.

- Triệu chứng học ngoại khoa, Đại học Y Hà Nội, 2006.

4. Các thuật ngữ

- Rối loạn bài xuất nước tiểu

- Đái buốt (đái đau)

- Đái rắt

- Đái khó

- Bí đái

- Đái ra máu

- Chụp UIV

- Chụp UPR

6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàngthảo luận cần chuẩn bị

Thông tin chặng 1:

Bệnh nhân nam 60 tuổi vào viện do bí đái và đau tức vùng bụng dưới. Bệnh nhân có
tiền sử điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt bằng các thuốc nội khoa khoảng 1 năm nay.
Cách ngày vào viện 1 tuần bệnh nhân tiểu ra máu tươi toàn bãi, máu loãng (hồng
hồng) không có máu cục, không có dây máu, kèm theo tiểu khó tiểu rắt, ngày tiểu
khoảng 10 lần, mỗi lần 100ml, đau bụng vùng hố chậu, có lúc đau thành cơn, mỗi cơn
khoảng 15 – 20 phút, đau nhiều vã mồ hôi, không có tư thế giảm đau, cơn đau tự hết.
Ngày nay bệnh nhân thấy bí tiểu, bụng chướng dần, trung tiện được, vào viện Huyện
khám

Thông tin chặng 2:


31
Tên Học phần/Module:

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: tỉnh, mạch 80 lần/phút, huyết áo 120/70mmHg,
khám bụng mền, có cầu bàng quang; Thăm trực tràng: sờ thấy tuyến tiền liệt to, chắc,
không có nhân. Bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ là: tăng sinh tuyến tiền liệt.

Câu hỏi tình huống lâm sàng

Câu hỏi chặng 1:

Anh (chị) hãy liệt kê các rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân trên, phân tích triệu chứng
hướng đến nguyên nhân gì?

Câu hỏi chặng 2:

Anh (chị) hãy đề xuất phương pháp cận lâm sàng phù hợp và giải thích lí do của việc
đề xuất đó?

Anh (chị) hãy lựa chọn hướng xử trí cho bệnh nhân trên, giải thích?

32
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: ĐÁI MÁU SAU CHẤN THƯƠNG

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Biểu hiện đái máu sau chấn thương gồm các nguyên nhân sau:
Thận nằm trong hố sườn thắt lưng, sau phúc mạc, phần lớn được che dưới vòm
sườn lưng và khối cơ lưng phía sau, nên chấn thương thận ít gặp hơn các bộ phận
khác.
-Những chấn thương trực tiếp vùng thắt lưng bụng là nguyên nhân gân chấn
thương thận (80%) nguyên nhân gián tiếp như xoay vận người quá mức, ngã cao làm
các tạng trong ổ bụng và thận bị dồn mạnh cũng có thể gây chấn thận (15-20%),
Dập bàng quang: Đụng dập bàng quang là tổn thương một phần độ dày
của thành  bàng quang. Một bộ phận của thành bàng quang bị thâm tím hoặc dập, dẫn
đến thương tích cục bộ và tụ máu. Đụng dập thường xảy ra trong các tình huống lâm
sàng: Bệnh nhân xuất hiện đi tiểu ra máu hoặc thông tiểu có máu sau khi có và đập
chấn thương trực tiếp vào bàng quang, và chẩn đoán  hình ảnh siêu âm và chụp bàng
quang bình thường, thành bàng quang còn liên tục.
Giập niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp đối với nam giới, gặp
nhiều ở lứa tuổi lao động. Giập niệu đạo mỗi ngày một nhiều và phức tạp (do tai nạn
mỗi ngày một gia tăng và đa dạng như tai nạn lao động, giao thông và đời sống sinh
hoạt).

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp


2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


Miệng sáo
Niệu đạo sau
Niệu đạo trước
Nghiệm pháp 3 cốc
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp

33
Tên Học phần/Module:

- Câu hỏi tình huống 1:

1. Bạn cho biết hình thái lâm sàng của bệnh nhân trên. Các minh chứng để biện
luận cho hình thái lâm sàng đó
2. Đề xuất phương pháp cận lâm sàng phù hợp và giải thích lí do của việc đề
xuất đó
Câu hỏi tình huống 2:
1. Phân tích hình thái tổn thương của bệnh nhân trên
2. Đề xuất các phương pháp cận lâm sàng phù hợp giúp xác định tổn thương, tiên
lượng và điều trị. Biện luận lí do của các đề xuất
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Tình huống 1
Bệnh nhân Nguyễn Văn A, giới nam, 26 tuổi, bị tai nạn ngã xe sau tại nạn bệnh
nhân thấy đau bụng vùng mạng sườn phải, sau tai nạn khoảng 1 tiếng bệnh nhân đi
tiêu có đái máu đỏ được người đi đường đưa đến bệnh viện khám.
Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, mạch 100 lần/phút; huyết áp
100/60mmHg; da hơi xanh niêm mạc mắt hồng nhạt
Tình huống 2
Bệnh nhân Nguyễn Văn Th, giới nam, 28 tuổi, bị tai nạn ngã xe sau tại nạn
bệnh nhân thấy đau bụng bìu, sau tai nạn khoảng 1 tiếng bệnh nhân thấy có máu đỏ rỉ
ở miệng sáo, sưng tím bìu và gốc vùng bìu, được người đi đường đưa đến bệnh viện
khám.
Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, mạch 100 lần/phút; huyết áp
100/60mmHg; da hơi xanh niêm mạc mắt hồng nhạt

34
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: BỎNG

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Bỏng là một cấp cứu chấn thương đặc biệt. Mặc dù tổn thương da nhưng kéo
theo những rối loạn toàn thân nặng nề. Nguy cơ tử vong và biến chứng do bỏng
cao nếu không đánh giá chính xác diện tích, độ sâu của bỏng. Cần có thái độ xử
trí phù hợp trong cấp cứu ban đầu cũng như khi điều trị thực thụ.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Giáo trình Ngoại khoa Cơ sở, Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên
2. Bài giảng “ Sinh lý bệnh tuần hoàn”, giáo trình Sinh lý bệnh – Trường Đại học
Y Hà Nội.
4. Các thuật ngữ
- Sốc chấn thương
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Phân chia mức độ sâu của bỏng theo phân loại của GS Lê Thế Trung?
- Tính diện tích bỏng trên lâm sàng theo công thức con số 9 và con số 3?
- Các cận lâm sàng được dùng để chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bỏng?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Bệnh nhân nam, 30 tuổi làm trong nhà máy luyện kim màu, trong lúc làm việc
bị ngã vào bể nước sôi dùng làm nguội kim loại. Sau tai nạn bệnh nhân kích thích, vật

35
Tên Học phần/Module:

vã, đau rát nhiều toàn bộ chi dưới hai bên và hai bên mông, khát nước nhiều. Sau tai
nạn bệnh nhân được đưa ngay vào viện khám và điều trị.

Tình trạng lúc vào: bệnh nhân kích thích, vật vã

- Kêu đau rát chi dưới hai bên và hai bên mông

- Khó thở nhiều

- Khát nước nhiều

- Da xanh, niêm mạc nhợt

- Chỉ số sinh tồn: Huyết áp: 90/60 mm Hg và nhịp tim: 120 nhịp /phút.

Nhịp thở: 30l/p, Nhiệt độ: 36,5 ºC

- Khám thấy vùng da hai bên mông và toàn bộ da vùng đùi cẳng bàn chân hai
bên có nhiều vùng da có nền da viêm nề đỏ. Xuất hiện nhiều nốt phỏng nước có các
kích thước khác nhau với vòm mỏng, dịch trong, đáy nốt phỏng màu hồng, ướt, thấm
dịch xuất tiết..

Câu hỏi:
1. Đưa ra yếu tố để xác định độ sâu và diện tích bỏng da ở bệnh nhân trên khi
thăm khám lâm sàng?
2. Đề xuất các cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán và điều trị?
3. Lập luận chẩn đoán xác định?
7. Kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài trước khi tới lớp (Readiness Assessment Exercise
– RAE)
1. Liệt kê các cách xác định diện tích bỏng ?
2. Liệt kê các triệu chứng của các mức độ bỏng theo phân loại của GS Lê Thế
Trung?

36
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

TIẾP CẬN NHỮNG THAN PHIỀN VÙNG HẬU MÔN

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng (200-250 từ)
Những than phiền vùng hậu môn là những lý do khiến người bệnh đến phòng
khám bệnh, khám về vùng này (vùng hậu môn). Vùng hậu môn có những than phiền
như: đau, đại tiện có máu, khối sa lồi hậu môn, thay đổi thói quen đại tiện, mót rặn,
phân nhầy nhớt, ngứa hậu môn…(triệu chứng cơ năng). Những than phiền khó chịu ở
vùng hậu môn gây tổn thương giải phẫu ống hậu môn trực tràng (niêm mạc, cơ, mạch
máu và thần kinh). Một than phiên có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, tập hợp,
phân tích các than phiền và kết hợp với tổn thương vùng hậu môn (khám thực thể),
định hướng xác định nguyên nhân (bệnh lý hậu môn trực tràng), đề xuất các phương
pháp cận lâm sàng phù hợp như: nội soi hậu môn trực tràng, siêu âm qua nội soi hậu
môn trực tràng, chụp MRI hậu môn trực tràng…, xác định nguyên nhân (chẩn đoán
xác định nguyên nhân gây than phiền) dựa trên phân tích các than phiền và kết quả cận
lâm sàng, đề xuất cách sửa chữa những than phiền vùng hậu môn.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó (mục 4).
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại khoa cơ sở (quyển 1), Tiếp cận những than phiền vùng hậu môn…
2. Giải phẫu học …
3. Bệnh lý hậu môn trực tràng….
4. Các thuật ngữ
- Vùng hậu môn
- Than phiền vùng hậu môn
- Áp xe hậu môn.
- Bệnh trĩ
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
1. Anh/chị sẽ hỏi bệnh nhân những câu hỏi đặc trưng nào ?
2. Anh/chị thăm khám như thế nào ?
3. Anh/chị sẽ khảo sát gÌ để chẩn đoán ?
4. Các yếu tố căn nguyên liên quan đến tình trạng bệnh này là gì ?
37
Tên Học phần/Module:

5. Những tổn thương này được phân loại về mặt giải phẫu như thế nào ?
6. Thái độ xử trí của anh/chị về bệnh lý này ?
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Case 1. Một người nam giới 28 tuổi, đến phòng khám than phiền về đau hậu môn
trong 36 giờ trước đó. Anh ta đã thử dùng thuốc giảm đau đơn giản mà không giảm.
Cơn đau đang dần trở nên tồi tệ hơn và giờ anh thấy khó chịu khi đi lại hoặc ngồi
xuống. Thường anh ta khỏe mạnh và hút 10 điếu thuốc mỗi ngày.
Kiểm tra hậu môn cho thấy sưng 3cm x 3cm ở rìa hậu môn. Sưng, nóng, sốt dao
động. Không có bất thường gì khác.
Case 2. Một người đàn ông 43 tuổi đến phòng khám ngoại trú phẫu thuật phàn nàn
về đại tiện ra máu, lúc có lúc không trong 2 tháng qua. Máu luôn có màu đỏ tươi, tách
ra khỏi phân và nhỏ giọt vào bồn cầu. Ông cũng phàn nàn về ngứa xung quanh hậu
môn. Không có tiền sử y tế khác được ghi nhận.
Kiểm tra: Khám bụng không phát hiện được bất thường gì. Kiểm tra trực tràng và
soi trực tràng cho thấy bệnh trĩ nội ở vị trí 3h và 7h.

38
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Vết thương phần mềm là những vết thương có tổn thương da, tổ chức dưới da,
cân và cơ. Tổn thương có thể phối hợp hoặc riêng biệt. Thường phối hợp với các
thương tổn khác như vết thương mạch máu, khớp, gân, gẫy xương hở...
Như vậy mọi vết thương đều có thương tổn phần mềm và việc xử trí vết
thương phần mềm là cơ sở cho việc điều trị các loại vết thương khác. Qua một
số nghiên cứu về kết quả điều trị gẫy xương hở, vết thương mạch máu…người ta
thấy rằng có rất nhiều biến chứng liên quan đến vấn đề xử trí phần mềm. Xử trí
phần mềm không tốt dẫn đến viêm xương, hoại tử chi, chảy máu....
Một số các vết thương phần mềm tuy nhỏ, nếu không được đánh giá đúng,
xử trí không đúng nguyên tắc sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: Uốn ván,
hoại thư sinh hơi, nhiễm trùng máu, di chứng sẹo lồi, sẹo dính...ảnh hưởng đến
thẩm mĩ. Là một thương tổn thường gặp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
Tai nạn giao thông, sinh hoạt, lao động, hoả khí...do vậy cần được đánh giá đúng
mức khi thăm khám.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm
sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu
hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách
hoàn thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).

39
Tên Học phần/Module:

2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bệnh học ngoại khoa tập 2, Bài giảng “Vết
thương phần mềm” Nhà xuất bản Y học, tr 106

2. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Triệu chứng học ngoại khoa, Nhà xuất bản
Y học, tr 327

3. Trường Đại học Y Thái Nguyên (2002), Bệnh học ngoại khoa; Bài giảng
“Vết thương phần mềm”

4. Các thuật ngữ


- Vết thương
- Phần mềm
- Đến sớm
- Đến muộn
- Lóc da
5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Đặc điểm giải phẫu sinh lý của da, tổ chức dưới da, cân, cơ
- Cơ sở phân loại vết thương phần mềm
- Chẩn đoán vết thương phần mềm đến sớm, đến muộn
- Xơ cứu vết thương phần mềm tại tuyến cơ sở
- Điều trị vết thương phần mềm
- Sinh lý quá trình liền thương
6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Tình huống lâm sàng
Bệnh nhân nam 24 tuổi vào viện với lý do vết thương chảy máu nhiều cẳng chân
(P) sau tai nạn lao động.

40
Tên Học phần/Module:

Theo lời bệnh nhân kể bệnh nhân đang tham gia lao động tại một công trường
xây dựng bị tai nạn tường gạch đổ đè vào cẳng chân (P). Sau tai nạn cẳng chân
(P) đau nhiều, giảm vận động, có vết thương chảy máu nhiều, được băng cầm
máu bằng vải áo sau đó đưa ngay đến bệnh viện huyện khám và điều trị.
Tình trạng lúc vào viện: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, không
sốt, mạch 70 lần/ phút huyết áp 110/70 mmHg, đau giảm vận động cẳng chân
(P), cẳng chân (P) đau sưng nề bầm tím 1/3 trên, khám thấy vết thương lóc da
đơn thuần măt trước trong cẳng chân (P) kích thước 10 x 15 cm lộ xương chày,
bờ mép vết thương nham nhở, có nhiều dị vật, bắt mạch chày trước, sau (+).
Trên phim chụp X-Quang cẳng chân không thấy hình ảnh tổn thương xương.
Các xét nghiệm cận lâm sàng trong giới hạn bình thường.
- Bạn hãy cho biết chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân trên. Các minh chứng
để biện luận cho chẩn đoán lâm sàng đó.
- Bạn hãy thực hiện sơ cứu cho bệnh nhân trên.
- Bạn hãy đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

41
Tên Học phần/Module:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

BÀI/CA LÂM SÀNG: NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

1. Tóm tắt bài giảng/nội dung liên quan đến bài giảng/ca lâm sàng
Nhiễm trùng Ngoại khoa là tình trạng nhiễm trùng do các nguyên nhân Ngoại khoa
hay do nguyên nhân khác nhưng phải điều trị bằng ngoại khoa, thông thường phân biệt bằng
các ổ nhiễm trùng tiên phát. Nhiễm trùng Ngoại khoa là biến chứng thường xảy ra sau chấn
thương, vết thương, sau phẫu thuật. Nhiễm trùng Ngoại khoa thường không khỏi tự nhiên và
có thể gây biến chứng tại chỗ như: tạo ổ mủ, hoại tử hoặc hoại thư. Những biến chứng này bắt
buộc phải can thiệp ngoại khoa như trích rạch, dẫn lưu hoặc cắt bỏ tổ chức hoại tử0-533Nn
Từ những hình thái nhẹ: Viêm tấy, mụn nhọt... đến các hình thái lâm sàng nặng hơn
như áp-xe các cơ hoặc các tạng... đều gọi là nhiễm trùng ngoại khoa.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp
2.1. Xem danh sách các thuật ngữ và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ đó.
2.2. Đọc các câu hỏi ở mục 5, đọc ca lâm sàng, các câu hỏi trong ca lâm sàng.
2.3. Đọc các tài liệu ở mục 3 và sử dụng thông tin đã đọc để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.
2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.
2.5. Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về bài học/ca lâm sàng bằng cách hoàn
thành bài kiểm tra chuẩn bị bài (bài RAE – mục 7).
2.6. Đọc và thảo luận với các bạn khác các vấn đề trong mục 6 (nếu có).
3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo
1. Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bài giảng Ngoại cơ sở. Đại học Y Dược Thái Nguyên

4. Các thuật ngữ


- Viêm tấy
-Viêm mô tế bào
- Áp xe nóng
-Áp xe lạnh
42
Tên Học phần/Module:

-Viêm phúc mạc


-Nhiễm trùng bệnh viện

5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp


- Nhiễm trùng Nội khoa/ Ngoại khoa
- Kể tên các hình thái nhiễm trùng ngoại khoa
-Diễn biến các hình thái
- Hướng điều trị

6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị
Nhiễm trùng ngoại khoa (PPT)
Tình huống lâm sàng 1:

Bệnh nhân nam, 72 tuổi, có tiền sử điều trị tiểu đường và cao huyết áp 10 năm nay.
Bệnh nhân đến bệnh viện huyện khám vì đau bụng dữ dội vùng trên rốn, nôn. Sau khi
khám Bác sỹ trực kết luận bệnh nhân bị thủng ổ loét dạ dày tá tràng giờ thứ 5. Bệnh
nhân được hội chẩn phẫu thuật mở khâu lỗ thủng ổ loét mặt trước hành tá tràng.

Vào ngày thứ 4 sau mổ bệnh nhân xuất hiện đau nhức tại vết mổ, người gai gai sốt, ăn
uống cảm giác không ngon miệng.

Khám vết mổ nề đỏ, có dịch chảy ra mùi hôi thấm băng.

- Bạn cho biết hình thái lâm sàng của bệnh nhân trên. Các minh chứng để biện
luận cho hình thái lâm sàng đó và đặc điểm của loại vi khuẩn thường gặp nhất của hình
thái lâm sàng trên

-Đề xuất phương pháp cận lâm sàng phù hợp và giải thích lí do của việc đề xuất
đó

- Thái độ xử trí bệnh nhân trên và giải thích cơ sở của việc lựa chọn phương pháp
điều trị đó

43
Tên Học phần/Module:

Tình huống lâm sàng 2

Bệnh nhân nam, 70 tuổi. Một tuần trước khi vào viện bệnh nhân thấy đau ở vùng gáy,
sốt cao, ăn uống kém, có mảng cứng tím đỏ ở vùng gáy sau đó có chảy dịch mùi hôi
tại mảng cứng đó. Ở nhà bệnh nhân đã điều trị uống kháng sinh nhưng không đỡ. Vì
đau nhiều, sốt bệnh nhân đến bệnh viện huyện khám.

- Khám vùng gáy có một mảng cứng viền xung quanh nề đỏ, bề mặt lỗ chỗ nhiều lỗ có
nhiều ngòi

- Sốt 39 độ liên tục

3. Câu hỏi thảo luận:

3.1. Tình huống lâm sàng 1

- Phân tích hình thái nhiễm trùng của bệnh nhân trên

- Đề xuất các phương pháp cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán nguyên nhân,
tiên lượng và điều trị. Biện luận lí do của các đề xuất đó.

- Cho biết biến chứng đáng sợ nhất có thể gặp ở bệnh nhân trên và phương pháp
xác định biến chứng đó

44

You might also like