You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – SINH HỌC 8

Năm học: 2021 – 2022

Họ và tên học sinh:……………………………………………………….Lớp:………………

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

CHƯƠNG 6: TIÊU HÓA


Mô tả được cấu tạo hệ tiêu hóa
Trình bày được hoạt động tiêu hóa diễn ra tại khoang miệng, dạ dày, ruột
non
Phân tích được đặc điểm cấu tạo giúp các cơ quan thực hiện được chức
năng tiêu hóa, hấp thụ, thải phân
Kể tên được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa, biện pháp bảo vệ hệ
tiêu hóa

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT


Mô tả được cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Trình bày được quá trình tạo thành nước tiểu
Kể tên được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu, biện pháp để
bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

B. HÌNH THỨC KIỂM TRA

1. Trắc nghiệm: 50%

2. Tự luận: 50%

3. Thời gian bài kiểm tra: 40 phút

4. Các thời gian dự kiến ôn tập và kiểm tra:

Phát đề cương: Ôn tập giữa HK II: Kiểm tra giữa HK II:


Tuần 28 (21/2/2022 - Tuần 29 (28/2/2022 - Tuần 30 (07/3/2022 -
25/2/2022) 04/3/2022) 13/3/2022)
Chú ý: Lịch kiểm tra cuối HKII sẽ được thông báo riêng. Các con hoàn thiện phần C, D vào
trực tiếp đề cương (đối với học sinh offline), làm bài tập qua Teams (đối với HS online).

C. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI KIỂM TRA

I. Hướng dẫn ôn tập


1. Ôn tập các nội dung lí thuyết
- Xem lại toàn bộ nội dung ôn tập trong các tài liệu học tập (SGK, Vở ghi, Bài giảng trên
Microsoft Teams)
- Khuyến khích ôn tập theo hình thức sáng tạo: dùng các màu bút khác nhau để đánh dấu các từ
khóa, nội dung quan trọng, trình bày theo sơ đồ tư duy hoặc ghi chú các thông tin mở rộng, câu
hỏi thắc mắc trong quá trình ôn tập.

1.1. NỘI DUNG 1: TIÊU HÓA

Câu 1: Con hãy xem lại toàn bộ nội dung về hệ tiêu hóa (SGK, vở ghi, bài giảng trên Microsoft
Teams). Sau đó, dành thời gian để hoàn thành sơ đồ và bảng thông tin sau:

1. Tuyến nước bọt

2 Lưỡi

3 Nắp thanh quản

4 Thực quản

13 Gan

5 Dạ dày

14 Túi mật
6 Tụy
13 Tá tràng
7 Ruột non

8 Ruột già

12 Ruột già

11 Ruột thừa
9 Ruột thẳng/ Trực tràng

10 Hậu môn

Bệnh về hệ Tác hại Cách phòng, chống


tiêu hóa
Viêm ruột thừa - Gây đau đớn - Quá trình ăn uống hợp lí, hiệu quả,
- Để lâu vỡ ruột thừa, nhiễm trùng vệ sinh
- Tử vong - Khi chúng ta bị đau thì nên phẫu
thuật luôn

Viêm đường - Ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa - Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn
ruột (ruột non) và hấp thụ chất dinh dưỡng - Ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, khoa
- Suy dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng học
tới tính mạng người bệnh - Khám định kì thường xuyên 6m/lần
- Dùng thuốc theo chỉ định

Hội chứng ruột - Triệu chứng khó chịu: đầy hơi, - Tránh căng thẳng kéo dài
kích thích chướng bụng, … - Tập thể dục điều độ
- Không điều trị đúng thì có thể tái - Chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh
phát  mãn tính
Trào ngược dạ - Triệu chứng rất khó chịu: ợ chua, - Duy trì sức khỏe: cân nặng – tập thể
dày nóng rát ở khu vực cổ - họng – ngực dục thường xuyên
- Biến chứng về hô hấp như ngạt - Chế độ ăn hợp lí, ăn nhai kĩ, ăn từ
mũi, khản tiếng, viêm thanh quản, tốn
phế quản, phổi - Hạn chế ăn một số đồ cay, nóng,
chua,….

1.2. NỘI DUNG 2: BÀI TIẾT

Câu 2: Con hãy xem lại nội dung các phần kiến thức về Hệ bài tiết (SGK, vở ghi, bài giảng
trên Microsoft Teams). Sau đó, dành thời gian để hoàn thành bảng thông tin bằng phương
pháp 3-2-1.
3 nội dung quan trọng về Hệ bài 2 ví dụ về bệnh của hệ bài 1 điều con còn băn
tiết nước tiểu tiết nước tiểu và cách khoăn, muốn được giải
phòng tránh bệnh đáp nội dung về hệ bài
tiết nước tiểu
- Cấu tạo hệ BTNT: Thận, ống Liệt kê tùy chọn
dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
- Quá trình bài tiết:
+ Lọc máu: giữ lại chất dinh
dưỡng kích thước lớn (protein) và
Hồng cầu
+ Hấp thụ lại: giữ lại nước và các
chất dinh dưỡng kích thước bé (I
on, khoáng,…)
+ Bài tiết tiếp: Nước tiểu chính
thức
- Quá trình thải nước tiểu:
+ Bóng đái chứa khoảng 200ml
nước tiểu  Buồn đi VS
+ Nhịn: 350-500-800ml nước tiểu
Lưu ý:
Uống nước đầy đủ

2. Ôn tập các dạng bài Vận dụng 

Với các dạng bài tập Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tiễn, khuyến
khích các con sẽ thực hiện theo các bước sau:

Đưa ra quan điểm Đưa ra 1,2,3 luận


Đưa ra giải thích
của bản thân về vấn điểm khoa học để
cho vấn đề
đề giải quyết vấn đề

Câu 3: Có quan điểm cho rằng: “Nên uống các loại nước trái cây như nước cam, nước
chanh… thay hoàn toàn cho nước lọc hàng ngày để cơ thể được cung cấp nhiều chất dinh
dưỡng có lợi hơn cho cơ thể”. Con hãy trình bày ý kiến của con về quan điểm trên.

Không nên uống nước trái cây thay thế nước lọc hoàn toàn vì:
+ Nước trái cây có calo nhiều hơn
+ Nước trái cây nhiều đường hơn  hại thận vì phải lọc quá nhiều  đái tháo đường
+ Nước trái cây như cam, chanh chứa nhiều axit  không tốt cho dạ dày, cho thận
+ Nước lọc giúp thải độc tốt hơn
Nồng độ chất trong các loại nước trái cây nhiều hơn  chất dư thừa trong máu cũng nhiều hơn 
khi lọc máu tại thận có thể gây áp lực lên thận và đọng lại các tinh thể đường tại thận  lâu dần
thì có thể gây suy thận hoặc sỏi thận.

II. Hướng dẫn làm bài kiểm tra


• Bước 1: TRƯỚC KHI LÀM
Đọc kỹ đề bài trước khi làm
• Bước 2: TRONG KHI LÀM
Làm câu dễ trước, khó sau, nên làm bài theo nhiều vòng
Trả lời các câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, trọng tâm vào nội dung hỏi
• Bước 3: SAU KHI LÀM
Soát lại bài cẩn thận trước khi nộp.
D. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1.1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan là:

A. Thận, cầu thận, thực quản, gan B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

C. Ống thận, cầu thận, khí quản, ống đái D. Thận, dạ dày, ruột non, bóng đái

1.2. Cơ quan nào dưới đây không thuộc Hệ tiêu hóa?


A. Thanh quản B. Dạ dày

C. Thực quản D. Ruột


1.3. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào?
A. Lipaza B. Mantaza
C. Amilaza D. Prôtêaza
1.4. Ở thận các đơn vị chức năng gồm?
A. Nang cầu thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
B. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận
C. Bóng đái, ống đái, cầu thận
D. Bóng đái, nang cầu thận, ống thận

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Bố bạn A thời gian gần đây có các biểu hiện phù chân, tiểu ra máu, tăng huyết áp, giảm
cân.

a. Theo con, bố bạn A có thể có nguy cơ mắc phải bệnh gì về hệ bài tiết?

Viêm cầu thận / Suy thận – tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu buốt

Sỏi thận – đau lưng, đau khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt

Viêm bóng đái – đau khi đi tiểu, tăng huyết áp, tiểu ra máu

b. Con hãy đưa ra ít nhất 4 biện pháp để giúp bố bạn A cải thiện tình hình sức khỏe

- Uống đủ nước
- Tránh ăn đồ mặn, đồ cay,…

- Bỏ hút thuốc

- Điều trị theo phác đồ cuả bác sĩ

- Tập thể dục thể thao đều đặn

Câu 2: Đọc thông tin về tình huống sau và trả lời câu hỏi: 
Bạn A có thói quen ăn uống thất thường, không đúng giờ, không đúng bữa và thường xuyên ăn đồ
cay nóng. Thời gian gần đây, bạn A cảm thấy đau vùng bụng ngay phía dưới cơ hoành hơi lệch
phía bên trái, kèm theo ợ hơi, ợ chua và hay bị đau bụng bất kể khi đói hay no.
a. Theo con, bạn A có thể có nguy cơ mắc phải bệnh gì về hệ tiêu hóa? 
Đau dạ dày
b. Con hãy đưa ra ít nhất 3 biện pháp để giúp A cải thiện tình hình sức khỏe. 
Ăn uống khoa học hơn, sạch sẽ hơn
Tập thể dục thể thao
Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng

Chúc các con ôn tập tốt!

You might also like