You are on page 1of 2

ÔN TẬP GIỮA KÌ I – KHTN 8 (SINH)

I. Trắc nghiệm:
1. Khái quát về cơ thể người: Các lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong của cơ thể
người.
-Cơ thể người bao gồm các phần: Đầu, cổ, thân, hai tay và hai chân.
-Các lớp theo thứ tự: Lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.
2. Cấu tạo của xương; số lượng xương, số lượng cơ ở người trưởng thành; Các
phần của bộ xương.
- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng.
- Bộ xương ở người trưởng thành có khoảng 206 xương
- Hệ cơ ở người trưởng thành có khoảng 600 cơ.
- Bộ xương chia thành 3 phần:
+ Phần đầu: Xương sọ não, xương sọ mặt.
+ Phần thân: Xương lồng ngực xương ức, xương sườn , xương sống.
+ Phần chi: Xương tay, xương chân.
3. Vai trò của hệ vận động.
-Tạo khung cơ thể.
-Giúp cơ thể có hình dạng nhậc định.
-Bảo vệ cơ thể.
4. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương; viêm loét dạ dày-tá tràng;
-Loãng xương: Cơ thể thiếu calcium và phosphorus sẽ thiếu nguyên liệu để kiến
tạo xương.
-Viêm loét dạ dày- tá tràng:Nguyên nhân chính gây bệnh là nhiễm vi khuẩn
Helicobacter pylori. Ngoài ra, thói quen sử dụng đồ uống có cồn, ăn uống và sinh
hoạt không điều độ cũng là yếu tố tăng nguy cơ bị bệnh.
5. Hoạt động tiêu hóa tại: khoang miệng, dạ dày, ruột non.
-Tiêu hóa cơ học:
+Khoang miệng: Nhai, nghiền nát, đảo trộn thức ăn với nước bọt
+Dạ dày: Đảo trộn, làm nhuyễn và thấm đều dịch vị.
+Ruột non: Co bóp và đẩy thức ăn đi trong ruột non.
-Tiêu hóa hóa học:
+Khoang miệng: Biến tinh bột chín thành đường maltose nhờ enzyme amylase.
+Dạ dày: Một phần nhỏ tinh bột chín được phân giải nhờ enzyme amylase thành
đường maltose. Protein chuỗi dài thành protein chuỗi ngắn nhờ enzyme pepsin.
+Ruột non: Các chất dinh dương trong thức ăn đều được biến đổi thành chất đơn
giản nhờ dịch tụy, dịch mật, dịch ruột.
II. Tự luận.
Câu 1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa.
2. Hậu quả khi ăn phải thực phẩm không an toàn? Đề xuất các biện pháp giữ vệ
sinh an toàn thực phẩm?
Trả lời:
Câu 1:
Cấu tạo của hệ tiêu hoá gồm:
Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
Trong đó:
-Ống tiêu hoá: Khoang miệng Hầu  Thực quản Dạ dày Ruột non
Ruột già Hậu môn.
-Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt, Tuyến gan mật.
Chức năng: Chức năng chính của hệ tiêu hóa là tiếp nhận, xử lý và hấp thụ thức
ăn, cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Nó cũng giúp loại bỏ chất
thải và duy trì cân bằng nước trong cơ thể.
Câu 2:
-Hậu quả: Khi chúng ta ăn phải thực phẩm không an toàn chúng ta có thể bị
ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá gây đầy hơi , đau bụng, tiêu chảy, rối
loạn thần kinh gây đau đầu , chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,…..
Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Chọn thực phẩm an toàn;
2. Nấu kỹ thức ăn;
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín;
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín;
5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn;
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín;
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ;
8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ;
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật
khác;
10.Sử dụng nguồn nước sạch.

You might also like