You are on page 1of 41

Giáo trình

CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI

Biên soạn: T.S Nguyễn Văn Thu - nvthu@ctu.edu.vn

Th.S Nguyễn Văn Hớn - Th.S Hồ Quảng Ðồ

(nvhon@ctu.edu.vn - hqdo@ctu.edu.vn)

VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ

--------------------------

I. Vai trò của ngành chăn nuôi trâu bò.

1. Thế giới.

Hiện nay ở các nước phát triển, ngành chăn nuôi trâu bò đã đạt được nhiều thành tựu.
Nhằm mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người, các nhà
chuyên môn đã tạo ra nhiều nhóm giống mới, chuyên dụng để cày kéo, lấy thịt hoặc lấy
sữa.

Nguồn thức ăn của trâu bò chủ yếu là cỏ, các phụ phẩm của ngành công, nông nghiệp sẳn
có tại địa phương. Do đó trâu bò ít cạnh tranh với nguồn lương thực của con người.

Công tác cải tạo giống: ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật như thụ tinh nhân tạo
kết hợp với sự kiểm tra sự rụng trứng để điều tiết việc đẻ bò đực, bò cái...Người ta cũng
áp dụng phương pháp cấy phôi.

ỨNG DỤNG NHỮNG KỸ THUẬT TIÊN tiến vào dinh dưỡng như chế biến thức ăn
viên...Ngoài cỏ xanh người ta còn dùng thức ăn đã được xử lý.

2. Ở Việt Nam.

Chăn nuôi trâu bò từ trước đến nay chủ yếu để cung cấp sức kéo cho nông nghiệp. Hiện
nay và những năm sắp tới thịt và sữa sẽ ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết của xã hội.
Do đó đàn trâu bò sữa, thịt sẽ phát triển nhanh góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người chăn nuôi.

Ngành chăn nuôi trâu bò có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức kéo, phân bón cho
trồng trọt. Ðồng thời cung cấp thịt sữa cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Cung cấp

1
một số sản phẩm như da, sừng...cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra ngành chăn
nuôi trâu bò còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nông dân lúc nhàn rỗi.

---------------------------------------

§ẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA TRÂU BÒ.

1. Ðặc điểm về tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của trâu bò hoạt động theo cơ chế nhai lại. Bộ máy tiêu hóa của trâu bò gồm
4 túi. Mỗi túi sẽ có một chức năng riêng đó là dạ cỏ, tổ ong, lá sách và múi khế. Thức ăn
của trâu bò chủ yếu là thức ăn thô xơ. Ba dạ ở trên chủ yếu là tiêu hóa cơ học, khi đến dạ
múi khế thì sự tiêu hóa hóa học là chính.

Cấu tạo của bộ máy tiêu hóa gồm:

- Miệng: răng, lưỡi, tuyến. Răng tổng số 32 răng được chia ra: hàm trên 12, hàm dưới 10
răng bên cạnh còn có gờ sừng (khác nhau ở 8 răng của hàm dưới). Từ 8 răng cửa người ta
có thể xem và định tuổi của trâu bò. Răng trâu bò có 3 giai đoạn: mọc, thay, mòn răng.

- Tuyến nước bọt bao gồm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm.

- Yết hầu:

- Thực quản: Là một ống nối từ yết hầu đến dạ dày (thực tế nó đi đến dạ lá sách). Thức
ăn sau khi được nghiền đi qua thực quản vào dạ cỏ và từ dạ cỏ đến miệng.

- Dạ dày gồm có 4 túi:

Dạ cỏ: Thức ăn sau khi đưa vào dạ cỏ được lên men bằng vi sinh vật Protozoa.

Dạ có kích thước lớn khi gia súc trưởng thành, tuy vậy dạ múi khế nhỏ. Trong trường hợp
bê nghé thì có hiện tượng ngược lại, dạ múi khế chiếm 80%. Khi gia súc biết ăn, ba dạ ở
dưới phát triển rất nhanh để đáp ứng cho nhu cầu dự trữ và tiêu hóa. Khi thức ăn ăn vào
dạ cỏ thì vi sinh vật sử dụng nguồn đạm làm điều kiện nuôi dưỡng bản thân vi sinh vật.
Khi vi sinh vật chết nguồn đạm được phóng thích và được cơ thể trâu bò hấp thu. Mỗi
loại thức ăn sẽ có loài vi sinh vật phân hủy thức ăn khác nhau. Căn cứ vào vấn đề này để
tác động thích hợp nước bọt pH: kiềm: 8,2, thức ăn m + dạ cỏ pH; 6,5 - 7.

Dạ tổ ong: Cũng tiêu hóa bằng vi sinh vật.

Dạ lá sách: Tiêu hóa vi sinh vật.

Dạ múi khế: Tiêu hóa hóa học.

- Ruột non: dài khoảng 40 m

2
- Ruột già: dài khoảng 8 m, và cuối cùng là hậu môn.

* Chức năng ống tiêu hóa.

Mục đích chuyển thức ăn thực vật hoặc những loại thức ăn khác thành hợp chất hóa học
dễ hấp thu để nuôi các mô, các tế bào của cơ thể. Ðồng thời thải ra ngoài những chất cặn
bã trong quá trình tiêu hoá.

Quá trình tiêu hóa xảy ra theo một số quy trình như sau: Thức ăn được lấy vào miệng --->
cắt, nhai, nghiền ---> trộn với nước bọt ---> nuốt xuống dạ cỏ ---> thức ăn mịn sẽ tiếp tục
đi xuống dưới còn thức ăn nhẹ và to sẽ được ợ lên miệng để nhai lại ---> tiếp tục xuống
dạ cỏ ---> ống tiêu hóa ---> hấp thu vào cơ thể để nuôi cơ thể.

Nghiền thức ăn: Thức ăn đầu tiên được nghiền ra, thức ăn nghiền càng mịn thì nó có diện
tích tiếp xúc với bề mặt dịch tiêu hóa càng nhanh và càng hiệu quả hơn. Rất thuận tiện
cho việc hoạt động của hệ vi sinh vật và dịch tiêu hóa của dạ múi khế động vật. Thức ăn
khô cần phải được nghiền nhuyễn.

Trộn nước bọt: Tuyến nước bọt ở miệng tiết ra một lượng nước bọt rất lớn và sự tiết càng
nhiều khi khẩu phần thức ăn là cỏ khô. Ðể điều hòa lại có khả năng nuốt dễ dàng do đó
nước bọt có vai trò làm trơn thức ăn, trước khi nuốt vào nó có chất đệm ở dạng cỏ với
chất chứa hàm lượng bicarbonat, hàm lượng men amilase.

Sự nhai lại: trâu bò thường ăn thức ăn nhanh ngay vào đồng. Quá trình này rất quan trọng
làm cho thức ăn càng mịn ---> tiêu hóa tốt đồng thời cũng thải ra một lượng chất khí rất
lớn. Thức ăn càng khô nhẹ được ở trên, mịn ở dưới. Do đó thức ăn chưa mịn được tiếp
tục ợ lên để nhai lại. Sự nhai lại chỉ xảy ra lúc nghỉ. Sau khi nhai lại tạo thành viên thực
hoàn. Trâu bò trưởng thành cần khoảng thời gian nhai lại 7 giờ, còn bê nghé 15 - 16. Thời
giờ nhai lại tốt nhất từ 12 giờ đêm - 3 giờ sáng.

Hệ sinh thái của vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và nó phụ thuộc vào thức ăn, bao gồm
nấm, vi khuẩn, protozoa, mỗi loại có tác động lên một loại thức ăn nào đó. Thức ăn chính
của động vật nhai lại là Carbohydrat, phần lớn chứa nhiều celluloz và ...?.... celluloz ở dạ
có tác nhân phân hủy Carbohydrat là vi khuẩn. Một vài loài vi sinh vật trong dạ cỏ còn
tổng hợp ra các men phân giải hầu hết các cấu trúc phức tạp của thực vật. Tuy nhiên cũng
có một số loài chỉ sử dụng hóa chất đơn giản: celluloza, glucose. Sự hoạt động của một
vài vi khuẩn trong dạ cỏ có sự phối hợp với nhau, vi khuẩn này còn sử dụng sản phẩm lên
men của loài vi khuẩn khác.

1. Nấm: Có hầu hết trong các động vật ăn cỏ và thường cơ chế này hoạt động trong môi
trường yếm khí và nấm có những thân giống như roi của Protozoa. Nấm là thành phần
đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa cấu trúc tế bào thực vật bắt đầu từ bên trong, đồng thời nó
phá vỡ cấu trúc của tế bào thực vật. Sự công phá này làm cho vi khuẩn bám vào và tiếp
tục tiêu hóa.

3
2. Protozoa: là động vật đơn bào có nguồn gốc từ thực vật. Protozoa có mặt trong dạ cỏ
của trâu bò khi ăn thức ăn nhiều xơ, mật độ thấp 100.000 Protozoa /1ml. Nếu ăn khẩu
phần có nhiều tinh bột và đường thì mật độ rất cao có thể lên đến 4 triệu Protozoa /1ml
khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng đến các loại của Protozoa, nhân tố cân bằng và khối lượng
của chúng thì hiện nay chưa được nghiên cứu. Gồm có một loại chính: Entodicopnorphs
và Holostrics. Loại đầu có mặt trong dạ cỏ với khẩu phần ăn chủ yếu có tính tinh bột
hoặc chủ yếu là xơ. Loài Holotrics có trong khẩu phần nhiều xơ có đường như mía hoặc
là các đồng cỏ tươi.

3. Vi khuẩn: Thường là nhóm chiếm lượng lớn trong dạ cỏ của trâu bò. Gồm các nhóm:
vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ, chiếm khoảng 30%. Vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn
70%, ngoài ra vi khuẩn còn cư ngụ ở các nếp gấp biểu mô. Vi khuẩn bám vào Protozoa
(CH4) thức ăn liên tục chuyển khỏi nên phần lớn thức ăn sẽ bị tiêu hóa đi, số lượng vi
khuẩn ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ rất là quan trọng để xác định tốc (phân hóa), công
hóa và lên men thức ăn.

Tiêu hóa vi sinh vật ở dạ cỏ: Sau khi thức ăn được ăn vào trong dạ cỏ nó được trộn lẫn
với dịch dạ cỏ có chứa hàng tỉ vi sinh vật. Những vi sinh vật này nó sẽ phá vỡ các hóa
chất phức tạp Carbohydrat, celluloza, hemi celluloz bởi sự lên men và cho ra những
chuỗi acid béo sẽ được hấp thụ trực tiếp từ dạ cỏ và dạ tổ ong theo con đường máu và nó
được dùng như một nguồn năng lượng và cũng là nguồn C giúp cho việc cấu tạo nhiều
hồng cầu quan trọng trong đó có mỡ sữa.

Protein trong thức ăn được phá vỡ để cho ra các peptid và acid amin, NH3 và amin vi sinh
vật dùng những cơ chất này để xây dựng nên tế bào. Sau đó vi sinh vật đi xuống đường
ruột cũng như được thoái hóa và nó là nguồn cung cấp protein cho trâu bò.

4. Sinh lý sinh sản.

* Con đực:

Chịu tác động của thần kinh và thể dịch khi con đực thành thục về tính dục, lúc ấy có
những xung động về thần kinh, những xung động này từ cơ quan kích thích não thùy
trước tiết ra FSH, LH. Não thùy trước sản sinh 6 hormon trong đó có 3 hormon tác động
quá trình sinh sản. Thùy sau tiết Oxytoxin. Các phân hóa tố này kích thích vào quá trình
sinh trưởng của gia súc.

Quy trình nầy được điều hành bởi hệ thần kinh và cơ chế hệ thống chuyển dịch. Tuyến
yên gồm có hai phần nó độc lập nhau là tiền thùy thể và hậu thùy thể, thường có quan hệ
độc lập với nhau. Cả hai là một nhánh của não và có quan hệ nhau bằng thần kinh trung
ương. Tác động của tiền thùy thể bằng thể dịch, hậu thùy thể truyền đi bằng con đường
thần kinh.

Từ hạ khu não dưới tác động của hệ của RH, tiền thùy thể sản sinh ra FSH và LH. FSH
tácđộng lên ống sinh tinh ---> tinh trùng. LH tác động vào tế bào ludig ---> kích thích tố
Androgen. Androgen tác động đến các cơ quan sinh dục phụ. Ðồng thời Androgen có tác

4
động lên ống sinh tinh và túi ống sinh tinh tác động ngược lên tiền thùy thể đồng thời với
androgen. Androgen còn tác động lên Hypothalanus.

* Ở gia súc cái.

Noãn sào là tuyến hổn hợp có 2 chức năng sản xuất ra noãn và bài noãn, bên cạnh đó còn
sản xuất ra 1 số hormon: Oestrogen và Progesteron. Hai hormon này có nhiệm vụ quan
trọng trong sự tiết sữa, tăng trưởng, phát triển và giữ chức năng di truyền nòi giống, tác
động lên các bộ phận sinh dục phụ.

- Noãn sào tiết ra oestrogen kích thích cho noãn bào phát triển và chín.

- Hormon Progesteron: Là hormon do thể vàng phân tiết. Progesteron là hormon cái quan
trọng trong sự duy trì bào thai trong thời kỳ thai nghén.

5
3. Sinh lý sự làm việc.

Ðể gia súc làm việc tốt cần chú ý đến năng lượng cung cấp cho quá trình làm việc, từ đó
cung cấp khẩu phần thức ăn thích hợp. Năng lượng được tính từ ATP...Năng lượng có rất
nhiều dạng. Năng lượng thô:

Năng lượng xảy ra thường xuyên trong cơ thể gia súc thông qua chu trình Krebs để tạo ra
năng lượng dưới dạng hóa năng ATP trong quá trình chuyển các acid lactic, pyruvic.
ATP là nguồn cung cấp năng lượng cho nhu cầu hoạt động của cơ thể.

---------------------------------

CÁC GIỐNG TR¢U BÒ

A. Giống nuôi để cày kéo

*. Giống Bò :

6
1. Bò Việt Nam : có màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm. Bò Việt Nam nhỏ con, năng
suất thấp, trọng lượng khoảng 160 - 220 kg. Sản lượng sữa 350 - 400kg vừa đủ cho bê bú.
Tỉ lệ thịt xẻ 42 - 44%

2. Bò Sind : Nhập vào Việt Nam khoảng năm 1920. Màu lông nâu cánh dán hay màu đỏ,
trán gồ, u vai cao, yếm rộng. Trọng lượng trưởng thành ở con cái 350 - 400 kg; và 500 -
550 kg ở con đực. Sản lượng sữa 1200 - 1500 kg /chu kỳ 305 ngày. Tỉ lệ mỡ sữa 4 - 4,5
%.

3. Bò Sahiwal : Lông màu xám đen hoặc nâu đen, ngoại hình giống như bò sind. Bò
trưởng thành con cái nặng 400 - 450 kg và con đực nặng 550 - 600kg. Sản lượng sữa bình
quân 1600- 2700 KG / CHU KỲ 300 NGÀY, TỈ LỆ MỠ SỮA 4-4,5%. Ở Việt Nam có
nuôi ở Dục Mỹ (Khánh Hòa).

*. Giống trâu :

Trâu ta :

Thuộc loại trâu đầm lầy đa số có lông màu đen xám, có một số điểm trắng ở dưới hầu, cổ,
phần da dưới bụng màu hồng. Sừng cong cánh ná. Trọng lượng trưởng thành trâu đực
trung bình 500 kg và con cái 450 kg. Tỉ lệ thịt xẻ trâu ở Ðồng bằng sông Cửu long là
46,7%, trâu có thể làm việc 1 - 1,5 tháng và 4 - 6 giờ /ngày. Năng suất cày đạt 3 - 4 công
/ ngày.

B. Giống trâu bò sữa :

*. Giống Bò :

Bò Hà Lan (Holstein friesian)

Lông màu lang trắng đen, thân hình trước nhỏ sau to, bầu vú phát triển. Trọng lượng
trưởng thành ở con cái 550 - 650 kg, con đực 800 - 1000kg. Sản lượng sữa bình quân
5000 - 6000kg, cá biệt có con 12.000 - 15.000 kg.

Ở NƯỚC TA NĂNG SUẤT SỮA BÌNH quân đạt 4000 - 4200 kg / 305 ngày.

Bò đực thiến 18 tháng tuổi đạt 375 kg, tỉ lệ thịt xẻ 57%, ở 24 tháng đạt 505 kg với tỉ lệ
thịt xẻ 56,2%.

Bò Jersey :

Là kết quả lai tạo giữa bò Bretagne (Pháp) với bò địa phương của Anh sau đó pha thêm
máu bò Normandre (Pháp). Lông màu xám nâu hoặc nâu đen có một số ít màu vàng nhạt.
Trọng lượng bò đực khoảng 500 kg và bò cái khoảng 300 - 350 kg. Năng suất sữa 3500 -
4500 kg/ chu kỳ, tỉ lệ mỡ sữa 5 - 5,5% mỡ sữa màu vàng, hạt to, thích hợp cho việc sản
xuất bơ .

7
*. Giống trâu :

Trâu Murrah :

Là giống trâu nổi tiếng trên thế giới, có nguồn gốc từ ẤN §Ộ. NGOẠI HÌNH TOÀN thân
màu trắng, da mỏng, bóng, lông thưa, sừng xoắn dạng trôn ốc. Ðây là giống trâu chuyên
sản xuất sữa nên bầu vú phát triển. Trọng lượng trưởng thành 500 -700 kg, tuổi phối
giống lần đầu là 3 - 3,5 tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu 4,5 tuổi. Nhịp đẻ 15 - 16 tháng. Thời gian
mang thai là 305 ngày, sản lượng sữa 1500 - 1800 kg/chu kỳ cho sữa 9 tháng. Tỉ lệ mỡ
sữa 7 - 7,5 %. Tỉ lệ thịt xẻ trung bình 48- 52%.

C. Các giống bò thịt :

Bò Montbéliarde :

Màu lông đặc trưng là lang trắng đỏ. Tầm vóc lớn, con đực nặng 900 - 1200kg, bò cái
nặng 600 - 700kg. Sản lượng sữa trung bình 5819kg, tỉ lệ bơ 3,7% và tỉ lệ đạm 3,3%.
Giống bò nầy cho sản lượng thịt và chất lượng thịt cao, tốc độ sinh trưởng tốt.

Bò Nâu Thuỵ sĩ (Brown Swiss ) :

Ở NƯỚC PHÁP GỌI LÀ BÒ BRUNE, là giống bò kiêm dụng sữa -thịt. Lông màu nâu
sáng hay xám đậm. Trọng lượng con đực 900 - 1000kg; con cái nặng 600 - 700 kg. Sản
lượng sữa trung bình 3500 - 4000kg; tỉ lệ mỡ sữa 3,5 - 4%; tỉ lệ đạm 3,3%. Tỉ lệ thịt xẻ
55 - 60%, tăng trọng nhanh 12 tháng tuổi nặng 300 - 400kg; 24 tháng tuổi nặng 450 -
600kg, phẩm chất thịt ngon.

Bò Charolais :

Lông màu trắng kem. Bò đực trưởng thành nặng 1000 - 1200 kg, bò cái 680 - 800 kg.
Khả năng tăng trọng bình quân 1200 - 1500g / ngày. Nuôi thịt đến 12 tháng tuổi bê đực
nặng 525 kg, bê cái 448 kg. Tỉ lệ thịt xẻ 62 - 65%.

Bò Hereford :

Thân hình vạm vỡ, lông màu đỏ có vết trắng ở đầu, trán, ức, bụng, 4 cổ chân và ở cụm
đuôi. Trọng lượng trưởng thành ở con đực nặng 850 -1000 kg, bò cái 600 - 650 kg. Bê
đực thiến nuôi thịt lúc 15 - 18 tháng đạt 450 - 460 kg. Tỉ lệ thịt xẻ 58 - 62%.

Bò Santa-gertrudis :

Màu lông đỏ thắm. Trọng lượng trưởng thành ở con đực 800 - 1000 kg và con cái đạt 550
- 600 kg. Giết thịt ở 18 tháng tuổi bê đực đạt 509 kg; bê cái đạt 376 kg.

Bò Limousin :

8
Lông có màu đặc trưng là vàng hoe. Bò đực có trọng lượng 1000 - 1500kg, bò cái nặng
700- 800kg. Năng suất thịt cao, chất lượng ngon. Bê nuôi chăn thả trên đồng cỏ tốt không
cần bổ sung thức ăn tinh chúng vẫn tăng trọng 1000g/ngày với con đực và 860g/ngày ở
con cái. Thớ thịt mịn, mềm, ít mỡ và tỉ lệ thịt xẻ cao 63 - 74%.

Bò Blonde d' Aquitaine :

Tầm vóc lớn, con đực 1500kg, con cái trên 1000kg. Nuôi đến 1 năm tuổi mỗi ngày tăng
trọng 1600g. Tỉ lệ thịt xẻ 75%.

--------------------------------------

CH¡N NU¤I TR¢U BÒ CÀY KÉO

I. MỤC §ÍCH VÀ Ý NGHĨA :

Trâu bò là loài gia súc có thể phục vụ sức kéo tiết kiệm được nhiên liệu, sức kéo của trâu
bò thường rẻ tiền hơn máy móc, do chúng sử dụng thức ăn rẻ tiền như rơm cỏ, hơn thế
nữa chúng còn cung cấp những lợi tức khác như nghé, phân bón cho người nông dân.
Trong xu thế nguồn nhiên liệu xăng dầu của thế giới ngày càng cạn kiệt, sử dụng sức kéo
gia súc có một ý nghĩa quan trọng về kinh tế và chống sự ô nhiễm môi trường do máy
móc công nghiệp gây ra.

Sức kéo trâu bò sẽ còn tiếp tục phục vụ cho nông nghiệp ở một số nơi mà đất đai và
ruộng đồng nhỏ, địa hình nhiều sông rạch hay là đồi dốc nên việc cơ giới hóa không thích
hợp. Nhưng đối với trâu bò cày kéo có thể đáp ứng được. Ngoài ra trâu bò có thể di
chuyển trên những đường gồ ghề, hoặc đường mòn hẹp.

Vào mùa vụ trâu bò có thể cày bừa, kéo lúa, vận chuyển rơm rạ...Ngoài mùa vụ trâu bò
có thể tham gia chuyên chở hàng hoá hoặc kéo nước... làm cho sức kéo của trâu bò có lợi
tức cao.

Ngoài việc đóng góp to lớn cho con người về sức kéo lúc còn sống. Khi chết trâu bò còn
có thể cung cấp các sản phẩm như: thịt, da, xương, sừng...phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
của con người.

Ðối với các nước đang phát triển, trâu bò là nguồn sản xuất chủ yếu và được xem như là
chiếc "máy cày sống" của các nông dân nghèo. Khi cần có thể bán đi để lấy tiền chi tiêu
cho gia đình. Do đó trâu bò được xem như tài sản có giá trị của người nông dân.

II. CHỌN TRÂU BÒ NUÔI CÀY KÉO :

1. Ngoại hình và thể chất.

Là phương pháp quan trọng phổ biến ở ÐBSCL, có thể dựa vào ngoại hình, thể chất để
chọn trâu bò nuôi. Vì từ ngoại hình cao cho biết tốt xấu, khỏe mạnh, bệnh, lành, dữ...

9
Trâu bò cày kéo phải chọn:

- Thân mình dài, phần trước thân cao hơn sau, thân khở (trước cao sau thấp).

- Ðầu to, tai to và mỏng, mắt tròn, mũi đen ướt.

- Mặt gân guốc: Nhiều tĩnh mạch nổi lên.

- Miệng rộng và ăn dễ dàng, ăn được nhiều chất dinh dưỡng cho duy trì sự làm việc, nếu
ăn ít không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể do đó không làm việc tốt được.

- Cổ dài vừa phải và to nơi gia súc bị đặt ách cày, chịu một lực lớn, liền lạc chính giữa
đầu và vai.

- Ngực: rộng, nở nang, có khả năng hô hấp tốt.

- Sườn tròn đều và khít giúp co giản và thở.

- Lưng thẳng và rộng.

+ Nếu võng: Bụng to xệ ---> sức kéo (buông thỏng).

- Bốn chân phải đều và chắc chắn: Chịu sức nặng cơ thể và sức kéo (cày và lún trong sình
lầy) phải khỏe mới có thể di chuyển dễ dàng: nhanh, năng suất cao, nếu chậm năng suất
thấp.

- Móng khít, nếu hở bị đất vào làm viêm móng và thối móng sẽ bị loại.

- Ði đứng phải ngay thẳng, không chạm chân, vòng kiềng chữ bát (yếu).

- Da mịn, óng mượt, mau lớn, khỏe.

- Sừng: Chọn theo tập tục.

+ Trâu đực ngấn sừng thưa: tốt.

+ Trâu cái ngấn sừng dầy: mắn đẻ

- Bụng: Gọn (bụng bồ đài: to khỏe, ăn nằm)

- Chóp lông đuôi cuối cùng nhiều: khỏe, sống lâu.

- Sừng: + Có nhiều dạng: gốc tre.

* Gốc tre: To ngắn không nhọn: Khỏe

10
* Sừng ngữa: Ðầu sừng có trắng mốc ra: yếu.

* Sừng lao: Thong, dài, nhọn: hay hút người (dữ)

+ Kiểu sừng: Hứng gió, vênh.....

* Hứng gió: Ðỉnh cong về trước: lợi chủ

* Vênh: Sừng 2 bên cong đều nhau: Ðực trái, cái phải: tốt và ngược lại: xấu.

- Bước chân sau: dài hơn bước trước

- Chọn những gia súc hiền lành, nhanh nhẹn, chăn dắt dễ dàng (do quy trình tập và sử
dụng).

- Xoáy: (khoáy): Hình thành trên gia súc, đã có kinh nghiệm từ lâu là đầu mối giao nhau
của các cơ nhạy cảm và dễ tác động nhất từ đó ảnh hưởng đến cơ thể.

Là một tập quán quan trọng lâu đời hình thành trong dân gian Việt nam. Việc chọn gia
súc nuôi, thông thường các nông dân chú ý các xoáy sau đây:

Ví dụ: Xoáy tốt như xoáy bàn cờ: đóng đều 2 vai trước.

Xoáy trước vai: làm việc nhanh nhẹn

Có 5 xoáy xấu: Giúp người chăn nuôi loại trâu bò.

+ Xoáy sình bụng: ở hông trái của trâu, hay bị chướng hơi dạ cỏ.

+ Xoáy dày: Dưới bàn chân đi không lâu được.

+ Xoáy chứng: ở hông phần đuôi phía sau: hay chứng khó điều khiển

Thường trâu bò có từ 5 đến 10 xoáy trên cơ thể nó.

+ Xoáy lệ, xoáy tam tinh (chính giữa trán: dữ, chém người), xoáy chém người chăn.

2. Ðo kích thước một số chiều đo

Trâu bò có thể được đánh giá chọn lựa qua các chiều đo như: Dài thân, cao vây, cao
khum, vòng ngực, vòng ống và tính các chỉ số chiều đo như chỉ số: dài thân, tròn mình, to
xương, cao chân,..

3. Ðộ dai sức

11
Dựa trên nhiều chỉ tiêu về chức năng sinh lý để chọn: thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở...đo
trước và sau làm việc. Thời gian phục hồi sức khỏe dựa vào các chỉ tiêu sinh lý, mát: 2
giờ.

4. Phương pháp tính công làm việc:

Cho gia súc làm việc thử để xem khả năng làm việc dựa vào phương pháp tính công làm
việc. Biệp pháp này cần thiết phải đo lực kéo, tốc độ và chiều dài của đoạn đường làm
việc.

III. KHẢ N¡NG LÀM VIỆC CỦA TR¢U BÒ :

Ở NHỮNG NƯỚC ÐANG PHÁT TRIỂN, sức kéo dùng cho nông nghiêp thường dựa
vào động vật đặc biệt là trâu bò. Do đó trâu bò thường nằm trong tay các chủ nông nhỏ và
được đối xử tử tế.

Cũng như các động vật khác trâu bò tạo ra một công hơi cao hơn một ít so với công kéo
thật sự, vì một phần của công nầy được dùng để nó đi tới. Công làm việc tạo ra được tính
bằng N/m hay Joule, có thể được tính bằng công thức sau :

Công sản sinh ( joule) = sức kéo ( N ) x quảng đường (m)

1. Sức kéo

Sức kéo là sức đòi hỏi để kéo một vật trên một khoảng cách nào đó. Khả năng làm việc
phụ thuộc vào các yếu tố sau: giống, sức khỏe, giới tính, trọng lượng cơ thể, phương pháp
đặt ách, sự huấn luyện, phương pháp kéo, tốc độ đi và các điều kiện làm việc ngoài đồng.

Ðối với bò: dưới những điều kiện về quản lý và huấn luyện tương tự, bò lớn có khả năng
làm việc cao hơn bò nhỏ cùng giống và giới tính. Bò thích hợp cho việc trồng trọt nhẹ và
kéo xe. Bò có thể kéo đồ nặng tương tự như ngựa có cùng trọng lượng sống nhưng chỉ đi
bộ KHOẢNG 2/3 TỐC ÐỘ CỦA NGỰA. Ở ẤN ÐỘ, MỘT cặp bò có thể nâng nước để
tưới nữa hecta. Bò thiến Hariana cò thể kéo trọng tải 310 - 540% thể trọng của chúng
trong một ngày làm việc 6 giờ. Bò đực ở Mông cổ có khả năng kéo chiếc xe nặng 1300
kg với quảng đường 30 km mỗi ngày. Bò làm việc của Indonesia cày đất khô từ 300 đến
350 m2 mỗi giờ.

Ðối với trâu : Trâu so với bò thì kém lanh lợi và chậm, song nếu chăm sóc tốt, cho nghỉ
ngơi thích đáng và cho đầm tắm từng thời gian thì chúng sẽ có sức mạnh hơn. Thường
một con bò đực tốt có thể đi được 80 km trong khi đó trâu chỉ đi được 50 km ở Trung
Quốc, trâu thiến một giờ có thể đi được 3 km và kéo nặng 900 - 1360 kg (FAO, 1948).
Những trâu đực không dùng làm giống thì thường thiến vào lúc 4 - 6 tuổi. Trâu thiến
Ðường giang có thể kéo xe nặng 400 - 500 kg mỗi ngày đi trên 25 km. Phần lớn các nhà
nghiên cứu cho rằng ở ruộng lúa trâu là vô địch, song ở những nơi yêu cầu mau chóng thì
bò đực lại thích hợp hơn.

12
Trâu thiến Trung Quốc có khả năng cày 0,25 - 0,33 ha đất có tưới trong một ngày làm
việc từ 8 - 10 giờ, nghỉ 5 lần.

Theo Nguyễn Văn Thu (1987), ở Ðồng Bằng Sông Cữu Long trâu có thể:

2. Ðặt ách ở cổ trâu bò: Việc thiết kế và đặt ách có ảnh hưởng đến công suất của trâu
bò. Bộ ách phải thích hợp với với loại hình đặt biệt của trâu bò để chúng cảm thấy dể
chịu, ÁCH NÊN ÐƠN GIẢN, RẼ TIỀN. Ách thường được làm từ các loại cây gỗ thông
thường chắc chắn và nhẹ để dễ vận chuyễn.

3. Sự huấn luyện : Làm việc có hiệu quả còn tùy thuộc vào sự huấn luyện. Phương pháp
huấn luyện rất đơn giản trâu bò thường dễ dạy, luyện tập ít khi kéo dài. Ðể luyện tập dễ
dàng và tiện việc điều khiển, bê nghé lúc 10 - 12 tháng tuổi phải được xỏ mũi. Ðối với bê
nghé thường cho theo mẹ lúc làm việc. Vào lứa tuổi thích hợp (18 - 24 tháng tuổi) người
ta tập cho trâu bò làm quen với công việc. Ðầu tiên cho trâu bò làm quen với dụng cụ cày
kéo sau đó buộc vật nhẹ ở phía sau khi chăn thả rồi dần dần thay vật nặng hơn. Khi đến
tuổi làm việc chúng hầu như sẳn sàng thực hiện bổn phận của mình.

IV. DINH D¦ỠNG VÀ THỨC ¡N CHO TR¢U BÒ LÀM VIệC :

Ở TRẠNG THÁI NGHỈ, TRÂU BÒ trưởng thành phần lớn chỉ tiêu tốn năng lượng cho
trao đổi cơ bản. Bò đực làm việc như cày kéo sử dụng các chất dinh dưỡng tạo năng
lượng như ATP gấp 6 - 10 lần khi nghỉ. Gia súc ở các nước đang phát triển phần lớn được
nuôi bằng phế phẩm nông nghiệp và có thể được cho ăn thêm phụ phẩm như cám,
tấm,...Chúng thường được chăn thả hay cắt cỏ ở ven đường. Thường trâu bò cày kéo ăn
những thức ăn như vậy là thiếu dinh dưỡng.

Khi con vật phải làm việc nhiều, các axít béo nhiều cacbon được oxy hóa mạnh để tăng
lượng ATP, sử dụng 80 - 90 % oxy hấp thụ được ở cơ làm việc. Cơ làm việc sử dụng
nhiều glucoz hơn cơ nghỉ 50 %. Bò cái làm việc mà năng suất sữa không giảm thì cần
được cung cấp nhiều thức ăn để tăng lượng glucoz và axít béo nhiều cacbon.

Ngày nay ở một số nước có khuynh hướng sử dụng bò cái thay cho bò đực để làm việc
ngoài nhiệm vụ cày kéo còn có thể cho sữa và nuôi con. Việc dùng bò cái cho sữa và nuôi
con vào cày kéo mà thức ăn chủ yếu bằng phụ phẩm trồng trọt cần phải chú ý :

13
Trâu bò cày kéo cần tăng nhu cầu về axit amin, axít béo nhiều cacbon và glucoz. Các loại
bánh dầu và cỏ họ đậu rất được ưa chuộng vì là những nguồn thích hợp về protein thoát
qua và axít béo nhiều cacbon.

Các loại thức ăn có thể dùng cho trâu bò cày kéo:

Bảng 1. Tiêu chuẩn khẩu phần hàng ngày của trâu bò cày DO ỦY BAN NÔNG NGHIỆP
TRUNG ương ban hành.

14
V. CH¡M SÓC VÀ NU¤I D¦ỠNG :

Trâu Bò làm việc mỗi ngày cho ăn 3 lần : sáng, trưa và chiều. Vào những ngày làm việc
ban đêm người ta còn cho ăn bổ sung thêm một số thức ăn như cám, thức ăn hổn hợp,
cháo, có thể uống thêm nước đường...Sau các giờ làm việc, chúng ta cần xoa bóp vai cày
trong vài phút, bắt ve, cạy đất trong móng chân, đất bùn bám trên mình trâu bò. Vệ sinh
sạch sẻ các vết thương, bôi thuốc sát trùng cẩn thận vào những chổ có vết thương (nếu
có).

Mùa hè cho trâu bò đầm tắm hằng ngày (nhất là trâu chịu nóng kém, thích bóng râm).
Cho trâu bò làm việc ngoài nắng 1-2 giờ nên cho chúng nghỉ giải lao, gặm cỏ, uống nước.

Chuồng trại cần thoáng mát tránh mưa tạt gió lùa. Ðặt biệt là mùa đông chuồng trại
không được che chắn, gặp khi trời gió rét đột ngột, gió lùa có thể làm cho trâu bò bị cảm
lạnh, viêm phổi và chết. Mỗi trâu bò cần 4 - 6 m2 diện tích nền chuồng, chuồng phải khô
ráo dể làm vệ sinh, không bị ứ đọng nước. Nền chuồng nên xây bằng xi măng và nên có
mùng để che muỗi . Có một số nơi không có chuồng thường cho trâu bò đầm dưới sình để
tránh ruồi muỗi, nhưng có nhược điểm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng và bị bệnh ngoài da.

Trâu bò đi làm về không cho ăn ngay, nên cho chúng nghỉ ngơi tắm rữa sau đó cho uống
nước muối pha loãng (10 g / 100 kg thể trọng) để gia súc khỏe rồi mới cho ăn. Trâu bò

15
thường ăn một lượng cỏ tươi bằng 1/10 trọng lượng cơ thể và có thể uống 30 - 40 lít nước
mỗi ngày.

Buổi sáng trâu bò có thể làm việc từ 5 giờ - 9,30 giờ và buổi chiều làm việc từ 15 giờ - 18
giờ .

Nên định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như : Tụ huyết trùng, Lở mồm long
móng. Ðịnh kỳ kiểm tra và phòng bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh sán lá gan...Ðối
với bê nghé chú ý bệnh giun đủa, cầu trùng.

Muốn cho trâu bò làm việc tốt, dai sức ta phải cho trâu bò nghỉ ngơi, thường làm việc 10
ngày, cho nghỉ 01 ngày. Tránh cho trâu bò làm việc quá sức, quá mức. Trâu bò cái trước
và sau khi đẻ 01 tháng phải được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo.

Ðối với trâu bò làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút, gầy cần phải quan tâm đến việc bồi
dưỡng bằng các loại cỏ tươi, thức ăn tinh hay bổ sung các khối bánh urê-mật đường giúp
trâu bò mau lấy lại sức.

VI. CÁC BIỆN PHÁP N¢NG CAO N¡NG SUẤT VÀ SứC KHOẻ Gia Súc LàM VIệC
:

Ðối với gia súc làm việc, việc duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết, gia súc làm việc bị lệ
thuộc vào những đòi hỏi nặng nề về thể chất và dễ bị tổn thương do công việc nặng ngoài
đồng áng.

Một lực gây ra bởi sự kích xúc gọi là kích xúc tố và những kích xúc tố bao gồm các yếu
tố về di truyền, dinh dưỡng, quản lý và bệnh tật. Hậu quả của kích xúc là gia súc có một
sự đáp ứng miễn dịch bị ức chế và đưa đến kết quả là dể bị bệnh nhiểm trùng bình thường
gia tăng tính cảm ứng đối với các vi khuẩn không độc, sự hoạt hóa của siêu vi khuẩn tiềm
ẩn và sự đáp ứng yếu với thuốc chủng.

Việc làm quá sức ở trâu bò có thể là một kích xúc tố mạnh. Trâu bò thường làm việc nặng
vào đầu mùa mưa, đây cũng là lúc mà sự kích xúc về dinh dưỡng mạnh nhất. Sự kết hợp
của hai kích xúc tố nầy là lý do cho việc gia tăng xảy ra bệnh tụ huyết trùng vào lúc nầy
trên trâu bò. Tương tự trên có thể là nguyên nhân của bệnh tiêm mao trùng xảy ra ở trâu
làm việc ở miền Bắc Việt Nam.

Bệnh ở chân như Lở mồm long móng làm cản trở sự kéo của trâu bò và làm giảm khả
năng làm việc. Bệnh ký sinh cũng là những kích xúc tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc
của trâu bò. Trâu bò làm việc dể bị tổn thương do một số nguyên nhân sau :

16
Nhằm làm tăng năng suất làm việc giảm khả năng kích xúc ở trâu bò chúng ta cần chú ý:

--------------------------------------

CH¡N NU¤I BÒ SỮA

I. CHỌN BÒ SỮA ÐỂ NUÔI :

-Về ngoại hình : dáng thanh, có góc cạnh rỏ nét có dạng hình tam giác vuông góc mà góc
vuông nằm ở phần mông, phần thân sau phải phát triểnvà rộng chiều ngang để tạo điều
kiện phát triển của bầu vú. Bốn chân phải khỏe đặc biệt là 2 chân sau vì phải đỡ trọng
lượng nặng của bầu vú. Bầu vú phải lớn để có khả năng tích trữ nhiều sữa. Bốn thùy của
bầu vú phải đều, núm vú phải nở để dễ dàng vắt sữa. Tỉnh mạch vú phải nổi rõ.

- Các giống bò sữa có thể được chọn để nuôi như : Hà Lan, Jersey bò lai F1, F2, F3 giữa
bò Hà lan với bò Red Sindhi hoặc lai Sindhi.

II. CHUỒNG TRẠI :

Chuồng trại bò sữa thường được xây theo kiểu một hoặc hai mái, cần xây nơi cao ráo, dễ
thoát nước, xa khu dân cư nhưng gần trục giao thông chính để dễ vận chuyển. Chuồng
nên xây theo hướng Nam hoặc Ðông nam.

Nền chuồng bằng phẳng không trơn trợt, bền chắc có độ dốc thích hợp 1,5-2% tốt nhất là
nền xi măng, tường thường cao khoảng 1,2m. Nếu nuôi nhốt nên có sân chơi để cho trâu
bò vận động.

17
Kích thước các loại chuồng :

III. KỸ THUẬT CH¡N NU¤I BÒ SỮA :

1. Chăn nuôi bò đang vắt sữa :

Hằng ngày cần tắm chải cho bò, bảo đảm cho bò sữa được vận động. Việc vắt sữa phải
thực hiện đúng thao tác kỹ thuật.

Nhu cầu dinh dưỡng : Căn cứ vào thể trọng để tính nhu cầu duy trì. Căn cứ vào năng suất
sữa, tỉ lệ mỡ sữa, khả năng tăng trọng và thời kỳ có thai để tính nhu cầu sản xuất của một
bò sữa.

a. Nhu cầu duy trì của bò sữa :

18
b. Nhu cầu năng lượng và đạm để sản xuất ra 1 kg
sữa

Chú ý : Một đơn vị thức ăn = 2500 Kcal năng lượng trao đổi

- Ðối với bò mang thai từ 3 - 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm 1 ÐVT¡/ ngày

- Ðối với bò mang thai từ 7 - 9 tháng tuổi cần bổ sung thêm 2 ÐVT¡/ ngày

- Ðối với bò đang tăng trọng cần bổ sung thêm 1 ÐVT¡/ ngày

2. Chăn nuôi bò cạn sữa :

Việc cạn sữa cho bò nhằm mục đích giúp bò mẹ có thời gian tích lũy cơ thể cho chu kỳ
cho sữa mới, có đủ dưỡng chất nuôi thai tốt ở giai đoạn cuối kỳ cho sữa, giúp bò mẹ có
điều kiện nghỉ ngơi.

Bò thường cạn sữa 2 tháng trước khi bò đẻ và chia làm 3 giai đoạn :

- Từ 1 - 10 ngày tuổi : hạn chế và không cho ăn thức ăn tinh, thức ăn nhiều nước, không
xoa bóp bầu vú.

- Từ 11 - 50 ngày : Cho ăn theo mức tiêu chuẩn kỹ thuật, bắt đầu xoa bóp bầu vú mỗi
ngày 1 - 2 lần ; mỗi lần từ 5 - 10 phút.

- Từ ngày 51 đến khi đẻ : tùy tình trạng mà tác động cho phù hợp, tránh để bò có sữa
trước khi đẻ vì dễ dàng bị viêm vú.

3. Nuôi bê từ sơ sinh - 6 tháng tuổi :

Một bê nặng 25 kg dự kiến tăng trọng 500g/ ngày ; nhu cầu duy trì là 0,7 ÐVT¡ và nhu
cầu tăng trọng 0,9 ÐVT¡. Mỗi ÐVT¡ cần 120 g đạm tiêu hoá ; 8g Ca ; 5g P.

Bê mới đẻ nên tách mẹ cho bú bằng bình sau đó cho uống sữa bằng xô. Sau khi đẻ cho bê
bú sữa chính của mẹ nó trong vòng 10 ngày đầu và từ 3 - 5 lần/ngày. Sau đó ta có thể cho

19
bê uống sữa nguyên hoặc sữa gạn kem, có thể cai sữa bê ở 4 tháng tuổi. Bê được tập ăn
thức ăn thô từ ngày thứ 10 trở đi.

Cần cho bê ăn uống hợp vệ sinh, tránh tiêu chảy. Không cho bê theo mẹ, mỗi ngày có thể
tắm chải 1 lần. Nên tẩy giun đủa và cầu trùng cho bê. Nên có bãi chăn thả riêng cho bê :
đồng cỏ tốt, bằng phẳng và gần chuồng.

4. Chăn nuôi bê từ 7 - 24 tháng tuổi :

Giai đoạn nầy nên chăn thả từ 7 - 8 giờ trên đồng cỏ, cần chăm sóc chu đáo, nếu không
bê dễ bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau nầy. Chúng ta có thể
phân đàn theo nhóm tuổi. Khi trọng lượng bê đạt 65 - 70% trọng lượng cơ thể bò trưởng
thành xem tầm vóc và tuổi để phối giống cho bò.

Ðối với bò cái tơ chữa, chúng ta phải nuôi dưỡng thật tốt, ngoài nhu cầu dinh dưỡng về
duy trì, tăng trưởng chúng ta cần chú ý đến nhu cầu nuôi thai 3 tháng trước khi đẻ. Nên
xoa bóp bầu vú giúp cho bò quen với người, thao tác vắt sữa, điều kiện vắt sữa mỗi ngày
xoa bóp 1 - 2 lần và mỗi lần từ 10 - 15 phút.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa :

- Giống: Sự khác biệt giữa các giống có ảnh hưởng đến sản lượng sữa

- Thức ăn và nước uống: Nếu thức ăn không đủ số lượng và chất lượng trong chừng mực
nào đó thì bò phải sữ dụng chất dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì cơ thể và sản xuất sữa
trong một thời gian ngắn (Thức ăn -> máu -> não -> hệ thần kinh. . . sau đó mới đến
xương, cơ và mỡ. Do đó khi thiếu cơ thể sẽ huy động chất dinh dưỡng từ mỡ -> cơ ->
xương và sau cùng là thần kinh và bào thai. Vì thế giải thích tại sao bò gầy vẫn cho sữa.
Nước chiếm 80 - 85% trong thành phần của sữa, nếu đảm bảo yêu cầu nước thì sản lượng
sữa có thể tăng 5 - 10%.

- Trọng lượng của bò sữa: Trong cùng một giống, bò có trọng lượng lớn thường cho sữa
cao hơn, vì bò to lớn ăn nhiều, tiêu hoá tốt -> chất dinh dưỡng cung cấp cho bò sữa
phong phú và sản lượng sữa sẽ cao.

- Tuổi của bò sữa: Bò từ 2 - 5 tuổi thường cho sản lượng sữa cao nhất. Tuổi càng cao thì
sản lượng sữa càng giảm. Sản lượng sữa đạt cao nhất thường là vào chu kỳ thứ 3.

- Ngoại hình: Mỗi giống bò thường có đặc điểm ngoại hình khác nhau, qua đặc điểm của
giống người ta có thể xác định được năng suất sữa : Bò sữa có dạng hình thoi, vú thịt,
tĩnh mạch vú không nổi rõ -> thường cho năng suất sữa thấp. Bò có dạng hình tam giác,
bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ thường cho năng suất sữa cao.

- Thời gian mang thai cũng ảnh hưởng đến sản lượng sữa.

- ẢNH hưởng bởi môi trường và khí hậu.

20
- Kỹ thuật vắt sữa, cạn sữa.

Ðịnh mức kinh tế kỹ thuật của một số giống bò:

---------------------------------------------

CH¡N NU¤I TRÂU SỮA

I. MỤC §ÍCH VÀ Ý NGHĨA :

Nhằm góp phần nâng cao nhu cầu về thực phẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
người dân và khả năng thích ứng rộng cũng như lợi dụng thức ăn thô xanh và các phụ
phẩm nông nghiệp có hiệu quả hơn các giống bò sữa, ngành chăn nuôi trâu sữa chiếm vị
trí khá quan trọng ở một SỐ NƯỚC CHÂU Á NHƯ ẤN Ðộ, Pakistan, Nêpal... sữa trâu
là nguồn protid chủ yếu đưa vào các bữa ăn hằng ngày.

Về chất lượng sữa trâu hơn hẳn sữa bò, sữa dê về một số chỉ tiêu như: hàm lượng vật chất
khô, protid tổng số, đường lactoz, canxi, photpho. Riêng tỉ lệ mỡ của sữa trâu cao hơn
sữa bò 1,5 - 2 lần.

Ðối với công nghiệp chế biến thực phẩm, sữa trâu được sử dụng tốt để sản xuất kem, bơ,
phó mát. Ngoài ra còn có thể hạ thịt chúng khi chúng không còn cho sữa có hiệu quả do
già yếu, thương tật.

Nhờ phát triển chăn nuôi trâu sữa ở khắp các vùng do đó nhân dân ấn độ từ nông thôn
đến thành thị đều có sữa tươi để ăn, uống hằng ngày và dùng để chế biến, dự trữ các món
ăn từ sữa.

Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM THẬP kỷ 70 đã nhập một số giống trâu sữa
Murrah từ Trung Quốc và ẤN ÐỘ. KẾT QUẢ BƯỚC ÐẦU ÐÁNG KHÍCH lệ, đàn trâu
phát triển bình thường, kỳ tiết sữa đầu tiên đạt 1200 kg - 1300 kg với tỉ lệ mỡ sữa từ 6,3 -
7 %. Nhìn chung đàn trâu sữa nhập nội dễ nuôi, thích nghi tốt ở nhiều vùng nước ta.
Ngoài ra còn tạo con lai để nghiên cứu sữ dụng vừa cho sữa vừa cày kéo. Trong khi ở
nước ta điều kiện nhiệt đới nóng ẩm nên việc nuôi bò sữa có phần hạn chế. Vì vậy để giải
quyết vấn đề sữa ở Việt nam ngoài việc nhập các giống bò sữa gốc ôn đới chúng ta nên

21
phát triển chăn nuôi trâu sữa trên khắp các vùng đất nước để giải quyết nhu cầu sữa tươi
cho từng vùng.

II. CHỌN GIỐNG TR¢U §Ể NU¤I :

Muốn chăn nuôi trâu sữa đạt kết quả tốt, việc chọn giống trâu để nuôi có vai trò quan
trọng vì giống ảnh hưởng lớn đến năng suất sữa thu được. Hiện nay trâu sữa có nhiều
giống như: Murrah, Nili - Ravi, Jafarabadi,... có khả năng cho sữa tốt. Chọn trâu nuôi để
lấy sữa chúng ta nên chọn những con có ngoại hình thanh, phần thân sau phát triển, bầu
vú phát triển đều.

III . KỸ THUẬT NU¤I TR¢U SỮA:

a/ Nhu cầu dinh dưỡng

Dinh dưỡng là quá trình sinh lý phức tạp liên quan giữa cơ thể gia súc và các nguồn thức
ăn cung cấp cho nó. Trong quá trình nầy các chất dinh dưỡng của thức ăn được cung cấp
tác động đến cơ thể gia súc không phải tách biệt nhau mà là quá trình tổng hợp.

Ðể xác định độ dinh dưỡng của một loại thức ăn người ta phải xác định thành phần hóa
học và giá trị dinh dưỡng của nó và ảnh hưởng của nó đến trạng thái sinh lý và sức sản
xuất của gia súc. Số lượng vật chất khô trong thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng. Thường
trâu sữa tiêu thụ được nhiều vật chất khô của khẩu phần thức ăn thì càng bảo đảm nâng
cao sức sản xuất. Khả năng đồng hóa vật chất khô của trâu bò phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: thành phần, khẩu phần, tính ngon miệng, đặc tính vật lý của thức ăn...

Ðặc biệt ở động vật nhai lại các axít amin không thay thế được vẫn được tổng hợp ở
trong cơ thể là nhờ các vi khuẩn dạ cỏ. Do đó so với các gia súc khác trâu bò có phản ứng
với phẩm chất của protein ở mức độ thấp hơn.

Hydrat carbon dể tiêu và cellulose: Hydrat carbon đi vào dạ cỏ ở dạng đường, tinh bột,
hemi cellulose, cellulose và một số hợp chất khác. Vi sinh vật phân hủy hydrat carbon
phức tạp thành những đường đơn và tiếp đó chúng được lên men thành CO2, axít béo bay
hơi như acetic, propionic, lactic và các axít béo khác.

Chất khoáng trong dinh dưỡng gia súc không có giá trị năng lượng nhưng lại giữ vai trò
quan trọng trong tất cả các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Trong khẩu phần không có hoặc thiếu vitamin kéo dài thì gia súc sẽ bị bệnh thiếu vitamin
làm cho gia súc chậm sinh trưởng, sức sản xuất giảm, dễ bị bệnh nhiễm trùng, chức năng
sinh sản giảm.

b/ Thức ăn cho trâu sữa:

Thức ăn tươi xanh đối với trâu sữa có tầm quan trọng quyết định, nếu thiếu sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến năng suất của đàn trâu sữa. Cây cỏ tươi xanh là nguồn thức ăn chủ yếu

22
của trâu sữa, chúng thường CHIẾM 70 - 80% NHU CẦU VỀ ÐƠN VỊ THƯC ĂN
(§VTA). Ở nước ta có thể cung cấp thức ăn tươi xanh quanh năm nếu chúng ta giải quyết
được nhu cầu nước tưới vào mùa khô.

Dự trử rơm, cỏ khô cho trâu ăn vào mùa nắng, khi ăn có thể xử lý bằng urê, kiềm
hóa...làm cho gia súc thích ăn hơn. Ngoài ra còn có thể ủ xanh thức ăn để dự trữ cho trâu
ăn từ từ.

Ðối với khẩu phần ăn nghèo chất dinh dưỡng chúng ta có thể bổ sung thêm thức ăn tinh,
thức ăn giàu đạm, khoáng như khối urê-mật đường-khoáng có thêm vitamine để cân đối
khẩu phần làm tăng năng suất sữa.

c/ Chuồng trại

Góp phần tích cực giữ cho đàn trâu có tình trạng sức khỏe tốt và tiện nghi để chống lại sự
khắc nghiệt của thời tiết để trâu bò phát triển bình thường. Chuồng trại hợp lý tăng năng
suất lao động, dễ quản lý và hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Khi thiết kế chuồng trại
chúng ta cần dựa trên điều kiện tự nhiên, môi trường, khí hậu và đặc tính sinh lý, sinh
thái của gia súc. Chuồng trại phải cao ráo thoáng mát, dễ thoát nước, có khả năng qui mô
phát triển đàn. Ðịa điểm đặt chuồng trại phải gần đồng cỏ, bãi chăn thả tiện giao thông và
nguồn nước phục vụ đàn trâu Tuy nhiên cần tránh xa khu dân cư, trường học,
chợ...Chuồng nên xây hướng Nam hoặc Ðông Nam có thể kiểu 1 mái hay 2 mái tùy yêu
cầu phát triển, nền chuồng nên làm bằng xi măng, mặt nền không gồ ghề, không trơn trợt.
Chiều cao của tường thường khoảng 1,20 m chắc chắn. Chuồng có máng ăn, máng uống
đầy đủ, khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, cần xây thêm nhà vắt sữa, nhà cách ly, hố tiêu
độc, kho chứa thức ăn, hố ủ thức ăn, hệ thống cống ngầm...

d/ Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng

1/ Chăn nuôi nghé từ sơ sinh - 10 ngày tuổi

Nghé mới sinh rất nhạy cảm với bệnh nên chuồng trại cần sạch sẻ, thoáng mát, tránh mưa
tạt gió lùa, ẩm ướt. Ở NHỮNG NƯỚC TIÊN TIẾN NGƯỜI TA NUÔI từng con trong
củi riêng, thường kích thước dài x rộng x cao (1,2 x 0,5 x 1m). Sàn làm bằng gổ hoặc sắt
để dể dọn vệ sinh và hạn chế được người chăm sóc. Một người có thể nuôi từ 80 - 100
nghé và tận dụng được diện tích nền chuồng.

Nghé sau khi lọt lòng 1 - 1,30 giờ nên cho uống sữa đầu, lượng sữa đầu cho nghé uống
phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của nghé (thường 1/10 trọng lượng cơ thể), khi vắt sữa
chú ý rửa sạch bầu vú. Sữa đầu giàu protid, khoàng, caroten, và chứa nhiều thể miễn
dịch. Thời gian uống sữa đầu của nghé từ 7-10 ngày. Mỗi ngày cho nghé ăn 2 lần ngay
sau khi vắt sữa. Sữa đầu phẩm chất kém dễ gây cho nghé tiêu chảy. Ðôi khi nghé do háu
ăn, ăn nhiều cũng bị tiêu chảy do sữa đầu ít bị thấm nước bọt và khi đến dạ múi khế thì bị
vón cục rất khó tiêu hoá.

2/ Nuôi dưỡng nghé từ 10 ngày - 6 tháng tuổi

23
Sau khi nghé chuyển qua chuồng nuôi nghé, ta nên phân nghé thành từng nhóm 10 - 20
con. Tùy mục đích nuôi mà thời gian nuôi nghé bú sữa có thể kéo dài 3 - 6 tháng. Trong
một ngày đêm chỉ cần cho nghé ăn sữa 2 LẦN (SÁNG VÀ CHIỀU) SAU MỖI LẦN
VẮT SỮA. Ở các nước tiên tiến người ta nuôi nghé bằng sữa gạn kem hay sữa nhân tạo
nhằm lấy được nhiều sữa tươi phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và chế biến. Việc nuôi
dưỡng nghé có kết quả tùy thuộc vào sự huấn luyện cho chúng sớm tiếp nhận thức ăn
thực vật nhằm thúc đẩy sự phát triển của bộ máy tiêu hóa. Khi bổ sung hoặc tập ăn cho
nghé chú ý cho ăn từ ít đến nhiều. Thường nghé chuyển từ thức ăn là sữa sang thức ăn cỏ
khô, cỏ tươi, chỉ sau 1- 1,5 tháng nghé đã thích nghi với các thức ăn mới này.

Hiện nay kỹ thuật nuôi nghé uống sữa dưới 6 tháng tuổi, người ta có xu hướng giảm bớt
lượng sữa tươi và cai sữa nghé vào lúc 3 - 4 tháng tuổi ở những hộ nuôi trâu lấy sữa
không nên để nghé bú trực tiếp vì sẽ làm cản trở việc khai thác sữa sau nầy.

3/ Nuôi nghé sau cai sữa

Nghé sau cai sữa thường được chia ra thành từng nhóm: (từ cai sữa - 12 tháng ; 13 - 24
tháng ; 24 - 36 tháng). Nghé đực và cái tách riêng.

Trong giai đoạn nầy chuồng trại cần khô ráo sạch sẻ có máng ăn để bổ sung thức ăn xanh
và thức ăn tinh. Máng uống thường bố trí ngoài sân chơi. Nếu ở những nơi lạnh, chuồng
trại cần được che chắn. Giai đoạn nầy nghé thường được chăn thả trên đồng cỏ, nếu thức
ăn xanh không cân đối nhu cầu dinh dưỡng thì phải bổ sung thêm thức ăn tinh. Thức ăn
tinh có thể chiếm 10 - 20 % khẩu phần theo nhu cầu đơn vị thức ăn /ngày đêm.

Ðể khai thác sữa thuận lợi đối với trâu tơ có chữa cần luyện tập bầu vú hằng ngày vào
buổi sáng trước khi thả chúng ra đồng cỏ.

4/ Nuôi trâu cạn sữa có chữa

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu sữa thường là 15 - 16 tháng, thời gian khai thác sữa
thường 9 - 10 tháng. Trâu cạn sữa một mặt đảm bảo cho bào thai phát triển bình thường,
mặt khác giúp cho trâu mẹ tích lũy dinh dưỡng cho kỳ cho sữa tiếp theo. Vì vậy kỹ thuật
cạn sữa và chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn nầy ảnh hưởng đến chất lượng bào thai
và sản lượng sữa chu kỳ sau. Kỹ thuật cạn sữa tốt thường tiến hành nhanh, gọn, con mẹ
vẫn phát triển bình thường, bầu vú không bị viêm. Nguyên tắc chung là gây rối loạn nhân
tạo như thay đổi số lần vắt, giảm thức ăn nhiều nước, đạm...Trâu có sản lượng sữa thấp,
thời gian cạn sữa từ 3 - 5 ngày, và trâu có sản lượng sữa cao thời gian cạn sữa từ 7 - 10
ngày. Trâu cạn sữa cần cung cấp thêm thức ăn cho nhu cầu mang thai.

Cần chăm sóc tốt trâu cạn sữa có chữa trước khi đẻ 2 tháng như chăn thả bãi chăn bằng
phẳng, gần chuồng. Khi chăn dắt không nên dồn đuổi, đánh đập để tránh sẩy thai. Thời

24
gian chăn thả 6 - 8 giờ /ngày. Mùa hè hằng ngày nên tắm chảy. Trước khi đẻ 5 - 10 ngày
nên nhốt trâu ở chuồng trâu đẻ và cho vận động ở sân chơi hoặc bãi chăn gần chuồng ,
hằng ngày cần kiểm tra sức khỏe và bầu vú để điều chỉnh khẩu phần. Tránh vắt sữa trước
khi đẻ. Sau khi đẻ cho trâu uống nước đầy đủ, dùng nước muối 2% hoặc thuốc tím có tỉ lệ
1/1000 để rữa sạch phần thân sau và bầu vú. Sau khi đẻ xong nên dọn sạch nền chuồng,
rửa và tẩy uế nơi trâu đẻ. Sau khi đẻ 6 - 7 giờ mà nhau thai chưa ra, cán bộ thú y nên
kiểm tra để can thiệp. Sau khi sinh 1 tuần không cho trâu mẹ ăn thức ăn nhiều nước để
sữa đầu cho nghé uống.

5/ Nuôi trâu vắt sữa

Muốn thu được sản lượng sữa cao và ổn định thì không phải chỉ cung cấp đủ số lượng
thức ăn cho trâu sữa mà còn phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng để trâu có đủ năng
lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết vừa duy trì cơ thể vừa tạo ra sữa, nuôi bào thai và
tăng khối lượng cơ thể (nếu con vật chưa đến tuổi trưởng thành).

Trâu có sản lượng sữa cao phải sử dụng nhiều chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể. Do đó
đối với trâu cho sản lượng sữa 7 - 8 kg/ngày ngoài lượng cỏ xanh nên bổ sung thêm thức
ăn tinh và khoáng.

Bảng 1. Nhu cầu thức ăn của Trâu cạn sữa (không tính nhu cầu nuôi thai)

Nguồn tài liệu: Vũ Ngọc Tý và Lê viết Ly (1984)

Bảng 2. Tiêu chuẩn nuôi dưỡng trâu cái đang cho sữa

25
Nguồn tài liệu: Vũ Ngọc Tý và Lê viết Ly (1984)

Cần thỏa mãn nhu cầu nước uống cho trâu, thường 100 kg thể trọng cần 8 - 16 lít nước.
Cho trâu đầm tắm 15 - 30 phút /ngày, đây cũng là biện pháp tăng năng suất sữa cho trâu.

Vắt sữa trâu cần thiết phải biết những đặc điểm sinh lý cũng như là tập tính của trâu. Ðể
nâng cao năng suất sữa, chúng ta phải có kỹ thuật vắt tốt và các biện pháp tác động thich
hợp làm cho phản xạ cho sữa trâu được thực hiện trọn vẹn. Núm vú trâu có cơ trương lực
khỏe hơn bò nên khi vắt cần một lực vắt cao hơn. Tính tình làm bảo thủ hơn bò trong việc
vắt sữa có nghé đứng cạnh hay là nghé thúc vú. Bầu vú trâu chưa được khai thác toàn vẹn
đối với gia súc cho sữa như là bò. Sử dụng máy vắt sữa cũng góp phần tăng năng suất sữa
trong trường hợp chăn nuôi công nghiệp.

-------------------------------------------

CH¡N NU¤I BÒ THỊT

I . Chọn giống bò thịt :

Muốn nuôi bò thịt đạt năng suất cao trước tiên người ta chú ý đến con giống. Vì giống bò
cao sản chuyên thịt thì mới cho thịt nhiều. Ðể chọn bò nuôi lấy thịt thông thường người ta
chọn những con có ngoại hình dạng chữ nhật, tầm vóc to lớn, da đàn hồi, phát triển, mau
lớn, ĂN NHIỀU. Ở NƯỚC TA CÓ THỂ chọn bò Sind hoặc lai Sind, bò đực của các
giống bò nuôi lấy sữa hoặc chọn bò đực chuyên thịt cho lai với bò cái lai Sind hay bò cái
địa phương.

Trong chăn nuôi bò thịt, thường người ta cho lai kinh tế nhằm nâng cao năng suất thịt đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

26
Ở NƯỚC TA ÐỂ CẢI TIẾN ÐÀN bò địa phương, nhà nước có chủ trương " Sind hoá "
hay " Zebu hoá " đàn bò địa phương (dùng bò đực Sind lai hay Zebu lai với bò cái địa
phương).

II. Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt :

1. Chuồng trại :

Chọn nơi cao ráo thoáng mát, dễ thoát nước có khả năng đáp ứng khi qui mô phát triển.
Chuồng có thể xây theo hướng Nam hoặc Ðông Nam và kiểu chuồng một mái hoặc hai
mái. Nền phải chắc chắn, có máng ăn, máng uống, dễ thu dọn phân.

Tiêu chuẩn diện tích chuồng cho bò

- Ðường phân phối thức ăn : 1,2 - 1,4 m

- Chiều rộng máng ăn : 0,6 m

- Chiều rộng rảnh thoát phân : 0, 25 m

2. Các loại thức ăn :

2.1 Thức ăn xanh :

- Cỏ tự nhiên : cỏ lông tây, cỏ ống, cỏ chỉ, đậu ma, đậu biếc . . .

- Cỏ trồng : cỏ voi, cỏ sã, cỏ dẹp, stylo, bình linh . . .

- Thức ăn thô khô : các phụ phẩm nông nghiệp : rơm, rạ, dây khoai lang . . .

2.2 Thức ăn tinh : tấm, cám, bắp . . .

2.3 Thức ăn củ quả : Khoai lang, khoa mì, bí đỏ . . .

2.4 Thức ăn hạt : lúa, bắp, đậu nành . . .

27
2.5 Thức ăn giàu đạm : bánh dầu, bột cá, bột thịt, bột đầu tôm . . . Ngoài ra có thể dùng
urê để bổ sung đạm : 3 - 5 kg/tấn thức ăn hoặc 25g/100kg trọng lượng. Chú ý cho ăn quá
liều dễ gây ngộ độc.

2.6 Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin . . .

3. Kỹ thuật nuôi dưỡng bò thịt theo giai đoạn :

Nuôi bò lấy thịt mục đích đạt trọng lượng và tỉ lệ thịt xẽ cao trong một thời gian nhất
định .

3.1 Nuôi bê từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi :

Bê sau khi sinh cần cho bú sữa đầu, sau đó có thể sữ dụng sữa tươi của những con khác
hoặc sữa nhân tạo để cho ăn. Cho bò mẹ uống nước ấm có pha muối, giữ ấm bê trong
mùa đông.

Tháng thứ nhất gần như bê sữ dụng hoàn toàn sữa của mẹ. Chú ý đốt sừng và bấm tai
nhằm không gây nguy hiểm và dễ chăm sóc.

Từ tháng thứ 2 trở đi tập cho bê ăn các loại thức ăn bổ sung (thức ăn tinh, cỏ tươi) tiến
đến dần dần thả bê trên đồng cỏ. Giai đoạn này cần bổ sung thêm khoáng và vitamin. Cứ
100 kg thể trọng cần NaCl 10g ; P 15g ; Ca 22g. Caroten 50mg / ngày.

Trong giai đoạn nầy chuồng trại phải ấm áp và sạch sẽ. Trời lạnh phải quan tâm đến việc
che cho bê ấm, chú ý tẩy giun đũa và cầu trùng.

3.2 Giai đoạn nuôi lớn : từ 7 - 21 tháng tuổi

Nuôi bê trong giai đoạn nầy rất quan trọng vì bê từ thức ăn sữa là chính, nay phải chuyển
sang thức ăn thô xanh. Từ chổ do người cung cấp nay phải tự kiếm ăn trên đồng cỏ. Bê
sau khi cai sữa nếu không được chăm sóc chu đáo, ăn thiếu chất thì bê non sẽ chậm lớn,
còi cọc.

Trong giai đoạn nầy sức lớn của bê khá nhanh đặc biệt bộ máy tiêu hóa phát triển khá
mạnh để thích ứng với dạng thức ăn mới, do đó con vật cần nhiều thức ăn với đủ thành
phần dinh dưỡng để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng.

Tiêu chuẩn thức ăn cơ bản (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, giàu đạm) tính trên 1 kg tăng
trọng là 7,5 - 8 ÐVT¡, cứ mỗi đơn vị cần 100g đạm tiêu hóa. Ngoài ra người ta còn bổ
sung thức ăn như NaCl 12g ; Ca 20g ; P 12g.

Tiêu chuẩn ăn của bê nuôi lớn

28
Giai đoạn nầy người ta thả bê nhiều giờ trên đồng cỏ (8 - 10 giờ /ngày) để bê ăn được
nhiều cỏ tươi và được vận động dưới trời nắng ấm tạo cho cơ thể có điều kiện tổng hợp
vitamin D giúp cho cấu tạo bộ xương vững chắc, cơ thể phát triển nhanh. Tối về chuồng
nên bổ sung thêm rơm, cỏ đồng thời cho ăn thêm thức ăn tinh 2- 3 tháng đầu sau khi cai
sữa. Cần bổ sung vào khẩu phần cỏ họ đậu hoặc các loại bánh dầu giàu protein. Nếu khẩu
phần vẫn còn thiếu thì cho bò ăn thêm urê (có thể thay thế 20 - 30% lượng protein tiêu
hoá của khẩu phần).

Khẩu phần thức ăn của bê nuôi lớn

------------------------------------

CH¡N NU¤I TR¢U THỊT

KỸ THUẬT VỖ BÉO TR¢U

Ở MỘT SỐ NƯỚC NHƯ ẤN ÐỘ, PAKISTAN, NEPAL, SỐ LƯỢNG TRÂU ít hơn bò


nhưng lượng thịt trâu cung cấp nhiều hơn bò. Ví dụ : ẤN ÐỘ SỐ LƯỢNG TRÂU BẰNG
BÒ NHƯNG cung cấp 60% tổng số thịt trâu bò. Nepal tỉ lệ thịt trâu chiếm 41,2% trong
TỔNG SỐ THỊT SO VỚI GÀ LÀ 1,84% ; HEO LÀ 9,12%. Ở Adecbaizan thịt trâu được
sữ dụng phổ biến và được xem như là một thức ăn ngon.

Trâu đầm lầy ở châu á được nuôi chủ yếu là để cày kéo và lấy thịt khi phế canh. Tuy
nhiên sự tận dụng thịt trâu ở các nước nầy vẫn còn nhiều hạn chế. Gia súc được xem như

29
là trâu thịt thì chủ yếu là được bán sang một số thị trường như Hồng Kông ; Singapore ở
lứa tuổi 2 - 3 năm tuổi và được xem như là một loại thức ăn cao giá và bổ dưỡng. Thường
các nước nầy nhập trâu thịt từ ThaiLan. Philippines . . .

Ở §ỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN nay thịt trâu được sữ dụng rất phổ biến trong
gia đình trong các buổi ăn. Tuy nhiên thường nhằm lẫn thịt trâu với thịt bò một cách cố ý
hoặc vô ý, đặc biệt trâu tơ được sữ dụng để nấu phở chủ yếu trong các tiệm ăn. Trâu luộc
cơm mẽ được xem là món ăn bình dân ngon và phổ biến ở một số tỉnh ở ÐBSCL .

Trong tình hình sản xuất thịt có nhiều hạn chế thì thịt trâu hiện nay đóng góp phần lớn
trong vấn đề giải quyết thức ăn cho người dân ở nước ta. Một thực trạng thực tế là đàn
trâu ở ÐBSCL giảm sút số lượng một cách đáng kể từ năm 1990 đến nay cho thấy sự tiêu
thụ thịt trâu trong nhân dân là rất cao. Dù vậy chăn nuôi trâu để lấy thịt bán hay mục đích
kinh doanh gần như là điều còn rất mới, tác động khoa học kỹ thuật để nâng cao năng
suất thịt của chúng rất là hạn chế. Do vậy tiềm năng phát triển của chúng ở Việt Nam nói
riêng và châu á nói chung là vô cùng lớn.

1. Ðặc điểm của thịt trâu :

Trong thịt trâu phần làm thực phẩm giá trị nhất là thân thịt và các cơ bắp. Ðối với trâu
làm việc do điều kiện phải làm nhiều công việc nặng nhọc nên sự trao đổi chất gia tăng.
Do vậy bắp cơ thô và to từ đó khi chế biến không được mềm mại, khi ăn thấy dai hơn.
Thịt trâu ở 2 - 4 tuổi thì mềm, mọng nước và vị rất ngon.

Theo Tamansep (1989) thịt trâu trưởng thành thô cứng nhưng thịt trâu non thì gần như
không phân biệt mấy so với thịt bò về mặt vị GIÁC, CÓ NƠI NGƯỜI TA THÍCH THỊT
NGHÉ HƠN THỊT BÊ. Ở Adecbaizan một ủy ban giám định giá trị và chất lượng thịt
trâu đã xác định rằng thịt nghé ở 1 năm tuổi mềm, mọng nước và ngon hơn THỊT BÊ
CÙNG TUỔI. Ở 2,5 tuổi thì chất lượng thịt tương đương nhau. Mazini (1989) kết luận
rằng thịt trâu có màu đỏ sẫm có dinh dưỡng cao hơn thịt bò nhờ chứa nhiều protid, H3PO4
và sắt. Các bác sĩ người Israel đã dùng thịt trâu để chữa các loại bệnh THIẾU MÁU VÀ
TÊ BẠI. Ở Việt Nam người dân cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trị liệu các chứng
bệnh nói trên trong trường hợp bệnh nhân thiếu máu chậm hồi phục như là bị thương, lao
phổi . . .

2. Trọng lượng thịt xẽ :

Khi nghiên cứu về trọng lượng thịt xẽ cho thấy trâu thiến, trưởng thành và trâu cái với độ
mập khác nhau có thể trọng 400kg thì trọng lượng thịt xẽ là 75,6kg- 80,4 kg và tỉ lệ thịt
xẽ là 44,5%( 41 - 52%). Trọng lượng thịt xẽ tối đa là 282,2kg với trọng lượng sống là
600kg. Trọng lượng thịt xẽ phụ thuộc vào độ mập và đặc biệt nó bị tác động mạnh bởi
dinh dưỡng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc. Tỉ lệ thịt xẽ trung bình của trâu già không vỗ
béo dao động từ 40 - 49%. Tỉ lệ thịt xẽ của các dạng trâu như sau :

- Trâu mập là 37,8%

30
- Trâu phát triển trung bình là 36,5%

- Trâu gầy là 33,2%

- Nghé 1 - 3 năm tuổi là 38,7%.

Ở VIỆT NAM THEO NGUYỄN VĂN THIỆN (1985) tỉ lệ thịt xẽ ở trâu trung bình là
48% ; trâu cái 42,2% và trâu đực THIẾN LÀ 45,02%. Ở §BSCL TỈ lệ nầy là 46,7% cho
cả đực lẫn cái (Nguyễn Văn Thu, 1987) .

3. Thành phần chất lượng thân thịt ( % ) :

Thành phần hóa học của thịt trâu so với thịt bò :

Trong các chỉ tiêu về chất lượng thịt, độ dày của sợi cơ có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, thịt có sợi cơ nhỏ thì mềm, ngon và dinh dưỡng cao hơn thịt có sợi cơ to. Khi độ
béo tăng thì đường kính sợi cơ cũng tăng lên và đồng thời độ dày của bắp cơ cũng tăng
lên. Ở NGHÉ TƠ THÌ CƠ TƯƠNG ÐỐI MỀM VÀ mỏng.

4. Kỹ thuật vỗ béo trâu :

Về vấn đề nầy các tài liệu nước ngoài vẫn chưa sáng tỏ, các chương trình này tiến hành ở
các nước như Nga, Ý, Ấn độ và một số nước Nam Mỹ. . . Người ta vỗ béo tất cả các loại
trâu : già , cái trưởng thành, đực thiến 18 - 24 tháng tuổi, 30 - 36 tháng tuổi ; nghé non từ
15 tháng tuổi và thông thường qua thời gian vỗ béo là 80 - 90 ngày. Do vậy thời gian vỗ
béo thường giúp gia súc tăng trọng nhanh, nặng cân và cải thiện chất lượng của thịt.

* Một số kết quả vỗ béo trâu trên những khẩu phần khác nhau :

31
Trong công tác vỗ béo trâu cũng như bò, điều quan trọng là chúng ta phải có một kế
hoạch để vỗ béo gia súc một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu sinh lý của gia súc. Trong
giai đoạn nầy thường là gia súc được tập cho ăn những khẩu phần tốt có giá trị dinh
dưỡng cao và đồng thời bằng các kỹ thuật đặc biệt người ta nâng cao khả năng tiếp thu
thức ăn của gia súc. Từ đó trâu sẽ tiếp thu lượng dưỡng chất nhiều hơn để tích lũy và tăng
trọng nhanh .

Thí nghiệm vỗ béo nghé thiến 2 - 3 năm tuổi ở Liên xô cũ, khẩu phần vỗ béo gồm : 4 -
5kg cỏ khô; 3 -4 kg sợi bông; 1kg khô dầu bông; 1,3 - 1,5kg tấm đại mạch tương đương
với 6,11 - 6,99 ÐVT¡. Trong 88 ngày vỗ béo tăng trọng bình quân của nghé thiến là 622 -
853g/ngày. Tối đa 1350g /ngày. Tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng như sau : Nghé 2
năm tuổi là 7,15ÐVT¡ và 744g đạm tiêu hoá ; Nghé 3 năm tuổi là 9,4 ÐVT¡ và 756g đạm
tiêu hoá.

Ở TRÂU THIẾN TRƯỞNG THÀNH VÀ trâu già khẩu phần gồm : 13kg xơ bông; 1kg
khô dầu bông ; 30g muối. Tăng trọng bình quân 692 - 703g/ngày, thí nghiệm kéo dài
trong 3 tháng.

Tóm lại :

Vỗ béo trâu là vấn đề mới của thế giới, đặc biệt ở ÐBSCL thì cần phải quan tâm trong
điều kiện các vùng đất phèn, sình lầy phù hợp cho việc nuôi trâu trong xu thế cung cấp
thịt cho tiêu dùng và xuất khẩu. Kết quả vỗ béo không những phụ thuộc vào thức ăn mà
còn phụ thuộc tiềm năng di truyền về tăng trưởng và phát triển của giống.

---------------------------------------------

BỆNH Ở TR¢U BÒ

1. Bệnh lở mồm long móng :

Ðiều trị :

- HT miễn dịch liều 120-150 ml /ngày,tiêm dưới da để chữa cho những trâu bò bị bệnh.

Vết loét : dùng dung dịch chua: giấm, phèn chua, chanh . . .

- Tiêm cafein, vitamin C (5-10g/con).Nếu viêm ruột dùng sulfaguanidin, tetran B...

Phòng bệnh :

Bằng vacxin đa giá chống nhiều chủng virút /2 lần/mỗi lần 20 ml dưới da, cách nhau 10
ngày. thời gian miển dịch từ 6 - 12 tháng.

Ổ DỊCH TIÊM HUYẾT THANH MIỄN dịch ; phòng vaccine quanh ổ dịch để bao vây.

32
2. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurella multocida)

Ðiều trị :

- Huyết thanh miễn dịch : bê nghé liều chữa là 20 - 40 ml và liều phòng là 10 - 20 ml.
Trâu bò liều chữa là 60 - 100 ml và liều phòng là 30 - 50 ml.

- Streptomycin: tiêm 10 - 15 mg/kgP/ngày; chia 2 - 3 lần tiêm, mỗi lần tiêm cách nhau 3 -
4 giờ. Tiêm liên tục 3 - 4 ngày.

- Terramycin:tiêm10mg/1kgP/ngày ; Uống 20mg/kgP/ngày; trong 4-5 ngày.

- Sufamerazin : uống 0,2 - 0,25g/kgP/ngày; trong 5 ngày.

- Sulfadimerazin : liều 30 - 40mg/kgP.

3. Bệnh thương hàn : (Salmonella enteritidis)

Ðiều trị :

- Chloramphenicol : uống hoặc tiêm; 2 ngày đầu liều 40 - 50 mg/kgP. Hai ngày tiếp theo
dùng liều 30 - 40 mg/kgP; các ngày tiếp theo liều 20 - 30 mg/kgP.

- Tetracyclin : oxytetracycline, chlortetracyclin( cho uống ); 3 ngày đầu liều 40 - 50


mg/kgP ; những ngày sau liều 30 mg/kgP.

- Sulfaguanidinemide liều 50 - 100 mg/kgP, dùng liên tục 5 - 6 ngày.

- Atropin, tiêm liều 10 - 15ml làm giảm cơn co thắt ruột và giảm số lần tiêu chảy.

- Vitamin B1, tiêm bắp liều 300 - 500 mg/con.

- Vitamine C tiêm dưới da liều 5 - 10 g/con.

- Vitamin K : 1g pha thành dung dịch 20% ( tiêm tĩnh mạch).

4. Bệnh viêm phổi :

Ðiều trị : *:

Viêm phổi do nhiễm khuẩn :

- Tiêm Penicillin /Ampicillin : 10.000 UI/kgP + Kanamycine / Streptomycine liều


10mg/kgP + Sulfadimerazine (uống) 30 - 40mg/kgP/ngày ; trong 4 - 5 ngày.

33
- Ampicilline 10.000 UI/kgP + Gentamycine 3 - 4mg/kgP + Bisepton 30 - 40 mg/kgP/
ngày.

Do nấm : : Ephêdrin liều 1ml/20kgP/ ngày; Vitamin B1 tiêm 300-500 mg/con, Vitamin C
(5-10g/con); dầu long não 20% tiêm 20-40ml.

5. Bệnh Lao : (Mycobacterium tuberculosis bovinus)

Lao phổi, lao hạch; lao vú ; lao ruột.

Ðiều trị :

- Streptomycine + Rimifon

- Phòng bằng vaccine BCG (Bacterium calmetta Guerin) :

+ Bê 15 ngày tuổi : 40 - 100ml/dưới da yếm tạo miễn dịch 1-1,5 năm .

6. Bệnh Uốn ván : (Clostridium tetani)

Ðiều trị :

- Tiêm kháng huyết thanh liều 80.000UI /trâu bò và 40.000UI /bê nghé ( 1/2 tiêm dưới da
và1/2 tiêm cạnh vết thương). Giải độc tố tiêm 1- 2 ml/ngày/tuần sau tiêm lại.

- Penicilline : trâu bò tiêm 4 -5 triệu UI /ngày. Bê nghé liều = 1/2 - 1/3 liều TB.

- An thần : Chlorhydrat uống 30-50g/ngày; Tiêm TM dd MgSO410% 0,5-1 l /ngày.

- Glucose ưu trương tiêm TM liều 0,5 - 1 lít /ngày.

7. Bệnh giun đũa bê nghé ( Neoascaris )

Bệnh thường xảy ra ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi. Bê nghé bị nhiễm có thể do nuốt phải
trứng giun đũa hoặc nhiễm qua nhau thai.

1. Triệu chứng : Bệnh tiến triển phổ biến từ 11 - 30 ngày, bê nghé thường chết vào giai
đoạn 7- 16 ngày sau khi phát bệnh. Bê nghé bệnh có triệu chứng dáng đi lù đù, chậm
chạp, cúi đầu, lưng cong, đuôi cụp, bỏ ăn nằm một chỗ, thở yếu, bụng đau, nằm ngửa dẫy
dụa, đập chân lên phía bụng. Bê nghé gầy sút, lông xù, mắt lờ đờ, niêm mạc nhợt, mũi
khô, hơi thở thối thân nhiệt cao 40 - 41oC, phân màu trắng, lỏng, mùi rất thối. Lúc sắp
chết thân nhiệt hạ xuống bình thường.

2. Ðiều trị :

- Tetramisol : Tiêm liều 5 - 10mg/kg thể trọng.

34
- Piperazin : liều 0,3 - 0,5 g/kg thể trọng trộn với thức ăn hoặc cho uống.

- Phenolthiazin : liều 50 mg/kg thể trọng uống liên tiếp 2 ngày.

8. Bệnh cầu trùng bê nghé:

1. Triệu chứng :

Thời gian ủ bệnh khoảng 7 - 10 ngày thể hiện ở 2 thể :

- Thể cấp tính : bê nghé ăn ít , uống nước nhiều, sau vài ngày đi tiêu lỏng, phân có mùi
tanh và sau đó phân sệt có nhiều niêm mạc ruột, lầy nhầy có lẫn máu tươi hoặc màu nâu.
Bê nghé có thể sốt nhẹ 39,5oC - 40oC. Mỗi lần đi tiêu cong lưng rặn nhưng phân ra rất ít.
Nếu không được điều trị kịp thời bê nghé sẽ chết sau 7 - 10 ngày.

- Thể mãn tính : biểu hiện lâm sàng giống thể cấp tính nhưng nhẹ hơn và kéo dài 2 - 4
tuần lễ. Có trường hợp bê nghé có sức đề kháng, qua được thời kỳ bệnh cấp tính và
chuyển thành mãn tính. Bê nghé bị viêm ruột mãn tính, khi tiêu chảy, khi táo bón. Phân
thường có dịch nhầy và dính máu, gia súc gầy còm, suy nhược và thường dễ nhiễm các
bệnh khác.

2. Ðiều trị :

- Sulfamerazin hoặc sulfadimerazin : liều 0,1 - 0,12g/kg thể trọng trộn với thức ăn hay
pha với nước cho uống. Dùng liên tục trong 5 - 6 ngày.

- Oxytetracycline : liều 30 - 50 mg gelatin/kg thể trọng, dùng trong 5- 6 ngày

- Chloramphenicol : 30 -50 mg gelatin/kg thể trọng, dùng trong 5 - 6 ngày.

- Furazolidon hoặc Nitrofuran : liều 0,03 g/kg thể trọng, dùng trong 4 - 5 ngày

- Amprolium : liều 0,1g/kg thể trọng, dùng liên tục trong 4 ngày

9. Bệnh sán lá gan Trâu bò:

Gây ra do sán lá gan Fasciola gigantic, F.hepatica ký sinh ở gan và mật

1. Triệu chứng :

- Ở thể mãn tính : trâu bò gầy còm, suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy kéo dài làm giảm
khả năng lao tác và sinh sản .

- Ở thể cấp tính : trâu bò bỏ ăn, chướng hơi, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân lỏng xám, có
mùi tanh. Vài ngày sau gia súc nằm liệt và chết trong tình trạng mất nước. Hiện tượng
nầy thường xảy ra ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi.

35
2. Ðiều trị :

- Tetrachlorua cabon : liều 4 - 5 ml/100 kg thể trọng

- Dertyl B : liều uống : trâu 7-9mg/kg thể trọng; bò 6 -7mg/kg thể trọng

- Fascioranida : liều uống 5 - 6 mg/kg thể trọng.

10. Hội chứng tiêu chảy:

1. Nguyên nhân : Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy :

- Do nhiễm khuẩn : E. Coli ; Salmonella enteritidis . . .

- Do Virút : virút Parvo ở bê non

- Do nấm : Candida albicans gây tiêu chảy ở bê non .

- Do Ký sinh trùng : giun đũa (Toxocara vitulorum)gây tiêu chảy phân trắng cho bê nghé
non 1 - 3 tháng tuổi. Sán lá gan tiết độc tố cũng gây tiêu chảy cho bê non.

- Do thức ăn : thay đổi đột ngột thức ăn ; thức ăn bị ôi, mốc . . .

2. Triệu chứng : thời gian ủ bệnh thường 2 - 3 ngày. Uống nước nhiều, ăn ít, không nhai
lại, tiêu chảy phân có màu xám vàng và có mùi tanh, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột .
Mắt trũng, da nhăn, chết trong tình trạng mất nước. Nếu không trị kịp bê non thường chết
sau 3 - 4 ngày.

3. Ðiều trị :

a. Kanamycine : 20-30 mg/kg thể trọng/ ngày (tiêm)

- Tetracycline : 20 - 30mg/kg thể trọng / ngày (tiêm)

- Bisepton hoặc sulfaguanidine : 30 - 50 mg/ kg thể trọng (uống)

b. Chlorocide : 20 - 30 mg/kg thể trọng / ngày (tiêm)

- Oxytetracycline : 20 - 30 mg/kg thể trọng /ngày (tiêm)

- Bisepton hoặc Sulfaguanidine : 30 - 50 mg/kg thể trọng/ ngày

- Nếu nhiễm giun thì tẩy giun : Mebendazol 10 - 15 mg/kgthể trọng/ngày hoặc Tetramisol
: 7-10 mg/kg thể trọng/ ngày.

36
. Pneumobiotique:( Spiramycine 25 triệu UI + Oxytetra 10g + tá dược 100g) thuốc
uống trị bệnh phổi :

+ Bê : 5g sáng và tối đối với bê 50kg/ 4 ngày.

. Athelminticide 15% : (Levamisole chlorhydrate 15g + tá dược 100ml) trị giun lươn
phổi và dạ dày; giun đũa .

+ Trâu , bò , dê : liều tiêm 1ml/20kgP (không quá 2,5ml/dê;25ml/bò).

. Biacortyl : (Chloram 10g + Oxytetra 5g + Prednislone 250mg) trị nhiễm trùng, viêm
ruột, viêm vú, viêm có mủ.

+ Trâu bò : tiêm 10ml/100kgP

+ Bê, nghé, dê : 1,5 ml/10kgP.

+ Thỏ : 0,5ml/kgP.

- Biaerythro : (Erythromycine 10g + tá dược 100ml) trị nhiễm trùng G+ và


mycoplasma ; viêm phổi ; đường hô hấp ; viêm vú ; viêm tử cung.

+ Bò, dê : tiêm 10ml/50kgP/2lần/ngày/ 3-5 ngày.

. Biagyneco : (Chlortetracycline HCL 500mg + tá dược 1 viên) trị nhiễm trùng tử


cung; âm đạo ; viêm tử cung.

+ Bò : đặt 2 viên / sau 48 giờ lập lại.

+ Dê : 1 viên.

------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN CH¡N NU¤I GIA SÚC NHAI  LẠI

1. Tài liệu tại thư viện khoa Nông nghiệp :

- Anh, L.V; ất, L.T; Lợi,N; Ninh.N.H. 1983. Nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp Hà Nội

- Bản, Ðinh Thế; Ðông, Ðỗ Phú; Hồ Ðỗ Ðình; Ngọc, Hoàng Bích. 1976. Nhu cầu về chất
khoáng và năng lượng của động vật nhai lại. NXB Khoa học Kỹ thuật.

37
- Cải tiến hệ thống nuôi dưỡng và sản xuất sữa tại các hộ chăn nuôi gia đình. Kết quả
nghiên cứu thuộc dự án " Cải tiến sản xuất sữa tại Việt Nam 1992- 1995 ". Thành phố Hồ
Chí Minh tháng 6/ 1995.

- Cương, L.X. 1994. Biến rơm cỏ thành thịt sữa. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Du, Tô, 1999. Nuôi trâu bò ở gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội .

- Giảng, Vũ Duy; Hồng, Nguyễn Thị Lương; Sơn, Tôn Thất. 1997. Dinh dưỡng và thức
ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

- Giao, Hoàng Kim; Dương, Nguyễn Thanh. 1997. Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi
bò. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Giao, Hoàng Kim; Dương, Nguyễn Thanh; Tuyên, Ðỗ Kim; Khanh, L.C. Thuý,L.T.
1997. Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Hội Chăn nuôi Việt Nam. Năm 2000. Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

- Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội 1996. Hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển
chăn nuôi đến năm 2000, từ 26 - 28/11/96.

- Lăng, Phạm Sĩ; Lân, Phan Ðịch. 1997. Bệnh Trâu bò ở Việt Nam và biện pháp phòng
trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

- Luxli, J.K; Mac Ðônan. I.W. 1981. Ðạm phi protein trong dinh dưỡng của loài nhai lại.
NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Miên, Trần Ðình; Nhân, Phan Cự; Thiện, Nguyễn văn; Ðạt, Trịnh Ðình. 1994. Di truyền
chọn giống động vật (giáo trình cao học). NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Thiện, Nguyên; Bình, Lê Hoà. 1994. Thức ăn cho gia súc nhai lại. Kỹ thuật trồng và sữ
dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

- Tiến, Hoàng văn; Hằng, Trịnh Hữu; Lũng, Bùi Ðức; Anh, Nguyễn Tấn; Ly, Lê viết;
Thọ, Lê văn. 1995 .Sinh lý gia súc (Giáo trình cao học nông nghiệp). Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.

- Thưởng, N.V. 1993. Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Thưởng, Nguyễn văn, 1999. Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.

- Falvey, J. Lindsay. Tài liệu dịch của Lộc, Châu Bá.1991. Sữ dụng động vật làm việc Xí
nghiệp in Hậu Giang.

38
- Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969-1995. 1995. NXB
Nông nghiệp Hà Nội.

- Tý, Vũ Ngọc; Thiện, Nguyễn văn; Du,Tô. 1978. Sổ tay chăn nuôi trâu bò tập I, II. NXB
Nông nghiệp Hà Nội.

- Tý, Vũ Ngọc; Ly, L.V. 1984. Nuôi Trâu sữa. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Xưxoep, A.A; Tài liệu dịch của Dần, Cù văn; Thận, Lê khắc. 1995. Sinh lý sinh sản gia
súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

- Animal Feed Science and Technology. Volumn 79. Issue 1-4 . 1999.

- Animal Reproduction. Niamey, Niger from 17 - 21 January , 1994

- Arthur .E. 1995. Feed and feeding. Reston publishing Company, INC. Reston, Virginia
22090.

- Better use of locally available feed resources in sustainable livestock-based agricultural


systems in South- East Asia . 21 - 23 / 1/ 1997.

- Donald.M.P; Edwards.R.A; Greenhalgh.J.F.D. 1992. Animal nutrition 4 th edition.


Produced by Longman Singapore, 1992.

- Draught animal power for production No 10. Proceeding of an international workshop


help at James Cook University, Townville, Qld, Australia 10-16 July,1985.

- Draught animal power in the Asian-Australasian Region. A workshop help in


conjunction with 6th Asian-Australasian Association of animal production Societies
Congress, 23- 28 November 1999, Bangkok, Thailand.

Engelhardt, W.V; Marck,S.L; Breves,G; Giesecke, D. 1995. Ruminant physiology ,


Digestion, Metabolism, Growth and Reproduction. Ferdinand Enke Verlag Stuttgart.

- Ensminger. M.E; Olentine.C.G Henry.W.A; Morrison.F.B. 1983. Feeds & Nutrition


complete. The Ensminger Publishing Company , California, U.S.A.

- Hoffmann.D ; Nari.J. and Petheram.R.J. 1989. Draught animals in rural development


(ACIAR proceeding No 27). Proceeding of an International Research Symposium,
Cipanas, Indonesia, 3- 7 July.

- Jung, J.K. 1998. Animal Agriculture in Korea.

- Pond.W.G; Church.D.C; Pond.K.R. 1995. Basic Animal and Nutrition Feeding.


Published by John Wiley & Sons, Newyork, Toronto, Singapore.

39
Asian- Australasian Journal of Animal Sciences 1997-1999.

- Pope.L.S. 1988. Beef cattle science Handbook, volumn 22. Published by Lang printing,
Incorporated Bryan, Texas.

2. Tài liệu riêng của giáo viên :

- Abella. C. de la Vina. 1991. Utilization of Native Forages for Animal production.


Proceeding of Second Meeting of the Regional working group on Grazing and Feed
Resources of Southeast Asia, February 26 - March 5. UP Los Banos.

- Anderson.S; Wadsworth.J. 1992. Dual purpose Cattle production research, Proceeding


of the IFS / FMVZ- UADY International workshop, Merida, Mexico 23- 27 March 1992.

- Donald.L.B; Dickinson.F.N; Tucker.H.A; Appleman.R.D. 1978. Dairy cattle, principles,


practise, problems, profits. Copyright by Lea and Febiger.

- Juergenson.E.M; Mortenson.W.P. 1977. Approved practices in Dairying. The Interstate,


printers & Publishers, Inc. Daville, Illinois.

- Monika Bieber Wlaschny. 1988. Vitamin Requirements of the dairy Cow. Reprinted
from Nutrition and Lactation in the Dairy Cow . pp. 135- 136 (Butterworths 1988).

- Onodera.R; Itabashi.H; Ushida.K; Yano.H; Sasaki.Y. 1997. Rumen Microbes and


Digestive Physiology in Ruminants. Japan Scientific Societies Press Tokyo .

- Orskov.E.R; Ryle.M; 1990. Energy Nutrition in Ruminants. Elsevier Applied Science


London and Newyork.

- Orskov.E.R . 1992. Protein Nutrition in Ruminants. Academic Press. Harcourt Brace


Jovanocich, publishers.

- Orskov.E.R. 1993. Relity in rural development aid with emphasis on Livestock. Rowett
Research Services Ltd Aberdeen.

- Reynolds S.G. 1995. Pasture- Cattle - Coconut systems. FAO of the United Nations
Regional office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand

- Wanapat.M. 1990. Nutritonal Aspects of Ruminant production in Southeast Asia with


special reference to Thailand. Khon Kaen University, Thailand.

- Wanapat.M; Devendra.C. Relevance of crop Residues as animal Feeds in Developing


countries. Proceeding of on International workshop help in Khon Kaen, Thailand.

- Wong.C.C; Ly, L.V. 1995. Enhancing sustainable livestock crop productioon in


smallholder farming systems. Proceeding of the 4th Meeting of Forage Regional working

40
group on Grazing and Feed Resources of Southeast Asia. Nha Trang Việt Nam 20 -24
March.

(Ðầu trang)

41

You might also like