You are on page 1of 41

Bệnh Nhiệt thán (Anthrax)

Người thực hiện:

TRẦN VĂN QUANG – PHẠM QUỐC LỢI


Giới thiệu chung
 Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi
VK có nha bào Bacillus anthracis
 Loài động vật thường mắc bệnh là : trâu,
bò, dê, cừu, các loài ăn cỏ
 Bệnh có thể lây sang người nếu như tiếp
xúc với động vật bệnh hoặc sản phẩm của
động vật bệnh
I. Căn bệnh
 Vi khuẩn Bacillus anthracis. 89 chủng gây bệnh
nhiệt thán. Chủng độc Ames đã từng được sử
dụng trong cuộc khủng bố năm 2001 tại Hoa Kỳ
 Gram (+), thường đứng thành chuỗi
 Trực khuẩn to, hai đầu bằng, kích thước 1 - 1,2
x 3 – 5µm
 Hiếu khí triệt để, điều kiện nuôi cấy : pH trung
tính, nhiệt độ 37°C
 VK không có lông, sinh nha bào, có giáp mô
 Nha bào nằm giữa thân VK, hình bầu dục hoặc
hình trứng, không làm biến dạng VK
I. Căn bệnh
Căn bệnh
I. Căn bệnh
I. Căn bệnh
I. Căn bệnh
 Điều kiện hình thành nha bào :

Dinh dưỡng thiếu
 Có oxy tự do

 Nhiệt độ thích hợp (12 – 420C), tốt

nhất 370C
 pH trung tính hoặc hơi kiềm (5-9)


Độ ẩm nhất định (> 90%)
 Nha bào không hình thành trong cơ
thể, chỉ hình thành ở ngoài cơ thể
 Liều gây chết: 2.500 – 55.000 NB
Căn bệnh
 Giáp mô của vi khuẩn NT có bản chất là
polypeptit
 Giáp mô được hình thành trong cơ thể gia súc
mắc bệnh, trong môi trường nhân tạo
 Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn NT, có
tác dụng ngăn trở sự thực bào
 Giáp mô có sức đề kháng với sự thối hơn vi
khuẩn, do đó có thể dùng bệnh phẩm thối để
làm phản ứng kết tủa Ascoli
 Nhuộm giáp mô bằng phương pháp nhuộm
Gram hoặc Hiss
I. Căn bệnh
 Tính chất nuôi cấy : sau khi nuôi cấy 24h/370C

Trong môi trường nước thịt :
• Vi khuẩn phát triển hình thành sợi bông lơ lửng dọc
theo ống nghiệm, sau lắng xuống đáy thành cặn
trắng.
• Môi trường trong, không có màng trên bề mặt, có
mùi thơm giống như mùi bích quy bơ
 Trên môi trường thạch thường: hình thành khuẩn lạc

dạng R, màu tro trắng, dìa khuẩn lạc giống như sợi tóc
xoăn bám chắc vào bề mặt thạch
I. Căn bệnh
 Tínhchất nuôi cấy : sau khi nuôi cấy
24h/370C
 Trên môi trường thạch máu : hình thành khuẩn
lạc dạng R khô , màu tr¾ng xám hoÆc xám
• Không làm dung huyết thạch máu

Trên môi trường gelatin : dọc theo đường cấy
chích sâu, vi khuẩn phát triển ra hai bên thành
các đường vuông góc với đường cấy, càng về
dưới càng ngắn
• Đưa ống nghiệm về phía trước quan sát thấy giống
như cây tùng lộn ngược
Căn bệnh
 Nuôicấy vi khuẩn NT ở nhiệt độ 42,5-
43°C, vi khuẩn không hình thành nha bào
và độc lực của chúng bị giảm đi.
 Nếu đem VK này nuôi cấy ở nhiệt độ 37°C,
VK lại hình thành nha bào nhưng độc lực
giảm

Dùng làm giống sản xuất vacxin nhược độc
nha bào nhiệt thán
I. Căn bệnh
 Sức đề kháng : vi khuẩn có sức đề kháng không
cao nhưng nha bào có sức đề kháng rất cao
 Vi khuẩn :
• ở 50 – 550C, chết sau 15 – 40 phút
• 750C, chết sau 1 – 2 phút
• Trong phủ tạng cơ thể chết, sống sau 1 – 2 tuần
 Nha bào :
• Hấp ướt 1210C/15 phút
• Sấy khô 1500C/60 phút
• Đun sôi 1000C không diệt được nha bào sau 10 phút
• Không mẫn cảm với phenol, các chất sát trùng thông thường
• Các chất sát trùng: formol 1%/2h, axit phenic 5%/24h
II. Truyền nhiễm học
 Loài vật mắc bệnh
- Trong tự nhiên : hầu hết các loài vật đều mắc (trâu, bò ,
dê, cừu, lợn, chó, người …).

Con vật mắc ở mọi lứa tuổi.
- Trong phòng thí nghiệm : gây bệnh cho thỏ, chuột lang
+ Chuột lang : tiêm dưới da canh khuẩn hay bệnh phẩm.
Sau 12-15giờ, nơi tiêm bị thủy thũng, con vật sốt
Sau 24-36 giờ con vật khó thở, mệt nhọc, và chết sau
48-72 giờ.
Mổ khám : nơi tiêm thủy thũng, hạch lâm ba gần đó
sưng đỏ, thủy thũng xung quanh, máu đen, đặc, khó đông,
lá lách sưng to; mềm
+Thỏ : tiêm dưới da bệnh phẩm, sau 2-3 ngày thỏ chết
II. Truyền nhiễm học
 Đường lây bệnh

- Chủ yếu qua đường tiêu hoá do thức ăn,


nước uống có nhiễm nha bào nhiệt thán
- Có thể lây qua đường hô hấp (do hít phải
bụi có nha bào), hoặc do ăn thịt , tiếp xúc
với sản phẩm gia súc bị bệnh
II. Truyền nhiễm học
3. Cơ chế sinh bệnh
- Nha bào sau khi xâm nhập vào cơ thể “nảy mầm”
thành VK. VK nhanh chóng nhân lên và cướp chất
dinh dưỡng của vật chủ, sau đó tiết độc tố và vào
hệ tuần hoàn để đến các cơ quan bộ phận khác
- Trong hệ tuần hoàn, độc tố của VK phá hủy thành
mạch làm xuất huyết, thấm tương dịch vào cơ
quan tổ chức gây bại huyết
- VK sinh sản nhiều, cướp O2 của vật chủ, con vật
thường chết do ngạt thở  máu đen
- Độc tố tác động đến gan làm mất yếu tố đông máu
 máu khó đông
III. Triệu chứng

 Thời gian ủ bệnh : từ 3 – 7 ngày (lợn từ 1


– 2 tuần)
 Thể quá cấp: thường gặp ở trâu bò, cừu, dê

Xảy ra ở đầu ổ dịch
 Sốt cao đột ngột (40,5 – 42,50C)
 Con vật điên cuồng, lồng lộn, mắt đỏ ngầu

Nhanh chóng ngã gục rồi chết trong vòng 2
ngày
III. Triệu chứng
 Thể cấp tính :
 Thường gặp ở trâu bò, ngựa và cừu
 Con vật bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, kém vận động
 Sốt cao 40 – 420C, kéo dài 3 – 5 ngày
 Khi sốt đi táo, khi thân nhiệt hạ đi ỉa chảy. Quan
sát thấy các vệt máu hoặc cục máu trong phân
 Thở nhanh, thở khó
 Các lỗ tự nhiên rớm máu; máu đen, đặc, khó
đông hoặc không đông
 Thể mạn tính :
 Tương tự như thể cấp tính, , thường gặp ở lợn,
ngựa và chó.
 Có hiện tượng phù thũng dưới da vùng cổ, hầu
Triệu chứng
III. Triệu chứng
 Thể ngoài da

Hình thành các ung nhiệt thán ở tổ chức dưới
da vùng cổ, mông, ngực
 Lúc đầu ung sưng, nóng, đỏ, đau; sau lạnh
dần, không đau, giữa ung thối, có lúc hình
thành mụn loét màu đỏ thẫm, chảy nước
vàng

Ấn tay vào ung không có tiếng kêu lạo xạo,
tiếng nổ lép bép
IV. Bệnh tích
 Xác chết trương to, lòi dom
 Các lỗ tự nhiên chảy máu, máu đen, đặc, khó
đông hoặc không đông
 Nếu được mổ :
 Thịt ướt, nhão, thấm máu, tím bầm
 Phổi viêm, tụ máu, trong lòng khí quản có nhiều dịch
nhớt và bọt màu hồng
 Cơ tim nhão
 Gan , thận sưng, có thể có hiện tượng thoái hoá, tụ
máu
 Hạch lâm ba sưng to, tụ máu
 Lách sưng to, nát nhũn như bùn
 Bóng đái chứa nhiều nước tiểu đỏ
 Các cơ quan bộ phận khác : xuất huyết hoặc tụ huyết
IV. Bệnh tích
 Thể ngoại nhiệt thán

Ung sưng, cứng
 Cơ bắp và tổ chức liên kết giữa ung thấm
máu; càng ra xa ung, tổ chức liên kết và cơ
bắp càng nhạt dần

Ấn tay vào ung không có tiếng kêu lạo xạo,
tiếng nổ lép bép
V. Chẩn đoán
 CĐ dựa vào Dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích

Dịch tễ học :
• Loài vật mắc bệnh
• Lứa tuổi mắc bệnh
• Mùa vụ mắc bệnh : đồng bằng hay xảy ra vào mùa mưa,
miền núi xảy ra vào mùa hanh khô
• Mức độ lây lan : nhanh, mạnh
• Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết : cao
 Triệu chứng, bệnh tích
V. Chẩn đoán
 CĐ vi khuẩn học

Lấy bệnh phẩm : về nguyên tắc, gia súc bị bệnh
NT không được phép mổ. Trong quá trình lấy
bệnh phẩm, tránh làm ô nhiễm ra môi trường.
Có thể lấy máu, mẩu lách
 Nhuộm Gram

Nuôi cấy trên các môi trường thông thường
 Tiêm động vật thí nghiệm : chuột lang. ĐVTN
chết sau 24h. Bệnh tích bao gồm: xuất huyết,
phù ở gần nơi tiêm, lách nhồi huyết
V. Chẩn đoán
 CĐ huyết thanh học : phản ứng kết tủa Ascoli

Nguyên lý : trong VK NT, đặc biệt trong giáp mô của
VK có KN là KTT nguyên, kích thích cơ thể sản sinh KT
là KTT. KTT nguyên gặp KTT sẽ tạo thành phức hợp
KN-KT là chất cặn màu trắng không tan

Nguyên liệu :
• KN nghi : mẩu da tai, da đuôi cắt thành miếng nhỏ, cho nước
sinh lý theo tỷ lệ 1/10, đun sôi cách thuỷ 30 phút, lọc lấy nước
trong ở trên
• KN âm : mẩu da tai, da đuôi của gia súc khoẻ hoặc nước SL
• KT chuẩn : huyết thanh NT đã được chế sẵn
V. Chẩn đoán
 CĐ huyết thanh học : phản ứng kết tủa Ascoli

Tiến hành phản ứng

0,5ml KT (+) 0,5ml KT (+)

0,5ml KN nghi 0,5ml KN (-)

TN ĐC
V. Chẩn đoán
 CĐ huyết thanh học: phản ứng kết tủa Ascoli

Kết quả phản ứng

TN (+) ĐC (-)
VI. Điều trị
 Dùng kháng huyết thanh Nhiệt thán
 Yêu cầu : phải can thiệp sớm
 Liều lượng :
• Phòng bệnh :10 - 40ml/gs lớn , 10 - 20ml/gs nhỏ
• Điều trị : 100 - 200ml/gs lớn, 50 - 100ml/gs nhỏ

 Dùng kháng sinh: penicillin, tetracycline,


fluoroquinolon …, kết hợp streptomycin
 Liều lượng : 30.000-35.000UI/kgP
 Liệu trình : 5 ngày liên tục
VI. Điều trị
Thể cấp tính: dùng kháng sinh ít có hiệu
quả điều trị
 Các KS khác bao gồm amoxicillin, ciprofloxacin,
doxycycline, erythromycin, gentamicin,
streptomycin và sulfonamides
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch chưa xảy ra
 ở những vùng Nhiệt thán, cần chú ý phòng bệnh
cho súc vật cảm thụ để ngăn không cho dịch xảy
ra
 Tiêm phòng vacxin triệt để cho gia súc cảm thụ
 Xây dựng chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, luôn
giữ chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát
trùng
 Kiểm dịch chặt chẽ việc xuất nhập khẩu gia súc
trong vùng dịch
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch chưa xảy ra
 Không mổ thịt, tiêu thụ thịt và sản phẩm
của gia súc ốm, chết
 Không chăn thả gia súc gần nơi chôn xác
chết vì bệnh Nhiệt thán hoặc nơi mổ thịt
súc vật mắc bệnh
 Cách ly theo dõi 15 ngày với gia súc mới
mua về rồi mới cho phép nhập đàn
VII. Phòng bệnh
 Vacxin phòng bệnh
 Trên thế giới hiện dùng phổ biến vacxin Sterne
(vacxin nhược độc , chứa 10triệu giáp mô/ml, bổ
trợ saponin 0,5% trong dung dịch Glyxerin-nước
sinh lý 50%) , tiêm hàng năm vào thời gian 2-4
tuần trước mùa phát bệnh
 Vì là vacxin sống, yêu cầu không tiêm 2 tháng
trước khi giết mổ gia súc (với những con có kế
hoạch giết mổ trước). Kháng sinh không được
sử dụng 1 tuần trước khi tiêm vacxin
 Ngày 20/12/2005, Giáo sư Henry Daniell - nhà
sinh học phân tử của trường Đại học Florida, Mỹ
cho biết loại cây thuốc lá chuyển đổi gien có thể
sản xuất ra vắc-xin bệnh nhiệt thán.
 Tiêm gien vắc-xin vào nhóm gien diệp lục của tế
bào cây thuốc lá.
 Trong thí nghiệm gần đây nhất của các cơ quan
y tế trên toàn quốc, công cường độc vi-rút bệnh
nhiệt thán với lượng cao gấp 15 lần vi-rút nhiệt
thán của phần tử khủng bố đã được thực hiện
với chuột đã được tiêm vắc-xin sản xuất từ cây
thuốc lá, kết quả là con chuột đó vẫn còn sống.
VII. Phòng bệnh
 Vacxin phòng bệnh
 Việt Nam dùng vacxin nhược độc nha bào Nhiệt
thán:
 Tiêm dưới da cổ cho trâu, bò ngựa
 Liều lượng : dê, cừu, lợn : 0,5 ml/con; trâu, bò :
1 ml/con; ngựa : 2ml/con hoặc 1ml/mũi, tiêm 2
mũi cách nhau 1 tháng
 Miễn dịch 1 năm. Do đó, định kỳ hàng năm tiêm
vacxin cho đàn gia súc vào tháng 3 - 4 dương
lịch, tháng 9 - 10 tiêm bổ sung cho những gia
súc mới mua về hoặc con mới đẻ ra
VII. Phòng bệnh
 Vacxin được sử dụng quy định như sau :
 Đối với vùng có gia súc chết vì bệnh Nhiệt thán
đã được đốt xác hoặc chôn, mả gia súc được
xây và đổ bê tông thì tiêm phòng 5 năm liên tục
tính từ năm có dịch cuối cùng
 Đối với vùng có gia súc mắc bệnh Nhiệt thán bị
giết mổ ăn thịt, phải tiêm phòng 10 năm liên tục
tính từ năm có dịch cuối cùng
VII. Phòng bệnh
 Vacxin được sử dụng quy định như sau :
 Đối với vùng có gia súc chết vì bệnh Nhiệt thán đã chôn
nhưng mả chưa xây và đổ bê tông thì phải tiêm phòng
20 năm liên tục tính từ năm có dịch cuối cùng
 Không tiêm cho gia súc ốm, con có chửa (trừ trường
hợp nguy cơ mắc bệnh rất cao)
 Vacxin thừa phải đem chôn hoặc đốt; trong quá trình
tiêm không được làm rơi vãi vacxin ra ngoài môi trường.
Lọ vacxin, seringe, kim tiêm, dụng cụ nhiễm... phải hấp
vô trùng
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch đã xảy ra
 Tiến hành công bố dịch, tiến hành chặt chẽ các biện
pháp phòng chống dịch:
 Tiêm phòng cho đàn gia súc
 Cách ly những gia súc mắc bệnh và những con nghi lây
 Tiêu độc chuồng trại và xác chết : những chuồng có gia
súc ốm và chết cần thu gom phân, rác, độn chuồng,
thức ăn thừa, chất thải của gia súc đem chôn hoặc đốt
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch đã xảy ra
 Tuyệt đối không được mổ gia súc ốm
hoặc chết.
 Nếu cần thiết mổ để xét nghiệm cần mổ
ngay trên miệng hố chôn, chú y tránh
không làm lây lan bệnh ra môi trường
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch đã xảy ra
 Xác chết của gia súc chết vì bệnh phải chôn đúng kỹ
thuật : sâu 2m, xác nằm giữa hai lớp vôi.
 Hoặc tiến hành đốt xác, yêu cầu phải đốt cho đến khi
con vật cháy hoàn toàn. Hố phải xa bãi chăn thả, xa
nguồn nước.
 Đổ formol 5% lên trên mộ : 30ml/10cm, độ sâu 0,5m .
 Tiến hành xây mả và ghi biển báo "gia súc chết vì bệnh
Nhiệt thán"
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch đã xảy ra
 Dùng các thuốc sát trùng như NaOH, cresol 5%, HgCl2
1%, formol 5% để tiêu độc (nền chuồng, sân chơi, nơi
mổ gia súc, quàn áo, dụng cụ chăn nuôi....):

Nước : dùng formol 5 - 10% , để tác dụng trong 10 giờ

Đất : hót 20cm đất nhiễm khuẩn, hấp vô trùng 121°C/20' (nếu có
điều kiện). Nếu không, dùng formol đổ lên với liều lượng 50l/m²

Quần áo, ủng, bảo hộ... nếu có thể, hấp tiệt trùng 121°C/30';
hoặc cắt nhỏ, đốt thành tro; hoặc ngâm ít nhất 8 giờ trong dung
dịch formol 4%
VII. Phòng bệnh
 Khi dịch đã xảy ra
 Những dụng cụ không hấp được, có thể đun sôi hoặc
phun 15 - 50 ml formol 37% pha loãng 2 - 3 lần với
nước/1 - 3 m³
 Người : những người không có nhiệm vụ, đặc biệt
những người da bị xây xát, tổn thương không tiếp xúc
với gia súc bệnh hoặc dụng cụ chăn nuôi của con vật
ốm; không ăn thịt hoặc các sản phẩm của gia súc ốm và
chết

You might also like