You are on page 1of 4

BÀI TẬP TỰ HỌC SINH LÝ NHÓM 2 DƯỢC B 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ


KHOA Y
BỘ MÔN SINH LÝ

BÀI TẬP TỰ HỌC SINH LÝ


NHÓM 2 LỚP DƯỢC B 47

Thành Viên

Họ và Tên Lớp MSSV

Ngô Diễm Quỳnh Dược B 47 2153030109

Võ Văn Tấn Phát Dược B 47 2153030103

Nguyễn Ngọc Quý Dược B 47 2153030107

Phạm Thị Quỳnh Anh Dược B 47 2153030071

Trần Ngọc Như Dược B 47 2153030102

Mai Văn Tâm Dược B 47 2153030111

Nguyễn Phương Uyển Nhi Dược B 47 2153030101

Đặng Hoàng Linh Dược B 47 2153030087

Nguyễn Thị Hằng Nga Dược B 47 2153030094


BÀI TẬP TỰ HỌC SINH LÝ NHÓM 2 DƯỢC B 47

NHẬP MÔN SINH LÝ HỌC

Câu 1 Xây dựng kế hoạch học tập môn sinh lý cho cá nhân và nhóm để đạt kết quả tốt
nhất phù hợp với điều kiện thực tế?
Trả lời:
 Cá nhân :
1. Tìm tài liệu thêm, xây dựng sơ đồ tư duy, chú thích lại những gì giảng viên đã nói trên lớp
2. Về nhà xem lại bài, trên lớp chú ý nghe thầy cô giảng, ghi những gì còn chưa hiểu để về nhà
xem.
3. Đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ, chuẩn bị tinh thần thật tốt, chỉn chu, mang tập sách, giáo
trình đầy đủ, dụng cụ học tập cần thiết.
4. Chủ động làm bài tập tự học sau khi kết thúc mỗi bài học.
5. Chuẩn bị vật chất trước buổi học, để không mất thời gian, để thầy cô có thời gian giảng kỹ
hơn.
6. Hăng say phát biểu, xây dựng bài, có thắc mắc thì hỏi thầy cô để được giải đáp.
7. Phải luôn giữ trật tự, không làm ồn khi đã vào tiết học.
● Nhóm
1. Chia sẻ với nhóm tài liệu, bài tập mình tìm được để cùng nhau học tập
2. Tổ chức nhiều hoạt động học nhóm
3. Nên học nhóm đầy đủ, cùng nhau phát biểu ý kiến bài học, bài tập.
4. Phân chia công việc, thời hạn khi được giao bài tập, không trì hoãn, các bạn đều được chia
việc một cách công bằng.
5. Phải giữ đoàn kết, tôn trọng và lắng nghe cùng nhau tìm ra hướng giải quyết khi có vấn đề.
6. Thúc đẩy, nhắc nhở nhau, cùng nhau tiến bộ.
7. Học nhóm phải vào đúng giờ để tránh mất thời gian của các bạn khác.

Câu 2 Một tổ chức có bao nhiêu cấp độ sống? Hướng phát triển?
Trả lời:
- Một tổ chức có 11 cấp độ sống:
- Phân tử -> Bào quan -> Tế bào-> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể-> Quần thể->
Quần xã-> Hệ sinh thái-> Sinh quyển.
- Có thể phát triển hơn nữa, có thể tìm ra một cấp độ có thể rộng hơn sinh quyển hoặc có thể
tìm ra cấp nhỏ hơn phân tử như hạt,...
Câu 3 Giải thích in vivo, in situ, ex vivo và cho các ví dụ
Trả lời:
● In vivo là thực hiện trên 1 cơ thể sống toàn vẹn : ví dụ khả năng kết hợp với protein tái tổ
hợp,tiêm vacxin
● In situ là thực hiện trên một cơ quan đã cắt sự chi phối của hệ thần kinh nhưng vẫn giữ
nguyên sự nuôi dưỡng bằng đường mạch máu. Ví dụ: duy trì các quần thể biến động trong
môi trường sống tự nhiên hay canh tác của chúng trong cộng đồng.
● Ex vivo là thực hiện trên một cơ quan đã tách rời ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong môi
trường thích hợp giống như môi trường cơ thể. Ví dụ: nuôi cấy tăng sinh ex vivo tế bào diệt
tự nhiên và tế bào tê gây độc từ máu ngoại vi các bệnh nhân ung thư phổi.
BÀI TẬP TỰ HỌC SINH LÝ NHÓM 2 DƯỢC B 47

ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG

Câu 1. Đọc sơ lược giáo trình tìm thêm ít nhất 3 ví dụ tương tự các ví dụ đã nêu ở bài tập
cá nhân 1 và cho biết ví dụ đó chứng minh cho đặc điểm nào của sự sống.

Trả lời:
1. Chạm tay vào vật nóng và rút tay lại : khả năng chịu kích thích
2. Tóc già rụng đi, thì tóc mới mọc lên : khả năng sinh tồn nòi giống
3. Khi ánh sáng chíu vào mắt, đồng tử co lại: khả năng chịu kích thích
4. Tủy xương tạo ra hồng cầu mới thay thế hồng cầu cũ: khả năng sinh tồn nòi giống
5. Tổng hợp protein từ axit amin: khả năng thay cũ đổi mới
6. Sợ hãi làm tim đập nhanh: khả năng chịu kích thích
7. Điện vào cơ, làm cơ co lại: khả năng chịu kích thích
8. Khi uống rượu bia, vỏ não sẽ bị ức chế: khả năng chịu kích thích

Câu 2. Đọc SDA và thảo luận nhóm về việc xây dựng chế độ ăn theo mùa như thế nào là
thích hợp: mùa đông và mùa hè, mùa nào nên ăn nhiều protid, lipid và glucid?Tại sao ?
Tại sao chế độ ăn hỗn hợp có SDA = 10 không phải là tổng hợp SDA của protid, lipid và
glucid?

Trả lời:

- Mùa đông: ăn nhiều protid và lipid vì năng lượng tiêu hao do tiêu hóa protid lớn (30%).
Vì vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nhiệt độ cơ thể chúng ta và nhiệt độ môi trường có sự
chênh lệch tương đối lớn. Nên lượng nhiệt trong cơ thể có xu hướng toả ra bên ngoài.
Lượng nhiệt tiêu hao nhiều, lượng nhiệt bổ sung cũng cần nhiều lên.

- Mùa hè: Hạn chế ăn thức ăn có SDA cao, ăn ít thức ăn giàu năng lượng như glucid (trái
cây trừ các loại trái cây gây nóng cho ở thể, nước uống), lipid vì 80% năng lượng sinh ra
từ các phản ứng chuyển hóa thành nhiệt năng; ăn ít protid vì năng lượng tiêu hao do tiêu
hóa protid lớn (30%). Vì vào mùa hè, cơ thể toả nhiệt chậm. Nếu như chúng ta ăn những
thứ có nhiệt lượng cao thì không có lợi cho việc thoát nhiệt cơ thể.

- Với chế độ ăn hỗn hợp có SDA = 10 thì năng lượng tiêu hao do vận động các cơ trơn của
bộ máy tiêu hóa, bài tiết dịch tiêu hóa, ... diễn ra chung trong một lần mà không phải
BÀI TẬP TỰ HỌC SINH LÝ NHÓM 2 DƯỢC B 47

nhiều lần như khi ăn riêng lẻ từng chất nên không phải là tổng hợp SDA của protid, lipid
và glucid.

Câu 3. Tìm đọc trước trong giáo trình sinh lý và trình bày ít nhất 2 ví dụ minh họa một
trong các nguyên tắc điều hòa hoạt động cơ thể.
Trả lời:
1. Điều hòa theo 2 cơ chế
a. Khi thức ăn vào miệng kích thích vào niêm mạc miệng sẽ gây kích thích bài
tiết nước bọt→ Phản xạ không có điều kiện.
b. Khi tay đựng vào lửa sẽ có phản xạ rụt tay lại -> Phản xạ không có điều kiện
c. Khi cảm thấy buồn mà mình kiềm chế được không để rơi nước mắt -> Phản xạ
có điều kiện
2. Điều hòa theo phương thức ngược
a. Khi nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào tăng sẽ kích thích trung tâm hô
hấp,tăng thông khí phổi, đưa nồng độ CO2 trở lại bình thường.

You might also like