You are on page 1of 3

TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ CÁC MẶT PHẲNG

1/ TƯ THẾ GIẢI PHẪU

Tư thế giải phẫu theo quy định: cơ thể đứng thẳng, mắt hướng phía trước đối mặt với người quan sát.

- Hai chi trên – tay, duỗi dọc nằm ở hai bên cơ thể với lòng bàn tay hướng về phía trước

- Hai chi dưới – chân, duỗi thẳng và mũi bàn chân hướng về phía trước

Nó được gọi là “tư thế giải phẫu” vì đơn giản khi cơ thể nằm trên bàn mổ sẽ y như vậy :D

Khi học về giải phẫu người, có một điều thực sự rất quan trọng cần phải học và chỉ tên các phần của cơ
thể trên tư thế giải phẫu bởi vì ta cần phân biệt giữa trái – phải. Ví dụ: bên TRÁI của một người khi ở tư
thế giải phẫu sẽ là bên PHẢI của người đối diện.

Để xác định được xương đó là nằm bên trái hay phải, chúng ta cần phải đánh giá hướng nhìn về phía
xương đang nhìn.

Ví dụ: Nếu nhìn xương từ phía trước (đối mặt với tư thế giải phẫu), xương đó sẽ ngược chiều với bên
của bạn. Còn nếu nhìn từ phía sau, vị trí xương quan sát sẽ là cùng chiều đối với bạn.

Mới đầu nghe có vẻ phức tạo, “nhưng đó là lý do tại sao tôi yêu thích Human Anatomy” – Ad Nu Lư said

2/ MẶT PHẲNG GIẢI PHẪU

Để phân biệt các mặt cắt của cơ thể, các nhà giải phẫu học sử dụng một mặt phẳng tưởng tượng, gọi là
“mặt cắt” plane.

Được sử dụng để cắt ngang cơ thể, mô tả vị trí của các cấu trúc hoặc hướng của chuyển động

- Có 3 mặt phẳng:

+ Frontal/Cronal plane (Mặt phẳng trán): Mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với Median Plane, chia cơ
thể thành hai phần TRƯỚC/SAU

+ Median/Mid-Sagittal Plane (Mặt phẳng đứng dọc): Mặt phẳng thẳng đứng cắt ngang qua đường chính
giữa cơ thể, chia cơ thể thành hai phần TRÁI/PHẢI

+ Transverse plane (Mặt phẳng ngang): Mặt phẳng ngang vuông góc với hai mặt phẳng thẳng đứng, chia
cơ thể thành hai phần TRÊN/DƯỚI

* Có một sự nhầm lẫn khá phổ biến khi nghĩ rằng Sagittal Plane là Median Plane.

Thực tế là Sagittal Plane là mặt phẳng song song với Median Plane, ngoài ra còn vô số các mặt phẳng
song song khác được gọi là Parasagittal Plane.

3/ TRỤC CỦA CHUYỂN ĐỘNG


* Khi một chuyển động được thực hiện, một mặt phẳng được coi như một tấm kính và chuyển động đó
di chuyển bên trong tấm kính, không phá vỡ nó. Đó là lý do tại sao mỗi chuyển động tương ứng với mỗi
mặt phẳng:

- Flexion/ Extension/ Scapular Protraction-Retraction/ Dorsiflexion/ Plantarflexion thuộc mặt phẳng


Sagittal Plane

- Abduction/ Adduction/ Subtalar Inversion-Eversion/ Scapular Elevation-Depression-Rotation thuộc mặt


phẳng Frontal Plane

- Rotation/ Supination/ Pronation thuộc mặt phẳng Transverse Plane

* Ngoài trừ chuyển động flexion của ngón cái thuộc mặt phẳng Frontal

* Circumduction là một chuyển động xoay vòng của khớp vai, kết hợp giữa các chuyển động flexion-
abduction-extension-adduction. Là một chuyển động phức hợp.

4/ THUẬT NGỮ VỀ MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ SO SÁNH

- Superior: Trên – Inferior: Dưới

- Anterior: Trước – Posterior: Sau

- Dorsum: phần mặt lưng trội hơn của bất kỳ bộ phận nào so với mặt còn lại, ví dụ: Dorsum of the foot –
mu bàn chân, dorsum of the hand – mu bàn tay.

- Medial: gần vào trục giữa – Lateral: ra xa trục giữa

- Proximal – Distal: Gần hoặc xa so với điểm đặt mốc. Ví dụ: cổ tay nằm xa khuỷu tay, khuỷu tay nằm xa
so với vai.

- Superfical: Nông – Deep: Sâu. So với bề mặt, ví dụ các cơ quan nằm sâu dưới lớp cơ.

- Plantar: phía gan bàn chân

- Palmar: phía gan bàn tay

5/ THUẬT NGỮ VỀ CHUYỂN ĐỘNG

Bài gốc chỉ đưa ra thuật ngữ, không có giải nghĩa. Mình sẽ hỗ trợ thêm anh Nu Lư ở việc này

- Flexion – Gập: Giảm góc độ của khớp/ Extension – Duỗi: Tăng góc độ của khớp

+ Dorsiflexion – gập mu bàn chân/ Plantar flexion – gập lòng bàn chân

- Abduction – Dạng: Vận động tách xa ra đường giữa/ Adduction: Vận động lại gần đường giữa

- Circumduction – Xoay vòng: Vận động hình tròn


- Medial (internal) rotation – Xoay vào trong/ Lateral (external) rotation – Xoay ra ngoài

- Supination – Ngửa: Quay lòng bàn tay lên/ Pronation – Sấp: Úp lòng bàn tay xuống

- Eversion : Xoay lòng bàn chân vào trong/ Inversion: Xoay lòng bàn chân ra ngoài

Ngoài ra:

- Horizontal abduction – Dạng ngang: Kết hợp của duỗi và dạng/ Horizontal adduction – Khép ngang: Kết
hợp khép và gập

- Lateral flexion – Gập bên: Nghiêng sang bên của đầu và thân

You might also like