You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TÀI LIỆU

ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


Tài liệu dành cho sinh viên y khoa

TS PHAN THỊ DUNG

LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NỘI - 2022
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
Bài 1: QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:

1. Có năng lực nhận thức được tầm quan trọng của quy trình điều dưỡng trong thực hành
nghề nghiệp
3. Có năng lực phân tích 5 bước quy trình điều dưỡng
4. Có năng lực vận dụng quy trình điều dưỡng vào thực hành chăm sóc người bệnh

1. ĐẠI CƯƠNG
Quy trình điều dưỡng là một trong những chức năng điều dưỡng quan trọng, bao gồm các
bước mà người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh cần phải thực hiện được để hướng tới kết
quả mong muốn. Đối tượng chăm sóc của điều dưỡng là người bệnh, là con người, do đó khi
chăm sóc điều trị điều dưỡng cần phải có những quyết đoán thật chính xác, mọi hành vi thực
hiện trên người bệnh cần phải được cân nhắc và thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Muốn thực hiện
chăm sóc người bệnh được hiệu quả người điều dưỡng cần thông suốt các bước tiến hành trong
quy trình điều dưỡng.
Quy trình điều dưỡng được phát triển từ học thuyết khoa học giải quyết vấn đề. Học
thuyết này đã được các nhà nghiên cứu khoa học khám phá ra nhằm tạo sự an toàn và hiệu quả
của việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Giải quyết vấn đề được tiến hành 7 bước:
1. Xác định vấn đề.
2. Thu thập các thông tin liên quan.
3. Đặt giả định cách giải quyết.
4. Đề nghị kế hoạch hành động.
5. Thực nghiệm và khảo sát kết quả.
6. Rút ra kết luận có ý nghĩa.
7. Đánh giá cách giải quyết và tái thẩm định
2. ĐỊNH NGHĨA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Quy trình điều dưỡng là một vòng tròn khép kín mà người Điều dưỡng phải trải qua hàng
loạt các họat động theo một kế họach đã được định trước, để hướng đến kết quả chăm sóc người
bệnh mà mình mong muốn.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
3. MỤC ĐÍCH
- Nhận biết tình trạng thực tế và những nhu cầu cần chăm sóc sức khoẻ cho từng cá
nhân riêng biệt
- Thiết lập kế hoạch đúng theo yêu cầu đối với từng người bệnh
- Không bỏ sót công việc chăm sóc người bệnh
- Việc chăm sóc được thực hiện liên tục
- Có kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.
- Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc mình làm.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Trong công tác chăm sóc điều dưỡng ở nước ta, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định
về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ở các nước phát triển gồm 3 chức năng: chức năng chủ
động, chức năng phụ thuộc và chức năng phối hợp.
Cấu trúc của quy trình điều dưỡng: gồm 5 bước
- Bước 1: Nhận định
- Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng
- Bước 3: Lập kế hoạch
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch
- Bước 5: Lượng giá
4.1. Nhận định
4.1.1. Mục đích
- Thiết lập các thông tin cơ bản trên người bệnh
- Xác định các chức năng bình thường của người bệnh
- Xác định các rối loạn bất thường trên người bệnh
- Đánh giá tình trạng sức khoẻ của người bệnh
- Cung cấp các dữ liệu cho giai đoạn chẩn đoán.
Những hoạt động trong giai đoạn này: Giải thích năng lực
- Thu thập dữ liệu: Hỏi bệnh sử - Giúp xác định thông tin
- Xác định đúng đắn của dữ liệu: Thăm khám, tham khảo NB và tăng cường kỹ năng
các xét nghiệm phỏng vấn
- Sắp xếp dữ liệu. - Tạo thuận lợi cho việc
- Tập hợp các dữ liệu và nhận biết các nhu cầu cần thiết nhận định NB
về chăm sóc sức khoẻ như:

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh và thân nhân NB - Giúp nâng cao kỹ năng
giao tiếp
- Quan sát theo dõi chung - Nâng cao kỹ năng thăm
- Khám người bệnh (khám các triệu chứng) khám điều dưỡng
- Hỏi các nhân viên y tế khác - Nâng cao kỹ năng phân
- Khai thác dựa vào bệnh án tích các dữ kiện thu thập
tổng hợp

4.1.2. Nhận định bằng cách hỏi bệnh dựa vào:


- Người bệnh: Người bệnh được coi là nguồn thông tin chính, người bệnh nặng thông tin
không rõ ràng. Thông thường người bệnh cung cấp triệu chứng chủ quan như: đau nhức, lo sợ,
mệt mỏi...
- Thân nhân của người bệnh: Thân nhân người bệnh sẽ cung cấp thêm các nguồn thông
tin về bệnh tật của người bệnh, đặc biệt người bệnh nặng như: bất tỉnh, lẫn lộn, đặc biệt là bệnh
nhi.
- Các nhân viên y tế khác
4.1.3. Thu thập dấu hiệu qua quan sát người bệnh:
- Quan sát sự biểu hiện tình cảm như trước khi mổ
- Quan sát da, niêm mạc, tình trạng hô hấp, tình trạng vận động...
- Quan sát là phương pháp thông thường nhất, nguồn thông tin thu thập được kết hợp với
thông tin thông qua các giác quan khác.
4.1.4. Theo dõi và thăm khám người bệnh
- Theo dõi là tập hợp những thông tin về tình trạng của người bệnh bằng sử dụng 4 giác
quan. Người Điều dưỡng khi theo dõi cần chú ý đến dấu hiệu toàn thân, ví dụ: thấy mặt người
bệnh đỏ phải nghĩ đến sốt, cần đo nhiệt độ... Sự theo dõi là kỹ năng của người Điều dưỡng mà
cần phải có kỹ năng và kiến thức mới làm được.
- Khám người bệnh:
- Nhìn (quan sát người bệnh): Bước quan trọng đầu tiên trong thăm khám thực thể
+ Đánh giá các cấu trúc giải phẩu xem có những bất thường không
+ Màu sắc, hình dạng, hoạt động, đối xứng, điệu bộ của các bộ phận của cơ thể
+Bước này được thực hiện trong quá trình phỏng vấn và thăm khám thực thể. Ví
dụ khi thăm khám bướu giáp lớn vừa phỏng vấn, vừa khám bướu...
- Sờ: Sờ bằng đầu ngón tay và lòng bàn tay, Điều dưỡng có thể xác định được kích thước, hình dạng
và mật độ của các cơ quan bên dưới. Ví dụ: bắt mạch, khám tuyến

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
giáp, gan, lách, nhiệt độ của da, độ cứng mềm hay tính nhạy cảm của một số bộ
phận của cơ thể.
- Gõ: Được sử dụng để đánh giá vị trí và mức độ của các cơ quan trong cơ thể, xác định bản
chất của cấu trúc cơ thể (đầy dịch, đầy khí, đặc) xác định các khối u.
- Nghe: là kỹ thuật nghe các âm của cơ thể bằng ống nghe. Nó cung cấp các thông tin về sự di
chuyển của khí hay dịch trong cơ thể như: hô hấp, tim mạch, dạ dày, ruột... Khi phát hiện âm
bình thường và bất thường cần hội ý với điều dưỡng khác khi nghi ngờ.
4.1.5. Bệnh án của người bệnh
Bệnh án sẽ cung cấp thông tin về chẩn đoán người bệnh của thầy thuốc đã từng điều trị
và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, các thuốc đã sử dụng, thời gian sử dụng cũng như
các phương pháp chăm sóc đặc biệt khác.
4.2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Chẩn đoán điều dưỡng là một mệnh đề ngắn và chính xác gồm 2 phần: sự phản ứng của
cơ thể và các yếu tố liên quan đã biết…
Chẩn đoán cần dựa vào Giải thích năng lực
- Đánh giá ban đầu người bệnh mới vào viện - Giúp thu thập dữ liệu và điều chỉnh
sức khỏe NB
- Đánh giá chăm sóc người bệnh đang điều trị - Giúp ra quyết định chăm sóc
- Các nhu cầu ưu tiên của người bệnh - Giúp xác định vấn đề ưu tiên
- Giúp điều chỉnh kế hoạch chăm sóc
- Đánh giá phục hồi của người bệnh - Giúp theo dõi diễn biến người bệnh

Sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán y khoa:
Chẩn đoán điều dưỡng Chẩn đoán Y khoa
- Xác định những việc làm mà người ĐD - Xác định những điều kiện mà bác sĩ được
được công nhận đủ tư cách để xử trí công nhận đủ tư cách để xử trí
- Tập trung vào những đáp ứng của NB
đối với vấn đề sức khoẻ thực sự hoặc - Tập trung vào chứng bệnh, những thương
tiềm ẩn tổn hay diễn tiến bệnh
- Thay đổi theo sự đáp ứng của NB
và/hay khi vấn đề SK của NB thay đổi - Chẩn đoán y khoa không thay đổi cho đến
Ví dụ: Sốt do nhiễm khuẩn khi việc chữa trị đạt hiệu quả
Ví dụ: Viêm phổi/Hen phế quản

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Chẩn đoán điều dưỡng có thể liên quan đến chẩn đoán điều trị và cả 2 chẩn đoán sẽ bổ
sung cho nhau. Chẩn đoán điều dưỡng có liên quan tới chức năng độc lập của người Điều dưỡng
(chức năng đặc trưng của nghề điều dưỡng). Người Điều dưỡng bắt buộc phải thực hiện y lệnh
điều trị, đó là chức năng phụ thuộc.
- Chẩn đoán điều dưỡng yêu cầu phải bao gồm:
+Phần 1: thể hiện phản ứng của người bệnh (nhu cầu cần thiết của người bệnh)
+ Phần 2: những yếu tố gây ra phản ứng đó (lý do của phản ứng)
+ Liên từ nối giữa 2 phần là: Do/Liên quan/Nguy cơ…
+ Những đặc điểm của chẩn đoán điều dưỡng:
 Rõ ràng, súc tích, chính xác
 Đặc biệt là hướng đến người bệnh
 Liên quan đến khó khăn của người bệnh
 Dựa vào những thông tin đáng tin cậy thu được trong quá trình nhận định
Những điều lưu ý khi viết chẩn đoán điều dưỡng:
+ Nói rõ những đặc điểm và những vấn đề cần thiết
+ Sử dụng những từ ngữ dễ hiểu cho người bệnh và cho nhân viên y tế
+ Tránh sử dụng những triệu chứng như chẩn đoán chữa bệnh
+ Không nói lặp lại cùng một điều, cùng một vấn đề
4.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Kế hoạch chăm sóc là loạt các hoạt động chăm sóc theo nhu cầu để ngăn ngừa hay giảm
bớt hoặc loại trừ những khó khăn của người bệnh đã được xác định trong khi đánh giá. Kế
hoạch chăm sóc bao gồm quyết định chăm sóc và giải quyết các vấn đề. Công việc này phụ
thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của người điều dưỡng đối với người
bệnh.
4.3.1. Mục đích của lập kế hoạch chăm sóc:
- Kế hoạch chăm sóc được xem như là một hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh
- Để thảo luận với Điều dưỡng khác, với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ về các dữ liệu
đánh giá, các vấn đề của người bệnh và liệu pháp chăm sóc
- Kế hoạch chăm sóc tốt sẽ giảm nguy cơ chăm sóc không đúng và không hợp lý.
- Một kế hoạch chăm sóc tốt đã có sẵn, sẽ tốt hơn cho việc xác định các can thiệp điều
dưỡng cho người bệnh.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Bốn thành phần của kế hoạch chăm sóc Giải thích năng lực
- Đề xuất những vấn đề ưu tiên, sắp xếp vấn đề ưu tiên - Giúp giải quyết các vấn đề sức
theo bảng bậc thang nhu cầu của Maslow khoẻ khó khăn, đe doạ cuộc sống
NB. Tiết kiệm thời gian
- Thiết lập những mục đích của người bệnh và kết quả - Giúp tạo ra những hoạt động
mong đợi. Ví dụ: Người bệnh khó thở do ứ đọng đờm chăm sóc đáp ứng sự mong đợi
giải, mục đích mong chờ là làm giảm hoặc mất khó
thở cho người bệnh.
- Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc - Giúp hệ thống các nhu cầu cần
chăm sóc và chủ động được công
việc của mình
- Viết một kế hoạch chăm sóc - Tăng cường hiệu quả của công
tác chăm sóc
* Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc
- Khi lập kế hoạch chăm sóc người Điều dưỡng trưởng phải xem xét các phương tiện,
thiết bị, nguồn nhân lực sẵn có, cũng như khả năng của nhân viên, thời gian và điều kiện của
người bệnh và thân nhân của họ
- Những hoạt động chăm sóc này cần có sự tham gia của các nhân viên, có thể thực hiện
được một lần hay tiếp tục thực hiện trong một thời gian.
* Viết kế hoạch chăm sóc
- Mục đích của hoạt động chăm sóc là giúp cho người bệnh đạt được các nhu cầu chăm
sóc cơ bản của họ. Kế hoạch chăm sóc gồm mục đích dài hạn và mục đích đặc biệt. Mục đích
này được dựa vào sự đánh giá người bệnh của điều dưỡng, dựa vào sự chẩn đoán điều dưỡng,
những nhu cầu cần thiết của người bệnh. Đó là mục đích của điều trị vì nó cung cấp một chỉ
dẫn đối với chăm sóc từng cá thể.
- Với một kế hoạch chăm sóc thì tập trung vào chăm sóc cá thể người bệnh hơn là vào
nhiệm vụ, ví dụ như: Tiêm, lấy máu xét nghiệm…
- Cung cấp về thông tin thuận lợi cho tất cả các nhân viên tham gia vào công tác chăm
sóc
- Cung cấp các chỉ số để đánh giá về chất lượng chăm sóc
- Cách viết mệnh lệnh chăm sóc, những từ ngữ trong mệnh lệnh dễ hiểu.
* 5 thành phần khi viết mệnh lệnh chăm sóc:
- Các mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ hành động và có nội dung rõ ràng

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Ví dụ: Đo và ghi chép lại số lượng nước tiểu trong 24 giờ; Thay băng 8 giờ/lần; Thay đổi
tư thế 2 giờ/lần ...
-Thời gian: Trong khoảng thời gian nào? Quy định thời gian như thế nào?
Ví dụ: Cứ 2 giờ bắt mạch 1 lần, đo nhiệt độ 1 lần, 8 giờ đo số lượng nước tiểu 1 lần...
- Ký tên: Người Điều dưỡng trưởng viết ra mệnh lệnh phải ký tên
- Người Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cũng phải ghi kết quả, nhận xét và ký tên mình
sau khi đã làm xong.
4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Hành động điều dưỡng Giải thích năng lực
- Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc phối hợp với - Cần xác định Ai là người chủ động
nhân viên y tế khác
+ Điều dưỡng viên
+ Người bệnh
+ Điều dưỡng và Người bệnh
+ Điều dưỡng và người nhà NB
- Khi thực hiện kế hoạch CS người điều dưỡng - Những hoạt động này có sự tham
luôn luôn nhận định NB kể cả sự phản hồi của việc gia các nhân viên, người bệnh và
chăm sóc người nhà NB
- Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của Bác sĩ (tiêm, - Mệnh lệnh phải rõ ràng dứt khoát
uống thuốc, thay băng,…) -Thao tác phải dứt khoát bằng 5 chữ
W
+ Who (ai làm)
+ How (làm như thế nào)
+ What (làm cái gì)
+ When (khi nào)
+ Where (ở đâu)
- Xem NB đã được đáp ứng nhu cầu
chưa? Cần phải thường xuyên hỏi NB
để được phản hồi
- Thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của -Việc thực hiện kế hoạch chăm sóc
NB phải dựa trên thực tế để đạt mục tiêu
chăm sóc
- Người ĐDV chịu trách nhiệm trong
thực hiện kế hoạch CS của mình, NB
và người nhà NB là người phối hợp

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Hành động chăm sóc phải được thực hiện với - Cần làm việc nhóm hiệu quả, đây là
trách nhiệm cao và mỗi ĐDV chịu trách nhiệm về năng lực làm việc trong nhóm
công việc mình làm. Chăm sóc y tế
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc thấy
có gì bất thường phải báo cáo ngay Bác sĩ để phối
hợp điều trị và chăm sóc tốt hơn
Ví dụ: Người bệnh 40 tuổi có khó thở, nhịp thở 30 lần/phút, sốt 38.50C, da bẩn…
Nhận định Chẩn đoán Lập kế hoạch Thực hiện kế Lượng giá
điều dưỡng hoạch
1. Người bệnh Khó thở do rối - Cải thiện hô 7 giờ: - Sau 30 phút
khó thở, nhịp thở loạn thông khí hấp ĐDV cho NB cho thở Oxy,
30 lần/ phút, - Theo dõi nhịp thở Oxy 4 người bệnh giảm
cánh mũi phập thở 1 giờ/lần lít/phút qua ống khó thở, nhịp
phồng, môi và thông mũi thở: 24lần/ phút,
chi tím,… 7g đo NT: hết tím
30l/phút
7g30 đo NT: 24
l/ph
2. Người bệnh Sốt do nhiễm - Hạ sốt 7 giờ 30 - Sau 15 phút,
sốt 38.50C khuẩn - Theo dõi nhiệt - Lau mát toàn NB có giảm sốt,
độ thân… nhiệt độ: 3705C
7g45 đo T0:
T0 37.50C
3. Da người Da, áo quần ướt - Vệ sinh da, - 7 giờ 45 phút - Da NB khô và
bệnh rịn mồ hôi, do sốt thay quần áo Lau da toàn áo quần sạch
áo quần ướt thân bằng khăn
khô và thay áo
quần sạch.
4.5. Lượng giá
Hành động điều dưỡng Giải thích năng lực
- Có tiêu chuẩn đánh giá từng vấn đề (dựa vào mục - Giúp xác định chính xác vấn đề của NB
tiêu), không nói chung chung và dựa vào hỏi
người bệnh
- Đánh giá xem việc chăm sóc ở mức độ nào để - Giúp theo dõi và điều chỉnh kế hoạch
kết thúc công việc, hoặc bổ sung hoặc thay đổi chăm sóc kịp thời

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Phải đánh giá kết quả, ghi tình trạng hiện tại, các - Tạo ra bằng chứng TH điều dưỡng
số liệu
- Lượng giá trong khi thực hiện, sau khi thực hiện - Giúp đánh giá hiệu quả của chăm sóc
và tái thẩm định lại nhằm đáp ứng mục tiêu của NB dựa vào
các hành vi phản hồi NB
5. YÊU CẦU CỦA PHIẾU LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
- Phải sử dụng từ chung nhất (đọc lên dễ hiểu).
- Phải cụ thể. - Phải thực tế. - Phải khách quan.
- Phải được nhiều người tham gia kể cả người bệnh
- Những việc có thể kéo dài.
- Phải có tính tổng quát, bao gồm nhiều điểm khác nhau.
- Được cập nhật hóa thường xuyên, ghi chép chính xác.
- Khi nhận định thăm khám NB và lượng giá, phải ghi rõ số liệu tình trạng NB để
so sánh và đánh giá việc thực hiện cho người bệnh, ví dụ: sốt bao nhiêu độ

TỰ LƯỢNG GIÁ:
A. Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Nguồn gốc của quy trình chăm sóc:
A. Học thuyết chăm sóc người bệnh. B. Học thuyết nghiên cứu khoa học.
C. Học thuyết quá trình nhận định. D. Học thuyết khoa học giải quyết vấn đề.
E. Tất cả các học thuyết trên.
Câu 2. Áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào việc chăm sóc NB cần kết hợp:
A. Sự nhạy bén. B. Sự thích nghi.
C. Kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. D. Tất cả đúng E. Tất cả sai.
Câu 3. Ý nghĩa quy trình chăm sóc với người bệnh
A. Giúp Điều dưỡng có ý thức, trách nhiệm việc chăm sóc.
B. Là thông tin về người bệnh giữa các nhân viên y tế.
C. Việc chăm sóc được thực hiện liên tục.
D. Người bệnh yên tâm, tin tưỏng vào việc chăm sóc.
E. Tất cả các câu trên.
Câu 4. Quy trình chăm sóc bao gồm các bước:
A. Nhận định. B.Lập kế hoạch chăm sóc.
C. Thực hiện chăm sóc D. Lượng giá công tác chăm sóc.
E. Tất cả các bước trên.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Câu 5. Thứ tự của các bước trong quy trình chăm sóc
A. Thu thập, xếp ưu tiên, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện, lượng giá.
B. Thu thập, lập kế hoạch, chẩn đoán, lượng giá, thực hiện.
C. Thu thập, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện, lượng giá.
D. Chẩn đoán điều dưỡng, thực hiện, lượng giá, lập kế hoạch, nhận định.
E. Phân tích dữ kiện, lập kế hoạch, làm thử, lượng giá.
Câu 6. Yêu cầu của sơ đồ quy trình chăm sóc, bao gồm:
A. Đúng nội dung các bước. B.Thứ tự các bước không có thay đổi
C. Các bước có phần chồng lên nhau. D.Các bước quy trình sắp xếp theo ưu tiên
E. Có mối liên quan mật thiết với nhau
Câu 7. Nhận định trong quy trình chăm sóc là:
A. Thu thập thông tin, xếp thứ tự ưu tiên, phân tích
B. Thu thập tất cả thông tin người bệnh, phân tích, chẩn đoán điều dưỡng.
C. Xem chẩn đoán bệnh, thu thập thông tin, chẩn đoán điều dưỡng.
D. Đọc hồ sơ, phân tích vấn đề, chẩn đoán điều dưỡng.
E. Hỏi người bệnh, phân tích vấn đề, chẩn đoán điều dưỡng.
Câu 8. Khi lập kế hoạch chăm sóc cần phải:
A. Phân tích vấn đề, xếp thứ tự ưu tiên, phân tích
B. Thu thập, phân tích, lập kế hoạch
C. Xếp ưu tiên vấn đề, viết mục tiêu, lập kế hoạch
D. Nhận định, lập kế hoạch, thực hiện
E. Chẩn đoán điều dưỡng, mục tiêu, lập kế hoạch
Câu 9. Yêu cầu của phiếu lập kế hoạch chăm sóc:
A. Phải sử dụng từ chung nhất (đọc lên dễ hiểu)
B. Phải cụ thể
C. Phải thực tế
D. Phải được nhiều người tham gia kể cả người bệnh
E. Không cần sự tham gia của NB vì họ không hiểu chuyên môn điều dưỡng
Câu 10. Áp dụng quy trình điều dưỡng vào học tập và tự lượng giá thực hành lâm sàng
của SV nhằm, NGOẠI TRỪ:
A. Áp dụng chăm sóc toàn diện người bệnh
B. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh theo thứ tự ưu tiên và có tổ chức
C. Khuyến khích sinh viên học tập chủ động
D. Đáp ứng mục tiêu chăm sóc nhu cầu người bệnh và kết quả mong chờ
E. Đáp ứng tiêu chuẩn điều dưỡng thế giới.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
B. Thảo luận nhóm với 4 chủ đề sau:
Tình huống 1: Một người bệnh nữ 50 tuổi cao huyết áp mới vào viện trong tình
trạng: Huyết áp 220/100mmHg, nhức đầu nhiều, chóng mặt, buồn nôn, ăn kém, Y lệnh trong
ngày: Captopril 25 mg x 2 viên uống (9g và 15g), Seduxen 10 mg 1 ống, TB lúc 21g
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên và Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.
Tình huống 2: Người bệnh nam 45 tuổi vào viện được chẩn đoán là loét dạ dày tá
tràng. Qua nhận định người bệnh có các triệu chứng sau:
- Đau vùng thượng vị, đau sau khi ăn no, Nôn, Lo lắng vì bệnh
- Chán ăn, Mất ngủ, Tiền sử hay uống nhiều rượu...
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên và Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.
Tình huống 3: Người bệnh nữ 20 tuổi trước mổ cắt ruột thừa viêm, sau khi bác sĩ đã
khám và có chỉ định phẫu thuật
Hãy lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.
Tình huống 4: Người bệnh nữ 42 tuổi, chẩn đoán: Hậu phẫu ruột thừa viêm ngày thứ
2.
Hiện có các dấu chứng sau:
-NB tỉnh, nhiệt độ 370C, mạch 75 lần/phút, nhịp thở 22 lần/phút; huyết áp 125/80 mmHg;
-NB đau vừa tại vết mổ
-Y lệnh: DD.Glucose 5% x 500 ml truyền TM XXX giọt/phút, Cefataxim 1g x 2 lọ, tiêm TM
chậm lúc 9 giờ – 15 giờ;
-Vết mổ ở đường Mac-Burney dài 6 cm, có ít dịch thấm băng;
-NB chưa trung tiện, khát nước, nhịn ăn
-NB lo lắng về cuộc mổ
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên và Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Bài 2: DÙNG THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
Mục tiêu
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định tiêm thuốc.
2. Mô tả được nguyên lý cơ bản khi thực hiện kỹ thuật tiêm.
3. Xác định được các vị trí và góc đâm kim đúng khi tiêm test lẩy da, trong da,
dưới da, bắp và tĩnh mạch.
4. Trình bày được các cách để phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra
trong quá trình hiện mũi tiêm.
5. Thực hiện được kỹ thuật tiêm test lẩy da, trong da, dưới da, bắp và tĩnh
mạch an toàn, chất lượng, hiệu quả và hài lòng.

I. ĐẠI CƯƠNG
Tiêm là một trong những biện pháp đưa thuốc và hoá chất vào cơ thể con người
nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, ước tính
trung bình trong một năm mỗi người nhận đến 1,5 mũi tiêm. Tại các nước đang phát
triển, hàng năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó có một nữa số mũi tiêm chưa đạt
tiêu chuẩn cần thiết cho một mũi tiêm an toàn.
Mũi tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm không gây nguy hại cho người được tiêm
không gây phơi nhiễm cho người tiêm và không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng.
Các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF, UNFPA đã thành lập Mạng lưới Tiêm an toàn
Toàn cầu (Safety Injection Global Network, viết tắt là SIGN). Mục đích của SIGN là
đưa ra những khuyến cáo nhằm giảm tần xuất tiêm và thực hiện tiêm an toàn. Theo
SIGN, tiêm an toàn là mũi tiêm không làm tổn hại đến người được tiêm, người tiêm và
không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng. Bộ y tế hướng dẫn TIÊM AN TOÀN
trong Cơ sở khám chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày
27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)
II. MỤC ĐÍCH
- Đưa thuốc vào cơ thể có hiệu quả nhanh
- Thay thế cách uống khi người bệnh không uống được
- Để tránh biến đổi của thuốc do dịch vị phá hủy, được hấp thu hoàn toàn
III. NỘI DUNG
1. Chỉ định
- Cấp cứu.
- Bệnh nặng, cần tác dụng cấp thời.
- Người bệnh nôn ói nhiều.
- Cần tác dụng tại chỗ.
- Thuốc không ngấm qua thành tiêu hóa hoặc thuốc dễ bị huỷ hoại bởi dịch
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
tiêu hóa.
2. Nguyên lý cơ bản khi thực hiện kỹ thuật tiêm
2.1. Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trong tất cả các bước khi tiến hành chuẩn bị
thuốc và tiêm thuốc.
2.2. Thực hiện quy định để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi tiêm thuốc
* 6 đúng
- Đúng người bệnh - Đúng đường dùng
- Đúng thuốc - Đúng thời gian dùng thuốc
- Đúng liều - Ghi chép hồ sơ đúng

* 3 kiểm tra * 5 đối chiếu:


- Tên người bệnh - Số giường, số phòng
- Tên thuốc - Nhãn thuốc
- Liều thuốc - Chất lượng thuốc
- Đường tiêm thuốc
-Thời gian dùng thuốc
2.3. Các vị trí đường tiêm
- Vị trí test lẩy da: 1/3 giữa, trước, mặt gấp cẳng tay (tránh mạch máu trên cẳng tay)
- Vị trí tiêm trong da: 1/3 giữa, trước, trong mặt gấp cẳng tay (Nếu NB mất 2 tay
có thể tiêm vào hai bên cơ ngực lớn và hai bên cơ bả vai)
- Vị trí tiêm dưới da:
+ Tận cùng cơ tam giác cánh tay
+ 1/3 giữa mặt ngoài đùi
+ Vùng quanh rốn
- Vị trí tiêm bắp:
+ Tiêm bắp nông: Cơ tam giác cánh tay, 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
+ Tiêm bắp sâu (tiêm mông): 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài, đường nối
từ gai chậu trước trên đến mõm xương cụt
- Vị trí tiêm tĩnh mạch: Các tĩnh mạch ở mu bàn tay, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa
khuỷu, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé v.v.
2.4. Đưa kim đúng góc độ để tiêm thuốc vào đúng vùng tiêm
- Test lẩy da: là dùng kim chếch một góc 450 rạch nhẹ trên da vừa qua mũi vát kim, đủ
làm rớm máu, hoặc nhỏ giọt thuốc bằng hạt bắp tại vị trí rớm máu, loại test tương đối
an toàn và dễ làm.
- Tiêm trong da: (Lớp thượng bì) đâm chếch 100-150 so với mặt da, kim tiêm song song
với mặt da, mũi vát kim ngửa lên trên, vừa lút mũi vát kim vào trong da
 Tiêu chuẩn đạt: tại chỗ tiêm nổi hạt bắp trên da, màu da trắng bệch, cảm giác nặng
tay khi bơm thuốc vào
- Tiêm dưới da: (Lớp mô liên kết/mô mỡ/mô dưới da) đâm kim nhanh chếch 300 - 450
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với mặt da véo/đáy da véo (tiêm vùng da quan
rốn), buông tay vùng da véo trước khi bơm thuốc vào.
 Tiêu chuẩn đạt: tại chỗ tiêm dưới da nổi lên một cục thuốc vừa tiêm vào
- Tiêm bắp: (Lớp cơ/bắp thịt, tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da)
+ Tiêm bắp nông: đâm kim nhanh chếch 600 so với mặt da
+ Tiêm bắp sâu: đâm kim nhanh chếch 900 so với mặt da (tùy vị trí tiêm và cơ địa người
bệnh)
- Tiêm tĩnh mạch: (Lòng tĩnh mạch) căng da kim chếch 15-300 so với mặt da và luồn
kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch
2.5. Giảm thiểu sự không thoải mái của người bệnh khi tiến hành tiêm:
- Sử dụng kim tiêm có mũi vát sắc nhọn, thân kim nhỏ.
- Đặt tư thế người bệnh phù hợp để làm giảm đau cơ.
- Đánh lạc sự chú ý của người bệnh khi tiến hành tiêm.
- Sử dụng thuốc xịt giảm đau trên vị trí tiêm 15 giây trước khi tiến hành tiêm
hoặc chườm đá lên ví trí tiêm trong khoảng 1 phút trước khi tiến hành tiêm.
- Đâm kim nhẹ và nhanh. Thực hiện 2 nhanh (đâm kim và rút kim nhanh), 1 chậm
(bơm thuốc chậm 1ml/10s). Lưu ý với một số loại thuốc đặc biệt (như Benzathyl
Peniciline...) không áp dụng 2 nhanh một chậm vì có thể gây tắc kim.
- Giữ bơm tiêm chắc khi kim tiêm nằm trong tổ chức để phòng ngừa tổn thương
mô.
- Nhẹ nhàng dùng bông/gạc vô khuẩn ấn vào vị trí tiêm sau khi tiêm xong.
- Thay đổi vị trí tiêm để đề phòng sự hình thành áp xe (abcès), hoặc xơ cứng tổ
chức vùng được tiêm
2.6. Thuốc đã hút vào bơm kim tiêm, sau 15 phút không sử dụng phải loại bỏ
2.7. Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra
1. Không đậy lại nắp kim sau khi tiêm
2. Lên kế hoạch phân loại và hủy vật sắc nhọn trước khi tiến hành qui trình tiêm
3. Cô lập ngay kim tiêm đã sử dụng.
4. Báo cáo và xử lý về rủi ro do vật sắc nhọn bao gồm:
- Trang thiết bị gây ra tai nạn
- Nơi bị xảy ra tai nạn
- Mô tả tai nạn
- Đảm bảo tính riêng tư của cá nhân bị rủi ro do vật sắc nhọn
5. Tham gia vào các chương trình giáo dục về nguy cơ lây bệnh qua đường máu, và
thực hiện các khuyến nghị về phòng ngừa nhiễm khuẩn, bao gồm tiêm vaccine viêm
gan B.
6. Tham gia vào chọn lựa, đánh giá các hệ thống không cần thiết và các trang thiết bị
với các đặc trưng an toàn trong phạm vi làm việc của bạn bất cứ khi nào có thể
7. Hỗ trợ pháp luật trong việc cải thiện sử dụng an toàn kim tiêm và vật sắc nhọn.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ (Theo Thông tư số 51.2017-
TT/BYT, ngày 29/12/2017).
3. Các bước tiến hành
3.1. Nhận định người bệnh
- Tuổi: già, trẻ.
- Lớp mỡ dưới da dày hay mỏng.
- Sự vận động đi lại của người bệnh.
- Số lượng và loại thuốc.
-Tiền sử dị ứng: Loại thuốc, dị nguyên, côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa
chất, mỹ phẩm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...), tiền sử gia đình có bệnh dị ứng
nào?
3.2. Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra 5 đúng, đối chiếu người bệnh.
- Giải thích cho người bệnh hiểu để hợp tác.
- Tư thế người bệnh thích hợp.
- Nếu người bệnh nặng, trẻ em cần có người phụ giúp.
3.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Bơm tiêm, 2 kim tiêm (thích hợp tuỳ theo đường tiêm và lượng thuốc tiêm)
- 2 hộp đựng bông (1 hộp đựng bông, gạc khô; 1 hộp không)
- Ống đựng kềm, kềm kelley
- Thuốc theo y lệnh
Các loại kim dùng cho các đường tiêm:
-Test lẩy da: 25 G x 1” dài 2,5 - 4 cm
- Tiêm trong da: 26 G x 1/2” dài 1,0 - 1,5 cm
- Tiêm dưới da: 25 G x 5/8” dài 1,5 - 2,5 cm
- Tiêm bắp: 23-25 G x 1” dài 2,5 - 4 cm
- Tiêm tĩnh mạch: 23-25 G x 1” dài 2,5 - 4 cm
Dụng cụ khác
+ Kẹp kocher có mấu và không mấu.
+ Bông, cốc đựng bông có cồn.
+ Thuốc sát khuẩn: cồn 70o - 90o, cồn iod, betadin.
+ Dây garô (nếu tiêm tĩnh mạch), gối nhỏ kê vùng tiêm.
+ Khay vô khuẩn, khay quả đậu.
+ Hộp thuốc cấp cứu phản vệ.
+ Hộp an toàn (xử lý vật sắc nhọn) - Thùng rác có bao màu trắng, vàng …
+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
+ Hộp/thùng dung dịch presept ngâm dụng cụ sau tiêm
+ Phiếu điều trị, đơn thuốc, sổ y lệnh.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
3.4 Tiến hành
1.4.1. Kỹ thuật rút thuốc ống
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1. -Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB
- Vệ sinh tay thường quy - Giảm sự lây nhiễm từ đôi tay
- Sát khuẩn đầu ống thuốc, kiểm tra lần 2 - Hạn chế nhiễm khuẩn, an toàn khi dùng
thuốc, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Dùng gòn khô lau và lấy gạc bẻ ống - Tránh tổn thương tay, không đổ thuốc,
thuốc. an toàn môi trường làm việc
-Rút thuốc vào bơm tiêm, - Giữ hệ thống bơm tiêm và thuốc được
vô khuẩn tuyệt đối
- Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ ống thuốc vào - Tạo an toàn cho NB và môi trường
vật chứa sắc nhọn
- Đậy thân kim an toàn, bỏ vào vỏ bao, đặt - Giữ cho bơm và kim tiêm được an toàn
bơm tiêm vào khay tiêm thuốc an toàn. và vô khuẩn

Hình 1. Kỹ thuật bẻ ống thuốc


1.4.2. Kỹ thuật rút thuốc lọ (Charge thuốc)
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1 - Tránh nhầm lẫn thuốc tạo an toàn cho NB
- Vệ sinh tay thường quy - Giảm sự lây nhiễm tạo an toàn cho NB
- Mở nắp lọ thuốc, (kiểm tra lần 2) - Không chạm tay vào nắp lọ, an toàn khi
dùng thuốc, thực hiện đúng kỹ thuật
- Rút nước pha tiêm bằng kim pha thuốc - Giúp hoà tan thuốc trước khi tiêm cho NB
- Đâm kim vào giữa lọ, bơm nước cất - Giúp pha thuốc an toàn, quân bình áp lực
vào. Hút khí trả laị, rút kim an toàn, lắc bên trong và ngoài lọ thuốc
cho thuốc hòa tan - Giữ không khí vô khuẩn trong bơm tiêm,
để tạo áp lực hút ra sau khi thuốc tan
- Bơm khí vô khuẩn vào lọ bằng lượng - Giúp quân bình áp lực bên trong, thực
thuốc hút ra hiện đúng kỹ thuật ngoài lọ thuốc

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Rút thuốc vào bơm tiêm đủ liều - Giữ hệ thống bơm tiêm và thuốc được vô
khuẩn tuyệt đối, thực hiện đúng kỹ thuật
- Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ lọ thuốc - Tạo an toàn cho NB và môi trường
-Thay kim tiêm thích hợp. - Cỡ kim phù hợp đường tiêm
- Đậy nắp kim an toàn, bỏ vào vỏ bao, - Giữ bơm và kim tiêm được an toàn và vô
đặt bơm tiêm vào khay tiêm an toàn. khuẩn, tránh nhầm lẫn thuốc.

Hình 2. Rút thuốc từ trong lọ


1.4.3. . Kỹ thuật hòa thuốc làm test lẩy da
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1 - Tránh sự nhầm lẫn thuốc.
- Vệ sinh tay thường quy - Giảm sự lây nhiễm tạo an toàn cho NB

- Mở nắp lọ thuốc, (kiểm tra lần 2) - Không chạm tay vào nắp lọ, an toàn
khi dùng thuốc, thực hiện đúng kỹ thuật
- Rút nước cất 10 ml pha bằng kim pha - Giúp hoà tan thuốc và đảm bảo nồng
thuốc độ thử test
(nếu lọ chứa 5 ml rút 5ml nước cất)
- Đâm kim vào giữa lọ, bơm nước cất vào. - Giúp pha thuốc an toàn và quân bình
rút kim an toàn, lắc cho thuốc hòa tan. khí trong lọ thuốc
Lọ pha chứa 10ml: - Lọ 10ml kháng sinh 1g # 1.000.000đv,
- Rút 0,2 ml thuốc đã pha. rút ra nhỏ lên da hoặc
Lọ pha chứa 5ml: - Lọ pha 5 ml # 1.000.000đv, khi thử
- Rút 0,2ml thuốc hút thêm 0,2 ml nước cất phải hòa thêm nước cất tỉ lệ 1/1:
(nồng độ giọt trên da: 100.000đv thuốc/1ml) (0,2 ml thuốc + 0,2 n.cất = 0,4ml #
40.000đv
- Đậy nắp kim, bỏ vào bao đặt trên khay - Đảm bảo không bị đẩy thuốc ra ngoài
tiêm
- Rút 1ml nước cất vào bơm tiêm, đậy nắp - Giọt nước cất làm đối chứng sau khi
kim, bỏ vào bao đặt trên khay tiêm làm lẩy da giọt thuốc
- Kiểm tra thuốc lần 3 và nồng độ đã pha - Tạo an toàn cho người bệnh và đúng
hướng dẫn làm test lẩy da của Bộ y tế

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
1.4.4. Kỹ thuật thử test lẩy da
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải thích - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay - Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật
vô khuẩn
- Đối chiếu đúng người bệnh - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB
- Kiểm tra thuốc đã hòa và nước cất để test - Đảm bảo thuốc đã hòa100.000đv
trên da thuốc/1ml và nước cất làm đối chứng
- Xác định vị trí làm test lẩy da - Dặn NB giữ tay không làm rơi giọt
thuốc, vị trí nhỏ 2 giọt, duy trì an toàn
- Sát khuẩn vùng lẩy da 3 lần - Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da
xung quanh
- Sát khuẩn tay nhanh - Giảm lây nhiễm chéo, an toàn cho NB
- Tháo kim xoay nòng bơm tiêm từ từ nhỏ - Đảm bảo giọt thuốc không bị rơi
1 giọt thuốc trên da
- Dùng kim 25G x 1” chếch 450 so với da, - Rạch da đủ làm rớm máu để thuốc
rạch nhẹ lên da có giọt thuốc thấm vào vết rạch da
- Tháo kim xoay nòng bơm tiêm từ từ nhỏ - Cách giọt thuốc 3-4cm, nhỏ giọt nước
1 giọt nước cất trên da cất trên da, không làm bị rơi

- Dùng kim 25G x 1 chếch 45 so với da, - Rạch da lên giọt nước cất
0

rạch nhẹ lên da có giọt nước cất


- Khoanh tròn 2 giọt thuốc và nước cất vừa - Đảm bảo không làm rơi 2 giọt và dặn
lẩy NB cố gắng giữ nguyên vị trí cho đến 20
phút đọc kết quả
- Bỏ lại 2 bơm tiêm vào bao vô khuẩn và - Đúng quy trình xử lý vật sắc nhọn, đảm
xử lý 2 kim lẫy da bảo trong tiêm an toàn
- Đọc kết quả test - Mời 2 người đọc kết quả (nếu nghi ngờ,
mời Bác sĩ đọc kết quả)
- Ghi phiếu điều dưỡng - Theo dõi và quản lý người bệnh, quy
định ghi phiếu CS
1.4.5. Kỹ thuật tiêm trong da (I/D) Intra Dermique
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải thích - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay - Đảm bảo an toàn khi thực hiện
- Đối chiếu đúng người bệnh và thuốc - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Xác định vị trí tiêm - Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí tạo
an toàn cho người bệnh
- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần - Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da
xung quanh
- Sát khuẩn tay nhanh - Giảm sự lây nhiễm chéo, tạo an toàn
- Đuổi khí - Kiểm tra lại liều thuốc chính xác
(nếu thử test)
- Căng da, để mặt vát kim lên trên, - Tiêm ngập mũi vát vào lớp thượng bì,
đâm kim góc 10-150 so với mặt da. thực hiện đúng quy trình kỹ thuật

- Bơm 0,1 ml thuốc - Lượng thuốc bằng hạt ngô


- Bơm có cảm giác nặng tay, vùng da
trắng bệch
- Rút kim ra nhẹ nhàng - Giữ nốt vừa tiêm an toàn
- Khoanh tròn vị trí tiêm, đọc kết quả sau - Dùng bút khoanh tròn chỗ tiêm bằng
15 phút (nếu thử test kháng sinh) đồng xu
- Xử lý kim an toàn (bỏ hộp an toàn) - Tránh lây nhiễm do vật sắc nhọn, tạo
môi trường làm việc an toàn
- Dặn NB không được sờ chạm vùng tiêm - Vùng tiêm dễ bị kích ứng, giúp việc
đọc kết quả chính xác nếu thử phản ứng
(2 người đọc kết quả)
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái - Giao tiếp NB hiệu quả, tạo sự thoải
mái, dễ chịu cho người bệnh
- Ghi phiếu điều dưỡng - Theo dõi và quản lý người bệnh, quy
định ghi phiếu CS
1.4.6. Kỹ thuật tiêm dưới da (SC) Sous Cutanee
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải thích - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay - Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật
vô khuẩn, tạo an toàn cho người bệnh
- Đối chiếu đúng người bệnh - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB
- Xác định vị trí tiêm - Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí, an
toàn NB

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần - Giữ an toàn tại vị trí đâm kim
- Sát khuẩn lại tay - Giảm lây nhiễm chéo, tạo an toàn cho NB
- Đuổi khí. - Kiểm tra lại liều thuốc chính xác, ngừa tai
biến do khí gây ra, thực hiện đúng kỹ thuật
- Véo da, đâm kim tạo góc 30-450 độ so - Tiêm vào mô dưới da, mô mỡ hay mô liên
với mặt da. kết
- Thuốc nổi lên cục dưới da, hấp thu chậm
hơn đường tiêm bắp

- Rút nòng kiểm tra không có máu - Xác định chắc chắn đúng vị trí
- Bơm thuốc chậm - Đảm bảo nổi lên một cục thuốc vừa tiêm
- Rút kim nhanh - Hạn chế tổn thương mô, kỹ thuật
- Đặt bông khô tại chỗ vừa tiêm 30 giây, - Không để bông lưu lại vùng tiêm cho NB
cho đến khi không còn rỉ thuốc, lấy bông và tránh sự lây nhiễm chéo
ra
- Xử lý kim an toàn (bỏ vào hộp an toàn)- Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do vật sắc
nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái - Tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh
- Ghi phiếu điều dưỡng - Theo dõi và quản lý người bệnh, quy định
ghi phiếu CS
1.4.7. Kỹ thuật tiêm bắp (IM) IntraMusculaire
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Chuẩn bị NB, báo và giải thích - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay - Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật
vô khuẩn, tạo an toàn cho người bệnh
- Đối chiếu đúng người bệnh - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho người
bệnh
- Xác định vị trí tiêm bắp nông và sâu - NB nằm ngửa hoặc ngồi (tiêm bắp nông)
- NB nằm sấp (tiêm mông)
- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần - Giữ an toàn nơi vị trí đâm kim.
- Sát khuẩn lại tay nhanh - Giảm lây nhiễm chéo, tạo an toàn cho NB
- Đuổi khí - Kiểm tra lại liều thuốc chính xác, ngừa tai
biến do khí gây ra, thực hiện đúng kỹ thuật

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Căng da, đâm kim tạo góc 60-900 so - Tiêm vào cơ bắp, đúng quy trình kỹ thuật
với mặt da (tùy vị trí tiêm)
- Đảm bảo kim vào trong lớp cơ,
Tiêm cơ tam giác cánh tay và cơ đùi: chếch
kim 600 so với da (nếu NB có lớp da mỏng
chếch kim 45-600 )
- Tiêm bắp sâu (cơ mông): chếch kim 900
so với da

Tiêm bắp sâu (mông)


- Rút nòng kiểm tra không có máu; Bảo - Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong
NB co chân bên vừa đâm kim bắp cơ, đúng vùng tiêm, NB co chân an
toàn
- Bơm thuốc chậm - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, quan
sát sắc mặt NB khi bơm thuốc
- Rút kim nhanh - Hạn chế tổn thương mô, đúng kỹ thuật

- Đặt bông khô tại chỗ vừa tiêm 30 giây, - Không để bông lưu lại vùng tiêm cho NB
cho đến khi không còn rỉ thuốc, lấy bông và tránh lây nhiễm chéo
ra
- Xử lý kim an toàn (bỏ vào hộp an toàn) - Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do vật sắc
nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn.
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái - Giao tiếp người bệnh hiệu quả, tạo sự
thoải mái, dễ chịu cho người bệnh
- Ghi phiếu điều dưỡng - Quản lý NB, quy định ghi phiếu CS

1.4.8. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch (IV) IntraVeinneus


Hành động điều dưỡng Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến hành
thích được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay - Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật vô
khuẩn, tạo an toàn cho người bệnh

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Đối chiếu đúng người bệnh - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho người bệnh
- Xác định vị trí tiêm - Tránh tai biến do tiêm sai vị trí, tạo an toàn
- Mang găng tay sạch - Tránh lây nhiễm từ người bệnh để tạo môi
trường làm việc an toàn
- Buộc garô cách vị trí tiêm 10-15 cm - Giúp tĩnh mạch dưới vùng garô dãn ra làm
nổi rõ, dễ thấy tĩnh mạch hơn
- Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong - Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da xung
ra ngoài quanh theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Đuổi khí - Kiểm tra lại liều thuốc chính xác, không có
khí vào tĩnh mạch an toàn
- Để mặt vát kim lên trên, căng da liên - Căng da liên tục cho đến khi luồn kim vào
tục, đâm kim góc 15-300 qua da vào tĩnh mạch hơn 1/2 thân kim, có máu vào đốc
tĩnh mạch kim

Tiêm tĩnh mạch Luồn Catheter vào TM, rút nòng sắt ra dần
- Rút nhẹ nòng kim kiểm tra có máu - Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong tĩnh
(nếu kim luồn, rút nhẹ nòng sắt khi có mach, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
máu vào catheter, luồn hết thân kim
nilon, ấn trên TM, gắn bơm tiêm vào)
- Mở nhẹ ga rô - Giữ bơm tiêm khi mở garô, không làm trật
vein
- Bơm thuốc thật chậm 1ml/1phút - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Kéo lệch da, rút kim nhẹ nhàng - Hạn chế tổn thương tĩnh mạch và lây nhiễm
do rỉ máu chỗ tiêm
- Đặt bông khô tại chỗ vừa tiêm giữ - Không để bông lưu lại vùng tiêm cho NB và
30 giây, cho đến khi không còn rỉ tránh sự lây nhiễm chéo
thuốc, lấy bông ra
- Xử lý kim an toàn (bỏ vào hộp - Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do vật sắc
an toàn) nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn
- Giúp NB tư thế thoải mái - Giao tiếp người bệnh hiệu quả, tạo sự thoải
mái, dặn dò người bệnh nếu có dấu bất thường

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Ghi phiếu điều dưỡng - Theo dõi và quản lý NB, ghi phiếu CS
+ Ngày, giờ tiêm thuốc.
+ Tên thuốc, liều lượng, đường tiêm
thuốc, vị trí tiêm.
+ Phản ứng người bệnh và cách xử trí
(nếu có).
+ Họ tên người Điều dưỡng tiêm
thuốc
- Thu dọn và xử lý dụng cụ theo đúng - Giảm nguy cơ sự cố y khoa và niễm khuẩn
quy trình khử khuẩn - tiệt khuẩn.
4. Tai biến tiêm thuốc
2.1. Những tai biến tiêm bắp
- Xơ hoá cơ (Nếu tiêm nhiều lần tại cơ tam giác cánh tay ở trẻ em <12 tuổi)
- Gãy kim, cong kim. - Tắc mạch
- Chạm dây thần kinh hông to gây liệt thần kinh tọa
-Hoại tử mô, cơ (những thuốc không được tiêm bắp)
- Áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn
2.2. Những tai biến và cách xử lý khi tiêm tĩnh mạch
- Tắc kim do cục máu đông: rút kim ra thay kim khác.
- Phồng nơi tiêm do kim không nằm gọn trong lòng tĩnh mạch: rút lui kim và điều chỉnh
lại mũi kim.
- Người bệnh bị ngất, choáng: ngừng tiêm, báo ngay Bác sĩ xử trí
- Viêm tĩnh mạch: đỏ dọc theo đường tĩnh mạch, đau vùng tiêm, báo Bác sĩ
5. Những điểm cần lưu ý
- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối
- Phải cẩn thận và luôn áp dụng 5 đúng hoặc chế độ 3 kiểm tra – 5 đối chiếu
- Khi tiêm phải đảm bảo 2 nhanh – 1 chậm (đâm kim nhanh, rút kim nhanh và bơm
thuốc chậm, riêng đường tiêm tĩnh mạch phải 3 chậm); không tiêm ngập mũi kim
- Phải luôn luôn thay đổi vùng tiêm
- Sau khi tiêm xong phải cô lập kim đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, không
dùng tay đậy nắp kim.
- Mang găng tay sạch khi tiêm tĩnh mạch để tránh nhiễm máu từ người bệnh
- Khi rút kim ra nên rút theo chiều kim đâm vào, để hạn chế tổn thương mô cơ.
- Sau khi tiêm xong không nên massage vùng tiêm, đặc biệt là tiêm heparin hoặc
insulin vì có thể gây tổn thương mô.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
TỰ LƯỢNG GIÁ
A. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trình bày nội dung 5 đúng
Câu 2. Trình bày vị trí và góc độ 4 đường tiêm
Câu 3. Trình bày cách hòa thuốc thử test lấy da
Câu 4. Trình bày nội dung chuẩn bị người bệnh trước khi tiêm thuốc
Câu 5. Trình bày các tai biến do tiêm thuốc.
B. Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 6. Khi thực hiện thuốc cho người bệnh bị nhầm lẫn, Điều dưỡng cần phải:
A. Phải thành thật khai báo và xử trí sốc ngay
B. Không cần thiết phải cho thầy thuốc biết
C. Phải thành thật khai báo, chuẩn bị thuốc và dụng cụ cấp cứu
D. Thực hiện ngay thuốc cấp cứu
E. Tự điều chỉnh thuốc khác
Câu 7. Khi tiêm/truyền tĩnh mạch Điều dưỡng nên tránh tiêm vị trí thâm nhiễm,
mạch máu bị viêm hoặc vùng da bị bầm tím vì lý do sau:
A. Dễ nhiễm trùng B. Dễ áp xe tổ chức dưới da
C. Xơ cứng thành mạch D. Tăng thêm tình trạng thâm nhiễm
E. Hạn chế gây đau cho người bệnh
Câu 8. Nồng độ của dung dịch kháng sinh khi làm test lẩy da là:
A. 1.000 đơn vị/1ml B. 10.000 đơn vị/1ml
C. 50.000 đơn vị/1ml D. 100.000 đơn vị/1ml E. 200.000 đơn vị/1ml
Câu 9. Buộc garo trên vị trí tiêm tĩnh mạch 10–15 cm (4 –6 inches) vì lý do sau:
A. Làm cho máu đổ đầy vào tĩnh mạch
B. Áp lực của garo sẽ làm cho tĩnh mạch giãn ra
C. Áp lực của garo sẽ làm cho tĩnh mạch co lại
D. Dễ luồn kim vào tĩnh mạch
E. Giữ chặt tĩnh mạch không trật kim khi đâm vào
Câu 10. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Góc độ tiêm tĩnh mạch là 15-30 độ
B. Buộc garo cách vị trí tiêm 10- 15 cm
C. Những thuốc dầu, không tan trong nước được sử dụng tiêm tĩnh mạch
D. Chắc chắn mũi kim nằm trong lòng tĩnh mạch mới bơm thuốc
E. Chọn tĩnh mạch ưu tiên tĩnh mạch to rõ thẳng, ít di động, ưu tiên ở tay trước
Câu 11. Tiêm trong da là tiêm vào:
A. Lớp cơ. B. Lớp mô liên kết.
C. Lớp mô dưới da. D. Lớp thượng bì E. Lớp biểu bì
Câu 12. Xác định vị trí tiêm trong da Điều dưỡng lưu ý, NGOẠI TRỪ:
A. Chọn vùng da ít va chạm, trắng, không sẹo và lông
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
B. Chọn 1/3 giữa, mặt gấp cẳng tay
C. Hai bên cơ ngực lớn D. Hai bên cơ bả vai E. Ở rốn

PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TIÊM THUỐC


TIÊM TIÊM TIÊM TIÊM
TRONG DA DƯỚI DA BẮP THỊT TĨNH MẠCH
Mô liên kết
Vị trí thuốc Bắp cơ
Lớp thượng bì Mô mỡ, Lòng mạch
vào (bắp thịt)
Mô dưới da
- Tận cùng cơ - Giữa cơ del-
1/3 giữa, trước den-ta ta Đầu, cẳng tay,
Vùng thường
trong mặt gấp - Quanh rốn - 1/4 trên mu bàn tay,
tiêm
cẳng tay - 1/3 giữa, mặt ngoài mông chân
trước ngoài đùi - Đùi 
- Nông: 600
Góc tiêm so
100 – 150 30-450  150-300
với mặt da
- Sâu: 900
Thể tích tối
0,1 ml 2 – 3 ml 5 ml Không hạn chế
đa
Khả năng Rất nhanh
Rất chậm Chậm Nhanh
hấp thu (Ngay tức khắc)
Cỡ kim 26G x ½” 25G x 5/8” 25G x 1” 23G, 25G x 1”
Ghi chú:
- Hoặc chọn: 1/3 trên ngoài, đường nối từ gai chậu trước trên đến xươngcùng
cụt
- 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
 - Trong trường hợp người bệnh gầy ốm, trẻ em chếch tiêm bắp 600- 900

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Bài 3: TRUYỀN DỊCH, TRUYỀN MÁU
Mục tiêu
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc truyền dịch.
2. Kể tên các dung dịch truyền thường dùng và tác dụng không mong muốn có
thể xẩy ra khi truyền dịch.
3. Thực hiện được kỹ thuật truyền dịch đúng kỹ thuật, an toàn và hài lòng.

A. TRUYỀN DỊCH
I. ĐẠI CƯƠNG
Truyền dung dịch vào tĩnh mạch là đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch
một khối lượng lớn dung dịch và thuốc.
Truyền dịch tĩnh mạch là qui trình kỹ thuật điều dưỡng thường được thực hành
trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Hiệu quả chăm sóc điều trị cao do thuốc được đưa
nhanh vào cơ thể, những cũng hay có những tai biến, biến chứng.
II. MỤC ĐÍCH
- Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể
- Thay thế tạm thời lượng máu mất.
- Nuôi dưỡng cơ thể.
- Đưa thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu.
- Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu
- Mục đích khác: giải độc, lợi tiểu, giữ vein
III. NỘI DUNG
1. Chỉ định
- Bệnh nhân bị mất nước: Tiêu chảy, phỏng.
- Bệnh nhân bị mất máu cấp: Tai nạn, xuất huyết tiêu hóa.
- Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân bị ngộ độc.
- Người bệnh cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì nồng độ thuốc ổn định trong
cơ thể
2. Chống chỉ định tương đối
- Cao huyết áp
- Suy tim nặng
- Tràn dịch màng phổi, màng tim
- Phù
Nếu có chỉ định đặc biệt cần phải truyền thì phải truyền thật chậm,khối lượng ít, theo
dõi sát, tốt nhất là đo huyết áp tĩnh mạch trung tâm.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
3. Chọn vị trí tiêm truyền
Ưu tiên tĩnh mạch tốt nhất để chọc vein
- Bắt đầu từ ngọn chi
- Quan sát các nhánh tĩnh mạch
- Không chọc vào tĩnh mạch ở phía lòng bàn tay và cổ tay.
- Cần bắt mạch để tránh chọc nhầm vào động mạch nếu vị trí chọc ở vùng nách
hoặc mặt trong cánh tay.
3.1. Đối với trẻ em
- Tĩnh mạch mu bàn tay,cẳng tay
- Tĩnh mạch mắt cá trong cẳng chân
- Tĩnh mạch đầu,tĩnh mạch chán, tĩnh mạch thái dương…
3.2. Đối với người lớn
- Tĩnh mạch nếp gấp cẳng tay, tĩnh mạch cẳng tay, tĩnh mạch cánh tay.
- Tĩnh mạch mu bàn tay
- Tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch dưới đòn (đo huyết áp tĩnh mạch trung tâm,
nuôi dưỡng người bệnh lâu).
3.3. Những vị trí cần tránh khi chọn tĩnh mạch
- Tĩnh mạch phía dưới vùng truyền khi bị vỡ mạch.
- Tĩnh mạch phía dưới vùng bị viêm, tắc mạch.
- Tĩnh mạch bị sơ cứng hoặc tắc.
- Vùng da bị viêm, tụ máu, tổn thương.
- Cánh tay bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật cắt bỏ vú,phù nề, cục máu đông, nhiễm
trùng.
- Cánh tay có cầu nối động tĩnh mạch hoặc lỗ rò.
4. Nguyên tắc
- Thực hiện 6 đúng
- Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
- Đảm bảo sự an toàn về quản lý dịch truyền.
- Đánh giá được dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trước khi tiến hành truyền dịch
tĩnh mạch, các ảnh hưởng của sự mất cân bằng nước và điện giải đối với dấu hiệu sinh
tồn.
- Khai thác tiền sử bệnh bao gồm cả tiền sử dị ứng và phản ứng truyền đã xảy ra,
các thuốc đang sử dụng và phương pháp điều trị.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trước, trong và sau khi truyền.
- Lựa chọn những tĩnh mạch ngoại biên giãn tốt, đủ lớn để đặt đường truyền tĩnh
mạch.
- Chọn vị trí tiêm truyền thích hợp. Nên bắt đầu tiêm truyền ở những vị trí gần
ngọn chi (vùng cổ tay, mu tay...). Tránh những vị trí tiêm truyền cũ, những tĩnh mạch

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
gần khớp như khuỷu tay, cổ tay, các tĩnh mạch bị xơ cứng, vị trí bị thâm nhiễm hoặc
viêm tĩnh mạch, vùng bị thâm tím và những vùng của van mạch máu.
- Nên tìm những tĩnh mạch ở mu bàn tay và mặt ngoài cẳng tay đối với những
người lớn
- Nếu có thể, truyền ở vị trí phù hợp với tư thế của người bệnh.
- Không dùng dây ga rô quá chặt tránh gây tổn thương hoặc làm thâm tím da.
Trong một số trường hợp không tìm ra tĩnh mạch để truyền, có thể di chuyển dây ga rô
thấp xuống dưới cẳng tay.
- Chú ý: có thể sử dụng vòng quấn của máy đo huyết áp thay cho dây ga rô. Bơm
hơi đến mức dưới huyết áp tâm trương của người bệnh (thấp hơn 50mmHg) cho đến khi
kết thúc đâm kim truyền vào tĩnh mạch.
- Ghi nhận lần cuối thay dây truyền và thay gạc đắp là khi nào.
- Giữ cho hệ thống truyền dịch được vô trùng
- Cho người bệnh đi đại tiểu tiện trước khi truyền (nếu được).
- Có thể bơm thuốc qua ống cao su của dây truyền.
- Dịch truyền không nên để lâu quá 24 giờ.
- Bộ dây tiêm truyền thay sau 48-72 giờ.
- Băng vô trùng nơi thân kim.
- Kim luồn nên được thay sau 48-72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm.
- Hiểu được chỉ dẫn và mục đích của liệu pháp tiêm truyền.
- Đảm bảo thời gian truyền dịch theo đúng chỉ định của bác sĩ bằng thực hiện
công thức tính thời gian chảy của dịch truyền:

Tổng dịch truyền (ml) x số giọt/phút


- Thời gian truyền dịch =
Số giọt y lệnh/phút
VD. Truyền chai dịch 500ml, với tốc độ truyền theo y lệnh là 50 giọt/1 phút mà 20 giọt
dịch = 1 ml. Vậy sau bao lâu sẽ truyền hết chai dịch trên?
50 ml x 20 giọt/ml
= ? phút
50 giọt/phút

Tổng dịch truyền x Số giọt/ml


- Số giọt/1 phút =
Tổng số phút

VD. Truyền 2000 ml dịch trong 8 giờ (480 phút) mà 20 giọt dịch = 1 ml. Vậy số giọt
dịch chảy trong 1 phút là bao nhiêu?
2000 ml x 20 số giọt/ml

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
= ? giọt/1 phút
480 phút
5. Những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi truyền dịch vào tĩnh mạch
ngoại biên
Tác dụng không mong muốn Xử trí
1. Dịch thoát ra ngoài do lệch Kiểm tra vị trí truyền thường xuyên.
kim, kim xuyên qua lòng mạch Khóa dịch truyền khi có dấu hiệu xảy ra.
Đâm kim ở vị trí khác.
Hạn chế cử động tại vùng truyền.
2. Tắc kim do dòng chảy không Ngưng truyền.
lưu thông. Kiểm tra lại sự lưu thông dịch
Đâm kim ở vị trí khác (nếu không lưu thông)
Không được xoa lên vùng truyền
Chườm ấm lên vùng truyền theo y lệnh
3. Viêm tĩnh mạch do kim truyền Ngừng truyền.
làm tổn thương lòng mạch, tác dụng Đặt đường truyền ở vị trí khác (tránh đâm kim lại
phụ của dịch truyền hay kỹ thuật vào các tĩnh mạch bị viêm).
không vô khuẩn. Chườm ấm vùng truyền.
4. Quá tải tuần hoàn: lượng dịch Ngừng truyền.
quá nhiều, chảy quá nhanh làm tăng Báo bác sĩ.
thể tích tuần hoàn đột ngột. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
5. Tắc tĩnh mạch (tắc mạch phổi) + Thường xuyên kiểm tra vị trí truyền.
do cục máu đông hoặc do bọt khí. + Theo dõi tình trạng hô hấp toàn thân và phát hiện
kịp thời các dấu hiệu của tắc mạch phổi do khí: khó
thở, tím tái, loạn nhịp thất, tăng áp lực tĩnh mạch
trung tâm, phù phổi, giảm phân áp carbonic cuối thì
thở ra... Xử trí: đặt người bệnh nằm tư thế đầu thấp
và nghiêng trái; hỗ trợ hô hấp; hút khí liên tục qua
đường tĩnh mạch trung tâm...
+ Phòng: Đuổi hết không khí trong bộ dây truyền.
6. Nhiễm trùng vị trí truyền do Báo bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường xảy
không đảm bảo vô khuẩn và chăm sóc ra: đau, khó thở…
vị trí truyền không đúng, do dịch Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi chăm sóc vị trí
truyền không đảm bảo chất lượng. truyền.
Thay bộ dây truyền định kỳ ngay sau 72h.
Rửa tay thường quy trước khi thực hiện kỹ thuật.
7. Sốc phản vệ Ngừng truyền dịch
Báo cáo bác sĩ.
Tiến hành xử trí theo phác đồ chống sốc

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
Thực hiện thuốc theo y lệnh.

6. Các dung dịch truyền


Có nhiều cách phân loại dung dịch truyền, thông thường trên lâm sàng dịch truyền
tĩnh mạch được chia thành các loại: đẳng trương, nhược trương và ưu trương.
- Dung dịch đẳng trương: là những loại dung dịch có áp lực thẩm thấu tương
đương với áp lực thẩm thấu của huyết tương (cùng nồng độ osmol). Các dung dịch đẳng
trương được sử dụng để thay thế khối lượng dịch ngoại bào (như tiêu chảy, nôn kéo dài),
cũng như góp phần bồi hoàn lại lượng điện giải đã bị mất trước đó một cách hiệu quả.
Một số dung dịch đẳng trương thường dùng: Dextrose 5%; Natriclorid 0,9%; Lactate
Ringer’s...
- Dung dịch nhược trương: là những loại dung dịch có áp lực thẩm thấu thấp hơn
áp lực thẩm thấu của huyết tương. Một số dung dịch nhược trương: natriclorid 0,45%;
0,33%; glucose 2,5%... Nói chung, dung dịch nhược trương ít được sử dụng trên lâm
sàng, nó chỉ dùng trong một số trường hợp cụ thể như cần pha loãng máu trong trường
hợp máu bị cô đặc, muối natri clorid nhược trương truyền trong đái tháo đường có tăng
áp lực thẩm thấu...
- Dung dịch ưu trương: là những loại dung dịch có áp lực thẩm thấu cao hơn áp
lực thẩm thấu của huyết tương. Dung dịch ưu trương được dùng rộng rãi trong nhiều
trường hợp: cần tăng thể tích tuần hoàn (natri clorid 3% - 5%; các dung dịch keo và cao
phân tử như Heas steril 6%, gelofudin...), chống phù não (manitol, natriclorid ưu
trương...), nuôi dưỡng (glucose 10% - 50%; albumin, dung dịch lipid)...
Điều dưỡng viên cần phải quản lý việc tiêm truyền các dung dịch thật cẩn thận.
Dung dịch ưu trương có tác dụng kéo nước từ gian bào vào lòng mạch làm tăng thế tích
tuần hoàn, tăng huyết áp. Ngược lại, dung dịch nhược trương lại dễ bị thoát dịch ra ngoài
gian bào, từ đó dễ gây nguy cơ phù phổi cấp, đặc biệt ở các người bệnh tuổi cao hoặc giảm
chức năng tim. Do đó điều dưỡng viên cần phải theo dõi sát số lượng dịch truyền vào tĩnh
mạch và cần theo dõi sát toàn trạng của người bệnh. Các kết quả xét nghiệm về điện giải
đồ và việc đánh giá cân bằng lượng nước xuất nhập sẽ giúp định hướng cho bác sỹ điều trị
trong việc sử dụng dung dịch và số lượng dịch. Tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh có
sự mất cân bằng nước và điện giải cần được bồi phụ loại dịch phù hợp.
Bảng 1: Một số dung dịch điện giải truyền tĩnh mạch
Dung dịch Loại dịch Tên khác
Dextrose
Dextrose 5% Đẳng trương D5 W
Dextrose 10% Ưu trương D10W
Dextrose 50% Ưu trương D50W

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Muối (NaCl = Sodium Chloride)
0,45% NaCl Nhược trương 1/2NS
0.45% NS
0,33% NaCl Nhược trương 1/3 NS
0,9% NaCl Đẳng trương NS
3% - 5% NaCl Ưu trương 3% -5% NS
3% - 5% NaCl
Dextrose trong muối
Dextrose 5% trong 0,9% NaCl Ưu trương D50.9% NaCl
D50.9%NS
Dextrose 5% trong 0,45% NaCl Ưu trương D50.45%NaCl
D50.45%NS
Dung dịch nhiều chất điện giải
Lactate Ringer’s Đẳng trương LR
Dextrose 5% trong LR Ưu trương D5LR
Dung dịch đạm
Dung dịch Alvesin 500 ml
Dung dịch Nutrisol 5%
Dung dịch Aminoplasmal 5%;
10%

7. Nhận định người bệnh


- Tình trạng tri giác: lơ mơ, động kinh, co giật, hôn mê.
- Hệ thống tĩnh mạch: to, rõ, mềm mại, xơ cứng
- Tuổi: già, trẻ.
- Tình trạng dấu sinh hiệu đặc biệt là huyết áp
8. Các bước tiến hành
8.1. Chuẩn bị
Chuẩn bị điều dưỡng: Mũ áo, khẩu trang đầy đủ, vệ sinh tay thường quy.
Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ vô khuẩn và thuốc:
- 2 hộp đựng bông (1 hộp đựng bông, gạc đậy kim; 1 hộp không)
- Ống đựng kềm, kềm kelley - Kim dẫn khí (nếu cần)
- Dịch chuyền theo y lệnh và rọ treo (nếu cần)
- Dây truyền dịch.
- 1 bơm tiêm, 2 kim tiêm (nếu cần bơm thuốc vào dịch truyền theo y lệnh)
Dụng cụ khác:
- Khay chữ nhật - Hộp chống sốc - Cồn 700

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Dây garô - Gối kê tay – Cọc truyền - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Băng dính, kéo và nẹp để cố định (nếu trẻ em )
- Phiếu truyền dịch - Bộ đo dấu hiệu sinh tồn
- Thùng rác sinh hoạt màu xanh hoặc khay quả đậu/túi giấy (nếu cần)
- Hộp an toàn (xử lý vật sắc nhọn)
- Thùng rác có bao màu vàng
- Dung dịch presept ngâm dụng cụ sau tiêm

Hình 1: Xe và khay dụng cụ truyền dung dịch


+ Dịch truyền theo chỉ định.
+ Cọc truyền, giá treo, quang treo để treo chai dung dịch cách giường bệnh nhân
0,8 - 1m.
+ Kéo, băng dính, băng cuộn, để cố định kim và chi của bệnh nhân.
+ Bộ gối kê tay, tấm nilon nhỏ để lót dưới vùng truyền dịch, dây cao su để garo
chi cho tĩnh mạch nổi rõ, nẹp có độn bông để cố định tay bệnh nhân.
+ Huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây.
+ Phiếu truyền dịch, bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
+ Hộp thuốc xử trí phản vệ.
+ Khay quả đậu, túi giấy: đựng bông gạc bẩn.
8.2. Chuẩn bị người bệnh
- Đối chiếu đúng người bệnh.
- Giải thích cho người bệnh.
- Tiền sử dị ứng: Loại thuốc, dị nguyên, côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi
nhà, hóa chất, mỹ phẩm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...), tiền sử gia đình có
bệnh dị ứng nào?
- Tư thế thích hợp.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Cho người bệnh đi tiểu trước khi truyền.
- Kiểm tra dấu sinh hiệu
8.3. Tiến hành kỹ thuật truyền dịch
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Đối chiếu đúng người bệnh - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB
- Báo và giải thích cho người bệnh - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến hành
thuận lợi và an toàn
- Cho người bệnh đi tiểu, đi cầu - Tạo thoải mái cho người bệnh trong suốt
trước thời gian truyền
- Đo huyết áp, đếm mạch - Đánh giá tình trạng NB trước khi truyền
dịch, để hiểu biết tình trạng sức khỏe NB
- Cắt băng dính để nơi thuận tiện - Đặt nơi an toàn, đúng quy trình kỹ thuật
- Sát khuẩn tay, mở dây truyền, - Tạo an toàn, tránh khí vào dây khi xả dịch
khóa dây cách bầu dịch 10 cm
- Cắm dây truyền vào chai, treo - Xả khóa cho dịch chảy chậm đuổi không khí
chai lên trụ treo, cho dịch vào 2/3 trong dây truyền, tạo an toàn cho người
bầu đếm giọt, mở van thông khí,
đuổi khí trong dây truyền

- Xả khí trong kim truyền.Treo dây - Đảm bảo dây và kim không còn bọt khí
truyền vào khóa dây hoặc trên trụ
- Chọn tĩnh mạch to, rõ. Đặt gối kê - Dễ thấy tĩnh mạch, an toàn khi tiêm
dưới vùng tiêm

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Buộc garô trên nơi tiêm 5 -10 cm - Tĩnh mạch dưới garô dãn ra dễ nổi rõ khi
đúng KT luồn kim

- Mang găng tay - Bảo vệ cho NVYT tránh lây nhiễm từ NB,
tạo an toàn môi trường làm việc
- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần, rộng - Hạn chế nhiễm khuẩn từ vùng da xung
5 cm, đúng kỹ thuật quanh, tạo an toàn nơi vị trí đâm kim
- Căng da, cầm kim ngửa mặt vát, - Tiêm vào tĩnh mạch có máu vào đốc kim
đâm kim 15-300 vào tĩnh mạch

- Có máu vào đốc kim, bóp phần - Xác định chắc chắn vị trí kim vào tĩnh mạch
cao su kiểm tra, tháo nhẹ garô
- Mở khóa dịch chảy (tốc độ chậm) - Tạo thoải mái, an toàn cho người bệnh
- Cố định đốc kim, tháo găng tay, - Giữ kim cố định trên da, phòng ngừa nhiễm
che kim bằng gạc vô khuẩn khuẩn.Thực hiện đúng kỹ thuật.

- Cố định dây truyền - Cố định dây truyền an toàn


- Lấy gối, garô ra, điều chỉnh giọt y - Thực hiện tốc độ truyền theo y lệnh
lệnh
- Dặn dò người bệnh những - Giao tiếp có hiệu quả, phát hiện sớm và
điều cần thiết. phòng ngừa tai biến, tạo an toàn cho NB

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Đứng tại chỗ theo dõi người bệnh - Phát hiện sưng phồng nơi tiêm, dấu hiệu sốc
15 phút đầu để phát hiện bất
thường
- Cho người bệnh về tư thế thoải mái - Giao tiếp có hiệu quả, tạo NB thoải mái
- Thu dọn dụng cụ và xử lý rác y tế- Quản lý dụng cụ có hiệu quả, an toàn kiểm
soát nhiễm khuẩn rác y tế
- Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng - Theo dõi và quản lý người bệnh, quản lý hồ
+ Ngày giờ tiêm truyền, ngày giờ sơ, dụng cụ có hiệu quả.
kết thúc
+Loại dung dịch truyền, số lượng,
số giọt y lệnh trong 1 phút, thuốc
pha (nếu có)
+Phản ứng người bệnh và cách xử
trí (nếu có)
+Tên Bác sĩ cho y lệnh, tên điều
dưỡng thực hiện

9. Lưu ý và xử trí tai biến


- Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn.
- Phải đếm mạch, đo huyết áp trước khi truyền dịch.
- Tránh để bọt khí vào tĩnh mạch người bệnh: bọt khí có thể làm tắc tĩnh mạch.
- Quan sát người bệnh trong suốt thời gian tiêm truyền để phát hiện các dấu hiệu
bất thường: 30-60 phút/lần tùy theo tình trạng bệnh
-Không cho dung dịch chảy quá nhanh vì có thể làm người bệnh bị phù phổi cấp
(trừ trường hợp có chỉ định của Bác sĩ)
-Nếu người bệnh phản ứng với dung dịch truyền như: Mày đay, phù mạch nhanh, khó
thở, tức ngực, thở rít, đau bụng hoặc nôn phải:
+ Khóa dây truyền (ngưng truyền ngay)
+ Báo Bác sĩ
+ Đứng bên cạnh NB, động viên NB, đo dấu sinh hiệu
+ Cho thở oxy, đặt người bệnh nằm tư thế dễ thở
+ Phối hợp Bác sĩ xử trí sốc phản vệ
- Khi truyền dịch phải chú ý tốc độ chảy của dịch truyền và tình trạng NB
đặc biệt là:
+ Phù phổi cấp.
+ Bệnh tim nặng.
+ Tăng áp lực nội sọ.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
TỰ LƯỢNG GIÁ
A. Trả lời câu hỏi ngắn:
Câu 1. Trình bày mục đích truyền dịch
Câu 2. Trình bày chỉ định truyền dịch
Câu 3. Trình bày nhận định người bệnh khi truyền dịch
Câu 4.Trình bày công thức tính dịch truyền.
Câu 5.Trình bày các loại dịch truyền ưu trương thường sử dụng.
Câu 6.Trình bày các loại dịch đẳng trương thường sử dụng.
Câu 7.Trình bày các loại dịch đạm thường sử dụng.
B. Chọn câu trả lời đúng nhât
Câu 8. Mục đích của tiêm truyền dung dịch, NGOẠI TRỪ:
A. Bồi hoàn nước điện giải B. Nuôi dưỡng,
C. Duy trì lượng thuốc đều trong cơ thể D. Người bệnh lười ăn
E. Giải độc
Câu 9. Chai dịch truyền không được để quá:
A. 8 giờ B. 12 giờ
C. 24 giờ D. 36 giờ E. 48 giờ
Câu 10. Kim luồn chỉ được dùng khi người bệnh:
A. Hôn mê B. Động kinh,
C. Truyền dịch kéo dài nhiều ngày D. Các trường hợp cấp cứu
E. Co giật
Câu 11. Kim luồn chỉ được thay mỗi:
A. 12 giờ B. 24 giờ
C. 36 giờ D. 48 giờ E. 72 giờ
Câu 12. Tai biến khi truyền dịch do kỹ thuật của Điều dưỡng, NGOẠI TRỪ :
A. Thuyên tắc mạch do khí B. Viêm tĩnh mạch
C. Shock phản vệ D. Phù nơi tiêm
E. Đau dọc tại chỗ tiêm
Câu 13: Lúc 8 giờ sáng truyền 500 ml Ringer lactat với tốc độ truyền là XXX
giọt/phút. Hỏi đến mấy giờ thì hết dịch biết rằng tương ứng với 1ml dịch là 20 giọt.
A. 11 giờ 33 phút B. 12 giờ 55 phút
C. 13 giờ 55 phút D. 14 giờ 50 phút E. 14 giờ 55 phút
Câu 14. Khi truyền 2500 ml trong 24 giờ thì chảy với tốc độ là:
A. 20 giọt/ phút B. 25 giọt/ phút
C. 30 giọt/ phút D. 35 giọt/ phút E. 30 giọt/ phút
Câu 15. Khi tiêm hoặc truyền tĩnh mạch Điều dưỡng nên tránh tiêm lại vị trí cũ,
những tĩnh mạch xơ cứng vì lý do sau:
A. Khó luồn kim vào B. Gây tổn thương mạch máu
C. Đau vị trí tiêm D. Dễ vở tĩnh mạch
E. Thâm nhiễm vùng tiêm

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
B. TRUYỀN MÁU
Mục tiêu
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định, nguyên tắc khi truyền máu.
2. Thực hiện được kỹ thuật truyền máu một cách an toàn và hiệu quả.

I. MỤC ĐÍCH
- Bồi hoàn số lượng máu đã mất cho cơ thể người bệnh.
- Bổ sung các yếu tố đông máu.
- Giải độc
II. TỪ VIẾT TẮT
- ĐD: Điều dưỡng.
- NB: Người bệnh.
III. NỘI DUNG
1. Chỉ định.
- Xuất huyết nặng: do tai nạn, phẫu thuật, bệnh lý.
- Thiếu máu nặng: sốt rét, nhiễm ký sinh trùng.
- Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc nặng.
- Các bệnh về máu: ung thư máu, thiếu men G6PD.
- Phỏng nặng.
2. Nguyên tắc truyền máu
- Phải truyền theo chỉ định và truyền cùng nhóm máu. Trường hợp cấp cứu
không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm, nhưng thận trọng (không quá 2
đơn vị máu = 500 ml) theo nguyên tắc sau:

Hình 1: Sơ đồ truyền máu


- Trước khi truyền máu phải chuẩn bị đầy đủ xét nghiệm cần thiết: Nhóm máu,
phản ứng chéo,…
- Kiểm tra chất lượng (3 lớp rõ ràng, màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu chai
máu vô khuẩn)

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước truyền, nếu bất thường phải báo ngay lại cho
Bác sĩ.
- Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn (dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải
đúng cỡ).
- Phải làm phản ứng sinh vật
- Khi chai máu đem về phòng bệnh, không để quá 30 phút trước khi truyền cho
người bệnh
- Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền đề phòng các tai biến có thể xảy ra.
3. Nhận định
- Tình trạng tri giác: lơ mơ, hôn mê, co giật, động kinh.
- Tình trạng dấu sinh hiệu, đặc biệt là huyết áp và thân nhiệt.
- Tĩnh mạch: to mềm mại hay nhỏ, xơ cứng.
- Tình trạng bệnh lý đi kèm: đa chấn thương, rối loạn chức năng đông máu.

4. Các bước tiến hành


4.1. Chuẩn bị dụng cụ và máu
Túi máu (1 đơn vị máu = 250 ml máu)
- Kiểm tra, đối chiếu nhãn túi máu: có nhãn ghi đầy đủ: số chai, nhóm máu, số
lượng máu, tên người cho, người lấy máu, ngày giờ tháng lấy máu.
- Kiểm tra chất lượng:
+ Túi máu nguyên vẹn
+ Túi máu vừa lấy ở tủ lạnh ra còn phân biệt rõ 3 lớp, màu sắc tươi, không đóng cục
+ Đối chiếu: Túi máu đã nhận có phù hợp với phiếu lĩnh máu không?
+ Phản ứng chéo giữa chai máu và máu của người bệnh có hiện tượng ngưng kết?
Dụng cụ vô khuẩn
- 2 hộp đựng bông (1 hộp đựng bông, gạc đậy kim; 1 hộp không)
- Ống đựng kềm, kềm kelley
- Kim bướm 23G x 1” hoặc kim luồn 22-23G (đường kính kim to để tránh vỡ
hồng cầu)
- Dây truyền máu có lớp lọc ở trong bầu nhỏ giọt
- 1 bơm tiêm, kim tiêm (nếu cần hút nước cất tìm tĩnh mạch)
Dụng cụ khác
- Dụng cụ làm phản ứng chéo tại giường
- Khay chữ nhật - Hộp chống sốc - Cồn 700
- Dây garô - Gối kê tay – Cọc truyền - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Băng dính, kéo và nẹp để cố định (nếu trẻ em )
- Phiếu truyền máu - Bộ dụng cụ đo dấu hiệu sinh tồn
- Thùng rác sinh hoạt màu xanh hoặc khay quả đậu/túi giấy (nếu cần)
- Hộp an toàn (xử lý vật sắc nhọn) - Thùng rác có bao màu vàng
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
- Dung dịch presept ngâm dụng cụ sau tiêm truyền

Hình 2. Khay dụng cụ truyền máu Hình 3. Bầu lọc trong dây truyền máu
4.2. Chuẩn bị người bệnh
- Đối chiếu và giải thích cho người bệnh.
-Tư thế thích hợp.
-Kiểm tra xem người bệnh có tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu không.
4.3. Tiến hành kỹ thuật truyền máu
Hành động điều dưỡng Giải thích
- Đối chiếu đúng người bệnh, hồ sơ, - Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho người
bọc máu, làm phản ứng chéo bệnh
- Báo và giải thích cho người bệnh - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Cho người bệnh đi tiêu, tiểu (nếu - Giúp người bệnh thoải mái trong suốt
được) thời gian truyền
- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ - Hiểu biết và đánh giá tình trạng người
bệnh trước khi truyền máu
- Cắt băng dính để nơi thuận tiện - Đặt nơi an toàn, đúng quy trình kỹ thuật
- Sát khuẩn tay, mở bộ dây truyền - Tạo an toàn, tránh khí vào dây khi xả
máu, khóa dây cách bầu dịch 10 cm máu
- Cắm dây truyền vào túi máu, treo - Xả khóa cho máu chảy chậm đuổi không
lên trụ treo, cho máu vào 2/3 bầu khí trong dây truyền, tạo an toàn cho NB
đếm giọt, đuổi khí trong dây truyền
- Treo dây truyền máu lên - Đảm bảo dây máu không còn bọt khí
- Chọn tĩnh mạch to, rõ. Đặt gối kê - Dễ thấy tĩnh mạch, an toàn khi tiêm
dưới vùng tiêm
- Buộc garô trên nơi tiêm 10 -15 cm - Tĩnh mạch dưới garô dãn ra dễ nổi rõ khi
đúng KT luồn kim
- Mang găng tay - Bảo vệ cho NVYT tránh lây nhiễm từ
NB, tạo an toàn môi trường làm việc
- Sát khuẩn vùng tiêm đúng KT - Tạo an toàn vùng da tiêm

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Dùng kim nilon tiêm vào tĩnh - Tiêm vào tĩnh mạch theo đúng quy trình
mạch (hoặc truyền dịch cho NB kỹ thuật
trước).
- Lùi nòng kim nilon, kiểm tra có - Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong
máu, tháo garô tĩnh mạch, thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật.
- Tháo nòng kim, lắp dây truyền - Nối hệ thống dây truyền vào kim tiêm,
máu vào đốc kim thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Mở khoá (tốc độ chậm) - Giảm bớt kích thích cho người bệnh
- Cố định đốc kim - Giữ kim cố định trên da, phòng ngừa
- Che thân kim bằng gạc vô khuẩn nhiễm khuẩn.Thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật
- Cố định dây truyền máu an toàn. - Cố định dây truyền máu an toàn
- Làm phản ứng sinh vật - Truyền chậm lúc đầu, phát hiện sớm tai
(Ochlecber). biến của truyền máu
- Điều chỉnh giọt theo y lệnh - Sau khi làm phản ứng, thực hiện tốc độ
truyền theo y lệnh
- Dặn dò người bệnh những điều cần - Giao tiếp NB hiệu quả, phát hiện sớm và
thiết nếu người bệnh tỉnh. phòng ngừa các tai biến, tạo an toàn cho
NB
- Thu dọn dụng cụ và xử lý rác y tế - Quản lý dụng cụ có hiệu quả, an toàn
kiểm soát nhiễm khuẩn rác y tế
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái - Giao tiếp hiệu quả, tạo thoải mái cho NB
- Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng: - Quản lý NB khi truyền máu, ghi phiếu CS
Ngày giờ truyền máu. Số lượng theo quy định ghi hồ sơ
máu, nhóm máu, Rh. Tốc độ truyền
(số giọt/phút). Tình trạng huyết áp
NB trước, trong và sau truyền máu.
Phản ứng của người bệnh và cách xử
trí (nếu có). Giờ kết thúc. Tên bác Giảm thiểu nhiễm khuẩn và sự cố
sỹ chỉ định và điều dưỡng thực hiện
- Thu dọn và xử lý dụng cụ theo
đúng quy trình khử khuẩn - tiệt
khuẩn
5. Những điểm cần lưu ý
-Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn.
- Chỉ truyền máu khi người bệnh đã được làm phản ứng chéo tại giường.
-Cho người bệnh tiêu - tiểu trước khi truyền (nếu được).

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
-Làm phản ứng sinh vật Ochlecber: truyền 20 ml máu với tốc độ theo y lệnh, rồi
cho chảy chậm 8-10 giọt/phút. Sau 5 phút nếu không có triệu chứng bất thường, cho chảy
tiếp tục theo tốc độ y lệnh như trên 20 ml máu nữa, rồi lại cho chảy chậm trong 5 phút để
theo dõi, nếu không có gì xảy ra thì ta tiếp tục cho truyền với tốc độ theo y lệnh.
- Triệu chứng bất thường có thể là: sốt, lạnh run, vả mồ hôi, đau vùng thắt lưng,
nhức đầu, nổi mề đay, đỏ mặt, mạch nhanh, khó thở.
- Theo dõi trong khi truyền máu để phát hiện nhữn tai biến:
+ Sốt do dụng cụ hoặc kỹ thuật không đảm bảo vô trùng.
+ Phản ứng tan huyết do bất đồng nhóm máu.
+ Co giật do hạ calci máu.
+ Rung thất – ngừng tim do tăng Kali máu.
+ Phản ứng quá mẫn + Phù phổi cấp.
- Khi có các triệu chứng bất thường phải ngưng truyền máu ngay, báo với Bác sĩ,
đồng thời chuẩn bị thuốc men hoặc dụng cụ để xử lý kịp thời.
Cần lưu ý và theo dõi sát trong các trường hợp sau
- Bệnh tim (viêm cơ tim, bệnh van tim)
- Xơ cứng động mạch não, huyết áp cao.
- Tăng áp lực nội sọ.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Bộ dây truyền máu khác bộ dây truyền dịch:
A. Kim 18-20 G B. Bộ lưới lọc trong bầu đếm giọt
C. Khoá D. Có phần nút cao su để bơm thuốc dài hơn
E. Dài hơn
Câu 2. Bộ dây truyền máu được thay mỗi:
A. 8 giờ B. 12 giờ
C. 24 giờ D. 48 giờ E. Tất cả đều sai
Câu 3. Thời gian truyền một đơn vị máu không quá:
A. 1 giờ B. 2 giờ
C. 3 giờ D. 4 giờ E. 5 giờ
Câu 4. Thời gian lấy máu ra khỏi ngân hàng máu không được để quá:
A. 10 phút B. 20 phút
C. 30 phút D. 40 phút E. 50 phút
Câu 5. Yêu cầu theo dõi người bệnh khi truyền máu:
A. Liên tục trong suốt thời gian truyền máu
B. 30 phút đầu khi truyền máu
C. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường
D. Theo dõi ít nhất là 3 lần trong một đơn vị máu
E. 15 phút đầu sau khi truyền máu
Câu 6. Nhóm máu nào sau đây có thể truyền cho các nhóm máu còn lại?
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB E. Tất cả đều sai
Câu 7. Câu nào sau đây không đúng
A. Trước khi truyền máu, bắt buộc phải làm phản ứng chéo tại giường
B. Nhận máu về phải truyền ngay trước 30 phút
C. Theo dõi người bệnh trong suốt qúa trình truyền máu
D. Người trong cùng một gia đình có thể cho và nhận máu của nhau
E. Kiểm tra bịch máu trước khi truyền một cách cẩn thận
Câu 8.Nhóm máu nào sau đây không truyền được cho các nhóm máu còn lại?
A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB E. Tất cả đều sai
Câu 9. Trường hợp phải truyền khác nhóm máu thì không quá bao nhiêu đơn vị:
A. 1 đơn vị = 250ml B. 2 đơn vị= 500ml
C. 3 đơn vị= 750ml D. 4 đơn vị =1000ml E. 5 đơn vị= 1250ml
Câu 10. Truyền máu thường gặp những tai biến sau, ngoại trừ:
A. Sốt do dụng cụ hoặc kỹ thuật không đảm bảo vô trùng.
B Phản ứng tan huyết do bất đồng nhóm máu.
C. Co giật do hạ calci máu.
D. Suy tim
E. Phù phổi cấp.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
BÀI 4: KỸ THUẬT BĂNG CÁC LOẠI

MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được nguyên tắc băng vết thương.
2. Mô tả được các kiểu băng cơ bản.
3. Trình bày được kỹ thuật băng một số bộ phận cơ thể.

NỘI DUNG
1. Mục đích:
- Giữ bông gạc, che kín vết thương phòng ngừa nhiễm khuẩn.
- Nén ép vết thương làm bớt chảy máu.
- Thấm hút dịch, máu mủ.
2. Nguyên tắc:
2.1. Những điều kiện trước khi băng:
- Giải thích cho bệnh nhân biết công việc sắp làm.
- Hướng dẫn bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế thích hợp, chú ý các bị trí cần
kê cao như: cẳng chân, đùi, xương chậu, đầu phải kê gối.
- Điều dưỡng viên đứng hoặc ngồi trước bệnh nhân và phần cơ thể cần băng.
- Trước khi băng ở khớp, tay, chân: bệnh nhân được nâng đỡ theo tư thế chức năng
(chi trên: cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay, bàn tay ngửa; chi dưới : duỗi, bàn chân
vuông góc với cẳng chân).
- Vùng da băng bó phải sạch sẽ, khô ráo, nơi hai mặt da tiếp giáp với nhau như:
(kẽ ngón tay, ngón chân, dưới vú đối với nữ...) phải có bông không thấm nước hoặc gạc
đệm lót.
- Khớp xương hoặc chỗ lồi lõm của xương phải đêm bông hoặc gạc cho bằng chỗ
bên cạnh.
2.2. Những điều kiện trong khi băng:
- Cầm băng tay phải, cuộn băng để ngửa.
- Khi băng: Dơ cao cuộn băng, đặt đầu băng vào vùng băng, tay trái giữ lấy vùng
băng, tay phải cầm thân băng, vừa băng vừa nới cuộn băng, không để rơi.
- Khi mở đầu và kết thúc băng vết thương thường băng hai vòng cố định cho chắc
mối băng.
- Băng tứ chi: thường băng từ dưới lên để khỏi xung huyết phù nề, nên hở đầu
ngón tay, chân để theo dõi tuần hoàn chi đó.
- Mỗi vòng băng cuốn vừa phải, vòng sau đè lên 1/2 hoặc 2/3 thân băng của vòng
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
băng trước, cự ly đều, không để hở bông, gạc. Chỗ viêm tấy phải băng đủ lỏng.
- Cố định băng bằng: Kim ghim, dán băng keo, móc sắt hoặc buộc nút. Không
ghim hoặc buộc nút những nơi sau:
+ Trên vết thương.
+ Trên chỗ xương gồ.
+ Phía bệnh nhân nằm.
- Cách cởi băng(tháo băng): 2 tay chuyển nhau để cởi, có thể dùng kéo cắt băng.
3. Các loại băng
3.1. Băng cuộn:
Băng cuộn là loại băng thường dùng để giữ vật liệu băng tại chỗ (bông gạc, nẹp)
thường sử dụng để băng ép, băng giữ nẹp trong cố định gẫy xương. Mỗi cuộn băng gồm
3 phần: đầu - thân - đuôi.
3.1.1. Cách làm:
- Băng gạc: Dùng mảnh gạc dài 3 - 5 m, cắt theo chiều rộng khổ vải rộng 3,5 cm
rổi cuộn lại. Băng gạc dùng để băng cho trẻ nhỏ hoặc vùng bệnh nhân tỳ đè.
- Băng vải: phương pháp làm như băng gạc, dùng để băng ép, cố định và nâng đỡ.
- Băng thun: Có thể dùng sợi mút, sợi tơ dệt xen với sợi cao su nhỏ. Dùng để băng
ép; bong gân, sai khớp đã kéo nắn (đối với khớp nhỏ).
- Băng cao su (Esmarch) làm bằng cao su mỏng, có độ chun giãn, rộng 5 - 6 cm,
dài 3 - 4m. Dùng để garô cầm máu, trong sơ cứu đứt động mạch hoặc trong phòng mổ
khi cắt đoạn chi.
- Băng thạch cao: dùng băng gạc hoặc băng vải trải đều thạch cao lên bề mặt. Dùng
để cố định gẫy xương, bong gân, sai khớp. Khi dùng phải ngâm vào nước.

Bảng 13.1. Kích thước trung bình của cuộn băng dùng cho người lớn.
Vị trí băng Rộng (cm) Dài (m)
- Đầu 5 6,5
- Một mắt 5 3,7
- Hai mắt 5 6,7
- Một bên vú 8 8,7
- Hai vú 8 16,7
- Một ngón tay 2 1,7
- Năm ngón tay 2 8,3
- Cả bàn tay hay mu tay 3 2-3
- Cẳng tay để hở ngón 5 2-3

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
- Cẳng tay băng kín ngón 5 4
- Cả cánh tay 5 8,3
- Khuỷu tay 5 2,7
- Cẳng chân trừ gót 5 2,3
- Cẳng chân cả gót 5 5
- Khớp gối 8 3
- Cả đùi 8 11,7

3.1.2. Cách cuộn băng


- Cuộn máy: luồn băng xuống dưới nẹp ngang phía trước rồi cuộn vào suốt, cuộn
2 - 3 vòng rồi quay nhanh tay. Cuộn hết rút suốt
- Cuộn băng bằng tay:
+ Gặp đầu băng lại thành 1 cái lõi.
+ Tay phải dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy thân băng, đưa cuộn băng vào cuộn.
+ Tay trái ngón cái và ngón trỏ giữ lấy hai đầu lõi băng và quay cuộn băng.
3.1.3. Cách cố định băng
- Cố định bằng kim băng.
- Cố định bằng móc sắt.
- Cố định bằng băng keo.
- Cố định bằng buộc nút.
3.2. Băng tam giác
- Cách làm: lấy 1 vuông vải (thường 2m2) gấp chéo rồi dọc đôi thành 2 khăn tam
giác.
- Sử dụng, đơn giản, nhanh chóng phù hợp với cấp cứu và sơ cứu ở hoả tuyến.
Trong ngoại khoa chấn thương dùng làm khăn treo đỡ cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
Khi cần có thể gấp thành các cỡ to nhỏ khác nhau.
3.3. Băng có dải:
3.3.1. Băng chữ T:
- Cách làm: làm bằng hai lần vải, dải dọc rộng 8 m, dài 1m, dải ngang rộng 2 - 3
cm, dài 90 cm. Có 2 loại:
- Băng chữ T một dải dùng để giữ băng gạc ở tầng sinh môn và bộ phận sinh dục
(nữ).
- Băng chữ T hai dải dùng cho nam.
3.3.2. Băng 4 dải:

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Cách làm: lấy mảnh vải rộng 8- 10 cm, độ dài tuỳ theo nơi cần băng, cắt hai đầu
mảnh vải theo hình chữ V.
- Dùng để băng vùng cằm, đầu gối.
3.3.3. Băng nhiều dải:
- Cách làm: lấy 5 mảnh vải rộng 15cm, dài 1,2m; xếp chồng lên nhau một nửa, rồi
khâu một miếng vải bông vuông vào giữa làm thân băng.
- Dùng để băng bụng, nếu thêm 2 dải vào một bên thân băng, dùng để băng ngực.
Khi băng kéo 2 dải từ vai xuống như mặc áo may ô để giữ cho băng khỏi tuột và tụt
xuống.

3.3.4. Băng dính:


Cách làm: dùng vải, nylon rộng 0,2-
10cm, dài 3- 5m. Dùng kéo dính trải đều trên
mặt vải nylon, rồi cuộn vào một ống nhựa.
- Dùng băng những nơi phẳng, vết
thương sạch không chảy máu.
4. Kỹ thuật băng
4.1. Các kiểu băng cơ bản:
4.1.1. Băng vòng khoá:
Bằng nhiều vòng ở một chỗ trên cơ thể,
vòng sau đè khít lên vòng trước, thường áp
dụng khi bắt đầu hoặc kết thúc các cách băng
khác, băng vết thương ở cổ, trán ...
Hình 13.1. Băng vòng
4.1.2. Băng hình rắn cuốn:
Băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, vòng sau không đè lên vòng trước, giữa hai
vòng có khoảng trống, áp dụng đỡ bông gạc, nẹp trong bất động gẫy xương, băng ngón
tay lượt từ gốc ngón lên đầu ngón.
4.1.3. Băng xoáy ốc:
Băng chếch lên trên hoặc xuống dưới. Vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3
thân băng, áp dụng băng vết thương có đường kính tương đối đều nhau (cánh tay, ngón
tay, nửa thân trên đối với nam).

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Hình 13.2. Băng xoáy ốc
4.1.4. Băng chữ nhân:
Băng chữ nhân giống như băng xoáy ốc, nhưng mỗi vòng băng đều phải gấp lại,
ngón tay cái đè lên chỗ gấp, tay phải kéo băng xuống dưới rồi gấp úp cuộn băng, sau đó
cuốn chặt chỗ băng (một lần úp, một lần ngửa cuộn băng).
Áp dụng băng những chỗ
không đều nhau như cẳng tay, cẳng
chân.
Chú ý: không nên để chỗ gấp
lên vết thương, chỗ xương lồi.

Hình 13. 3. Băng chữ nhân

4.1.5. Băng số 8:
Băng theo hình rắn cuốn
nhưng lượt trên, lượt dưới bắt chéo
nhau, vòng sau bắt chéo vòng trước
ở phía trên và đè lên vòng trước 1/2
hoặc 2/3 thân băng.
Thường dùng để cố định khớp
vai, khuỷu tay, khớp gối, gót chân,
ngón tay cái, khớp háng... Hình 13.4. Băng số 8

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
4.1.6. Băng vòng gấp lại:
Băng vòng gấp lại nhiều lần từ trước
ra sau, từ sau ra trước, vòng thứ nhất và
thứ hai thường băng ở giữa, các vòng sau
toả dần ra hai bên kiểu rẻ quạt. Mỗi vòng
đều trở lại chỗ bắt đầu băng cho đến khi
kín chỗ cần băng. Thường áp dụng băng
vết thương ở đầu, mỏm cụt, băng kín đầu
ngón tay chân.
Hình 13.5. Băng vòng gấp lại

4.2. Cách băng một số bộ phận cơ thể


4.2.1. Băng ngón tay:
* Băng một ngón trỏ:
- Băng 2 vòng ở cổ tay
- Kéo băng từ mu tay đến gốc ngón trỏ, băng hình rắn cuốn đến đầu ngón
- Cuốn một lượt băng xoáy ốc đến gốc ngón, kéo băng về cố định hai vòng ở cổ tay.*
Băng ngón cái kiểu số 8:
- Băng hai vòng ở cổ tay, kéo băng từ mu tay đến gốc ngón cái.
- Băng hình rắn cuốn đến đầu ngón cái, cuốn một lượt băng xoáy ốc về gốc ngón
cái.
- Vòng qua lòng bàn tay và mu tay đến gốc ngón cái theo hình số 8, vòng sau đè
lên vòng trước 1/2 hoặc2/3 thân băng cho đến khi kín chỗ cần băng. Cuốn hai vòng cố
định ở cổ tay.
* Băng kín 5 ngón:
- Tách các ngón tay, băng hai vòng ở cổ tay để cố định.
- Kéo băng từ mu tay đến gốc ngón út (tay phải). Nếu băng tay trái thì kéo đến gốc
ngón cái.
- Băng hình rắn cuốn đến đầu ngón, cuốn một lượt băng xoáy ốc về đến gốc ngón
rồi lại trở về bên mép bàn tay.
- Từ mu tay băng ngón tay nhẫn, ngón tay giữa, ngón tay trỏ cho đến khi băng kín
ngón cái, sau cùng băng hai vòng ở cổ tay để cố định.
Nếu cần băng kín đầu ngón tay thì mỗi lượt băng đến đầu ngón cuốn lại một vòng.

4.2.2. Băng bàn tay:


*Mu tay và lòng bàn tay:
Thứ tự cũng như băng kín năm ngón tay, nhưng mỗi lượt băng đến gốc ngón, cuốn

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
vòng quanh gốc ngón rồi trở về bên mép bàn tay. Nếu băng lòng bàn tay thì phải băng
chếch qua lòng bàn tay đến gốc ngón tay.
* Băng kín bàn tay:
- Băng kín 4 ngón tay theo kiểu băng vòng gấp lại, ngón cái và ngón trỏ tay trái
giữ lấy băng cuộn hai vòng
- Băng kín bàn tay theo kiểu băng số 8, cố định 2 đường băng vòng ở cổ tay.
* Băng kín bàn tay để hở ngón:
- Băng 2 vòng cố định ở khớp đốt bàn ngón.
- Băng kiểu số 8 ở mu tay.
- Cố định 2 đường băng vòng ở cổ tay.

4.2.3. Băng khuỷu tay:


- Băng 2 vòng qua khuỷu tay.
- Băng theo kiểu số 8 bắt chéo phía trước khuỷu tay, vòng sau đè lên 1/2 hoặc 2/3
thân băng của đường băng trước.
- Băng 2 vòng cố định ở cổ tay.

4.2.4. Băng vai:


* Băng theo kiểu băng số 8:
- Băng 2 vòng cố định ở cánh tay sát nách bên vai bị thương.
- Vòng qua trước ngực (nếu tay trái bị thương thì vòng qua sau lưng), luồn dưới
nách bên lành có đệm bông sẵn, qua sau lưng về phía cánh tay bị thương tạo thành số 8.
- Băng như vậy tiến dần lên cho đến khi kín vết thương.
* Băng kiểu Velpeau (Venpô): Dùng để giữ khớp vai bị thương như sai khớp, gẫy
xương đòn, gẫy xương cánh tay.
- Tay phải: Cho tay đau bệnh nhân đặt lên khớp vai lành. Bắt đầu băng vòng tròn
sát nách bên lành quanh ngực, đường băng bọc ngoài cánh tay, ép sát ngực, hai vòng
đầu ngang cổ tay đau, qua vai dọc xuống cánh tay bọc sau khuỷu tay, đưa băng vòng qua
bụng ra sau lưng, băng vòng tròn quanh ngực, kéo đường băng lên vai và tiếp tục như trước
cho đến khi kín khuỷu tay đau (vòng sau đè lên 1/2 hoặc 2/3 thân băng của đường băng
trước). Kết thúc băng 2 vòng quanh ngực.
- Tay trái: Sau khi băng vòng quanh ngực, đè ngang cổ tay, đưa băng từ bàn tay về
dưới khuỷu tay dọc theo tay đau, xuống lưng, băng vòng tròn quanh ngực và tiếp tục.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
4.2.5. Băng bàn chân:
* Băng bàn chân hở gót:
Cuộn 2 vòng ở ngón chân, băng qua mu chân đến mắt cá, vòng qua mắt cá, băng
chéo qua mu bàn chân, bắt chéo vòng băng trước, qua gan bàn chân về chỗ cũ. Vòng
sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 thân băng , cứ thế cho đến khi kín bàn chân. Cố định
2 đường băng vòng ở cổ chân.
* Băng gót chân:
Cuốn 2 vòng cố định từ gót chân lên mu chân, từ mắt cá chân băng chéo qua mu
chân xuống gan bàn chân, băng kín 1/3 gót chân. Từ gan chân qua mu chân bắt chéo với
vòng trước đè lên 1/2 hoặc 2/3 thân băng. Băng theo kiểu số 8 tăng dần lên mát cá và
mu chân, các vòng gặp nhau bắt chéo ở phía trước mu chân, băng nhiều vòng cho đến
khi kín gót, cố định 2 đường băng vòng ở cổ chân.
4.2.6. Băng khớp gối: giống như cách băng khuỷu tay.
4.2.7. Băng khớp háng:
* Băng kiểu chữ nhân từ dưới lên:
- Bắt đầu băng 2 vòng cố định ở đùi (sát khớp háng bên bị thương), từ phía ngoài
đùi chếch qua xương mu đến gai chậu bên kia, vòng qua lưng trở về chỗ cũ, qua bụng
chếch xuống phía trong đùi, bắt chéo với vòng trước, đè lên vòng băng trước 1/2 hoặc
2/3 thân băng.
- Tiếp tục băng theo kiểu số 8 cho đến khi kín chỗ cần băng.
*Băng kiểu số 8 từ trên xuống dưới:
- Đặt băng chếch ở bẹn (đầu băng chếch xuống dưới).
- Băng vòng qua sau lưng đến gai chậu bên kia, từ bụng chếch qua xương mu đến
phía ngoài đùi, chếch lên qua lưng đến gai chậu bên kia.
- Băng lại nhiều vòng như trên, băng kín dần từ trên xuống dưới, vòng sau đè lên
vòng trước1/2 hoặc 2/3 thân băng cho đến khi kín, cuối cùng cố định 2 đường băng vòng
ở đùi.
* Băng kín hai khớp háng: Theo cách băng hai hình số 8.
- Băng theo hình số 8 từ dưới lên, vòng qua lưng đến gai chậu bên phải, qua bụng
chếch xuống quá xương mu, đến phía ngoài đùi.
- Cuộn một vòng từ phía trong đùi trái chếch lên gai chậu bên trái, vòng qua lưng
đến phía ngoài đùi bên phải, qua bụng chếch xuống đến phía trong đùi phải, vòng từ sau
đùi đến phía ngoài đùi.
- Băng như vậy theo cách băng hai hình số 8 cho đến khi kín chỗ cần băng.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
4.2.8. Băng đầu:
* Băng trán:
- Bắt đầu đặt băng từ trên tai phải, chếch qua phía trên trán, qua tai trái và xương
chẩm về chỗ bắt đầu, băng thêm như vậy hai vòng nữa để cố định.
- Băng vài vòng, những vòng sau đến chỗ trán thì thấp hơn vòng trước, đến chỗ
xương chẩm thì cao hơn vòng trước.
- Băng thêm một vòng cuối để cố định.
* Băng đỉnh đầu:
- Băng hai vòng cố định qua trán, trên tai và phía dưới xương chẩm.
- Khi băng đến giữa trán thì gấp băng lại: Ngón cái và ngón trỏ của tay trái giữ lấy
nếp gấp, tay phải đưa băng qua đỉnh đầu đến dưới xương chẩm gấp băng lại(có thể nhờ
bệnh nhân hay người phụ giữ lấy chỗ gấp), băng hai đường từ trán đến chẩm và ngược
lại để giữ bông gạc.
- Cứ băng như vậy từ trán đến chẩm và từ chẩm đến trán, vòng sau đè lên vòng
trước 1/2 hoặc 2/3 thân băng, nhưng mỗi vòng phải trở về chỗ ban đầu, lan toả dần sang
hai bên cho đến khi kín. Cuối cùng băng hai đường vòng tròn quanh đầu và cố định.
- Nếu không có người phụ và bệnh nhân không giúp được thì băng hai cuộn: một
cuộn băng vòng quanh đầu, một cuộn băng lật từ trước ra sau và từ sau ra trước.
* Băng kiểu Barto:
Dùng trong trường hợp cố định gãy xương hàm dưới, giữ bông gạc đắp ở hàm.
- Bắt đầu đặt băng từ dưới chỗ phình xương chẩm, qua sau tai trái, chếch lên đỉnh
đầu đến trước tai phải thẳng xuống dưới quai hàm, từ phía trước tai trái qua đỉnh đầu,
bắt chéo vòng trước ở giữa đỉnh đầu (đường giữa).
- Từ phía sau tai phải đến chỗ bắt đầu, băng thêm một lần như vậy rồi cố định.
- Tiếp đó từ chỗ bắt đầu, qua dưới chỗ tai trái, qua hàm dưới sang tai phải về chỗ
ban đầu, băng 3 vòng như vậy, vòng sau đè lên vòng trước và buộc treo xương hàm lên
đỉnh đầu.
* Băng một mắt:
- Bắt đầu đặt băng từ thái dương bên mắt đau, vòng qua trán qua phía trên tai bên
đối diện, qua dưới chỗ phình xương chẩm về chỗ ban đầu. Băng hai vòng như vậy để cố
định.
- Từ dưới chỗ phình xương chẩm, qua dưới tai (nếu là mắt phải), qua trước trán(nếu
là mắt trái), qua sát sống mũi lên thái dương, đến chỗ phình xương chẩm. Cứ như vậy
vòng sau đè lên vòng trước và chếch dần cho đến khi kín mắt. Băng hai vòng quanh đầu
để cố định.
* Băng hai mắt:
TS Phan Thị Dung
23/02/2022
Bắt đầu băng 2 vòng cố định như cách băng một mắt, sau khi băng một vòng mắt
phải thì qua chỗ lồi của xương đỉnh đầu trái, vòng qua đầu đến chỗ lồi xương đỉnh đầu
phải thì chếch xướng qua mắt trái, mép dưới băng sát sống mũi và bắt chéo với vòng
trước, từ dưới tai trái vòng qua sau gáy, tiếp tục như vây cho đến khi băng kín cả hai
mắt.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
BÀI 5: SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:
1. Phân tích được các loại xương gãy và các triệu chứng của xương gãy.
2. Giải thích được mục đích và nguyên tắc của bất động xương gãy.
3. Trình bày được cách sơ cứu các loại xương gãy đúng quy trình kỹ thuật.
NỘI DUNG
1. Đại cương
Trên thế giới mỗi ngày có trên 16.000 chết (theo TCYTTG) vì tai nạn thương tích
và vài nghìn người bị thương trong số đó nhiều người phải mang di chứng vĩnh viễn.
Đặc biệt trong giai đoạn đầu đối với nạn nhân (NN) chấn thương. Gãy xương là một
trong những tai nạn gặp phải hằng ngày, gãy xương là sự mất liên tục của xương do bị
chấn thương hoặc do bệnh lý gây nên. Tuỳ theo từng trường hợp xương bị gãy hoặc có
kèm theo bị đa chấn thương không mà nạn nhân có biểu hiện sốc hay không, thông
thường sốc trong gãy xương là do đau hay mất máu.
2. Phân loại
2.1. Gãy xương kín: gãy xương kín là ổ gãy không thông với bên ngoài
2.2. Gãy xương hở: gãy xương hở là ổ gãy thông với bên ngoài, gãy hở nguy hiểm
hơn gãy kín vì nguy cơ nhiễm trùng. Có thể gặp các thể gãy khác nhau, tuỳ theo hình
thể đường gãy: gãy ngang: bờ xương gãy không nham nhở, gãy nhiều mảnh, gãy cành
tươi, gãy xương không hoàn toàn.

Hình 14.1. Các loại gãy xương


3. Các dấu hiệu của gãy xương
– Tuỳ theo từng trường hợp xương bị gãy hoặc có kèm theo bị đa chấn thương
không mà nạn nhân có biểu hiện sốc hay không, thông thường sốc trong gãy xương là
do đau hay mất máu.
– Đau.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
– Giảm hoặc mất vận động.
– Sưng nề, bầm tím.
– Biến dạng, gập góc, lệch trục.
– Điểm đau chói, cử động bất thường.
– Tiếng lạo xạo.

Hình 2: Xương gãy

Hình 14.2. Gãy xương


4. Mục đích của sơ cứu gãy xương
– Làm đỡ đau và phòng ngừa sốc
– Làm giảm nguy cơ gây di lệch và tổn thương mạch máu, thần kinh, da, cơ và
phần mềm.
– Ngừa nhiễm khuẩn (nếu gãy xương hở).
5. Nguyên tắc
– Nẹp phải đủ dài để bất động chắc, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.
– Buộc dây cố định nẹp phải buộc trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, trên khớp, dưới
khớp.
- Bất động chi theo tư thế cơ năng, đối với chi trên gấp khuỷu 900, đối với chi dưới
duỗi gối ở tư thế 1700–1800.
– Nẹp phải được cố định vào chi hoặc cơ thể thành một khối.
– Đối với gãy xương hở tuyệt đối không được kéo nắn, phải cố định đúng tư thế
gãy. Có thương tổn mạch máu phải cầm máu trước, băng vết thương sau đó bất động
xương gãy.
– Không đặt nẹp trực tiếp sát da nạn nhân, các vị trí xương lồi phải lót bông, nẹp
phải được cố định chặt.
- Không nên cố cởi quần hoặc áo nạn nhân (chỉ rạch theo đường chỉ hoặc cắt bỏ).

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
6. Dụng cụ bất động gãy xương
6.1. Nẹp để bất động
6.1.1. Nẹp gỗ: dùng thanh gỗ bào nhẵn, kích thước tùy theo
người cao, thấp hoặc trẻ nhỏ, bình thường nẹp có kích thước như sau:
– Chi trên: R: 5cm x dày: 0,5cm x dài: 40cm
– Chi dưới: R: 8cm x dày: 0,8 x dài: 100cm
6.1.2. Nẹp tùy ứng: nẹp bằng tre, bằng thanh gỗ hoặc các thanh vật liệu có sẵn.
6.1.3. Nẹp Cramer bằng kim loại: có thể uốn cong theo các vị trí cần thiết.
6.1.4. Nẹp cao su: nẹp làm bằng cao su 2 lớp có van để bơm hơi (đắt tiền).
6.2. Bông băng
– Bông không thấm nước hoặc gạc để lót đầu nẹp hoặc chỗ lồi của đầu xương, nếu
không có, thì dùng giấy mềm, vải v.v...
– Băng để buộc cố định nẹp, nếu không có, thì dùng dây vải để buộc.
7. Sơ cứu các loại gãy xương
7.1. Nhận định toàn trạng
7.1.1.Thăm khám toàn thân để phát hiện
– Tri giác (tỉnh hay lơ mơ, kích động...)
– Tắc nghẽn đường thở, hoặc thương tổn hô hấp.
– Thương tổn mạch máu.
– Thương tổn phối hợp (đa chấn thương): ngực, bụng, sọ não v.v...
– Thương tổn gãy xương.
7.1.2. Đối với gãy hở
Xem tình trạng vết thương, nếu bị thương tổn động mạch cần sơ cứu vết thương
mạch máu trước để cầm máu. Sau đó sơ cứu gãy hở, chú ý đề phòng nhiễm khuẩn, đặc
biệt là gạc đắp lên vết thương hở phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Gạc đắp giúp để
thấm dịch từ vết thương tiết ra, bảo vệ vết thương khỏi bị bẩn từ ngoài vào và đồng thời
cũng để bất động vết thương. Sau khi sơ cứu vết thương, băng bó xong hãy bất động
xương gãy.
7.2. Quy trình kỹ thuật sơ cứu một số trường hợp gãy xương
7.2.1. Gãy xương cánh tay
– Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi theo tư thế thuận lợi.
– Bộc lộ chi bị thương tổn.
– Nếu gãy hở: sơ cứu vết thương trước để cầm máu, dùng 2 nẹp để bất động gãy
xương.
– Nếu gãy xương kín: dùng nẹp để bất động:

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
– Để cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay.
– Đỡ nạn nhân ngồi hoặc hướng dẫn NN nhẹ nhàng đặt tay bị thương lên cao ngang
ngực sát thân mình.
– Người phụ một tay đỡ khuỷu, một tay đỡ cánh tay NN sát hõm nách và kéo nhẹ
nhàng, liên tục theo trục cánh tay với một lực không đổi để xương gãy không bị di lệch
(liên tục giữ cẳng tay vuông góc với cánh tay).
– Đặt 2 nẹp, nẹp trong từ dưới hố nách đến nếp gấp khuỷu tay, nẹp ngoài từ quá
bả vai đến quá khớp khuỷu.
- Nhét bông không thấm nước vào các đầu nẹp.
– Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp, một dây buộc ở trên chỗ bị gãy, một dây
buộc ở dưới chỗ gãy.
– Dùng khăn tam giác (hoặc dây) đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc
với cánh tay, dùng khăn tam giác thứ hai (hoặc dây) buộc ép cánh tay vào thân mình.
– Kiểm tra sự lưu thông mạch máu của tay nạn nhân.
- Viết phiếu chuyển thương và nhanh chóng chuyển NN đến bệnh viện ngoại khoa.
7.2.2. Cố định gãy xương cẳng tay
 Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi theo tư thế thuận lợi, trấn an nạn
nhân.
 Bộc lộ chi gãy.
 Một tay đỡ cẳng tay NN sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh
tay. Một tay cầm bàn tay của NN kéo nhẹ theo trục của chi gãy.
 Đặt nẹp :
 Một nẹp ở mặt sau cẳng tay.
 Một nẹp ở mặt trước cẳng tay.
 Nhét bông không thấm nước vào đầu nẹp và chỗ xương nhô ra.
 Dùng 3 dây rộng bản buộc trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, và buộc
một dây ở bàn tay.
 Dùng khăn tam giác (hoặc dây) đỡ cẳng tay gấp 900 so với cánh
tay và treo trước ngực. Dùng khăn tam giác (hoặc dây) thứ hai buộc ép cánh
tay vào thân mình.
 Kiểm tra sự lưu thông mạch máu của tay nạn nhân.
 Ghi phiếu chuyển thương và nhanh chóng chuyển NN đến bệnh
viện ngoại khoa.






TS Phan Thị Dung 23/02/2022
Hình 14.3. Bất động gãy xương cổ tay
7.2.3. Gãy xương đùi
Trường hợp có nẹp
 Nhận định toàn trạng: nét mặt, phản ứng đau, đánh giá các dấu
hiệu sinh tồn để đề phòng sốc.
 Khám đánh giá tổn thương và tìm tổn thương phối hợp.
 Để nạn nhân nằm.
 Phòng và chống sốc cho nạn nhân (có thể do đau hoặc do mất
máu).
 Giải thích trấn an nạn nhân về kỹ thuật sẽ tiến hành, bộc lộ vùng
bị thương tổn.
 Quan sát đánh giá thương tổn, xác định vị trí thương tổn.
 Người phụ thứ nhất: một tay đỡ gót chân nạn nhân và kéo tư thế
thẳng trục với một lực không đổi, một tay nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy
ngược về phía đùi để bàn chân vuông góc với cẳng chân, mắt luôn quan sát sắc
mặt nạn nhân.
 Người phụ thứ hai: luồn hai tay nâng đỡ chi của nạn nhân (trên và
dưới vị trí gãy).
 Người sơ cứu chính: đặt 2 nẹp, nẹp trong từ bẹn đến quá gót, nẹp
ngoài từ hố nách đến quá gót. Nếu đặt 3 nẹp, nẹp thứ nhất từ xương bả vai đến
quá gót, nẹp thứ 2 từ hố nách đến quá gót, nẹp thứ 3 từ bẹn đến quá gót.
 Đệm bông vào đầu nẹp và các phần xương nhô ra.
 Dùng băng cuộn hoặc dây vải để cố định nẹp vào nhau:
+ Buộc trên chỗ gãy.
+ Buộc dưới chỗ gãy.
+ Dưới khớp gối.
+ Ngang mào chậu.
+ Ngang ngực.
+ 1/3 dưới cẳng chân.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
+ Băng bàn chân kiểu băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.
+ Buộc hai chân vào nhau để cố định tại 3 vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.
– Kiểm tra sự lưu thông tuần hoàn (nhiệt độ, cảm giác, màu sắc các ngón chân).
 Ghi phiếu chuyển thương: họ tên nạn nhân, vị trí gãy, các công
việc đã làm, ngày giờ xảy ra tai nạn, tình trạng nạn nhân, tên người xử trí.
 Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngoại khoa.
Trường hợp không có nẹp: dùng 5 cuộn băng hoặc 5 mảnh vải cố định 2 chân
vào nhau ở các vị trí sau:
– Trên chỗ gãy.
– Dưới chỗ gãy.
– Hai đầu gối.
– Hai cẳng chân.
– Hai bàn chân.

Hình 4: Cố định gãy xương đùi

Hình 14.4. Bất động gãy xương chân bằng cách buộc bên gãy vào bên lành (dùng nẹp cơ
thể)
7.2.4. Gãy xương cẳng chân
Nhận định toàn trạng NB, đánh giá các dấu hiệu sinh tồn để đánh giá sốc.
– Thăm khám đánh giá tổn thương và tìm tổn thương phối hợp.
– Để nạn nhân nằm.
- Phòng và chống sốc cho nạn nhân (có thể do đau hoặc do mất máu).
– Giải thích nạn nhân về kỹ thuật tiến hành, bộc lộ vùng bị thương tổn.
– Quan sát đánh giá thương tổn, xác định vị trí thương tổn.
– Người phụ thứ nhất: luồn hai tay nâng đỡ chi (trên và dưới vị trí gãy) của nạn nhân.
– Người phụ thứ hai: một tay đỡ gót chân nạn nhân và kéo tư thế thẳng trục với
một lực không đổi, một tay nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy ngược về phía đùi để bàn
chân vuông góc với cẳng chân, mắt luôn quan sát sắc mặt nạn nhân.
– Người sơ cứu chính: đặt 2 nẹp, nẹp trong từ bẹn đến quá gót, nẹp ngoài từ mào

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
chậu đến quá gót.
– Đệm bông vào đầu nẹp và các phần xương nhô ra.
– Dùng băng cuộn hoặc dây vải để cố định hai nẹp vào nhau:
+ Buộc trên chỗ gãy.
+ Buộc dưới chỗ gãy.
+ Trên khớp gối.
+ Băng bàn chân kiểu băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.
+ Buộc hai chân vào nhau để cố định tại 2 vị trí: cổ chân, chính khớp gối.
– Kiểm tra sự lưu thông tuần hoàn của chi (nhiệt độ, cảm giác, màu sắc các ngón
chân).
– Ghi phiếu chuyển thương: họ tên nạn nhân, tình trạng sau sơ cứu, vị trí gãy, các
công việc đã làm, ngày giờ xảy ra tai nạn, tên người xử trí.
– Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngoại khoa.
7.2.5. Gãy xương cổ chân
Giữ bàn chân đúng tư thế chức năng, đặt nẹp chữ L dưới bàn chân và cẳng chân,
buộc dây cố định nẹp, nếu không có nẹp L, cần sơ cứu NB giống bài sơ cứu gãy xương
cẳng chân.
7.2.6. Gãy cột sống
– Gãy cột sống thường do chấn thương nặng, có thể gây thương tổn ở xương khác
hoặc các phủ tạng, và gây choáng. Phòng và chống sốc cho nạn nhân trước khi sơ cứu.
– Trong khi nhận định và thăm khám lâm sàng, tuyệt đối không di động mạnh bệnh
nhân, không cho bệnh nhân ngồi dậy, đo các dấu hiệu sinh tồn.
– Khi vận chuyển, khi bất động không nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật sẽ gây di lệch thứ
phát xương gãy và làm thương tổn phần mềm, mạch máu và thần kinh...Đặc biệt khi gãy
cột sống cổ (đoạn cao), nếu sơ cứu không tốt sẽ gây tử vong ngay vì kích thích hành
não.
– Khi sơ cứu gãy đốt sống cổ phải cần có nhiều người phụ trợ giúp. Trong quá
trình sơ cứu người chỉ huy luôn là người đứng ở phía trên đầu nạn nhân, để giữ thẳng
đầu và cổ nạn nhân cho đến khi bất động xong, các người khác làm đúng ở các vị trí
theo sự phân công của người chính.
– Nếu có nẹp cổ thì bất động cột sống cổ ngay cho nạn nhân, trấn an, yêu cầu
không được cử động.
Cần 5 người để sơ cứu
– Một người đặt cáng ở phía đầu và giữ nhiệm vụ điều khiển cáng.
– Bốn người còn lại đứng dang chân qua mình nạn nhân (đủ rộng để đẩy cáng vào).
– Người thứ nhất (chính): đứng phía đầu quay mặt xuống chân nạn nhân, Đặt hai
bàn tay vào hai bên tai để giữ cho đầu cố định ở giữa không để đầu nghiêng sang hai

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
bên hoặc gập cổ. Giữ đầu nạn nhân luôn thẳng trục với thân mình, giữ thẳng trục đầu,
cổ, thân mình.
– Người thứ hai: đứng đối diện với người phía đầu, luồn tay dưới giữa hai xương
bả vai và lưng của nạn nhân, đỡ dưới lưng.
- Người thứ ba: đứng sau lưng người thứ hai (thế đứng như người thứ hai), luồn
một tay dưới thắt lưng và một tay dưới mông nạn nhân.
– Người thứ tư đứng phía dưới chân (thế đứng như người thứ ba) luồn một tay
dưới đùi, một tay dưới cẳng chân.
– Người thứ nhất (chính) hô 1, 2, 3 cả 4 người cùng nhấc lên thẳng theo một khối
thống nhất đồng thời người cầm cáng đứng ngoài luồn cáng cứng vào phía dưới lưng
nạn nhân.
– Người thứ nhất (chính) hô 1, 2, 3 tất cả mọi người cùng đặt nạn nhân xuống cáng.
– Xếp vải cuốn thành hình chữ U đặt quanh đầu, đáy chữ U úp lên đầu, dùng vật
nặng chèn 2 bên đầu cho chắc.
– Đo các dấu hiệu sinh tồn, khám và đánh giá các tổn thương phối hợp (phần mềm...)
Kỹ thuật cố định:
+ Người chính liên tục giữ đầu nạn nhân.
+ Người phụ cố định nạn nhân vào cáng bằng các cuộn băng (băng gạc hoặc dây...)
vào ván cứng ở các vị trí:
– Dùng 8 cuộn băng to bảng để cố định nạn nhân vào ván cứng:
+ 1 dây ở trán.

+ 1 dây qua hàm trên.


+ 1 dây qua ngực.
+ 1 dây qua hông.
+ 1 dây qua đùi.
+ 1 dây khớp gối.
+ 1 dây qua cẳng chân.
+ Cuối cùng cố định hai bàn chân bằng kiểu băng số 8.
– Kiểm tra sự lưu thông mạch máu của chân nạn nhân.
– Viết phiếu chuyển thương: họ tên nạn nhân, tuổi, tình trạng, vị trí tổn thương,
các xử trí đã được thực hiện, ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ được xử trí, họ tên người xử
trí.
– Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngoại khoa.

TS Phan Thị Dung


23/02/202
2
Hình 14.5. Cố định gãy đốt sống cổ
Chú ý: khi gặp một nạn nhân bị đa chấn thương hay bị chấn thương nặng, người
sơ cứu nên đặt ngay cho nạn nhân một nẹp cổ chế tạo sẵn (nếu có) để bất động cột sống
cổ trong tất cả các trường hợp.

Hình 14.6. Nẹp làm sẵn bất động cột sống cổ


7.2.7. Gãy cột sống lưng và thắt lưng
Tương tự như gãy đốt sống cổ, cần bất động cột sống cổ ngay bằng nẹp làm sẵn
nếu có.
– Người cứu nâng trọn khối và giữ NN vững để tránh gây tổn thương tuỷ sống bằng
cách.
Cần 5 người sơ cứu
– Một người đặt cáng ở phía đầu và giữ nhiệm vụ điều khiển cáng.
– Bốn người còn lại đứng giang chân qua mình nạn nhân (đủ rộng để đẩy cáng vào).
– Người thứ nhất (chính): đứng phía đầu quay mặt xuống chân nạn nhân, luồn tay
đỡ dưới gáy và đầu, giữ không nghiêng đầu sang một bên, ngửa ra sau hoặc gập đầu về
phía trước.
– Người thứ hai: đứng đối diện với người phía đầu, luồn tay dưới lưng giữa hai
xương bả vai của nạn nhân, đỡ dưới lưng.
- Người thứ ba: đứng sau lưng người thứ hai (thế đứng như người thứ hai), luồn
một tay dưới thắt lưng và một tay dưới mông nạn nhân.
– Người thứ tư đứng phía dưới chân (thế đứng như người thứ ba) luồn một tay
dưới đùi, một tay dưới cẳng chân.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
– Người thứ nhất (chính) hô 1, 2, 3 cả 4 người cùng nhấc lên thẳng theo một khối
thống nhất, đồng thời người cầm cáng đứng ngoài luồn cáng cứng vào phía
dưới lưng nạn nhân.
– Người thứ nhất (chính) hô 1, 2, 3 tất cả mọi người cùng đặt nạn nhân xuống cáng.
– Xếp vải cuốn thành hình chữ U đặt quanh đầu, đáy chữ U úp lên đầu, dùng vật
nặng chèn 2 bên đầu cho chắc.
– Cố định chắc chắn nạn nhân vào cáng:
+ Buộc một dây ở vùng ngang trán
+ Buộc một dây qua hàm trên
+ Buộc một dây ở ngực
+ Buộc một dây ở hông.
+ Buộc một dây ở đùi
+ Buộc một dây ở trên khớp gối
+ Buộc một dây ở cẳng chân.
+ Buộc một dây ở bàn chân theo kiểu băng số 8.
– Dùng vật dụng chèn vào 2 bên hông nạn nhân.
– Kiểm tra sự lưu thông mạch máu của nạn nhân.
- Viết phiếu chuyển thương.
– Chuyển nạn nhân đến ngay bệnh viện, khi vận chuyển, nếu di động mạnh mà bất
động không tốt sẽ gây thêm di lệch xương, chèn ép hoặc gây đứt tuỷ.
7.2.8. Gãy xương ức và xương sườn
Là gãy 3 xương sườn liên tiếp trở lên, mỗi xương có 2 đường gãy, đường gãy của các
xương ở trên một đường thẳng thì sẽ gây ra mảng sườn di động, hô hấp đảo ngược.
– Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
– Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thuận lợi.
– Bộc lộ vùng ngực.
– Quan sát và đánh giá vết thương: có vết thương ngực hở hay không, nếu có hãy
nút vết thương biến vết thương ngực hở thành vết thương ngực kín.
– Nếu có mảng sườn di động thì phải cố định mảng sườn di động.
– Dùng băng dính to bản, băng từ cột sống qua nơi gãy đến xương ức.
 Kiểm tra sự hô hấp.
 Viết phiếu chuyển thương.
– Chuyển nạn nhân đến ngay bệnh viện ngoại khoa, vừa chuyển vừa phải theo dõi
hô hấp.
7.2.9. Gãy xương đòn

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
Dùng nẹp chữ T
– Trấn an nạn nhân, hướng dẫn người phụ để nạn nhân tư thế ưỡn ngực, hai vai
kéo về phía sau.
– Đặt nẹp chữ T sau vai: nhánh dọc dài theo cột sống quá thắt lưng, nhánh ngang
áp sát vai.
– Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai, buộc dây ở bả vai, tiếp tục đến vai bên kia.
– Dùng cuộn băng quấn vòng thắt lưng (buộc cố định nhánh dọc) buộc nút ở nơi
không bị vướng.
Cố định bằng phương pháp băng treo
– Đặt một cuộn vải hoặc giấy mềm vào hõm nách bên bị thương tổn.
– Bàn tay bên bị thương tổn đưa qua ngực bám vào mỏm cùng vai bên lành.
– Dùng một mảnh vải hoặc khăn tam giác luồn vòng qua khuỷu tay bên bị thương,
treo tay lên cổ.
– Cố định tay đó vào ngực bằng một băng to bản.
Cố định bằng phương pháp băng số 8
– Nạn nhân ngồi, chống 2 tay vào hông, ưỡn ngực.
– Dùng băng thun to bản băng số 8 qua 2 nách.

LƯỢNG GIÁ:
1. Hãy phân loại các gãy xương.
2. Hãy mô tả các biểu hiện của người bệnh khi bị gãy xương.
3. Nêu mục đích của sơ cứu gãy xương.
4. Trình bày nguyên tắc của cố định gãy xương.
5. Liệt kê các dụng cụ để bất động gãy xương các loại.
6. Nêu cách thăm khám người bệnh bị gãy xương.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Thuận (2007), Điều dưỡng cơ bản 1 và 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Đỗ Đình Xuân và Trần Thị Thuận (2010), Kỹ năng thực hành điều dưỡng – Tập
1 và 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2013). Kỹ năng thực hành Điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội
4. Bộ Y tế (2012) Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. Ban hành theo
Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế.
5. Taylor (2016). Kỹ năng Điều dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
6. Thực hành Kỹ thuật Điều dưỡng – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
(Nhà xuất bản Y học 2018)
7. Brow, D., & Edward, H. (2011), Lewis’s Medical Surgical Nursing: Assessment
and Management of Clinical Problems (3rd ed), Elsevier.
8. Crips, J., Taylor, C., Douglas, C., & Reberio, G. (2013), Potter & Perry’s
Fundamentals of Nursing – Australian Version (4th ed), Elsevier.
9. Potter & Perry (2009), Fundamentals of Nursing. Mosby Elsevier.
10. Fabi Abdelfatah (2010), Emergency nursing procedures, Ministry of health of
Jordan.
11. Lightfoot, L., Genevieve, G. (2009 – 2012), Clinical education training course
and resourse book, Building Capacity of Nurse Education in Viet Nam,
Queensland University of technology Brisbane Australia.
12. Stefan Pryo, & Charlene Russell (2011), Clinical procedure guidelines for
connecticut school nurse, Connecticut State, deparment of education.
13. Sue C, Delaunne (2009), Fundamental of Nursing, second edition, Delaunne
delmanursing.com.
14. Vicky Gukunberger (2011), Basic nursing assistant training program, handbook
of college of Dupage.

TS Phan Thị Dung


23/02/2022

You might also like