You are on page 1of 3

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TEAM BASE CARE TRONG QUẢN

LÝ ĐAU Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT KHOA NGOẠI THẦN KINH

I. Giới thiệu:
Team base care trong quản lý đau sau phẫu thuật là mô hình chăm sóc sức
khỏe dựa trên nguyên tắc phối hợp điều trị giữa các nhân viên y tế, bệnh nhân
và gia đình bệnh nhân. Các thành viên của nhóm thuộc các lĩnh vực khác nhau
cùng nhau trao đổi thông tin và thiết lập mục tiêu- kế hoạch điều trị dựa trên cơ
sở lấy bệnh nhân làm trung tâm nhằm đem lại hiệu quả giảm đau tối ưu, cải
thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau phẫu thuật và mang lại cho bệnh
nhân những trải nghiệm tích cực trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.
II. Mục tiêu:
+ Cá thể hóa điều trị đau thích hợp đảm bảo: hiệu quả- kinh tế- an toàn
+ Chuẩn hóa việc đánh giá đau
+ Tối ưu hóa phác đồ giảm đau đa phương thức để hạn chế tối đa việc sử dụng
opioid
+ Cải thiện giao tiếp, kết nối giữa các nhân viên y tế với nhau và với bệnh nhân
III. Thành phần:
- Bác sĩ điều trị chính (BS)
- Dược sĩ lâm sàng (DSLS)
- Điều dưỡng chăm sóc (DD)
IV. Vai trò, nhiệm vụ của mỗi thành viên:
-Bác sĩ điều trị chính: Nắm vai trò là trưởng nhóm điều phối hoạt động của
nhóm, đánh giá bệnh nhân, thiết lập kế hoạch điều trị dựa trên tinh thần lắng
nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Dược sĩ lâm sàng: Theo dõi việc sử dụng thuốc, đánh giá đáp ứng của bệnh
nhân với thuốc điều trị, phát hiện những vấn đề trong điều trị và tiến hành can
thiệp, cung cấp thông tin về thực hành tốt quản lý đau sau phẫu thuật cho bác
sĩ, điều dưỡng và các thông tin khác khi được yêu cầu
- Điều dưỡng chăm sóc: Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân, đánh giá đau theo
Protocol sẵn có, thực hiện y lệnh, thông báo và đề xuất ý kiến với nhóm quản
lý đau khi phát hiện những bất thường trong quá trình chăm sóc.
V. Hoạt động:
-Trước phẫu thuật:
+ BS: thăm khám, tư vấn, giáo dục bệnh nhân về đau sau phẫu thuật và kế
hoạch điều trị sau phẫu thuật.
+ DSLS: Phỏng vấn tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, đánh giá đau với thuốc
bệnh nhân đang sử dụng, thảo luận với BS về những thuốc cần ngưng trước
phẫu thuật và kế hoạch giảm đau sau PT dựa trên Protocol đã thống nhất.
- Sau phẫu thuật: Đi buồng hằng ngày ở những bệnh nhân sau phẫu thuật (3
ngày đầu sau PT và ngày cuối cùng trước khi ra viện). Sau khi cả nhóm
thống nhất danh sách BN cần đi buồng thì tiến hành như lưu đồ bên dưới.
Ghi chú:Với những trường hợp đau phức tạp, khó kiểm soát, điểm
đau>=4, chưa có sự thống nhất trong nhóm thì cần tổ chức thảo luận sau
đi buồng.

- Dẫn đầu nhóm đi buồng, giới thiệu nhóm với BN


- Tóm tắt ngắn gọn về thông tin BN, tiền sử BN, các thuốc đang BS
được sử dụng và thực nhiện các thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh.

-Báo cáo ngắn gọn tình hình BN trong vòng 24h qua và các vấn đề
liên quan đến đau như checklist đã có.
-Những khó khăn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân: (VD: sự DD
hợp tác của BN trong quá trình sử dụng thuốc, không đủ vein để
truyền thuốc, thực hiện thuốc không đúng giờ,…..)

-Tiến hành đánh giá đau bằng phương chuẩn như đã thống nhất Cả
nhóm
- Đánh giá đáp ứng đau của BN
g m

-Đánh giá tác dụng phụ của BN


-Review y lệnh và đề xuất can thiệp (liều dùng ở các đối tượng đặc
biệt, chuyển đổi tiêm sang uống, những BN xuất hiện dị ứng và tác DSLS
dụng không mong muốn,……)

-Trình bày những lo lắng , vấn đề hiện tại và mong muốn của BN và
gia đình BN BN

Tổng
kết

-Tổng hợp thông tin đã thu thập và thiết lập kế hoạch điều trị và mục
tiêu điều trị trong ngày
-Kế hoạch xuất viện: Điều kiện cần để xuất viện, thời gian xuất viện và BS
tái khám
-Cung cấp thông tin cho BN và kiểm tra lại khả năng hiểu của BN
- Xuất viện:
+ BS: Kê đơn xuất viện
+ DD: Giáo dục bệnh nhân trước khi xuất viện
+ DSLS: Thẩm định đơn xuất viện, tiến hành can thiệp, trao đổi với BS khi
phát hiện vấn đề, tư vấn đơn thuốc xuất viện cho BN.
- Sau xuất viện:
+ DSLS gọi điện trong vòng 48h-72h sau đó để đánh giá đáp ứng của BN với
đau và các vấn đề khác liên quan đến dùng thuốc: tác dụng không mong muốn,
tuân thủ điều trị, những khó khăn trong việc sử dụng thuốc,….và trao đổi với
BS điều trị
- Tái khám:
+BS: Thăm khám bệnh nhân, ghi nhận thông tin và ý kiến từ DSLS để thiết lập
kế hoạch điều trị tiếp theo cho BN

TLTK:
1. Physician-led team-based care. American Medical Association
2. Postoperative Pain Management –Good Clinical Practice (2016). European
Society of Regional Anaesthesia and Pain Therapy
3. Genord, C., Frost, T. & Eid, D. (2017). Opioid exit plan: A pharmacist’s role in
managing acute postoperative pain, Journal of the American Pharmacists
Association.
4. Ward rounds in medicine Principles for best practice (S2012). Royal College of
Physicians and Royal College of Nursing

You might also like