You are on page 1of 3

Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế Tổ Dược lâm sàng

Khoa Dược Phụ trách: TS.DS. Võ Thị Hà


Điện thoại: 0961 765 846
Email: havothipharma@gmail.com

TRẢ LỜI THÔNG TIN THUỐC

Ngày 8/10/2016

Mã số HĐ-01

Người đặt Điều dưỡng: Dương Thị Hồng Liên, Điều dưỡng trưởng
câu hỏi

Gửi câu trả Điều dưỡng Dương Thị Hồng Liên, Điều dưỡng trưởng
lời cho

Gửi bằng Email: Điện thoại:


duongthihonglien1978@yahoo.com.vn

Văn bản

Mức độ Ngay lập tức Sau vài giờ Trong Trong


khẩn cấp ngày tuần

Câu hỏi Cần dùng dung dịch gì và thể tích bao nhiêu để tráng, rửa ống
thông (cannula) cố định ở tay của bệnh nhân trước và sau khi tiêm
thuốc ?

Trả lời Dung dịch:


Dung dịch NaCl 0,9% được dùng để thụt rửa catheter động mạch
hoặc tĩnh mạch để bảo đảm catheter sạch và vô khuẩn. Dung dịch
nước muối sinh lý pha cùng với Heparin có thể được dùng để
thụt rửa catheter động mạch để phòng cục máu đông và tắc đường
truyền.

Thể tích:
+ Catheter tĩnh mạch ngoại vi: Thường dùng bơm tiêm chứa 5ml
NaCl 0,9% bơm vào cổng của catheter tĩnh mạch để thụt rửa.
+ Catheter tĩnh mạch trung tâm: dùng thể tích gấp đôi thể tích của
catheter và đường truyền.

Khi nào:
Thụt rửa này đòi hỏi được tiến hành khi:
+ trước khi chuẩn bị tiêm thuốc để bảo đảm catheter sạch và
thông suốt.
+ sau khi tiêm thuốc qua cổng catheter để bảo đảm toàn bộ
lượng thuốc được tiêm vào máu.
+ Trong trường hợp tiêm nhiều thuốc liên tiếp nhau qua cùng một
cổng catheter, cần thụt rửa catheter giữa mỗi lần tiêm thuốc để
bảo đảm các thuốc không tương tác với nhau. Điều này đặc biệt
quan trọng với các thuốc hóa trị liệu đường IV.
+ Sau mỗi khoảng thời gian nhất định dù không tiêm thuốc để
bảo đảm duy trì catheter thông suốt. Thường dùng 1-2ml NMSL
để thụt rửa mỗi 8h với catheter ngoại vi ngắn. Với catheter
tĩnh mạch trung tâm, thì cần dùng một thể tích gấp đôi thể tích
của catheter và đường truyền để thụt rửa. Thụt rửa bằng NMSL,
sau đó bằng dung dịch heparin 100u/ml mỗi 12h.
Yêu cầu:
Thụt rửa này sẽ không gây đau nếu catheter đặt đúng vị trí, tuy
nhiên bệnh nhân có thể cảm giác lạnh di chuyển trong tĩnh mạch.
Nếu thụt rửa gây đau thì đó là dấu hiệu cho thấy cần đặt catheter
lại.
Có thể xem thêm ở video sau: https://www.youtube.com/watch?
v=6l2sYOOAF4w

Tài liệu 1. Longmore Murray et al. (2010). Oxford Handbook of


tham khảo clinical Medicine. Oxford Handbook. Oxford university
Press.
2. I.V. Q & A: Flushing unused saline lock. Link:
http://www.nurses.com/doc/iv-q-a-flushing-unused-saline-
lock-0001

Từ khóa Thụt rửa catheter

Người trả TS.DS. Võ Thị Hà


lời

Ngày trả lời 9/10/2016

Người phê
duyệt

You might also like