You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH


HỌC PHẦN: THÔNG TIN THUỐC

Ca thực hành: Ca thực hành 4


Nhóm thực hành: Nhóm 13
Giảng viên: Đặng Kim Thu

Hà Nội –2023
THỰC HÀNH THÔNG TIN THUỐC ỨNG DỤNG
BÀI 1: Quy trình tìm kiếm và báo cáo các hướng dẫn điều trị bệnh 1

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Tạ Thu Hằng 20100147

2 Lương Thị Hằng 20100145

3 Triệu Thị Khánh 20100165

4 Nông Trương Hoàng Yến 20100220

5 Vũ Hoàng Nam 20100182

6 Phạm Đức Thái 20100441


MỤC LỤC

I. PHÂN TÍCH ĐỀ BÀI .............................................................................. 1


II. QUY TRÌNH TÌM KIẾM THÔNG TIN THUỐC.............................. 1
a) Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu................................. 1
b) Bước 2: Thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin ..................... 1
c) Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng ..... 1
d) Bước 4: Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm ...................... 2
4.1. Tìm kiếm nguồn thông tin cấp 3 .................................................. 2
4.2. Tìm kiếm nguồn thông tin cấp 2: cơ sở dữ liệu PUBMED........ 2
4.3.Tìm kiếm nguồn thông tin cấp 1 .................................................. 7
e) Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin. ........................ 8
5.1 Đánh giá nguồn thông tin cấp 3 .................................................... 8
5.2. Đánh giá nguồn thông tin cấp 1 ................................................ 13
5.3 Đánh giá và sắp xếp tài liệu theo mức độ tin cậy của thông tin
.............................................................................................................. 16
f) Bước 6: Trả lời thông tin ................................................................... 17
g) Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi................................ 22
I. PHÂN TÍCH ĐỀ BÀI

Chủ đề: Bệnh nhân nữ 70 tuổi được chẩn đoán táo bón. Anh/chị hãy tìm tất
cả các hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân trên.
Quy trình tìm kiếm thông tin thuốc gồm 7 bước chính:
Bước 1: Xác định các đặc điểm của người yêu cầu.
Bước 2: Thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin.
Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng.
Bước 4: Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm.
Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin.
Bước 6: Trả lời thông tin.
Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi

II. QUY TRÌNH TÌM KIẾM THÔNG TIN THUỐC

1. Xác định các đặc điểm của người yêu cầu


2. Thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin
3. Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng
4. Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm
5. Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin
6. Trả lời thông tin
7. Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi

a) Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu


- Người yêu cầu: Hội đồng Thuốc và điều trị
- Đặc điểm người yêu cầu: Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) là hội
đồng nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc trong bệnh
viện=>Có trình độ chuyên môn cao vì vậy phải cung cấp kiến thức chuyên
sâu về thuốc.

b) Bước 2: Thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin


● Mục đích tìm kiếm thông tin
● Tính cấp thiết của câu trả lời
● Hỏi thêm một số thông tin về bệnh nhân:
+ Thời gian mắc bệnh?
+ Tiền sử bệnh của bệnh nhân?
+ Các thuốc bệnh nhân đang được kê đơn và sử dụng?
+ Bệnh nhân có đang mắc kèm bệnh lý nào không?
+ Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gì không?

c) Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng
- Xác định: câu hỏi thông tin thuốc để đảm bảo câu trả lời đáp ứng được các
1
yêu cầu của Hội đồng Thuốc và điều trị
● Hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân trên?
- Phân loại: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đặc tính, cách sử dụng,...
của thuốc điều trị táo bón và cho bệnh nhân cao tuổi.
● Thông tin liên quan đến dạng bào chế và sinh khả dụng của thuốc.
● Thông tin về dược lực học.
● Thông tin về đánh giá sử dụng, lựa chọn thuốc.
● Thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc (chế độ liều, phác đồ điều trị, lưu
ý khi dùng...)
● Thông tin về ADR, về độc tính của thuốc.
● Thông tin về sử dụng thuốc cho người cao tuổi.
● Thông tin về độ ổn định, tính tương kỵ của thuốc

d) Bước 4: Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm


4.1. Tìm kiếm nguồn thông tin cấp 3
4.1.1. Tài liệu Việt Nam
• Dược thư Việt Nam 2022 (tái bản lần thứ 3)
• Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa Bệnh viện Bạch Mai.
• Thuốc biệt dược và cách sử dụng thuốc
4.1.2. Tài liệu nước ngoài
• Harrison’s Principles of Internal Medicine
• Geriatric Dosage Handbook
• Martindale: The Complete Drug Reference (MAR)
• British National Formulary (BNF)
4.2. Tìm kiếm nguồn thông tin cấp 2: cơ sở dữ liệu PUBMED
- Bước 1: Thiết lập câu hỏi: Các hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân nữ 70
tuổi được chẩn đoán táo bón thế nào?
- Bước 2: Xác định từ khóa theo PICO

• P (Patient or problem): Elderly (người già), Constipation (táo bón)


• I (Intervention):
• C (Comparison):
• (Outcome): Guideline (Hướng dẫn điều trị)
- Bước 3: Tìm các từ đồng nghĩa (trên MeSH)

• Elderly (người già)

2
→ Cú pháp tìm kiếm cho “elderly”: (elderly) OR (Elderly, Frail)) OR (Frail
Elders)) OR (Elder, Frail)) OR (Elders, Frail)) OR (Frail Elder)) OR
(Functionally-Impaired Elderly)) OR (Elderly, Functionally-Impaired)) OR
(Functionally Impaired Elderly)) OR (Frail Older Adults)) OR (Adult, Frail
Older)) OR (Adults, Frail Older)) OR (Frail Older Adult)) OR (Older
Adult, Frail)) OR (Older Adults, Frail)

● Constipation (táo bón)

3
→ Cú pháp tìm kiếm cho “Constipation”: (Constipation) OR (Dyschezia))
OR (Colonic Inertia)

● Guideline (Hướng dẫn điều trị)

4
→ Cú pháp tìm cho “Guideline”: ((Guideline) OR (Adherence, Guideline)
OR (Policy Compliance) OR (Compliance, Policy) OR (Protocol
Compliance) OR (Compliance, Protocol) OR (Institutional Adherence) OR
(Adherence, Institutional))

- Bước 4: Kết nối các từ khóa: sử dụng toán tử AND, OR, NOT
→Cú pháp tìm kiếm: ((elderly) OR (Elderly, Frail) OR (Frail Elders) OR
(Elder, Frail) OR (Elders, Frail) OR (Frail Elder) OR (Functionally-
Impaired Elderly) OR (Elderly, Functionally-Impaired) OR (Functionally
Impaired Elderly) OR (Frail Older Adults) OR (Adult, Frail Older) OR
(Adults, Frail Older) OR (Frail 6 Older Adult) OR (Older Adult, Frail) OR
(Older Adults, Frail)) and ((Constipation) OR (Dyschezia) OR (Colonic

5
Inertia)) and ((Guideline) OR (Adherence, Guideline) OR (Policy
Compliance) OR (Compliance, Policy) OR (Protocol Compliance) OR
(Compliance, Protocol) OR (Institutional Adherence) OR (Adherence,
Institutional))

- Bước 5: Giới hạn kết quả:


• Publication date: the last 5 years
• Clinical Trial
• Meta-Analysis
=> Thu được 10 bài báo

6
4.3.Tìm kiếm nguồn thông tin cấp 1
Tiến hành sàng lọc tên bài báo, đã lọc ra được 2 bài báo có tiêu đề tương
đối phù hợp với yêu cầu tìm kiếm thông tin:

7
e) Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin.
5.1 Đánh giá nguồn thông tin cấp 3
5.1.1 Tài liệu Việt Nam
➢ Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 (Tái bản lần thứ 3)
- Thông tin:
+ Xuất bản ngày: 23/12/2022
+ Tác giả: Bộ Y tế
+ Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
- Đánh giá nguồn thông tin:
+ Tài liệu được cập nhật năm 2022, đảm bảo được tính mới của thông
tin.
+ Tài liệu do Bộ Y tế biên soạn và ban hành do vậy đảm bảo độ tin cậy
và có tính pháp lý.
+ Cung cấp cho các cán bộ y tế, thầy thuốc, dược sĩ những hiểu biết
đúng, chính xác về thông tin thuốc, cách sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, hiệu quả. Ở lần xuất bản thứ ba này, Dược thư bao gồm 743 chuyên
luận thuốc cùng 25 chuyên luận hướng dẫn chung.
+ So với Dược thư quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ hai, trong lần
xuất bản thứ ba này, Dược thư Quốc gia Việt Nam đã bổ sung thêm
102 chuyên luận mới, bao gồm 2 chuyên luận chung và 100 chuyên
luận thuốc. Bên cạnh đó, 46 dược chất cũng được rút khỏi danh mục
do không còn hoặc rất ít được sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới.
Ngoài ra, các thông tin liên quan đến độ ổn định và bảo quản không
8
còn được đề cập trong từng chuyên luận riêng mà được viết thành một
hướng dẫn trong chuyên luận chung “Độ ổn định và bảo quản thuốc”.
Một thay đổi khác là mục tên thương mại đã được rút bỏ do tên thương
mại của các dược chất có mặt trên thị trường Việt Nam thay đổi liên
tục.
- Ưu điểm:
+ Thông tin được cập nhật thời gian khá gần đây, độ tin cậy cao do được
Bộ Y tế biên soạn và ban hành.
+ Người sử dụng tra cứu theo tên hoạt chất một cách dễ dàng. Tra cứu
online cho kết quả nhanh.
+ Có bản bìa cứng và tra cứu online.
- Nhược điểm:
+ Chưa có tính cập nhật thường xuyên, xuất bản lần thứ nhất năm 2002,
lần thứ 2 năm 2015 và gần đây nhất là năm 2022.
+ Có thông tin về các thuốc riêng lẻ mà không đưa ra phương pháp để
điều trị táo bón.
➢ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa BV Bạch Mai - Táo
bón
- Thông tin:
+ Ngày cập nhật: năm 2015
+ Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
+ Nơi phát hành: Nhà Xuất bản Y học
- Đánh giá thông tin:
+ Tài liệu được ban hành bởi Bộ Y tế, được biên soạn bởi các chuyên gia
các bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai
+ Tài liệu được tái bản năm 2015 vẫn đảm bảo ý nghĩa về mặt thời gian.
+ Thông tin tham khảo từ sách nước ngoài, đáng tin cậy
+ Tài liệu chứa thông tin ngắn gọn về định nghĩa bệnh, chẩn đoán lâm
sàng, cận lâm sàng, điều trị bệnh táo bón nói chung.
+ Tài liệu đảm bảo không bị thành kiến hoặc mắc các lỗi hiển nhiên.
- Ưu điểm:
+ Được ban hành bởi Bộ Y tế áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có
giá trị pháp lý cao nhất.
+ Được biên soạn bởi các chuyên gia đầu ngành, thông tin chính xác,
đáng tin cậy.
+ Thông tin khách quan, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp cận
+ Phác đồ cụ thể, chi tiết, có liều dùng, cách dùng, các biệt dược phổ
biến
- Nhược điểm:
+ Thiếu tính cập nhật các phương pháp và thuốc điều trị mới
+ Chưa thấy hướng dẫn chi tiết đối với đối tượng người cao tuổi
9
➢ Thuốc, Biệt dược và cách sử dụng (TBD)
- Thông tin
+ Ngày xuất bản: năm 2013
+ Tác giả: Do dược sĩ Phạm Thiệp, dược sĩ Vũ Ngọc Thúy và cộng sự
biên tập, cập nhật mỗi năm một lần.
+ Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Y học
- Đánh giá thông tin:
+ Sách gồm 4 phần: Danh mục thuốc sắp xếp theo dược lý và chuyên
khoa; Các chuyên khảo thuốc từ vần A đến Z; Các chuyên khảo tổng
quan và nhóm thuốc chính; Mục lục tra cứu.
+ Hai cách để tra cứu là tìm kiếm theo tên hoạt chất hoặc theo tên biệt
dược.
+ Danh mục thuốc sắp xếp theo dược lý và chuyên khoa để giúp các bạn
tìm những thuốc đang dùng trong 22 chuyên khoa. Thông tin về thuốc
bao gồm các chuyên khảo tổng quan về 33 nhóm thuốc và chuyên
khảo riêng của từng thuốc.
- Ưu điểm:
+ Cung cấp thông tin ngắn gọn súc tích về thuốc có mặt trên thị trường
Việt Nam.
+ Các chuyên khảo thuốc, với tên thuốc theo tên thông dụng quốc tế
(INN), được trình bày thống nhất: tên thuốc, tên khác, dạng thuốc, tác
dụng phụ, quá liều; với nội dung ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu đáp ứng
được những thông tin cơ bản và cần thiết của thuốc. Các chuyên khảo

10
được lược dịch, tổng quan hóa với các định nghĩa, cơ chế tác dụng cả
về lý thuyết và kinh nghiệm đã được đúc kết một cách khoa học
- Nhược điểm:
+ Chỉ ra thuốc trị táo bón nhưng về phác đồ điều trị và hướng dẫn sử
dụng chưa cụ thể và chưa có đối tượng người cao tuổi.

5.1.2 Tài liệu nước ngoài


➢ Harrison’s Principles of Internal Medicine
- Thông tin
+ Nhà xuất bản: McGraw Hill Education , New York
+ Tác giả: Dennis L. Kasper (Biên tập), Anthony S. Fauci (Biên tập),
Stephen L. Hauser (Biên tập), Dan L. Longo (Biên tập), J. Larry
Jameson (Biên tập), Joseph Loscalzo (Biên tập)
+ Năm xuất bản: 2015
- Ưu điểm:
+ Cung cấp bản cập nhật nội dung thiết yếu liên quan đến sinh bệnh học,
thử nghiệm lâm sàng, phương pháp chẩn đoán hiện tại, hướng dẫn thực
hành dựa trên bằng chứng và các phương pháp điều trị đã được thiết
lập và mới được phê duyệt.
+ Các chương mới về các vấn đề đã được thiết lập và mới nổi trong y
học lâm sàng và khoa học y tế, chẳng hạn như Sức khỏe nam giới, Áp
xe phổi, Mệt mỏi, v.v.
+ Ngoài ra còn có các tài nguyên bổ sung phản ánh và hỗ trợ thực hành y
tế hiện đại: 1.000 bức ảnh đủ màu; hàng trăm bức ảnh chụp X quang
hiện đại; nhiều hình ảnh minh họa hiện đại hơn; các thuật toán chăm
sóc bệnh nhân nổi tiếng của Harrison, các bảng tóm tắt cần thiết và các
video minh họa thực tế.
+ Những cập nhật quan trọng cho các chương mang tính bước ngoặt về
các vấn đề chính, chẳng hạn như HIV và AIDS, sinh học ung thư,...
- Nhược điểm:
+ Trong một số trường hợp chưa phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt
Nam
➢ Geriatric Dosage Handbook
- Thông tin
+ Nhà xuất bản: Lexi-Comp , Hudson, Ohio
+ Tác giả: Todd P. Semla , Judith L. Beizer , Martin D. Higbee
+ Năm xuất bản: 2008
- Ưu điểm:
+ Cuốn sổ tay là nguồn tài nguyên lý tưởng dành cho các nhà cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang đối mặt với những thách thức trong
việc sử dụng thuốc thích hợp ở người lớn tuổi.
11
+ Cuốn sổ tay cũng bao gồm Tiêu chí Beers mới nhất (cập nhật 2014) để
đánh giá rủi ro của các loại thuốc nên tránh hoặc sử dụng cùng với
thận trọng ở người lớn tuổi. Được xác nhận bởi Hiệp hội Dược sĩ Hoa
Kỳ (APhA),
+ “Geriatric Dosage Handbook” được các bác sĩ lâm sàng ở khắp mọi
nơi tin tưởng để giúp cải thiện sự an toàn của thuốc và tăng cường
chăm sóc bệnh nhân trong nhóm người cao tuổi.
+ Là tài liệu tham khảo nhanh hàng năm bao gồm hơn 800 chuyên khảo
về thuốc nhạy cảm với người cao tuổi, bao gồm tương tác thuốc và kết
thúc thuốc ở người cao tuổi, ở người lớn và ở bệnh nhân suy thận
và/hoặc suy gan; và lên tới 31 lĩnh vực dữ liệu chính trên mỗi chuyên
khảo.
+ Cuốn sổ tay này có định dạng giống như từ điển, tên biệt dược và tên
thuốc gốc được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và được tham chiếu
chéo.
- Nhược điểm:
+ Trong một số trường hợp chưa phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt
Nam
+ Geriatric Dosage Handbook là tài liệu tham khảo nhanh nên có thể
thiếu các thông tin về quy định, phân phối.
➢ Martindale: The Complete Drug Reference (MAR)
- Thông tin
+ Nhà xuất bản: Pharmaceutical Press
+ Tác giả: Robert Buckingham và cộng sự biên soạn
+ Năm xuất bản: tháng 05 năm 2020
- Ưu điểm:
+ Đây là nguồn cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin toàn diện về thuốc rất
uy tín và được cập nhật 2 năm một lần.
+ Martindale cung cấp thông tin khách quan, chính xác cho các chuyên
gia y tế về tất cả các thuốc trên thế giới: thuốc đang lưu hành, thuốc
mới xuất hiện, hay thuốc cũ hiện nay ít dùng thậm chí những thuốc
được thay đổi công thức...
+ Người sử dụng có thể tra cứu theo nhóm thuốc hoặc tra cứu theo tên
hoạt chất
+ Có bản cài offline và online
+ Cuốn sách gồm hơn 6300 chuyên luận về thuốc, 185.000 chế phẩm,
54.000 trích dẫn tài liệu tham khảo, chế phẩm từ 43 quốc gia và vùng
lãnh thổ,.....
- Nhược điểm:
+ Trong một số trường hợp chưa phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt
Nam
12
+ Thời gian cập nhật 2 năm
➢ British National Formulary (BNF)
- Thông tin
+ Nhà xuất bản: British National Formulary (BNF)
+ Năm xuất bản: 2022
- Ưu điểm
+ BNF là ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ
Hoàng gia Anh.
+ Xuất bản 6 tháng một lần.
+ BNF cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ và các cán bộ y tế khác các thông
tin cập nhật về việc sử dụng thuốc, ít có thông tin dành cho cộng đồng.
+ Có bản offline
- Nhược điểm:
+ BNF là tài liệu tham khảo nhanh, do đó nó không phải luôn luôn bao
gồm đầy đủ tất cả thông tin cần thiết về quy định, phân phối.
+ Trong một số trường hợp chưa phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt
Nam.

5.2. Đánh giá nguồn thông tin cấp 1


5.2.1 Bài báo số 1
➢ Usefulness of Bifidobacterium longum BB536 in Elderly Individuals
With Chronic Constipation: A Randomized Controlled Trial

13
- Thông tin:
+ Ngày đăng: ngày 1 tháng 3 năm 2023
+ Tác giả: Tsutomu Takeda, Daisuke Asaoka, Shuko Nojiri, Naotake
Yanagisawa, Yuji Nishizaki, Khoai môn Osada, Shigeo Koido 5,
Akihito Nagahara, Noriko Katsumata, Toshitaka Odamaki, Jin-Zhong
Xiao, Toshifumi Ohkusa, Nobuhiro Sato
+ Nơi phát hành: Am J Gastroenterol
- Ưu điểm:
+ Mang tính cập nhật cao.
+ Hướng nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi ghi nhận được kết
quả rõ ràng.
+ Có so sánh giữa việc sử dụng men vi sinh và giả dược sử dụng để đưa
hướng điều trị cụ thể.
+ Những kết quả cho thấy việc bổ sung men vi sinh (B. longum BB536)
là an toàn và hiệu quả một phần trong việc cải thiện tình trạng táo bón
mãn tính ở người cao tuổi.
- Nhược điểm:
+ Là nghiên cứu từ Châu Âu nên chưa chắc chắn có phù hợp với Việt
Nam.

14
+ Có thể chưa mang tính khách quan, mang tính cập nhật và tham khảo
thêm
+ Các kết quả chính không có ý nghĩa

5.2.1 Bài báo số 2

• Safety and Efficacy of Intermittent Colonic Exoperistalsis Device to


Treat Chronic Constipation: A Prospective Multicentric Clinical
Trial

- Thông tin:
+ Ngày đăng: Tháng 12 năm 2020
+ Tác giả: Doreen McClurg, Gian hàng Lorna, Immaculada Herrero-
Fresneda
+ Nơi phát hành: Clin Transl Gastroenterol
- Ưu điểm:
+ Mang lại thông tin tổng quan táo bón, thảo luận về cách tiếp cận từng
bước để kiểm soát táo bón.
+ Phương pháp điều trị bên ngoài có tính an toàn và đạt hiệu quả cao
+ Có sự tham gia của các điều tra viên y tá, điều phối viên điều tra.
- Nhược điểm:
15
+ Thời gian đăng vào năm 2020, nên tính cập nhật chưa cao.
+ Cần phải xem xét lại tính khách quan của kết quả.
+ Kết quả nghiên cứu chưa chắc chắn phù hợp với người Việt Nam

5.3 Đánh giá và sắp xếp tài liệu theo mức độ tin cậy của thông tin

Phù hợp với Tính Khả Tính Lượng Tổng


tình hình pháp lý ở năng cập thông điểm
dịch Việt tiếp cận nhật tin
tễ Việt Nam Nam

1.Dược 3 3 3 2 3 14
thư
Quốc gia

2.BV 3 2 3 2 3 13
Bạch
Mai

3.Sách 3 2 2 2 2 11
Thuốc
biệt
dược và
cách sử
dụng
thuốc

4. Tài 2 1 2 2 3 10
liệu
cấp 3
nước
ngoài

5. Bài 1 1 2 3 2 9
báo
nghiên
cứu

Điểm đánh giá: 3: cao 2: trung bình 1: thấp

16
f) Bước 6: Trả lời thông tin
Lựa chọn 3 nguồn tin cậy nhất: “Bệnh táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu và các
phương pháp điều trị mới hiệu quả“ – 2021 (trung tâm ý tế quận 5 TP HCM),
“Treatment for Constipation” – (National Institutes of Health), “Táo bón” – 2022
(msd manuals)

• Mục tiêu điều trị:


- Giảm rối loạn cơ chế tống phân của cơ thể
- Tăng nhu động ruột
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
• Từ 3 mục tiêu trên có thể đưa ra các giải pháp như sau:
- Táo bón chức năng: Đây là dạng táo bón thường gặp nhất. Phương pháp
điều trị bao gồm: Có chế độ ăn phù hợp cân đối, cung cấp đủ nước. Vận
động thường xuyên. Tập thói quen đại tiện hàng ngày theo một khung giờ
nhất định. Loại bỏ các đồ ăn, thuốc, yếu tố tâm lý có thể gây táo bón (bia,
trứng, thức ăn nhanh, bơ sữa, …)

- Táo bón do chậm lưu thông đại tràng: Thông thường táo bón do nguyên
nhân này được chẩn đoán qua đo thời gian lưu thông đại tràng. Bệnh nhân
có thể được chỉ định dùng một số nhóm thuốc kích thích thụ thể 5HT4,
nhóm Tegasterod (Zelmac). Các biện pháp kích thích thần kinh, kích thích
đại tràng bằng điện cực để tạo lại nhu động ruột là các phương pháp mới,
cho kết quả tốt, nhưng phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa.

- Táo bón do rối loạn chức năng trực tràng - ống hậu môn (táo bón đoạn
xa): Đây là dạng phức tạp nhất. Việc điều trị cần kết hợp nhiều phương
pháp cận lâm sàng như: đo thời gian lưu thông đại tràng, đo áp lực hậu
môn trực tràng, đo cảm giác trực tràng để chẩn đoán. Phương pháp điều trị
ngoài chế độ ăn và thuốc cần phối hợp với các liệu pháp phục hồi chức
năng như: kích thích điện trực tràng, tập phản hồi sinh học hậu môn - trực
tràng…

- Táo bón do hẹp lòng đại trực tràng (u, viêm): Đối với trường hợp này cần
điều trị nguyên nhân gây hẹp, không điều trị táo bón.

Nhóm thuốc Thuốc Liều Chú ý


dùng

17
Nhuận tràng psyllium 10 - 15g/ - Tác dụng phụ: đầy hơi, đau quặn bụng
tăng tạo khối ngày,
- Cần uống ít nhất với 1 cốc nước đầy
lượng phân chia đều
(240ml)
(dùng khi thành
- Psyllium có thể chứa đường, chú ý đối
không thể các liều
với người bị tiểu đường và huyết áp cao.
tăng chất xơ nhỏ
trong khẩu
polycarbophil 2-6 viên/ - Ít khí và đầy hơi so với các sản phẩm
phần ăn; giữ
ngày nhuận tràng psyllium, nhưng có thể gây
nước làm tăng
ợ nóng và đau bụng
khối lượng
- Uống với ít nhất 1 cốc nước đầy.
phân; cần
cung cấp đủ
methylcellulo 2 - Bổ sung chất xơ,
nước khi sử
se viên
dụng.) - Methylcellulose thường tạo ra nhu
(1000mg động ruột trong vòng 12 đến 72 giờ. ít
)/ lần, tối chướng bụng hơn so với các chất xơ
đa 6 lần/ khác
ngày. - Tác dụng phụ: đầy hơi, tiêu chảy, nôn
mửa, tăng nhu động ruột…

- Lưu ý: cần uống đủ nước khi dùng


thuốc này

18
Nhuận Bisacodyl -10mg - Tác dụng của nó xảy ra ở ruột già
tràng kích viên đặt trong vòng 6 đến 12 giờ sau khi uống và
thích hậu môn trong vòng 15 đến 60 phút sau khi dùng
3 trực tràng
lần/tuần
- Các tác dụng phụ phổ biến nhất, gặp ở
-5–15
hơn 5% bệnh nhân dùng bisacodyl, là tiêu
mg/ngà chảy, đau bụng (chủ yếu ở vùng bụng
y, uống trên) và đau đầu.

- Đại tiện không tự chủ, hạ kali máu,


đau

thắt bụng, rát bỏng trực tràng khi sử dụng


viên đạn hàng ngày
- Bisacodyl có một số tương tác với các
loại thuốc khác như digoxin, thuốc kháng
axit và chất đối kháng thụ thể H2

19
Nhuận Sorbitol -15–30 -Có tác dụng thúc đẩy sự hydrat hóa các
tràng mL chất trong ruột, kích thích tiết
thẩm thấu cholecystokinin-pancreazymin và tăng
đường
nhu động ruột nhờ tác động thẩm thấu.
uống

dung -Tác dụng phụ: Co thắt bụng, đầy hơi

dịch

70%,
1-2

lần/ngày;

-120 mL
dung

dịch 25-
30%
đường
trực
tràng

Polyethylene 17 gam Tác dụng phụ: Đại tiện không tự chủ


glycol đường

uống
1

lần/ngày

20
Magnesi - -Tác dụng phụ: Ngộ độc magnesi, mất
Magnesi nước, đau thắt bụng, đại tiện không tự
clorua chủ, tiêu chảy
hoặ -Lưu ý ở bệnh nhân cao tuổi: thường cần
c giảm liều vì gây tổn thương thận. Nếu bị
Magnesi suy thận nặng, liều không được quá 20h
sulfat trong 48h, phải giám sát nồng độ
dạng magnesi huyết thanh.
viên, 1–
3
g, 4
lần/ngày

-Sữa

Magnesi
đường
uốn
g 30–60

mL/ngày

-Magnesi

citrat 150-
300
mL/ngày
(lên đến 360
mL)

21
Nhóm bôi Dầu khoáng 15–45 Tác dụng phụ: Viêm phổi mỡ,
trơn mL kém hấp thu các vitamin tan
trong chất béo, mất nước, đại
đường uống 1
tiện không tự chủ
lần/ngày

Ricinoleic Dầu thầu dầu 15 mL, - Sử dụng kéo dài có thể gây
acid nhưng hiếm mất nước, chất điện giải và
khi được chỉ chất dinh dưỡng quá mức.
định cho táo - Không dùng dầu thầu dầu
bón trước khi đi ngủ vì tác dụng
thường nhuận tràng xảy ra nhanh
xuyên. chóng.

Glycerin đặt 1 viên đạn, 1 -Thuốc bắt đầu có tác dụng sau
hậu môn lần/ngày 15-30 phút

-Tác dụng phụ: Kích ứng trực


tràng

g) Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi


- Lưu trữ nội dung câu hỏi, câu trả lời và tài liệu tham khảo bằng văn bản,
lưu trong máy tính để cung cấp lại khi cần thiết, trả lời các câu hỏi tương
tự, tra cứu trong tương lai.
- Thu thập thông tin phản hồi để đảm bảo câu hỏi đã được trả lời một cách
đầy đủ, chính xác, cập nhập thêm câu trả lời để thỏa mãn nhu cầu của hội
đồng.

22

You might also like