You are on page 1of 17

Đề 2018

Câu 1. Trình bày phân loại nguồn thông tin theo cấp độ. Nêu ưu nhược điểm mỗi loại
và nêu VD minh họa.
Câu 2. Nêu quy trình 7 bước tìm thông tin thuốc. Trong bước “phát triển chiến lược
tìm kiếm” thì quá trình tìm kiếm nguồn thông tin theo các cấp độ theo trình tự như thế
nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
Câu 3. Trình bày các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin từ các nguồn cấp 1, 2, 3.
Câu 4. Trình bày các bước tìm kiếm thông tin trên Pubmed
BN nam 65 tuổi bị suy thận kèm tăng huyết áp. Dùng ramipril 1 tháng không thấy đỡ.
Có nên dùng nifedipin trong trường hợp này? So sánh tác dụng hạ áp của 2 loại thuốc.
Đề 2019
Câu 1 (2.5d). Trình bày ý nghĩa của Thông tin thuốc. Trình bày về nguồn thông tin cấp
1 và nêu ưu, nhược điểm.
Câu 2 (2.5d). Nêu quy trình 7 bước Thông tin thuốc. Nêu chi tiết bước “đánh giá, phân
tích và tổng hợp thông tin”.
*Nêu đề mục 7 bước tìm kiếm, phân tích kỹ bước 5
Câu 3 (2.5d). Trình bày một số nguồn tài liệu cấp 3 để tra cứu thông tin liên quan đến
thuốc và việc sử dụng thuốc.
*Nêu tên và phân loại các nguồn tài liệu cấp 3, nếu không nhớ được hết có thể phân
tích 3−4 nguồn cụ thể
Câu 4 (2.5d). Trình bày quy trình tìm kiếm thông tin thuốc cho tình huống lâm sàng cụ
thể sau:
Bệnh nhân nữ A, 29 tuổi, đang mang thai ở tháng thứ 7. Bệnh nhân xuất hiện đau răng
mấy ngày gần đây kèm theo sốt. Sau khi đi khám, bác sỹ đã kê đơn thuốc có
Mofen−400 (Ibuprofen). Bệnh nhân gửi thư điện tử xin ý kiến tư vấn của dược sĩ.
Theo anh/chị việc dùng Ibuprofen liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
*Sử dụng quy trình 7 bước áp dụng vào trường hợp cụ thể này. Với tài liệu cấp 3 cần
nêu tên ví dụ một số sách, web.
Đề cương
1. Thông tin thuốc
1
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
− Đại cương

● Giới thiệu
o Ngày nay, với sự lớn mạnh của công nghệ thông tin, thông tin
thuốc đang có sự phát triển cả về số lượng, chiều sâu, rất nhiều cơ sở dữ
liệu khác nhau đã ra đời phục vụ công tác tra cứu trong thực hành
lâm sàng.
o Điều đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin thuốc
nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức mới trong việc lựa chọn nguồn cơ
sở dữ liệu đáng tin cậy.
● Định nghĩa: Thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin
có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng,
phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc
biệt (trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối
tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp
ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y,
dược hoặc của người sử dụng thuốc.
● Chức năng của Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản
ứng có hại của thuốc: Giúp Bộ y tế xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu thông
tin về thuốc bao gồm cả thông tin về cảnh giác dược, đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về thông tin thuốc và
cảnh giác dược.
● Ý nghĩa
o Hỗ trợ cho công tác lâm sàng
o Trả lời các câu hỏi liên quan đến:
▪ Hướng dẫn sử dụng thuốc

▪ Xây dựng phác đồ


o Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
▪ Chính sách sử dụng thuốc

▪ Lựa chọn dạng thuốc sử dụng phù hợp

2
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
o Xuất bản (tạp chí, thông tin trên website…)
o Giáo dục / giảng dạy
▪ Học viên các ngành y dược

▪ Người tiêu dùng / bệnh nhân…


o Tham gia vào kiểm soát các hoạt động điều trị
▪ Đánh giá điều trị

▪ Thông tin cho y, bác sĩ

● Tầm quan trọng


o Thuốc = Dược chất + Thông tin
o Tăng cường đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn.
o Phục vụ mục đích giám sát và đánh giá sử dụng thuốc.
o Phục vụ quyết định chính xác và kịp thời trong điều trị bệnh nhân
● Yêu cầu: Khách quan, chính xác, trung thực, tính khoa học, rõ ràng và dứt
khoát
− Phân loại các nguồn thông tin thuốc

● Theo nội dung


o Danh pháp và xác định: Tên, tên đồng nghĩa, mã, thành phần hóa học và
tính chất vật lý, các thuốc tương tự (hóa học, tác động).
o Cách sử dụng: Khuyến cáo điều trị, cơ chế tác động, liều lượng khuyến
cáo và đường sử dụng, dược động học.
o Tác dụng không mong muốn: Tác dụng phụ, tương tác, khả năng gây độc,
chống chỉ định, khả năng gây quái thai.
o Thương mại và kinh tế: Giá cả, doanh số, các công ty phân phối, nhà sản
xuất, hiệu thuốc, loại thuốc được kê nhiều nhất.
o Quy chế: Quá trình phê duyệt, các nước đã chấp thuận, hạn chế/cấm sử
dụng.
● Theo cấp độ

3
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Bài báo, công trình
gốc trên tạp chí Hệ thống mục lục Tổng hợp thông tin
khoa học, báo cáo các thông tin, bài từ nguồn cấp 1 và
Định chuyên môn, khóa tóm tắt hoặc toàn 2, tác giả thường là
nghĩa luận tốt nghiệp, các văn các thông tin chuyên gia về thuốc
nghiên cứu cơ bản, cấp 1, sắp xếp theo trong một lĩnh vực
báo cáo các chủ đề cụ thể

Sách chuyên khảo,


sách tham khảo, các
PubMed, Cochrane,
>20,000 tạp chí y chuyên luận online,
Ví dụ Tripdatabase,
sinh học Uptodate,
MIMS
Lexicomp,
Micromedex
o Hầu hết là các o Cung cấp thông
o Có t hỏi hể tìm
bằng chứng hiện tin toàn diện
kiếm thông tin về
tại o Phản ánh quan
một vấn đề cụ thể
o Phong phú và cập điểm của nhiều
có hệ thống
nhật chuyên gia trong
Ưu o Tham khảo để có
o Cung cấp dữ liệu lĩnh vực
điểm danh mục các
về loại thuốc mới o Nhanh chóng, dễ
thông tin liên
o Từng cá nhân có sử dụng cho BN
quan hoặc đọc
thể đánh giá tính o Ngắn gọn, súc
tóm tắt các thông
giá trị của nghiên tích, độ khái quát
tin cùng chủ đề
cứu cao
Nhược o Phạm vi giới hạn o Thường đòi hỏi o Tính cập nhật
điểm o Dữ liệu ít hay còn chuyên môn nhiều kém, thường chậm
gây tranh luận hơn để sử dụng ít nhất 2 năm do
o Không có sự can o Chọn lọc tài liệu phải qua biên tập
thiệp đánh giá của tham khảo và xuất bản
bên thứ 2 o Theo dõi nguồn o Độ tin cậy phụ
o Nghiên cứu đều tài liệu trước khi thuộc nhiều vào
tìm kiếm câu trả cách giải thích,
4
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
năng lực của tác
lời giả, khắc phục
o Khi muốn tìm bằng tham khảo ít
hiểu đầy đủ một nhất 2 nguồn cấp
có những hạn chế thông tin cụ thể, 3
o Quá phức tạp cho phải quay lại o Khi muốn tìm
BN nguồn thông tin hiểu đầy đủ một
ban đầu thông tin cụ thể,
o Quá phức tạp cho phải quay lại
BN nguồn thông tin
ban đầu
o Ví dụ:
▪ Cấp 1: Bài báo trên các Tạp chí Science, Medical, Medicine, Disease,
Pharmacology, Biology, Biomed, Therapy, Drug
▪ Cấp 2: PubMed, MIMS

▪ Cấp 3: Guideline của Bộ Y tế các nước, WHO; Sách Điều trị /


therapeutics của các bệnh viện, trường đại học Y Dược các nước;
Dược thư, dược điển các nước; Martindale, AHFS, Harrison’s, BNF,
Vidal; tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (cấp phép bởi FDA, EMA)
2. Phân tích, đánh giá Thông tin thuốc tìm kiếm được (từ thử nghiệm lâm sàng)
− Thông tin gì? > Câu hi PICO

● P: Problem/population/patient

● I: Intervention

● C: Control/comparison

● O: Outcome

− Ngun thông tin? > Cp 1, 2, 3

● Chiến lược tìm kiếm thông tin hiệu quả nhất: 3 > 2 >1

5
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
● Thông tin cấp 3
o Nguồn tham khảo chính thống, thường là nguồn viết tổng quan cho
nghiên cứu, tài liệu tham khảo
o Khi nào?
▪ Trả lời câu hỏi là kiến thức cơ bản

▪ Vấn đề đã được nghiên cứu rộng rãi và kết luận

▪ Nhiều chuyên gia đồng ý với câu trả lời


o Chiến lược tìm kiếm
▪ Sách “gối đầu giường”

▪ Sách online

▪ Sách offline

▪ Guideline

▪ Tờ HDSD
o Đánh giá
▪ Tác giả và uy tín tác giả: Tác giả là chuyên gia/có kinh nghiệm trong
lĩnh vực mình công bố thông tin?
▪ Nhà xuất bản và uy tín nhà xuất bản: Tài liệu có đảm bảo không bị
thành kiến hoặc mắc các lỗi quá hiển nhiên?
▪ Nội dung: Tài liệu có chứa các thông tin có liên quan?

▪ Tính cập nhật: Tài liệu có phù hợp về mặt thời gian?

▪ Trích dẫn nguồn tham khảo: Thông tin trong tài liệu có dựa trên các
nguồn tham khảo phù hợp?
● Thông tin cấp 1, 2
o Khi nào?

6
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
▪ Thông tin mới, cập nhật

▪ Muốn kiểm chứng thông tin


o Chiến lược tìm kiếm
▪ Thiết lập câu hỏi PICO

▪ Xác định từ khóa

▪ Tìm kiếm, sàng lọc

▪ Đánh giá thông tin và biện giải kết quả


o Đánh giá
▪ Phương pháp nghiên cứu: Theo tháp bằng chứng

▪ Thiết kế nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, loại
hình nghiên cứu, cỡ mẫu và chọn mẫu, các biến, xử lý thống kê
▪ Tạp chí đăng tải: Xếp hạng tạp chí khoa học

▪ Tác giả

▪ Kết quả, kết luận: Biện giải kết quả nghiên cứu

▪ Số lượt trích dẫn

− Bng chng khoa hc? > Tháp bng chng

7
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
● Nghiên cứu bệnh chứng/hồi cứu (case control)
o Tìm mối liên hệ giữa bệnh (hiện tại) với yếu tố nguy cơ (quá khứ)
o Thiết kế bắt đầu từ nhóm bệnh/không bệnh, tra hỏi thông tin về tiền sử
● Nghiên cứu thuần tập/đoàn hệ (cohort)
o Tìm mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ (hiện tại) với bệnh (tương lai)
o Thiết kế bắt đầu từ nhóm có/không tiếp xúc với nguy cơ, theo dõi dọc
thời gian
● Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT)
o Thiết kế nhằm mục đích đo lường và định lượng sự khác biệt giữa 2
phương pháp điều trị (can thiệp/mới so với chứng)
o Kết quả có thể dùng để làm căn cứ thay đổi thực hành lâm sàng
▪ Vai trò quyết định trong chứng minh hiệu quả thuốc ở phase III

▪ Chỉ định của thuốc phải căn cứ trên kết quả RCT

▪ Một số RCT tiến hành sau khi thuốc đã được cấp phép để làm căn cứ
mở rộng hoặc thu hẹp chỉ định phase IV
▪ Căn cứ xây dựng hướng dẫn điều trị

▪ Một số trường hợp kết quả 1 RCT không phản ảnh được thực tế điều
trị trên quy mô rộng
8
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y

Phân tích gp (metaanalysis) và tng quan h thng (systematic review)

o Dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu đơn lẻ (thường dùng RCT)
o Bộ số liệu phong phú, đầy đủ, đáng tin cậy
o Kết quả tổng quát được cho một quần thể BN lớn
− Thời điểm có thông tin?
3. Chiến lược tìm Thông tin thuốc
− Quy trình 7 bước thông tin thuốc

● Xác định đặc điểm người yêu cầu


o Tên, địa chỉ, điện thoại, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn…
o Xây dựng câu trả lời phù hợp nhất, đảm bảo liên hệ được với khách hàng
● Thông tin cơ bản từ người yêu cầu
o Câu hỏi TTT ban đầu, các câu hỏi với mục đích làm rõ yêu cầu TTT: các
nguồn đã dùng, đối tượng, các xét nghiệm và thuốc hiện có, tính cấp thiết
o Trả lời câu hỏi “Tại sao khách hàng yêu cầu TTT này”
● Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng
o Xác định chính xác câu hỏi TTT: Đảm bảo câu trả lời đáp ứng yêu cầu
khách hàng
o Phân loại: Thông tin liên quan đến đặc tính và cách dùng (bào chế, sinh
khả dụng, dược lực học, hướng dẫn sử dụng, ADR, đối tượng đặc biệt, độ
ổn định, tương tác…), luật, chính sách y tế, số đăng kí, giá cả…
● Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm
o Căn cứ nội dung chuyên biệt của thông tin cần tìm kiếm
o Lựa chọn cơ sở dữ liệu để tra cứu thông tin theo các lĩnh vực cụ thể
▪ Chủ yếu sử dụng nguồn cấp 3 (ebooks, phần mềm offline, online, sách
giấy) khi: câu hỏi là kiến thức cơ bản, vấn đề đã được nghiên cứu rộng
rãi và kết luận, nhiều chuyên gia đã đồng ý với câu trả lời.

9
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
▪ Chủ yếu sử dụng nguồn cấp 1, 2 (sách, online) khi: vấn đề mới, chưa
có sự đồng thuận giữa các chuyên gia, có bằng chứng mâu thuẫn.
o Chiến lược hiệu quả nhất: 3 > 2 > 1
● Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin
o Cùng một vấn đề có nhiều thông tin liên quan, có thể giống hoặc khác,
thậm chí trái ngược −> Thông tin phải qua phân tích, đánh giá, tổng hợp
thành ý kiến trả lời.
o Tiêu chí về chất lượng thông tin
▪ Khách quan

▪ Có giá trị khoa học

▪ Dựa trên bằng chứng

▪ Cập nhật
o Đánh giá thông tin cấp 3
▪ Tác giả là chuyên gia/có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình công bố?

▪ Tài liệu phù hợp về thời gian?

▪ Thông tin có dựa trên nguồn tham khảo phù hợp?

▪ Tài liệu chứa thông tin liên quan?

▪ Tài liệu không bị thành kiến hoặc mắc lỗi quá hiển nhiên?
o Đánh giá thông tin từ trang web
▪ Nguồn đáng tin cậy, không liên quan đến quảng bá sản phẩm/điều trị
cụ thể?
▪ Thông tin chính xác và cập nhật?

▪ Liên kết đến trang web khác cung cấp thông tin tốt với nội dung nhất
quán?

10
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
▪ Thông tin chi tiết hóa và tham chiếu thích hợp?

▪ Xác định được tác giả để liên lạc với những câu hỏi bổ sung, bình
luận?
o Đánh giá thông tin là bài nghiên cứu
▪ Phụ thuộc loại hình nghiên cứu

▪ Phụ thuộc chất lượng nghiên cứu

▪ Phụ thuộc nội dung nghiên cứu có phù hợp với câu hỏi

● Trả lời thông tin


o Nhiều hình thức: miệng, điện thoại, thư, phiếu…
o Lưu ý
▪ Trả lời đúng câu hỏi

▪ Nếu không trả lời được / trả lời chưa đủ phải giải thích rõ

▪ Biên tập câu trả lời phù hợp người yêu cầu

▪ Trả lời đúng hạn

▪ Chuẩn bị sẵn các tình huống có thể bị hỏi thêm

▪ Nếu có nhiều tài liệu mâu thuẫn thì chỉ nên đưa khách hàng tài liệu
phù hợp với thông tin (đã phân tích tổng hợp)
● Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi
o Lưu trữ
▪ Có thể bị yêu cầu cung cấp lại thông tin

▪ Tiết kiệm thời gian nếu nhận câu hỏi tương tự

▪ Căn cứ kiểm tra lại nếu người yêu cầu nghi ngờ về tính chính xác của
câu trả lời

11
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
▪ Cần thống kê, báo cáo

▪ Sử dụng trong đào tạo


o Phản hồi
▪ Đảm bảo câu hỏi được trả lời đầy đủ, chính xác, thỏa mãn nhu cầu
khách hàng, đặc biệt trong trường hợp liên quan đến BN cụ thể
▪ Khi có thông tin thêm sau khi đã trả lời, cần tiếp tục liên lạc khách
hàng để trao đổi tiếp
− Một số nguồn thông tin hay sử dụng

● Cấp 3
o Thông tin chung: Dược thư, Martindale, AHFS, Drug Information
Handbook (DIH)
o Cách sử dụng thuốc trong điều trị
▪ Phân theo nhóm thuốc: AHFS, Martindale, Dược thư

▪ Phân theo bệnh: Applied Therapeutics, Harrison’s Principles of


Internal Medicine
o Dược động học: Basic Clinical Pharmacokinetics, Applied Clinical
Pharmacokinetics, Applied Biopharmaceutics & Pharmacokinetics
o TDKMM: AHFS, Meyler’s Side Effects of Drugs, Dược thư
o Tương tác thuốc: Stockley’s Drug Interactions, Drug Interaction Facts,
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định
o Tương hợp, tương kỵ, bảo quản thuốc tiêm: Guide to Parental
Admixtures, Handbook of Injectable Drugs
o Ngộ độc, độc tính, quá liều: Clinical Toxicology of Commercial Products,
Poisoning and Toxicology Handbook
o Sử dụng thuốc cho PNCT/CCB: Drugs in Pregnancy and Lactation,
Prescribing in Pregnancy
o Sử dụng thuốc cho trẻ em: Pediatric & Neonatal Dosage Handbook, The
Harriet Lane Handbook, BNF for Children
o Sử dụng thuốc cho người cao tuổi: Geriatric Dosage Handbook

12
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
o Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy thận: Drug Prescribing in Renal Failure
(DPRF)
o Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan: Drugs and the Liver: A Guide to
Drug Handling in Liver Dysfuntion
o Các chế phẩm lưu hành trong nước: Thuốc biệt dược và cách sử dụng,
Vidal Việt Nam, MIMS Annual, Danh mục thuốc thiết yếu, Hướng dẫn
điều trị, Tờ hướng dẫn sử dụng
● Cấp 1, 2
o Tương tác thuốc: drugs.com, medscape.com, micromedexsolutions.com
o Tổng hợp tài liệu cấp 3: MedicinesComplete
o Thông tin sản phẩm được cấp phép tại các vùng, nước (EMA, FDA,
MHRA…)
o PubMed
▪ Thiết lập câu hỏi, từ khóa theo PICO

▪ Tìm từ đồng nghĩa trên MeSH

▪ Dùng Advanced ghép các từ khóa

▪ Giới hạn kết quả tìm kiếm


o Tripdatabase, Cochrane
4. Tổ chức hoạt động Thông tin thuốc trong bệnh viện
− Đặc điểm thông tin thuốc bệnh viện

● Nhiệm vụ
o Thu thập, tiếp nhận TTT (Tên, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều…)
o Cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hợp lý
o Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị TTT bệnh viện tuyến dưới
o Thu thập, tổng hợp, báo cáo ADR
o Các vấn đề khác liên quan
● Nhiệm vụ cụ thể
o Tổ chức đơn vị TTT để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, hiệu quả
13
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
o Tham gia phổ biến, cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc
và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
o Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới
o Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị
o Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc
o Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh
o Tham gia công tác cảnh giác dược: theo dõi, tập hợp báo cáo về TDKMM
● Dược sĩ bệnh viện: Vai trò then chốt trong cung cấp TTT cho bác sĩ kê đơn,
điều dưỡng, bệnh nhân, cán bộ quản lý liên quan đến thuốc và cộng đồng
o “Tiếp cận lâm sàng”: Theo dõi bệnh nhân, theo dõi các ca lâm sàng
o Phương pháp thích hợp và thái độ đúng mực: Khiêm tốn, tự tin, chu đáo,
thận trọng…
● Thực trạng
o 100% đảm bảo cung cấp thông tin
o Tuy nhiên còn chưa đồng đều, mới chủ động làm bản tin TTT, chưa trả
lời câu hỏi cho cán bộ y tế và bệnh nhân
o Hiệu quả của đơn vị TTT chưa cao, hoạt động mang tính hình thức, đối
phó, tình hình sử dụng thuốc không được cải thiện nhiều
● Hoạt động đặc thù
o Đơn vị TTT bệnh viện Bạch Mai
o Xây dựng tài liệu TTT tại bệnh viện Nhi Trung ương
o TTT phục vụ cho xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện Bạch Mai,
Nhân dân Gia Định
o “Thông tin nhanh Edu−click” tại bệnh viện Nhi đồng I
o TTT tại bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
● Vị trí đơn vị TTT

14
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
● Tổ chức đơn vị TTT
o Cơ sở vật chất
▪ Tùy vào tuyến, mức độ công tác thông tin mà thiết bị cần thiết khác
nhau
▪ Tận dụng trang thiết bị hiện có của bệnh viện và khoa dược, nên có
bàn ghế, giá sách, tủ tài liệu, điện thoại, máy tính kết nối internet
o Người làm thông tin: Thường là dược sĩ, cũng có thể là bác sĩ, yêu cầu:
▪ Nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm

▪ Biết ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh

▪ Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin

▪ Có kiến thức dược lý, dược lâm sàng

▪ Có kiến thức sử dụng thuốc trên lâm sàng


o Nguồn tài liệu
▪ Tài liệu gốc: Dược điển, Dược thư, tập san Dược lâm sàng; từ WHO;
từ Cục quản lý Dược; về ADR; hướng dẫn điều trị từ Bộ Y tế

15
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
▪ Tài liệu tham khảo: Sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước; kinh
nghiệm từ Hội đồng thuốc bệnh viện và các đơn vị khác được đúc kết
và thừa nhận; cập nhật về nghiên cứu mới; thông tin phản hồi từ thầy
thuốc và người bệnh
● Nội dung hoạt động TTT
o Phản ứng có hại và các nguy cơ gặp phải khi sử dụng thuốc
o Các khuyến cáo
▪ Liều dùng thông thường, quá liều, liều điều trị đặc biệt

▪ Dược động học và sinh khả dụng so sánh giữa các biệt dược
o Các thông báo
▪ Những thuốc được lưu hành tại Việt Nam

▪ Những thuốc đã thu hồi và bị cấm ở Việt Nam và các nước khác
o Các thông tin
▪ Điều trị

▪ Tương tác thuốc

▪ Chống chỉ định, đặc biệt trong trường hợp phụ nữ mang thai, cho con
bú, người suy giảm chức năng gan, thận, người cao tuổi
▪ Kinh nghiệm sử dụng thuốc

− Quy trình thông tin thuốc bệnh viện

16
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y
17
Đinh Hoàng Giang “Deadfool” – SMP QH.2015Y

You might also like