You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Khoa Quản lý và Kinh tế Dược


---˜™---

TÀI LIỆU THỰC HÀNH


DƯỢC CỘNG ĐỒNG
Hà Nội, 2022

MỤC LỤC

Bài thực tập số 1: Tư vấn và bán thuốc không có đơn tại nhà thuốc
Bài thực tập số 2 + 3: Tư vấn và bán thuốc có đơn tại nhà thuốc + Quản lý
nguy cơ tại nhà thuốc
Bài thực tập số 4: Đánh giá tuân thủ điều trị và giáo dục người bệnh
BÀI THỰC TẬP SỐ 1
TƯ VẤN VÀ BÁN THUỐC KHÔNG CÓ ĐƠN TẠI NHÀ THUỐC
---˜™--
1. Đặt vấn đề
Dược sĩ cộng đồng có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người dân. Trong đó, xử trí các triệu chứng bệnh nhẹ tại nhà thuốc là công việc
hàng ngày người dược sĩ cộng đồng phải đối mặt. Đây cũng chính là những thách
thức đòi hỏi người dược sĩ phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp
hiệu quả. Bài thực tập « Kỹ năng xử trí, tư vấn với tình huống cụ thể liên quan
đến một số triệu chứng nhẹ thường gặp tại nhà thuốc sẽ giúp sinh viên » vận dụng
được các kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược cộng đồng được trang bị để tìm
hiểu chi tiết về đặc điểm một số triệu chứng bệnh nhẹ thường gặp tại nhà thuốc,
các thông tin cần khai thác, chẩn đoán phân biệt và ra quyết định xử trí phù hợp
với từng tình huống cụ thể.
2. Mục tiêu
Sau khi kết thúc bài thực tập số , sinh viên có khả năng:
- Áp dụng được kiến thức và các kỹ năng cần có trong thực hành dược
cộng đồng để phân tích một số triệu chứng bệnh nhẹ thường gặp tại nhà thuốc
cộng đồng
- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong thực hành xử trí các triệu
chứng bệnh nhẹ thường gặp tại nhà thuốc cộng đồng
2. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu để tra cứu về bệnh
+ Paul Rutter (2010), Community pharmacy – Symptoms, Diagnosis and
Treatment
+ MIMS Pharmacy
+ Hướng dẫn điều trị của Bộ y tế (nếu có)
- Tài liệu tra cứu về thuốc :
+ Dược thư quốc gia Việt Nam
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của các thuốc
+ Thuốc và Biệt dược
+ Trang web : drugs.com. BNF, EMC, Martindale, Mims
3. Lý thuyết cần có trước
• Kiến thức về dược cộng đồng
• Kiến thức về pháp chế dược
• Kiến thức về bệnh học, dược lý, dược lâm sàng
4. Hướng dẫn thực hành
Trước khi đến buổi thực tập:
• Sinh viên cần tổ chức thành các nhóm : 3-4 sinh viên/nhóm
• Sinh viên cần đọc lại các kiến thức về kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược
cộng đồng đã được học
• Mỗi nhóm cần tìm hiểu các thông tin chuyên môn cần thiết liên quan đến một
triệu chứng bệnh nhẹ theo danh sách dưới đây :
1. Cảm lạnh 4. Ho
2. Đau họng 5. Tiêu chảy
3. Viêm mũi 6. Táo bón
• Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và tổng hợp thông tin thu thập được
theo mẫu báo cáo số 1.
• Mỗi nhóm nộp lại sản phẩm là báo cáo theo mẫu 1 (dạng file điện tử) theo
địa chỉ email qlktd.hup@gmail.com. Tiêu đề email:
TT_DCD_B1_SangT4_Nhom1_To1_O1K73
Trong buổi thực tập:
Mỗi sinh viên sẽ được phân công ngẫu nhiên 01 tình huống cụ thể và tiến hành
đóng vai theo quy trình sau:
- Sinh viên đóng vai dược sỹ nhận THẺ TÌNH HUỐNG. Sinh viên đóng vai
khách hàng nhận THẺ THÔNG TIN.
- Thời gian chuẩn bị 5 phút.
- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược cộng đồng
được trang bị để thực hiện tình huống đóng vai.
- Thời gian đóng tính huống tối đa là 10 phút.
- Tình huống sẽ được quay camera lại để làm tài liệu cho các nhóm khác và
giảng viên nhận xét.
- Yêu cầu các sinh viên khác đánh giá tình huống thông qua bảng kiểm một
cách độc lập.
- Giáo viên nhận xét tình huống.
5. Lượng giá:
Điểm tổng kết được cấu thành từ các điểm sau:
- Đánh giá bài báo cáo phân tích và kỹ năng làm việc nhóm của các thành
viên: 20%
- Đánh giá thực hành đóng vai trong các tình huống cụ thể: 60%
- Thái độ thực tập: 20%
Mẫu số 1:
BÁO CÁO
Tổng hợp và phân tích thông tin về triệu chứng bệnh ..............
Họ và tên sinh viên:
Buổi thực tập: ............. Phòng thực tập số:.........................Ngày.......................

STT Nội dung


1. Đặc điểm chung về triệu chứng bệnh
2. Thông tin dịch tễ học về triệu chứng bệnh
Các nguyên nhân có thể, mức độ phổ biến của các nguyên nhân
3. Ảnh hưởng của tuổi, giới tính (nếu có)
4. Các lưu ý về ngoại hình của bệnh nhân (nếu có)
5. Cây suy luận diễn dịch – giả thuyết
6. Các dấu hiệu cảnh báo
7. Thuốc không kê đơn liên quan đến triệu chứng bệnh (ít nhất 03 thuốc):
- Tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế
- Chỉ định
- Liều dùng, cách dùng
- Chống chỉ định
- Tác dụng không mong muốn
- Tương tác (nếu có)
- Xử lý khi quên 1 liều thuốc
- Cách bảo quản thuốc tại nhà
- Các lưu ý khác (nếu có)
Lưu ý: thông tin về thuốc nhằm mục đích sử dụng để tư vấn cho người
bệnh
8. Các biện pháp không dùng thuốc (nếu có)
BÀI THỰC TẬP SỐ 2 + 3
TƯ VẤN VÀ BÁN THUỐC CÓ ĐƠN TẠI NHÀ THUỐC
+ QUẢN LÝ NGUY CƠ TẠI NHÀ THUỐC
---˜™--
1. Đặt vấn đề
Dược sĩ cộng đồng có vai trò quan trọng trong cung ứng thuốc và tư vấn sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý cho người dân. Bên cạnh vai trò xử trí, tư vấn đối với
các triệu chứng bệnh nhẹ tại nhà thuốc, dược sĩ cộng đồng còn có nhiệm vụ xử
trí, tư vấn cho khách hàng mua thuốc có đơn. Sau khi khám bệnh, khách hàng đến
nhà thuốc mua thuốc theo đơn, người dược sĩ phải có kỹ năng giao tiếp, thực
hành cung cấp thuốc và tư vấn cho khách hàng. Lưu ý, khi thực hiện bán thuốc,
thông tin và tư vấn cho khách hàng, dược sĩ cần quản lý được các nguy cơ có thể
xảy ra. Bài thực tập này sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức đã học kết
hợp với các kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược cộng đồng để thực hành xử
trí, tư vấn phù hợp, hiệu quả, đúng quy trình và đánh giá được các nguy cơ có thể
xảy ra và có giải pháp xử trí phù hợp.
2. Mục tiêu
Sau khi kết thúc bài thực tập số 2 và 3, sinh viên có khả năng:
- Áp dụng được kiến thức và các kỹ năng cần có trong thực hành dược
cộng đồng để phân tích tình huống cụ thể trong trường hợp bán thuốc có đơn với
một số bệnh mạn tính và cấp tính
- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong thực hành bán thuốc có đơn
với một số bệnh mạn tính và cấp tính
- Vận dụng được các kiến thức trong quản lý nguy cơ tại nhà thuốc
3. Tài liệu tham khảo
+ Sách giáo trình Bệnh học
+ Hướng dẫn điều trị của Bộ y tế
+ MIMS Pharmacy
+ Dược thư quốc gia Việt Nam
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của các thuốc
+ Thuốc và Biệt dược
+ Trang web : drugs.com. BNF, EMC, Martindale, Mims…
4. Lý thuyết cần có trước
• Kiến thức về dược cộng đồng
• Kiến thức về pháp chế dược
• Kiến thức về bệnh học, dược lý, dược lâm sàng
5. Hướng dẫn thực hành
Buổi 2: Tại buổi thực tập:
• Sinh viên cần tổ chức thành 6 nhóm như buổi 1
• Sinh viên cần đọc lại các kiến thức về kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược
cộng đồng đã được học, quy trình bán thuốc có đơn
• Mỗi nhóm được phát 01 đơn thuốc.
• Sinh viên tìm hiểu các thông tin cần thiết để thực hành bán thuốc theo đơn.
• Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và tổng hợp thông tin thu thập được
theo mẫu báo cáo số 2.
• Mỗi nhóm nộp lại sản phẩm là báo cáo theo mẫu 2 (dạng file điện tử) theo địa
chỉ email qlktd.hup@gmail.com. Tiêu đề email:
TT_DCD_B1_SangT4_Nhom1_To1_O1K73
Buổi 3: Tại buổi thực tập
Sinh viên sẽ được phân công 01 tình huống cụ thể và tiến hành đóng vai theo quy
trình sau:
- Sinh viên đóng vai dược sỹ nhận THẺ TÌNH HUỐNG. Sinh viên đóng vai
khách hàng nhận THẺ THÔNG TIN.
- Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong thực hành dược cộng đồng
được trang bị để thực hiện tình huống đóng vai.
- Thời gian đóng vai tình huống tối đa là 10 phút.
- Tình huống sẽ được quay camera lại để làm tài liệu cho các nhóm khác và
giảng viên nhận xét.
- Yêu cầu các sinh viên khác đánh giá tình huống thông qua bảng kiểm một
cách độc lập.
- Phân tích nguy cơ có thể xảy ra và cách xử trí nguy cơ
- Giáo viên nhận xét tình huống.
6. Lượng giá:
Điểm tổng kết được cấu thành từ các điểm sau:
- Đánh giá bài báo cáo phân tích và kỹ năng làm việc nhóm của các thành
viên: 20%
- Đánh giá thực hành đóng vai trong các tình huống cụ thể: 60%
- Thái độ thực tập: 20%
Mẫu số 2:
BÁO CÁO
Tổng hợp và phân tích thông tin về tình huống khách hàng mua
thuốc có đơn ..............
Họ và tên sinh viên:
Buổi thực tập: ............. Phòng thực tập số:.........................Ngày.......................

STT Nội dung


1. Thông tin bệnh nhân
2. Đặc điểm chung về bệnh
3. Thông tin về bệnh cần lưu ý để tư vấn/giáo dục người bệnh (nếu có)
4. Các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc (nếu có)
5. Thuốc trong đơn (tổng hợp theo thứ tự trong đơn)
- Tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế
- Chỉ định
- Liều dùng, cách dùng
- Chống chỉ định
- Tác dụng không mong muốn
- Tương tác (nếu có)
- Xử lý khi quên 1 liều thuốc
- Cách bảo quản thuốc tại nhà
- Thuốc có thể thay thế trong đơn tại nhà thuốc (nếu có)
- Các lưu ý khác (nếu có)
Lưu ý: thông tin về thuốc nhằm mục đích sử dụng để tư vấn cho người
bệnh
5. Phân tích tính hợp lý, hợp lệ của đơn thuốc
6 Phân tích các nguy cơ có thể xảy ra với người bệnh khi sử dụng đơn
thuốc và giải pháp xử trí
BÀI THỰC TẬP SỐ 4
ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH

1. Đặt vấn đề
Vấn đề tuân thủ điều trị trong đó tuân thủ sử dụng thuốc có tác động đến
hiệu quả điều trị của người bệnh. Hoạt động giáo dục người bệnh sẽ giúp tăng
cường tuân thủ điều trị cho người bệnh. Chính vì vậy, hoạt động đánh giá tuân
thủ điều trị và giáo dục người bệnh tại nhà thuốc là rất quan trọng.
2. Mục tiêu
Sau khi kết thúc, sinh viên có thể:
- Đánh giá được thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh
- Phát hiện được vấn đề cần giáo dục ở người bệnh và thực hiện được tư vấn
giáo dục cho người bệnh
3. Lý thuyết cần có trước
• Kiến thức về dược cộng đồng trong đó có tuân thủ điều trị và giáo dục
người bệnh
• Kiến thức về pháp chế dược
• Kiến thức về bệnh học, dược lý, dược lâm sàng
4. Hướng dẫn thực hành
Trước buổi thực hành:
• Sinh viên chia thành 6 nhóm như buổi 1.
• Mỗi nhóm sinh viên xây dựng 01 kịch bản bán và tư vấn thuốc có đơn hoặc
không đơn, tập trung vào vấn đề tuân thủ điều trị/ tuân thủ sử dụng thuốc
của người bệnh.
• Chuẩn bị slide đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh trong tình
huống và giải pháp thực hiện để tăng cường tuân thủ điều trị ở người bệnh
+ lập kế hoạch giáo dục người bệnh trong lần gặp kế tiếp
• Kịch bản được in và nộp cho giảng viên ngay trước buổi thực tập
Tại buổi thực hành
Mỗi nhóm tiến hành:
• Phân tích vấn đề tuân thủ sử dụng của người bệnh trong kịch bản
• Phân tích các giải pháp đã thực hiện để tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc
ở người bệnh
• Đề ra kế hoạch giáo dục người bệnh trong lần gặp kế tiếp
5. Đánh giá
Điểm tổng kết được cấu thành từ các điểm sau:
- Đánh giá bài báo cáo phân tích và kỹ năng làm việc nhóm của các thành
viên: 20%
- Đánh giá thực hành đóng vai trong các tình huống cụ thể: 60%
- Thái độ thực tập: 20%
PHỤ LỤC
BẢNG KIỂM THỰC TẬP DƯỢC CỘNG ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH CỦA DƯỢC SĨ TẠI NHÀ THUỐC
TRONG TÌNH HUỐNG ĐÓNG VAI
Tình huống: Người đánh giá:
TT Nội dung thực hiện Điểm Không Không Thực hiện Ghi chú
tối đa/ cần thực thực Đạt Chưa (Lý do chưa
Điểm hiện hiện đạt đạt)
đạt
I Tiếp đón và chào hỏi 5

1 Tiếp đón, chảo hỏi


2 Giới thiệu bản thân (tên,
chức danh chuyên môn
(nếu cần)
3 Vấn đề riêng tư (nếu có)
được giải quyết phù hợp
hoặc mức độ ưu tiên của
KH có được xem xét
II Kỹ năng hỏi 10

1 Có bắt đầu bằng câu hỏi


mở khi khai thác thông
tin
2 Có sử dụng câu hỏi đóng
hoặc thăm dò sau đó để
xác nhận lại thông tin
hoặc khám phá sâu hơn
thông tin về tình trạng
bệnh
3 Đảm bảo người bệnh
hiểu được ý nghĩa của
câu hỏi
4 Có tránh sử dụng câu hỏi
dẫn dắt
5 Có tránh sử dụng các
thuật ngữ chuyên ngành
khó hiểu khi giao tiếp với
người bệnh
6 Các câu hỏi được đưa ra
theo một trật tự logic
III Kỹ năng lắng nghe 10

1 Dành thời gian phù hợp


cho khách hàng chia sẻ
thông tin
2 Lắng nghe chăm chú và
không ngắt lời khách
hàng
3 Nghe một cách chủ động
khuyến khích khách hàng
chia sẻ thông tin
4 Nghe và hiểu đầy đủ
thông tin khách hàng đưa
ra
5 Tạo không khí thoải mái
cho khách hàng chia sẻ
thông tin
IV Kỹ năng phản hồi 10

1 Phản hồi về nội dung:


Tóm tắt lại với khách
hàng những thông tin vừa
nghe
2 Phản hồi về cảm xúc:
Thể hiện sự tôn trọng,
chia sẻ và cảm thông với
khách hàng trong quá
trình nghe.
Phản hồi đạt theo nguyên
tắc 5S
V Kỹ năng khai thác 20

thông tin và ra quyết


định điều trị
1 Xác định ai là người
bệnh
2 Có khai thác các thông
tin về dấu hiệu, triệu
chứng bệnh
3 Có khai thác các thông
tin về bệnh khác hiện
mắc, tiền sử bệnh
4 Có khai thác các thông
tin về thuốc hoặc thực
phẩm chức năng đang sử
dụng hoặc đã sử dụng
5 Có khai thác các thông
tin về tiền sử dị ứng
thuốc, thức ăn, đồ uống
6 Khai thác các thông tin
khác có liên quan (lối
sống, nghề nghiệp…)
7 Ra quyết định điều trị
phù hợp (thay đổi lối
sống- lựa chọn thuốc phù
hợp cho nhu cầu điều trị
của khách hàng hoặc
thay thuốc phù hợp (nếu
cần) – khuyên đi khám
bác sĩ)
VI Kỹ năng khuyên 20

1 Sử dụng ngôn ngữ bằng


lời và ngôn ngữ không
bằng lời (viết, làm
mẫu…) để hướng dẫn sử
dụng thuốc cho khách
hàng
2 Các thông tin quan trọng
có được đưa ra ở thời
điểm phù hợp
- Với người bệnh lần đầu
sử dụng thuốc
- Với người bệnh đã quen
với thuốc đó
3 Số lượng thông tin cung
cấp phù hợp với 1 lần
giao tiếp
4 Có đánh giá mức độ lo
lắng của KH và lưu ý khi
tư vấn những thông tin
quan trọng
5 Những tư vấn cho người
bệnh có rõ ràng, dễ hiểu
6 Với trường hợp đơn
thuốc phức tạp hoặc khi
cần thiết có tư vấn người
bệnh các biện pháp giúp
tăng cường tuân thủ điều
trị hoặc sử dụng thuốc
đúng cách như lập kế
hoạch sử dụng thuốc phù
hợp với lịch sinh hoạt, bộ
công cụ chia liều, làm
mẫu…
7 Có những lưu ý khi giao
tiếp với KH đặc biệt:
người cao tuổi, người
chăm sóc người bệnh…
VII Kết thúc buổi giao tiếp 5
1 Xác nhận lại xem bệnh
nhân đã nắm được đầy
đủ thông tin đã hướng
dẫn chưa
2 Tóm tắ, nhắc lại một số
thông tin chính cho bệnh
nhân/khách hàng (nếu
cần)
3 Hỏi xem bệnh nhân có
thắc mắc hoặc câu hỏi gì
thêm
4 Đề nghị khách hàng nếu
có bất thường thì phản
hồi lại
5 Cám ơn khách hàng
VIII Ngôn ngữ 10

1 Ngôn ngữ bằng lời phù


hợp:
- giọng nói, âm điệu và
sắc thái ngắn gọn, rõ
ràng, chính xác
- tránh sử dụng từ ngữ
mơ hồ, thuật ngữ chuyên
môn
2 Ngôn ngữ không lời (nét
mặt, cử chi, ngôn ngữ
hình thể, điệu bộ, diễn tả
nét mặt và trang phục)
phù hợp.
IX Thái độ của dược sĩ 10

1 Quan tâm, chia sẻ cảm


xúc lo lắng về bệnh với
khách hàng
2 Tôn trọng quan điểm và
ý kiến của khách hàng
3 Thể hiện sự chân thành
và nhiệt tình với khách
hàng
Tổng điểm 10
0

Nhận xét khác:

+ Ưu điểm khác đã đạt được:

+ Hạn chế và biện pháp khắc phục


Tình huống bán thuốc theo đơn (Short Checklist)
1.1. Quy trình bán thuốc kê đơn
Không Thực hiện Ghi chú
Các bước trong quy trình thực Chưa đạt Đạt
hiên
A.Tiếp đón và chào hỏi
1.Tiếp đón
2.Chào hỏi
3.Giới thiệu bản thân (tên,
chức danh)
4. Xác định danh tính, tuổi
tác, nghề nghiệp của bệnh
nhân
5. Có thái độ sẵn lòng tham
gia cuộc nói chuyện.
6.Xác nhận xem BN có sẵn
lòng tham gia cuộc nói
chuyện
B. Kiểm tra đơn
1. Kiểm tra xem bệnh nhân
có phải đối tượng đặc biệt
không?
2. Kiểm tra xem bệnh nhân
có phải trực tiếp đi mua
thuốc không?
3.Xem xét chẩn đoán bệnh
4. Xem xét các thuốc trong
đơn
C.Lựa chọn thuốc
1.Chọn thuốc theo đúng đơn
2.Trường hợp nhà thuốc
không có đúng thuốc trong
đơn cần trao đổi với người
mua về khả năng thay thế
thuốc
D.Lấy thuốc
1.Kiểm tra chất lượng các vỉ
thuốc lấy ra khỏi hộp
E.Hướng dẫn cách sử dụng
1.Hướng dẫn liều dùng,
đường dùng, cách dùng, thời
điểm dùng cho bệnh nhân.
2. Giúp bệnh nhân lập kể
hoạch uống thuốc phù hợp
với lịch sinh hoạt hằng ngày.
3.Khuyên BN phải tuân thủ
dùng thuốc
4.Trao đổi với BN về tác
dụng phụ có thể xảy ra,
tương tác thuốc-thuốc,
thuốc-thức ăn.
5.Hướng dẫn cách bảo quản
6.Kiểm tra xem bệnh nhân
đã nắm được thông tin chưa
thông qua khả năng phản hồi
7.Tóm tắt lại thông tin hoặc
nhấn mạnh những điểm
chính
F. Lưu thông tin và số liệu
G.Thu tiền, giao hàng, cảm ơn.
1.Thu tiền, giao hàng
2.Hỏi xem bệnh nhân có câu
hỏi gì nữa không
3.Cảm ơn

2.2. Quy trình bán thuốc không kê đơn (Short Checklist)


Không Thực hiện Ghi chú
Các bước trong quy trình thực Chưa đạt Đạt
hiên
A.Tiếp đón và chào hỏi
1.Tiếp đón
2.Chào hỏi
3.Giới thiệu bản thân (tên,
chức danh)
4. Xác định danh tính, tuổi
tác, nghề nghiệp của bệnh
nhân
5. Có thái độ sẵn lòng tham
gia cuộc nói chuyện.
6.Xác nhận xem BN có sẵn
lòng tham gia cuộc nói chuyện
B.Tìm hiểu thông tin về việc sử dụng thuốc của bệnh nhân
1. Khai thác triệu chứng, triệu
chứng cụ thể của bệnh, thời
điểm xuất hiện, mức độ bệnh,
2. Hỏi về các biện pháp hay
thuốc đã dùng, hiện đang
dùng để điều trị triệu chứng.
3. Khai thác được tiền sử
bệnh, điều trị bệnh lần trước.
4. Bệnh mới mắc gần nhất,
điều trị bệnh này.
5. Dị ứng thuốc.
C.Đưa ra lời khuyên đối với từng bệnh nhân
1.Giải thích cho bệnh nhân về
triệu chứng và định hướng xử
trí
2.Lựa chọn thuốc OTC và trao
đổi với BN về tên, chỉ định
của từng thuốc
3.Tư vấn các biện pháp điều
trị không dùng thuốc
4.Tư vấn cho bệnh nhân cách
làm nếu triệu chứng không
được cải thiện.
D.Lấy thuốc
1.Kiểm tra chất lượng các vỉ
thuốc lấy ra khỏi hộp
E.Hướng dẫn cách sử dụng
1.Hướng dẫn liều dùng, đường
dùng, cách dùng, thời điểm
dùng cho bệnh nhân.
2. Giúp bệnh nhân lập kể
hoạch uống thuốc phù
3.
4. hợp với lịch sinh hoạt
hằng ngày.
3.Khuyên BN phải tuân thủ
dùng thuốc
4.Trao đổi với BN về tác dụng
phụ có thể xảy ra, tương tác
thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn.
5.Hướng dẫn cách bảo quản
6.Kiểm tra xem bệnh nhân đã
nắm được thông tin chưa
thông qua khả năng phản hồi
7.Tóm tắt lại thông tin hoặc
nhấn mạnh những điểm chính
F.Thu tiền, giao hàng, cảm ơn.
1.Thu tiền, giao hàng
2.Hỏi xem bệnh nhân có câu
hỏi gì nữa không
3.Cảm ơn

You might also like