You are on page 1of 33

2/28/2021

Trường Đại học Dược Hà Nội


Bộ môn Thực vật

Mở đầu
Thực vật học
trong ngành Dược
PGS.TS. Trần Văn Ơn

Tại sao phải học Thực vật?


• Việt Nam là quốc gia đa dạng sinh học cao:
• Khoảng 12,000 loài thực vật, trong đó:
• Khoảng 5,000 loài cây thuốc
• Việt Nam có bề dầy lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc và
chăm sóc sức khỏe
• Để lại di sản rất lớn: Cây cỏ làm thuốc
• Phát triển thuốc và sản phẩm cho sức khỏe từ thảo dược:
• Là thế mạnh còn lại của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập

1
2/28/2021

Học Thực vật để làm gì


Thu hái từ Sản
tự nhiên xuất/bào
chế (CND)
1. Hái cây nào?
Hướng dẫn
Sơ chế Phân phối
sử dụng
Chế biến
(YHCT)
Trồng trọt 3. Phân biệt thật-giả?
4. Dùng dược liệu nào?

2. Trồng giống nào?

Chuỗi giá trị sản phẩm từ cây thuốc ở Việt Nam

Nhiệm vụ môn Thực vật học


trong ngành Dược:
Nhận biết cây thuốc

2
2/28/2021

Nhận biết cây thuốc


1. Phương pháp hình thái
học:
• Dựa vào đặc điểm bên
ngoài của các cơ quan dinh
dưỡng, sinh sản.

Nhận biết cây thuốc


2. Phương pháp giải phẫu
học:
• Dựa vào cấu tạo bên
trong, với sự hỗ trợ của
dụng cụ quang học.

3
2/28/2021

Nhận biết cây thuốc


3. Phương pháp sinh hoá
học:
• Dựa vào các sản phẩm chiết
ra từ cây cỏ.

4
2/28/2021

Kết quả của nhận biết


• Tên của nó là gì?: Giám định
• Tên thường dùng
• Tên khoa học
• Phân biệt với cây khác?: Phân loại
• Có bao nhiêu loại
• Phân biệt với nhau
• Chất lượng mỗi loại?

Kết luận:
Học thực vật để trả lời các câu hỏi thực tiễn
1. Hái cây nào?
2. Trồng giống nào?
3. Phân biệt cây/dược liệu thật – giả
4. Sử dụng cây/dược liệu nào
5. Nghiên cứu: Đang nghiên cứu cây nào?

10

5
2/28/2021

Mục tiêu học tập


1. Đọc và viết đượctên khoa học của cây thuốc và dược liệu bằng tiếng Latin.
2. Trình bày được đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của các loại mô thực vật, các cơ quan dinh
dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao.
3. Trình bày được vị trí phân loại, đặc điểm cấu tạovà vai trò trong ngành Dược của ngành Nấm thực và
các ngành Thực vật bậc thấp.
4. Mô tả và phân tích được đặc điểm hình thái của các họ Thực vật bậc cao có nhiều cây làm thuốc.
5. Trình bày được các khái niệm và nội dung cơ bản về tài nguyên cây thuốc ở trên thế giới và ở Việt
Nam.
6. Làm được tiêu bản vi học mô thực vật và các cơ quan dinh dưỡng rễ, thân và lá của thực vật bậc cao
để mô tả và vẽ được các đặc điểm của tiêu bản này.
7. Phân tích được đặc điểm cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao bao gồm hoa, quả và hạt bằng các
kỹ thuật phân tích đặc điểm hình thái.
8. Nhận biết được một số cây thuốc ngành Ngọc lan thông qua đặc điểm hình thái.

11

Đặc điểm môn học


1. Nhiều thông tin: Do tính đa dạng
của cây cỏ
 Cần xác định các thông tin cơ bản
nhất (cốt lõi, nhớ thi tốt, vv.)
2. Ít suy luận logic: Do tính đa dạng
và đặc thù của các nhóm cây cỏ
 Cần trí nhớ tốt, óc quan sát, thực
tiễn (học tại vườn, thực tế tại thiên
nhiên).
3. Cần có khả năng vẽ
 Có thể có được nhờ rèn luyện.

12

6
2/28/2021

Chương trình môn học


TT Tên các phần Mục tiêu
1 Đọc viết tên cây thuốc Đọc đúng tên cây thuốc, viết
bằng tiếng Latin đúng tên dược liệu bằng
tiếng Latin
2 Hình thái và giải phẫu Mô tả, nhận diện cây thuốc,
thực vật kiểm nghiệm
3 Phân loại thực vật Nhận biết các họ thực vật có
nhiều cây thuốc
4 Tài nguyên cây thuốc Khái niệm cơ bản về TNC

13

Giới thiệu
Bộ môn Thực vật

14

7
2/28/2021

Giới thiệu Bộ môn Thực vật

• Thành lập: 1902 – 1964 – Nay


• Học thuật:
• Phân loại, xác định cây thuốc
• Tài nguyên cây thuốc: Điều tra, bảo tồn và phát triển bền vững, tạo
nguồn, R&D
• Đào tạo: Đại học, cao học, tiến sỹ:
• Trong nước và quốc tế (Mỹ, Pháp, Bỉ, Thụy Điển,
Thái Lan, …)

15

Giới thiệu Bộ môn Thực vật

– Mơ ước: “Việt Nam là Vườn thảo dược


của thế giới”
– Nghiên cứu khoa học: Các đề tài về:
Tri thức sử dụng
Nghiên cứu phát triển (R&D)
Tạo nguồn theo GACP-WHO
Phát triển dược liệu gắn với PT cộng đồng
§ Nhận sinh viên nghiên cứu từ năm thứ 2

16

8
2/28/2021

Ai thích hợp?
1. Yêu thiên nhiên
2. Thích giao tiếp, đặc biệt với cộng
đồng
3. Cẩn thận, tỉ mỉ
4. Có khả năng hoạt động độc lập
5. Thích nghi cao

17

18

9
2/28/2021

PHẦN 1:
ĐỌC VIẾT TÊN CÂY THUỐC
BẰNG TIẾNG LATIN
• Tại sao cần đọc – viết tên cây thuốc bằng tiếng Latin?

19

Cây Quế

Tên cây thuốc: Cinnamomum cassia, Lauraceae


Tên dược liệu: Folium Cinnamomi cassiae

20

10
2/28/2021

Bài 1: Giới thiệu tiếng Latin

Mục tiêu học tập:


1. Giải thích được tại sao phải biết tiếng Latin?
2. Viết và phát âm đúng chữ cái tiếng Latin

21

1. Lịch sử tiếng Latin (đọc tài liệu)


• Tiếng Latin gắn với Đế quốc La Mã, tồn hàng nghìn năm
trước và sau Công nguyên, trên lãnh thổ rộng lớn:
• Châu Âu, Châu Á, Châu Phi

22

11
2/28/2021

1. Lịch sử tiếng Latin


• Nguồn gốc tiếng Latin
• Là một ngôn ngữ được bộ tộc Latium sử dụng từ thời thượng cổ,
thuộc trung tâm bán đảo Italia ngày nay.

23

Latium

24

12
2/28/2021

1. Lịch sử tiếng Latin


• Nguồn gốc tiếng Latin
• Là một ngôn ngữ được bộ tộc Latium sử dụng từ thời thượng cổ,
thuộc trung tâm bán đảo Italia ngày nay.
• Sự phát triển tiếng Latin: ngôn ngữ của Đế quốc La Mã
• Thế kỷ VIII (753 TCN): Người Latium xây dựng thành Rome trên bờ
sông Tiber, bắt đầu thời kỳ phát triển.
• Bành trướng và đánh bại các bộ tộc khác trên bán đảo Italia ngày
nay (thế kỷ III TCN) và các bộ tộc, quốc gia khác xung quanh Địa
trung hải thuộc châu Á, châu Âu và châu Phi.
• Tiếng Latium từ thổ ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức của Đế
quốc La mã - là đế quốc lớn nhất thời đó.

25

26

13
2/28/2021

1. Lịch sử tiếng Latin


• Sự suy tàn của đế quốc La Mã
• Thế kỷ II- III SCN, đế quốc La Mã bước vào thời kỳ khủng hoảng
do nội chiến.
• Thế kỷ thứ V SCN, đế quốc La Mã bi diệt vong do nội chiến và
ngoại xâm.
• Tiếng Latin bị mất tác dụng hội thoại.
• Lịch sử sử dụng tiếng Latin
• Thời kỳ đế quốc La Mã: Ngôn ngữ chính thống (nói, viết).
• Thời Trung cổ: Tôn giáo (cầu nguyện – Kitô giáo), khoa học (giảng
bài), ngoại giao.
• Thời Phục hưng: Các môn khoa học (trình bày luận văn).
• Thời hiện đại: Chỉ dùng trong Y học, Thực vật học, Dược học, chủ
yếu là trong danh pháp, đơn thuốc.
27

1. Lịch sử tiếng Latin

• Tại sao phải học tiếng Latin?


• Có nhiều từ gốc trong các lĩnh vực khoa học, như Y học, Dược học,
Thực vật học.
• Năm 146 TCN: Hy Lạp bị chinh phục. Tiếng Latin sử dụng một lượng lớn
danh từ chuyên môn [khoa học, văn hóa, triết học, vv.] Hy Lạp và Latin
hóa các danh từ đó. [Hippokrates 460-370 TCN; Galenus 129-c. 200/216
SCN]
• Ví dụ:
• Medicina, Planta, Botanista
• Fiat Panis
• Per Aspera ad Astra

28

14
2/28/2021

2. Chữ cái tiếng Latin


Bảng chữ cái
Ch c¸i Tªn gäi C¸ch ph¸t ©m VÝ dô

A a a Apis = con ong


B bª b Beta = c©y cñ cải
C* xª x, k Citrus = c©y chanh
D ®ª ® Decem = mưêi
E ª ª Bene = tèt
F Ðp – phê ph Familia = hä
G ghª gh Gutta = giät
H h¸t h Homo sapien = loµi ngưêi
29

Bảng chữ cái (tiếp)


I i i Impatiens = nãng nÈy
J i«ta i Juvenis = thanh niªn
K ca k Kola = c©y c« la
L e-lê l Latex = nhùa mñ
M em m Medicina = y häc
N en n Niger, nigra = ®en
O « « Orientalis = ë phư¬ng ®«ng
P pª p Panis = b¸nh mì
Q cu q Quercus = c©y såi

30

15
2/28/2021

Bảng chữ cái (tiếp)

R e- rê r Rosa = hoa hång


S* Ðt – xê x, d Species = loµi, dosis = liÒu
T* tª t, x Natio = quèc gia, mixtio
U u u Urina = nưíc tiÓu
V vª v Video = nhìn
X* Ých - xê cê – xê Simplex = ®¬n gi¶n
Y ip-xi-lon uy, i Lachryma = nưíc m¾t
Z dª-ta D Zona = vïng (zone)

31

2. Chữ cái tiếng Latin

• Nguyên âm và phụ âm đơn:


• Nguyên âm đơn: a, o, u, e, i, y.
• Phụ âm đơn: Các chữ cái còn lại
• Nguyên âm kép và phụ âm kép:
• Nguyên âm kép (4): ae, oe, au, eu
• Phụ âm kép (4): ch, rh, th, ph.

32

16
2/28/2021

Bốn nguyên âm kép


TT Nguyên âm Cách đọc Ví dụ Nhận xét
kép
1 AE, Æ e Caesalpinia (chi Vang)
AË, OË a-ê, ô-ê aër, aloë (a-ê-rờ - không
khí, a-lô-ê – cây lô hội)
2 OE ơ Foeniculum (chi Tiểu hồi)
3 AU au Lauraceae (họ Long não) Giống tiếng
Việt
4 EU êu Eucalyptus (chi Bạch đàn) Giống tiếng
Việt

33

Bốn phụ âm kép

TT Phụ âm kép Cách đọc Ví dụ Nhận xét


1 CH kh Charta (giấy) (Kha-rờ-
ta)
2 RH r Rheum (chi Đại hoàng) Chữ “h” câm
(Rê-um)
3 TH th Thea (chi Chè) (Thê-a) Giống tiếng Việt
4 PH ph Camphora (Long não) Giống tiếng Việt
(Cam-phô-ra)

34

17
2/28/2021

Đọc tiếng Latin

• 1 nguyên âm = 1 âm tiết
• Rosa (Hoa hồng): Có 2 nguyên âm: o và a:
• Đọc là: Rô – da
• Caesalpinia: Có 5 nguyên âm, lần lượt là: ae, a, i, i, a:
• Đọc là: Xe – dal – pi – ni – a
• Panax Vietnamensis (Sâm Việt Nam)
• Đọc là:

35

BÀI 2: DANH TỪ

36

18
2/28/2021

Mục tiêu học tập

• Phân tích được 5 đặc điểm của danh từ trong tiếng Latin
• Biết cách tra cứu danh từ trong từ điển tiếng Latin
• Biết cách tra bảng và biến cách danh từ kiểu biến cách I, II,
III, IV, và V

37

5 đặc điểm của Danh từ tiếng Latin


• Đặc điểm của danh từ

38

19
2/28/2021

Tiếng Latin
• Mulus, i,m: Con La
• Silva, ae,f: Rừng
• Specto -are-avi-atum: Nhìn

Mulus silvam spectat Mulum silva spectat


C1 C4 C4 C1

39

Mô tả cây mới
• Cây bụi xanh quanh năm cao tới 2m và có hoa lớn vào mùa
Hè.
• Frutex sempervirens diffusus ad 2m altus et latus aestate
florens.

40

20
2/28/2021

5 đặc điểm của Danh từ


• 2.2.1. Một danh từ gồm 2 phần:
• Phần không thay đổi: gọi là THÂN TỪ
• Phần thay đổi: gọi là ĐUÔI TỪ
Đuôi từ phụ thuộc vào: giống, số, vai trò của danh từ trong
câu. Sự thay đổi này được gọi là sự biến cách
Ví dụ: từ ROSA (= hoa hồng), gồm 2 phần:
• Thân từ: ROS-: không thay đổi
• Đuôi từ: -A (rosa), -AE (rosae), -ARUM (rosarum), -AM (rosam),
-AS (rosas),…thay đổi

41

5 đặc điểm của Danh từ


• 2.2.2. Giống của danh từ: Mỗi danh từ có thể thuộc một
trong 3 giống sau:
• GIỐNG ĐỰC (Masculinum), viết tắt là m;
• GIỐNG CÁI (Femininum), viết tắt là f;
• GIỐNG TRUNG (Neutrum), viết tắt là n.
Cách xác định giống của danh từ khi tra từ điển tiếng Latin:
(1) Xác định có phải là danh từ không?: có chữ N (in hoa) sau từ đó
(2) Nếu là danh từ (N), xem tiếp chữ cái thứ 2 (viết thường): m,f,n
Ví dụ: Hoa hồng = ROSA, AE (N,f,I): là danh từ, giống cái

42

21
2/28/2021

5 đặc điểm của Danh từ


• 2.2.3. Số của danh từ: Danh từ có thể ở 2 số
• Số ít (Singularis, viết tắt là Sing.)
• Số nhiều (Pluraris, Plur.).

Ví dụ:
1 bông hoa hồng: una rosa
2 bông hoa hồng: duae rosae

43

5 đặc điểm của Danh từ


• 2.2.4. Cách của danh từ: Một danh từ, tùy thuộc vai trò của nó trong câu,
có thể thuộc 1 trong 6 cách sau:
• Cách 1 (Nominative = chủ cách): Khi danh từ làm chủ ngữ trong câu –
thường được dùng trong ngành Dược
VD: Planta est alta = cây thì cao (cây thì ở cách 1)
• Cách 2 (Genitive = sinh cách): Chỉ sở hữu, dùng 2 danh từ đi với nhau
=“của” – thường dùng trong ngành Dược
VD: Búp chè = Búp của cây chè (cây chè ở cách 2)
• Cách 3 (Dative = dữ cách): Khi danh từ là bổ ngữ gián tiếp = “cho”
VD: Tôi viết thư cho ông ta (ông ta ở cách 3)

44

22
2/28/2021

5 đặc điểm của Danh từ


• Cách 4 (Accsative = đối cách): Khi danh từ là bổ ngữ trực tiếp –
thường dùng trong ngành Dược
VD: Tôi viết thư (thư ở cách 4)
• Cách 5 (Ablative = tạo cách): Chỉ sự bị động = “bởi”
VD: Đơn thuốc được viết bởi thầy thuốc (thầy thuốc ở cách 5)
• Cách 6 (Vocative = Xứng cách): Dùng để gọi, ít sử dụng trong khoa học
VD: Bạn ơi! (amice!)

45

Ví dụ: Hoa hồng = Rosa


• “Tôi hái hoa hồng”: Hoa hồng ở C4, bổ ngữ trực tiếp (hái cái gì?)
• Nếu hái một bông: ROSA -> ROS-AM
• Nếu hái nhiều bông: ROSA -> ROS-AS
• “Mùi thơm của hoa hồng”: Hoa hồng ở C2 (mùi thơm của cái gì?)
• Là của một bông hoa: ROSA -> ROS-AE
• Là của nhiều bông (một bó): ROSA -> ROS-ARUM
• Nhận xét quan trọng: Vai trò của danh từ ở trong câu được xác định
bởi đuôi từ, do đó vị trí của danh từ trong câu không quan trọng lắm.

46

23
2/28/2021

5 đặc điểm của Danh từ


• 2.2.5. Kiểu biến cách của danh từ
• Mỗi danh từ chỉ thuộc một trong 5 kiểu biến cách
• Dựa vào đuôi của danh từ ở cách 2, số ít (được ghi sẵn trong từ
điển)
• Và xác định kiểu biến cách dựa vào bảng sau

47

5 đặc điểm của Danh từ


• Bảng 4: Bảng tra kiểu biến cách của Danh từ

Kiểu biến cách I II III IV V

Đuôi từ C2, Si là AE I IS US EI

• Quy ước trong từ điển


DT C1,Si, đuôi từ C2,Si (…,Kiểu biến cách)
Ví dụ: Hoa hồng = ROSA, AE (N,f,I)
C1,Si,C2,Si, Kiểu biến cách 1

48

24
2/28/2021

5 đặc điểm của Danh từ


• Bảng 4: Bảng tra kiểu biến cách của Danh từ

Kiểu biến cách I II III IV V

Đuôi từ C2, Si là AE I IS US EI
• Xi rô = Sirurus, i: KBC II
• Bánh mì = Panis, is: KBC III
• Quả = Fructus, us: KBC IV
• Ngày = Dies, ei: KBC V

49

5 đặc điểm của Danh từ


• Chú ý:
• 1. Cần phân biệt cách và kiểu biến cách của Danh từ
• Cách: Có thể thay đổi (tùy thuộc vai trò của danh từ trong câu)
• Kiểu biến cách không thay đổi (là bản chất của danh từ đó)
• 2. Để tránh nhầm lẫn, người ta biểu diễn
• Cách của danh từ bằng con số A rập (1,2,3,4,5,6)
• Kiểu biến cách của danh từ bằng chữ số La Mã (I,II,III,IV,V)

50

25
2/28/2021

1) Các danh từ thuộc kiểu biến cách I


• Nguyên tắc: Danh từ có đuôi cách 2, số ít là AE -> thuộc KBC I
• Đại đa số là giống cái (có đuôi C1, Si là A). VD: ROSA, PLANTA, vv.
• Một số danh từ là giống đực, nhưng có đuôi C1, Si là A vẫn thuộc
KBC này. VD: BOTANISTA, AE, m (Nhà thực vật học); COLLEGA, AE,
m (đồng nghiệp/chí); vv.
• Bảng biến cách của danh từ thuộc KBC I

51

Đuôi của danh từ thuộc kiểu biến cách I


Cách Số ít Số nhiều

1 -a -ae

2 -AE -arum

3 -ae -is

4 -am -as

5 -a -is

52

26
2/28/2021

2) Các danh từ thuộc kiểu biến cách II


• Nguyên tắc: Danh từ có đuôi ở cách 2, số ít là I -> thuộc kiểu biến
cách II
• Đại đa số là giống đực (có đuôi C1, Si là us hay er) và giống trung (có
đuôi um). VD: Sirupus, i, m (xi rô); medicus, i, m (thầy thuốc); folium, i,
n (lá)
• Danh từ có đuôi là ER (ở C1,Si), cần dựa vào C2, Si để xác định thân từ:
VD: Puer, pueri, m (đứa trẻ) -> PUER – (không phải PU-)
Liber, libri, m (sách) -> LIBR; Socer, soceri, m (bố vợ) -> SOCER
• Bảng biến cách của danh từ thuộc KBC II

53

Đuôi của danh từ thuộc kiểu biến cách II


Cách Số ít Số nhiều
M (giống N (giống M (giống N (giống
đực) trung) đực) trung)
1 -us, -er -um -i -a
2 -I -I -orum -orum
3 -o -o -is -is
4 -um -um -os -a
5 -o -o -is -is

54

27
2/28/2021

3) Các danh từ thuộc kiểu biến cách III


• Nguyên tắc: Danh từ có đuôi cách 2, số ít là IS -> thuộc KBC III. Các
danh từ thuộc KBC III có thể là giống đực, cái hay trung
• Ví dụ: Panis, is (N,m,III) = bánh mì; Sulfur, uris (N,n,III) = lưu huỳnh; Radix,
radicis (N,f,III) = rễ
• Nhận xét: Số âm tiết của C1,Si và C2,Si có thể bằng nhau hay không bằng
nhau. VD:
• Panis, panis: Số âm tiết bằng nhau, thân từ là PAN-
• Radix, radicis: Số âm tiết khác nhau, cần tìm thân từ ở C2, Si -> bỏ đuôi is, do đó thân từ
là RADIC-

• Bảng biến cách của danh từ thuộc KBC III

55

Đuôi của danh từ thuộc kiểu biến cách III


(Khi số âm tiết ở C1,C2-Si bằng nhau/khác nhau)

Cách Số ít Số nhiều
M, F (giống M, F (giống đực,
N (giống trung) N (giống trung)
đực, cái) cái)

1 ... ... -es -ia/a


2 -IS -IS -ium/um -ium/um
3 -i -i -ibus -ibus
4 -em (như cách 1) -es -ia/a
5 -e -i/e -ibus -ibus

56

28
2/28/2021

4) Các danh từ thuộc kiểu biến cách IV


(tự đọc)
• Nguyên tắc: Danh từ có đuôi cách 2, số ít là US -> thuộc kiểu
biến cách IV
• Các danh từ thuộc kiểu biến cách IV có thể là giống đực, cái
hay trung

57

Đuôi của danh từ thuộc kiểu biến cách IV


Cách Số ít Số nhiều
M, F (giống đực, N (giống M, F (giống đực, N (giống
cái) trung) cái) trung)
1 -us -u -us -ua
2 -US -US -uum -uum
3 -ui -u -ibus -ibus
4 -um -u -us -ua
5 -u -u -ibus -ibus

58

29
2/28/2021

5) Các danh từ thuộc kiểu biến cách IV


(tự đọc)
• Nguyên tắc: Danh từ có đuôi cách 2, số ít là EI -> thuộc kiểu
biến cách V
• Đa số các danh từ này thuộc giống cái (f)

59

Đuôi của danh từ thuộc kiểu biến cách V


Cách Số ít Số nhiều
1 -es -es
2 -EI -erum
3 -ei -ebus
4 -em -es
5 -e -ebus

60

30
2/28/2021

Biến cách hai danh từ đi cùng nhau


• Khi có hai danh từ đi với nhau, một danh từ ở cách 2 (= của). Chỉ biến
cách một danh từ, danh từ ở cách 2 không thay đổi
• Ví dụ:
• Búp chè (= Búp của cây chè). Thì cây chè luôn ở cách 2 (số ít hay số nhiều phụ
thuộc vào hoàn cảnh. VD: Hái một búp chè hay hái nhiều búp chè).
Cách Số ít Số nhiều
1 Gemma Theae Gemmae Theae
2 Gemmae Theae Gemmarum Theae
3 Gemmae Theae Gemmis Theae
4 Gemmam Theae Gemmas Theae
5 Gemma Theae Gemmais Theae

61

Phương pháp biến cách một danh từ


• Sáu bước biến cách một danh từ
Ví dụ: biến cách danh từ “hoa hồng”, thực hiện như sau:
(1) Tra từ điển Việt – Latin: Hoa hồng = ROSA, AE (N,f,I)
(2) Xác định kiểu biến cách: thuộc KBC I (C2, Si là AE hoặc chữ số La Mã là I)
(3) Xác định thân từ: ROS- (dựa vào: đuôi từ C1, số ít – A và C2, số ít – AE)
(4) Lập bảng theo bảng biến cách mẫu (bảng 5)
(5) Viết sẵn thân từ vào bảng đó (ROS-)
(6) Điền đuôi từ theo bảng trên vào thân từ như sau:

62

31
2/28/2021

Bảng biến cách của danh từ “Rosa”

Cách Số ít Số nhiều
1 Ros –a Ros -ae
2 Ros –ae Ros -arum
3 Ros –ae Ros -is
4 Ros -am Ros -as
5 Ros -a Ros -is

63

Riêng danh từ thuộc KBC III cần thêm 2 bước


(1) Tra từ điển Việt – Latin
(2) Xác định kiểu biến cách: thuộc KBC III, có đuôi từ C2, Si là IS. Nếu danh từ đó
thuộc kiểu biến cách III, cần thêm 2 bước sau:
(3) Đếm số âm tiết: Nếu số âm tiết ở C1, Si và C2, Si không bằng nhau: Xác định
thân từ ở C2,Si
(4) Xác định giống của DT đó (vì m,n riêng, và f riêng) (giống KBC II): m,f – cột 1, n –
cột 2
(5) Xác định thân từ
(6) Lập bảng theo bảng biến cách mẫu (bảng 7)
(7) Viết sẵn thân từ vào bảng đó
(8) Điền đuôi từ theo bảng trên vào thân từ

64

32
2/28/2021

Bài tập biến cách

• Hãy biến cách các danh từ sau


• Calcaria, ae (N,f) = Đá vôi
• Bulbus, i (N,m) = Thân hành
• Arthritis, tidis (N,f) = Viêm khớp
• Genu, us (N,n) = Đầu gối
• Scabies, ei (N,f) = Bệnh ghẻ

65

Bài tập (tiếp)


• acetum, i (N,n) = giấm • aqua, ae (N,f) = nước
• acidum, i (N,n) = acid • arillus, i (N,m) = áo hạt
• agar, i (N,m) = thạch • axungia, ae (N,f) = mỡ lợn
• albumen, inis (N,n) = nội nhũ • balneum, i (N,n) = thuốc tắm
• alcohol, is (N,n) = cồn • bilis, is (N,f) = mật
• alumen, inis (N,n) = phèn • cellula, ae (N,f) = tế bào
• amylum, i (N,n) = tinh bột • essentia, ae (N,f) = tinh dầu
• animal, alis (N,n) = động vật • species, ei (N,f) = loài
• anthera, ae (N,f) = bao phấn • fructus, us (N,m) = quả

66

33

You might also like