You are on page 1of 16

1. Tìm kiếm & cứu nạn là gì?

Tìm kiếm (Search): hoạt động thường được hiệp đồng bởi trung tâm hiệp đồng cứu
nạn (RCC) hoặc trung tâm hỗ trợ cứu hộ (RSC), sử dụng cơ sở vật chất & nhân lực có
sẵn để xác định vị trí những người đang gặp khẩn nguy.
Cứu nạn (Rescue): hoạt động cứu giúp những người đang trong tình trạng khẩn nguy,
cung cấp sơ cứu ban đầu hoặc những thứ cần thiết khác & đưa họ đến nơi an toàn.
2. Giai đoạn hồ nghi, báo động & khẩn nguy là gì?
Giai đoạn hồ nghi (Uncertainty phase): thời gian bắt đầu phát sinh nghi ngờ về sự
an toàn của tàu bay hoặc những người trên tàu bay.
Giai đoạn báo động (Alert phase): tình huống trong đó có sự lo lắng về an toàn của
tàu bay & những người trên tàu bay.
Giai đoạn khẩn nguy (Distress phase): tình huống trong đó có lí do chắc chắn rằng
tàu bay & người trên tàu bay đang bị đe dọa bởi sự nguy hiểm nghiêm trọng & cần sự
trợ giúp ngay lập tức.
3. Công tác báo động & trạm báo động là gì?
Công tác báo động (Alerting service): hoạt động thông báo cho các cơ quan có liên
quan về tàu bay cần sự giúp đỡ và sự hỗ trợ của cơ sở SAR.
Trạm báo động (Alerting post): trạm được trang bị các phương tiện cần thiết nhằm
thu thập thông tin liên quan đến tàu bay trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo động,
giai đoạn khẩn nguy & chuyển thông tin đó tới các Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu
nạn có liên quan.
4. Hãy phân biệt Tàu bay lâm nguy vs Tàu bay lâm nạn vs Tàu bay mất tích?
Tàu bay lâm nguy: khi tàu bay hoặc những người trên tàu bay bị nguy hiểm mà các
thành viên tổ bay không thể khắc phục được hoặc tàu bay bị mất liên lạc & chưa xác
định được vị trí tàu bay.
Tàu bay lâm nạn: bị hỏng nghiêm trọng khi lăn, cất cánh, đang bay, hạ cánh hoặc bị
phá huỷ hoàn toàn & tàu bay hạ cánh bắt buộc ngoài sân bay.
Tàu bay mất tích: khi cuộc tìm kiếm chính thức đã kết thúc mà vị trí của các mảnh
vỡ của tàu bay vẫn không xác định được.
5. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp DVKL trong việc cung cấp dịch
vụ SAR?
1. Thiết lập các Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không trực thuộc bao
gồm:
a) Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn (Rescue Coordination Centre) chịu
trách nhiệm:
- triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
- hiệp đồng chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn;
b) Trung tâm Phụ cứu nạn (Rescue Subcentre) thuộc Trung tâm Hiệp đồng tìm
kiếm, cứu nạn thực hiện các nhiệm vụ cứu nạn trong một khu vực của vùng tìm kiếm,
cứu nạn;
c) Đơn vị Tìm kiếm, cứu nạn (Search and Rescue Unit) thuộc Trung tâm Hiệp đồng
tìm kiếm, cứu nạn, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn;
d) Trạm báo động (Alerting Post) thuộc Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn,
thực hiện nhiệm vụ:
- thu thập thông tin liên quan đến tàu bay trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo
động, giai đoạn khẩn nguy
- chuyển thông tin đó tới Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn và các cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu liên quan.
2. Thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng không, xây
dựng lực lượng tìm kiếm, cứu nạn hàng không của doanh nghiệp bảo đảm khả năng
sẵn sàng cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
3. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Cục Hàng không Việt Nam về việc thực hiện nhiệm
vụ tìm kiếm, cứu nạn, phòng chống lụt bão.
4. Lập kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn, kế hoạch đào tạo, huấn luyện, diễn tập trình Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu
nạn trực thuộc.
6. Thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn khác theo quy định của pháp luật.
6. Các cơ sở cung cấp dịch vụ SAR của doanh nghiệp cung cấp DVKL?
Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn (Rescue Coordination Centre): chịu trách
nhiệm:
- triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn
- hiệp đồng chỉ huy tìm kiếm cứu nạn trong vùng tìm kiếm cứu nạn.
Trung tâm hỗ trợ cứu nạn (Rescue Subcentre): thuộc Trung tâm Hiệp đồng tìm
kiếm cứu nạn, thực hiện các nhiệm vụ cứu nạn trong một khu vực của vùng tìm kiếm
cứu nạn.
Đơn vị Tìm kiếm cứu nạn (Search & Rescue Unit): thuộc Trung tâm Hiệp đồng tìm
kiếm cứu nạn, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
Trạm báo động (Alerting Post): thuộc Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn, thực
hiện nhiệm vụ:
- thu thập thông tin liên quan đến tàu bay trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo
động, giai đoạn khẩn nguy
- chuyển thông tin đó tới Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn & các cơ sở
cung cấp DVKL liên quan.
7. Các cơ sở cung cấp dịch vụ SAR của doanh nghiệp CHK?
Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy sân bay (Airport Emergency Coordination
Centre) chịu trách nhiệm:
- triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
- hiệp đồng chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay;
Trạm báo động (Airport Alerting Post) thuộc Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy
sân bay, thực hiện nhiệm vụ:
- thu thập thông tin liên quan đến tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong khu vực sân
bay
- chuyển thông tin đó tới Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy sân bay và các cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu liên quan;
Đơn vị Khẩn nguy, cứu nạn sân bay (Airport Emergency Rescue Unit) thuộc
Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy sân bay, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu
nạn tại cảng hàng không, sân bay.
8. Phương án tìm kiếm cứu nạn hàng không, phương án khẩn nguy sân bay?
Phương thức tiến hành tìm kiếm, cứu nạn
Phương thức nhận, phát tin tức liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn
Phương thức hiệp đồng với:
- Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm HĐB
- Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không kế cận
Phương thức nhận trợ giúp từ các Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn khác
Phương thức trợ giúp tàu bay:
- Lâm nguy, lâm nạn đang hạ cánh bắt buộc
- Tìm kiếm cứu nạn
- Tàu bay khác đang trợ giúp tàu bay lâm nguy, lâm nạn
Duy trì, bảo đảm bổ sung lương thực, y tế, thiết bị phát tín hiệu, phương tiện cứu
nguy, cứu hộ, cứu nạn
Bố trí & sử dụng phương tiện, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động tìm kiếm
cứu nạn
Phương pháp báo động trong vùng tìm kiếm cứu nạn
Trách nhiệm & quyền hạn của nhân viên được giao nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
9. Trách nhiệm của Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm Hiệp
đồng khẩn nguy sân bay?
1. Lập phương án tìm kiếm, cứu nạn hàng không, phương án khẩn nguy sân bay tương
ứng bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:
a. Phương thức tiến hành tìm kiếm, cứu nạn; phương thức nhận, phát tin tức liên quan
đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; phương thức hiệp đồng với cơ sở cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay, Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không kế
cận; phương thức nhận trợ giúp từ các Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
khác; phương thức trợ giúp tàu bay lâm nguy, lâm nạn đang hạ cánh bắt buộc, phương
thức trợ giúp tàu bay tìm kiếm, cứu nạn hoặc tàu bay khác đang trợ giúp tàu bay lâm
nguy, lâm nạn;
b. Duy trì, bảo đảm bổ sung lương thực, y tế, thiết bị phát tín hiệu, phương tiện cứu
nguy, cứu hộ, cứu nạn; bố trí và sử dụng phương tiện, hệ thống thông tin liên lạc phục
vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; phương pháp báo động trong vùng tìm kiếm, cứu
nạn;
c. Trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên được giao nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.
2. Chịu sự chỉ đạo tương ứng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh
nghiệp cảng hàng không trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, huấn luyện, diễn tập;
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch đào tạo, huấn luyện, diễn tập.
3. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp tương ứng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu,
doanh nghiệp cảng hàng không khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn; hiệp đồng
chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay liên quan, các cơ sở
tìm kiếm, cứu nạn khác để trợ giúp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
4. Bảo đảm lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng làm nhiệm vụ tìm kiếm,
cứu nạn 24/24 giờ.
5. Bảo đảm các cơ sở trực thuộc được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc đủ khả
năng nhận và xử lý thông tin khi có tai nạn xảy ra trong vùng hoặc khu vực trách
nhiệm tìm kiếm, cứu nạn; bảo đảm thông tin thông suốt, nhanh chóng phục vụ hoạt
động tìm kiếm, cứu nạn.
6. Bảo đảm các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn, đơn vị khẩn nguy, cứu nạn sân bay trực
thuộc được cung cấp đủ các phương tiện, thiết bị để nhanh chóng tới được hiện trường
và trợ giúp, cứu nạn kịp thời tàu bay lâm nguy, lâm nạn và người trên tàu bay.
7. Bảo đảm sẵn có tại các cơ sở trực thuộc các thông tin sau đây: vị trí, tên, số máy
điện thoại, tần số liên lạc vô tuyến của các Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung
ương, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm
kiếm, cứu nạn Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm
cứu nạn hàng không, Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn hàng không, Trung tâm
Hiệp đồng khẩn nguy sân bay, Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; địa
chỉ, số máy điện thoại, tần số liên lạc vô tuyến của tất cả các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, người khai thác tàu bay, các Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu
nạn khác; tần số báo động và bản đồ phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
8. Triển khai kịp thời phương án tìm kiếm, cứu nạn hàng không, phương án khẩn nguy
sân bay tương ứng; cung cấp đầy đủ, chính xác, thường xuyên những thông tin có liên
quan cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp cảng hàng không
tương ứng.
9. Đội tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường phải ưu tiên cấp cứu người sống sót, dập và
phòng chống cháy, nổ; bảo vệ hiện trường, cung cấp đầy đủ thông tin để chuẩn bị cho
công tác điều tra tai nạn.
10. Thường xuyên đánh giá hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong phạm vi trách nhiệm.
11. Lưu trữ hồ sơ, kết quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn của mình.
10. Hãy cho biết tàu bay tìm kiếm, cứu nạn phải được trang bị các phương
tiện liên lạc gì?
Tàu bay tìm kiếm cứu nạn phải được trang bị các phương tiện liên lạc trên các tần số
khẩn nguy hàng không & các tần số khác phù hợp với hoạt động tìm kiếm cứu nạn
hàng không:
- Trang bị máy thu, phát khẩn cấp trên tần số 121.5 MHz; tần số 406 MHz sử
dụng từ 02/2009.
- Trang bị máy thông tin liên lạc hai chiều trên tần số 2182 KHz khi thực hiện
tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Tàu bay tìm kiếm cứu nạn phải được trang bị một bản các kí hiệu mã, code quốc tế
liên quan đến HĐB dân dụng & hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
11. Tàu bay tìm kiếm cứu nạn phải được mang theo những thiết bị cứu nạn,
cứu sinh gì?
Tàu bay tìm kiếm cứu nạn phải được mang theo thiết bị cứu nạn, cứu sinh để trợ giúp
người bị nạn. Thiết bị cứu trợ, cứu nạn, cứu sinh phải được đóng gói phù hợp, phân
biệt rõ tính chất hàng hoá bên trong bằng màu sắc, chỉ dẫn & các kí hiệu, có bản
hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt & tiếng Anh. Vật dụng trong thùng đựng hàng hay
gói đựng hàng có hình cờ đuôi nheo theo màu:
a) Màu đỏ: thiết bị y tế cứu trợ ban đầu
b) Màu xanh da trời: thức ăn & nước uống
c) Màu vàng: thức ăn & quần áo bảo vệ
d) Màu đen: các thiết bị khác nhau: lò sấy, rìu, la bàn, đồ dùng nhà bếp & các thiết bị
cần thiết khác.
12. Phương thức hiệp đồng cho giai đoạn hồ nghi & giai đoạn báo động?
Đối với giai đoạn hồ nghi: Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không
phải phối hợp với:
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm HĐB
- Cơ quan & lực lượng khác có liên quan
nhằm nhanh chóng đánh giá chính xác thông tin nhận được.
Đối với giai đoạn báo động: Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không
phải:
- Thông báo ngay cho các đơn vị tìm kiếm cứu nạn hàng không tương ứng
- Báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm, cứu nạn hàng không
của Cục Hàng không Việt Nam
- Triển khai kế hoạch hành động tương ứng.
13. Phương thức hiệp đồng cho giai đoạn khẩn nguy?
Thông báo & phối hợp với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn hàng không triển khai lực
lượng, phương tiện theo kế hoạch đã được phê duyệt
Thực hiện kĩ thuật tìm kiếm; phối hợp với các cơ sở liên quan nghiên cứu, xác
định vị trí tàu bay lâm nạn, xác định phạm vi khu vực tìm kiếm
Thông báo cho người khai thác tàu bay & giữ liên lạc thường xuyên trong quá
trình tìm kiếm cứu nạn; thông báo cho các Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn
kế cận nếu thấy cần thiết
Thông báo cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm HĐB có liên quan khi nhận được
thông tin từ những nguồn khác; chuyển thông tin liên quan đến hoạt động tìm kiếm
cứu nạn tới cơ sở cung cấp DVKL trong khu vực tàu bay lâm nạn để thông báo cho
các tàu bay đang hoạt động trong khu vực biết & trợ giúp tìm kiếm cứu nạn
Yêu cầu tàu bay đang bay, tàu thuyền, tàu biển & các phương tiện khác trong khu
vực tàu bay lâm nạn tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không
Duy trì canh nghe tín hiệu phát ra từ tàu bay lâm nạn hoặc từ máy phát định vị
khẩn nguy; lập kế hoạch hướng dẫn tìm kiếm cứu nạn tàu bay lâm nạn
Thông báo thường xuyên mọi tin tức cho Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu
nạn hàng không có liên quan
Báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm, cứu nạn hàng không của
Cục Hàng không Việt Nam.
14. Chỉ định cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn chủ trì thực hiện tìm
kiếm cứu nạn?
Khi giai đoạn khẩn nguy chưa kết thúc đối với tàu bay lâm nạn mà chưa xác định
được vị trí & có thể ở một hoặc nhiều vùng tìm kiếm cứu nạn, Cơ sở cung cấp dịch vụ
tìm kiếm cứu nạn phải triển khai hành động theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của
Quy chế này và thống nhất với Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn kế cận để
chỉ định Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn chủ trì thực hiện trách nhiệm tìm
kiếm, cứu nạn.
Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn chủ trì thực hiện tìm kiếm cứu nạn là cơ sở
chịu trách nhiệm ở một trong các vùng sau:
- Vùng mà trong đó tàu bay báo cáo lần cuối cùng
- Vùng mà trong đó tàu bay sẽ tới khi điểm báo cáo cuối cùng là ranh giới của
hai vùng tìm kiếm cứu nạn
- Vùng mà tàu bay đã tới nhưng không được trang bị vô tuyến liên lạc hai chiều
thích hợp hoặc không bắt buộc giữ liên lạc vô tuyến.
Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn chủ trì phải thông báo tới các Cơ sở cung
cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn tham gia tìm kiếm cứu nạn về diễn biến & kết quả trong
quá trình tìm kiếm, cứu nạn.
15. Việc kết thúc tình trạng khẩn cấp, hoạt động tìm kiếm cứu nạn?
Trong giai đoạn hồ nghi/giai đoạn báo động, khi có cơ sở xác định không còn
tình trạng khẩn cấp nữa, doanh nghiệp cung cấp DVKL, doanh nghiệp CHK phải
thông báo kết thúc tình trạng khẩn cấp tới các cơ quan, đơn vị, cơ sở, lực lượng tham
gia tìm kiếm cứu nạn.
Trong giai đoạn khẩn nguy, TH tìm thấy tàu bay lâm nạn, doanh nghiệp cung
cấp DVKL, doanh nghiệp CHK phải thông báo cho Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão
và Tìm kiếm, cứu nạn hàng không của Cục Hàng không Việt Nam để quyết định kết
thúc hoạt động tìm kiếm & thông báo đến các đơn vị, lực lượng tham gia tìm kiếm
cứu nạn.
Sau khi hoàn tất việc cứu nạn, doanh nghiệp cung cấp DVKL, doanh nghiệp
CHK báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn hàng không của
Cục Hàng không Việt Nam để quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn & thông báo đến
các đơn vị, lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn. Sau khi có quyết định kết thúc
hoạt động cứu nạn, doanh nghiệp cung cấp DVKL, doanh nghiệp CHK bảo vệ hiện
trường, bàn giao cho cơ quan điều tra tai nạn tàu bay.
Trong giai đoạn khẩn nguy, việc triển khai công tác tìm kiếm tàu bay lâm nạn đã
thực hiện quá 6 tháng tính từ ngày công bố giai đoạn khẩn nguy mà không có kết quả,
doanh nghiệp cung cấp DVKL báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải xem xét & tuyên bố kết thúc việc tìm kiếm.
16. Các hành động của tổ lái quan sát thấy tàu bay khác bị khẩn nguy?
Khi cơ trưởng quan sát thấy tàu bay khác hoặc surface craft đang gặp khẩn nguy, phi
công nên, nếu có thể hoặc trừ khi đươc xem là bất hợp lí hoặc không cần thiết:
a) Tiếp tục quan sát tàu bay găp nạn cho tới khi buộc rời hiện trường hay được khuyên
bởi trung tâm hiệp đồng cứu nạn rằng việc đó là không cần thiết
b) Xác định vị trí tàu bay lâm nguy
c) Nếu thích hợp, báo cáo cho trung tâm hiệp đồng cứu nạn hoăc cơ sở cung cấp
DVKL nhiều thông tin sau nhất có thể:
- Loại tàu bay lâm nguy, tình trạng & số hiệu đăng kí tàu bay
- Vị trí tàu bay được mô tả trên hệ toạ độ lưới hoặc địa lí, khoảng cách & hướng
thực từ mốc riêng biệt hoặc từ thiết bị hỗ trợ dẫn đường vô tuyến
- Thời gian quan sát được thể hiện bằng giờ & phút theo giờ quốc tế
- Số lượng người quan sát được
- Có quan sát thấy người rời khỏi tàu bay gặp nạn không
- Điều kiện thời tiết tại hiện trường
- Tình trạng thể chất rõ ràng của người sống sót
- Tuyến đường tiếp cận khu vực khẩn nguy tốt nhất trên mặt đất
d) Hành động theo chỉ dẫn của trung tâm hiệp đồng cứu nạn hay cơ sở cung cấp
DVKL.
17. Tai nạn tàu bay là gì? (Khoản 2 Điều 104 Luật HKDD)
Tai nạn tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay trong khoảng thời gian
từ khi bất kỳ người nào lên tàu bay để thực hiện chuyến bay đến khi người cuối cùng
rời khỏi tàu bay mà xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Có người chết hoặc bị thương nặng do đang ở trong tàu bay hoặc do bị tác động
trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của tàu bay, kể cả những bộ phận bị văng ra từ tàu
bay hoặc do bị tác động trực tiếp của khí phát thải từ động cơ tàu bay, trừ trường hợp
thương tổn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự gây ra hoặc do người khác
gây ra và thương tổn của hành khách không có vé trốn ở bên ngoài khu vực dành cho
hành khách hoặc tổ bay;
b) Tàu bay hoặc kết cấu của tàu bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của kết
cấu, tính năng bay của tàu bay dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị
hỏng, trừ những hỏng hóc hoặc sự cố của động cơ tàu bay chỉ ảnh hưởng đến động cơ
tàu bay, vỏ bọc hoặc thiết bị của động cơ tàu bay hoặc hỏng hóc chỉ ảnh hưởng đến
cánh quạt tàu bay, đầu cánh tàu bay, ăng ten, lốp, phanh, bộ phận tạo hình khí động
học của tàu bay hoặc chỉ là vết lõm, lỗ thủng nhỏ ở vỏ tàu bay;
c) Tàu bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.
18. Mục tiêu của điều tra tai nạn tàu bay là gì? (4 ý)
Mục tiêu của việc điều tra tai nạn tàu bay là nhằm xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn
tàu bay và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong tương lai.
19. Các sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra?
Các vụ suýt va chạm yêu cầu phải có động thái tránh xảy ra va chạm hoặc tình
huống không an toàn hoặc khi hành động tránh va chạm là thích hợp.
Va chạm không được xem là tai nạn.
Chuyến bay có kiểm soát suýt va vào địa hình.
Hủy bỏ cất cánh trên đường CHC đã đóng hoặc đang hoạt động, trên đường lăn
hoặc đường CHC chưa được chỉ định.
Cất cánh từ đường CHC đã đóng hoặc đang hoạt động, từ đường lăn hoặc đường
CHC chưa được chỉ định.
Hạ cánh hoặc cố gắng hạ cánh trên đường CHC đã đóng hoặc đang hoạt động,
trên đường lăn hoặc đường băng chưa được chỉ định.
Tổng các lỗi trong việc đạt được tính năng được dự đoán trong quá trình cất cánh
hoặc lấy độ cao ban đầu.
Hỏa hoạn và/hoặc khói trong buồng lái, trong khoang hành khách, trong khoang
hàng hóa hoặc cháy động cơ, mặc dù đám cháy đó đã được dập tắt bằng cách sử dụng
chất chữa cháy.
Các trường hợp yêu cầu tổ bay phải sử dụng oxi khẩn cấp.
Lỗi cấu trúc tàu bay hoặc hỏng động cơ, bao gồm lỗi động cơ turbine không được
kiểm soát, không được xem là tai nạn.
Nhiều trục trặc của một hoặc nhiều hệ thống tàu bay ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc khai thác tàu bay.
Phi hành đoàn mất khả năng điều hành chuyến bay.
Các tình huống về phân bổ lượng nhiên liệu yêu cầu phi công phải tuyên bố tình
trạng khẩn cấp: không đủ nhiên liệu, cạn kiệt nhiên liệu, thiếu nhiên liệu hoặc không
thể sử dụng hết nhiên liệu có thể sử dụng được trên tàu bay.
Việc chiếm dụng đường CHC với độ nghiêm trọng loại A: sự cố nghiêm trọng
trong đó tránh được va chạm trong gang tấc.
Sự cố cất cánh hoặc hạ cánh: hạ cánh trước khi đến đường CHC, chạy quá tốc độ
hoặc chạy chệch khỏi đường CHC.
Lỗi hệ thống, hiện tượng thời tiết, khai thác ngoài phạm vi được phê duyệt hoặc
các sự cố khác gây ra hoặc có thể gây ra khó khăn trong việc điều khiển tàu bay.
Lỗi của nhiều hơn một hệ thống trong hệ thống dự phòng bắt buộc đối với bay
hướng dẫn và dẫn đường.
Việc vô tình hoặc, như một phương án khẩn cấp, cố ý thả một vật nặng được treo
hoặc bất kì hàng hóa nào khác được mang bên ngoài tàu bay.
20. Các hành động ban đầu được thực hiện tại hiện trường tai nạn? (7 ý)
Sở cảnh sát & cứu hỏa địa phương có thể sẽ là những quan chức đầu tiên đến hiện
trường tai nạn máy bay, do đó phải tranh thủ sự hợp tác của họ để đảm bảo bằng
chứng quan trọng không bị mất do can thiệp vào xác máy bay. Sở cứu hỏa & cảnh sát
nên biết về những dự kiến xảy ra đối với họ trong trường hợp xảy ra tai nạn máy bay,
phải có kế hoạch & sắp xếp cho các nhiệm vụ thiết yếu sau để có thể được hoàn thành
mà không bị chậm trễ:
- Thông báo cho trung tâm điều phối cứu hộ
- Thông báo cho cơ quan điều tra tai nạn máy bay & cơ quan chức năng khác khi
cần thiết
- Bảo vệ đống đổ nát khỏi nguy cơ hỏa hoạn & các thiệt hại khác
- Kiểm tra sự hiện diện của hàng hóa nguy hiểm (phóng xạ hoặc chất độc được
vận chuyển dưới dạng hàng hóa) & thực hiện hành động thích hợp
- Đặt các bộ phận bảo vệ đảm bảo đống đổ nát không bị xáo trộn
- Thực hiện các bước để bảo quản, thông qua chụp ảnh hoặc các phương tiện
thích hợp khác, bất kì bằng chứng nào có tính chất nhất thời (đá hoặc bồ hóng)
- Thu thập tên & địa chỉ của tất cả các nhân chứng mà lời khai của họ có thể hỗ
trợ cho việc điều tra vụ tai nạn.
Ngoài những sự sắp xếp này, nên giữ nguyên đống đổ nát cho đến khi nhóm điều tra
có mặt.
Cần nhấn mạnh với cảnh sát và dịch vụ cứu hộ rằng thi thể của những người thiệt
mạng, nếu có thể, nên được để tại chỗ để đội xác định nạn nhân thảm họa cũng như
nhóm điều tra khám nghiệm & ghi lại.
Tương tự, đồ đạc cá nhân nên được giữ nguyên vì vị trí của chúng có thể hỗ trợ việc
xác định nạn nhân.
Nói chung, sự xáo trộn của đống đổ nát sẽ được giới hạn ở mức cần thiết để giải cứu
những người sống sót, dập tắt đám cháy & bảo vệ công chúng.
21. Các hoạt động cứu trợ được thực hiện tại hiện trường tai nạn? (8 ý)
Mối quan tâm chính của những người đầu tiên đến nơi xảy ra tai nạn máy bay là cứu
hộ, giúp đỡ những người sống sót & bảo vệ vật dụng bên trong.
Những người liên quan đến việc trục vớt nạn nhân từ mảnh vỡ máy bay nên ghi lại
quan sát về vị trí người sống sót được tìm thấy trong máy bay và những phần mảnh vỡ
phải được di chuyển trong quá trình cứu hộ.
Nếu được, thi thể của những người thiệt mạng trong vụ tai nạn phải được giữ nguyên
cho đến khi vị trí và tình trạng của họ được ghi lại, chụp ảnh và lập biểu đồ chỉ rõ vị
trí của họ trong đống đổ nát.
Nếu thi thể bên ngoài đống đổ nát, đánh dấu vị trí thi thể bằng cọc có số nhận dạng.
Mỗi thi thể phải được gắn nhãn tương ứng ghi rõ nơi được tìm thấy.
Cần ghi chép cẩn thận dữ liệu để nhận dạng các thi thể & cung cấp thông tin hỗ trợ
việc điều tra tai nạn.
22. Các hoạt động đảm bảo được thực hiện tại hiện trường tai nạn?
Trong trường hợp các thi thể đã được đưa ra khỏi đống đổ nát của máy bay, trước khi
nhà điều tra đến, việc thiết lập hồ sơ, như đã nêu ở trên, có được duy trì hay không.
Nếu không, nhân viên cứu hộ nên được phỏng vấn để thiết lập hồ sơ. Các nhà điều tra
nên xác định xem có bất kỳ xáo trộn nào đối với xác tàu trong quá trình cứu hộ hay
không & ghi lại các xáo trộn.
Khi được thông báo về tai nạn, người phụ trách điều tra phải lập tức xác minh rằng
các phương án đã được thực hiện để đảm bảo an toàn cho đống đổ nát.
Việc này thường được sắp xếp thông qua cảnh sát, nhưng trong một số trường hợp,
quân nhân hoặc thường dân được tuyển dụng đặc biệt có thể được tuyển dụng.
23. Công tác đảm bảo an toàn thực hiện tại hiện trường tai nạn? (4 ý)
Điều tra viên cần nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn tại nơi xảy ra tai nạn và thực hiện
biện pháp phòng ngừa.
Người phụ trách điều tra hoặc điều phối viên an toàn hiện trường nên thông báo tóm
tắt cho nhóm điều tra về tất cả các mối nguy đã biết/tiềm ẩn và thiết lập các thực hành
an toàn.
Tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan cứu hỏa và chuyên gia về hàng hóa nguy hiểm để
đánh giá nguy hiểm tiềm ẩn và thông báo cho nhóm điều tra khi thích hợp.
Cần lưu ý, vai trò của điều tra viên là điều tra tai nạn, không phải chữa cháy hoặc loại
bỏ các vật liệu nguy hiểm.
24. Công tác đảm bảo an toàn thực hiện tại hiện trường tai nạn ở đô thị?
Các nguy cơ tai nạn trong đô thị có thể bao gồm: đường dây điện, rò rỉ khí đốt tự
nhiên/khí propan, dầu nóng/các chất lỏng/khí dễ cháy khác & tòa nhà trở nên không
chắc chắn do hỏa hoạn hoặc hư hỏng do va đập.
Có thể yêu cầu chuyên gia đánh giá mối nguy hiểm trước khi tiếp cận khu vực/tòa
nhà.
25. Các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi chống cháy?
Nguy cơ hỏa hoạn hầu hết liên quan đến mảnh vỡ máy bay; cần thực hiện các biện
pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho nhân viên & bảo vệ các mảnh vỡ.
Thiết bị chữa cháy phải luôn sẵn sàng khi nguy cơ hỏa hoạn vẫn còn cao; không
được phép hút thuốc trong khu vực bảo vệ.
Ngắt kết nối ắc quy tàu bay càng sớm càng tốt và xả thùng nhiên liệu máy bay.
Lượng nhiên liệu lấy ra từ mỗi thùng phải được đo và ghi lại.
Nếu có sự cố tràn nhiên liệu, nhà điều tra phải kiểm soát bất kỳ hoạt động nào có
thể làm tăng khả năng bắt lửa, ví dụ: di chuyển các bộ phận của xác tàu.
Cần kiểm soát nguồn có thể bắt lửa, ví dụ: tĩnh điện.
Tương tự, tránh vận hành thiết bị vô tuyến điện hoặc thiết bị cứu hộ cho đến khi
nguy cơ cháy được đánh giá và loại trừ.
26. Các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi có hàng hóa nguy hiểm?
Cơ quan điều tra tai nạn cần xác định chắc chắn có hàng hóa nguy hiểm trên máy bay
hay không. Việc kiểm tra sơ bộ bản kê khai hàng hóa và yêu cầu nhà điều hành sẽ giải
quyết được thắc mắc này.
Hàng hóa nguy hiểm gồm: phóng xạ, chất lỏng dễ nổ, chất độc lỏng/rắn, vi khuẩn.
Khi vận chuyển chất phóng xạ, người có chuyên môn phải thực hiện ngay các bước để
loại bỏ chúng trước khi gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho người làm việc gần đống đổ
nát.
Giới hạn lượng phóng xạ được phép mang lên máy bay; độ bền của bao bì sẽ giảm
thiểu khả năng hư hỏng thùng chứa trong tai nạn máy bay. Vì vậy, có thể có rất ít nguy
hiểm từ bức xạ.
27. Các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm từ các mảnh vỡ? (6 ý)
Việc xử lý các mảnh vỡ nguy hiểm cần sử dụng quần áo bảo hộ và thiết bị thích hợp.
Các đống đổ nát có thể xê dịch hoặc lơ lửng trên cây & cần được bảo vệ.
Việc di chuyển các bộ phận lớn hoặc mảnh vỡ phải được giám sát bởi nhà điều tra và
được thực hiện bởi các nhà điều hành chuyên nghiệp bằng cách sử dụng thiết bị thích
hợp.
28. Các chất liệu nào có thể gây nguy hiểm từ các mảnh vỡ?
Có nhiều mối nguy hiểm cụ thể đối với sự đổ vỡ: bình chứa áp suất, pháo sáng, máy
phát điện & bình tích áp.
Bình chứa áp suất bao gồm:
- bình oxi
- bình trượt sơ tán
- bình chữa cháy
- thiết bị thở
Máy tạo oxi hóa học ở trạng thái rắn có thể đạt đến nhiệt độ 400℃ khi được kích hoạt.
Tất cả các mục phải được hiển thị an toàn & được di chuyển khỏi hiện trường.
Vật liệu composite:
- carbon/graphite
- boron/vonfram
tìm thấy trong nhiều bộ phận của máy bay:
- kết cấu bên ngoài tàu bay
- bảng điều khiển
- vật liệu cabin
- động cơ phản lực
- cánh quạt.
Lốp máy bay.
Cánh quạt.
Ắc quy.
Chất lỏng & chất khí dễ cháy.
Súng/đạn dược.
Máy bay quân sự xuất xưởng & các thiết bị liên quan.
Trang thiết bị an toàn gần đây.
Uranium cạn kiệt.
Vật liệu phóng xạ.
Vật liệu cách nhiệt và muội than.
29. Trách nhiệm của quốc gia xảy ra tai nạn?
Thực hiện tất cả các biện pháp hợp lí để bảo vệ bằng chứng.
Duy trì việc giám sát an toàn tàu bay trong khoảng thời gian có thể cần thiết cho mục
đích điều tra.
Bảo vệ bằng chứng bao gồm việc bảo quản, bằng hình ảnh hoặc các phương tiện khác,
bất kì bằng chứng nào có thể bị xóa bỏ, bị mất hoặc bị tiêu hủy.
Giám sát an toàn bao gồm việc bảo vệ khỏi:
- thiệt hại thêm
- sự tiếp cận của những người không phận sự
- trộm cắp vặt
- sự xuống cấp.
Theo các quy định ở trên, quốc gia xảy ra tai nạn phải:
- Miễn nhiệm vụ giám sát tàu bay, bất kì bộ phận nào của tàu bay ngay khi
không còn được yêu cầu trong cuộc điều tra, cho bất kì người nào hoặc những
người được Quốc gia đăng kí hoặc Quốc gia khai thác chỉ định, nếu có.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tàu bay, vật dụng bên trong hoặc bất
kỳ bộ phận nào của chúng, với điều kiện, nếu tàu bay, vật dụng bên trong hoặc
bất kì bộ phận nào của chúng nằm trong khu vực mà Quốc gia thấy rằng không
thể tiếp cận, phải thực hiện việc loại bỏ đến điểm có thể cho phép tiếp cận.
- Chuyển tiếp thông báo về tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng với thời gian chậm
trễ tối thiểu & bằng các phương tiện phù hợp & nhanh nhất hiện có.
30. Các quốc gia được thông báo khi có tai nạn tàu bay xảy ra?
Quốc gia đăng kí
Nhà khai thác
Quốc gia thiết kế
Quốc gia sản xuất
ICAO, khi tàu bay tham gia có khối lượng tối đa trên 2250 kg.

You might also like