You are on page 1of 18

CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM

Kế hoạch về Hội nghị bồi dưỡng kiến thức và


tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp
luật liên quan đến công tác phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
11/28/23
Các thiết bị chủ yếu TKCN, cần trang
bị trên các phương tiện VR-SB

11/28/23
CÁC TRANG THIẾT BỊ CHỦ YẾU TRÊN TÀU VR - SB

VHF – DSC MF/HF RADAR EPIRB AIS SART

11/28/23
VHF - DSC
1. Đây là thiết bị gồm 2 máy thu phát được tích hợp chung trong một thiết bị, gồm một thiết bị thu
phát thoại trên các kênh tần VHF và một thiết bị thu phát DSC trên kênh 70. Kênh 70 này được bố
trí trực canh độc lập, nó luôn thu được các bản tin DSC từ thiết bị khác gọi đến ngay cả trong
trường hợp có kênh tần đang trao đổi thoại.

2. Để yêu cầu bắt liên lạc, chỉ việc nhấn nút gọi cấp cứu hoặc nhấn vào phím “Menu” trên mặt của
thiết bị VHF chọn chức năng ALL SHIP CALL. Khi đó, thiết bị sẽ tự động gửi bản tin DSC trên
kênh tần 70 và gần như ngay lập tức tàu đối phương sẽ nhận được.
3. Công nghệ gọi chọn số DSC cho phép truy nhập tự động tới các đài thông tin duyên hải phục vụ
cho việc phát và tiếp nhận các cuộc gọi thường và các cuộc gọi cấp cứu. Khi nhận được một báo
động cấp cứu, hệ thống DSC cho phép hiển thị lên màn hình những thông tin (tên của tàu gặp nạn,
tính chất tai nạn và vị trí tàu gặp nạn…) được cập nhật lần sau cùng. Định dạng một cuộc gọi cấp
cứu bằng phương thức gọi chọn số DSC gồm: Nhận dạng của tàu gặp nạn (9 số MMSI của tàu gặp
nạn); vị trí, thời gian mới nhất của tàu gặp nạn (Vĩ độ/Kinh độ - Latitude/Longitude); tình trạng
gặp nạn hay tính chất cấp cứu (nếu có thể). Tính chất cấp cứu gồm các tính chất, như: Cháy nổ -
Fire/Explosion; nước tràn vào tàu - Flooding; đâm va - Collision;mắc cạn - Grounding; nghiêng có
11/28/23
nguy cơ lật tàu – Listing/Capsizing; chìm - Sinking; mất điều khiển và thả trôi - Adrift; bỏ tàu –
Abandon; cướp biển - Piracy.aa
VHF - DSC

KHI GẶP SỰ CỐ VÀ TAI NẠN HÀNG HẢI TRÊN BIỂN CẢ CẦN TRỢ GIÚP

1. Trong trường hợp có đủ thời gian.


Đối với tàu có thiết bị VHF DSC thì thuyền viên soạn và cập nhật nội dung quan trọng của cuộc
gọi cấp cứu như vị trí, thời gian, tính chất bị nạn, phương thức thông tin cấp cứu…….. Ta tiến
hành như sau:
Ấn DISTRESS CALL EDIT rồi nhấn Enter sau đó cập nhật các thông số, ấn Enter để chấp
nhận thay đổi. Ấn DISTRESS bức điện được gửi đi và đồng thời có tiếng bíp báo động liên tục.
Thuyền viên có thể phát điện cấp cứu bằng phương thức thoại trên kênh 16 theo mẫu như
SYMBOL bên dưới:

11/28/23
VHF - DSC

11/28/23
VHF - DSC
- Đối với tàu cá được trang bị ICOM thì gọi cấp cứu trực tiếp trên tần số 7903KHz hoặc trên kênh 16
Gọi MAYDAY - MAYDAY - MAYDAY
Hoặc CẤP CỨU - CẤP CỨU - CẤP CỨU
- Đối với tàu cá không trang bị ICOM thì phải sử dụng điện thoại, bộ đàm 3 hoặc 6 băng tần để gọi cấp cứu
Các tàu thuyền nếu phát hiện dấu hiệu tai nạn trên biển thì phải:
- Thông báo cho các tàu xung quanh biết và yêu cầu tàu bạn đến hiện trường hỗ trợ.
- Chuyển thông tin báo nạn đến cơ quan tìm kiếm cứu nạn để được trợ giúp
- Các tàu trong khu vực bị nạn khi nghe thông tin báo nạn thì phải nhanh chóng đến hiện trường bị nạn để cứu nạn.
- Thường xuyên giữ liên lạc theo tần số quy định
Khi gặp sự cố tai nạn trên biển thì phải sử dụng các dấu hiệu sau:
- Đốt lửa tạo khói
- Dang hai tay ngang vai đưa lên đưa xuống nhiều lần
- Sử dụng các thiết bị để phát ra âm thanh.
11/28/23
- Dùng gương để phản chiếu ánh sáng
VHF - DSC
2. Trong trường hợp không đủ thời gian và nguy hiểm đe dọa thực sự.
Đối với tàu trang bị VHF DSC thì thuyền viên trên tàu mở nắp che nút DISTRESS trên
VHF DSC ấn nút DISTRESS cho đến khi có tín hiệu âm thanh vang lên.

Lúc này một báo động cấp cứu được phát đi với các thông số quan trọng của tàu bị nạn gồm :
- ID của tàu bị nạn
- Tính chất bị nạn : mặc định là không xác định (Undersingnated)
11/28/23

- Vị trí /thời gian : cập nhật tự động từ GPS


MF/HF
1. Trong tất cả các phương thức liên lạc, phương thức thoại MF/HF là phương tiện đơn giản và rẻ
nhất. Với cách sử dụng đơn giản và có chức năng an toàn trên biển, chúng ta chỉ phải trả khoảng
2000đ cho một phút gọi từ biển vào đất liền qua các Đài TTDH tới máy điện thoại cố định..

2. Để thông tin có hiệu quả trên sóng trái đất, các thủy thủ nên chọn những dải tần thích hợp cho liên
lạc với từng cự ly. Như ở trong vùng cận bờ thì dùng phương thức thoại VHF, vùng gần bờ thì
dùng MF. Khi liên lạc cần lưu ý chọn tần số thích hợp với sự truyền sóng ban ngày hoặc ban đêm.

3. Nếu trong trường hợp các tàu gặp phải tình huống tương tự như trên thì có thể canh nghe thông báo
có việc (hay còn gọi là thông báo điểm danh) cho các tàu từ Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam.
Trước khi phát thông báo điểm danh trên tần số làm việc thường phát giáo đầu trên 02 tần số 8291
kHz và 12359 kHz. Các bức điện cho các tàu có việc sẽ được thông báo trên tần số làm việc của
Đài đó. Các Đài THDH thường gọi các đài tàu dưới hình thức Điểm danh: gồm tên tàu hoặc nhận
dạng khác của tất cả các tàu có điện hoặc có việc. Danh sách các tàu này được phát trên tần số làm
việc của từng Đài TTDH 6 phiên một ngày.
11/28/23
RADAR
1. Các tàu sau đây phải trang bị RADAR
a) Tàu cao tốc chở khách cấp VR-SB (trừ tàu chạy chuyên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo với
khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km);
b) Tàu có động cơ cấp VR-SB có tổng dung tích GT ≥ 300 (trừ tàu chạy chuyên tuyến từ bờ ra đảo
hoặc giữa các đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km);
2. Thiết bị RADAR sử dụng trên tàu cấp VR-SB có tổng dung tích GT ≥ 1600 phải có tiêu chuẩn
chức năng, kỹ thuật và được chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an
toàn tàu biển (QCVN 42:2015/BGTVT).
3. Thiết bị RADAR sử dụng trên tàu cấp VR-SB có tổng dung tích GT< 1600
a) Thiết bị có giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về kiểm tra sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển (QCVN 64:2015/BGTVT); hoặc:
b) Thiết bị được sản xuất (có xuất xứ) thuộc các nước có công nghiệp điện tử hàng hải phát triển: Hoa
Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc; có giấy chứng nhận xuất xứ (CO) và giấy
chứng nhận chất lượng (CQ);
c) Thiết bị được sản xuất (có xuất xứ) từ các nước khác, có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
11/28/23
được cấp bởi cơ quan thuộc Chính phủ hoặc tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp tối thiểu
để sử dụng cho phương tiện thủy tương tự nước đó.
EPIRB
1. Các tàu sau đây phải trang bị phao S.EPIRB:
(1) Tàu khách và phà cấp VR-SB (trừ tàu khách và phà có L < 30 m chạy chuyên tuyến từ bờ ra đảo
hoặc giữa các đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km);
(2) Tàu cấp VR-SB có tổng dung tích GT ≥ 300 (trừ tàu chạy chuyên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các
đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km và tàu không có người ở).

2. EPIRB là thiết bị chỉ báo vị trí cấp cứu


(1) Phao EPIRB là thiết bị điện tử dùng để phát tín hiệu báo động cấp cứu từ các phương tiện hàng hải
bị nạn tới vệ tinh.
(2) Tín hiệu mà phao EPIRB phát đi bao gồm các thông tin quan trọng như: Mã quốc gia, nhận dạng
phương tiện mang phao (MMSI, hô hiệu…) và vị trí cập nhật của phao (nếu có)…. Đài thu tín
hiệu vệ tinh Cospas-Sarsat (LUT/MCC) phân bổ rộng khắp tại các quốc gia trên toàn thế giới,
luôn trực canh 24/24h sẽ tiếp nhận thông tin cấp cứu từ phao EPIRB tại bất cứ đâu thông qua vệ
tinh để trợ giúp việc tìm kiếm và cứu nạn.
(3) Với lợi thế nhỏ gọn, phủ sóng toàn cầu, định vị chính xác, phát tín hiệu cứu nạn liên tục trong
vòng 48h, có thể kích hoạt bằng cả hai phương thức nhân công và tự động, phao EPIRB thật sự là
thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho các chuyến hải hành.
11/28/23
EPIRB
1. Trong trường hợp có đủ thời gian.
Đối với tàu trang bị EPIRB thì dùng tay tháo EPIRB ra khỏi giá rồi vứt xuống biển hoặc sau khi
nhấc phao ra chuyển công tắc về vị trí ON đặt phao trên tàu hoặc xuồng cứu sinh để phát tín hiệu

Sử dụng mọi thiết bị liên lạc gọi đến trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu
vực hoặc Đài thông tin duyên hải, Cảng vụ hàng hải khu vực,Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh,
Ban tác chiến Bộ đội Biên phòng,các đồn biên phòng, Các tàu kiểm ngư, các tàu hải quân, Các
tàu cảng sát biển, các tàu khu vực đang hoạt động trong khu vực, các tàu cá…các lực lượng khác
11/28/23

yêu cầu sự trợ cứu hoặc cứu nạn.


EPIRB
2. Trong trường hợp không đủ thời gian và nguy hiểm đe dọa thực sự.
Đối với tàu trang bị EPIRB thì khi tai nạn xảy ra không đủ thời gian để nhấc phao EPIRB
ra khỏi giá. Trong trường hợp tàu chìm Phao EPIRB sẽ tiếp xúc với nước theo cơ chế kích hoạt tự
động, khi tàu chìm xuống một độ sâu nhất định khoảng 3 - 4m, chốt của bộ nhả thủy tĩnh sẽ bật ra
do áp lực của nước, phao được đẩy ra và nổi lên trên mặt nước. Lúc này, nước biển sẽ làm chức
năng như một dây dẫn điện nối 2 cực phao lại, phao kích hoạt sẽ phát tín hiệu lên vệ tinh

11/28/23
AIS

1. Hệ thống nhận dạng tự động AIS là một hệ thống thông tin an toàn hàng hải hoạt động trên băng
tần VHF hàng hải dùng để nhận biết thông tin giữa phương tiện thủy có trang bị AIS và các đối
tượng bên ngoài trong phạm vi phủ sóng VHF. AIS cho phép các phương tiện thủy chủ động chia
sẻ các thông tin của mình với các phương tiện, Đài TTDH hoạt động trong khu vực lân cận, các
trạm quản lý và giám sát tàu (VTS) và cơ quan quản lý hàng hải.

2. Thông tin cho hệ thống quản lý và giám sát tàu (VTS) dựa trên các thông tin thu được từ các AIS,
Radar và hệ thống định vị vệ tinh (GPS). Các dữ liệu được thu thập từ các mô đun được đóng gói
thành bản tin (60 bytes), được điều chế theo phương pháp ký tự khóa tối thiểu (GMSK) và gửi về
trung tâm qua băng tần VHF. Tại trung tâm, thông tin của tàu, được xử lý và hiển thị trên bản đồ
số. Bằng các giao diện trực quan, trung tâm có thể quản lý, giám sát các thông tin, đồng thời có
thể gửi các thông tin trở lại tàu.

11/28/23
AIS

11/28/23
SART
1. Thiết bị phát đáp radar tìm kiếm cứu nạn (SART - Search and Rescue Transponder) là một trong
những thành phần chính của hệ thống GMDSS nhằm mục đích định vị tàu bị nạn hoặc bè cứu sinh
của tàu đó trong hoạt động TKCN tại hiện trường. Chúng ta biết rằng, việc tìm kiếm một chiếc bè
cứu sinh nhỏ nhoi trên biển là một công việc không hề đơn giản nếu thực hiện bằng mắt thường,
do đó chúng ta cần phải có thiết bị phụ trợ như SART để thực hiện việc tìm kiếm này.

2. Thiết bị phát đáp radar tìm kiếm cứu nạn hoạt động trên dải tần của radar là 9 GHz, hoạt động
đúng nếu được khởi động bằng radar của một tàu khác có khoảng cách ít nhất 5 hải lý. Trong
trường hợp thu được tín hiệu phát đi từ radar của tàu, nó sẽ tự động phát đáp để tạo thành chỉ báo
đặc biệt trên màn hình radar giúp cho tàu biết và tìm được người bị nạn dễ dàng. Khi thu được tín
hiệu từ SART, radar của phương tiện cứu nạn sẽ hiển thị 12 chấm nhỏ trên màn hình radar, hướng
từ vị trí của SART dọc theo phương vị radar. Khi tàu đến gần SART khoảng 1 hải lý thì các chấm
trở thành các cung tròn và trở thành các vòng tròn đồng tâm khi tàu cứu hộ đến gần hơn.

11/28/23
SART

11/28/23
11/28/23

11/28/23 18

You might also like