You are on page 1of 78

BÀI GIẢNG

KHÍ TƯỢNG HẢI DƯƠNG


Phần 3: công tác khí tượng trên tàu
Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG TRÊN TÀU


1. Tầm quan trọng của công tác quan trắc khí tượng trên tàu
Việc quan trắc khí tượng trên tàu sẽ giúp cho người hành hải xác định được các
yếu tố khí tượng cơ bản nhất, các đặc điểm thời tiết có thể xảy ra. Từ đó có thể đánh
giá được các tác động của thời tiết ảnh hưởng tới các công tác dẫn tàu an toàn, bảo
quản hàng hóa….
Đặc biệt kết quả quan trắc còn được sử dụng bởi các nhà phân tích, các cơ quan
khí tượng đánh giá điều kiện thời tiết tại khu vực tàu đang hành trình, và xác định tính
toán sức mạnh của hệ thông thời tiết như các bề mặt front, khí áp, các hệ thống khí áp
thấp, áp cao, bão nhiệt đới…
Công tác quan trắc khí tượng trên tàu không chỉ quan trọng đối với công tác dự
báo thời tiết trên biển, mà nó còn phục vụ cho công tác dự báo thời tiết các khu vực
đất liền bởi vì các hình thái thời tiết diễn ra trên biển thường có xu hướng di chuyển
vào đất liền.
Công tác khí tượng trên tàu bao gồm các hoạt động thu thập thông tin thời tiết,
phân tích và lập dự báo thời tiết, quan trắc và lập báo cáo khí tượng thủy văn khi có
yêu cầu.
Các thông tin khí tượng thủy văn có thể thu được từ các ấn phẩm hàng hải (NP
100, NP 136, Pilot chart, Ocean current chart, Routeing charts.
Các thông tin khí tượng thủy văn cũng có thể thu được từ các hệ thống thu bản tin
thời tiết (hệ thống facsimile, Hệ thống Inmasat, Hệ thống Navtex….)
2. Chương trình tàu quan trắc tự nguyện VOS (Volantary Observing Ship)
Đây là chương trình được đưa ra nhằm mục đích thu thập các thông tin quan trắc
thời tiết từ các tàu đang di chuyển ở các khu vực khác nhau trên toàn thế giới.
VOS là một chương trình quốc tế được tổ chức Khí Tượng Thế Giới (WMO) đề
xuất và thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó các cơ quan khí tượng của mỗi
quốc gia thành viên có thể xây dựng các chương trình riêng, và yêu cầu các tàu hành
hải trong phạm vi nào đó phải thực hiện công tác quan trắc các yếu tố khí tượng, thời
tiết tại khu vực tàu đang hành trình. Dữ liệu quan trắc từ tàu sẽ phải được báo cáo về
các đơn vị quản lý khí tượng trong khu vực đó thông qua các bức điện vô tuyến. Nội
dung báo cáo sẽ phải tuân thủ theo các quy định mã hóa, định dạng của WMO
(Synoptic Code)

3. Bảng mã Synotic cho tàu của WMO


Các bức điện mã hóa được sử dụng cho việc trao đổi các thông tin khí tượng trên
phạm vi toàn thế giới. Bộ mã được tạo ra một cách dễ hiểu, thực tế và thuận tiện cho
việc ghi nhận dữ liệu bằng tay hoặc bằng máy tính. Bộ mã cũng cho phép các dữ liệu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 1


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

được truyền đi trên phạm vi quốc tế với tốc độ cao thông qua mạng viễn thông quốc
tế.
Tổ chức khí tượng thế giới WMO đã đưa ra bảng mã Synoptic sử dụng cho tàu
biển có tên là FM 13-X, các tàu sẽ mã hóa thông tin theo tiêu chuẩn này để gửi báo cáo
thông tin quan trắc thời tiết về các trạm bờ.
Bảng mã Synoptic sử dụng cho tàu biển FM 13-X-SHIP bao gồm 23 nhóm chữ cái
để ký hiệu cho các yếu tố khí tượng và hải dương, thông tin nhận dạng và dữ liệu vị trí
tàu

4. Các yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc


 Độ cao, tầm bao phủ, tổng lượng mây, loại mây
 Tầm nhìn xa
 Hướng và tốc độ gió
 Nhiệt độ không khí và nhiệt độ điểm sương
 Áp suất khí quyển và các đặc tính khí quyển
 Điều kiện thời tiết quá khứ và hiện tại
 Hướng và tốc độ tàu
 Nhiệt độ bề mặt nước biển
 Hướng, độ cao, chu kỳ của sóng biển, sóng lừng
 Băng biển.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 2


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

CÔNG TÁC QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG TRÊN TÀU

1. Dụng cụ quan trắc khí tượng trên tàu biển


1.1. Nhiệt kế (Thermometer)

 Bố trí trên tàu: hai bên cánh gà, trong buồng lái, buồng sinh hoạt, phòng làm hàng…
 Mục đích: đo nhiệt độ không khí để ghi nhật ký trong mỗi ca trực, xác định nhiệt độ
ở các khu vực cần thiết trên tàu như hầm hàng, buồng máy, nhiệt độ nước biển….

1.2. Ẩm kế (Psychrometer)

 Bố trí trên tàu: có thể ở hai bên cánh gà, trong buồng lái, phòng làm hàng…
 Mục đích: xác định nhiệt độ điểm sương – dewpoint, độ ẩm tương đối- Relative
Humidity của khối không khí ở một khu vực nào đó như: buồng lái, hầm hàng…., để
ghi nhật ký trong mỗi ca trực, lập báo cáo khí tượng….

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 3


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Một số bài toán liên quan đến ẩm kế:


- Xác định nhiệt độ điểm sương ( Dewpoint)
- Xác định nhiệt độ tương đối (RH).

1.3. Khí áp kế (Barometer)

 Bố trí trên tàu: Trong buồng lái, phòng hải đồ…


 Mục đích: xác định khí áp kế của khu vực tàu đang hành trình để ghi nhật ký trong
mỗi ca trực và quan trắc khí áp để lập báo cáo thời tiết.
 Phân loại:
- Khí áp kế thủy ngân (Mecury Barometer)
- Khí áp kế Aneroid (Aneroid Barometer)
- Khí áp kế điện tử (Electronic Barometer)
- Khí áp ký: dùng để ghi lại các thông tin về khí áp theo thời gian một cách tự động

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 4


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Các loại thông số hiệu chỉnh liên quan đến Barometer:


- Sai số dụng cụ (Bias): được xác định khi so sánh với dụng cụ chuẩn.
- Số hiệu chỉnh nhiệt độ: được tính toán dựa vào điều kiện thực tế.
- Số hiệu chỉnh trọng lực: chỉ áp dụng với khí áp kế thủy ngân
- Số hiệu chỉnh độ cao: tính toán thực thế tùy thuộc vào độ cao đặt khí áp kế
 Một số bài toán liên quan đến Khí áp kế: Hiệu chỉnh khí áp về mực nước biển: được
tính toán dựa vào điều kiện thực tế.

1.4. Thiết bị đo gió (wind metter/ Anemometer )

 Bố trí trên tàu: Trên nóc buồng lái, và bên trong buồng lái để hiển thị.
 Mục đích: xác định hướng và vận tốc gió biểu kiến, để tính toán hướng và vận tốc gió
thật để ghi nhật ký trong mỗi ca trực.
 Một số bài toán liên quan:
- Xác định hướng và vận tốc gió thật.
1.5. Bảng mã Synoptic FM 13-X dùng cho tàu
 Cấu trúc: bao gồm 23 nhóm chữ cái để ký hiệu cho các yếu tố khí tượng và hải
dương, thông tin nhận dạng và dữ liệu vị trí tàu.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 5


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Công dụng: các tàu sẽ mã hóa thông tin theo tiêu chuẩn này để gửi báo cáo thông tin
quan trắc thời tiết về các trạm bờ
Lưu ý: Khi sử dụng bảng mã Synoptic để mã hóa thông tin, nếu nhóm nào mà tàu
không thu thập được dữ liệu ứng với ký tự nào, thì ký tự trong nhóm đó sẽ được thay
thế bới dấu gạch chéo (/), nếu cả nhóm đó không có thông tin nào thì ta bỏ qua cả
nhóm chứ không đánh nhiều gạch chéo //////)
 Giải thích các ký tự: theo bảng dưới đây

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 6


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Phân đoạn theo công dụng: Bảng mã Synoptic sử dụng cho tàu gồm 3 phân đoạn
thông tin chính như sau:
- Phân đoạn 0: bao gồm 5 nhóm ký tự đầu tiên chứa các thông tin nhận dạng tàu (
Hô hiệu, số nhận dạng, ngày tháng, vị trí), và đơn vị sử dụng để chỉ tốc độ gió.
Dữ liệu trong phân đoạn 0 bắt buộc phải được cung cấp đầy đủ. Nếu không thì
bức điện báo cáo sẽ bị bỏ qua.

- Phân đoạn 1: bao gồm nhóm ký tự từ 6 - 14 tiếp theo, chứa hầu hết các thông tin
liên quan đến khí tượng (lượng mây, loại mây, hướng và tôc độ gió, tầm nhìn
xa….). Hai nhóm ký tự đầu tiên của phân đoạn này là bắt buộc.

- Phân đoạn 2: bao gồm nhóm ký tự từ 15-23 tiếp theo, chứa hầu hết các thông tin
liên quan đến sự di chuyển của tàu (hướng đi, tốc độ….), dữ liệu về hải dương
(nhiệt độ nước biển, chu kỳ và độ cao sóng biển, sóng lừng…), và dữ liệu về băng
biển và nhóm thông tin về nhiệt độ.

 Lưu ý: Khi thực hiện mã hõa thông tin, thì phải thực hiện một cách cẩn thận, chính
xá theo chỉ dẫn. Điều đó sẽ đảm bảo các thông tin người cũng cấp sẽ mô tả chính xác
tình hình khí tượng hải dương tại khu vực tàu quan sát.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 7


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2. Quan trắc mây, tầm nhìn xa, giáng thủy, hướng và tốc độ gió
2.1. Quan trắc mây
2.1.1. Tổng quan về quan trắc mây
 Khái niệm về quan trắc mây: Là việc theo dõi thường xuyên các thuộc tính của mây
(loại mây, sự hình thành, độ che phủ…) để xác định các yếu tố, hiện tượng thời tiết
hiện tại và dự báo các yếu tố, hiện tượng thời tiết trong tương lai phục vụ công tác
trên tàu.
 Bài toán xác định độ cao chân mây cơ bản - Cu (the heigh of the base of cloud)
Công thức tính độ cao chân mây Cu:
The height of cloud base = (air temperature – dewpoint) x 236
Trong đó: Nhiệt độ của không khí và nhiệt độ điểm sương có đơn vị là độ F.
Độ cao chân mây tính bằng Feet
Find the difference between the surface temperature and the dew point. This
value is known as the "spread". Divide the spread by 4.4 (if temperatures are in
°F) or 2.5 (if temperatures are in °C), then multiply by 1000. This will give the
altitude of the cloud base in feet above ground level

 Các phương pháp quan trắc mây


- Quan trắc bằng mắt thường
- Quan trắc qua ảnh Vệ tinh (thường được thực hiện bởi các đơn vị trên bờ)
 Các nội dung được thực hiện đối với công tác quan trắc mây
- Quan trắc tổng lượng mây
- Nhận dạng các loại mây ( mây tầng thấp, tầm trung và tầm cao)
- Xác định chiều cao chân mây
- Quan trắc lượng mây tầng thấp, tầng trung, tầng cao….
2.1.2. Quan trắc tổng lượng mây (mức độ che phủ của mây)
 Định nghĩa: Tổng lượng mây là mức độ che phủ tất cả các phần bầu trời tại vị trí
quan sát của tất cả các loại mây
 Đơn vị: bao phủ phần tám bầu trời (a/8)
 Phương pháp đo/ quan trắc: Quan sát bằng mắt để ước lượng xem có bao nhiêu
phần bầu trời bị che phủ bởi mây, nếu chỉ có 2/8 bầu trời bị bao phủ bởi mây thì điều
kiện đó được coi là ít mây, nếu 6/8 bầu trời bị bao phủ bởi mây thì điều kiện đó được
gọi là nhiều mây.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 8


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Ký tự mã hóa: N
 Giải thích: N – là mức độ bao phủ của mây trên 8 phần bầu trời
 Cách mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): N nhận các giá trị theo bảng sau

 Ghi chú: N nhận giá trị =7 khi bầu trời bao phủ toàn bộ bới các loại mây (Mây ti-
tích/ Cirrostratus (Cs), Mây trung tích/Altostratus (As), Mây tích tầng/
Stratocumulus (Sc)), N = 0 khi bầu trời gần như trong xanh, không có mây

2.1.3. Quan trắc mây tầng thấp


 Định nghĩa: Là việc xác định các loại mây tầng thấp và mức độ che phủ bầu trời.
 Mây tầng thấp có các loại: Mây tích/Cumulus (Cu), Mây tích tầng/Stratocumulus
(Sc), Mây tầng/Stratus (St), Mây vũ tích / Cumulonimbus (Cb)
 Phương pháp quan trắc: Quan sát bằng mắt thường, so sánh các loại ảnh, thư viện
mẫu để nhận dạng đúng loại mây.

 Ký hiệu mã hóa: CL
 Các mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): CL nhận các giá trị theo bảng sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 9


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Ghi chú: nếu cùng một thời điểm có nhiều loại mây hiện diện, thì ưu tiên báo cáo
cho các loại sau lần lượt: CL = 9,3,4,8,2,1,5,6,7.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 10


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 11


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 12


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2.1.4. Quan trắc mây tầng trung


 Định nghĩa: Là việc xác định các loại mây tầng trung và mức độ đang che bầu trời.
 Mây tầng trung có các loại: Mây trung tích/Altostratus (As) , Mây Trung
tầng/Altocumulus (Ac), Ns. Mây vũ tầng (Nimbostratus).
 Phương pháp đo/ quan trắc: quan sát bằng mắt thường

 Ký hiệu mã hóa: CM

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 13


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Cách mã hóa vào báo cáo (theo synoptic code): CM nhận các giá trị theo bảng sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 14


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 15


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 16


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2.1.5. Quan trắc các loại mây tầng cao


 Định nghĩa: Là việc xác loại mây tầng cao và mức độ che phủ của bầu trời.
 Mây tầng cao có các loại: Mây ti/ Cirrus (Ci), Mây ti-tích/Cirrostratus (Cs), Mây
ti tầng/Cirrocumlus (Cc).
 Phương pháp đo/ quan trắc: quan sát bằng mắt thường

 Ký hiệu mã hóa: CH
 Cách mã hóa vào báo cáo (theo synoptic code): CH nhận các giá trị theo bảng sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 17


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 18


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 19


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 20


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2.1.6. Quan trắc chiều cao mây


 Định nghĩa: Chiều cao mây là độ cao tính từ mặt nước biển của chân mây quan sát.
 Đơn vị: Feet hoặc meters.
 Phương phám đo: Quan sát bằng mắt để ước lượng. Đầu tiên là xác định loại mây
quan sát sau đó tham khảo bảng độ cao của các loại mây, riêng đối với Mây Cu ta
có thể xác định theo công thức thức như trên.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 21


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Nhóm ký tự: h
 Giải thích: h – là giá chị độ cao chân mây tính từ mực nước biển đến chân mây
quan sát
 Cách mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code):
- h nhận các giá trị từ 0-7 cho các loại mây: Mây tích/Cumulus (Cu), Mây tích
tầng/Stratocumulus (Sc), Mây tầng/Stratus (St), Mây vũ tầng/Nimbostratus (Ns),
Mây vũ tích / Cumulonimbus (Cb
- h nhận các giá trị từ 8 hoặc 9 cho các loại mây: Mây trung tích/Altostratus (As)
, Mây Trung tầng/Altocumulus (Ac).
- h nhận giá trị 9 cho các loại mây: Mây ti/ Cirrus (Ci), Mây ti-tích/Cirrostratus
(Cs), Mây ti tầng/Cirrocumlus (Cc).
- h nhận giá trị dấu “/” khi bầu trời bao phủ bởi sương mù hoặc tuyết hoặc khi quan
trắc vào ban đêm.
- Có thể tham khảo giá trị của h theo bảng sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 22


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2.2. Quan trắc tầm nhìn xa (tầm nhìn xa khí tượng)


 Định nghĩa: tầm nhìn xa khí tượng là khoảng cách lớn nhất mà một vật thể còn có
thể được nhìn thấy và nhận dạng được.
 Đơn vị: Feet, Nautical Mile, Meters
 Phương pháp quan trắc: Thông thường được quan sát bằng mắt để ước lượng, có
thể sử dụng Radar để hỗ trợ. Báo cáo tầm nhìn xa cực đại trên các phương chính.

 Ký tự mã hóa: VV
 Cách mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): VV lấy giá theo bảng sau:

 Ghi chú:
- Nếu tầm nhìn xa khí tượng ở các hướng chính (8 hướng chính) đồng nhất với nhau
thì giá trị VV đồng nhất.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 23


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Nếu tầm nhìn xa trên các hướng chính là khác nhau, người ta phải chia nhỏ vòng
tròn quan sát ra làm các cung khác nhau, sau đó xác định tầm nhìn xa ở các cung
khác nhau. VV sẽ lấy giá trị lớn nhất trên các cung này. Việc chia các cung quan
sát có thể tham khảo bảng sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 24


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2.3. Quan trắc giáng thủy


Việc quan trắc giáng thủy chủ yếu tập trung vào việc xác định tổng lượng mưa tại
khu vực tàu đang hành trình. Tuy nhiên do các tàu đang di chuyển lên giá trị tổng lượng
mưa thường không chính xác và các chương trình VOS của một số quốc gia không yêu cầu
tàu báo cáo dữ liệu này.
2.4. Quan trắc gió
2.4.1. Quan trắc hướng gió
 Định nghĩa: là việc quan trắc để biết hướng gió thật, là hướng mà từ đó gió thổi tới
 Đơn vị: Độ (so với hướng Bắc thật)
 Phương pháp đo/ quan trắc: sử dụng máy đo gió kết hợp với hướng tàu để tính ra
hướng gió thật. Hoặc sử dụng việc quan trắc hướng sóng bề mặt biển

 Ký tư mã hóa hóa: dd
 Cách mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): dd lấy giá theo bảng sau:

 Cách xác định hướng gió thật từ máy đo gió: phần sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 25


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

2.4.2. Quan trắc tốc độ gió


 Định nghĩa: là việc quan trắc để biết vận tốc của gió thật (nhỏ hơn 98 knots)
 Đơn vị: hải lý/ giờ - Knots
 Phương pháp đo/ quan trắc: sử dụng máy đo gió kết hợp với hướng và tốc độ tàu
để tính ra vận tốc gió thật. Hoặc có thể so sánh tình trạng mặt biển với bảng cấp gió
Beaufolf

 Ký tự mã hóa: ff
 Cách mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): ff lấy giá trị thực tế (nhỏ hơn 98
knots) và lấy giá trị 99 nếu tốc độ gió thực bằng 99 hoặc lớn hơn.
 Các phương pháp tính toán hướng và vận tốc của gió thật (True wind) từ gió
biểu kiến (Apparent wind/ Ralative wind)
- Mối quan hệ giữa các đại lượng vector gió thật, gió biểu kiến và gió tàu

- Phương pháp lượng giác: sử dụng các mối quan hệ lượng giác trong tam giác
thường để giải tam giác Vector gió thật, gió tàu và gió biểu kiến. Phương pháp
này cần sự tính toán tỷ mỷ, thường áp dụng cho các chương trình máy tính để tính
gió thật.
- Phương pháp đồ họa sử dụng thước thẳng, thước đo góc, compa…
Ví dụ: Tàu chạy hướng 120o (True), tốc độ tàu 12knots. Máy đo gió trên tàu đo
được tốc độ gió biểu kiến là 15 knots và hướng gió biểu kiến là 110o mạn phải
tàu. Tính hướng và vận tốc gió thật?
Các bước thực hiện:
Bước 1: Quy đổi hướng gió biểu kiến về so với hướng Bắc Thật = 120o + 110o =
230o
Bước 2: sử dụng bút, thước kẻ thẳng, thước kẻ góc thực hiện như sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 26


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

(1) Dùng bút mực chấm một điểm trung tâm trên giấy, ký hiệu là điểm “T”, từ “T”
ta kẻ một đường chỉ hướng Bắc thật “N”, đặt thước đo góc tại “ T” để xác định
một góc hợp với hướng “N” một góc chính bằng hướng tàu 120o , sau đó ta sử
dụng thước thẳng kể một đường từ “T” đi quan hướng 120o để kẻ hướng di
chuyển của tàu. Trên đường hướng di chuyển của tàu ta lấy điểm “R” cách “T”
một khoảng bằng 12 đơn vị trên thước kẻ thẳng ( tương ứng với vận tốc tàu 12
knots. Như vậy ta xác định được hướng và vận tốc gió tàu là vecto RT.

(2) Đặt thước đo góc tại “T” xác định góc 230o so với N, kẻ đường thẳng từ hướng
230o đi qua “T” ta được đường phương của gió biểu kiến. Từ điểm “R” ta kẻ
đường song song với đường phương gió biểu kiến và xác định điểm “W” cách
“R” 15 đơn vị trên thước thẳng tính từ điểm “R” ( tương đương vận tốc gió
biểu kiến 15 knots). Như vậy ta xác định được Vector gió biểu kiến là RW.

(3) Nối “T” với “W” ta xác định Vector gió thật là TW, đùng thước kẻ đo độ dài
đoạn TW được 22 đơn vị tương ứng với vận tốc gió thật là 22knots. Dùng
thước đo góc đo góc hợp bởi TN và TW sau đó cộng với 180o ta được hướng
của gió thật là 261o.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 27


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Phương pháp dùng mẫu hỗ trợ đồ giải radar (Radar plotting sheet): thực hiện
tương tự như trên.
- Phương pháp sử dụng bảng tra_ bảng 30 (Tham khảo ấn phẩm” The American
Practical Navigator”)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 28


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

Ví dụ: Tàu chạy hướng 120o (True), tốc độ tàu 12knots. Máy đo gió trên tàu đo
được tốc độ gió biểu kiến là 15 knots và hướng gió biểu kiến là 110o mạn phải
tàu. Tính hướng và vận tốc gió thật?
Các bước thực hiện:
(1) Tìm góc lệch giữa hướng tàu và hướng gió biểu kiến (Difference)
Difference = 110o (mạn phải)
(2) Xác định tỷ số độ lớn vận tốc gió biểu kiến so với vận tốc tàu (Apparent wind
speed)
Apprent wind speed = 15/12 = 1.25
(3) Tra bảng Table 30 ứng với cột Difference = 110o , và dòng Apprent wind
speed = 1.25, ta được các giá trị gần đúng là:
- Direction = 140.5o
- True wind in unit of ship’s speed = 1.85
(4) Ta tính ra được hướng và vận tốc gió thật (True Wind) như sau:
- Vận tốc gió thật (True wind speed) = 1.85 x12 =22.2 knots (xấp xỉ 22 knots)
- Hướng gió thật so với mạn tàu = 140.5o ( mạn trái)
- Hướng gió thật so với Bắc thật = 140.5o + 120o = 260. 5o (xấp xỉ 261 o)
 Quy đổi giá trị cấp độ gió: Sử dụng bản cấp gió Beaufoft để quy ra cấp gió

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 29


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

3. Quan trắc nhiệt độ không khí, nhiệt độ điểm sương, áp suất khi quyển, thời
tiết quá khứ và hiện tại, Fronts, bão nhiệt đới.
3.1. Quan trắc nhiệt độ không khí
3.1.1. Nhóm ký tự biểu thị thông tin nhiệt độ không khí ( theo synoptic code)

 Nhóm ký tự:
 Giải thích: 1Sn – là thể hiện dấu của nhiệt độ (âm hoặc dương), nhóm ký tự TTT
là thể hiện giá trị nhiệt độ (ở đơn vị độ C).
3.1.2. Quan trắc dấu nhiệt độ không khí
 Định nghĩa: Là việc quan trắc dấu của nhiệt độ là âm (-), hay dương (+)
 Đơn vị: Độ C (Celsius Degrees)
 Phương pháp quan trắc: Sử dụng nhiệt kế (Thermometer) hoặc ẩm kế.
 Phương pháp mã hóa vào bảng điện: Sn nhận giá trị bằng 0 khi nhiệt độ có giá
trị bằng 0 (Zero) hoặc giá trị dương (+), nhận giá trị bằng 1 khi nhiệt độ âm (-)
3.1.3. Quan trắc nhiệt độ không khí
 Định nghĩa: Đo nhiệt độ không khí là việc đo lượng nhiệt chứa trong không khí.
 Đơn vị: Độ C (Celsius degrees)
 Phương pháp đo/quan trắc: sử dụng nhiệt kế (Thermometer) hoặc ẩm kế
(Psychrometer). Khi đọc giá trị nhiệt kế thì phải lưu ý đặt mắt ngang tầm của cột
thủy ngân (đối với nhiệt kế thủy ngân). Nhiệt kế phải đo ở mạn trên gió, nhiệt kế
phải triếp cận trực tiếp với dòng không khí từ biển, tránh để nhiệt kế tiếp súc với
các nguồn nhiệt từ tàu. Nhiệt kế phải được bảo vệ chống nước, chống sự lan truyền
nhiệt và các tia nhiệt.
 Phương pháp mã hóa vào bảng điện (theo synoptic code):
- TTT lấy giá trị nhiệt độ thực tế (tính đến sau dấu thập phân một số) ở độ C.
- Ví dụ: khi quan sát nhiệt kế được các giá trị nhiệt độ không khí là 12.1oC, 4.1oC,
0.8oC, -0.8oC, -6.1oC, ta lần lượt mã hóa như sau:
12.1oC: Sn = 0 và TTT =121
4.1oC: Sn = 0 và TTT = 041
o
0.8 C: Sn = 0 và TTT = 008
o
-0.8 C: Sn = 1 và TTT = 008

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 30


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

-6.1oC: Sn = 1 và TTT = 061


3.2. Quan trắc nhiệt độ điểm sương (Dewpoint)
3.2.1. Nhóm ký tự biểu thị thông tin nhiệt độ điểm sương (theo synoptic code)

 Nhóm ký tự:
 Giải thích: 2Sn – là thể hiện dấu của nhiệt độ điểm sương (âm hoặc dương), nhóm
ký tự TdTdTd là thể hiện giá trị nhiệt độ điểm sương (ở đơn vị độ C).
3.2.2. Quan trắc dấu nhiệt độ điểm sương (âm hoặc dương)
 Định nghĩa: Là việc quan trắc dấu của nhiệt độ điểm sương âm (-), hay dương (+)
 Đơn vị: Độ C (Celsius Degrees)
 Phương pháp quan trắc: Sử dụng Ẩm kế (Psychrometer)
 Phương pháp mã hóa vào bảng điện: Sn nhận giá trị bằng 0 khi nhiệt độ có giá
trị bằng 0 (Zero) hoặc giá trị dương (+), nhận giá trị bằng 1 khi nhiệt độ âm (-)
3.2.3. Quan trắc nhiệt độ điểm sương
 Định nghĩa: Đo nhiệt độ điểm sương của không khí là việc xác định xem nhiệt độ
mà khôi không khí đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước, tức là xác định xem ở nhiệt độ
nào thì độ ẩm tương đối của khối không khí đó đạt 100%
 Đơn vị: Độ C (Celsius degrees)
 Phương pháp đo/quan trắc: sử dụng ẩm kế (Psychrometer), đọc các giá trị nhiệt
độ đo được trên nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt (wet and dry bulb). Từ các giá trị nhiệt
độ đo được ta tính toán nhiệt độ điểm sương bằng các sử dụng phần mềm máy tính
hoặc các bảng tra nhiệt độ điểm sương (dewpoint table).
 Phương pháp mã hóa vào bảng điện (theo synoptic code):
- TdTdTd lấy giá trị nhiệt độ thực tế (tính đến sau dấu thập phân một số) ở độ C.
- Ví dụ: khi muốn mã hóa nhiệt độ điểm sương có các giá trị là 9.6oC, -9.2oC,
-15.4oC, ta lần lượt mã hóa như sau:
9.6oC: Sn = 0 và TdTdTd =096
o
-9.2 C: Sn = 1 và TdTdTd =092
o
-15.4 C: Sn = 1 và TdTdTd =154
 Lưu ý:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 31


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Nhiệt kế ướt của ẩm kế được bao bọc bởi một lớp vải mỏng, một đầu của mảnh
vải này sẽ ngập trong nước để dẫn nước bao quanh nhiệt kế. Vì vậy phải định kỳ
kiểm tra, thay thế nếu như mảnh vải này bị bẩn, hoặc nhiễm tạp chất.

- Khi tiến hành công tác xác định nhiệt độ điểm sương thì phải đặt ẩm kế ở mạn trên
gió, đọc các giá trị 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 giây, nếu giá trị đọc không thay đổi
thì coi đó là giá trị nhiệt độ chính thức.
- Nếu nhiệt độ không khí dưới 0oC, thì các bảng tính dewpoint coi như lớp vải bị bao
phủ bởi một lớp nước đá (băng) mỏng. Bởi vậy trước khi tiến hành việc quan sát
nhiệt độ trên nhiệt kế ướt, bạn phải tiến hành sử dụng nước đá lạnh để làm ẩm lớp
vải để nó hình thành nên lớp băng mỏng bao quanh mảnh vải, qua trình này thường
mất khoảng 30 phút trước khi quan sát. Không được để lớp băng bao phủ lên nhiệt
kế ướt quá dày, vì nó có thể làm cho giá trị đọc không chính xác, trường hợp lớp
băng quá dày thì phải dùng nước ấm để làm mỏng lớp băng đó đi.
 Các bước tính toán nhiệt độ điểm sương bằng cách sử dụng bản T36
Ví dụ: tiến hành quan sát ẩm kế ta được các giá trị nhiệt độ la Tdb = 23oC, Twb =
20oC. Xác định Dewpoint.
- Bước 1: Quy đổi nhiệt độ quan sát về nhiệt độ có đơn vị trong bảng (độ F), và xác
định độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế
Tdb = 23oC = 23 x 9/5 + 32 = 73.4o F
Twb = 20oC = 20 x 9/5 + 32 = 68o F
Delta T (Difference between Tdb and Twb) = 73.4o F - 68o F = 4.6o F
- Bước 2: tra bảng T36 với thông số đầu vào là Tdb = 73.4o F và Detal T = 4.6o F

ta được các giá trị gần đúng bao quan là: ứng với Tdb = 72, 74o F, và
Detal T = 4, 5o F
- Bước 3: nội suy tuyến tính ta có giá trị Dewpoint

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 32


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

Dewpoint 1 = 68+ (70-68)/(74-72)*(73.4-72) = 69.4o F (cột Detal T = 4o F)


Dewpoint 2 = 66 + (68-66)/(74-72)*(73.4-72) = 67.4o F (cột Detal T = 5o F )
Dewpoint (final) = 69.4o F + (67.4-69.4)/(5-4)*(4.6-4) = 68.2o F

3.3. Quan trắc áp suất khí quyển


3.3.1. Quan trắc khí áp tại bề mặt nước biển
 Nhóm ký tự trong synoptic code: 4PPPP
 Giải thích: số 4 – số nhận dạng cho nhóm ký tự ghi nhận thông số áp suấ không khí
tại bề mặt nước biển, PPPP – là nhóm ký tự thể hiện dữ liệu về ấp suất khí quyển
tại bề mặt nước biển

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 33


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Định nghĩa: Quan trắc khí áp là việc xác định áp lực của không khí trên một đơn vị
diện tích tại vị trí quan trắc ở một độ cao nào đó so với mặt nước biển. Chúng ta quy
đổi về khí áp tại mặt nước biển bình quân.
 Đơn vị: hPa (Hectopascals), mb ( Milibars), 1hPa = 1mb
 Phương pháp đo/quan trắc: sử dụng khí áp kế Aneroid (Aneroid Barometer) hoặc
khí áp kế thủy ngân (Mercury Barometer) hoặc khí áp kế điện tử.
 Cách mã hóa vào báo cáo (theo synoptic code)
- Ghi giá trị thực tế của khí áp suất ở đơn vị hPa (hectopascal) tính đến giá trị sau
dấu thập phân một chữ số (bỏ qua dấu thập phân), nếu giá trị khí áp lớn hơn hoặc
bằng1000hPa thì ta bỏ qua số đầu tiên.
- Ví dụ: Mã hóa các giá trị áp suất khí quyển vào bảng điện bao cáo của tàu theo
synoptic code: 992.4hPa, 1000.0hPa, 1002.8hPa, 1032.1hPa.
992.4hPa: 4PPPP = 49924
1000.0hPa: 4PPPP = 40000
1002.8hPa: 4PPPP = 40028
1032.1hPa: 4PPPP = 40321
 Ghi chú: Việc quan trắc khí áp đòi hỏi độ chính xác rất cao, vì thế đòi hỏi khí áp kế
phải được hiệu chỉnh mỗi tháng một lần. Khí áp kế phải đặt ở những nơi ít bị ảnh
hưởng nhất của sự rung, lắc tàu (thường đặt gần tâm nổi của tàu nhất có thể).
 Hiệu chỉnh khí áp từ độ cao quan sát về khí áp tại bề mặt nước biển
- Việc quan sát khí áp thường sử dụng khí áp kế đặt ở khu vực nào đó có độ cao so
với mực nước biển. Vì vậy ta phải tiến hành hiệu chỉnh khí áp quan sát về khí áp
tại bề mặt nước biển
- Trên các tàu chuyên dụng thì khí áp kế đã được hiệu chỉnh về độ cao tại mặt nước
biển nên việc hiệu chỉnh là không cần, tuy nhiên trên các tàu thương mại thì việc
này phải được tiến hành.
- Việc hiệu chỉnh khí áp ta phải xét đến đồng thời các yếu tố: sai số cố định của Khí
áp kế, số hiệu chỉnh theo độ cao, số hiệu chỉnh do trọng lực (sai số hấp dẫn _chỉ
áp dụng với khí áp kế thủy ngân) và số hiệu chỉnh nhiệt độ (chỉ áp dụng với khí

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 34


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

áp kế thủy ngân). Việc xác định các số hiệu chỉnh này có thể sử dụng các bảng
31, 32, 33 như dưới đây.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 35


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 36


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Ví dụ: Tìm giá trị khí áp tại mặt biển bằng hPa/mb biết: Khí áp đo 752 mm Hg. Độ
cao 17m. Nhiệt độ bên ngoài 32 độ C. Giờ quan sát 1500, vĩ độ quan sát là 35N, Sai
số dụng cụ +0.6 in Hg. Dụng cụ đo là khí áp kế thủy ngân
 Các bước tính toán:
- Bước 1: Quy đổi về đơn vị tiêu chuẩn hPa hay mb
Khí áp đo = 752 mm Hg = 752 * 1.333 = 1002.4 hPa = 752*0.04 = 30.08 in Hg
Độ cao đo khí áp = 17m = 17*3.2808= 55.8Ft = 17*39.37in = 669.3 inch
Nhiệt độ tại thời điểm quan trắc = 32o C = 32*9/5+32 = 89.6o F
- Bước 2: tra bảng
Tra bảng 31 với thông số đầu vào là độ cao = 55.8Ft, và nhiệt độ = 89.6o F ta
được số hiệu chỉnh áp suất theo độ cao là = 0.06 inch
Tra bảng 32 với thông số đầu vào là vĩ độ = 35, ta có số hiệu chỉnh trọng lực
của khí áp kế = - 0.03 inch
Tra bảng 33 với thông số đầu vào là chiều cao cột áp thủy ngân = 30.08 in Hg
và nhiệt độ ngoài trời = 89.6o F, ta có số hiệu chỉnh nhiệt độ = -0.17 inch
- Bước 3: xác định khí áp kế tại mực nước biển
P = Khí áp đo + Số hiệu chỉnh
Số hiệu chỉnh = sai số cố định+số hiệu chỉnh theo độ cao+số hiệu chỉnh theo nhiệt
độ + số hiệu chỉnh trọng lượng
Số hiệu chỉnh = 0.6 + 0.06 - 0.03– 0.17 = 0.46 in Hg = 0.46/0.04 = 11.5 mm Hg
P = 752 + 11.5 = 763.5 mm Hg
3.3.2. Quan trắc xu hướng biển đổi khí áp trong khoảng thời gian 3 giờ
 Nhóm ký tự trong synoptic code: 5a
 Giải thích: số 5 – số nhận dạng cho nhóm ký tự ghi nhận thông số xu hướng biến
đổi khí áp, a – là ký tự thể hiện xu thế biến đổi khí áp trong 3 giờ.

 Định nghĩa: là việc quan trắc xu thế biến đổi của khí áp trong khoảng thời gian
quan trắc 3 giờ. Nó mô tả việc khí áp thay đổi như thế nào như: tăng rồi giảm, giảm
rồi tăng, giảm rồi ổn định…
 Đơn vị: hPa (Hectopascals), mb ( Milibars), 1hPa = 1mb

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 37


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Phương pháp đo/quan trắc: phân tích hình ảnh trên băng giấy ghi của khí áp kế
kiểu kim ghi (khí áp ký) trong khoảng thời gian cần thiết
 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo ( theo synoptic code): dựa vào bảng sau để
chọn giá trị a phù hợp

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 38


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

3.3.3. Quan trắc tổng lượng biến đổi khí áp trong khoảng thời gian 3 giờ
 Định nghĩa: là việc quan trắc tổng lượng biến đổi của khí áp trong khoảng thời gian
quan trắc 3 giờ.
 Đơn vị: hPa (Hectopascals), mb ( Milibars), 1hPa = 1mb
 Phương pháp đo/quan trắc: sử dụng Khí áp kế hoặc hình ảnh trên băng giấy ghi
của khí áp kế kiểu kim ghi trong khoảng thời gian cần thiết
 Nhóm ký tự trong synoptic code: ppp trong 5appp
 Giải thích: ppp – là ký tự thể giá trị tổng lượng biến đổi khí áp trong 3 giờ.

 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): lấy giá trị thực tế có
đơn vị là hPa.
 Ví dụ 0.0 hPa: ppp = 000
0.4 hPa: ppp = 004
4.7 hPa: ppp = 047
10.2 hPa: ppp = 1.02
 Ghi chú: nếu thời điểm quan sát lần đầu có P = 1015.3 hPa, lần quan sát tiếp theo
sau 3 giờ có P = 1012.9 hPa, ta có Tổng lượng biến đổi khí áp sau 3 giờ = 2.4 hPa.
Như vậy ppp = 024.

3.4. Quan trắc thời tiết


3.4.1. Quan trắc thời tiết hiện tại
 Định nghĩa: Là việc quan trắc các yếu tố khí tượng ( mây, mưa, sương mù…) diễn
ra trong khí quyển tại thời điểm quan sát, hoặc diễn ra trong khoảng 1 giờ quan sát
 Phương pháp đo/quan trắc: quan sát bằng mắt thường kết hợp với các dữ liệu tính
toán
 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): tham khảo ấn phẩm “
Weather Observing Handbook”

3.4.2. Quan trắc thời tiết quá khứ


 Định nghĩa: là việc ghi nhận lại các tình trạng thời tiết tại các thời điểm trước đây
ở các mốc giờ chính như: 0000, 0600. 1200. 1800 UTC)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 39


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Phương pháp đo/quan trắc: quan sát bằng mắt thường kết hợp với các dữ liệu tính
toán
 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): tham khảo ấn phẩm “
Weather Observing Handbook”

3.5. Quan trắc Fronts


3.5.1. Tổng quan về quan trắc Fronts
 Định nghĩa: Quan trắc Front là việc quan trắc các yếu tố khí tượng (mây, mưa, áp
suất, tầm nhìn xa, sương mù….) đặc trưng của Front, để xác định các thời điểm
trước khi Front tới, khi Front tới và sau khi Front đi qua. Kết quả quan trắc Front để
phục vụ công tác phân tích và dự báo thời tiết trên tàu.
 Phương pháp quan trắc: sử dụng các phương pháp quan trắc các yếu tố khí tượng
phù hợp.
 Các bước cơ bản quan trắc Front
- Thu thập các thông tin về Front từ: Các bản tin dự báo thời tiết trên kênh
Radiotelephong của VHF, MF-HF, trên các bức điện an toàn hàng hải của thiết bị
HF-Telex, NAVTEX, FACSIMILE, EGC – INMASAT.
Ví dụ: thông tin về Front trên bản đồ thời tiết thu được thông quan FACIMILE

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 40


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Phân tích các thông tin liên quan đến Front như: loại Front, vị trí và hướng di
chuyển của Front, khí áp xung quanh Front….
Ví dụ: nội dung phân tích bản đồ thời tiết ở phần trên như sau:
WWJP27 RJTD 051800
WARNING AND SUMMARY 051800.
WARNING VALID 061800.
WARNING IS UPDATED EVERY 6 HOURS.
GALE WARNING.
DEVELOPING LOW 1006 HPA
AT 39N 161E FAR OFF EAST OF JAPAN MOVING NE 15 KNOTS.
WARM FRONT FROM 39N 161E TO 38N 166E 36N 169E.
COLD FRONT FROM 39N 161E TO 35N 160E 33N 157E.
STATIONARY FRONT FROM 33N 157E TO 33N 155E 32N 154E 29N 150E
25N 142E.
WINDS 30 TO 35 KNOTS WITHIN 500 MILES OF LOW NORTHEAST
SEMICIRCLE AND
300 MILES ELSEWHERE.
EXPECTED WINDS 30 TO 40 KNOTS WITHIN 500 MILES OF LOW
NORTHEAST
SEMICIRCLE AND 300 MILES ELSEWHERE WITHIN NEXT 12 HOURS.
GALE WARNING.
DEVELOPED LOW 1002 HPA
AT 46N 143E SEA OF OKHOTSK MOVING ENE SLOWLY.
WINDS 30 TO 35 KNOTS WITHIN 800 MILES OF LOW SOUTH SEMICIRCLE
AND 500 MILES ELSEWHERE.
EXPECTED WINDS 30 TO 35 KNOTS WITHIN 900 MILES OF LOW
SOUTHWEST
SEMICIRCLE AND 700 MILES ELSEWHERE FOR NEXT 24 HOURS.
ANOTHER LOW 1004 HPA AT 42N 141E
MOVING EAST 10 KNOTS.
WARNING.
DENSE FOG OBSERVED LOCALLY OVER SEA OF OKHOTSK NORTHERN PART
OF SEA
OF JAPAN NORTHERN PART OF SOUTH CHINA SEA.
WARNING.
DENSE FOG OBSERVED LOCALLY OVER WATERS BOUNDED BY 44N 147E
47N 152E
55N 162E 55N 170E 45N 180E 30N 180E 33N 170E 30N 160E 30N 150E
40N
150E 44N 147E.
SUMMARY.
LOW 1004 HPA AT 39N 152E NE 20 KT.
HIGH 1024 HPA AT 33N 122E SSE 10 KT.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 41


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

HIGH 1024 HPA AT 29N 170E ALMOST STATIONARY.


HIGH 1034 HPA AT 47N 176E ENE 10 KT.
WARM FRONT FROM 39N 152E TO 39N 155E 38N 157E.
COLD FRONT FROM 39N 152E TO 36N 151E 32N 148E.

JAPAN METEOROLOGICAL AGENCY.=

- Chuẩn bị quan trắc Front: Căn cứ vào vị trí hiện tại của Tàu và chuẩn bị các
dụng cụ cần thiết cho việc quan trắc các yếu tố khí tượng đặc trưng của Front mà
tàu ta chuẩn bị đi qua.
3.5.2. Quan trắc Front nóng (Warm Front)
 Xác định Front nóng trên bản đồ thời tiết:
- Ký hiệu Front nóng:

- Hướng di chuyển của Front: là hướng từ phía bằng phẳng về phía đầu nhọn của
ký hiệu Front

 Chuẩn bị và quan trắc Front: Căn cứ vào thông tin về Front trên bản đồ thời tiết
và thông tin vị trí tàu so với vị trí của Front, ta lập kế hoạch quan trắc các yếu tố khí
tượng đặc trưng của Front khi tầu ta chuẩn bị tới, tới và đi qua Front.
 Các tính chất cơ bản của một Front nóng như sau:
Yếu tố khí Trước khi Front Khi Front đến Sau khi Front đi
tượng đến qua

Áp suất Giảm đều đặn. Đứng yên không Thay đổi chút ít.
giảm nữa.

Gió Tốc độ tăng đôi khi Đổi hướng theo Không đổi hướng.
đổi hướng ngược chiều kim đồng
chiều kim đồng hồ. hồ.

Nhiệt độ Giữ nguyên hay Tăng Thay đổi chút it


tăng nhẹ.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 42


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

Mây Ci tiếp theo là Cs, Ns và St thấp. St hay Sc


rồi As, Ns, St.

Giáng thủy Mưa nhẹ và tăng Ngừng mưa hay Mưa nhẹ từng cơn,
dần chuyển sang hay mưa phùn, có
mưa phùn thể có sương mù,
đôi khi trời đẹp.

Tầm nhìn xa Tốt trừ khi có giáng Kém đôi khi có Trung bình hay
thủy. sương mù kém, đôi khi có
sương mù trên diện
rộng.

3.5.3. Quan trắc Front lạnh (Cold Front )


 Xác định Front lạnh trên bản đồ thời tiết:
- Ký hiệu Front lạnh:

- Hướng di chuyển của Front: là hướng từ phía bằng phẳng về phía đầu nhọn của
ký hiệu Front

 Chuẩn bị và quan trắc Front: Căn cứ vào thông tin về Front trên bản đồ thời tiết
và thông tin vị trí tàu so với vị trí của Front, ta lập kế hoạch quan trắc các yếu tố khí
tượng đặc trưng của Front khi tầu ta chuẩn bị tới, tới và đi qua Front.
 Các tính chất cơ bản của một Front lạnh như sau:
Yếu tố khí Trước khi Front đến Khi Front đến Sau khi Front đi
tượng qua

Áp suất Thay đổi nhẹ, giảm khi Bất ngờ tăng lên Tăng liên tục, lúc
Front đến gần. đầu nhanh sau
châm dần.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 43


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

Gió Giữ nguyên hướng sau Bất ngờ đổi Thường giữ
đó đổi theo chiều kim hướng theo chiếu nguyên hướng, sức
đồng hồ và mạnh lên khi kim đồng hồ và gió giảm dần
Front đến gần mạnh lên.

Nhiệt độ Thay đổi chút ít, giảm Giảm nhanh Thay đồi chút ít,
nhanh khi có mưa. đôi khi giảm nhẹ.

Mây St hay Sc sau đó là Cu Cu, Cb với St hay As, Ac rồi Cu có


hay Cb. Sc dưới đôi khi Ns thể là Cb với bầu
rất thấp. trời Quang đãng.

Giáng thủy Mưa nhẹ từng cơn, hay Mưa lớn, đôi khi Mưa nặng hạt
mưa phùn, đôi khi trời có mưa đá. nhưng thường
đẹp, mưa tăng dần khi giảm dần.
Front đến gần.

Tầm nhìn Trung bình hay kém, có Giảm nhiểu trong Tốt lên nhanh
xa thể có sương mù. mưa. chóng sau khi
Front đi qua rồi
trở nên rất tốt trừ
khi có mưa rào.

3.5.4. Quan trắc Front tĩnh (Stationary Front)


 Xác định Front tĩnh trên bản đồ thời tiết:
- Ký hiệu Front tĩnh:

- Hướng di chuyển của Front: Front tĩnh thường ít di chuyển, nếu di chuyển thì
sẽ di chuyển rất ít về phía khí đoàn yếu hơn
 Chuẩn bị và quan trắc Front: Căn cứ vào thông tin về Front trên bản đồ thời tiết
và thông tin vị trí tàu so với vị trí của Front, ta lập kế hoạch quan trắc các yếu tố khí
tượng đặc trưng của Front khi tầu ta chuẩn bị tới, tới và đi qua Front.
 Các tính chất cơ bản của một Front tĩnh như sau:
- Vì hai khí đoàn ấm và lạnh cân bằng nhau, khí đoàn ấm tiến tới thì gặp khí đoàn
lạnh ngăn lại, do đó không khí ấm trượt lên không khí lạnh và trờn tới một

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 44


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

khoảng cách rất xa đường Front trên mặt đất và tạo thành khu vực mưa và mây
rộng hơn Front nóng.
- Cường độ giáng thủy nhỏ nhưng thời gian kéo dài.
- Sức gió nhẹ.

3.5.5. Quan trắc Front cố tù (Occlution Front)


 Xác định Front cố tù trên bản đồ thời tiết:
- Ký hiệu Front cố tù:

- Hướng di chuyển của Front: là hướng từ phía bằng phẳng về phía đầu nhọn của
ký hiệu Front

 Chuẩn bị và quan trắc Front: Căn cứ vào thông tin về Front trên bản đồ thời tiết
và thông tin vị trí tàu so với vị trí của Front, ta lập kế hoạch quan trắc các yếu tố khí
tượng đặc trưng của Front khi tầu ta chuẩn bị tới, tới và đi qua Front.
 Các tính chất cơ bản của một Front cố tù như sau:
- Thời tiết trong khu vực ảnh hưởng là: mưa lớn, trời nhiều mây, tầm nhìn xa
giảm mạnh, gió mạnh có thể đạt cấp 11,12…

3.6. Quan trắc Bão nhiệt đới


 Định nghĩa: Quan trắc Bão nhiệt đới là việc quan trắc các yếu tố khí tượng, thủy
văn (mây, mưa, áp suất, tầm nhìn xa, sóng bề mặt, sóng lừng, mùi, ….) đặc trưng
của Bão, đường di chuyển và phạm vi ảnh hưởng của bão, vị trí tương đối của tàu
to với bão. Kết quả quan trắc Front để tàu có phương án điều động, tránh bão an
toàn.
 Phương pháp quan trắc: sử dụng các phương pháp quan trắc các yếu tố khí tượng
phù hợp kết hợp với các công cụ hỗ trợ như Radar, các kinh nghiệm thực tế
 Các dấu hiệu để nhận biết Bão nhiệt đới.
- Bản tin thời tiết. (rõ ràng nhất)
- Áp suất.
- Mây.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 45


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Sóng.
- Gió.
- Kinh nghiệm người đi biển: trước khi bão đến biển thường phát âm thanh, nước
biển có mùi hoặc phát sáng. Từng đàn chim bay về phía đất liền.
 Thu thập các thông tin về Front từ: Các bản tin dự báo thời tiết trên kênh
Radiotelephong của VHF, MF-HF, trên các bức điện an toàn hàng hải của thiết bị
HF-Telex, NAVTEX, FACSIMILE, EGC – INMASAT.
 Xác định vị trí tương đối của tàu so với bão: ta kết hợp các yếu tố sau
- Dựa vào các thông tin thời tiết thu được và kết hợp với vị trí tàu
- Dựa vào gió: có thể xác định vị trí của tàu so với tâm bão dựa vào sự thay đổi
hướng gió
- Mây: quan trắc các loại mây đặc trung của một cơn bão
- Các đặc trung cơ bản của một cơn bão ở Bắc bán cầu và cách nhận biết được mô
tả như hình sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 46


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Các đặc trưng cơ bản của một cơn bão ở Nam bán cầu và cách nhận biết được mô
tả như hình sau:

- Dựa vào sóng: đặc biệt là quan trắc sóng lừng

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 47


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Đặc điểm thời tiết trong bão:


- Áp suất: áp suất ở vùng bão trung bình khoảng 950-960mb, thấp hơn áp suất bình
thường ở vùng đó khoảng 5-10%. Cá biệt có trường hợp áp suất xuống đến 885mb
(tương đương với 663 mm thủy ngân).
- Gió: Ở tầng sát mặt đất, gió cực đại trong bão đạt tới 40-60m/s có khi tới 85m/s .
Cá biệt có khi trên 115m/s (416 km/h). Tốc độ gió ở tâm (mắt) bão từ tầng thấp
đến tầng cao chỉ đạt dưới 5m/s. Bán kính trung bình của vùng gió mạnh khoảng
150km. Tốc độ gió tăng một cách đột ngột ở vùng giáp giới với mắt bão.
- Trường hợp của bão ở giai đoạn phát triển nhất trong một mặt phẳng ngang không
cân đối, gió mạnh nhất quan sát thấy bên phải bão, theo hướng di chuyển của bão.
- Mây và mưa: Kích thước của vùng mây và mưa thay đổi phụ thuộc vào kích
thước và độ phát triển của bão.
- Xung quanh mắt bão là một bức tường mây phát triển đến độ cao 10 - 12 km.
- Sự phân bố mây không đối xứng, phần chính của mây đối lưu nằm ở góc phần tư
bên phải đằng trước bão.
- Chiều dài của giải mưa thường giao động từ 50 đến 400 km.
- Vùng mưa xảy ra chủ yếu trong phạm vi hệ mây có dạng xoắn.
- Phạm vi mưa lớn thường trùng hợp với phạm vi gió mạnh.
- Sóng biển: Gió thổi trên mặt biển gây ra sóng. Sóng cao hay thấp tùy theo gió
mạnh hay yếu. Từ tâm bão sóng được truyền tới tất cả mọi phía.
Khu vực tâm bão hình thành những sóng bão cực lớn, rất dốc, hỗn độn, không có
hướng xác định càng xa tâm bão, trong một khoảng cách nhất định gió càng dữ
dội hơn, sóng tiếp tục được hình thành phát triển và tồn tại; vẫn truyền theo hướng
gió thổi, song đã có điều kiện để sóng gió chuyển thành sóng lừng.
Sóng lừng trong khu vực bão là những sóng dài đầu tròn, cách nhau từ 200 đến
300m. Sóng lừng có thể truyền đi xa tới 1500-2000km, có khi tới 3000- 4000km;
tốc độ truyền sóng có thể tới 10 ngàn hải lý mỗi ngày. Do đó, sóng lừng là một
dấu hiệu báo trước một trận bão sắp đến.
- Tầm nhìn xa: Giảm dần khi bão đến gần do mây và mưa. Trong vùng tâm bão
tầm nhìn xa tốt, sau đó lại xấu trở lại.
- Thủy triều và dòng chảy trong bão: Khi có bão người ta thường quan sát thấy
hiện tượng thủy triều dâng cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân chính là do
sự thay đổi khí áp trong và ngoài vùng bão, ảnh hưởng tới khối nước khổng lồ do
mưa bão đổ xuống biển và tác động của gió đối với mặt biển.
Trung bình nếu khí áp thay đổi 1mb thì mực nước biển cũng sẽ thay đổi khoảng
1cm . nếu khí áp giảm xuống 40mb thì có thể làm cho mực nước ở mặt biển dâng
cao hơn mức bình thường 40cm.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 48


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

4. Quan trắc sóng, nhiệt độ nước biển, băng biển, hướng di chuyển bình quân
của tàu
4.1. Quan trắc sóng biển (wind wave)
4.1.1. Quan trắc chu kỳ sóng
 Định nghĩa: là khoảng thời gian giữa hai lần một đợt sóng lặp lại tại một điểm cố
định
 Đơng vị: giây (second)
 Phương pháp quan trắc sóng biển: Quan sát bằng mắt kết hợp với việc đếm thời
gian (sử dụng đồng hồ bấm giây). Có thể quan sát dựa vào các vật nhỏ nổi trên mặt
nước như miếng gỗ, bọt biển, chim biển nổi trên mặt nước…,
 Nhóm ký tự trong synoptic code: 2PwPw trong nhóm 2PwPwHwHw
 Giải thích: PwPw – là ký tự thể giá trị của chu kỳ sóng

 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): PwPw lấy giá trị thực
tế có đơn vị là giây. Nếu chu kỳ sóng là 8 giây thì PwPw = 08.

4.1.2. Quan trắc chiều cao sóng (Height of wind wave)


 Định nghĩa: Là việc quan trắc độ cao tính từ đỉnh sóng tới chân sóng
 Đơng vị: 0.5 m
 Phương pháp quan trắc sóng biển: Quan sát bằng mắt và ước lượng. Sử dụng mạn
tàu trong trường hợp tàu đi đối sóng.
 Nhóm ký tự trong synoptic code: HwHw trong nhóm 2PwPwHwHw
 Giải thích: HwHw – là ký tự thể giá trị của chiều cao sóng

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 49


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): HwHw lấy giá trị như
trong bảng sau:
Ví dụ: HwHw = 08 khi độ cao sóng khoảng = 8*0.5 = 4m = 13 ft

4.1.3. Quan trắc hướng sóng lừng chính (primary swell wave direction)
 Định nghĩa: Là việc quan trắc hướng thật, hướng mà sóng lừng chính đang đi ra xa
tàu ta (ngược với hướng gió).
 Đơng vị: Độ ( so với Bắc thật)
 Phương pháp quan trắc sóng biển: Quan sát bằng mắt và ước lượng.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 50


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Nhóm ký tự trong synoptic code: 3dw1 dw1 trong nhóm 3dw1 dw1dw2 dw2
 Giải thích: 3dw1 dw1 – là ký tự thể giá trị hướng của sóng lừng chính

 Ghi chú: Cách để xác định đâu là sóng lừng chính là ta dự vào chiều cao của sóng.
Khi có nhiều sóng lừng xuất hiện thì sóng lừng chính có độ cao sóng lớn nhất. Nếu
không có sóng lừng thì ta bỏ các nội dung liên quan đến sóng lừng trong báo cáo từ
tàu.
 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): dw1 dw1 lấy giá trị như
trong bảng sau:

4.1.4. Quan trắc hướng sóng lừng phụ (secondary swell wave direction)
 Định nghĩa: Là việc quan trắc hướng thật, hướng mà sóng lừng phụ đang đi ra xa
tàu ta (ngược với hướng gió). Sóng lừng phụ có độ cao sóng thấp hơn so với sóng
lừng chính.
 Đơng vị: Độ ( so với Bắc thật)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 51


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Phương pháp quan trắc sóng biển: Quan sát bằng mắt và ước lượng.
 Nhóm ký tự trong synoptic code: dw2 dw2 trong nhóm 3dw1 dw1dw2 dw2

 Giải thích: 3dw1 dw1 – là ký tự thể giá trị hướng của sóng lừng chính
 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): dw2 dw2 lấy giá trị như
trong bảng của dw1 dw1
4.1.5. Quan trắc chu kỳ sóng lừng chính
 Định nghĩa: Là việc quan trắc khoảng thời gian giữa hai lần sóng lừng chính xuất
hiện tại một địa điểm xác định.
 Đơng vị: Giây
 Phương pháp quan trắc: Giống như việc quan trắc chu kỳ sóng thường, quan sát
bằng mắt, sử dụng đồng hồ bấm giây và các vật thể nổi ở trên mặt nước để xác định.
 Nhóm ký tự trong synoptic code: 4Pw1 Pw2 trong nhóm 4Pw1 Pw2Hw1 Hw2

 Giải thích: 4Pw1 Pw2 – là ký tự thể giá trị thời gian của chu kỳ sóng
 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): Pw1Pw2 lấy giá trị thực
tế có đơn vị là giây. Nếu chu kỳ sóng là 12giây thì Pw1Pw2 = 12, nếu chu kỳ sóng là
7 thì Pw1Pw2 = 07.
 Ghi chú: Nếu chiều dài của bước sóng của sóng lừng bằng chiều rộng của tàu thì ta
có thể sử dụng phương pháp đếm chu kỳ lắc của tàu để tính ra chu kì của sóng lừng.
Phương pháp này cực kỳ hữu ích khi hướng di chuyển của sóng lừng ngang so với
tàu ta.
4.1.6. Quan trắc chiều cao sóng lừng chính
 Định nghĩa: Là việc quan trắc độ cao tính từ đỉnh sóng tới chân sóng của sóng lừng
chính
 Đơng vị: 0.5 m
 Phương pháp quan trắc sóng biển: Quan sát bằng mắt và ước lượng. Có thể sử
dụng mạn tàu để quan sát trong trường hợp tàu đi đối sóng.
 Nhóm ký tự trong synoptic code: Hw1 Hw2 trong nhóm 4Pw1 Pw2Hw1 Hw2

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 52


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Giải thích: Hw1 Hw2– là ký tự thể giá trị của chiều cao sóng lừng

 Cách mã hóa thông tin vào báo cáo (theo synoptic code): Hw1 Hw2 lấy giá trị như
trong bảng sau:
Ví dụ: Hw1 Hw2 = 10 khi độ cao sóng khoảng = 10*0.5 = 5m = 16-17 ft

4.1.7. Quan trắc chu kỳ sóng lừng phụ


Thực hiện giống như sóng lừng chính
Mã hóa thông tin vào nhóm: 5Pw1 Pw2
4.1.8. Quan trắc chiều cao sóng lừng phụ
Thực hiện giống như sóng lừng chính
Mã hóa thông tin vào nhóm: Hw1 Hw2 của nhóm 5Pw1 Pw2Hw1 Hw2

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 53


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

4.2. Quan trắc nhiệt độ nước biển


4.2.1. Quan trắc dấu (âm/dương) của nhiệt độ bề mặt nước biển
 Định nghĩa: Là việc quan trắc bề mặt nước biển có nhiệt độ âm hay dương
 Đơn vị: Độ C (Celsius Degrees)
 Phương pháp quan trắc: Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nước biển đầu vào trong
buồng máy, hoặc sử dụng các nhiệt kế tiếp súc với thân tàu, hoặc sử dụng xô và
nhiệt kế đo trực tiếp.

 Ký hiệu mã hóa: 0ss trong chuỗi ký tự 0ssTWTWTW

 Giải thích: 0 là ký tự nhận dạng cho nhóm dữ liệu liên quan đến bề mặt nước biển,
ss là ký tự biểu thị dấu của nhiệt độ nước biển âm/ dương.
 Các mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): ss có thể nhận các giá trị theo
bảng sau:

 Ghi chú: chọn giá trị tương ứng với phương pháp đo.
4.2.2. Quan trắc giá trị nhiệt độ mặt nước biển
 Định nghĩa: Là việc quan trắc giá trị nhiệt độ của lớp nước biển trên bề mặt của đại
dương/ biển cả.
 Đơn vị: Độ C (Celsius Degrees)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 54


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Phương pháp quan trắc: Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nước biển đầu vào trong
buồng máy, hoặc sử dụng các nhiệt kế tiếp súc với thân tàu, hoặc sử dụng xô và
nhiệt kế đo trực tiếp.

 Ký hiệu mã hóa: TWTWTW trong chuỗi ký tự 0ssTWTWTW

 Giải thích: TWTWTW là ký tự biểu thị giá trị của nhiệt độ nước biển.
 Các mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): TWTWTW nhận các giá trị thực
tế đo được ở độ C (tính đến giá trị sau dấu thập phân 1 chữ số).
 Ví dụ:

4.3. Quan trắc băng biển


4.3.1. Quan trắc nguyên nhân dẫn đến hình thành, gia tăng băng trên các cấu trúc
của tàu
 Định nghĩa: Là việc quan trắc các nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành và
gia tăng các lớp băng trên các cấu trúc của tàu. Nguyên nhân này có thể là từ việc
đóng băng của nước mưa, các bụi nước từ biển, từ sương mù, từ tuyết.
 Phương pháp quan trắc: Quan sát bằng mắt thường
 Ký hiệu mã hóa: 6ls trong chuỗi ký tự 6lsEsEsRs

 Giải thích: 6 là số hiệu nhận dạng cho nhóm dữ liệu về sự hình thành của băng trên
tàu. ls là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành
 Các mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): ls có thể nhận các giá trị theo
bảng sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 55


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Chi chú: Việc băng gia tăng trên tàu do sự đóng băng của mưa, nước biển hoặc
sương mù có thể là rất nguy hiểm đặc biệt đối với các tàu nhỏ. Băng có thể làm hư
hại các thiết bị vô tuyến, Radar. Băng cũng cản trở công tác xếp dỡ hàng, chằng
buộc hàng hóa trên tàu.

4.3.2. Quan trắc độ dày của lớp băng tích tụ trên tàu
 Định nghĩa: Là việc quan trắc độ dày của lớp băng tích tụ trên các cấu trúc của tàu.
Báo cáo giá trị lớn nhất quan sát được
 Đơn vị: Centimet (cm)
 Phương pháp quan trắc: Quan sát bằng mắt thường hoặc đo bằng thước đo
 Ký hiệu mã hóa: EsEs trong chuỗi ký tự 6lsEsEsRs

 Giải thích: EsEs là ký tự thể hiện giá trị độ dày của lớp băng tích tụ trên tàu
 Các mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): EsEs có giá trị theo bảng sau

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 56


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Chi chú: nếu độ dày của lớp băng tích tụ là 30cm thì EsEs = 30
4.3.3. Quan trắc mức độ tích tụ băng trên tàu
 Định nghĩa: Là việc quan trắc tốc độ tích tụ băng trên các cấu trúc của tùa
 Phương pháp quan trắc: Quan sát bà ước lượng bằng mắt thường
 Ký hiệu mã hóa: Rs trong chuỗi ký tự 6lsEsEsRs

 Giải thích: Rs là ký tự thể hiện giá trị mức độ gia tăng lớp băng tích tụ trên tàu
 Các mã hóa trong báo cáo (theo synoptic code): Rs có các giá trị theo bảng sau

4.3.4. Quan trắc sự phân bố của băng biển (Sea Ice)


 Định nghĩa: Là việc quan trắc sự phân bố hoặc sự tập trung của Băng biển
 Phương pháp quan trắc: Quan sát bà ước lượng bằng mắt thường

 Ký hiệu mã hóa: ci trong chuỗi ký tự ICE ciSibiDizi

 Giải thích ký hiệu: ci là dữ liệu về sự phân bố của băng biển, ICE để nhận diện
cho nhóm kỹ tự mã hóa thông tin về băng biển.

 Cách mã hóa vào báo cáo (theo Synoptic code): ci nhận các giá trị theo bảng sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 57


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Ghi chú:
- Chọn các mã mô tả được các điều kiện phù hợp nhất cho hàng hải
- Các đường dẫn trên băng (Lead): là các đường đứt gãy của khu vực băng biển
nào đó mà tàu ta có thể di chuyển qua khu vực băng đó bằng đường dẫn này.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 58


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Băng trôi (Pack ice/ Drift ice): Là các khối băng rời rạc, trôi nổi trên mặt nước nhờ
gió, hải lưud Được hình thành từ sự kết dính của các mảnh băng nhỏ, hoặc vỡ từ các dải
băng lớn.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 59


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

4.3.5. Quan trắc giai đoạn phát triển của băng biển
 Định nghĩa: Là việc quan trắc Băng biển phát triển đến giai đoạn nào
 Phương pháp quan trắc: Quan sát bà ước lượng bằng mắt thường

 Ký hiệu mã hóa: Si trong chuỗi ký tự ICE ciSibiDizi

 Cách mã hóa vào báo cáo (theo Synoptic code): Si nhận các giá trị theo bảng sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 60


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

4.4. Quan trắc hướng và tốc độ bình quân của tàu


4.4.1. Quan trắc hướng di chuyển thật của tàu (Course Made Good)
 Định nghĩa: Là dữ liệu về hướng di chuyển bình quân của tàu trong khoảng thời
gian 3 giờ trước thời điểm quan trắc
 Đơn vị : Theo hướng la bàn
 Phương pháp quan trắc: Nếu hướng tàu không thay đổi trong khoảng thời gian 3
giờ trước thời điểm quan trắc thì hướng di chuyển bình quân của tàu (CMG) là
hướng thực tế tại thời điểm quan trắc. Tuy nhiên nếu hướng di chuyển của tàu thay
đổi trong khoảng thời gian 3 giờ trước khi quan trắc thì hướng di chuyển bình quân
của tàu được xác định như sau:

Ở ví dụ trên thì tại thời điểm 15h 00 tàu có hướng là 130o, tại thời điểm quan trắc
lúc 18h00 thì tàu có hướng là 60o , vậy hướng tàu bình quân (CMG) trong khoảng
thời gian 3 giờ là 084o

 Ký hiệu mã hóa: Ds trong chuỗi ký tự 222DsVs

 Cách mã hóa vào báo cáo (theo Synoptic code): Ds nhận các giá trị theo bảng
sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 61


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

4.4.2. Quan trắc tốc độ bình quân của tàu (Speed Made Good)
 Định nghĩa: Là dữ liệu về tốc độ di chuyển bình quân của tàu trong khoảng thời
gian 3 giờ trước thời điểm quan trắc
 Đơn vị : Knots
 Phương pháp quan trắc: Xác định khoảng cách đi được bình quân (Distance
Made Good) của tàu tính từ vị trí tại thời điểm quan trắc và vị trí tàu tại thời điểm
trước đó 3 giờ. Lấy giá trị khoảng cách đó chia cho thời gian 3 giờ ta được vận tốc
bình quân của tàu trong khoảng thời gian 3 giờ. Nếu trong khoảng thời gian 3 giờ
trước thời điểm quan sát mà tàu di chuyển với hướng đi và tốc độ không đổi thì tốc
độ bình quân là tốc độ tại thời điểm quan trắc.

 Ký hiệu mã hóa: Vs trong chuỗi ký tự 222DsVs

 Cách mã hóa vào báo cáo (theo Synoptic code): Vs nhận các giá trị theo bảng
sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 62


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Ghi chú: Cự ly (khoảng cách) di chuyển bình quân của tàu (Distance Made Good)
có thể nhỏ hơn khoảng cách thực tế tàu đi được vì lý do tàu có hướng đi thay dổi
liên tục và tổng khoảng cách trên các hướng khác nhau sẽ lớn hơn khoảng cách bình
quân.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 63


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

5. Các hệ thống thông tin, cảnh báo khí tượng trên tàu biển
5.1. Ấn Phẩm Hàng Hải
5.1.1. NP 100 _ The Meriner’s Handbook
NP 100 là một cuốn sổ tay dành cho người đi biển do UKHO xuất bản để cung cấp
các kiến thức hàng hải cơ bản nhất cho người đi biển như: thông tin về khí tượng,
thủy văn, băng biển, phao tiêu hàng hải, quy tắc phòng ngừa đâm va…..

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 64


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

5.1.2. NP 136 – Ocean Passage For The World


NP 136 là một trong các ấn phẩm do UKHO xuất bản nhằm mục đích đề xuất cho
người hàng hải về các tuyến đường hàng hải trên các Đại dương toàn thế giới.

5.1.3. NP 283– List Of Radio Signal (Maritime Safety Information Services)


Danh mục các dịch vụ thông tin an toàn hàng hải và các trạm phát thông tin này trên
toàn thế giới. Dựa vào NP 283 người hàng hải có thể tùy chọn được loại thông tin
cần thu, phương tiện thu, giờ thu…. Phù hợp với vùng biển tàu ta đang hành hải/.
NP 283 có ấn bản giấy và bản số hóa (ebook).
5.1.4. NP 283– List Of Radio Signal (Meteorological Observation Station)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 65


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

Danh mục thông tin các trạm quan sát khí tượng, dựa vào ấn phẩm này thì người
hàng hải có thể chọn lựa được đúng tên trạm, tần số làm việc của trạm quan trắc khí
tượng
NP 284 có ấn bản giấy và bản số hóa (ebook).
5.1.5. Pilot Chart
Pilot chart là tuyển tập các hải đồ để cung cấp các thổng tin về gió, nhiệt độ, đường
đi của bão và các thông tin khác cho người hàng hải
Pilot Chart thường bao phủ một vùng trong một tháng của năm.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 66


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

5.1.6. Routeing Chart


Routeing Chart là tuyển tập các hải đồ cung cấp đường đi và khoảng cách giữa các
cảng lớn, thông tin về dòng chảy, vùng hạn chế bởi băng, các thông tin về vùng
nước theo load line, thông tin về gió và một số thông tin khí tượng.
Routeing Chart thường bao phủ một vùng trong một tháng của năm.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 67


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

5.2. Các hệ thống thu, cảnh báo khí tượng trên tàu
5.2.1. Hệ thống NAVTEX
 NAVTEX là một hệ thống toàn cầu theo tiêu chuẩn GMDSS, hoạt động trên tần số
tiêu chuẩn 518Khz, sử dụng kỹ thuật Telex NBDP để truyền phát thông tin.

 Hệ thống NAVTEX cung cấp cho tàu các thông tin an toàn hàng hải (MSI) bao
gồm các thông tin khí tượng, thủy văn của một khu vực nào đó.
 Trên tàu sẽ được trang bị máy thu NAVTEX để thu các bản điện an toàn hàng hải
do các đài bờ Navtex phát vào các thời điểm nhất định, cho một vùng nhất định.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 68


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 NAVTEX sử dụng ngôn ngữ tiêu chuẩn là tiếng Anh để gửi các bức điện an toàn
hàng hải (MSI) cho các tàu.
 Bản điện MSI: được các trạm bờ NAVTEX soạn thảo từ các nguồn thông tin khí
tượng, thủy văn, an toàn hàng hải… thu thập được từ các trạm quan trắc, từ các cơ
quan khí tượng thủy văn….
 Máy thu Navtex trên tàu cũng có thể thu được các bức điện an toàn hàng hải do các
đài bờ địa phương phát trên các tần số địa phương khác nhau, nội dung bảng điện
này có thể bằng ngôn ngữ địa phương
 Bức điện NAVTEX tiêu chuẩn luôn bắt đầu bằng 4 ký tự ZCZC và kết thúc bằng
4 ký tự NNNN.
5.2.2. Hệ thống FACSIMILE
 FACSIMILE là một hệ thống Fax sử dụng sóng vô tuyến LF hoặc HF và kỹ thuật
quét mành chậm để truyền các hình ảnh hoặc bản đồ thời tiết từ trạm bờ cho tàu.

 Nguyên tắc làm việc: máy phát và máy thu sẽ hoạt động đồng bộ, đồng pha với
nhau. Đầu quét ở máy phát di chyển tới đâu thì đầu in của máy thu cũng ở vị trí
tương ứng để in tín hiệu đen/trắng mà máy phát chuyển đến.
 Các văn phòng khí tượng thủy văn trên bờ sẽ thu thập các thông tin liên quan đến
khi tượng, phân tích, dự báo các điều kiện thời tiết. Sau đó sẽ mã hóa các thông tin
này thành dạng bản đồ thời tiết (Weather Map / Synop Chart) sử dụng các ký hiệu
tiêu chuẩn của tổ chức khí tượng quốc tế WMO. Các bản đồ thời tiết sau đó sẽ được
phát cho các tàu thông qua hệ thống Facsimile.
 Bản đồ thời tiết do hệ thống FACSIMILE có hai dạng co bản. Đó là bản đồ phân
tích (A- Analysis ), và bản đồ dự báo (F-Forecast)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 69


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Ví dụ về máy thu Facsimile:

 Ví dụ về bản đồ thời tiết (weather map/ Synop map)

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 70


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Cách đọc các thônng tin trên bản đồ Synop Chart: Dựa vào bảng ký hiệu trên
bản đồ thời tiết:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 71


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

5.2.3. Các hệ thống khác


 Hệ thống vệ tinh Inmasat: Dịch vụ EGC - Safety Net của hệ thống này – Cung
cấp miễn phí các thông tin an toàn hàng hải (giống NAVTEX) thông qua vệ tinh.
Các thông tin an toàn hàng hải này bao gồm các thông tin khí tượng thủy văn và các
thông tin khác. Các đài tàu Inmasat có trang bị máy thu EGC sẽ thu được các bức
điện MSI
 Thiết bị HF Telex: Các bức điện liên quan đến khí tượng thủy văn cũng có thể được
các trạm bờ soạn thảo thành các bức điện và gửi cho các tàu thu và in ra trên thiết
bị HF có chức năng Telex.
 Thiết bị Radiotelephone VHF, MF-HF: Các thông tin thời tiết, khí tượng thủy
văn cũng được các trạm bờ phát dưới dạng thoại cho các tàu trên các kênh trực canh
chung của thiết bị VHF, MF-HF.
5.2.4. Thông tin khí tượng qua internet
 Các thông tien liên quan đến khí tượng, thủy văn, thời tiết… cũng được các văn
phòng khí tượng thủy văn của các quốc gia cung cấp, cập nhật trên các website chính
thức của mình.
 Một số website của các văn phòng khí tượng như sau:
https://www.hko.gov.hk/en/wxinfo/currwx/fnd.htm

https://www.jma.go.jp/en/g3/

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 72


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

Chương 6. Kế hoạch tuyến hành trình có tính đến các yếu tố khí tượng hải
dương
6.1. Nguyên tắc chọn tuyến
 Chọn tuyến đường thời tiết là việc dựa vào tất cả các thông tin về khí tượng – hải
dương để chọn ra một tuyến đường đi cho tàu an toàn nhất, nhanh nhất và kinh tế
nhất.
 Tuyến ngắn nhất chưa phải là tuyến nhanh nhất, tuyến nhanh nhất chưa phải là tuyến
an toàn nhất. Tuyến dài hơn có điều kiện thời tiết tốt hơn, tàu hành trình tốn ít thời
gian hơn.
 Lợi dụng dòng chảy biển hoặc hải lưu nếu có thể.
 Lợi dụng gió mùa nếu có thể.
 Có kế hoạch dự phòng.

6.2. Những tài liệu khí tượng thủy văn cần tham khảo
 Admiralty Sailing directions NP1 đến NP 72 : Cho vùng ven bờ hay những biển
nhỏ.
 Ocean passages for the world NP136: Giới thiệu những tuyến đường và khoảng
cách giữa các cảng trên thế giới. Những chi tiết về thời tiết, gió, dòng chảy, băng
của mỗi tuyến hành trình và nhiều thông tin khác cũng được nêu ra.
 Admiralty tidal stream atlases: Bản đồ dòng chảy thủy triều
 Pilot charts.
 Routeing charts.
 Ocean current charts.
 ATT ( bảng thủy triều)

6.3. Những điểm lưu ý khi chọn tuyến đường thời tiết
 Cân bằng giữa yếu tố an toàn và yếu tố thời gian, nhấn mạnh yếu tố an toàn.
 Lưu ý đến vùng, mùa, tần suất, đường đi của bão.
 Tránh các vùng có ảnh hưởng của băng, thời tiết xấu, khả năng xuất hiện sương mù
cao.
 Lợi dụng dòng chảy biển hoặc hải lưu nếu có thể.
 Lợi dụng gió mùa nếu có thể.

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 73


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Thời tiết xấu thường làm kéo dài tuyến hành trình, cần chú ý đến khả năng chệch
hướng của tàu và tiếp nhiên liệu.
6.4. Kế hoạch tuyến hành trình dự phòng
 Thay đổi hướng chạy tàu.
 Khu vực neo tàu tránh thời tiết xấu.
 Khả năng kéo dài tuyến hành trình, tiếp nhiên liệu

6.5. Phương pháp xác định tuyến hành trình tối ưu về thời gian (Least Time Track)
6.5.1. Tổng quan “Least Time Track - LTT”
LTT là đường đi dự kiến đã được tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn liên quan
để sao cho tàu ta đi tới cảng đích với thời gian ngắn nhất.

6.5.2. Các bước thực hiện tính toán LTT


 Bước 1: Xác định đặc tính của tàu
Dựa vào dữ liệu nhật ký của tàu, người ta sẽ xây dựng các đường đặc tính thể hiện
mỗi quan hệ giữa tốc độ tàu và các yếu tố khí tượng thủy văn liên quan. Ví dụ ta có
đường đặc tính tốc độ tàu và chiều cao của sóng biển như sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 74


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

 Bước 2: Thu thập các thông tin về dự báo thời tiết, khí tượng hải dương trong
các thời gian tiếp theo
Ví dụ ta có thông tin về sóng biển thông qua bản đồ dự báo sau.

 Bước 3: Thực hiển kẻ các đường đi dự kiến để xác định “Least Time Track”
- Xác định điểm xuất phát (A) và điểm đích (B), kẻ đường đi theo cung vòng lớn
(Great Circle track) nối giữa hai điểm. Ví dụ ta kẻ đường “GC track” trên hải đồ
sử dụng phép chiếu Gnomic như sau:

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 75


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Dựa vào các thông tin dự báo về chiều cao sóng, về gió, dòng…. Ta tính toán
các đường đi dự kiến theo các hướng cách nhau 10 độ và xác định được
đường đi hiệu quả nhất. Ví dụ về việc xác định LTT dựa vào thông tin chiều cao
sóng và đặc tính của tàu tương ứng với chiều cao sóng như sau:

- Tiếp tục dựa vào các thông tin dự báo trong khoảng 12h tiếp theo để xác định các
đường đi dự kiến tiếp theo

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 76


Bộ môn: Cơ Sở Hàng Hải
Bài giảng môn: Khí Tượng Hải Dương Phần 3: Công tác khí tượng trên tàu

- Tiếp tục lặp lại các thao tác trên để có các đường đi dự kiến trong khoảng thời
gian dự kiến 12/24/48/72 giờ tiếp theo và chọn ra được đường đi tối ưu về thời
gian - LTT

GV: Phạm Anh Tuấn Trang 77

You might also like