You are on page 1of 76

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Nguyễn Thị Minh Ngọc

ỨNG DỤNG VHF OFFSET TRONG


LIÊN LẠC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

Ngành: Công nghệ Điện tử – Viễn thông


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử.
Mã số: 60 52 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TS. Nguyễn Viết Kính

Hà Nội - 2009
14
Lời mở đầu:

Trong lịch sử xây dựng và phát triển hơn nửa thế kỷ qua, ngành Hàng không dân
dụng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng tự hào, tạo được những điều kiện
tương đối vững chắc để không bị tụt hậu và có thể từng bước hòa nhập với sự phát
triển chung của Hàng không thế giới. Trong đó Quản lý bay là một trong ba chuyên
ngành mũi nhọn của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và ngày càng đóng góp
những cố gắng trong việc đưa Hàng không Việt Nam lên một tầm cao mới xứng với sự
phát triển của khu vực và thế giới.
Luận văn “Ứng dụng VHF offset trong liên lạc hàng không dân dụng Việt
Nam” nghiên cứu về kỹ thuật VHF offset – một kỹ thuật thông tin liên lạc thoại giữa
kiểm soát viên không lưu và phi công sử dụng sóng vô tuyến VHF được làm trễ, có thể
phát cùng một tần số trên nhiều trạm và giải quyết bài toán xây dựng tuyến truyền
thông VHF offset giữa các trạm với nhau cũng như giữa các trạm với tàu bay. Đây là
một trong nhiều kỹ thuật được đề ra để nghiên cứu, lựa chọn phương án thay thế cho
trạm thu phát VHF Tam Đảo. Và kỹ thuật này đã được chọn nhờ lợi thế về tính đơn
giản, hiệu quả và kinh tế khi nâng cấp hệ thống VHF cũ, đó là:
- Vẫn là truyền dẫn VHF truyền thống, nên thay đổi về mặt công nghệ kỹ
thuật không nhiều và có thể đào tạo cho người vận hành khai thác trong
một thời gian ngắn.
- Đảm bảo được tầm phủ sóng rộng sau khi bỏ trạm VHF Tam Đảo.
- Chỉ cần đầu tư trang thiết bị mới cho phần hệ thống VHF offset mà không
phải toàn bộ dây chuyền.
- Giúp cho kiểm soát viên không lưu đường dài thuận tiện hơn trong điều
hành bay.
Trong quá trình thực hiện luận văn này không tránh khỏi nhiều thiếu sót, tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Qua lời mở đầu này, tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Viết Kính, tập thể các giảng viên Khoa Sau đại học, trường Đại học Công
nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, đội ngũ cán bộ kỹ thuật Công ty bảo đảm hoạt động
bay miền Bắc cùng các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
15
CHƢƠNG 1: QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM – HIỆN TRẠNG
VÀ KHÓ KHĂN

1. 1. Hoạt động của Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam (VATM)
– hiện chuyển tên là Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam
(VANSCORP):
Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam là công ty nhà nước có nhiệm vụ
cung ứng bảo đảm hoạt động bay nhằm bảo đảm hoạt động bay an toàn, điều hoà, liên
tục và hiệu quả. Chức năng và nhiệm vụ chính của VATM là:
Cung cấp các dịch vụ không lưu bao gồm:
 Dịch vụ điều hành không lưu cho tại sân (TWR), vùng tiếp cận (APP) và
đường dài (ACC).
 Công tác thông báo bay (FIS) và các dịch vụ cảnh báo (ALRS).
 Quản lý vùng trời, không phận quốc gia:
 Quản lý các phương tiện cơ sở hạ tầng cho không vận.
 Thiết lập các đường bay và phối hợp trong việc sử dụng vùng trời.
Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như dịch vụ khí tượng, tìm kiếm cứu nguy,
huấn luyện, đào tạo,...
Cùng với yêu cầu phát triển của ngành hàng không quốc tế, tổ chức hàng không
dân dụng quốc tế ICAO đã có những giám sát, khuyến nghị hướng dẫn các quốc gia
trong các hệ thống tổ chức quản lý không lưu. Theo ICAO yêu cầu, để cung cấp các
dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu của các khách hàng thì một hệ thống quản lý bay cần
phải cung cấp tất cả các dịch vụ cơ bản là:
 Quản lý không lưu – ATN: Quản lý chung các dịch vụ cung cấp, phối kết
hợp đồng bộ các dịch vụ để đạt được kết quả tốt nhất.
 Dịch vụ không lưu – ATS: Điều hành bay trực tiếp các tàu bay trong vùng
thông báo bay.
 Dịch vụ thông tin liên lạc – CS: Hay còn gọi là các dịch vụ thông tin cố
định hàng không, bao gồm: thông tin thoại, số liệu giữa các đơn vị kiểm
soát không lưu nội địa, quốc tế với nhau và với tàu bay. Mạng bao gồm
các hệ thống thông tin trực thoại, hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động
sử dụng các đường truyền dẫn viễn thông quy mô lớn.
 Dịch vụ giám sát – SS: giám sát tất cả các hoạt động bay trong vùng thông
báo bay, sử dụng các Radar tại các trạm thu thập xử lý, lưu trữ và phân
phát các dữ liệu bay về trung tâm phục vụ cho việc điều hành bay.
 Dịch vụ dẫn đường – NS: Sử dụng các phương tiện dẫn đường như đèn
hiệu, NDB, VOR/DME hoặc vệ tinh để dẫn đường cho các tàu bay.
16
 Dịch vụ khí tượng hàng không – MS: Giám sát các hiện tượng thời tiết
trong vùng thông báo bay, xử lý các số liệu thời tiết và cấp phát cho tất cả
các đơn vị liên quan.
 Dịch vụ cảnh báo, tìm kiếm và cứu nạn – SAR: tổ chức tốt các mạng lưới
tìm kiếm, cứu nguy trên quy mô quốc gia, quốc tế, sẵn sàng ứng phó với
các tình huống lâm nạn của tàu bay.
Ngoài ra việc huấn luyện, đào tạo chuyên môn cũng có vai trò to lớn trong
việc duy trì và phát triển hệ thống, đây cũng là một loại dịch vụ không thể
thiếu được trong việc quản lý nguồn nhân lực cho ngành quản lý bay.
1. 2. Hiện trạng của các hệ thống hiện tại:
Không phận Việt Nam được chia thành 2 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà
Nội và FIR Hồ Chí Minh. Việc điều hành hoạt động bay trong FIR Hà Nội do Trung
tâm quản lý bay miền Bắc – nay là Công ty bảo đảm hoạt động bay miền Bắc, đảm
trách.

Hình 1 – 1: FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh


FIR Hà Nội bao gồm 16 đường bay, trong đó có 5 đường bay quốc tế (A202,
A206, B465, R474, R471) và 11 đường bay nội địa (W1, W2, W3, W4, W5, W6,
17
W10, W14, W20, W21, W22) với 2 sân bay quốc tế (Nội Bài, Cát Bi) và 4 sân bay
quốc nội (Điện Biên, Nà Sản (đang tạm ngừng để nâng cấp), Vinh, Đồng Hới). Nó
được chia thành 2 phân khu, phân khu Bắc và phân khu Nam có nhiệm vụ cung cấp
các dịch vụ không lưu cho các tàu bay đến/đi và quá cảnh qua FIR Hà Nội.

Hình 1 – 2: Các trạm VHF và tầm phủ sóng tương ứng trên lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống thông tin trực thoại hàng không sử dụng các tuyến truyền dẫn
VSAT, Viba và cáp quang cung cấp các dịch vụ trực thoại đường dây nóng giữa các
Trung tâm chỉ huy bay. Việc liên lạc không – địa sử dụng các hệ thống điều khiển xa
VHF với cơ chế điều biên AM 25kHz công suất phát lớn đến 250W tạo nên mạng lưới
các trạm VHF bao phủ toàn bộ FIR và hệ thống thu phát HF đơn biên. Cụ thể như sau:
- Hệ thống thiết bị VHF Nội Bài (VHF EXICOM 50W) được đặt tại ACC
Hà Nội và lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 1993, trang bị cho cả hai
phân khu điều hành bay của FIR Hà Nội (phân khu Bắc và phân khu
Nam).
18
- Trạm VHF Tam Đảo (VHF EXICOM 50W) được sử dụng để phủ sóng
cho phân khu Bắc và một phần phân khu Nam.
- Trạm VHF Vinh (VHF EXICOM 50W) được triển khai, lắp đặt và đưa vào sử
dụng từ năm 1997 với mục đích đáp ứng việc phủ sóng cho phân khu Nam.
- Trạm VHF Sơn Trà được thiết lập với mục đích ban đầu để phục vụ công tác
điều hành bay cho phân khu I ACC Hồ Chí Minh. Đến năm 2000 triển khai
thêm hệ thống VHF để bổ trợ cho các trạm VHF Vinh và VHF Nội Bài.
- Hệ thống thiết bị VHF Vinh, Điện Biên, Cát Bi đều dùng thiết bị thu phát công
suất 7W.
Hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSC được đặt tại các trung tâm
HAN, DNA, HCM và Trung tâm điều hành chỉ huy bay kết nối sử dụng các phương
tiện truyền dẫn nêu trên.
Hệ thống giám sát được cơ cấu bởi các trạm Radar sơ cấp PSR tầm phủ 80 dặm
và các trạm Radar thứ cấp SSR tầm phủ 250 dặm có nhiệm vụ thu thập các thông tin
tàu bay cung cấp cho các trung tâm xử lý số liệu Radar tại hai FIR. Sơ đồ trạm và tầm
phủ được mô tả như hình 1 – 3 dưới đây.

Hình 1 – 3: Tầm phủ Radar trên lãnh thổ Việt Nam


Dich vụ dẫn đƣờng được cung cấp bởi các đài NDB và VOR/DME trải dài trên
các tuyến bay nội địa và quốc tế. Tại các sân bay với yêu cầu cao về lưu lượng có sự
19
phối hợp giữa các đài NDB, hệ thống đèn tín hiệu và các phương tiện hạ cánh ILS lắp
đặt tại đường băng.
Dịch vụ cảnh báo, tìm kiếm và cứu nạn SAR được tổ chức thành ba trung tâm
chịu sự quản lý trực tiếp bởi VATM, bao gồm:
- 2 trung tâm tìm kiếm và cứu nạn tại HAN và HCM.
- 1 trung tâm con tại DNA.
Các trung tâm trên hoạt động có sự phối hợp cùng các nhà chức trách, các cụm
cảng hàng không và trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia đảm bảo dịch vụ nhanh nhất
trong mọi trường hợp khẩn cấp.

Hình 1 – 4: Hệ thống các phương tiện dẫn đường kết hợp


1. 3. Phân tích đánh giá hiện trạng của hệ thống VHF tại FIR Hà
Nội:[1]
Do đặc điểm địa hình phần phân khu Bắc rộng có dãy núi Hoàng Liên Sơn chia
cắt làm 2 phần, phần phía Tây hẹp nhưng núi non hiểm trở, có nhiều núi cao, phần
phía Đông rộng gồm núi cao, đồng bằng, biển. Phân khu Nam hẹp nhưng lại dài. Do
20
đặc thù của địa hình nêu trên, nên mặc dù hiện nay, trong FIR Hà Nôị đã lắp đặt 4
trạm VHF (Nội Bài, Tam Đảo, Vinh, Sơn Trà) phục vụ công tác điều hành bay nhưng
thực tế cho thấy vùng phủ sóng VHF của các trạm này còn có nhiều hạn chế:
- Phân khu Bắc với 2 trạm thu/phát sóng VHF đặt tại Nội Bài và Tam Đảo (Kiểm
soát viên không lưu chỉ chọn được một trong hai trạm) cũng đã phủ sóng phần lớn
vùng trách nhiệm, tuy nhiên vẫn còn những vùng chưa được phủ sóng như phần phía
Tây Bắc nơi có 2 sân bay Nà Sản và Điện Biên trên đường W4, các vùng biển khu vực
Hải Phòng, Quảng Ninh, trên đường bay W10 ở các mực bay thấp.
- Phân khu Nam với 3 trạm thu/phát sóng VHF đặt tại Nội Bài, Vinh, Sơn Trà
trên thực tế tại một thời điểm chỉ phát được trên một trạm VHF. Hiện nay phân khu
Nam được điều hành chính bằng trạm VHF Vinh. Trạm VHF Sơn Trà chỉ để dự phòng
trong trường hợp trạm Vinh có sự cố kỹ thuật. Với cách tổ chức hiện nay, tầm phủ
sóng VHF của trạm VHF Vinh chưa đảm bảo phủ sóng toàn bộ phân khu Nam. Cụ thể
một số đường bay như W20, một phần của đường bay W1, W2, W10.
Vấn đề nhiễu sóng VHF có và không có khả năng khắc phục cũng là điểm cần
chú ý. Do việc quản lý về tần số đồng thời phương thức điều chế AM hiện đang dùng
là phương thức phổ thông và không có mã hoá chống nhiễu nên còn bị nhiễu tần số tại
các vùng cục bộ. Ta chỉ có thể khắc phục tạm thời là sử dụng các tần số dự phòng khác
đã đăng ký.
Như vậy, hiện trạng của hệ thống trên không thể đảm bảo cho nhu cầu lưu lượng
bay hiện nay. Theo số liệu thống kê thì đối với FIR Hà Nội tính từ năm thành lập 1993
đến năm 2003, tổng số chuyến bay được điều hành đã đạt trên 230000 chuyến (dựa
trên báo cáo hàng năm của VATM). Tính từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 9 năm
2009, FIR Hà Nội đã điều hành bay được khoảng 49000 chuyến bao gồm cả quốc tế và
quốc nội (được lấy từ số liệu bay của công ty bảo đảm hoạt động bay miền Bắc). Do
lưu lượng bay tăng lên, nhu cầu về cung cấp dịch vụ không lưu trên một vùng trời
cũng tăng lên. Đối với các tiêu chuẩn phân cách và trang thiết bị hiện tại, số lượng các
chuyến bay không thể lựa chọn đường bay tối ưu ngày càng tăng. Nếu tại thời điểm
năm 1995 ta có thể giải quyết bằng cách tăng thêm các trạm thiết bị, nhưng hiện nay
thì không thể áp dụng phương pháp này mà cần phải nâng cấp hệ thống CNS để bắt
kịp sự phát triển của toàn cầu và tránh các chi phí phụ trội, lãng phí do tắc nghẽn hàng
không gây ra. Sự thay đổi này cũng giống như công nghệ điện thoại di động, khi
không thể tăng thêm số Cell (GSM) do thuê bao tăng thêm nữa thì cần có sự nâng cấp
hoặc thay đổi dịch vụ như tiến lên các thế hệ tiếp theo.
Trong luận văn này chỉ đề cập đến giải pháp khắc phục cho hệ thống thông tin
liên lạc VHF hàng không và sẽ được trình bày chi tiết trong các chương sau.
21

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ


THUẬT (TRONG QUẢN LÝ BAY)

Dải tần thông tin liên lạc VHF hàng không từ 118 – 137MHz và được dùng chủ yếu
cho thông tin liên lạc thoại ATC. Ban đầu dải VHF được chia thành 760 kênh với phân
cách 25kHz và DSB-AM, hệ thống thông tin liên lạc tương tự được dùng cho đến ngày
nay. Hệ thống thoại DSB-AM này được dùng để phân cách và hướng dẫn máy bay từ
những năm 40.
Thoại vô tuyến hoạt động theo kiểu PTT đơn, với cùng tần số được sử dụng cho các
truyền dẫn liên kết phát (kiểm soát viên không lưu phát tín hiệu huấn lệnh đến phi
công) và liên kết thu (phi công yêu cầu hay xác nhận huấn lệnh đến kiểm soát viên
không lưu). Điều này cho phép mỗi thành viên trong nhóm người dùng (bao gồm các
kiểm soát viên không lưu và tất cả các tàu bay ở trong một dịch vụ xác định) giám sát
đàm thoại. Đặc tính này được biết là “đường nhóm” làm tăng nhận biết tình trạng của
phi công. Ngày nay sự kết hợp giữa kiểm soát viên không lưu và các tàu bay được hỗ
trợ bởi một tần số thông tin liên lạc VHF R/T1 cho mỗi phân vùng. Với giả thuyết rằng
mỗi phân vùng phải dùng kênh VHF được dành cho nó, những nhà quản lý tần số làm
việc chăm chỉ để đạt được hiệu suất phổ tốt nhất có thể trong dải VHF. Tuy nhiên, việc
tìm ra cách phân chia kênh VHF mới để mở rộng dung lượng dải VHF qua việc tổ
chức lại và giảm kích thước phân vùng ATC đang trở nên hầu như là không thể được.
Vì thế, dải VHF có thể được cho là hoàn toàn dùng được với các kênh VHF được
phân.
Khi các kênh thoại VHF tại Châu Âu đã sử dụng hết và số lượng không lưu vẫn
tiếp tục tăng, phân cách kênh 8,33kHz được đề nghị và đã được thực hiện cách đây
không lâu. Việc này đã làm tăng thêm một chút dung lượng kênh và tạm thời đẩy lùi
thời điểm hết kênh dùng đến tương lai. EUROCONTROL cho rằng giới hạn dung
lượng đối với hệ thống thông tin liên lạc thoại hiện nay sẽ đạt được trong vòng từ năm
2015 cho đến năm 2020. Vì thế nó phải được thay thế bằng một hệ thống hỗ trợ cả
thoại và bản tin dữ liệu có đủ dung lượng phổ được tìm ra cho phép truyền dẫn như
một hệ thống vô tuyến mới.
Một vài kỹ thuật mới cho liên lạc hàng không tương lai đã được thảo luận từ
trước, phải thực hiện đủ các mong đợi sau:
22
- Hỗ trợ tăng dung lượng cho cả thoại và dữ liệu.
- Triển khai phải khả thi.
- Dùng lại kỹ thuật hiện đã biết đến.
Nhiều đề xuất được cho là chương trình cần nhiều thời gian để hoàn thành. Những đề
xuất này xếp từ phân cách đơn giản 25kHz sang phân cách 8,33kHz với hệ thống liên
kết dữ liệu riêng biệt (VDL mode 2) qua các khái niệm hệ thống tích hợp dữ liệu và
thoại số đến các hệ thống dải rộng trạm mặt đất (CDMA 2000) và vệ tinh (SDLS). Các
khái niệm liên kết dữ liệu của hai đề xuất đầu tiên được dựa trên đường quét tần số
hiện nay, bằng cách sử dụng các kỹ thuật băng hẹp và phải cùng tồn tại với hệ thống
thoại băng hẹp trong suốt giai đoạn truyền dẫn kéo dài. Các kỹ thuật khác yêu cầu
thêm phổ bảo vệ được cho là để dành cho thông tin liên lạc hàng không hay một cơ sở
hạ tầng khác [6].
2.1.VHF Datalink [2,9,15,16]:
VHF datalink hay VHF Digital Link (VDL) là một phương tiện gửi thông tin
giữa tàu bay và các trạm mặt đất (với trường hợp VDL mode 4 là truyền thông tin giữa
các tàu bay). Các liên kết dữ liệu VHF hàng không sử dụng dải 117.975 – 137Mhz do
hiệp hội viễn thông thế giới ITU phân cho các dịch vụ định tuyến di động hàng không
AMRS. Đây là một chuẩn ngành hàng không (AEEC) cho VHF datalink ACARS được
lắp trên khoảng 14000 tàu bay và các chuẩn ICAO được xác định bởi Tổ chức thông
tin liên lạc di động hàng không AMCP năm 1990. VDL mode 2 là mode duy nhất
được triển khai hoạt động hỗ trợ thông tin liên lạc datalink kiểm soát viên không lưu –
phi công CPDLC.
VDL mode 1:
AMCP ICAO xác định mode này cho những mục đích hợp thức hoá. Nó giống
với VDL mode 2 ngoại trừ việc sử dụng liên kết VHF tương tự như ACARS VHF nên
nó có thể được triển khai nhờ sử dụng vô tuyến tương tự trước khi triển khai vô tuyến
số VHF được hoàn thành. AMCP ICAO hoàn toàn xác nhận VDL mode 1 và 2 vào
năm 1994, sau đó mode 1 không còn cần thiết nữa và đã được loại khỏi các chuẩn của
ICAO.
VDL mode 2:
VDL mode 2 ICAO là phiên bản chính của VDL. Nó được triển khai trong một
chương trình EUROCONTROL link 2000+ và được quy định là liên kết chính trong
chuẩn EU single sky mới được chấp nhận yêu cầu tất cả các tàu bay đang bay trong
Châu Âu phải được trang bị CPDLC.
Trước CPDLC, VDL mode 2 đã được triển khai với xấp xỉ 2000 tàu bay để
chuyển các bản tin ACARS đơn giản hoá phần thêm vào của CPDLC. Mạng
lưới các trạm mặt đất cung cấp dịch vụ VDL mode 2 đã được ARINC và
SITA triển khai với các mức tầm phủ khác nhau.
23
Chuẩn ICAO cho VDL mode 2 xác định 3 lớp, là: lớp vật lý, lớp liên kết và lớp mạng
con. Lớp mạng con tuân thủ những yêu cầu về chuẩn mạng viễn thông hàng không
(ATN) ICAO để xác định giao thức dữ liệu đầu cuối được dùng trên nhiều mạng con
mặt đất và không - địa bao gồm cả VDL.
Lớp liên kết VDL mode 2 được tạo thành từ hai lớp con, lớp con dịch vụ liên kết
dữ liệu và lớp con điều khiển truy nhập môi trường (MAC). Giao thức liên kết dữ liệu
dựa trên các chuẩn ISO được dùng cho HDLC quay số truy nhập vào các mạng X25.
Nó cung cấp cho tàu bay một thiết lập liên kết tích cực tới một trạm mặt đất và xác
định một bảng địa chỉ cho các trạm mặt đất. Giao thức MAC là một phiên bản của đa
truy nhập phát hiện sóng mang CSMA.
Lớp vật lý VDL mode 2 xác định cách sử dụng kênh VHF rộng 25kHz kiểu điều
chế D8PSK bằng cách cung cấp tốc độ dữ liệu 31.5kbit/s. Đây là tốc độ dữ liệu cao
nhất có thể đạt được trong kênh 25kHz với phạm vi tối đa là 200NM. Điều này yêu
cầu triển khai VHF vô tuyến số.
VDL mode 3:
Chuẩn ICAO cho VDL mode 3 xác định một giao thức cung cấp cho tàu bay cả
thông tin liên lạc dữ liệu và thoại được số hoá do US FAA xác định với sự hỗ trợ của
Mitre. Hỗ trợ thoại số hoá làm cho giao thức mode 3 phức tạp hơn VDL mode 2. Các
gói dữ liệu và thoại số hoá vào các khe đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA
được phân bởi các trạm mặt đất. FAA thực hiện một hệ thống mẫu vào năm 2003
nhưng không thành công khi thuyết phục các hãng hàng không lắp đặt các điện tử
hàng không VDL mode 3 và đến năm 2004 thì huỷ bỏ.
VDL mode 4:
Chuẩn ICAO cho VDL mode 4 xác định một giao thức cho phép tàu bay trao đổi
dữ liệu với các trạm mặt đất và với tàu bay khác.
VDL mode 4 sử dụng một giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian tự tổ
chức STDMA (được Hakan Lans, người Thụy Điển phát minh vào năm 1988) cho
phép nó tự tổ chức, tức là không đòi hỏi một trạm mặt đất chính. Vì thế nên nó dễ
triển khai hơn VDL mode 3.
Tháng 11 năm 2001, giao thức này được ICAO chấp nhận như là một chuẩn toàn
cầu. Chức năng chính của nó là cung cấp lớp vật lý tần số VHF cho các truyền dẫn
ADS-B. Tuy nhiên, nó đã bắt kịp như là liên kết cho ADS-B nhờ hoạt động liên kết
radar mode S trong dải 1090MHz và được Hội nghị dẫn đường hàng không ICAO
chọn là liên kết chính vào năm 2003.
Môi trường VDL mode 4 cũng có thể được dùng cho chuyển đổi không - địa. Tốt
nhất là dùng cho các truyền dẫn bản tin ngắn giữa một lượng lớn người sử dụng, ví dụ:
cung cấp nhận thức tình huống, quản lý thông tin hàng không số D-AIM, ..
Những thử nghiệm hiện đại hoá quản lý không lưu Châu Âu đã triển khai ADS-B
và các truyền dẫn không - địa bằng cách sử dụng các hệ thống VDL mode 4. Tuy
24
nhiên, trên tàu bay không vận, hoạt động triển khai ADS-B sẽ dùng liên kết mode S và
CPDLC sẽ dùng VDL mode 2.
Hai hệ thống VDL mode 2 và VDL mode 4 đã được phát triển và sử dụng tại
Châu Âu và Mỹ. Việt Nam vừa đưa vào sử dụng hệ thống VDL mode 4 (đang trong
giai đoạn thử nghiệm) tại FIR Hồ Chí Minh.
2.2. B – VHF [5,6,7]:
2.2.1. Nguyên lý:
B-VHF là một hệ thống thông tin liên lạc mặt đất với các trạm mặt đất GS hoạt
động như một kiểm soát viên mạng và cung cấp đa dịch vụ trong các tế bào B-VHF.
Mỗi tế bào sử dụng kênh thông tin liên lạc băng rộng chuyên dụng và cung cấp tầm
phủ vật lý cho vùng không phận tương ứng. Nếu tầm phủ vật lý của một tế bào nhỏ
hơn tầm phủ vận hành dịch vụ yêu cầu thì dịch vụ này sẽ được cài đặt tại một số tế bào
láng giềng thích hợp với vùng bao phủ chồng lấn nhau. Trong suốt quá trình chuyển
giao dịch vụ được thực hiện khi một tàu bay bay qua đường biên giữa các tế bào liên
quan – điều này có thể xảy ra trong suốt quá trình phát thoại liên tục giữa kiểm soát
viên và phi công. Khi hệ thống B-VHF có thể cung cấp tầm phủ dịch vụ thoại và dữ
liệu trên phạm vi rộng lớn, rất hiệu quả khi tách khỏi cấu trúc không phận và chuẩn bị
cho các khái niệm ATM tương lai bao gồm quản lý không phận động. B-VHF là một
hệ thống song công dựa trên TDD (song công phân chia theo thời gian) tách rời liên
kết phát (FL tức là trạm mặt đất phát) và liên kết thu (RL tức là tàu bay phát).

Hình 2 – 1: Cấu trúc khung B-VHF


Dữ liệu người dùng, thoại được số hóa và các khối dữ liệu hệ thống được chuyển
vào các khung ngắn (hình 2 – 1). Các loại khung này bao gồm các khung FL và RL
mang lưu lượng của người dùng cũng tốt như các khung FL quảng bá và các khung RL
truy cập ngẫu nhiên mang dữ liệu hệ thống. Cấu trúc khung sau đó được xếp vào các
đa khung, các siêu khung và các hyper-frames. Hệ thống hỗ trợ dịch vụ đường thoại
truyền thống tốt như liên kết dữ liệu và thoại quảng bá từ GS đến tàu bay. Thông tin
25
dữ liệu điểm – điểm (PP) giữa tàu bay và GS đều được hỗ trợ tốt. Hệ thống cung cấp
tùy ý thông tin thoại không – địa được định địa chỉ tại GS dùng các địa chỉ tàu bay rời
rạc.
Khi tất cả các truyền dẫn RL luôn có hướng đến GS điều khiển, các dịch vụ
thông tin liên lạc đòi hỏi kết nối không – không giống như đường dây thoại hay
chuyển đổi dữ liệu không – không phải được xây dựng lại bằng cách sử dụng một phát
lại tự động qua GS. Nếu vài GS liên quan được kết nối qua mạng mặt đất – thông tin
được phát lại trên tất cả các GS. B-VHF sử dụng lớp vật lý một hệ thống đa sóng mang
dựa trên ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM. B-VHF sẽ hoạt động trong
phổ thông tin liên lạc VHF hiện tại được dùng bởi các hệ thống thông tin liên lạc băng
hẹp, sử dụng lại tập các sóng mang OFDM “có sẵn” được xác định trong kênh B-VHF
băng rộng cấp cho tế bào. Chòm sao của các sóng mang “có sẵn” cho một tế bào cho
trước tùy thuộc vào cấu trúc chi tiết của các thiết bị phát và thu băng hẹp hoạt động
trong dải thông kênh B-VHF trong tế bào và vài vùng quanh tế bào. Một phân tích tỉ
mỉ về việc sử dụng cục bộ các kênh băng hẹp được thực hiện trước khi triển khai tế
bào. B-VHF được bảo đảm hoạt động không gây nhiễu sang các hệ thống băng hẹp lân
cận và bảo đảm hệ B-VHF bản thân nó sẽ không bị nhiễu bởi các hệ thống đó.
Các kênh truyền tải B-VHF được tạo ra bằng cách kết hợp một số thích hợp các
sóng mang OFDM điều chế. Sóng mang của một kênh truyền tải thông thường được
chèn, lựa chọn từ các vùng không liên tục khác nhau trong kênh B-VHF băng rộng. Đa
truy nhập phân chia theo mã CDMA được dùng cho FL để truyền thông tin người
dùng trên vài sóng mang OFDM, làm tăng tính năng hệ thống có trong nhiễu băng hẹp.
Trên RL, toàn bộ tàu bay thông dụng trong một tế bào cho trước dùng cùng một tập
các sóng mang OFDM khi được dùng bởi GS trên FL, nhưng tàu bay khác dùng các
nhóm không chồng lấn của các sóng mang OFDM. Tùy chọn trải phổ có thể được áp
dụng cho dữ liệu người dùng RL trong mỗi nhóm OFDM bằng cách sử dụng kỹ thuật
đa truy nhập đa sóng mang trải phổ SS – MC – MA.
Bất kỳ kênh truyền tải vật lý FL hay RL có thể được mô tả bởi chòm sao các
sóng mang con OFDM được dùng, nhờ kế hoạch điều chế, và tỷ lệ mã hóa. Trong FL,
mã và chiều dài trải phổ theo lý thuyết phải được thêm vào.
Các truyền dẫn B-VHF RL được tách riêng khỏi các truyền dẫn FL và được đồng
bộ chính xác với GS điều khiển. Tất cả các ký hiệu RL đến GS theo thời gian thích
hợp nên GS có thể dễ dàng phân biệt và giải điều chế cùng một lúc các sóng mang RL
của nhiều tàu bay. Ngoại lệ duy nhất là phần mào trong tế bào B-VHF trong trường
hợp truy cập ngẫu nhiên tàu bay không đồng bộ được dùng, nên những truyền dẫn RL
của vài người dùng tại GS về mặt lý thuyết có thể chồng lấn. Tuy nhiên, xác suất của
những xung đột này ít được chấp nhận, khi số thời cơ truy nhập đủ để hỗ trợ số lượng
lớn tàu bay đi vào.
Trên lớp vật lý đa sóng mang, lớp liên kết dữ liệu và lớp con mạng con được xác
định theo hình 2 – 2.
26

Hình 2 – 2: Sắp xếp giao thức B-VHF


DLL sử dụng vài loại kênh logic và kênh truyền tải, sắp xếp hiệu quả thông tin
của người dùng vào các kênh truyền tải vật lý. DLL bao gồm đa MAC tồn tại để quản
lý định thời cục bộ khi đặt/ trích thông tin vào/ra các khung FL/RL vật lý. Các lớp con
DLL khác – các dịch vụ B-VHF đặc trưng BSS, các dịch vụ liên kết dữ liệu DLS, và
thực thể quản lý liên kết LME – phân đoạn các gói dữ liệu người dùng vào các đơn vị
để có thể xử lý nhờ lớp vật lý B-VHF, sắp xếp các đoạn này vào các kênh logic và
truyền tải, thực hiện các cơ chế tính toán, bảo đảm dữ liệu và điều khiển dòng (FEC và
CRC), và cung cấp hỗ trợ cho các thủ tục hệ thống đặc trưng (ví dụ: khởi tạo mạng,
vào/ra mạng, chuyển giao giữa các tế bào, quản lý tài nguyên, hay quản lý ưu tiên).
Lớp con mạng con B-VHF thực hiện một giao diện cho mạng viễn thông hàng không
ATN và hỗ trợ những cung cấp tùy chọn cho thông tin liên lạc IP.
Phần thoại của hệ B-VHF dùng bộ vocoder (mã hóa thoại) tốc độ thấp 4.8 kbps
được ICAO phê chuẩn và thông qua cho mạng con VDL mode 3. Ba khung vocoder
được kết hợp thành một khung dữ liệu đơn và được phát trong FL hay RL B-VHF.
2.2.2. Cấu trúc:
Cấu trúc mặt đất B-VHF được biểu diễn trong hình 2 – 3. Nó tương tự với cấu
trúc dự định của VDL mode 3 và bao gồm nhiều GS, mỗi GS gồm kiểm soát viên trạm
mặt đất GSC và các thiết bị thu và phát B-VHF, còn được gọi là giao diện mạng mặt
đất GNI.
27

Hình 2 – 3: Cấu trúc B-VHF mặt đất


Lớp vật lý và lớp con MAC của DLL được thực hiện trực tiếp trong các khối
vô tuyến. GSC thực hiện các yếu tố của lớp liên kết dữ liệu B-VHF và quản
lý các cơ chế B-VHF đặc trưng (ví dụ: phát lại tự động thoại RL của phi công
để xây dựng lại tính năng đường thoại của hệ thống thoại tương tự). GNI
cung cấp các giao diện để mở rộng các hệ thống liên kết dữ liệu (DLS 1,
DLS 2) và thoại (VCS 1, VCS 2), thực hiện lớp con mạng con B-VHF, cung
cấp truy nhập vào liên kết dữ liệu và thiết lập đa GS thành các cụm để cung
cấp tầm phủ theo yêu cầu cho các dịch vụ dữ liệu và thoại vượt ngoài tầm
phủ vật lý của một GS đơn.
Cấu trúc B-VHF trên tàu bay (hình 4) phần lớn giống với cấu trúc hiên nay. Mỗi
khối vô tuyến B-VHF vật lý có khả năng cung cấp đồng thời đa dịch vụ thoại và dữ
liệu. Các đơn vị vô tuyến vật lý VHF được điều khiển qua các bảng quản lý vô tuyến
RMP. Các phụ trợ thoại của phi công (ví dụ headset_ống nghe nói choàng đầu), phím
PTT, và các vô tuyến vật lý đều được nối qua các dây tương tự đến hệ thống quản lý
âm tần AMS hoạt động như các khóa chuyển mạch âm tần.
28

Hình 2 – 4: Cấu trúc B – VHF trên tàu bay


Về lâu dài, cấu trúc trên tàu bay và truyền dẫn có thể được số hóa hoàn toàn,
nhưng cấu trúc hiện nay và truyền dẫn tương tự vẫn được dùng rộng rãi tại thời điểm
ban đầu khi giới thiệu hệ thống B-VHF. Hơn nữa, cách phi công dùng kỹ thuật B-VHF
mới vẫn còn dùng với các thủ tục hiện hành và thực hành như những thủ tục đó đang
được dùng trong nhiều năm – kết hợp với các kỹ thuật truyền thống – trong các vùng
mà độ khẩn cấp của các hệ thống thông tin mới không cao như ở Châu Âu hay Mỹ.
Ba khối vô tuyến B-VHF trên tàu bay được tính toán độc lập nhau, mỗi cái có thể
cung cấp dịch vụ thoại và/hoặc liên kết dữ liệu độc lập. Người dùng các dịch vụ liên
kết dữ liệu B-VHF qua khối quản lý thông tin liên lạc CMU được nối qua các cáp
chuyên dụng hàng không đến hệ quản lý bay FMS và có thể các hệ thống dữ liệu hàng
không khác. Phi công tác động vào hệ thống liên kết dữ liệu trên tàu bay qua các giao
diện thích hợp:
- Khối hiển thị và điều khiển đa mục đích MCDU
- Khối hiển thị và điều khiển chuyên dụng DCDU.
Để duy trì các tính năng hiện nay của thoại đã đạt được bằng cách nhân đôi thiết
bị thoại tàu bay, tất cả chức năng được yêu cầu cho hoạt động thoại B-VHF phải được
đặt trong khối vô tuyến vật chất mà không cần yêu cầu thêm hỗ trợ bên ngoài như
CMU. Điều này cho phép bổ sung các thiết bị thu phát B-VHF trên tàu bay bằng cách
mở rộng chuẩn ARINC 750 đã bao gồm các chế độ đa hoạt động, kể cả thoại tương tự,
VDL mode 2 và mode 3.
29
Ngược lại với thoại, các chức năng liên kết dữ liệu mức cao được thực hiện trong
CMU khi đó là hoạt động thông thường để kết hợp với các mạng con ATN không –
địa khác. Các tính năng thoại tiên tiến như là xác nhận người nói hay các cuộc gọi
khẩn nguy sẽ có lợi từ cơ sở hạ tầng số hoàn toàn.
Có thể là tại thời điểm nào đó trong tương lai toàn bộ hệ thống con liên kết dữ
liệu có thể được tăng gấp đôi do sự gia tăng những yêu cầu tính năng liên kết dữ liệu
trong khi những yêu cầu tính năng thoại có thể ít chặt chẽ hơn. Giả sử rằng những thay
đổi được biết đến trước khi việc chuẩn hóa hệ thống B-VHF được hoàn thành, chúng
có thể được điều chỉnh dễ dàng trong cấu trúc hệ thống B-VHF trên tàu bay.
2.2.3. Các dịch vụ hỗ trợ:
Hệ thống B-VHF được thiết kế để hỗ trợ một phạm vi rộng lớn hoạt động của các
dịch vụ thông tin. Các dịch vụ “tương tự” được phân loại thành các nhóm, mỗi nhóm
có các yêu cầu về QoS riêng. Các đặc tính QoS này được đề cập đến trong thiết kế hệ
thống B-VHF. Bất kỳ dịch vụ mới nào có thể xuất hiện trong tương lai và có thể được
xếp vào nhóm bất kỳ ở trên và được hỗ trợ tự động bởi hệ thống B-VHF (QoS được
cung cấp bởi hệ B-VHF phải phù hợp với QoS được trông đợi). Sau đó tập hợp các
nhóm dịch vụ này theo danh sách các dịch vụ thông tin liên lạc B-VHF sau:
- Dịch vụ thoại đường dây chung (B-VP).
- Dịch vụ thoại quảng bá (B-VB).
- Dịch vụ thoại chọn lựa (B-VS).
- Dịch vụ liên kết dữ liệu có xác nhận (B-DA).
- Dịch vụ liên kết dữ liệu quảng bá (B-DB).
- Dịch vụ liên kết dữ liệu không xác nhận (B-DN).
Các kênh thoại quảng bá (B-VB) và đường dây chung (B-VP) được gán cố định
cho các phân vùng ATC và các chức năng (giống như hệ thống thoại tương tự hiện
hành). Điều này là cần thiết vì những yêu cầu tính năng chặt chẽ (thời gian thiết lập
dịch vụ) cho loại dịch vụ thoại này. Kênh thoại đường dây chung RL được chia sẻ giữa
các phi công với truy nhập PTT nhưng kênh FL lại được gán cố định cho kiểm soát
viên, cho phép kiểm soát viên ngắt lời/chồng lên truyền dẫn RL đường dây chung đang
diễn ra (tính năng giành quyền không có trong hệ thống hiện hành). Chuyển giao giữa
các tế bào cung cấp tương đương cho thoại đường dây chung truyền thống các giải
pháp tầm phủ vùng rộng dựa trên hoạt động trễ sóng mang (CLIMAX).
Ngược với các kênh thoại đường dây chung, các kênh thoại chọn lựa (tùy ý)
được gán động bởi GS bằng cách yêu cầu ngoài trực tiếp (cả kiểm soát viên và phi
công có thể yêu cầu các kênh thoại chọn lựa).
Các kỹ thuật bên trong hệ thống cho phép các yêu cầu này được đặt và các thông
báo kết hợp được hiển thị cho kiểm soát viên. Mặc dù thoại ATC chọn lựa (B-VS) rõ
ràng là không được yêu cầu nữa, tính năng này được dùng tiếp trong thiết kế hệ thống
B-VHF vì nó có thể được quan tâm với thông tin liên lạc thoại AOC.
30
Dịch vụ B-DA thực hiện những yêu cầu của một liên kết dữ liệu không – địa
ATN có thể được dùng cho cả các ứng dụng AOC và các ứng dụng ATM khác. Nó
cung cấp hỗ trợ cho hiện tại và có thể hỗ trợ cho các dịch vụ liên kết dữ liệu hoạt động
trong tương lai.
GS B-VHF có thể cung cấp thông tin bay và thông tin không lưu đặc biệt đến tàu
bay đang bay bằng cách dùng dịch vụ liên kết dữ liệu B-DB trong chế độ quảng bá
không xác nhận.
Dịch vụ B-DN dành cho liên lạc dựa trên việc cung cấp các tham số tàu bay, vị
trí của nó, và chú ý đến các trạm mặt đất.
Một hệ thống thông tin liên lạc hàng không mặt đất băng rộng mới (B-VHF)
đang được triển khai theo dự án B-VHF của EC FP6. Các phần trước mô tả các
nguyên lý hoạt động, cấu trúc, các dịch vụ thông tin liên lạc cơ bản của hệ thống B-
VHF và bản chất các cơ chế trong việc cấu hình và vận hành hệ thống. Nó có thể gồm
các thành phần hệ thống tất cả các tính năng chức năng của các hệ thống thông tin liên
lạc băng hẹp hiện nay, cung cấp tính năng tương đương cho các dịch vụ liên kết dữ
liệu và thoại diện rộng.
Hệ thống B-VHF được thiết kế theo các sự cần thiết hàng không đặc trưng cung
cấp một phạm vi rộng của các dịch vụ thông tin liên lạc ATM và AOC, và có thể trở
thành một động lực mạnh mẽ cho phép các khái niệm ATM toàn cầu và European mới
trong các thế kỷ tiếp theo.
2.3. VHF – Offset:
Do môi trường và cơ sở hạ tầng bị hạn chế, vài tầm phủ của phân vùng điều
khiển không thể đạt được chỉ bằng một trạm mặt đất. Để đối phó với những hạn chế
hoạt động này, cần phải dùng đồng thời vài trạm mặt đất độc lập hoạt động trên cùng
một tần số. Về mặt kỹ thuật có thể thực hiện được 5 trạm (theo Annex 10 của ICAO,
nhưng thường giới hạn trong 4 trạm), quá trình này gọi là trễ sóng mang (offset
carrier) [8]. Phần dưới đây chỉ giới thiệu qua một chút về VHF offset để tiện đánh giá
so sánh, và sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3.
2.3.1. Mục đích [8]:
Thực thi trễ sóng mang mục đích chính là để:
 Giảm nhiễu bề mặt địa lý, đặc biệt ở các phân vùng mức thấp.
 Cho phép mở rộng phạm vi phủ sóng.
 Đối phó với việc không có hay thiếu vị trí thích hợp cho các trạm mặt đất hiện
nay.
 Hỗ trợ dự phòng.
Ở Châu Âu, phần lớn các tần số trễ sóng mang hoạt động tại 2 điểm (68%) hoặc
3 điểm (28%).
2.3.2. Mô tả hoạt động:
Có thể tóm tắt hoạt động của hệ thống VHF offset [8] như sau:
31
Khi phát sóng địa - không (từ kiểm soát viên không lưu đến phi công), tín hiệu
âm tần cùng lúc được phát bởi tất cả các trạm mặt đất có liên quan. Để giảm nhiễu
giao thoa trong vùng phủ chồng lấn của thiết bị phát, các sóng mang con được làm trễ
trong khi vẫn ở trong phạm vi độ rộng kênh (25kHz). Bằng cách này, tín hiệu thu được
từ việc kết hợp các sóng mang tại máy thu trên máy bay sẽ được dịch ra ngoài dải
thông âm tần. Ví dụ, các trễ của các hệ thống 2 sóng mang được đặt là ±5kHz.
Khi phát sóng không - địa (từ phi công đến kiểm soát viên không lưu), tín hiệu
âm tần từ tất cả hoặc một phần các trạm mặt đất này (tuỳ thuộc vào vị trí tương ứng
với máy bay) được gửi ngược trở lại VCS.
Để ngăn chặn việc tạo phách gây ra giảm chất lượng tín hiệu thoại, tần số của
trạm phát sẽ đuợc dịch đi một tần số cố định so với tần số trung tâm của kênh. Hoạt
động của offset carrier được miêu tả chi tiết trong Annex 10 của tổ chức ICAO như
dưới đây:
Tần số phát Tần số phát Tần số phát Tần số phát Tần số phát
Số trạm
trạm 1 trạm 2 trạm 3 trạm 4 trạm 5
2 fc + 5 kHz fc – 5 kHz N/A N/A N/A
3 fc + 7,5 kHz fc fc – 7,5kHz N/A N/A
4 fc + 7,5 kHz fc – 7,5kHz fc +2,5kHz fc -2,5kHz N/A
5 fc –2,5 kHz fc – 7,5kHz fc fc +2,5kHz fc + 7,5 kHz
Bảng 2.1: Bảng tần số sóng mang ứng với số trạm trong mạng VHF offset
Các giá trị offset được dựa trên nguyên tắc giảm các phách được tạo ra trong
băng âm tần, nâng cao đáng kể chất lượng thoại.
2. 4. Đánh giá:
Từ giới thiệu về 3 kỹ thuật VHF mới ở trên, ta có thể đưa ra các đánh giá như sau:
 VHF datalink thực hiện truyền dữ liệu qua sóng VHF, các trạm mặt đất và tàu
bay thường xuyên cung cấp số liệu lẫn nhau (về vị trí, về độ cao, về tốc độ, ..)
để định tuyến bay tự động. Kỹ thuật này được dùng cho ACC và APP, còn
TWR thì vẫn sử dụng kỹ thuật VHF truyền thống để liên lạc với tàu bay.
 B-VHF được đưa ra để giải quyết vấn đề hạn chế băng tần VHF hàng không
cho các nước có mật độ bay cao sử dụng kỹ thuật MC – CDMA dựa trên
OFDM. Hệ thống B-VHF sẽ phát VHF băng rộng điều chế số, việc này đòi hỏi
phải thay đổi tất cả các thiết bị thu phát trạm mặt đất và trên tàu bay.
 VHF offset là VHF truyền thống được đưa ra để giải quyết việc giảm tải cho
kiểm soát viên không lưu đường dài. Với các nước có địa hình trải dài như Việt
Nam thì một trạm VHF không thể phủ kín nên phải có các trạm VHF rải rác
dọc địa hình, một tàu bay bay từ Nam ra Bắc phải qua nhiều trạm VHF. Tùy
theo vị trí của tàu bay mà kiểm soát viên không lưu đường dài chọn trạm VHF
thích hợp để làm việc. Nếu mật độ bay đông thì việc chọn trạm sẽ hết sức khó
khăn. Hệ thống VHF offset cho phép kiểm soát viên không lưu phát đồng thời
trên các trạm không cần quan tâm đến vị trí của tàu bay nữa, và cũng không gây
32
ra nhiễu giữa các trạm tại tàu bay đặc biệt là không cần phải thay đổi công nghệ
trên tàu bay.
Từ nhận định này, việc lựa chọn kỹ thuật VHF offset là phù hợp và khả thi cho
FIR Hà Nội. Công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam mới triển khai bắt đầu từ tháng
12 năm 2007 cho đến hết tháng 3 năm 2008, hoạt động thử nghiệm từ tháng 4 năm
2008 và đến tháng 9 năm 2008 thì chính thức đưa vào sử dụng.
Trong chương sau sẽ mô tả chi tiết về kỹ thuật này cũng như tính toán cho
tuyến liên lạc VHF tại các trạm cũng như thiết lập thời gian trễ tại mỗi trạm.
33
CHƢƠNG 3: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT VHF OFFSET
– TÍNH TOÁN TUYẾN TRUYỀN THÔNG
3.1. Nguyên lý:
3.1.1. Hoạt động [1, 8, 11]:
Hoạt động offset-carrier cho liên lạc không lưu là việc phát quảng bá đồng thời
trên một kênh liên lạc thông qua hai hay nhiều máy phát như hình dưới đây.

Tram phat chang 1: fo + 5kHz

Trung tam dieu khien

Tram phat chang 2: fo - 5kHz


Hình 3 – 1: Nguyên lý hoạt động offset carrier
Khi thu đồng thời các sóng mang VHF:
Giả sử ta có một hệ thống hai sóng mang offset có vùng phủ chồng lấn lên nhau
được phát đi từ hai trạm có vị trí cách nhau 200km trên trục Bắc – Nam. Các trạm đều
phát sóng vô hướng. Các tín hiệu âm tần điều chế được sắp xếp để phát đồng pha với
nhau. Tàu bay đặt tại vị trí chính giữa 2 trạm sẽ nhận được hai tín hiệu điều chế biên
độ đồng pha với nhau (như mô tả trong hình 3 – 2.a). Giả sử rằng âm tần đưa vào điều
chế là tín hiệu tone 3kHz.
Tuy nhiên khi tàu bay di chuyển không vuông góc với đường nối giữa hai trạm
mặt đất thì nó sẽ tiến đến một trạm và xa dần trạm còn lại, hai tín hiệu nhận được sẽ
dần dần lệch pha với nhau và kết quả âm tần thu được sẽ giảm dần (hình 3 – 2.b).
Đến một thời điểm tàu bay sẽ đến một điểm mà hai tín hiệu nhận được ngược pha
với nhau (hình 3 – 2.c), trong trường hợp này sẽ không thu được âm tần. Nếu giả sử
âm tần điều chế tại các trạm mặt đất là 3kHz thì chu kỳ sóng hình sin sẽ là 333s, do
đó việc đến trễ một khoảng thời gian là 333/2 = 167s giữa hai tín hiệu sẽ dẫn đến
34
việc mất các âm tần 3kHz tại thiết bị thu. Khoảng cách di chuyển của sóng trong thời
gian trễ đó sẽ là 3.108.167.10-6 = 50,1km.

Hình 3 – 2: Các trường hợp sai khác pha của các sóng mang tại đầu ra giải điều chế
thiết bị thu
Ta có thể mô tả bằng định tính như sau:
Giả sử tín hiệu cơ sở có fm là tần số, được biểu diễn:
m(t) = M.cos(2..fm.t)
Và tín hiệu sóng mang có tần số là fc được biểu diễn bởi:
c(t) = cos(2..fc.t)
Tín hiệu sau điều chế DSB – AM có dạng như sau:
yAM(t) = [A + m(t)].c(t)
= [A + M.cos(2..fm.t)]. cos(2..fc.t)
Khi đó dạng tín hiệu sau điều chế ở trạm một (là trạm gần - local) là:
yL(t) = [A + M.cos(2..fm.t)]. cos{2..(fc – fof).t}
với fof là tần số offset, và dạng tín hiệu sau điều chế của trạm hai (trạm xa – remote) là:
yR(t) = [A + M.cos(2..fm.t)]. cos{2..(fc + fof).t}
Trên máy bay sẽ thu được tín hiệu là tổng của cả hai tín hiệu này
y(t) = [A + M.cos(2..fm.t)].[ cos{2..(fc – fof).t} + cos{2..(fc + fof).t}]
= 2. [A + M.cos(2..fm.t)]. cos(2..fof.t).cos(2..fc.t)
Khi đó phụ thuộc vào vị trí của máy bay so với hai trạm mà tín hiệu sẽ được tăng
cường hay suy giảm như trên hình 3 – 2.
Nếu tính toán thời gian trễ cho trạm gần (local) thích hợp thì tín hiệu từ hai trạm
luôn đồng pha với nhau khi đến thiết bị thu trên máy bay.
35
Cũng với quãng đường này thì hai tín hiệu điều chế 1,5kHz sẽ lệch pha nhau 90o,
do đó biên độ tín hiệu nhận được sẽ giảm đi còn 0,707 so với khi hai tín hiệu đồng
pha. Như vậy, các tần số càng cao thì sẽ bị suy giảm càng lớn, quan hệ thực tế được
biểu diễn như sau:

Hình 3 – 3: Đáp ứng biên độ


Độ trễ 167s về chủ quan nằm trong vùng chấp nhận được, việc tăng thời gian
trễ sẽ dẫn đến các âm tần có tần số thấp hơn bị suy giảm. Quỹ tích các điểm có hiệu
khoảng cách giữa hai trạm bằng 50,1km mô tả giới hạn mà vẫn chấp nhận việc thu tín
hiệu. Chúng được biểu diễn bởi đường viền dưới đây:

Hình 3 – 4: Vùng giới hạn thu tín hiệu của máy bay (cách hai trạm 50,1km)
Thêm vào đó, khi tàu bay đến gần một trạm thì tín hiệu mạnh hơn hẳn, khi sự
khác nhau giữa hai mức tín hiệu > 6dB (một trạm cách xa tàu bay gấp đôi trạm kia) thì
ảnh hưởng tín hiệu của trạm xa kia không còn ý nghĩa. Khi đó, quỹ tích các điểm giới
hạn vùng thu tín hiệu tạo thành hai đường tròn.
36

Hình 3 – 5: Vùng gới hạn thu tín hiệu của máy bay (gần một trạm hơn)
Tổng hợp các vùng không bị suy giảm trở thành như sau:
Tất cả các tính toán trên đều giả thiết rằng các trạm phát tín hiệu điều chế đồng
pha và không có thêm bất kỳ trễ nào khác, có nghĩa là cần có các đường truyền kết nối
các trạm với một trung tâm điều khiển chính. Tuy nhiên nếu đường truyền cân bằng
giữa trung tâm và một trạm bị đảo ngược thì tín hiệu điều chế sẽ bị đảo pha 180o, tàu
bay giữa hai trạm sẽ nhận được tín hiệu nhiễu và âm tần bị triệt bằng 0.
3.1.2: Ảnh hƣởng của trễ thời gian [3, 8, 10]:
Trễ thoại được hiểu là thời gian cần thiết để phát thoại từ đầu - cuối giữa người
nói và người nghe.
Trễ xảy ra trong suốt quá trình chuyển đổi tương tự/số (A/D) và tuỳ thuộc vào
phương pháp nén thoại được áp dụng, ví dụ với nén PCM (điều chế xung mã), luật A
(G.711) trễ là 0.75ms, trong khi với nén ADPCM (điều chế xung mã sai phân thích
nghi) (G.726) trễ là 1ms.
Rõ ràng là kỹ thuật mã hoá thoại với nén thấp hơn có trễ ngắn hơn, tức là trễ tăng
lên khi tăng mức nén.
Theo khuyến cáo G.114 của ITU-T đã xác định trễ thoại đầu - cuối chấp nhận
được trong suốt quá trình truyền dẫn qua mạng viễn thông có thể lên đến 150ms. Sự
khác biệt về trễ sẽ không lớn hơn 10ms đối với các truyền dẫn tại các vị trí vô tuyến
khác nhau; nếu trễ lớn hơn 10ms có thể gây ra tiếng vọng trên tàu bay.
Nếu thoại được phát qua các vệ tinh địa tĩnh thì trễ là 260ms, nếu gồm cả cơ sở
hạ tầng trên mặt đất thì có thể là 350ms. Vì thế, thông tin vệ tinh hiện chỉ có thể được
dùng như là một hệ thống dự phòng hay trong trường hợp không có lựa chọn khác cho
liên lạc thoại.
Kỹ thuật trễ sóng mang bao gồm vài loại nhiễu đặc trưng ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ. Do đó, sử dụng kỹ thuật này phải bị hạn chế trong một số trường hợp
sau:
37
3.1.2.1. HiÖu øng tiÕng väng:
Tiếng vọng trễ sóng mang (offset carrier), hay còn gọi là hiệu ứng Barrel, xuất
hiện khi hai hay nhiều tín hiệu âm tần giống nhau được thu và giải điều chế theo thời
gian trễ tương ứng.
Hiện tượng này có thể xuất hiện hoặc là trên tàu bay hoặc là trên mặt đất mà tại
đó các tín hiệu thu về được kết hợp lại trong mạch âm tần của máy thu trên máy bay
hoặc của VCS.
Với liên lạc địa – không, hiệu ứng tiếng vọng là giới hạn chủ yếu đối với vùng
phủ chồng lấn của máy phát tại mặt đất, trong vùng phủ này, cường độ tín hiệu là gần
như bằng nhau (trên thực tế tỷ số công suất nhỏ hơn 8dB, không có gì vượt trội). Vùng
này có thể phức tạp ít hay nhiều do địa thế và dao động phù hợp với sự thay đổi của
truyền dẫn (các điều kiện khí quyển).
Với liên lạc không địa, vùng này có thể lan rộng do hoạt động AGC của máy thu
mặt đất để bù lại sự thay đổi của tín hiệu.
Trong hầu hết các trường hợp, kết quả trễ thời gian tương ứng từ sự phối hợp của
các phương tiện truyền thông mặt đất – mặt đất được dùng để liên kết ACC với các
trạm xa tương ứng. Những trễ thời gian này có thể biến đổi trong phạm vi lớn tùy
thuộc vào loại phương tiện: các đường điện thoại thuê dùng, các liên kết vô tuyến, các
liên kết sợi quang, các liên kết VSAT, cáp đồng riêng.
3.1.2.2. Fading:
Bên cạnh hiệu ứng tiếng vọng, fading có thể xảy ra trong vùng phủ chồng lấn. Nó
có thể được nhận biết khi thu nhận trên máy bay hay trạm mặt đất.
Hiện tượng này phần lớn là do sự khác pha giữa các tín hiệu âm tần thu về qua
các đường truyền khác nhau. Hơn nữa, tình huống này còn trở nên tồi tệ hơn khi
ngưỡng sóng mang trên tạp âm được thiết lập trên máy thu của máy bay. Thật vậy, độ
nhạy máy thu có thể bị giảm trong vùng phủ chồng lấn với một mạch ngắt riêng.
Ngược lại với hiệu ứng tiếng vọng có trễ khoảng vài ms, fading có trễ tổng cộng
nhỏ hơn 1ms (phần dao động thay đổi theo sự di chuyển của máy bay) và mạng các
đường cáp âm tần tương tự dọc theo đường truyền thông mặt đất/mặt đất (phần cố định
có thể thay đổi do đảo chiều phân cực của cáp 2 dây liên quan).
Với liên lạc địa – không, khi hai (hay có nhiều hơn hai) sóng mang thu về có
cùng mức ở trên máy bay, các tín hiệu vô tuyến được giải điều chế và các tín hiệu âm
tần tương ứng được kết hợp trên đường ra.
Vì thế, tín hiệu âm tần đầu ra được đưa tới headset của phi công sẽ không thực do
hiệu ứng tiếng vọng (các trễ thời gian liên quan của các tín hiệu RF thu về) và fading
(các pha liên quan của điều chế tương ứng). Nó sẽ suy giảm, bị méo ít hay nhiều và có
thể bị loại bỏ tại các tần số riêng. Trong trường hợp xấu nhất (ngược pha – không có
trễ thời gian liên quan), tín hiệu âm tần ra này có thể bị suy giảm hết.
Với liên lạc không – địa, bất kỳ bản tin nào được nhận tự tất cả hay phần nào từ
các trạm mặt đất chiếm phần trong đỉnh cao để gửi đến VCS với mức giống nhau sau
38
khi được bù bởi AGC. Nếu không thực hiện chọn thiết bị, những tín hiệu thu về này
được trộn lẫn gây ra các vấn đề tương tự như trên máy bay.
3.1.3. Giải pháp khắc phục:
a. Đối với liên lạc không – địa:
Trong trường hợp liên lạc không đối đất, toàn bộ mặt hạn chế của hoạt động
offset carrier được khắc phục dễ dàng bằng cách sử dụng thiết bị lựa chọn tín hiệu tốt
nhất (BSS - Best Signal Selection) trong bộ điều khiển VCS.
Khi phát tầu bay không sử dụng offset tần số, các trạm mặt đất trong tầm phủ đều thu được tín hiệu và truyền về trung tâm thông qua
các đường truyền như viba, cáp quang... Đương nhiên là trạm thu ở gần tầu bay nhất sẽ thu được tín hiệu tốt nhất và sẽ được kiểm soát
viên lựa chọn.
Thiết bị lựa chọn thu sẽ tự động lựa chọn tín hiệu tốt nhất thay cho kiểm soát viên, tín hiệu có tỉ số S/N lớn nhất sẽ được chọn. Để
làm việc này thì thiết bị tại trung tâm sẽ phải đo S/N tại đây bao gồm cả việc tính toán cả nhiễu do máy thu lẫn đường truyền gây ra.
Khi trong đường truyền có cả hệ thống thông tin vệ tinh thì tất cả các tín hiệu đưa về sẽ phải đưa qua một bộ tạo trễ, việc này
nhằm :

 Các tín hiệu thu về, kể cả tín hiệu từ vệ tinh, sẽ nhận được đồng thời để
tính toán đo đạc, nếu không thì tín hiệu thu từ vệ tinh sẽ luôn đến trễ nhất và không
được lựa chọn.
 Tránh được tình huống trễ, trong đó thiết bị lựa chọn có thể lựa chọn tín
hiệu từ vệ tinh tại một số thời điểm và các từ hội thoại đầu tiên có thể bị nghe lặp lại
một lần nữa.
Việc đo đạc S/N mất khoảng 70ms. Trong quá trình khởi tạo, tín hiệu làm câm sẽ được gửi đến tai KSV, khi đã đo S/N xong thì các tín
hiệu yếu hơn sẽ được ngắt khỏi hệ thống. Toàn bộ quá trình trong khoảng 85ms.
Với thiết bị này, chỉ một tín hiệu audio được đưa đến tổ hợp tai nghe của khai
thác viên.
b. Đối với liên lạc địa – không:
* Hiệu ứng tiếng vọng:
Nếu hiện tượng này có thể bị chặn bởi thiết bị BSS, các thời gian trễ khác nhau
trong truyền dẫn mặt đất cần phải được bù cho liên lạc giữa người điều khiển và phi
công. Việc này có thể điều chỉnh bằng cách đưa vào đường trễ phù hợp tại đầu vào/ ra
VCS.
* Fading:
Có thể giảm vùng phủ chồng lấn đến một quy mô nhất định bằng cách sử dụng
các anten định hướng với các cảnh bảo (tại mức thấp tầm phủ phải là hoàn toàn - hiệu
ứng các đường biên phải phù hợp với chiều cao anten trên mặt đất và ảnh hưởng cột
anten thường khó ước lượng được). Thêm nữa, có thể đạt được mục tiêu này bằng cách
điều chỉnh tỉ số công suất của các máy phát liên quan nhằm dịch chuyển vùng nhiễu
sang các đường bay có mật độ bay thấp.
Trong bối cảnh này, một giải pháp bổ sung được thông qua để giảm hiệu ứng của
CLIMAX là duy trì một trễ truyền dẫn tương đối trong phạm vi 4ms giữa các trạm vô
tuyến mặt đất khác nhau có liên quan. Kinh nghiệm cho thấy giá trị này được coi là
thoả hiệp tốt nhất cho cả hiệu ứng tiếng vọng và fading.
Quay trở lại vấn đề trễ tín hiệu đã đề cập ở trên, với trễ 167s thì các thành phần
âm tần 3kHz đều bị triệt tiêu. Nếu tăng thêm thời gian trễ này thì sự triệt tiêu sẽ xảy ra
39
đối với các thành phần tín hiệu tần số thấp hơn và các tần số cao hơn lại trở nên mạnh
hơn. Nếu tăng dần thời gian trễ lên sẽ xuất hiện các đỉnh cực đại và cực tiểu liên tiếp.
Khi trễ là 2ms, phổ tín hiệu tổng hợp thu được sẽ như sau:

Hình 3 – 6: Phổ
tín hiệu âm tần
thu được với
thời gian trễ là
2ms

Tuy có một số thành phần âm tần bị suy hao nhưng kết quả đạt được có thể chấp
nhận được. Nếu trễ nói trên cũng thay đổi thì các thành phần tần số bị suy hao cũng
thay đổi theo, nhưng các thành phần đối xứng của phổ âm tần thiết bị thu vẫn nhận
được. Hơn nữa, khi đường kết nối của một trong hai trạm bị ngược pha (180o) thì phổ
tín hiệu âm tần thu được sẽ như sau:

Hình 3 – 7: Phổ tín hiệu âm tần thu được khi hai trạm ngược pha nhau
Khi đó ta vẫn thu được tín hiệu âm tần gần giống với khi không ngược pha.
Như vậy, việc thiết kế các kết nối giữa các trạm VHF yêu cầu sao cho trễ giữa
các trạm lân cận là 2ms. Khi đó khoảng cách di chuyển của sóng trong thời gian trễ đó
sẽ là 3.108.2.10-3 = 600km.
Như vậy với khoảng cách từ Vinh – Nội Bài: 280km và Mộc Châu – Nội Bài:
128km sẽ không sợ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng ngược pha.
3.1.4. Kết nối các trạm VHF offset thông qua vệ tinh:
Đây là phương án kết nối các trạm VHF xa để đạt được trễ giữa các trạm xấp xỉ
là 2ms.
40

Hình 3 – 8: Kết nối qua vệ tinh


Một điểm cần chú ý ở đây là đối với việc kiểm soát không lưu cần phải có tín
hiệu gọi là side-tone, tín hiệu này có được do kết nối trạm thu mặt đất với tai nghe của
kiểm soát viên. Tuy nhiên đối với kết nối vệ tinh thì có một độ trễ đáng kể giữa đàm
thoại của kiểm soát viên và side-tone gửi về từ máy thu, lúc này site-tone giống như
một dạng tiếng vọng làm khó chịu người sử dụng. Do vậy trong tình huống sử dụng vệ
tinh thì side-tone sẽ được thu về ngay tại hệ thống trung tâm bằng cách lấy mẫu tín
hiệu âm tần gửi đi trước khi nó bị trễ. Sau khi PTT được nhả thì ngay lập tức tai nghe
của kiểm soát viên sẽ được nối lại với máy thu.
Độ trễ của đường vệ tinh là lớn nhất, vậy để bù trễ cho đường kết nối mặt đất , sử
dụng chức năng bù trễ của thiết bị điều khiển từ xa cho tín hiệu thoại RCE.
3.2. Phƣơng án tổ chức offset carrier cho Nội Bài – Mộc Châu và Nội
Bài – Vinh:
3.2.1. Thiết lập thiết bị phát:
Mạng VHF offset tổ chức như sau:
Tên trạm Trung tâm điều khiển Tần số (MHz)
Nội Bài Có F125,9 và F132,3
Vinh Không F125,9 và F121,5
Mộc Châu Không F132,3 và F121,5
Bảng 3.1: Các tần số phát offset ứng với các trạm
Tổ chức phát offset yêu cầu thực hiện cho: F125,9 tại Vinh và Nội Bài; F132,3
tại Mộc Châu và Nội Bài.
Phương thức truyền dẫn: landline và vệ tinh (dự phòng).
Khi đó ta thiết lập các máy phát như sau:
Sector South, fo1 = 125,9MHz Sector North, fo2 = 132,3MHz
Trạm Tần số Trạm Tần số
41
Nội Bài f = fo1 – 5kHz Nội Bài f = fo2 – 5kHz
Vinh f = fo1 + 5kHz Mộc Châu f = fo2 + 5kHz
Bảng 3.2: Thiết lập các trễ offset tại mỗi trạm
3.2.2. Thiết lập độ trễ thời gian cho hệ thống phát:
Theo cấu hình của hệ thống, sẽ có 3 loại đường truyền cho các hệ thống VHF:
 Kết nối trực tiếp với VCS (đối với hệ thống ACC HAN).
 Tín hiệu từ VCS đưa qua thiết bị điều khiển xa, qua line A rồi thông qua
phương tiện truyền dẫn landline (đường điều khiển chính cho trạm thu/phát xa tại Vinh
và Mộc Châu).
 Tín hiệu từ VCS qua thiết bị điều khiển xa, qua line B rồi thông qua phương
tiện truyền dẫn VSAT (đường điều khiển dự phòng cho trạm thu/phát xa tại Vinh và
Mộc Châu).
3.2.2.1. C¸c trÔ tÝn hiÖu ë c¸c ®iÓm xö lý vµ ®-êng truyÒn nh- sau :
Trễ tín hiệu tại VCS : TVCS
Trễ tín hiệu tại thiết bị điều khiển xa Line A : TRCEA
Trễ tín hiệu tại thiết bị điều khiển xa Line B : TRCEB
Trễ tín hiệu đường truyền Landline: TLL
Trễ tín hiệu đường truyền vệ tinh : TSAT
Trễ tín hiệu đường từ VCS đến trạm Nội Bài : TNBL
Giả sử các trễ truyền dẫn khác (giữa thiết bị điều khiển xa với VCS và với vệ tinh
cũng như với đường Landline) là không đáng kể và là như nhau đối với các trạm.
3.2.2.2. TÝnh to¸n cho tuyÕn Néi Bµi – Vinh:
Tổng trễ tín hiệu khi đến Vinh theo đường Landline là :
TVLL = TVCS + TRCEA + TLL
Tổng trễ tín hiệu khi đến Vinh theo đường Vệ tinh là :
TVVT = TVCS + TRCEB + TSAT
Tổng trễ tín hiệu khi đến trạm Nội bài là :
TNB = TVCS + TNBL
Như đã nói ở trên độ trễ giữa 2 trạm theo bất cứ đường nào cũng phải xấp xỉ 2ms
nên :
a, Độ trễ giữa hai trạm theo đường landline là:
∆T1 = TVLL - TNB = TRCEA + TLL - TNBL = 2ms
Trong đó:
TRCEA có thể hiệu chỉnh được
TLL sẽ được đo đạc trong thực tế, nhưng tại tài liệu này giả sử TLL = 5ms
TNBL = 223,2ms theo lý thuyết nêu trên do đó :
=>TRCEA = 220,2ms là độ trễ ta cần phải căn chỉnh tại thiết bị điều khiển xa landline A
b, Độ trễ giữa hai trạm theo đường vệ tinh là :
∆T2 = TVVT - TNB = TRCEB + TSAT - TNBL = 2ms
Trong đó :
42
TRCEB có thể hiệu chỉnh được
TSAT = 225,2ms
TNBL = 223,2ms theo lý thuyết nêu trên
=> TRCEB = 0ms. Như vậy đây là độ trễ ta phải căn chỉnh tại thiết bị điều khiển xa
landline B.
Tuy nhiên trong thực tế sẽ có cả độ trễ của kết nối từ thiết bị điều khiển xa ra vệ
tinh nên trong thực tế phải đo đạc trễ này để thêm vào giá trị trên.
3.2.2.3. TÝnh to¸n cho tuyÕn Néi Bµi – Méc Ch©u:
Với đường Mộc Châu – Nội Bài ta cũng có kết quả tương tự nhưng độ trễ trên
đường Landline có thể khác tùy vào kết quả đo đạc thực tế.
3.2.3. Với hệ thống thu:
Việc đo đạc S/N mất khoảng 70ms. Trong quá trình khởi tạo, tín hiệu làm câm sẽ
được gửi đến tai KSV, khi đã đo S/N xong thì các tín hiệu yếu hơn sẽ được ngắt khỏi
hệ thống. Toàn bộ quá trình trong khoảng 85ms.
3.3. Tính toán thiết kế tuyến liên lạc VHF A/G:
3.3.1. Cho trạm Nội Bài:
3.3.1.1. C¸c tham sè tÝnh to¸n:
a. Các tần số sử dụng đặt tại ACC Nội Bài và yêu cầu về cự ly liên lạc:
Ký Tần số Mục đích Khoảng cách Cự ly liên lạc
hiệu (MHz) sử dụng (kHz) yêu cầu (km)
f1 121,5 Khẩn nguy ATC 0 450
f2 125,9 ACC S chính 4400 450
f3 128,15 ACC dự phòng 2250 450
f4 132,3 ACC N 4150 450
Bảng 3.3: Các tần số sự dụng tại trạm ACC Hà Nội
b. Bố trí anten:
43

Hình 3 – 9: Bố trí anten tại ACC Hà Nội


c. Độ lợi của anten (Gant):
ACC TWR/APP/Gr
Phát (dB) Thu (dB) Thu (dB)
2,2 2,2 2,2
Bảng 3.4: Độ lợi anten
d. Tiêu hao của bộ ghép anten (Lco):
ACC APP/TWR/Gr
Ghép phát (dB) Ghép thu (dB) Ghép thu (dB)
3 7,78 9,03
Dùng bộ chia 6 Dùng bộ chia 8
Bảng 3.5: Tiêu hao bộ ghép anten
e. Tiêu hao của các bộ lọc (LFt):
Lọc Sai lệch tần số Tiêu hao (dB) Số bộ lọc Tiêu hao (dB)
Cho ACC:
Phát 0 2 1
400 KHz 28 14
2
800 KHz 36 18
1 MHz 40 20
Thu 0 2 1
400 KHz 28 14
2
800 KHz 36 18
1 MHz 40 20
44
Cho APP/TWR/Gr:
Thu 0 2 1
400 KHz 28 14
2
800 KHz 36 18
1 MHz 40 20
Bảng 3.6: Tiêu hao của bộ lọc
f. Tiêu hao feeder (LFd):
Tiêu hao
Feeder Tiêu hao (dB) Số lượng (m)
(dB/m)
Cho ACC
Phát 1,15 50 0,023
Thu 1,15 50 0.023
Cho APP/TWR/Gr
Thu 1,15 50 0,023
Bảng 3.7: Tiêu hao của feeder
g. Tiêu hao của bộ chống sét trên đường feeder (Lcs): 0,1dB
h. Đặc tính máy phát cho ACC:
Công suất phát: 100W tức 50dBm
Tạp ngoài dải tần làm việc: -145dBc/Hz tại khoảng cách 400KHz
-147dBc/Hz taị khoảng cách 800KHz
-148dBc/Hz tại khoảng cách 1MHz
i. Đặc tính máy thu:
Cho ACC:
Độ nhạy máy thu (m=30%, S/N=10dB): 1V hay -107dBm
Mức điện đầu vào làm tê liệt máy thu: -12 dBm tại khoảng cách 400KHz
Mức điện đầu vào làm máy thu gây điều chế chéo: -18dBm tại khoảng cách 400KHz.

Cho APP/TWR/Gr:
Độ nhạy máy thu (m=30%, S/N=10dB): 1V hay -107dBm
Mức điện đầu vào làm tê liệt máy thu: -12dBm tại khoảng cách 400KHz
Mức điện đầu vào làm máy thu gây điều chế chéo: -18dBm tại khoảng cách 400KHz.

3.3.1.2. TÝnh to¸n ®Ó ®¶m b¶o cã tuyÕn th«ng tin æn ®Þnh trong cù ly cÇn liªn
l¹c:
3.3.1.2.1. Tính toán tầm nhìn thẳng giữa trạm mặt đất và máy bay:

(3 – 1)
với h1, h2 là độ cao anten trạm mặt đất và máy bay (m).
Độ cao anten Độ cao máy bay (ft)
trạm mặt đất (m) 7000 9000 10000 15000 16000 20000 24000 29000 30000 37000
10 203,3 228,8 240,5 291,6 300,7 334,7 365,4 400,4 407,0 450,6
15 206,3 231,7 243,4 294,5 303,7 337,6 368,3 403,3 409,9 453,5
45
20 208,7 234,2 245,9 297,0 306,1 340,1 370,8 405,8 412,4 456,0
25 210,9 236,4 248,1 299,2 308,3 342,3 373,0 408,0 414,6 458,1
30 212,9 238,4 250,0 301,1 310,3 344,2 374,9 409,9 416,5 460,1
35 214,7 240,2 251,8 303,0 312,1 346,1 376,8 411,7 418,3 461,9
40 216,4 241,8 253,5 304,6 313,8 347,7 378,4 413,4 420,0 463,6
Bảng 3.8: Các giá trị LOS giữa trạm mặt đất và máy bay
Chú ý:
- Kết quả tính với đơn vị là km.
- Nếu LOS đảm bảo được yêu cầu khai thác (về cự ly với độ cao tối thiếu của máy bay) thì chuyển sang bước tiếp theo.

3.3.1.2.2. Tính toán để chọn công suất cho máy phát trạm mặt đất:
a. Xác định công suất tối thiểu tại điểm thu trong vùng phủ sóng của máy phát trạm
mặt đất:
Yêu cầu của ICAO về trạm mặt đất phát cho máy bay là phải cung cấp tối thiểu
cường độ điện trường 75V/m trong vùng phủ sóng:
Theo lý thuyết ta có mối quan hệ giữa công suất và cường độ trường tại một điểm
như sau:

trong đó:
e: Cường độ trường (V/m)
Pr: Công suất (W)
f: tần số (MHz)
c: vận tốc truyền sóng (km)
Từ đây ta được:

hay

(3 – 2)
Với e = 75V/m = 75/1000000 (V/m)
f = 132,3MHz
Ta có công suất tối thiểu phải đảm bảo tại điểm thu là: -112,14dBW tức
82,14dBm.
b. Tính tiêu hao do truyền sóng giữa trạm mặt đất và máy bay cho các tần số và các
cự ly yêu cầu:
Tính tiêu hao do truyền sóng giữa trạm mặt đất và máy bay

(3 – 3)
trong đó: D - cự ly liên lạc yêu cầu (km)
f - tần số làm việc (MHz)

Tần số liên Cự ly liên lạc yêu cầu (Km)


lạc (MHz) 20 60 100 120 150 200 250 350 400 450 500
121,50 100,2 109,8 114,2 115,8 117,7 120.2 122,2 125,1 126,2 127,3 128,2
125,90 100,5 110,1 114,5 116,1 118,0 120.5 122,5 125,4 126,5 127,6 128,5
46
128,15 100,7 110,2 114,7 116,2 118,2 120.7 122,6 125,5 126,7 127,7 128,6
132,30 101,0 110,5 114,9 116,5 118,5 121.0 122,9 125,8 127,0 128,0 128,9
Bảng 3.9: Tiêu hao do truyền sóng giữa trạm mặt đất và tàu bay

Tieu hao do truyen song giua tram mat dat va tau bay

250

240

230
Suy hao PL(dB)

220

210

200

190

50 100 150 200 250 300 350 400 450 500


khoang cach D(km)

Hình 3 – 10: Tiêu hao do truyền sóng


Lưu ý: tiêu hao do truyền sóng giữa cự ly 400 và 500 km chỉ chênh lệch nhau có 2dB thôi. Có thể đạt được 2dB này bằng cách giảm
tiêu hao trong tuyến phát (bằng cách chọn cable feeder tốt hơn, bộ lọc phát có tiêu hao thấp hơn) hoặc bằng cách chọn anten có độ lợi
cao hơn hay tăng công suất máy phát. Tuy nhiên, giải pháp hiệu quả hay nhất được dùng để tăng tầm phủ là tăng độ lợi anten và/hoặc
giảm tiêu hao trên tuyến phát.

c. Xác định mức công suất cần có ở đầu ra anten:


Từ công suất tối thiểu tại điểm thu và tiêu hao đường truyền ở trên, ta tính ra được mức công suất cần có ở đầu ra anten để đảm bảo tầm
phủ như sau:

Tần số Cự ly liên lạc yêu cầu


liên lạc Gr TWR APP Military ACC
(MHz) 20 60 150 250 450
121,5 18,07 27,61 35,57 40,01 45,11
125,9 18,38 27,92 35,88 40,32 45,42
128,15 18,53 28,07 36,03 40,47 45,58
132,3 18,81 28,35 36,31 40,75 45,85
Bảng 3.10: Công suất phát đầu ra anten
d. Xác định công suất máy phát:
Do tại ACC chỉ có các máy phát cho ACC với cấu hình dùng chung 1 anten cho cả 4 tần số nên tiêu hao trên tuyến phát (Ltx) sẽ được
tính như sau:
Ltx = Lco + LFt + LFd + Lcs - Gant.

Từ các tham số trên, ta được tiêu hao tuyến phát tại tần số làm việc là 4,05dB
Từ đây, ta có yêu cầu công suất của máy phát cho ACC: 49,9dB hay 97,8W. Do
vậy, chọn máy phát có công suất 100W.
47
3.3.1.3. TÝnh to¸n x¸c ®Þnh yªu cÇu vÒ ®é nh¹y m¸y thu:
3.3.1.3.1. Xác định công suất tối thiểu tại điểm thu trong vùng phủ sóng của máy thu
trạm mặt đất:
Yêu cầu tối thiểu của ICAO đối với máy thu mặt đất là phải có khả năng thu được tín hiệu có cường độ điện trường 20V/m được điều
chế 50% với tỉ số S/N = 15dB.
Áp dụng công thức biến đổi cường độ điện trường sang công suất, ta được công suất máy thu phải thu được (theo công thức 3 – 2)

với e = 20V/m
f = 121,5MHz (sử dụng tần số nhỏ nhất)

Ta có Pr = -122,9dBW hay -92,2dBm


Biến đổi mức công suất này từ m =50%, S/N = 15dB thành mức công suất với m=30%, S/N = 10dB (để phù hợp với chỉ tiêu độ nhạy
máy thu mà các nhà sản xuất thường đưa ra) như sau:
Với biến đổi m: mức công suất m = 50% hơn mức công suất m = 30% một lượng là

Với biến đổi S/N: S/N = 15dB sẽ cho mức công suất nhỏ hơn công suất có S/N = 10dB một lượng là: 10 - 15 = - 5dB
Tổng cộng hai thay đổi trên ta có mức công suất tín hiệu m = 50%, S/N = 15dB sẽ khác mức công suất của tín hiệu có m = 30%, S/N =
10dB một lượng là:
4,4 - 5 = - 0,6dB
Tổng hợp lại ta có mức tín hiệu AM với m = 30%, S/N = 10dB tại anten thu mà
máy thu mặt đất phải đảm bảo thu được là:
Pt = - 92,2 - 0,6 = - 93,45dB
3.3.1.3.2. Tiêu hao trên tuyến thu:
a. Đối với máy thu cho ACC:
Cấu hình phần thu cho các tần số ACC là dùng 1 anten thu chung cho cả 4 tần số nên tiêu hao của tuyến thu (LRx) đối với các máy thu ở
ACC tại tần số làm việc sẽ theo công thức:
LRx = Lco + LFt + LFd + Lcs - Gant.

Từ các tham số ở trên ta được tiêu hao tuyến thu tại tần số làm việc là: 8,83dB.
b. Đối với máy thu cho APP/TWR/Gr:
Cấu hình phần thu cho các tần số ACC là dùng 1 anten thu chung cho cả 6 tần số
nên tiêu hao của tuyến thu đối với các máy thu này tại tần số làm việc sẽ theo công
thức:
LRx = Lco + LFt + LFd + Lcs - Gant.

Từ các tham số ở trên ta được tiêu hao tuyến thu tại tần số làm việc là: 10,08dB.
3.3.1.3.3. Yêu cầu về độ nhạy máy thu:
Từ đây, ta có:

Yêu cầu độ nhạy máy thu cho ACC: -102,3dBm hay 1,72V => chọn máy thu
ACC có độ nhạy: - 107dBm hay 1V
Yêu cầu độ nhạy máy thu cho APP/TWR/Gr là -103,5dBm hay 1,49V => chọn
máy thu cho APP/TWR/Gr có độ nhạy là - 107dBm hay 1V
3.3.1.4. TÝnh to¸n ®Ó ®¶m b¶o chèng nhiÔu:
Việc tính toán này để đảm bảo hệ thống không bị nhiễu và không gây nhiễu cho hệ thống khác. Các vấn đề cần phải xem xét khi có
nhiều máy thu phát VHF đặt cùng một chỗ là:
- Tạp nhiễu ngoài dải tần làm việc do máy phát tạo ra.
- Nhiễu do điều chế tương hỗ.
- Việc làm tê liệt/ nghẹt máy thu.
- Nhiễu do điều chế chéo/ngang.
48
Trước tiên ta xác định lượng tiêu hao theo khoảng cách giữa các anten phát ACC và máy thu cho APP/TWR/Gr khi đặt ngang nhau
theo công thức 3:

Tần số máy Mục Lượng


phát (MHz) đích tiêu hao
121,5 ACC 37,71
125,9 ACC 38,02
128,15 ACC 38,18
132,3 ACC 38,45
Bảng 3.11: Tiêu hao do khoảng cách giữa anten phát ACC với anten thu TWR khi anten đặt ngang
Khi anten phát và thu đặt thẳng đứng thì lượng tiêu hao như sau:

Bước Khoảng cách giữa các anten (m) theo tiêu hao
Tần số máy Mục
sóng
phát (MHz) đích 30 33 36
(m)
121,5 ACC 2,47 2,47 4,94 7,41
125,9 ACC 2,38 2,38 4,77 7,15
128,15 ACC 2,34 2,34 4,68 7,02
132,3 ACC 2,27 2,27 4,54 6,80
Bảng 3.12: Tiêu hao do khoảng cách giữa anten phát ACC với anten thu TWR khi
anten đặt thẳng đứng
3.3.1.4.1. Tạp nhiễu ngoài dải tần làm việc do máy phát tạo ra:
Tất cả các máy phát sẽ tạo ra tạp không mong muốn ở một mức độ nào đó lên toàn bộ phổ tần. Mức tạp này sẽ giảm rất nhanh về hai
phía của tần số phát và thường đạt giá trị ổn định trong khoảng cách ngoài 1MHz tính từ tần số phát. Nếu anten máy phát đặt gần anten
máy thu thì mức tạp này sẽ làm che mất đi tín hiệu cần thu yếu hơn. Nó có thể không đủ mức để mở SQU của máy thu và người khai
thác sẽ không biết được là có vấn đề nhưng anh ta sẽ không nghe được tín hiệu cần thu yếu hơn.
Vấn đề tạp ngoài băng này có thể được loại bỏ bằng việc lắp thêm vào các bộ lọc thông dải BPF được điều chỉnh ở tần số máy phát,
vào đường feeder tới anten phát.

Tại ACC ta có các máy phát là các máy phát cho ACC. Ta tính toán để đảm bảo
không có nhiễu tạp do các máy phát này tạo ra ảnh hưởng đến các máy thu cho ACC
(anten đặt thẳng đứng phía trên anten phát) và các máy thu cho APP/TWR/Gr (anten
đặt ở cột bên cạnh).
a. Ảnh hưởng đến máy thu tại ACC:
Máy thu được chọn sử dụng có các tham số:
- Độ nhạy: 1V hay 0 -107dBm.
- Độ sâu điều chế: 30%.
- S/N = 10dB
Theo lý thuyết, mức công suất của hai biên tần điều chế AM là: 20.log(m/2) nên mức công suất hai biên tần của tín hiệu tại ngưỡng độ
nhạy máy thu so với mức sóng mang một

20.log(30%/2) = - 16,5dB
Do đó mức công suất của các biên tần sẽ là: - 107 + (-16,5) = -123,5dBm
Để đảm bảo được tỉ số S/N = 10dB thì mức tạp nền của máy thu phải đảm bảo nhỏ hơn -133,5dBm
Bất cứ tạp nào vào máy thu có mức trên -133,5dBm đều sẽ làm giảm tỉ số tín trên tạp của máy thu với mức độ bằng độ lớn của phần
vượt lên trên đó.
Tạp do các máy phát tạo ra (vào tần số máy thu) sẽ phải giữ ở mức không được vượt quá -133,5dBm ở đầu vào máy thu để ngăn ngừa
việc giảm tỉ số S/N của máy thu trong trường hợp có tín hiệu thu ở mức tối thiểu -107dBm.
Từ tính năng, máy phát cho ACC phát ra mức tạp âm (trên 1Hz) ở các tần số phát F một lượng tạp có mức:
Tại khoảng cách 400kHz: 50 – 145 = -95dBm/Hz.

Tại khoảng cách 800kHz: 50 – 147 = -97dBm/Hz


49
Tại khoảng cách 1MHz: 50 – 148 = -98dBm/Hz
Do máy thu VHF AM làm việc với khoảng phân cách kênh 25kHz có độ rộng băng tần tín hiệu thu 3400Hz nên công suất tạp âm mà
máy thu nhận được sẽ tăng thêm một lượng là:

10.log(3400) = 35,3dB.
Từ đây ta có công suất tạp âm thu được ở đầu vào máy thu (khi nối trực tiếp với đầu ra của máy phát) sẽ là:

Tại khoảng cách 400kHz: -95 + 35,3 = -59,7dBm


Tại khoảng cách 800kHz: -97 + 35,5 = -61,7dBm
Tại khoảng cách 1MHz: -98 + 35,3 = -62,7dBm
Để đảm bảo không bị nhiễu các máy thu ACC thì cần phải đảm bảo phân cách giữa máy phát và máy thu là:

Tại khoảng cách 400kHz: - 59,7 – (-133,5) = 73,8dB


Tại khoảng cách 800kHz: - 61,7 – (-133,5) = 71,8dB
Tại khoảng cách 1MHz: - 62,7 – (-133,5) = 70,8dB
Nếu bảo đảm được phân cách giữa máy phát và máy thu lớn hơn hoặc bằng các mức trên thì ảnh hưởng của máy phát đến máy thu sẽ
không nghe thấy được - thậm chí ngay cả khi thu tín hiệu có mức bằng độ nhạy máy thu.
Tính toán:
Do các tần số cho ACC cách nhau lớn hơn 1MHz (121,5;125,9; 128,15; 132,3) nên ta tính với khoảng cách 1MHz:

Cách 1MHz
Tiêu hao bộ lọc phát tại tần số thu 40
Tiêu hao feeder phát 1,55
Tiêu hao của bộ cộng 3
Tiêu hao của bộ chống sét anten phát 0,1
Độ lợi anten phát -2,2
Phân cách giữa anten phát và thu 33
Độ lợi anten thu -2,2
Tiêu hao của bộ chống sét anten thu 0,1
Tiêu hao của bộ ghép anten thu 7,78
Tiêu hao feeder thu 1,15
Tiêu hao bộ lọc thu tại tần số thu 2
Mức phân cách giữa máy phát và máy thu 83,88
Độ phân cách yêu cầu để không bị nhiễu 70,78
S/N 10
Đánh giá Không nhiễu
Bảng 3.13: Đánh giá ảnh hưởng tạp nhiễu đến máy thu ACC
b. Ảnh hưởng đến máy thu tại APP/TWR/Gr:
Máy thu được chọn sử dụng có các tham số:
- Độ nhạy: 1V hay 0 -107dBm.
- Độ sâu điều chế: 30%.

- S/N = 10dB
Theo lý thuyết, mức công suất của hai biên tần điều chế AM là: 20.log(m/2) nên mức công suất hai biên tần của tín hiệu tại ngưỡng độ
nhạy máy thu so với mức sóng mang một

20.log(30%/2) = - 16,5dB
Do đó mức công suất của các biên tần sẽ là: - 107 + (-16,5) = -123,5dBm
Để đảm bảo được tỉ số S/N = 10dB thì mức tạp nền của máy thu phải đảm bảo nhỏ hơn -133,5dBm
Bất cứ tạp nào vào máy thu có mức trên -133,5dBm đều sẽ làm giảm tỉ số tín trên tạp của máy thu với mức độ bằng độ lớn của phần
vượt lên trên đó.
50
Do máy thu VHF AM làm việc với khoảng phân cách kênh 25kHz có độ rộng
băng tần tín hiệu thu 3400Hz nên công suất tạp âm mà máy thu nhận được sẽ tăng
thêm một lượng là:
10.log(3400) = 35,3dB.

Từ đây ta có công suất tạp âm thu được ở đầu vào máy thu (khi nối trực tiếp với
đầu ra của máy phát) sẽ là:
Tại khoảng cách 400kHz: - 95 + 35,3 = -59,7dBm
Tại khoảng cách 800kHz: - 95 + 35,5 = -59,7dBm
Tại khoảng cách 1MHz: - 95+ 35,3 = -59,7dBm
Để đảm bảo không bị nhiễu các máy thu cho APP/TWR/Gr thì cần phải đảm bảo phân cách giữa máy phát và máy thu là:

Tại khoảng cách 400kHz: - 59,7 – (-133,5) = 73,8dB


Tại khoảng cách 800kHz: - 59,7 – (-133,5) = 73,8dB
Tại khoảng cách 1MHz: - 59,7 – (-133,5) = 73,8dB
Nếu bảo đảm được phân cách giữa máy phát và máy thu lớn hơn hoặc bằng các mức trên thì ảnh hưởng của máy phát đến máy thu sẽ
không nghe thấy được - thậm chí ngay cả khi thu tín hiệu có mức bằng độ nhạy máy thu.
Tính toán:
Cách Cách Cách 1MHz
400kHz 800kHz
Tiêu hao bộ lọc phát tại tần số thu 28 36 40
Tiêu hao do feeder phát 1,15 1,15 1,15
Tiêu hao của bộ cộng 3 3 3
Tiêu hao của bộ chống sét anten 0,1 0,1 0,1
phát
Độ lợi anten phát -2,2 -2,2 -2,2
Phân cách giữa anten phát và thu 37,71 37,71 37,71
Độ lợi anten thu -2,2 -2,2 -2,2
Tiêu hao của bộ chống sét anten 0,1 0,1 0,1
thu
Tiêu hao của bộ ghép anten thu 9,03 9,03 9,03
Tiêu hao feeder thu 1,15 1,15 1,15
Tiêu hao bộ lọc thu tại tần số thu 2 2 2
Mức phân cách giữa máy phát và 77,84 85,84 89,84
máy thu
Độ phân cách yêu cầu để không bị 73,78 73,78 73,78
nhiễu
S/N (yêu cầu tối thiểu 3 dB) 10 10 10
Đánh giá Không nhiễu Không nhiễu Không nhiễu
Bảng 3.14: Đánh giá ảnh hưởng của tạp nhiễu đến máy thu TWR/APP/Gr
3.3.1.4.2. Nhiễu do điều chế tương hỗ:
51
Các sản phẩm do điều chế tương hỗ là các tần số không mong muốn được tạo ra bởi việc trộn hai hay nhiều tín hiệu ở các tầng ra của
máy phát hoặc bộ khuếch đại cao tần và các tầng trộn của máy thu. Những tín hiệu không mong muốn này xuất hiện với tần số bằng
tổng hoặc hiệu của các tần số hoặc các hài của chúng có liên quan. Nếu như các sản phẩm được tạo ra này rơi vào tần số lầm việc thì
người khai thác sẽ nghe thấy tập hợp của tất cả các tín hiệu liên quan đến nó và sẽ không giải đoán ra được thông tin cần thiết.

Cách bảo vệ tốt nhất chống lại vấn đề này là sử dụng các tần số mà khi chúng
trộn với nhau sẽ không tạo ra các tần số gây nhiễu với bất kỳ tần số đang sử dụng nào.
Nó bao gồm các sản phẩm điều chế tương hỗ bậc 3 (thí dụ như kiểu 2f1 – f2) và các sản
phẩm điều chế tương hỗ bậc 5 (thí dụ như 3f1 – 2f2). Thường thì các tần số dùng tại
sân bay được chọn để không tạo ra các sản phẩm bậc 3 nhưng khó tránh được các sản
phẩm bậc cao hơn. Lúc này phải sử dụng các bộ lọc thông dải cho các máy phát và
máy thu cũng như sử dụng các bộ phân cách (isolator) trên đường feeder của anten
phát để chặn các tín hiệu không mong muốn đi vào các tầng ra của máy phát từ anten
phát.
Kiểm tra nhiễu hài bậc 3:
2.f1 2.f2 2.f3 2.f4 2.f5 2.f6 2.f7 2.f8 2.f9 2.f10 2.f11 2.f12 2.f13
-f1 118.2 119,4 123,8 124,8 125,6 132,0 133,6 138,1 142,1 146,4 178,10 182,75 187,30
-f2 117,6 118,8 123,2 124,2 125,0 131,4 133,0 137, 141,5 145,8 177,50 182,15 186,70
-f3 115,4 116,6 121,0 122,0 122,8 129,2 130,8 135,3 139,3 143,6 175,30 179,95 184,50
-f4 114,9 116, 120,5 121,5 122,3 128,7 130,3 134,8 138,8 143,1 174,80 179,45 184,00
-f5 114,5 115,7 120,1 121,1 121,9 128,3 129,9 134,4 138,4 142,7 174,40 179,05 183,60
-f6 111,3 112,5 116,9 117,9 118,7 125,1 126,7 131,2 135,2 139,5 171,20 175,85 180,40
-f7 110,5 111,7 116,1 117,1 117,9 124,3 125,9 130,4 134,4 138,7 170,40 175,05 179,60
-f8 108,3 109,5 113,9 114,9 115,7 122,1 123,7 128,2 132,2 136,5 168,15 172,80 177,35
-f9 106,3 107,5 111,9 112,9 113,7 120,1 121,7 126,2 130,2 134,5 166,15 170,80 175,35
-f10 104,1 105,3 109,7 110,7 111,5 117,9 119,5 124,0 128,0 132,3 164,00 168,65 173,20
-f11 88,3 89,5 93,9 94,9 95,7 102,1 103,7 108,2 112,2 116,5 148,15 152,80 157,35
-f12 85,9 87,1 91,5 92,5 93,3 99,7 101,3 105,8 109,8 114,1 145,825 150,475 155,025
-f13 83,7 84,9 89,3 90,3 91,1 97,5 99,1 103,6 107,6 111,9 143,55 148,20 152,75
Bảng 3.15: Kiểm tra hài bậc 3 giữa các tần số ACC và APP/TWR/Gr Nội Bài
Bảng kết quả như sau: trừ phần có nền vàng, nếu đúng là sản phẩm bậc 3 tương ứng thì trùng với tần số sử dụng.

2.f1 2.f2 2.f3 2.f4 2.f5 2.f6 2.f7 2.f8 2.f9 2.f10 2.f11 2.f12 2.f13
-f1 - - - - - - - - - - - -
-f2 - - - - - - - - - - - -
-f3 - - - - - - - - - - - -
-f4 - - - - - - - - - - - -
-f5 - - - - - - - - - - - -
-f6 - - - - - - - - - - - -
-f7 - - - - - - - - - - - -
-f8 - - - - - - - - - - - -
-f9 - - - - - - - - - - - -
-f10 - - - - - - - - - - - -
-f11 - - - - - - - - - - - -
-f12 - - - - - - - - - - - -
-f13 - - - - - - - - - - - -
Bảng 3.16: Đánh giá nhiễu hài bậc 3 giữa các tần số ACC và APP/TWR/Gr Nội Bài
Kiểm tra nhiễu hài bậc 5:
52
3.f1 3.f2 3.f3 3.f4 3.f5 3.f6 3.f7 3.f8 3.f9 3.f10 3.f11 3.f12 3.f13
-2.f1 118,20 120,00 126,60 128,10 129,30 138,90 141,30 148,05 154,05 160,50 208,05 215,025 221,85
-2.f2 117,00 118,80 125,40 126,90 128,10 137,70 140,10 146,85 152,85 159,30 206,85 213,825 220,65
-2.f3 112,60 114,40 121,00 122,50 123,70 133,30 135,70 142,45 148,45 154,90 202,45 209,425 216,25
-2.f4 111,60 113,40 120,00 121,50 122,70 132,30 134,70 141,45 147,45 153,90 201,45 208,425 215,25
-2.f5 110,80 112,60 119,20 120,70 121,90 131,50 133,90 140,65 146,65 153,10 200,65 207,625 214,45
-2.f6 104,40 106,20 112,80 114,30 115,50 125,10 127,50 134,25 140,25 146,70 194,25 201,225 208,05
-2.f7 102,80 104,60 111,20 112,70 113,90 123,50 125,90 132,65 138,65 145,10 192,65 199,625 206,45
-2.f8 98,30 100,10 106,70 108,20 109,40 119,00 121,40 128,15 134,15 140,60 188,15 195,125 201,95
-2.f9 94,30 96,10 102,70 104,20 105,40 115,00 117,40 124,15 130,15 136,60 184,15 191,125 197,95
-2.f10 90,00 91,80 98,40 99,90 101,10 110,70 113,10 119,85 125,85 132,30 179,85 186,825 193,65
-2.f11 58,30 60,10 66,70 68,20 69,40 79,00 81,40 88,15 94,15 100,60 148,15 155,125 161,95
-2.f12 53,65 55,45 62,05 63,55 64,75 74,35 76,75 83,50 89,50 95,95 143,50 150,475 157,30
-2.f13 49,10 50,90 57,50 59,00 60,20 69,80 72,20 78,95 84,95 91,40 138,95 145,925 152,75
Bảng 3.17 : Kiểm tra hài bậc 5 giữa các tần số ACC và APP/TWR/Gr Nội Bài
Bảng kết quả như sau: trừ phần có nền vàng, nếu đúng là sản phẩm bậc 5 tương ứng trùng với tần số sử dụng.

3.f1 3.f2 3.f3 3.f4 3.f5 3.f6 3.f7 3.f8 3.f9 3.f10 3.f11 3.f12 3.f13
-2.f1 - - - - - - - - - - - -
-2.f2 - - - - - - - - - - - -
-2.f3 - - - - - - - - - - - -
-2.f4 - - - - chú ý - - - - - - -
-2.f5 - - - - - - - - - - - -
-2.f6 - - - - - - - - - - - -
-2.f7 - - - - - - - - - - - -
-2.f8 - - - - - - - - - - - -
-2.f9 - - - - - - - - - - - -
-
- - - - - - - - - - - -
2.f10
-
- - - - - - - - - - - -
2.f11
-
- - - - - - - - - - - -
2.f12
-
- - - - - - - - - - - -
2.f13
Bảng 3.18: Đánh giá nhiễu hài bậc 5 giữa các tần số ACC và APP/TWR/Gr Nội Bài
3.3.1.4.3. Sự tê liệt/nghẹt máy thu (Receiver Decensitisation):
Vấn đề này xuất hiện bởi các tín hiệu mạnh từ máy phát làm bão hoà các tầng đầu của máy thu bên cạnh có tần số làm việc khác tần số
của máy phát và do vậy, nó làm ngăn lại việc thu các tín hiệu mong muốn (yếu hơn) của máy thu.
Tính toán mức điện do máy phát cho ACC vào đầu vào máy thu:

Máy thu Máy thu cho


cho APP/ TWR/
ACC Gr
53
Công suất máy phát 50 50
Tiêu hao do bộ lọc phát ở tần số
2 2
phát
Tiêu hao do feeder phát 1,15 1,15
Tiêu hao do bộ cộng các máy phát 3 3
Tiêu hao của bộ chống sét anten
0,1 0,1
phát
Độ lợi anten phát -2,2 -2,2
Tiêu hao do bố trí phân cách anten
33 37,71
phát và thu
Độ lợi anten thu -2,2 -2,2
Tiêu hao của bộ chống sét anten
0,1 0,1
thu
Tiêu hao của bộ ghép máy thu 7,78 9,03
Tiêu hao của feeder thu 1,15 1,15
Tiêu hao bộ lọc thu ở tần số phát 28 28
Mức điện đầu vào máy thu - 21,88 -27,84
Mức điện yêu cầu chống tê liệt
-12 -12
máy thu
Đánh giá Không tê liệt Không tê liệt
Bảng 3.19: Đánh giá khả năng tê nghẹt máy thu
3.3.1.4.4. Điều chế chéo (Cross Modulation):
Điều chế chéo là kiểu nhiễu do sự điều chế sóng mang của một tín hiệu mong muốn với một tín hiệu không mong muốn. Điều này có
thể được tạo ra bởi một tín hiệu phát trên kênh lân cận rất mạnh được thu vào ở đầu vào máy thu và việc điều chế tín hiệu này sẽ
chuyển sang thành tín hiệu mong muốn yếu hơn.

Máy thu cho Máy thu cho


ACC APP/TWR/Gr
Mức điện đầu vào máy thu -21,88 -27,84
Mức điện yêu cầu chống điều chế
-18 -18
chéo (với khoảng cách 400 kHz)
Không có Không có điều
Đánh giá
điều chế chéo chế chéo
Bảng 3.20: Đánh giá khả năng xảy ra điều chế chéo
3.3.2. Cho trạm Mộc Châu:
Tương tự như cách tính toán cho trạm Nội Bài.
3.3.2.1. C¸c tham sè tÝnh to¸n:
a. Các tần số sử dụng cho ACC đặt tại Mộc Châu và yêu cầu về cự ly liên lạc:
Ký Tần số Khoảng Cự ly liên lạc
Mục đích sử dụng Anten phát
hiệu (MHz) cách (kHz) yêu cầu
54
f1 132,3 ACC N 450
f2 121,5 Khẩn nguy ATC 10800 450 10
f3 128,15 ACC dự phòng 6650 450 9
f4 0,514 NDB - 127636 200
Bảng 3.21: Các tần số sử dụng tại trạm Mộc Châu
b. Bố trí anten:
Anten thu đặt trên đỉnh cột anten ở độ cao 35m so với đất
Anten phát trên cùng một cột với anten thu, cách anten thu 5m
Anten phát cho 121,5 trên cùng cột anten thu, cách anten thu 15m

Hình 3 – 11: Bố trí anten tại trạm Mộc Châu


c. Độ lợi anten:
Mộc Châu NDB
Phát (dB) Thu (dB) Phát (dB)
5 5 0
Bảng 3.22: Độ lợi anten
g. Tiêu hao của bộ ghép anten:
Mộc Châu APP/TWR/Gr
Ghép phát (dB) Ghép thu (dB) Ghép thu (dB)
7,78 9,03
1
Chia 6 Chia 8
Bảng 3.23: Tiêu hao bộ ghép anten
55
h. Tiêu hao của các bộ lọc:
* MC
- Lọc phát: Đúng tần số 2dB gồm 2 bộ lọc 1dB
Lệch 400kHz 22dB 11dB
Lệch 800kHz 36dB 18dB
Lệch 1MHz 40dB 20dB
- Lọc thu: Đúng tần số 2dB gồm 2 bộ lọc 1dB
Lệch 400kHz 22dB 11dB
Lệch 800kHz 36dB 18dB
Lệch 1MHz 40dB 20dB
* APP/TWR/Gr:

- Lọc thu: Đúng tần số 2dB gồm 2 bộ lọc 1dB


Lệch 400kHz 28dB 14dB
Lệch 800kHz 36dB 18dB
Lệch 1MHz 40dB 20dB
i. Tiêu hao feeder:
- Feeder phát: 2,13dB gồm 75m ~ 0,023dB/m
25m, 1/2" ~ 0,016dB/m
- Feeder thu: 2,36dB gồm 85m ~ 0,023dB/m
25m, 1/2" ~ 0,016dB/m
j. Tiêu hao bộ chống sét trên đường feeder và các connector: 1,1dB
k. Tiêu hao do sự không phối hợp trở kháng:
VSWR = 2 thì tương đương công suất phản hồi/công suất phát = 0,11 quy ra tiêu hao là 0,51dB

l. Đặc tính máy phát:


Công suất phát: 200W tức 53,01dBm
Tạp ngoài dải tần làm việc: -145dBc/Hz tại khoảng cách 400kHz
-147dBc/Hz tại khoảng cách 800kHz
-148dBc/Hz tại khoảng cách 1MHz
m. Đặc tính máy thu:
Độ nhạy máy thu (m = 30%, S/N = 10): 1V hay -107dBm
Mức điện đầu vào làm tê liệt máy thu: -12dBm tại khoảng cách 400kHz
Mức điện đầu vào làm máy thu gây điều chế chéo:-18dBm tại khoảng cách
400kHz
3.3.2.2. TÝnh to¸n ®Ó ®¶m b¶o cã tuyÕn th«ng tin æn ®Þnh trong cù ly cÇn liªn
l¹c:
3.3.2.2.1. Tính toán tầm nhìn thẳng giữa trạm mặt đất và máy bay:
Độ cao Độ cao máy bay (ft)
anten
trạm mặt 7000 9000 10000 15000 16000 20000 24000 29000 30000 37000
đất (m)
56
10 203,3 228,8 240,5 291,6 300,7 334,7 365,4 400,4 407,0 450,6
15 206,3 231,7 243,4 294,5 303,7 337,6 368,3 403,3 409,9 453,5
20 208,7 234,2 245,9 297,0 306,1 340,1 370,8 405,8 412,4 456,0
25 210,9 236,4 248,1 299,2 308,3 342,3 373,0 408,0 414,6 458,1
1085 326,0 351,5 363,2 414,3 423,4 457,4 488,1 523,1 529,7 573,2
30 212,9 238,4 250,0 301,1 310,3 344,2 374,9 409,9 416,5 460,1
35 214,7 240,2 251,8 303,0 312,1 346,1 376,8 411,7 418,3 461,9
40 216,4 241,8 253,5 304,6 313,8 347,7 378,4 413,4 420,0 463,6
Bảng 3.24: Tính toán LOS giữa tàu bay và trạm mặt đất
Chú ý: - Kết quả tính với đơn vị là km.
- Nếu LOS đảm bảo được yêu cầu khai thác (về cự ly với độ cao tối thiếu của máy bay) thì chuyển sang bước tiếp
theo.

3.3.2.2.2. Tính toán để chọn công suất cho máy phát trạm mặt đất:
a. Xác định công suất tối thiểu tại điểm thu trong vùng phủ sóng của máy phát trạm
mặt đất:
Với e = 75V/m = 75/1000000 (V/m)
f = 132,3MHz
Ta có công suất tối thiểu phải đảm bảo tại điểm thu là: -112,14dBW tức
82,14dBm.
b. Tính tiêu hao do truyền sóng giữa trạm mặt đất và máy bay cho các tần số và các cự
ly yêu cầu:
Tần số liên Cự ly liên lạc yêu cầu (Km)
lạc (MHz) 20 60 100 120 150 200 250 350 400 450 500
132,30 101,0 110,5 114,9 116,5 118,5 121 122,9 125,8 127,0 128,0 128,9
121,50 100,2 109,8 114,2 115,8 117,7 120,2 122,2 125,1 126,2 127,3 128,2
128,15 100,7 110,2 114,7 116,2 118,2 120,7 122,6 125,5 126,7 127,7 128,6
0,51 52,7 62,3 66,7 68,3 70,2 72,7 74,7 77,6 78,8 79,8 80,7
Bảng 3.25: Công suất phát đầu ra anten

c. Xác định mức công suất cần có ở đầu ra anten:


Từ công suất tối thiểu tại điểm thu và tiêu hao đường truyền ở trên, ta tính ra được mức công suất cần có ở đầu ra anten để đảm bảo tầm
phủ như sau:

Tần Cự ly liên lạc yêu cầu (km)


số
liên
lạc 20 60 100 120 150 200 250 350 400 450 500
(MHz
)
132,3 38,8 40,7 43,6 44,8 45,8 46,7
18,81 28,35 32,79 34,37 36,31
0 1 5 7 3 5 7
57
121,5 38,0 40,0 42,9 44,0 45,1 46,0
18,07 27,61 32,05 33,63 35,57
0 7 1 3 9 1 3
128,1 38,5 40,4 43,3 44,5 45,5 46,4
18,53 28,07 32,51 34,10 36,03
5 3 7 9 5 8 9
- - - - - - - - - - -
0,51
29,40 19,86 15,42 13,84 11,90 9,40 7,46 4,54 3,38 2,36 1,44
Bảng 3.26: Công suất đầu ra anten

d. Công suất phát xạ:


Bảng sau cho ta kết quả tính toán công suất phát hiệu dụng ứng với các giá trị D khác nhau:

D(km) 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
Pte(dBm 26,7 32,7 36,3 38,8 40,7 42,3 43,6 44,8 45,8 46,7
) 7 9 1 1 5 3 7 3 5 7
Pte(W) 0,5 1,9 4,3 7,6 11,9 17,1 23,3 30,4 38,5 47,6
B¶ng 3.27: C«ng suÊt ph¸t x¹
Cong suat phat xa hieu dung
50

45

40
dBm

35

30

25
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
D(km)

H×nh 3 – 12: C«ng suÊt ph¸t x¹ hiÖu dông


e. X¸c ®Þnh c«ng suÊt m¸y ph¸t:
Tính toán tương tự như ở mục 3.3.1.2.2.d cho trạm Nội Bài, ta có yêu cầu công suất của máy phát cho ACC: 47,59dB hay 57,4W. Do
vậy, chọn máy phát có công suất 100W.

3.3.2.3. TÝnh to¸n x¸c ®Þnh yªu cÇu vÒ ®é nh¹y m¸y thu:
3.3.2.3.1. Xác định công suất tối thiểu tại điểm thu trong vùng phủ sóng của máy phát
trạm mặt đất:
Mức tín hiệu AM với m = 30%, S/N = 10dB tại anten thu mà máy thu mặt đất phải đảm bảo thu được là:
Pt = - 45,4 - 0,6 = - 45,97dBm
3.3.2.3.2. Tiêu hao trên tuyến thu:
a. Đối với máy thu cho ACC:
Từ các tham số ở trên, ta được tiêu hao tuyến thu tại tần số làm việc là: 10dB.
b. Đối với máy thu cho APP/TWR/Gr:
Từ các tham số ở trên ta được tiêu hao tuyến thu tại tần số làm việc là: 12,13dB..
3.3.2.2.3. Yêu cầu về độ nhạy máy thu:
58
Yêu cầu độ nhạy máy thu cho APP/TWR/Gr là –58,1dBm hay 1,32V => chọn máy thu cho APP/TWR/Gr có độ nhạy là - 101dBm
hay 2V

3.3.2.4. TÝnh to¸n ®Ó ®¶m b¶o chèng nhiÔu:


Trước tiên ta xác định lượng tiêu hao theo khoảng cách giữa các anten phát ACC và máy thu cho APP/TWR/Gr khi đặt ngang nhau
theo công thức 3 – 3:

Tần số máy phát (MHz) Mục đích Lượng tiêu hao


132,3 ACC 34,93
121,5 ACC 34,19
128,15 ACC 34,65
0,51 ACC -13,28
Bảng 3.28: Tiêu hao do khoảng cách giữa anten phát ACC với anten thu TWR khi
anten đặt ngang
Khi anten phát và thu đặt thẳng đứng thì lượng tiêu hao như sau:
Tần số máy Mục Bước sóng Khoảng cách giữa các anten (m) theo tiêu hao
phát (MHz) đích (m) 30 33 36
132,3 ACC 2,27 2,27 4,54 6,8
121,5 ACC 2,47 2,47 4,94 7,41
0,51 ACC 583,66 583,66 1167,32 1750,97
Bảng 3.29: Tiêu hao do khoảng cách giữa anten phát ACC với anten thu TWR khi
anten đặt thẳng đứng
3.3.2.4.1. Tạp nhiễu ngoài dải tần làm việc do máy phát tạo ra:
a. Ảnh hưởng đến máy thu tại ACC:
Tính toán:
Cách 1MHz
Tiêu hao bộ lọc phát tại tần số thu 40
Tiêu hao do feeder phát 2,13
Tiêu hao của bộ cộng 1
Tiêu hao của bộ chống sét anten phát 1,1
Độ lợi anten phát -5
Phân cách giữa anten phát và thu 36
Độ lợi anten thu -5
Tiêu hao của bộ chống sét anten thu 1,1
Tiêu hao của bộ ghép anten thu 9,03
Tiêu hao feeder thu 2,36
Tiêu hao bộ lọc thu tại tần số thu 2
Mức phân cách giữa máy phát và máy thu 84,71
Độ phân cách yêu cầu để không bị nhiễu 73,79
S/N 10
Đánh giá Không nhiễu
Bảng 3.30: Đánh giá ảnh hưởng của tạp nhiễu đến máy thu ACC
b. Ảnh hưởng đến máy thu tại APP/TWR/Gr:
59
Tính toán:
Cách Cách Cách
400kHz 800kHz 1MHz
Tiêu hao bộ lọc phát tại tần số thu 22 36 40
Tiêu hao do feeder phát 2,13 2,13 2,13
Tiêu hao của bộ cộng 1 1 1
Tiêu hao của bộ chống sét anten 1,1 1,1 1,1
phát
Tiêu hao do không phối hợp trở 0,51 0,51 0,51
kháng anten phát
Độ lợi anten phát -5 -5 -5
Phân cách giữa anten phát và thu 34,93 34,93 34,93
Độ lợi anten thu 0 0 0
Tiêu hao của bộ chống sét anten 1,1 1,1 1,1
thu
Tiêu hao của bộ ghép anten thu 9,03 9,03 9,03
Tiêu hao do không phối hợp trở 0,51 0,51 0,51
kháng anten thu
Tiêu hao feeder thu 0 0 0
Tiêu hao bộ lọc thu tại tần số thu 2 2 2
Mức phân cách giữa máy phát và máy 69,31 83,31 87,31
thu
Độ phân cách yêu cầu để không 70,77 70,77 70,77
bị nhiễu
S/N (yêu cầu tối thiểu 3 dB) 8,54 10 10
Đánh giá Chấp nhận Không Không
được nhiễu nhiễu
B¶ng 3.31: §¸nh gi¸ ¶nh h-ëng cña t¹p nhiÔu ®Õn m¸y thu TWR/APP/Gr
3.3.2.4.2. NhiÔu do ®iÒu chÕ t-¬ng hç:
Kiểm tra nhiễu hài bậc 3:

2.f1 2.f2 2.f3 2.f4


-f1 132,3 110,7 124,0 -131,3
-f2 143,1 121,5 134,8 -120,5
-f3 136,5 114,9 128,2 -127,1
-f4 264,1 242,5 255,.8 0,5
Bảng 3.32: Kiểm tra nhiễu hài bậc 3
Bảng kết quả như sau: trừ phần có nền vàng, nếu đúng là sản phẩm bậc 3 tương
ứng trùng với tần số sử dụng
60
2.f1 2.f2 2.f3 2.f4
-f1 - - -
-f2 - - -
-f3 - - -
-f4 - - -
Bảng 3.33: Đánh giá nhiễu hài bậc 3
Kiểm tra nhiễu hài bậc 5:

3.f1 3.f2 3.f3 3.f4


-2.f1 132,300 99,900 119,850 -263,058
-2.f2 153,900 121,500 141,450 -241,458
-2.f3 140,600 108,200 128,150 -254,758
-2.f4 395,872 363,472 383,422 0,514
Bảng 3.34: Kiểm tra nhiễu hài bậc 5
Bảng kết quả như sau: trừ phần có nền vàng, nếu đúng là sản phẩm bậc 5 tương ứng trùng với tần số sử dụng.

3.f1 3.f2 3.f3 3.f4


-2.f1 - - -
-2.f2 - - -
-2.f3 - - -
-2.f4 - - -
Bảng 3.35: Đánh giá nhiễu hài bậc 5
3.3.2.4.3. Sự tê liệt/nghẹt máy thu (Receiver Decensitisation):
Tính toán mức điện do máy phát cho ACC vào đầu vào máy thu:

Máy thu Máy thu cho


cho ACC APP/ TWR/
Gr
Công suất máy phát 53,01 53,01
Tiêu hao do bộ lọc phát ở tần số phát 2 2
Tiêu hao do không phối hợp trở 0,51 0,51
kháng anten phát
Tiêu hao do feeder phát 2,13 2,13
Tiêu hao do bộ cộng các máy phát 1 1
Tiêu hao của bộ chống sét anten phát 1,1 1,1
Độ lợi anten phát -5 -5
Tiêu hao do bố trí phân cách anten 33 34,93
phát và thu
Độ lợi anten thu -5 0
Tiêu hao của bộ chống sét anten thu 1,1 1,1
Tiêu hao của bộ ghép máy thu 7,78 9,03
Tiêu hao do không phối hợp trở 0,51 0,51
kháng anten thu
Tiêu hao của feeder thu 2,36 0
61
Tiêu hao bộ lọc thu ở tần số phát 22 28
Mức điện đầu vào máy thu - 10,47 -22,3
Mức điện yêu cầu chống tê liệt máy -12 0
thu
Đánh giá Tê liệt Không tê liệt
Bảng 3.36: Đánh giá khả năng tê nghẹt máy thu
3.3.2.4.4. Điều chế chéo (Cross Modulation):
Máy thu cho
Máy thu cho ACC
APP/TWR/Gr
Mức điện đầu vào máy thu -10,47 -22,3
Mức điện yêu cầu chống điều chế
-18 0
chéo (với khoảng cách 400 kHz)
Đánh giá Có điều chế chéo Không có điều chế chéo
Bảng 3.37: Đánh giá khả năng xảy ra điều chế chéo
3.3.3. Cho trạm Vinh:
3.3.3.1. C¸c tham sè tÝnh to¸n:
a. Các tần số sử dụng cho ACC đặt tại Vinh và yêu cầu về cự ly liên lạc:
Ký Tần số Khoảng cách Cự ly liên
Mục đích sử dụng Ghi chú
hiệu (MHz) (kHz) lạc yêu cầu
f1 121,5 Khẩn nguy ATC 450
f2 125,9 ACC S chính 4400 450
f3 128,15 ACC dự phòng 2250 450 Dùng chung anten với f1
Bảng 3.38: Các tần số sử dụng tại trạm Vinh
b. Bố trí anten:
Anten thu đặt trên đỉnh cột còn 2 anten phát đặt cách anten thu theo chiều dọc
5m

Hình 3 – 13: Phân bố anten tại Vinh


62
c. Độ lợi anten:
Phát (dB) Thu (dB)
5 2
Bảng 3.39: Độ lợi anten
d. Tiêu hao của bộ ghép anten:
Ghép phát (dB) Ghép thu (dB) Ghép thu (dB)
7,78 9,03
0
Chia 6 Chia 8
Bảng 3.40: Tiêu hao của bộ ghép anten
e. Tiêu hao của các bộ lọc:
- Lọc phát: Đúng tần số 2dB gồm 2 bộ lọc 1dB
Lệch 2MHz 26dB
- Lọc thu: Đúng tần số 2dB gồm 2 bộ lọc 1dB
Lệch 2MHz 26dB
f. Tiêu hao feeder:
- Feeder phát: 1,66dB gồm 65m, 7/8" ~ 0,023dB/m
10m, 1/2" ~ 0,016dB/m
- Feeder thu: 1,81dB gồm 75m, 7/8" ~ 0,023dB/m
5m, 1/2" ~ 0,016dB/m
g. Tiêu hao bộ chống sét trên đường feeder: 0,1dB
h. Tiêu hao thêm vào do các đầu nối connector: 1dB
i. Tiêu hao do sự không phối hợp trở kháng:
VSWR = 2 thì tương đương công suất phản hồi/công suất phát = 0,11 quy ra tiêu
hao là 0,51dB
j. Đặc tính máy phát:
Công suất phát: 50W tức 46,99dBm
Tạp ngoài dải tần làm việc: -150 dBc/Hz tại khoảng cách 2MHz
k. Đặc tính máy thu:
Độ nhạy máy thu (m = 30%, S/N = 10): 1V hay -107dBm
Mức điện đầu vào làm tê liệt máy thu: -10dBm tại khoảng cách 2MHz

Mức điện đầu vào làm máy thu gây điều chế chéo -15dBm tại khoảng cách 2MHz
3.3.3.2. TÝnh to¸n ®Ó ®¶m b¶o cã tuyÕn th«ng tin æn ®Þnh trong cù ly cÇn liªn
l¹c:
3.3.3.2.1. Tính toán tầm nhìn thẳng giữa trạm mặt đất và máy bay:
Độ cao
Mục Độ cao máy bay (ft)
anten trạm
đích
mặt đất (m) 4000 9000 10000 15000 16000 24000 26000 29000
20 Phát 162,3 234,2 245,9 297,0 306,1 340,1 370,8 405,8
25 Thu 164,5 236,4 248,1 299,2 308,3 342,3 373,0 408,0
Bảng 3.41: Tính toán LOS giữa tàu bay và trạm mặt đất
63
Chú ý: - Kết quả tính với đơn vị là km.
3.3.3.2.2. Tính toán để chọn công suất cho máy phát trạm mặt đất:
a. Công suất phát xạ
Bảng sau cho ta kết quả tính toán công suất phát hiệu dụng ứng với các giá trị D
khác nhau:
D(km) 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
Pte(dBm) 26,77 32,79 36,31 38,81 40,75 42,33 43,67 44,83 45,85 46,77
Pte(W) 0,5 1,9 4,3 7,6 11,9 17,1 23,3 30,4 38,5 47,6
Bảng 3.42: Công suất phát xạ hiệu dụng
Cong suat phat xa hieu dung
50

45

40
dBm

35

30

25
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
D(km)

Hình 3 – 14: Công suất phát xạ hiệu dụng


Trạm Vinh với yêu cầu cự ly liên lạc là 450km thì Pte = 45,85dB (tính theo công
thức 3 – 3).
b. Xác định công suất máy phát:
Từ các tham số trên, ta được tiêu hao tuyến phát tại tần số làm việc là 0,27dB
Từ đây, ta có yêu cầu công suất của máy phát: 46,12dB hay 40,9W. Do vậy, chọn
máy phát có công suất 50W => dự phòng mức phát là 0,9dB.
3.3.3.3. TÝnh to¸n x¸c ®Þnh yªu cÇu vÒ ®é nh¹y m¸y thu:
3.3.3.3.1. Xác định công suất tối thiểu tại điểm thu trong vùng phủ sóng của máy phát
trạm mặt đất:
Ta có mức tín hiệu AM với m = 30%, S/N = 10dB tại anten thu mà máy thu mặt đất phải đảm bảo thu được là:

Pt = - 92,2 - 0,6 = - 93,5dBm


3.3.3.3.2. Tiêu hao trên tuyến thu:
Từ các tham số ở trên ta được tiêu hao tuyến thu tại tần số làm việc là: 12,45dB.
3.3.3.3.3. Yêu cầu về độ nhạy máy thu:
Từ đây, ta có:

Yêu cầu độ nhạy máy thu cho Vinh: -105,9dBm hay 1,13V
=> chọn máy thu cho Vinh có độ nhạy: - 107dBm hay 1V
=> dự phòng độ nhạy thu: 1,1dB
64
3.3.3.4. TÝnh to¸n ®Ó ®¶m b¶o chèng nhiÔu:
Khi anten phát và thu đặt thẳng đứng thì lượng tiêu hao như sau:
Tần số máy Bước sóng Khoảng cách giữa các anten (m) theo tiêu hao
Mục đích
phát (MHz) (m) 30 33 36
121,5 ACC 2,47 2,47 4,94 7,41
125,9 ACC 2,38 2,38 4,77 7,15
128,15 ACC 2,34 2,34 4,68 7,02
Bảng 3.43: Tiêu hao do khoảng cách giữa anten phát với anten thu khi anten đặt thẳng
đứng
3.3.3.4.1. Tạp nhiễu ngoài dải tần làm việc do máy phát tạo ra:
Tính toán:
Cách 1 MHz
Tiêu hao bộ lọc phát tại tần số thu 26
Tiêu hao do feeder phát 1,66
Tiêu hao của bộ cộng 0
Tiêu hao của bộ chống sét anten phát 0,1
Độ lợi anten phát -5
Phân cách giữa anten phát và thu 33
Độ lợi anten thu -2
Tiêu hao của bộ chống sét anten thu 0,1
Tiêu hao của bộ ghép anten thu 7,78
Tiêu hao feeder thu 1,81
Tiêu hao bộ lọc thu tại tần số thu 2
Mức phân cách giữa máy phát và máy thu 65,44
Độ phân cách yêu cầu để không bị nhiễu 65,77
S/N 9,67
Chấp nhận
Đánh giá
được
Bảng 3.44: Đánh giá ảnh hưởng của tạp nhiễu đến máy thu ACC
3.3.3.4.2. Nhiễu do điều chế tương hỗ:
Kiểm tra nhiễu hài bậc 3:
2.f1 2.f2 2.f3
-f1 121,5 130,3 134,8
-f2 117,1 125,9 130,4
-f3 114,9 123,7 128,2
Bảng 3.45: Kiểm tra nhiễu hài bậc 3
Bảng kết quả như sau: trừ phần có nền vàng, nếu đúng là sản phẩm bậc 3 tương
ứng trùng với tần số sử dụng
2.f1 2.f2 2.f3
65
-f1 - -
-f2 - -
-f3 - -
Bảng 3.46: Đánh giá nhiễu hài bậc 3
Kiểm tra nhiễu hài bậc 5:

3.f1 3.f2 3.f3


-2.f1 121,5 134,7 141,5
-2.f2 112,7 125,9 132,7
-2.f3 108,2 121,4 128,2
Bảng 3.47: Kiểm tra nhiễu hài bậc 5
Bảng kết quả như sau: trừ phần có nền vàng, nếu đúng là sản phẩm bậc 5 tương ứng trùng với tần số sử dụng.

3.f1 3.f2 3.f3


-2.f1 - -
-2.f2 - -
-2.f3 - -
Bảng 3.48: Đánh giá nhiễu hài bậc 5
3.3.3.4.3. Sự tê liệt/nghẹt máy thu (Receiver Decensitisation):
Tính toán mức điện do máy phát cho ACC vào đầu vào máy thu:

Công suất máy phát 46,99


Tiêu hao do bộ lọc phát ở tần số phát 2
Tiêu hao do feeder phát 1,66
Tiêu hao do bộ cộng các máy phát 0
Tiêu hao của bộ chống sét anten phát 0,1
Độ lợi anten phát -5
Tiêu hao do bố trí phân cách anten phát và thu 33
Độ lợi anten thu -2
Tiêu hao của bộ chống sét anten thu 0,1
Tiêu hao của bộ ghép máy thu 7,78
Tiêu hao của feeder thu 1,81
Tiêu hao bộ lọc thu ở tần số phát 26
Mức điện đầu vào máy thu - 18,45dBm
Mức điện yêu cầu chống tê liệt máy thu -10dBm
Đánh giá Không tê liệt
Bảng 3.49: Đánh giá khả năng tê nghẹt máy thu
3.3.3.4.4. Điều chế chéo (Cross Modulation):
Máy thu cho ACC
Mức điện đầu vào máy thu -18,45dBm
Mức điện yêu cầu chống điều chế
-15dBm
chéo (với khoảng cách 400kHz)
Đánh giá Không có điều chế chéo
66
Bảng 3.50: Đánh giá khả năng xảy ra điều chế chéo

CHƢƠNG 4: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG VHF OFFSET TẠI


CÔNG TY BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY MIỀN BẮC:

4.1. Triển khai VHF offset:


Sau khi tính toán cho các trạm cũng như toàn tuyến VHF offset, việc lắp đặt và
triển khai hệ thống được thực hiện vào cuối năm 2007 cho đến hết quý 1 năm 2008,
đến quý 2 năm 2008 đưa vào hoạt động thử nghiệm và chính thức hoạt động vào tháng
9 năm 2008. Chi tiết trang thiết bị và đấu nối tại mỗi trạm như sau:
67
4.1.1. Trạm Nội Bài:
- Về hệ thống trang thiết bị, bao gồm:
4 thiết bị phát VHF R&S Su4200 cho 2 tần số 125,9MHz và 132,3MHz (M/S)
4 thiết bị thu VHF R&S Eu4200 cho 2 tần số 125,9MHz và 132,3MHz (M/S)
6 thiết bị điều khiển xa cho tín hiệu thoại RCE ứng với 2 tần số trên cùng với tần
số 121.5MHz.
1 thiết bị tạo trễ AD 22d
6 bộ lọc thông dải
2 Multicoupler cho thiết bị thu
2 chuyển mạch RF cho thiết bị phát
1 Switch Catalys CE 500-24TT
1 router Cisco 1841 để kết nối, giám sát các thiết bị
Và 1 bộ máy tính giám sát hệ thống điều khiển xa
- Sơ đồ đấu nối như sau:

Hình 4 – 1: Sơ đồ khối hệ thống VHF tại trạm Nội Bài


Sơ đồ mạng giám sát điều khiển xa của hệ thống xem thêm phụ lục 1. Sơ đồ
đấu nối thiết bị tạo trễ cho mạng VHF offset xem trong phụ lục 4.
4.1.2. Trạm Mộc Châu:
- Trang thiết bị tại Mộc Châu gồm:
4 thiết bị phát VHF R&S Su4200 cho 2 tần số 121,5MHz và 132,3MHz (M/S)
4 thiết bị thu VHF R&S Eu4200 cho 2 tần số 121,5MHz và 132,3MHz (M/S)
2 thiết bị điều khiển xa cho tín hiệu thoại RCE ứng với 2 tần số trên
6 bộ lọc thông dải
2 Multicoupler cho thiết bị thu
68
2 chuyển mạch RF cho thiết bị phát
1 Switch Catalys CE 500-24TT
1 router Cisco 1841 để kết nối, giám sát các thiết bị
- Sơ đồ đấu nối như sau:

Hình 4 – 2: Sơ đồ khối hệ thống VHF offset tại trạm Mộc Châu


4.1.3. Trạm Vinh:
- Trang thiết bị bao gồm:
4 thiết bị phát VHF R&S Su4200 cho 2 tần số 121,5MHz và 125,9MHz (M/S)
4 thiết bị thu VHF R&S Eu4200 cho 2 tần số 121,5MHz và 125,9MHz (M/S)
2 thiết bị điều khiển xa cho tín hiệu thoại RCE ứng với 2 tần số trên
6 bộ lọc thông dải
2 Multicoupler cho thiết bị thu
2 chuyển mạch RF cho thiết bị phát
1 Switch Catalys CE 500-24TT
1 router Cisco 1841 để kết nối, giám sát các thiết bị
- Sơ đồ đấu nối như sau:

Hình 4 – 3: Sơ đồ khối hệ thống VHF tại trạm Vinh


4.2. Mô phỏng vùng phủ sóng của các trạm dùng chƣơng trình Radio
Mobile Deluxe:
Radio Mobile Deluxe (RMD) là một chương trình vẽ tầm phủ sóng vô tuyến
do Rogert Coudé VE2DBE viết. Phần mềm này là một công cụ dùng để dự
đoán hiệu suất của một hệ thống vô tuyến. Chương trình sử dụng dữ liệu độ
cao địa hình số hóa để tự động tính toán đường truyền dẫn giữa thiết bị phát
và thiết bị thu. Dữ liệu này được thêm vào các thông số thống kê, môi
69
trường, và hệ thống để cấp cho mô hình truyền dẫn vô tuyến “Địa hình không
đều – Irregular Terrain Model”. Mô hình này áp dụng cho dải tần từ 20MHz
đến 20GHz (còn gọi là mô hình Longley – Rice, do Anita Longley và Phil
Rice đặt tên vào năm 1968) là một mô hình dựa trên lý thuyết điện từ trường
và các phân tích thống kê về các phép đo vô tuyến và các đặc tính địa hình để
dự đoán suy hao trung bình của tín hiệu vô tuyến theo khoảng cách và thay
đổi của tín hiệu theo thời gian và không gian. Dữ liệu độ cao cũng được dùng
để tạo ra các bản đồ ảo.
Các bước thiết lập như sau:
- Đặt các trạm theo tọa độ.
- Đặt vị trí cho các tàu bay.
- Thiết lập 2 hệ thống Sector North và Sector South với các tham số được
tính toán ở chương 3.
Sau khi đã hoàn thành việc thiết lập, bắt đầu vẽ tầm phủ sóng cho hệ thống.
4.2.1. Vẽ vùng phủ sóng của từng trạm:

Hình 4 – 4: Vùng phủ sóng của trạm Nội Bài (tần số 125.9MHz)
70

Hình 4 – 5: Vùng phủ sóng của trạm Nội Bài (tần số 132.3Mhz)
71
Hình 4 – 6: Vùng phủ sóng của trạm Mộc Châu

Hình 4 – 7: Vùng phủ sóng của trạm Vinh


4.2.2. Vẽ vùng phủ sóng của cả hai trạm:
- Hai trạm Nội Bài – Mộc Châu:
72
Hình 4 – 8: Vùng phủ sóng của hai trạm Nội Bài – Mộc Châu
- Hai trạm Nội Bài – Vinh:

Hình 4 – 9: Vùng phủ sóng của hai trạm Nội Bài - Vinh
4.2.3. Vẽ LOS giữa máy bay và các trạm:
- Nội Bài và plane1 (F125,9):
73
Hình 4 – 10: LOS của trạm Nội Bài với máy bay 1

Hình 4 – 11: Phân bố


- Nội Bài và plane2 (F132,3):
74
Hình 4 – 12: LOS của trạm Nội Bài với máy bay 2

Hình 4 – 13: Phân bố


- Mộc Châu và plane2:
75
Hình 4 – 14: LOS của trạm Mộc Châu và máy bay 2

Hình 4 – 15: Phân bố


- Vinh và plane1:
76
Hình 4 – 16: LOS của trạm Vinh với máy bay 1

Hình 4 – 17: Phân bố


4.2.4. Vẽ tầm phủ ảnh hƣởng nhiễu giữa hai trạm:
4.2.4.1. Ảnh hƣởng nhiễu của hai trạm Nội Bài và Mộc Châu:
* Không làm trễ:
77
Hình 4 – 18: Mộc Châu gây nhiễu sang Nội Bài

Hình 4 – 19: Nội Bài gây nhiễu sang Mộc Châu


* Có làm trễ với thời gian trễ đặt là 129ms:
78
Hình 4 – 20: Ảnh hưởng nhiễu giữa Nội Bài và Mộc Châu có trễ
4.2.4.2. Ảnh hƣởng nhiễu của 2 trạm Nội Bài – Vinh:
* Không trễ:

Hình 4 – 21: Vinh gây nhiễu cho Nội Bài


79
Hình 4 – 22: Nội Bài gây nhiễu cho Vinh
*Có trễ (121ms):

Hình 4 – 23: Ảnh hưởng nhiễu giữa Vinh và Nội Bài với thời gian trễ là 121ms
Ghi chú:

4.2.5. Vẽ tầm phủ của các trạm theo vùng Fresnel:


* Trạm Nội Bài:
80

Hình 4 – 24: Vùng Fresnel của trạm Nội Bài


* Trạm Mộc Châu:

Hình 4 – 25: Vùng Fresnel của trạm Mộc Châu


* Trạm Vinh:
81

Hình 4 – 26: Vùng Fresnel của trạm Vinh


4.3. Đánh giá hoạt động của hệ thống:
Sau hơn một năm hoạt động, hệ thống VHF offset có một số lỗi sau:
- Tại một vài điểm (HAMIN, VILAO, NAMHA, XONUS, TEBAK) không thu
được tín hiệu offset.
- Có hiện tượng tín hiệu radar gây nhiễu vào tần số.
- Thiết bị điều khiển xa RCE không làm việc được với ghép kênh Memotec.
- Tần số 132,3MHz thu được sóng của 125,9MHz
Đối với lỗi thứ nhất, có hai nguyên nhân. Thứ nhất là do lỗi thiết bị RCE bị treo giữa
hai trạm mặt đất hoặc lỗi thiết bị thu trên tàu bay. Thứ hai là do tàu bay bay vào điểm
mù, sóng VHF không phủ đến được. Khi đó khắc phục bằng cách chuyển dùng VHF
tại trạm gần tàu bay nhất để liên lạc (không offset).
Với lỗi thứ hai, đây là do nguồn nhiễu ngoài tác động vào. Sau khi phối hợp với Cục
tần số xác định nguồn gây nhiễu đã khắc phục được lỗi này.
Với lỗi thứ ba, nguyên nhân là do thiết bị ghép kênh của hệ thống Memotec sử dụng
công nghệ Frame Relay nên tốc độ đường truyền không đặt cố định được. Thêm vào
đó, thiết bị này có cơ chế triệt tiếng vọng cố định nên đã triệt tone modem chiều thu
của RCE dẫn đến tình trạng các RCE bắt tay không ổn định. Lỗi này được khắc phục
bằng cách thay thế các thiết bị ghép kênh Maxima F10 dùng công nghệ TDM.
Với lỗi thứ tư, là do phân cách anten phát và thu chưa đủ lớn và đã được khắc phục
bằng cách hạ thấp anten phát để tăng phân cách.
82
Trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống, cũng nảy sinh vấn đề với đường truyền
dự phòng qua vệ tinh (được đặt trễ là 399ms ở đầu Vinh và 400ms ở đầu Mộc Châu)
nhưng do băng thông của kênh vệ tinh không đủ (với tốc độ truyền 32kbps, yêu cầu
truyền qua RCE là 64kbps). Mặt khác, do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên tuyến
truyền qua vệ tinh cũng không ổn định.
Đến giữa tháng 1 năm 2009, khi đã thống nhất phương án chuyển dùng cable
quang thuê của Viettel (sơ đồ đấu nối tuyến liên lạc VHF offset giữa Nội Bài – Mộc
Châu và Nội Bài – Vinh xem thêm tại phụ lục 2 và 3) thay cho tuyến vệ tinh VSAT
với thời gian trễ được điều chỉnh lại thì hệ thống hoạt động ổn định hơn và hầu như
không có lỗi xảy ra, cụ thể như sau:
Tên trạm Kênh thuê dùng Thời gian trễ
Tuyến VTN 114,5ms
Trạm Vinh
Tuyến Viettel 137ms
Tuyến VTN 121ms
Trạm Mộc Châu
Tuyến Viettel 133ms
Bảng 4.1: Thời gian trễ cho hai trạm Vinh và Mộc Châu

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án “VHF offset” của Công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam xuất phát từ
nhu cầu cấp thiết phải có một trạm VHF thay thế được trạm phát Tam Đảo đồng thời
vẫn đảm bảo thỏa mãn điều kiện về tầm phủ sóng dài và rộng lớn của FIR Hà Nội.
Nhưng những khảo sát thực tế cho thấy là không một trạm thay thế nào có thể thay thế
cho trạm Tam Đảo khi mà vẫn sử dụng kỹ thuật phát vô tuyến VHF truyền thống. Có
nhiều giải pháp kỹ thuật được đưa ra nghiên cứu để lựa chọn, như là: VHF datalink, B-
VHF ... và phương án sử dụng kỹ thuật VHF offset đã được lựa chọn do những ưu
điểm về kinh tế và mặt kỹ thuật (đã nêu trong phần mở đầu).
VHF offset còn được biết đến là hệ thống dịch sóng mang Climax, một hệ thống
thông tin liên lạc điều khiển không lưu làm việc trong dải tần VHF từ 30 – 300 MHz.
Hệ thống này dựa trên ý tưởng có từ hai đến năm trạm phát phát tín hiệu trên cùng một
tần số sóng mang được làm trễ.
Việc tính toán thiết kế một hệ thống liên lạc VHF phải dựa vào những tiêu chuẩn
về thiết bị thu phát vô tuyến (dải tần làm việc, loại điều chế, công suất phát xạ…) theo
các khuyến nghị và tiêu chuẩn hàng không quốc tế do ICAO đưa ra sao cho đảm bảo
83
hệ thống làm việc hiệu quả, an toàn và tin cậy. Bên cạnh đó, ta cần quan tâm đến vị trí
của trạm VHF và vị trí đặt anten cũng như độ cao của nó sao cho vừa đảm bảo vùng
phủ sóng vừa tránh được các loại nhiễu tác động đến hệ thống. Ngoài ra, trễ thoại cũng
là vấn đề phải lưu ý đối với hệ thống VHF offset vì nếu giá trị trễ được tính toán và đặt
sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến an toàn bay.
Hệ thống VHF offset của Việt Nam hiện nay mới sử dụng hai trạm phát cho mỗi
phân vùng và mới chỉ áp dụng cho FIR Hà Nội. Sau thời gian đầu hoạt động thử
nghiệm, hệ thống đã bộc lộ được nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi một số
nhược điểm như đã nêu trong chương 4. Những nhược điểm này đã được phân tích và
được khắc phục triệt để, hiện hệ thống đã hoạt động ổn định.
Trong tương lai, hệ thống này được nghiên cứu để sử dụng cho cả FIR Hồ Chí
Mình. Với FIR Hồ Chí Minh thì do địa lý rộng lớn và trải dài (do gộp cả hai miền
Trung và miền Nam) nên không thể sử dụng hai trạm VHF như hiện nay tại FIR Hà
Nội mà phải dùng nhiều hơn ba hoặc bốn trạm, có thể là năm trạm. Nhưng vấn đề gặp
phải đó là khi dùng nhiều hơn hai trạm thì xuất hiện các vùng “mù” mà tại đó máy bay
và trạm mặt đất không thể liên lạc được với nhau.
Ngoài ra, khi mà lưu lượng bay tăng cao trong tương lai, ta hoàn toàn có thể
nghiên cứu phương án triển khai hoạt động VHF offset trên phân cách kênh 8,33kHz
thay cho phân cách kênh 25kHz như hiện nay.
Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo:


Tiếng Việt:
[1]. Trung tâm quản lý bay miền Bắc (2006), Dự án “Trạm VHF tầm xa cho ACC
Hà Nội” và “Đầu tư nâng cấp mạng VHF cho FIR Hà Nội”.
Tiếng Anh:
[2]. Alan Malvern (2002), Improvements to VHF air – to – ground communication.
[3]. Alexander Storm (2007), “Speech Quality Investigation using PESQ in a
simulated CLIMAX system for ATM”.
[4]. Arroyo Romera, Alonso, Daniel & Pérez Garrido (2007), Radio Wave
Propagation.
[5]. Bernhard Haindl, Micheal Schnell, C.H.Rokitansky (2005), Report D-09:
Interference on B – VHF Overlay System.
[6]. Bernhard Haindl, Miodrag Sajatovie, Christoph Rihacek, Johannes Prinz (), “B-
VHF – A multi-carrier based Broadband VHF communications concept for Air
Traffic Management”.
84
[7]. Bernhard Haindl, Miodrag Sajatovie, Christoph Rihacek (2008), “Operational
Concept for Multi-Carrier Broadband VHF Communications”.
[8]. Eric Martin (2005), WG 67 SG2: Offset - carrier Operation.
[9]. Hyoun-Kyoung Kim, Tea-Sik Kim, Joong-Woo Bae (2008), Datalink Mode 2
Ground System Supporting The ATS Services Based on the ACARS over AVLC
(AOA).
[10]. Prof. Ivan Markezié Ph.D, Stefica Mrvelj M. Sc, Miro Cvitkovié B.Eng (2007),
Air - Ground voice communication in ATM.
[11]. J.J. MacBride (2003), Information Paper on 8.33 Climax Operations in UK,
Germany and the rest of Europe.
[12]. AIC 72/2008 (Pink 144): Compatibility of airborne VHF receivers with offset
carrier systems.
[13]. Annex 10: Aeronautical Telecommunications.
[14]. DOC 4444 ATM/501(2001): Procedures for air navigation services.
[15]. Honeywell-VHF datalink (VDL) Primer
[16]. Các trang web:
- www.wikipedia.org
- www.eurocontrol.int
- http://www.aviationtoday.com
- www.icao.int
- http://www.cplus.org/rmw/english1.html
85

Site 2
Site 1 192.168.33.111
192.168.31.111
Ip address: 192.168.33.2
Ip address: 192.168.31.2
Subnet mask: 255.255.255.0 192.168.33.112
Subnet mask: 255.255.255.0
192.168.31.112 Default getway: 192.168.33.1
Default getway: 192.168.31.1
LAN interface
192.168.33.121
192.168.31.121
9.6k chanel
Telecomunication Catalyst 192.168.33.122
system Router
192.168.31.122 500
Router Cisco 1841
(WS-CE500-
Catalyst Cisco 1841 192.168.33.1 24TT)
500 192.168.31.1 192.168.33.211
192.168.31.211 (WS-CE500-
24TT)
192.168.33.212
192.168.31.212

192.168.33.221
192.168.31.221

192.168.33.222
192.168.31.222

Site 3
192.168.32.111

Ip address: 192.168.32.2
Subnet mask: 255.255.255.0 192.168.32.112
Control and Management PC
192.168.31.3 Default getway: 192.168.32.1

192.168.32.121

Catalyst 192.168.32.122
Ip address: 192.168.31.2 Router
500
Subnet mask: 255.255.255.0 Cisco 1841
(WS-CE500-
Default getway: 192.168.31.1 192.168.32.1 24TT) 192.168.32.211

192.168.32.212

192.168.32.221

192.168.32.222

Phụ lục 1: Sơ đồ mạng giám sát hệ thống điều khiển xa


86

ACC Hà Nội Mộc Châu

Kênh A VHF 132.3MHz qua RCE 132.3 Kênh truyền 128Kbps RCE 132.3
RCE - 64Kbps Trunk A Ghép kênh Ghép kênh Trunk A
NTU thuê VTN NTU
DTU2753 ASMi31
KILOMUX KILOMUX
Kênh A VHF 121.5MHz qua RCE 121.5 2100 2100 RCE 121.5
RCE - 64Kbps Trunk A Trunk A

Hệ thống VHF
R&S 4200

Kênh B VHF 132.3MHz qua RCE 132.3 RCE 132.3


RCE - 64Kbps Trunk B Trunk B

Kênh B VHF 121.5MHz qua RCE 121.5 Kênh truyền 256Kbps RCE 121.5
RCE - 64Kbps Trunk B NTU thuê mới VIETTEL NTU Trunk B
Dual Dual
SHDTU03 SHDTU03
Trunk Trunk
đầu tư mới đầu tư mới

Kênh thoại nội bộ 3017 Mộc


Châu 32Kbps
Telephone

Kênh số liệu RCMS Router RCMS


9.6Kbps Ghép kênh
Ghép kênh Maxima F10
Maxima F10
Kênh thoại nội bộ 4 số dự phòng
Mộc Châu 32Kbps Kênh truyền VSAT 128Kbps
hiện tại
Packet Ghép kênh Telephone
Trunk F3 Hệ thống VHF
Kênh VHF 132.3MHz qua dự phòng
4W E&M - 64Kbps Exicom

Phụ lục 2: Tuyến liên lạc VHF offset giữa Nội Bài và Mộc Châu qua kênh thuê của Viettel.
87

ACC Hà Nội Vinh

Kênh A VHF 125.9MHz qua RCE 125.9 Kênh truyền 128Kbps RCE 125.9
RCE - 64Kbps Trunk A Ghép kênh Ghép kênh Trunk A
NTU thuê VTN NTU
DTU2753 CT128
KILOMUX KILOMUX
Kênh A VHF 121.5MHz qua RCE 121.5 2100 2100 RCE 121.5
RCE - 64Kbps Trunk A Trunk A

Hệ thống VHF
R&S 4200

Kênh B VHF 125.9MHz qua RCE 125.9 RCE 125.9


RCE - 64Kbps Trunk B Trunk B

Kênh B VHF 121.5MHz qua RCE 121.5 RCE 121.5


RCE - 64Kbps Trunk B Trunk B

Kênh thoại nội bộ 3076 Kênh truyền 256Kbps


Vinh 16Kbps NTU thuê mới VIETTEL NTU
Dual Dual
SHDTU03 SHDTU03
Kênh thoại hotline Vinh Trunk Trunk
đầu tư mới đầu tư mới
16Kbps Telephone

Kênh số liệu RCMS Router RCMS


9.6Kbps
04 Kênh số liệu Radar Vinh
9.6Kbps
02 Kênh số liệu AFTN Vinh
2.4Kbps
Đầu cuối AFTN

Radar Vinh
Ghép kênh
Ghép kênh
Maxima F10
Maxima F10

Kênh thoại dự phòng


16Kbps

Kênh VHF 125.9MHz qua Kênh truyền VSAT 192Kbps Telephone


4W E&M - 64Kbps hiện tại Hệ thống VHF
Packet
02 Kênh số liệu Radar Vinh Trunk dự phòng
dự phòng 9.6Kbps Exicom
Ghép kênh
01 Kênh số liệu AFTN dự F3
phòng 2.4Kbps

Phụ lục 3: Tuyến liên lạc VHF offset giữa Nội Bài và Vinh qua kênh thuê của Viettel.
88

ACC Hà Nội Tx Antenna

Tx 125.9 Rx Antenna

M/S
VTN link
RCE RCE
VSAT link
Rx 125.9
Nhóm M/S
Offset Tx Antenna

125.9MHz
Tx 125.9 Rx Antenna

M/S
Kênh 1 Vinh
Rx 125.9
M/S
Hệ thống Thiết bị
VCCS tạo trễ Tx Antenna
Drake AD22d
Tx 132.3 Rx Antenna

M/S
Kênh 2

Nhóm Rx 132.3 Tx Antenna

Offset M/S
132.3MHz Tx 132.3 Rx Antenna

M/S
VTN link
RCE RCE
VSAT link
Rx 132.3
M/S

Mộc Châu

Phụ lục 3. Thiết bị tạo trễ cho mạng VHF Offset


Phụ lục 4: Thiết bị tạo trễ cho mạng VHF offset

You might also like