You are on page 1of 11

HỆ THỐNG XỬ LÝ ĐIỆN VĂN TỰ ĐỘNG (AMSS)

I. ĐỊNH NGHĨA:

AMSS (Automatic Message Switching System) là he thống xử lý tự động điện văn, đáp
ứng nhu cầu phát triển không ngừng của ngành hàng không dân dụng quốc tế về lưu
lượng, phương thức xử lý và truyền điện văn giữa các trung tâm xử lý điện văn.

Được lắp đặt tại các Trung tâm truyền tin AFTN dùng để chuyển tiếp và phân phối
điện văn phục vụ cho việc trao đổi thông tin điều hành hoạt động hàng không trong
nước và Quốc tế giữa Cục Hàng không, các hãng hàng không và các Trung tâm kiểm
sóat điều hành bay ...

II. ĐẶC ĐIỂM:

- Phân cấp xử lý, đảm bảo khả năng tối ưu trong hoạt động với độ tin cậy cao.
Phân chia chức năng thu-phát, xử lý, tìm kiếm, lưu trữ điện văn và điều khiển
thành các thành phần riêng biệt. Mỗi bộ phân đường (multiplexer) có khả năng
thu phát và xử lý điện văn cho 32 kênh. Mỗi bộ kiểm soát CPA có khả năng lưu
trữ và xử lý điện văn với số lượng lớn, và có khả năng tạo ngân hàng dữ liệu.
- Cấu hình mở nhằm đảm bảo khả năng mở rộng hệ thống và giao tiếp với hệ
thống thông tin khác theo các dạng yêu cầu khác nhau. Hệ thống được thiết kế
mở với khả năng mở rộng lên đến 96 kênh và có khả năng liên kết với các mạng
thông tin khác.
- Tổ chức mạng: các bộ phận trong hệ thống được kết nối với hệ thống thông qua
mạng cục bộ (Ethernet) 10Mbit/s theo các thủ tục chuẩn IEEE 802.3, và TCP/IP.
- Tính linh động: hệ thống có khả năng thay đổi cấu hình hoạt động và thay đổi
bảng địa chỉ phân đường một cách nhanh chóng và thuận tiện.
- Hệ thống có khả năng hoạt đông bất đồng bộ và chế độ bất đồng bộ định hướng
ký tự COP-B như thủ tục của ICAO.

III. TÍNH NĂNG VÀ YÊU CẦU CỦA HÊ THỐNG:

Tất cả các hê thống điều hành đều được kết nối qua mạng Lan cục bộ. Các bộ phận
bao gồm:
- CPA: bộ xử trung tâm chạy trên hệ điều hành UNIX.
- MUL: bộ phân kênh chạy trên hệ điều hành UNIX.
- SUP: máy giám hành và điều khiển chạy trên WINDOW.
- SVC: máy nhận các điên văn sự vụ chạy trên WINDOW.
- REJ: máy nhận điện văn sai chạy trên WINDOW.

1
Mô hình hệ thống

Các máy khác được giả lập ở đầu cuối.

Các đầu cuối khác được nối trên đường mạng chạy trên WINDOW.

Cấu hình hệ thống mở đảm bảo kết nối với các hệ thống khác theo thủ tục COP,
BOP đáp ứng theo các nghi thức truyền X.25, CIDIN.

Dung lượng hệ thống đảm bảo nối 12 máy trên mạng cục bộ và 8 cổng nối tiếp,
và có khả năng mở rộng thêm.

Đảm bảo khả năng truyền đồng bộ, bất đồng bộ với với tốc độ từ 50b/s – 64kb/s.

Đảm bảo khả năng giám hành và kiểm soát toàn bộ hệ thống từ bộ xử lý trung
tâm.

Chức năng của hệ thống phải phù hợp với những khuyến cáo của ICAO.

IV. CẤU HÌNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN:

1. Bộ xử lý trung tâm (CPA – Control Processing Assembly):

1.1. Cấu hình:

 CPU 486/DX – 66, bộ nhớ nội 16Mb RAM.


 Đĩa cứng 1GB.
 Card Ethernet 16 bit.

2
1.2. Chức năng:

 Lưu trữ toàn bộ cấu hình hệ thống và bảng địa chỉ phân đường .
 Lưu trữ và tìm kiếm các điện văn thu phát.
 Xử lý các lệnh của người điều hành.
 Khôi phục hệ thống khi xảy ra hư hỏng.
 Xác định và thay đổi cấu hình công tác, cấu hình kỹ thuật của toàn
bộ hệ thống.
 Xác định và thay đổi bảng địa chỉ phân đường của hệ thống.
 Giám hành và kiểm soát trạng thái hoạt động của các bộ phận
trong hệ thống.
 Phát hiện và thông báo các hư hỏng của hệ thống.
 Làm cầu nối với các hệ thống khác khi có yêu cầu.

2. Bộ phân đường (MUL – Multiplexer):

2.1. Cấu hình:

 CPU 486/DX – 66, bộ nhớ nội 16Mb RAM.


 Đĩa cứng 1GB.
 Card Ethernet 16 bit.
 Bộ điều khiển đa kênh C118 (8 kênh) dùng để thu phát 8 kênh bất
đồng bộ (có khả năng mở rộng 96 kênh) với tốc độ truyền thay đổi
được từ 50b/s – 38400b/s theo mã ITA-2 và ITA-5.

2.2. Chức năng:

 Thu phát điện văn trên các kênh.


 Thiết lập và thay đổi tốc độ, thủ tục truyền và trạng thái hoạt động
của từng kênh.
 Xử văn bản theo đúng các thủ tục đồng bộ và bất đồng bộ định
hướng ký tự COP-B 300 baud – 2400baud của ICAO (Annex 10
vol 2).
 Quản lý và phân cấp thứ tự điện văn phát.
 Quản lý các điện văn trong hàng chờ.
 Phân kênh theo địa chỉ trách nhiệm/ giải trợ, địa chỉ ba hàng và địa
chỉ tách biệt.
 Xử lý dạng và chuyển đổi mã điện văn.
 Xử lý các điện văn SVC (bao gồm cả các điện văn xuất).
 Phát các điện văn SVC.
 Phát hiện các hư hỏng của kênh truyền và đường truyền.

3. Máy giám hành và điều khiển (SUP – Supervisor):

3
3.1. Cấu hình:

 CPU 486, 4Mb, chạy trên window.

3.2. Chức năng:

 Chứa các lệnh điều khiển hệ thống.


 Hiển thị trạng thái hoạt động của hệ thống.
 Các lệnh điều khiển từ Supervisor điều có giá trị trên toàn hệ thống.
4. Máy nhận các điện văn sự vụ (SVC – Service):

4.1. Cấu hình:

 CPU 486, 4Mb, chạy trên window.


 Máy in LX 800.

4.2. Chức năng:

 Nhận các điện văn có địa chỉ VVTSYFYX – VVTSYTYX.


 Soạn thảo điện văn.

5. Máy nhận các điện văn sai (REJ – Reject):

5.1. Cấu hình:

 CPU 486, 4Mb, chạy trên window.


 Máy in LX 800.

5.2. Chức năng:

 Nhận điện văn sai do trung tâm phát ra.


 Sửa sai và gửi vào phân kênh.

6. Nhật ký (JOU – Jouary):

6.1. Cấu hình:

 CPU 486, 4Mb, chạy trên window.


 Máy in LX 800.

6.2. Chức năng:

 Lưu trữ và hiển thị thông tin hoạt động của hệ thống.

4
V. PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG:

1. Phần mềm điều hành:

 Mạng cục bộ của hệ thống AMSS sử dụng giao thức TCP/IP


chuẩn, các dữ liệu được truyền qua các socket bảo đảm tính chất
mở của hệ thống cao.
 CPA và MUL sử dụng hệ điều hành UNIX đảm bảo tính tin cậy, dễ
kết nối và mở rộng trong tương lai.
 Các đầu cuối sử dụng hệ điều hành WINDOW đảm bảo giao diện
thống nhất và thân thiện.

2. Phần mềm ứng dụng:

 Xử lý phân kênh theo địa chỉ, độ khuẩn, bảng phân dòng.


 Đảm bảo khả năng kiểm soát mạch và kiểm soát thứ tự của điện
văn. Vd: lưu trữ điện văn tối thiểu 30 ngày, truy xuất thời gian ngắn
dài, theo địa chỉ…
 Đảm bảo khả năng xử lý điện văn sự vụ.
 Đảm bảo khả năng thay đổi cấu hình hệ thống bao gồm cấu hình
công tác và cấu hình hệ thống khi cần thiết.
 Thực hiện bảng phân đường sao cho không ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống.
 Có các chế độ giả lập hệ thống thực.
 Có khả năng kiểm tra giám sát các vị trí công tác, phát hiện hư
hỏng và phục hồi nhanh.
 Có khả năng thống đầy đủ các thông tin có trong hệ thống.

Các phần mềm phải đáp ứng theo tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO.

VI. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG:

1. Tổ chức:

Các phần tử trong hệ thống được kết nối thông qua mạng ETHERNET.
Mỗi máy tính (nút) trong hệ thống được gắn với một card ETHERNET -
16bit được kết nối với nhau qua hệ thống cáp đồng trục.

Mạng cục bộ sử dụng cấu hình bus tuyến tính nghĩa là tất cả các máy
của mạng được nối với một đường cáp chính (trunk). Tất cả các máy
cùng chia sẻ cáp này. Hai đầu của trunk phải được kết thúc bởi
TERMINATOR. Các tín hiệu dữ liệu luân chuyển dọc trên cáp để đến địa
chỉ đích. Mỗi nút trên mạng sẽ kiểm tra đia chỉ coi co thích hợp với địa chỉ
của nút không.

5
Ưu điểm của cấu hình bus tuyến tính là dễ cài đặt, chi phí thấp, khả
năng phân đường tốt. Nhược điểm của hệ thống này là dễ gây tắt nghẽn
do sử dụng chung cáp, hệ thống có thể bị mất kết nối nếu cáp bị đứt.

Quá trình kết nối thực hiên theo mô hình OSI.

Quá trình kết nối dựa trên giao thức TCP/IP là một chuẩn được sử dụng trong hê điều
hành UNIX, WINDOW để giao tiếp giữa các máy tính trong mạng. Các dữ liệu trong
mạng được trao đổi dưới dang socket. Do đó việc lập trình trên TCP/IP cho phép
chuyển đổi và kết nối dễ dang giữa các hệ điều hành với nhau.

2. Quá trình kết nối:

CPA và MUL chạy trên hệ điều hành UNIX do đó quá trình xử lý điện văn
có thể phân chia thành các tiến trình để hoạt đông song song. Dữ liệu
giữa hai hệ thống được cập nhật qua lại dưa trên giao thức NFS (Network
File System) bảo đảm sự phân bố dữ liệu một cách tin cậy. Việc đồng bộ
được tiến hành nhanh chóng không có thời gian trễ.

Quá trình kết nối giữa CPA và MUL theo sơ đồ sau đây:

CPA xuất thư mục dữ liệu MUL đọc dữ liệu thư mục của
(/data) CPA

Nếu MUL hoạt động đơn thì


back up toàn bộ dữ liệu MUL Cập nhật bảng router và các
qua thư mục data của CPA thông số nếu cần
(/back up)

6
Export Nhận điện văn

3. Sơ đồ luân chuyển điện văn:

Quá trình luân chuyển điện văn trong hệ thống khá phức tạp và phụ thuộc
vào chế độ hoạt động của từng thành phần mà có sơ đồ xử lý khác nhau.
Hệ thống xử lý dựa trên cơ sở phân bố xử lý và kiểm tra chéo giữa các
phần tử, tự khắc phục sai sót khi có sự cố.

7
3. Giải thuật xử lý điện văn trên bộ phân đường:

3.1. Hoạt động độc lập:

Chế độ đơn chuyển hoạt động khi đường kết nối mạng bị hỏng hay
tất cả cá thiết bị đều hỏng ngoại trừ bộ phận đường.

BEGIN

Tiến trình nhận:

- Nhận điện văn từ bộ xử lí đa kênh hoặc trên mạng


- Đổi theo bộ mã tương ứng
- Kiểm tra các tín hiệu đầu vào các điện văn
- Chuyển điện văn vào hàng chờ nhận lưu trên thư mục backup

Tiến trình xử lí:

- Đọc các điện văn trong hàng chờ nhận


- Kiểm tra dạng điện văn(chỉ danh kênh, số thứ tự, địa chỉ nhóm gốc) và có các xử lí
tương ứng
- Phân kênh theo bảng địa chỉ và chế đọ hoạt đọng hiện hành (trách nhiệm giải trợ)
- Chuyển điện văn sang hàng chờ xuất backup
- Nếu ddienj văn là của Sup hoặc điện văn sự vụ SVC thì chuyển sang hàng chờ lệnh

Tiến hành xử lí lệnh:

- Đọc các lenhj trong hàng chờ xử lí


- Xử lí lệnh (giải trợ, lặp lại điện văn) và cập nhật các tập tin thô số hệ thống (PAR,
ROUTE) nếu cần
- Phát tín hiệu thay đổi thong số cho các tiến trình tương ứng

Tiến trình phát:

- Đọc các điện văn trong hàng chờ phát


- Cấp phát các số thứ tự điện văn phát
- Phát điện văn nếu kênh cho ph p
- Lưu điện văn phát trên đĩa từ ở thư mục backup

END

8
3.2. Hê thống hoạt động khi có CPA:

4. Giải thuật xử lý điện văn trên bộ kiểm soát trên bộ kiểm soát xử lý:

4.1. Nhiệm vụ:

 Nhận các lệnh điều khiển từ hệ thống, nhận lệnh từ vị trí Sup thì xử
lý lệnh Sup.

 Nếu nhận lệnh là điện văn sự vụ thì xử lý điện văn sự vụ.

9
 Nhận và xử lý lệnh từ người sử dụng.

 Giám hành hoạt đông của toàn hệ thống, báo cáo lỗi trên hệ thống.

 Thay đổi cấu hình hệ thống.

4.2. Giải thuật:

10
11

You might also like