You are on page 1of 3

Giới thiệu về băng tần ISM

Industrial Scientific Medical (ISM) Bands


Có 3 băng tần ISM “license-free” mà FCC chỉ định cho các wireless LAN sử dụng.
Đó là: băng tần 900 MHz, s.4 GHz và 5.8 GHz.
Băng tần ISM 900 MHz
Băng tần ISM 900 MHz được FCC định nghĩa là một dãy tần số từ 902 MHz đến
928 MHz. Băng tần này còn có thể được định nghĩa dưới dạng dãy tần số 915 MHz
± 13 MHz. Tuy băng tần ISM 900 MHz đã được sử dụng và triển khai cho wireless
LAN nhưng dần dần nó đã bị “từ bỏ” bởi sự lựa chọn những tần số khác có băng
thông và thông lượng truyền dẫn cao hơn. Ngày nay, vẫn còn một số thiết bị
wireless sử dụng băng tần ISM 900 MHz như là: hệ thống wireless camera, điện
thoại trong nhà sử dụng wireless.
Các tổ chức sử dụng băng tần ISM 900 MHz trong việc triển khai wireless LAN
nhận thấy rằng họ phải tốn rất nhiều tiền để thay thế những thiết bị wireless sử
dụng băng tần ISM 900 MHz cũ hay là bị trục trặc về kỹ thuật. Một card radio sử
dụng băng tần ISM 900 MHz có giá lên đến hơn $800 mà chỉ có thể truyền dữ liệu
với tốc độ tối đa được khoảng 1Mbps. Trong khi đó, nếu đem so sánh 1 card
wireless sử dụng chuẩn 802.11b có thể hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 11Mbps
chỉ có giá khoảng trên dưới $100. Ngoài ra, việc tìm kiếm những phụ kiện thay thế
tương thích cho các thiết bị sử dụng băng tần ISM 900MHz cũng rất khó khăn.
Băng tần ISM 2.4 GHz
Băng tần này được sử dụng bởi tất cả các thiết bị wireless dựa theo chuẩn 802.11,
802.11b và 802.11g và được xem là băng tần được sử dụng khá phổ biến. FCC định
nghĩa ra băng tần ISM 2.4 GHz là dãy tần số từ 2.4000GHz đến 2.5000GHz (hay
2.4500 GHz ± 50 MHz). Các thiết bị wireless LAN thực sự chỉ sử dụng dãy tần số
từ 2.4000 GHz đến 2.4835 GHz . Lý do chính cho sự giới hạn này là do FCC chỉ
định nghĩa ra công suất cho phép các thiết bị wireless hoạt động trong dãy trên
trong băng tần ISM 2.4GHz mà thôi.
Băng tần ISM 5.8 GHz
Băng tần này còn được gọi là băng tần ISM 5 GHz. Băng tần ISM 5.8 GHz có dãy
tần số từ 5.725 GHz đến 5.875 GHz và tạo ra băng thông 150 MHz.
Băng tần ISM 5.8 GHz không được chỉ định để sử dụng cho các thiết bị wireless
LAN. Nó chồng chập lên một tần số “license-free” khác đó là tần số Upper UNII 5
GHz được sử dụng cho wireless LAN.

Băng thông là gì?


1/ Khái niệm :

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa của từ này

Bandwidth, theo Lạc Việt Từ Điển có nghĩa là "dải tần ( dải tần số )", hay theo một số trang web thì nó là
"băng thông". Thực ra nếu ai hoạt động trong lĩnh vực viễn thông thì chắc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhau lướt qua 1 số định nghĩa về bandwidth :
- Khái niệm Bandwidth (the width of a band of electromagnetic frequencies) ( dịch nôm na là độ rộng của
một dải tần số điện từ ), đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền, hay, chuyên môn một
chút, là độ rộng (width) của một dải tần số mà các tính hiệu điện tử chiếm giữ trên một phương tiện truyền
dẫn.

- Nói chung, bandwidth đồng nghĩa với số lượng dữ liệu được truyền trên một đơn vị thời gian. Bandwidth
cũng đồng nghĩa với độ phức tạp của dữ liệu đối với khả năng của hệ thống. Ví dụ, trong 1 giây, download
1 bức ảnh sẽ tốn nhiều bandwidth hơn là download 1 trang văn bản thô ( chỉ có chữ ).

- Trong lĩnh vực viễn thông, bandwidth biểu diễn cho tốc độ truyền tải dữ liệu (tính theo bit) trên một giây
( thường gọi là bps ). Vì thế, một modem với 57,600 bps ( thường gọi là 56K modem ) có bandwidth gấp đôi
so với 28,800 bps modem.

- Trong từng ngữ cảnh riêng, việc định nghĩa bandwidth lại khác đi một chút, nhưng chúng ta sẽ không đi
quá sâu, mà hãy quay lại với những gì gần gũi với chúng ta, đó là bandwidth với máy chủ, tác động của nó
tới trang web của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta sẽ hiểu một cách đơn giản, càng có nhiều bandwidth,
website của chúng ta càng có nhiều khả năng xử lý các yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.

Dwell time
Dwell time
Khi thảo luận về hệ thống nhảy tần nghĩa là chúng ta đang thảo luận về hệ thống phải
truyền trên một tần số xác định trong một khoảng thời gian và sau đó nhảy sang một tần
số khác để tiếp tục truyền. Khi một hệ thống nhảy tần truyền trên một tần số, nó phải
dùng tần số đó trong một khoảng thời gian xác định, khoảng thời gian này được gọi là
Dwell time. Một khi dwell time kết thúc, hệ thống sẽ chuyển sang một tần số khác và bắt
đầu truyền tiếp.

Giả sử rằng hệ thống nhảy tần truyền trên chỉ 2 tần số 2.401 GHz và 2.402 GHz. Hệ
thống sẽ truyền trên tần số 2.401 GHz trong một khoảng thời gian dwell time (ví dụ 100
milisecond). Sau 100 ms radio phải thay đổi tần số truyền của nó sang 2.402 GHz và
truyền thông tin tại tần số đó trong khoảng 100 ms. Vì trong ví dụ chúng ta chỉ sử dụng 2
tần số nên radio sẽ nhảy trở lại tần số 2.401 GHz và tiếp tục tiến trình truyền.

Hop Time
Khi xem xét hành động nhảy của radio nhảy tần, dwell time chỉ là một phần của quá trình
nhảy. Khi radio nhảy tần nhảy từ một tần số A sang một tần số B, nó phải thay đổi tần số
truyền theo một trong 2 cách. Nó phải chuyển sang một mạch (điện) khác để có thể
truyền ở tần số mới hoặc nó phải thay đổi một số thành phần của mạch hiện tại để có thể
chuyển sang một tần số mới. Trong cả 2 trường hợp, quá trình thay đổi phải được hoàn
tất trước khi việc truyền có thể bắt đầu, khoảng thời gian thay đổi này bao gồm độ trễ của
mạch điện. Khoảng thời gian nhỏ này là khoảng thời gian mà radio không thể truyền tín
hiệu được gọi là Hop time. Hop time được đo bằng microsecond (us), với khoảng thời
gian dwell time tương đối lớn vào khoảng 100-200 ms thi hop time là không đáng kể.
Một hệ thống 802.11 FHSS thường nhảy giữa các kênh khoảng 200-300 us.
Với dwell time rất ngắn khoảng 500-600 us được sử dụng trong một số hệ thống nhảy tần
như Bluetooth thì hop time có thể rất đáng kể. Nếu chúng ta nhìn vào tác dụng của hop
time đối với băng thông dữ liệu, chúng ta sẽ phát hiện rằng hop time càng lớn (trong mối
liên quan với dwell time) thì tốc độ truyền dữ liệu càng chậm. Điều này cũng có nghĩa là
dwell time càng lớn thì tốc độ càng cao.

Dwell Time Limits


FCC xác định dwell time tối đa của hệ thống trải phổ nhảy tần FHSS vào khoảng 400 ms
trên một sóng mang trong bất kỳ khoảng thời gian 30 giây nào. Ví dụ, nếu một
transmitter sử dụng một tần số trong 100 ms, sau đó nhảy suốt toàn bộ chuỗi 75 hop (mỗi
hop đều có 100 ms dwell time) rồi trở về lại tần số ban đầu, thì xem như nó đã sử dụng
nhiều hơn 7.5 giây một ít trong chuỗi nhảy này. Lý do không chính xác là 7.5 giây chính
là hop time. Việc nhảy suốt chuỗi nhảy 4 lần liên tiếp sẽ sinh ra 400 ms cho mỗi tần số
sóng mang và khoảng thời gian này hơi vượt quá 30 giây một ít (7.5 * 4 lần) là mức cho
phép của FCC. Một ví dụ khác minh họa hệ thống FHSS tuân theo quy tắc FCC là việc sử
dụng 200 ms dwell time nhảy qua chuỗi nhảy chỉ 2 lần trong khoảng 30 giây, hay 400 ms
dwell time nhảy qua chuỗi nhảy chỉ 1 lần trong suốt 30 giây. Các trường hợp trên là rất lý
tưởng cho việc cài đặt FHSS của các nhà sản xuất thiết bị. Sự khác biệt chính trong các ví
dụ trên là hop time đã ảnh hưởng như thế nào đến băng thông. việc sử dụng dwell time
100 ms sẽ nhảy gấp 4 lần khi sử dụng dwell time 400 ms, nên sẽ tốn thêm 3 hop time
giữa các lần nhảy, làm cho giảm băng thông.

Thông thường thì radio nhảy tần sẽ không được lập trình để hoạt động ở mức giới hạn bởi
luật, thay vào đó, nó cung cấp một số khoảng trống giữa giới hạn luật và khoảng hoạt
động thực tế cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh một cách linh động. Bằng cách
điều chỉnh dwell time, administrator có thể tối ưu mạng FHSS nơi có nhiễu xảy ra. Trong
một vùng có ít nhiễu thì dwell time càng lớn thì băng thông càng lớn. Ngược lại trong
một vùng mà nhiễu rất đáng kể sẽ làm cho tăng số lượng truyền lại các gói tin bị hỏng do
nhiễu, vì thế dwell time nhỏ được ưa thích hơn.

Sóng mang là những tín hiệu hình Since tần số cao trong đó nó sẽ có các thành phần như
pha hay biên độ sẽ biến thiên theo sóng tín hiệu, để tạo thành các sóng cao tần mang các
sóng tín hiệu này đi trong không gian.
Nếu không có sóng mang thì các sóng tín hiệu không thể truyền đi xa do bị suy hao tần
số.
Sóng mang có nhiệm vụ đưa tín hiệu lên mức tần số cao để truyền đi xa hơn .
Sau đó sẽ được loại bỏ để thu được tín hiệu nguyên thủy ( tất nhiên là có khác chút ít

You might also like