You are on page 1of 77

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

B-15

HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT KỸ THUẬT TÀU BIỂN

PHẦN B-14
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA TRANG BỊ AN TOÀN

Hà Nội - 2011
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT KỸ THUẬT TÀU BIỂN

PHẦN B-14
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN

Hà Nội - 2011
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Mục lục
Phần A - Kiểm tra trang bị VTĐ theo GMDSS
1. Qui định chung
Phạm vi áp dụng
Kiểu thiết bị
Thuật ngữ viết tắt
2. Giới thiệu sơ lược về hệ thống GMDSS
3. Phân vùng hoạt động của tàu biển theo GMDSS
4. Yêu cầu về đảm bảo sẵn sàng cho hoạt động
5. Yêu cầu về trang bị vô tuyến điện tàu theo GDMSS
6. Nhân viên VTĐ-GMDSS
7. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
8. Các dạng kiểm tra
9. Nhân sự thực hiện kiểm tra
10. Trình tự tiến hành kiểm tra
11. Khối lượng kiểm tra chu kỳ (hàng năm) thiết bị vô tuyến điện
12. Kiểm tra lần đầu sau khi lắp đặt mới thiết bị VTĐ

Phần B. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị VTĐ – GMDSS
1. Qui định chung
2. Kiểm tra thiết bị VHF
3. Kiểm tra thiết bị MF/HF DSC, NBDP
4. Kiểm tra trạm thu phát vệ tinh SES
5. Kiểm tra S.EPIRB
6. Kiểm tra thiết bị thu thông tin an toàn hàng hải EGC, NAVTEX, HFMSI
7. Kiểm tra two way VHF
8. Kiểm tra thiết bị phát báo ra đa
9. Xử lý kết quả kiểm tra
Phần C: Lập và cấp phát các giấy chứng nhận, biên bản kiểm tra
1. GCN an toàn VTĐ tàu hàng
2. Danh mục thiết bị VTĐ mẫu R
3. Các biên bản kiểm tra SR.I, SR. CL, SR. B
Phần D: Các phụ lục
1. Phụ lục 1: Kiểm tra và thử trạm Inmarsat – A
2. Phụ lục 2: Kiểm tra và thử trạm Inmarsat – B
3. Phụ lục 3: Kiểm tra và thử trạm Inmarsat – C
4. Phụ lục 4: Các yêu cầu chung đối với thiết bị VTĐ GMDSS
(Nghị quyết A.694)

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 1


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

5. Phụ lục 5: Thiết bị phát báo radar (Nghị quyết A.802(19))


6. Phụ lục 6: Thiết bị VHF(RT, DSC) (Nghị quyết A.803(19))
7. Phụ lục 7: Thiết bị MF(RT,DSC) (Nghị quyết A.804(19))
8. Phụ lục 8: Thiết bị MF/HF(RT,DSC, NBDP) (Nghị quyết A.806(19))
9. Phụ lục 9: Thiết bị Inmarsat-C (Nghị quyết A.807(19))
10. Phụ lục 10: Thiết bị Inmarsat (Nghị quyết A.808(19))
11. Phụ lục 11: Thiết bị two-way VHF (Nghị quyết A.809(19))
12. Phụ lục 12: Thiết bị VHF.EPIRB (Nghị quyết A.805(19))
13. Phụ lục 13: Thiết bị S.EPIRB 406MHz (Nghị quyết A.810(19))
14. Phụ lục 14: Thiết bị S.EPTRB 1,6 GHz (Nghị quyết A.812(19))
15. Phụ lục 15: Thiết bị tự nhả (Nghị quyết A.662(16))
16. Phụ lục 16: Thiết bị gọi tăng cường EGC (Nghị quyết A.664(16))

2 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phần A
KIỂM TRA TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN THEO GMDSS

1. Qui định chung


1.1 Phạm vi áp dụng
Phần này đưa ra các yêu cầu giám sát kỹ thuật liên quan đến việc trang bị thiết bị vô tuyến điện
theo hệ thống thông tin an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu GMDSS đối với các tàu biển hoạt
động trên tuyến quốc tế theo các qui định của chương IV của SOLAS 1974 và các sửa đổi bổ
sung, áp dụng cho tất cả các tàu khách không phụ thuộc kích thước, tất cả các tàu hàng có dung
tích GT  300 tấn chạy tuyến quốc tế.
Phần này cũng có thể sử dụng như là các hướng dẫn tham khảo khi thực hiện giám sát kỹ thuật
những trang bị vô tuyến điện tương tự áp dụng trong Qui phạm” Trang bị an toàn tàu biển”.

1.2 Kiểu thiết bị


Tất cả các thiết bị vô tuyến điện được trang bị theo GMDSS đều phải là kiểu được ĐKVN duyệt
hoặc được duyệt bởi một tổ chức được ĐKVN công nhận. Các thiết bị này phải có các tiêu chuẩn
kỹ thuật phù hợp không thấp hơn các tiêu chuẩn đã được IMO thông qua. Danh mục thiết bị và
tiêu chuẩn tương ứng có tham khảo chi tiết ở phần phụ lục của hướng dẫn này. Việc kiểm tra và
cấp GCN phù hợp đề nghị xem phần “ Hướng dẫn kiểm tra các sản phẩm công nghiệp- Phần
thiết bị vô tuyến điện và hàng hải vô tuyến”

1.3 Thuật ngữ viết tắt


Một số từ hay dung được viết tắt trong hướng dẫn này:
VTĐ Vô tuyến điện
GMDSS Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu
DSC Gọi chọn số (Digital Selective Calling)
NBDP In chữ băng hẹp (Narrow Band Direct Printing)
INMARSAT (INM) International Mobile Satellite Organization (formerly Maritime)
ID Identification Digit - Số phân biệt
EPIRB Emergency Position Indicating Radio Beacon – Phao vô tuyến chỉ báo vị
trí sự cố
S.EPIRB Satellite EPIRB- Phao vô tuyến chỉ báo chỉ vị trí sự cố qua vệ tinh
RT Radio telephony- Vô tuyến điện thoại
MF Medium Frequency-Sóng trung
HF Hight Frequency- Sóng ngắn
VHF Very hight Frequency- Sóng cực ngắn
MSI Maritime Safety Information- Thông tin an toàn hàng hải
NAVTEX Navigation Telex- Telex Hàng hải
ITU International Telecomunications Union- Hiệp hội viễn thông quốc tế
LES Land Earth Station – Đài đất bờ
MES Mobile Earth Station- Đài thu phát vệ tinh di động trên mặt đất: Cả trên
biển hoặc trên bờ
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 3
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

SES Ship Earth Station – Đài thu vệ tinh đặt trên tàu
ESAS Electronic Service- Activation System
NSC Network Co-ordination Station or Network Control Station Đài phối hợp
mạng trong hệ thống INMARSAT.
RR: Radio Regulations (Thể lệ Vô tuyến điện)

2. Giới thiệu sơ lược về hệ thống thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS
2.1 Điểm khác biệt của GMDSS với hệ thống thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải cũ.
- Đưa hệ thống thông tin vệ tinh (sóng không gian) vào hoạt động.
- Áp dụng các kỹ thuật mới trong thông tin.
- Kỹ thuật gọi chọn số DSC( Digital Selective Calling)
- Kỹ thuật in chữ băng hẹp NBDP (Narrow Band Direct Printing)
- Hệ thống thông tin cấp cứu và an toàn hàng hải được nối mạng quốc tế qua các trung tâm
phối hợp tìm kiếm và cứu hộ.

2.2 Ưu điểm của hệ thống GMDSS


Mức độ tự động hoá cao, sử dụng đơn giản , nghiệp vụ thông tin cung cấp phong phú đa dạng,
hiệu quả thông tin rất cao, tầm xa thông tịn và độ chính xác tăng rõ rệt, nhất là đối với các thống
tin gọi cấp cứu, an toàn hàng hải, phối hợp tìm kiếm cứu nạn, trực canh.

2.3 Cấu trúc của hệ thống GMDSS


Bao gồm:
- Hệ thống thông tin sử dụng sóng không gian.
+) Hệ thống thông tin vệ tinh địa tĩnh INMARSAT.
+) Hệ thống thông tin cấp cứu qua vệ tinh quỹ đạo cực COSPAS-SARSAT.
- Hệ thống thông tin sử dụng sóng trái đất với các đài duyên hải và đài tàu.
+) Hệ thống thông tin tầm xa – thông tin sóng ngắn HF.
+) Hệ thống thông tin tầm trung bình – thông tin sóng trung MF.
+) Hệ thống thông tin tầm gần – thông tin sóng cực ngắn VHF.
- Các hệ thống thông tin định vị, hàng hải có sẵn như: các hệ thống Decca, Loran C, Gloss
and Transit, GPS...

2.4 Một số thiết bị vô tuyến điện sử dụng trên tàu biển của hệ thống GMDSS
.1 Thiết bị INMARSAT A/B có thể dùng để gọi cấp cứu, điện thoại quay số trực tiếp, telex, fax
và truyền số liệu...
.2 Thiết bị INMARSAT – C có thể dùng để thông tin telex, truyền số liệu và gọi cấp cứu.
.3 Thiết bị INMARSAT-M có thể dùng được để gọi điện thoại quay số trực tiếp và truyền số
liệu hoặc fax với tốc độ chậm(không gọi được cấp cứu)
.4 VHF (RT, DSC): Máy thu phát VHF, gọi chọn số, liên lạc tầm gần gọi cấp cứu, trực canh
cấp cứu và đàm thoại thông thường.

4 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

.5 MF (RT, DSC): Máy thu phát sóng trung, gọi chọn số, liên lạc tầm trung bình, gọi cấp cứu,
trực canh cấp cứu và đàm thoại thông thường.
.6 MF/HF (RT, DSC, NBDP): Máy thu phát sóng trung và sóng ngắn , gọi chọn số, liên lạc tầm
trung bình, gọi cấp cứu, trực canh cấp cứu và đàm thoại thông thường.
.7 NAVTEX Receiver: Thiết bị thu thông tin an toàn hàng hải NBDP ở dải sóng trung.
.8 EGC Receiver: Thiết bị thu thông tin an toàn hàng hải NBDP qua hệ thống vệ tinh
INMARSAT.
.9 HF.MSI: thiết bị thu thông tin an toàn hàng hải NBPD ở dải sóng ngắn
.10 VHF.EPIRB: Phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố làm việc tần số VHF kênh 70 DSC.
.11 406 MHz EPIRB: Phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh COSPAS-SARSAT.
.12 1,6 GHz hay INMARSAT.EPIRB: phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh INMARSAT.
.13 Radar Transponder: Thiết bị trợ giúp cho việc tìm kiếm và cứu nạn, phát sóng chỉ rõ vị trí
gặp nạn trên màn chỉ thị Radar tàu cứu nạn.
.14 Two-way VHF: Thiết bị VHF cầm tay phục vụ thông tin tìm kiếm cứu nạn trên xuồng, bè cứu
sinh.

2.5 Các đài canh duyên hải theo GMDSS của Việt Nam
Việt Nam đã xây dựng hệ thống thông tin liên lạc hàng hải theo GMDSS.
- Hệ thống đài trực canh duyên hải với hệ thống thông tin VHF, MF, MF/HF(RT,DSC,NBDP)
phủ sóng toàn bộ vùng biển Việt Nam đảm bảo thông tin liên lạc sóng trái đất tầm gần, tầm
trung và tầm xa. Bao gồm 02 đài loại 1, 03 đài loại 2, 08 đài loại 3 và 16 đài VHF tự động.
- Một số đài đất bờ LES( INMARSAT B và C). Đảm bảo thông tin liên lạc vệ tinh.
- Ba đài phát thông tin an toàn hàng hải NAVTEX tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh.

3. Vùng hoạt động của tàu biển theo GMDSS


- A1: vùng nằm trong phạm vi hoạt động hiệu quả của ít nhất 01 trạm VHF DSC, bán kính bao
quanh đài phát khoảng 20-30 Hải lý. Đối với tàu Việt Nam chạy tuyến quốc tế vùng A1 sẽ
được xem xét trong trường hợp cụ thể.
- A1+A2 (Hay A2): vùng nằm trong phạm vi hoạt động hiệu quả của ít nhất 01 trạm MFDSC,
bán kính bao quanh đài khoảng 100-150 hải lý . Tàu Việt Nam chạy tuyến quốc tế tương ứng
với các tuyến Việt Nam-Nam Trung Hoa (chạy trong vịnh Bắc Bộ) và Việt Nam-Campuchia-
Thái Lan. (Xem bản đồ phủ sóng MHF).
- A1+A2+A3 (Hay A3): vùng nằm trong phạm vi phủ sóng của vệ tinh INMARSAT từ 700 vĩ bắc
đến 700 vĩ nam. Hầu hết các tàu chạy tuyến quốc tế của Việt Nam phải áp dụng trang bị theo
vùng này.
- A1+A2+A3+A4 (Hay A4): vùng nằm ngoài các vùng đã kể trên, thực chất là áp dụng cho các
tàu hoạt động ở vùng 2 vùng cực của trái đất.

4. Yêu cầu về đảm bảo sẵn sàng hoạt động


GMDSS yêu cầu bắt buộc Chủ tàu áp dụng các biện pháp để đảm bảo thiết bị vô tuyến điện luôn
ở trạng thái sẵn sàng làm việc được, có 3 biện pháp được qui định đó là: trang bị đúp thiết bị,
bảo dưỡng trên bờ, bảo dưỡng trên biển.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 5


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Trang bị đúp thiết bị: Trang bị gấp đôi số lượng các thiết bị dùng để thu phát các thông tin
cấp cứu. (Tham khảo phần trang bị vô tuyến điện theo GMDSS).
- Bảo dưỡng trên bờ: yêu cầu chủ tàu phải ký hợp đồng bảo dưỡng thiết bị dài hạn với
những trạm bảo dưỡng đã được Đăng kiểm Việt Nam công nhận, đủ khả năng bảo dưỡng,
sửa chữa và cung cấp thiết bị thường xuyên tại vùng hoạt động của tàu. Các hãng sản xuất
thiết bị, có đại lý dịch vụ tại khu vực hoạt động của tàu được coi là cơ sở đủ khả năng thực
hiện công việc bảo dưỡng trên bờ.
- Bảo dưỡng trên biển: có nhân viên vô tuyến điện trên tàu có đủ năng lực bằng cấp qui định
để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, đồng thời trang bị đủ phụ tùng dự trữ, dụng cụ sửa chữa,
dụng cụ đo, kiểm tra và các tài liệu hướng dẫn trên tàu.
+) Nhân viên vô tuyến điện đủ năng lực: có thể là kỹ sư điện tử hoặc sĩ quan vô tuyến
điện chuyên nghiệp có bằng chuyên môn khai thác vô tuyến điện hàng hải cấp I hoặc
cấp II (First or Second class Radioelectronic Certìicate - 1st or 2nd REC) có khả năng
sửa chữa thiết bị vô tuyến điện tử trên biển.
+) Danh mục phụ tùng dự trữ, dụng cụ sửa chữa, dụng cụ đo kiểm tra và tài liệu hướng
dẫn phải được Đăng kiểm xem xét phê duyệt .
- Tàu hoạt động vùng A1, A2+ A2 phải áp dụng ít nhất 01 biện pháp đảm bảo sẵn sàng hoạt
động.
- Tàu hoạt động vùng A1+A2+A3+A4 phải áp dụng ít nhất 02 biện pháp đảm bảo sẵn sàng
hoạt động.

5. Trang bị vô tuyến điện tàu theo GMDSS

5.1 Trang bị GMDSS cho tàu biển tuân thủ theo bảng dưới đây:

1 2 3 4 5 6 7 8 9
Thiết bị *MF/ EPIRB
Vùng *VHF *MF INMA Radar Two-
hoạt HF NAV- EGC/ 406
(RT, (RT, RSAT Trans- way
động (TR, TEX HFMSI MHz/1,6
DSC) DSC) SES* ponder VHF
DSC) GHz
A1 x X x(7) x(1) x(2) x(3)
A2 x x X x(7) x x(2) x(3)
A3 x x(4) x(5) X x(7) x(5) x x(2) x(3)
A4 x x X x(7) x(6) x(2) x(3)
Lưu ý cho bảng 1
* Các thiết bị được đánh dấu sẽ phải được trang bị đúp(02 chiếc) nếu tàu áp dụng biện pháp” trang bị
đúp”
1) Đối với tàu hoạt động ở vùng A1 có thể thay thế bằng VHF.EPIRB.
2) Tàu có GT  500 phải trang bị ít nhất 02 Radar Transponder.
3) Tàu có GT  500 phải trang bị ít nhất 03 two-way VHF, tàu 300<GT<500 phải trang bị ít nhất 02
Two-way VHF.
4) Trường hợp tàu không trang bị thiết bị MF/HF mới phải trang bị MF.
5) Đối với tàu “A3” chỉ phải trang bị hoặc thiết bị MF/HF hoặc thiết bị INMARSAT. Trường hợp trang
bị đúp thì thiết bị MF/HF và INMARSAT có thể được coi là tương đương nhau.
6) Tàu” A4” chỉ sử dụng phao 406 MHz.
7) Phải trang bị khi tàu hoạt động ở những vùng không có nghiệp vụ NAVTEX.

6 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

5.2 Một ví dụ trang bị GMDSS cho tàu có vùng hoạt động A1+A2 (Nam Trung Hoa).
Áp dụng biện pháp “ Bảo dưỡng trên bờ “
- 01 VHF DSC
- 01 MF DSC hoặc MF/HF DSC
- 01 NAVTEX Receiver
- 01 S.EPIRB có thể chọn loại 406 MHz hoặc loại 1,6 GHz.
- 02 thiết bị phát báo ra đa ( Tàu GT 500 chỉ cần 01 thiết bị )
- 03 Two-way VHF (Tàu GT 500 chỉ cần 02 thiết bị ).
5.3 Một ví dụ trang bị GMDSS cho tàu có vùng hoạt động A1+A2+A3 và A1+A2+A3+A4
Áp dụng hai biện pháp “ Bảo dưỡng trên bờ “ và trang bị đúp.
Thiết bị chính
- 01 VHF DSC
- 01 MF DSC hoặc MF/HF DSC NBDP
- 01 NAVTEX Receiver
- 01 S.EPIRB có thể chọn loại 406 MHz hoặc loại 1,6 GHz.
- 02 thiết bị phát báo ra đa ( Tàu GT 500 chỉ cần 01 thiết bị )
- 03 Two-way VHF (Tàu GT 500 chỉ cần 02 thiết bị ).
Trang b ị đúp :- 01 VHF DSC và
hoặc 01 MF/HF DSC, NBDP
hoặc 01 INMARSAT-C.
5.4 M ột ví dụ khác trang bị GMDSS cho tàu có vùng hoạt đ ộng A1+A2+A3
Áp dụng hai biện pháp “ Bảo dưỡng trên bờ “ và trang bị đúp.
Thiết bị chính
- 01 VHF DSC
- 01 MF DSC
- 01 INMARSAT-C.
- 01 NAVTEX Receiver
- 01 S.EPIRB có thể chọn loại 406 MHz hoặc loại 1,6 GHz.
- 02 thiết bị phát báo ra đa ( Tàu GT 500 chỉ cần 01 thiết bị )
- 03 Two-way VHF (Tàu GT 500 chỉ cần 02 thiết bị ).
Trang b ị đúp :- 01 VHF DSC và - 01 INMARSAT-C.
6. Nhân viên vô tuyến điện GMDSS
Yêu cầu về bằng cấp của nhân viên GMDSS theo quyết định số 1581/QĐ.BGTVT ngày
30/06/1999 về định biên tối thiểu, mỗi tàu trang bị GMDSS chỉ cần 01 sĩ quan VTĐ có bằng khai
thác GMDSS tổng quát GOC (General Operators Certificate) là đủ.
7. Kiểm tra và cấp GCN
7.1 Các tàu được trang bị thiết bị vô tuyến điện phù hợp sẽ được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
an toàn vô tuyến điện nếu thoả mãn các yêu cầu của Công ước Quốc tế với thời hạn không quá
5 năm và sau đó phải được kiểm tra theo chu kỳ không 12 tháng một lần.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 7


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

7.2 Khi có một sự miễn giảm nào đó liên quan đến thiết bị vô tuyến điện và các thiết bị khác đã quy
định trong Công ước, đăng kiểm phải cấp 01 Giấy chứng nhận miễn giảm tương ứng. GCN miễn
giảm này được cấp bởi ĐKTW.
7.3 Việc cấp giấy chứng nhận, danh mục vô tuyến điện và các biên bản kiểm tra đề nghị xem phần “
Hướng dẫn lập và cấp giấy tờ phần vô tuyến điện”.
8 Các dạng kiểm tra
8.1 Kiểm tra lần đầu
a. Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện cho 1 tàu sau khi đóng mới.
b. Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện cho 1 tàu đã thay đổi, trang bị lại hầu hết thiết bị vô tuyến(
thay các thiết bị ảnh hưởng đến việc gọi an toàn cấp cứu).
c. Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện cho 1 tàu đa thay đổi lại, trang bị thêm thiết bị vô tuyến điện
để thay đổi vùng hoạt động (nâng cấp).
d. Kiểm tra lần đầu các tàu chuyển từ đăng kiểm khác sang ĐKVN.
e. Kiểm tra để cấp giấy chứng nhận cho một tàu hiện có mà GCN của nó đã mất hiệu lực quá
1 năm vì một lý do nào đó.
8.2 Kiểm tra chu kỳ: (hàng năm)
Kiểm tra xác nhận hàng năm GCN an toàn Vô tuyến điện ; kiểm tra chu kỳ thường được tiến
hành trong thời gian không quá 12 tháng 1 lần.
8.3 Kiểm tra bất thường
a. Kiểm tra được tiến hành nhằm xoá bỏ các khuyến nghị đưa ra từ lần kiểm tra trước đó.
Chú ý: Khi có khiếm khuyết cần đưa ra khuyến nghị thì chỉ cấp GCN ngắn hạn. Sau khi
kiểm tra lại xoá khuyến nghị mới cấp đủ hạn, tính từ thời gian kiểm tra chu kỳ trước.
b. Cuộc kiểm tra tiến hành, để xác nhận tình trạng hư hỏng, hoặc xem xét tình trạng sửa chữa
sau hư hỏng khi tàu có GCN còn hiệu lực do Đăng kiểm cấp bị hư hỏng một phần hoặc
toàn bộ thiết bị vô tuyến điện do đâm va, cháy hoặc tương tự.
c. Các cuộc kiểm tra tiến hành để đổi một GCN mà hiệu lực không vượt quá GCN hiện có khi
tàu có GCN còn hạn do Đăng kiểm cấp phải đổi tên chuyển cờ, số đăng ký, hô hiệu, tổng
dung tích, cảng đăng ký hoặc tương tự.
8.4 Kiểm tra theo yêu cầu
Một cuộc kiểm tra được tiến hành để cấp GCN hoặc biên bản kiểm tra theo yêu cầu của một
chính phủ hay một tổ chức đăng kiểm hoặc cơ quan được Chính phủ uỷ quyền. Khi đó tuỳ thuộc
vào yêu cầu kiểm tra, yêu cầu cấp GCN mà khối lượng kiểm tra sẽ được thưc hiện tương ứng
với khối lượng kiểm tra lần đầu, hàng năm hoặc bất thường.
Trong một số cuộc kiểm tra có thể thêm một số yêu cầu đặc biệt theo hướng dẫn của người yêu
cầu kiểm tra. ví dụ như, trong các cuộc kiểm tra giám định: bảo hiểm, tai nạn, thuê tàu, mua tàu...
9. Nhân sự thực hiện kiểm tra
9.1 Cuộc kiểm tra VTĐ phải được tiến hành bằng các đăng kiểm viên được đào tạo được công nhận
đủ năng lực để kiểm tra thiết bị VTĐ (ghi rõ tại phụ lục bản đăng kiểm viên)
9.2 Trong trường hợp cần thiết , kiểm tra lần đầu và hàng năm tại các chi cục đăng kiểm không có
đăng kiểm viên đủ năng lực thì buộc phải thuê một chuyên gia để kiểm tra thiết bị vô tuyến điện.
Chuyên gia này phải có bằng bằng chuyên môn khai thác vô tuyến điện hàng hải cấp I hoặc cấp
II ( First or Second class Radioelectronic Certìicate - 1st or 2nd REC ) hoặc là kỹ sư VTĐ có kinh
nghiệm lắp đặt và khai thác thiết bị GMDSS.
9.3 Sỹ quan VTĐ tàu bắt buộc phải có mặt khi tiến hành kiểm tra VTĐ tàu, trường hợp sỹ quan VTĐ
không có mặt ĐKV có thể từ chối tiến hành kiểm tra.

8 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

10 Trình tự kiểm tra


10.1 Trong tất cả các cuộc kiểm tra lần đầu và kiểm tra hàng năm khối lượng kiểm tra phải được thực
hiện phù hợp với phương pháp kiểm tra nêu ở mục 11 và 12 phần này.
10.2 Cuộc kiểm tra bất thường theo mục 8.3(c) (kiểm tra đổi giấy - đổi Quốc tịch, đổi tên tàu, đổi chủ
tàu... mà GCN còn hiệu lực ) thì có thể miễn giảm việc thử hoạt động các trang bị VTĐ nhưng
phải lưu ý các vấn đề sau:
Kiểm tra lại chứng thư quốc tịch hoặc các GCN liên quan đến việc đổi tên, đổi chủ của tàu.
- Nghe báo cáo của sỹ quan VTĐ tàu.
- Xem xét sổ nhật ký VTĐ.
- Xem xét việc thay đổi hô hiệu, mã số phân biệt được cài đặt trong các thiết bị phát tự động
tín hiệu cấp cứu, hô hiệu, tên tàu hoặc các số hiệu liên quan cũ – thay bằng tên tàu, số hiệu
liên quan mới, bao gồm: Các ID (Indentification Code) cài đặt tại .
- Thiết bị VHF DSC
- Thiết bị MF/ HF DSC
- Thiết bị INMARSAT
- Phao S.EPIRB
Nếu không thực hiện được ngay thì ít nhất cũng phải quy định thời hạn thay thế sau 3 tháng.
- Xem xét việc kẻ lại các bảng tín hiệu gọi của tàu.
- Xác nhận sự phù hợp của bằng cấp sỹ quan VTĐ khi tàu đổi cờ.
11 Khối lượng kiểm tra chu kỳ (hàng năm) đối với trang bị VTĐ
Ngoài việc kiểm tra hoạt động và lắp đặt đối với từng thiết bị như đưa ra ở phần B, phải tiến hành
kiểm tra trang bị Vô tuyến điện như dưới đây.
11.1 Giấy phép đài tàu biển
Phải là giấy phép còn hiệu lực. Kiểm tra và xác nhận lại hô hiệu của tàu ghi trong các giấy chứng
nhận và giấy phép đài tàu.
11.2 Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện và biên bản kiểm tra liên quan gần nhất.
Xem xét ngày cấp, nơi cấp, thời hạn hiệu lực những lưu ý và khuyến nghị có trong biên bản để
lưu tâm đúng mức trong đợt kiểm tra đang tiến hành.Danh mục bị VTĐ hiện có trên tàu phục vụ
cho việc kiểm tra.
11.3 Bằng cấp sỹ quan VTĐ phải phù hợp và còn hiệu lực.
11.4 Vị trí lắp đặt vô tuyến điện
- Phải được đặt ở vị trí càng cao càng tốt.
- Tránh được các tác động cơ học, điện hoá và sự tác động có hại đến việc sử dụng và bảo
quản thiết bị, tránh được các tác động của môi trường.
- Có khả năng phát tín hiệu cấp cứu từ nơi điều khiển tàu thông thường (lầu lái).
11.5 Kiểm tra sự lắp đặt thiết bị
- Thiết bị được lắp đặt cố dịnh chắc chắn, chống được các điều kiện rung động, chấn động
mạnh khi hành trình trên biển.
- Đảm bảo khả năng dễ dàng đi tới để sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị .
11.6 Hệ thống tín hiệu liên lạc 2 chiều
Giữa buồng VTĐ và lầu lái phải có hệ thống thông tin liên lạc hai chiều hiệu quả để gọi và truyền
âm (có thể là các ống nói, điện thoại, thiết bị liên lạc VTĐ cầm tay...)

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 9


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

11.7 Các bảng hiệu


Các bảng tín hiệu gọi, mã hiệu phân biệt các trạm VTĐ tàu và các ký hiệu khác dùng cho trạm
VTĐ phải được kẻ một cách rõ ràng, treo cố định trong tầm nhìn thấy rõ của sỹ quan VTĐ từ nơi
làm việc.
11.8 Hệ thống chiếu sáng
Buồng VTĐ và nơi đặt thiết bị VTĐ phải được chiếu sáng từ hai nguồn điện: nguồn điện chính và
nguồn điện sự cố độc lập để chiếu sáng thoả đáng cho việc điều khiển và họat động của thiết bị
VTĐ.
11.9 Đồng hồ
Phải trang bị một đồng hồ có đường kính không nhỏ hơn 12,5 cm (5 inch) và có kim giây đồng
tâm.
Đồng hồ phải là loại tin cậy, được treo trên giá chắc chắn tại nơi có thể quan sát dễ dàng từ vị trí
vận hành thiết bị VTĐ.
11.10 Phụ tùng dự trữ
- Kiểm tra phụ tùng dự trữ (lưu ý danh mục bắt buộc đối với các tàu áp dụng biện pháp bảo
dưỡng trên biển).
- Thiết bị thử, dụng cụ đo: đồng hồ vạn năng, tỷ trọng kế...
- Anten dự trữ, dây an toàn dự trữ, sứ cách điện..
11.11 Tài liệu và nhật ký vô tuyến
Trên taù phải có tối thiểu các tài liệu sau :
a) Danh bạ Hô hiệu đài tàu biển và/hoặc Bảng số hiệu phân biệt các đài tàu biển ( The
Alphabetical List of Call Signs and/or Numeric Table of Identitiesof Stations
b) Danh bạ đài duyên hải ( List of Coast Stations and Coast eath Station)
c) Danh bạ đài tàu biển (List of Ship Stations )
d) Các sổ tay, sách hướng dẫn dùng cho nghiệp vụ hàng hải lưu động và nghiệp vụ hàng hải
lưu động qua vệ tinh. ( The Manual for Use by the Maritime Mobile and Maritime Mobile –
satellite Serviser)
e) Các hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng từng thiết bị của nhà sản xuất,
f) Hợp đồng bảo dưỡng, thiết bị trên bờ nếu áp dụng biện pháp này.
g) Nhật ký vô tuyến điện.
Kiểm tra việc ghi chép nhật ký Vô tuyến điện . Nhật ký vô tuyến điện phải ghi chép các thông tin
liên quan đến gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn giao thông, các sự cố liên quan đến nghiệp vụ vô
tuyến điện và khi có thể ghi vị trí của tàu ít nhất 01 lần/ngày.
Các ấn phẩm phải là loại được xuất bản mới nhất nếu có thể.
11.12 Thiết bị anten
- Mỗi một thiết bị vô tuyến điện phải có anten riêng, phù hợp với hoạt động của thiết bị.
- Trạng thái và lắp đặt anten phải là phù hợp và thoả mãn.
+) Đảm bảo kín nước khi đi xuyên qua boong , vách,
+) Kết cắu vững chắc, chịu được chấn động, rung lắc của tàu.
+) Tránh được sự va chạm vào các kết cấu của tàu.
+) Đối với máy công suất lớn, phải có rào chắn bảo vệ, tránh gây nguy hiểm cho người
vô tình chạm phải máy đang làm việc. Sứ cách điện và fidơ an ten phải là loại phù
hợp.

10 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

+) Nếu có thể thực hiện được: đo độ cách điện của anten ở điều kiện khí hậu khô điện
trở cách điện phải (10 Mêga ôm, ở điểu kiện khí hậu không được thấp hơn 1 Mêga
ôm.
- Kiểm tra hoạt động của các chuyển mạch anten nếu có.
11.13 Nguồn điện chính
- Phải đủ dung lượng để cấp cho hoạt động của thiêt bị vô tuyến điện, kể các thiết bị nạp ắc
quy.,
- Có khả năng duy trì điện áp ở trong dải điện áp định mức (10% hoặc nhỏ hơn nếu có thể.
- Mọi vấn đề đi dây, bố trí bảng điện, bảo vệ...phải tuân theo quy phạm phân cấp tàu phần
trang bị điện.
2.2 Nguồn điện dự phòng
- Kiểm tra vị trí đặt ắc quy, nơi đặt càng cao càng tốt.
- Thử nạp điện và cắt nạp (thử cắt nạp khi đầy tải).
- Không nạp ắc quy, nối thiết bị vô tuyến điện có tải yêu cầu lớn nhất với nguồn điện dự
phòng, kiểm tra hoạt động, điện áp và dòng điện.
- Đo điện áp hoặc nồng độ dung dịch ắc quy, kiểm tra trạng thái bên ngoài của ắc quy. Với
nhóm ắc quy axít điện áp danh định là 27-30 V. Nếu đo tỷ trọng ắc quy thì thông thường
nằm trong dải 1,23 -1,31 g/cm3. Điện áp hoặc tỷ trọng ắc quy thấp hơn phải đề nghị thay.
- Xem xét dung lượng ắc quy có thể cung cấp cho các thiêt bị vô tuyến điện theo quy định .
Khi cần thiết có thể tính toán theo công thức.

1 
C=
 2 1( M )  R  A x h

Trong đó:
I(M) : giá trị thực hiện của dòng điện cần tiêu thụ khi phát
R: giá trị thực của dòng điện cần tiêu thụ khi thu.
A: giá trị thực của dòng điện tiêu thụ của các phụ tải.
h: số giờ làm việc cần đảm bảo.
- Xem xét các nguồn điện dự phòng, vô tuyến điện không dùng để cấp cho các thiết bị khác
trừ các thiết bị sau:
+ Các thiết bị dùng để phát tín hiệu cấp cứu phụ trợ khi cần thiết.
+ Đèn chiếu sáng sự cố buồng vô tuyến điện.
+ Mạch điện sự cố công suất nhỏ, máy thu vô tuyến tầm phương, chiếu sáng sự cố bên
boong xuồng cứu sinh khi nguồn cấp đó đã được đăng kiểm xem xét và chấp nhận.
12 Kiểm tra lần đầu sau khi lắp thiết bị
Ngoài khối lượng kiểm tra tương tự nêu ở phần 11 nói trên cần phải chú ý tới các điểm sau :
- Các thiết bị đã được lắp đặt theo đúng thiết kế được duyệt số lượng, chủng loại thiết bị,
việc lắp đặt theo thiết kế.
- Các GCN chứng chỉ phù hợp của thiết bị.
- Các GCN về mã hiệu, Id của tàu (nếu có) và đối với từng thiết bị.
12.1 Kiểm tra các GCN phù hợp của thiết bị trên tàu
- Các máy VTĐ trước đây đã lắp xuống tàu mà không có các GCN do đăng kiểm hoặc chính
phủ các nước.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 11


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Nếu lắp đặt xuống tàu trước ngày 12.10.1995 không cần kiểm tra và cấp chứng chỉ sản
phẩm công nghiệp.
- Nếu lắp đặt xuống tàu vào sau ngày 12.10.1995 (ngày ban hành quy định 174/Đk 95 về
việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp thiết bị VTĐ) thì cần phải yêu cầu kiểm tra cấp lại GCN
sản phẩm công nghiệp trừ những sản phẩm đã có các GCN của tổ chức đăng kiểm hoặc
một chính quyền hành chính được đăng kiểm công nhận (tham khảo hướng dẫn kiểm tra
các sản phẩm công nghiệp – phần thiết bị vô tuyến điện và hàng hải vô tuyến )
12.2 Kiểm tra các mã hiệu phân biệt của tàu
1. Hiện nay trên tàu có nhiều mã hiệu vô tuyến điện (Id nhận dạng đài tàu) do từng nghiệp vụ
quy định có thể liệt kê như sau :
1.1. Hô hiệu tàu : do Cục quản lý tần số Bộ Bưu điện và Bưu chính viễn thông cấp thường là ở
dạng 4 chữ cái với nghiệp vụ VTĐ báo, ví dụ XVMT, hoặc là tên tàu với nghiệp vụ VTĐ
thoại ví dụ Đại thành 09.
1.2. MMSI (Maritime Mobile Service Identitíes): Đây là mã hiệu cho nghiệp vụ gọi chọn số DSC,
thường gồm 9 chữ số, 3 chữ số đầu chỉ mã quốc gia 6 chữ số sau là số phân biệt tàu. Mã
này được cài vào các thiết bị VHF, MF,MF/HF DSC và cả S>EPIRRB ví dụ 574001999 (
Tham khảo bảng mã các quốc gia tại phụ lục )
Tại Việt Nam mã hiệu này do công ty thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL đơn vị
quản lý nhà nước về thông tin hàng hải) cấp ra. Khi kiểm tra yêu cầu xem xét giấy chứng
nhận / văn bản đã cấp mã hiệu cho tàu .
1.3. Số gọi chọn cho nghiệp vụ NBDP: bao gồm 5 chữ số ấn định theo ITU.
Ví dụ: 45273.
Tại Việt Nam mã này cũng VIHSIPEL do cấp
1.4 Mã hiệu cho thiết bị Inmarsat A
Được cho bởi tổ chức Inmarsat gồm 7 chữ số (octal) chữ số đầu tiên là số 1 ví dụ 1376764.
1.5 Mã hiệu cho thiết bị Inmarsat B.
Gồm 9 chữ số, chữ số đầu tiên là 3 sau đó là mã MMSI bỏ đi 3 chữ số cuối,chữ số thứ 8
chỉ số lượng Inmarsat B được lắp đặt trên tàu, ví dụ 1,2...còn chữ số thứ 9 phân biệt theo
mục đích sử dụng Inmarsat B ví dụ 1,2,3...
Ví dụ 357419912
1.6 Mã cho thiết bị Inmarsat C
Gồm 9 chữ số đầu tiên là 4 sau đó là mã MMSI bỏ đi 3 chữ số sau cùng,chữ số thứ 8 và 9
tuỳ thuộc vào số lượng Inmarsat C được lắp đặt trên tàu
ví dụ 10,20...
Ví dụ 457419910
1.7 Mã hiệu cho Inmarsat M
Gồm 9 chữ số, chữ số đầu tiên là 6, còn các chữ số sau đó tương tự các số tương ứng của
Inmarsat B.
Ví dụ: 657419912
Các mã hiệu của các thiết bị thông tin Inmarsat đều do tổ chức này cấp ra thông qua tổ
chức được uỷ quyền của họ tại Việt Nam là VISSHIPEL.
Khi kiểm tra các mã hiệu từ 1.2 đến 1,7 thì điều quan trọng là kiểm tra các mã hiệu đã được
đặt sẵn trong máy chưa (chứng tỏ các máy đã được đăng ký hoà mạng và sẵn sàng làm
việc). Sau đó là kiểm tra đến các giấy chứng nhận/ văn bản cấp các mã hiệu đó cho tàu, sự
phù hợp giữa giấy chứng nhận và mã hiệu được cài đặt.

12 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

1.8 Mã hiệu của phao vô tuyến định vị qua vệ tinh


Trước ngay 01.02.1999 mã hiệu của SEPIRB bao gồm: mã quốc gia và sau đó là (a), (b)
hoặc (c) tuỳ theo quyết định của chính phủ treo cờ.
(a) Hô hiệu
(b) 6 chữ số cuối cùng của MMSI
(c) Số phân biệt duy nhất củaphao (được đặt khi chế tạo mới)
Sau ngày 01.02.1999 IMO quy định mã hiệu của S. EPIRB phải gồm mã quốc gia (3 chữ
số) và 6 chữ số cuối của MMSI.
Do đó thực tế có các trường hợp sau:
- Những S. EPIRB được lắp đặt giai đoạn đầu sử dụng số phân biệt duy nhất của phao
là Id (phải khai báo đặc trưng tàu gửi tới trung tâm London theo phiếu điều sẵn kèm
theo lúc bán phao).
- Những SEPIRB lắp đặt sau này đã được cài MMSI vào phao.
Do vậy việc kiểm tra Id của các phao khá phức tạp. Khi có thể được phải sử dụng thiết bị
kiểm tra S.EPIBRB Tester hoặc GMDSS Testbox đã được trang bị để kiểm tra . Nếu không
có thiết bị thì kiểm tra bản copy phiếu khai báo hoặc bản in số liệu đã được nạp vào
SEPIRB của đại lý. Các phao mới lắp đặt (sau 01.02.1999) buộc phải có giấy chứng nhận
đã cài đúng Id cho phao.

Phần B Kiểm tra hoạt động các thiết bị vô tuyến điện GMDSS
1. Quy định chung
Ngoài kiểm tra chung đối với mọi tàu như ở phần A nói trên, căn cứ vào vùng hoạt động và trang
bị của tàu theo vùng hoạt động mà kiểm tra từng thiết bị vô tuyến điện như dưới đây.
1. Các thiết bị trên tàu phải là kiểu được duyệt.
2. Số lượng thiết bị phải phù hợp với vùng hoạt động của tàu.
3. Các thiết bị cần phải được kiểm tra chung xem xét trạng thái bên ngoài và tình trạng lắp
đặt.
4. Sử dụng tối đa các thiết bị đo, kiểm tra đã được trang bị như S.EPIRB Tester và GMDSS
Testbox để kiểm tra các chức năng và hoạt động của thiết bị.
2. Kiểm tra thiết bị VHF
- Phải được đặt ở trên phần cao nhất của tàu, thông thường là ở lầu lái.
- Việc liên lạc phải có khả năng thực hiện được trên lầu lái,.
- Phải có thể hoạt động được với nguồn điện dự phòng đặt ở phần cao trên tàu.
- Thử hoạt động thu, phát trên các kênh 06,13,16.
- Đo công suất phát (nếu có thể).
- Đo độ lệch tần số (nếu có thể).
- Thử liên lạch tay đôi với một trạm VHF khác.
2.1 Đối với thiết bị VHF gọi chọn số DSC
- Thực hiện kiểm tra không liên lạc (of air) xác nhận mã số hàng hải lưu động đã được lập
trình/ cài đặt trong thiết bị.
- Kiểm tra việc liên lạc thu phát bằng cách thử với trạm VHF khác (trạm bờ, hoặc sử dụng
ngay trang bị đúp trên tàu).

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 13


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Kiểm tra bộ phận trực canh DSC trên kênh 7.0


- Kiểm tra tín hiệu báo động âm thanh VHF/DSC
- Kiểm tra thiết bị tự động cập nhập vị trí toạ độ,
3. Kiểm tra thiết bị MF/HF bao gồm cả DSC và NBDP
- Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị từ nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng.
- Kiểm tra việc điều hưởng anten trên tần số thích hợp.
- Kiểm tra độ lệch tần số trên tất cả các băng tần số thích hợp.
- Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị bằng cách liên lạc với một đài bờ hoặc đo công suất tần
số phát ra.
- Kiểm tra việc thu tín hiệu trên tất cả các băng tần số thích hợp.
-Nếu có nhiều khối điều khiển được trang bị cả ở bên ngoài lầu lái thì khối điều khiển đạt tại lầu
lái phải được ưu tiên kiểm tra trước tiên cho mục đích phát tín hiệu cấp cứu,.
3.1 Kiểm tra các khối điều khiển MF/HFDSC
- Kiểm tra hoạt động của thiết bị từ nguồn điện chính và dự phòng.
- Xác nhận rằng mã số nghiệp vụ lưu động hàng hải đã được cài đặt đúng trong thiết bị.
- Thực hiện kiểm tra bằng bộ phận tự kiểm tra theo chương trình.
- Thử hoạt động bằng mọi cách gọi một cuộc kiểm tra thử trên MF hoặc HF đến một đài bờ
nếu được phép quy định.
3.2 Kiểm tra bộ phận trực canh MF hoặc MF/HFDSC
- Xác nhận rằng chỉ có các tần số gọi cấp cứu và an toàn là được trực canh.
- Kiểm tra rằng việc trực canh liên tục được duy trì cả khi máy phát MF/HF làm việc.
- Kiểm tra sự hoạt động tốt bằng cách gọi thử từ một đài bờ hoặc một tàu khác (nếu có thể).
Lưu ý: Bộ phận trực canh MF hoặc MF/HF DSC có thể là:
- Một máy thu quét MF/HF độc lập chỉ trên các tần số gọi cấp cứu và an toàn.
- Một bộ phận thu quét MF/HF chỉ trên các tần sóo gọi cấp cứu và an toàn nằm trong tổ hợp
thiết bị MF/HF.
- Nếu chỉ yêu cầu trực canh MF thì chỉ cần một máy thu MF DSC trực canh ở tần số 2187,5
KHZ nằm trong tổ hợp thiết bị MF là đủ.
Nếu hoạt động DSC được thực hiện trên cả các tần số khác thì phải trang bị thêm một máy quét
thu.
3.3 Kiểm tra thiết bị Radio Telex MF/HF (NBDP)
- Xác nhận rằng số gọi chọn đúng đã được cài đặt trong thiết bị.
- Kiểm tra việc hoạt động tốt bằng cách kiểm tra các bức điện gần nhất hoặc bằng cách thử
với một trạm bờ.
3.4 Kiểm tra bộ tự động báo hiệu cấp cứu vô tuyến điện thoại (tín hiệu hai âm sắc 2182 kHz)
- Kiểm tra việc hoạt động của bộ phát trên tần số khác với tần số 2182 KHz.
- Kiểm tra việc hoạt động trên tần số 2182 khz khi sử dụng anten giả.
- Kiểm tra thiết bị báo động bằng âm thanh trên MF hay MF/HFDSC khi nhận được tín hiệu
báo động.
3.5 Kiểm tra máy thu trực canh ở tần số cấp cứu vô tuyến điện thoại 2182 KHZ.
- Kiểm tra chức năng đóng/ mở âm thanh.

14 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Kiểm tra độ nhạy của máy thu bằng việc thu một trạm vô tuyến đã biết,.
- Kiểm tra tín hiệu âm thanh của loa có lọc.
4. Kiểm tra trạm Inmarsat –SES
- Kiểm tra hoạt động của trạm từ nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng (nếu được cung
cấp)
- Kiểm tra việc cung cấp các thông tin từ hành trình của tàu hoặc các thiết bị được yêu cầu
khác tới thiết bị Inmarsat. Trong đó lưu ý việc la bàn điện cung cấp thông tin cho SES phải
được nối tới cùng một nguồn điện với SES.
- Kiểm tra chức năng gọi cấp cứu bằng trình tự thử đã được duyệt tại nơi có thể thực hiện
được,
- Kiểm tra hoạt động bằng các bức điện gần nhất hoặc bằng việc thử nối thông đường
truyền.
Việc tiến hành thử chi tiết các trạm InmarsatA, B, C đề nghị tham khảo phụ lục 1,2,3.
5. Kiểm tra phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố qua vệ tinh S.EPIRB
Kiểm tra vị trí lắp đặt và việc lắp đặt phao.
Phao phải được đặt ở vị trí dễ dàng đi tới được ở xung quanh không có chướng ngại vật để có
thể tự nổi được. Phao phải được lắp đặt cách xa la bàn từ ở khoảng cách lớn hơn khoảng cách
an toàn tối thiểu đã chỉ ra trên thiết bị.
- Kiểm tra bằng mắt trạng thái bên ngoài của phao và thiết bị nhả phao.
- Kiểm tra thời hạn của pin và thời hạn bảo dưỡng thiết bị tự nhả.
- Thử hoạt động của thiết bị ở chế độ thử (selff test)
- Kiểm tra mã số phân biệt của phao được ghi rõ ràng ở bên ngoài thiết bị và nếu có thể xác
nhận thông qua biên bản hoặc giấy chứng nhận mã số đó đã được nạp và lưu giữ trong
phao. Sử dụng thiết bị đọc giải mã để xác nhận mã phân biệt được nạp trong phao nếu có
thể .
Lưu ý: Nếu S.EPIRB được sử dụng như là phương tiện phụ (secondary means of alert) để gọi
cấp cứu thì S.EPIRB có thể ®-îc chấp nhận nếu nó được lắp đặt tại xung quanh lân cận lầu
lái. Ví dụ như: hai bên cánh gà, trên đỉnh lầu lái, cạnh lan can, hoặc tại những vị trí mà có
thể dễ dàng đưa phao vào hoạt động từ vị trí điều khiển tàu.
Khi dự định điều khiển hoạt động từ xa phao S.EPIRB phải được lắp đặt sao cho nó không bị che
khuất bởi góc nhìn từ vệ tinh.

6 Kiểm tra máy thu gọi nhóm tăng cường EGC/ máy thu NAVTEX/HF MSI
- Phải được lắp đặt tại vị trí thông thường điều khiển tàu (thường là lầu lái).
- Phải được lắp đặt cách xa la bàn từ một khoảng cách lớn hơn khoảng cách an toàn tối
thiểu được chỉ ra trên thiết bị.
- Kiểm tra bằng mắt xác nhận tình trạng bên ngoài và tình trạng lắp đặt thiết bị là bình
thường.
- Kiểm tra hoạt động bằng cách kiểm tra các bức điện thu gần nhất hoặc bằng việc thu các
bức điện có thể thu được trong khu vực.
- Kiểm tra việc lưu giữ trạng thái sau khi mất nguồn điện cấp sau một khoảng thời gian nhất
định (sau khoảng 1 phút thì nguồn cấp được nối lại)

7. Kiểm tra thiết bị VHF hai chiều

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 15


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Phải xác nhận vị trí cất giữ và số lượng.


- Kiểm tra bằng mắt xác định trạng thái chung của thiết bị là thoả mãn,
- Xác nhận thiết bị có các màu Vàng, Đỏ., Da cam ... sao cho có thẻ dễ dàng phân biệt các
thiết bị sử dụng cho mục đích khác.
- Thử hoạt động trên kênh 16 và một số kênh khác với một trạm VHF xách tay hoặc cố định
khác đặt cách một khoảng thích hợp.
- Kiểm tra thời hạn của nguồn pin.
- Kiểm tra bộ nạp, khả năng nạp pin khi sử dụng loại pin có thể nạp lại , trường hợp này trên
tàu phải có 01 bộ pin dự phòng, kiểm tra thời hạn của bộ pin này.
8 Kiểm tra thiết bị phát báo Radar (Radar Transponder)
- Phải xác nhận vị trí lắp đặt và số lượng thiết bị.
- Kiểm tra bằng mắt xác định trạng thái chung của thiết bị là thoã mãn.
- Kiểm tra thời hạn của nguồn pin
- Kiểm tra việc chỉ thị báo trạng thái đợi của thiết bị khi đóng mạch nguồn cung cấp cho thiết
bị.
- Đưa Radar, 9 Mhz trên tàu vào hoạt động sau đó xác nhận thiết bị phát báo radar đã bắt
được sóng radar và tại thời điểm đó các tín hiệu là vòng tròn đồng tâm hoặc các hình võng
cũng xuất hiện trên màn hình chỉ thị radar chứng tỏ thiết bị phát báo radar đã làm việc tốt
(thời gian thử như vậy càng ngắn càng tốt để tránh gây nhiễu cho việc sử dụng radar của
tàu khác). ( lưu ý khi thử như vậy thiết bị phát báo ra đa phải được đặt tại ngoài vùng chết
của ra đa )
9 Xử lý kết quả kiểm tra
- Thông thường khi kiểm tra lần đầu hoặc hàng năm là thoả mãn tàu sẽ được cấp các giấy
chứng nhận đủ hạn (các chi cục/ chi nhánh cấp tạm thời với thời hạn 5 tháng. Đăng kiểm
trung ương sẽ cấp chính thức 5 năm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra. Việc cấp Giấy chứng
nhận an toàn Vô tuyến điện sẽ phù hợp với hệ thống hài hoà kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận, tương ứng với chu kỳ kiểm tra phân cấp tàu. Trường hợp có khuyến nghị đưa ra cần
phải đưa ra thời hạn khắc phục, nếu các nghiệp vụ vô tuyến dùng cho trường hợp gọi cấp
cứu và khẩn cấp vẫn có thể thu phát được trên các dải tần số VHF, MF, HF thì có thể cấp
giấy chứng nhận cấp ngắn hạn không quá 2 tháng để tàu có thời gian khắc phục, sửa
chữa.
Các khuyến nghị có thể là:
Thời hạn thay pin của S.EPIRB, Radar transoponder đã hết hạn hiệu lực việc sửa chữa, bảo
dưỡng các máy thu thông tin an toàn hàng hải NAVTEXX , EGC, HF MSI.. các máy thu trực canh
trên các tần số cấp cứu vô tuyến điện thoại +DSC , thiết bị nhả tự động các S.EPIRB...
Lưu ý: Các yêu cầu bắt buộc phải thực hiện ngay các khiếm khuyết liên quan đến việc gọi cấp
cứu và khẩn cấp trên các dải tần số VHF, MF, HF hay qua vệ tinh cần yêu cầu khắc phục
ngay trước khi rời cảng.

16 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phần c: Lập và cấp phát giấy tờ phần vô tuyến điện


1. Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện taù hàng mẫu SR
1.1 Phạm vi áp dụng
Giấy chứng nhận này được sử dụng để cấp cho các tàu hàng chạy tuyến quốc tế có tổng dung
tích GT (300 được trang bị phù hợp theo các điều khoản của SOLASS 1974 và các bổ sung sửa
đổi .
1.2 Cơ sở để cấp giấy chứng nhận SR
- Danh mục thiết bị VTĐ đi kèm GCN form R mẫu SR.R.
- Danh mục kiểm tra thiết bị VTĐ lần đầu mẫu SR.I.
- Danh mục kiểm tra thiết bị VTĐ mẫu SR . CL.
- Biên bản kiểm tra S.EPIRB mẫu S.EPIRB.R
1.3 Cách điền thông tin vào các giấy chứng nhận
– Ngôn ngữ sử dụng biểu mẫu : tiếng Anh.
- Số giấy chứng nhận: ghi sổ cấp phát lấy trong sổ, theo cách lấy như số quy định chung.
- Mẫu R: Ghi số của bản danh mục thiết bị form R đi kèm với các giấy chứng nhận này.
- Các đặc điểm tàu: tên tàu, số đăng ký, hô hiệu, cảng đăng ký và tổgn dung tích ghi như
hướng dẫn chung.
- Vùng biển tàu được phép hoạt động.
A1 cho các tàu được trang bị thoả mãn quy định IV/7.8
A1+A2 cho các tàu được trang bị thoả mãn quy định IV/7.9
A1+A2 + A3 cho các tàu được trang bị thoả mãn quy định IV/7.10
A1+A2 + A3 + A4cho các tàu được trang bị thoả mãn quy định IV/7.11
- Số IMO ghi số IMO của tàu (đây là số đăng ký trong sổ đăng ký của tàu đăng kiểm Llouyd’s
(LR) theo nghị quyết IMO A 600(15))
- Ngày đặt sống chính hoặc tàu ở giai đoạn đóng mới tương tự hoặc ngày bắt đầu việc hoán
cải, thay đổi đặc tính chính của tàu.
Thông thường chỉ ghi năm đóng tàu, riêng các năm 1980. 1984, 1986, 1991, 1992, 1995,
1997,2002 thì cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm tàu được đóng mới.
- Một giấy chứng nhận miễn giảm được cấp / không được cấp (has/ has not)
Nếu vì một lý do nào đó phải cấp giấy chứng nhận miễn giảm đi kèm với giấy chứng nhận
an toàn VTĐ thì gạch bỏ chữ “không được cấp” (has not)
- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: giấy chứng nhận này được cấp với thời hạn không
quá 5 năm.
- Trong trường hợp tàu hoàn thành kiểm tra định kỳ sớm trong vòng 03 tháng thì giấy chứng
nhận được cấp tới thời hạn kiểm tra định kỳ tới, trong mọi trường hợp thời hạn của giấy là
không quá 5 năm + 03 tháng ( I/14(b) (i) ).
- Tại các đợt kiểm tra chu kỳ ( hàng năm) phải xác nhận vào giấy chứng nhận SR.
- Việc gia hạn giấy chứng nhận SR có thể theo các điều khoản qui định 14 (c, d, e, f )
chương I SOLAS, khi đó phải xác nhận vào các mục tương ứng tại giấy chứng nhận.
- Khi có sự thay đổi chu kỳ kiểm tra tàu ( ngày ấn định kiểm tra) qui định I/14(h) cũng phải
xác nhận vào ô tương ứng của giấy chứng nhận SR.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 17


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Các chi cục đăng kiểm chỉ được phép cấp giấy chứng nhận SR tạm thời không quá 5
tháng, đăng kiểm trung ương sẽ cấp chính thức giấy chứng nhận theo quy định.
2. Bản danh mục thiết bị vô tuyến điện mẫu R
Bản danh mục này là phần không thể thiếu được của giấy chứng nhận. Khi cấp giấy chứng nhận
SR phải được cấp kèm danh mục này.
Trong trường hợp trên tàu đã có sẵn bản danh mục và thiết bị VTĐ tàu không thay đổi so với nội
dung ghi trong bản danh mục thì có thể không cần cấp lại bản danh mục nhưng phải lưu ý ghi rõ
số của bản danh mục vào giấy chứng nhận SR được cấp..
- Cách ghi danh mục ngôn ngữ sử dụng điền biểu mẫu là tiếng Anh.
- Các đặc điểm tàu: tên tàu, hô hiệu, số đăng ký... ghi như các hướng dẫn chung.
- Số người tối thiểu có bằng cấp để sử dụng thiết bị VTĐ.
Theo qui định hiện hành tàu hàng thoả mãn GMDSS chỉ cần 01 sỹ quan VTĐ có bằng
GOC (General operators Certificate)
- Thành phần trang bị VTĐ.
Tại cột danh mục có bảng liệt kê các thiết bị thông tin VTĐ tàu theo hệ thống GMDSS (bổ
sung năm 1988 của SOLASS 1974)
Nếu trên tàu đã được trang bị thiết bị VTĐ nào thì tại cột bên “Thực tế trang thiết bị “ ghi
kiểu thiết bị đó vào.
Trường hợp không ghi kiểu thiết bị thì có thể ghi chữ “Fited”
Nếu tàu không trang bị thì đánh dấu gạch ngang (-) và cột “thực tế trang thiết bị”
Lưu ý : Các tàu vùng hoạt động A1+A2+A3 được trang bị đúp thiết bị:
+) Nếu trang bị 01 MF/HF DSC NBDP và 01 INMARSAT-C thì ghi thiết bị MF/HF là thiết
bị chính ( Primary) , INMARSAT-C ghi ở phần trang bị đúp, không ghi tại phần chính (
Primary) .
+ Thiết bị gọi cấp cứu phụ: nếu trên taù có SEPIRB thì đó có thể coi là thiết bị gọi cấp
cứu phụ.
+ Thiết bị thu nhận thông tin an toàn hàng hải có thể là một trong 3 loại thiết bị sau:
- Các máy thu NAVTEX
- Các máy thu gọi nhóm tăng cường (EGC Receiver) thông thường tại các INMARRSAT- C
clas II máy thu EGC được chế tạo đồng bộ trong thiết bị INMARRSAT.
- HF MSI máy thu thông tin an toàn hàng hải sóng ngắn- được chế tạo đồng bộ với bộ phận
NBDP của MF/HF.
- Các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo thiết bị VTĐ sẵn sàng hoạt động.
Có 3 biện pháp đã liệt kê trang bị đúp thiết bị, bảo dưỡng trên bờ, bảo dưỡng trên biển.
Tàu chạy vùng A1 và A1+ A2 phải áp dụng ít nhất một biện pháp.
Tàu chạy vùng A1+A2+A3 và A1+ A2 +A3 +A4 phải áp dụng ít nhất hai biện pháp.
Nếu tàu thực hiện áp dụng biện pháp nào thì ghi chữ “use” vào dòng tương ứng , phần biện pháp
trang bị đúp có thể ghi tên trang bị đúp ví dụ: VHF + INMARSAT C. Nếu không thì đánh dấu gạch
ngang (-)
3. Lập và cấp phát cả mẫu biên bản kiểm tra thiết bị VTĐ mẫu SR.I, SR.CL, SR.B, S. EPIRB.R
3.1 Phạm vi áp dụng

18 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Đối với các tàu có GT (300 chạy tuyến quốc tế (thuộc phạm vi áp dụng Công ước) sử dụng
các mẫu SR.I và SR , CL để cấp cho các tàu đã trang bị VTĐ thoả mãn hệ thống GMDSS.
Ngôn ngữ sử dụng tiếng Anh.
+) Mẫu SR,I phải được lập trong cuộc kiểm tra lần đầu để cấp giấy chứng nhận SR. Mẫu
này phải luôn được cất giữ trên tàu phục vụ cho các cuộc kiểm tra thiết bị VTĐ sau
này.
+) Mẫu SR, CL phải được lập trong cuộc kiểm tra lần đầu và cuộc kiểm tra chu kỳ để
cấp giấy chứng nhận SR.
+) Mẫu S. EPIRB .R được lập khi kiểm tra S.EPIRB tại các cuộc kiểm tra lần đầu và
kiểm tra chu kỳ.
- Đối với các tàu chạy tuyến quốc tế nhưng không thuộc phạm vi áp dụng công ước (GT <
300) và các tàu chỉ hoạt động trong vùng biển Việt Nam: sử dụng mẫu biên bản kiểm tra
SR. B kiểm tra theo các điều khoản quy phạm trang bị an toàn tàu biển Việt Nam là cơ sở
để cấp giấy xác nhận an toàn trang thiết bị trên tàu hàng tương ứng tại các cuộc kiểm tra
lần đầu và các cuộc kiểm tra chu kỳ.
3.2 Lập các biên bản kiểm – mẫu SR.I, SR.CH, SR.B
Hướng dẫn chung
1. Điền các đặc điểm tàu
Tương tự như hướng dẫn chung ở các giấy chứng nhận khác,
Ngày đặt sống chính (Date keel laid) thông thường ghi năm đóng, riêng các năm 1980,
1986, 1991, 1992, 1995, 1996 và 1997 cần ghi rõ ngày tháng năm tàu đóng mới.
2. Điền hô hiệu và các mã hiệu phân biệt của các nghiệp vụ VTĐ tàu.
Mỗi nghiệp vụ VTĐ tàu đều có mã hiệu riêng biệt riêng. Các mã hiệu này được ghi trong
giâý phép dài tàu và các giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của các nghiệp vụ đó.
Tại cuộc kiểm tra lần đầu nhất thiết phải kiểm tra giấy phép đài tàu và các giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động nghiệp vụ, từ đó có thể ghi được hô hiệu tàu và các mã phân biệt. Nếu
không phải cuộc kiểm tra lần đầu thì có thể ghi theo các văn bản của lần kiểm tra trước đó
trong trường hợp tàu không có sự thay đổi.
3. Nhân viên VTĐ
Việc điền các thông tin về nhân viên VTĐ như: Họ tên, quốc tịch, bằng cấp... đều phải dựa
vào kiểm tra thực tế các bằng cấp của nhân viên VTĐ trên tàu.
4. Đánh dấu vào các ô trống.
+ Đối với các ô trống có ký hiệu.
Y = yes có nghĩa là có thoả mãn phù hợp.
N = No có nghĩa là không có, không thoả mãn, không phù hợp.
N/A = Non application có nghĩa là: không phải là áp dụng.,
Nếu việc kiểm tra trên thực tế cho thấy tàu tương ứng với trạng thái nào thì đánh dấu
(x) vào ô tương ứng. Khi cần thiết phải đưa ra khuyến nghị đối với trạng thái tàu ở ô
chữ N,.
+ Các ô trống có ký hiệu Y hoặc N cũng được điền như vậy với ý nghĩa tương tự.
+ Các ô trống có ghi nội dung cụ thể bên cạnh,
Ví dụ:........VHF.
Thì đánh dấu (x) vào ô tương ứng, có, thoả mãn, phù hợp và bỏ trống các ô nếu
không có, không thoả mãn, không phù hợp.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 19


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Cũng có thể phải đưa ra khuyến nghị đối với các ô bị bỏ trống.
5. Các yêu cầu bảo dưỡng, duy trì hoạt động của thiết bị VTĐ.
Có 3 biện pháp bảo dưỡng thiết bị: trang bị đúng thiết bị, bảo dưỡng trên bờ, bảo dưỡng
trên biển.
Tàu chạy vùng A1 và A1+ A2 phải áp dụng ít nhất 01 biện pháp.
Tàu chạy vùng A1+A2 +A3 và A1+ A2 +A3 +A4 phải áp dụng ít nhất 02 biện pháp.
Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng mà tàu áp dụng.
6. Cách ghi nơi chế tạo và kiểu thiết bị (Make and type)
Make: ghi tên hãng sản xuất có thể bao gồm cả tên nước.
ví dụ: JRC Japan hay LOKATA England hoặc LOKATA
Type Ghi kiểu model của thiết bị
Ví dụ: JXA 7
Ví dụ: tổng hợp việc Make and Type JRC Japan JXA 7 hoặc JXA 7JRC Japan
7. Ghi sổ sản xuất hay số máy của thiết bị (Serial No)
Serial No của thiết bị thường được ghi ở nhãn hiệu đính kèm với thân máy, có thể được ghi
ở giấy chứng nhận đi kèm máy. Khi kiểm tra đọc Serial No của máy trên nhãn hoặc trên
Giấy chứng nhận,
8. Ghi các đại lượng vật lý đã có ghi sẵn đơn vị (thứ nguyên) trong biên bản
Ví dụ:
Điện áp Dung lượng áp quy Công suất phát...
Voltage (V) Capacity (Ah) Output power..
Chỉ cần ghi các chữ số trước thứ nguyên.
9. Các kênh liên lạc “Channels”
Thường dùng với thiết bị VHF
Nếu có đầy đủ mọi kênh VHF có thể ghi đủ các kênh : all channels.
Cũng có thể ghi số liệu trên các kênh bắt buộc phải có ví dụ : 06 13, 16,70...
10 Dải tần số
Thường dùng ghi đối với các thiết bị sóng trung, sóng ngắn (MF, HF)
Ghi từng dải tần số của máy ví dụ 2 Mhz, 4Mhz, 8MHz, ...16MHz.
11. Thiết bị được duyệt (approved by)
Ghi tên của tổ chức hoặc chính phủ đã duyệt, công nhận thiết bị theo giấy chứng nhận sản
phẩm kèm theo thiết bị.
Ví dụ: VIRES, NK, LR hoặc JAPAN, USA( Government)
12. Vị trí cất giữ hoặc lắp đặt thiết bị (Location)
Ghi vị trí cất giữ hoặc lắp đặt thiết bị trên tàu.
Vị trí: Radio room, upper deck, bridge.
13. Nguồn điện cung cấp (Power supply)
Ghi kiểu dòng điện AC/DC và trị số điện áp
Ví dụ: AC 220V; DC 10,8 - 40V.

20 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

14. Nguồn điện dự phòng, yêu cầu về thời gian làm việc
Phải là 06 giờ đối với tàu đóng trước 01. 02. 1995 và không được áp dụng các yêu cầu của
quy định II-1/42
15. Nguồn điện sự cố: Yêu cầu về thời gian làm việc
Đối với tàu khách: yêu cầu tối thiểu 36 giờ.
Đối với tàu hàng; yêu cầu tối thiểu 18 giờ.
16. Phương tiện phụ để gọi cấp cứu (Secondary Means of Alerting)
Đánh dấu (X) và ô tương ứng với thực tế trang bị trên tàu.
Lưu ý: Trừ phương tiện gọi cấp cứu chính của tàu theo vùng hoạt động.
Ví dụ: Vùng A1 trừ VHF, DSC vùng A1+ A2 trừ MF DSC
Vùng A1+ A2 +A3 trừ MF/HF DSC hoặc INMARRSAT A/B/C
Vùng A1+ A2 + A3 + A4 trừ MF/ HF DSC
17 Gạch bỏ cho thích hợp (Delete as appropriate)
Trong biên bản có những đoạn được phân cách bằng dấu (/) và cuối đoạn có đánh dấu (*)
khi kiểm tra lưu ý với trạng thái thực của tàu mà gạch bỏ hoặc không từng phần cho thích
hợp.
18 Ở riêng mẫu SR.CH
+ Kiểu phát xạ “class of emmision “ và dải tần số “Frequency bands chanel “ cho các
thiết bị VHF, MF ghi theo lý lịch máy.
Ví dụ: VHF 1C M58 ghi là G3E 156- 157,5 MHz
(Kiểu phát xạ) Dải tần số
Trong quá trình thử hoạt động “Performance test” của thiết bị thì ghi lại các giá trị công suất
phát “Power” và độ lệch tần số “Frequency erro” theo chỉ số của đồng hồ đo công suất máy
phát và máy đếm tần số tại các kênh đã thử.
19. Thời gian kiểm tra lần tới
Nếu cuộc kiểm tra lần đầu hoặc chu kỳ thiết bị VTĐ đã thoả mãn thì cuộc kiểm tra chu kỳ
tiếp theo được đề nghị là sau đó không quá 12 tháng và giấy chứng nhận SR được đề nghị
cấp cũng tương ứng là 12 tháng, đánh dấu vào ô tương ứng.
Trường hợp cuộc kiểm tra không hoàn toàn thoả mãn có những lưu ý, khuyến nghị và cần
được ghi vào mục lưu ý và khuyến nghị đồng thời có thể đưa ra thời hạn kiểm tra bất
thường cho việc thực hiện các khuyến nghị đó.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 21


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phần D Các phụ lục

Phụ lục 1 Kiểm tra và thử Inmarsat – A

INM – A phải qua hàng loạt phép thử sử dụng thiết bị đặc biệt để đo và kiểm tra. Khi trang bị cho
hàng hải MES phải qua gọi thử cấp cứu. Các cuộc kiểm tra MES có thể thực hiện được các chức
năng yêu cầu của mình và cả việc có thể thực hiện nối mạng tín hiệu một cách chính xác, thử
đặc tính và yêu cầu thử được liệt kê ở phụ lục A. Các thông tin về thiết bị thử và quy trình thử
được đưa ra ở phụ lục B ở phần này.
Quy trình thử mới
Bắt đầu từ ngày 01.01.1995 INMARSAT đưa ra một quy trình thử mới. Quy trình thử mới được
chia làm hai kiểu tương ứng với tình trạng của MES.
Thử hoạt động nghiệp vụ phải được thực hiện (toàn bộ hay có miễn giảm) trên tất cả các MES
được đưa vào hoạt động, để kiểm tra các chức năng thông tin cơ bản của nó. Những bước thử
này phải được đơn giản hoá từ các phép thử trước đây để giảm ở lần thử LES và MES và cũng
để giảm yêu cầu các bước thử đắt tiền đối với MES và việc đào tạo nhân viên cho việc thử MES.
Việc thử thực tế phải được thực hiện trên MES tuỳ thuộc vào kiểu (thiết bị lưu động hàng hải hay
đất liền) cấp thiết bị (như định nghĩa trên) và các thiết bị kèm theo. Chi tiết việc thử được đưa ra
ở phần phụ lục A.
STVs được khuyến nghị để sử dụng. ví dụ đối với một MES cũ (đã sử dụng) qua đổi chủ để kiểm
tra sự hoạt động chính xác của nó. SVTs cũng có thể được sử dụng như là một phương pháp tìm
hư hỏng bằng việc thử các chức năng đặc trưng của MES (chú ý rằng ngoài SVTs thì người sử
dụng LES hoặc MES cũng có thể yêu cầu thử hoạt động nghiệp vụ bất kỳ như là với các bước
thử thông thường đối với MES. Việc bố trí cuộc thử như vậy phải được thực hiện trực tiếp giữa
người sử dụng LES và MES (không qua cơ quan đăng ký RO của MES)
Giảm các bước thử hoạt động nghiệp vụ
Giảm các bước thử hoạt động nghiệp vụ là chấp nhận hoạt động nghiệp vụ có sai sót của trạm
INM – A trong các trường hợp sau:
- Đó là một trạm đặt trên đất liền.
- Đó là một trạm lưu động hàng hải ngừng hoạt động nhưng không thay đổi và bây giờ được
đưa vào hoạt động lại với hệ thống IMN cùng loại hoặc là trạm lưu động hàng hải không
hoạt động nhưng không thay đổi và bây giờ được đưa vào hoạt động lại với hệ thống IMN
mới.
Đối với các MES việc giảm các bước thử tương ứng với thử đàm thoại đơn giản (và thử telex khi
thích hợp) như đã ghi ở phụ lục A. Các thiết bị thử đặc biệt không đòi hỏi phải có đối với MES.
Thử các công dụng đặc biệt của MES
Các MES sử dụng trong hàng hải.
Việc thử hoạt động nghiệp vụ cho các MES dùng trong mục đích hàng hải phải được tiến hành
như là một thiết bị hàng hải thông thường. Trừ những hạn chế sau đây trong vấn đề MES tạo ra
cuộc gọi cấp cứu.
- Chỉ sử dụng các MES lưu động hàng hải là kiểu đã được duyệt để phát các cuộc gọi cấp
cứu (ưu tiên bậc 3)
- Những MES lưu động trên đất liền không được trang bị khả năng phát cuộc gọi cấp cứu.
Đề nghị tham khảo bản tin kỹ thuật INMARSAT SESTB/22 để có thêm thông tin, những MES lưu
động hàng hải mà thiết bị phát cấp cứu của nó không thể bị xoá hoặc làm vô hiệu đi thì phải có
những hạn chế sau:
Các MES không sử dụng cho mục đích hàng hải.

22 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Các thủ tục sau đây phải được áp dụng cho hoạt động nghiệp vụ và sử dụng của các MES không
sử dụng cho mục đích hàng hải.
- Việc giảm thử hoạt động nghiệp vụ phải được tiến hành sau khi mã hiệu IMN được cài đặt
trong MES.
- Nếu là loại chuyển đổi và sử dụng lại thì người sử dụng MES được khuyến nghị liên lạc với
MES và đổi các báo cáo thẩm tra hoạt động thoả mãn trước đó để sử dụng.
- Lệ phí cho việc thực hiện thử.
Người vận hành LES không đòi lệ phí cho việc thực hiện thử hoạt động nghiệp vụ đối với MES.
Tuy nhiên, người vận hành LES có thể đòi lệ phí người sử dụng nếu người sử dụng MES yêu
cầu thử.
Trình tự thử nói chung được tóm tắt như dưới đây. Xem phụ lục A để được biết chi tiết về đặc
thù và yêu cầu của mỗi loại MES.
Thử hoạt động nghiệp vụ
1. Sau khi đã kê khai mẫu đăng ký hoạt động nghiệp vụ gửi tới tổ chức ESAS của Inmarsat thì tổ
chức nhóm hoạt động khách hàng Inmarsat CAG (Inmarsat Customer Activition Group) sẽ cấp
thông báo thử.
Thông báo thử được cấp như sau:
Thông báo thử tới người sử dụng MES / RO
Thông báo này xác nhận chi tiết việc thử hoạt động nghiệp vụ bao gồm:
- Mã hiệu IMN được ấn định bởi ESAS và CAG (thông tin về thiết lập mã IMN, xem phụ lục)
- Mã hiệu IMN thứ hai được ấn định (nếu áp dụng)
Mã hiệu IMN mã hiệu chính (Main Id ) và mã hiệu thứ hai (second Id) ấn định cho mỗi kênh đa
năng của MES (nếu áp dụng)
- Mã hiệu IMN có phải là của riêng không?
- Thời gian biểu ngày thử cho cuộc gọi thử hoạt động nghiệp vụ.
- Vùng biển và LES thử.
Thông báo thử tới LES thử
Thông tin về cuộc thử sắp tới được gửi cho LES bởi ESAS
Chuẩn bị cho cuộc thử hoạt động nghiệp vụ.
2. Trước khi một MES Imarsat A có thể được chấp nhận cho thử, tất cả các yêu cầu chấp nhận cho
thử tất cả các yêu cầu quy định ở đoạn 1 dưới đây
”Các yêu cầu trước khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ “ phải được thực hiện. Khi thực hiện thử
các điều kiện sau phải áp dụng:
- Người sẽ tiến hành công việc thử tại MES phải sẵn sàng để thực hiện việc thử theo thời
biểu ghi trong thông báo thử với LES đã được quy định.
- Phải cẩn thận trong suốt quy trình thử hoạt động nghiệp vụ để chống việc phát có thể gây
nhiễu đến hoạt động hiện tại trong hệ thống Inmarsat.
3. Trước khi thử, người sử dụng MES phải có mặt tại MES và phải đảm bảo chắc chắn rằng các
việc sau đây phải được chuẩn bị.
- Kiểm tra rằng MES được lắp đặt phù hợp, theo thiết kế và hướng dẫn lắp đặt cho Inmarsat-
A và (cho các MES hàng hải) phù hợp với các yêu cầu của GMDSS và Chính quyền hành
chính của quốc gia mà tàu đăng ký.
- Có sẵn các thiết bị kiểm tra có thể (xem chi tiết phụ lục B).

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 23


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

- Trong MES phải chuẩn bị trước bức điện telex như dưới đây và cất giữ trong băng hoặc
trong máy sẵn sàng để gửi đi (để tránh chậm trễ trong quy trình thử do phải soạn điện trong
khi thử).
The Quick Brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
The Quick Brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
The Quick Brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
The Quick Brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
- Bật công tắc nguồn, không làm việc với máy, chờ với thời gian để các mạch điện tử trong
máy ổn định thông thường là 30 phút hoặc theo hướng dẫn của người sử dụng.
- Đảm bảo rằng các điểm đặt anten theo vệ tinh là chính xác bao phủ được vùng biển của
LES thử.
- Chọn LES để thử trên MES.
Các bước sau đây phụ thuộc vào cấp của MES như sau:
Chuẩn bị thử một MES cấp 1 hoặc MES cấp 3
4. Người sử dụng Mé phải phát một yêu cầu thử tới LES trên một kênh telex song công (kiểu kênh
00, loại ưu tiên 0, tính chất yêu cầu 1).
5. Hệ thống phải tự ấn định một kênh cho cuộc gọi, và cuộc gọi phải được tiến hành trao đổi mã
hiệu với LES thử.
6. Khi mọi việc chuẩn bị thử sẵn sàng người sử dụng MES phải gõ số mã
90 + trên bàn phím của MES để bắt đầu cuộc gọi thử hoạt động nghiệp vụ.
7. Tiếp theo cuộc thử và để trao đổi mã hiệu với LES người sử dụng MES phải gửi đi bức điện sau:
form :...............................(tên tàu/ phương tiện)
T: .....................................(đài mặt đất LES)
Đài lưu động:...................(Mã hiệu đài lưu động/ IMN)
is ready for service activation test for........................
8. Người sử dụng MES phải ngừng cuộc gọi trên kênh telex và đợi xác nhận cuộc gọi từ LES.
9. Thông thường LES sẽ gửi bức điện trả lời trong vòng 20 phút.
10. Nếu MES không nhận được trả lời trong vòng 20 phút thì người sử dụng MES phải kiểm tra lại
mã hiệu của mình (MES IMN) và lặp lại cuộc gọi.
11. LES sẽ đáp lại cuộc gọi bằng việc gửi lại bức điện tới MES ở dạng
Form:............................................(Đài mặt đất – LES)
To: ................................................(tên tầu/ phương tiện)
At:...................................(thời gian bắt đầu) UTC, AT that time this station will transmit a test
mesage you will be required to provide us with a cout of errors. You are also requested to have
prepared test mesage with five line of “the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890”
12. Người sử dụng MES phải biết rõ thời gian biểu bắt đầu thử.
13. LES sẽ ngừng gọi trên kênh thông tin.
14. Tuy nhiên nếu thời gian biểu cho việc thử không thực hiện được thì người sử dụng MES phải
thông tin ngay cho LESS bằng cách gửi đi một bức điện như sau để có thể sắp xếp lại ngày thử).
Form ......................................(Tên tàu/ phương tiện)
To: ..........................................(LES)

24 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Ship (mobile) earth station ..............(MES IMN) cannot be tested at (thời gian sắp xếp để thử) will
contact your station .............(thời gian và ngày)
Chuẩn bị thử một MES cấp 2.
Đối với một MES cấp 2 phải phát một yêu cầu thử tới LES trên một kênh telex song công (kiểu
kênh 01 loại ưu tiên 0 tính chất yêu cầu 1)
5. Hệ thống phải tự động ấn định một kênh cho cuộc gọi.
6. Người sử dụng MES phải gõ mã số 92 # trên bàn phím của MES để bắt đầu cuộc thử hoạt động
nghiệp vụ.
(Tuy vậy nếu LES hoạt động ở dạng bản tự động kênh vô tuyến điện thoại thì sau khi ấn định
kênh MES sẽ được nối mạch tự động mà không cần người sử dụng MES phải gõ mã số trên).
7. Người sử dụng MES phải gọi tới LES như sau:
This is...................................................(tên tàu/ phương tiện)
Mobile earth station (số phân biệt của MES/ IMN)
ready for service activation test for telephone
8. LES sẽ nhận biết cuộc gọi và yêu cầu người sử dụng MES ngừng gọi trên kênh.
9. LES sẽ kiểm tra các điều kiện cho cuộc thử và sau đó gọi cho MES để thông báo cho người sử
dụng MES thời gian sáp xếp cho việc thử.
10. Người sử dụng MES phải biết rõ thời gian thử.
11. Tuy vậy nếu thời gian đã sắp xếp không thể thực hiện được thì người sử dụng MES phải thông
báo ngay cho LES để sắp xếp lại thời gian thử).
12-14 Không yêu cầu phải làm gì: những số này đưa ra đơn giản là chỉ để phù hợp với các bước
thử của MES cấp 1,2 và 3.
Trả lời từ LES thử
15. Trong thời gian này, LES sẽ đáp lại bằng việc hỏi người sử dụng MES các câu hỏi chi tiết sau
đây:
- Kiểu model và nhà chế tạo của MES
- Cấp của MES
- Số chế tạo của MES (Serial number)
- Kiểu (model) của các máy in telex phụ trợ nếu có.
- Xác nhận xem MES có được trang bị thiết bị chống nhiễu hay không, và khi trang bị thiết bị
này thì xác nhận sự hoạt động và vận hành đầy đủ của nó.
- Xác nhận xem MES có thêm mã hiệu IMN thứ hai hay không,
- Đối với MES dự định đặt trên bờ, xác nhận kiểu sử dụng và nếu có thể xác nhận xem thiết
bị gọi cấp cứu đã được bỏ đi chưa hoặc một bảng chú ý được ghi rõ ràng không được phát
tín hiệu cấp cứu được trang bị chưa.
Để thử đầy đủ LES cũng yêu cầu các yêu cầu sau:
- Xác nhận xem có hay không khi lắp đặt đã nối hai dây vô tuyến điện thoại.
- Xác nhận xem có hay không rằng MES đã được nối tới một thiết bị PABX hoặc có thiết bị
DTMF mở rộng ở trên tàu.
- Liệt kê về các thiết bị kèm theo MES (ví dụ: fax và modem truyền số liệu)
Tiến hành cuộc thử hoạt động nghiệp vụ

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 25


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

16. Cuộc thử hoạt động nghiệp vụ bây giờ sẽ được tiến hành tại MES, người sử dụng MES phối hợp
với LES thử để thực hiện hàng loạt các phép thử phụ thuộc vào kiểu (model) MES., cấp của nó
và các thiết bị phụ trợ có liên quan.
Các bước thử được đưa ra ở phụ lục A
Thời gian cần thiết để hoàn thành các bước thử phụ thuộc vào số lượng của các bước thử liên
quan và các vấn đề phát sinh, nhưng thông thường thì khoảng 1 giờ cho toàn bộ cuộc thử.

26 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 2 Kiểm tra và thử trạm Inmarsat – B

Đối với các trạm INM – B – MES không yêu cầu phải thử trước khi đưa vào hoạt động khai thác. Tuy
nhiên việc thử thẩm tra nghiệp vụ có thể thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Kết quả thử không
phải trình báo tổ chức Inmarsat.
Các phương tiện để thử thẩm tra nghiệp vụ
Sau khi MES đã được vào sử dụng một thời gian, người sử dụng MES đôi khi muốn kiểm tra lại ví dụ
để xác nhận khả năng hoạt động của MES, Để thực hiện điều này một số LES trang bị khả năng thẩm
tra cho phép người sử dụng MES cho dải (tầm xa) thử hoạt động, để tìm ra các LES để thực hiện việc
này cần liên hệ với văn phòng trung tâm khách hàng Inmarsat theo địa chỉ đã cho trong hướng dẫn
này.
Để tìm ra các đặc tính của LES hỗ trợ cho việc thử thẩm tra nghiệp vụ (và lệ phí của nó trong nghiệp
vụ này) cần phải liên hệ trực tiếp với LES. Chi tiết về việc liên hệ với LES đã có sẵn trong hướng dẫn
của Inmarsat.
1. Để chuẩn bị cho việc thử, người sử dụng MES phải có các thông tin sau:
- Số đăng ký hoạt động nghiệp vụ được cho bởi RO.
- ISN (Identification Signal Number) cho các kênh gốc, như là mã khối/ hồ sơ của MES. Mã
này tương ứng với ISN ghi trong mã đăng ký hoạt động nghiệp vụ.
- Nếu một máy in telex được nối với kênh gốc thì ISN/ kiểu như là mã khối/ hồ sơ của nó (chỉ
đối với MES hàng cấp 1)
- Đối với kênh đa năng của MES, ISN cho mỗi kênh phụ, như là mã khối/ hồ sơ. Mã này
tương ứng với ISN ghi trong mã đăng ký hoạt động nghiệp vụ.
- Nếu 1 máy telex được nối với kênh phụ thì ISN/ kiểu như là mã khối/ hồ sơ.
- IMN (Mã số phân biệt đài lưu động) được quy định bởi RO cho mỗi thiết bị đầu cuối của
kênh gốc.
- IMN được quy định bởi RO cho mỗi thiết bị đầu cuối của kênh phụ,.
- OID và DID (số phân biệt ban đầu và cuối cùng) của chương trình đưa vào MES khống chế
mỗi thiết bị đầu cuối (xem bước thứ 5 dưới đây để có thêm thông tin).
- Mã được chấp nhận cho thử của LES thông tin này có sẵn từ Inmarsat
Chuẩn bị cho cuộc thử telex
2. Nếu MES có thiết bị đầu cuối telex phải chuẩn bị trước và lưu giữ trong máy điện sau đây để sẵn
sàng gửi đi khi cần thiết.
01 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
02 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
03 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
04 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
05 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
06 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
07 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
08 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
09 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
10 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 27


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Chuẩn bị cho các cuộc gọi thử cấp cứu ưu tiên (chỉ sử dụng đối với MES hàng hải).
3. Cuộc thử thẩm tra nghiệp vụ yêu cầu MES phải tạo được cuộc gọi cấp cứu ưu tiên (điện thoại và
telex) người thực hiện việc thử này phải quen thuộc với phương pháp chọn cuộcthử gọi cấp cứu
ưu tiên trên MES (cũng như biết mức độ ưu tiên 3) bằng việc tham khảo hướng dẫn của nhà sản
xuất, sai sót khi đặt MES vào kiểu thử gọi cấp cứu ưu tiên sẽ đưa đến kết quả là một bức điện
cấp cứu đích thực sẽ được gửi đi (các hướng dẫn dưới đây sẽ nói rõ khi đặt MES vào kiểu này.)
4. Vào ngày bố trí để thực hiện kiểm tra, MES phải xác định vùng biển được phục vụ bởi LES thử
(để hướng dẫn tham khảo các bản đồ của vùng biển được cho bởi các hướng dẫn của nhà sản
xuất hoặc sổ tay thông tin Inmarsat hàng hải).
5. Trước khi thực hiện thử, MES phải được chuẩn bị sơ lược như dưới đây. Các thông tin chi tiết
hơn tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nối nguồn điện tới MES và tất cả các thiết bị phụ trợ bật công tắc nguồn.
- Đợi ít nhất 5 phút hoặc theo thời gian được khuyến nghị bởi hướng dẫn của nhà sản xuất
điều này cho phép thiết bị được sấy nóng và sẵn sàng.
- Trên MES thực hiện các động tác sau.
(Vào mã số LES định thử: Vào 3 số là mã chấp nhận của LES. Tham khảo hướng dẫn của nhà
sản xuất xem làm thế nào.
(Vùng biển được phục vụ bởi LES thử (lưu ý rằng có một vài LES phục vụ cho nhiều hơn một
vùng biển có thể được chọn bởi cả 2 năng khả năng chuyến đi dự định và mục đích thông tin).
(Vị trí của tàu: ở một vài kiểu MES, vị trí có thể được vào như là một chỉ số vùng, tham khảo bản
đồ do nhà sản xuất cung cấp, ở một số kiểu khác vị trí có thể được vào tự động từ trang bị hàng
hải, trong khi ở một số tàu thì kinh, vĩ độ có thể nhập vào bằng tay. Tham khảo chi tiết hướng dẫn
của nhà sản xuất.
(Khi anten được đặt chính xác, MES sẽ cho một chỉ báo đã sẵn sàng, giải thích của nhà sản xuất,
MES hiện đang ở trạng thái sãn sàng để thử.
(Tuy nhiên nếu anten không đặt chính xác hoặc chỉ báo đã sẵn sàng không có bạn cần phải tham
khảo các thông tin để giải quyết từ nhà sản xuất).
Thực hiện công việc kiểm tra
Sau khi MES đã được chuẩn bị xong như bước 5 có thể thực hiện việc thử như sau:
Thử gọi :người sử dụng MES phải làm như sau:
6. Trên màn hình chỉ thị của MES chọn chế độ gọi thử (Service Verification Test Call) tham khảo chi
tiết hướng dẫn của nhà sản xuất nếu cần.
7. Nhấc ống nghe (hoặc bật công tắc tới vị trí TALK tương ứng) nghe tín hiệu và ấn 92#
Trong đó: 92 là hai mã số nghiệp vụ dùng cho việc gọi thử tới LES được chọn và # là khởi đầu
cho việc gọi thử.
8. LES sẽ trả lời cuộc gọi và hỏi người sử dụng MES về thông tin như trên nêu ở bước 1.
9. Người trực LES sẽ tham khảo số liệu của LES ESAS về báo cáo uỷ quyền của MES này và /
hoặc số liệu được duyệt về kiểu của MES đang có tại LES và thẩm tra hiệu lực về kiểu của MES
đang có tại MES.
10. Nếu các yêu cầu thử là phù hợp người trực LES sẽ tiến hành như sau(nếu yêu cầu thử là không
phù hợp người trực LES phải thông tin cho người sử dụng MES vấn đề này là gợi ý người sử
dụng MES tiếp xúc với cơ quan đăng ký Quốc gia RO hoặc nhà sản xuáat/ đại lý nhờ giúp đớ và
khi vấn đề đã được giải quyết, đề nghị xin thử lại. Người trực LES sau đó sẽ ngừng cuộc gọi.
11. Nếu yêu cầu thử là phù hợp người trực LES sẽ yêu cầu người sử dụng MES ngừng gọi và chuẩn
bị để thu thập cuộc gọi từ LES tới MES.
12. Cuộc gọi vô tuyến điện thoại từ LES đến MES.
28 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

LES phải gọi cho MES, sử dụng mã IMN của thiết bị VTĐ thoại chính, khi cuộc gọi được thiết lập,
cả hai bên phải đánh giá chất lượng cuộc gọi.
13. Nếu cả hai bên xác nhận là chất lượng âm thanh thoả mãn, người trực LES phải cho phép MES
qua phần thử này và cho MES được tiếp tục phần thử khác.
14. Đối với mỗi MES nhiều kênh thì LES phải lặp lại cuộc thử như trên đối với từng kênh, sử dụng
mã IMN ấn định cho mỗi kênh.
15. Khi tất cả các kênh đã được thử vô tuyến điện thoại, người trực LES sẽ yêu cầu người sử dụng
MES tạo một cuộc gọi từ MES tới LES sử dụng số điện thoại quốc tế của LES.
Cuộc gọi vô tuyến điện thoại MES tới LES
16. MES phải gọi về LES, khi cuộc gọi được thiết lập, cả hai bên đánh giá chất lượng cuộc gọi.
17. Nếu cả hai bên xác nhận là chất lượng âm thanh thoả mãn, người trực LES sẽ cho phép MES
qua phần thử này và chuyển sang phần thử khác.
18. Đối với MES nhiều kênh, người sử dụng MES phải lặp lại cuộc thử này cho mỗi kênh vô tuyến
điện thoại chính
19. Nếu MES được trang bị thiết bị telex LES sẽ gửi bức điện sau tới MES.
01 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
02 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
03 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
04 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
05 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
06 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
07 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
08 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
09 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
10 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
how many character errors were received
20. Tại MES người sử dụng MES phải ngay lập tức kiểm tra bức điện và trả lời bằng cách gửi đi bức
điện sau:
<Số lượng lỗi> ERRORS
21. Nếu MES nhận điện không có lỗi, LES sẽ cho phép MES tiếp tục cuộc thử như sau:
(Nếu MES nhận điện có lỗi, LES không cho phép MES thử tiếp, nhưng sẽ khuyên người sử dụng
MES có telex phải sửa chữa và khi hư hỏng đã được giải quyết thì yêu cầu thử lại)
22. Nếu MES nhận được bức điện không có lỗi thì LES sẽ phát ngay cho MES bức điện sau:
initiate duplex telex call (prioty 0) and send five lines of quick brown fox telex mesage followed by
five lines of ry sequence
23. LES sau đó sẽ ngừng gọi và đợi cuộc gọi telex từ MES đến LES
Cuộc gọi telex từ MES tới LES.
24. Tại MES người sử dụng phải phát bức điện sau đây (bức điện này phải được chuẩn bị trước như
chỉ dẫn ở bước 2)
01 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
02 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 29


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

03 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
04 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
05 the quick brown fox jumps over the lazy dog 1234567890
06 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
07 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
08 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
09 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
10 RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR RYRYRYRYR
25. Tại LES người trực sẽ kiểm tra lại bức điện thử được xem có lỗi không và trả lời bằng cách gửi
bức điện sau:
ANSWER BACK < CORRECT / INCORRECT > và lý do INCORRECT TEST MESSAGE <số lỗi>
ERRORS.
26.Nếu không có lỗi, LES sẽ cho phép MES tiếp tục cuộc gọi thử cho mục đích sử dụng hàng hải
nếu yêu cầu. Nếu bức điện có nhiều lỗi, LES sẽ chỉ dẫn người sử dụng MES phải sửa chữa phần
telex của MES và yêu cầu thử lại khi hư hỏng đã được sửa chữa.
Thử gọi cấp cứu ưu tiên (chỉ sử dụng đối với hàng hải)
27. Nếu các bước thử trước đây là thoả mãn thì LES sẽ phát một bức điện như sau tới tàu được đặt
MES.
AFTER SETTING TEST /REAL FLAG TO TEST MODE WITHIN TWO MINUTES TRANSMIT A
DISTRESS PRIORITY TEST REQUEST TO THIS LES FOR A DUPLEX TELEX CHANNEL THE
MASSEGE SHOULD READ:
= SREVICE VERIFICATION TEST................(tên tàu)
THEN INITIATE THE AUTIMATIC DISTRESS MESSAGE.
28. Cả LES và MES sau đó phải ngừng gọi, và đợi MES phát yêu cầu gọi cấp cứu ưu tiên: Distress
priority duplex telex call (cuộc gọi cấp cứu ưu tiên dùng telex song công).
29. Tại MES người sử dụng MES sẽ chọn kiểu yêu cầu thử đánh giá cuộc gọi cấp cứu (Distress
Acces Test Request Mode ) tham khảo hướng dẫn của nhà xuất bản nếu cần thiết) trong vòng 30
giây sau khi ngườì sử dụng MES chọn xong MODE phải bắt đầu phát thử cấp cứu.
Nếu sau 30 giây người sử dụng MES không phát tín hiệu thử cấp cứu sau khi chọn xong Distress
Access Test Request Mode thì MES sẽ tự động chuyển về kiểu gọi cấp cứu thực. Bất kỳ bức
điện nào được MES phát đi sau đó cũng sẽ được hệ thống Inmarsat B coi là bức điện cấp cứu
thực.
30. Ngay sau khi ấn định kênh tự động và đổi mã hiệu cho phù hợp với người sử dụng MES phải
nhập vào máy
Service verification test ..............................(tên tàu)
Test of automatic distress mesage follows
31. Người sử dụng MES sau đó phải phát tự động bức điện cấp cứu.
32. Sau đó người sử dụng MES phải ngừng cuộc gọi.
33. Sau đó người sử dụng LES phải kiểm tra lại bức điện, nếu không có lỗi thì cho phép MES được
tiếp tục thử.
Cuộc gọi cấp cứu ưu tiên sử dụng telex đơn công
34. Ngay sau khi LES nhận được cuộc gọi cấp cứu telex song công, LES sẽ gửi bức điện sau đây tới
MES với mức độ cấp ưu tiên

30 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Distres priority simplex test transmission to vessel


....................mă só phân biệt của MES
35. LES sau đó phải ngừng gọi và đợi MES thông báo xem nó thu nhận cuộc gọi như thế nào.
36. Tại MES sẽ có một chỉ báo âm thanh và người sử dụng MES sẽ kiểm tra việc thu các bức điện
xem có lỗi không.
37. Sau đó người sử dụng MES sẽ phải thông báo số lỗi nếu có cho LES.
38. Nếu MES thu bức điện không lỗi thì LES sẽ cho phép MES được tiếp tục cuộc thử.
Cuộc gọi cấp cứu ưu tiên dùng vô tuyến điện thoại.
39 Khi thực hiện người sử dụng MES phải đặt bức điện gửi đi ở dạng Test, tham khảo hướng dẫn
của nhà sản xuất nếu cần thiết.
40. Người sử dụng MES phát tín hiệu gọi cấp cứu ưu tiên dùng vô tuyến điện thoại khi đã thông
mạch liên lạc thì thông báo.
“this is a serviece verification test call with distress from <tên tàu>”
41. LES sẽ kiểm tra việc thu cuộc gọi xem có chính xác không và có một trạng thái chỉ báo thích hợp.
Kết quả của các cuộc thử thẩm tra nghiệp vụ.
42. Sau khi người sử dụng MES hoàn thành toàn bộ cuộc thử, người trực LES sẽ phải xác nhận kết
quả thử cho MES.
43. Nếu cuộc thử thẩm tra nghiệp vụ không thoả mãn, có thể có một sự cố nào đó tại MES. Tùy
thuộc vào tính chất của sự cố mà MES có thể bị tạm thời không chấp nhận bởi hệ thống Inmarsat
– B.
44. Người sử dụng MES phải tìm nguyên nhân hư hỏng, bao gồm cả việc lắp đặt các thiết bị. Nếu
cần phải gửi MES về nơi sản xuất hoặc đại lý để sửa chữa.
45. Sau khi khắc phục sự cố thì người sử dụng MES phải liên hệ với LES được ấn định và bố trí để
thử lại.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 31


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 3 Kiểm tra và thử trạm Inmarsat-C


Đối với trạm thông tin lưu động Inmarsat-C không có yêu cầu phải thử trước các hoạt động nghiệp vụ.
Tuy vậy, việc thử kiểm tra nghiệp vụ có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Thử thẩm tra nghiệp vụ có
thể được yêu cầu bởi Chính quyền hành chính hàng hải khi kiểm tra tàu cho mục đích GMDSS. Kết
quả thử thẩm tra không phải đệ trình tổ chức INM. Một bức điện dạng MES cần phải được thực hiện
“liên lạc thử”. Trong trường hợp này, MES gửi một bức điện ngắn đơn giản tới một LES chọn trước
nếu bức điện nhận được không có lỗi thì có thể coi MES đã hoạt động tốt. Thử một máy thu EGC- chỉ
bao hàm cuộc thử đơn giản rằng MES có thể thu được bức điện EGC. Tuỳ thuộc vào vị trí theo thời
gian, hệ thống Inmarsat có thể làm các việc sau đây:
- Gửi một bức điện thử EGC tới địa chỉ duy nhất là MES; hoặc
- Phát một chuỗi các bức điện đã được chuẩn bị trước tới một nhóm các MES trong đó bao gồm
MES này.
Chuẩn bị cho MES khi thử thẩm tra nghiệp vụ.
Tham khảo các hướng dẫn của nhà sản xuất một cách chi tiết trước khi bắt đầu thử thẩm tra nghiệp
vụ. Các bước chuẩn bị sau đây phải được thực hiện trước khi thử tiến hành thử:
1. Bậc công tắc cho MES.
2. Bật những máy vi tính, máy in, thiết bị phụ nào có liên quan để chuẩn bị cho việc sử dụng MES.
3. Chờ đợi một thời gian, điều này cho phép các thiết bị điện tử ổn định.
Thực hiện thử thẩm tra nghiệp vụ.
Thử thẩm tra nghiệp vụ của Inmarsat-C MES được tiến hành dưới sự điều khiển của NCS. Còn
việc tự kiểm tra được thực hiện bằng LES. . Tất cả các trạm INM-C MES bao gồm cả thiết bị
được kiểm tra tự động bằng một LES thông qua vệ tinh nối mạng. Việc thử thẩm tra nghiệp vụ
cho phép một LES thử một MES với mục đích thử thực hiện các nghiệp vụ và để phát hiện hư
hỏng nào đó.
4. Một MES bắt đầu cuộc thử bằng cách gửi một yêu cầu thử đến NCS. Trên cơ sở nhận được
NCS sẽ kiểm tra giá trị hiệu lực của yêu cầu. Nếu yêu cầu đó là hợp lệ thì một yêu cầu tương
ứng sẽ được đến kênh liên lạc chung của NCS chỉ ra rằng cuộc thử đang được chờ đợi. Nếu yêu
cầu đó là không hợp lệ thì một sự không chấp thuận tương ứng sẽ được gửi lại với một dạng mã
thích hợp.
5. Khi có yêu cầu thử một MES, thì NCS sẽ chọn một LES để thực hiện thử. Một yêu cầu thử được
gửi tới LES được chọn và LES này sẽ phát đi một thông báo thẩm tra nghiệp vụ.
6. Khi nhận được thông báo thì MES và LES sẽ tuân theo thủ tục để thiết lập liên lạc lưu động. LES
sẽ phát bức điện tối đa là 3 lần. Nếu sau khi thử lần 3 mà vẫn không được thì LES sẽ chấm dứt
việc thử và báo cáo là MES đã bị hỏng trong quá trình thử.
7. Nếu sau lần thử thứ 3 MES nhận được bức điện thì sau đó LES sẽ gửi một khẳng định tới MES
nhưng không thông tin cho NCS rằng MES là không hoạt động. MES sẽ ngay lập tức tiến hành
một cuộc gọi lưu động đến LES. Sau khi việc liên lạc được thiết lập, MES sẽ phát toàn bộ bức
điện thử mà nó vừa nhận được từ LES.
Nếu hệ thống không trả lời
8. Đôi khi hệ thống INM bận liên lạc, hệ thống sẽ tự báo rằng cuộc gọi thử đầu tiên có thể bị chậm
trễ. Nếu hệ thống không tự báo cuộc gọi thử:
- Không được ra khỏi máy.
- Đợi khoảng 20 phút để cho hệ thống có thời gian cần thiết đê trả lời cuộc gọi.
- Lặp lại cuộc gọi.
- Cố gắng gọi 3 lần, đợi 20 phút sau mỗi lần gọi.

32 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

9. Nếu hệ thống vẫn không trả lời sau 3 lần gọi, thì hệ thống sẽ ngăn không cho MES gọi tiếp bất kỳ
cuộc gọi nào nữa. Sở dĩ như vậy là vì hệ thống INM cho rằng MES đã bị hỏng và làm như vậy là
để chống gây nhiễu cho hệ thống.
Thử cuộc gọi cấp cứu (chỉ sử dụng với hàng hải)
10. Khi việc thử kiểm tra nghiệp vụ bắt đầu thì MES sử dụng trong hàng hải phải được thử phát tín
hiệugọi cấp cứu ngay (nếu cần thiết, tham khảo hướng dẫn sử dụng MES của nhà sản xuất xem
phát tín hiệu gọi cấp cứu như thế nào). Chú ý những điểmquan trọng sau khi phát tín hiệu cấp
cứu.
- Khi thực hiện phát tín hiệu cấp cứu, phải ấn nút phát tín hiệu cấp cứu trong vòng 2 phút.
- Nếu không phát bằng tay tín hiệugọi cấp cứu, sau 2 phút ấn gọi cấp cứu thì MES sẽ tự
động phát một cuộc gọi thử để không làm gián đoạn cuộc thử.
- Nếu MES đã phát tự động cuộc gọi thử thì sau đó bạn không được phát bằng tay một cuộc
gọi thử cấp cứu. Vì nếu bạn làm như vậy hệ thống INM sẽ gọi như là một cuộc gọi cấp cứu
thật và sẽ đáp ứng lại một cánh thích hợp.
11. Sau khi cuộc gọi thử cấp cứu đã được phát đi, thì cuộc kiểm tra được tự động tiếp tục.
Kết quả thử của cuộc kiểm tra nghiệp vụ.
Khi cuộc kiểm tra nghiệp vụ đã hoàn thành, LES trong cuộc thử sẽ thông báo kết quả cho MES
bằng một bức điện:
12. Nếu cuộc thử kiểm tra nghiệp vụ thành công, LES sẽ gửi một bức điện đến MES để xác nhận
diều này. Tất cả các dự định và mục đích hoạt động của MES là tốt và có thể tiếp tục liên lạc với
hệ thống INM-C.
13. Nếu kết quả thử kiểm tra nghiệp vụ không đạt,có thể hiện đang có một trục trặc nào đó trong
MES.
14. Người sử dụng MES phải tìm ra nguyên nhân trục trặc bao gồm cả khâu lắp đặt hoặc thiết bị.
Nếu cần thiết MES phải được gửi trở lại nhà sản xuất hoặc đại lý để sửa chữa.
15. Sau khi nguyên nhân trục trặc của cuộc thử thẩm tra nghiệp vụ đã được khắc phục, người sử
dụng phải liên lạc với LES trước đây đã thực hiện cuộc thử trước và chuẩn bị để làm lại cuộc
thử.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 33


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 4 Các yêu cầu chung đốivới thiết bị vô tuyến điện GMDSS (Nghị quyết A.694)

Khuyến nghị về các yêu cầu chung đốivới thiết bị vô tuyến điện tàu thành phần của hệ
thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu GMDSS và đối với trang bị hàng hải điện tử.
1. GIới thiệu.
1.1 Thiết bị mà:
1. Là thành phần của hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu GMDSS, hoặc
2. Được yêu cầu bởi quy định V/12 của SOLAS 74 và các bổ sung sửa đổi và các trang bị
hàng hải điện tử khác, khi cần phải phù hợp với các yêu cầu chung dưới đây và với tất cả
các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng được Tổ chức thông qua.
1.2. Khi một thiết bị của trang bị được trang bị thêm một bộ phận ngoài các yêu cầu tối thiếu của
khuyến nghị này, thì hoạt động của nó phải hợp lý đến mức có thể thực hiện được để sự hư
hỏng của bộ phận thêm vào không làm ảnh hưởng đến các thông số của thiết bị đã nêu ở 1.1.
2. Lắp đặt
Thiết bị phải được lắp đặt sao cho nó có thể đáp ứng được các yêu cầu ở 1.1.
3. Hoạt động
3.1. Số lượng thao tác điều khiển, thiết kế và bố trí chức năng khu vực, sắp xếp và kích thước của
thiết bị phải sao cho đơn giản đưa vào hoạt động nhanh chóng, hiệu quả. Bàn điều khiển phải
được bố trí sao cho khả năng thao tác nhầm lẫn là nhỏ nhất.
3.2. Tất cả các thao tác điều khiển phải cho phép điều chỉnh bình thường được thực hiện dễ dàng và
phải dễ nhận biết từ vị trí thao tác thông thường. Công việc điều khiển không yêu cầu đối với điều
khiển thông thường phải sẵn sàng để tiếp cận được.
3.3. Phải chiếu sáng thích hợp trong thiết bị hoặc trên tàu để có thể nhận biết các công việc điều
khiển và các thiết bị đọc, chỉ thị trong bất kỳ lúc nào. Phải có các phương tiện để giảm nguồn
sáng phát ra ngoài của bất kỳ thiết bị nào mà nó có khả năng gây hại cho việc hàng hải.
3.4. Thiết kế của thiết bị phải sao cho việc điều khiển sai không là nguyên nhân gây hư hỏng thiết bị
hoặc làm bị thương người sử dụng.
3.5. Nếu một thiết bị được nối với một hoặc nhiều thiết bị khác thì thông số kỹ thuật của mỗi thiết bị
đó phải được duy trì đảm bảo.
3.6. Ở các bàn vào số liệu có các số từ 0 đến 9 thì các số đó sẽ phải được sắp xếp phù hợp với
khuyến nghị liên quan của CCITT (E161/Q.11). Tuy vậy nếu một bàn phím đưa ra sử dụng như
máy chữ và thiết bị xử lý số liệu thì các số từ 0 đến 9 có thể sắp xếp tương tự theo tiêu chuẩn
của ISO (Tiêu chuẩn ISO 3791).
4. Nguồn điện cung cấp
4.1. Thiết bị phải hoạt động liên tục phù hợp với các yêu cầu của khuyến nghị này ở thời điểm nguồn
điện cung cấp của tàu biến đổi thông thường trong khoảng chấp thuận.
4.2. Phải có biện pháp phối hợp để chống lại ảnh hưởng của việc tăng điện áp và dòng điện thái quá
trong trường hợp quá độ, sự cố hoặc ngược cực điện áp.
4.3. Nếu qui định thiết bị phải được hoạt động nhiều hơn một nguồn điện, phải bố trí trang bị để
chuyển nhanh chóng từ sử dụng nguồn điện này sang nguồn điện khác, nhưng không nhất thiết
phải đặt chung trong thiết bị.
5. Độ bền và sự bảo vệ đối với các thiết bị môi trường.
Thiết bị phải có khả năng hoạt động tiên tục ở các điều kiện trạng thái biển khác nhau, chuyển
động tàu, rung lắc, độ ẩm và nhiệt độ giống như thường có trên tàu.
(Xem ấn phẩm của IEC 92-101 và 945).
34 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

6. Nhiễu
6.1. Tất cả các công việc có thể thực hiện được phải tiến hành để đảm bảo sự tương tác điện từ giữa
thiết bị liên quan và các thiết bị vô tuyến và hàng hải khác lắp đặt trên tàu là phù hợp với các yêu
cầu liên quan của chương IV và chương V SOLAS 1974.
(Xem ấn phẩm của IEC 92-101 và 945).
6.2. Tiếng ồn cơ khí từ tất cả các thiết bị phải được hạn chế đến mức không làm ảnh hưởng đến việc
nghe các âm thanh mà an toàn của tàu có thể phụ thuộc vào.
6.3. Các thiết bị phải được lắp đặt cách xa la bàn từ chuẩn và la bàn lái một khoảng cách, khoảng
cách an toàn tối thiểu này phải được ghi rõ trong tài liệu hay tiêu nhãn của thiết bị.
7. Công tác an toàn
7.1. Đến mức có thể thực hiện được phải phòng chống việc tiếp xúc tình cờ với điện áp nguy hiểm.
Tất cả các phần thiết bị và dây dẫn mà ở đó có điện áp trực tiếp hoặc tương tự hoặc kết hợp cả
hai (khác với điện áp tần số vô tuyến điện) có điện áp đỉnh lớn hơn 55V thì phải được bảo vệ
tránh việc tiếp xúc vô tình và phải được cách ly ra khỏi nguồn cấp điện một cách tự động khi nắp
bảo vệ bị mở ra. Tương tự thiết bị phải được thiết kế sao cho việc tiếp xúc với điện áp như vậy
chỉ có thể thực hiện được sau khi đã sử dụng dụng cụ cho mục đích này như cờ lê, tuốc lơ vít,
các nhãn cảnh báo phải được dán sao cho dễ thấy ở cả thiết bị và trên nắp bảo vệ.
7.2. Phải có phương tiện để nối đất với các phần kim loại bên ngoài thiết bị nhưng đây không là
nguyên nhân để bắt buộc một cực nào đó của nguồn điện phải là đất.
7.3. Phải thực hiện tất cả các công việc để đảm bảo rằng phát xạ năng lượng tần số vô tuyến điện từ
từ các thiết bị không ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.
7.4. Thiết bị bao gồm các phần có đèn chân không mà là nguyên nhân phát xạ tia X phải tuân theo
các yêu cầu sau:
1. Phát xạ tia X từ thiết bị ra ngoài trong điều kiện làm việc thông thường không được vượt
quá giới hạn đã được Chính quyền hành chính đưa ra.
2. Khi phát xạ tia X bên trongthiết bị có thể cao hơn mức độ đã đưa ra bởi Chính quyền hành
chính, thì một nhãn cảnh báo dễ thấy phải được đặt cố định bên trong thiết bị và việc đề
phòng phải được thực hiện khi làm việc với thiết bị, bao gồm cả trong việc hướng dẫn sử
dụng thiết bị.
3. Khi sự hư hỏng của bất kỳ phần nào đó của thiết bị có thể là nguyên nhân làm tăng phát xạ
tia X thì phải trang bị một thiết bị phù hợp bao gồm thông tin về thiết bị, cảnh báo về tình
trạng thiết bị mà nó có thể là nguyên nhân làm tăng phát xạ tia X và bắt đầu các công việc
đề phòng.
8. Duy trì, bảo dưỡng:
8.1. Thiết bị phải được thiết kế sao cho các bộ phận chính có thể sẵn sàng được thay thế mà không
cần phải sửa chữa hoặc điều chỉnh lại.
8.2. Thiết bị phải được chế tạo và lắp đặt sao cho có thể dễ dàng tiếp cận cho mục đích kiểm tra và
bảo dưỡng.
8.3. Phải cung cấp các thông tin thích hợp để có thể sử dụng và bảo dưỡng thiết bị hợp lý, các thông
tin đó là:
1. Trong trường hợp thiết bị được thiết kế để phát hiện hư hỏng và sửa chữa ở mức có thể
thực hiện được với linh kiện rời thì phải trang bị sơ đồ mạch đầy đủ, bố trí linh kiện và danh
mục các linh kiện, và.
2. Trong trường hợp thiết bị có các khối hoàn thiện mà không thể phát hiện hư hỏng và sửa
chữa ở mức linh kiện rời thì các thông tin đầy đủ phải có đối với khối hư hỏng là: vị trí, ký
hiệu nhận biết, và cách thay thế. Các khối và các linh kiện rời khác không ở dạng các khối
này thì cũng phải theo điều 1 ở trên.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 35


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

9. Nhãn mác và số hiệu phân biệt


Mỗi bộ phận riêng của thiết bị phải có nhãn mác ở bên ngoài với các thông tin như dưới đây, và
phải dán ở vị trí dễ thấy ở vị trí lắp đặt thông thường của thiết bị.
1) Số hiệu phân biệt của hãng sản xuất.
2) Kiểu thiết bị, số hoặc model phân biệt mà đó là phân biệt kiểu thử thiết bị và
3) Số sản xuất của thiết bị.

36 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 5 Thiết bị phát báo Radar (Nghị quyết A.802 (19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị phát báo rađa của phương tiện cứu
sinh sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm.

1. Giới thiệu
Để bổ sung cho các yêu cầu của Thể lệ trang bị vô tuyến điện, những khuyến nghị tương ứng
của ITU-R và những quy định chung của Nghị quyết A.694(17), thiết bị phát báo rađa 9 Ghz SAR
phải tuân theo các tiêu chuẩn dưới đây.
2. Quy định chung
START phải có khả năng chỉ ra được vị trí của thiết bị đang bị tai nạn dựa trên các rađa trợ giúp
bằng một chuỗi các điểm giống nhau (xem Nghị quyết A.530(13)).
2.1. SART phải:
1. Có khả năng thao tác dễ dàng bởi người không có chuyên môn.
2. Được lắp đặt sao cho loại trừ được các tác động vô tình.
3. Được trang bị một bộ chỉ báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng hoặc cả hai để chỉ báo trạng
thái hoạt động và báo cho người bị nạn biết rađa liên lạc được với SART
4. Có khả năng hoạt động bằng tay và ngừng hoạt động bằng tay(1).
5. Được trang bị một chỉ báo trạng thái chờ của thiết bị.
6. Có khả năng rơi xuống nước từ độ cao 20m mà không bị hư hại.
7. Kín nước ở độ sâu 10m trong ít nhất 5 phút.
8. Duy trì kín nước khi thay đổi nhiệt độ đột ngột 450C dưới các điều kiện ngập trong nước đã
chỉ ra.
9. Có khả năng nổi tự do nếu nó không phải là loại gắn cố định với phương tiện cứu sinh.
10. Được trang bị đầy đủ các dây nổi, phù hợp cho việc sử dụng như dây dùng cho phương
tiện cứu sinh, nếu nó có khả năng nổi tự do.
11. Không bị tác động có hại của nước biển hoặc dầu, và
12. Chịu được sự phơi lâu dài dưới ánh nắng.
13. Tất cả các mặt phải có màu vàng sẫm hoặc da cam giúp đỡ cho việc phát hiện thiết bị.
14. Có kết cấu bên ngoài mềm để tránh làm hư hại phương tiện cứu sinh,
15. Được trang bị một đầu nối hoặc cách bố trị khác để nối được với ổ nối anten trên phương
tiện cứu sinh theo qui định ở 2.4 cùng với các hướng dẫn minh hoạ.
2.2. SART phải có pin có đủ dung lượng cung cấp để hoạt động ở chế độ sẵn sàng trong 96 giờ,
đồng thời trong chế độ sẵn sàng phải phát được trong 8 giờ khi dò tìm với một xung lặp tần số
1kHz.
2.3. SART phải được thiết kế sao cho có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ xung quanh từ -20 độ
C đến +55 độ C. Nó phải không bị hư hại khi cất giữ tại nơi có nhiệt độ khoảng –30 độ C đến +
650 C.
2.4. Chiều cao của anten SART lắp đặt tối thiểu phải cao 1m so với mặt biển.
2.5. Biểu đồ phân cực đứng của an ten và đặc tính thuỷ động của thiết bị phải cho phép SART phát
đáp lại các rađa tìm kiếm trong điều kiện biển động mạnh. Đồ thị phân cực của an ten phải gần
như vô hướng trên mặt phẳng ngang. Quá trình phát và thu phải sử dụng phân cực đứng.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 37


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

2.6. SART phải hoạt động chính xác khi tìm ở khoảng cách tối thiểu 5 hải lý bằng ra đa tuân theo yêu
cầu ở các nghị quyết A.477(XII) và A.222(VII), với anten cao 15m. Nó cũng hoạt động chính xác
khi tìm ở khoảng cách tới 30 hải lý bằng một rađa máy bay với công suất đỉnh tối thiểu bằng
10kW ở độ cao 3000ft.
3. Đặc tính kỹ thuật
Đặc tính kỹ thuật của SART phải tuân theo Khuyến nghị ITU-R M.628-2.
4. Nhãn hiệu:
Để bổ sung cho các yêu cầu nêu ở Nghị quyết A.694(17) trong phần những qui định chung, bên
ngoài các thiết bị phải được ghi rõ ràng:
1. Hướng dẫn sử dụng tóm tắt.
2. Ngày hết hạn của pin được sử dụng.

38 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 6 Thiết bị VHF (RT, DSC). (NGhị quyết A.803 (19))
Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị đàm thoại vô tuyến hàng hải và gọi
chọn số VHF

1. GIới thiệu
Để bổ sung cho các yêu cầu của quy định về trang bị vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU-
R tương ứng và những qui định chung ở Nghị quyết A.694(17), trang bị vô tuyến điện VHF, phải
tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra dưới đây.
2. Qui định chung
2.1. Trang bị có thể có trên 1 thiết bị, phải có thể hoạt động được ở kênh tần số đơn hoặc kênh tần số
đơn và tần số kép.
2.2. Thiết bị phải liên lạc được bằng cả đàm thoại trực tiếp và gọi chọn số theo các cấp sau:
1. Tai nạn, khẩn cấp và an toàn.
2. Các yêu cầu về hoạt động của tàu và
3. Thông tin
2.3. Thiết bị phải liên lạc được bằng đàm thoại theo các cấp sau
1. Tai nạn, khẩn cấp và an toàn.
2. Các yêu cầu về hoạt động của tàu và
3. Thông tin
2.4. Thiết bị phải bao gồm ít nhất:
1. Một bộ thu / phát kể cả anten.
2. Một bộ điều khiển tập trung; hoặc một; hoặc nhiều hơn các bộ điều khiển riêng rẽ.
3. Một micro có nút chuyển phát, có thể nối với một ống nghe cầm tay.
4. Một loa trong hoặc ngoài.
5. Một bộ gọi chọn số tập trung hoặc riêng rẽ, và
6. Một bộ trực canh gọi chọn số chuyên dụng để duy trì liên tục chế độ trực canh trên kênh
70.
2.5. Hệ thống cũng có thể bao gồm các máy thu bổ sung.
2.6. Một bộ phát thông báo tai nạn chỉ hoạt động khi ấn nút phát tai nạn chuyên dụng. Nút ấn này phải
không trùng với bất kỳ nút nào ở bảng nút ấn số của ITU-T hoặc bàn phím ISO trên thiết bị.
2.7. Nút ấn phát thông báo tai nạn chuyện dụng phải được:
1. Nhận biết rõ ràng, và
2. Bảo vệ tránh các tác động vô tình.
2.8. Quá trình tạo tín hiệu thông báo tai nạn yêu cầu phải thông qua ít nhất hai hành động độc lập.
2.9. Thiết bị phải chỉ rõ trạng thái của việc phát tín hiệu tai nạn.
2.10. Phải có thể dừng và phát đi thông báo tai nạn tại bất kỳ thời điểm nào.
3. Kiểu phát xạ, dải tần và kênh
3.1. Thiết bị có thể được thiết kế hoạt động ở một hoặc nhiều hơn các kênh lựa chọn như nêu ở phụ
lục 18 của Thể lệ Vô tuyến điện.
3.2. Thiết bị vô tuyến điện thoại phải có khả năng hoạt động như sau:

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 39


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

1. Ở dải tần 156.3MHz đến 156.875 MHz trên các kênh tần đơn như đã nêu ở phụ lục 18 của
Thể lệ Vô tuyến điện và
2. Phát ở dải tần từ 156.025MHz đến 157.425MHz và thu ở dải tần 160.625MHz đến
162.025MHz trên các kênh tần kép như đã nêu ở phụ lục 18 của Thể lệ Vô tuyến điện
3.3 Thiết bị gọi chọn số phải có khả năng hoạt động ở kênh 70.
3.4 Kiểu phát xạ phải tuân theo phụ lục 19 của Thể lệ Vô tuyến điện
4. Điều khiển và chỉ báo:
4.1. Quy định chung
4.1.1. Việc chuyển đổi các kênh phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, trong mọi trường hợp không
được quá 5 giây.
4.1.2. Thời gian chuyển hoạt động từ chế độ phát sang thu và ngược lại không quá 0.3 giây.
4.1.3. Phải có công tắc/ngắt nguồn điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống và phải có chỉ báo bằng ánh
sáng báo hệ thống đã được đóng nguồn cung cấp.
4.1.4. Phải có chỉ báo bằng ánh sáng báo thiết bị đang phát.
4.1.5. Thiết bị cần chỉ rõ kênh đang làm việc để có thể điều chỉnh được như đã nêu ở Thể lệ Vô tuyến
điện. Phải có đèn bên ngoài để chỉ rõ kênh đang làm việc ở mọi điều kiện. Nếu có thể, phải đánh
dấu riêng các kênh 16 và 70.
4.1.6.Việc điều khiển thiết bị phải có thể thực hiện được từ vị trí điều khiển hàng hải thông thường,ưu
tiên việc điều khiển từ các bộ điều khiển bổ sung, nếu có trang bị. Nếu có nhiều bộ điều khiển thì
phải chỉ rõ ở các bộ điều khiển khác rằng thiết bị đang hoạt động ở bộ điều khiển kia.
4.1.7.Trong quá trình chuyển kênh thiết bị phải không có khả năng phát.
4.1.8.Việc điều khiển hoạt động phát/thu phải không tạo ra các phát xạ không cần thiết.

4.2. Thiết bị vô tuyến điện thoại


4.2.1. Quá trình chuyển từ chế độ phát sang chế độ thu phải sử dụng nút ấn chuyển phát. Đồng thời
các thiết bị để hoạt động được trên các kênh tần kép phải không cần điều khiển bằng tay.
4.2.2. Bộ thu phải có chiết áp để điều chỉnh âm lượng ra.
4.2.3. Phải có núm điều chỉnh lọc tạp âm (chặn) phía ngoài thiết bị.
5. Thời gian khởi động cho phép
Thiết bị phải có thể hoạt động được sau khi đóng nguồn cung cấp 1 phút.
6. Bảo vệ an toàn:
Trong quá trình hoạt động thiết bị không thể bị sự cố do tác động của việc hở mạch hoặcngắn
mạch ở các điểm nối an ten.
7. Công suất phát
7.1. Công suất phát phải từ 6 đến 25W.
7.2. Việc giảm công suất phát phải theo các nấc từ 0,1 đến 1W. Tuy nhiên, việc giảm công suất ở
kênh 70 có thể tuỳ ý.
8. các thông số thu:
8.1. Thiết bị vô tuyến điện thoại:
Độ nhạy của bộ thu phải tương đương hoặc tốt hơn 2V e.m.f. đối với tỉ lệ tín hiệu và âm thanh
là 20dB.
8.2. Thiết bị gọi chọn số:

40 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Với một thiết bị gọi chọn số chuyển đổi tín hiệu vào ở mức 1 V e.m.f tới bộ thu VHF liên kết với
nó, thiết bị gọi chọn số phải có khả năng giải mã được thông tin thu với dung sai đặc tính ra cho
phép tối đa là 10-2.
8.3. Chống nhiễu:
Việc chống nhiễu của bộ thu phải sao cho các tín hiệu cần thiết không bị ảnh hưởng bởi các tín
hiệu không cần thiết.
9. Hệ thống anten
An ten hoặc tổ hợp an ten VHF phải được phân cực thẳng đứng và phân bố theo mọi hướng
ngang, càng chính xác càng tốt. hệ thống phải phù hợp cho việc cộng hưởng và thu tín hiệu ở
các tần số hoạt động.
10. Loa và ống nghe cầm tay (Thiết bị vô tuyến điện thoại).
10.1. Công suất của bộ thu phù hợp cho việc sử dụng loa hoặc ống nghe cầm tay, âm thanh ra phải đủ
nghe được trong điều kiện tiếng ồn thường gặp trên tàu.
10.2. Nếu có trang bị ống nghe cầm tay, phải có thể ngắt loa mà không ảnh hưởng tới âm thanh ra của
ống nghe.
10.3. Trong quá trình phát đơn công, bộ thu phải được ngắt.
10.4. Trong quá trình phát song công, chỉ được nối mạch cho ống nghe cầm tay. Như vậy để ngăn
ngừa việc phản hồi điện hoặc âm có thể tạo lên tiếng rít.
11. Thiết bị gọi chọn số
11.1. Thiết bị phải tuân theo các điều khoản ở các Khuyến nghị ITU-R tương ứng liên quan đến hệ
thống gọi chọn số(1) .
11.2. Thiết bị gọi chọn số phải bao gồm:
1. Thiết bị giải mã và mã hoá các thông tin gọi chọn số.
2. Thiết bị cần thiết để tạo thôngtin gọi chọn số.
3. Thiết bị kiểm tra các thôngtin trước khi phát đi.
4. Thiết bị hiển thị nội dungcuộc gọi thu được dưới dạng ngôn ngữ đơn giản.
5. Thiết bị để đưa vào bằng tay thông tin về vị trí, đồng thời có thể nhập vào thông tin này tự
động và
6. Thiết bị để đưa vào thông tin về thời gian tại vị trí xác định, đồng thời có thể vào thông tin
này tự động.
11.3. Lưu các thông tin tai nạn:
11.3.1.Nếu các thông tin nhận được không được in ngay, phải trang bị bộ nhớ có dung lượng đủ để
lưu được ít nhất 20 lần thông tin tai nạn thu được trong thiết bị gọi chọn số.
11.3.2. Những thông tin trên phải được lưu đến khi đọc ra.
11.4. Phải có thể nhập vào và tạo các thông tin bằng lời về tai nạn và sự cố từ vị trí điều khiển hàng hải
thông thường. Bộ phận để nhập vào các thông tin tai nạn bằng lời phải như qui định ở 2.6.
11.5. Việc vào các thông tin tai nạn DSC bằng lời phải có thể thay thế bất kỳ hoạt động nào khác của
thiết bị.
11.6. Các thông số nhận biết phải được lưu giữ trong bộ DSC. Người sử dụng không thể dễ dàng thay
đổi các thông số này.
11.7. Phải có bộ phận để cho phép kiểm tra liên tục các thiết bị gọi chọn số mà không ảnh hưởng đến
các tín hiệu.
11.8. Phải có:

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 41


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

1. Một thiết bị riêng báo động bằng âm thanh và chỉ báo bằng ánh sáng để chỉ ra việc thu một
thông báo tai nạn hoặc khẩn cấp bằng lời hoặc một thông tin bằng lời thuộc sự cố. Không
thể làm mất tác dụng của báo động và chỉ báo này. Phải đảm bảo chỉ có thể đặt lại thiết bị
báo động này bằng tay.
2. Thiết bị báo động bằng âm thanh và chỉ báo ánh sáng cho các thông tin bằng lời không
phải là tai nạn và khẩn cấp.
12. Nguồn điện
Hệ thống vô tuyến điện VHF phải được cấp từ nguồn điện chính của tàu. Đồng thời hệ thống phải
có thể hoạt động được bằng nguồn điện thay thế.

42 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 7 Thiết bị MF (RT, DSC) (Nghị quyết A.804 (19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị đàm thoại vô tuyến hàng hải MF và
gọi chọn số

Phần A Quy định chung


1. Giới thiệu:
Để bổ sung cho các yêu cầu của thể lệ vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU-R tương ứng
và những qui định chung của Nghị quyết A.694(17), trang bị vô tuyến điện thoại và DSC, MF,
phải tuân theo các tiêu chuẩn dưới đây.
2. Quy định chung
2.1. Trang bị có thể gồm nhiều hơn 1 thiết bị, phải có thể hoạt động được ở các kênh đơn công hoặc
ở các kênh đơn công và song công.
2.2. Thiết bị phải liên lạc được bằng cả đàm thoại trực tiếp và gọi chọn số theo các chức năng như
sau:
1. Cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.
2. Các yêu cầu về hoạt động của tàu.
3. Thông tin chung.
2.3. Thiết bị phải liên lạc được bằng cả đàm thoại và không bắt buộc, in trực tiếp dải tần hẹp theo các
chức năng như sau:
1. Cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.
2. Các yêu cầu về hoạt động của tàu.
3. Thông tin chung.
2.4. Thiết bị phải bao gồm ít nhất:
1. Một bộ thu / phát kể cả an ten
2. Một bộ điều khiển tập trung, hoặc một, hoặc nhiều hơn các bộ điều khiển riêng rẽ.
3. Một micrô có nút chuyển phát, có thể nối với một ống nghe cầm tay.
4. Một loa trong hoặc ngoài.
5. Một bộ chọn số hoặc riêng rẽ hoặc nằm trong tổ hợp.
6. Một bộ trực canh gọi chọn số dành riêng để duy trì liên tục chế độ trực canh trên kênh cấp
cứu.
2.5. Một thông báo cấp cứu chỉ xuất hiện khi ấn nút phát dành riêng cho cấp cứu. Nút ấn này phải
không trùng với bất kỳ nút nào ở bảng nút ấn số của ITU-T hoặc bàn phím ISO trên thiết bị.
2.6. Nút ấn phát thông báo dành riêng cho cấp cứu phải:
1. Nhận biết rõ ràng
2. Phải được bảo vệ tránh các tác động vô tình.
2.7. Việc làm xuất hiện tín hiệu thông báo cấp cứu yêu cầu phải thông qua ít nhất hai hành động độc
lập.
2.8. Thiết bị phải chỉ rõ trạng thái của tín hiệu cấp cứu.
2.9. Phải có thể ngắt và phát đi tín hiệu cấp cứu tại bất kỳ thời điểm nào.
3. Nguồn điện:

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 43


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Hệ thống vô tuyến MF phải được cấp điện từ nguồn điện chính của tàu .Đồng thời hệ thống phải
có thể hoạt động được bằng nguồn điện thay thế dự phòng
4. Điều khiển
Phải có thể điều khiển thiết bị được từ , hoặc lân cận vị trí điều khiển hàng hải thông thường

Phàn B Bộ phát

1. Tần số và phát xạ
1.1 Bộ phát vô tuyến điện thoại và DSC phải có khả năng phát trên các tần số trong dải tần 1605kHz
đến 4000kHz tuỳ thuộc vào sự đồng ý của chính quyền hành chính đủ cho hoạt động an toàn của
tàu ,nhưng tối thiểu phải có tần số 2182 KHz và 2187,5kHz .
1.2 Các tần số vô tuýen điện phải được thiết kế trong phạm vi tần số mang ; các tần số DSC phải
được thiết kế trong phạm vi tần số ấn định (điểm giữa). Khi các tín hiệu DSC được phát sử dụng
bộ phát xạ J2B, tần số mang (chặn) phải được hiệu chỉnh sao cho tín hiệu phát DSC ở tần số ấn
định. Tần số phát lựa chọn phải có thể nhận biết rõ ràng trên bảng điều khiển của thiết bị.
1.3. Bộ phát phải có khả năng phát ( các dải biên trên, nếu có thể) sử dụng phát xạ J3E, H3E và J3B
hoặc F1B.
1.3.1.Khi ấn nút để đặt lại tần số cấp cứu 2182kHz, phát xạ phù hợp theo các qui định về trang bị vô
tuyến điện phải được lựa chọn tự động (1)
1.3.2. Khi ấn nút để đặt các tần số cấp cứu 2187,5kHz, phát xạ F1B và J2B, phải được lựa chọn tự
động (2.)
1.4. Phải có thể thay đổi được kiểu phát xạ của bộ phát, việc thay đổi phải được thiết kế để tác động
bằng không nhiều hơn một điều khiển.
1.5. Người sử dụng phải có thể lựa chọn được các tần số độc lập của bộ phát theo bất kỳ máy thu
nào. Điều này khôngcản trở việc sử dụng các máy thu phát.
1.6. Phải có thể điều chỉnh nhanh các tần số khác nhau và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không
được lớn hơn 15 giây. Thiết bị phải không thể phát trong quá trình thay đổi kênh phát.
1.7. Phải có biện pháp tự động ngăn ngừa việc điều biến quá mức.
2. Tính ổn định và chính xác của tần số:
Tần số của bộ phát phải duy trì trongphạm vi sai lệch (10Hz của tần số yêu cầu ở mọi thời điểm
sau quá trình khởi động.
3. Công suất phát:
3.1. Khi điều biến thông thường, công suất đỉnh trong trường hợp phát xạ J3E hoặc H3E; hoặc mức
công suất trong trường hợp phát xạ J2B hoặc F1B phải tối thiểu là 60W ở bất kỳ tần số nào trong
dải tần đã định.
3.2. Nếu trên dải tần có mức công suất phát lớn hơn 400W thì phải có biện pháp để giảm công suất
ra xuống còn 400W hoặc nhỏ hơn.
4. Thời gian khởi động cho phép:
Thiết bị phải có khả năng hoạt động trên tần số 2182kHz và 2187,5kHz sau khi đóng nguồn cung
cấp 1 phút.
5. Hoạt động liên tục:
Việc hoạt động liên tục phải có thể thực hiện được khi bị phát được điều chỉnh để hoạt động ở
mức công suất của nó.
6. Điều khiển và chỉ báo:
6.1. Phải có chỉ thị dòng an ten hoặc công suất tới an ten. Hư hỏng của hệ thống chỉ thị phải không
làm ngắt mạch an ten.

44 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

6.2. Núm điều khiển tần số bằng tay phải được ghi đầy đủ các số chỉ để cho phép chỉ thị chính xác và
nhanh chóng.
6.3. Việc điều khiển hoạt động phát/thu phải không gây nên các phát xạ không cần thiết.
6.4. Tất cả việc hiệu chỉnh và điều khiển cần thiết để chuyển bộ phát tới hoạt động ở tần số 2182kHz
và 2187,5kHz phải được đánh dấu rõ ràng để các hoạt động này có thể thực hiện chính xác.
7. Bảo vệ an toàn:
Thiết bị phải được thiết kế và kết cấu sao cho khi bộ phát được trang bị bộ khuếch đại an ten, bộ
phát phải được bảo vệ để ngăn ngừa hư hỏng do đứt mạch an ten hoặc ngắn mạch các đầu cuối
của an ten. Nếu việc bảo vệ này được thực hiện bằng thiết bị an toàn, thì thiết bị an toàn này
phải tự dộng đặt lại được sau khi đã loại bỏ các sự cố an ten bị hở mạch hoặc ngắn mạch.
8. Nguồn điện:
8.1. Nếu cần thiết phải làm trễ điện áp sử dụng, ví dụ như điện áp dương, tới bất kỳ phần nào của bộ
phát sau khi đóng nguồn, thì việc làm trễ này phải được thực hiện tự động.
8.2. Nếu bộ phát có các bộ phận yêu cầu phải gia nhiệt để mới làm việc chính xác, ví dụ như các tinh
thể thạch anh, thì nguồn điện cung cấp cho mạch gia nhiệt phải được bố trí làm việc sao cho
chúng vẫn hoạt động khi nguồn cung cấp cho các bộ phận khác hoặc thiết bị đã được ngắt. Nếu
có trang bị công tắc đặc biệt cho mạch gia nhiệt thì các chức năng của nó phải được chỉ thị rõ
ràng; Nó phải thường xuyên ở vị trí “đóng” và phải được bảo vệ ngăn ngừa những tác động vô
tình. Nhiệt độ hoạt động yêu cầu phải đạt được sau khi cấp nguồn 30phút.

Phần C Bộ thu

1. Tần số và cấp phát xạ.


1.1 Bộ thu phải có khả năng điều chỉnh ở dải tần từ 1605kHz đến 4000kHz. Việc điều chỉnh hoặc liên
tục hoặc tăng từng nấc, hoặc bằng cách lựa chọn một số điểm của tần số đã được Chính quyền
hành chính xem xét đủ điều kiện cho hoạt động của tàu, hoặc bất kỳ sự kết hợp giữa các phương
pháp trên. Tối thiểu phải luôn sử dụng được ở các tần số 2182 và 2187,5kHz.
1.2 Các tần số vô tuyến điện thoại phải được thiết kế ở phạm vi tần số mang; các tần số DSC phải
được thiết kế trong phạm vi tần số ấn định (điểm giữa). Tần số thu lựa chọn phải có thể nhận biết
rõ ràng trên bảng điều khiển của thiết bị.
1.3 Bộ thu phải có khả năng thu được các tín hiệu bên trên, nếu áp dụng, đối với các phát xạ J3E,
H3E, J2B, và F1B.
1.4 Phát xạ phải có thể lựa chọn bằng không nhiều hơn một điều khiển.
1.5 Người sử dụng phải có thể lựa chọn được các tần số độc lập của bộ thu theo bất kỳ máy phát
nào. Điều này không cản trở việc sử dụng các máy thu phát.
1.6 Bộ thu phải có thể điều hưởng nhanh các tần số khác nhau, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng
không được lớn hơn 15 giây.
2. Tính ổn định và chính xác của tần số.
Tần số thu phải duy trì trong khoảng sai lệch 10Hz của tần số yêu cầu ở mọi thời điểm sau quá
trình khởi động.
3. Độ nhạy
Đối với các phát xạ J3E và F1B độ nhạy của bộ thu phải lớn hơn hoặc bằng 6 V e.m.f ở bộ thu
có tỉ lệ tín hiệu vào và tạp âm là 20dB. Đối với các thiết bị DSC có đặc tính dung sai 10-2 hoặc
nhỏ hơn phải đạt được tỉ lệ tín hiệu vào và tạp âm là 12dB.
4. Công suất ra của bộ thu

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 45


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

4.1. Đối với việc thu các tín hiệu vô tuyến điện thoại, bộ thu phải phù hợp cho việc sử dụng với một
loa và một ống nghe cầm tay và phải có công suất ra ít nhất 2W đối với loa và 1mW đối với ống
nghe cầm tay.
4.2. Đối với các tín hiệu DSC phải có thiết bị đầu ra nếu thiết bị phù hợp không nằm trong tổ hợp.
5. Thời gian khởi động cho phép.
Thiết bị phải có khả năng hoạt động trên tần số 2182kHz và 2187,5kHz sau khi cấp nguồn 1 phút.
6. Khả năng chống nhiễu
Khả năng chống nhiễu của bộ thu phải sao cho các tín hiệu cần thiết không bị ảnh hưởng nhiểu
bởi các tín hiệu không cần thiết.
7. Điều khiển
7.1. Tất cả các việc hiệu chỉnh và điều khiển cần thiết để bộ thu tới hoạt động ở tần số 2187,5kHz
phải được đánh dấu rõ ràng để vận hành được chính xác. Việc bố trí để chuyển bộ thu tới hoạt
động ở tần số 2182 kHz cũng được đánh dấu rõ ràng.
7.2. Bộ thu phải được tinh chỉnh tự động:
8. Nguồn điện:
Nếu bộ phát có các bộ phận yêu cầu phải gia nhiệt để mới làm việc chính xác, ví dụ như các tinh
thể thạch anh, thì nguồn điện cung cấp cho mạch gia nhiệt phải được bố trí làm việc sao cho
chúng vẫn hoạt động khi nguồn cung cấp cho các bộ phận khác hoặc thiết bị đã được ngắt. Nếu
có trang bị công tác đặc biệt cho mạch gia nhiệt thì các chức năng của nó phải được chỉ thỉ rõ
ràng; Nó phải thường xuyên ở vị trí “đóng” và phải được bảo vệ ngăn ngừa những tác động vô
tình. Nhiệt độ hoạt động yêu cầu phải đạt được sau khi cấp nguồn 30 phút.

Phần D Thiết bị gọi chọn số (DSC)

1. Thiết bị phải tuân theo các điều khoản tương ứng của Các khuyến nghị ITU-R về hệ thống
DSC(3).
2. Thiết bị DSC phải bao gồm.
1. Thiết bị giải mã và mã hoá thông tin DSC.
2. Thiết bị cần thiết cho việc tạo các thông tin DSC.
3. Thiết bị kiểm tra thông tin DSC trước khi phát đi.
4. Thiết bị hiển thị thông tin nhận được bằng ngôn ngữ đơn giản.
5. Thiết bị để vào thông tin về vị trí bằng tay, đồng thời có thể phải trang bị vào thông tin tự động.
6. Thiết bị để vào thông tin về thời gian ở vị trí đã được định rõ bằng tay, đồng thời có thể phải trang
bị vào thông tin tự động.
3. Lưu trữ thông tin cấp cứu.
3.1. Nếu các thông tin nhận được không được in ngay, phải trang bị bộ nhớ có đủ dung lượng để lưu
được ít nhất 20 lần thông tin cấp cứu thu được trong trang bị DSC.
3.2. Các thông tin này phải được lưu đến khi đọc ra.
4. Phải có thể vào và tạo ra các thông tin cấp cứu và an toàn DSC từ vị trí điều khiển hành hải
thông thường. Bộ tạo thông tin tai nạn bằng lời DSC phải như nêu ở 2.5 phần A.
5. Việc tạo thông tin cấp cứu DSC phải được ưu tiên trước bất kỳ hoạt động nào khác của thiết bị.
6. Các mã số phân biệt của thiết bị phải được lưu trong bộ DSC. Người sử dụng phải không thể dễ
dàng thay đổi được các thông số này.

46 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

7. Phải trang bị một bộ kiểm tra liêntục các thiết bị DSC nhưng không phát xạ do các tín hiệu.
8. Phải có một thiết bị báo động bằng âm thanh và chỉ báo ánh sáng để chỉ ra khi nhận được một
thông báo tai nạn hoặc cuộc gọi khẩn cấp hoặc cuộc gọi thuộc sự cố. Không thể làm hư hỏng
được báo động và chỉ báo này. Phải đảm bảo rằng chỉ có thể đặt lại được báo động và chỉ báo
này bằng tay.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 47


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 8 Thiết bị MF/HF (RT, DSC, NBDP) (Nghị quyết A806 (19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với trangbị đàm thoại vô tuyến hàng hải
MF/HF, in trực tiếp dải tần hẹp và gọi chọn số

1. Giới thiệu:
Để bổ sung cho các yêu cầu của Thể lệ vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU-R tương ứng
và những qui định chung ở Nghị quyết A.694(17), hệ thống vô tuyến điện thoại MF/HF, in trực
tiếp dải tần ( băng) hẹp phải tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra dưới đây.
2. Quy định chung
2.1 Hệ thống có thể có nhiều hơn một thiết bị, phải có khả năng hoạt động ở các kênh tần số đơn
công và song công.
2.2 Thiết bị phải đàm thoại trực tiếp và gọi chọn số được các loại thông tin sau:
1. Cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.
2. Các yêu cầu về hoạt động của tàu và
3. Thông tin chung
2.3 Thiết bị phải đàm thoại và in trực tiếp được theo các loại thông tin sau:
1. Cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.
2. Các yêu cầu về hoạt động của tàu và
3. Thông tin chung
2.4 Thiết bị phải bao gồm ít nhất:
1. Một bộ thu/ phát kể cả anten hoặc tổ hợp anten.
2. Một bộ điều khiển tập trung hoặc nhiều hơn các bộ điều khiển riêng rẽ.
3. Một micro có nút chuyển phát có thể nối với một ống nghe cầm tay.
4. Một loa trong hoặc ngoài.
5. Một máy in trực tiếp băng hẹp hoặc riêng rẽ nằm trong tổ hợp.
6. Một bộ chọn số hoặc riêng rẽ hoặc nằm trong tổ hợp.
7. Một thiết bị duy trì trực canh liên tục gọi chọn số chỉ trên các kênh cấp cứu. Nếu sử dụng
một bộ thu quét để trực canh ở nhiều hơn một kênh cấp cứu gọi chọn số, thì tất cả các
kênh lựa chọn phải được quét trong thời gian hai giây và lặp trên mỗi kênh phải đủ để cho
phép nhận được điểm chuẩn xuất hiện trước mỗi cuộc chọn số. Việc quét phải chỉ dừng khi
nhận được điểm chuẩn ở 100 baud.
2.5 Một thông báo cấp cứu phải có thể xuất hiện khi tác động đến nút ấn cấp cứu chuyên dụng. Nút
ấn này phải không trùng với bất kỳ nút nào ở bảng nút ấn số ITU- T hoặc một bàn phím ISO trên
thiết bị.
2.6 Nút ấn cấp cứu chuyên dụng phải :
1. Nhận biết rõ ràng và
2. Phải được bảo vệ tránh các tác động vô tình.
2.7 Việc xuất hiện tín hiệu thông báo cấp cứu yêu cầu phải qua ít nhất hai hành động độc lập.
2.8 Thiết bị phải chỉ rõ trạng thái của thông báo cấp cứu phát đi.
2.9 Phải có thể ngắt và phải thông báo cấp cứu bất kỳ thời điểm nào.

48 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

3. Nguồn điện
Hệ thống vô tuyến điện MF/HF phải được cung cấp điện từ nguồn điện chính của tàu. Đồng thời
hệ thống MF/HF phải cũng có thể hoạt động được bằng nguồn điện thay thế.
4. Điều khiển
Phải có thể chuyển phát các thông tin cấp cứu và an toàn tại chỗ hoặc gần vị trí điều khiển hàng
hải thông thường.

Phần B Bộ phát

1. Tần số và phát xạ
1.1 Bộ phát phải có khả năn phát trên tất cả các tần số ấn định của nghiệp vụ hàng hải lưu thông ở
các dải tần từ 1605 KHz đến 27500 kHz. tối thiểu phải có thể sử dụng được các tần số sau đây.
Tần số đàm thoại 2182, 4125, 6215,291,12290 và 16420 kHz; tần số in trực tiếp băng dải hẹp
2174,5; 4177,5; 6268; 8376,5; 1250 và 16695 kHz và tần số gọi chọn số 2185,5; 4207,5; 6312;
8414,5 ; 12577 và 16084,5 kHz.
2. Các tần số vô tuyến điện thoại phải được thiết kế trong phạm vi tần số mang; các tần số NBDP
và DSC phải được thiết kế trong phạm vi tần số ấn định (điểm giữa). Khi các tín hiệu NBDP và
DSC được phát sử dụng bộ phát ở J2B (triệt) tần số mang phải được hiệu chỉnh sao cho tín hiệu
phát NBDP và DSC ở tần số cố định. Tần số phát lựa chọn phải có thể nhận biết rõ ràng trên
bảng điều khiển của thiết bị.
1.3 Bộ phát phải có khả năng phát (các dải biên trên, nếu thích hợp) sử dụng phát xạ J3E, H3E, và
J3B hoặc F1B.
1.31 Khi ấn nút để đặt lại tần số cấp cứu 2182 kHZ phát xạ phù hợp theo các quy định về trang bị vô
tuyến điện phải được lựa chọn tự động1
1.3.2 Khi ấn nút để đặt tần số ấn định (điểm giữa) cho thiết bị NBDP và DSC như nêu ở 1.1 trên, phát
xạ F1B và J2B phải được chọn tự động.
1.4 Phải có thể thay đổi được kiểu phát xạ của bộ phát, việc thay đổi phải được thiết kế để tác động
bằng không nhiều hơn một điều khiển.
1.5 Người sử dụng phải có thể lựa chọn được các tần số độc lập của bộ phát theo bất kỳ máy thu
nào. Điều này không cản trở việc sử dụng của các máy thu phát.
1.6 Phải có thể điều chỉnh nhanh các tần số khác nhau, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không
được lớn hơn 15 giây. Thiết bị phải không thể phát trong quá trình thay đổi kênh phát.
1.7 Phải có biện pháp tự động ngăn ngừa việc điều biến quá mức.
2. Tính chính xác và ổn định của tần số
Tần số của bộ phát phải duy trì trong phạm vi sai lệch  10Hz của tần số yêu cầu ở mọi thời điểm
sau quá trình khởi động.
3. Công suất phát
3.1 Khi điều biến thông thường công suất đỉnh trong trường hợp phát xạ J3E hoặc H3E hoặc mức
công suất trong trường hợp phát xạ J2B hoặc F1B phải tối thiểu là 60W (2) ở bất kỳ tần số nào
trong dải tần đã định.
3.2 Nếu trên dải tần có mức công suất phát lớn hơn 400W (3) thì phải có biện pháp để giảm công
suất ra xuống còn 400W hoặc nhỏ hơn. Nói chung đối với tất cả các thông tin vô tuyến điện chỉ
quan tâm đến công suất tối thiểu được sử dụng.
4. Thời gian khởi động cho phép
Thiết bị phải có khả năng hoạt động sau khi bật công tắc nguồn 1 phút.
5. Hoạt động liên tục

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 49


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Việc hoạt động liên tục phải có thể thực hiện được khi bộ phát được điều chỉnh để hoạt động ở
dải công suất định mức của nó.
6. Điều khiển và chỉ thị
6.1 Phải có chỉ thị dòng anten hoặc công suất anten. Hư hỏng của hệ thống chỉ thị phải không làm
ngắt mạch anten.
6.2 Núm điều chỉnh tần số bằng tay phải được ghi đầy đủ các số chỉ để cho phép điều chỉnh chính
xác và nhanh chóng.
6.3 Việc điều khiển hoạt động phát/ thu phải không gây nên các phát xạ không cần thiết.
6.4 Mọi việc hiệu chỉnh và điều khiển để chuyển bộ phát tới hoạt động ở tần số 2182 kHz và
2187,5Khz phải được đánh dấu rõ ràng để các hoạt động này có thể thực hiện dễ dàng.
7. Bảo vệ an toàn
Thiết bị phải được thiết kế và kết cấu sao cho khi bộ phát được trang bị bộ khuếch đại anten, bộ
phát phải được bảo vệ để ngăn ngừa hư hỏng do đứt mạch anten hoặc ngắn mạch các đầu cuối
của anten. Nếu việc bảo vệ này được thực hiện bằng thiết bị an toàn, thì thiết bị an toàn này phải
tự động đặt lại được sau khi đã loại bỏ các sự cố anten bị hở mạch hoặc ngắn mạch.
8. Nguồn điện
8.1 Nếu cần thiết phải làm trễ điện áp sử dụng, ví dụ như điện áp dương, tới bất kỳ phần nào của bộ
phát sau khi đóng nguồn thì việc làm trễ này phải được thực hiện tự động.
8.2 Nếu bộ phát có các bộ phận yêu cầu phải gia nhiệt để mới làm việc chính xác, ví dụ như các tinh
thể thạch anh, thì nguồn điện cung cấp cho mạch gia nhiệt phải được bố trí sao cho chúng vẫn
hoạt động khi nguồn cung cấp cho các bộ phận khác hoặc thiết bị đã được ngắt. Nếu có trang bị
công tắc đặc biệt cho mạch gia nhiệt thì các chức năng của nó phải được chỉ thị rõ ràng, nó phải
thường xuyên ở vị trí “đóng” và phải được bảo vệ ngăn ngừa những tác động vô tình. Nhiệt độ
hoạt động yêu cầu phải đạt được sau khi cấp nguồn 30 phút.

Phần C Bộ thu

1. Tần số và phát xạ
1.1 Bộ thu phải có khả năng điều chỉnh ở dải tần từ 1605 khz đền 27,5 Mhz. Việc điều chỉnh hoặc
liên tục hoặc tăng từng nấc, hoặc bằng cách lựa chọn một số điểm cuả tần số đã được Chính
quyền hành chính xem xét đủ điều kiện cho hoạt động của tàu, hoặc bằng bất kỳ sự kết hợp giữa
các phương pháp trên. Tối thiểu phải sẵn sàng sử dụng được ở các tần số sau: các tần số mang
2182, 4125, 6215,291,12290 và 16420 kHz; đối với vô tuyến điện thoại các tần số NBDP 2174,5;
4177,5; 6268; 8376,5; 1250 và 16695 kHz và tần số DSC 2187,5; 4207,5; 6312; 8414,5 ; 12577
và 16084,5 kHz.
1.2 Các tần số vô tuyến điện thoại phải được thiết kế ở phạm vi tần số mang các tần số NBDP và
DSC phải được thiết kế trong phạm vi tần số ấn định (điểm giữa). Tần số thu lựa chọn phải có
thể nhận biết rõ ràng trên bảng điều khiển của thiết bị.
1.3 Bộ thu phải có khả năng thu được các tín hiệu biên trên đối với các phát xạ J3B, H3E, J2B và
F1B.
1.4 Kiểu phát xạ phải có thể lựa chọn bằng không nhiều hơn một điều khiển.
1.5 Người sử dụng phải có thể lựa chọn được các tần số độc lập của bộ thu theo bất kỳ máy phát
nào. điều này không cản trở việc sử dụng của các máy thu phát.
1.6 Bộ thu phải có thể điều hưởng nhanh các tần số khác nhau, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng
không được lớn hơn 15 giây.
2. Tính ổn định và chính xác của tần số

50 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Tần số của thu phải duy trì trong khoảng sai lệch  10Hz của tần số yêu cầu ở mọi thời điểm sau
quá trình khởi động.
3. Độ nhạy
Đối với các phát xạ J3E và F1B độ nhạy của bộ thu phải lớn hơn hoặc bằng 6 V e.m.f ở bộ thu
có tỷ lệ tín hiệu vào và tạp âm là 20dB. Đối với các thiết bị NBDP và DSC có đặc tính dung sai
10-2 hoặc nhỏ hơn phải đạt được tỷ lệ tín hiệu vào và tạp âm là 12dB.
4. Công suất ra của bộ thu
4.1 Đối với việc thu các tín hiệu vô tuyến điện thoại, bộ thu phải phù hợp cho việc sử dụng với một
loa và 1 ống nghe cầm tay và có công suất ra ít nhất 2W đối với ống nghe cầm tay.
4.2 Đối với các tín hiệu NBDP và DSC phải có thiết bị đầu ra nếu thiết bị phù hợp không nằm trong tổ
hợp,.
5. Thời gian khởi động cho phép
Thiết bị phải có khả năng hoạt động sau khi bật công tắc nguồn 1 phút.
6. Khả năng chống nhiễu:
Khả năng chống nhiễu của bộ thu phải sao cho các tín hiệu cần thiết không bị ảnh hưởng nhiều
bởi các tín hiệu không cần thiết.
7. Điều khiển:
Bộ thu phải được tinh chỉnh tự động.
8. Nguồn điện:
Nếu bộ phát có các bộ phận yêu cầu phải gia nhiệt để mới làm việc chính xác, ví dụ như các tinh
thể thạch anh, thì nguồn điện cung cấp cho mạch gia nhiệt phải được bố trí làm việc sao cho
chúng vẫn hoạt động khi nguồn cung cấp cho các bộ phận khác hoặc thiết bị đã được ngắn. Nếu
có trang bị công tắc đặc biệt cho mạchgia nhiệt thì các chức năng của nó phải được chỉ thị rõ
ràng, nó phải thường xuyên ở vị trí “đóng” và phải được bảo vệ ngăn ngừa những tác động vô
tình. Nhiệt độ hoạt động yêu cầu phải đạt được sau khi cấp nguồn 30 phút.

Phần D Thiết bị gọi chọn số (DSC)

1. Thiết bị phải tuân theo các điều khoản tương ứng của các khuyến nghị ITU – R về hệ thống DSC
(4)
2. Thiết bị DSC phải bao gồm
1. Thiết bị giải mã và mã hoá thông tin DSC
2. Thiết bị cần thiết cho việc tạo thành bức điện DSC.
3. Thiết bị kiểm tra thông tin DSC trước khi phát đi.
4. Thiết bị hiển thị thông tin nhận được bằng ngôn ngữ đơn giản,.
5. Thiết bị để vào thông tin về vị trí bằng tay đồng thời có thể trang bị vào thông tin tự động.
6. Thiết bị để vào thông tin về thời gian ở vị trí đã được định rõ bằng tay, đồng thời có thể phải trang
bị vào thông tin tự động.
3. Lưu giữ thông tin cấp cứu
3.1 Nếu các thông tin nhận được không được in ngay, phải trang bị bộ nhớ có đủ dung lượng để lưu
được ít nhất 20 lần thông tin cấp cứu thu được trong thiết bị quy định này.
3.2 Các thông tin này phải được lưu đến khi đọc ra
4. Phải có thể vào và tạo ra các thông tin cấp cứu và an toàn DSC từ vị trí điều khiển hàng hải
thông thường. Bộ tạo thông tin cấp cứu bằng lời DSC phải như nêu ở 2.5 phần A.
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 51
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

5. Việc tạo thông tin cấp cứu DSC phải được ưu tiên trước bất kỳ hoạt động nào khác của thiết bị.
6. Các mã hiệu phân biệt của thiết bị phải được lưu trong bộ DSC. Người sử dụng phải không thể
dễ dàng thay đổi được các thông số này.
7. Phải trang bị một bộ kiểm tra thường ngày các thiết bị DSC nhưng không phát xạ các tín hiệu.
8. Phải có một thiết bị báo động bằng âm thanh và chỉ báo ánh sáng để chỉ ra khi nhận được một
thông báo cấp cứu hoặc cuộc gọi khẩn cấp hoặc cuộc gọi thuộc sự cố. Không thể làm hư hỏng
được báo động và chỉ báo này. Phải đảm bảo rằng chỉ có thể đặt lại được báo cáo và chỉ báo này
bằng tay.

Phần E Thiết bị in băng dải hẹp (NBDP)

1. Thiết bị phải tuân theo các Khuyến nghị ITU-R tương ứng về hệ thống NBDP(5). Phải trang bị
cho việc sử dụng dịch vụ hàng hải di động theo phụ lục 43 của Thể lệ vô tuyến điện ITU. Thiết bị
phải có khả năng hoạt động ở dạng FEC và ARQ ở các kênh tần đơn đã được ấn định cho hoạt
động cứu nạn NBDP.
2. Các mã hiệu phân biệt của thiết bị phải được lưu trong bộ NBDP. Người sử dụng không thể dễ
dàng thay đổi được các thông số này.
3. Thiết bị NBDP phải bao gồm:
1. Bộ giải mã và mã hoá thông tin
2. Bộ tạo và kiểm tra thông tin phát.
3. Bộ in các thông tin nhận được.

52 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 9 Thiết bị Inmarsat-C (Nghị Quốc A.807) (19)

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các trạm thôngtin Inmarsat-C đất tàu có
khả năng phát và thu các thông tin in trực tiếp

1. Giới thiệu:
1.1. Mỗi trạm thông tin Inmarsat-C tàu bờ có khả năng phát và thu các thông tin in trực tiếp phải tuân
theo các yêu cầu chung ở Nghị quyết A.694(17) và tối thiểu phải tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra
dưới đây.
1.2. Bất kỳ thiết bị gọi tăng cường nào trang bị cho tàu phải tuân theo các tiêu chuẩn đối với thiết bị
gọi tăng cường ở Nghị quyết A.664(16)
2. Các yêu cầu kỹ thuật
Trạm thông tin đất tàu phải là loại được Inmarsat phê duyệt và phải tuân theo các điều kiện môi
trường nêu ở các yêu cầu kỹ thuật đối với các trạm thông tin Inmarsat đất tàu.
3. Hoạt động
3.1. Không thể thay đổi mã số phân biệt của đài tàu từ bên ngoài thiết bị.
3.2. Phải có khả năng vào và tạo các cuộc gọi cấp cứu tai nạn từ vị trí diều khiển hàng hải thông
thường và tối thiểu tại một vị trí khác được thiết kế cho việc tạo các thông báo cấp cứu.
3.3. Một thông báo cấp cứu phải chỉ xuất hiện khi tác động vào nút ấn phát cấp cứu riêng biệt. Nút ấn
này phải không trùng với bất kỳ nút nào ở bảng nhập số liệu ITU-T hoặc một bàn phím ISO trên
thiết bị.
3.4. Nút ấn cấp cứu riêng biệt phải.
1. Nhận biết rõ ràng và
2. Phải được bảo vệ tránh các tác động vô tình.
3.5. .Việc tạo tín hiệu thông báo cấp cứu yêu cầu phải thông qua ít nhất hai hành động độc lập.
3.6. Thiết bị phải chỉ rõ trạng thái của việc phát đi tín hiệu cấp cứu.
3.7. Phải có thể ngắt và phát tín hiệu cấp cứu ở bất kỳ thời điểm nào.
3.8. Phải cung cấp thiết bị để.
1. Nhập tự động và bằng tay thông tin về vị trí.
2. Nhập tự động và bằng tay thời gian mà tại thời điểm đó vị trí đã được xác định.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 53


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phần 10 Thiết bị Inmarsat (Nghị quyết A.808 (19)

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với trạm thông tin tàu đất có khả năng thông
tin hai chiều

1. Giới thiệu
1.1. Mỗi trạm thông tin đất tàu có khả năng đàm thoại và in trực tiếp tuân theo các yêu cầu chung ở
Nghị quyết A.694(17) và tối thiểu phải tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra dưới đây.
2. Các yêu cầu kỹ thuật:
Trạm thông tin đất tàu phải là loại Inmarsat phê duyệt và phải tuân theo các điều kiện môi trường
nêu ở các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm thông tin Inmarsat tàu đất có khả năng thông tin hai
chiều.
3. Hoạt động.
3.1. Không thể thay đổi các mã số phân biệt của trạm trên tàu từ bên ngoài thiết bị.
3.2. Phải có khả năng nhập và tạo các cuộc gọi hoặc in trực tiếp thông báo cấp cứu từ vị trí điều
khiển hàng hải thông thường và từ bất kỳ vị trí nào được thiết kế cho việc tạo các thông báo cấp
cứu. Ngoài ra nếu có trang bị buồng vô tuyến điện, bộ tạo các cuộc gọi thông báo cấp cứu cũng
phải được đặt tại buồng vô tuyến điện.
3.3. Nếu không có các thiết bị khác để thu các thông báo cấp cứu, khẩn cấp và thông tin an toàn hoặc
thông báo vị trí cấp cứu truyền tiếp và mức hiện có của các tín hiệu báo động âm thanh do thiết
bị điện thoại hoặc điện báo in chữ cung cấp được xem xét không đủ điều kiện, thì thiết bị của
trạm đất tàu phải được cấu tạo để tạo các báo động âm thanh/ánh sáng ở mức độ phù hợp.
3.4. Phải có thể ngắt và phát thông báo cấp cứu ở bất kỳ thời điểm nào.
3.5. Một thông báo cấp cứu phải chỉ xuất hiện khi tác động vào nút ấn phát dành riêng cho cấp cứu.
Nút ấn này phải không trùng với bất kỳ nút nào ở bảng nhập số liệu ITU-T hoặc một bàn phím
ISO trên thiết bị.
3.6. Nút ấn dành riêng cho cấp cứu phải
1. Nhận biết rõ ràng, và
2. Phải được bảo vệ tránh các tác động vô tình..
3.7. Việc tạo tín hiệu thông báo cấp cứu yêu cầu phải thông qua ít nhất hai hành động độc lập.
3.8 Các mục 3.5, 3.6 không áp dụng cho các trạm thông tin đất tàu Inmarsat –A
4, Các tần số vô tuyến điện nguy hiểm
Để cảnh báo các vùng có phát xạ nguy hiểm, phải có biển cảnh báo gắn ở vòm anten ở vị trí
thích hợp để chỉ báo khoảng cách mà ở đó mức phát xạ là 100W/m2, 25 W/m2, 10W/m2.
5. Nguồn điện
5.1 Trạm thông tin đất tàu thông thường phải được cung cấp từ nguồn điện chính trên tàu. Đồng thời
phải có thể hoạt động được trạm đất tàu và các thiết bị cần thiết cho các chức năng thông
thường, kể cả về hệ thống đồng chỉnh anten bằng nguồn điện thay thể dự phòng.
5.2 Việc thay đổi nguồn điện mà làm gián đoạn việc cấp nguồn đến 60 giây phải không làm thiết bị ở
trạng thái không hoạt động hoặc yêu cầu thiết bị phải khởi động lại.
6. Lắp đặt anten
6.1 Anten cần được lắp đặt tại vị trí mà không có cản trở đáng kể để làm kém hiệu quả hoạt động
của thiết bị do khi hạ phương vị dưới nào tới một góc ngẩng – 5 độ.

54 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

6.2 Việc lắp đặt anten cần thiết phải xem xét cẩn thận cần tính toán ảnh hưởng của mức rung động
mạnh khi đưa vào sử dụng cột cao và cần thiết giảm đến mức tối thiểu các góc khuất. Chống lại
việc làm kém hiệu qủa đáng kể hoạt động của thiết bị đặc biệt trong phạm vi 10 m của vòm anten
mà có thể gây ra một góc khuất lớn hơn 6 độ.
6.3 Các thiết bị trên boong phải được đặt cách xa tổ hợp anten của thiết bị thông tin và hàng hải đến
mức có thể được.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 55


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 11 Thiết bị Two – way VHF (nghị quyết A. 809 (19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến điện thoại two – way VHF
cầm tay dùng trên phương tiện cứu sinh
I. Giới thiệu
Để bổ sung cho các yêu cầu của Quy định về trang bị vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU
– R tương ứng và những quy định chung ở nghị quyết A.694 (17) thiết bị vô tuyến điện thoại Two
– way VHF cầm tay dùng trên phương tiện cứu sinh phải tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra dưới
đây.
2. Quy định chung
2.1 Thiết bị có thể cầm được bằng tay và có khả năng sử dụng để liên lạc giữa các phương tiện cứu
sinh với nhau, giữa phương tiện cứu sinh và tày, giữa phương tiện cứu sinh với các phương tiện
cứu hộ. Nó cũng phải có thể sử dụng làm thiết bị thông tin trên tàu khi hoạt động ở tần số phù
hợp.
2.2 Thiết bị phải bao gồm tối thiêu
1. Một bộ phát / thu bao gồm cả anten và pin
2. Một bộ điều khiển có nút ấn chuyển phát và một micro và loa bên trong.
2.3 Thiết bị phải
1. Phải có thể thao tác bởi người không có chuyên môn.
2. Phải có khả năng thao tác bởi người đeo găng tay như yêu cầu đối với bộ quần áo chống
mất nhiệt ở quy định 33 chương III – solas 74.
3. có khả năng thao tác bằng chỉ một tay trừ việc lựa chọn kênh
4. Chịu được rơi từ độ cao 1m xuống bề mặt cứng,.
5 Kín nước ở độ sâu 1m trong ít nhất 5 phút
6. Duy trì khả năng kín nước khi chịu tác động thay đổi nhiệt độ đột ngột đến 45 +0+ trong
điều kiện bị nhjngs chìm trong nước.
7. Không bị tác động có hại của nước biển, hoặc dầu, hoặc cả hai.
8. Không có những cạnh sắc nhọn nhô ra có thể làm hư hại phương tiện cứu sinh.
9. Kích thước nhỏ gọn và nhẹ.
10. Có khả năng hoạt động trong điều kiện tiếng ồn xung quanh thường gặp trên tàu hoặc trên
phương tiện cứu sinh.
11. Có các quai đeo để đeo nó vào quần áo của người sử dụng.
12. Chịu được thời gian dài phơi dưới ánh nắng và có màu vàng sẫm hoặc da cam hoặc kẻ
xung quanh đường viền màu vàng sẫm hoặc da cam.
3. Phát xạ, dải tần và kênh
3.1 Thiết bị vô tuyến điện thoại Two – way VHF phải có khả năng hoạt động ở tần số 156,8 Mhz
(kênh 16VHF) và tối thiểu một kênh bổ sung khác.
3.2 Tất cả các kênh thiết kế phải chỉ là kênh đàm thoại đơn công.
3.3 Phát xạ phải tuân theo phụ lục 19 của thể lệ vô tuyến điện.
4. Điều khiển và chỉ báo
4.1 Phải trang bị một công tắc bật/ tắt vf có chỉ báo ánh sáng trạng thái thiết bị đang bật.
4.2 Bộ thu phải được trang bị chiết áp để có thể điều chỉnh được âm lượng ra.

56 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

4.3 Phải trang bị một núm điều chỉnh lọc âm và một núm chọn kênh.
4.4 Việc chọn kênh phải thực hiện được dễ dàng và các kênh phải được chỉ thị rõ ràng.
4.5 Chỉ báo kênh phải tuân theo phụ lục 18 của thể lệ vô tuyến điện.
4.6 Phải có chỉ báo rõ ràng rằng kênh 16 đã được chọn ở mọi điều kiện về ánh sáng xung quanh.
5. Thời gian khởi động cho phép
Thiết bị phải có thể hoạt động được sau khi đóng nguồn cung cấp 5 giây
6. Bảo vệ an toàn
Trong quá trình hoạt động thiết bị không thể bị sự cố do ảnh hưởng của việc mở mạch hoặc ngắn
mạch ưu tiên.
7. Công suất phát
Công suất bức xạ hiệu dụng tối thiều phải là 0,25 W. Nếu công suất bức xạ hiệu dụng lớn hơn
1W thì yêu cầu phải có núm điều chỉnh giảm xuống hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 1W. Khi sử dụng
thiết bị để liên lạc thì công suất ra không được quá 1W ở các tần số này.
8. Các thông số thu
8.1 Độ nhạy của bộ thu phải dương hoặc lớn hơn 2 (V c.m.f đối với tỷ lệ tín hiệu/ tạp âm ở đầu ra là
12dB.
8.2 Khả năng chống nhiễu của bộ thu phải sao cho các tín hiệu cần thiết không bị ảnh hưởng nhiều
bởi các tín hiệu không cần thiết.
9. Anten
Anten phải là loại cực đứng, càng chính xác càng tốt, và vô hướng theo phương ngang anten
phải đủ hiệu quả để phát và thu tín hiệu ở các tần số hoạt động.
10. Công suất ra của bộ thu
10.1 Âm thanh ra phải đủ nghe được trong điều kiện tiếng ồn thường có trên tàu hoặc trên phương
tiện cứu sinh.
10.2 Trong quá trình phát, công suất ra của bộ thu phải được chặn lại.
11. Điều kiện môi trường
Thiết bị phải được thiết ké sao cho có thể hoạt động ở điều kiện môi trường xung quanh từ –
200C đến + 550C không thể bị hư hỏng khi cất giữ tạm thời trong điều kiện dải nhiệt độ từ –
300C đến + 700C.
12. Nguồn điện
12.1 Nguồn điện cung cấp phải lắp đặt bên trong thiết bị và có thể được thay thế được. đồng thời thiết
bị phải có thể hoạt động được bằng nguồn điện bên ngoài.
12.2 Thiết bị mà không thể thay thế được nguồn năng lượng cung cấp phải trang bị pin chuyên dụng
để sử dụng trong trường hợp tai nạn. Pin này phải có băng bảo đảm chỉ ra rằng nó chưa hề
được sử dụng.
12.3 Thiết bị mà không thể thay thế được nguồn năng lượng cung cấp phải trang bị pin. Thiết bị vô
tuyến điện thoại two – way cầm tay phải có băng bảo đảm để chỉ ra rằng nó chưa hề được sử
dụng.
12.4 Pin phải có dung lượng đủ đảm bảo hoạt động của thiết bị trong 8 giờ công suất phát lớn nhất
vơí chu kỳ công tác là 1:9 chu kỳ công tác được định rõ là 6 giây phát, 6 giây thu trên mức mở bộ
lọc và 48 giây thu dưới mức bộ lọc.
12.5 Các pin phải có thời hạn sử dụng ít nhất là 2 năm và nếu chỉ rõ có thẻ thay thế được thì phải có
màu hoặc đánh dấu như nêu ở 2,3.13

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 57


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

12.6 Pin không phải dùng trong trường hợp cấp cứu phải có màu hoặc đánh dấu để sao cho tránh
nhầm lãan với các pin sử dụng trong trường hợp cấp cứu.
13. Nhãn chỉ dẫn
Để bổ sung cho các yêu cầu đã nêu ở nghị quyết A.694 (17) phải ghi rõ bên ngoài thiết bị
1. Hướng dẫn sử dụng tóm tắt và
2. Ngày hết hạn của pin sử dụng
Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến điện thoại two – way VHF
lắp đặt cố định trên phương tiện cứu sinh

58 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 12 Thiết bị VHF.EPIRB(Nghị quyết A.805(19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với phao vô tuyến định vi sự cố VHF tự nổi

Phần A quy định chung

1. Giới thiệu
Để bổ sung cho các yêu cầu của Quy định về trang bị vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU-
R tương ứng và những quy định chung của Nghị quyết A.694(17), phao vô tuyến định vị sự cố tự
nổi VHF(EPIRB) phải tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra dưới đây:
2. Quy định chung
2.1 EPIRB phải có được khả năng phát được thông báo cấp cứu và chỉ ra vị trí phát tín hiệu như thiết
bị phát báo ra đa 9 GHz. Hai chức năng này nằm trên cùng một khối. Thiết bị phát báo
rađa(SART) phải được tuân theo các Khuyến nghị ở ”Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị phát
sóng ra đa sử dụng trên phương tiện cứu sinh sử dụng cho hoạt động tìm và cứu” (Nghị quyết
A.802(19)) và phải có khả năng chỉ rõ vị trí của thiết bị đang phát tín hiệu trên các rađa tìm cứu
bằng một chuỗi các điểm cách nhau như đã nêu ở Nghi quyết A.530(13).
2.2 EPIRB phải là loại tự nổi. Thiết bị, các bộ phận giữ và nhả phải có thể nhả được trong điều kiện
khó khăn nhất.
2.3 VHF EPIRB phải
.1 Có khả năng dễ dàng thao tác bởi người không có chuyên môn.
.2 Được lấp đặt sao cho loại trừ được các tác động vô hình.
.3 Được thiết kế sao cho các phần điện phải được kín nước ở độ sâu 10m trong ít nhất 5
phút. Phải có thể chịu được việc thay đổi nhiệt độ tới 45 độC từ vị trí lắp đặt đến vị trí ngập
sâu trong nước. Các tác động xấu của môi trường biển, việc ngưng đọng và rò rỉ nước phải
không thể ảnh hưởng tới phao.
.4 Tự động hoạt động sau khi nổi tự do.
.5 Có khả năng đưa vào hoạt động bằng tay và ngừng hoạt động bằng tay.
.6 Được trang bị bộ phận để chỉ báo tín hiệu đang được phát đi.
.7 Có khả năng nổi thẳng đứng khi nước lặng, và có trạng thái ổn định và đủ lực nổi(tôt nhất
là trên 20N) trong mọi điều kiện biển.
.8 Có khả năng rơi xuống nước từ độ cao 20m ma không bị hư hại.
.9 Có khả năng thử được ở trên tàu, mà không phát ra thông báo tai nạn, để khẳng định chắc
chắn rằng nó có khả năng sẵn sàng hoạt động.
.10 Có màu vàng sẫm hoặc da cam và phải được gắn vật liệu phản quang.
.11 Được trang bị các dây nổi, phù hợp cho việc sử dụng như dây của phương tiện cứu sinh,
phải bố trí sao cho tránh bị mắc vào kết cấu của tàu khi nổi tự do.
.12 Được trang bị đèn công tác chu kỳ nhỏ(0,75cd), hoạt động khi trời tối, để chỉ ra vị trí của
phao cho những người cứu nạn và đội cứu hộ gần đó.
.13 Không bị tác động có hại cho nước biển hoặc dầu, và
.14 Chịu được phơi lâu dài dưới ánh nắng.
2.4 Pin phải có đủ dung lượng cần thiết để VHF EPIRB có thể hoạt động tối thiểu 48 giờ.
2.5 VHF EPIRB phải được thiết kế sao cho có thể hoạt động trong các điều kiện môi trường sau:
.1 Nhiệt độ xung quanh từ –200 C đến + 55o C
.2 Băng

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 59


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

.3 Tốc độ gió tương đối tới 100knốt, và


.4 Cất giữ ở nhiệt độ từ –300 C đến +650 C
2.6 Việc lắp đặt VHF EPIRB phải:
.1 Điều khiển hoạt động bằng tay tại chỗ, việc điều khiển hoạt động từ xa cũng có thể thực
hiện được tại buồng lái khi thiết bị được lắp đặt trên giá đỡ tự nổi.
.2 Khi giữ vị trí cố định trên tàu, có khả năng sẵn sàng hoạt động trong điều kiện nghiêng lệch
và rung động mạnh và các điều kiện môi trường thường gặp trên boong trong quá trình tàu
hành trình, và
.3 Được thiết kế để rời và nổi tự do sau khi đạt tới độ sâu 4m ở bất kỳ góc nghiêng của tàu
nào.
3. Nhãn chỉ dẫn
Bổ sung cho các yêu cầu nêu ở Nghi quyết A.694(17) trong phần những quy định chung, bên
ngoài các thiết bị phải được ghi rõ ràng:
.1 Hướng dẫn hoạt động tóm tắt.
.2 Ngày hết hạn của pin sử dụng.

Phần B Tín hiệu cảnh báo gọi chọn số

1. Tín hiệu cảnh báo tai nạn gọi chọn số của EPIRB VHF phải được phát ở tần số 156,525Mhz sử
dụng phát xạ G2B.
2. Dung sai tần số không được quá 10 phần triệu.
3. Độ rộng băng tần cần thiết phải nhỏ hơn 16kHz.
4. Công suất phát nhỏ nhất phải bằng 100mW.
5. Phương phát xạ phải được phân cực thẳng đứng tại nguồn phát.
6. Điều biến
6.1 Phải sử dụng việc điều tần với đặc tính khuyếch đại trước 6dB/quãng tám(điều pha) với điều biến
sóng ngang phụ.
6.2 Phải sử dụng một sóng ngang phụ1700Hz với tần số biến thiên trong khoảng 1300 Hz và 2100
Hz.
6.3 Độ lệch tần số ở 1300Hz và 2100Hz phải trong phạm vi ±10 Hz.
6.4 Dải điều biến tần số phải bằng 1200 baub.
6.5 Hệ số điều biến phải bằng 2,0 ±10%.

7. Sắp xếp thông tin DSC và chuỗi xung phát


7.1 Các đặc tính kỹ thuật của thông tin DSC phải tuân theo một chuỗi của “gọi cấp cứu” như đưa ra ở
Khuyến nghị ITU-R M.493.
7.2 “Phát xạ EPIRB ” phải chỉ ra tính chất tai nạn.
7.3 Thông tin về “toạ độ” và “thời gian” không nhất thiết phải nằm trong đó. Trong trường hợp này số
0 lặp lại 10 lần và số 8 lặp lại 4 lần phải nằm trong đó như nêu ở Khuyến nghị ITU-R M.493.
7.4 “Kiểu thông tin tiếp sau” đưa ra phải là “không thông tin” (ký hiệu #126) chỉ ra rằng không có
thông tin tiếp theo.
7.5 Tín hiệu cấp cứu phải được phát dưới dạng chuỗi xung. Chuỗi xung phát (N+1) mà bao gồm 5
xung DSC liên tục phải có một khoảng cách Tn sau đó mới tới xung phát thứ N như ở hình 1.

60 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Nếu Tn = (240+10N)s ± 5% và N=1, 2,3 ….

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 61


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 13 Thiết bị S.EPIRB 406 MHz (Nghị quyết A.810(19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với phao tự nổi vô tuyến định vị sự cố qua vệ
tinh sự cố hoạt động ở tần số 406MHz

Phần A Quy định chung

1. Giới thiệu
Để bổ sung cho các yêu cầu của Thể lệ vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU-R tương ứng
và những quy định chung của Nghị quyết A.694(17), phao vô tuyến định vị sự cố tự nổi
VHF(EPIRB) phải tuân theo các tiêu chuẩn đưa ra dưới đây:
2. Quy định chung
2.1 S.EPIRB phải có được khả năng phát được thông báo cấp cứu tới một vị tinh địa cực.
2.2 S.EPIRB phải là loại tự nổi. Thiết bị, các bộ phận giữ và nhả phải có thể nhả được trong điều
kiện khó khăn nhất thường gặp trên biển.
2.3 S.EPIRB phải
.1 Phương tiện thích hợp để chống lại việc đưa vào hoạt động do vô ý.
.2 Được thiết kế sao cho các phần điện phải được kín nước ở độ sâu 10m trong ít nhất 5
phút. Phải có thể chịu được việc thay đổi nhiệt độ tới 450C từ vị trí lắp đặt đến vị trí ngập
sâu trong nước. Các tác động xấu của môi trường biển, việc ngưng đọng và rò rỉ nước phải
không thể ảnh hưởng tới phao.
.3 Tự động hoạt động sau khi nổi tự do.
.4 Có khả năng đưa vào hoạt động và ngừng hoạt động bằng tay.
.5 Được trang bị bộ phận để chỉ báo tín hiệu đang được phát đi.
.6 Có khả năng nổi thẳng đứng khi nước lặng, và có trạng thái ổn định và đủ lực nổi(tôt nhất
là trên 20N) trong mọi điều kiện biển.
.7 Có khả năng rơi xuống nước từ độ cao 20m ma không bị hư hại.
.8 Có khả năng thử được, mà không sử dụng hệ thống vệ tinh, để khẳng định chắc chắn rằng
nó có khả năng sẵn sàng hoạt động.
.9 Có màu vàng sẫm hoặc da cam và phải được gắn vật liệu phản quang.
.10 Được trang bị một dây buộc làm vật liệu nổi, phải bố trí sao cho tránh bị kẹt vào kết cấu của
tàu khi nổi.
.11 Được trang bị đèn nhấp nháy chu kỳ (0,75cd), hoạt động khi trời tối, để chỉ ra vị trí của
phao cho những người cứu nạn và đội cứu hộ gần đó.
.12 Không bị tác động có hại cho nước biển hoặc dầu, và
.13 Chịu được phơi lâu dài dưới ánh nắng.
.14 Được trang bị tần số 121,5 Mhz chủ yếu dùng cho việc tìm kiếm máy bay.
2.4 Pin phải có đủ dung lượng cần thiết để VHF EPIRB có thể hoạt động tối thiểu 48 giờ.
2.5 S.EPIRB phải được thiết kế sao cho có thể hoạt động trong các điều kiện môi trường sau:
.1 Nhiệt độ xung quanh từ –200 C đến +550 C
.2 Băng
.3 Tốc độ gió tương đối tới 100knốt, và
.4 Cất giữ ở nhiệt độ từ –300 C đến +65o C

62 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

2.6 S.EPIRB được lắp đặt phải:


.1 Điều khiển hoạt động bằng tay tại chỗ, việc điều khiển hoạt động từ xa cũng có thể thực
hiện được tại buồng lái khi thiết bị được lắp đặt trên giá đỡ tự nổi.
.2 Khi giữ vị trí cố định trên tàu, có khả năng sẵn sàng hoạt động trong điều kiện nghiêng lệch
và rung động mạnh và các điều kiện môi trường thường gặp trên boong trong quá trình tàu
hành trình, và
.3 Được thiết kế để rời và nổi tự do sau khi đạt tới độ sâu 4m ở bất kỳ góc nghiêng của tàu
nào.
4. Chức năng phát thông báo tai nạn
3.1 Khi EPIRB được hoạt động bằng tay thông báo tai nạn phải chỉ xuất hiện khi người sử dụng phát
thông báo tai nạn.
3.2 Bộ phận chỉ báo phải:
.1 Nhận biết rõ ràng.
.2 Được bảo vệ chống lại các tác động vô hình.
3.3 Việc xuất hiện thông báo cấp cứu phải thông qua ít nhất 2 hành động độc lập.
3.4 EPIRB phải khônh tự động sau khi tháo rời bằng tẩy khỏi bộ nhả cơ khí
5. Nhãn chỉ dẫn
Bổ sung cho các yêu cầu nêu ở Nghi quyết A.694(17) trong phần những quy định chung, bên
ngoài các thiết bị phải được ghi rõ ràng:
.1 Hướng dẫn hoạt động tóm tắt.
.2 Ngày hết hạn của pin sử dụng, và
.3 Mã phân biệt được cài đặt vào bộ phát.

Phần B Tín hiệu vệ tinh

1. Tín hiệu cảnh báo tai nạn gọi chọn số của EPIRB phải được phát ở tần số 406,025Mhz sử dụng
phát xạ G1B.
2. Các đặc tính kỹ thuật của tín hiệu phát và định dạng bức điện phát phải tuân theo Khuyến nghị
ITU-R M.633.
3. Phải lưu giữ các vị trí thông báo tai nạn trong EPIRBẻư dụng bộ nhớ không đổi.
4. Mã phân biệt phao duy nhất phải là một phần của tất cả các bức điện phát.
Tới ngày 01.02.1999, mã phân biệt này phải là mã 3 số đối với các quốc gia mà phao đăng ký,
phải tuân theo các yêu cầu sau:
.1 Chuỗi 6 số của trạm ohân biệt của tàu phải tuân theo Phụ lục 43 của Thể lệ vô tuyến điện
ITU, hoặc
.2 Một dãy số duy nhất, hoặc
.3 Một Hô hiệu
Khuyến khích sử dụng phương pháp .1.
Sau 01.02.1999 tất cả các phao trang bị mới phải áp dụng phương án .1.
5. Tín hiệu dẫn đường 121,5 Mhz phải:
.1 Có chu kỳ làm việc liên tục, trừ khi nó có thể bị ngắt trong khoảng tối đa 2 giâyđể phát tín
hiệu 406 Mhz, và

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 63


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

.2 Tuân theo đặc tínhkỹ thuật ở Phụ lục 37A của Thể lệ vô tuyến điện. Ngoại trừ về hướng
quét, hướng quét có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

64 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 14 Thiết bị S.EPIRB 1,6 GHz (Mghị quyết A.812(19))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với phao vô tuyến định vị vị trí sự cố tự nổi
hoạt động qua hệ thống vệ tinh địa tĩnh INMARSAT trên tần số 1,6 MHz

Phần A Quy định chung


1. Giới thiệu
Để bổ sung cho các yêu cầu của Thể lệ vô tuyến điện, những khuyến nghị của ITU-R tương ứng,
các yêu cầu kỹ thuật tương ứng của Inmarsat và những quy định chung của Nghị quyết
A.694(17), phao vô tuyến định vị sự cố qua vệ tinh tự nổi (EPIRB) phải tuân theo các tiêu chuẩn
đưa ra dưới đây:
2. Quy định chung
2.1 S.EPIRB phải có được khả năng phát được thông báo cấp cứu tới một vị tinh địa tĩnh.
2.2 S.EPIRB phải là loại tự nổi. Thiết bị, các bộ phận giữ và nhả phải có thể nhả được trong điều
kiện khó khăn nhất.
2.3 Các trang bị tự nổi tự do đưa ra phải được tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn đối với
trang bị nhả nổi tự do của thiết bị vô tuyến điện sự cố ở Nghị quyết A.662(16).
2.4 S.EPIRB phải
.1 Được lắp đặt sao cho loại trừ được các tác động vô tình.
.2 Được thiết kế sao cho các phần điện phải được kín nước ở độ sâu 10m trong ít nhất 5
phút. Phải có thể chịu được việc thay đổi nhiệt độ tới 450C từ vị trí lắp giữ đến vị trí ngập
sâu trong nước. Các tác động xấu của môi trường biển, việc ngưng đọng và rò rỉ nước phải
không thể ảnh hưởng tới phao.
.3 Tự động hoạt động sau khi nổi tự do.
.4 Liên tục cung cấp các số liệu về vị trí của tàu một cách tự động trong các thông tin tai nạn
khi hoạt động.
.5 Được trang bị cùng các thiết bị phát báo rađa tìm cứu, trừ khi các thiết bị tập trung bao gồm
cả việc tự động cập nhật vị trí sau khi hoạt động.
.6 Có khả năng đưa vào hoạt động và ngừng hoạt động bằng tay.
.7 Được trang bị bộ phận để chỉ báo tín hiệu đang được phát đi.
.8 Có khả năng nổi thẳng đứng khi nước lặng, và có trạng thái ổn định và đủ lực nổi(tôt nhất
là trên 20N) trong mọi điều kiện biển.
.9 Có khả năng rơi xuống nước từ độ cao 20m ma không bị hư hại.
.10 Có khả năng thử được, mà không sử dụng hệ thống vệ tinh, để khẳng định chắc chắn rằng
nó có khả năng sẵn sàng hoạt động.
.11 Có màu vàng sẫm hoặc da cam và phải được gắn vật liệu phản quang.
.12 Được trang bị một dây buộc làm vật liệu nổi, phải bố trí sao cho tránh bị kẹt vào kết cấu của
tàu khi nổi tự do.
.13 Được trang bị đèn nhấp nháy chu kỳ nhỏ (0,75cd), hoạt động khi trời tối, để chỉ ra vị trí của
phao cho những người cứu nạn và đội cứu hộ gần đó.
.14 Không bị tác động có hại cho nước biển hoặc dầu, và
.15 Chịu được phơi lâu dài dưới ánh nắng.
2.5 Pin phải có đủ dung lượng hoạt động:

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 65


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

.1 Phát thông báo tai nạn trong 4 giờ theo Khuyến mghị ITU-R M.632 hoặc tối thiểu 48 giờ
nếu các thiết bị tập trung bao gồm cả việc cập nhật tự động vị trí, và
.2 Bất kỳ thiết bị nào khác (ví dụ SART và đền chip tối thiểu 48 giờ)
2.6 EPIRB phải được thiết kế sao cho có thể hoạt động trong các điều kiện môi trường sau:
.1 Nhiệt độ xung quanh từ –200 C đến +550 C
.2 Băng
.3 Tốc độ gió tương đối tới 100knốt, và
.4 Sau khi bảo quản ở nhiệt độ từ –300 C đến +70o C
2.7 EPIRB được lắp đặt phải:
.1 Điều khiển hoạt động bằng tay tại chỗ, việc điều khiển hoạt động từ xa cũng có thể thực
hiện được tại buồng lái khi thiết bị được lắp đặt trên giá tự nổi.
.2 Có khả năng, khi cố định trên tàu, hoạt động trong điều kiện có nghiêng lắc và rung động và
các điều kiện môi trường thường gặp trên boong trong quá trình tàu hành trình, và
.3 Được thiết kế để nhả và nổi tự do sau khi đạt tới độ sâu 4m ở bất kỳ góc nghiêng của tàu
nào.
2.8 Bất kỳ đầu nối nào đến S.EPIRB, chẳng hạn như để cung cấp số liệu hoặc nguồn điện, phải là
loại không bị ăn mòn và được bảo vệ tránh bị đứt.
3 Chức năng phát thông báo cấp cứu.
3.1 Khi S.EPIRB được hoạt động bằng tay, một thông báo cấp cứu phải chỉ hiện phát thông báo cấp
cứu.
3.2 Bộ phận chỉ báochuyên dụng phải:
.1 Nhận biết rõ ràng, và
.2 Được bảo vệ chống lại các tác động vô tình.
3.3 Việc tạo thông báo cấp cứu phải thông qua ít nhất 2 hành động độc lập.
3.4 S.EPIRB phải không tự động sau khi tháo rời bằng tay khỏi bộ nhả cơ khí
4 Nhãn chỉ dẫn
Bổ sung cho các yêu cầu nêu ở Nghi quyết A.694(17) trong phần những quy định chung, bên
ngoài các thiết bị phải được ghi rõ ràng:
.1 Hướng dẫn hoạt động tóm tắt.
.2 Ngày hết hạn của pin sử dụng,

Phần B Tín hiệu vệ tinh

1. S.EPIRB phải bao gồm các thiết bị để phát ở dải tần số 1644,3 đến 1644.5 Mhz và sau khi áp
dụng toàn bộ múi không gian thế hệ Inmarsat thứ hai dải tần số chỉ là 1645,5 đến 1646,5 Mhz.
S.EPIRB có thể phát thay thế liên tiếp thay thế liên tiếp thông báo cấp cứu ở các dải tần từ
1644,3 đến 1644,5 và 1645,5 và 1646,5 Mhz. Sau khi áp dụng toàn bộ múi không gian thế hệ
Inmarsat thứ hai dải tần số chỉ là 1645,5 đến 1646,5 Mhz.
2. Đặc tính kỹ thuật của tín hiệu phát và việc định dạng thông tin phải tuân theo Khuyến nghị ITU-R
M.632. Các cặp mã hệ thống trên đường sống vô tuyến của vệt inh và các hiển thị phải được sử
dụng cho việc điều khiển trong hệ thống, phân bố và đăng ký. Mã hệ thống phải được cài đặt
trong Inmarsat-E EPIRB và được bảo vệ trong suet quá trình hoạt động để ngăn ngừa bất kỳ thay
đổi không được phép nào.

66 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

3. Mã hệ thống phải là một phần trong tất cả các thông tin phát. Cơ sở dữ liệu đăng ký Inmarst-
EPIRB được duy trì bởi Inmarst, phù hợp với đề nghị phân biệt và bất kỳ mẫu chữ và số của mã
phận biệt quốc gia phải là mã hệ thống duy nhất.
Ghi chú: Thay thế thuật ngữ “Mã số phân biệt đài tàu” bằng “Mã hệ thống” trong Khuyến nghị
ITU-R M.632 đang được ITU xem xét. Ghi chú này sẽ không phải áp dụng sau khi bổ sung
sửa đổi của Khuyến nghị ITU-R M.632 được ITU chính thức phê chuẩn.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 67


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 15 Thiết bị tự nhả (Nghị quyết A.662(16))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị tự nhả và bố trí hoạt động cho các
thiết bị vô tuyến sự cố
1. Thiết bị tự nhả và bố trí hoạt động phải sao cho dể nhả tự động các thiết bị vô tuyến đã định khi
tàu chìm và đưa nó vào hoạt động.
2. Việc bố trí để tự nổi phải:
.1 Được thiết kế sao cho bộ nhả cơ khí phải hoạt động trước khi tàu chìm xuống độ sâu 4m ở
hướng bất kỳ,
.2 Phải có khả năng làm việc ở dải nhiệt độ từ
.3 Phải được chế tạo từ vật liệu không bị ăn mòn thích hợp để chống lại sự ăn mòn có thể là
nguyên nhân dẫn đến hư hỏng thiết bị. Không chấp nhận việc mạ hoặc bọc vỏ ngoài của
thiết bị tự nhả cơ khí.
.4 Phải được chế tạo để chống lại việc tự nhả khi bị sang biển đánh trim lên thiết bị.
.5 Không bị tác động quá mức bởi nước biển hoặc dầu hoặc do tác động dài ngày của ánh
sáng mặt trời.
.6 Phải có khả năng hoạt động được sau khi chịu sự rung động và lắc, nghiêng và các điều
kiện môi trường khác thường
.7 Nếu tàu hoạt động ở vùng có băng thì phải cố gắng thiết kế sao cho sự tạo băng trên thiết
bị là nhỏ nhất và chống lại tác động của băng gây trở ngại cho hoạt động của thiết bị vô
tuyến điện đến mức tối đa.
.8 Phải được lắp đặt sao cho thiết bị vô tuyến điện sau khi được nhả ra không bị vướng vào
các kết cấu của tàu bị chìm, và
.9 Phải được dán nhãn chỉ ra rõ ràng hướng dẫn hoạt động nhả bằng tay.
3. Đối với thiết bị vô tuyến điện được cấp nguồn hoặc nối số liệu từ bên ngoài hoặc cả hai thì
phương tiện để nối không được gây cản trở đến bộ tự nhả hoạt hoạt động của thiết bị vô tuyến
điện.
4. Phải có khả năng để đánh giá hoạt động phù hợp của thiết bị tự nhả cơ khí bằng phương pháp
đơn giản mà không làm cho thiết bị vô tuyến hoạt động.
5. Phải có khả năng để nhả thiết bị vô tuyến bằng tay thiết bị nhả cơ khí.

68 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 16 Thiết bị gọi nhóm tăng cường EGC (Nghị quyết A.664(16))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị gọi nhóm tăng cường EGC

1. Giới thiệu
1.1 Thiết bị gọi nhóm tăng cường EGC sử dụng trong hệ thống INMARST phải phù hợp với các yêu
cầu chung về thiết bị được đưa ra ở nghị quyết A.569(14) (nay đã thay bằng A.694(17)) và các
yêu cầu tối thiểu dưới đây.
1.2 Thiết bị phải có khả năng in ra bản copy thông tin thu được. Các bức điện EGC nhận được phải
được nhớ và chỉ báo rằng đã nhận được để in ra ngay sau đó, trừ những bức điện quan trọng nói
đến ở 3.2 và 3.5 phải được in ngay lúc nhận được.
1.3 Thiết bị gọi nhóm tăng cường phải hoặc được chế tạo độc lập hoặc ở dạng tổ hợp với các thiết bị
khác */1
*/1 : Các phần tử thiết bị khác, ví dụ: ang ten, bộ khuyếch đại âm tần và bộ đổi điện của đài đát
tàu (SES) có thể được dùng chung để thu các bức điện gọi nhóm tăng cường EGC.
2. Các yêu cầu kỹ thuật.
Thiết bị phải là kiểu được duyệt bởi tổ chức INMARST và phải phù hợp với các điều kiện môi
trường được đưa ra trong các yêu cầu kỹ thuật của INMARST đối với may thu EGC.
3. Hoạt động
3.1 Phải trang bị thiết bị để nhập vị trí tàu và mã vùng bằng tay vì gọi nhóm theo vùng phải được thu
nhận. Thông thường vị trí của tàu theo xác định của các thiết bị hàng hải có thể nhập vào một
cách tự động và mã vùng cũng có thể nhập tự động theo cách đó.
3.2 Phải tạo ra báo động bằng âm thanh hoặc ánh sáng từ vị trí điều khiển tàu thông thường để báo
rằng nhận được các thông tin gọi cấp cứu hoặc khẩn cấp hoặc tương tự gọi cấp cứu. Báo động
này không thể tự mất mà chỉ có thể ngắt nó bằng tay.
3.3 Thiết bị phải chỉ báo khi nó được điều chỉnh không đúng hoặc không đồng bộ với sang gọi nhóm
tăng cường.
3.4 Bất kỳ bức điện nào cũng phải được in với tỉ lệ sai sót yêu cầu nhỏ nhất. Thiết bị phải in một dấu
gạch chân dưới ký tự thu nhận không rõ ràng.
3.5 Việc chấp nhận hay loại bỏ các mã nghiệp vụ phải do sự điều khiển của người sử dụng trừ một
điều rằng thiết bị phải không có khả năng loại bỏ các bức điện có liên quan đến thông báo hàng
hải, thông báo khí tương, thông báo tìm kiếm và cứu hộ và các thông báo đặc biệt được truyền
trực tiếp tới vùng địa lý mà tàu đang hoạt động.
*/2 : Ý nghĩa của các mã nghiệp vụ là tương tự như đối với hệ thống NAVTEX (Xem khuyến
nghị 540 của CCIR và Sổ tay NAVTEX).
3.6 Phải có các biện pháp để không in liên tiếp cùng một bức điện sau khi đã nhận mà không có lỗi.
3.7 Thiết bị in phải có khả năng in ít nhất một nhóm 5 ký tự theo tiêu chuẩn IA (INMARST-A). Các
nhóm ký tự khác thường được sử dụng theo tiêu chuẩn ISO 2022 hoặc theo khuyến nghị T.61
của CCITT.
3.8 Thiết bị in phải có khả năng in ít nhất 40 ký tự trên dòng.
3.9 Bọ sử lý tín hiệu và thiết bị in phải đảm bảo rằng nếu một từ không thể đặt toàn bộ trên một dòng
thì nó phải được chuyển xuống dòng tiếp theo. Thiết bị in phải tự động chuyển 5 dòng sau khi đã
hoàn thiện bức điện.
4. Nguồn điện cung cấp
4.1 Thiết bị gọi nhóm tăng cường thông thường phải hoạt động từ nguồn điện chính của tàu, ngoài ra
phải có khả năng để hoạt động thiết bị gọi nhóm tăng cường và tất cả các thiết bị cần thiết cho
chức năng thông thường của nó từ một nguồn điện thay thế.
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 69
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

4.2 Việc đổi nguồn điện cung cấp từ nguồn này sang nguồn khác, hoặc bất kỳ một sự ngắt nguồn
nào dưới 60 giây này không yêu cầu phải vận hành lại thiết bị và không là nguyên nhân làm mất
các bức điện đã thu được lưu giữ trong bộ nhớ.
5. Lắp đặt an ten
5.1 Khi một an ten vô hướng được sử dụng thì an ten đó phải được đặt ở vị trí sao cho không vật
cản nào làm hạ thấp đáng kể đến các thông số của thiết bị xuất hiện ở phía trước và phía sau
đến –50 và ở bên phải và trái đến –150.
5.2 Khi một an ten định hướng được sử dụng thì an ten đó phải được đặt ở vị trí sao cho không một
vật cản nào làm hạ thấp đáng kể đến các thông số của thiết bị xuất hiện ở bất kỳ góc ngẩng nào
xuống tới –50.
5.3 Đối với an ten vô hướng, các vật thể, đặc biệt là các vật thể nằm gần an ten dưới 1 m có thể là
nguyên nhân tạo ra góc che lớn hơn 20 làm giảm các thông số của thiết bị.
5.4 Đối với an ten định hướng, các vật thể, đặc biệt là các vật thể nằm gần an ten dưới 10 m có thể
là nguyên nhân tạo ra góc che lớn hơn 20 làm giảm các thông số của thiết bị.

70 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 17 Thiết bị Rađar (Nghị quyết A.477(XII))

Khuyến nghị về các tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị ra đa – phần này trích dẫn phụ lục nghị
quyết A.477(XII) của IMO
1. Phạm v áp dụng:
1.1 Khuyễn nghị này áp dụng cho tất cả các thiết bị rađa của tàu được trang bị vào hoặc sau ngày
01.9.1984 theo Quy định V/12 của SOLAS 74 va cách sửa đổi.
1.2 Thiết bị rađa được trang bị trước ngày 01.9.1984 tối thiểu phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ
thuật được nêu ở nghị quyết A.222(VII).
2. Qui định chung:
Thiết bị rađa phải cung cấp các chỉ báo về nhiững liên quan đến tàu như vị trí của các tàu, xuồng
trên mặt biển, các vật cản và các phao nổi, các đường ranh giới đất bờ và các dấu hiệu hàng hải
cùng bố trí của chúng để trợ giúp hàng hảo và tránh va của tàu.
3. Tất cả các thiết bị rađa.
Tất cả các thiết bị rađa phải phù hợp với các yêu cầu tối thiểu dưới đây
3.1.Thông số về tầm hoạt động
Với an ten rađa được đặt tại độ cao 15 m trên mực nước biển yêu cầu hoạt động của rađa
ở điều kiện truyền sóng bình thường là tthiết bị phải chỉ thị rõ ràng, không có nhiễu sóng dội đối
với.
3.1.1. Đường bờ biển.
Từ cách xa 20 hải lý khi độ cao bờ đất là 60 m
Từ cách xa 7 hải lý khi độ cao bờ đất là 6 m
3.1.2. Các vật thể nổi
Tại cách xa 7 hải lý đối với tàu có tổng dung tích 5,000 từ bất cứ hướng nào của nó.
Từ cách xa 3 hải lý đối với tàu thuyền nhỏ dài trên 10 m.
Từ cách xa 2 hải lý đối với các vật thể vis dụ như phao tiêu hàng hải có diện tích phản xạ hiệu
dụng khoảng 10 m2.
3.2. Tầm hoạt động tối thiểu.
Các vật thể nổi nêu ở 3.1.2 phải được chỉ thị rõ ràng trong phạm vi tối thiểu từ 50 m đến 1 hải lý
mà không phải tiến hành điều chỉnh gì ngoài núm chọn lọc thang tầm xa.
3.3. Bộ chỉ thị.
1.3.1 Thiết bị phải được trang bị bộ chỉ thị khu vực liên quan ở dạng mặt trên không cần phải cố định,
không cần bộ phóng đại ngoài với đường kính hiệu dụng không nhỏ hơn:
.1. 10 mm* trên các tàu có GT lớn hơn hoặc bằng 500 nhưng nhỏ hơn 1600.
.2 250mm* trên các tàu GT lớn hơn hoặc bằng 1600 nhưng nhỏ hơn 10.000.
.3 340mm* trên các tàu GT lớn hơn hoặc bằng 10.000 và một mànchỉ thị rasa khác của tàu
phải là 250mm*.
* Các đường kính của bộ chỉ thị 180, 250, 340 và tương ứng với màn hình 9,12 và 16
inch.
1.3.2 Thiết bị chỉ thị phải được thực hiện một trong hai dạng thang ầm xa như sau
.1 Các thang 1,5; 3; 6; 12; và 24 hải lý và một thang không nhỏ hơn 0,5 nhưng không lớn hơn
0,8 hải lý hoặc
.2 Các thang 1; 2; 4; 8; 16 và 32 hải lý.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 71


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

1.3.3 Có thể có thêm các thang phụ


1.3.4 Các thang đo phải được chỉ thị và khoảng cách giữa các vòng cự ly phải được chỉ thị rõ ràng
trong mọi thời điểm.
3.4 Đo tầm xa
Phải có các vòng cự ly cố điịnh điện tử để đo tầm xa như sau:
.1 Khi các thang đo tầm xa là theo 3.3.2.1 thì trên thang đo giữa 0,5 và 0,8nhải lý phải có ít
nhất 2 vòng cự ly cố định, còn ở mỗi thang đo khác phải có 6 vòng cự ly cố định, hoặc
.2 Khi các thang đo tầm xa là theo 3.3.2.2 thì mỗi thang đo phải có 4 vòng cự ly cố định.
3.4.2 Phải có một dấu đo tầm xa với số đọc của giá trị đo được
3.4.3 Các vòng cự ly cố định và dấu đo tầm xa di động phải có khả năng đo được cự ly của một mục
tiêu với sai số không quá 1,5% khoảng cách lớn nhất của thang đo đang dùng hoặc 70m, chọn
giá trị nào lớn hơn.
3.4.4 Phải có thể thay đổi độ sáng của các vòng cự ly cố định và dấu đo cự ly di động và làm biến mất
hoàn toàn chúng trên màn chỉ thị.
3.5 Chỉ thị hướng mũi tàu
3.5.1 Hướng mũi tàu phải được chỉ thị băng một đường trên màn chỉ thị với sai số lớn nhất không quá
được một vạch hoặc 10. Bề rộng của vạch chỉ thị muic tàu không được lớn hơn 0,50.
3.5.2 Phải có khả năng xoá được hướng mũi tàu bằng một thiết bị mà không phải bật công tắc “Tắt
hướng mũi tàu”.
3.6 Đo phương vị
3.6.1 Phải xác định được nhanh chóng phương vị của bất kỳ mục tiêu nào xuất hiện trên màn chỉ thị.
3.6.2 Phương tiện trang bị để xác định phương vị phải có khả năng xác định phương vị của matt mục
tiêu tại cạnh của màn chỉ thị với độ chính xác một vạch hoặc một độ hoặc tốt hơn.
3.7 Độ phân biệt
3.7.1 Thiết bị phải có khả năng chỉ thị riêng biệt hai mục tiêu tương tự nhau cùng phương vị, cách xa
nhau trong khoảng cách là 50m, ở thang cự ly 2 hải lý hoặc nhỏ hơn, khoảng cách từ 50% đến
100% thang cự ly đang sử dụng.
3.7.2 Thiết bị phải có khả năng chỉ thị riêng biệt 2 mục tiêu trên tương tự cùng khoảng cách trong
khoảng từ 50% đến 100% của thang cự ly 1,5 đên s2,0 hải lý nhưng góc phương vị khác nhau
không quá 2,5 độ.
3.8 Nghiêng hoặc chúi
Các thông số thiết bị phải sao cho khi tàu bị nghiêng hoặc chúi tới 10 độ thì các yêu cầu kỹ thuật
ở 3.1 và 3.2 vẫn tiếp tục được duy trì.
3.9 An ten quét
An ten phải quay thuận chiều kim đồng hồ, liên tục và tự động qua 360 độ của phương vị, tốc độ
quay không nhỏ hơn 12 vòng/phút. Thiết bị phải làm việc thoả mãn ở tốc độ gió liên quan tới 100
hải lý/ giờ.
3.10 Ổn định góc phương vị
3.10.1 Phải trang bị các phương tiện để có thể chỉ thị ổn định góc phương vị bởi một la bàn truyền.
Thiết bị phải được trang bị một la bàn đầu vào để có thể ổn định góc phương vị. Độ chính xác
liên kết với la bàn truyền là 0,5 độ với tốc độ quay của la bàn là 2 vòng/phút.
3.10.2 Thiết bị phải hoạt động thoả mãn ở chế độ không ổn định khi la bàn điều khiển không hoạt
động.
3.11 Kiểm tra các thông số kỹ thuật

72 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phải có các phương tiện để xác định sự suy giảm đáng kể thông số kỹ thuật liên quan đên ssự
thay đổi tiêu chuẩn được tạo lên khi sử dụng thiết bị và để kiểm tra thiết bị đã được điều chỉnh
đúng hay không khi không có mục tiêu.
3.12 Phải có các biện pháp để ngăn chặn các sang dội không mong muốn từ nhiễu biển, nhiễu mưa
và các dạng mưa khác, mây mù và mưa đá. Các nút điều khiển chống nhiễu phải có khả năng
điều chỉnh băng tay và điều khiển liên tục. Các nút điều chỉnh chống nhiẽu phải là không hoạt
động ở vị trí cuối cùng của chiều quay theo kim đồng hồ. Ngoài ra có thể trang bị các nút điều
khiển chống nhiễu tự động, tuy nhiên phải có khả năng để ngắt chúng.
3.13 Hoạt động
3.13.1 Thiết bị phải có khả năng được bật công tắc và đưa vào hoạt động từ vị trí của bộ chỉ thị.
3.13.2 Các điều khiển hoạt đông phải là thực hiện được, đẽ phân biệt và sử dụng. Khi sử dụng
các ký hiệu thì các ký hiệu này phai rphù hợp với khuyến nghị của Tổ chức về các ký hiệu dùng
để điều khiển thiết bị ra đa hàng hải.
3.13.3 Sau khi bật công tắc điện thiết bị phải có thể đưa vào hoạt động toàn bộ sau 4 phút từ trạng
thái không có điện vào.
3.13.4 Phải có trạng thái chuẩn bị mà từ trạng thía này thiết bị có thể chuyển sang trạng thái hoạt
động trong vòng 15 giây.
3.14 Nhiễu điện từ
Sau khi lắp đặt và điều chỉnh trên tàu thì độ chính xác về phương vị như đã đưa ở khuyến nghị
này phải được duy trì mà không cần phải có điều chỉnh nào khác bất chấp sự duy chuyển của tàu
trong từ trường trái đất.
3.15 ổn định biển hoặc đất (chỉ thị chuyển động thức)
3.15.1 Khi thiết bị chỉ thị chuyển động thực đươc trang bị thì độ chính xác và độ phân biệt của thiết
bị chỉ thị ít nhất phải tương đương với các yêu cầu của khuyến nghị này.
3.15.2 Trừ dưới điều kiện điều khiển bằng tay cố tình, chuyển động của dấu vết ban đầu phải
không được tiếp tục tới quá 75% bán kính màn chỉ thị. Có thể trang bị bộ hồi phục tự động.
3.16 Hệ thống an ten
Hệ thống an ten phải được lắp đặt sao cho hiệu quả của hệ thống ra đa không bị suy giảm đáng
kể.
3.17 Hoạt động của các phao tiêu ra đa.
3.17.1 Tất cả các ra đa hoạt động ở băng sóng 3 cm phải có khả năng hoạt động ở chế độ phân
cực sang đứng.
3.17.2 Phải có khả năng tắt tín hiệu phân cực sóng đứng của các thiết bị xử lý mà chúng có thể
cản trở việc phát hiện phao tiêu ra đa trên màn chỉ thị.
2. Hệ thống nhiều ra đa
4.1 Khi tàu được yêu cầu trang bị hai ra đa thì chúng phải được lắp đặt sao cho mỗi ra đa có thể hoạt
động độc lập và cả 2 ra đa có thể hoat động đồng thời mà không phụ thuộc lẫn nhau. Khi một
nguồn điện sự cố được trang bị theo các yêu cầu thích hợp của chương II-1 SOLAS 74 thì cả 2
ra đa phải có khả năng hoạt động được từ nguồn điện này.
4.2 Khi trên tàu có 2 rađa được trang bị có thể có những thiết bị điện chung được trang bị, để tăng
cường sự linh hoạt và sẵn có của thiết bị rađa này không là nguyên nhân gây gián đoạn hoặc tác
động có hại đến việc cung cấp điện cho thiết bị kia.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 73


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

Phụ lục 18 Thiết bị vô tuyến tần phương(Nghị quyết A.665(16))

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệt hống vô tuyến tìm phương
1. Giới thiệu
1.1 Thiết bị vô tuyến tìm phương phải có khả năng chỉ ra cả hai đại lượng phương và hướng của các
may phát vô tuyến điẹn ở băng tần số được nêu ở mục 2.
1.2 Ngoài những điều khoản chung quy định ở nghị quyết A.574(14), thiết bị vô tuyến tìm phương
phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu sau đây:
2. Dải tần số và kiểu phát xạ
Thiết bị phải có khả năng thu các tín hiêu ở dạng phát xạ A1A, A2A và H2A ở dải tần số từ 255
kHz đến 525 kHz và A1A, A2A, H2A, A3E và H3E ở dải tần số từ 2167 đến 2197 kHz.
3. Độ chọn lọc
Độ chọn lọc phải được phép xác định được phương hướng khi có nhiễu từ thiết bị phát vô tuyến
điện khác trên các tần số lớn hơn 2 kHz so với tần số định thu.
4. Tín hiệu phận biêt
4.1 Các phương tiện điều khiển tự động phải được trang bị, yêu cầu ít nhất là cho phương pháp sử
dụng để tìm hướng.
4.2 Thiết bị phải có khả năng sử dụng tai nghe. Nếu có trang bị loa ngoài thì phải có khả năng ngắt
loa bằng phương tiện đơn giản.
5. Chỉ thị tìm hướng
Phải trang bị các phương tiện để chỉ thị phương hướng của máy phát cần thu. Sự chỉ thị này phải
có khả năng chỉ thị dứt khoát dễ dàng, nhanh chóng và chính xác đến 0,25 độ.
6. Độ chính xác phương vị
6.1 Độ chính xác của thiết bị trong việc xác định góc phương vị phải là ±1 độ. Yêu cầu này phải đạt
được ở tất cả các tần số trong băng tần ghi ở mục 2 khuyến nghị này và ở toàn bộ góc quét 3600
tại giá trị hiện trường từ 50 micro V/m đến 50 m V/m.
Chú ý: Độ chính xác của thiết bị liên quan tới vấn đề ở trên chưa tính đến các yêu tố vận hành có
thể đạt được ở tất cả các tần số trong nghiệp vụ, điều đó phải được xác định cho mỗi thiết
bị khi tính đến các mục 10.3, 10.4 và 10.5 của khuyến nghị này. Đặc biệt, việc vân hành
chính xác ở băng tần 2 MHz phải đảm bảo cho mục đích dẫn đường.
6.2 Phải trang bị thiết bị điều khiển trước để hiệu chỉnh lỗi 1/4 ở băng tần 255 đến 525 kHz.
7. Điều khiển bằng tay và các thao tác khác
Một thang hiệu chỉnh hoặc chỉ thị phải được trang bị thang này chỉ thị trực tiếp tần số sang mang
của tín hiệu mà thiết bị dự định thu.
.1 Nếu trang bị một thang hiệu chỉnh thì 1mm trên thang ứng với tất cả các điểm trong dải của
nó không được vượt quá 2,5 kHz trong dải tần số 255 – 525 kHz.
.2 Các tần số cấp cứu hàng hải phải được đánh dấu nổi bật đễ they.
.3 Khi các phương tiện chỉ thị tần số khác được trang bị thì thang hiệu chỉnh phải có bước nhỏ
nhất là 1 kHz.
8. Sự sẵn sàng hoạt động
Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động trong vòng 60 giây sau khi bật công tắc nguồn.
9. Các yêu cầu đặc biệt cho các phương pháp khác nhau của việc tìm phương
9.1 Phương pháp nghe nhỏ nhất

74 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011


HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRANG BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN B-15

.1 VHF EPIRBới cường độ điên trường đủ đảm bảo tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm ít nhất là 50 dB
thì khi thay đổi góc chỉ thị 50 về mỗi phía từ vị trí nghe nhỏ nhất làm âm thanh tần số ra
tăng không nhỏ hơn 18 dB. Tương tự thay đổi một góc 900 về mỗi hướng sẽ làm âm thanh
tăng không nhỏ hơn 35 dB.
.2 Thiết bị phải được trang bị một núm tinh chỉnh nghe nhỏ nhất để cho phép nhận biết tín
hiệu ra nhỏ nhất ở tất cả các điểm.
.3 Phương vị phải được xác định bằng liên hệ công suet ra nhỏ nhất.
.4 Tỉ lệ sense trong dải 255 – 525 kHz và 2167 – 2197 kHz phải tương ứng là 15 và 10 dB.
.5 Nếu có trang bị tự động điều chỉnh khuyếch đại thì bộ điều chỉnh phải không hoạt động khi
thiết bị được sử dụng để xác định góc mạn.
9.2 Các phương pháp khác
.1 Phải có những phương tiện để chỉ thị độ khuyếch đại thu và cường độ tín hiệu đủ để có thể
xác định đúng góc phương vị.
.2 Với một cường độ điện trường là 1 mV/m thì góc được chỉ thị phải không được thay đổi
quá 1 độ khi máy thu được điều chỉnh lại tại những chỗ mà như đã nêu ở 9.2.1 chỉ rằng
cường độ điện trường đủ để xác định góc.
.3 Đối với bất kỳ cường độ tín hiệu nào đủ để chỉ thị góc, thì phải không quan sát được sự
thay đổi chỉ thị góc khi bật trước công tắc của bộ hiện sóng tần số.
.4 Sự dao động của góc chỉ thị do bất kỳ sự xê dịch cơ khí nào không vượt quá ±50 so với giá
trị thực.
.5 Nếu sau khi xác định được phương vị của một đài được yêu cầu thì điều cần thiết là phải
kiểm tra và điều chỉnh lại đó là một phần của quy trình tìm phương, việc kiểm tra và điều
chỉnh lại như vậy phải có khả năng thực hiện trong vòng 10 giây.
10. Các khuyến nghị về việc lắp đặt và các yêu cầu khác.
10.1 Thiết bị phải chống lại được điện áp cao quá mức cảm ứng vào anten.
10.2 Phải trang bị những phương tiện thông tin hai chiều hiệu quả giữa nơi đặt vô tuyến điện tìm
phương và lầu lái.
10.3 Đến mức có thể thực hiện được, thiết bị vô tuyến tìm phương phải được đặt ở vị trí ít bị ảnh
hưởng bởi tiếng ồn cơ khí hoặc các tạp âm khác, mục đích để xác định phương vị được chính
xác.
10.4 Đến mức có thể thực hiện được, hệ thống an ten của máy thu vô tuyến tìm phương phải được
dung sao cho xác định được chính xác góc phương vị, phải là bị cản trở ít nhất bằng việc cách xa
các angten khác, cần cẩu, các dây chằng và các kết cấu loại lớn khác trên tàu.
10.5 Tất cả các máy thu vô tuyến tìm phương phải được hiệu chỉnh sao cho thoả mãn yêu cầu của
Chính quyền hành chính trong lần lắp đặt đầu tiên. Việc hiệu chỉnh phải được thẩm tra lại bằng
việc kiểm tra các góc phương vị hoặc bằng một cuộc hiệu chỉnh khác khi có sự thay đổi vị trí của
bất kỳ an ten hay thay đổi bất kỳ kết cấu trên boong nào mà nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ
chính xác của vô tuyến tìm phương. Các thông số hiệu chỉnh phải được kiểm tra lại hàng năm,
hoặc ở thời điểm gần tương tự. Biên bản về việc hiệu chỉnh hoặc bất kỳ về việc kiểm tra độ chính
xác vô tuyến tìm phương phải được cất giữ.
10.6 Khi lắp đặt và thử thiết bị vô tuyến tìm phương, yêu cầu phải tuân theo các khuyến nghị của uỷ
ban tư vấn vô tuyến điện quốc tế CCIR và ITU.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM - 2011 75

You might also like