You are on page 1of 37

BÀI 4.

HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH


INMARSAT
Lịch sử hoạt động
 Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế - INMARSAT : International Maritime
Satellite Organization thành lập vào ngày 3 tháng 9 năm 1976, để xây dựng
và cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc thông qua hệ thống vệ tinh.
 Năm 1982: hệ thống INMARSAT đầu tiên được giới thiệu và triển khai
hoạt động thương mại. Các dịch vụ chủ yếu cung cấp cho lĩnh vực hàng hải.
Sau này được mở rộng cho các khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác như
hàng không…
 Năm 1991: Thiết bị Inmarsat C được giới thiệu để bổ sung cho Inmarsat A.
INMARSAT C được công nhận là phù hợp với tiêu chuẩn của GMDSS. Sau
đó các thế hệ khác ra đời như F77, Inmarsat B.
 Năm 1992: Thiết bị Inmarsat M được giới thiệu, nó cung các dịch vụ liên
lạc điện thoại 2 chiều, fax, và Data. Tuy nhiên Inmarsat M chưng được công
nhận là phù hợp với quy địn của GMDSS
 Năm 1994: INMARSAT B được giới thiệu cung cấp đầy đủ các dịch vụ
giống thế hệ đầu và dần thay thế cho thế hệ đầu tiên (Inmarsat A).
INMARSAT B được công nhận là phù hợp với tiêu chuẩn của GMDSS
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tổng quan hệ thống
 Gồm ba thành phần chính:
+ Vệ tinh – được cung cấp bởi INMARSAT
+ Các trạm bờ mặt đất (CES), và các trạm điêu khiển khác (NOC, NCS)
+ Khâu sử dụng: bao gồm các trạm tàu (SES), các trạm di động mặt đất
(LMESs) , các trạm hàng không (AESs)
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tổng quan hệ thống (tt)
 Vệ tinh INMARSAT:
+ Vệ tinh địa tĩnh – được cung
cấp bởi INMARSAT
+ Quy đạo: Quỹ đạo địa tĩnh,
vệ tinh bay ở độ cao khoảng
35.700 km phía trên một
vùng biển lớn. Ở quỹ đạo này
mỗi vệ tĩnh sẽ bay một vòng Vùng Vệ tinh Vị trí Vệ tinh Vị trí
quanh trái đất hết 1 ngày chính dự phòng
(cùng tốc độ quay của trái AOR-E Inmarsat- 15.50W Marces- 150W
đất). Do đó mỗi vệ tinh sẽ 2 F2 B2
bao phủ một vùng cố định AOR-W Inmarsat- 540W Inmarsat- 310W
trên bề mặt trái đất. 2 F4 2 F2
+ Phạm vi bao phủ của vệ tinh: IOR Inmarsat- 640E Inmarsat- 650E
từ vĩ độ 76 N tới 76 S 3 F1 2 F3
+ Bao gồm 4 Vệ tinh bao phủ 4 POR Inmarsat- 1780E Marisat – 1820E
vùng biển chính trên thế giới. 2 F3 F3
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tổng quan hệ thống (tt)
 Vệ tinh INMARSAT (tt):
Vai trò của vệ tinh INMARSAT:
+ Phát và thu các tín hiệu thông tin
liên lạc trong vùng biển mà vệ tinh
đó bao phủ.
+ Các vệ tinh luôn có một vệ tinh dự
phòng
+ Các vệ tinh được trang bị các tấm
thu năng lượng mặt trời để duy trì
hoạt động và thực hiện các nhiệm
vụ của mình.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tổng quan hệ thống (tt)
 Các trạm điều khiển, phối hợp ở mặt đất (NOC, NCS, CES, LES):
+ Trung tâm điều hành mạng NOC (NETWORK OPERATION CENTER): Đây
là trái tim của hệ thống, nằm ở quảng trường INMARSAT ở London. Hoạt
động 24/7 để giám sát phối hợp và điểu khiển các hoạt động của tất cả các vệ
tinh trọng hệt thống. NOC cũng là đơn vị cấp phép hoạt động cho một đài
INMARSAT tàu căn cứ vào đơn của chủ tàu.
+ Trạm phối hợp mạng NCS (Network Co-odinating Station): Mỗi một vệ tinh
Inmarsat ở một vùng biển nào đó được theo dõi, giám sát, điều khiển bởi một
trạm phối hợp mạng NCS. Trạm này đóng vai trò là người điều hành, giám sát
và điều khiển tất cả các kênh liên lạc điện thoại, điện tín giữa các tàu và đài bờ
CES trọng vùng biển mà vệ tinh của nó bao phủ.
+ Các trạm bờ CES ( có thể gọi là trạm LES): Các trạm này được xây dựng và
đặt tên tùy theo các khu vực địa lý, quốc gia…, để cung cấp các dịch vụ
INMARSAT cho các khách hàng có nhu cầu tại khu vực địa lý, quốc gia đó.
Mỗi trạm CES được coi như một cổng kết nối giữa hệ thống INMARSAT và
mạng lưới thông tin liên lạc quốc tế. Mỗi trạm CES có thể bao gồm có anten
Parabol với đường kính khoảng 11-14m để kết nối với vệ tinh INMARSAT
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tổng quan hệ thống (tt)
 Các trạm điều khiển, phối hợp ở mặt đất (NOC, NCS, CES, LES):
Ví dụ: danh sách một số trạm LES
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tổng quan hệ thống (tt)
 Khâu người dùng: thiết bị đầu cuối thuê bao trong Inmarsat được gọi là MES
(Mobile Earth Station), được dùng trong nhiều lĩnh vực : hàng hải, hàng
không, giao thông.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

INMARSAT A:
 2/1982 – 31/12/2006
 Kỹ thuật analog, dịch vụ cung cấp: thoại 2 chiều, telex,
facsimile, email và truyền dữ liệu tốc độ cao (56 và 64
kbit/s)
 Kích thước anten cồng kềnh (D=1,2m), trọng lượng lớn,
tiêu tốn năng lượng, tiêu tốn băng thông lớn.
 Đài tàu một kênh: có đầy đủ các dịch vụ Telephone, Telex,
Fax,Data nhưng không thể sử dụng cùng lúc các 2 dịch
vụ
 Đài tàu đa kênh: có thể sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

INMARSAT C:
 Đưa vào khai thác 1991
 Kỹ thuật số, dịch vụ cung cấp telex và data, không có
thoại (telephone). Phương thức Store and Forward giúp
người gửi có thể soạn trước nội dung bản điện và khi nhận
đài bờ sẽ lưu lại để phát lại nếu tức thời chưa kết nối được
với người nhận.
 Kích thước gọn nhẹ, giá thành thấp, dễ lắp đặt tàu nhỏ.
 Thường tích hợp với máy thu gọi nhóm tăng cường EGC
để thu bản tin an toàn hàng hải MSI
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

INMARSAT B:
 1993 – 31/12/2014. Cải tiến INM A
 Kỹ thuật số, dịch vụ cung cấp giống INM A nhưng chất
lượng tốt hơn, tiêu tốn năng lượng thấp hơn
 Kích thước (D=0.9m) và trọng lượng nhỏ hơn INM A,
anten có hệ thống tự động truy theo vệ tinh
 Có thể hoạt động theo chế độ bao phủ khu vực của vệ tinh
INM F3, tiết kiệm tần số, tăng dung lượng kênh thông tin
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

INMARSAT M/mini M
 1992-31/12/2014
 Kỹ thuật số, cung cấp dịch vụ tương tự INM B nhưng cải tiến
hơn:
+ Anten INM M được chế tạo để phát chùm tia có độ rộng hẹp theo
bề ngang nhưng rộng theo chiều đứng dễ truy theo hệ thống vệ tinh
+ Dùng chung phần không gian và mặt đất LESs, NCCs,…với INM
B nên giảm chi phí hệ thống, giá cước giảm
 INM mini M ra dời dựa vào sự phát triển của công nghệ điện tử
( thiết bị nhỏ gọn, linh kiện tốt hơn, ổn định hơn…) giá thành
thiết bị hạ, cước thấp
 INM M và mini M không có chức năng phát báo động cấp cứu
nên không được IMO chấp nhận như một phần của tbị GMDSS
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

INMARSAT E
 EPIRB là 1 thiệt bị quan trọng của hệ thống GMDSS, thiết
bị này phải kín nước, tự nổi và tự kích hoạt để phát tín
hiệu cấp cứu
 Tín hiệu phát đi từ EPIRB gồm tín hiệu báo động cứu nạn
và thông tin nhận dạng
 31/12/2007 INM E ngưng cung cấp dịch vụ, các chức
năng của nó được hệ thống COSPAS-SARSAT đảm
nhiệm đầy đủ
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

INMARSAT Fleet (F):


 Đáp ứng nhu cầu: truyền dữ liệu nhanh, chất lượng tốt
hơn, bảo mật thông tin, giá thành giảm… INMARSAT
phát triển F77 ( Fleet 77), F55, F33
 Dịch vụ truyền thoại rõ ràng, phủ sóng gần như toàn cầu
 Dịch vụ truyền dữ liệu 9.6 kbps cho hiệu quả cao
 Dịch vụ MPDS thuận tiện cho phép người dùng luôn trong
trạng thái kết nối, giá cước thấp và tính theo dung lượng
tập tin trao đổi chứ không tính theo thời gian kết nối
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

 F77:
 Đưa vào sử dụng: 4/2002
 Kết nối thông tin nhanh, dung lượng lớn, đường truyền ổn
định, dịch vụ di động toàn cầu ISDN, dịch vụ truyền gói dữ
liệu di động MPDS ( tốc độ 128 kbps), tính cước theo dung
lượng gửi không tính theo thời gian kết nối,
 Đáp ứng cuội gọi ưu tiên cho phép cuộc cấp cứu luôn được
kết nối trước. Được IMO chấp nhận như một phần của hệ
thống GMDSS ( MSC.75)
 Đường kính anten lớn 77 cm, giá thành cao phù hợp với tàu
khách, tàu viễn dương
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT

F 55
 Đưa vào khai thác đầu 2003
 Sử dụng kỹ thuật phát chùm điểm, tốc độ có thể đạt 64kbps
với dịch vụ ISDN và MPDS
 Đường kính anten khoảng 50-60cm, giá thành thấp, gọn nhẹ
dễ lắp đặt, phù hợp với nhiều cỡ tàu
F33
 Đưa vào khai thác 4-2003, tiếp tục cải tiến của F55
 Không có ứng dụng ISDN
 Đường kính anten khoảng 30-40cm, giá thành thấp, dễ lắp
đặt, bảo dưỡng. Phù hợp với tàu trọng tải nhỏ, tàu khách, tàu
cá, tàu tuần duyên ven biển
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Một số thiết bị INMARSAT
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Số di động Inmarsat (IMN – INMARSAT MOBILE NUMBER)

 Tất cả các đài tàu Inmarsat (SES) trong hệ thống đều được cung cấp một số
nhận dạng INMARSAT được gọi là IMN. Số IMN của của Inmarsat B, C và
M được căn cứ vào mã quốc gia MID và do quốc gia đó cung cấp, còn IMN
của F77, F55, F33 lại được cung cấp bởi INMARSAT.
 Cấu trúc của số IMN của các SES bao gồm 9 chữ số, bắt đầu bằng số 3 nếu
là đài SES Inmarsat B, số 4 nếu là Inmarsat C, số 6 nếu là Inmarsat M. Tiếp
theo là 3 số mã quốc giang MID trong số MMSI. 3 số tiếp theo (XXX) là
các số tự nhiên để nhận dạng tàu, hai số cuối cùng (ZZ) đặc trưng cho các
dịch vụ mà đài SES được cung cấp. ZZ thường có số từ 10-99
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Các trang thiết bị của một đài tàu Inmarsat (SES)
 Thiết bị trên nóc buồng lái (above deck equipments): Anten điều hướng và
anten vô hướng.
 Thiết bị trong buồng lái (below deck equipments): Màn hình, máy tính, máy
fax, điện thoại, máy in…
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Tóm tắt một số thiết bị Inmarsat (SES)
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Anten của đài tàu Inmarsat (SES)
 Anten ổn định hướng (Stabilised anten): Đây là anten có
khả năng cố định hướng tới một vệ tinh nào đó để đảm bảo
khả năng truyền và nhận tín hiệu từ vệ tinh là tốt nhất. Để làm
việc này thì Anten thường là loại có chảo Parabol được gắn
trên một co cấu điều hướng tự động (Auto tracking) để luôn
duy trì đượng phương vị và góc ngẩng tới vệ tinh trong bất kỳ
điều kiện nào của tàu. Do đó các anten này thường có kích
thước, trọng lượng lớn Để có thể tự động điều hướng anten,
thì thiết bị cần kết nối với các thiết bị ngoại vi để nhận các
thông tin:
+ Vị trí tàu
+ Hướng tàu
 Anten vô hướng (omnidirectional anten): Anten này không
được gắn cùng thiết bị điều hướng nên kích thước và trọng
lượng gọn nhẹ. Tuy nhiên khả năng thu và phát tín hiệu bị hạn
chế hơn, dễ bị cản trở bởi các vật cản và mội trường xung
quanh tác động
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
 Đài tàu Inmarsat-C có thể sử dụng để gửi và nhận các văn bản hoặc dữ liệu 24
giờ trong một ngày bảo đảm tin cậy, không bị ảnh hưởng do thời tiết khí quyển
hoặc giao thoa do mật độ sóng vô tuyến cao.
 Các nhà sản xuất khác nhau, nhưng tất cả đều có tính chất chung là cung cấp
thông tin toàn cầu, kích cỡ nhỏ, chi phí mua thiết bị không đắt lắm, lắp đặt đơn
giản, sử dụng nguồn thấp …
 Kỹ thuật cơ bản sử dụng để gửi một bản điện qua hệ thống Inmarsat-C đến hoặc
đi từ đài tàu gọi là kỹ thuật lưu trữ và truyền đi “Store and forward”
 bản điện được phát ra qua vệ tinh Inmarsat-C dưới dạng những gói dữ liệu đến
trạm bờ Inmarsat-C
 trạm bờ nhận được túi dữ liệu nào đó có lỗi, thì tín hiệu sẽ trở lại đài tàu để phát
lại túi dữ liệu đó và qua trình cứ lập đi lập lại cho đến khi trạm bờ nhận được bản
điện hoàn chỉnh không có lỗi.
 Có khoảng trễ do kỹ thuật Store-and-forward) trong hệ thống Inmarsat-C.
+ Đối với bản điện từ tàu đến bờ hoặc từ bờ đến tàu, từ khi phát bức điện cho đến
khi nhân được ở đích cuối mà không có lỗi nào thông thường là 3 – 6 phút
+ Đối với bản điện từ tàu đến tàu khoảng trễ thường từ 5 – 8 phút.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
 Trang thiết bị của một đài tàu Inmarsat C:
+ Thiết bị phía trên nóc buồng lái -Anten (ADE): là loại anten vô hướng, có kích
thước và trọng lượng gọn nhẹ - 4kg
+ Trang thiết bị phía trong bường lái (BDE): Máy thu phát tín hiệu, máy tính cá
nhân (PC), máy in và bộ nguồn, thiết bị kết nối với các thiết bị ngoại vi để cập
nhật tông tin vị trí.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
 Các dịch vụ thông tin liên lạc của Inmarsat C:
Đài tàu có thể tham gia những dịch vụ thông tin dưới đây, với các điều kiện cả
SES và CES đều có cùng chức năng liên lạc:
+ Dịch vụ thông tin dữ liệu và bản điện “Store and Forward”.
+ Báo động cấp cứu và bản điện ưu tiên cấp cứu.
+ Tiếp nhận các cuộc phát EGC SafetyNETSM và Fleet NETSM.
+ Báo cáo dữ liệu (data reporting), kiểm tra vòng (polling) và kiểm tra giám sát
và thu thập dữ liệu XCADA (supervisory control and data acquisition).
+ Dịch vụ trợ giúp nhờ tổng đài viên và dịch vụ giá trị cộng thêm.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
 Dịch vụ thông tin dữ liệu và bản điện “Store and Forward”:
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
 Dịch vụ thông tin dữ liệu và bản điện “Store and Forward”:
+ Dịch vụ telex – có thể gửi và nhận điện giữa đài tàu và bất kỳ trạm Telex nào nối
mạng với mạng Telex quốc gia/quốc tế.
+ Dịch vụ fax.
+ Các bản điện đến và đi từ máy tính – có thể nhận và gửi đài tàu và bất kỳ trạm
máy tính nào nối với mạng dữ liệu quốc tế hoặc điện thoại quốc tế
+ Dịch vụ thư điện tử E-mail . Nếu đài tàu đăng ký với người cung cấp dịch vụ E-
mail thì có thể trao đổi bản điện và files với người thuê bao qua dịch vụ E-mail trên
toàn thế giới.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
• Báo động cấp cưu và bản điện ưu
tiên cấp cứu:
Mỗi trạm bờ Inmarsat-C được nối
với trung tâm phối hợp cứu trợ (RCC)
gần nhất. RCC tổ chức hoạt động tìm
cứu khi nhận được báo động cấp cứu
hoặc bản điện ưu tiên cấp cứu từ đài
tàu.

Mỗi trung tâm phối hợp cứu trợ


RCC liên lạc qua mạng viễn thông quốc
tế với các RCC khác ở khắp nơi trên thế
giới. Nhiều RCC có trang bị Inmarsat
cho phép họ liên lạc với các RCC khác
và với tàu ở lân cận tàu bị nạn, để đảm
bảo giúp đỡ tàu bị nạn một cách nhanh
chóng.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
• Báo động cấp cưu và bản điện ưu
tiên cấp cứu:
Đài tàu có thể tạo ra hai loại báo động cấp
cứu khác nhau:
+ Báo động cấp cứu ngắn gọn
+ Bản điện ưu tiên cấp cứu chi tiết hơn
trong đó có thể phân loại tình huống bị
nạn và đề nghị những trợ giúp cần thiết
Cả hai loại báo động cấp cứu trên đều được
chuyển qua hệ thống Inmarsat-C với mức ưu
tiên cao nhất RCC, RCC sẽ thiết lập kênh
thông tin với người bị nạn để tổ chức cứu
Nếu ngẫu nhiên gửi báo động cấp cứu hoặc
bản điện ưu tiên cấp cứu thì phải đợi sự tiếp
nhận của RCC và sau đó gửi cho RCC bản
điện giải thích tình huống. Sau đó RCC sẽ
hủy báo động.
Những điểm lưu ý sau khi sử dụng nút báo động cấp:
 Lưu ý 1: Gửi báo động cấp cứu bằng cách ấn nút cấp cứu
chỉ gửi đi những thông tin được lập chương trình trước,
ngày nhập trước đó. Sau đó vị trí, hướng và tốc độ tàu có
thể thay đổi.
 Lưu ý 2: Nhấn nút báo động cấp cứu sẽ gửi báo động cấp
cứu đi ngay lập tức qua hệ thống Inmarsat đến RCC cho
dù đài tàu có tham gia vào việc chuyển điện hay không, và
cho dù đài tàu có nối mạng với vùng bao phủ hay không.
 Lưu ý 3: Để tránh báo động cấp cứu sai, không nhấn nút
báo động cấp cứu từ xa, ngoại trừ thật sự khẩn cấp, khi
gặp hiểm nguy hoặc bị hiểm nguy đe dọa.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat C
• Dịch vụ báo cáo dữ liệu và giám sát giao thông hàng hải:
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M

• Inmarsat B được giới thiệu và đưa vào sử dụng tư năm 1994 để hỗ trợ
và thay thế hoàn toàn Inmarsat A.
• Hệ thống sử dụng kỹ thuật số để mã hóa dữ liệu và cung cấp các dịch
vụ điện thoại chất lượng cao, dịch vụ Fax, Telex và dịch vụ dữ liệu với
chi phí rẻ hơn so với Inmarsat A.
• Kích thước anten của Inmarsat B vẫn cồng kềnh giống INM A.
• Tốc độ truyền dữ liệu thông qua INM B có thể đạt tới 64
kilobits/second.
• Inmarsat B được chấp thuận là phù hợp với quy định của GMDSS về
thiết bị thông tin liên lạc cho tàu hoạt động vùng biển A3.
• Inmarsat M chưa được phê duyệt.
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M
• Sơ đồ cấu trúc
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M
• Các dịch vụ thông tin liên lạc và quy trình thực hiện
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M
• Các dịch vụ thông tin liên lạc và quy trình thực hiện
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M
• Các dịch vụ thông tin liên lạc và quy trình thực hiện
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M
• Các dịch vụ thông tin liên lạc và quy trình thực hiện
HỆ THỐNG LIÊN LẠC VỆ TINH INMARSAT
Giới thiệu về Inmarsat B / M
• Các dịch vụ thông tin liên lạc và quy trình thực hiện

You might also like