You are on page 1of 4

THÔNG TIN DI ĐỘNG:

1. Khái niệm:

Thông tin di động là 1 dạng thông tin vô tuyến giữa các đầu cuối di động với
nhau thông qua các trạm không gian đặt cố định dưới mặt đất hoặc trên vũ trụ
(vệ tinh).

2. Đặc điểm truyền sóng:


Hiệu ứng Doppler
Là sự thay đổi tần số tín hiệu thu được so với
tần số tín hiệu đã được phát đi, gây bởi chuyển động
tương đối giữa máy phát và máy thu trong
quá tình truyền sóng.
- Xét tia sóng thứ i tới máy thu:
v .f c
Lượng dịch tần doppler f m=
c
Tần số tín hiệu nhận được tại máy thu:
f =f c + f m . cos α i
 Gây suy giảm chất lượng liên lạc

Tổn hao đường truyền


- Tổn hao đường truyền là lượng suy giảm mức điện thu so với mức điện
phát.
- Phụ thuộc vào địa hình, tính chất môi trường, độ cao ăng ten, tần số bức
xạ…
- Tổn hao đường truyền hạn chế cự ly liên lạc.
Pha- ding (Pha - ding đa đường)
- Do sự truyền lan của nhiều tia sóng vô tuyến trong môi trường di động
(phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ…).
-->Tín hiệu thu được bị thăng giáng mạnh
Hiện tượng trải trễ ∆ D
- Có thể xem như độ dài của xung tín hiệu thu được
khi một xung cực hẹp được phát đi
 Hạn chế tốc độ truyền tin
 Cấu trúc và thành phần hệ thống thông tin di động GSM:
Hệ thống GSM được tổ chức thành 4 phần chính đó là: phân hệ chuyển
mạch (SS), phân
hệ trạm gốc (BSS), trạm di động (MS) và hệ thống vận hành và bảo dưỡng
(OMS)

Phân hệ chuyển mạch (SS): chức năng chính là chuyển mạch cho GSM, là
cơ sở dữ liệu cần thiết cho số thuê bao và quản lý di động thuê bao, quản lý
thông itn giữ người dung mạng GSM với nhau và với mạng khác.
Gồm MSC, HLR, VLR, AuC, EIR
+MSC: có nhiệm vụ chính là điều phối và thiết lập cuộc gọi đến người sử
dụng GSM, 1 mặt giao tiếp với BSS, và mặt khác giao tiếp với mạng ngoài
thông qua GMSC. Để kết nối MSC với 1 số mạng khác dùng IWF. Thực tế
MSC thường là 1 tổng đài lớn điều khiển và quản 1 số các bộ điều khiển
trạm gốc BSC.
+ HLR: là các cơ sở dữ liệu và thực tế HLR là 1 máy tính đứng riêng không
có khả năng chuyển mạch nhưng có khả năng quảng lý hang tram ngàn thuê
bao
+ VLR: là cơ sở dữ liệu thứ 2 và thực tế VLR được bố trí trong cùng 1 thiết
bị với MSC, mỗi MSC có 1 VLR duy nhất, vùng mà MSC/VLR quản lý gọi
là vùng phục vụ MSC/VLR.
+AuC: có chức năng cung cấp cho HLR các thông số nhận thực và các khóa
mật mã. Khi đăng ký thuê bao khóa nhận thực thuê bao cùng với IMSI được
dnahf riêng cho thuê bao này được lưu tại AuC và SIM. Mật khẩu, khóa mật
mã, số ngẫu nhiên luôn được cung cấp cho HLR để tránh trường hợp truy
nhập mạng trái phép.
+EIR: chứa số liệu phần cứng của thiết bị, EIR được nối với MSC qua 1
đường báo hiệu, nhờ vậy MSC kiểm tra sự hợp lệ của thiết bị.
+GMSC: để thiết lập 1 cuộc gọi đến người sử dụng GMS, cuộc gọi sẽ được
định tuyến đến 1 tổng đài cổng GMSC mà không cần biết đến hiện thời thuê
bao đang ở đâu. Các GMSC có nhiệm vụ lấy thông tin về vị trí thuê bao và
định tuyến cuộc gọi đến MSC đang quản lý thuê bao ở thời điểm hiện thời.
GMSC có giao diện với các mạng ngoài thông quan giao diện này nó làm
nhiệm vụ cổng để kết nối các mạng ngoài với GMS.
Phân hệ trạm gốc (BSS)
Là một hệ thống các thiết bị đặc thù riêng cho các tính chất tổ ong vô tuyến
của GSM,
giao diện trực tiếp với MS thông qua giao diện vô tuyến BTS và giao diện
với các tổng
đài SS thông qua BSC. Gồm 2 thiết bị BTS giao diện với MS và BSC giao
diện với
MSC
+BTS: gồm các thiết bị thu phát, anten và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao
diện vô tuyến.
Mỗi BTS tạo ra 1 khu vực phủ sóng nhất định gọi là cell. Một bộ phận quan
trọng của
BTS là TRAU thực hiện quá trình mã hóa và giải mã tiêng đặc thù riêng cho
GSM.
+BSC: có nhiệm vụ quản lý tất cả các giao diện vô tuyến thông quan các
lệnh điều khiển
từ xa BTS và MS. Các lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyế và quản lý
chuyển giao.
Thực tế BSC là 1 tổng đài nhỏ có khả năng tính toán, quản lý các kênh ở
giao diện vô
tuyến và chuyển giao. Một BSC trung bình có thể quản lý tới vài chực BTS
phụ thuộc
vào lưu lượng của các BTS.
Trạm di động (MS)
là thiết bị đầu cuối di động, là phương tiện giao tiếp giữa người và mạng,
MSlà thiết bị đặt trong phương tiện giao thông lớn, trong oto, xe máy, xác
tay hay cầm tay là phổ biến nhất, MS cung cấp giao diện với người sử dụng
như micro, loa, màn hình, bàn phím.
Gồm thiết bị ME và SIM.
+Thiết bị ME: bao gồm các bộ thu phát... không chứa các tham số liên quan
tới khách hang.
+SIM: khi đăng ký thuê bao có 1 SIM để phân biết và quản lý các thuê bao,
thường đc chế tạo bằng 1vi mạch chuyên dụng gắn trên thẻ gọi là SIM card
có thể rút ra cắm vào MS. Có chức năng: lưu trữ thông tin bảo mật của thuê
bao, thủ tục nhận thực, tạo khóa mật mã; khai thác và quản lý số nhậ dạng cá
nhân.
Phân hệ vận hang và bảo dưỡng OMS
+Khai thác: giám sát chất lượng dịch vụ, thay đổi cấu hình để tăng lưu lượng
trong tương lại, tăng diện tích phủ sóng và có thể thực hiện “mềm” và thay
đổi “ cứng”

Sự khác biệt giữa công nghệ mạng 2G và 3G

1.2G là đặc điểm kỹ thuật GSM nhằm cung cấp thông tin liên lạc di động cho thoại
và 3G là thông số kỹ thuật dành cho liên lạc di động với các dịch vụ nâng cao cho
người dùng di động ngoài thoại.

2. GSM sử dụng TDMA và FDMA cho công nghệ đa truy nhập và 3G sử dụng các
biến thể của công nghệ CDMA như WCDMA, CDMA2000, CDA2000 1X EV-
DO.

3. Tốc độ dữ liệu giao diện không khí GSM là 270Kbps và 3G cho phép đường
xuống tối thiểu 2Mbps trong di động tĩnh và 384Kbps khi di chuyển.

4. Thuật toán mật mã A5 được sử dụng trong 2G và mã hóa KASUMI an toàn hơn
được sử dụng trong truyền thông di động 3G trong quá trình xác thực.

5. 2G sử dụng băng thông kênh 200 kHz để truyền thoại và 3G sử dụng kênh 1,25
MHz.

You might also like