You are on page 1of 74

Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG

I. Cấu trúc của hệ thống GMDSS


- Hệ thống thông tin Hàng hải do IMO (International Maritime Oganization) và ITU
(International Telecommunication Union) khởi xuớng, thành lập, xây dựng và tổ
chức được gọi là hệ thống GMDSS (Global Maritime Distress and safety systerm)
được gọi là hệ thống An toàn và báo nạn hàng hải toàn cầu trên tàu thủy
- Hệ thống GMDSS được thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ sung SOLAS 74/88
- Hệ thống GMDSS do IMO đề xướng và phát triển với sự hợp tác của các quốc
gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế INMARSAT, COSPAS-SARSAT, IHO,
ITU, WMO
- Hệ thống GMDSS ra đời năm 1988 và có hiệu lực (từng phần) từ 1.2.1992 và có
hiệu lực đầy đủ 1.2.1999.
- Theo điều 4 chương 4 của SOLAS. chức năng của 1 hệ thống GMDSS là.
- Phát báo động cấp cứu theo hướng tàu - bờ (ít nhất bằng 2 phương thức khác
nhau)
- Thu báo động cấp cứu theo hướng bờ tàu
- Phát và thu báo động cấp cứu theo hướng tàu - tàu
- Phát và thu thông tin tìm kiếm và cứu nạn
- Phát và thu thông tin hiện trường
- Phát và thu tín hiệu xác định vị trí
- Phát và thu thông tin an toàn hàng hải
- Phát và thu thông tin công cộng
- Phát và thu thông tin giữa các tàu
- Để thực hiện đầy đủ chức năng của hệ thống, thì GMDSS là tổ hợp của 3 nhóm
thiết bị như sau:
1. Nhóm thông tin: Bao gồm thông tin cấp cứu, khẩn cấp, an toàn. Bao gồm
- Thông tin vệ tinh: là thông tin giữa các đài di động hoặc cố định mặt đất với các
đài di động hoặc cố định mặt đất khác thông qua vệ tinh thực chất là các
Inmarsat A, B, C, M, F
- Thông tin mặt đất: Là thông tin trực tiếp giữa các đài di động và cố định mặt đất.
trong thông tin mặt đất được sử dụng nhiều băng tần số MF, HF, VHF và với
nhiều công nghệ khác nhau là, Thoại, DSC, NBDP
2. Nhóm thiết bị phục vụ tìm kiếm và cứu nạn.
- Hệ thống xác định vị trí tàu thuyền bị nạn qua vệ tinh. thực chất là các EPIRP
của hệ thống Cospas-Sarsat và Epirb Inmarsat
- Hệ thống xác định vị trí tàu thuyền bị nạn qua thông tin mặt đất thực chất là các
SART (Search and rescue Radar transponder)
3. Nhóm thiết bị để thu thông tin an toàn hàng hải (MSI Maritime Safety
Information)
- Thiết bị thu thông tin an toàn hàng hải qua vệ tinh. thực chất là máy thu EGC
Enhance group calling Máy thu gọi nhóm tăng cường
- Thiết bị thu thông tin an toàn hàng hải qua mặt đất là các máy thu Navtex và
máy thu Facsimile
II. Công ước quốc tế về GMDSS

-1-
A. Định nghĩa về vùng hoạt động của tàu
1. Vùng A1: Là vùng biển trong vùng bao phủ của ít nhất 1 đài bờ VHF trực
canh báo động cấp cứu liên tục bằng DSC kênh 70 (khoảng 25-30nm)
2. Vùng A2: Là vùng biển nằm ngoài A1, trong vùng bao phủ của ít nhất một
đài bờ MF trực canh báo động cấp cứu liên tục bằng DSC trên tần số 2187.5
Khz (khoảng 150nm)
3. Vùng A3: Là vùng biển ngoài A1, A2 trong vùng bao phủ của vệ tinh địa tĩnh
INMARSAT từ 700S - 700N gần như toàn cầu trừ 2 đầu cực
4. Vùng A4: Là vùng biển ngoài A1, A2, A3. Thực chất đây là 2 vùng cực từ
700S đến cực S và từ 700N đến cực N
B. Qui định tối thiểu về trang thiết bị thông tin tối thiểu trên tàu
Tên thiết bị A1 A2 A3 A4
VHF - DSC X X X X
MF/RT - DSC X
HF/RT - DSC - NBDP X X
INMARASAT X
SART (2) X X X X
Navtex X X X X
EPIRB X X X X
Two way radio X X X X
telephone

C. Qui định về hô hiệu và số nhận dạng của các đài nghiệp vụ lưu động hàng hải
1. Qui định chung
- Tất cả các phát xạ trong thông tin lưu động hàng hải đều được nhận dạng bằng
các tín hiệu nhận dạng, tín hiệu nhận dạng phải tuân thủ phù hợp với khuyến
nghị của tổ chức tư vấn VTĐ quốc tế CCIR (International Radio Consultative
Committee)
- Tín hiệu nhận dạng có thể dùng bằng
+ Tiếng nói (Voice)
+ Dùng mã Moorse quốc tế
+ Dùng mã điện báo phù hợp với các thiết bị truyền chữ trực tiếp
+ Các dạng khác do CCIR khuyến nghị
2. Hô hiệu và số nhận dạng
a. Hô hiệu (Callsign)
- Đối với đài duyên hải
Callsign được kết cấu gồm 2 tổ hợp ký tự
th1 : 2 ký tự đầu tiên chỉ nhận dạng quốc gia do ITU phân bổ. Ví dụ Việt
Nam là: XV, 3W. Trung quốc là XS, Nhật bản là: JN ..vv
th2 : 1 ký tự tên đài ngoài ra có thể thêm 1 hoặc 2 số ngoài số 0 và số1
- Đối với đài Tàu
Callsign của đài tàu được kết cấu gồm 2 tổ hợp ký tự
th1 : 2 ký tự đầu tiên chỉ nhận dạng quốc gia do ITU phân bổ. Ví dụ Việt
Nam là: XV, 3W. Trung quốc là XS, Nhật bản là: JN ..vv

-2-
th2 : 2 ký tự tên đài tàu ngoài ra có thể thêm 1 hoặc 2 số ngoài số 0 và số1
b. Số Sell call: sử dụng cho hệ thống NBDP trước đây số này hiện này chỉ sử dụng
cho đài bờ vì đài tàu không được cấp số mới
- Đối với đài bờ có 4 số
- Đối với đài tàu có 5 số
c. Số MMSI (Maritime Mobile Ship Identification): số nhận dạng đài tàu nó được
sử dụng trong các hệ thống VHF/DSC, MF-HF/DSC, AIS, EPIRB, và NBDP hiện
nay:
- Đối với đài bờ có 9 số được kết cấu như sau:
00MIDX1X2X3X4: Trong đó
00: nhận dạng đài bờ
MID: (Maritime Identification digits) là ba số mã nhận dạng quốc gia do ITU
phân bổ Ví dụ Việt nam là 574, Nhật bản là 431,…vvv
X1X2X3X4 :Số nhận dạng của đài bờ
Ví dụ số nhận dạng của đài Hải phòng Việt nam là: 005741040
- Đối với một nhóm đài tàu có 9 số được kết cấu như sau:
0MIDX1X2X3X4X5
- Đối với đài tàu có 9 số được kết cấu như sau
MIDX1X2X3X4X5 X6
- Ví dụ số ID của một đài tàu việt Nam là 574001000
d. Số nhận dạng của các trạm INMARASAT đài tàu
- INMARSAT - A: 7 số TMIDX1X2X3 (T = 1)
- INMARSAT - B: 9 số TMIDX1X2X3 X4X5 (T = 3)
- INMARSAT - C: 9 số TMIDX1X2X3 X4X5 (T = 4)
- INMARSAT - M: 9 số TMIDX1X2X3 X4X5 (T = 6)
- INMARSAT - F : 9 số TMIDX1X2X3 X4X5 (T = 7)
III. Thủ tục thông tin trong nghiệp vụ lưu động Hàng hải:
Trong nghiệp vụ lưu động Hàng hải thông tin có thể được chia làm các loại cơ
bản sau:
- Thông tin cấp cứu
- Thông tin khẩn cấp
- Thông tin an toàn
- Và thông tin thông thường hay còn gọi là thông tin thương mại sử dụng để
khai thác tàu
A. Đối với thông tin cấp cứu:
1. Các trường hợp cấp cứu:
Một Tàu được gọi là trong tình trạng cấp cứu nếu xảy ra các trường hợp sau:
a. Liên quan đến an toàn con tàu như là:
+ Tàu trôi dạt nguy hiểm
+ Nghiêng có nguy cơ bị lật
+ Cháy nổ
+ Mắc cạn
+ Đâm va
+ Chìm tàu

-3-
+ Bỏ tàu
+ Thủng tàu
+ Bị cướp biển tấn công
b. Tình trạng con người trên tàu gặp nguy hiểm
Thông tin cấp cứu có thể phát thông qua hệ thông thông tin mặt đất trên các
băng tần VHF, MF, và HF. Và thông qua các hệ thông thông tin vệ tinh Inmarsat
2. Thủ tục thông tin cấp cứu qua hệ thống thông tin mặt đất:
Thông tin cấp cứu qua hệ thống thông tin mặt đất được thực hiện qua ba bước cơ
bản sau:
Bước 1: Phát báo động cấp cứu bằng DSC. Để phát báo động cấp cứu phải cập
nhật thông tin cấp cứu báo gồm các thông số sau:
- Vị trí(Position), thời gian (time)(UTC)
- Tính chất bị nạn (Nature of distress)
- Phương thức liên lạc cấp cứu (Comunication type)
Sau đó ấn nút Distress và giữ trong khoảng thời gian lớn hơn 6”. Sau khi báo
động cấp cứu phát đi chờ để nhận xác báo từ đài bờ hoặc đài tàu khác (Waiting
Acknowledge). Khi nhận được xác báo (Received Akcnowledge)
Bước 2: Phát điện cấp cứu bằng thoại hoặc NBDP với nội dung như sau:
MAYDAY
THIS IS
- the 9-digit Maritime Mobile Service Identity code (MMSI) plus name/call
sign or other identification of vessel calling (9 số nhận dạng/tên tàu/hô hiệu
hoặc nhận dạng khác của tàu bị nạn)
- the possition of vessel (Vị trí bị nạn)
- the nature of distress (Tính chất bị nạn)
- the assistance required (Yêu cầu giúp đỡ)
- any other information which might facilitate rescue (Các thông tin thuận
tiện cho việc tìm kiếm cứu nạn)
MAYDAY
Tiếp đó nhận xác báo điện cấp cứu từ đài đã phát xác báo bằng NBDP với nội
dung như sau:
MAY DAY
- The Name, Callsign and 9-digit Maritime Mobile Service Identity code of
Ship in distress
- The Name, Callsign and 9-digit Maritime Mobile Service Identity code of
Staition Acknowledge
RECEVED YOUR DISTRESS MESSAGE. (OR ROMEO)
OVER
Bước 3: Thông tin cấp cứu (Distress communication)
3. Thủ tục thông tin cấp cứu qua hệ thống thông tin Vệ tinh.
Khi tàu bị nạn muốn thực hiện cấp cứu qua hệ thống Inmarsat cũng được thực
hiện theo 2 bước cơ bản đó là:
- Báo động cấp cứu (Distress alert)
- Phát điện cấp cứu (Distress message)

-4-
Tùy theo từng loại Inmarsat mà có các phương thức phát như sau:
a. Đối với thông tin cấp cứu Telex qua Inmarsat A-B.
Bước 1: Phát báo động cấp cứu. Để phát báo động cấp cứu trước hết phải cập
nhật các thông số báo động (Distress Alert setup) như là tính chất bị nạn (Nature of
distress), Vị trí(Position), thời gian (time), hướng (Course), tốc độ (Speed) thông
thường những thông số này được cập nhật từ GPS. Sau đó kích hoạt báo động cấp
cứu bằng cách ấn nút báo động hoặc kích hoạt từ bàn phím.
Bước 2 : Phát điện cấp cứu. Điện cấp cứu sẽ được phát khi có kênh thông tin với
RCC được thiết lập. Việc phát điện cấp cứu có thể thực hiện bằng cách phát trực
tiếp từ bàn phím hoặc có thể phát từ file đã soạn sẵn từ trước.
b. Đối với việc phát cấp cứu bằng thông tin thoại (voice) của các loại Inmarsat
A, B, M, F
Khi phát điện cấp cứu bằng thoại cũng được thực hiện bằng 2 bước:
Bước 1: Phát báo động cấp cứu. Để phát báo động cấp cứu kích hoạt bằng cách
nút ấn “Telephone distress alert button” trong khoảng thời gian lớn hơn 6’’ cho đến
khi kết nối được với RCC
Bước 2 : Phát điện cấp cứu. Nhấc tổ hợp và phát điện cấp cứu bằng thoại.
c. Đối với việc phát điện cấp cứu bằng Inmarsat –C
Do Inmarsat-C thông tin theo dạng store and forward nên việc phát điện cấp cứu
có thể thực hiện qua 2 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Phát báo động cấp cứu. Để phát báo động cấp cứu trước hết phải cập
nhật các thông số báo động (Distress Alert setup) Như là: Đài LES để gửi điện cấp
cứu đến(LES ID), tính chất bị nạn (Nature of distress), Vị trí(Position), thời gian
(time), sau đó kích hoạt bằng cách nút ấn “Distress alert button” trong khoảng thời
gian lớn hơn 6’’ sau đó chờ xác báo từ Đài LES
Bước 2: Phát điện cấp cứu. Để thực hiện việc phát báo động cấp cứu trước hết
phải soạn điện cấp cứu trước. Sau đó vào menu Transmit hoặc sending ở đó phải
lựa chọn:
- Priority: Chọn Distress
- LES ID: Chọn Đài LES đã phát báo động cấp cứu đến để phát điện đi.
B. Thông tin khẩn cấp và an toàn:
1. Các trường hợp khẩn cấp, An toàn
a. Trường hợp phát điện khẩn cấp
- Một đài tàu phát tín hiệu khẩn cấp khi mà trên tàu xảy ra tai nạn liên quan
đến con tàu, con người như trong trường hợp cấp cứu nhưng chưa đến mức phải
phát điện cấp cứu
- Liên quan đến hàng hoá, hành trình
b. Trường hợp phát điện an toàn
- Là các bức điện của đài tàu, hoặc đài bờ phát các bản thông báo nếu thấy cần
thiết cho các đài tàu và các đài lưu động khác
- Thông tin khẩn cấp và an toàn được phát đi từ đài tàu thì chỉ được thực
hiện trên hệ thống thông tin mặt đất
2. Các bước tiến hành để phát điện khẩn cấp và an toàn:
Bước 1: Phát báo động khẩn cấp (An toàn bằng DSC)

-5-
Từ menu của DSC
- Format (Call type): Chọn All station
- Category (Priority): Chọn Urgency hoặc Safety
- Telecomand (Chọn Simp nếu là VHF và Telephone nếu MF/HF
- Frequency: vào tần số hoặc kênh để phát thoại
- DSC Frequency: Lựa chọn tần số DSC để phát báo động
Sau đó kích hoạt bằng cách ấn nút CALL
Bước 2 Phát điện khẩn cấp hoặc an toàn bằng thoại:
Nếu điện khẩn cấp
PANPAN (repeated three times)
ALL STATIONS (repeated three times)
THIS IS
- the 9-digit MMSI plus name/call sign or other identification
- the position of vessel
- the text of urgency message.
Over/Master
Nếu điện an toàn
SECURITE (repeated three times)
ALL STATIONS (or all ships in a specific geographical area, or to a specific
station) (repeated three times)
THIS IS
- the 9-digit MMSI plus name/call sign or other identification
- the text of safety message
OVER/MASTER
C. Thông tin Thông thường:
Thông tin thông thường là thông tin sử dụng để khai thác tàu là những thông tin
thoại, Telex, Email, Fax ..vv từ Tàu đến các số thuê bao trên bờ thông qua hệ thống
thông tin mặt đất và hệ thống thông tin vệ tinh. Ngoài ra còn có thông tin thông
thường giữa tàu và tàu và giữa tàu và các đài mặt đất trong nghiệp vụ lưu động
Hàng hải.
1. Thủ tục thông tin thoại trong hệ thống thông tin mặt đất
Thông tin thoại trong hệ thống thông tin mặt đất được tiến hành qua 3 bước cơ
bản đó là:
- Kết nối thông tin
- Trao đổi thông tin
- Kết thúc thông tin
Kết nối thông tin có thể kết nối trực tiếp hoặc kết nối bằng DSC tuy nhiên trong
thực tế thường kết nối trực tiếp.
Để kết nối trực tiếp bằng thoại phải tiến hành gọi và trả lời cuộc gọi trên kênh
chung đồng thời đưa ra tần số hoặc kênh làm việc việc gọi và trả lời cuộc gọi như
sau:
Tên, hoặc hô hiệu, hoặc số nhận dạng của đài bị gọi 3 lần (Trong trường hợp
VHF nếu dễ thu có thể một lần)
This is (Hoặc DE đọc là Delta Echo nêu ngôn ngữ gặp khó khăn)

-6-
Tên, hoặc hô hiệu, hoặc số nhận dạng của đài gọi 3 lần (Trong trường hợp VHF
nếu dễ thu có thể một lần)
How do you read me? ( Hoặc Calling)
Over
Đài bị gọi trả lời
Tên, hoặc hô hiệu, hoặc số nhận dạng của đài gọi 3 lần
This is (Hoặc DE đọc là Delta Echo nêu ngôn ngữ gặp khó khăn)
Tên, hoặc hô hiệu, hoặc số nhận dạng của đài bị gọi 3 lần
I read you clearly go ahead please và sau đó đưa ra tần số làm việc.
Khi hai đai đông ý với tần số làm việc cùng chuyển về tần số làm việc để trao
đổi thông tin và kết thúc thông tin.
Trong trường hợp sử dụng DSC để kết nối thì soạn điện DSC với thông tin sau:
- Format (Call type) : Individual
- Address : Vào 9 số ID của đài bị gọi
- Category (Priority) : Chọn Routine
- Telecomand (Com type) : chọn Simp (nếu VHF) và J3E nếu MF/HF
- Frequency (Working Freq): Vào tần số hoặc kênh làm việc
- DSC Frequency : Lựa chon tần số DSC gọi (chỉ trong trường
hợp gọi bằng MF/HF)
Sau đó phát đi chờ để nhận xác báo từ đài bị gọi. sau khi nhận được xác báo thiết
bị Tranceiver đã chuyển về tần số làm việc tiến hành gọi và trao đổi thông tin trên
tần số làm việc đó.
2. Thủ tục thông tin NBDP
Hệ thống NBDP được sử dụng để gửi điện TELEX đến số thuê bao Telex (hoặc
Fax, Email) ở mạng viễn thông quốc gia quốc tế với đài bờ (Coast station) làm chức
năng cổng thông tin. Để thực hiện việc việc thông tin liên lạc bằng hệ thống NBDP
cần phải có các thông số sau:
- Điện cần gửi đi (Cần phải soạn thảo trước và lưu vào máy trước khi
kết nối với đài bờ
- Đài bờ (Coast staion) để có thông tin của đài bờ cần thiết phải tra trong Vol 1
NP 281 (1), (2) trong đó đài bờ cho ta biết các thông số sau:
+ Số ID hoặc selcall của đài bờ
+ Tần số (hoặc kênh mà đài bờ đang làm việc)
+ Đài bờ đó làm việc Auto hoặc Manual
- Số thuê bao cần gửi điện đến (Cả Country code nếu gửi đến số thuê bao là
Telex hoặc Fax)
Tiến hành thông tin NBDP như sau:
Chọn đài bờ cần gọi
- Đặt tần số hoặc kênh
- Gọi để kết nối với đài bờ
- Trao đổi thông tin (tùy theo đài bờ làm việc Auto hoặc Manual mà tiến hành
trao đổi thông tin một cách hợp lý) trong đó nếu đài bờ làm việc Auto có thể hiểu là
toàn bộ phần mềm thông tin được cài đặt trong một máy tính lúc này người khai
thác đài tàu sử dụng các câu lệnh để điểu khiển từ xa đài bờ đó. Còn trong trường

-7-
hợp đài bờ làm việc Manual tức là có nhân viên đài bờ trao đổi thông tin với đài tàu
ở trường hợp này sử dụng luật Q và các giản ngữ viết tắt tiếng Anh để chào hỏi báo
có điện và gửi điện theo yêu cầu.
3. Thủ tục thông tin thông thường qua hệ thống thông tin Vệ tinh.
a. Thủ tục thông tin thoại và Fax qua hệ thống INMARSAT.
Để thông tin thoại hoặc Fax từ tàu về số thuê bao ở mạng viễn thông quốc gia
quốc tế của bất kỳ một quốc gia nào cần tiến hành quay số như sau (Sau khi đã nhấc
tổ hợp điện thoại hoặc đặt giấy vào máy Fax)
……. #

LES ID 00 Country Area Telephone or Fax


code code number
- LES ID là số Đài LES định gọi điện qua
- 0 0 là 2 số thông báo quay tự động
- Country code là mã nuớc (Telephone country code)
- Area code Là mã vùng (bỏ số 0 ở đầu mã vùng)
- Telephone or Fax number là số điện thoại hặc Fax định gọi
- # dấu hiệu kết thúc
- Riêng khi gửi Fax sau khi quay như trên cần ấn nút Start trên mặt máy.
b. Thủ tục thông tin Telex qua Inmarsat B
Thông tin qua Inmarsat B là thông tin telex Direct (trực tiếp đến số thuê bao)
được thực hiện như sau
- Soạn điện
- Tiến hành gửi điện bằng cách kết nối với đài LES và số thuê bao trong
đó phải nhập số ID của đài LES, số thuê bao telex bắt đầu bằng 2 số 0 tiếp đó là
country code và cuối cùng là số thuê bao cần gửi điện tới.
c. Thông tin telex qua Inamrsats C
Thông tin Telex qua Inmarsat-C là thông tin theo kiểu Store and Forward (lưu
giữ và truyền). để thông tin cũng cần phải soạn điện và tiến hành gửi điện tức là vào
menu transmit hoặc send sau đó nhập các thông số, file điện cần gửi, country code,
số thuê bao, và đài LES cần gửi điện qua

-8-
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC TẬP MÔN HỌC GMDSS

Giới thiệu chung về thực tập môn học


I. Mục tiêu:
Mục tiêu chung của phần thực tập là giúp cho sinh viên ngành điện tử viễn thông hiểu
được qui trình khai thác và nguyên lý làm việc của các thiết bị vô tuyến điện đài tàu biển
trước khi đi thực tập ở đài bờ duyên hải. Qua đó nắm được qui trình thông tin từ tàu biển
về các số thuê bao và thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn trên tàu
II. Giới thiệu chung về phòng thực hành mô phỏng GMDSS
1. Khái quát về phòng mô phỏng GMDSS.
Hệ thống mô phỏng GMDSS là hệ thống để hướng dẫn khai thác các thiết bị Vô tuyến
điện trên tàu thuỷ, các thiết bị đài tàu trong phòng mô phỏng có cấu trúc và hoạt động của
thiết bị này giống như các thiết bị thật trên tàu biển.
Hệ thống mô phỏng GMDSS có những đặc điểm chính sau:
- Có cấu trúc bao gồm 01 trạm chủ và 05 trạm đài tàu
- Sử dụng các thiết bị đài tàu của hãng JRC
- Có thể huấn luyện khai thác thông tin hàng hải trong các tình huống:
Thông tin cấp cứu
Thông tin khẩn cấp và an toàn
Thông tin thông thường
- Có thể huấn luyện khai thác thông tin hàng hải các chiều :
Ship-to-Shore
Shore-to-Ship
Ship-to-Ship
- Có thể huấn luyện khai thác thông tin hàng hải các phương thức :
Thông tin vệ tinh INMARSAT B, C (TELEX, thoại, …)
Thông tin mặt đất các dải tần VHF, MF/HF (các phương thức thoại, telex, DSC)
- Đủ đáp ứng yêu cầu huấn luyện nghiệp vụ GOC theo STCW78/95.
- Có thể giả lập các tình huống cho việc huấn luyện được dễ dàng và nhanh chóng.
- Có thể dùng cho việc huấn luyện trên bờ một cách an toàn
- Dễ dàng điều khiển và không cần chứng chỉ điều khiển.
2. Các chức năng chính của hệ thống.
2.1. Trạm chủ.
a. Hệ thống điều khiển.
Là một máy tính cá nhân có cài đặt phần mềm mô phỏng để điều khiển quả trình huấn
luyện bao gồm các chức năng chủ yếu sau:
* Chức năng giám sát quá trình liên lạc bằng MF/HF của người thực tập.
Trạm chủ có thể giám sát tần số phát, tần số thu và chế độ làm việc mà từng trạm đài
tàu đang sử dụng
* Chức năng giả lập thiết bị đầu cuối trong huấn luyện liên lạc bằng vệ tinh
INMARSAT-B.
Máy chủ đóng vai trò là một thiết bị đầu cuối để xác lập giá trị ban đầu và thực hiện
truyền dữ liệu telex trong việc huấn luyện thông tin vệ tinh INMARSAT-B của đài bờ và
nó có thể theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của trạm đài tàu.
* Chức năng giả lập thiết bị đầu cuối thông tin trong huấn luyện liên lạc bằng vệ tinh
INMARSAT-C.

-9-
Hệ thống điều khiển có thể xác lập giá trị ban đầu trong việc liên lạc bằng vệ tinh
INMARSAT-C và liên lạc bằng telex và EGC. Hệ thống điều khiển có thể theo dõi quá
trình liên lạc của trạm đài tàu.
b. Bộ điều khiển thiết bị MF/HF-DSC/NBDP.
Được dùng trong liên lạc MF/HF, có thể cài đặt tần số phát/thu và thay đổi chế độ
thông tin, liên lạc với từng trạm đài tàu bằng các phương pháp thoại đơn biên SSB và
DSC. Ngoài ra cùng với telex terminal có thể liên lạc bằng chế độ NBDP
c. Thiết bị VHF/DSC
Thiết bị VHF có thể dùng để liên lạc với các trạm đài tàu, bằng thoại hoặc DSC
d. Bảng hiển thị dữ liệu INMARSAT-B
Bảng hiển thị này được hiển thị khi có cuộc gọi đến từ đài tàu.
e. Điện thoại INMARSAT-B.
Điện thoại INMARSAT-B có thể dùng để liên lạc với các đài tàu bằng phương thức
thoại thông thường.
f. Máy in.
Có 2 máy in được sử dụng 1 cho hệ thống thông tin mặt đất và một cho hệ thống
Inmarsat cả B và C
2.2. Trạm đài tàu.
Trong phòng mô phỏng có 5 trạm Radio console mô phỏng cho 5 trạm đài tàu. Mỗi
một trạm đài này có các thiết bị chủ yếu như sau:
a. Thiết bị MF/HF-DSC/NBDP.
Thiết bị MF/HF-DSC/NBDP bao gồm:
- Một mặt điều khiển thiết bị MF-HF Transceiver cho phép thay đổi các chế độ làm
việc của thiết bị, cài đặt tần số và soạn, và phát điện DSC cũng như điều khiển thông tin
thoại SSB.
- Một NBDP terminal để soạn điện và thông tin NBDP
- Ngoài ra nó còn có máy in
b. Thiết bị VHF/DSC
Thiết bị có thể dùng để liên lạc với trạm chủ, và các trạm đài tàu khác nhau, trên các
kênh thoại của VHF điện thoại. ngoài ra có thể phát và nhận điện DSC trong các trường
hợp cấp cứu khẩn cấp, an toàn và thông thường
c. INMARSAT-B.
Thiết bị INMARSAT-B trong phòng mô phỏng cho phép liên lạc thoại trong cả 2
trường hợp cấp cứu và thông thường thông qua thiết bị đầu cuối là điện thoại. Ngoài ra có
thể cho phép gửi điện telex đến số thuê bao telex, hoặc phát điện cấp cứu telex thông qua
thiết bị đầu cuối là telex terminal.
d. INMARSAT-C.
Inmarsat-C cho phép thực hiện liên lạc để gửi điện telex đến số thuê bao telex hoặc
Fax trong thông tin thông thường. Ngoài ra có thể cho phép liên lạc cấp cứu đến một đài
LES .
f. Bảng hiển thị vị trí.
Bảng này hiển thị vị trí (kinh độ và vĩ độ) của các đài tàu mà trạm chủ giả lập cho.
g. Bảng hiển thị cảnh báo.
Bảng này sẽ hiển thị tính chất bị nạn trong trường hợp thực hành thông tin cấp cứu. tính
chất bị nạn này do đài chủ đưa ra
h. Máy in
Mỗi bộ radio consloe có 3 máy in:
- Máy in sử dụng để in các điện DSC đi và đến trong thông tin VHF

- 10 -
- Máy in sử dụng cho thông tin MF/HF bao gồm cả DSC và NBDP
- Máy in sử dụng cho hệ thống thông tin Inmarsat
3. Các thiết bị đơn chiếc trong hệ thống GMDSS
Ngoài một trạm đài chủ và 5 Radio console với các thiết bị đã trình bày ở trên trong phòng
mô phỏng còn có một Radio console thiết bị thật của hảng JRC bao gồm các thiết bị
sau:
- VHF/DSC
- MF/HF-DSC/NBDP
- INMARSAT-C
Và các thiết bị rời như sau:
- Máy thu NAVTEX
- EPIRB
- SART
- TWOWAY RADIO TELEPHONE
III. Bảng tiến độ và thời gian thực hiện
Thời gian thực tập: 5 tuần
Mỗi tuần 5 ngày, riêng tuần đầu và tuần cuối 6 ngày. Ngày đầu của tuần 1 tập trung cả
lớp học 8tiêt/ngày: học về tổng quan về thực hành GMDSS và lý thuyết khai thác. Ngày
cuối của tuần 5 tập trung cả lớp kiểm tra kết thúc.
Phần thực hành: Mỗi lớp có 60-70 sinh viên chia làm 5 tổ, mỗi tổ có 10-15 sinh viên
học chung buổi. mỗi tổ chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 2-3 sinh viên thực tập trên một Radio
Consoler. mỗi tuần học 2 buổi cho một bài cụ thể như sau:
Tuần 1: Bài 1 VHF/DSC:
Buổi 1: Làm quen với thiết bị VHF/DSC trong phòng mô phỏng, thực tập phát báo
động cấp cứu, xác báo cấp cứu, hủy bỏ báo động cấp cứu và phát lại điện cấp cứu
Buổi 2: Thực tập việc phát điện khẩn cấp, điện an toàn, thông tin thoại thông thường
trong VHF và sử dụng DSC để kết nối trong thông tin thông thường
Tuần 2: Bài 2 MF/HF/DSC
Buổi 1: Làm quen với thiết bị MF-HF/DSC trong phòng mô phỏng, thực tập phát báo
động cấp cứu, xác báo cấp cứu, hủy bỏ báo động cấp cứu và phát lại điện cấp cứu
Buổi 2: Thực tập việc phát điện khẩn cấp, điện an toàn, thông tin thoại thông thường
trong VHF và sử dụng DSC để kết nối trong thông tin thông thường
Tuần 3: NBDP
Buổi 1: Làm quen DTE, thực tập soạn điện, cài đặt hệ thống, thủ tục kết nối
Buổi 2: Thực tập thủ tục kết nối và thủ tục liên lạc
Tuần 4: Inmarsat-C
Buổi 1: Cài đặt hệ thống, và thông tin cấp cứu sử dụng INMARSAT-C
Buổi 2: Thực tập thủ tục liên lạc đến số thuê bao Telex, Fax, Two digits code, Email
Tuần 5: Inmarsat-B
Buổi 1: Cài đặt hệ thống, và thông tin cấp cứu thoại INMARSAT-B
Buổi 2: Thực tập thủ tục liên lạc thông thường Telex, và thông tin cấp cứu telex
IV. Phương pháp đánh giá kết quả thực tập.
Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên bằng phương pháp làm các bài tập thực tế khai
thác trên máy
V. Công tác chuản bị của sinh viên.
Sinh viên trước khi đi thực tập cần ôn lại kiến thức của hai môn học cơ bản là:
GMDSS và khai thác thông tin vô tuyến điện.

- 11 -
Nội dung chi tiết các bài thực tập
Bài 1:
TÊN BÀI : VHF/DSC

1: Mục tiêu:
1.1: Cho sinh viên nắm rõ qui trình khai thác của thiết bị VHF/DSC
1.2: Sinh viên hiểu qui trình phát điện cấp cứu sử dụng thiết bị VHF/DSC
1.3: Sinh viên hiểu qui trình khai thác thoại VHF
1.3: Sinh viên hiểu qui trình phát điện khẩn cấp, an toàn bằng VHF/DSC.
2: Công tác chuẩn bị của sinh viên:
Sinh viên phải ôn lại kiến thức khai thác đã học, và nguyên lý của hệ thống DSC. Và
đọc kỹ phần hướng dẫn thực hành trước khi thực tập.
3: Trang thiết bị cần thiết:
Thiết bị VHF/DSC sẵn có trong phòng mô phỏng
4: Các nội dung thực tập:
4.1. Giới thiệu thiết bị đài tàu VHF model.
a) Đặc tính và thông số kỹ thuật.
- VHF trong thông tin hàng hải là thiết bị thông tin đặc trưng của vùng biển A 1 với
cự ly 20 ÷ 30 hải lý.
- Dải tần:
+ Tần số phát : 156.050 ~ 157.425MHz
+ Tần số thu : 156.050 ~ 162.000MHz
Nó được chia làm các kênh từ 01-28 và từ 60-88 cho 2 loại kênh cơ bản là kênh
International (INT) và kênh Americal (USA) và các kênh “weather chanel” từ Wx0-Wx10
Trong đó có các kênh đặc biệt như sau:
- Kênh 16 được sử dụng cho cấp cứu thoại cũng như gọi và trả lời cuộc gọi trong
thông tin thông thường nhưng không được kéo dài quá 1 phút.
- Kênh 70 được dành riêng để phát và thu DSC trong cả hai trường hợp phát cấp cứu
và thông thường.
- Các kênh còn lại được sử dụng cho thông tin cấp cứu thoại:
+ Các kênh Sipmlex (Tx = Rx) là các kênh 06, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,
60, 61, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 77
+ Các kênh còn lại là các kênh Duplex (Tx # Rx)
- Các phím chức năng trên mặt máy:
Xem cấu trúc của mặt máy trên bản vẽ kèm theo và chức năng của từng khối được
mô tả như sau:
1. Màn hình LCD.
2. Đèn báo hiệu cứu nạn và khẩn cấp.
Đèn sáng khi nhận được cuộc gọi cấp cứu và khẩn cấp .
3. Đèn báo hiệu với các thành phần khác.
Đèn LED sáng lên khi nhận được cuộc gọi an toàn và thông thường
4. Phím CH70
Chọn kênh 70 cho phương thức DSC.
5. Nút ấn DISTRESS
Nút ấn này để phát bức điện cấp cứu.
6. Phím STOP
Phím này dùng để dừng phát DSC. Đồng thời cũng được dùng để quay lại giao diện
màn hình chính.

- 12 -
7. Phím DISABLE
Để ngăn chặn việc nghe được các cảnh báo khi đang nhận các cuộc gọi nói chung.
Phím này có tác dụng khi trạng thái CH70 được hiển thị trên màn hình.
8. Phím COUNTRY
Lựa chọn lọa kênh sử dụng International hoặc USA.
9. Phím M
Hiển thị các kênh trống trên màn hình.
10. Phím WX
Hiển thị các kênh về thời tiết.
11. Các phím ◄/►
Dùng để di chuyển các hạng mục sang trái hoặc sang phải, bật/tắt cửa sổ. Cũng được
sử dụng để hiển thị các bức điện gửi tới.
Phím này có chức năng tự động lặp lại, được kích hoạt khi giữ phím một lúc.
12. Phím PRINT
In ra những bản in bao gồm bức điện DSC,
14. Phím MENU
Hiển thị Menu chính DSC
15. Phím ENTER
Xác nhận đầu vào.
16. Phím CALL
Để phát bức điện DSC không phải điện cấp cứu khi bức điện đó hiện lên màn hình.
17. Bộ điều khiển VOL
Có thể điều khiển tiếng của loa to/nhỏ theo mong muốn khi loa được bật.
18. Bộ điều khiển SQL
Để điều khiển mức giới hạn tiếng ồn.
19. Phím CLR
Xoá giá trị nhập vào và để thoát khỏi cửa sổ đó.
20. Phím OFF
Sử dụng để tắt mạch điện hay tắt bộ điều khiển.
21. Phím SCAN
Để đặt chế độ quét tất cả các kênh đông thời vẫn luôn trực canh trên kênh 16
22. Phím POWER
Dùng để bật hay tắt nguồn bộ điều khiển hay mạch điện.
23. Phím DIM
Chỉnh độ sáng cho màn hình LCD và bàn phím.
24. Phím SP
Để tắt hay bật loa ngoài
25. Phím .
Sử dụng để nhập số thập phân và gạch nối giữa các số điện thoại.
26. Các phím 0 – 9
Được sử dụng để nhập kênh thông tin hoặc nhập số.
27. Phím P
Để chỉ báo các kênh riêng
28. Phím 25/1W
Điều chỉnh công suất phát giữa 25w và 1w.
29. Phím DW (Duple Watch)
Để thực hiện canh đồng thời 2 kênh cùng lúc bao gồm kênh 16 và một kên x nào đó
30. Phím PTT

- 13 -
Nhập phương thức phát. Dừng việc tìm kiếm.
31. Phím CH16
Để lựa chọn kênh 16, chuyển phương pháp gọi từ phương thức DSC sang phương
thức thoại.
32. Phím OPE
Phím này để lấy quyền điều khiển khi có nhiều tín hiệu điều khiển từ xa được kết
nối. Khi không muốn điều khiển nữa thì nhấn phím một lần nữa.
Khi có một điều khiển từ xa được kết nối thì bấm phím này không còn tác dụng.
33. Handset
Sử dụng như điện thoại thông thường. Khi đặt handset vào giá treo của nó thì hệ
thống sẽ chuyển về trạng thái kênh 16.
b) Chức năng của thiết bị VHF
- Thiết bị VHF : có các chức năng sau:
+ Thông tin thoại trên các kênh của VHF
+ Thông tin DSC với các công dụng sau:
- Phát báo động cấp cứu (Distress Alert).
- Phát báo động khẩn cấp và an toàn (Urgency & safety Alert)
- Kết nối trong thông tin thông thường
4.2. Các thủ tục khai thác cơ bản cuả thiết bị VHF
a). Phát điện cấp cứu sử dụng VHF/DSC
Khi sử dụng VHF/DSC để phát điện cấp cứu phải tuân thủ theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Phát báo động cấp cứu (Distress Alert)
Bước 2: Phát điện cấp cứu (Distress message)
Bước 3: Thông tin cấp cứu (Distress communication)
* Bước 1: Phát báo động cấp cứu:
Để phát báo động cấp cứu có 2 trường hợp có thể thực hiện:
Trường hợp1: khi không có thời gian
Kiểu gọi này áp dụng cho trường hợp khai thác viên không đủ thời gian chuẩn bị
bức điện cấp cứu, mà chỉ việc bấn núm “DISTRESS”, lúc này một báo động cấp cứu sẽ
được phát đi cùng với các thông số cơ bản như sau:
- ID của tàu bị nạn.
- Tính chất bị nạn: được mặc định là UNDERSIGNATED (không hiểu tính chất bị
nạn)
- Vị trí/thời gian: là vị trí và thời gian được cập nhật từ GPS
Các bước thực hiện cụ thể để gửi báo động cấp cứu bằng cách ấn phím DISTRESS:
B1: Mở nắp bảo vệ phím DISTRESS.
B2: Ấn và giữ phím DISTRESS 6 giây.
Khi ấn phím DISTRESS sẽ có tiếng bip báo động theo từng hồi. Nếu tiếp tục giữ
phím DISTRESS trong 6 giây thì tiếng bíp báo động chuyển từ từng hồi sang báo động
liên tục, khi đó bức điện báo động cấp cứu sẽ được gửi đi.
Nếu ngưng bấm phím DISTRESS khi còn tiếng bíp báo động từng hồi thì bức điện
báo động cứu nạn đó không được gửi đi.
Màn hình LCD léo sáng khi chỉ dẫn cuộc gọi báo động cứu nạn khi tiếng bíp báo
động cứu nạn đổ từng hồi. Nếu tiếp tục giữ phím DISTRESS trong 6 giây, cuộc gọi báo
động cứu nạn được chỉ thị ổn định trên màn hình, và khi đó bức điện được gửi đi. Bức
điện này mang đầy đủ thông tin cần thiết của tàu bị nạn.
Trường hợp2: khi có đủ thời gian

- 14 -
Để thực hiện bức điện này trong trường hợp khai thác viên có đủ thời gian chuẩn bị bức
điện gọi cấp cứu thì khai thác viên phải truy cập những thông tin quan trọng của một cuộc gọi
cấp cứu: vị trí, thời gian, tính chất bị nạn, phương thức thông tin cấp cứu…
Đầu tiên, ấn MENU, khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ bao gồm:
...DSC MENU...
CH70 25W
1. DISTRESS CALL EDIT
2. ALL SHIPS CALL EDIT
3. INDIVIDUAL CALL EDIT
4. AUTO/SEMI.AUTO TEL CALL EDIT
5. DISTRESS RELAY
6. DISTRESS ACKNOWLEDGEMENT
7. OTHERS ACKNOWLEDGEMENT
8. RECEIVER DISTRESS MESSAGE READOUT
9. RECEIVER OTHERS MESSAGE READOUT

SELECT WITH ▼▲ & PRESS ENTER
PRESS STOP TO RETURN

Sau đó dùng phím ▼▲ trên bảng điều khiển để chọn 1. DISTRESS CALL EDIT
và nhấn ENTER. Khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ:

…DISTRESS CALL EDIT…


CH70 25W
FORMAT : DISTRESS
NATURE OF DISTRESS : UNDESIGNATED DISTRESS
DISTRESS - POSITION : N………E……….
DIS - UTC : …………………..
TELECOMMAND : G3E SIMP TEL
END OF SEQUENCE : EOS

Và ta cũng sử dụng các phím ▲▼ ◄► để lựa chọn các mục trong cửa sổ sau đó
nhấn ENTER để nhập các thông số như: Tính chất bị nạn, vị trí, thời gian bị nạn.
Sau khi các thủ tục trên được thực hiện ta tiến hành mở nắp bảo vệ của phím
DISTRESS đồng thời nhấn và giữ phím trong vòng 6 giây đến khi nghe thấy tiếng bíp báo
động đổ liên tục thì bức điện đã được gửi đi. Còn nếu tiếng bíp báo từng hồi thì bức điện
chưa được gửi đi.
Sau khi phát báo động cấp cứu phải chờ để nhận xác báo báo động cấp cứu từ đài bờ
hoặc đài tàu khác (Waiting Acknowledge). Và trên màn chỉ thị sẽ có đồng hồ đếm ngược,
nếu sau khi đồng hồ này đếm về 0 mà không có đài nào xác báo thí báo động cấp cứu này
sẽ tự động phát lại. trong khi chờ xác báo cấp cứu không làm thêm động tác nào
Bước 2 Phát điện cấp cứu bằng thoại.
Sau khi nhận được xác báo báo động cấp cứu từ đài khác bằng DSC. tắt báo động
bằng cách ấn nút STOP và sang bước 2 phát điện cấp cứu:
Nhấc tổ hợp và phát điện cấp cứu bằng thoại với nội dung như sau:
Nội dung điện cấp cứu bằng thoại như sau:
MAYDAY

- 15 -
THIS IS
- the 9-digit Maritime Mobile Service Identity code (MMSI) plus name/call sign or
other identification of vessel calling (9 số nhận dạng/tên tàu/hô hiệu hoặc nhận
dạng khác của tàu bị nạn)
- the possition of vessel (Vị trí bị nạn)
- the nature of distress (Tính chất bị nạn)
- the assistance required (Yêu cầu giúp đỡ)
- any other information which might facilitate rescue (Các thông tin thuận tiện cho
việc tìm kiếm cứu nạn)
MAYDAY
Ví dụ một cuộc gọi cấp cứu cụ thể như sau:
MAYDAY
- THIS IS FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-ONE-ZERO-ZERO-ZERO,
MOTOR VESSEL “FLYING DRAGON” CALL SIGN THREE WHISKY MIKE
KILO (3WMK)
- MY POSITION LATITUDE TWO ZERO DEGREES ONE ONE DECIMAL
EIGHT MINUTES NORTH, LATITUDE ONE ZERO SEVEN DEGRESS FOUR
FOUR MINUTES EAST AT 0730UTC
- I AM ON FIRE AFTER EXPLOSION
- I REQUIRE FIRE FIGHTING ASSISTANCE
- SMOKE NOT TOXIC
MAYDAY.
Sau đó nhận xác báo bằng thoại từ đài bờ đã xác báo bằng DSC

b. Thủ tục đối với đài xác báo báo động cấp cứu.
Đối với đài không bị nạn khi nhận được báo động cấp cứu, trước tiên phải tắt báo
động bằng cách ấn nút STOP trên mặt máy. Sau đó kiểm tra thông tin nhận được được.
Nếu muốn xác báo báo động cấp cứu này bằng DSC phải thực hiện như sau:
ấn MENU, khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ bao gồm
...DSC MENU...
CH70 25W
10. DISTRESS CALL EDIT
11. ALL SHIPS CALL EDIT
12. INDIVIDUAL CALL EDIT
13. AUTO/SEMI.AUTO TEL CALL EDIT
14. DISTRESS RELAY
15. DISTRESS ACKNOWLEDGEMENT
16. OTHERS ACKNOWLEDGEMENT
17. RECEIVER DISTRESS MESSAGE READOUT
18. RECEIVER OTHERS MESSAGE READOUT

SELECT WITH ▼▲ & PRESS ENTER
PRESS STOP TO RETURN

Sau đó dùng phím ▼▲ trên bảng điều khiển để chọn 6. DISTRESS


ACKNOWLEDGEMENT và nhấn ENTER. Khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ:

- 16 -
…DISTRESS ACK...RECEIVER MESSAGE NO.01
CH70 25W
FORMAT : ALL SHIPS
CATEGORY :DISTRESS
TELECOMMAND1 :DISTRESS ACKNOWLEDGE
DIST-ID : 5740001000…………………
NATURE OF DISTRESS : UNDESIGNATED DISTRESS
DIST - POSITION : N20,11,8 …E107,44……….
DIS - UTC : 0730…………………..
TELECOMMAND : G3E SIMP TEL
END OF SEQUENCE : EOS
CALL CH : …70……….

Và ta cũng sử dụng các phím ▲▼ ◄► để lựa chọn các mục trong cửa sổ sau đó
và kiểm tra lại thông tin nếu chính xác ấn nút CALL thì xác báo cấp cứu sẽ được phát đi.
Sau khi xác báo cấp cứu đã được phát. Sau đó nhận điện cấp cứu bằng thoại từ tàu
bị nạn. Tiến hành báo nhận điện cấp cứu với nội dung như sau:
MAY DAY
- MOTOR VESSEL “FLYING DRAGON” CALL SIGN THREE WHISKY MIKE
KILO (3WMK) FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-ONE-ZERO-ZERO-ZERO
THIS IS “HAIPHONG RADIO” ZERO-ZERO-FIVE-SEVEN-FOUR-ONE-
ZERO-FOUR-ZERO
RECEVED YOUR DISTRESS MESSAGE. (OR ROMEO)
OVER
Lúc này chuyển sang bước 3 thông tin cấp cứu
c) Thủ tục huỷ bỏ báo động cấp cứu bằng VHF/DSC
Khi có một báo động cấp cứu nhầm bằng VHF/DSC ngay lập tức phải phát hủy bỏ
báo động cấp cứu nhầm đó như sau:
Dừng việc phát ngay lập tức
Chuyển máy VHF/DSC về kênh 16
Nhấc tổ hợp và phát điện hủy bỏ nội dung như sau:
SECURITE SECURITE SECURITE
ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS
- THIS IS FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-ONE-ZERO-ZERO-ZERO,
MOTOR VESSEL “FLYING DRAGON” CALL SIGN XRAY VICTOR MIKE
KILO (XVMK)
CANCEL MAY DISTRESS ALERT BY VHF/DSC ON DATE/TIME
OVER/MASTER.
d) Thủ tục chuyển tiếp(Relay) bức điện cấp cứu.
Trong trường hợp tàu bị nạn không thể phát được điê ̣n cấp cứu hoă ̣c tín hiê ̣u cấp cứu
được phát đi sau khi đã canh nghe trong khoảng thời gian 5 phút nhưng không có đài bờ
hoă ̣c đài tàu nào phát xác báo và được lê ̣nh của thuyền trưởng hoă ̣c người có trách nhiê ̣m
ở trên tàu thì tiến hành phát chuyển tiếp điê ̣n cấp cứu.
Vào MENU xuất hiện cửa sổ như trên phần (3) bao gồm các thông tin về tàu bị nạn:
tích chất bị nạn, vị trí, thời gian bị nạn… để chuyển tiếp báo động cứu nạn này đầu tiên, ấn
MENU, khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ bao gồm:

- 17 -
...DSC MENU...
CH70 25W
1. DISTRESS CALL EDIT
2. ALL SHIPS CALL EDIT
3. INDIVIDUAL CALL EDIT
4. AUTO/SEMI.AUTO TEL CALL EDIT
5. DISTRESS RELAY
6. DISTRESS ACKNOWLEDGEMENT
7. OTHERS ACKNOWLEDGEMENT
8. RECEIVER DISTRESS MESSAGE READOUT
9. RECEIVER OTHERS MESSAGE READOUT

SELECT WITH ▼▲ & PRESS ENTER
PRESS STOP TO RETURN

Sau đó dùng phím ▼▲ trên bảng điều khiển để chọn 5. DISTRESS RELAY sau đó
nhấn ENTER. Khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ:
…DISTRESS RELAY...RECEIVER MESSAGE NO.01
CH70 25W
FORMAT : ALL SHIPS
CATEGORY :DISTRESS
TELECOMMAND1 : DISTRESS RELAY
DIST-ID :………………………
NATURE OF DISTRESS : UNDESIGNATED DISTRESS
DIST - POSITION : N………E……….
DIS - UTC : …………………..
TELECOMMAND : G3E SIMP TEL
END OF SEQUENCE : EOS
CALL CH : ………….

Giống như các bức thực hiện bức điện trên ta sử dụng các phím ▲▼ ◄► để thực
hiện chọn các hạng mục, sau đó nhấn ENTER để nhập các thông số cần thiết. Tiếp theo
nhấn phím CALL để phát chuyển tiếp báo động cấp cứu. Các thông tin của bức điện cấp
cứu như trên nhận được từ tàu bị nạn sẽ được tự động phát đi trong bức điện chuyển tiếp
cấp cứu.
e) Thực hiện cuộc gọi khẩn cấp và an toàn.
Bước 1: Phát báo động khẩn cấp:
Tương tự như cách thực hiện bức điện gọi cấp cứu, ta cũng vào MENU chọn 2.
ALL SHIP CALL EDIT rồi nhấn ENTER khi màn hình hiện ra cửa sổ:
...ALL SHIPS CALL EDIT…
CH70 25W
FORMAT : ALL SHIP
CATEGORY : ROUTINE
TELECOMMAND 1 : G3E SIMP TEL
TELECOMMAND 2 : NO INFORMATION
WORK CH :…
AND OF SEQUENCE : EOS
CALL CH : 70
- 18 -
Sau đó ta sử dụng các phím ▲▼◄► để chọn các mục cho phù hợp với mục đích
bức điện và nhấn ENTER để kết thúc việc chọn đó.
Trong đó Format: chọn ALL SHIP.
Category: Chọn Emergency nếu định phát điện khẩn cấp và Safety nếu định
phát điện an toàn.
Working CH vào số kênh phát thoại (Phải chọn kênh simplex)
Khi đã hoàn thành xong việc chọn các hạng mục của bức điện nhấn phím CALL để
phát bức điện, trong vòng 10 giây hệ thống tự động chuyển về kênh làm việc tiếp theo như
đã định trong bức điện.
Bước 2: Phát điện khẩn cấp bằng thoại
Nhấc ống nghe ra khỏi giá đỡ, đồng thời ấn nút PTT để tiến hành phát điện khẩn cấp
bằng thoại. với nội dung như sau:
PANPAN (repeated three times) hoặc Sercurity Cho điện an toàn
ALL STATIONS (repeated three times)
THIS IS
- The 9-digit MMSI plus name/call sign or other identification
- The position of vessel
- The text of urgency message.
- Over/Master
Ví dụ: Đài tàu thứ 2 có tên NEW DRAGON, số nhận dạng là 574002000, ở vị trí
16 06’00N, 108013’00E Máy tàu bị hỏng mất khả năng điều động khai thác viên tiến hành
0

phát báo động và phát điện khẩn cấp trên kênh 12 như sau
Bước 1: Soạn báo động khẩn cấp với nội dung sau:
...ALL SHIPS CALL EDIT…
CH70 25W
FORMAT : ALL SHIP
CATEGORY : EMERGENCY
TELECOMMAND 1 : G3E SIMP TEL
TELECOMMAND 2 : NO INFORMATION
WORK CH : 12
AND OF SEQUENCE : EOS
CALL CH : 70

Sau đó ấn nút CALL sau khi báo động khẩn cấp phát xong VHF chuyển về kênh 12
Bước 2: Phát điện khẩn cấp bằng thoại
PAN PAN PAN PAN PAN PAN
ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS
THIS IS FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-TWO-ZERO-ZERO-ZERO, MOTOR
VESSEL NEW DRAGON, MY CALL SIGN THREE WHISKEY PAPA TANGO
(3WPT)
POSITION: LATITUDE ONE SIX DEGREES ZERO SIX MINUTES NORTH,
LONGTITUE ONE ZERO EIGHT DEGREES ONE THREE MINUTES EAST
MY ENGINE TROUBLE, I AM NOT UNDERCOMMAND PLEASE ALL SHIP IN
VICINITY KEEP A SHARP LOOK OUT AND KEEP CLEAR OF ME ABOUT 5
NAUTICAL MILE. I REQUIRE TUG ASSISTANCE

- 19 -
OVER/MASTER.
Tương tự khi tàu muốn phát một bức điện an toàn, cũng được tiến hành theo 2 bước
là phát báo động an toàn như phát báo động khẩn cấp đã trình bày ở trên chỉ khác là ở mục
Category thì Emergency được thay bằng Safety. Sau khi phát báo động an toàn bằng DSC.
chuyển sang bước 2 phát điện an toàn bằng thoại với nội dung như sau:
SECURITE (repeated three times)
ALL STATIONS (or all ships in a specific geographical area, or to a specific station)
(repeated three times)
THIS IS
The 9-digit MMSI plus name/call sign or other identification
The text of safety message
Ví dụ một bức điện cụ thể như sau:
SECURITE SECURITE SECURITE
ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS
THIS IS TWO-ONE-ONE-TWO-THREE-NINE-SIX-EIGHT-ZERO MOTOR
VESSEL “BIRTE” CALL SIGN DELTA ALPHA MIKE KILO (DAMK)
DANGEROUS WRECK LOCATED IN POSITION TWO NAUTICAL MILES
SOUTH OF PETER REEF
OVER/MASTER
f). Khai thác thoại thông thường.
Khai thác thoại VHF: Thông thường đài tàu gọi đài bờ hoặc đài bờ làm dịch vụ lưu
động hàng hải trên kênh chung (Kênh 16). Đài bờ sẽ trả lời đồng thời đưa ra kênh làm
việc. sau đó hai đài chuyển về kênh làm việc tiến hành trao đổi thông tin, và kết thúc
thông tin chuyển về kênh 16. Phương pháp gọi và trả lời cuộc gọi cụ thể như sau:
Ví dụ: Tàu PACIFIC OCEAN gọi trạm hoa tiêu URAGA.
Trên kênh 16 tàu Facific Ocean gọi
URAGA PILOT STATION (repeated three times)
THIS IS MOTOR VESSEL PACIFIC OCEAN (repeated three times)
HOW DO YOU READ ME? (OR CALLING)
OVER
Trạm hoa tiêu Uraga trả lời
MOTOR VESSEL PACIFIC OCEAN (repeated three times)
THIS IS URAGA PILOT STATION (repeated three times)
I READ YOU CLEARLY CHANNEL 68 PLEASE
OVER
Đài tàu xác nhận
URAGA PILOT STATION
THIS IS MOTOR VESSEL PACIFIC OCEAN
CHANNEL 68
Sau đó 2 đài chuyển qua kênh 68. đài tàu chủ động gọi
URAGA PILOT STATION
THIS IS MOTOR VESSEL PACIFIC OCEAN )
HOW DO YOU READ ME? (OR CALLING)
OVER
Đài bờ trả lời
MOTOR VESSEL PACIFIC OCEAN
THIS IS URAGA PILOT STATION
I READ YOU CLEARLY GO AHEAD PLEASE

- 20 -
OVER
Hai đài trao đổi thông tin. Và kết thúc chuyển về kênh 16.

g) Sử dụng DSC để kết nối trong thông tin thông thường:


Trong thông tin thông thường, việc kết nối liên lạc thường được sử dụng bằng thoại
trên kênh chung (kênh 16) như trình bày ở phần 1 tuy nhiên cũng có thể sử dụng DSC để
kết nối và được thực hiện như sau:
MENU, khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ bao gồm:
...DSC MENU...
CH70 25W
1. DISTRESS CALL EDIT
10. ALL SHIPS CALL EDIT
11. INDIVIDUAL CALL EDIT
12. AUTO/SEMI.AUTO TEL CALL EDIT
13. DISTRESS RELAY
14. DISTRESS ACKNOWLEDGEMENT
15. OTHERS ACKNOWLEDGEMENT
16. RECEIVER DISTRESS MESSAGE READOUT
17. RECEIVER OTHERS MESSAGE READOUT

SELECT WITH ▼▲ & PRESS ENTER
PRESS STOP TO RETURN

Sau đó dùng phím ▼▲ trên bảng điều khiển để chọn 3. INDIVIDUAL CALL
EDIT sau đó nhấn ENTER. Khi đó màn hình LCD sẽ hiện ra cửa sổ
INDIVIDUAL CALL EDIT…
CH70 25W
FORMAT : INDIVIDUAL
ADDRESS : Vào 9 số ID của đối tác
CATEGORY :ROUTINE
TELECOMMAND 1 : G3E SIMP TEL
TELECOMMAND 2 : NO INFORMATION
WORK CH : 12 (Số kênh liên lạc)
AND OF SEQUENCE : EOS
CALL CH : 70

Sau khi xong ấn nút CALL và chờ đài đối tác xác báo. Sau khi nhận được xác báo từ
đài đối tác. cả hai đài sẽ chuyển kênh về kênh liên lạc đã chọn ở trên nhấc tổ hợp và trao
đổi thông tin

- 21 -
Bài 2:
TÊN BÀI : MF-VHF/DSC

1: Mục tiêu:
1.1: Cho sinh viên nắm rõ qui trình khai thác của thiết bị MF-HF/DSC
1.2: Sinh viên hiểu qui trình phát điện cấp cứu sử dụng thiết bị MF-HF/DSC
1.3: Sinh viên hiểu qui trình khai thác thoại MF/HF
1.3: Sinh viên hiểu qui trình phát điện khẩn cấp, an toàn bằng MF-HF/DSC.
2: Công tác chuẩn bị của sinh viên:
Sinh viên phải ôn lại kiến thức khai thác đã học, và nguyên lý của hệ thống DSC. Và
đọc kỹ phần hướng dẫn thực hành trước khi thực tập.
3: Trang thiết bị cần thiết:
Thiết bị MF-HF/DSC sẵn có trong phòng mô phỏng
4: Các nội dung thực tập:
4.1. Giới thiệu thiết bị đài tàu MF/HF.
a) Đặc tính kỹ thuật của thiết bị đài tàu MF/HF .
- Dải tần:
+ Tần số phát 1.6 MHz ~ 27.5 MHz với độ dịch tần 100Hz
+ Tần số thu 90 KHz ~ 29.9999 MHz với độ dịch tần là 10MHz.
- Độ ổn định tần số là 10Hz
- Các phương thức phát xạ:
J3E: thoại đơn biên không sóng mang
H3E: thoại đơn biên có sóng mang.
F1B, J2B: cho DSC và NBDP
- Dải MF/HF có 3 phương thức thông tin:
+ Thoại (RT) – SSB (J3E)
+ DSC với tốc độ 100 bps
+ Telex (100 bps)
- Đặc trưng MF là vùng biển A2 và HF là vùng biển A3, A4
- Một đài tàu khi hành trình phải duy trì trực canh liên tục bằng DSC ở 2 tần số
2187.5 KHz và 8414.5 KHz. Ngoài ra, còn phải trực canh ít nhất là 1 trong 4 tần số DSC
sau 4207.5 KHz ,6312.0 KHz, 12577.0KHz , 16804.5KHz.
- Phương thức thông tin: đơn công hoặc song công.
- Nguồn cung cấp: 100 – 200 / 200 – 240 AC ± 10%, 50/60Hz
- Thành phần của bộ điều khiển : Loa, ống nghe, bộ điều khiển từ xa, thiết bị đầu
cuối…
b) Cấu trúc thiết bị MF/HF trong phòng mô phỏng GMSS bao gồm:
+ Bảng điều khiển thiết bị MF/HF DSC-RT
Tên và chức năng từng phím điều khiển thiết bị MF/HF được thể hiện trên hình vẽ

+ Telex terminal (Gồm màn hình LCD và bàn phím).


*Cấu trúc của TELEX terminal như hình vẽ.

- 22 -
F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 Num Prt Se Scroll Pause Insert Delete
Esc Lock Lock Break Sys Rq
F11 F12

~ ! @ # $ % ^ & ( ) _ + Backpace
*
` 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 - =

{ }
Tab Q W E R T Y U I O P
[ ] \

Caps Lock A S D F G H J K L ; " Enter

Shift Z X C V B N M , . / Shift
Pgup

Fn Ctrl Atl Atl Ctrl


Home End Pgdn

* Tên và chức năng của các phím điều khiển thiết bị MF/HF.
Tên và chức năng từng phím điều khiển thiết bị MF/HF được thể hiện trên hình vẽ.
4.2. Các thủ tục khai thác cơ bản cho thiết bị MF/HF.
Trong thiết bị MF/HF này ta các phương thức thông tin chủ yếu như sau:
- Thông tin thoại (J3E) khai thác từ các phím điều khiển thiết bị,
- Thông tin DSC khai thác từ các phím điều khiển thiết bị
- Thông tin NBDP khái thác từ NBDP terminal
a) Thủ tục thông tin cấp cứu DSC và thoại ở dải MF/HF
Khi thực hiện thông tin cấp cứu thì phải qua các bước:
Phát báo động cấp cứu (Distress Alert) bằng DSC
Phát điện cấp cứu (Distress message) bằng RT (Radiotelephone) hoặc telex (FEC).
Thông tin cấp cứu (Distress communication)
Bước 1: Phát báo động cấp cứu (Distress Alert.)
Có hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Trong trường hợp khẩn cấp không còn thời gian cập nhật đầy
đủ thông số tai nạn, thì phát ngay tín hiệu báo động cấp cứu.
- Trường hợp thứ hai: còn đủ thời gian để có thể cập nhật đầy đủ thông số tai nạn thì
phát báo động cấp cứu qua hai bước : cập nhật thông số tai nạn, sau đó phát báo động cấp
cứu.
* Trường hợp thứ nhất: Phát báo động cấp cứu khi không có thời gian.
Trường hợp tàu gặp nạn mà khai thác viên không đủ thời gian soạn điện cấp cứu, có
thể phát báo động cấp cứu bằng cách ấn nút  2187.5 hoặc nút  8414.5 để chọn tần số
phát DSC, đồng thời nhấn nút  TX  , cuối cùng nhấn tổ hợp nút  SEND  và
 START/STOP  khoảng hơn 1 giây. Khi đó tín hiệu báo động cấp cứu được gửi đi, và các
đài MF/HF trong vùng phủ sóng sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo cứu nạn này có form bức
điện như sau:
FORMAT : DISTRESS
DIST ID : ……………………
N OF D : UNDESG DISTRESS
POSITION : ……………………
DIST-UTC : ……………………
TELECOMM : J3E TEL

- 23 -
EOS :EOS
Ví dụ 1: Một đài tàu có số ID là 574001000 bị nạn ở vị trí N20.23E107.44, vào lúc
09:55 (UTC). Khi đó bức điện được phát đi có nội dung là:
FORMAT : DISTRESS
DIST-ID : 574001000
N OF D : UNDESG DISTRESS
POSITION : N20.23E107.44
DIST-UTC : 09:55
TELECOMM : J3E TEL
EOS :EOS
* Trường hợp thứ hai: Soạn bức điện cấp cứu khi có thời gian.
Thao tác soạn điện: [DSC]  [FILE]  [2]  [ENT]
Khi đó màn hình trên bảng điều khiển hiển thị form bức điện như sau.
FORMAT : ALL SHIP
EOS : EOS
TELECOMM : J3E TEL
DIST-UTC : ………….
POSITION : ………..
N OF D : UNDESG DISTRESS
DIST-ID : …………
TELECOM 1 : DISTRESS
CATEGORY : DISTRESS
Hướng dẫn :
Tuỳ theo tính chất cuộc gọi mà ta thực hiện chọn các hạng mục cho phù hợp. Dùng
các phím ▲▼, [.], [0]→[9] và [ENT] để lựa chọn và điền các thông số cho phù hợp với
bức điện của đài tàu. Quy cách thực hiện việc lựa chọn và điền các các thông số trên giống
như cách đã trình bày ở phần trên ( Cách thứ nhất: phát tín hiệu cảnh báo cấp cứu ở dải
2187.5 KHz và 8414.5 KHz). Sau khi các thông tin cần thiết của bức điện được hoàn
thành, để phát bức điện này ta ấn nút [TX] sau đó ấn và giữ tổ hợp hai phím [SEND] và
[START/STOP] khi đó bức điện được gửi đi.
Ví dụ3: Một đài tàu có số ID là 574001000 bị nạn ở vị trí N20.23, E107.44, vào lúc 09:55
(UTC). Tiến hành thực hiện phát bức điện ALL SHIP có nội dung là:
FORMAT : ALL SHIP
EOS : EOS
TELECOMM : J3E TEL
DIST-UTC : 09:55
POSITION : N20.23E107.44
N OF D : UNDESG DISTRESS
DIST-ID : 574001000
TELECOM 1 : DISTRESS
CATEGORY : DISTRESS
Sau khi phát báo động cấp cứu phải chờ để nhận xác báo cấp cứu từ đài khác. Ngay
sau khi nhận được xác báo cấp cứu thì ngay lập tức chuyển sang bước thứ 2 là phát điện
cấp cứu bằng thoại:
Bước 2: Thông tin cấp cứu bằng thoại.
Sau khi nhận được tín hiệu xác báo từ một đài khác thì khai thác viên tàu bị nạn tiến
hành thông tin cấp cứu bằng thoại bằng cách nhấc handset phát điện cấp cứu. (Nội dung

- 24 -
điện cấp cứu bằng thoại giống như nội dung cấp cứu thoại đã trình bày ở phần VHF). Sau
đó tiến hành nhận xác báo điện cấp cứu bằng thoại từ đài đã xác báo bằng DSC.
b) Thủ tục xác báo cấp cứu của đài nhận được báo động cấp cứu
Khi đài bờ nhận được báo động cấp cứu, ngay lập tức phải phát xác báo cho đài bị
nạn. Nếu quá 3 phút không thấy đài bờ nào xác báo thì đài tàu có thể xác báo bức điện đó.
Việc xác báo được tiến hành như sau:
Đầu tiên nhấn phím  DISTRESS để tắt âm thanh báo động, sau đó nhấn phím
 FILE  và  2 rồi nhấn  ENT  màn hình hiện ra form bức điện như sau:
FORMAT : INDIVIDUAL
CATEGORY : DISTRESS
PARTY-ID : 000000000
TELECOMM 1 : J3E TEL
TELECOMM 2 : NO INFORMATION
POSITION : ……………..
DIST-UTC : ……………..
EOS :EOS
Khi đó ta sử dụng các phím ▲▼ để lựa chọn các hạng mục. Để thay đổi các thông
số của hạng mục được chọn đầu tiện ta nhấn phím  . sau đó sử dụng phím ▲▼ để chọn
thông số cho phù hợp (đối với tính chất bị nạn, phương thức thông tin…) hoặc sau đó
nhấn các số phù hợp với bức điện nhận được (đối với số ID, vị trí, giờ UTC… Riêng đối
với các hạng mục này sử dụng các phím từ [0]→[9] trên mặt bảng điều khiển để điền các
hạng mục cho phù hợp). Sau mỗi lần thay đổi để xác định các thông số các hạng mục phải
nhấn phím  ENT  để xác nhận thông tin đó. Cuối cùng nhấn phím  CALL  để phát xác báo
tới đài bị nạn.
Đài tàu bị nạn sẽ nhận được bức điện báo nhận của đài bờ hoặc đài tàu khi đó khai
thác viên nhấn nút  OTHERS để tắt âm thanh báo động. Sau đó nhấn phím  TEL  để
chuyển sang bước thứ hai để liên lạc bằng thoại .
Ví dụ 2: Bức điện xác báo cho bức điện của tàu bị nạn ở ví dụ 1 có nội dung như sau:
FORMAT : ALL SHIP
CATEGORY : DISTRESS ACKNOWLEDGE
PARTY-ID : 574001000
TELECOMM 1 : J3E TEL
TELECOMM 1 : NO INFORMATION
POSITION : N20.23E107.44
DIST-UTC : 09:55
EOS : EOS
Sau khi phát xác báo sẽ nhận điện cấp cứu bằng thoại từ tàu bị nạn. Nhận xong điện
cấp cứu bằng thoại tiến hành xác báo điện cấp cứu bằng thoại với nội dung của điện xác
báo này như VHF đã trình bày ở phần trên.
c) Thủ tục thông tin khẩn cấp, an toàn
Để phát một bức điện khẩn cấp hoặc an toàn cũng được tiến hành theo 2 bước giống
như VHF đó là : Phát báo động khẩn cấp hoặc an toàn bằng DSC sau đó phát điện khẩn
cấp an toàn bằng thoại.
Bước 1 : Phát báo động khẩn cấp hoặc an toàn bằng DSC
Nhấn phím  FILE  và  2 rồi nhấn  ENT  màn hình hiện ra form bức điện như sau:
FORMAT : INDIVIDUAL

- 25 -
CATEGORY : DISTRESS
PARTY-ID : 000000000
TELECOMM 1 : J3E TEL
TELECOMM 2 : NO INFORMATION
POSITION : ……………..
DIST-UTC : ……………..
EOS :EOS
Khi đó ta sử dụng các phím ▲▼ để lựa chọn các hạng mục. Để thay đổi các thông
số của hạng mục được chọn đầu tiện ta nhấn phím  . sau đó sử dụng phím ▲▼ để chọn
trông đó:
FORMAT : chọn ALL SHIP
CATEGORY : chọn URGENCY hoặc SAFETY
TELECOMM1 : chọn J3E TEL
TELECOMM 2 : NO INFORMATION
FREQUENCY : Vào tần số hoặc kênh để phát thoại
DSC FREQ. : Chọn 1 trong 6 tần số DSC
Sau khi lựa chọn xong ấn nút [Call] thì báo động khẩn cấp hoặc an toàn sẽ được phát
đi.
Bước 2 : Phát điện khẩn cấp hoặc an toàn bằng thoại :
Ngay sau khi phát báo động khẩn cấp hoặc an toàn bằng DSC được trình bày ở trên,
Nhấc tổ hợp tiến hành phát điện khẩn cấp hoặc an toàn bằng thoại. (Form điện giống như
đã trình bày ở phần VHF)
a) Thủ tục liên lạc thoại thông thường giữa tàu và bờ,
Khi tàu hành trình muốn liên lạc giữa tàu và bờ thì tàu phải tra tần số (hoặc kênh)
trực canh của đài bờ ở trong danh bạ đài ven biển (List of coast station) NP281 (1,2) sau
đó đặt tần số hoặc kênh cho thiết bị tiến hành gọi bằng thoại.
Ví dụ một tàu muốn liên lạc với đài Hải Phòng sau khi tra trong NP281(2) được tần
số trực canh của đài HaiPhong Radio là 8756.0 (ch823) 8261.0 thì tiến hành liên lạc như
sau:
Bước1: đặt chế độ và tần số bằng cách ấn nút TEL(J3E) để chuyển máy về chế độ
thông tin thoại. vào tần số bằng cách vào tần số phát ấn Tx 8261.0 ENTER, Rx 8756.0
ENTER.Hoặc vào kênh ấn RCL 823 ENTER
Bước 2: Nhấc tổ hợp và gọi đài bờ theo form điện gọi và trả lời cuộc gọi như sau với
nội dung như sau.
HAIPHONG RADIO (repeated three times)
THIS IS
MOTOR VESSEL “FLYING DRAGON” (repeated three times)
HOW DO YOU READ ME
OVER
Nhận trả lời cuộc gọi từ đài bờ
MOTOR VESSEL “FLYING DRAGON” (repeated three times)
THIS IS
HAIPHONG RADIO (repeated three times)
I READ YOU CLEARLY GO AHAED PLEASE
OVER
Sau đó đài tàu và đài bờ trao đổi thông tin.

- 26 -
Trong trường hợp đài tàu gọi đài bờ trên tần số hoặc kênh chung cuộc gọi sẽ tiến
hành như trên. Nhưng trong cuộc trả lời của đài bờ sẽ chỉ ra tần số hoặc kênh làm việc cho
đài tàu “I READ YOU CLEARLY FREQUENCY… OR CHANNEL… PLEASE” lúc
này đàu tàu trả lời một lần nữa đồng ý với tần số hoặc kênh mà đài bờ đã chỉ ra ở trên
HAIPHONG RADIO
THIS IS
MOTOR VESSEL “FLYING DRAGON”
FREQUENCY… OR CHANNEL…
OVER
Sau đó chuyển tần số của thiết bị về tần số trên. Trên tần số làm việc gọi lại đài bờ.
như trên và tiến hành trao đổ thông tin.

- 27 -
Bài 3:
TÊN BÀI : NBDP (Narrow band direct printer)

1: Mục tiêu:
1.1: Hiểu rõ hơn về hệ thống NBDP
1.2: Sinh viên hiểu qui trình gửi một bức điện telex đến số thuê bao ở mạng viễn thông
quốc gia quốc tế
2: Công tác chuẩn bị của sinh viên:
Sinh viên phải ôn lại kiến thức khai thác đã học, và nguyên lý của hệ thống NBDP. Và
đọc kỹ phần hướng dẫn thực hành trước khi thực tập.
3: Trang thiết bị cần thiết:
Thiết bị NBDP sẵn có trong phòng mô phỏng
4: Các nội dung thực tập:
4.1 Khái quát chung về NBDP .
Hệ thống NBDP hay còn gọi là hệ thống TOR (Telex Over Radio) được sử dụng để
gửi một bức điện telex đến số thuê bao. Thông qua một đài bờ (Coast station). Như vậy để
gửi một bức điện đến số thuê bao telex theo yêu cầu phải thực hiện các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Soạn điện cần gửi
- Bước 2: Tìm đài bờ để có các thông số và phương thức liên lạc của đài bờ
- Bước 3: Bắt tay liên lạc với đài bờ, Tiến hành chuyển điện theo phương thức liên
lạc của đài bờ đã lựa chọn.
- Bước 4: Kết thúc liên lạc.
4.2 Soạn điện
Bình thường màn hình của Telex Terminal như sau:
[TEL] Tx. = .KHz / Rx .= .KHz (CH= ) Date:

1 TEL 2 DSC 3 TLX 4 CW 5 6 7 8 9 10 Edit

Ấn [F3], để thiết bị chuyển sang làm việc ở chế độ TELEX. Sau đó ấn [F10] và ấn
[Enter] màn hình chuyển sang chế độ soạn thảo điện như sau:
[TLX] Tx .= .KHz / Rx. = .KHz (CH= ) Date:
1:
2:
3:

1Load 2Save 3Delete 4L.in 5L.del 6 7FEC 8 MRTX 9 Func 10 MODE

Khi đó tiến hành soạn điện, soạn xong ấn F2 để lưu lại bức điện đó. Hệ thống yêu
cầu nhập tên của file vừa tạo để lưu lại trên danh sách file. Việc gọi file đó ra để phát ấn

- 28 -
F1 sau đó nhập số thứ tự của file ấn ENTER. Để trở về giao diện màn hình chính để làm
các bước tiếp theo ấn F10.
4.3 Lựa chọn đài bờ và các thông số cơ bản của đài bờ
Để lựa chọn đài bờ để gửi điện qua phải tra trong danh bạ đài ven biển (LIST OF
COAST STATION NP281(vol 1) tra trong mục Radio telex. ở đó sẽ cho ta biết các thông
số của đài bờ như sau: (Khi tiến hành liên lạc trong phòng mô phỏng thông số của đài bờ
sử dụng cụ thể cho từng buổi học do giáo viên lựa chọn)
- Số Sell call của đài bờ
- Tần số, hoặc kênh làm việc của đài bờ
- Đài bờ làm việc ở chế độ Manual hoặc Auto.
Sau khi có được đầy đủ các thông số của đài bờ tiến hành kết nối:
4.4 Kết nối với đài bờ và liên lạc khi đài bờ làm việc ở chế độ Auto:
Để kết nối với đài bờ có các bước cơ bản là:
Bước 1: Nhập tần số hoặc kênh
Từ màn hình telex muốn nhập tần số ấn [F2], khi đó hệ thống yêu cầu nhập tần số
phát và tần số thu. Ví dụ: Tx = 8419 KHz, Rx = 8379 KHz thì ta sử dụng các phím [8],
[4], [1], [9] để nhập tần số phát rồi nhấn phím ENTER, [8], [3], [7], [9] để nhập tần số thu
sau đó nhấn phím ENTER.
Nếu muốn nhập bằng kênh ấn [F1], sau đó vào số kênh ITU nhấn phím ENTER
Bước 2: Tiến hành gọi (Calling)
Sau khi nhập tần số (hoặc kênh) từ màn hình Telex như sau

[TLX] Tx .= .KHz / Rx. = .KHz (CH= ) Date:

1RCL 2TRx.F 3 Scan 4ARQ 5CALL 6AUT0 7FEC 8 MRTX 9 Func 10 MODE

ấn F5 [CALL] trên màn hình xuất hiện cửa sô Call để ta nhập các số liệu như sau

[TLX] Tx .= .KHz / Rx. = .KHz (CH= ) Date:

[Call]
Station ID: (Nhập số Sell call của đài bờ)
Command+ Nhập lệnh theo các phím từ F1 – F10 theo hướng dẫn phía dưới
Sequence: Vào file điện cần gửi

1RCL 2TRx.F 3 Scan 4ARQ 5CALL 6AUT0 7FEC 8 MRTX 9 Func 10 MODE

Muốn gửi điện trực tiếp đến số thuê bao telex ấn F1 [DIRTLX] in put telex number
(lưu ý khi vào số thuê bao telex 0+country code+ telex no. Ví dụ mốn gửi điện đến số thuê

- 29 -
bao telex 292817 ở ViệtNam thì vào 0805292817) . Ở mục sequence lựa chọn file điện để
phát ấn F4 để hiện các file điện đã lưu phía dưới có:
[File send] in put a file name No… vào số file. ấn ENTER 2 lần máy sẽ tự động gọi
đài bờ và gửi điện đến thuê bao theo yêu cầu.
4.5 Kết nối và chuyển điện khi đài bờ làm việc Manual
Có thể hiểu đài bờ làm việc Auto là toàn bộ phần mềm liên lạc ở đài bờ đã được cài
đặt sẵn trong một máy tính lúc này đài tàu sử dụng các lệnh để điều khiển máy tính của đài
bờ theo yêu cầu. còn đài bờ làm việc Manual là những đài bờ có nhân viên trực canh để
làm việc với đài tàu khi đài tàu kết nối.
Sau khi nhập tần số (hoặc kênh) từ màn hình Telex như sau
[TLX] Tx .= .KHz / Rx. = .KHz (CH= ) Date:

1RCL 2TRx.F 3 Scan 4ARQ 5CALL 6AUT0 7FEC 8 MRTX 9 Func 10 MODE

F4 [ARQ], nhập số Sell call của đài bờ và ấn ENTER 2 lần Đài tàu tiến hành và có
cửa sổ như sau
[TLX] Tx .= .KHz / Rx. = .KHz (CH= ) Date:

St-By Calling Phasing Repeat..

1WRU 2Here is. 3 TSM 4F.Send 5 6Poll 7 Over 8 Stop 9 Func 10 MODE

Nếu kết nối thành công đài bờ sẽ gửi cho tàu Anserback code của đài bờ và tự động
yêu cầu Answer back code của đài tàu. Sau đó là GA (go ahead)
sử dụng luật Q và giản ngữ viết tắt để chào hỏi báo có điện gửi điện và kết thúc.
Lưu ý: Tại cửa sổ Calling nếu thay thế nó bằng Send thì phải hiểu mình đang là đài
phát tin (ISS) lúc này phải chủ động để gửi tin. Còn nếu thay thế nó là chữ Receiver thì
hiểu mình đang là đài nhận tin (IRS). Xem đối tác gửi cho mình vấn để gì để trả lời
Tiến hành liên lạc với các phím chức năng như chỉ dẫn phía dưới màn hình:
F1 [WRU] Who are you: Yêu cầu answerback code của đối tác.
F2 [Here is] để gửi answerback code của tàu mình
F4 [F.Send] lựa chọn file cần gửi
F7 [Over] để chuyển hướng liên lạc
F8 [Stop] kết thúc liên lạc.
Một số từ luật Q cơ bản
QRA? ( Tên tầu anh là gì?)
QRA FLYING DRAGON (tên tàu tôi là Flying Dragon)
QRC ? (Cơ quan nào thanh toán cước phí cho đài tàu anh ?)

- 30 -
QRC VT01 (Cơ quan thanh toán cước phí cho tàu tôi là VT01)
QRU ? (Anh có việc gì cho tôi không ?)
QRU (Tôi không có việc gì cho anh = NIL)
QRV? ( Anh đã sẵn sàng nhận điện chưa)
QRV (Tôi đã sẵn sàng)
QTC? ( Anh có bao nhiêu bức điện để gửi cho tôi )
QTC… (Tôi có… bức điện cho anh)
QSL ? (Anh có báo nhận bức điện tôi gửi cho anh không)
QSL (Tôi báo nhận bức điện anh gửi cho tôi)
Trong phòng Mô phỏng thông số của các đài bờ và thuê bao telex cho mỗi
buổi thực tập do giáo viên hướng dẫn cho cùng các thông số cụ thể của nó.

- 31 -
Bài 4:
TÊN BÀI : INMARSAT-C

1: Mục tiêu:
1.1: Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống Inmarsat
1.2: Sinh viên hiểu công dụng của Inmarsat-C trong thông tin lưu động hàng hải
1.3: Nắm rõ qui trình khai thác để phát điện cấp cứu và gửi điện telex đến các số thuê
bao telex, Fax, Email và two digits code
2: Công tác chuẩn bị của sinh viên:
Sinh viên phải ôn lại kiến thức khai thác đã học, và nguyên lý của hệ thống Inamarsat-
C. Và đọc kỹ phần hướng dẫn thực hành trước khi thực tập.
3: Trang thiết bị cần thiết:
Thiết bị Inamrsat-C sẵn có trong phòng mô phỏng
4: Các nội dung thực tập:
4.1 Giới thiệu về hệ thống và cài đặt
Hệ thống Inmarsat-C được đưa vào khai thác tháng 1/1991 và ngày càng phát triển.
Hệ thống này sử dụng vệ tinh thế hệ 2, sử dụng kĩ thuật số, cung cấp dịch vụ telex và data
giữa MES và LES.
- Ưu điểm của hệ thống Inmarsat-C:
Giá thành thấp, sử dụng anten vô hướng (khác với hệ thống Inmarsat-B: sử dụng
anten có hướng truy theo hệ thống), kích thước nhỏ, khối lượng gọn.
- Nhược điểm của hệ thống Inmarsat-C:
Không có thông tin thoại, thông tin thoại trong hệ thống số thường có tốc độ chậm
và yêu cầu băng thông một kênh rộng hơn nhiều so với truyền dữ liệu.
Đặc tính của Inmarsat-C là lưu trữ và chuyển tiếp các bức điện sau khi được tách từ
thiết bị đầu cuối data, email, telex được lưu trong các bộ nhớ theo trình tự hàng cột hay
còn gọi là các gói tin. Khi có yêu cầu phát dữ liệu đã đọc ra khỏi bộ nhớ theo trình tự hàng
nối hàng, dòng bít nối tiếp sau đó được đưa vào xử lí tiếp theo trước khi phát lên kênh
thông tin. thời gian thông tin không phải là thời gian thực.
Với đặc tính này có thể giao tiếp với bất kì mạng dữ liệu mặt đất nào bao gồm: telex
hoặc với mạng thoại công cộng (PSTN - Public Swich Telephone Network), mạng đa dịch
vụ (ISDT - Integrade Swich Data Network). Dữ liệu được chuyển tiếp giữa MES và LES
với tốc độ 600 baud đối với vệ tinh thế hệ 2 và 300 baud đối với vệ tinh thế hệ 1. Dữ liệu
được chia thành các gói và truyền đi trong khung thời gian 8,64s. Việc truyền tin dữ liệu
tốc độ thấp cùng với hệ thống sửa lỗi đảm bảo khi xảy ra hiện tượng pha đinh quá 1s và
thời gian truyền lớn hơn mức cho phép thì gói dữ liệu thu về không bị mất.
- Các dịch vụ của Inmarsat-C: Bao gồm các dịch vụ: Thông tin thông thường, gọi
cấp cứu, gọi nhóm tăng cường, thông báo dữ liệu, polling.
Hệ thống INM-C trong phòng mô phỏng GMDSS bao gồm: Communication unit,
Display unit, Máy in và Nút báo động cấp cứu.
* Khối communication Unit có dạng như hình vẽ sau:

- 32 -
Tác dụng của các đền báo hiệu trên mặt máy như bảng sau:
ĐÈN KHI ĐÈN SÁNG KHI ĐÈN TẮT
POWER Nguồn bật Nguồn tắt
SYNC Đang đồng bộ Mất đồng bộ
LOG-IN Đang truy nhập Không truy nhập
TRANSMIT Đang phát điện Không phát
RECEIVE Đang nhận điện Không nhân điện
DISTRESS Báo động phát báo động Trạng thái thông thường
cấp cứu cấp cứu

* Nút báo động cấp cứu INMARSAT-C

- 33 -
* Màn hình của khối Display Unit và các thông số

Ready Rec : Good-15 08-11-14 – 09:23 UTC


N E Course Speed Update Esc: Main menu
Transmit read-Out Edit call-Log Distress Ncs/les-info receive-Mode egC

Transmit : To transmit message.


read-Out : To read out received message.
Edit : To edit a message or to manipulate files.
call-Log : To display the call-history.
Distress : To initiale a distress alert.
Ncs/les-info : To display or register NCS/LES information.
receive-Mode : To select receive mode, INMARSAT-C or EGC receive only.
egC : To select EGC receive type.

4.2 Thủ tục điện cấp cứu.


Để phát điện cấp cứu phải tiến hành thực hiện theo các bước sau:
B1. Phát báo động cấp cứu (Distress Alert.)
B2: Phát điện cấp cứu (Distress Message).
Bước 1: Phát báo động cấp cứu
Để phát báo động cấp cứu có hai cách cơ bản như sau. nếu có thời gian trước khi phát
báo động cấp cứu phải vào các thông số báo động bằng cách ân F5 (Distress) lúc này trên
màm hình sẽ xuất hiện cửa sổ:
Distress alert
-Nature: Ấn Enter lựa chọn tính chất bị nạn
-Position: Có thể nhập trực tiếp hoặc từ GPS
-Height: Có thể nhập trực tiếp hoặc từ GPS
-Course: Có thể nhập trực tiếp hoặc từ GPS
-Speed: Có thể nhập trực tiếp hoặc từ GPS
-LES: Lựa chọn đài LES để phát báo động cấp cứu tới
Sau khi đã thực hiện đầy đủ việc lựa chọn các thông số báo động như trên - Mở lắp
bảo vệ và ấn nút DISTRESS cho tới khi nghe thấy tiếng còi báo động (khoảng 5s hoặc
hơn).
Đèn nhấp nháy sáng trong khoảng 0.5s, tắt 0.5s, âm báo động cũng thế.
- Tới khi bắt đầu báo động cứu nạn thì ấn nút DISTRESS lần nữa. Lúc này đèn cảnh
báo nhấp nháy (sáng trong 1s, tắt trong 1s), âm báo động cũng thế (phát trong 1s, tắt trong
1s).
Khi âm báo động kết thúc thì báo động cấp cứu đã được gửi tới LES thành công.
Trong trường hợp không có thời gian để cập nhật các thông số báo động thì tiến hành
phát báo động bằng cách ngay lập tức ấn nút “Distress Alert” lúc này ngoài các thông số
được cập nhật từ GPS thì tính chất bị nạn được mặc định là “Undersignated” tức là không
hiểu tính chất bị nạn.
Sau khi phát báo động cấp cứu ngay lập tức phát điện cấp cứu
Bước 2: Phát điện cấp cứu (Distress message)
Để phát điện cấp cứu trước hết vào Edit (F3) để mở ra cửa sổ Edit message tiến hành
soạn điện cấp cứu với nội dung như sau:

- 34 -
MAYDAY
THIS IS: M/V NEW DRAGON
I AM GROUNDING
MY POSITION LAT. : 20-44N, LONG 109-35E AT 0920UTC
REQUIRE TUG ASSISTANCE IMMEDIATELY
MAYDAY
Sau đó tiến hành gửi đi bằng cách vào menu “Transmit” (F1) lúc này xuất hiện cửa số
Trasmit. tiến hành vào các thông số:
Priority : chọn Distrss
Message file: chọn file vừa soạn thảo trên
LES ID: Chọn đài LES đã phát báo động tới.
Ấn F1 để phát bức điện đi.
4.3 Thủ tục phát điện thông thường đến số thuê bao telex.
Để phát điện đến số thuê bao Telex cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Soạn điện
Từ màn hình khối Display Unit ấn F3 (Edit) để mở ra cửa sổ soạn thảo điện nội dung
của form điện như ví dụ sau:
TO: VOSCO HAIPHONG ATT: MR NGUYEN VAN HAI
FM: MASTER M/V NEW DRAGON 14/FEB/2009
RE: SAILING REPORT
M/V NEW DRAGON 0720 LT 14/FEB LEFT HAI PHONG FOR YOKOHAMA.
SAILING CONDITION:
- DRAFT F/09.5M A/10.5M M/10.0M
- ROB FO/1000MT DO/500MT FW/250MT
CARGO: 18000TONS RICE IN BAGS.
ETA URAGA PILOT STATION 1130 LT 26/FEB/2009. PLEASE REPORT TO
CONCERN PARTNER
B.RGDS/MASTER
Sau khi soạn xong tiến hành lưu bức điện vào bộ nhớ
Bước 2: gửi điện:
Để gửi bức điện ấn F1(Transmit) lúc này xuất hiện cửa sổ Transmit như sau
Telex
Data (psDn)
Data (pstN)
Closed network
Spetial access network
Others

Cancell call

Chọn Telex và ấn Enter: tiếp tục xuất hiện cửa sổ Telex như sau:

- 35 -
Telex
Destination code-Subscriber's number
and answerback : 000-
File name :
Land Earth Station (LES) : 000
Position : On Off
Delivery confirmation : On Off
Character code : Ia5 Ia2

F1: Send call F10: Previos

Tiến hành vào các thông số trong của sổ:


- Destination code-Subscriber's number and answerback : Vào số thuê bao cần gửi điện
đến theo nguyên tắc Country code(Mã nước)-Subscriber's number (Số thuê bao)
- File name: Vào tên file điện cần gửi
- LES : Vào số ID của đài LES cần gửi điện qua
- Position: thường chọn OFF
- Delivery confirmation: thường chọn ON
- Character code: chọn IA5
Sau khi vào các thông số xong ấn F1 bức điện sẽ được gửi đến thuê bao.
Lưu ý khi gửi một bức điện đến số thuê bao thì đài LES sẽ thông báo về tình trạng
của của bức điện 2 lần:
Lần1: báo Successeful sending: Thì lúc này phải hiểu bức điện đã gửi đến đài LES
sau đó đài LES sẽ tiến hành gửi điện đến thuê bao theo yêu cầu. sau khi đài LES gửi điện
đến thuê bao sẽ tiến hành xác báo lần thứ hai
Lần 2: báo Delivery status message: khi nhận được thông báo này cần kiểm tra xem
bức điện đã được gửi đến số thuê bao chưa bằng cách vào Call-log (F4) chọn transmit log.
Xem bức điện vừa gửi kiểm tra ở cột cuối “Delivery status message” nếu ở cột này có chữ
“Complete” thì hiểu rằng bức điện đã được gửi thành công đến thuê bao. Trong trường
hợp ở cột này không phải chữ “Complete” mà là một chữ khác thì hiểu bức điện vừa gửi
chưa đến được số thuê bao và ở đó sẽ hiện lý do tại sao không gửi được đến thuê bao.
4.4 Thủ tục phát điện đến số thuê bao Fax.
Thủ tục các bước để phát điện đến số thuê bao FAX cũng giống như gửi điện đến số
thuê bao Telex chỉ khác một số điểm sau:
- Ở bước 2 Gửi điện khi ấn F1 trong cửa sổ Transmit không chọn Telex màc chọn
“Data (PSTN)”. Lúc này xuất hiện cửa sổ như sau:
Facimile
-Country code subscriber’s number
-Modem:
-File name:
-Land Earth Station (LES):
-Position:
-Character code:
-Delivery confimation:

- “Destination code-Subscriber's number and answerback” vào contry code - area


number+Faxnumber. Lưu ý rằng country code là Telephone country code chứ không phải

- 36 -
là Telex country code. Và bỏ số “0” ở đầu mã vùng còn mọi thủ tục khac không có gì thay
đổi kể cả phần đài LES xác báo.
- Modem: chọn T30 hoặc Fax – T30
- Còn các mục còn lại chọn như gửi Telex.
- Position: thường chọn OFF
- Delivery confirmation: thường chọn ON
- Character code: chọn IA5
- Sau đó ấn F1 bức điện được gửi đi
Sau khi gửi điện đi việc kiểm tra xem điện đã đến thuê bao chưa cũng được tiến hành
như gửi điện đến thuê bao telex ở trên.
4.5 Thủ tục phát điện sử dụng two digits code
Two digits code là một nghiệp vụ đặc biệt của đài LES để cho các tàu sử dụng trong
trường hợp đặc biệt như là:
- Yêu cầu trợ giúp y tế
- Yêu cầu trợ gúp kỹ thuật
- Phát điện báo cáo trong hệ thống “Ship reporting systems” (SHIPREP)
- Yêu cầu các thông báo hàng hải, khí tượng khi cần thiết.. vvv
Bảng qui định về Two digits code có ở trong phần phụ lục. Tuy nhiên Mỗi một đài
LES chỉ có một số dịch vụ mà nó được chỉ ra trong cuốn Radio Navigation Aids.
Các bước tiến hành để gửi một điện sử dụng Two digits code như sau:
Bước 1 Soạn điện (Ví dụ một bức điện báo cáo vị trí trong hệ thống Ausrep như sau:)
TO: MRCC AUSTRALIA
FM: M/V NEW DRAGON/3WAK
AUSREP/SP
A/M/V NEW DRAGON/3WAK//
B/080720Z//
C/1200S/15230E//
E/350//
F/155//
G/KISARAZU/JAPAN//
L/RL/1400N/15325E//
L/RL/1700N/15034E//
L/COASTAL TO HAYPOINT//
M/SATCOM-C//
N/0600Z//
V/NONE//
X/NEXT PR 090600Z//
B.RGDS/MASTER
Bước 2: Gửi điện
Để gửi bức điện ấn F1(Transmit) lúc này xuất hiện cửa sổ Transmit như sau
Telex
Data (psDn)
Data (pstN)
Closed network
Special access network
Others

Cancell call
- 37 -
Chọn Special access network và ấn Enter: tiếp tục xuất hiện cửa sổ Special access network
Special access code
-Special access code
-File name
-Land earth Stn (LES):
-Position:
-Character code:
-Delivery confimation

- Nhập 2 số nghiệp vụ đặc biệt vào mục spec access code,


- Chọn file điện cần gửi ở mục File name
- Chọn đài LES ở mục LES
- Position: thường chọn OFF
- Delivery confirmation: thường chọn ON
- Character code: chọn IA5
- Sau đó ấn F1 bức điện được gửi đi
4.6 Thủ tục phát điện đến địa chỉ Email
Việc gửi điện đến địa chỉ Email thực chất là một trường hợp đặc biệt của việc gửi
điện sử dụng Two digits code chỉ có khác một số điểm sau:
Bước 1: Soạn điện- Khi soạn điện để gửi đến địa chỉ Email thì ở hàng đầu tiên phải là
địa chỉ Email mà bắt đầu bằng To+ hoặc To: tuỳ theo yêu cầu của đài LES ví dụ muốn gửi
điện đến địa chỉ Email vosco@hn.vnn.vn qua đài LES Yamaguchi ta soạn như sau:
To:vosco@hn.vnn.vn

TO: VOSCO HAIPHONG ATT: MR NGUYEN VAN HAI


FM: MASTER M/V NEW DRAGON 14/FEB/2009
RE: SAILING REPORT
M/V NEW DRAGON 0720 LT 14/FEB LEFT HAI PHONG FOR YOKOHAMA.
SAILING CONDITION:
- DRAFT F/09.5M A/10.5M M/10.0M
- ROB FO/1000MT DO/500MT FW/250MT
CARGO: 18000TONS RICE IN BAGS.
ETA URAGA PILOT STATION 1130 LT 26/FEB/2009. PLEASE REPORT TO
CONCERN PARTNER
B.RGDS/MASTER
Bước 2 gửi điện:
Để gửi bức điện ấn F1(Transmit) lúc này xuất hiện cửa sổ Transmit như sau
Telex
Data (psDn)
Data (pstN)
Closed network
Special access network
Others

Cancell call
Chọn Special access network và ấn Enter: tiếp tục xuất hiện cửa sổ Special access network

- 38 -
Special access code
-Special access code
-File name
-Land earth Stn (LES):
-Postion
-Position:
-Character code:
-Delivery confimation

- Nhập 2 số nghiệp vụ đặc biệt vào mục spec access code, (28)
- Chọn file điện cần gửi ở mục File name
- Chọn đài LES ở mục LES (Yamaguchi)
- Position: thường chọn OFF
- Delivery confirmation: thường chọn ON
- Character code: chọn IA5
Sau đó ấn F1 để chuyển bức điện đi

- 39 -
Bài 5:
TÊN BÀI : INMARSAT-B

1: Mục tiêu:
1.1: Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống Inmarsat
1.2: Sinh viên hiểu công dụng của Inmarsat-B trong thông tin lưu động hàng hải
1.3: Nắm rõ qui trình khai thác để phát điện cấp cứu trong cả hai trường hợp cấp cứu
thoại và cấp cứu Telex. Cũng như phương pháp gửi điện telex thông thường đến số thuê
bao sử dụng Inmarsat-B
2: Công tác chuẩn bị của sinh viên:
Sinh viên phải ôn lại kiến thức khai thác đã học, và nguyên lý của hệ thống Inamarsat-
B. Và đọc kỹ phần hướng dẫn thực hành trước khi thực tập.
3: Trang thiết bị cần thiết:
Thiết bị Inmarsat-B sẵn có trong phòng mô phỏng
4: Các nội dung thực tập:
4.1 Giới thiệu về hệ thống và cài đặt
a) Đặc tính kỹ thuật của thiết bị đài tàu INM-B .
- Ưu điểm: Inmarsat-B sử dụng kĩ thuật mã hoá, kĩ thuật điều chế, kĩ thuật xử lí tín
hiệu trong băng tần cơ sở, kĩ thuật tự động điều chỉnh công suất phát của vệ tinh cho phép
giảm đáng kể công suất phát từ 40w xuống 20w. Hệ thống được tích hợp công nghệ số
mới nhất lúc đó nên tốc độ thông tin rất nhanh, trọng lượng nhẹ, giá thành hợp lí, đảm bảo
độ trung thực thông tin cao.
- Nhược điểm: hệ thống này sử dụng phương pháp mã hoá 1/2 fec ( forward error
correction) nâng cao được độ tin cậy thông tin nhưng làm cho số bit cần truyền cũng tăng
và băng thông tăng, làm giảm hiệu quả của hệ thống.
Inmarsat-B cung cấp các dịch vụ: thoại, fax, telex, và truyền số liệu tốc độ cao.
Inmarsat-B sử dụng 3 phương pháp truy nhập: đa truy nhập phân chia theo thời gian
(TDMA), đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) và đa truy nhập ngẫu nhiên (RMA).
Các vệ tinh của hệ thống làm việc trên 2 băng tần L và C. Vệ tinh thu thông tin từ
các đài LES trên các dải tần 6 GHz và phát thông tin thu được từ MES xuống LES ở dải
tần 4 ghz, đường thông tin giữa các vệ tinh với các đài di động được thực hiện trên băng
L. Vệ tinh thu thông tin từ các MES trên dải tần 1.6 ghz và phát thông tin thu được từ LES
xuống các đài di động là 1.5 GHz.
b) Cấu trúc thiết bị INMARSAT-B.
Hệ thống INM-B trong phòng mô phỏng GMDSS bao gồm: thiết bị đầu cuối thông
tin (một màn hình LCD, một bàn phím, một điện thoại INM-B), một nút báo động cấp cứu
cấu trúc của các thiết bị được mô tả như sau:
* Nút báo động cấp cứu thoại.

- 40 -
* Điện thoại INMARSAT-B.

(1) Handset
Sử dụng cho việc liên lạc gọi điện thoại.
(2) Dial button (bàn phím)
Sử dụng khi yêu cầu liên lạc gọi điện thoại và khi quay số. Nó cũng được sử dụng để
chuyển cuộc gọi tới máy điện thoại khác và tới thiết bị đầu cuối thông tin.
* Máy in. Máy in được kết nối với thiết bị đầu cuối thông tin, dùng để in ra các bức điện
đi và đến của hệ thống telex và log call của thông tin telephone và telex

- 41 -
1. Công tác POWER
Sử dụng để bật/tắt nguồn.
2. Công tác ON LINE
Sử dụng để chuyển đổi trạng thái làm việc của máy in.
3. Các công tác NLQ, LF, FF, P.PARK
Các công tác này không nay không được sử dụng.
* Mặt chỉ thị của thiết bị đầu cuối TELEX và các thông số

RECO15 SES CONT


-ITEM- -STATE- -OPERATION GUIDANCE-
BEARING (DEG) 00 (DISPLEY ONLY)
HEADING (DEG) 000 SET: (0 TO 359:SHIP'S HEADING)
AZMUTH (DEG) 000 (0 TO 359)
ELEVATION (DEG) 00 (5 TO 90)
SATELLITE 0 (P:POR, I:IOR, A1:AO1, A2:AO2)
TDM FREQ NO. 0 (DISPLAY)
PRIORITY ROUTIME (R:ROUTIME, S:SAFETY, U:URGENT)
NETWORK 000 (0-255)
OCEAN AREA 00 (0 TO 16)
SHORE ID 000 (001-999)
TELEPHONE 0 (DISPLAY)
EXT.BUZ. 1:ON (ON:ON, OFF:OFF)
2:ON (ON:ON, OFF:OFF)
VDU MASTER (DISPLAY)
DATE 00/00/00 (MONTH/DAY/YEAR)
TIME 00:00 (HOUR/MINURE)

ROUTIME AREA00 CES03 TEL1

4.2. Cài đặt các thông số cho thiết bị Inmarsat-B.

- 42 -
Ta biết rằng Inmarsat-B là loại Inmarsat sử dụng anten parabol định hướng vì vậy
hướng của Anten phải luôn hướng về phía vệ tinh. để thực hiện được điều đó từ vị trí của
tàu, huớng tàu (Hearding) và vệ tinh đang theo giỏi ta phải tính toán được các thông số cơ
bản sau:
- Góc ngẩng anten (Elevator)
- Góc phương vị của Anten (Azimuth agle)
- Góc mạn (Bering) Bering + Heading = Azimuth
Việc tính các thông số này được tra ở trong bảng phụ lục ở phần cuối của tài liệu. Sau
khi có các thông số tiến hành vào các thông số cho máy từ màn hình của DTE. nếu vào
đúng máy sẽ sẵn sàng hoạt động tiến hành liên lạc theo yêu cầu:
Hệ thống Inmarsat-B trong phòng mô phỏng hiện tại cho phép thông tin các dịch vụ
sau :
- Thông tin Telex đến số thuê bao
- Thông tin cấp cứu Telex
- Thông tin cấp cứu thoại
4.3 Thủ tục phát diện cấp cứu bằng thoại sử dụng INMARSAT-B
Hiện tại hệ thống điện thoại trong phòng mô phỏng chỉ sử dụng để phát được điện
cấp cứu thoại với thao tác cơ bản như sau:
- Ấn nút “Telephone distress Alert button” trong khoảng thời gian lớn hơn 6’’ cho
đến khi ở điện thoại có tiếng chuông đổ thi thôi
- Nhấc tổ hợp từ máy điện thoại quay số như sau: 3 số nhận dạng của đài LES kết
thúc bằng dấu #
Chờ cho đài LES nhấc điện thoại thì tiến hành phát điện cấp cứu bằng thoại
4.4 Thủ tục phát diện cấp cứu bằng Telex sử dụng INMARSAT-B
Từ màn hình của máy ấn nút ESC (DIST) và giữ trong khoảng thời gian >6’’ cho
đến khi màn hình xuất hiện:
DISTRESS TLX CALL INITIATE (Y/N): Đánh Y và ENTER xuất hiện cửa sổ
“Ready for distress Request” với các thông số sau:
- Shore ID? : Nhập số ID của đài LES cần gửi điện đến và ấn ENTER
Lúc này máy sẽ tự động phát báo động cấp cứu đến đài LES với các thông số sau:
MARITIME
DATE/TIME/LES NAME
ID OF RCC
ANSWERBACK CODE
POSITION
COURSE
SPEED.
Sau khi các thông số trên đã gửi đi lúc này luôn có một kênh thông tin cho đài tàu.
để tiến hành gửi điện cấp cứu có 2 cách cơ bản sau:
Cách 1: Gửi điện cấp cứu trực tiếp từ bàn phím của thiết bị đánh chữ nào sẽ gửi đi
chữ đó kết thúc bức điện đánh 5 dấu chấm
Cách 2: Gửi điện bằng file đã soạn và lưu trước đó bằng cách ấn F5 (FLIST1) để
hiện cửa sổ open như trình bày trên vào số file cần gửi để hiện nội dung điện trên màn
hình sau đó ấn F9 (TRSF) nội dung điện đã soạn sẳn trong file sẽ phát đi.
4.5 Thủ tục gửi bức điện đến số thuê bao Telex.
Bước 1 : Soạn điện
Soạn điện Telex trong Inmarsat-B cũng giống như trong Inmarsat-C chỉ có khác là kết
thúc bức điện phải có 5 dấu chấm (…..)

- 43 -
Sau khi soạn thảo xong tiến hành gửi bức điện theo hai cách như sau :
Cách 1: Gửi Auto
Từ màn hình bình thường của khối Display unit ấn F5 (FLIST1) lúc đó màn hình hiện
cửa sổ
No File name Volume
0
1
2

File No:

Tại dòng File No nhập “/FT” ấn Enter lúc này xuất hiện cửa sổ auto tlx như sau:
Automantic Transfre
- Shore ID : Vào số ID của đài LES định gửi điện qua
- Called Party’s Tlx No : Nhập số Telex cần gửi điện tới bao gồm
00+Country code + Telex Number (ví dụ 00805123456)
- Called Party’s Answer back: Nhập Answer back code của thuê bao
- Designated Page : 1
- Designated File No : Vào số File cần gửi đi

Sau khi vào đầy đủ và đúng các thông số trên ấn Enter xuất hiện:
Tlx call Initiate (Y/N) vào Y và Enter thì lúc này máy sẽ tự động kết nối với đài LES,
số thuê bao và gửi file điện đi đến số thuê bao theo yêu cầu.
Cách 2: Từ màn hình Telex ấn F1(Line) lúc này xuất hiện cửa sổ:
READY
Nhập /H 3 nhấn ENTER, màn hình hiện ra lần lượt các yêu cầu.
+ TLX REQUEST
+ PRIORITY ( R: Routime, S: Safety, U: Urgency ) thông thường lựa chọn Routine
bằng cách ấn R
+ SHORE ID ( 001 – 999 OR L : LIST) Nhập trực tiếp số ID của đài LES hoặc lựa chọn
từ LIST bằng cách ấn chữ “L” và ENTER
+ SERVICE CODE ( 00: AUTO, 11+:MANUAL OR OTHERS )
Mã dịch vụ thường chọn ở chế độ tự động 00 sau đó nhấn ENTER
+ TLX DESTINATION CODE? Vào “Telex country code” mã nước của số thuê bao
cần gửi điện đến. Ví dụ Việt nam là 805, Japan 720, Australia 71..
+ SUBSCRIBER'S NO? Nhập số thuê bao Telex cần gửi điện đến
+ TLX CALL INITIATE (Y/N)?
Nếu đồng ý phát thì ta nhập Y sau đó nhấn ENTER
Lúc này máy tự động kết nối với đài LES và sau đó là số thuê bao. Sau khi việc kết
nối hoàn thành trên màn hình xuất hiện Answerback code của thuê bao thì ấn F5 (FLIST1)
lúc đó màn hình hiện cửa sổ

- 44 -
No File name Volume
0
1
2

File No:

Chọn File cần gửi điện bằng cách vào số thứ tự của file điện cần gửi và ần ENTER
lúc này bức điện sẽ hiện trên màn hình. Ấn F9 để phát điện nếu cuối bức điện có 5 dấu
chấm (…..) thì tự động kết thúc sau khi gửi điện xong.

- 45 -
Phần III: Phụ
Ph Lục

Marine VHF Channel Lists

INTERNATINAL CHANNELS USA CHANNEL

WEATHER CHANELS

- 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
- 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
INMARSAT (TWO DIGIT CODE)
TELEX TELEPHONE

00 Automantic call using International Number 00 Automantic call using International Number

11 International Operator 11 International Operator

12 International information service 12 International information service

13 National operator 13 National operator

14 National information service 14 National information service

15 Radio telegram service 20 Access to a Maritime PAD*

17 Telephone booking 23 Abbreviatef Dialling (Short code Selection)

21 Store and forward (International) 31 Maritime Enquries

22 Store and forward (National) 32 Medical Advice

23 Short code selection 33 Technical Assistance

24 Telex letter service 34 Person-to-person (Pesonal) Calls

31 Maritime Enquries 35 Collect (Transferred Charges) Call

32 Medical Advice 36 Credit Card Calls

33 Technical Assistance 37 Time and Charges Requested at End of call

36 Credit Card Calls 38 Medical Assistance

37 Time and Charges Requested at End of call 39 Maritime Assistance

38 Medical Assistance 41 Meteorological Report

39 Maritime Assistance 42 Meteorological Hazards and warning

41 Meteorological Report 43 Ship Possition Reports

42 Meteorological Hazards and warning 50 Time Announcement (Singapore)

43 Ship Possition Reports 51 Local Weather Report (Singapore)

66 Automantic information Service 91 Loop Around test line

70 Databases 92 SES Commissioning Tests

91 Automantic Telex test (Quick Brown Fox …    

92 SES Commissioning Tests   * PAD: Packet assembly/disassembly

JAPAN

- 69 -
(Name of LES) : Yamaguchi
(LES ID) : IOR-303, POR-203
(Service) : Non-chargeable services: Code numbers printer in bold type

Telex Telephone
Code Servive Code Servive
00 Automantic call using International Number 00 Automantic call using International Number
11 International Operator 11 International Operator
12 International information service 12 International information service
13 National operator 13 National operator
14 National information service 14 National information service
15 Radio telegram service 32 Medical Advice
32 Medical Advice 34 Person-to-person (Pesonal) Calls
33 Technical Assistance 35 Collect (Transferred Charges) Call
38 Medical Assistance 38 Medical Assistance
41 Meteorological Report 92 SES Commissioning Tests
42 Meteorological Hazards and warning    
92 SES Commissioning Tests    

UNITED STATES OF AMERICA


(Name of LES) : Southbury
(LES ID) : AOR-W:101, AOR-
E:001
(Name of LES) : Santa Paula
(LES ID) : POR:201,
(Service) : Non-chargeable services: Code numbers printer in bold type

Telex Telephone
Code Servive Code Servive
00 Automantic call 00 Automantic call using International Number
11 Operator Assistance 11 Operator Assistance
12 Operator information 12 Operator information
21 Store and forward (MARITRAN) 34 Person-to-person (Pesonal) Calls
33 Technical Assistance 35 Collect (Transferred Charges) Call
36 Credit Card Calls 36 Credit Card Calls
41 Meteorological Report 37 Time and Charges Requested at End of call
43 Ship Possition Reports 91 Test Facility
91 Automantic Telex test (Quick Brown Fox … 92 SES Commissioning Tests
92 SES Commissioning Tests    

- 70 -
1 2 3 4 5 6 7
Land/Coast Station ID Internet Mail Address Shore-To-Ship address
Internet <IMN> = Inmarsat Mobile
Service
AOR AOR Address number Contac Info
Provider POR IOR Command Type Value
-W -E <Name> = LES Register
Name

BURUM
012 112 212 312 To: Special 28 <IMN>@c.station12.com Tel: +31 255 545 111
(STATION12) Fax: +31 255 545 100
Telex: 44 41400 hdlnm nl
Example via : TO+ Maritime_Application@Inmarsat.org E.Mail:station12@wxs.nl
Station 12: www.station12.com
"enter message text"

<IMN>@stratosmobile.n Tel: +1 709 748 4233


STRATOS 022 122 222 322 INET: Special 633333
et Fax: +1 709 748 4305
Telex: 21 01921524
E.Mail :
Example via TO: Maritime_Application@Inmarsat.org register@stratosmobile.net
Stratos: www.stratosmobile.net
"enter message text"
<INM>@imc.maricom.telia.co
TELIA Tel: +46 31 89 73 40
004 104 204 304 To: X.25 2403722360170 m
MOBILE <Name>@maicom.telia.com Fax: +46 31 89 73 99
Telex: 54 20195
E.Mail : helpdesk@telia.com
Example via: TO: Maritime_Application@Inmarsat.org www.maritex.telia.com/index.
Telia Mobile STX: html
"enter message text"

TELSTRA 022 122 222 322 INET: Special 28 <IMN>@telstra.ves.net Tel: +61 754 909090
Fax: +61 754 909094
Telex: 71 22432
E.Mail :
Example via Telstra : INET: Maritime_Application@Inmarsat.org custsvc@aciemst1.telstra.co
m.au
"enter message text"

- 71 -
1 2 3 4 5 6 7
Land/Coast Station ID Internet Mail Address Shore-To-Ship address
Internet
Service <IMN> = Inmarsat Mobile
AOR AOR Address Contac Info
Provider POR IOR Command Type Value number
-W -E <Name> = LES Register Name

<IMN>@csat.bt.com
Tel: +44 1273 772 342
BT 002 102 202 302 To+ Special 67 and/or Fax: +44 1273 772 222
<Name>@satmail.bt.com Telex: 51 46290
E.Mail :
Example via BT: TO+ Maritime_Application@Inmarsat.org satmail@satmail.bt.com
www.btaeromaritime.com
"enter message text"
INET
Special Tel: +1 301 214 3100
COMSAT 001 101 201 301 To: *(IOR only) <IMN>@c-link-net Fax: +1 301 214 7106
X.25 26245830793037
Telex: 23 229717
E.Mail :
Example via : TO: Maritime_Application@Inmarsat.org cmcsatles@comsat.com
Comsat www.comsat.com
"enter message text"

To: or Special Tel: +49 228 396 6511


DETESAT 001 115 201 333 26245830790003 <Name>@les-ralsting.de
To+ X.25 Fax: +49 228 936 6539
Telex: 41 885269 dtmd
E.Mail : Inmarsat@t-mobil.de
Example via TO: Maritime_Application@Inmarsat.org www.t-
Detesat: mobil.de/d/inmarsat/tset.htn
"enter message text"
<IMN>@inmc.eik.com
EIK GLOBAL Tel: +49 228 396 6511
COMMUNICATION 004 104 204 304 To: Special 28 and/or
Fax: +49 228 936 6539
<Name>@Inmc.eik.com
Telex: 41 885269 dtmd
E.Mail : Inmarsat@t-mobil.de
Example via TO: Maritime_Application@Inmarsat.org www.t-
Global Communication: mobil.de/d/inmarsat/tset.htn
"enter message text"
1 2 3 4 5 6 7
- 72 -
Land/Coast Station ID Internet Mail Address Shore-To-Ship address
Internet
Service <IMN> = Inmarsat Mobile
AOR AOR Address Contac Info
Provider POR IOR Command Type Value number
-W -E <Name> = LES Register Name

<IMN>@inmarsat.francetelecom.fr Tel: +33 5 56 22 32 31


FRANCE
001 121 201 321 To+ Special 67 and/or Fax: +33 5 56 83 61 76
TELECOM <Name>@nmarsat.francetelecom.fr Telex: 42 560078
E.Mail:arcachoc.splnmarsat@
Example via : TO+ Maritime_Application@Inmarsat.org francetelecom.fr
France telecom www.inmarsat.francetelecom.
"enter message text" fr

Tel: +65 481 6231


SINGTEL 002 102 210 328 To: Special 65 <IMN>@In.mail65.com.sg Fax: +65 483 4140
Telex: 87 348421
E.Mail :
Example via TO: Maritime_Application@Inmarsat.org sentosa@singtel.coml
Singtel: www.singtel.com
"enter message text"

YAMAGUCHI 003 103 203 303 To: Special 28 <INM>@satmail.com


Tel: +81 3 3275 4133
Fax: +81 3 3275 4430
E.Mail : Inmarsat@kdd.co.jp
Example via: TO: Maritime_Application@Inmarsat.org www.kdd.co.jp
KDD
"enter message text"
hphles@hn.vnn.vn
HAIPHONG
- - - 330 To: Special 67
VIET NAM Tel: +84 31 747204
To: <INM>
Fax: +84 31 842979
Example via : TO: Maritime_Application@Inmarsat.org E.Mail : vishipel@hn.vnn.vn
VISHIPEL
"enter message text"

- 73 -
- 74 -

You might also like