You are on page 1of 8

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI

MÔ PHỎNG HỆ THỐNG THÔNG TIN

CHƯƠNG 1: CÁC TÍN HIỆU VÀ CÁC HỆ THỐNG TUYẾN TÍNH


Câu 1: (30đ) Mô phỏng 1.1: Nếu dòng 4 trong chương trình được thay đổi thành:
x = sinc(n/2)/2;
a) Hãy tính x với n có giá trị không nguyên là: n = -1.63, -0.78, 0.48, 0.23 và
1.52 (Chính xác 3 chữ số sau dấu phẩy).
b) Giải thích cách tính x với n = 0 và n ≠ 0 được thực hiện dựa trên chương
trình con sinc.m.

Câu 2: (30đ) Mô phỏng 1.2: Trình bày về cách tạo hàm ‘lambda’ (M-file: lambda.m;
dòng 3) và vẽ đồ thị y = lambda(h*x) với h = 0.3 và x = [-5:0.01:5], trong đó phải xác
định tọa độ [x(n),y(n)] của 3 điểm đứt gãy của đồ thị, nghĩa là tính: x k, yk và nk (k=1-3)
với độ chính xác 3 chữ số sau dấu phẩy.

Câu 3: (30đ) Mô phỏng 1.3: Giả sử kết quả dòng 9 nhận được là xx = 1:2.9:17 và
trong dòng lệnh 10 có n = length(xx) – 1, hãy xác định các giá trị xx1 ở dòng 11 và vẽ
đồ thị biến thiên của nó.

Câu 4: (30đ) Mô phỏng 1.4: Tính length(x) ở dòng 6. Giải thích về cách tạo
vecto h theo dòng lệnh 13 và vẽ đồ thị biến thiên của nó.

Câu 5: (30đ) Mô phỏng 1.5: Trình bày cách tạo các tín hiệu x1 và x2 bởi các
dòng lệnh từ 7 đến 11. Tính size(x1), size(x2) và vẽ đồ thị biến thiên của x1, x2.

Câu 6: (30đ) Mô phỏng 1.6: Giải thích cách tạo vecto tín hiệu x (Dòng 7) và vẽ đồ thị
biến thiên của x(n).

Câu 7: (30đ) Mô phỏng 1.6: Giả sử trong chương trình của mô phỏng này có 3 dòng
lệnh:
x1=[zeros(1,10),[0:0.2:1],ones(1,10),[1:-0.2:0],zeros(1,10)];
t=linspace(-1.05,3.05,length(x1));
x2=fftshift(x1);
Hãy thực hiện:
a) Tính x1(k), x2(k) và t(k) với k = 7, 12, 23, 28, 36 và 39 (Chính xác 2 chữ số

1
sau dấu phẩy).
b) Vẽ đồ thị x1(t) và x2(t).

Câu 8: (30đ) Mô phỏng 1.6: Giải thích về ý nghĩa phân tích tín hiệu dựa trên
biến đổi Fourier FFT của các dòng lệnh từ 8 đến 10. Giả sử ở dòng 10 có df1 =
0.0098, length(x) = 512, hãy tính length(f) và các giá trị f(256), f(257) và f(258)
(Chính xác 4 chữ số sau dấu phẩy).

Câu 9: (30đ) Mô phỏng 1.7: Đến dòng lệnh 12, hãy xác định tọa độ [t(n),x(n)] của
vecto tín hiệu x với 5 giá trị n bằng: 12, 19, 26, 32 và 38 (Độ chính xac 1 chữ số sau
dấu phẩy). Vẽ đồ thị biến thiên của tín hiệu x(t).

Câu 10: (30đ) Mô phỏng 1.7:


a) Dòng 24 xác định đáp ứng xung bộ lọc h(t). Hãy xác định tọa độ [t(n),h(n)]
của vecto h với 5 giá trị n bằng: 23, 27, 30 và 35 (Độ chính xac 1 chữ số sau dấu
phẩy).
b) Vẽ đồ thị biến thiên của đáp ứng xung h(t).
c) Trình bày cách xử lý lọc tín hiệu theo dòng lệnh 25.

Câu 11: (30đ) Mô phỏng 1.7: Giải thích cách tạo vecto đặc tính tần số bộ lọc H
bởi dòng lệnh 19.

Câu 12: (30đ) Mô phỏng 1.7: Giải thích cách xử lý lọc tín hiệu theo đặc tính tần
số bộ lọc H bởi các dòng lệnh 20 và 21.

Câu 13: (30đ) Mô phỏng 1.7: Giải thích cách xử lý lọc tín hiệu theo đáp ứng
xung bộ lọc h bởi các dòng lệnh 24 và 25. Hãy vẽ đồ thị dạng biến thiên của h
theo dòng 24.

CHƯƠNG 2: ĐIỀU CHẾ TƯƠNG TỰ


Câu 14: (30đ) Mô phỏng 3.1: Đến dòng lệnh 17, hãy:
a) Viết các giá trị của m; Tính length(m) và vẽ đồ thị biến thiên của m;
b) Tính length(u) và các giá trị u(19), u(20), u(21), u(55), u(65) và
u(103).

Câu 15: (35đ) Mô phỏng 3.2: Đến dòng lệnh 16 – Tính u(5), u(35), u(73), u(97),
u(100), u(101) và u(115) (Chính xác đến 4 chữ số sau dấu phẩy).

2
Câu 16: (35đ) Mô phỏng 3.3: Đến dòng lệnh 19, hãy thực hiện:
a) Tính t(47:53).
b) Tính u(47:53).
c) Thay a = 1.15, tính lại u(47:53).
d) Với t = t(47:53), vẽ đồ thị u(t) trong 2 trường hợp tính được trên.
Chú ý, các tính toán chính xác đến 3 chữ số sau dấu phẩy.

Câu 17: (35đ) Mô phỏng 3.4: Đến dòng lệnh 18, hãy:
a) Giải thích và xác định độ dài của biến UDSB;
b) Nếu đặt biến sosanh có dạng:
sosanh = (udsb= =udssb(1:length(udsb)));
Giải thích, tính size(sosanh) va giá trị của biến sosanh;
c) Tính giá trị của biến df1;

Câu 18: (30đ) Mô phỏng 3.5: Đến dòng lệnh 16 – Tính u(9), y(9), u(22), y(22), u(77),
y(77), u(115), y(115), u(124) và y(124) (Chính xác đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Câu 19: (30đ) Mô phỏng 3.7: Giải thích rõ ý nghĩa, tác dụng của các biến, tham
số, hàm và phép toán dòng lệnh 27. Giả thiết biết là: length(f) = 8192, hãy tính
length(y) (Gợi ý, chú ý dòng lệnh 45).

Câu 20: (30đ) Mô phỏng 3.9: Nếu hiểu hàm con env_phas(u) (dòng 21) là dùng
để tách đường bao phần dương của vecto tín hiệu u. Hãy vẽ phác họa sự biến
thiên của 2 biến env (dòng 21) và dem1 (dòng 22).

Câu 21: (35đ) Mô phỏng 3.10: Trình bày rõ ý nghĩa của đoạn chương trình từ dòng
lệnh 15 đến 19 và xác định các giá trị của biến int_m (ở vế trái của biểu thức dòng lệnh
17): int_m(91), int_m(92), int_m(93), int_m(109), int_m(110), int_m(111), int_m(199)
và int_m(200) (Chính xác đến 4 chữ số sau dấu phẩy).

Câu 22: (30đ) Mô phỏng 3.11: Trình bày rõ ý nghĩa của đoạn chương trình từ dòng
lệnh 16 đến 20 và xác định các giá trị của biến int_m (ở vế trái của biểu thức dòng lệnh
18): int_m(104), int_m(105), int_m(106), int_m(107), int_m(108) và int_m(109)
(Chính xác đến 4 chữ số sau dấu phẩy) , nếu biết int_m(103) = 0.0064.

CHƯƠNG 3: TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU BĂNG GỐC


Câu 23: (35đ) Mô phỏng 5.4: Trong chương trình con smldpe54.m của mô phỏng 5.4

3
với các dòng lệnh từ 22 đến 28, giả sử đánh dấu tọa độ của tín hiệu nhận được là ‘*’.
Hãy cho ví dụ cụ thể về độ lớn mức nhiễu và thực hiện vẽ đồ thị tọa độ dấu sao ‘*’
trong 3 trường hợp: 1) Không có nhiễu; 2) Có nhiễu yếu (tách tín hiệu không có lỗi) và
3) Có nhiễu mạnh (tách tín hiệu có lỗi), khi:
a) Bit “0” được phát đi.
b) Bit “1” được phát đi.

Câu 24: (35đ) Mô phỏng 5.5: Trong chương trình con smldpe55.m của mô phỏng 5.5
với các dòng lệnh từ 22 đến 26, giả sử đánh dấu tọa độ của vector tín hiệu nhận được r
là ‘*’. Hãy cho ví dụ cụ thể về độ lớn mức nhiễu và thực hiện vẽ đồ thị tọa độ dấu sao
‘*’ trong 3 trường hợp: 1) Không có nhiễu; 2) Có nhiễu yếu (tách tín hiệu không có
lỗi) và 3) Có nhiễu mạnh (tách tín hiệu có lỗi), khi:
a) Bit “0” được phát đi.
b) Bit “1” được phát đi.

Câu 25: (35đ) Mô phỏng 5.6: Trong chương trình con smldpe56.m của mô phỏng 5.6
với các dòng lệnh từ 23 đến 27, giả sử đánh dấu tọa độ của vector tín hiệu nhận được r
là ‘*’. Hãy cho ví dụ cụ thể về độ lớn mức nhiễu và thực hiện vẽ đồ thị tọa độ dấu sao
‘*’ trong 3 trường hợp: 1) Không có nhiễu; 2) Có nhiễu yếu (tách tín hiệu không có
lỗi) và 3) Có nhiễu mạnh (tách tín hiệu có lỗi), khi:
a) Bit “0” được phát đi.
b) Bit “1” được phát đi.

Câu 26: (35đ) Mô phỏng 5.7: Hãy chỉ ra dạng của đường giới hạn phân tách tín hiệu
0/1 trong mô phỏng này và thực hiện:
a) Xác định các giá trị n0, n1 để sao cho bit tín hiệu tương ứng ký hiệu
‘o’ bị tách lỗi thành bit tín hiệu tương ứng ký hiệu ‘*’.
b) Xác định các giá trị n2, n3 để sao cho bit tín hiệu tương ứng ký hiệu
‘*’ bị tách lỗi thành bit tín hiệu tương ứng ký hiệu ‘o’.

Câu 27: (35đ) Mô phỏng 5.8: Trong chương trình con smldpe58.m, hãy:
a) Xác định điều kiện đối với biến gngauss(sgma) để symbol ‘01’ khi
thực hiện tách tín hiệu thì: 1) Không có lỗi; 2) Tách nhầm thành symbol ‘00’; 3) Tách
nhầm thành symbol ‘10’; 4) Tách nhầm thành symbol ‘11’.
b) Cho ví dụ về giá trị của gngauss(sgma) tương ứng với các trường
hợp trên, tính và vẽ đồ thị sao tín hiệu đầu ra bộ lọc phối hợp r.

4
Câu 28: (35đ) Mô phỏng 5.9: Trong chương trình con smldpe59.m có biến tạo nhiễu
gngauss(sgma) dựa trên biến ngẫu nhiên u (dòng 15 của gngauss.m) chạy trên đoạn
(0,1), giả sử cho umin = 0.001, umax = 0.999. Hãy thực hiện:
a) Xác định 6 giá trị z (dòng 16 của gngauss.m) lớn nhất ở 6 vòng lặp đầu tiên
(Với độ chính xác 4 chữ số sau dấu phảy) và vẽ đồ thị z max(SNR) biểu diễn 6 giá trị đó
theo SNR (trong đó SNR tính với đơn vị dB).
b) Trình bày khoảng biến thiên của gngauss(sgma) cũng ở 6 vòng lặp đầu tiên
tương ứng.

Câu 29: (35đ) Mô phỏng 5.9: Trong vòng lặp thứ 3 khi gọi chương trình con
smldpe59.m thì 10 giá trị đầu tiên của biến dsource có giá trị là:
dsource=[15 3 9 7 14 12 7 0 13 7]
Và 10 giá trị hàm ngẫu nhiên gngauss (dòng 21) đầu tiên tương ứng có giá trị
là:
gngauss=[-0.0052 1.4374 -1.4225 -2.7824 -0.4605 …
2.7574 -1.6001 -2.7488 -2.0646 0.4594]
Hãy xác định:
a) Dãy 10 symbol đầu vào đầu tiên;
b) Dãy 10 giá trị biến decis tương ứng;
c) Dãy 10 symbol đầu ra tương ứng;
d) Số lượng lỗi của 10 symbol tương ứng;

Câu 30: (30đ) Mô phỏng 5.10-chương trình con smldp510.m: Trình bày quan hệ
giữa biến temp (dòng 12) và các biến r0, r1, r2 và r3 (ở các dòng từ 32 đến 50).
Vẽ các biểu đồ sao (dạng cột tọa độ) biểu diễn các tổ hợp symbol ‘00’ ký hiệu
‘o’, symbol ‘01’ ký hiệu ‘x’, symbol ‘10’ ký hiệu ‘+’ và symbol ‘11’ ký hiệu ‘*’
trong các trường hợp:
a) Không có nhiễu;
b) Có nhiễu yếu (Tách tín hiệu không có lỗi);
c) Có nhiễu mạnh (Tách tín hiệu có lỗi).

Câu 31: (30đ) Mô phỏng 5.10-chương trình con smldp510.m: Trình bày cách
phát triển chương trình mô phỏng cho hệ thống truyền tin số áp dụng M=8 tín
hiệu trực giao.

Câu 32: (35đ) Mô phỏng 5.10: Ở vòng lặp thứ 3 khi chạy chương trình con
smldp510.m giả sử có N = 10, các biến temp có giá trị:

5
0.1365 0.6118 0.8939 0.1991 0.2987 0.6614 0.2344 0.4692 0.0648 0.9883
Và trong suốt 10 vòng lặp giá trị gngauss(sgma) ở đoạn lệnh từ 32 đến 50
không thay đổi và là:
Tương ứng với r0: gngauss(sgma) = -0.3527;
Tương ứng với r1: gngauss(sgma) = 0.6913;
Tương ứng với r2: gngauss(sgma) = -0.3786;
Tương ứng với r3: gngauss(sgma) = 0.2745;
Hãy: a) Xác định dãy symbol nhị phân đầu vào dsource;
b) Xác định 10 vector tín hiệu thu được r = [r0 r1 r2 r3];
c) Xác định dãy symbol nhị phân đầu ra decis;

Câu 33: (30đ) Mô phỏng 5.11-chương trình con smldp511.m: Trình bày quan hệ
giữa biến temp (dòng 13) và các biến r0 và r1 (ở các dòng từ 28 đến 39). Vẽ
biểu đồ sao biểu diễn các tổ hợp symbol ‘00’ ký hiệu ‘o’, symbol ‘01’ ký hiệu
‘x’, symbol ‘10’ ký hiệu ‘+’ và symbol ‘11’ ký hiệu ‘*’ trong các trường hợp:
a) Không có nhiễu;
b) Có nhiễu yếu (Tách tín hiệu không có lỗi);
c) Có nhiễu mạnh (Tách tín hiệu có lỗi).

Câu 34: (30đ) Mô phỏng 5.11: Vẽ lưu đồ thuật toán tách tín hiệu và đếm lỗi bit
bởi các dòng lệnh từ 42 đến 53 trong chương trình con smldp511.m. Trong đó
chú ý giải thích tại sao việc tách tín hiệu lại chỉ là so sánh giữa 1 thành phần
trong vecto r với trị tuyệt đối của thành phần còn lại?

CHƯƠNG 4: TRUYỀN DẪN SỐ


THÔNG QUA ĐIỀU CHẾ SÓNG MANG
Câu 35: (30đ) Mô phỏng 7.1:
a) Tính length(g_T), length(u_m);
b) Tính length(G_T), length(U_m) (Gợi ý: Từ dòng 27 hay 30).

Câu 36: (35đ) Mô phỏng 7.2: Ký hiệu biến u2 tính ở dòng 13 là u2(k). Tính length(u2)
và xác định các giá trị k để u2(k) đúng bằng 0.

Câu 37: (35đ) Mô phỏng 7.3: Trong chương trình con cm_sm32.m với i=100 (dòng 15
và 34) thì temp = 0.42 (dòng 16); n(1) = 0.27 (dòng 36); n(2) = -0.66 (dòng 37). Hãy:
a) Tính và vẽ tọa độ sao của tín hiệu nhận được tương ứng r.
b) Tính c00, c01, c11, c10 và c_max.

6
Câu 38: (35đ) Mô phỏng 7.3: Trong chương trình con cm_sm32.m với i=100 (dòng 15
và 34) thì temp = 0.72 (dòng 16); n(1) = -0.57 (dòng 36); n(2) = 0.76 (dòng 37). Hãy:
a) Tính và vẽ tọa độ sao của tín hiệu nhận được tương ứng r.
b) Tính c00, c01, c11, c10 và c_max.

Câu 39: (35đ) Mô phỏng 7.4: Tính size(e) và giải thích cách tính giá trị biến index
trong vòng lặp thứ 2, thứ 4 và thứ 6 của i (dòng 18) với các lệnh từ 19 đến 23 theo
chương trình con cm_dpske.m khi dãy sequence là:
sequence = [1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 1]

Câu 40: (35đ) Mô phỏng 7.5: Giả sử trong vòng lặp thứ 3 (i=3) của đoạn lệnh từ dòng
6 đến 9 của chương trình chính, trong chương trình con cm_sm34.m với 6 vòng lặp
đầu tiên của đoạn lệnh từ dòng 10 đến 17 các biến temp (dòng 11) có giá trị:
0.5501 0.4311 0.2860 0.3168 0.6413 0.6921
Và tương ứng với 3 vòng lặp đầu tiên của đoạn lệnh từ dòng 23 đến 26 các biến
[n(1) n(2)] (dòng 24) có giá trị:
[-0.5640 0.1764]
[-0.2606 0.5794]
[0.2536 -0.5238]
Hãy: a) Xác định 3 giá trị đầu tiên của biến diff_enc_output (Dòng 21);
b) Xác định 3 giá trị tương ứng của tín hiệu thu được r (Dòng 25);
c) Xác định 3 giá trị tương ứng của biến decis (3 symbol đầu ra).

Câu 41: (35đ) Mô phỏng 7.5: Giả sử trong vòng lặp thứ 3 (i=3) của đoạn lệnh từ dòng
6 đến 9 của chương trình chính, trong chương trình con cm_sm34.m với 6 vòng lặp
đầu tiên của đoạn lệnh từ dòng 10 đến 17 các biến temp (dòng 11) có giá trị:
0.6901 0.1981 0.3260 0.8008 0.8213 0.3621
Và tương ứng với 3 vòng lặp đầu tiên của đoạn lệnh từ dòng 23 đến 26 các biến
[n(1) n(2)] (dòng 24) có giá trị:
[-0.1868 -0.1454]
[-0.5808 0.4981]
[-0.6136 0.4811]
Hãy: a) Xác định 3 giá trị đầu tiên của biến diff_enc_output (Dòng 21);
b) Xác định 3 giá trị tương ứng của tín hiệu thu được r (Dòng 25);
c) Xác định 3 giá trị tương ứng của biến decis (3 symbol đầu ra).

7
Câu 42: (35đ) Mô phỏng 7.6: Giả sử trong chương trình con cm_sm41.m với 10 vòng
lặp đầu tiên của đoạn lệnh từ dòng 12 đến 15 các biến temp (dòng 13) có giá trị:
0.42 0.63 0.77 0.28 0.81 0.76 0.53 0.73 0.58 0.82
Hãy tính và vẽ biểu đồ sao tín hiệu qam_sig() (với i=1 đến 10) theo thuật toán
của các lệnh từ dòng 17 đến 20.

Câu 43: (35đ) Mô phỏng 7.7: Giả sử gngauss(1)=0 và biết:


r1c(456) = 161.5407;
r1s(456) = -160.8168;
r2c(456) = 197.6167;
r2s(456) = -107.2264.
Hãy thực hiện tính:
a) t(457:463);
b) r1c(457:463);
c) r1s(457:463);
d) r2c(457:463);
e) r2s(457:463);
Chú ý, các tính toán chính xác đến 4 chữ số sau dấu phẩy.

Câu 44: (30đ) Mô phỏng 7.8: Căn cứ vào thuật toán của chương trình, nếu ký
hiệu ‘o’ cho bit 0 và ‘+’ cho bit 1, hãy vẽ biểu đồ sao với 5 bit 0 được phát và 5
bit 1 được phát, trong các trường hợp:
a) Không có nhiễu;
b) Có nhiễu yếu (Tách sóng không bị lỗi);
c) Có nhiễu mạnh (Tách sóng bị lỗi);

Câu 45: (30đ) Mô phỏng 7.9: Trình bày chức năng và ý nghĩa của hàm tf2ss.m
dùng trong chương trình.

Giáo viên giảng dạy

PGS.TS. Lê Quốc Vượng

You might also like