You are on page 1of 7

Thông tin di độ ng 1

Chương 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
Như chúng ta đều đã nhận thấy thì khi cuộc sống càng phát triển chúng ta
càng rất cần thông tin đồng thời thì thông tin cũng làm chất xúc tác cho cuộc sống
hiện nay phát triển ngày càng cao hơn. Trong rất nhiều lĩnh vực thông tin thì thông tin
di động đã và đang là vấn đề phát triển nhanh nhất, càng ngày thông tin di động
càng được phổ biến rộng rãi và sâu rộng. Từ những nhận thức đó thì việc tìm hiểu
kỹ thuật công nghệ của chuyên ngành thông tin di động là một yêu cầu tất yếu của
các sinh viên chuyên ngành thông tin liên lạc hiện này và sau này. Hệ thống thông
tin di động là một hệ thống viễn thông khá phức tạp và có nhiều ứng dụng rộng rãi,
từ điện thoại di động đến hiện nay là truyền số liệu di động cũng đã được triển khai
rộng khắp.

1.1. Giới thiệu tổng


quan
Hiện nay trên thế giới nói chung và trong đó có Việt Nam chúng ta đã đang và
sẽ tồn tại hai hệ thống thông tin di động đó là mạng điện thoại di động tổ ong
GSM (Global System for Mobile Communication) và mạng di động sử dụng công
nghệ CDMA (Code Division Multipe Acess). Mỗi hệ thống có những đặc tính riêng,
có ưu nhược điểm đặc trưng mà hệ thống còn lại không (hoặc chưa) thay thế được.
Trong giáo trình này chúng ta sẽ đề cập đến cả hai hệ thống nói trên theo từng đặc
tính chung và riêng của chúng.

1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển


Cột mốc đánh dấu sự ra đời và phát triển của thông tin di động hiện nay
phải được xét đến kể từ khi James Clerk Maxwell đưa ra lý thuyết về sóng điện từ
vào năm
1861, đây là nền tảng lý thuyết quan trọng nhất của các kỹ thuật thông tin không
dây nói chung và trong đó có cả thông tin di động của chúng ta. Tuy nhiên để áp dụng
được lý thuyết đó vào thực tế là cả một chặng đường lâu dài. Cho đến những thập
niên đầu thế kỹ XIX, các dạng thông tin di động đầu tiên được phát triển để phục vụ
cho quân sự và các dịch vụ an toàn công cộng nhất là trong thế chiến thứ 2.
Sau thế chiến thứ hai, thông tin di động bắt đầu được phát triển cho mục
đích thương mại, đầu tiên được xây dựng ở Mỹ hệ thống điện thoại di động MTS
(Mobile Telephone System) vào năm 1946; nhưng trên mạng đó chỉ cho phép truyền
đơn công và sử dụng chuyển mạch nhân công. Mãi đến 1969 hệ thống điện thoại
di động song công sử dụng chuyển mạch tự động mới được phát triển thành công là
IMPS (Improved Mobile Telephone System). Mạng thoài này sử dụng dãi tần 450MHz
và đã được chuẩn
hóa tại Mỹ nhưng lại không thể đáp ứng nhu cầu phát
triển.

Th.s Lê Văn Thanh Vũ


Thông tin di độ ng 2

Vào cuối thập kỷ 70, phòng thí nghiệm Bell LaBTS đã phát triển thành công
hệ thống AMPS và đưa ra thương mại hóa bởi hãng AT&T vào năm 1983; hệ thống
này sử dụng dãi tần trên 800MHz với hướng lên trong khoảng 824-846MHz và
hướng xuống là 869-894MHz. Trong AMPS sử dụng kỹ thuật điều chế tương tự FM
với khoảng dịch tần cực đại 12KHz cho kênh thoại và khoảng cách tần số là
30KHz; phân bố tần số trong mạng tuân theo nguyên lý chia ô. AMPS chia sẽ cho
hai nhà cung cấp với 832 kênh. Các kênh được chia đều cho các nhà cung cấp dịch
vụ, và khu vực địa lý, với 42 kênh mang thông tin của mạng (kênh báo hiệu chung).
Song song với AMPS của Mỹ thì Châu Âu cũng đã thực hiện được hệ thống
di động cho mình vào 01/10/1981 bằng chuẩn NMT450 là một mạng di động tế bào
chủ yếu phục vụ cho khu vực Bắc Âu. NMT450 sử dụng dãi tần trên 450MHz với
kỹ thuật FDMA/FM với khoảng dịch tần cực đại là ± 5KHz và khoảng cách tần giữa
hai kênh là
25KHz và sử dụng kỹ thuật điều chế khóa dịch tần FSK. Sau đó hệ thống này
được
nâng cấp để sử dụng khoảng tần 900MHz và trở thành NMT900 vào năm 1986 và
đây là cơ sở cho việc phát triển mạng di động số thế hệ thứ 2 được phổ biến rộng rãi
với tên gọi GSM (Global System Mobile).
Dựa vào AMPS, tại Anh đưa ra chuẩn TACS (Total Access Communication
System), hệ thống truyền thông truy cập toàn thể, với sự thay đổi dãi tần của các
kênh vô tuyến. Hệ thống TACS sau này được phát triển ở nhiều nước như ở Nhật là
J-TACS, hãy chuẩn mở rộng là N-TACS. TACS có dãi tần kênh 25kHz ở dãi tần
890-915MHz cho đường lên và 935-960MHz cho đường xuống với khoảng cách
kênh 45MHz; ban đầu được cấp dãi 25MHz, dự trữ 10MHz cho hệ thống
pan_TACS ở Anh và 16MHz cho chuẩn mở rộng N-TACS. Trong hệ thống TACS
sử dụng kênh điều khiển và báo hiệu ở tốc độ 8kbps.
Cùng với sự phát triển của công nghệ số hóa trong điện tử và viễn thông liên
lạc thì việc chuyển đổi trong thông tin di động cũng có sự chuyển biến công nghệ,
các mạng tương tự như trên đã dần được thay thế bằng các mạng số hóa mà thành
công nhất là hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM (Global System Mobile). Sự
chuyển đổi từ mạng tương tự qua mạng số thường được biết đến như sự chuyển
đổi thế hệ mạng di động, mà ở đó mạng thông tin công nghệ tương tự được xem là
thế hệ thứ nhất (1G) và mạng thông tin di động toàn cầu GSM là thế hệ thứ 2 (2G).
Hiện nay chúng ta thường được nghe đến các khái niệm 2.5G và 3G chính là các thế
hệ mạng thông tin mới được đề xuất và đang phát triển để đáp ứng nhu cầu trao
đổi tin ngày càng cao của xã hội hiện đại. Trong các thế hệ mạng sau này thì chủ
yếu được nâng cấp kỹ thuật công nghệ để đáp ứng được các yêu cầu của thông tin
đa phương tiện tốc độ cao (truyền hình,
truyền số liệu tốc độ cao,
…).

Th.s Lê Văn Thanh Vũ


Thông tin di độ ng 3

Năm 1982, theo đề xuất của Cty Nordic Telecom (Viễn thông Bắc Âu),
Netherlands, nhóm nghiên cứu Group Special Mobil (GSM) thì Tổ chức Bưu chính
Viễn thông Châu Âu – CEPT (Conference Euro Posts and Telecommunication) đã hình
thành tiêu chuẩn mới cho hệ thống thông tin di động xuyên Châu Âu. Sau đó 5 năm
(1987) thì 13 nhà khai thác quản lý đã ký kết thỏa thuận đưa ra tiêu chuẩn GSM là
viết tắt theo tên tiếng Pháp của Global System for Mobile Communication là tiêu
chuẩn chúng ta sử dụng hiện nay. GSM sử dụng mã hóa tiếng nói dự đoán đặc
tuyến xung kích chính tắc (PRE-LPC) và phương thức TDMA phân chia theo thời gian.
Từ năm 1989 GSM được chuyển nhượng cho Viện tiêu chuẩn viễn thông
Châu Âu (ETSI) và được viện phát triển qua nhiều giai đoạn mãi đến năm 1997
mới hoàn thành tiêu chuẩn đầy đủ thành GSM 2G có kết hợp với dịch vụ số liệu
chuyển mạch tốc độ cao (HSCSD) và dịch vụ truyền sóng vô tuyến gói đa dụng
(GPRS).
GSM sử dụng giao diện vô tuyến ở dãi tần trên 850MHz, cụ thể là 890-
915MHz cho đường lên và 935-960 cho đường xuống đối với các mạng di động
(hiện nay đang sử dụng dãi tần 1800MHz). Kỹ thuật điều chế của GSM là GMSK
(Khóa mã cực tiểu Gaussian) với mỗi giá trị BT là 0.3 tại tốc độ dữ liệu tổng
270kbps. Điều này đưa ra để cân đối tối ưu giữa độ phức tạp của thiết bị và hiệu quả
sử dụng phổ tần của hệ thống.
Bảng 1.1. Tóm lược lịch sử phát triển của GSM
Năm Sự kiện
1982 Nhóm nghiên cứu di động đặc biệt được CEPT thành lập (GSM ra đời)
1986 Dãi tần 900MHz dành riêng cho GSM được sự chấp thuận của EC Telecom
Có 3 sơ đồ truyền dẫn sóng vô tuyến khác nhau và khác cả tốc độ mã hóa
âm thanh ở các quốc gia khác nhau.
1987 Các thông số cơ sở của chuẩn hóa GSM được chấp thuận vào tháng 2
1988 Đặc tả chi tiết GSM pha 1 được hoàn thành cho cơ sở hạ tầng mạng
1989 Nhóm di động đặc biệt chuyển sang cho ETSI thành hệ thống thông tin di
động toàn cầu (GSM hiện nay) thành chuẩn hóa quốc tế cho mạng dịch
vụ thoại di động cấu trúc tế bào.
1990 GSM bước đầu tương thích cho hoạt động ở băng tần DSC1800
1991 Mạng GSM đầu tiên được xây dựng ở Phần Lan
1992 Lần đầu tiên việc đăng ký chuyển vùng quốc tế được thực hiện giữa
Viễn thông Phần Lan (Telecom Finland) và Vodafone (Vương quốc Anh).
Bản tin SMS đầu tiên được gửi đi.
1993 Telstra Australia trở thành mạng ngoài Châu Âu đầu tiên đi vào hoạt động.
Mạng GSM đầu tiên hoạt động trong dãi tần DCS1800 (GSM1800) ở
Vương quốc Anh.
Thông tin di độ ng 79

MỤC LỤC
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ................................................ 1
1.1. Giới thiệu tổng quan ......................................................................................... 1
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển ........................................................................ 1
1.1.2. Cấu trúc chung của hệ thống ...................................................................... 5
1.2. Cấu trúc tế bào.................................................................................................. 6
1.2.1. Tỷ số sóng mang trên xuyên nhiễu ............................................................. 8
1.2.2. Định dạng của CLUSTER .......................................................................... 8
1.2.3. Dung lượng tải và quản lý tải ..................................................................... 9
1.2.4. Phân chia sector trong tế bào.....................................................................10
1.2.5. Lọc không gian để giảm nhỏ xuyên nhiễu .................................................12
1.3. Phân lớp và giao thức trong mạng di động ...................................................... 13
1.3.1. Phân lớp trong mạng di động ....................................................................13
1.3.2. Phân lớp giao thức ....................................................................................15
ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN ............................................................... 17
2.1. Khái quát ........................................................................................................ 17
2.2. Suy hao không gian tự do ............................................................................... 17
2.3. Các mô hình lan truyền sóng phương ngang ................................................... 19
2.3.1. Sự tác động của khí quyển ........................................................................19
2.3.2. Ảnh hưởng đặt tính địa hình......................................................................20
2.3.3. Các chế độ lan truyền................................................................................23
2.4. Các chế độ truyền LOS và phản xạ ................................................................. 24
2.4.1. Sự lan truyền theo đường nhiền thẳng .......................................................24
2.4.2. Nhiễu xạ qua địa nhìn và vật cản nhân tạo ................................................29
2.5. Các công thức thực nghiệm ............................................................................ 30
2.5.1. Các công thức Hata và CCIR ....................................................................30
2.5.2. Công thức Walfisch-Ikegami ....................................................................32
2.6. Các mô hình suy hao lan truyền cho máy tính ................................................. 36
2.6.1. Các mô hình Longley-Rice và TIREM ......................................................36
2.6. Môi trường truyền đa trường sóng vô tuyến di động .......................................
39
2.6.1. Mô hình kênh............................................................................................39
HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TOÀN CẦU – GSM..................................... 41
3.1. Giới thiệu tổng quan mạng GSM .................................................................... 41
3.1.1. Dịch vụ thoại ............................................................................................41
3.1.2. Các dịch vụ phi thoại ................................................................................42
3.1.3. Nguyên lý đa thâm nhập ...........................................................................43
3.2. Giao diện vô tuyến.......................................................................................... 44
3.2.1. Lớp vật lý giao diện Um ...........................................................................45
3.3. Báo hiệu trong mạng GSM ............................................................................. 53
3.3.1. Các báo hiệu trong mạng GSM .................................................................54
3.3.2. Báo hiệu tại giao diện không gian .............................................................55
HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CDMA – IS95A ........................................... 64
4.1. Giới thiệu tổng quan ....................................................................................... 64

Th.s Lê Văn Thanh Vũ


Thông tin di độ ng 80

4.1.1. Khái quát kỹ thuật CDMA cơ cở...............................................................64


4.1.2. Tổng quát về hệ thống IS95 ......................................................................69
4.2. Hoạt động đường xuống ................................................................................. 72
4.2.1. Sơ đồ ghép kênh trực giao.........................................................................73
4.2.2. Các kênh liên kết đường xuống .................................................................74
MỤC LỤC ............................................................................................................... 79

Th.s Lê Văn Thanh Vũ

You might also like