You are on page 1of 16

Bài 1

1. Khái niệm chuyển mạch kênh, khái niệm chuyển mạch gói. Ưu điểm của chuyển mạch gói so với
chuyển mạch kênh?

 Chuyển mạch (Circuit Switch) là một trong những công nghệ chuyển mạch được sử dụng để gửi
tin nhắn từ điểm này sang điểm khác bằng cách sử dụng liên kết điểm-điểm chuyên dụng trong
suốt phiên. Chúng chủ yếu được sử dụng trong PSTN (Public Switched Telephone Network -
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng) nơi người gọi và người nhận trao đổi thông tin trên
một kênh chuyên dụng bằng cách sử dụng liên kết đầu cuối. Chuyển mạch luôn được thực hiện
tại Lớp vật lý.
Chuyển mạch gói (Packet Switch) tận dụng tối đa băng thông mạng bằng cách chia thông điệp
thành các đơn vị nhỏ gọi là gói dữ liệu tìm đường dẫn định tuyến hiệu quả nhất để đến đích. Mỗi
gói dữ liệu được gán một tiêu đề chứa thông tin báo hiệu bao gồm địa chỉ người gửi và người
nhận, sau đó được truyền riêng lẻ qua mạng. Mỗi gói dữ liệu có thể đi theo một lộ trình khác
nhau để đến đích. Dữ liệu được xử lý tại tất cả các nút trung gian được đặt tại các điểm khác
nhau trước khi đến đích nơi tất cả các gói được ghép lại và biên dịch lại vào thông điệp ban
đầu.Ưu điểm Mỗi packet được truyền tải với công suất lớn nhất của đường link.
 Nhiều người được sử dụng mạng vì các đường link không bị chiếm giữ liên tục.+Hiệu suất cao vì
kích thước các gói tin được thiết kế sao cho nút mạng có thể xử lí nhanh nhất mà không cần lưu
trữ tạm thời trên đĩa.

2. Truyền thông không dây khác truyền thông có dây ở những điểm nào?

Tính di động: Các thiết bị có thể di chuyển trong quá trình truyền thông.+Chi phí thấp hơn: Không
cần hạ tầng hữu tuyến, các liên kết có chi phí thấp hơn.Dễ quảng bá hơn:Phân phối nội dung với chi
phí thấp hơnCó thể bổ sung thêm người dùng dễ dàng hơn (point-to-multipoint)
3. Các đặc điểm chính của mạng số liệu không dây?

Nhiều máy phát và máy thu


+Cấu hình mạng thay đổi động (do người dùng di động)
+Truyền thông dựa trên gói tin
+Trước đây: các hệ thống di động chỉ bao gồm các thiết bị có khả năng thấp, chủ yếu truyền tín hiệu
thoại (liên kết định hướng)
+Hiện nay: truyền dữ liệu không dây thông minh và mang tính phân tán nhiều hơn
+Các đặc điểm của không dây ảnh hưởng tới mọi lớp trong OSI
4. Phân loại mạng không dây theo quy mô của mạng.

WPAN: Mạng vô tuyến cá nhânWLAN: Mạng vô tuyến cục bộWMAN: Mạng vô tuyến đô thịWWAN:
Mạng vô tuyến diện rộngWRAN: Mạng vô tuyến khu vựcWPAN (Wireless Private Area Network) là
mạng vô tuyến cá nhân. Nhóm này bao gồm các công nghệ vô tuyến có vùng phủ nhỏ tầm vài mét
đến hàng chục mét là tối đa.
Mục đích nối kết các thiết bị ngoại vi như máy in, bàn phím, chuột, đĩa cứng, đồng hồ,…với điện
thoại di động, máy tính. Các công nghệ trong nhóm này bao gồm: Bluetooth, Wibree, ZigBee, UWB,
Wireless USB, EnOcean…
Đa phần các công nghệ này được chuẩn hóa bởi IEEE, cụ thể là nhóm làm việc (Working Group)
802.15. Do vậy các chuẩn còn được biết đến với tên như IEEE 802.15.4 hay IEEE 802.15.3…WLAN là
mạng vô tuyến cục bộ. Nhóm này bao gồm các công nghệ có vùng phủ tầm vài trăm mét. Nổi bật là
công nghệ Wifi với nhiều chuẩn mở rộng khác nhau thuộc lớp 802.11 a/b/g/h/i/…WMAN là mạng vô
tuyến đô thị. Đại diện tiêu biểu của nhóm này chính là WiMAX ( Worldwide Interoperability for
Microwave Access) hệ thống truy cập không dây băng rộng. Vùng phủ sóng của nó khoảng vài km
(tầm 4-5km tối đa). WWAN là mạng vô tuyến diện rộng. Nhóm này bao gồm các công nghệ mạng
thông tin di động như: UMTS(Universal Mobile Telecommunications Systems),GSM(Global System
for Mobile Communication),CDMA2000(là một tiêu chuẩn công nghệ di động họ 3G)… Vùng phủ của
nó khoảng vài km đến hàng chục km. WRAN là mạng vô tuyến khu vực. Nhóm này đại diện là công
nghệ 802.22 được nghiên cứu và phát triển bởi IEEE. Vùng phủ có nó sẽ lên tầm 40-100km. Mục đích
là mang công nghệ truyền thông đến các vùng xa xôi hẻo lánh, khó triển khai các công nghệ khác.
5. Khái niệm 5G? Khái niệm LTE-Advanced; Khái niệm Gigabit WiFi; Khái niệm IoT; Khái niệm
M2M (câu này đòi hỏi tìm hiểu thêm từ các nguồn khác, ví dụ từ Internet).

5G là thế hệ thứ năm của công nghệ di động không dây, cung cấp tốc độ tải lên và tải xuống nhanh
hơn, kết nối ổn định hơn và dung lượng được cải thiện so với các mạng trước đây. Lte a (viết tắt của
cụm từ Long Term Evolution-Advanced) là sự tiến hóa trong tương lai của công nghệ LTE – đây được
coi như là công nghệ di động thứ 4. Tương tự như 4G, lte là một tiêu chuẩn truyền thông không dây
tốc độ cao của điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối dữ liệu. Giga WiFi, còn được gọi là
GigaWireless hoặc GigaWireless LAN hay Gigabit Wireless là một công nghệ truyền dẫn không dây
mới tương tự như WiFi, sử dụng sóng milimet để truyền dữ liệu. Thuật ngữ IoT hay Internet vạn vật
đề cập đến mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau. Machine-to-machine,
hay M2M, là khái niệm rộng được sử dụng để mô tả bất kỳ công nghệ nào cho phép các thiết bị
được kết nối mạng trao đổi thông tin và thực hiện các hành động mà không cần sự trợ giúp thủ công
của con người.
6. Đặc điểm của truyền dữ liệu không dây?
+ Suy hao tín hiệu rất mạnh (tín hiệu suy giảm dần) +Đường truyền chịu nhiều nhiễu tạp; mức BER
cao + Kênh quảng bá là không an toàn; không có bảo mật vật lý để ngăn ngừa giả mạo +Kênh không
dây không nhất thiết phải đối xứng và không có tính bắc cầu Lưu ý, kênh vật lý là đối xứng +Nhưng
máy phát và máy thu không đối xứng vì nguyên lý điện tử, mục đích, ... Nếu A có thể nói chuyện với
B, điều đó không có nghĩa là B có thể nói chuyện với A (đối xứng) Nếu A có thể nói chuyện với B, và B
có thể nói chuyện với C, điều đó không có nghĩa là A có thể nói chuyện với C (chuyển tiếp). Phản xạ
có thể tạo ra nhiều bản sao tín hiệu tới
 Thời điểm tới và mức độ suy giảm khác nhau
 Gây nên vấn đề pha đinh đa đường
 Các tín hiệu cộng lại có thể làm suy giảm tín hiệu cuối cùng
+ Các nút mạng thường xuyên di động nên topo mạng thay đổi liên tục
 Làm cho liên kết không liên tục
 Trải Doppler gây ra bởi sự di chuyển
+ Nhiễu từ những người dùng khác
+ Cần tính tới vấn đề về pin và quản lý năng lượng
+ Phổ vô tuyến bị quản lý

Bài 2
1. Phân biệt tín hiệu tương tự và tín hiệu số. Tín hiệu tuần hoàn và tín hiệu không tuần hoàn
Tín hiệu tương tự - tín hiệu có cường độ thay đổi theo thời gian
Không có sự gián đoạn trong tín hiệu
Tín hiệu số- tín hiệu có cường độ duy trì không đổi ở một mức trong một khoảng thời gian
rồi thay đổi sang một mức không đổi khác

Tín hiệu tuần hoàn - tín hiệu tương tự hoặc số lặp lại theo thời gian s ( t+T )=s ( t )−∞<t <+∞ T
là chu kỳ của tín hiệu

Tin hiệu không tuần hoàn – Tín hiệu tương tự hoặc số không lặp lại theo thời gian
2. Khái niệm phổ của tín hiệu. Phân biệt băng thông hiệu dụng với băng thông tuyệt đối.
Phổ tín hiệu là biểu diễn của tín hiệu trên miền tần số. Biến đổi qua lại tín hiệu giữa miền thời
gian và miền tần số được thực hiện bởi cặp biến đổi Fourier.

3. Giải thích :Tại sao băng thông càng rộng thì khả năng mang thông tin càng cao? Tại sao không
thể truyền tín hiệu với băng thông quá rộng?
Các dạng sóng số đều có phổ tần rộng vô hạn nhưng các hệ thống truyền dẫn thường có băng thông
hạn chế và đối với bất kỳ môi trường nào, băng thông truyền dẫn càng lớn thì chi phi càng cao. Tuy
nhiên, việc hạn chế băng thông sẽ gây ra méo
4. Giải thích: Tại sao các mang dữ liệu không dây thường truyền dữ liệu số bằng tín hiệu tương
tự( mà không truyền bằng tín hiệu số như các mạng dữ liệu hữu tuyến)?
Tính hiệu quả băng thông: Tín hiệu tương tự sử dụng ít băng thông hơn tín hiệu số. Điều này là do tín
hiệu tương tự có thể được truyền trên một dải tần số rộng hơn, trong khi tín hiệu số chỉ có thể được
truyền trên một dải tần số hẹp.Khả năng chống nhiễu: Tín hiệu tương tự có khả năng chống nhiễu
tốt hơn tín hiệu số. Điều này là do nhiễu thường là dạng nhiễu trắng, có thể được loại bỏ bằng các kỹ
thuật điều chế và giải điều chế tương tự.Chi phí: Thiết bị truyền dữ liệu tương tự thường rẻ hơn
thiết bị truyền dữ liệu số. Điều này là do thiết bị truyền dữ liệu tương tự không yêu cầu bộ chuyển
đổi số sang tương tự (DAC) và bộ chuyển đổi tương tự sang số (ADC).
5. Phân biệt truyền dẫn tương tự và truyền dẫn số.
Truyền dẫn tương tự là truyền các tín hiệu tương tự mà không quan tâm đến nội dung. Suy hao hạn
chế cự li truyền dẫn. Sử dụng các bộ khuếch đại có thể thăng năng lượng tín hiệu để truyền xa hơn,
nhưng có thể gây méo, méo ít ảnh hưởng tói dữ liệu tương tự, méo gây ra lỗi trong dữ liệu số
Truyền dẫn số là quan tâm đến nội dung của tín hiệu. Suy hao làm mất tín toàn vẹn của dữ liệu. Tín
hiệu số cần các bộ lặp (repeater) để truyền xa hơn: tái tạo dạng tín hiệu. Tín hiệu tương tự mang dữ
liệu số. Thiết bị chuyển tiếp hồi phục hồi dữ liệu số từ tín hiệu tương tự. Tạo tín hiệu tương tự mới,
“sạch”
6. Khái niệm dung lượng kênh. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới dung lượng kênh?
Dung lượng kênh- tốc độ truyền dữ liệu tối đa trên một đường truyền( hoạc một kênh) trong các
điều kiện nhất định. Những yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng kênh: Tốc độ dữ liệu – tốc độ truyền
dữ liệu (bps). Băng thông- băng thông của tín hiệu truyền bị hạn chế bởi máy phát và tính chất của
môi trường truyền dẫn (Hertz). Nhiễu tạp – mức độ nhiễu tạp trung bình trên đường truyền. Tỷ lệ lỗi
– tỷ lệ lỗi có thể xảy ra – lỗi = truyền 1_>nhận 0; truyền 0->nhận 1 tỷ lệ lỗi khung: L bit. P là xác suất
lỗi bit
7. Nhiễu tạp ảnh hưởng như thế nào đối với tín hiệu số?
Nhiễu tạp là bất kỳ tín hiệu nào không mong muốn đi kèm với tín hiệu cần truyền. Nhiễu tạp có thể
ảnh hưởng đến tín hiệu số theo nhiều cách, bao gồm:
Thay đổi giá trị của tín hiệu: Nhiễu tạp có thể làm thay đổi giá trị của tín hiệu số,dẫn đến lỗi bit.
+Giảm cường độ tín hiệu: Nhiễu tạp có thể làm giảm cường độ tín hiệu số, khiến nó khó nhận biết
hơn.+Thêm nhiễu: Nhiễu tạp có thể tạo ra thêm nhiễu cho tín hiệu số, làm cho nó khó giải thích hơn.
8. Ý nghĩa của biểu thức băng thông Nyquist.
Biểu thức băng thông Nyquist được tính bằng công thức sau: B = 2*fs Trong đó: B là băng thông tối
thiểu cần thiết đơn vị Hz . fs là tốc độ mẫu đơn vị Hz
Tốc độ mẫu là số lần 1 tín hiệu được lấy mẫu trong 1 giây. Biểu thức băng thông Nyquist cho biết
rằng để truyền một tín hiệu số mà không bị lỗi bit, băng thông của kênh truyền phải gấp đôi tốc độ
mẫu của tín hiệu. Điều này là do nhiễu tạp có thể làm thay đổi giá trị của một mẫu tín hiệu. Nếu băng
thông của kênh truyền không đủ lớn, nhiễu tạp có thể làm thay đổi giá trị của mẫu tín hiệu đến mức
nó không thể được giải thích chính xác.
9. Ý nghĩa của biểu thúc dung lượng Shannon
Biểu thức dung lượng Shannon được tính bằng công thức sau: C = B * log2(1 + SNR)

Trong đó: C là dung lượng kênh truyền (đơn vị bit/s) B là băng thông kênh truyền (đơn vị Hz) SNR là
tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (đơn vị decibel)

Biểu thức dung lượng Shannon có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực truyền dữ liệu. Nó cho biết rằng
dung lượng tối đa của một kênh truyền phụ thuộc vào hai yếu tố: băng thông và tỷ lệ tín hiệu trên
nhiễu. Điều này có nghĩa là để truyền nhiều dữ liệu hơn, cần tăng băng thông hoặc cải thiện tỷ lệ tín
hiệu trên nhiễu.
Biểu thức dung lượng Shannon cũng cho biết rằng dung lượng tối đa của một kênh truyền là hữu
hạn. Điều này có nghĩa là không có cách nào để truyền dữ liệu với tốc độ vượt quá dung lượng kênh
truyền.
10. Khái niệm Decibel,dBm, dBμ, dBw
Định nghĩa Decibel:
dB = 10 Log10 (Pout/Pin)
CHÚ Ý – Decibel trong biểu thức trên luôn biểu diễn một tỷ số công suất
Ta có thể cộng và trừ dB để biểu diễn một tỷ lệ công suất bất kỳ bằng cách ghi nhớ các quy tắc:
 dB dương có nghĩa là nhân (tăng ích)
 dB âm có nghĩa là chia (suy hao)
 Ký hiệu dBm chỉ công suất so với 1 mW.
Ví dụ: -3dBm nghĩa là 1/2 của 1 mW, hoặc thấp hơn 3 dB so với 1 mW.
 Ký hiệu dBμ chỉ công suất so với 1 μW
Ví dụ: 10 dBμ có nghĩa là 1/100 của 1 mW, hoặc 10 μW
Vì vậy, -20 dBm = +10 dBμ
Bài 3
1. Khái niệm điều chế. Tại sao cần điều chế tín hiệu. Khái niệm điều biên, điều tần và điều pha

- Điều chế tín hiệu là quá trình biến đổi một hay nhiều thông số của một tín hiệu tuần hoàn theo sự
thay đổi một tín hiệu mang thông tin cần truyền đi xa. Tín hiệu tuần hoàn gọi là sóng mang. Tín hiệu
mang thông tin gọi là tín hiệu được điều chế .
- Điều chế tín hiệu là cần thiết để truyền tín hiệu từ một điểm đến một điểm khác xa hơn. Khi tín
hiệu được truyền đi xa, nó sẽ bị giảm dần và nhiễu. Điều chế tín hiệu giúp tăng cường tín hiệu và
giảm thiểu nhiễu.
- Điều biên, điều tần và điều pha là các phương pháp điều chế tương tự thông dụng trong điều chế
tín hiệu.
+Điều biên là phương pháp điều chế bằng cách biến đổi biên độ của sóng mang theo tín hiệu cần
truyền.
+Điều tần là phương pháp điều chế bằng cách biến đổi tần số của sóng mang theo tín hiệu cần
truyền.
+ Điều pha là phương pháp điều chế bằng cách biến đổi pha của sóng mang theo tín hiệu cần truyền
2. Khái niệm ghép kênh. Tại sao cần ghép kênh?

Ghép kênh là mang nhiều tín hiệu trên cùng một môi trường truyền dẫn, quá trình ghép nhiều tín
hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) thành một tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) để truyền đi xa nhằm tiết kiệm tài
nguyên, tăng hiệu suất kênh truyền .
Thiết bị thực hiện việc này gọi là bộ ghép kênh, ở đầu thu bộ tách kênh thực hiện việc tách các kênh
này ra và phân đến đúng đầu nhận. Hai dạng ghép kênh cơ bản là ghép kênh phân chia thời gian
(TDM) và ghép kênh phân chia tần số (FDM)
3. Khái niệm FDM, TDM?

FDM là một kỹ thuật truyền trong đó nhiều tín hiệu dữ liệu được kết hợp để truyền đồng thời qua
một phương tiện truyền thông dùng chung.
FDM: mỗi người dùng được phân định một phần của phổ tần số
 Mỗi người dùng truyền trên phần tần số đã được phân định, trong toàn bộ thời gian
 Chi phí phần cứng cao, hiệu quả sử dụng phổ thấp
TDM là một kỹ thuật truyền cho phép nhiều người dùng gửi tín hiệu qua một kênh chung bằng cách
phân bổ khoảng thời gian cố định cho mỗi người dùng.

TDM: mỗi người dùng được phân định một khoảng thời gian khác nhau
 Mỗi người dùng truyền trong khe thời gian đã được phân định

4. Khái niệm tái sử dụng tần số trong các hệ thống thông tin di động tế bào.

Tái sử dụng tần số là một kỹ thuật được sử dụng trong các hệ thống thông tin di động tế bào, nhằm
tăng dung lượng hệ thống. Nó cho phép sử dụng lại tần số ở các ô tế bào khác nhau trong mạng GSM
khi khoảng cách giữa các ô tế bào đó đủ lớn để nhiễu đồng kênh đủ nhỏ. Tái sử dụng tần số làm tăng
dung lượng hệ thống và giúp giảm chi phí xây dựng hạ tầng.

5. Làm thế nào để tăng tốc độ dữ liệu khi băng thoong của kênh là hữu hạn và bị hạn chế?

 Tăng cường hiệu quả sử dụng băng thông:

o Sử dụng các kỹ thuật nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu cần truyền tải.
o Sử dụng các kỹ thuật truyền tải hiệu quả hơn, chẳng hạn như truyền tải đa luồng
(multi-stream transmission).
o Sử dụng các kỹ thuật điều khiển lưu lượng (traffic control) để phân bổ băng thông
hợp lý giữa các ứng dụng và người dùng.
 Mở rộng băng thông kênh:

o Sử dụng các công nghệ truyền dẫn mới có tốc độ cao hơn, chẳng hạn như truyền
dẫn quang học.
o Tăng cường khả năng truyền dẫn trên các kênh hiện có, chẳng hạn như sử dụng
các kỹ thuật ghép kênh (multiplexing) để tăng số lượng kênh trên cùng một hạ tầng.
 Tối ưu hóa các ứng dụng và dịch vụ:

o Các ứng dụng và dịch vụ có thể được tối ưu hóa để sử dụng băng
thông hiệu quả hơn. Ví dụ, các ứng dụng video có thể được tối ưu hóa
để giảm độ phân giải hoặc tốc độ khung hình khi băng thông thấp.
o Các dịch vụ có thể được phân loại và ưu tiên theo mức độ quan trọng
để phân bổ băng thông hợp lý.
 Sử dụng các công nghệ mới:

o Các công nghệ mới như mạng 5G và mạng Internet of Things (IoT) có
thể cung cấp băng thông cao hơn và khả năng kết nối rộng hơn.
o Các công nghệ mới như các mạng phân tán (distributed networks) có
thể giúp giảm tải trên các kênh truyền thống.
7. Các nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu vô tuyến.

Có hai nguyên nhân chính gây suy giảm tín hiệu vô tuyến, đó là suy hao truyền dẫn
và nhiễu.Suy hao truyền dẫn là sự giảm cường độ của tín hiệu khi truyền qua môi
trường. Suy hao truyền dẫn có thể được gây ra bởi các yếu tố sau:

 Tần số: Tín hiệu có tần số cao hơn sẽ suy giảm nhanh hơn tín hiệu có tần số thấp
hơn.
 Khoảng cách: Tín hiệu truyền càng xa thì sẽ suy giảm càng nhiều.
 Môi trường truyền dẫn: Môi trường truyền dẫn có thể gây suy hao tín hiệu theo
nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như hấp thụ, tán xạ, phản xạ và khúc xạ.

Nhiễu là sự xuất hiện của các tín hiệu không mong muốn trong kênh truyền dẫn.
Nhiễu có thể được gây ra bởi các yếu tố sau:+Các máy phát tín hiệu khác: Các máy
phát tín hiệu khác trong cùng dải tần số có thể gây nhiễu cho tín hiệu đang truyền.
+Các thiết bị điện tử: Các thiết bị điện tử có thể gây nhiễu cho tín hiệu vô tuyến,
chẳng hạn như lò vi sóng và bóng đèn huỳnh quang.+Các hiện tượng tự nhiên: Các
hiện tượng tự nhiên như mưa, tuyết và bão có thể gây nhiễu cho tín hiệu vô tuyến.

7. Dung lượng kênh vô tuyến phụ thuộc những yếu tố nào?


Dung lượng kênh vô tuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

 Tần số sóng mang: Tần số sóng mang càng cao thì dung lượng kênh vô tuyến càng lớn.
 Độ rộng băng thông: Độ rộng băng thông càng lớn thì dung lượng kênh vô tuyến càng cao.
 Cường độ tín hiệu: Cường độ tín hiệu càng mạnh thì dung lượng kênh vô tuyến càng lớn.
 Số kênh sử dụng: Số kênh sử dụng càng ít thì dung lượng kênh vô tuyến càng lớn.
 Độ ổn định của tín hiệu: Độ ổn định của tín hiệu càng cao thì dung lượng kênh vô tuyến càng lớn.
Ngoài ra, các yếu tố khác như khoảng cách giữa các thiết bị, độ cao của ăng-ten, mật độ các thiết bị
trong một khu vực
8. Các thiết bị truyền dữ liệu không dây thường sử dụng những băng tần nào?
Các thiết bị truyền dữ liệu không dây thường sử dụng nhiều băng tần khác nhau, tùy thuộc vào mục
đích sử dụng và khoảng cách truyền tải:
 Băng tần 2.4 GHz: Đây là băng tần phổ biến nhất được sử dụng trong các thiết bị truyền dữ liệu
không dây, như Bluetooth và Wi-Fi123. Băng tần này có thể truyền tải qua các vật cản như tường
và cửa sổ, nhưng khoảng cách truyền tải có giới hạn3.

 Băng tần 5 GHz: Băng tần này được sử dụng trong các thiết bị Wi-Fi mới hơn và có thể truyền tải
với tốc độ cao hơn so với băng tần 2.4 GHz12.

 Băng tần 60 GHz: Băng tần này được sử dụng trong các thiết bị Wi-Fi mới hơn và có thể truyền
tải với tốc độ rất cao, nhưng khoảng cách truyền tải rất ngắn.

Bài 4
1. Khái niệm an ten đẳng hướng, an ten lưỡng cực và an ten đẳng hướng

- anten đẳng hướng:Phát và thu năng lượng đều trên mọi hướng. Độ lợi tính theo dBi hoặc Gi
- anten lưỡng cực :Anten thẳng, chiều dài chấn tử nửa bước sóng, cấp sóng ở trung tâm. Độ lợi tính
theo dBd hoặc Gd
2. Khái niệm độ lợi của an ten.

 Độ lợi (gain) là một thuật ngữ mô tả sự tăng biên độ của tín hiệu vô tuyến, đơn vị đo là decibel
(dB)
 Độ lợi của anten (antenna gain): Số đo khả năng của anten tập trung sóng vô tuyến theo một
hướng nào đó.
 dBi để chỉ độ lợi của anten đẳng hướng (isotropic)
 dBd để chỉ độ lợi của anten lưỡng cực nửa bước sóng (half-wave dipole).

3. Các hiệu ứng lan truyền không dây và ảnh hưởng của chúng tới tín hiệu thu được.
Khi sóng vô tuyến gặp vật cản, có thể xảy ra các hiệu ứng sau:
-Phản xạ (reflection)
+ Tín hiệu lan truyền tới bề mặt tiếp xúc giữa hai môi trường bị đổi hướng và quay trở lại môi trường
mà nó đã tới.
+ Xảy ra khi tín hiệu điện từ gặp một vật cản có kích thước lớn hơn nhiều so với bước sóng (VD, bề
mặt trái đất, nhà cao tầng, …).
 Gây dịch pha tín hiệu thu được so với tín hiệu gốc
 Làm giảm hoặc tăng tín hiệu gốc
-Khúc xạ (refraction) Hướng đi của tín hiệu bị “bẻ cong” khi đi qua một môi trường có mật độ khác
với môi trường trước đó

-Nhiễu xạ (diffraction) Tín hiệu đổi hướng và cường độ khi đến gần cạnh của một vật thể không
trong suốt đối với sóng điện từ
 Sóng có thể “đi” vòng qua vật cản
 Có thể thu được tín hiệu ngay cả khi không có tầm nhìn thẳng giữa máy thu và máy phát
-Tán xạ (scattering) Tín hiệu bị phân tán thành nhiều tín hiệu có cường độ yếu hơn khi gặp những
vật thể có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của nó (VD: biển báo, cột đèn, …)

4. Khái niệm LoS và NLoS. Đặc điểm của tín hiệu không dây thu được trong trường hợp LoS và
NLoS khác nhau như thế nào?
Khái niệm
- LOS (tầm nhìn thẳng): đường truyền vô tuyến giữa anten phát và anten thu không bị che chắn.
- NLOS (tầm nhìn bị che khuất): đường truyền vô tuyến giữa anten phát và anten thu bị che chắn bởi
các vật cản
Đặc điểm
- Trường hợp LoS: các tín hiệu nhiễu xạ và tán xạ thường không đáng kể, nhưng tín hiệu phản xạ có
thể đáng kể
- Sóng phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ có thể gây nhiễu cho sóng trực tiếp tại máy thu
- Trường hợp NLoS: nhiễu xạ và tán xạ có thể đóng vai trò chính với máy thu
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ tín hiệu vô tuyến trong truyền dẫn không dây.
a. Khoảng cách (suy hao đường truyền)
b. Pha đinh chậm (do các vật cản)
c. Pha đinh nhanh (do sự di chuyển)
i. Hiệu ứng Doppler
ii. Lệch pha do đa đường

6. Khái niệm phản xạ, khúc xạ, tán xạ và nhiễu xạ tín hiệu vô tuyến.
Phản xạ: Tín hiệu lan truyền tới bề mặt tiếp xúc giữa 2 môi trường bị đổi hướng và quay trở lại môi
trường mà nó đã tới.+ Xảy ra khi tín hiệu điên từ gặp 1 vật cản có kích thước lớn hơn nhiều so với
bước sóng(VD, bề mặt trái đất, nhà cao tầng,..)+ Gây dịch pha tín hiệu thu được so với tín hiệu gốc+
Làm giảm hoặc tăng tín hiệu gốc
Khúc xạ: Hướng đi của tín hiệu bị”bẻ cong” khi đi qua 1 môi trường có mật độ khác với môi trường
trước đó
Nhiễu xạ: Tín hiệu đổi hướng và cường độ khi đến gần cạnh của 1 vật thể không trong suốt đối với
sóng điện từ + Sóng có thể”đi” vòng qua vật cản + Có thể thu được tín hiệu ngay cả khi không có tầm
nhìn thẳng giữa máy thu và máy phát.
Tán xạ: Tín hiệu bị phân tán thành nhiều tín hiệu có cường độ yếu hơn khi gặp những vật thể có kích
thước nhỏ hơn so với bước sóng của nó(VD: biển báo, cột đèn…)
7. Khái niệm trải trễ và ảnh hưởng của nó tới tín hiệu thu trong môi trường truyền không dây.
Trải trễ (Delay spread) là khoảng chênh lệch thời gian giữa tín hiệu thu trực tiếp và tín
hiệu phản xạ thu được cuối cùng tại bộ thu do hiện tượng fading đa đường
Ảnh hưởng của nó:+ Giảm chất lượng tín hiệu, trải trễ có thể làm cho tín hiệu bị méo
hoặc nhiễu + gây mất gói tín, nếu trải trễ quá lớn, 1 số gói tin có thể bị mất trước khi
đến được thiết bị thu + gây ra hiện tượng giật lag: Trải trễ có thể làm cho dữ liệu được
truyền tải không đồng bộ, dẫn đến hiện tượng giật lag.
8. Khái niệm pha đinh nhanh (hiệu ứng doppler) và ảnh hưởng của nó tới tín hiệu thu trong môi
trường truyền không dây.
Do hiệu ứng Doppler và đa đường + Hiệu ứng Doppler: sự chuyển động tương đối giữa máy thu và
máy phát -> tần số tín hiệu thu được (frec) bị dịch đi so với tần số phát (f0) một lượng (dịch

Doppler) khi -> Dịch tần Doppler = max


Độ dịch tần Dopper thay đổi theo vận tốc tương đói giữa máy phát và thu (v/c)-> tốc độ biến đổi
nhanh
ảnh hưởng giông câu 7
9. Khái niệm pha đinh chậm (hiện tượng shadowing) và ảnh hưởng của nó tới tín hiệu thu trong
môi trường truyền không dây
Còn gọi là hiện tượng bóng che (Shadowing) + Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các vật cản trên
đường truyền (VD: toà nhà cao tầng, ngọn núi, đồi…) -> biên độ tín hiệu suy giảm. +Hiện tượng này
chỉ xảy ra trên 1 khoảng cách lớn -> tốc độ biến đổi chậm. Khắc phục pha đinh chậm và nhanh: Tính
toán độ dự trữ pha đinh thích hợp
10. Khái niệm pha đinh phẳng, nguyên nhân và cách khắc phục.
Thăng giáng tín hiệu hầu như không phụ thuộc vào tần số ( gần như không đổi trong toàn bộ băng
thông hiệu dụng của tín hiệu ). Thường phụ thuộc thời gian. Nguyên nhân: Do truyền dẫn đa đường
và do hấp thụ ( mưa, tuyết, sương mù..) + Thường xảy ra đối với các hệ thống vô tuyến có dung
lượng kênh nhỏ và vừa. Khắc phục: Tự động điều chỉnh độ lợi (AGC). Điều kiện xảy ra pha đinh
phẳng: Băng thông của tín hiệu < băng thông của kênh truyền, trải trễ< Symbol time
11. Khái niệm pha đinh chọn lọc tần số, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục.
Thăng giáng tín hiệu phụ thuộc mạnh vào tần số (cường độ thay đổi theo các tần số khác nhau).
Nguyên nhân: Do truyền dãn đa đường. Thường xảy ra đối với các hệ thống vô tuyến có dung lượng
kênh cao. Hậu quả: Gây nhiệu liên ký tự(ISI). Điều kiện xẩy ra pha đinh chọn lọc tần số. Băng thông
của tín hiệu> Băng thông của kênh truyền. Trải trễ>Symbol time.
12. Khái niệm ISI và và ảnh hưởng của nó tới tín hiệu thu trong môi trường truyền không dây
ISI là viết tắt của inter symbol interference, hay còn được gọi là nhiễu liên ký tự. Đây là 1 hiện tượng
trong đó các ký hiệu (Symbol) được truyền đi cùng 1 lúc trên cùng 1 tần số bị chồng chéo lên nhau
do hiện tượng đa đường ( multipath).
Ảnh hưởng của nó: Giảm cường độ tín hiệu: ISI có thể làm giảm cường độ tín hiệu thu, dẫn đến giảm
chất lượng tín hiệu.+ Gây lỗi bit: Nếu ISI quá lớn, nó có thể khiến thiết bị thu nhận sai các bit dữ liệu,
dẫn đến lỗi bit. + Gây ra hiện tượng giật lag: ISI có thể làm cho dữ liệu được truyền tải không đồng
bộ, dẫn đến hiện tượng giật lag.
13. Suy hao đường truyền (path loss) trong môi trường không dây là gì? Nguyên nhân gây nên suy
hao đường truyền?
Suy hao đường truyền (path loss) là sự giảm cường độ của tín hiệu khi truyền qua môi trường. Suy
hao đường truyền là 1 hiện tượng tự nhiên và không thể tránh khỏi trong môi trường truyền không
dây. Nguyên nhân:+ tần số: tín hiệu có tần số cao hơn sẽ suy giảm nhanh hơn tín hiệu có tần số thấp
hơn. +Khoảng cách: Tín hiệu truyền càng xa thì sẽ suy giảm càng nhiều. + Môi trường truyền dẫn:
Môi trường truyền dẫn có thể gây suy hao tín hiệu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như hấp
thụ, tán xạ, phản xạ và khúc xạ. + Các chướng ngại vật: Các chướng ngại vật như toà nhà, cây cối và
đồ vật có thể cản trở đường đi của tín hiệu, dẫn đến suy hao.

Bài 5
1. Khái niệm trải phổ. Mục đích của trải phổ là gì?

Trải phổ là một kỹ thuật truyền thông được đặc trưng bởi băng thông rộng và côngsuất thấp. Truyền
thông trải phổ sử dụng các kỹ thuật điều chế (modulation) khác nhaucho mạng WLAN và nó cũng có
nhiều thuận lợi so với người tiền nhiệm của nó làtruyền thông băng hẹp. Tín hiệu trải phổ trông
giống như nhiễu, khó phát hiện và thậmchí khó để chặn đứng hay giải điều chế (demodulation) nếu
không có các thiết bị thíchhợp. Jamming và nhiễu (interference) thường có ảnh hưởng với truyền
thông trải phổít hơn so với truyền thông băng hẹp. Vì những lý do này mà trải phổ đã được sử
dụngtrong quân sự trong một thời gian dài.

+Trải phổ (Spead Spectrum): tín hiệu được truyền trong một băng thông lớn hơn đángkể so với nội
dung tần số của thông tin gốc.
+Trải phổ là một kỹ thuật điều chế thực hiện ở lớp vật lý

+Chịu thiệt về băng thông để đạt được chất lượng tín hiệu/tạp âm

+Nhiễu tạp băng hẹp chỉ có thể ảnh hưởng tới một phần nhỏ của tín hiệu trải phổ

+Các ứng dụng điển hình của kỹ thuật trải phổ:

 Quân sự: để giảm khả năng chặn bắt thông tin


 Dân sự/Quân sự: đo cự li và định vị (vệ tinh GPS)
 Các hệ thống điện thoại tế bào (cellular mobile system)
 Mạng không dây: IEEE 802.11 (WiFi) và Bluetooth

2. Khái niệm trải phổ nhảy tần (FHSS). Cho một vài ví dụ về ứng dụng của trải phổ nhảy tần trong
các hệ thống truyền thông không dây.
Nếu trải phổ trực tiếp là điều chế trực tiếp bằng cách nhân tín hiệu số với mã trải phổthì trải phổ
nhảy tần là điều chế gián tiếp bằng cách nhân tín hiệu tin tức với tần sốsóng mang ngẫu nhiên
WPN(t). Khác với trải phổ trực tiếp chuỗi PN ở đây tốc độkhông quá lớn.
Có 2 loại trải phổ nhảy tần là :
- Trải phổ nhảy tần nhanh
- Trải phổ nhảy tần chậm :
+Trải phổ nhảy tần (FHSS): Home RF, Bluetooth
+Tín hiệu dữ liệu được điều chế bằng một sóng mang băng hẹp; theo thời gian, sóngmang này
“nhảy” từ tần số này sang tần số khác (trên một băng tần rộng).
+Mã nhảy tần quyết định tần số máy phát
 Để thu chính xác tín hiệu FHSS, máy thu và máy phát phải đượcthiết lập cùng mã nhảy
 Các máy thu khác chỉ nhận thấy tín hiệu FHSS như một tạp âm xung
 Các máy vô tuyến FHSS hoạt động trên cùng một băng tần phải sửdụng các mẫu nhảy khác
nhau để không gây nhiễu lẫn nhau
 Khi một máy vô tuyến đang dùng một tần số thì máy khác phải dùngtần số khácƯu
điểm:Giảm fading đa đường do tín hiệu được các sóng mang có tần số khácnhau,sử dụng 1
phần dải thông nhỏ ở mỗi thời điểmNhược điểm:Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi
trường,dễ bị phát hiện hơn DSSS
+Ứng dụng:Thông tin vệ tinh; Đa truy nhậpTỉ số tín/tạp; Đo cự ly; Hệ thống định vị toàn cầu; Vô
tuyến di động đa truy nhập nhảy tần; Radar xung
3. Khái niệm trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS). Cho một vài ví dụ về ứng dụng của trải phổ chuỗi
trực tiếp trong các hệ thống truyền thông không dây.
Quá trình đạt được bằng cách nhân nguồn tín hiệu vào với tín hiệu mã giải ngẫu nhiên một cách
trực tiếp tín hiệu trải phổ đưa ra có độ rộng phổ xấp xỉ tốc độ của mã giải ngẫu nhiên
Hệ thống DSSS được trải phổ bằng cách cộng module 2 dữ liệu gốc với mã giả ngẫu nhiên .Tín
hiệu sau khi trộn sẽ điều chế một sóng mang theo BPSK,QPSK…
Máy thu dùng mã giả ngẫu nhiên được tạo ra giống như bên phát cộng module 2 với tín hiệu thu
được,thực hiện giải trải phổ để lấy tín hiệu mong muốn.Đây là hệ thống được biết đến nhiều
nhất trong các hệ thống thông tin trải phổ.Là hệ thống tương đối đơn giản vì nó không yêu cầu
tốc độ tổng hợp tần số cao dụng mã trải phổ băng rộng để điều chế tín hiệu song mang chứa
thông tin.Trong phương pháp này mã trải phổ trực tiếp tham gia vào quá trình điều chế,còn
trong các dạng trải phổ khác mã trải phổ chỉ dùng để điều khiển tần số hay thời gian truyền dẫn
sóng.s
+Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS): WLAN IEEE 802.11b
+Tín hiệu dữ liệu ở trạm phát được kết hợp với một chuỗi bit có tốc độ dữ liệu caohơn (chipping
code)
+Ứng dụng:Thông tin vệ tinh; Đa truy nhậpTỉ số tín/tạp; Đo cự ly; Hệ thống định vị toàn cầu; Vô
tuyến di động đa truy nhập nhảy tần; Radar xung
4. Giải thích tại sao trải phổ có thể khắc phục nhiễu băng hẹp trong các hệ thống vô tuyến?
Trải phổ có thể khắc phục nhiễu băng hẹp trong các hệ thống vô tuyến bởi vì tín hiệu trải phổ
được chia thành các kênh nhỏ và được gửi qua các kênh này. Khi một kênh bị nhiễu, các kênh
khác vẫn có thể hoạt động bình thường. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu lên toàn
bộ tín hiệu
5. Khái niệm phân tập. Khái niệm phân tập không gian, phân tập tần số, phân tập thời gian và
phân tập phân cực.

+Khái niệm phân tập: Kết hợp các tín hiệu đa đường đến máy thu từ cùng một nguồnphát để cải
thiện chất lượng thu tín hiệu.
Phân tập là một phương pháp dùng trong viễn thông dùng để nâng cao độ tin cậy củaviệc
truyền tín hiệu bằng cách truyền một tín hiệu giống nhau trên nhiều kênhtruyền khác
nhau để đầu thu có thể chọn trong số những tín hiệu thu được hoặc kếthợp những tín hiệu
đó thành một tín hiệu tốt nhất. Việc này nhằm chốnglại fading và nhiễu là do những
kênh truyền khác nhau sẽ chịu fading và nhiễu khácnhau. Người ta có thể sử dụng mã sửa lỗi FEC
(forward error correction) cùng với kỹthuật phân tập. Lợi dụng việc truyền trên nhiều kênh mà ta
có được độ lợi phân tập,thường được đo bằng dB.
+Theo cách thức triển khai
 Phân tập phát
 Phân tập thu
+Theo kỹ thuật phân tập
 Phân tập không gian (Space Diversity)
 Phân tập tần số (Frequency Diversity)
 Phân tập thời gian (Time Diversity)
 Phân tập phân cực (Polarization Diversity)
+Phân tập không gian: tín hiệu được truyền trên một vài đường truyền lan khác nhau.
- Trong truyền dẫn không dây, phân tập không gian đạt được bằng cách sử dụng nhiều an ten
phát (phân tập phát) và/hoặc nhiều an tenthu (phân tập thu)
+Phân tập tần số: Tín hiệu được truyền trên một vài kênh tần số hoặc trải trên một phổtần rộng
bị ảnh hưởng của pha đinh chọn lọc tần số.
+Phân tập thời gian: Nhiều phiên bản của cùng một tín hiệu được truyền ở những thờiđiểm khác
nhau.
+Phân tập phân cực: Nhiều phiên bản của tín hiệu được phát và thu qua các an ten với phân cực
khác nhau. Phía thu sử dụng một kỹ thuật kết hợp phân cực.
6. Khái niệm beamforming và mục đích sử dụng kỹ thuật này trong các hệ thống truyền thông
không dây. Cho ví dụ một vài hệ thống truyền thông không dây sử dụng kỹ thuật
beamforming.
+Khái niệm:Nói một cách đơn giản thì Beamforming là công nghệ giúp tập trung tínhiệu sóng Wi-
Fi theo một hướng cụ thể. Ở các router Wi-Fi thông thường tín hiệu Wi-Fi sẽ phát theo mọi
hướng, còn với router Wi-Fi hỗ trợ Beamforming sẽ xác định đượcvị trí thiết bị đang sử dụng
Internet và điều hướng tín hiệu trực tiếp đến, giúp tối ưuđược tín hiệu, giảm nhiễu hơn.
Tập trung năng lượng bức xạ theo hướng mong muốn (hướng các búp sóng của antenphát về
một hướng).
+Mục đích sử dụng kỹ thuật:
 Giúp tối ưu hóa tín hiệu Wi-fi, tập trung truyền tín hiệu vào thiết bị nhận
 Giảm nhiễu tín hiệu
 Giúp chất lượng truyền Wi-fi tốt hơn
 Cung cấp kết nối Wi-fi ổn định hơn
+Ví dụ: mạng WiFi theo đường thẳng BEAMFORMING,SIMO,MISO,MIMO,SISO
7. Khái niệm mã hóa không gian – thời gian (STC). Mục đích sử dụng kỹ thuật này trong các hệ
thống truyền thông không dây.
+STC: Space-Time coding
+Kết hợp phân tập không gian ở anten với phân tập thời gian.
+Mục đích cải thiện độ tin cậy truyền dữ liệu trong các hệ thống truyền thông khôngdây (cho
phép giải mã tin cậy)
8. Khái niệm SISO. Dung lượng hệ thống SISO phụ thuộc những yếu tố nào?
+Khái niệm:
Hệ thống SISO là hệ thống thông tin không dây truyền thống chỉ sử dụng một anten phát và một
anten thu. Máy phát và máy thu chỉ có một bộ cao tần và một bộ điều chế/giải điều chế. Hệ
thống SISO thường được dùng trong phát thanh và phát hình, và các kỹ thuật truyền dẫn vô
tuyến cá nhân như Wifi hay Bluetooth.
+Ứng dụng phát thanh truyền hình,wifi,Bluetooth
+Dung lượng hệ thống SISO phụ thuộc những yếu tố nào:
Dung lượng hệ thống phụ thuộc vào tỷ số SNR theo định lý Shannon
C=B.log₂ (1+SNR)[bit/s/Hz]
9. Khái niệm SIMO. Lợi ích của sử dụng SIMO (so với SISO). Dung lượng hệ thống SIMO phụ
thuộc những yếu tố nào?
+Khái niệm: Nhằm cải thiện chất lượng hệ thống, một phía sử dụng một anten, phía còn lại sử
dụngđa anten. Hệ thống sử dụng một anten phát và nhiều anten thu được gọi là hệ thốngSIMO.
Trong hệ thống này máy thu có thể lựa chọn hoặc kết hợp tín hiệu từ các antenthu nhằm tối đa
tỷ số tín hiệu trên nhiễu thông qua các giải thuật beamforming hoặcMMRC (Maximal-Ratio
Receive Combining). Beamforming ở phía thu để có thể lựachọn hoặc kết hợp tín hiệu -> tối đa
SNR
+Khi máy thu biết thông tin về kênh truyền dung lượng HT sẽ tăng theo hàm logarit của số anten
thu.
C=B.log₂ (1+NR.SNR)[bit/s/Hz]
+Lợi ích của sử dụng SIMO (so với SISO): Hệ thống sử dụng một anten phát và nhiều anten
thu,còn đối với Hệ thống SISO là hệ thống thông tin không dây truyền thống chỉ sử dụng một
anten phát và một anten thu. Máy phát và máy thu chỉ có một bộ cao tần và một bộ điều chế
giải điều chế. Trong hệ thống SIMO này máy thu có thể lựa chọn hoặc kết hợp tín hiệu từ các
anten thu nhằm tối đa tỷ số tín hiệu trên nhiễu thông qua các giải thuật beamforming hoặc
MMRC (Maximal-Ratio Receive Combining).
10. Khái niệm MISO. Lợi ích của sử dụng MISO (so với SISO). Dung lượng hệ thống MISO phụ
thuộc những yếu tố nào?
- Khái niệm:
Hệ thống sử dụng nhiều anten phát và một anten thu được gọi là hệ thống MISO. Hệ thống này
có thể cung cấp phân tập phát thông qua kỹ thuật Alamouti từ đó cải thiện chất lượng tín hiệu
hoặc sử dụng Beamforming để tăng hiệu suất phát và vùng bao phú.
- Đặc điểm:
Nhiều anten phát + 1 anten thu
Phân tập phát - cải thiện chất lượng tin hiệu
Beamforming-> tăng hiệu suất phát và vùng phủ
+Dung lượng hệ thống MISO phụ thuộc những yếu tố nào:
Khi máy phát biết thông tin về kênh truyền dung lượng của hệ thống sẽ tăng theo hàm logarit
của số anten phát
C=B.log₂ (1+NT.SNR)[bit/s/Hz]
+ Lợi ích của sử dụng MISO (so với SISO): Hệ thống sử dụng nhiều anten phát và một anten thu
còn đối với Hệ thống SISO là hệ thống thông tin không dây truyền thống chỉ sử dụng một anten
phát và một anten thu Máy phát và máy thu chỉ có một bộ cao tần và một bộ điều chế giải điều
chế. Hệ thống MISO này có thể cung cấp phân tập phát thông qua kỹ thuật Alamouti từ đó cải
thiện chất lượng tín hiệu hoặc sử dụng Beamforming để tăng hiệu suất phát và vùng bao phủ.
11. Khái niệm MIMO. Lợi ích của sử dụng MIMO (so với SISO). Dung lượng hệ thống MISO phụ
thuộc những yếu tố nào?
+ Khái niệm: Hệ thống sử dụng nhiều anten phát và một anten thu được gọi là hệ thống MISO.
Hệ thống này có thể cung cấp phân tập phát thông qua kỹ thuật Alamouti từ đó cải thiện chất
lượng tín hiệu hoặc sử dụng Beamforming để tăng hiệu suất phát và vùng bao phú.
+ Đặc điểm:
Nhiều anten phát + nhiều anten thu.
Phân tập phát thu > tăng chất lượng hệ thống.
Beamforming ở cả phía phát và phía thu -> tăng hiệu suất sử dụng công suất và triệt can nhiễu.
Dung lượng của hệ thống có thể được cải thiện nhờ độ đạt độ lợi ghép kênh bằng cách sử dụng
mã không gian thời gian.
Khi kênh truyền được biết tại cả phía thu và phía phát Hệ thống có thể cung cấp độ phân tập cực
đại và độ lợi ghép kênh cực đại
+Dung lượng hệ thống MIMO phụ thuộc những yếu tố nào :
Dung lượng của hệ thống trong trường hợp đạt được phân tập cực đại:
C=B.log₂ (1+NT.NR.SNR)[bit/s/Hz]
Dung lượng của hệ thống trong trường hợp đạt độ lợi ghép kênh cực đại:
B = min(NT.NR).B.log₂ (1+SNR)[bit/s/Hz]
+ Lợi ích của sử dụng MIMO (so với SISO): Hệ thống MIMO là hệ thống sử dụng đa anten tại cả
nơi phát và nơi thu còn đối với Hệ thống SISO là hệ thống thông tin không dây truyền thống chỉ
sử dụng một anten phát và một anten thu. Máy phát và máy thu chỉ có một bộ cao tần và một
bộ điều chế giải điều chế. Hệ thống MIMO này có thể cung cấp phân tập phát nhờ vào đa anten
phát, cung cấp phân tập thu nhờ vào đa anten thu nhằm tăng chất lượng hệ thống hoặc thực
hiện Beamforming tại nơi phát vả nơi thu để tăng hiệu suất sử dụng công suất, triệt can nhiễu.
Ngoài ra dung lượng hệ thống có thể được cải thiện đáng kể nhờ vào độ lợi ghép kênh cung cấp
bởi kỹ mã hoá thuật không gian-thời gian như V-BLAST.
12. Phân biệt MU-MIMO với SU-MIMO. Ưu điểm của hệ thống MU-MIMO so với SU-MIMO. Cho ví
dụ một vài hệ thống truyền thông không dây sử dụng SU-MIMO. Cho ví dụ một vài hệ thống
truyền thông không dây sử dụng MU-MIMO.
+SU-MIMO (single-user MIMO): Một AP có thể truyền nhiều phân luồng dữ liệu đến 1 thiết bị
duy nhất.
-Chỉ một thiết bị (hoặc một người dùng) có thể nhận dữ liệu ở một thời điểm
-VD: IEEE 802.11n
SU-MIMO viết tắt bởi Single-User - Multiple Input - Multiple Output Có nghĩa là một người dùng,
sử dụng một thiết bị (Single User) SU-MIMO sẽ hỗ trợ làm tăng tốc độ Wi-Fi thông qua việc cho
phép hai thiết bị không dây đồng thời gửi hoặc nhận nhiều luồng dữ liệu. Đến ngày nay đã có
thêm các cải tiến hơn. SU-MIMO đã có thể cho phép các router thực hiện gửi nhận dữ liệu đến
từ một thiết bị so với ngày trước thì chỉ có thể gửi hoặc nhận tại 1 thời điểm, không thể thực
hiện đồng thời Điểm mạnh lớn nhất của SU-MIMO là giúp gia tăng tốc độ truyền dữ liệu không
dây. Nhược điểm thì như đã nêu ở trên rằng chỉ cho phép gửi hoặc nhận dữ liệu với 1 thiết bị
vào 1 thời điểm chứ không thể cả 2 cùng một lúc. Trong trường hợp là thiết bị loại router cũ thì
khả năng lớn là chỉ có thể hoạt động trên một thiết bị vào một thời điểm thôi.
+MU-MIMO (Multi-user MIMO): Một AP có thể truyền đồng thời tín hiệu đến nhiều thiết bị
(hoặc nhiều người dùng) trên cùng một băng tần.
-Các thiết bị nhận sẽ không phải chờ đợi đến lượt mình như SU-MIMO > giảm đáng kể độ trễ
-VD: IEEE 802.11ac
MU-MIMO là cả tiến của SU-MIMO là công nghệ được phát triển sau, viết tắt của Multi-User -
Multiple Input - Multiple Output nghĩa là công nghệ nhiều người dùng. nhiều đầu vào và nhiều
đầu ra. MU-MIMO cho phép bộ định tuyến WiFi kết nối với nhiều thiết bị làm giảm thời gian chờ
tín hiệu, tăng tốc độ mạng cho các thiết bị. Hầu hết các các chuẩn không dảy cũ như a, b, gọn thì
không tương thích với MU-MIMO MU-MIMO sẽ hoạt động trên các bộ định tuyến không dây
chuẩn ac được cải tiến trên n hoặc dòng chuẩn ac wave 2.
Hầu hết các thiết bị không đây đều có thể hoạt động với MU-MIMO Nhưng nếu bạn muốn sử
dụng với hiệu suất cao nhất thì nên đầu tư các thiết bị có hỗ trợ công nghệ này.
+Ưu điểm của hệ thống MU-MIMO so với SU-MIMO:
 Công nghệ MIMO giúp hạn chế các sự cổ WiFi khi bạn đang sử dụng. Trường hợp cụ thể như
thiết bị MU-MIMO hoặc thiết bị SU-MIMO hoạt động nhanh hơn so với các thiết bị mạng
khác, chủng không cần phải thêm thời gian chờ để trao đổi dữ liệu từ bộ định tuyến WiFi.
Load rất nhanh và không làm thiết bị bị chập chờn, lag nghẽn
 Áp dụng công nghệ MU-MIMO sẽ giúp tăng công suất và hiệu suất router của bạn Cho phép
chủng xử lý nhiều các hoạt động wifi hơn.
 MU-MIMO hỗ trợ router chia nhỏ thành từng gói dữ liệu riêng để chuyển tới nhiều các thiết
bị khác nhau trong cùng một lúc.
 MU-MIMO cho phép bạn gửi dữ liệu liên tục, gửi cho nhiều người dùng đang kết nối mạng
trong cùng một lúc.
 Trong khi SU – MIMO chỉ có thể đưa các gói dữ liệu đến lần lượt các thiết bị và không thể
thực hiện cùng lúc, truyền xong tới thiết bị này mới có thể đến thiết bị khác thì MU -MIMO
cho phép gửi gọi dữ liệu tới nhiều thiết bị trong mạng cùng lúc, trên những kết nối khác
nhau, tất cả các thiết bị đều được nhận dữ liệu trong cùng một lúc.
 Khả năng phục vụ của MU-MIMO cao hơn rất nhiều so với SU-MIMO, tức là nhiều thiết bị có
thể vào truy cập mạng cùng lúc, không tốn thời gian chờ đợi. Và quan trọng hơn là MU-
MIMO sẽ đảm bảo cho bạn luôn có một đường truyền tục, tốc độ nhanh, ổn định.
13. Mối quan hệ giữa tốc độ truyền dẫn với băng thông trong các hệ thống truyền dẫn
Tốc độ truyền dẫn và băng thông là hai khái niệm liên quan đến việc truyền dữ liệu qua mạng.
Băng thông là lượng dữ liệu tối đa mà thiết bị của bạn có thể truyền qua kết nối trong một
khoảng thời gian nhất định. Tốc độ truyền dẫn là tốc độ truyền dữ liệu tối đa qua kết nối trong
một khoảng thời gian nhất định. Tốc độ truyền dẫn phụ thuộc vào băng thông, nhưng không
phải lúc nào băng thông càng cao thì tốc độ truyền dẫn càng nhanh. Nếu băng thông quá thấp,
tốc độ truyền dẫn sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên, nếu băng thông quá cao, tốc độ truyền dẫn sẽ không
được cải thiện nhiều hơn
14. Khái niệm truyền dẫn đa sóng mang. Ưu diểm của truyền dẫn đa sóng mang so với truyền dẫn
đơn sóng mang

Truyền dẫn đa sóng mang là một phương pháp truyền dẫn tín hiệu trong đó tín hiệu được truyền
qua nhiều sóng mang khác nhau. Ưu điểm của truyền dẫn đa sóng mang so với truyền dẫn đơn sóng
mang bao gồm:
- Giảm thiểu hiện tượng mờ nhạt: Trong truyền dẫn đơn sóng mang, tín hiệu chỉ được truyền qua
một sóng mang duy nhất, do đó, nếu sóng mang này bị nhiễu hoặc mất tín hiệu, thì toàn bộ tín hiệu
sẽ bị mất. Trong khi đó, trong truyền dẫn đa sóng mang, tín hiệu được chia thành nhiều sóng mang
khác nhau, do đó, nếu một số sóng mang bị nhiễu hoặc mất tín hiệu, thì các sóng mang khác vẫn có
thể giữ được tín hiệu.

- Tăng khả năng chống nhiễu: Trong truyền dẫn đa sóng mang, tín hiệu được chia thành nhiều sóng
mang khác nhau, do đó, nếu một số sóng mang bị nhiễu hoặc mất tín hiệu, thì các sóng mang khác
vẫn có thể giữ được tín hiệu. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu và giúp cải thiện chất
lượng truyền dẫn.

- Tăng khả năng chia sẻ kênh: Trong truyền dẫn đa sóng mang, các sóng mang có thể chia sẻ cùng
một kênh phát thanh vật lý. Điều này giúp giảm chi phí và tăng khả năng sử dụng kênh phát thanh.

15. Khái niệm OFDM. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật này. Cho ví dụ một vài hệ thống truyền
thông không dây sử dụng OFDM.
+Khái niệm Kỹ thuật điều chế đa sóng mang trực giao.
 Phân chia luồng dữ liệu trước khi phát đi thành N luồng dữ liệu song song có tốc độ thấp
hơn phát mỗi luồng dữ liệu đó trên một sóng mang con khác nhau.
 Các sóng mang con trực giao với nhau
 Hiện nay OFDM được sử dụng trong rất nhiều công nghệ truyền thông không dây.
+Ưu điểm:
 Hiệu suất sử dụng phổ tần cao (các băng tần con có thể chồng lấn lên nhau)
 Khả năng chống lại pha đỉnh chọn lọc theo tần số (ISI)
 Khả năng chống lại pha-đinh sâu và nhiễu băng hẹp
+Nhược điểm:
 Nhạy cảm với độ dịch tẫn sóng mang
 Đòi hỏi bộ khuếch đại có độ tuyển tinh cao
 Có tỉ số công suất đỉnh so với trung bình cao (9-12dB)
+Hệ thống sử dụng truyền thông không dây sử dụng OFDM:
-Phát quảng bá số:
 Phát thanh số (DAB)
 Truyền hình số (DVB)
-Thông tin hữu tuyến:
 ADSL
 HDSL
-Thông tin Vô tuyến
 WLAN: 802.11a/g/n/ac (Wifi)
 WMAN: 802.16 (Wimax)
 Thông tin di động 4G

Bài 6
1. So sánh 2 chế độ hoạt động của WLAN: Chế độ cơ sở hạ tầng và chế độ ad-hoc.

Chế độ cơ sở hạ tầng và chế độ ad-hoc là hai chế độ hoạt động của mạng WLAN. Chế độ cơ sở hạ
tầng được sử dụng phổ biến hơn trong các mạng WLAN. Trong chế độ này, các thiết bị kết nối với
mạng thông qua một điểm truy cập duy nhất, thường là bộ định tuyến không dây. Điểm truy cập này
giúp các thiết bị trên mạng giao tiếp với nhau thông qua một kết nối trung tâm. Chế độ cơ sở hạ tầng
thường được sử dụng trong các mạng WLAN lớn và ổn định.
Trong khi đó, chế độ ad-hoc không yêu cầu điểm truy cập tập trung. Các thiết bị trên mạng không
dây kết nối trực tiếp với nhau, giúp các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua kết nối ngang hàng. Chế
độ ad-hoc thường được sử dụng trong các mạng WLAN nhỏ và tạm thời.

2. Nêu và giải thích các thách thức đối với sự phát triển của WLAN.
WLAN (Wireless Local Area Network) là một mạng không dây cho phép các thiết bị truy cập mạng
thông qua sóng radio. WLAN đang trở nên ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các
môi trường công nghiệp, thương mại và gia đình. Tuy nhiên, việc triển khai và sử dụng WLAN cũng
đặt ra một số thách thức. Sau đây là một số thách thức đối với sự phát triển của WLAN:
 Bảo mật: WLAN có thể bị tấn công từ xa bởi các hacker hoặc virus, do đó, việc bảo vệ an ninh
cho WLAN là rất quan trọng. Các giải pháp bảo mật như mã hóa WPA2, WPA3 và VPN có thể
được sử dụng để giảm thiểu các rủi ro an ninh.
 Tương tác với các thiết bị khác: WLAN có thể gặp khó khăn trong việc tương tác với các thiết bị
khác như Bluetooth hoặc Zigbee. Điều này có thể gây ra sự cố kết nối và ảnh hưởng đến hiệu
suất của hệ thống.
 Phạm vi phủ sóng: Phạm vi phủ sóng của WLAN có thể bị giới hạn bởi các vật cản như tường
hoặc cửa sổ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống và làm giảm tốc độ truyền
dữ liệu.
 Tốc độ truyền dữ liệu: Tốc độ truyền dữ liệu của WLAN có thể bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như
khoảng cách giữa các thiết bị, số lượng người dùng và tần số sóng radio được sử dụng.
 Chi phí: Việc triển khai WLAN có thể gây ra chi phí cao cho doanh nghiệp hoặc gia đình. Chi phí
này có thể bao gồm việc mua sắm thiết bị, cài đặt và duy trì hệ thống.
3. Tóm tắt những đặc điểm cơ bản của các tiêu chuẩn trong họ IEEE 802.11 bao gồm: 802.11a,
802.11b, 802.11g, 802.11n và 802.11ac (băng tần hoạt động, băng thông kênh, tốc độ dữ liệu tối
đa, cự li truyền thông tối đa, phương thức điều chế).

You might also like