You are on page 1of 112

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Khoa Điện tử viễn thông

_____________________

BÁO CÁO MÔN HỌC

KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH

GIẢNG VIÊN: TS. Nguyễn Thanh Dũng

SINH VIÊN TH: Lê Nguyên Thiên Lộc

MÃ SV: 1753020044

Thành phố Hồ Chí Minh – 4/2021


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT
CHUYỂN MẠCH

Viễn thông là một phần của khái niệm thông tin - một dạng thức chuyển giao
thông tin. Mạng viễn thông (telecommunications network) được coi là hạ tầng cơ
sở của xã hội sử dụng kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ khác để chuyển giao
thông tin. Mạng viễn thông gồm tập hợp các nút mạng, các đường truyền dẫn kết
nối giữa hai hay nhiều điểm xác định và các thiết bị đầu cuối để thực hiện trao đổi
thông tin giữa người sử dụng. Một cách khái quát chúng ta có thể coi tất cả các
trang thiết bị, phương tiện được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông tạo thành
mạng viễn thông. Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao
tiếp với mạng cung cấp dịch vụ. Thiết bị chuyển mạch là các nút của mạng viễn
thông có chức năng thiết lập và giải phóng đường truyền thông giữa các các thiết bị
đầu cuối. Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa
các nút với nhau để thực hiện truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính
xác. Cùng tham gia xây dựng mạng viễn thông có các nhà cung cấp thiết bị, khai
thác thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ, v..v.

Cùng với sự phát triển của công nghệ tiên tiến là xu hướng hội tụ mạng
truyền thông giữa mạng cố định, mạng di động và mạng internet sang mạng thế hệ
kế tiếp NGN (Next Generation Network). Hạ tầng mạng viễn thông thay đổi không
ngừng nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng, sự tác động
này liên quan và ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực trên các yếu tố khoa học công
nghệ và khoa học kỹ thuật, trong đó bao gồm kỹ thuật chuyển mạch. Cuốn tài liệu
“kỹ thuật chuyển mạch” này tiếp cận từ các vấn đề cơ bản và mấu chốt nhất trong
lĩnh vực chuyển mạch tới các xu hướng và giải pháp chuyển mạch tiên tiến nhằm
giúp người đọc nhận thức các khía cạnh kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực này.

Trong các phần đầu tiên của tài liệu sẽ giới thiệu các khái niệm cơ sở liên
quan tới lĩnh vực chuyển mạch, sau đó là các kỹ thuật và nguyên tắc hoạt động của
các mạng chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cùng với các vấn đề liên quan
như định tuyến, đánh số và chất lượng dịch vụ. Các kỹ thuật chuyển mạch mới
trong mạng tốc độ cao được trình bày trong các chương cuối là sự kết hợp giữa các
giải pháp công nghệ và giải pháp kỹ thuật, nhằm thể hiện mô hình tổng thể của các
công nghệ tiên tiến đang ứng dụng và triển khai trên mạng viễn thông hiện nay.

I Một số khái niệm cơ bản

I.1 Truyền thông và viễn thông:

Truyền thông (Communication): sự trao đổi vận chuyển thông tin

Viễn thông (Telecommunication): sự truyền thông qua khoảng cách địa lý

Các thiết bị được sử dụng để hỗ trợ dịch vụ được gọi là vật mang dịch vụ

Thông tin: Bưu chính và Viễn thông

Viễn thông: Thoại, Video, Telex, Teletext, Facsimile, Video, Telex, Số liệu

Thoại: Là sự trao đổi thông tin bằng tiếng nói

Video: Là sự trao đổi thông tin bằng hình ảnh


Telex: Là sự trao đổi thông tin bằng ký hiệu

Teletext: Giống như Telex nhưng tốc độ truyền là 2400 bit/s còn Telex chỉ là 50
bit/s

Facsimile: Trao đổi thông tin hình ảnh qua thuê bao

Các phương pháp tổ chức mạng:

Mạng lưới (Mesh), Mạng sao (Star), Mạng hỗn hợp: Là mạng sử dụng một phần
mắc theo kiểu mạng lưới và phần còn lại mắc theo kiểu mạng sao

Một mạng lưới của một quốc gia thì chưa chắc đã tuân thủ theo tiêu chuẩn CCITT
quốc tế vì còn tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, địa lý mỗi vùng là khác nhau.

I.2 Định nghĩa chuyển mạch

Chuyển mạch là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho
người sử dụng thông qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác, chuyển mạch
trong mạng viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng
chuyển tiếp thông tin. Như vậy, theo khía cạnh thông thường khái niệm chuyển
mạch gắn liền với lớp mạng và lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI của Tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế ISO.

I.3 Hệ thống chuyển mạch

Quá trình chuyển mạch được thực hiện tại các nút chuyển mạch, trong mạng
chuyển mạch kênh thường gọi là hệ thống chuyển mạch (tổng đài) trong mạng
chuyển mạch gói thường được gọi là thiết bị định tuyến (bộ định tuyến).

I.4 Phân loại chuyển mạch


Xét về mặt công nghệ, chuyển mạch chia thành hai loại cơ bản: chuyển
mạch kênh và chuyển mạch gói. Mặt khác, chuyển mạch còn được chia thành bốn
kiểu: chuyển mạch kênh, chuyển mạch bản tin, chuyển mạch gói và chuyển mạch
tế bào

Mạng chuyển mạch kênh thiết lập các mạch (kênh) chỉ định riêng cho kết
nối trước khi quá trình truyền thông thực hiện. Như vậy, quá trình chuyển mạch
được chia thành 3 giai đoạn phân biệt: thiết lập, truyền và giải phóng. Để thiết lập,
giải phóng và điều khiển kết nối (cuộc gọi) mạng chuyển mạch kênh sử dụng các
kỹ thuật báo hiệu để thực hiện. Đối ngược với mạng chuyển mạch kênh là mạng
chuyển mạch gói, chia các lưu lượng dữ liệu thành các gói và truyền đi trên mạng
chia sẻ. Các giai đoạn thiết lập, truyền và giải phóng sẽ được thực hiện đồng thời
trong một khoảng thời gian và thường được quyết định bởi tiêu đề gói tin.

I.4.1 Phương thức chuyển mạch kênh

Chuyển mạch kênh phục vụ trao đổi thông tin bằng cách cấp kênh trực tiếp
giữa các đối tượng sử dụng

Xử lý qua 3 giai đoạn: Thiết lập đường dẫn, Duy trì nó, Giải phóng

Đặc điểm của chuyển mạch kênh: Thực hiện trao đổi thông tin giữa các user
trên trục thời gian thực, các user làm chủ các kênh trong suốt quá trình trao đổi,
hiệu suất thấp, Yêu cầu trao đổi không mang thông tin địa chỉ, phù hợp với dịch
vụ, khi lưu lượng tăng đến một ngưỡng nào đó thì tổng đài sẽ từ chối tiếp nhận
những cuộc gọi kết nối mới

I.4.2 Phương thức chuyển mạch tin

Phục vụ trao đổi thông tin giữa các bản tin như điện tín, thư điện tử, file,..
Thiết bị đầu cuối sẽ chuyển địa chỉ đến đích cho các node chuyển mạch tin và các
tin tức tới các node phải xếp hàng giải quyết lần lượt

T trễ = T nhận + T xử lý + T xếp hàng

Đặc điểm chuyển mạch tin: không có liên hệ thời gian thực giữa các user, kênh dẫn
không dành riêng cho các user mà dùng chung đường truyền, hiệu suất cao, yêu
cầu chính xác, nội dung và yêu cầu địa chỉ, áp dụng cho số liệu, chấp nhận cuộc
gọi mới khi sử dụng mạng đang cao

I.4.3 Chuyển mạch gói

Bản tin được phân chia thành các gói với chiều dài xác định. mỗi gói có phần
header mang thông tin địa chỉ và thứ tự gói

Mỗi khi qua các node chuyển mạch gói cũng xếp hàng chờ như chuyển mạch tin

Trong các gói đều có phần kiểm tra nhằm đảm bảo rằng gói không bị lỗi qua mỗi
chặng

Đặc điểm của chuyển mạch gói: Trao đổi thông tin không theo thời gian thực
nhưng nhanh hơn chuyển mạch tin, đối tượng sử dụng không làm chủ kênh dẫn,
hiệu suất cao, thích hợp truyền số liệu, việc kiểm tra lỗi làm cho tốc độ giảm, băng
thông thấp tốc độ thấp, phù hợp với mạng truyền dẫn tốc độ thấp

Mạng chuyển mạch kênh thiết lập chỉ định riêng cho kết nối trước khi qua trình
truyền thông thực hiện. Như vậy quá trình chuyển mạch được chia làm 3 giai đoạn
phân biệt: thiết lập, truyền và giải phóng

I.5 Kỹ thuật lưu lượng TE


Kỹ thuật lưu lượng TE (Traffic Engineering) là 1 trong các vấn đề quan trọng trong
khung làm việc của hạ tầng viễn thông. Mục đích kỹ thuật lưu lượng là cải thiện
hiệu năng và độ tin cậy của các hoạt động của mạng trong khi tối ưu các nguồn tài
nguyên là lưu lượng, bằng phương pháp kĩ thuật để định hướng các luồng lưu
lượng phù hợp với các tham số ràng buộc tĩnh hoặc động. Mục tiêu cơ bản của kĩ
thuật lưu lượng là cân bằng và tối ưu các điều khiển của tài nguyên mạng thông
qua các thuật toán và giải pháp kỹ thuật.

I.6 Báo hiệu trong mạng viễn thông

Báo hiệu sử dụng các tín hiệu để điều khiển truyền thông, trong mạng viễn thông,
báo hiệu là sự trao đổi thông tin liên quan tới điều khiển, thiết lập các kết nối và
thực hiện quản lý mạng. Các hệ thống báo hiệu có thể phân loại theo đặc tính và
nguyên tắc hoạt động gồm: Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng, báo hiệu
đường và báo hiệu thanh ghi, báo hiệu kênh liên kết và kênh chung, báo hiệu bắt
buộc vv… Các thông tin báo hiệu được truyền dưới dạng tín hiệu điện hoặc bản
tin. Các hệ thống thông báo hiệu trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
PSTN được đánh số từ 1-7.

I.7 Mạng tích hợp dịch vụ số băng rộng B-ISDN

Cung cấp các kết nối thông qua chuyển mạch, các kết nối cố định (Permanent)
hoặc bán cố định (Semi~), các kết nối từ điểm tới điểm hoặc từ điểm tới đa điểm,
và cung các dịch vụ yêu cầu, cách dịch vụ dành trước hoặc các dịch vụ yêu cầu cố
định. Kết nối trong B-ISDN phục vụ cho cả các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển
mạch gói theo kiểu đa phương tiện (Multimedia). đơn phương tiện (Mono~), theo
kiểu hướng liên kết (Connection-Oriented) hoặc phi liên kết (Connectionless) và
theo cấu hình đơn hướng hoặc đa hướng.
I.8 Quá trình phát triển của kĩ thuật chuyển mạch

Chuyển mạch là quá trình thực hiện đấu nối tuyến liên lạc giữa 2 thuê bao (điện
thoại, máy tính, fax…) thông qua một hay nhiều hệ thống. Hệ thống đó được gọi là
chuyển mạch. Khái niệm chuyển mạch thoại đã có ngay từ khi phát minh ra máy
điện thoại vào năm 1786, vào thời gian đó quá trình thiết lập tuyến nối được thực
hiện nhờ điện thoại viên và ban đầu nối; hình thức chuyển mạch này còn được gọi
là chuyển mạch nhân công. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp,
tổng đài cũng từng bước được cải tiến và hoàn thiện, từ tổng đài nhân công lên
tổng đài tự động sử dụng cơ điện, tổng đài điện tử và tổng đài điện tử SPC, tổng
đài băng rộng,…

Tổng đài nhân công đầu tiên được đưa vào khai thác tại thành phố New Heivene
bang Conneckicut (USA) vào đầu năm 1878 chỉ sau 2 năm sáng chế ra máy điện
thoại cả A.G.Bell. Từ đó đến nay, mạng điện thoại đã phát triển mạch theo nhu cầu
thông tin liên lạc điện thoại. Do vậy rất nhanh chóng tổng đài nhân công đạt đến sự
giới hạn khả năng của nó và ý tưởng tự động hoá đã được anh em A.B.Strowger
thúc đẩy. Tổng đài tự động do A.B.Strowger sáng chế có tên gọi là tổng đài cơ
điện hệ từng nấc (thế hệ 1) được đưa vào sử dụng năm 1892 trên cơ sở bộ tìm chọn
từng nấc của anh em A.B.Strowger sáng chế năm 1889. Tiếp đó nhằm nâng cao
chất lượng và kinh tế, tổng đài rơ le (thế hệ 2), tổng đài ngang dọc điều khiển trực
tiếp được điều chế năm 1926 và vào năm 1938 tổng đài Crossbar-No1 với phương
pháp điều khiển ghi phát là tổng đài thế hệ 3. Những tiến bộ và thành tựu trong
công nghệ điện tử và máy tính đã thúc đẩy ý tưởng ứng dụng vào lĩnh vực tổng đài
điện thoại. Quá trình chuyển đổi từ chuyển mạch cơ sang chuyển mạch điện từ (thế
hệ 4), đặc biệt là tổng đài số được đặc trưng với việc tạo ra hệ thống thống nhất
chuyển mạch và truyền dẫn thông tin
Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ 20, xuất diện sản phẩm điện tử tổng đài số là
sự kết hợp giữa công nghệ điện tử với kỹ thuật máy tính. Tổng đài điện tử số công
cộng đầu tiên ra đời được điều khiển theo chương trình ghi sẵn SPC( Stored
Program Control), được giới thiệu tại bang Succasunna, New Jersey, USA vào
tháng 5 năm 1965. Trong những năm 70 hàng loạt các tổng đài thương mại điện tử
số ra đời. Một trong những tổng đài đó là tổng đài E10 của CIT-Alcatel được sử
dụng tại Lannion (France). Và tháng 1 năm 1976 Bell đã giới thiệu tổng đài điện tử
số công cộng 4ESS. Hầu hết cho đến giai đoạn này tất cả tổng đài điện tử đều sử
dụng hệ thống chuyển mạch là số và các mạch giao tiếp thuê bao thường là analog,
các đường trung kế là số. Một trường hợp ngoại lệ là tổng đài DMS100 của
Northern Telecom đưa vào năm 1890 dùng toàn bộ kỹ thuật số đầu tiên trên thế
giới. Hệ thống 5Ess của hãng AT&T được đưa vào năm 1982 đã cải tiến rất nhiều
từ hệ thống chuyển mạch 4ESS và đã có rất nhiều chức năng tương thích với các
dịch vụ ISDN. Sau đó hầu hết các hệ thống chuyển mạch số đều đưa ra các cấu
hình hỗ trợ cho các dịch vụ mới như ISDN , dịch vụ cho các mạng thông minh và
các tính năng mới tương thích với sự phát triển của mạng lưới

Vào những năm 1996 khi mạng Internet trở thành bùng nổ trong thế giới công
nghệ thông tin, nó đã tác động mạnh mẽ đến công nghiệp viễn thông và xu hướng
hội tụ các mạng máy tính, truyền thông, điều khiển, viễn thông trở thành một bài
toán cần giải quyết. Công nghệ viễn thông đang biến đổi theo hướng tất cả các loại
hình dịch vụ hình ảnh âm thanh, thoại sẽ được tích hợp và chuyển mạch qua các
hệ thống chuyển mạch. Một mạng cố thế truyền băng rộng với các loại hình dịch
vụ thoại và phi thoại, tốc độ cao và đảm bảo được chất lượng phục vụ (QoS) đã
thành cấp thiết trên nền tảng của một kĩ thuật mới: Kỹ thuật truyền tải không đồng
bộ ATM và trên đó cũng là các ứng dụng thoại và phi thoại. Các hệ thống chuyển
mạch điện tử số cũng phải dần thay đổi .Theo hướng này các tổng đài chuyển mạch
thoại băng thông rộng ra đời.

Hiện nay rất nhiều các cấu kiện và thiết bị chuyển mạch quang đã được nghiên
cứu, phát triển và đã được triển khai ở một số nước và trong tương lai không xa các
hệ thống chuyển mạch quang băng thông rộng sẽ thay thế cho hệ thống chuyển
mạch hiện tai để cung cấp các chuyển mạch tốc độ cao và độ rộng băng lớn.

II Các kĩ thuật chuyển mạch hiện hay và trong tương lai:

II.1 Chuyển mạch IP

Trước sự phát triển bùng nổ của mạng Internet, ngày nay mạng IP phát triển
bùng nổ cả về khối lưu lượng cũng như các yêu cầu về chất lượng dịch vụ: như tốc
độ truyền dẫn, băng thông, truyền dẫn đa phương tiện,… nhưng mạng IP vẫn chưa
thực sự đáp ứng được các yêu cầu về lưu lượng do đó cần nhiều giải pháp khắc
phục trong tương lai,…

II.2 Chuyển mạch ATM

ATM phương thức truyền tải không đồng bộ , cung cấp các dịch vụ băng rộng

tương lai.

ATM lần đầu tiên dược nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu CNET(của france

telecom) và Bell Lads vào năm 1983, sau đó tiếp tục phát triển tại trung tâm nghiên

cứu Allatebell từ năm 1984. Các trung tâm này tích cực nghiên cứu những nguyên lý

cơ bản và góp tích cực trong công việc thiết lập các tiêu chuẩn đầu tiên về ATM.

Hiện nay công nghệ ATM đã phát triển tới độ khá hoàn hảo và ổn định. Công

nghệ này đã được nghiên cứu và triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều mạng

ATM đã được triển khai , bước đầu cung cấp dịch vụ băng rộng với khách hàng. Việc
ứng dụng công nghệ ATM vào mạng viễn thông được bắt đầu vào năm 1990.

ATM là sự kết hợp của công nghệ truyền dẫn và công nghệ chuyển mạch qua

mạng giao tiếp chuẩn , dựa vào công nghệ ATM để phân chia và ghép tiếng nói , số

liệu , hình ảnh…. Vào trong một khối có chiều dài cố định gọi là tế bào.

II.2 Chuyển mạch Quang

Xu thế phát triển mạng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam là xây dựng mạng
truyền tải quang OTN cho mạng NGN dựa trên công nghệ WDM. Những nỗ lực
phi thường về công nghệ truyền dẫn quang trong đó tập trung vào việc nghiên cứu
các vấn đề công nghệ mạng WDM trên thế giới hiện nay đang dần đáp ứng được
nhu cầu phát triển tất yếu của mạng. Có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong
mạng OTN nhằm ngày càng hoàn thiện đặc tính mạng. Trong các vấn đề đó,
chuyển mạch quang trong mạng OTN được coi là những hướng đi hấp dẫn nhất và
rất có ý nghĩa.

Một mặt, kỹ thuật này cho phép xây dựng được mạng truyền dẫn quang linh hoạt
và bảo đảm thông suốt các lưu lượng tín hiện lớn. Mặt khác nó cho phép nâng cao
tính thông minh cho lớp quang trong khi vẫn đơn giản hoá được rất nhiều cấu trúc
mạng. Điều đó có tác động lớn tới việc xây dựng, khai thác và bảo dưỡng mạng rất
có hiệu quả sau này.

Khái niệm chuyển mạch quang:

Về nguyên lý, một chuyển mạch thực hiện chuyển lưu lượng từ một cổng lối vào
hoặc kết nối lưu lượng trên một khối chuyển mạch tới một cổng lối ra. Hệ thống
chuyển mạch quang là một hệ thống chuyển mạch cho phép các tín hiệu bên trong
các sợi cáp quang hay các mạch quang tích hợp được chuyển mạch có lựa chọn từ
một mạch này tới một mạch khác.
Tuỳ thuộc vào kỹ thuật chuyển mạch mà các thông tin được trao đổi dưới dạng
thời gian thực (chuyển mạch kênh) hoặc dưới dạng ghép kênh thông kê (chuyển
mạch gói). Chuyển mạch kênh là một phương pháp thông tin sử dụng để thiết lập
cho thông tin giữa 2 điểm. Số liệu được truyền trên cùng một tuyến và thông tin
truyền đi trong thời gian thực. Khác với chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói thực
hiện truyền các gói số liệu độc lập. Mỗi gói đi từ một cổng tới một cổng khác theo
một đường nào đó. Các gói không thể gửi tới nút kế tiếp khi chưa thực hiện thành
công tại nút trước đó. Mỗi nút cần có các bộ đệm để tạm thời lưu các gói. Mỗi nút
trong chuyển mạch gói yêu cầu một hệ thống quản lý để thông báo điều kiện
truyền thông tin tới nút lân cận trong trường hợp số liệu truyền bị lỗi.

1. Chuyển mạch kênh quang

Chuyển mạch kênh quang được thực hiện trong mạng quang định tuyến bước sóng
thực hiện thiết lập các bước sóng toàn quang giữa hai nút mạng. Sự thiết lập các
luồng quang bao gồm một số bước thực hiện. Những bước này bao gồm tìm ra cấu
hình và tài nguyên, định tuyến, gán bước sóng báo hiệu và đặt trước tài nguyên.

Tìm ra cấu hình và tài nguyên bao gồm phân bổ và duy trì thông tin trạng thái
mạng. Thông tin sẽ bao gồm cấu hình mạng vật lý và trạng thái liên kết của mạng.
Trong mạng định tuyến bước sóng WDM, những thông tin mày bao gồm các bước
sóng có thể sử dụng trên một tuyến đưa ra trong mạng. Một giao thức phổ biến
dành cho duy trì thông tin trạng thái tuyến trong mạng internet là giao thức đường
ngắn nhất theo thứ tự mở (OSPF - Open Shortest Path First).

Vấn đề tìm các tuyến và gán bước sóng cho luồng quang được gọi là bài toán định
tuyến và gán bước sóng (RWA- Routing and Wavelength Assignment). Các yêu
cầu kết nối có hai dạng, dạng tĩnh và dạng động.
Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng trong các mạng quang đã được phát
triển nhanh, nó đã đáp ứng các yêu cầu về băng tần của người sử dụng mạng.
Trong mạng định tuyến các nút truy nhập thông tin với nhau qua các kênh toàn
quang, các kênh này được xem như các luồng quang.

Một luồng quang được sử dụng để hỗ trợ một kết nối trong mạng định tuyến bước
sóng WDM và nó có thể liên kết các sợi quang. Trong trường hợp không sử dụng
bộ chuyển đổi bước sóng, một luồng quang chiếm cùng bước sóng trên tất cả các
liên kết sợi mà nó đi qua. Đặc tính này gọi là điều kiện ràng buộc bước sóng liên
tục. Minh hoạ một mạng định tuyến bước sóng nối các luồng quang đã được thiết
lập giữa các cặp của các nút truy nhập trên các bước sóng khác nhau. Chúng ta giả
sử rằng mỗi chuyển mạch quang được nối tới một nút truy nhập như là một nút.
Khi đưa ra một tập kết nối, bài toán thiết lập các luồng quang bằng định tuyến và
gán bước sóng mỗi kết nối được gọi là bài toán định tuyến và gán bước sóng
(RWA- routing and wavelength Assignment). Đặc trưng của các yêu cầu kết nối có
thể gồm 2 loại: tĩnh và động. Với lưu lượng tĩnh toàn bộ tập các kết nối được biết
trước và bài toán khi đó thiết lập luồng quang cho các kết nối này cấu thành toàn
bộ trong khi các tài nguyên mạng tối thiểu hoá số bước sóng hoặc số các sợi trong
mạng. Với lựa chọn như vậy, nó có thể thiết lập nhiều kết nối này cho số các bước
sóng cố định đưa ra. Bài toán RWA cho lưu lượng tĩnh gọi là bài toán thiết lập
luồng quang tĩnh (SLE – Static Lightpath Establishment). Trong trường hợp lưu
lượng động, một luồng quang được thiết lập cho mỗi yêu cầu kết nối đến và luồng
quang được giải phóng sau khi một thời gian hạn định. Đối tượng trong trường hợp
lưu lượng động là để thiết lập luồng quang và gán bước sóng theo cách tối thiểu
tổng số kết nối tắc nghẽn hoặc tối đa số các kết nối được thiết lập trong mạng tại
bất cứ thời điểm nào. Bài toán này gọi là bài toán thiết lập luồng quang động (DLE
- Dynamic Lightpath Establishment).
Bài toán SLE có thể được giải như là qui hoạch tuyến tính nguyên, nó là bài toán
NP-đầy đủ. Để giải bài toán dễ dàng hơn, bài toán SLE có thể chia thành 2 bài toán
nhỏ – (1) định tuyến, (2) gán bước sóng – mỗi bài toán này giải theo những cách
khác nhau . Một số thuật toán trong đưa ra các thuật toán gần đúng để giải bài toán
SLE cho các mạng lớn và các thuật toán tô màu đồ thị được dùng để gán các bước
sóng tới các luồng quang một khi các luồng quang được định tuyến đúng. Việc giải
các bài toán thiết lập luồng quang động là khó hơn, các phương pháp heuristic
thường được dùng. Phương pháp heuristic thực hiện cho cả hai bài toán định tuyến
và gán bước sóng.

2. Chuyển mạch chùm quang

Trong các mạng chuyển mạch chùm quang, các chùm dữ liệu bao gồm nhiều gói
được chuyển mạch thông qua mạng toàn quang. Một bản tin điều khiển (tiêu đề)
được truyền đi trước chùm để thiết lập cấu hình chuyển mạch trên tuyến truyền của
chùm. Các chùm dữ liệu truyền sau tiêu đề mà không cần đợi bản tin xác nhận kết
nối đã hoàn thành.

Một mạng chuyển mạch chùm quang bao gồm các nút chuyển mạch chùm quang
được liên kết với nhau qua các tuyến sợi quang. Nút mạng OBS chỉ ra như hình 2,
nó có thể hoặc các nút biên hoặc là các nút lõi.

Mỗi sợi quang có thể hỗ trợ các kênh đa bước sóng sử dụng ghép kênh WDM. Một
chuyển mạch chùm quang truyền tải một chùm từ một cổng đầu vào tới cổng đầu
ra tại đích của nó. Các sợi liên kết có thể mang nhiều bước sóng, mỗi bước sóng có
thể được xem như một kênh mang thông tin (truyền các chùm thông tin). Gói điều
khiển có thể được truyền trong băng trên cùng kênh dữ liệu hoặc trên một kênh
điều khiển riêng. Một chùm có thể mang một hay nhiều gói IP.

Tại lối vào nút biên các gói đến được kết hợp từ các đầu cuối client thành các
chùm. Các chùm được truyền toàn quang trên các bộ định tuyến lõi OBS. Lối ra
nút biên trên chùm thu về sẽ tách thành các gói và chuyển tiếp các gói tới các client
đích

Đầu vào nút biên thực hiện kết hợp thành chùm, định tuyến, gán bước sóng và lập
lịch cho các chùm tại nút biên. Nút lõi thực hiện báo hiệu, lập lịch các chùm trên
các liên kết lõi và giải quyết tranh chấp. Đầu ra nút biên chủ yếu là tách các gói từ
các chùm và chuyển các gói tới lớp mạng cao hơn.

Bộ định tuyến lõi bao gồm một bộ nối chéo OXC và một khối điều khiển chuyển
mạch (Switching Control Unit - SCU). Khối điều khiển chuyển mạch tạo và duy trì
bảng chuyển tiếp và thực hiện cấu hình OXC. Khi SCU nhận được một gói tiêu đề
chùm nó xác định đích của chùm và chỉ thị cho bộ định tuyến xử lý báo hiệu để tìm
ra cổng ra mong muốn. Nếu cổng ra khả dụng khi đó chùm số liệu đến, SCU cấu
hình cho OXC cho số liệu đi qua. Nếu cổng ra không khả dụng thì OXC sẽ được
cấu hình phụ thuộc trên mức độ tranh chấp bổ sung trong mạng. Tóm lại SCU thực
hiện phiên dịch tiêu đề, lập lịch, phát hiện tranh chấp, quyết định, tra cứu bảng
định tuyến, điều khiển ma trận chuyển mạch, ghi lại tiêu đề chùm và điều khiển
chuyển đổi bước sóng. Trong trường hợp một chùm số liệu đến OXC trước gói
điều khiển của nó, chùm khi đó sẽ bị mất.

Bộ định tuyến biên thực hiện các chức năng sắp xếp các gói, đệm các gói, kết hợp
các gói thành chùm, tách các gói nguyên thuỷ của nó. Kiến trúc định tuyến biên
bao gồm một khối định tuyến (Routing Module - RM), một bộ kết hợp chùm một
bộ lập lịch. Khối định tuyến lựa chọn cổng ra thích hợp cho mỗi gói và gửi mỗi gói
đến khối kết hợp chùm tương ứng. Mỗi khối kết hợp chùm thực hiện kết hợp các
gói với các tiêu đề cho bộ định tuyến lối cụ thể. Trong khối kết hợp chùm, có một
hàng đợi gói riêng cho từng lớp lưu lượng. Bộ lập lịch tạo ra một chùm theo kỹ
thuật kết hợp chùm và truyền chùm ra cổng ra mong muốn. Tại bộ định tuyến đầu
ra, chùm được tách ra thanh các gói và chuyển lên lớp mạng cao hơn.

3. Chuyển mạch gói quang

Một nút bao gồm một chuyển mạch quang có khả năng cấu hình dựa trên gói. Khối
chuyển mạch tái cấu hình dựa trên thông tin tiêu đề của một gói. Tiêu đề gói được
xử lý bằng điện nó hoặc có thể mang trong băng cùng gói hoặc trên một kênh điều
khiển riêng. Phải mất một thời gian để tiêu đề và chuyển mạch thiết lập, các gói có
thể bị trễ bằng cách truyền qua đường trễ sợi quang

Về nguyên tắc chuyển mạch gói toàn quang tổ chức dựa trên gói tiêu đề và điều
khiển được thực hiện trong miền quang, tuy nhiên phải trong nhiều năm nữa mới
thực hiện được. Trong thời điểm hiện nay chuyển mạch gói quang sử dụng điều
khiển điện tử để xử lý tiêu đề gói là thực tế hơn. Trong chuyển mạch gói quang
tiêu đề hoặc nhãn được đọc và so sánh với một bảng định tuyến. Tải số liệu sau đó
sẽ được định tuyến tới cổng ra tương ứng với một nhãn mới (trao đổi nhãn). Điều
quan trọng là tải tin được truyền trong suốt qua chuyển mạch.

Mục tiêu xây dựng mạng quang ngày nay là bổ sung khả năng thiết lập động lớp
truyền tải quang dựa trên các bộ nối chéo quang OXC (Optical Cross Connect) với
một kiến trúc và quản lý và điều khiển phù hợp. Trong tương lai gần mạng OTN sẽ
có khả năng hỗ trợ số lượng lớn dung lượng lên tới 40 Gbit/s.
Biểu thị cấu trúc OTN bao gồm các OXC được nối với nhau dưới dạng mesh, mỗi
sợi sử dụng hàng trăm bước sóng, các OXC có khả năng kết nối hàng nghìn kênh
bước sóng. Như vậy OTN sẽ cung cấp luồng quang tới client như là các bộ định
tuyến IP, các phần tử mạng SONET/SDH và chuyển mạch ATM. Trên hình vẽ này
chỉ ra liên kết giữa 2 bộ định tuyến IP. Thêm vào đó một lớp điều khiển chuyển
mạch cần để thiết lập tuyến trên mạng và nó tương tác với bộ điều khiển OXC để
khởi tạo chuyển mạch trong OXC. Một kênh báo hiệu giữa các nút đảm bảo rằng
mỗi OXC biết được trạng thái tài nguyên mạng, các tuyến khả dụng...

Việc thiết lập mạng truyền tải quang động sẽ cho phép cung cấp nhanh các tuyến
dung lương cao, do vậy trong tương lai bước phát triển công nghệ cho phép cung
cấp số lượng lớn các kênh quang. Nếu được như vậy trong tương lai chỉ cần
chuyển mạch kênh quang là thoả mãn nhu cầu băng tần. Tuy nhiên không phải là
như vậy do lý do sau, ví dụ trong mạng OTN chỉ cần đưa ra tính chất hạt tại mức
bước sóng và nếu nguồn lưu lượng là chùm, dung lượng kênh được sử dụng có thể
sẽ xảy ra xung đột trên phạm vi mạng.

Trong tương lai OXC được phát triển cho mạng OTN có thể hỗ trợ cho lớp chuyển
mạch gói quang. Hình 7 mô tả mạng quang bao gồm OXC và chuyển mạch gói
quang OPS [2]

Chuyển mạch gói quang sử dụng trong nút lõi, các gói được chuyển qua mạng tại
chuyển mạch ở nút lõi, ở đó tuyến được lựa chọn và tiêu đề được trao đổi. Bằng
cách này OPS sẽ tối ưu được tài nguyên mạng và tối ưu được tổng dung lượng
mạng như vậy sẽ làm giảm kích cỡ của OXC. Tạo các nút chuyển mạch biên có
giao diện với cả mạng truyền tải OTN và IP.
BÀI 2: KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH
KÊNH
Khái quát chung:

Kỹ thuật chuyển mạch kênh là các hệ thống chuyển mạch trong đó có các
trường chuyển mạch, vì vậy các đặc điểm cơ bản của kỹ thuật chuyển kênh được
trình bày qua các nguyên lý, nguyên tắc cấu tạo và các phương thức hoạt động của
các trường chuyển mạch.

 Chuyển mạch thời gian (T)

 Chuyển mạch không gian (S)

 Chuyển mạch ghép (TST)

Chuyển mạch kênh được tiến hành qua 3 bước:

1. Thiết lập đường dẫn dựa vào nhu cầu trao đổi thông tin.

2. Duy trì kênh dẫn trong suốt thời gian trao đổi thông tin.

3. Giải phóng kênh dẫn khi đối tượng sử dụng hết nhu cầu trao đổi thông tin.

Cơ sở kỹ thuật của chuyển mạch kênh:

Kỹ thuật chuyển mạch dựa trên nguyên tắc thiết lập kênh nối dành riêng cho
các cuộc nói để phục vụ cho quá trình truyền tin qua mạng.

⇨Nó đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống mạng viễn thông,
Các hệ thống chuyển mạch kết nối với nhau qua các phương tiện truyền dẫn
tạo thành mạng chuyển mạch.

⇨Có nhiệm vụ thực hiện việc kết nối cho các cuộc gọi từ đầu đến cuối mạng (bao
gồm cả đường dẫn báo hiệu và đường dẫn thông tin)

- Chuyển đổi mạch kênh tín hiệu số là quá trình kết nối, trao đổi thông tin số
trong các khe thời gian được phân chia theo phương thức chia thời gian TDM.

- Do vậy, ta cần xem xét các vấn đề về quá trình chuyển đổi tín hiệu tương tự
sang tín hiệu số theo nguyên lý PCM.

Chuyển mạch kênh được phân chia như sau:

Chuyển mạch phân chia theo không gian:

-Khái niệm: Chuyển mạch phân chia không gian (SDTS) là loại chuyển mạch
có các đầu ra, đầu vào được bố trí theo không gian (cách quãng, thanh chéo).
Chuyển mạch được thực hiện bằng cách mở đóng các cổng điện tử hay các điểm
tiếp xúc.

- Phân loại: Có 4 loại chuyển mạch phân chia theo không gian.

● Chuyển mạch kiểu chuyển động truyền:


- Thực hiện chuyển mạch theo nguyên tắc vận hành cơ tương tự như chuyển
mạch xoay.

- Nó lựa chọn dây rỗi trong quá trình dẫn truyền và tiến hành các chức năng
điều khiển ở mức nhất định.

⇨Do đơn giản nên nó được sử dụng rộng rãi trong tổng đài đầu tiên.

❖ Nhược điểm: Tốc độ thực hiện chậm, tiếp xúc mau mòn, thay đổi hạng mục
tiếp xúc gây nên sự rung động cơ học:

● Chuyển mạch cơ kiểu đóng mở:

- Đơn giản hóa thao tác cơ học thành thao tác mở đóng. Chuyển mạch này
không có chuyển mạch điều khiển lựa chọn và được thực hiện theo giả thiết là
mạch gọi, mạch gọi và mạch điều khiển là hoàn toàn tách riêng nhau.

⇨ Ưu điểm: khả năng cung cấp điều khiển linh hoạt và được coi là chuyển
mạch tiêu chuẩn

● Chuyển mạch rơ le điện tử:

- Có rơ le điện tử ở mỗi điểm cắt của chuyển mạch thanh chéo

- Điểm cắt có thể lựa chọn theo hướng của dòng điện trong rơ le. Do đó thực
hiện nhanh hơn kiểu đóng mở

● Chuyển mạch điện tử kiểu phân chia không gian:

- Có một cổng điện tử ở mỗi điểm cắt của chuyển thanh chéo.
⇨ Nhược điểm: không tương thích với phương pháp cũ do độ khác nhau về
mức độ tín hiệu hoặc chi phí và các đặc điểm thoại khá xấu như mất tiếng, xuyên
âm.

- Có rơ le điện tử ở mỗi điểm cắt của chuyển mạch thanh chéo.

- Điểm cắt có thể lựa chọn theo hướng của dòng điện trong rơ le. Do đó thực
hiện nhanh hơn kiểu mở đóng.

Chuyển mạch ghép (MPTS)

 Khái niệm: là loại chuyển mạch mà thông tin của các cuộc gọi được
ghép với nhau trên cơ sở thời gian hay tần số trên đường truyền.

 Phân loại: có 2 loại chính:

1. Chuyển mạch phân chia theo tần số (FDM)

2. Chuyển mạch phân chia theo thời gian (TDM)

Chuyển mạch phân chia theo tần số (FDM)

- Tách các tín hiệu có các tần số cần thiết bằng cách sử dụng bộ lọc có thể
thay đổi.

- Phát sinh các loại tần số khác nhau, trong việc cung cấp ngắt các tần số này
cũng như trong các bộ lọc có thể thay đổi.

- Chi phí phù hợp.

- Được nghiên cứu trong thời kì đầu của sự phát triển tổng đài nhưng chưa
được sử dụng rộng rãi.
Chuyển mạch phân chia theo thời gian (TDM)

- Thực hiện chuyển mạch trên cơ sở ghép kênh theo thời gian.

 Chuyển mạch PAM ( Pulse Amplitude Modulation)

 Chuyển mạch PCM (Pulse Code Modulation)

- Chuyển mạch PAM đơn giản, không cần phải biến đổi A/D, nhưng chỉ thích
hợp trong tổng đài nhỏ hay vừa do tạp âm, xuyên âm lớn.

- Chuyển mạch PCM có chất lượng truyền dẫn hầu như không lệ thuộc
khoảng cách, tính mở và kinh tế cao trong mạng thông tin hiện đại, có khả năng
liên kết với IN hay ISDN.

Kỹ thuật điều chế mã xung PCM:

◆ Khái niệm: Là một quá trình gồm nhiều bước nhằm chuyển đổi tín hiệu từ
tương tự sang số, có thể ứng dụng cho nhiều loại tín hiệu khác nhau nhưng chủ yếu
là tín hiệu thoại.

❖ Lấy mẫu:

- Tín hiệu thoại có tần số vào khoảng 50Hz đến 20kHz tuy nhiên tập trung
phần lớn vào băng tần 0,8 kHz đến 1,2kHz. Để giảm băng tần truyền dẫn kỹ thuật
PCM sử dụng phổ từ 0,3kHz đến 3,4kHz và tín hiệu lấy mẫu là 8kHz (theo
Nyquist)
- Các xung sau khi lấy mẫu được đưa vào hệ thống ghép kênh phân chia theo
thời gian (TDM), như vậy khoảng thời gian giữa các tín hiệu lấy mẫu T bằng 125
micro giây.

❖ Lượng tử hóa:

- Là quá trình biến đổi các mẫu tín hiệu tương tự thành các giá trị rời rạc để
truyền trong các hệ thống số.

- Các tín hiệu PAM được so sánh với một tập hữu hạn các mức lượng tử để
xác định và gán các mẫu xung PAM vào các mức tương ứng. Việc gán này sẽ nảy
sinh ra các lỗi ngẫu nhiên được gọi là lỗi lượng tử.

Để giảm nhiễu lượng tử:

 Có thể thực hiện bằng cách tăng số lượng mức lượng tử nhưng sẽ làm tăng
băng thông.

 Lượng tử hóa không đều: các tín hiệu thoại có mật độ phân bố xác suất biên
độ nhỏ nhiều hơn so với biên độ lớn => hàm loga được chọn làm phân bố
mức lượng tử.

 Áp dụng kĩ thuật nén- giãn tín hiệu: tín hiệu bị nén trước khi được mã hóa và
cuối cùng được giãn ngược trở lại với các tham số ngược với các tham số nén
để hoàn trả lại tín hiệu ban đầu. Hai tiêu chuẩn nén là A và .

❖ Mã hóa:

- Là thực hiện chuyển đổi các mẫu tín hiệu đã lượng tử thành các mã nhị phân
8. Dạng của một từ mã PCM như sau X=P ABC DEGH
Trong đó:

 X thể hiện từ mã.

 P là bit dấu.

 ABC là bit chỉ thị phân đoạn.

 DEGH là bit chỉ thị các mức lưu lượng trong đoạn.

Chuyển mạch PCM

Khái quát chung

- Là loại chuyển mạch ghép hoạt động theo cơ sở dồn kênh theo thời gian và điều
chế xung mã.

- Một mạng chuyển mạch gồm các trung tâm (nodes) chuyển mạch, các thiết bị đầu
cuối và hệ thống truyền dẫn.
 Việc trao đổi giữa các khe thời gian thực hiện theo 2 phương pháp và có thể
tách biệt hoặc phối hợp:

+ chuyển mạch thời gian

+ chuyển mạch không gian

Chuyển mạch thời gian (T)

- Chuyển mạch T về cơ bản là thực hiện chuyển đổi thông tin giữa các khe thời
gian khác nhau trên cùng 1 tuyến PCM.
 Phương thức thực hiện:

Về lý thuyết thì có 2 pp sau:

 Dùng bộ trễ : nguyên tắc: trên đường truyền tín hiệu ta đặt các đơn vị trễ có
thời gian trễ bằng 1 khe thời gian.

 Pp dùng bộ nhớ đệm:

 Dựa trên cơ sở các mẫu tiếng nói được ghi vào các bộ nhớ đệm BM và đọc
ra ở những thời điểm mong muốn. Địa chỉ ô nhớ trong BM để ghi hoặc đọc
được cung cấp bởi bộ nhớ điều khiển CM.

 Thông tin phân kênh thời gian lần lượt được ghi vào các tế bào của BM. Nếu
b là số bit mã hóa mẫu tiếng nói, R là số khe thời gian trong một tuyến
(khung) thì BM sẽ có R ô nhớ và dung lượng bộ nhớ BM là b.R bits

 CM lưu các địa chỉ của BM để điều khiển việc đọc ghi, vì BM có R địa chỉ,
nên dung lượng của CM là R.log R bits (trong đó, log R biểu thị số bit trong
2 2

1 từ địa chỉ và cũng là số đường trong 1 bus).


 Việc ghi đọc vào BM có thể là tuần tự hoặc ngẫu nhiên. Như vậy, trong
chuyển mạch T có 2 kiểu điều khiển là tuần tự và ngẫu nhiên.

 Điều khiển tuần tự:

Điều khiển tuần tự khiến việc đọc hoặc ghi vào các nhớ của bộ nhớ BM một
cách liên tiếp.

 Sử dụng bộ đếm khe thời gian với chu kỳ đếm R, bộ đếm này sẽ tuần tự tăng
giá trị lên 1 sau thời gian của 1 khe thời gian.

 Điều khiển ngẫu nhiên:

 Điều khiển việc đọc hoặc ghi các ô nhớ của BM theo yêu cầu.

 Sử dụng bộ nhớ điều khiển CM, ô nhớ C chứa địa chỉ đọc hoặc ghi của bộ
nhớ BM.

 Một số dạng chuyển mạch T:

 Ghi ngẫu nhiên/ đọc ra tuần tự.

 Nâng cao khả năng chuyển mạch.

 Ghép kênh với các bit song song: Việc nâng cao khả năng chuyển mạch của
tầng T thực hiện phương thức truyền song song tín hiệu số của 1 kênh qua
tầng T. (Hình ảnh)

Tìm hiểu về chuyển mạch không gian (S)


Nguyên Lý: Dựa trên cơ sở chuyển mạch không gian dùng thanh chéo. Chuyển
mạch không gian số là chuyển mạch thực hiện trao đổi thông tin cùng 1 khe thời
gian .

Điều khiển trong chuyển mạch S:

Việc xác định điểm chuyển mạch có thể thực hiện = 2 cách:

 Điều khiển theo đầu vào: Xác định đầu ra nào sẽ nối vs đầu vào tương ứng.

 Điều khiển theo đầu ra: xác định đầu vào nào sẽ nối vs đầu ra tương ứng.

 Số bit nhị phân yêu cầu chọn đầu vào là Log n. Dung lượng tổng cộng của
2

bộ nhớ CM là: CCM = R.log n (với R là số khe thời gian trong 1 khung).
2

 Nếu chuyển mạch S có m đầu ra thì dung lượng bộ nhớ CM tổng cộng của
nó là CCM = m.R.log n 2

CÁC KĨ THUẬT CHUYỂN MẠCH GHÉP:

Có rất nhiều mô hình phối kết hợp ghép nối trường tuyến mạch T và S như:
ST< STS và TST;… Mỗi mạng ghép nối đều có những ưu nhược điểm nhất màn
hình keg61 nối phổ biến trong các hệ thống chuyển mạch kênh hiện nay, mô hình
ghép nối TST.

⮚ Chuyển mạch TST.

Trong chuyển mạch TST giai đoạn chuyển mạch không gian được kẹp giữa hai
giai đoạn chuyển mạch thời gian. Trong tất cả chuyển mạch đa tầng, TST là một
trong những dạng phổ biến nhất.

Một số chức năng quan trọng của thiết bị chuyển mạch TST là:
Xác suất ngăn chặn thấp: một khe thời gian kênh đến có thể được kết nối
với một khe thời gian kênh đi sử dụng bất kì khe thời gian nào trong mảng không
gian có thể. Do đó có rất nhiều đường dẫn thay thế giữa hai thuê bao. Khái niệm
này làm giảm khả năng ngăn chặn của một trong ba giai đoạn kết hợp chuyển đổi.

Các giai đoạn là độc lập: giai đoạn không gian hoạt động trong một thời
gian chia, độc lập trong các liên kết bên ngoài TDM. Số lượng thời gian giai đoạn
không gian khe L không trùng với số lượng các khe thời gian TDM bên ngoài T.

Lợi thế thực hiện: Các yếu tố được xem xét để chuyển đổi thiết kế và thực
hiện, mô đun, khả năng kiểm tra, khả năng mở rộng vả yêu cầu điều khiển đơn
giản. cho chuyển mạch lớn với dung lượng tải lớn TST có thực hiện tốt lợi thế.

Thêm hiệu quả chi phí: Nếu việc chọn kênh đầu vào là cao, việc mở rộng
thời gian TST và không gian mở rộng của TST có thể được ít chi phí hơn so với
việc mở rộng không gian của TST.

So với STS, TST có những hạn chế nhất định: đối với thiết bị chuyển mạch
nhỏ, STS kiến trúc ít phức tạp để thực hiện hon7TST. Các yêu cầu kiểm soát của
STS đơn giản hơn TST.

Trường chuyển mạch ghép TST nhằm giải quyết bài toán mở rộng dung
lượng và sử dụng cho các kết nối hai hướng trong trường chuyển mạch thực tế.
Theo lý thuyết trường, chuyển mạch TST có hệ số tập trung là 1:1 và đảm
bảo không tắt nghẽn trên liên kết trung

gian.

⮚ Chuyển mạch TS:

Chuyển mạch này chỉ bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn chuyển mạch thời
gian T theo sau là một chuyển mạch không gian S như trong hình dưới. Do đó cấu
trúc này được gọi là chuyển mạch thời gian – không gian (TS). Mạng không gian
có N lối vào và N lối ra. Mỗi TSI được cung cấp với một vùng thời gian (không
hiển thị). Tương tự như vậy các mảng không gian cũng cần phải được cung cấp
một cổng chọn bộ nhớ (không hiển thị).

Truyền dẫn tiến hiệu được thực hiện từ người gửi đến người nhận thông qua
kênh đầu ra. Thông tin liên lạc ngược lại cũng tương tự.
Để cho thông tin liên lạc diễn ra giữa thuê bao A và B, A được gắn khe thời
gian 2 và đường 7 và thuê bao B được gắn khe thời gian 16 và đường 11. Sau đó,
tín hiệu chuyển từ khe thời gian 2 đến khe thời gian 16 của khe thời gian trao đổi
và được chuyển giao từ đường 7 tới đường 11 trong mảng không gian. Tương tự
như vậy, các tín hiệu có nguồn gốc của B được chuyển từ khe cấm 16 khe 2 thông
qua đường 11-8. Điều khiển các cổng vòng tròn bộ nhớ chứa các thông tin cần
thiết để xác định cấu hình không gian cho mỗi khe thời gian riêng của một khung.
Giai đoạn thời gian phải cung cấp phân rã khác nhau, từ khe cấm một thời gian để
một khung hình đầy đủ. Trong mỗi khe thời gian đi, kiểm soát thông tin được truy
cập chỉ định interstage số liên kết để liên kết đầu ra. Trong khi các khe thời gian
khác, việc chuyển đổi không gian hoàn toàn cấu hình lại để hỗ trợ các kết nối khác.

Chuyển mạch kênh, hay ngắn gọn hơn chuyển mạch, là một kĩ thuật nối –
chuyển truyền thống được dùng rộng rãi để kiến tạo các mạng điện thoại. Kỹ thuật
này hoàn tất một đường liên lạc thông tin cố định từ nguồn đến đích. Kể đến, thông
tin, ( thường là dạng tín hiệu âm thanh) sẽ được chuyển trong đường nối. Sau khi
hoàn tất, hay khi có lệnh hủy bỏ thì đường nối này sẽ bị cắt.
Chuyển mạch phân chia không gian (SDTS) là loại chuyển mạch có các đầu
ra, đầu vào được bố trí theo không gian (cách quãng, thanh chéo). Chuyển mạch
được thực hiện bằng cách mở đóng các cổng điện tử hay các điểm tiếp xúc.

Chuyển mạch ghép là loại chuyển mạch mà thông tin của các cuộc gọi được
ghép với nhau trên cơ sở thờ gian hay tần số trên đường truyền.

Kỹ thuật điều chế mã xung PCM là một quá trình gồm nhiều bước nhầm
biến đổi tín hiệu tương tự sang số, có thể ứng dụng cho nhiều loại tín hiệu khác
nhau nhưng chủ yếu là tín hiệu thoại.

Chuyển mạch thời gian về cơ bản là thực hiện chuyển đổi thông tin giữa các
khe thời gian khác nhau trên cùng một tuyến PCM.

Chuyển mạch không gian S dựa trên cơ sở chuyển mạch không gian dùng
thanh chéo. Chuyển mạch không gian số là chuyển mạch thực hiện việc trao đổi
thông tin cùng một khe thời gian.

Một số kĩ thuật chuyển mạch ghép như: TST, TS, STS.

Ngoài ra, các đặc điểm cơ bản của kĩ thuật chuyển mạch kênh, tập trung vào
giải quyết các vấn đề: nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch thời gian,
trường chuyển mạch không gian, giải pháp nâng cao dung lượng hệ thống chuyển
mạch kênh thông qua phương pháp ghép nối các trường chuyển mạch T và S,
nguyên lý cơ bản của kỹ thuật định tuyến trong mạng chuyển mạch kênh và ví dụ
về cấu trúc trường chuyển mạch trong thực tiễn.
Bài 3: TỔNG QUAN HỆ THỐNG BÁO
HIỆU

I. Tổng quát
1. Khái niệm

Báo hiệu là quá trình trao đổi các thông tin điều khiển lien quan đến việc thiết lập,
duy trì, giải tỏa và quản lí thông tin giữa các nút mạng và các nút mạng với thiết bị
đầu cuối.

Trong mạng viễn thông, báo hiệu là việc trao đổi thông tin giữa các thành phần
tham gia vào cuộc nối để thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Đồng thời
báo hiệu cũng được dùng để vận hành và quản lý mạng viễn thông.

Thông thường được chia làm 2 loại chính:

- Báo hiệu đường dây thuê bao.

- Báo hiệu liên tổng đài.

2. Báo hiệu đường dây thuê bao

Là báo hiệu được thực hiên giữa thuê bao với tổng đài hay giữa tổng đài với thuê
bao.

3. Báo hiệu liên tổng đài

Là báo hiệu được thực hiên giữa các tổng đài với nhau.
Tín hiệu báo hiệu liên tổng đài bao gồm:

Các tín hiệu báo hiệu thanh ghi: được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để
chuyển giao địa chỉ và thông tin loại thuê bao.

Các tín hiệu báo hiệu đường dây: được sử dụng trong toàn bộ thời gian cuộc gọi để
giám sát trạng thái của đường dây.

Báo hiệu liên tổng đài ngày nay có 2 phương pháp đang được sử dụng là: Báo hiệu
liên kênh liên kết (CAS) và báo hiệu kênh chung (CCS).

4. Báo hiệu kênh liên kết

4.1. Khái quát báo hiệu kênh liên kết

Là báo hiệu liên tổng đài mà tín hiệu báo hiệu được truyền với trung kế tiếng.

Đặc trưng:

- Tín hiệu báo hiệu có thể chuyển giao kênh thoại nếu sử dụng trong băng
tần thoại.

- Tín hiệu báo hiệu được chuyển giao trong 1 kênh báo hiệu riêng biệt như
sắp xếp đa khung PCM, các tín hiệu báo hiệu đường dây được chuyển giao
trong khe thời gian TS16.

4.2. Các hệ thống báo hiệu kênh liên kết

❖ Hệ thống báo hiệu CCITT 1: Đây là hệ thống báo hiệu lâu đời nhất và
ngày nay không còn được sử dụng nữa. Hệ thống báo hiệu này sử dụng tần
số 500Hz, ngắt quãng 20Hz.
❖ Hệ thống báo hiệu CCITT 2: Đây là hệ thống báo hiệu sử dụng tần số
600HZ, ngắt quãng 750Hz. Hệ thống này nay vẫn được sử dụng ở Australia,
New Zealand và Nam Mỹ.

❖ Hệ thống báo hiệu CCITT 3: Đây là hệ thống báo hiệu trong băng đầu
tiên sử dụng tần số 2280Hz cho cả báo hiệu đường dây và báo hiệu thanh
ghi. Ngày nay hệ thống này được sử dụng ở Pháp, Áo, Phần Lan và
Hungary.

❖ Hệ thống báo hiệu CCITT 4: Đây là một biến thể của hệ thống CCITT
3 nhưng sử dụng tần số 2040Hz và 2400Hz cho báo hiệu đường dây và báo
hiệu thanh ghi.

❖ Hệ thống báo hiệu CCITT 5: Đây là hệ thống báo hiệu được sử dụng
khá rộng rãi với báo hiệu đường dây sử dụng tần số 2400Hz và 2600Hz, báo
hiệu thanh ghi sử dụng tổ hợp 2 trong 6 tần số 700, 900, 1100, 1300, 1500,
1700Hz.

❖ Hệ thống báo hiệu R1: Đây là hệ thống báo hiệu gần giống với hệ
thống báo hiệu số 5, nhưng chỉ sử dụng một tần số 2600Hz cho báo hiệu
đường dây. Báo hiệu thanh ghi giống như trong báo hiệu số 5.

❖ Hệ thống báo hiệu R2: Đây là hệ thống báo hiệu sử dụng tần số
3825Hz cho báo hiệu đường dây và các tần số 540Hz tới 1140Hz cho hướng
về, tần số từ 1380Hz đến 1980Hz cho hướng đi với bước tần số 120Hz.

4.3. Ưu và nhược điểm báo hiệu kênh liên kết

Ưu điểm:
- Liên kết tương đối độc lập nên khi có sự cố ở 1 kênh nào đó thì các kênh
còn lại ít bị ảnh hưởng.

Nhược điểm:

- Thời gian thiết lập cuộc gọi lâu do tốc độ trao đổi thông tin báo hiệu
chậm.

- Dung lượng của báo hiệu kênh liên kết nhỏ do có số đường dây trung kế
giới hạn.

- Độ tin cậy của báo hiệu kênh liên kết không cao do không có đường dây
trung kế dự phòng.

5. Báo hiệu kênh chung

5.1. Khái quát báo hiệu kênh chung

Là báo hiệu liên tổng đài mà tín hiệu báo hiệu được truyền trên 1 đường truyền số
liệutốc độ cao độc lập với trung kế tiếng. Báo hiệu được thực hiện cả 2 hướng, với
một kênh báo hiệu cho mỗi hướng.

Thông tin báo hiệu cần gửi đi được nhóm thành những gói dữ liệu.

Các tổng đài được điều khiển bằng chương trình lưu trữ cũng với các kênh báo
hiệu sẽ tạo thành mạng báo hiệu “Chuyển mạch gói”.

5.2. Các hệ thống báo hiệu kênh chung

Hệ thống báo hiệu CCITT 6: Ra đời đầu năm 1968, được sử dụng dành cho các
đường dây Analog và cho lưu thoại quốc tế.
Hệ thống báo hiệu CCITT 7: Ra đời vào những năm 1970 – 1980 dành cho các
mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế, hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao
(64Kb/s).

5.3. Ưu nhược điểm của hệ thống báo hiệu kênh chung

- Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh do sử dụng đường truyền số liệu tốc
độ cao.

- Dung lượng của báo hiệu kênh chung.

- Độ tin cậy của báo hiệu kênh chung cao nhờ sử dụng các tuyến báo hiệu
linh động.

- Báo hiệu kênh chung có độ linh hoạt cao vì hệ thống có thể mang thông
tin của nhiều loại tín hiệu khác nhau, có thể sử dụng cho nhiều mục đích.

II. Chức năng và phân loại báo hiệu


1. Chức năng

Gồm 3 chức năng cơ bản:

- Chức năng giám sát: Được sử dụng để giám sát sự thay đổi trạng thái của
phần tử để đưa ra các quyết định xử lý chính xác và kịp thời.

- Chức năng tìm chọn: Liên quan đến thủ tục thiết lập cuộc gọi, truyền số
liệu thuê bao bị gọi và tìm tuyến nối tối ưu tới thuê bao bị gọi. Phụ thuộc
vào kiểu báo hiệu và phương pháp truyền báo hiệu.
- Chức năng vận hành và quản lý mạng: Giúp việc sử dụng mạng 1 cách
hiệu quả và tối ưu.

2. Phân loại báo hiệu

❖ Phân loại theo chức năng:

a. Báo hiệu nghe nhìn (Thông báo)

Là loại tín hiệu nghe thấy được đối với thuê bao trong cuộc gọi.

b. Báo hiệu trạng thái:

Xác định trạng thái của đường dây thuê bao và cuộc gọi.

III. Báo hiệu mã R2


1. Khái quát

Hệ thống báo hiệu R2 là hệ thống báo hiệu kênh riêng (CAS), được thiết kế cho
chức năng trao đổi thông tin báo hiệu giữa các tổng đài trong mạng viễn thông số
hợp nhất hoặc mạng kết hợp số với tương tự. Mỗi tín hiệu trao đổi là tổ hợp của
một cặp tần số (MFC).

Hệ thống báo hiệu R2 gồm hai loại tín hiệu tạo thành, đó là:

- Tín hiệu báo hiệu đường.

- Tín hiệu báo hiệu thanh ghi.

2. Phương thức truyền tín hiệu của báo hiệu R2


Hệ thống báo hiệu R2 được thực hiện theo giao thức bắt buộc.

Việc báo hiệu được thực hiện giữa bộ truyền mã CS (Code Sender) và bộ nhận mã
CR (Code Receiver).

Trong mỗi bộ CS và CR đều có các thiết bị nhận và thiết bị truyền tín hiệu.

Quá trình truyền bắt buộc trong báo hiệu R2 được thực hiện như sau:

- Tín hiệu được truyền liên tục dưới dạng mã đa tần từ bộ CS đến bộ CR.

- Bộ CR sau khi nhận được tín hiệu thứ nhất này sẽ ra lệnh cho thiết bị
truyền của nó gửi về một tín hiệu điều khiển theo hướng ngược lại.

- Tín hiệu điều khiển dưới dạng mã đa tần được truyền từ bộ CR về bộ CS.

- Bộ CS khi nhận được tín hiệu điều khiển sẽ ngừng truyền tín hiệu thứ
nhất vì biết rằng CR đã nhận được tín hiệu này.

- Bộ CR nhận thấy bộ CS đã ngưng truyền tín hiệu thứ nhất, nó ra lệnh cho
thiết bị truyền của nó ngừng truyền tín hiệu điều khiển vì biết rằng CS đã
nhận tín hiệu này.

- Bộ CS nhận thấy tín hiệu điều khiển đã ngừng truyền. Nó chuẩn bị truyền
tín hiệu thứ hai.

- Bộ CS tiếp tục truyền tín hiệu thứ hai và quá trình trên lại được lặp lại.

3. Phân loại báo hiệu của R2

3.1. Báo hiệu đường dây

⮚ Các tín hiệu đường dây hướng đi


- Tín hiệu chiếm

Là tín hiệu được gửi đi khi bắt đầu cuộc gọi nhằm thiết lập lại trạng thái mạch vào
từ trạng thái rỗi sang trạng thái bị chiếm.

- Tín hiệu xóa thuận

Là tín hiệu được gửi đi để kết thúc cuộc gọi, nhằm giải phóng tổng đài bị gọi và c
ác khối chuyển mạch đang tham gia phục vụ cho cuộc gọi.

- Tín hiệu công nhận chiếm

Sau khi nhận được tín hiệu chiếm tổng đài bị gọi sẽ phát hiện tín hiệu công nhận
chiếm cho tổng đài gọi xác nhạn việc mạch vào đã chuyển từ trạng thái rỗi sang
trạng thái bị chiếm.

- Tín hiệu trả lời

Tín hiệu này được truyền từ tổng đài bị gọi về tổng đài gọi khi thuê bao bị gọi nhấc
tổ hợp nhằm phục vụ cho việc tính cước của tổng đài gọi.

- Tín hiệu xóa ngược

Là tín hiệu gửi đến tổng đài gọi khi thuê bao bị gọi đặt máy. Trong chế độ bán tự
động, tín hiệu này thực hiện chức năng giám sát.

- Tín hiệu giải phóng hoàn toàn

Tại tổng đài bị gọi sau khi nhận được tín hiệu xóa thuận sẽ gửi về tổng đài gọi tín
hiệu giải phóng hoàn toàn để xác định đã sẵn sàng phục vụ các khối chuyển mạch
và tổng đài bị gọi hoàn toàn tự do, sẵn sàng phục vụ cho cuộc gọi khác.

- Tín hiệu khóa mạch


Tín hiệu này được gửi trên các mạch rỗi tới tổng đài gọi để gây nên trạng bận
nhằm bảo vệ việc chiếm mạch tiếp theo.

⮚ Các phiên bản báo hiệu đường dây

- Phiên bản báo hiệu đường dây tương tự

- Phiên bản báo hiệu đường dây số

Phiên bản báo hiệu đường dây tương tự

- Nguyên tắc truyền của phiên bản này là có âm hiệu khi rảnh và không có
âm hiệu khi bận.

- Trong báo hiệu đường dây kiểu tương tự, đối với mỗi hướng truyền dẫn
cần phải có một kênh báo hiệu sử dụng tần số ngoài băng thoại là 3825Hz.

- Các điều kiện để thực hiện báo hiệu đường dây:

+ Tần số báo hiệu đanh định là 3825Hz.

+ Sai số so với tần số trên không vượt quá 4Hz.

+ Thời gian để chuyển trạng thái có âm hiệu sang không có âm hiệu


40±10ms.

+ Thời gian nhỏ nhất để nhận biết có âm hiệu ở hướng đi và mất âm


hiệu ở hướng về là 250±50ms.

Phiên bản báo hiệu đường dây số


Trong hệ thống truyền dẫn số PCM 30/32 sử dụng kênh thoại TS16 để tổ chức hai
kênh báo hiệu ở các khung 1-15. Sự sắp xếp các kênh báo hiệu trong khe thời gian
TS16 của hệ thống PCM 30.

Trong đó:

0000: Đồng chỉnh đa khung

e: Bit cảnh báo mất đồng chỉnh đa khung

e=0: Không có cảnh báo

e=1: Có cảnh báo

x: Bit dự trữ chưa sử dụng

3.2. Báo hiệu thanh ghi

Báo hiệu thanh ghi trong hệ thống báo hiệu R2 được sử dụng ở nước ta là kiểu báo
hiệu bị khống chế, nghĩa là báo hiệu mà việc truyền thông tin giữa các tổng đài
được thực hiện lần lượt theo sự hỏi đáp.

Trong báo hiệu R2 người ta sử dụng mã đa tần là các tổ hợp hai trong sáu tần số để
truyền báo hiệu thanh ghi giữa các tổng đài. Các mã đa tần này sẽ được thu
và phát bởi các thiết bị mã đa tần.

a. Báo hiệu hướng đi

Các tín hiệu hướng đi được chia thành hai nhóm: tín hiệu nhóm I và tín hiệu nhóm
II

❖ Báo hiệu đi nhóm I


Các tín hiệu nhóm I chủ yêu mang thông tin về địa chỉ của thuê bao bị gọi.

❖ Báo hiệu hướng đi nhóm II:

Các tín hiệu nhóm II là tín hiệu chỉ thị về đặc tính cuộc gọi và thuê bao chủ gọi.

b. Báo hiệu hướng về

Báo hiệu hướng về được chia làm 2 nhóm: Nhóm A và nhóm B

Báo hiệu hướng về nhóm A:

Các tín hiệu nhóm A được sử dụng để trả lời xác nhận cho các tín hiệu hướng đi
nhóm I và thực hiện chức năng chuyển đứa các thông tin báo hiệu.

Báo hiệu hướng về nhóm B:

Các tín hiệu nhóm B cũng dùng để trả lời xác nhận cho một hướng đi nhóm II
trong thủ tục báo hiệu bắt buộc. Đồng thời các tín hiệu này thực hiện chức năng
chuyển đưa các thông tin về trạng thái thiết bị chuyển mạch hay trạng thái đường
dây thuê bao bị gọi.

3.3. Các phương pháp truyền tín hiệu báo hiệu thanh ghi

- Truyền báo hiệu kiểu từng chặng (Link by link).

- Truyền báo hiệu kiểu xuyên suốt (End to End).

- Truyền báo hiệu kiểu hỗn hợp (Mixed).

Phương pháp truyền báo hiệu kiểu từng chặng

- Phương pháp này liên quan đến việc truyền tín hiệu giữa các tổng đài kế
cận. Với phương pháp này, số hiệu của thuê bao bị gọi sẽ bị giảm dẫn qua
mỗi tổng đài quá giang, từ đầy đủ cho đến khi chỉ còn một phần của số
bị gọi.

- Ưu điểm: Dễ dàng phát hiện các tín hiệu. Ví dụ: nhiễu, méo do trễ,...

- Nhược điểm:

+ Việc xử lý tại các thanh ghi này phức tạp hơn do vừa có chức năng
nhận và gửi số hiệu.

+ Thời gian thiết lập cuộc gọi lâu vì số các số hiệu truyền trên tuyến lớn.

+ Khi sử dụng các tín hiệu thanh ghi hướng về thì thời gian chiếm các
thanh ghi quá giang tăng lên do tất cả các thanh ghi trên một kết nối
nhiều liên kết phải được kết nối để truyền về tín hiệu cuối cùng.

Phương pháp truyền báo hiệu kiểu xuyên suốt

- Trong báo hiệu kiểu xuyên suốt, các thanh ghi của tổng đài quá giang chỉ
nhận các số đủ để định tuyến. Thanh ghi của tổng đài xuất phát cuộc gọi sẽ
làm việc trong suốt thời gian thiết lập cuộc gọi, nó cần được chuẩn bị để gửi
một phần thông tin địa chỉ khi có yêu cầu bằng các tín hiệu hướng về. Thanh
ghi quá giang sẽ được giải phóng khỏi kết nối khi kết nối được phát triển lên
phía trước từ tổng đài quá giang đó.

- Ưu điểm:

+ Có khả năng định tuyến từ tổng đài xuất phát.

+ Quá trình xử lý tại thanh ghi dễ dàng hơn do chỉ có chức năng nhận
không có chức năng gửi.
+ Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh.

+ Thời gian chiếm các thanh ghi của các tổng đài quá giang giảm
xuống.

+ Giảm lượng trễ sau khi quay số.

Phương pháp truyền kiểu kết hợp

Đây là phương pháp vừa sử dụng báo hiệu kiểu từng chặng vừa sử dụng báo hiệu
kiểu xuyên suốt.

IV. Báo hiệu CCS7


1. Định nghĩa

Bất kỳ chuyển động hoặc chức năng cơ bản nào, chẳng hạn như; thiết lập cuộc gọi,
ngắt cuộc gọi, các số đã gọi, thông tin định tuyến, cuộc gọi thư thoại, cung cấp
quay số âm báo, âm chờ cuộc gọi, quản lý mạng, điều khiển mạng, bảo trì mạng,
v.v ... Tất cả đều phải được chuyển đến các sàn giao dịch có chức năng tin nhắn.
Hệ thống này được gọi là Hệ thống báo hiệu 7 (ss7 hoặc c7). SS7 dựa vào Báo hiệu
kênh chung (CCS), phương pháp báo hiệu.

Khi các hệ thống viễn thông tăng độ phức tạp như Mạng thông minh (IN), GPR,
UMTS trong tương lai gần hoặc bất kỳ dịch vụ bên thứ ba nào khác. Các dịch vụ
mới yêu cầu các chức năng phức tạp hơn như khả năng báo hiệu hai chiều, thiết
lập cuộc gọi linh hoạt và truy cập cơ sở dữ liệu chuỗi của bên thứ ba.

2. Cấu trúc hệ thống CCS7


CCS 7 là hệ thống báo hiệu kênh chung. Nghĩa là, thay vì báo hiệu được liên kết
với mỗi kênh lưu lượng, một kênh báo hiệu chung được sử dụng cho tất cả các
mạch. Kênh báo hiệu này bao gồm một hoặc nhiều liên kết báo hiệu, có thể sử
dụng các tuyến đa dạng để phục hồi. Một tín hiệu thường có thể xử lý vài trăm
mạch. CCS 7 bao gồm một số bộ phận khác nhau được thiết kế để cung cấp các
dịch vụ khác nhau trong mạng khác nhau.

3. Ngăn xếp giao thức CCS7

Ngăn xếp giao thức ccs7 bao gồm bốn lớp. Với tham chiếu của mô hình 7 lớp
OSI, sự tương ứng giữa các lớp được mô tả gồm 4 mức:

Mức 1: Cấp độ 1 của cấu trúc cấp độ 4 xác định, vật lý, điện và chức năng đặc
điểm của liên kết tín hiệu

Mức 2: Mức 2 xác định các chức năng liên quan đến một liên kết báo hiệu riêng lẻ,
bao gồm kiểm soát lỗi và giám sát liên kết.

Mức 3: Các chức năng phổ biến cho nhiều hơn một liên kết báo hiệu, tức là các
chức năng mạng báo hiệu và chức năng quản lý mạng báo hiệu.

Mức 4: Cấp độ 4 bao gồm các bộ phận người dùng. Ý nghĩa của các thông điệp
được MTP chuyển giao và chuỗi hành động cho một ứng dụng cụ thể được xác
định bởi các bộ phận người dùng.

a. MTP (Message Transfer Point)

Các mức 1 đến 3 tạo thành một chuyển giao có nhiệm vụ chuyển thông tin trong
các bản tin từ điểm báo hiệu này sang điểm báo hiệu khác. Sự kết hợp của cấp độ 1
đến 3 được gọi là điểm truyền tin (MTP). MTP kiểm soát một số liên kết bản tin
báo hiệu và các chức năng quản lý mạng để đảm bảo phân phối chính xác đến trao
đổi thích hợp ở dạng không bị gián đoạn và theo trình tự mà chúng đã được gửi,
ngay cả trong các điều kiện hỏng hóc trong mạng.

b. Điều khiển kết nối tín hiệu (SCCP)

SCCP(The Signalling Connection Control Part) có các chức năng của mạng cũng
như các lớp truyền tải của ngăn xếp giao thức CCS7. Cùng với MTP, nó cung cấp
các khả năng thực sự của lớp truyền tải OSI. Không giống như MTP chỉ cung cấp
dịch vụ datagram, SCCP cũng cung cấp dịch vụ định hướng kết nối và dịch vụ
không kết nối.

Ngoài việc định tuyến các bản tin liên quan đến giao dịch được gửi bởi Phần Ứng
dụng Khả năng Giao dịch (TCAP), SCCP cũng phân đoạn và sắp xếp các bản tin
TCAP lớn để phù hợp với kích thước gói MTP. Tại nút ở xa, SCCP ngang hàng có
trách nhiệm tập hợp lại thông điệp đã phân đoạn.

c. Ứng dụng khả năng giao dịch (TCAP)

TCAP là một phần ứng dụng trong CCS7 ngăn xếp và chịu trách nhiệm thiết lập
đối thoại với cơ sở dữ liệu từ xa. Nó mang dữ liệu của các lớp cao hơn như INAP
và MAP và gọi các hoạt động từ xa. Một hoạt động ở đầu từ xa yêu cầu một loạt
các truy vấn và phản hồi như một phần của cuộc đối thoại TCAP.

Lớp TCAP là một lớp phức hợp theo nghĩa nó bao gồm hai lớp con, đó là Lớp con
giao dịch (TSL) và Lớp Con thành phần (CSL).

Khi CCS7 được chỉ định như một hệ thống báo hiệu, mức 4 chỉ định một số chức
năng điều khiển cuộc gọi. Thật vậy, chế độ liên quan đến mạch của CCS7 được kết
hợp chặt chẽ với việc kiểm soát việc thiết lập và giải phóng vật lý mạch mà điều
cần thiết là một số khía cạnh của điều khiển cuộc gọi được xác định trong đặc tả
phần người dùng để tối ưu hóa các thủ tục được thông qua.

Các phần tử mạng báo hiệu

Mạng SS7 được xây dựng với ba yếu tố thiết yếu và được kết nối bằng một liên
kết báo hiệu.

d. Điểm chuyển tín hiệu (STP)

STP là chuyển mạch gói của mạng SS7. Chúng nhận và định tuyến các bản tin báo
hiệu đến đích mong muốn (Mã điểm đích (DPC)) trong trường hợp này MTP chỉ
được sử dụng. STP được sử dụng vì lý do này. Thông thường các STP được triển
khai vào mạng như một cặp vì lý do dự phòng. Có hai loại phương pháp mà STP
có thể được sử dụng trong GSM.

e. Điểm báo hiệu (SP)

SP là thiết bị chuyển mạch điện thoại (văn phòng cuối hoặc song song) được trang
bị phần mềm SS7 và kết thúc các liên kết báo hiệu. Chúng thường được khởi tạo,
kết thúc hoặc chuyển đổi cuộc gọi.

SP cũng có hai tập con tùy thuộc vào việc SP đang gửi hay nhận tin nhắn.

Trong trường hợp SP đang gửi tin nhắn, nó sẽ trở thành Mã điểm gốc (OPC). Nếu
không, SP trở thành Mã điểm đến (DPC).

f. Liên kết báo hiệu (SL)


Về cơ bản SCP là cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin cần thiết để có thêm khả năng
xử lý cuộc gọi trước.

g. Bộ liên kết báo hiệu (SLS)

Một số liên kết báo hiệu buộc các điểm báo hiệu giống nhau (SP) hay nói cách
khác là MSC A với MSC B được gọi là bộ liên kết báo hiệu (SLS). Tất cả các liên
kết được thiết lập phải được kết nối với cùng một nút liền kề.

Bài 4: TỔNG ĐÀI KỸ THUẬT SỐ


SPC
Tổng quan về tổng đài SPC

 Tổng đài điện tử SPC (Store Program Controller ) là tổng đài được điều
khiển theo chương trình ghi sẵn trong bộ nhớ chương trình điều khiển lưu
trữ. Phần dữ liệu của tổng đài - như số liệu thuê bao, bảng phiên dịch, xử lý
địa chỉ thuê bao, thông tin định tuyến, tính cước - được ghi sẵn trong bộ nhớ
số liệu. Nguyên lý chuyển mạch như trên gọi là chuyển mạch được điều
khiển theo chương trình ghi sẵn SPC.

 Tổng đài SPC vận hành rất linh hoạt, dễ bổ sung và sửa chữa. Do đó các
chương trình và số liệu được ghi trong bộ nhớ có thể thay đổi theo yêu cầu
của người quản lí mạng. Với tính năng như vậy, tổng đài SPC dễ dàng điều
hành hoạt động nhanh thoả mãn theo nhu cầu của thuê bao, cung cấp cho
thuê bao nhiều dịch vụ.
 Tổng đài điện thoại đầu tiên được thiết lập vào năm 1876 sau khi Alexandre
Graham Bell phát minh ra điện thoại.

 Thế hệ tổng đài được sử dụng đầu tiên trong mạng điện là tổng đài nhân
công về được chia làm hai loại: loại điện từ và hệ dùng ắc quy chung.

Nhiệm vụ chung của tổng đài.

 Nhiệm vụ báo hiệu: Trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài, bao gồm các
mạng đường dây thuê bao và mạng các đường dây trung kế đấu với các tổng
đài khác.

 Xử lý thông tin báo hiệu và điều khiển thao tác chuyển mạch: Có nhiệm vụ
nhận thông tin báo hiệu từ mạng đường dây thuê bao và các đường trung kế
để xử lý, phát ra các thông tin điều khiển để điều khiển thiết bị chuyển mạch
và các thiết bị phụ trợ khác để tạo tuyến kết nối, cấp các đường báo hiệu đến
thuê bao.

 Tính cước : Chức năng này tính cước cho phù hợp với từng loại cuộc gọi, cự
ly... sau khi cuộc gọi kết thúc.

 Các dịch vụ dành cho thuê bao:

 Quay số tắt: các số thuê bao được gọi bằng 2 hoặc 3 số đặc biệt

 Ấn định cuộc gọi một cách tự động: một cuộc gọi có thể được thiết
lập giữa 2 thuê bao vào một thời gian định trước

 Hẹn chế cuộc gọi.

 Gọi vắng mặt: bản tin được kích hoạt khi thuê bao bị gọi vắng mặt.
 Chuyện thoại: một cuộc gọi đến sẽ được chuyển tới một máy điện
thoại khác.

 Tự động chuyển tới một số mới: dùng khi thay đổi số điện thoại.

 Chọn lựa số đại diện.

 Nối số đại diện phụ: một cuộc gọi tự động chuyển tới số tiếp theo khi
không có trả lời của số đại diện đã quay.
Báo có cuộc gọi đến khi đang bận.

 Gọi hội nghị: ba hay nhiều máy có thể tham gia gọi cùng một lúc.
Giữ máy: thuê bao có thể gọi tới bên thứ 3 sau khi giữ máy với người
đang gọi.

 Đặt gọi tất cả: gọi tới tất cả hay một số máy điện thoại trong tổng đài
cùng một lúc để thông báo.

 Tính cước tức thì.


Tính cước chi tiết.

 Báo thức: tín hiệu báo thức vào giờ định trước.
Dịch vụ bắt giữ cuộc gọi: có thể tìm ra số máy chủ gọi

Sơ đồ khối của tổng đài.

 Khối giao tiếp thuê bao

Giao tiếp thuê bao tương tự có các chức năng sau:

 Chức năng cung cấp nguồn (B).

 Chức năng chống quá áp (O).


 Chức năng rung chuông (R).

 Chức năng báo hiệu giám sát (S).

Chức năng giám sát (C).

 Chức năng chuyển đổi (H).

 Chức năng kiểm tra (T).

 Bộ điều khiển trung tâm xử lí những công việc sau:

 Nhận xung hay mã chọn số.

 Chuyển các tín hiệu địa chỉ đi ở các trường hợp chuyển tiếp gọi.

 Trao đổi các loại báo hiệu cho thuê bao hay tổng đài khác.

 Phim nhiệt và tạo tiện qua đường tĩnh mạch.

 Trường chuyển mạch:

Được chia làm 2 loại:

 Chuyển mạch không gian (S): phương thức này với một cuộc gọi, một tuyến
vật lý được hình thành giữa đầu vào và đầu ra của trường chuyển mạch. Các
tuyến nói cho các cuộc gọi là độc lập nhau.

 Chuyển mạch thời gian tê: phương thức chuyển mặt này thì một tuyến được
sử dụng chung cho một số cuộc gọi trên cơ sở phân chia thời gian sử dụng
mỗi cuộc gọi được sử dụng tuyến này trong khoảng thời gian xác định theo
chu kỳ và tốc độ lặp thích hợp.
* Tùy theo từng tổng đài mà trường chuyển mạch có dạng cấu trúc: T-T, S-T-S, T-
S-T

 Bộ giao tiếp trung kế:

- Chức năng của bộ này tương tự với giao tiếp thuê bao tương tự.

 Nhiệm vụ chính là biến đổi thành dạng thích hợp để chuyển ra chung kế,
Bắc và trên các bit báo hiệu đường dây phục vụ cho từng cân thoại, đồng bộ
giữa các hoạt động của tổng đài và hoạt động của mạng viễn thông

 Quá trình phát triển công nghệ:

 Gắn liền với quá trình phát triển vi mạch (IC)

 Phụ thuộc vào các loại phần tử chuyển mạch hiện nay các tổng đài điện thoại
được chủ yếu chế tạo định hướng vào phương thức chuyển mặt số và hướng
tới các hệ thống chuyển mạch có thể ứng dụng cho mạng và các dịch vụ
ISDN.

Ưu điểm của tổng đài SPC


Về điều hành

- Việc phát triển dung lượng trong từng giai đoạn được thực hiện dễ dàng và tinh
tế. Các tổng đài điện tử được thiết kế theo công thức giá máy- ngăn máy- phiến
mạch in. Giá máy và ngăn máy được liên kết chặt chẽ với nhau.

=≫Quy trình thi công nhanh chóng tiện lợi

- Tính linh hoạt cao. Dễ dàng phối hợp với các hệ thống thông báo của các tổng đài
khác. Có thể thực hiện nhiều phương án tính cước khác nhau (tính theo thời
gian,ban ngày ban đêm..) một cách dễ dàng thông qua hệ thống trao đổi giữa người
và máy thông qua việc thay đổi số liệu và phương thức làm việc của tổng đài.

- Khả năng phiên dịch hồ sơ thuê bao, lưu trữ số,… ở các tổng đài điện tử thực tế
bị hạn chế nhưng ở SPC không bị hạn chế.

- Có lợi trong nhiều công việc như khống chế tải tự động, ghi chép và phân tích số
liệu tự động, giám sát và bảo dưỡng tập trung.

- Tốc độ chọn số ở phạm vi rộng.

- Xử lý nhóm cho các đường dây tới các tổng đài PBX, ABX dễ dàng tương thích
với các kỹ thuật mới trong lĩnh vực chuyển mạch số và tín hiệu. Tốc độ chuyển
mạch cao hơn so với các hệ thống khác, có tính kinh tế cao.

- Các công việc thử độ cách điện, điện duy,… được tự động tiến hành hoàn toàn
vào ban đêm và kết quả được xuất ra trực tiếp qua các thiết bị ngoại vi.

Về công tác bảo dưỡng

- Với công tác xử lý lỗi: các tổng đài SPC đều đưa vào một chương trình phán
đoán lỗi, có nhiệm vụ khoanh vùng và chỉ ra bộ phận hỏng hóc và các phiến mạch
in có sự cố. Căn cứ vào bản tin cảnh báo đưa ra ta có thể phân tích và xử lý điều
chỉnh lỗi.

- Công việc thống kê: các số liệu và hệ thống được chương trình thống kê thực
hiện. Các số liệu thống kê có thể là trạng thái làm việc của các thiết bị, mức độ tải
và thời gian sử dụng các bộ xử lý, lưu lượng tải và mức độ chiếm dụng các đường
trung kế. Trên cơ sở các số liệu thống kê đưa ra biện pháp tổ chức và điều hành hệ
thống tối ưu tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành mạng an toàn.
- Hạn chế liên lạc ra: trong trường hợp quá tải hay sự cố ở một tuyến nào đó, hệ
điều hành của tổng đài có thể xử lý theo hai cách:

+ Hạn chế một tỷ lệ % xác định các cuộc gọi ra tuyến này theo phương thức
hoạt động hoặc phân công.

+ Hạn chế một số loại ưu tiên ở mức ưu tiên thấp

- Chống quá tải: khi xảy ra quá tải ở bộ xử lý trung tâm trong một tổng đài điện tử
có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm. Để ngăn chặn điều này, mức độ chiếm dụng của
các bộ xử lý trung tâm được đo thử tự động và định kỳ, khi đó vượt qua tỷ lệ % xác
định thì thông tin cảnh báo sẽ được đưa thông báo trên màn hình máy in.

Tính năng ưu việt của tổng đài SPC và tổng đài khác

Tổng đài điều khiển logic cứng Tổng đài số SPC

Phân tích định tuyến và biên dịch thực Phân tích, định tuyến và biên dịch thực
hiện bằng logic cứng nên rất khó khăn, hiện bằng phần mềm rất linh hoạt dễ
tốc độ chậm dàng và tiện ích

Bất kì sự thay đổi nào về tính năng yêu Thay đổi bằng lệnh giao tiếp người và
cầu phụ thêm và thay đổi HW do vậy máy (MMC), thậm chí một vài tính năng
độ mềm dẻo linh hoạt kém rất khó, do chính thuê bao thực hiện do vậy hệ
thâm chớ không thể thực hiện được. thống mềm dẻo, linh hoạt.

Kiểm tra đo thử nhận bằng công rất tốn Kiểm tra đo thử thực hiện bằng SW, tự
kém thời gian, nhân lực và kết quả đo động theo lịch trình hay lệnh MMC. Kết
không được xử lý logic. quả đo được phân tích, xử lý logic nếu
cần có thể in thành văn bản.

Các tính năng dịch vụ cho khách hàng Các tính năng dịch vụ cho khách hàng
rất hạn chế, khó thay đổi. rất phong phú dễ thay đổi.

Cần cố gắng lớn trong công tác bảo Bảo dưỡng dễ dàng, tiện ích nhờ SW và
dưỡng và phòng ngừa công nghệ mạch in, bảo dưỡng phòng
ngừa tối thiểu nhờ chất lượng

Khó phát triển dung lượng và thời gian Dễ phát triển dung lượng và thời gian
xây lắp lâu xây lắp nhanh.

Sơ đồ khối tổng quát của tổng đài SPC

- Sử dụng bộ xử lý giống như máy tính để điều khiển lá chắn động. Tất cả các chức
năng điều khiển của nó được đặc trưng bởi một loạt các lệnh được ghi lại trước
trong bộ nhớ.
- Các số thuộc tổng đài như dữ liệu thuê bao, bảng địa chỉ, thông tin về tạo tuyến,
thanh toán, thống kê... cũng được ghi lại trước trong bộ nhớ kỹ thuật số
- Các chương trình được ghi lại trước bộ nhớ có thể thay đổi khi cần thay đổi
nguyên tắc điều khiển hoặc tính năng hệ thống.

- Khi sử dụng bộ xử lý thì ngoài việc điều khiển chuyển mạch nó còn có thể kiêm
thêm vài chức năng khác.
-Công việc điều hành bảo dưỡng trở nên dễ dàng nhờ trung tâm điều hành và bảo
dưỡng trang bị các thiết bị trao đổi người máy.
-Công việc kiểm tra đo thử được tiến hành thường xuyên và có chu kỳ nâng cao sự
an toàn và độ tin cậy của tổng đài.

Sơ đồ khối

Chức năng:

Điều khiển trung tâm:

Bao gồm bộ xử lý trung tâm và các bộ nhớ của nó.


 Xử lý cuộc gọi : Quét trạng thái thuê bao, trung kế; nhận xung quay số và
giải mã xung quay số; tìm đường rỗi; truyền báo hiệu kết nối/ giải toả cuộc
gọi; tính cước....

 Cảnh báo: Tự thử, phát hiện lỗi phần cứng; cảnh báo hư hỏng;...

 Quản lý: Thống kê lưu lượng; theo dõi cập nhật số liệu; theo dõi đồng bộ...

Trường chuyển mạch :


-Thiết lập tuyến nối giữa hai hay nhiều thuê bao cùng tổng đài hay giữa các tổng
đài với nhau.
-Chức năng truyền dẫn: Truyền dẫn tín hiệu tiếng
nói và các tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao và giữa các tổng đài với yêu cầu độ
chính xác và tin cậy cao.

* Giao tiếp thuê bao :


-Gồm mạch điện đường dây và bộ tâp ̣ trung.
-Mạch điện đường dây thực hiện các chức năng 7 chức
năng BORSCHT (Nạp pin, Bảo vệ quá áp, Đổ chuông, Giám sát, Mã hóa,
Transfomer lai, Thử nghiệm).
-Khối tập trung thuê bao làm nhiệm vụ tập trung thành một nhóm thuê bao trước
khi vào trường chuyển mạch.

Giao tiếp trung kế :


Đảm nhận các chức năng GAZPACHO. Nó không làm chức năng tập trung tải
như giao tiếp thuê bao nhưng vẫn có mạch điêṇ tập trung để trao đổi khe thời gian,
cân bằng tải, trộn báo hiệu và tín hiệu mẫu để thử.
Báo hiệu :

-Cung cấp những thông tin cần thiết cho tổng đài nhận biết về tình trạng thuê bao,
trung kế, thiết bị...
-Trong tổng đài phải có chức năng nhận, xử lý, phát thông tin báo hiệu đến nơi
thích hợp.

Điều hành, khai thác và bảo dưỡng :


- Để sử dụng tổng đài một cách có hiệu quả, có khả năng phát triển các dịch vụ
mới, phối hợp sử dụng các phương thức dễ dàng trong tổng đài.
- Giám sát kiểm tra các phần cứng và ngoại vi, đưa ra những thông báo cần thiết
cho cán bộ điều hành.
- Khả năng khai thác mạng, thay đổi nghiệp vụ, quản ly số liệu cước...

Giám sát trạng thái đường dây :

Phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm các biến cố mang tính báo hiệu. Nó
quản lý đường dây theo phương pháp quét lần lượt. Sau một khoảng thời gian nhất
định, cổng trạng thái đường dây được đọc một lần.

Điều khiển đấu nối :

Thiết lập và giải phóng các cuộc gọi dưới sự điều khiển của bộ điều khiển trung
tâm.

Phân tích một cuộc gọi trong tổng đài SPC


Tín hiệu nhấc máy

1. Khi thuê bao muốn thực hiện 1 cuộc gọi thì thuê bao đó phải nhấc máy

2. Thủ tục cần thiết này phát ra tín hiệu nhấc máy còn gọi là tín hiệu truy cập
đường truyền

3. Thông báo với tổng đài để chuẩn bị điều khiển cuộc gọi

4. Việc nhấc ống nghe làm giải phóng 1 tiếp điểm tạo thành 1 mạch vòng giữa tổng
đài và điện thoại.

5. Khi ống nghe được đặt xuống ở trạng thái rảnh rỗi, tiếp điểm bị ấn xuống tín
hiệu truy cập gửi đến tổng đài không còn nữa, mạch vòng bị cắt và cuộc gọi không
thực thi
Nhận dạng thuê bao gọi

Cuộc gọi được phát hiện tại đơn vị đầu cuối đường dây thuê bao (SLTU Subscriber
Line Terminal Unit) thực hiện gọi trong tổng đài, được quy định chỉ số thiết bị (EN
– Equipment number).

EN cần được dịch sang số thư mục của thuê bao (DN – Directory number) cần phải
dùng các bảng dịch.

Trong tổng đài SPC, chúng được giữ trong các bộ nhớ máy tính.

Hệ thống điều khiển cần nhận dạng thuê bao:

 Thuê bao cần phải trả cước cho cuộc gọi

 Cần phải tiến hành kiểm tra xem thuê bao có được phép gọi đường dài hay
không

Sự phân phối bộ nhớ và các thiết bị dùng chung:

Khi tổng đài nhận 1 tín hiệu truy cập (off-hook signal), hệ thống điều khiển phải
phân phối thiết bị dùng chung cho cuộc gọi và cung cấp đường dẫn cho nó, bắt đầu
từ đường dây gọi, hình thành nên 1 nhóm các thiết bị chiếm dụng lâu

Thiết bị này cần thiết trong suốt cuộc gọi và loại thiết bị sử dụng ngắn hạn chỉ cần
trong giai đoạn thiết lập cuộc gọi

Trong các tổng đài SPC nó là bản ghi của cuộc gọi, là vùng nhớ bị x: chiếm giữ
trong suốt quá trình cuộc gọi. Loại thứ 2 bao gồm bộ thu và lưu trữ các chữ số cấu
thành địa chỉ thuê bao được gọi. Trong tổng đài SPC thì các chữ số này được lưu
giữ trong bộ nhớ.
Các chữ số địa chỉ

Nếu thuê bao thực hiện quay số theo kiểu DP, bộ quét đường dây thuê bao sẽ quét
và xác định các con số bị gọi để gửi về bộ xử lý trung tâm.

Hoạt động báo hiệu la khía cạnh hết sức quan trọng trong hệ thống điện thoại.

Sau khi nhận được âm hiệu mời quay số, thuê bao nhập vào các chữ số địa chỉ
bằng cách quay số.

Các chữ số được gửi dưới dạng các tín hiệu đến tổng đài và được lưu trữ vào một
vùng nhớ trong bộ nhớ.

Phân tích số

Hệ thống điều khiển phải phân tích các chữ số để xác định tuyến đi ra từ tổng đài
cho cuộc gọi.

Nếu cuộc gọi hướng đến thuê bao thuộc tổng đài nội bộ thì sẽ được định tuyến đến
đường dây thuê bao được gọi.

Nếu đường dây đang làm việc với cuộc đàm thoại khác thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu
báo bận đến thuê bao gọi.

Nếu tất cả các mạch đều bận, tín hiệu bận cũng được gửi đến thuê bao gọi. Nếu có
1 mạch thích hợp đang rảnh, nó sẽ bắt lấy và không thể sử dụng cho bất kỳ cuộc
gọi nào khác.

Chuyển mạch tạo kênh

Hệ thống điều khiển tổng đài đã xác định được thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi.
Nhiệm vụ tiếp theo là chọn 1 đường kết nối giữa 2 thuê bao qua trường chuyển
mạch của tổng đài. Trong hệ thống điều khiển của tổng đài có các thuật toán chọn
đường thích hợp.

Mỗi điểm chuyển mạch trong đường kết nối đã được chọn, cần được kiểm tra để
đảm bảo rằng nó chưa bị chiếm dùng và sau đó chiếm dùng, khóa đường.

Tổng đài SPC thực hiện hỏi và lập cờ điều kiện trong bảng số liệu trạng thái chứa
trong phần mềm điều khiển. Tuyến đường chuyển mạch được điều khiển bởi xử lý
cuộc gọi trong phân hệ xử lý.

Cấp chuông và hồi âm chuông:

- Đối với các cuộc gọi nội đài, sau khi thực hiện các nhiệm vụ trong bước 6, tổng
đài sẽ phát tín hiệu chuông cho thuê bao bị gọi đồng thời gửi tín hiệu hồi âm
chuông cho thuê bao chủ gọi.

Thông báo cho thuê bao biết cuộc gọi đã được xử lý thành công và các thuê bao có
thể tiến hành cuộc nói chuyện điện thoại

- Tín hiệu chuông được cấp phát qua các rơ le chuông của mạch đường dây thuê
bao.

- Hồi âm chuông được cấp từ bộ tạo Tone qua tuyến thoại hướng về của thuê bao
chủ gọi.

Thuê bao bị gọi nhấc máy trả lời:

- Khi thuê bao nhấc máy tổng đài sẽ thu được tín hiệu trả lời của thuê bao bị gọi.
Kênh nối đã được lựa chọn giữa 2 thuê bao hình thành và các thuê bao bắt đầu nói
chuyện qua tổng đài. Lúc này dòng chuông và tín hiệu hồi âm chuông phải bị cắt
khỏi kênh kết nối giữa 2 thuê bao, việc tính cước được kích hoạt.

Giám sát cuộc nối:

- Trong khi cuộc nối diễn tiến, chức năng giám sát được thực hiện nhằm xác định
được tính cước và phát hiện tín hiệu “ Giải phóng cuộc nối” khi cuộc gọi kết thúc.

Giải phóng cuộc nối:

- Kết thúc cuộc nối các thuê bao đặt máy, tổng đài nhận được tín hiệu giải phóng.
Thiết bị điều khiển sẽ giải phóng tất cả các thiết bị và bộ nhớ đã tham gia phục vụ
cho cuộc gọi hiện hành, sau cùng đưa các thành phần kể trên về trạng thái khả
dụng cho cuộc gọi tiếp theo.

Tiến trình xử lý cuộc gọi liên đài dùng báo hiệu số 7:

1. Thuê bao chủ gọi (TBCG): nhấc máy

2. Tổng đài chủ gọi (TĐCG): gửi âm mời quay số cho thuê bao chủ gọi.

3. TBCG: quay số.

4. TĐCG: thu số, phân tích và định tuyến để chuyển cuộc gọi đến đích. Bản tin
SS7 được chuyển đến tổng đài đích.

5. Tổng đài bị gọi (TĐBG): thu bản tin SS7, xác định trạng thái của thuê bao bị gọi
(TBBG) (bận hay rỗi) và cấp tín hiệu chuông nếu TBBG rỗi. Đồng thời cũng gửi
bản tin SS7 thông báo cho TĐCG trạng thái của TBBG.

6. TBBG: nhấc máy.

7. TĐBG: thiết lập kết nối, TĐCG bắt đầu tính cước
8. TBCG và TBBG: đàm thoại

9. TBCG hoặc TBBG đặt máy: cuộc gọi kết thúc.

10. TĐCG và TĐBG: ngừng tính cước, bản tin kết thúc cuộc gọi được trao đổi.

BÀI 5. ĐẦU CUỐI TẠI TỔNG ĐÀI SỐ

I. Giới thiệu chung


Chức năng cơ bản của một tổng đài là chuyển mạch các cuộc gọi. Đối tượng phục
vụ của các tổng đài là các thiết bị đầu cuối, chúng phải liên kết với các thiết bị để
hoàn thành chức năng của tổng đài

Các tổng đài nội hạt cung cấp 4 loại kết cuối: tổng đài chuyển tiếp (tổng đài cửa
quốc tế, tổng đài đường dài) chỉ có kết cuối đường trung kế tương tự, kết cuối
đường truyền dẫn số

Thiết bị đầu cuối trong hệ thống tổng đài IP là những thiết bị được người cuối sử
dụng. Cụ thế thiết bị đầu cuối có thể là : Điện thoại IP, Điện thoại wifi, điện thoại
tiếp tân, Phần mềm softphone trên PC, Phần mềm soft phone đên smartphone

II. Thiết bị đầu cuối là gì?


Là thiết bị truyền thông ở 2 đầu dây giúp liên kết các mối giao thông

Thiết bị dùng để thu và phát số liệu.


Các tổng đài điện thoại và điện tín (switchboards - trung tâm chuyển mạch) cùng
những linh kiện trung tâm khác.

Thiết bị cuối xử lý số liệu (Data terminal equipment) là một thiết bị ở cuối đường
dây. Thiết bị cuối có chức năng chuyển đổi tin tức của người dùng sang tín hiệu
hoặc chuyển đổi tín hiệu sang tin tức cho người dùng.

Nói một cách dễ hiểu thì, thiết bị đầu cuối là những thiết bị như: điện thoại cố định,
điện thoại di động, máy tính, máy fax, USB, các thiết bị Bluetooth, máy bán hàng,
… có nhiệm vụ giải mã những tín hiệu và mã do tổng đài hoặc trung tâm chuyển
mạch chuyển đến. Một hệ thống có bao nhiêu thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối
các thiết bị đó ra sao sẽ phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu sử dụng của doanh
nghiệp.

III. Vai trò của thiết bị đầu cuối


Chức năng của thiết bị đầu cuối bao gồm:

Thiết bị đầu cuối kết nối vào hệ thống giúp người dùng nhận cuộc gọi và chuyển
cuộc gọi. Đó sẽ là thiết bị liên lạc của nội bộ nhóm hay phòng ban hoặc từ phòng
này sang phòng khác.

Các thiết bị đầu cuối hỗ trợ một loạt các tính năng mà trước đây, các tổng đài
truyền thống chưa làm được như: hiển thị số điện thoại, chuyển máy, tìm kiếm
danh bạ, gọi video call, gọi 1 lúc được nhiều máy,...

Thiết bị đầu cuối có chức năng thu và nhận các tín hiệu, chuyển hóa thành tin tức
và ngược lại.

Có tác dụng đảm bảo tính bảo mật của hệ thống


Thiết bị đầu cuối có tính xác nhận đặc điểm nhận dạng khách hàng, thiết bị hoặc
phần tử mạng.

Ngoài ra, thiết bị đầu cuối còn có chức năng xác định hoặc ghi lại các thông tin và
tài nguyên.

Mạng truy nhập cho phép thiết bị đầu cuối truy nhập vào mạng thông qua cơ sở hạ
tầng sẵn có: Internet, mạng LAN, mạng WAN. Do đó, nó giúp làm giảm chi phí so
với việc sử dụng các hệ thống truyền thống ngày xưa

IV. Tổng quan về kết cuối các đường thuê bao


truyền thống
Là đường dây thuê bao nối thiết bị đầu cuối của người sử dụng với tổng đài

Thiết bị đầu cuối là kết cuối của đường dây thuê bao phía người sử dụng, còn mạch
điện trong tổng đài mà đường dây thuê bao kết nối đến là kết cuối của đường dây
thuê bao phía tổng đài

Như vậy mỗi đường dây thuê bao (đôi dây) được nối tới tổng đài tương ứng với
một mạch điện đường dây thuê bao (mạch điện giao tiếp đường dây thuê bao)

Do thiết bị đầu cuối sử dụng dây dẫn là chủ yếu nên tồn tại 1 số hạn chế như sau:

Phải có khả năng truyền nhiều loại tín hiệu khác nhau cho nhiều chức năng (cấp
nguồn thiết bị đầu cuối, cấp nguồn xoay chiều, truyền các tín hiệu âm tần,…)

Chiều dài đường dây lớn gây tốn kém và giảm chất lượng dịch vụ
Sự đa dạng của các thiết bị đầu cuối và các thuê bao khác nhau

Sự phức tạp của mạng (do không phải nhà mạng nào cũng cập nhập hệ thống
thường xuyên nên xảy ra tình trạng chênh lệch cũ-mới)

V. Kết cuối các đường thuê bao tương tự


(Analog line)
Mạch kết cuối đường dây thuê bao tương tựcòn gọi là mạch giao tiếp đường dây
thuê bao (SLIC – Subscribers Line Interface Circuit) hoặc (SLTU – Subscriber
Line Terminating Unit)

Nó thực hiện 7 chức năng bao gồm:

- Cấp nguồn

- Chống quá áp

- Mã hóa

- Giãi mã

- Ghép biến áp sai động

- Kiểm tra đo thử

- Chuông và giám sát

1.Chức năng cấp nguồn cho thiết bị đầu cuối


Nguồn điện 1 chiều từ tổng đài qua mạch cấp nguồn trong SLIC được đưa qua
đường dây thuê bao đến thiết bị như: tai nghe, các bộ khuếch đại,…

Dòng điện khoảng 20 – 100mA

Trở kháng trong khoảng từ vài trăm W đến 1800 W

Điện áp: 50VDC hoặc 24VDC

Ngoài ra các đường dây của thuê bao còn được cấp nguồn độc lập để tránh tình
trạng ngắn mạch do trở kháng thấp

2.Chức năng chống quá áp

Nguyên nhân chính gâp nên quá áp là do năng lượng sét và điện rò rỉ công nghiệp
vào đường dây

Để bảo vệ thiết bị và tính mạng người sử dụng cần áp dụng phương pháp chống sét
bao gồm đèn chống sét (ngưỡng 250V) và cầu chì tác động nhanh

3.Chức năng chuông

Đây là 1 trong các tín hiệu báo hiệu đường dây thuê bao được phát tới đường dây
thuê bao bị gọi trong khaongr thời gian ngắn và lặp lại để rung chuông trong máy
điện thoại chuẩn

Tín hiệu chuông dùng điện áp xoay chiều 70 – 100V/16 – 50Hz, dòng đến 200mA,
phát theo nhịp thường là 1s phát 4s nghỉ

Khi thuê bao bj gọi nhấc máy trong khoảng 1s phát hay 4s nghỉ thì phải dừng ngay
việc phát tín hiệu chuông
4.Chức năng giám sát quản lý

Các tổng đài giám sát quản lý mỗi mạch thuê bao liên tục

Đối với các thuê bao analog thì việc quản lý phải được thực hiện bằng việc giám
sát trạng thái mạch vòng của đường dây: kín hay hở, có hay không có dòng điện
của mạch vòng

5.Chức năng kiểm thử

Kiểm tra chức năng và đo thử các tham số như kiểm tra mạch phát chuông cho
thuê bao, phản ứng của các thiết bị tổng đài với các thay đổi trạng thái đường dây,
trở kháng, dòng, áp….

Quá trình kiểm tra, đo thử được tiến hành tại các thời điểm ít người sử dụng và
được tiến hành tự động

6.Chức năng ghép sai động biến áp

Đa số các thuê bao là thuê bao 2 dây, nghĩa là thiết bị đầu cuối nối với tổng đài
bằng 2 dây và tín hiệu được truyền trên chúng theo cả 2 hướng

7.Chức năng mã hóa và giải mã

Chức năng này tạo nên một nên tảng tổng đài chuyển mạch số. Các tin tức từ thiết
bị đầu cuối người sử dụng phải được số hóa trước khi đưa vào chuyển mạchvà như
thế mới tạo khả năng chuyển mạch các tin tức đó bằng chuyển mạch số

Các tín hiệu số sau chuyển mạch và truyền dẫn phải được giãi mã trở lại trước khi
đưa đến thiết bị đầu cuối cho người sử dụng
VI. Đầu cuối thuê bao số.
Các thuê bao số được thực hiện dưới dạng truy cập cơ bản (BRI) cảu mạng số liệu
liên kết đa dich vụ ISDN

Nó cung cấp 2 kênh 64Kbps độc lập cho tải hữu ích và một kênh số liệu hiệu kênh
chung 16Kbps

Thiết bị đầu cuối thuê bao số đóng vai trò là một đơn vị đầu cuối mạng NTU
(Network Terminal Unit) thực hiện các chức năng phối hợp truyền dẫn và ghép
tách kênh cùng với các khối chức năng tương thích đầu cuối TA (Terminal
Adaptor) để biến đổi tin tức thành tín hiệu số và ngược lại hoặc tương thích với
đầu cuối số liệu

Giữa thiết bị đầu cuối số với tổng đài là đường 2B + D, nó được nối vào mạch giao
tiếp thuê bao số tương ứng (D-SLTU)

Khối truyền dẫn và ghép kênh số thực hiện các chức năng phối hợp truyền dẫn và
ghép tách kênh đối với 2 kênh tin tức B 64Kbps và kênh báo hiệu D 16Kbps

VII. Đầu cuối trung kế tương tự


Về cơ bản kết cuối trung kế analog tại tổng đài chuyển mạch số cũng gần giống với
kết cuối thuê bao tương tự

Các chức năng T kiểm thử, O bảo vệ, H sai động, mã hóa và giãi mã C là những
chức năng giống nhau ở cả 2 loại kết cuối này. Tuy nhiên 1 vài chức năng khác
biệt thể hiện chủ yếu ở báo hiệu
Kết cuối tương tự không thực hiện chức năng cung cấp nguồn đường dây mà phải
thực hiện việc phân cách 1 chiều, nghĩa là không cho thành phần 1 chiều từ trung
kế truyền vào các thiết bị bên trong tổng đài

Thành phần một chiều chỉ được sử dụng cho việc phát hiện mạch vòng trong báo
hiệu kiểu Loop Disconnection. Báo hiệu này được biến đổi trong kết cuối trung kế
tương tự tương ứng báo hiệu trong khe TS16

Báo hiệu trung kế tương tự có thể chia ra thành báo hiệu đường (hay còn gọi là báo
hiệu giám sát) và báo hiệu lựa chọn (hay còn gọi là báo hiệu thanh ghi). Báo hiệu
giám sát dùng cho các tín hiệu dạng vòng LD (Loop Disconnection), báo hiệu
trong bang như 1 VF (single voice frequency) hay MFC (multi-frequency code)
hoặc DP (decade pulse)

Các trung kế analog thông thường là các trung kế đơn kênh, song công 2 dây hoặc
4 dây. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đó là truyền dẫn analog nhiều kênh FDM
hoặc TDM

Các kết cuối trung kế thường được chế tạo theo card 3AT và module 30AT

VIII. Đầu cuối các đường trung kế số DTI


(digital trunk interface)
Các đầu cuối truyền dẫn số được dung cho tất cả các trung kế số từ tổng đài ngoài
tới khối chuyển mạch nhóm và các tuyến PCM từ các nhóm kết cuối thuê bao

Ưu điểm:

- Linh hoạt trong phân phối các cổng chuyển mạch


- Cho phép hỗn hợp khác nhau giữa đường dây trong và ngoài

- Dễ dàng trong việc tổ chức tập trung các thuê bao, đơn vị tập trung thuê bao xa

Nhược điểm:

- Phải trình bày dưới dạng giao tiếp 2Mbps chuẩn giống truyền dẫn bên ngoài

Các chức năng của DTI là CAZPACHO:

- G: generation of frame: tạo khung

- A: alignment of frame: đồng chỉnh khung

- Z: zero string suppression: nến chuỗi bit 0 liên tiếp

- P: polar conversion: biến đổi cực tính của tín hiệu

- A: alarm processing: xử lý cảnh báo

- C: clock recovery: khôi phục tín hiệu đồng hồ

- H: hunt during reframe: tìm từ mã đa khung

- O: office signaling: báo hiệu liên đài

Mạch điện DTI gồm 2 hướng:

- Hướng phát nhận tín hiệu số PCM từ đầu ra của bộ phân kênh sơ cấp
PDeMUX, chèn thông tin báo hiệu, chuyển đổi thành mã đường truyền để đưa ra
đường truyền dẫn
- Hướng thu nhận tín hiệu đường truyền dẫn chuyển đổi thành tín hiệu số đơn
cực, đông chỉnh khung, tách báo hiệu rồi đưa đến bộ ghép kênh sơ cấp

Các khối chức năng theo hướng phát bao gồm:

- IS (signaling inserter) thực hiện việc chèn báo hiệu được đưa ra từ bộ phân phối
báo hiệu vào luồng tín hiệu PCM

- Khối nên chuỗi bit 0 liên tiếp Z

- Khối chuyển đổi dạng tín hiệu đơn cực thành lưỡng cực U/B (Upolar/Bipolar)
là các khối thực hiện chức năng chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu PCM thành dạng tín
hiệu đường truyền, khối TX (Transmitter) thực hiện chức năng phát các tín hiệu
lên đường truyền

Hướng thu bao gồm các khối:

- Khối thu RX (Receiver) thu tín hiệu từ đường truyền, phối hợp và tái tạo dạng
tín hiệu; Khối chuyển đổi dạng tín hiệu thu đơn cực thành lưỡng cực U/B
(Upolar/Bipolar)

- Khối RCL (Clock Recovery) tái tạo lại xung nhịp để cung cấp cho bộ ghi đệm
đòng chỉnh khung AF và cung cấp cho module đồng hồ để làm nhịp tham khảo

- Khối IF (Frame Identifier) nhận biết giới hạn khung để thực hiện chức năng
đồng chỉnh khung, tách báo hiệu và tách các kênh thông tin

- Khối AF (Frame Aligner) thực hiện chức năng ghi đẹm đồng chỉnh khung, tín
hiệu được thu về sẽ được ghi vào AF theo nhịp ngoài từ bộ RCL
- Khối Dr.S (Signaling dropper) thực hiện chức năng tách các thông tin báo hiệu
trung kế để chuyển tới bộ xử lý báo hiệu

IX. Giao tiếp V5.X

1.Khái niệm

Là giao diện giữa mạng truy nhập và tổng đài chủ dùng để hỗ trợ tổng đài (hay các
nút cung cấp dịch vụ)cung cấp các dịch vụ viễn thông băng hẹp và tăng bán kính
phục vụ của tổng đài

2.Đặc điểm

V5.x quy định các giao thức thược lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu và lớp mạng để
kết nối tổng đài và thuê bao thông qua mạng truy nhập

V5.x có cấu trúc mở của một giao diện nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
truy nhập vào mạng

Giao tiếp V5.x có khả năng được ứng dụng trong nhiều phương thức truy nhập
thuê bao (DLC, RLC, PON, ISAN)

Ưu điểm: giảm được chi phí sản xuất thiết bị vì số lượng card trong thiết bị sẽ ít
hơn nhiều so với khi sử dụng giao diện 2 dây

3.Phân loại

Phân thành 2 loại là: V5.1 và V5.2

Việc sử dụng các giao tiếp V5.1 và V5.2 sẽ được lựa chọn tùy theo nhu cầu thực tế
Đối với những vùng có nhu cầu lưu lượng thấp, dịch vụ chủ yếu là thoại, fax, và
truyền với số liệu tốc độ thấp thì sẽ sử dụng giao diện V5.1

Đối với những vùng đô thị, thành phố có nhu cầu lưu lượng lớn , dịch vụ tiên tiến,
và đòi hỏi chất lượng khắt khi hơn thì sử dụng V5.2

So sánh giữa V5.1 và V5.2:

- V5.1 hoạt động trên nguyên lý ghép kênh tĩnh

- V5.2 hoạt động trên nguyên lý ghép kênh động và tập trung lưu lượng

BÀI 6: ĐỒNG BỘ MẠNG KĨ THUẬT SỐ

I. Định thời trên mạng số

1.1. Một số khái niệm

Đồng bộ hóa là phương tiện giữ cho tất cả các thiết bị kỹ thuật số trong
mạng truyền thông hoạt động ở cùng một tốc độ trung bình. Đối với truyền dẫn kỹ
thuật số, thông tin được mã hóa thành các xung rời rạc. Khi các xung này được
truyền qua một mạng lưới các liên kết và nút giao tiếp kỹ thuật số, tất cả các thực
thể phải được đồng bộ hóa. Đồng bộ hóa phải tồn tại ở ba mức: bit, khe thời gian
và khung.

Đồng bộ hóa bit đề cập đến yêu cầu rằng các đầu truyền và nhận của kết nối
hoạt động ở cùng một tốc độ xung đồng bộ, để các bit không bị đọc sai. Máy thu
có thể lấy thời gian của nó từ dòng đến để đạt được đồng bộ hóa bit. Đồng bộ hóa
bit liên quan đến các vấn đề về thời gian như jitter đường truyền và mật độ. Những
vấn đề này được giải quyết bằng cách đặt các yêu cầu lên xung đồng bộ và hệ
thống truyền dẫn.

1.2 Các phương pháp định thời phân bố

Các bộ phận điện tử cấu thành các hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn số
liệu dựa vào các linh kiện logic kỹ thuật số nên cần đồng bộ (định thời) cho hoạt
động của chúng.

Bên trong một hệ thống chuyển mạch và một hệ thống truyền dẫn tín hiệu
định thời được cung cấp bởi xung đồng bộ nguồn trung tâm, xa xung đồng bộ bao
nhiêu. Tuy nhiên cự ly phân bố giữa xung đồng bộ nguồn và các bộ phận của hệ
thống là rất xa.

Ví dụ: Trong một tổng đài, sự phân bố này thường được dùng cáp và thường
được nhân lên để dự phòng, tỏa đi từ đồng hồ đến mỗi giá đỡ của thiết bị chuyển
mạch, sự phân bố trong các giá đỡ dùng một bus có thể truy xuất bởi các module
plugin.

Tuy nhiên, cự ly phân bố giữa đồng hồ nguồn và các bộ phận của hệ thống là
rất xa.

Trong các hệ thống truyền dẫn số, định thời cần được vận chuyển cùng với
các tín hiệu thông tin số. Điều này được thực hiện bằng cách dùng mã đường dây.
Tại đầu xa của liên kết truyền số liệu, định thời được tách từ tín hiệu đã bị méo
dạng và suy giảm bằng bộ tái sinh của đầu cuối và được dùng để tạo ra một bảng
sau giống hệt tín hiệu số không bị suy giảm hay méo dạng. Sau đó có thể được nạp
vào một bộ ghép kênh cao cấp, khung phân bố kỹ thuật số hay khối chuyển mạch
kỹ thuật số. Hay trong trường hợp các tuyến quá dài thì các tín hiệu tái sinh có thể
được truyền lại trên đường dây theo đường truyền dẫn.
1.3. Sắp xếp định thời trong các mạng số

Sắp xếp định thời cho một hệ thống đường dây số PCM có các giao tiếp
analog tại hai đầu là độc lập nhau giữa hai hướng. Sự truyền dẫn theo hướng phát
và thu có thể hoạt động với tốc độ riêng biệt cho dù cả hai sẽ có cùng gia trị danh
định.

Để thuận tiện vận hành, định thời có thể được lấy từ một đòng hồ trong bộ
ghép kênh sơ cấp và đầu xa ở vùng định thời tách được để điều khiển hướng thu.
Do đó, tần số của bộ ghép kênh, điều khiển cả hai hướng truyền nhờ mạch vòng ở
đầu xa.

a. Hệ thống PCM độc lập với định thời được vòng lại từ đầu xa

b. Hệ thống PCM phụ thuộc với định thời không xác định bởi một tổng đài số

c. Tổ chức định thời cho 3 tổng đài số liên kết với nhau

Một tổng đài chỉ có các giao tiếp thuộc mức analog với các mạch bên ngoài
có thể hoạt động với định thời độc lập. Theo lý thuyết, xung đồng bộ tổng đài có
thể có bất kì tần số nào nhắm đạt được chất lượng lấy mẫu PCM đầy đủ.

Khi các hệ thống đường dây số được kết nối qua một giao tiếp số đến tổng
đài kỹ thuật số thì thành phần sau cùng là tổng đài được giả sử là thành phần điều
khiển định thời.
Sắp xếp định thời trong tổng đài B: Đài B tiếp nhận truyền dẫn số với tốc độ
của tổng đài đầu xa fa hay fc, nhưng thực hiện chuyển mạch và truyền lên đường
dây tại tổng đài với tốc độ fb. Sự mất cân đối về tần số làm việc này được điều tiết
bởi một bộ đệm. Một bộ đệm như vậy có thể ở ngay trong đơn vị kết cuối đường
dây số liên kết với khối chuyển mạch số.

1.4. Khái niệm về hiện tượng trượt

Một số khái niệm

- Jitter (rung pha) là pha bị biến đổi ngẫu nhiên quanh vị trí chuẩn với tần số
cao và biên độ nhỏ

- Wander (trôi pha) là pha bị biến đổi theo một chiều kể từ vị trí chuẩn và
biến đổi mang tính dần dần và tích lũy

- Rung pha và trôi pha gây ra trượt đồng bộ, làm sai lệch định thời bit thông
tin, gây ra lỗi bit. Gọi là hiện tượng trượt (Slip).

Hiện tượng trượt xảy ra một cách định kỳ trong 1 hệ thống số ở đó có sự mất
cân đối giữa tần số trên đường dây đến và đi, tốc độ trượt phụ thuộc vào mức độ
mất cân đối giữa 2 tần số này.

Có 2 loại trượt: điều khiển được và không điều khiển được

- Loại điều khiển được là có thể đoán trước được và có thể kiểm soát được
nhằm hạn chế tối thiểu sự gián đoạn do hiện tượng này gây ra.

- Loại không điều khiển được là không thể đoán trước cả sự xảy ra định thời
và quy mô của nó.
Trong giao tiếp DS1 và E1, các bộ đệm được sử dụng để điều khiển trượt.
Dữ liệu được đưa vào bộ đệm của thiết bị nhận với tốc độ được xác định bởi tốc độ
xung đồng bộ của đầu cuối nguồn. Dữ liệu được đọc từ bộ đệm bằng cách sử dụng
xung đồng bộ của thiết bị nhận. Sử dụng nhiều bộ đệm có kích thước khác nhau.
Thông thường, bộ đệm sẽ giữ nhiều hơn một khung dữ liệu. Trong trường hợp này,
thiết bị nhận sẽ mất hoặc lặp lại toàn bộ khung dữ liệu khi nó bị trượt. Đây được
gọi là trượt có kiểm soát.

Đồng bộ kém ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Tác động không nhỏ đối
với các dịch vụ thoại, và đối với các dịch vụ được mã hóa.

Mục tiêu cơ bản của đồng bộ hóa là hạn chế sự xuất hiện của hiện tượng
trượt kiểm soát được. Hiện tượng trượt có thể xảy ra vì hai lý do cơ bản.

- Sự thiếu đồng bộ tần số giữa các xung đồng bộ trong kết nối, dẫn đến
chênh lệch xung nhịp.

- Chuyển động theo pha hoặc trên liên kết truyền thông (chẳng hạn như rung
pha và trôi pha) hoặc giữa xung đồng bộ nguồn và xung đồng bộ thu.

Tuy nhiên, trượt không phải là sự suy giảm duy nhất do thiếu đồng bộ. VD
mạng SDH và SONET, đồng bộ hóa kém có thể dẫn đến hiện tượng rung pha quá
mức và sai khung hình trong việc vận chuyển tín hiệu kỹ thuật số.

II. Các phương pháp điều khiển định thời cho các mạng số

Bộ đệm đồng bộ khung trong các đơn vị kết nối đường dây số với dung
lượng đủ cho một khung thường thỏa mãn điều này.
Thao tác đệm đơn giản không thể loại bỏ hết các bước trượt do mất cân bằng
về tần số giữa các xung đồng bộ tổng đài khác nhau.

Có 2 cách hạn chế sự xuất hiện các bước trượt khung trong mạng tích hợp
số: hoạt động cận đồng bộ và hoạt động đồng bộ.

2.1. Hoạt động cận đồng bộ

Mỗi xung đồng bộ của tổng đài hoạt động một cách độc lập

Các hiện tượng trượt bị khống chế ở một mức thấp có thể chấp nhận được
bằng cách dùng các xung đồng bộ có độ ổn định cao, được điều chỉnh bằng tay
theo định kỳ để tất cả chúng đều được hoạt động trong 1 giới hạn đóng của một tần
số mang danh định.

2.2. Hoạt động đồng bộ

Một mạng hoạt động đồng bộ có tất cả các xung đồng bộ thành phần được
điều khiển bởi 1 cơ cấu tự động để tất cả chúng cùng hoạt động với 1 tần số mạng
không đổi.

Trong thực tế thì các xung đồng bộ có thể duy trì cùng tần số nhưng các thay
đổi ngắn hạn thì không đổi.

Vậy có sự cân đối giữa giá thành và độ phức tạp giữa các chế độ đồng bộ và
cận đồng bộ. Việc lựa chọn sử dụng loại nào chủ yếu được quyết định bởi các chỉ
tiêu về tốc độ trượt trong mạng.

SDH (Synchronous Digital Hierarchy) là một kỹ thuật truyền dẫn dữ liệu


đồng bộ trên môi trường quang. Là đương lượng quốc tế của Mạng quang đồng bộ.
Kỹ thuật đưa ra các kết nối liên mạng nhanh hơn và chi phí thấp hơn so với PDH
truyền thống.

Trong truyền dẫn thoại số, “đồng bộ” có nghĩa là các bit từ một cuộc gọi
được truyền đi với một khung truyền dẫn. “Cận đồng bộ” có nghĩa là “gần như
(nhưng không) đồng bộ”, hay một cuộc gọi phải được trích từ nhiều hơn một
khung truyền dẫn.

Do mỗi thiết bị trong mạng đều sử dụng xung đồng bộ riêng của nó. Trong
truyền dẫn số, xung xung đồng bộ có nghĩa là sử dụng một chuỗi các xung lặp đi
lặp lại để giữ cho tốc độ bit của dữ liệu không đổi và chỉ ra vị trí của các bit 0 và 1
trong luồng dữ liệu.

Ghép kênh cận đồng bộ trải qua nhiều giai đoạn. Các tín hiệu không đồng
bộ, ví dụ DS-1 ghép với nhau, cộng với các bit thêm vào gọi là bit chèn để bù cho
sự sai khác của mỗi luồng riêng lẻ và kết hợp với các bit khác (bit khung) để tạo ra
luồng DS-2. Các bit chèn lại được sử dụng theo cách đó để tạo ra các DS-3 và cao
hơn.

Chúng ta không thể truy cập tới các luồng cận đồng bộ tốc độ cao mà không
sử dụng bộ tách kênh.

III. Các mạng cận đồng bộ

3.1. Khái niệm

Mạng sử dụng phương pháp cận đồng bộ là mạng trong đó các đồng bộ tại
các nút chuyển mạch độc lập với nhau.

3.2. Đặc điểm


Độ chính xác duy trì trong một giới hạn hẹp nhất định.

Trong chế độ cận đồng bộ sử dụng các xung đồng bộ có độ chính xác cao
hoạt động tự do và các bộ nhớ đệm thích hợp để giảm sai lệch tần số.

Các xung đồng bộ này trong thực tế hoạt động không đồng bộ với nhau
nhưng sai lệch tần số bị giới hạn để chất lượng đồng bộ chấp nhận được.

Các xung đồng bộ tại mỗi nút phải duy trì độ chính xác cao của chúng trong
suốt thời gian làm việc của thiết bị.

⟹ Mạng quốc tế là mạng cận đồng bộ vì mỗi mạng quốc gia có xung đồng bộ chủ
riêng biệt, độc lập.

3.3. Chức năng

Cung cấp một xung đồng bộ tham chiếu di động.

Cung cấp 1 xung đồng bộ tham chiều trung tâm trong mạng và sắp xếp cho
xung đồng bộ mỗi tổng đài được chỉnh theo cấp định tuyến, làm việc xa trung tâm
tham chiếu.

Cung cấp một tín hiệu tham chiếu được phân phối khắp quốc gia, tương tự
như các tần số cung cấp cho các mạng truyền dẫn FMD.

* Để đảm bảo chất lượng của kết nối quốc tế, ITU đã đề ra các khuyến nghị
cho mạng cận đồng bộ. Đối với xung đồng bộ chủ quốc gia độ chính xác tối thiếu
phải là 10 (s).
−11

Phương pháp cận đồng bộ thích hợp đối với tất cả các kích cỡ mạng.
Ưu điểm:

- Thiết bị đơn giản

- Không có các vấn đề lớn về ổn định tần số

- Tốc độ trượt cũng có định lượng dễ dàng

Nhược điểm: giá thành quá cao

- Thời gian làm việc ngắn do vậy làm tăng chi phí bảo dưỡng

IV. Các mạng đồng bộ

Nguyên tắc hoạt động: Xung đồng bộ có cấp chính xác cao nhất hoạt động
như một xung đồng bộ chủ, các xung đồng bộ khác được hoạt động bám (tham
chiếu) theo xung đồng bộ chủ.

Phương pháp này sử dụng vòng khóa pha (PLL) để duy trì sai pha giữa các
xung đồng bộ chủ và các xung đồng bộ tớ không đổi hoặc tiến tới 0. Các xung
đồng bộ tớ phải bám theo xung đồng bộ chủ và kích cỡ bộ nhớ đệm và mạch điều
khiển phải được thiết kế thích hợp sẽ hạn chế được trượt.

Mục tiêu của đồng bộ là hạn chế tốc độ trượt bằng cách sử dụng 1 số
phương pháp điều khiển tần số và pha.

Xung đồng bộ chủ nhận thời gian từ máy chủ NTP hoặc bộ thu GPS, hoặc
xung đồng bộ nội có thể được sử dụng làm nguồn thời gian. Khi xung đồng bộ chủ
nhận được thời gian chính xác từ một trong các nguồn, thời gian sau đó sẽ được
phân phối cho tất cả các xung đồng bộ phụ (slave clock) trong hệ thống. Tín hiệu
được gửi đến xung đồng bộ nhiều lần mỗi ngày, đảm bảo rằng tất cả xung đồng bộ
luôn được đồng bộ hóa và không bị sai lệch so với thời gian chính xác của chúng.

Ưu điểm:

- Đồng bộ được thiết lập thành mạng có cơ chế quản lý nghiêm ngặt

- Kinh tế, do chỉ cần sử dụng các đồng thồ theo chuẩn sơ cấp và có độ chính
xác tương đối

Nhược điểm:

- Sự nhạy cảm giữa các nút mạng, mất tín hiệu xung đồng bộ do lỗi đường
truyền hoặc các suy giảm → gây nên mất đồng bộ trong mạng.

4.2. Phương pháp đồng bộ chủ - tớ phân cấp

Cấu trúc: Tất cả các xung đồng bộ được sắp xếp theo các cấp. Thông tin về
trạng thái phân cấp của xung đồng bộ và chất lượng truyến nối được phân bố liên
tục tới mỗi nút và được đánh giá, phân tích bởi hệ thống điều khiển.

Nguyên tắc hoạt động: Một tín hiệu định thời đuợc truyền tới tới một số nút
cấp cao đã lựa chọn. Sau khi các nút này đồng bộ các xung đồng bộ của chúng tới
nguồn chuẩn, loại trừ các jitter, tín hiệu định thời truyền tới các nút cấp thấp hơn
bằng các tuyến nối số đang tồn tại. Mức thấp hơn lại đồng bộ cho các nút phía dưới
và quá trình cứ tiếp tục như vậy. Vì vậy tất cả các nút được đồng bộ một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp tới cùng một xung đồng bộ chủ và có cùng tốc độ xung đồng
bộ.

Trong trường hợp có lỗi ở động hồ chủ, một xung đồng bộ ở phân cấp tiếp
theo tự động được lựa chọn. xung đồng bộ chủ (hoặc các xung đồng bộ chủ) thông
thường là các chuẩn sơ cấp (Ceasi hoặc Rubidi) trong khi đó, xung đồng bộ tớ chỉ
là xung đồng bộ có độ ổn định vừa phải như xung đồng bộ tinh thể. xung đồng bộ
được thiết lập thành mạng có cơ chế quản lý nghiêm ngặt. Số lượng đường dẫn
xung đồng bộ chủ đến xung đồng bộ tớ phụ thuộc vào điều kiện của mạng nhưng ít
nhất là hai.

Về mặt kinh tế - kỹ thuật đây là mạng đồng bộ được dùng rộng rãi trên thế
giới.

Ưu điểm: Nguyên tắc chủ tớ phân cấp có dự phòng có khả năng hoạt động
tốt, độ tin cậy cao hơn và thích hợp với các kiểu cấu trúc mạng

Nhược điểm: Khi một node có chất lượng hoạt động kém lại điều khiển tất
cả các node phụ thuộc.

Mạng đồng bộ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc chủ tớ có dự phòng, bao
gồm 4 cấp, hai loại giao diện chuyển giao tín hiệu đồng bộ chủ yếu là 2 MHz và 2
Mb/s. Pha 3 của quá trình phát triển mạng đồng bộ đang được triển khai nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng mạng và chất lượng dịch vụ.

Bao gồm ba xung đồng bộ chủ PRC tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
và một số xung đồng bộ thứ cấp SSU.

4 cấp của mạng đồng bộ:

Cấp 0: Cấp xung đồng bộ chủ

Cấp 1: Cấp nút quốc tế và nút quốc gia

Cấp 2: Cấp nút nội hạt

Cấp 3: Cấp nút nội hạt


Mạng được phân thành 3 vùng độc lập, mỗi vùng có 2 xung đồng bộ mẫu,
một xung đồng bộ chính (Cesium) và một xung đồng bộ dự phòng (GSP). Các
xung đồng bộ này được đặt tại trung tâm của 3 vùng và được điều chỉnh theo
phương thức cận đồng bộ.

Các tổng đài quốc tế và Toll trong vùng được điều khiển bởi xung đồng bộ
chủ theo phương pháp chủ - tớ.

Các tổng đài Tandem và Host tại các tỉnh hoạt động bám theo các tổng đài
Toll theo phương pháp chủ tớ. - Các tổng đài huyện (RSS) cũng hoạt động bám
theo các Host theo phương pháp chủ tớ.

Trong đó G.811 là xung đồng hồ thứ cấp, G.812T là xung đồng bộ sơ cấp
dùng cho các nút trung chuyển, và G.812L là xung đồng bộ sơ cấp dùng cho các
nút nội hạt.

4.3. Phương pháp đồng bộ tương hỗ

Đây là nguyên lý thực hiện đồng bộ trong 1 mạng số nhiều liên kết mà
không có xung đồng bộ chủ. Trong đồng bộ tương hỗ mỗi nút lấy trung bình các
nguồn tham chiếu vào và sử dụng nó cho xung đồng bộ truyền dẫn và cục bộ của
nút. Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng đa phần có cấu trúc lưới.

Ưu điểm: Khả năng duy trì của nó khi một xung đồng bộ nút bị hỏng.

Nhược điểm:

- Tần số cuối cùng rất phức tạp, vì nó là 1 hàm của tần số các bộ dao động,
topo mạng, trễ truyền dẫn và các tham số khác – Sự biến đổi trễ đường truyền hoặc
trễ nút có thể làm nhiễu loạn nghiêm trọng tần số nút và thay đổi lâu dài trong tần
số hệ thống.

- Việc thiếu nguồn chuẩn cố định làm cho đồng bộ tương hỗ không thích
hợp đối với kết nối liên mạng.

* Đồng bộ tương hỗ có 2 loại: điều khiển kết cuối đơn (Signal - ended
control) và điều khiển kết cuối kép (Double - ended control)

a) Điều khiển kết cuối đơn

- Thích hợp với sử dụng trong một mạng tùy ý.

- Phương pháp này luồng vào mạch điều khiển xung đồng bộ tổng đài bao
gồm bù pha trung bình giữa xung đồng bộ nội hạt và tất cả các xung đồng bộ vào.

- Nhược điểm của điều khiển kết cuối đơn là chịu ảnh hưởng trực tiếp của
biến đổi trễ đường truyền do thay đổi nhiệt độ.

b) Điều khiển kết cuối kép

- Điều khiển kết cuối kép cải tiến được hệ thống đồng bộ, độc lập với biến
đổi trễ.

- Mặc dù sơ đồ này phức tạp hơn song nó vẫn rất có lợi trong một mạng bao
gồm các tuyến nối dài. Đầu vào mạch điều khiển là thông tin lệch pha đo được, và
thông tin đầu cuối đơn tại tất cả các nút đang hoạt động.

- Khi sử dụng phương pháp này tần số mạng không biến đổi khi trễ biến đổi.
4.4. Phương pháp đồng bộ kết hợp

a) Kết hợp phương pháp chủ tớ và tựa đồng bộ.

Cấu hình này đòi hỏi một mạch vòng bảo vệ để phát hiện lỗi và chuyển
mạch qua tuyến hoặc đường nối dự phòng.

Quá trình chuyển đổi sang dự phòng là hoàn toàn tự động. Các thông tin
giám sát chất lượng đồng bộ để chuyển sang dự phòng khi cần thiết là:

- Thông tin về nút chủ của các xung đồng bộ cục bộ.

- Số lượng và chất lượng các đường nối trên tuyến xác định từ xung đồng bộ
tham chiếu tới các xung đồng bộ cục bộ .

- Mức của xung đồng bộ cục bộ. Các nút trong mạng được phân thành một
số mức. Mức 1 được xem là mức chủ. Các nút có đường nối trực tiếp tới mức 1 là
mức 2. Các nút có đường nối trực tiếp tới mức 2 là mức 3... Mỗi nút kiểm tra tần số
của tín hiệu định thời vào từ một số vị trí cao hơn và trung bình của các tần số đó
được sử dụng để điều khiển xung đồng bộ cục bộ. Trong trường hợp cơ cấu phải
ngăn chặn được lỗi do những ảnh hưởng bất lợi của đường truyền.

Trong một mạng viễn thông rộng, độ dài cây phân cấp có thể rất lớn. Trường
hợp này phải triển khai nhiều xung đồng bộ chủ. Tại một thời điểm, một vùng
thuộc khu vực điều khiển của một xung đồng bộ chỉ hoạt động cận đồng bộ với các
vùng khác. Mỗi nút có thế gồm các thiết bị sau:

- Xung đồng bộ tinh thể cục bộ

- Bộ lựa chọn tuyến đồng bộ chủ

- Bộ lấy trung bình tần số


- Giao diện điều khiển, quản lý

Phương pháp này thích hợp cho các khu vực có địa hình dài , điều kiện thiết
lập các tuyên truyền dẫn an toàn khó khăn Nó kết hợp được cả ưu điểm của cận
đồng bộ và chủ tớ, hoạt động tin cậy và khả năng hoạt động cao khi các xung đồng
bộ chủ theo chuẩn sơ cấp.

b) Kết hợp phương pháp chủ tớ và đồng bộ tương hỗ

Đồng bộ tương hỗ với một tham chiếu chủ và các mức phân cấp: phương
pháp này kết hợp được ưu điểm của đồng bộ tương hỗ và chủ tớ. Nếu nguồn tham
chiếu hỏng, các nút vẫn hoạt động tương hỗ.

Để tăng mức độ tin cậy và khả năng hoạt động liên mạng có thể sử dụng sơ
đồ tương hỗ dự phòng nóng hoặc đa chủ, sơ đồ đồng bộ cũng tương tự như đồng
bộ tương hỗ có phân cấp nhưng với 2 chủ trở lên.

4.3. Phương pháp đồng bộ ngoài

Phương pháp đồng bộ ngoài sử dụng một số nguồn thời gian và tần số có sẵn
như GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) hoặc tham chiếu theo xung đồng bộ chủ của
một quốc gia khác (gọi là “xung đồng bộ chủ giả”).

Giải pháp đồng bộ này có ưu điểm là tiết kiệm đầu tư tuy nhiên có độ chính xác
không cáo và phụ thuộc vào nhiều yều tố phi kỹ thuật khác.

Việc sử dụng các phương pháp đồng bộ kết hợp tuy phức tạp nhưng cho
phép khắc phục nhược điểm và tận dụng ưu điểm của các phương pháp cơ bản.
Bài 7 KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH GÓI

I. Khái niệm chung:


1.1. Khái niệm:
Trong viễn thông, chuyển mạch gói là một phương pháp nhóm dữ liệu được
truyền qua mạng kỹ thuật số thành các gói. Các gói được tạo bởi một tiêu đề và một
trọng tải. Dữ liệu trong tiêu đề được sử dụng bởi phần cứng mạng để hướng gói tin
đến đích của nó, nơi tải trọng được trích xuất và sử dụng bằng phần mềm ứng dụng.
Chuyển mạch gói là cơ sở chính cho truyền thông dữ liệu trong các mạng máy tính
trên toàn thế giới.
Một định nghĩa đơn giản về chuyển mạch gói là:
- Việc định tuyến và truyền dữ liệu bằng các gói có địa chỉ để một kênh chỉ bị
chiếm dụng trong quá trình truyền gói, và khi hoàn thành quá trình truyền,
kênh sẽ sẵn sàng để chuyển các lưu lượng khác.
- Chuyển mạch gói cho phép phân phối các luồng dữ liệu tốc độ bit thay đổi,
được thực hiện dưới dạng chuỗi các gói, qua mạng máy tính phân bổ tài
nguyên truyền khi cần bằng kỹ thuật ghép kênh thống kê hoặc phân bổ băng
thông động. Khi chúng đi qua phần cứng mạng, chẳng hạn như bộ chuyển
mạch và bộ định tuyến, các gói được nhận, lưu vào bộ đệm, xếp hàng đợi và
truyền lại (được lưu trữ và chuyển tiếp), dẫn đến độ trễ và thông lượng thay đổi
tùy thuộc vào dung lượng liên kết và tải lưu lượng trên mạng. Các gói thường
được chuyển tiếp bởi các nút mạng trung gian một cách không đồng bộ bằng
cách sử dụng tính năng nhập trước, xuất trước đệm, nhưng có thể được chuyển
tiếp theo một số kỷ luật lập lịch để xếp hàng hợp lý , định hình giao thông hoặc
chất lượng dịch vụ được đảm bảo hoặc khác biệt, chẳng hạn như xếp hàng hợp
lý có trọng lượng hoặc thùng bị rò rỉ. Giao tiếp dựa trên gói có thể được thực
hiện có hoặc không có các nút chuyển tiếp trung gian (bộ chuyển mạch và bộ
định tuyến). Trong trường hợp một phương tiện vật lý được chia sẻ (chẳng hạn
như radio hoặc 10BASE5), các gói có thể được phân phối theo một sơ đồ đa
truy cập.
- Chuyển mạch gói trái ngược với một mô hình mạng chính khác, chuyển
mạch kênh, một phương pháp phân bổ trước băng thông mạng chuyên dụng cụ
thể cho mỗi phiên giao tiếp, mỗi phiên có tốc độ bit và độ trễ không đổi giữa
các nút. Trong trường hợp các dịch vụ tính phí, chẳng hạn như dịch vụ truyền
thông di động, chuyển mạch kênh được đặc trưng bởi một khoản phí trên một
đơn vị thời gian kết nối, ngay cả khi không có dữ liệu được truyền, trong khi
chuyển mạch gói có thể được đặc trưng bởi một khoản phí trên một đơn vị
thông tin được truyền đi, chẳng hạn như ký tự, gói tin hoặc tin nhắn.
- Một bộ chuyển mạch gói có bốn thành phần: cổng đầu vào, cổng đầu ra, bộ
xử lý định tuyến và kết cấu chuyển mạch.
1.2. Cơ sở mạng chuyển mạch gói:
- Dữ liệu được chia thành nhiều gói nhỏ có chiều dài thay đổi, mỗi gói được gán
thêm địa chỉ cùng những thông tin điều khiển cần thiết.
- Các gói khi đi vào trong bộ đệm cho đến khi được xử lý, sau đó xếp hàng trong
hàng đợi chờ đến lúc có thể được truyền trên tuyến tiếp theo.
- Việc lưu trữ gói tại mỗi node gây nên trễ nhưng đảm bảo việc truyền dẫn
không lỗi và phương pháp truyền như vậy gọi là phương thức tích lũy trung gian
(store and forward).
1.3. Cấu trúc gói:
- Sử dụng mô hình 7 lớp ISO OSI để mô tả khái niệm được sử dụng ở mạng
chuyển mạch gói và chủ yếu dựa trên ba lớp bậc thấp:

· Lớp vật lý
* Dành cho tuyến nối vật lý giữa thiết bị trong mạng. Thông tin trao đổi
dưới dạng bit, bao gồm các thông tin về số liệu, báo hiệu (điều khiển) dùng để
điều khiển thao tác của tuyến nối.
* Xác định trạng thái có thể sử dụng của tuyến, đồng hồ nhịp để ghép nối
các tín hiệu số liệu khi khôi phục cấu trúc tin phát ở máy thu.
* Các tín hiệu này dùng để trao đổi tin tức cấp cao hơn giũa hai thiết bị.
· Lớp tuyến dữ liệu
* Chuyển tin giữa các thiết bị, theo đó, yêu cầu bản tin được chuyển đi
không bị lỗi và theo một trình tự chính xác.
* Phát hiện lỗi trong khung truyền bằng phương pháp ARQ (automstic
repeat request) bao gồm ba phương thức:
* Phương thức dừng và chờ
* Phương thức quay lùi
* Phương thức lặp lại có chọn lọc
· Lớp mạng
* Lớp tuyến làm công việc sửa lỗi, điều khiển luồng theo tuyến giữa hai
thiết bị đấu nối với nhau.
* Lớp mạng tạo điều kiện cho thông tin giữa các thiết bị mà chúng không
được đấu nối trực tiếp với nhau (nghĩa là qua mạng).
· Để thiết lập tuyến nối lớp mạng giữa hai thiết bị, thì chúng cần có khả
năng thích ứng với nhau. Thông thường, mỗi thiết bị đấu nối vào mạng có địa
chỉ riêng, mỗi thiết bị có thể dựa vào địa chỉ của thiết bị khác mà yêu cầu thiết
lập thông tin của chúng.
- Có 2 cách để xây dựng lớp mạng:
* Mỗi thiết bị có một địa chỉ riêng.
* Dùng tuyến nối giữa hai thiết bị xây dựng một địa chỉ.
1.4. Các chế độ làm việc
Định tuyến cố định:
- Đây là phương thức định tuyến đơn giản nhất, trong đó thiết bị chuyển mạch
gói của mạng chứa các bảng định tuyến cố định nhằn cung cấp cho chúng tất cả các
thông tin cần thiết để phân hướng các gói qua mạng. Thực ra các bảng định tuyến này
đã được cấu tạo sẵn và được nạp vào các node chuyển mạch gói khi mạng được cấu
trúc lần đầu, nếu có một thiết bị đầu cuối mới được đưa vào mạng thì bảng tạo tuyến
này phải được cập nhật để phân tuyến cố định cho thiết bị đó.
- Nói chung các bảng tạo tuyến ở mỗi node chuyển mạch là khác nhau. Do đó ở
các mạng lớn quản lý nhiều tập hợp bảng tạo tuyến trở thành một công việc khó nhọc
cho người điều khiển và quản lý mạng. Để khắc phục điều này người ta chia khu vực
trong mạng điện thoại, địa chỉ của thiết bị đầu cuối chứa một số thông tin về tạo
tuyến.
- Định tuyến cố định tuy đơn giản nhưng có nhiều nhược điểm như các bảng tạo
tuyến cần được thiết lập nhân công, đồng thời quá trình thiết lập chúng cần phải biết
khá rõ về tình hình mạng và lưu lượng tải. Ngoài ra, người ta có thể sử dụng bảng tạo
hướng phụ, đề phòng khi hướng chính có sự cố tuy nhiên giải pháp trên là rất phức
tạp.
v Định tuyến động:
- Đối với phương thức này, các thiết bị chuyển mạch gói có thể đưa ra những
quyết định tạo hướng và dựa vào trạng thái của mạng khi chuyển mạch cho các gói.
Một số mạng có mức độ hiệu dụng rất quan trọng, có nghĩa là thời gian sử dụng
đường nối giữa các thiết bị càng nhiều càng tốt.
- Như vậy, muốn tăng độ hiệu dụng thì mạng cần có khả năng tự động sử dụng
tuyến phụ giữa các thiết bị đầu cuối trong trường hợp có sự cố tuyến hoặc node
chuyển mạch. Mặ khác để sử dụng mạng tối ưu, cần tách lưu lượng cho các hướng
khác nhau (hay còn gọi là phân tải). Thuận tiện cho việc điều chỉnh luồng tải cho mỗi
hướng để đảm bảo sử dụng tối đa các tuyến và thời gian trể các gói tin là thấp nhất.
1.5. Ưu điểm của chuyển mạch gói
- Hiệu quả về mặt sử dụng đường truyền:
* Đường dẫn có thể được sử dụng chung để truyền các gói từ đầu cuối khác
nhau.
* Các gói được sắp hàng và được truyền ngay khi có thể
- Chuyển đổi tốc độ dữ liệu:
* Mỗi trạm được nối với các node cục bộ với tốc độ của nó
* Node có thể được yêu cầu phải đệm dữ liệu để đảm bảo tốc độ cho kết cuối
- Các gói vẫn được nhận ngay cả khi mạng bận: Phân phối các gói có thể chậm
lại
- Độ ưu tiên có thể sử dụng với mục địch nhất định

1.6. Kênh logic


Kênh: Đường dẫn thông tin
Kênh nối đã được thiết lập là kênh logic với các loại sau tùy thuộc vào các hình thái
dịch vụ.
v Kênh ảo (VC: Virtual Circuit)
- Nối kết logic của kênh truyền được thiết lập trước khi truyền các gói gọi là
kênh ảo VC. Kênh ảo VC gần giống như chuyển mạch kênh và kênh ảo sẽ được
giải phóng khi kết thúc quá trình chuyển tin.
- Cùng một thời gian thì một PSE có thể có nhiều VC đến một PSE khác.
v Kênh ảo vĩnh viễn PVC (Permanent Virtual Circuit)
- PVC là phương trình thiết lập kênh ảo cố định giữa hai thuê bao cho dù có
truyền dữ liệu hay không.
- PVC có thể được xem như việc thuê kênh riêng, trong kiểu này thì kênh dẫn
được thiết lập một lần ở thời điểm khởi tạo và sẽ được giải phóng khi hết nhu cầu
sử dụng dịch vụ (hợp đồng).
v DG Datagram
- Không như kênh ảo, phương pháp này không cần thiết lập kênh logic cho các
user. Các gói được đối xử một cách độc lập. PSE sẽ đưa vào địa chỉ đích mà định
tuyến tới đích thích hợp của gói. Như vậy khả năng các gói của cùng một bản tin
sẽ đi bằng nhiều đường khác nhau.
- Kiểu này thích hợp đối với các bản tin ngắn, với các bản tin dài thì phải mất
nhiều lần định tuyến, thời gian truyền trung bình của một bản tin là lớn và không
hiệu quả.
v Chọn nhanh (Fast selection)
- Là sự kết hợp giữa VC và DG để tận dụng các ưu điểm của hai hình thái dịch
vụ này.
- Gói đầu tiên là DG, nếu bản tin gồm nhiều gói thì nó thiết lập kênh logic để các
gói sau là VC

1.7. Sự khác biệt chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói

Chuyển mạch kênh Chuyển mạch gói

Trong chuyển mạch kênh có 3 giai


đoạn:

i) Thiết lập kết nối.

ii) Truyền dữ liệu.


Trong Chuyển mạch gói trực tiếp diễn ra
iii) Kết nối được phát hành. quá trình truyền dữ liệu.
Trong chuyển mạch gói, mỗi đơn vị dữ
Trong chuyển mạch kênh, mỗi đơn vị liệu chỉ biết đường dẫn trung gian địa chỉ
dữ liệu biết toàn bộ địa chỉ đường dẫn đích cuối cùng do các bộ định tuyến
được cung cấp bởi nguồn. quyết định.

Trong chuyển mạch gói, dữ liệu được xử


Trong Chuyển mạch kênh, dữ liệu chỉ lý ở tất cả các nút trung gian bao gồm cả
được xử lý tại hệ thống nguồn hệ thống nguồn.

Độ trễ giữa các đơn vị dữ liệu trong Độ trễ giữa các đơn vị dữ liệu trong
chuyển mạch kênh là đồng nhất. chuyển mạch gói không đồng nhất.

Bảo lưu tài nguyên là đặc điểm của Không có dự trữ tài nguyên vì băng
chuyển mạch kênh vì đường dẫn được thông được chia sẻ giữa những người
cố định để truyền dữ liệu. dùng.

Chuyển mạch đáng tin cậy hơn. Chuyển mạch gói kém tin cậy hơn.

Sự lãng phí tài nguyên nhiều hơn trong Ít lãng phí tài nguyên hơn so với Chuyển
Chuyển mạch mạch

Nó không phải là một kỹ thuật lưu trữ Nó là một cửa hàng và kỹ thuật chuyển
và chuyển tiếp. tiếp.

Việc truyền dữ liệu được thực hiện bởi Việc truyền dữ liệu không chỉ được thực
nguồn. hiện bởi nguồn mà còn được thực hiện
bởi các bộ định tuyến trung gian.

Sự tắc nghẽn có thể xảy ra trong giai


Sự tắc nghẽn có thể xảy ra trong thời
đoạn truyền dữ liệu, số lượng lớn các gói
gian thiết lập kết nối, có thể có trường
dữ liệu đến không kịp thời.
hợp yêu cầu kênh mà kênh đã bị chiếm
dụng.

Chuyển mạch kênh không thuận tiện Chuyển mạch gói thích hợp để xử lý lưu
cho việc xử lý lưu lượng song phương. lượng song phương.

Trong Chuyển mạch kênh, phí phụ


thuộc vào thời gian và khoảng cách,
không phụ thuộc vào lưu lượng trong Trong Chuyển mạch gói, phí dựa trên số
mạng. byte và thời gian kết nối.

Việc ghi gói không bao giờ có thể thực Trong khi có thể ghi gói trong chuyển
hiện được trong chuyển mạch kênh. mạch gói.

II. Kỹ thuật ghép kênh trong chuyển đổi mạch gói


2.1. Ghép kênh thống kê phân chia theo thời gian
- Ghép kênh thống kê là một kỹ thuật chia sẻ liên kết truyền thông, được sử
dụng trong chuyển mạch gói. Liên kết được chia sẻ có thể thay đổi trong ghép
kênh thống kê, trong khi nó được cố định trong TDM hoặc FDM. Đây là một
ứng dụng chiến lược để tối đa hóa việc sử dụng băng thông. Điều này cũng có
thể làm tăng hiệu quả của mạng.
- Bằng cách phân bổ băng thông cho các kênh có gói dữ liệu hợp lệ, kỹ thuật
ghép kênh thống kê kết hợp lưu lượng đầu vào để tối đa hóa hiệu quả của kênh.
Mỗi luồng được chia thành các gói và được phân phối trên cơ sở ai đến trước
được phục vụ trước. Sự gia tăng mức độ ưu tiên cho phép phân bổ nhiều băng
thông hơn. Các khe thời gian được chú ý để không bị lãng phí trong ghép kênh
thống kê trong khi chúng bị lãng phí trong ghép kênh phân chia theo thời gian.
A. Kỹ thuật TDM đồng bộ
Trong kỹ thuật TDM đồng bộ, có nhiều khe thời gian trong 1 khung bị lãng phí.
Một ứng dụng tiêu biểu của TDM đồng bộ có liên quan đến việc liên kết một
số các đầu cuối đến một cổng máy tính chủ chia sẻ thông tin. Ngay cả khi tất
cả các đầu cuối đang trong trạng thái hoạt động hầu hết thời gian là không có
dữ liệu truyền tại bất kì một đầu cuối đặc biệt nào đó.
B. Kỹ thuật TDM bất đồng bộ
* Kỹ thuật TDM bất đồng bộ hay còn gọi là ghép kênh phân thời thống kê
statistical TDM. Phương pháp ghép kênh này khai thác đặc tính chung nhất của
truyền dữ liệu bằng cách phân phối các khe thời gian một cách linh động theo
yêu cầu.
* Vì ghép kênh thống kê lợi dụng điều thực tế thường xảy ra là các user
không truyền dữ liệu cho tất cả thời gian nên tốc độ trên đường truyền ghép
kênh được thiết kế nhỏ hơn tổng tốc độ của các ngõ vào. Nhờ đó số đầu vào
tăng hơn so với bộ ghép kênh TDM có cùng tốc độ
* Tuy nhiên, ý nghĩa của các khe thì bị mất không biết thời gian đầu của
nguồn dữ liệu sẽ ở lại khe nào, vì khồn biết được trước dữ liệu đến từ đâu và
được phân phối vào đâu nên thông tin về địa chỉ phải được sử dụng. Do đó có
nhiều thông tin dẫn đường trong khe.
2.2. Ghép kênh trên mạng ảo ở mạng TYMNET
- Mạng TYMNET dùng chế độ mạch ảo (virtual circuit) cả trong và ngoài mạng
cơ bản dựa trên kỹ thuật ghép kênh gói. Dữ liệu từ các trạm được đệm vào các bộ
đệm node dọc theo tuyến đã định. Một gói đơn được truyền giữa 2 node có thể
chứa dữ liệu của nhiều cầu nối ảo. Mỗi node gồm một số vector chỉ số. Một liên
kết với node kế tiếp được chỉ định bởi một đôi vector.
- Mỗi một thành phần liên kết hỗ trợ cho một số không đổi các kênh. DÙng kỹ
thuật ghép kênh TDM thống kê.
Rn(L,C) = Vector đọc của node cho kênh C của liên kết L
Wn(L,C) = Vector viết của node n cho kênh C của liên kết L
- Sự phân phối của các buffec và các kênh vào một mạch ảo được thực hiện bởi
node trung tâm gọi là supervisor. Các node không cần phải biết toàn bộ mạch ảo,
chúng chỉ cần theo dõi sự phân phối kênh hay vùng đệm là đủ.
- Dữ liệu được truyền giữa các kênh trong khung (flame). Thực hiện truyền theo
nghi thức đồng bộ hướng kí tự, dùng 3 bít đánh số tuần tự và 3 bit ACK. Mỗi
flame chứa một hay nhiều gói dữ liệu và mỗi gói chứa đựng dữ liệu cho một
kênh. Rõ ràng, thông tin giữa các node hình thành một liên kết TDM thống kê.
Mỗi Record vật lý hình thành bằng cách nhặt dữ liệu từ kênh khác nhau dùng
vector đọc. Tại đích các record vật lý được mở ra và các gói vào các buffer bởi
vector ghi. Các dữ liệu đến trên cùng 1 liên kết, có thể được tỏa ra nhiều liên kết
đựa vào thủ tục định tuyến của node. Kỹ thuật này rất giống với ghép kênh thống
kê. Điểm mạnh của kỹ thuật này là ở định tuyến và điều khiển luồng.
III. Một số giao thức trong chuyển mạch gói

· Mạng chuyển mạch gói tuân theo các giao thức mạng chia các thông điệp
thành các gói trước khi gửi chúng. Công nghệ chuyển mạch gói là một phần cơ sở
cho hầu hết các giao thức Mạng diện rộng (WAN) hiện đại, bao gồm Frame
Relay, X.25, X.75 và TCP / IP.

· So sánh dịch vụ này với dịch vụ điện thoại cố định mạng điện thoại tiêu chuẩn
dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh. Mạng chuyển mạch kênh lý tưởng cho
hầu hết dữ liệu thời gian thực, truyền dẫn, trong khi mạng chuyển mạch gói vừa
hiệu quả vừa hiệu quả hơn cho dữ liệu có thể chịu được một số độ trễ truyền,
chẳng hạn như dữ liệu trang web và tin nhắn e-mail.
3.1. Giao thức X.25

a. Khái niệm:
X.25 là bộ giao thức mạng được lựa chọn trong những năm 1980. X.25 là một
bộ giao thức tiêu chuẩn được sử dụng cho truyền thông chuyển mạch gói qua
mạng diện rộng - mạng WAN. Giao thức là một tập hợp các thủ tục và quy tắc đã
được thỏa thuận. Hai thiết bị tuân theo cùng một giao thức có thể hiểu nhau và
trao đổi dữ liệu.
b. Lịch sử của X.25:
X.25 được phát triển vào những năm 1970 để truyền thoại qua các đường dây
điện thoại tương tự - mạng quay số - và là một trong những dịch vụ chuyển mạch
gói lâu đời nhất. Các ứng dụng điển hình của X.25 bao gồm mạng máy rút tiền tự
động và mạng xác minh thẻ tín dụng. X.25 cũng hỗ trợ nhiều ứng dụng máy chủ
và thiết bị đầu cuối máy tính lớn. Những năm 1980 là thời kỳ hoàng kim của công
nghệ X.25 khi nó được sử dụng bởi các mạng dữ liệu công cộng Compuserve,
Tymnet, Telenet và các mạng khác. Vào đầu những năm 90, nhiều mạng X.25
được thay thế bằng Frame Relay ở Mỹ Một số mạng công cộng cũ hơn bên ngoài
Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng X.25 cho đến gần đây. Hầu hết các mạng từng yêu cầu
X.25 giờ đây sử dụng Giao thức Internet ít phức tạp hơn. X-25 vẫn được sử dụng
trong một số máy ATM và mạng xác minh thẻ tín dụng.
c. Cấu trúc X.25:
· Mỗi gói X.25 chứa tối đa 128 byte dữ liệu. Mạng X.25 xử lý việc lắp ráp
gói tại thiết bị nguồn, việc phân phối và lắp ráp lại tại điểm đến. Công nghệ
phân phối gói X.25 không chỉ bao gồm chuyển mạch và định tuyến lớp mạng
mà còn kiểm tra lỗi và logic truyền tải lại nếu xảy ra lỗi phân phối. X.25 hỗ trợ
nhiều cuộc hội thoại đồng thời bằng cách ghép các gói và sử dụng các kênh
liên lạc ảo.
· X.25 cung cấp ba lớp giao thức cơ bản:
· Lớp vật lý
· Lớp liên kết dữ liệu
· Lớp gói
· X.25 có trước Mô hình tham chiếu OSI, nhưng các lớp X.25 tương tự như
lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu và lớp mạng của mô hình OSI tiêu chuẩn. Với sự
chấp nhận rộng rãi Giao thức Internet (IP) như một tiêu chuẩn cho các mạng
công ty, các ứng dụng X.25 đã chuyển sang các giải pháp rẻ hơn sử dụng IP
làm giao thức lớp mạng và thay thế các lớp thấp hơn của X.25 bằng Ethernet
hoặc bằng phần cứng ATM mới.
3.2. Giao thức X.75
a. Khái niệm
X.75 là một kiểu của X.25 nó được biến đổi để tạo ra hệ thống liên tổng đài có
mạng chuyển mạch gói quốc tế. X.75 có STE dùng cho thiết bị đầu cuối (TE) báo
hiệu. Các STE ở mỗi đầu của tuyến giống nhau về trạng thái, để nhận dạng thường
gọi là STE-X và STE-Y.
b. Đặc điểm
· Cấp vật lý của X.75: Giao tiếp được xác định ở G.703 với tuyến 64kbit/s, nó
hơi yếu về các tốc độ khác và cần các mạng lưới để thích ứng nếu chúng đang sử
dụng với giao tiếp khác với G.703
· Cấp tuyến của X.75: Tương tự cấp 2 của X.25, có dạng đơn tuyến (SLP) và
tuyến ghép (MLP)
· Cấp mạng của X.75: Có nhiều điểm giống cấp 3 của X.25, điều khác chủ yếu
khi thao tác là bất cứ DTE/DCE không đối xứng ở X.25 đều bị loại ra ở X.75
· Ngoài ra, ở các trường dịch vụ của các gói yêu cầu gọi, xóa còn có một trường
đặc biệt để sử dụng mạng. Nó có sử dụng cho việc báo chờ các cơ quan quản lý mạng
thay cho các DTE liên quan tới cuộc gọi.
3.3. Giao thức TCP/IP
a. Khái niệm
Bộ giao thức TCP/IP (TCP/IP protocol suite) hay còn gọi là bộ giao thức
Internet (tInternet protocol suite hoặc IP suite) là một mô hình khái niệm
(conceptual model) và một tập hợn các giao thức truyền thông dùng trong mạng
Internet và các hệ thống mạng máy tính tương tự. Tên gọi TCP/IP đến từ hai giao
thức nền tảng của bộ giao thức là TCP (Tranmission Control Protocol) và IP
(Internet Protocol). TCP và IP cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa.
Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp
các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ
liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ
ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt logic, các
tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng
dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối
cùng có thể được truyền đi một cách vật lý.
Mô hình OSI miêu tả một tập cố định gồm 7 tầng mà một số nhà sản xuất lựa chọn
và nó có thể được so sánh tương đối với bộ giao thức TCP/IP. Sự so sánh này có
thể gây nhầm lẫn hoặc mang lại sự hiểu biết sâu hơn về bộ giao thức TCP/IP.
b. Lịch sử
Bộ giao thức liên mạng xuất phát từ công trình DARPA, từ những năm đầu
thập niên kỷ 1970. Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng ARPANET tiên phong,
DARPA bắt đầu công việc trên một số những kỹ thuật truyền thông dữ liệu khác.
Vào năm 1972, Robert E. Kahn đã được thuê vào làm việc tại Văn phòng kỹ thuật
điều hành tin tức (Information Processing Technology Office) của DARPA, phòng
có chức năng liên quan đến mạng lưới truyền thông dữ liệu thông qua vệ tinh và
mạng lưới truyền thông bằng sóng radio trên mặt đất. Trong quá trình làm việc tại
đây Kahn đã phát hiện ra giá trị của việc liên thông giữa chúng. Vào mùa xuân
năm 1973, Vinton Cerf, kỹ sư thiết kế bản giao thức NCP hiện dùng (chương trình
ứng dụng xử lý mạng lưới truyền thông - nguyên tiếng Anh là "Network Control
Program"), được phân công cùng làm việc với Kahn trên các mô hình liên kết nối
kiến trúc mở (open-architecture interconnection models) với mục đích thiết kế
giao thức sắp tới của ARPANET.
Vào mùa hè năm 1973, Kahn và Cerf đã nhanh chóng tìm ra một phương pháp tái
hội nhập căn bản, mà trong đó những khác biệt của các giao thức liên kết mạng
được che lấp đi bằng một giao thức liên kết mạng chung, và thay vì mạng lưới
truyền thông phải chịu trách nhiệm về tính đáng tin cậy, như trong ARPANET, thì
các máy chủ (hosts) phải chịu tránh nhiệm (Cerf ghi công của Hubert Zimmerman
và Louis Pouzin (thiết kế viên của mạng lưới truyền thông CYCLADES) là những
người có ảnh hưởng lớn trong bản thiết kế này.
Với nhiệm vụ là một mạng lưới truyền thông bị hạ cấp tới mức cơ bản tối thiểu,
khiến việc hội nhập với các mạng lưới truyền thông khác trở nên hầu như bất khả
thi, mặc dầu đặc tính của chúng là gì, và vì thế, giải đáp nan đề đầu tiên của Kahn.
Một câu nói cửa miệng vì thế mà TCP/IP, sản phẩm cuối cùng do những cống hiến
của Cerf và Kahn, sẽ chạy trên "đường dây nối giữa hai ống bơ rỉ", và quả nhiên nó
đã được thực thi dùng các con chim bồ câu đưa thư (homing pigeons). Một máy vi
tính được dùng là cổng nối (gateway) (sau này đổi thành bộ định tuyến (router) để
tránh nhầm với những loại cổng nối khác) được thiết bị một giao diện với từng
mạng lưới truyền thông, truyền tải gói dữ liệu qua lại giữa chúng.
Ý tưởng này được nhóm nghiên cứu mạng lưới truyền thông của Cerf, tại Stanford,
diễn giải ra tỉ mỉ, cụ thể vào khoảng thời gian trong năm 1973-1974. Những công
trình về mạng lưới truyền thông trước đó tại Xerox PARC, nơi sản sinh ra bộ giao
thức PARC Universal Packet, phần lớn được dùng vào thời kỳ đó, cũng gây ảnh
hưởng về kỹ thuật không ít.
Sau đó DARPA ký hợp đồng với BBN, Stanford, và Trường đại học chuyên
nghiệp Luân Đôn (The University College London - viết tắt là UCL) kiến tạo một
số phiên bản của giao thức làm việc được, trên các nền tảng phần cứng khác nhau.
Có bốn phiên bản đã được xây dựng - TCP v1, TCP v2. Phiên bản 3 được tách ra
thành hai phần TCP v3 và IP v3, vào mùa xuân năm 1978, và sau đó ổn định hóa
với phiên bản TCP/IP v4 - giao thức tiêu chuẩn hiện dùng của Internet ngày nay.
Vào năm 1975, cuộc thử nghiệm thông nối hai mạng lưới TCP/IP, giữa Stanford và
UCL đã được tiến hành. Vào tháng 11 năm 1977, một cuộc thử nghiệm thông nối
ba mạng lưới TCP/IP, giữa Mỹ, Anh và Na Uy đã được chỉ đạo. Giữa năm 1978 và
1983, một số những bản mẫu của TCP/IP đã được thiết kế tại nhiều trung tâm
nghiên cứu. Ngày 1 tháng 1 năm 1983, ARPANET đã hoàn toàn được chuyển hóa
sang dùng TCP/IP.
Vào tháng 3 năm 1982, Bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận TCP/IP thành một tiêu
chuẩn cho toàn bộ mạng lưới vi tính truyền thông quốc phòng. Vào năm 1985, Uỷ
ban kiến trúc Internet (Internet Architecture Board) đã dành 3 ngày hội thảo về
TCP/IP cho công nghiệp điện toán, với sự tham dự của 250 đại biểu từ các công ty
thương mại. Cuộc hội thảo này đã làm tăng thêm uy tín và sự nổi tiếng của giao
thức, khiến nó ngày càng phổ biến trên thế giới.
Ngày 9 tháng 11 năm 2005 Kahn và Cerf đã được tặng thưởng Huy chương Tự do
Tổng thống (Presidential Medal of Freedom) cho những thành tích cống hiến của
họ đối với nền văn hóa của Mỹ.
c. Cài đặt
Hiện nay, một số hệ điều hành thương mại có bao gồm và cài đặt sẵn chồng
TCP/IP. Đối với đa số người dùng, không cần phải lùng tìm bản lập trình thực thi
của nó. TCP/IP được bao gồm trong tất cả các phiên bản Unix thương mại và các
phân phối của Linux, cũng như với Mac OS X, Microsoft Windows, và Windows
Server.
IV. TỔNG ĐÀI EWSD CỦA SEIMENS
Tổng đài EWSD (Electronic Switching Signal Digital) hãng Siemens của Đức
sản xuất là một hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng
trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng cả những nhu cầu về thông tin
hiện nay và cho cả tương lai, bao gồm các đặc điểm sau: Có đầy đủ phẩm chất
của tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Control). Được thiết kế theo kiểu
Module hóa cho cả phần cứng và phần mềm. Được thiết kế linh động, dễ dàng
mở rộng dung lượng.
Tổng đài EWSD có 5 phân hệ phần cứng sau:
- Đơn vị đường dây số DLU (Digital line unit)
Nhóm đường dây trung kế LTG (Line trunk group)
- Mạng chuyển mạch SN (Switching network)
- Bộ xử lí điều phối CP (Coordination processor)
- Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common channel
signalling network control).
5.1. Đơn vị đường dây DLU
Đơn vị đường dây số DLU dùng để nối đến các đường dây thuê bao tập trung
lưu thoại đến tổng đài.
Các đường dây thuê bao mà DLU có thể kết nối đến là đường dây thuê bao
analog và số, các tổng đài nội bộ PBX. DLU kết nối đến LTG có thể bằng 2
hoặc 4 luồng 2Mbps gọi là đường truyền số sơ cấp PDC. Kết nối giữa DLU và
LTG có thể là đấu thẳng hay đấu chéo, để đảm bảo an toàn nên DLU thường
đấu chéo đến LTG. Cấu trúc DLU gồm: o Hai bộ điều khiển DLUC o Hai đơn
vị giao tiếp số DIUD o Các module đường dây thuê bao SLMA và SLMD o Hệ
thống bus dùng để truyền tin tức của người sử dụng và truyền đưa các bản tin
điều khiển giữa SLM và các bộ điều khiển DLUC Một đơn vị đo thử TU để đo
thử máy điện thoại, mạch thuê bao và đường dây thuê bao
5.2 Nhóm đường dây trung kế LTG:
Nhóm đường dây trung kế LTG thực hiện chức năng sau: - Là giao diện kết nối
DLU và SN - Kết nối đến DLU - Kết nối đền 2 Side SN0 và SN1 của khối
chuyển mạch bằng đường SPC 8Mbps. Mỗi TLG chứa các đơn vị chức năng
sau: - Bộ xử lí nhóm GP - Đơn vị chuyển mạch GSM - Đơn vị đường dây trung
kế LTU.
5.3. Mạng chuyển mạch SN
Mạng chuyển mạch SN dùng để:
- Kết nối cuộc gọi
- Thiết lập tuyến báo hiệu
- Tổ chức mạng thông tin giữa các bộ xử lí SN gồm có 2 bộ SN0 và SN1, SN0
hoạt động active thì SN1 ở chế độ standby để dự phòng sự cố.
SN gồm có 2 tầng: tầng chuyển mạch không gian và thời gian.
Các đường giao tiếp nối từ LTG, CCNC và CP đến SN đều là những đường truyền
số thứ cấp 8Mbps.
5.4. Khối xử lí điều phối CP
Khối xử lí điều phối CP thực hiện các chức năng điều khiển cao nhất trong tổng
đài. Trong CP gồm có các đơn vị: - Bộ đệm bản tin MB: trao đổi các bản tin giữa
các bộ xử lí và các khối trong tổng đài. - Bộ tạo đồng hồ trung tâm CCG: tạo đồng
hồ trung tâm dùng để đồng bộ cho toàn tổng đài và đồng bộ với mạng lưới. - Bảng
giám sát hệ thống SYP cho biết trình trạng hoạt động của hệ thống - Bộ xử lí điều
phối CP113 có chức năng như: xử lí cuộc gọi, điều hành, bảo dưỡng và bảo an.
5.5. Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC
CCNC được hình thành từ nhiều thành phần mạch. Cấu trúc này được ghép và
chia thành từng phần theo chức năng của tổng đài EWSD và CNC làm cho CCNC
trở nên phù hợp với những sáng kiến mới và có thế sử dụng mở rộng những linh
kiện mới, những đơn vị chức năng mới.
Một CCNC bao gồm những đơn vị chức năng sau :
- Hệ thống ghép và phân kênh MUX(multiplex system)
- Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG (signalling link termina group)
- Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP(common channel signalling
nextwork processor)
VI. TỔNG ĐÀI PSW ALCATEL 1100
6.1 Các module phần mềm:
Các phần mềm được chia thành 6 nhóm phụ: kết nối vật lý, liên kết, chuyển mạch,báo
hiệu, quản lý và điều hành, thực thi đa kết nối.
a. Nhóm kết nối vật lý: có chức năng xử lý xuất nhập cho các đường
truyền thông. Quản lý mức vật lý.
b. Nhóm liên kết: cung cấp khả năng quản lý các liên kết truyền dữ
liệu ở mức 2.
c. Nhóm chuyển mạch: chức năng của nhóm liên quan đến mức gói
và đặc biệt:
- Truyền các gói dữ liệu ở 2 đầu rất xa
- Truyền các gói báo nhận và điều khiển lên các mức cao hơn
d. Nhóm báo hiệu: chức năng chủ yếu là thiết lập và xóa cuộc gọi
e. Nhóm quản lý và điều hành: các chức năng của nhóm liên quan
đến bảo trì chuyển mạch và đảm bảo cấu hình lại hệ thống trong trường
hợp có sự cố. Quản lý các bộ nhớ ngoài như băng từ, đĩa. Làm công việc
đối thoại với NMC( Network Management Centre).
f. Nhóm thực thi đa kết nối: các chuyển mạch thường phải đáp ứng
vài nghìn cuộc truy xuất. Các truy xuất được xếp thành nhóm các
module trong chuyển mạch. Sự phân nhóm này được thực hiện bởi nhóm
thực thi đa kết nối.
6.2. Các đơn vị phần cứng
Các nhóm chức năng được bố trí trong 4 đơn vị phần cứng chính
-LCU: Line Connection Unit
-PU: Processing Unit
-MSU: Management and Supervision Unit
-IMCU: Inter-Module Communication Unit
a. LCU: thực hiện chức năng của nhóm kết nối vật lý và nhóm
liên kết vậy LCU nối trực tiếp với các đường dây thuê bao hay
liên kết giữa các chuyển mạch.
b. PU: thực hiện chức năng của nhóm chuyển mạch và nhóm
báo hiệu. Xác định các đặc tính chủ yếu của chuyển mạch
- Số lượng các gói được chuyển trong một giây
- Số lượng các cuộc gọi được xử lý tròn vòng một giây
c. MSU: thực hiện chức năng quản lý và điều hành. Tùy thuộc
vào cấu hình, phần cứng sẽ bao gồm một hay nhiều các đơn vị
ngoại vi như:
- Disk: DPU
- Streamer: SPU
- Magnetic tape: MPU( chỉ có trong NMC)
d. IMCU: thực hiện chức năng thực thi và đa kết nối
6.3 Trung tâm quản lý mạng NMC
a. sơ đồ khối:trình bày tổng quát một trung tâm quản lý mạng chuyển mạch gói tương
thích với họ Alcatel 1100
b. Phần mềm: nhiệm vụ của phần mềm được phân bố trên 3 trung tâm chức năng là:
- CTEC: Technical Center- trung tâm kỹ thuật
- CMES: Measurement Center-trung tâm đo lường
- CTAX: Billing Center-trung tâm tính cước
v Trung tâm kỹ thuật CTEC
Là trung tâm chức năng NMC, có hoạt động liên tục cung cấp các chức năng
sau:
Ø Quản lý các đường kết nối, tuyến liên kết, các thuê bao và các tham số cấu hình,
đồng thời truy xuất đến các loại mạng khác nhau.
Ø Quản lý phần mềm gồm các version khác nhau của file chương trình và flie cấu
hình
Ø Cung cấp giao diện tiện ích liệt kê danh sách các đối tượng và tham số từ đơn giản
tới chi tiết.
Ø Quản lý thanh lọc các báo động được gửi từ các tổng đài.
Ø Quản lý đồng hồ thời gian thực.
Ø Sửa chữa và tham chiếu các trạng thái của các thành phần chuyển mạch (FTD,
couper, processor,disk..)
Ø Cho phép kiểm tra bộ nhớ sắp xếp bộ nhớ.
Ø Cho phép 11 cấu hình lại chuyển mạch.
Ø Cho phép thực hiện các vòng kiểm thử nội bộ hay từ xa
v Trung tâm đo lường (CMES)
Ø Có hai dạng đo lường trong Alcatel 1100
Ø Sự đo lường có hệ thống: được khởi động cố định trên toàn mạng, cung cấp thông
tin thống kê theo từng hàng.
Ø Sự đo lường tùy chọn: được kích hoạt bởi điều hành viên hoặc tùy vào lịch trình
cho phép thể hiện chi tiết các mục được chỉ định. Loài này được xử lý và quản lý bởi
CTEC.
CMES cung cấp 3 chức năng:
+ Thu thập các số liệu thống kê từ các PSX( các tổng đài node trên mạng)
+ Xử lý đề thu các thông báo mong muốn.
+ Hiển thị kết quả.
Các thông tin đo lường liên quan đến các hoạt động của các thuê bao cục bộ và các
cửa cổng(gateway) bao gồm:
+ Tải trọng xử lý
+ Dung lượng bộ nhớ bị chiếm chỗ
+ Số lượng kênh logic được dùng bởi trung kế
+ Tải trung kế số lượng cuộc gọi được thực hiện bởi các thuê bao cục bộ.
v Trung tâm tính cước (CTAX)
Chức năng chính của trung tâm là thu nhập có hệ thống các mẫu cước từ các chuyển
mạch.
Mỗi một tổng đài duy trì 2 tập tin cước
+ tập tin ngày hôm nay
+ tập tin ngày hôm trước
Các chức năng khác là bảo mật và truyền tải các thông tin ra bằng từ ngữ.
Câu hỏi:
1) Trình bày 7 lớp của mô hình OSI (Tiêu chuẩn ISO), cho biết lớp
nào là quan trọng nhất trong chuyển mạch gói? Vì sao?
2) Có bao nhiêu giao thức được dùng trong chuyển mạch gói (liệt
kê), các giao thức này có khác gì các giao thức của chuyển mạch
kênh không ?

You might also like