You are on page 1of 42

1. Phân tích ưu nhược điểm của TTVT?

Ưu điểm
- Khắc phục được các yếu tố về địa hình, có thể đảm bảo thiết lập địa hình
tới các vùng có địa hình phức tạp mà các lọa hình thông tin khác không
thực hiện được vì theo cấu trúc của hệ thống vệ tinh thông tin đảm nhiệm
vai trò là trạm chuyển tiếp tích cực nằm ở độ cao rất lớn so với trái đất.
- Thông tin vệ tinh có độ ổn định cao, chất lượng tốt, ít phụ thuộc vào thời
tiết và đảm bảo được việc truyền dẫn thông tin với tốc độ cao băng thông
rộng (106bps).
- Giá thành liên lạc qua đường truyền vệ tinh là không phụ thuộc vào cự li
liên lạc. Điều này thực sự có lợi khi thiết lập đường truyền quốc tế đặc
biệt là đối với hệ thống thông tin di động vệ tinh khi thực hiện chuyển
vùng quốc tế.
Nhược điểm
- Sự suy hao tín hiệu rất lớn:
Độ suy hao: LFS(d, λ) . Không gian tự do độ suy hao : ~200÷230(dB)
- Trễ tín hiệu lớn: lý tưởng 0.25÷0.5(s). Tùy theo cấu trúc mạng của hệ
thống có thể là 1÷2 bước nhảy vệ tinh (trạm phát →vệ tinh→trạm thu)
- Một số băng tần con trong hệ thống thông tin vệ tinh bị ảnh hưởng mạnh
bởi mưa.
- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống rất cao, khả năng sửa chữa và phục
hồi hệ thống khi có sự cố là rất khó khăn. Đặc biệt là các bộ phận trên vệ
tinh thông tin.
2. Ý nghĩa của cửa sổ tần số VT ?quan hệ giữa tần số đường lên và
xuống trong thông tin vệ tinh?
- Cửa sổ tần số vô tuyến:
Dải tần nằm trong khoảng 1GHz÷10GHz cho chất lượng thông tin vệ tinh
là tốt nhất. Vì f>10GHz thì bị ảnh hưởng mạnh bởi mưa(f càng cao thì
bước song càng nhỏ khi bước song nhỏ tới mức có thể so sánh được với
kích thước hạt mưa thì chất lượng lan truyền phụ thuộc vào tham số hạt
mưa,suy hao do mưa có thể là 6dB và phụ thuộc vào tính chất phân cực
của sóng điện từ đặc biệt là sóng phân cực ngang), còn f<1GHz thì ảnh
hưởng mạnh bởi fading.
- tần số tín hiệu đường lên fup link lớn hơn tần số tín hiệu đường xuống f down
link .
Để tránh ảnh hưởng giữa tín hiệu đường lên và tín hiệu đường xuống thì cần
có sự phân biệt tần số của 2 đường truyền này. Mặt khác khi liên lạc tần số
càng lớn thì yêu cầu công suất phát càng cao => độ phức tạp cả thiết bị, kích
thước linh kiện tăng nên trọng lượng của thiết bị bao gồm cả nguồn cung cấp
sẽ càng lớn nên chi phí cho thiết bị càng cao đặc biệt là nếu thiết bị này đặt
trên vệ tinh do vậy fup link > fdown link
3. Tại sao mưa ảnh hưởng tới chất lượng thông tin vệ tinh?có hay
không sự ảnh hưởng này tới thông tin di động?vì sao?
- Thông tin vệ tinh sử dụng băng tần C(6/4GHz) và Ku(14/12GHz) mở
rộng. Đây là những dải tần số cao để xuyên qua tầng điện li nó sẽ bị ảnh
hưởng bởi mưa. Tần số càng cao bước sóng càng nhỏ, khi bước sóng so
sánh được với đường kính hạt mưa thì lúc này chất lượng lan truyền sóng
phụ thuộc vào tham số của mưa, suy hao do mưa có thể 6dB và đặc biệt
nó phụ thuộc vào tính chất phân cực của sóng điện từ. Nếu sóng điện từ
phân cực ngang sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi mưa hơn.
- Thông tin di đọng cũng ảnh hưởng bởi mưa do thông tin di động hoạt
động ở dải tần 0.3-> 3 GHz nên nó có thể bị pha đinh.
4. ứng dụng một số loại quỹ đạo cơ bản?
+ quỹ đạo tầm thấp LEO cách mặt đất 200÷2000Km (phần lớn vệ tinh nằm
ở tầm này) cá vệ tinh nằm ở quỹ đạo này phục vụ cho mục đích viễn
thám ;hệ thống đi động vệ tinh
+quỹ đạo tầm trung MEO cách mặt đất 8000÷20000Km phục vụ cho hệ
thống định vị toàn cầu GPS và trinh thám ở vùng bắc và nam cực.
+quỹ đạo tầm cao HEO cách mặt đất 20000÷40000Km là các quỹ đạo trung
gian để chuyển từ quỹ đạo elip sang quỹ đạo địa tĩnh.
+quỹ đạo địa tĩnh GEO (GSO) quỹ đạo tròn ở độ cao ~40000Km
5. đặc điểm và tính chất của quỹ đạo GEO ,tại sao thường chọn quỹ
đạo này để thiết lập đường truyền vệ tinh?những thuận lợi và khó
khăn khi thực hiện điều này?
vị trí tương đối của 1 vật trên bề mặt trái đất không thay đổi so với vệ tinh
trong suốt quá trình chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo và trái đất quay
xung quanh mình nó. Xuất phát từ đặc điểm này các vệ tinh địa tĩnh thường
được sử dụng cho mục đích thiết lập đường truyền thông tin do anten dơn
giản. Để đảm bảo những đặc điểm trên thì tính chất cơ bản của vệ tinh địa
tĩnh :
+vận tốc góc của vệ tinh sấp sỉ bằng vận tốc góc của trái đất tự quay.
+chu kỳ quay của vệ tinh sấp sỉ 24 giờ (23h57p56s).
+góc nghiêng bằng 0; quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh trùng với mặt phẳng xích
đạo.=> quỹ đạo địa tĩnh chỉ có 1.
6. Phân tích yêu cầu khi chọn vị trí đặt trạm mặt đất của HTTTVT?
Chọn vị trí đặt trạm sao cho có thể điều khiển góc ngẩng anten(góc hợp
bởi trục của búp sóng chính và trục ngang) càng cao càng tốt. Khi đáp ứng
được điều kiện này thì việc điều chỉnh lắp đặt trạm sẽ thuận tiện và đặc biệt
khi góc ngẩng của anten cang cao sẽ làm giảm ảnh hưởng của tạp âm nhiệt
mặt đấy đôi với anten.
Chọn vị trí đặt trạm mặt đất sao cho giảm thiểu ảnh hưởng giao thoa lẫn
nhau giữa trạm mặt đất đang khảo sát với hệ thống viba số mặt đất cũng như
các hệ thống thông tin vệ tinh khác.
Chọn vị trí đặt trạm mặt đấy sao cho tránh được các tạp âm nhân tạo (điện
công nghiệp,nhà ga…)
Chọn vị trí đặt trạm mặt đất sao cho tránh được các ảnh hưởng xấu từ các
môi trường xung quanh tới thiết bị của hệ thống thông tin vệ tinh (ăn mòn
của nước biển…)
Chọn vị trí đặt trạm mặt đất tại nơi có nền đất tốt và có khả năng mở rộng
trạm
7. …… ……………………………gia đình?
Các trạm mặt đất thu tín hiệu vệ tinh cũng có cấu trúc 2 khôi indoor và
outdoor:
- Outdoor : gồm khối LNA và khối down converter.Toàn bộ tín hiệu thu được
từ anten vệ tinh với dải tần thường là dải tần đường xuống của băng Ku
được đưa và bộ LNA và đổi tần 950-1480MHz dẫn vào khối indoor.
- Indoor : đặt trong nhà. Tín hiệu được khuếch đại ở bộ khuếch đại đầu vào
khối indoor và được đưa sang khối lọc bám và hạ tần với mục đích chọn lấy
tần số trung tâm của các kênh truyền hình tương ứng và trộn tần xuống nhận
lấy tần số trung tâm là 70MHz . Tín hiệu trung tần này sau khi được khuếch
đại và chọn lọc khối trung tần 70MHz sẽ được đưa sang khối giải điều chế
FM để đưa ra đầu “giao tiếp” của tivi thế hệ mới. Tuy nhiên để đảm bảo tính
tương thích với tivi thế hệ cũ sử dụng AM thì tín hiệu được đưa sang khối tái
điều chế AM và đầu ra được đưa tới khối tivi thế hệ cũ.
8. Tại sao anten parabol thích hợp với HTTTVT?

- Các tia sóng song song đi vào mặt phản xạ chính, vuông góc với mặt phản
xạ này thì sẽ hội tụ lại tại tiêu điểm của mặt phản xạ. Trong trường hợp này
đặt thiết bị thu tại tiêu cự thì sẽ thu được toàn bộ năng lượng tín hiệu.
- Các tia sóng xuất phát từ tiêu điểm anten tới mặt phản xạ chính sẽ tạo ra các
tia phản xạ song song với nhau.
 Từ 2 tính chất trên => anten parabol rất phù hợp với đường truyền sóng của
thông tin vệ tinh (địa tĩnh)
Khi áp dụng anten parabol cho đường truyền vệ tinh có các nhược điểm sau:
- Yêu cầu độ chính xác cơ khí khí lắp đặt rất cao.
- Dễ tạo ra các vùng tối của anten khi nhận và truyền tín hiệu.
- Dễ tạo ra 1 lớp nước mưa mỏng láng trên bề mặt của anten => lệch tia
sóng(khúc xạ) đối với phía phát.
- Anten parabol gây ra lực cản rất lớn khi có gió to điều này ảnh hưởng mạnh
tới các hệ thống di động vệ tinh(các thiết bị vệ tinh gắn trên phương tiện cơ
động)
Một số công thức tính toán các tham số của anten….(dBi;dBd).
Ví dụ:…
 Muốn giảm suy hao tín hiệu đi bao nhiều lần thì phải tăng công suất phát lên
bấy nhiêu lần
9. Tác dụng của việc trộn tần hai lần trong trạm mặt đất với tuyến phát
hoặc tuyến thu?
Loại triệt để thành phần hài không sử dụng mà không yêu cầu chất lượng bộ
lọc quá cao ( tăng khoảng cách giữa hai thành phần hài).
10.Cấu trúc vệ tinh thông tin và máy thu băng rộng?giải thích tác dụng
của kỹ thuật phân kênh và ghép kênh vệ tinh thông tin.
 Cấu trúc vệ tinh thông tin
- Phần nhiên liệu:
Có những ắcquy đặt trong vệ tinh thông tin được sử dụng khi vệ tinh bay
vào vùng không có ánh sáng mặt trời. Khi có ánh sang mặt trời thì ắcquy
lại được nạp bởi pin năng lượng mặt trời.
- Thân chở:
Khung máy gắn tất cả các thành phần của vệ tinh thành một khối thống nhất.
- Module tải:
Tất cả các mạch điện tham gia vào quá trình chuyển tiếp tín hiệu và điều
khiển vệ tinh.
 máy thu băng rộng
Cấu trúc: khuếch đại tạp âm thấp LNA, trộn tần, khuếch đại công suất
HPA(PA).
Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động liên tục thì máy thu băng rộng sẽ được
thiết kế theo cơ chế dự phòng (2:1) hoặc cũng có thể tăng tùy từng điều kiện
vị trí, địa hình.
 Tác dụng của kỹ thuật ghép kênh và phân kênh trên vệ tinh thông tin: chia
thành các băng tần con
+ Khuếch đại tín hiệu một cách đồng đều trên toàn bộ dải tần.
+ Chia nhỏ thì có thể áp dụng tái sử dụng tần số (kết hợp đặc tính phân
cực của sóng điện từ) sẽ giúp cho dung lượng của hệ thống được cải
thiện đáng kể.
11.Khái niệm, ưu, nhược điểm của kỹ thuật FDMA.
- Khái niệm:
Toàn bộ dải tần số của hệ thống thông tin vệ tinh được chia thành các băng
tần con với các tần số trung tâm tương ứng. Mỗi trạm mặt đất được gán một
hoặc một và băng tần con tùy theo yêu cầu dịch vụ.Để tránh ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các trạm mặt đất thì giữa các băng tần con này có một khoảng tần
số phòng vệ. Như vậy các trạm mặt đất có thể truy cập tới cùng một bộ phát
đáp mà tín hiệu giữa chúng không ảnh hưởng lẫn nhau.
- Nhận xét:
+ ưu điểm:
Đơn giản dễ thực hiện; tải xử lý của hệ thống là ít nhất.
+ nhược điểm:
 Hiệu quả sử dụng tần số không cao.
 Không linh hoạt trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng hệ thống, đặc biệt
khó khăn trong việc mở rộng trạm hoặc tối ưu mạng.
 Cùng một lúc 1 bộ phát đáp phải xử lý nhiều sóng mang khác nhau =>
gây xuyên nhiễu pha điều chế => phải chống nhiễu => năng lượng
cung cấp cho vệ tinh tiêu tốn hơn.
 Nhiễu lân cận và đặc biệt là hiện tượng nhiễu chèn ép sinh ra hiện
tượng bắt giữ tín hiệu => đòi hỏi độ chính xác cao trong quá trình điều
khiển công suất tại các trạm mặt đất, tuy nhiên việc điều khiển này
gặp phải khó khăn do các trạm mặt đất hoạt động là độc lập.
12.Ưu, nhược điểm khi sử dụng TDMA? Lý do độ dài TDMA =125µs.
- Khái niệm: các trạm mặt đất được truy cập tới vệ tinh ở các thời điểm khác
nhau được gọi là các khe thời gian trong khoảng thời gian dành cho mỗi
trạm mặt đất. Các trạm này có thể sử dụng toàn bộ tài nguyên của hệ thông
để truyền dữ liệu của mình. Để tránh được hiện tượng mất đồng bộ về thời
gian giữa các khe bao giờ cũng có một khoảng thời gian phòng vệ.

- Ưu điểm:

 Hiệu quả sử dụng phổ tần là lớn, hiệu suất truyền dẫn cao mặc dù có
nhiều truy nhập.
 Không phải khống chế công suất phát của trạm gốc.
 Tất cả các trạm đều phát và tín hiệu cùng một tần số đối với cả nguồn
và đích nên đơn giản hóa trong việc điều hưởng.
 Phù hợp với hệ thống truyền dẫn số.
- Nhược điểm:
 Yêu cầu sự đồng bộ về thời gian của hệ thống khá chính xác, để thực
hiện yêu cầu này người ta thường sử dụng các trạm mặt đất tham
chiếu hoặc các trạm chuẩn để phát hiện đồng bộ.
 Đôi khi các trạm mặt đất không sử dụng hết dung lượng được cấp gây
lãng phí tài nguyên, khắc phục: sử dụng phương pháp đa truy nhập
MF-TDMA đa truy nhập phân chia đa thời gian đa tần số.
- Lý do độ dài 1 khung TDMA =125µs : khi rời rạc hóa tín hiệu khoảng cách
giữa các mẫu là 125µs , các cụm này cần truyền các mẫu lượng tử cách nhau
125µs => độ dài TDMA =125µs

13.Trình bày nguyên tắc truyền dẫn cụm trong hệ thông TDMA. Định
nghĩa tốc độ cụm. Tại sao TDMA phù hợp với tín hiệu số.
- Kỹ thuật truyền dẫn cụm cho một kênh:

RTDMA = M/TB = Rb(TF/TB) [bps]

RTDMA : tốc độ cum.

M: bit bộ nhớ đệm.

TB : thời gian bộ nhớ đệm.

Rb : tốc độ bit vào.

TF : thời gian một khung.

Note: tốc độ cụm RTDMA là số bít được phát đòng thời trong một cụm chứ không
phải số cụm được phát trong một giây.

Để thực hiện truyền dẫn cụm trong hệ thông TDMA mỗi trạm mặt đất cần một
bộ nhớ đệm với dung lượng M. Trong khoảng thời gian một khung của bộ nhớ
được làm đầy bởi các luồng bit đầu vào với tốc độ Rb và khi đến thời điểm được
phát thì nó phải phát tất cả các bit trên trong khoảng thời gian TB.
- Tại sao TDMA phù hợp với tín hiệu số:

TDMA cấu trúc dữ liệu thành các khung (khe), tín hiệu ở trạm mặt đất phân
bố về mặt thời gian được ghép vào các khe thời gian tạo thành các khung
TDMA =>phù hợp với tín hiệu số

14.Ý nghĩa và nguyên tắc thực hiện kế hoạch đồng bộ cụm trong hệ
thống thông tin vệ tinh(cho tuyến lên và tuyến xuống).
- Đồng bộ cho tuyến xuống

Kỹ thuật này giúp cho các trạm mặt đất xác định được thời điểm để thu các
cụm từ các trạm mặt đất khác gửi tới. Để thực hiện điều này trạm chuẩn
trong hệ thống gửi tín hiệu đồng bộ SORF: tín hiệu nói lên thời điểm bắt đầu
thu của một khung đóng vai trò là thời gian chuẩn trong một khung. Sau khi
thu được SORF thì vệ tinh thông báo cho trạm mặt đất khi nào cần phát để
cụm phát đến vệ tinh đúng vào khe thời gian dành cho nó. Do vị trí các trạm
mặt đất khác nhau nên thời gian trễ của tín hiệu tới các trạm khác nhau. Gỉa
sử trạm khảo sát là trạm A thì tín hiệu của trạm này thực hiện thu một cụm
dữ liệu nhất định: tA + TA

tA: thời gian trễ trong quá trình truyền tín hiệu.

TA: khoảng thời gian tính từ khi có SORF tới cụm cần thu.Đại lượng này
được quy định trong kế hoạch đồng bộ cụm của mạng.

- Đồng bộ cho tuyến lên

Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định thời điểm phát cho mỗi trạm mặt
đất, để vệ tinh xếp dữ liệu của chúng vào đúng khoảng thời gian dành cho
từng trạm. Để thực hiện điều này các trạm mặt đất căn cứ vào tín hiệu
SOTF. Từ mốc thời gian này cũng như kế hoạch đồng bộ cụm các trạm mặt
đất tự xác định thời điểm phát các cụm lưu lượng của mình.

Quan hệ giữa SOTF và SORF :

SORF: khởi đầu khung thu; SOTF: khởi đầu khung phát
Đối với trạm mặt đất thứ i để định ra thời điểm thu và phát khung thứ M ta
căn cứ và hiệu thời gian Di .

m : số thứ tự khung.

TF : độ dài khung.

Ri : khoảng cách từ trạm mặt đất thứ i tới vệ tinh.

15.Tác dụng của quá trình bắt và bám mã trong hệ thống thông tin vệ
tinh khi sử dụng kỹ thuật CDMA.
- Tác dụng của quá trình bắt và bám mã: giúp cho máy thu của trạm mặt đất
tạo ra chuỗi mã c(t) có sự đồng bộ cao với chuỗi mã của máy phát.

- Sơ đồ bắt mã của hệ thống thông tin vệ tinh:

+ Nguyên tắc bắt mã: chuỗi tín hiệu thu được nhân với chuỗi mã do máy
thu tạo ra c(t+ ) tín hiệu đích có dạng : c(t).d(t).cos(wD.t). c(t+ ) được
đưa qua bộ lọc dải thông tới bộ tách sóng đường bao để nhận được điện áp
đường bao biến đổi chậm (Vavg).Điện áp này có giá trị phụ thuộc vào sự
tương quan của c(t) và c(t+ ). Vavg được đưa và khối tách sóng theo ngưỡng
VT nếu Vavg >VT thì tín hiệu thu được ở trạm mặt đất sẽ được đưa tới khối
bám mã, có nghĩa là giá trị của đã đảm bảo được đọ chính xác nhất định.
Trong trường hợp ngược lại thì từ khối tách sóng theo ngưỡng sẽ phát ra tín
hiệu để điều chỉnh giá trị của khối tạo mã.

+ Nguyên tắc bám mã: thực chất của quá trình bám mã là giảm nhỏ giá trị
để cho đại lượng này tiến tới “0”. Để thực hiện bám khối tạo mã tạo ra

chỗi mã sớm và muộn là : c(t+ ) và c(t+ ) hai chuỗi mã này


được đưa tới hai nhánh tách sóng tương quan. Bản chất của việc tách sóng
này là thực hiện nhân chuỗi mã sớm hoặc muộn với chuỗi tín hiệu nhận
được ở đường xuống sau đó qua bộ tách sóng đường bao để nhận được tín
hiệu tương quan sớm và tương quan muộn trên các nhánh tương ứng. Các tín
hiệu này được đưa tới bộ cộng tuyến tính để tạo ra tín hiệu sai số e(t) và
e(t)=0 khi =0. Trong trường hợp ≠0 thì trường hợp này được qua bộ lọc
(lọc thông thấp) để lấy thành phần một chiều biến đổi chậm, điều chỉnh giá
trị của khối mã tạo ra từ khối tạo mã PN.

 Độ chính xác của quá trình bám mã phụ thuộc vào bộ lọc vòng và khả năng
phản ứng của bộ tạo mã PN.

16.Công thức tính nhiệt tạp âm cho phần tử 2 cực và 4 cực.


- Đối với một phần tử 2 cực trong hệ thống thì mật độ nhiệt tạp âm
=T.k T: nhiệt tạp âm phần tử.

k : hằng số Boltzmann =1.38×10-23( )=-228.6Db

- Nhiệt tạp âm là phần tử bốn cực:


F là tỷ số giữa công suất nhiệt tạp âm ở đầu ra phần tử chia cho công suất
nhiệt tạp âm đầu và phần tử.
T0 : nhiệt độ tạp âm đầu và của phần tử thường có giá trị= 2900K.

Te : nhiệt độ tạp âm nội của phần tử.


1. Công thức tính nhiệt tạp âm của hệ thống thông tin vệ tinh(tuyến lên
và tuyến xuống)
Tạp âm đầu vào máy thu :

Máy thu được coi là phần tử 4 cực bao gồm nhiều phần tử con mắc nối tầng (lọc,
khuếch đại, trộn tần).

Đối với tuyến xuống thì lưu ý:


+ không mưa: TA=Tsky+TGround

+ có mưa :
17. Điểm chính của 3 Định luật của Kepler và ý nghĩa của chúng (liên quan
đến sự chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo)?
* Định luật 1: Vệ tinh có thể chuyển động vòng quanh trái đất theo một quỹ đạo
ellip với tâm trái đất nằm ở một trong hai tiêu điểm của ellip. Điểm xa nhất so với tâm
trái đất nằm ở 1 tiêu điểm được gọi là viễn điểm, điểm gần nhất của quỹ đạo được gọi là
cận điểm.

Độ lệch tâm e: 0<e<1 (e=0 => quỹ đạo tròn)

=> Ý nghĩa:

- Vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo tròn hoặc ellip

- Tâm trái đất nằm ở 1 trong 2 tiêu điểm của quỹ đạo ellip

- Khi e=0, quỹ đạo vệ tinh là quỹ đạo tròn và tâm của quỹ đạo trùng với tâm trái đất.
* Định luật 2: Vệ tinh chuyển động theo một quỹ đạo với vận tốc thay đổi sao cho
đường nối giữa tâm trái đất và vệ tinh sẽ quét các diện tích bằng nhau khi vệ tinh chuyển
động trong cùng một thời gian

=> Ý nghĩa:

Vệ tinh sẽ chuyển động nhanh hơn khi ở vùng cận điểm và chuyển động chậm hơn khi ở
cùng viễn điểm, chuyển động đều nếu quỹ đạo là hình tròn.

* Định luật 3: Bình phương thời gian chu kỳ quỹ đạo của vệ tinh sẽ tỷ lệ bậc 3 với bán
kính trục lớn.

Trong đó : P: thời gian bay một chu kì vệ tinh (chu kỳ vệ tinh)

a: bán kính trục lớn

A: hệ số tỷ lệ ( như nhau đối với các vệ tinh)=1,65867x10 -4

=> Ý nghĩa:

Khi bán kính quỹ đạo càng lớn thì chu kỳ quay vệ tinh càng lớn (chu kỳ quay của vệ tinh
địa tĩnh là lớn nhất).

18. Đặc điểm các băng tần C và Ku được phân bổ cho thông tin vệ tinh, cử sổ
tần số vô tuyến, tần số đường lên (fU) và tần số đường xuống (fD)?

* Band C:

- Nằm trong “cửa số tần số vô tuyến” => ít bị suy hao trong khí quyển quả đất cũng như
trong các điều kiện khí tượng như mưa, sương mù... => được sử dụng đầu tiên.

- Kích thước chảo anten lớn.

- Sử dụng cho nhiều hệ thống: TT vi ba, TTVT của Intelsat, vệ tinh nội địa...

- Gần như đã quá tải và gây nhiễu cho các hệ thống khác => cần phân phối vị trí quỹ đạo
và băng tần sử dụng một cách hợp lý.

* Band Ku:

- Kích thước anten nhỏ (chỉ =1/3 so với Band C) => thích hợp cho TT cơ động.
- Ít bị hạn chế về mặt kỹ thuật, có thể triển khai kết nối nhanh với vệ tinh và truyền tín
hiệu.

- Dùng cho TTVT nội địa, viễn thông công cộng...

- Hạn chế: chất lượng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.

* Band Ka:

- Sử dụng cho các TMĐ nhỏ, ít bị nhiễu và gây nhiễu cho các hệ thống khác...

- Ít sử dụng do suy hao lớn trong khí quyển và điều kiện thời tiết.

- Giá thành lớn.

* Cửa sổ tần số vô tuyến:

- Dải tần nằm trong khoảng 1GHz÷10GHz cho chất lượng thông tin vệ tinh là tốt nhất,
suy hao nhỏ nhất, là dải tần số lý tưởng đề truyền sóng cao tần.

- f>10GHz: bị ảnh hưởng mạnh bởi mưa (f càng cao thì bước sóng càng nhỏ khi bước
sóng nhỏ tới mức có thể so sánh được với kích thước hạt mưa thì chất lượng lan truyền
phụ thuộc vào tham số hạt mưa, suy hao do mưa có thể là 6dB và phụ thuộc vào tính chất
phân cực của sóng điện từ đặc biệt là sóng phân cực ngang),

- f<1GHz: hấp thụ bởi tầng điện ly, ảnh hưởng mạnh bởi fading.

* Tần số tín hiệu UL lớn hơn tần số tín hiệu DL.

- Để tránh ảnh hưởng giữa tín hiệu đường lên và tín hiệu đường xuống thì cần có sự phân
biệt tần số của 2 đường truyền này.

- Khi liên lạc tần số càng lớn thì yêu cầu công suất phát càng cao => độ phức tạp các thiết
bị, kích thước linh kiện tăng => trọng lượng của thiết bị lớn => chi phí cho thiết bị cao
đặc biệt là thiết bị đặt trên vệ tinh.

=> Tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí.

19. Đa truy nhập trong thông tin vệ tinh: mục đích, phân loại và đặc
điểm chính, so sánh 3 loại đa truy nhập cơ bản FDMA, TDMA và CDMA?

* Mục đích:

- Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên về băng tần ấn định cho hệ thống (tăng số lượng
TMĐ mà hệ thống có thể phục vụ được)
- Là các gaiir pháp thực hiện sao cho nhiều TMĐ cùng truy nhập tới 1 vệ tinh (1 nút),
cùng truy cập tới một bộ phát đáp mà tín hiệu không bị tranh chấp hay gây nhiễu lẫn
nhau.

* Phân loại: Các phương thức truy nhập chính: FDMA, TDMA, CDMA, SDMA, FAMA
(Fixed Assignment Multiple Access), DAMA (Demand Assignment Multiple Access).

* Đặc điểm chính:

FDMA: Đa truy nhập phân chia theo tần số:

+ Toàn bộ dải tần số của hệ thống thông tin vệ tinh được chia thành các băng tần con với
các tần số trung tâm tương ứng.

+ Mỗi trạm mặt đất được gán một hoặc một vài băng tần con tùy theo yêu cầu dịch vụ.

+ Để tránh ảnh hưởng lẫn nhau giữa các trạm mặt đất thì giữa các băng tần con này có
một khoảng tần số phòng vệ.

=> Các trạm mặt đất có thể truy cập tới cùng một bộ phát đáp mà tín hiệu giữa chúng
không ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Ưu điểm:

- Kỹ thuật thực hiện đơn giản;

- Không cần đồng bộ.

+ Nhược điểm:

- Nhiễu kênh lân cận và điều chế giao thoa => cần điều chỉnh công suất trạm mặt đất.

- Lãng phí băng tần

- Thiếu tính linh hoạt khi lập lại cấu hình...

=> Khả năng đáp ứng của VT thấp khi có nhiều yêu cầu truy nhập.

FDMA là phương pháp đơn giản nhất và ra đời sớm nhất được áp dụng rộng rãi trong các
hệ thống thông tin vệ tinh thế hệ cũ. Ngày nay phương pháp này vẫn được áp dụng cho
các hệ thống vệ tinh dung lượng nhỏ và kết hợp với các phương pháp đa truy nhập khác
trong mạng vệ tinh dung lượng lớn.

TDMA: Đa truy nhập phân chia theo thời gian


+ Các trạm mặt đất được truy cập tới vệ tinh ở các thời điểm khác nhau được gọi là các
khe thời gian trong khoảng thời gian dành cho mỗi trạm mặt đất.

+ Các trạm này có thể sử dụng toàn bộ tài nguyên của HT để truyền dữ liệu của mình.

+ Để tránh được hiện tượng mất đồng bộ về thời gian giữa các khe bao giờ cũng có một
khoảng thời gian phòng vệ.

+ TMĐ sử dụng 1 trạm chuẩn đồng bộ thời gian (khung, cụm) và 1 bộ nhớ đệm để lưu trữ
dữ liệu trước khi phát.

+ Ưu điểm:

- Không có điều chế giao thoa do KĐ phi tuyến.

- VT đáp ứng tốt khi có nhiều yêu cầu truy nhập.

- Tiết kiệm băng tần.

+ Nhược điểm:

- Yêu cầu đồng bộ cao (tín hiệu từ 1 TMĐ cụ thể phải đến vệ tinh trong khe thời gian
dành cho trạm đó sao cho tín hiệu này không làm nhiễu các tín hiệu ở các khe thời gian
lân cận) => HT phức tạp.

- Yêu cầu bộ nhớ của TMĐ lớn để có thể đệm dữ liệu trước khi phát (vì một TMĐ phải
nhận phát tín hiệu từ nhiều user khác nhau).

- Đôi khi các trạm mặt đất không sử dụng hết dung lượng được cấp gây lãng phí tài
nguyên, khắc phục: sử dụng phương pháp đa truy nhập MF-TDMA đa truy nhập phân
chia đa thời gian đa tần số.

CDMA: Đa truy nhập phân chia theo mã

+ Các trạm mặt đất cùng truy nhập tới vệ tinh trên cùng một băng tần, nhưng ký hiệu của
chúng được phân biệt với nhau bằng các mã giả ngẫu nhiên.

+ MT sử dụng mã giả ngẫu nhiên giống phía phát để giải trải, tạo độ trễ để tìm mức tín
hiệu lớn nhất.

+ Dung lượng kênh phụ thuộc và số lượng mã có thể chống nhiễu được ngoài các mã trực
giao.

+ 2 kỹ thuật: DS – trực tiếp, FH – nhảy tần.


+ Ưu điểm:

- Có tính bảo mật, khả năng chống nhiễu trong đó có nhiễu đa đường, cho phép làm việc
với C/N rất thấp.

- Vệ tinh đáp ứng tốt khi có nhiều yêu cầu truy nhập.

- Hiệu quả sử dụng băng tần cao.

- Không đòi hỏi đồng bộ giữa các trạm trong hệ thống như TDMA, một trạm có thể truy
nhập tại thời điểm bất kỳ.

+ Nhược điểm:

- Cấu trúc hệ thống cần thay đổi lớn, hiệu suất thấp.

- Độ rộng băng tần truyền dẫn yêu cầu cao.

CDMA là kỹ thuật đa truy nhập mới và chất lượng tốt nhất hiện nay.

* So sánh 3 loại đa truy nhập cơ bản FDMA, TDMA, CDMA:

- FDMA: cùng t, khác f; TDMA: cùng f, khác t; CDMA: cùng t, f.

- Điều chế: FDMA: điều chế tương tự/số; TDMA, CDMA: điều chế số.

- FDMA, CDMA: tín hiệu truyền đi liên tục; TDMA: tín hiệu chia sẻ theo thời gian, dưới
dạng cụm, không liên tục.

- Hiệu quả sd tài nguyên: FDMA và CDMA yêu cầu tài nguyên về mặt tần số nhiều
hơn;TDMA tiết kiệm phổ hơn.

- Tính đơn giản, phức tạp: Hệ thống TDMA phức tạp nhất, trễ xử lý lớn; HT FDMA đơn
gian, dễ thực hiện; cấu trúc HT CDMA cần thay đổi lớn, hiệu suất thấp.

- Đồng bộ: FDMA và CDMA không cần đồng bộ về thời gian, TDMA cần đồng bộ chặt
chẽ về mặt thời gian.

Đặc điểm đa truy nhập MF-TDMA trong thông tin vệ tinh và mô hình
ứng dụng trong mạng VSAT?

* Đặc điểm:

- MF-TDMA: Đa truy nhập phân chia theo thười gian – đa tần số


- Là tích hợp FDMA và TDMA

- Dung lượng được gán theo 2 chiều thời gian và tần số, một trạm có thể phát trong một
khe thời gian, trên một trong số các kênh tần số.

- Có lợi thế của cả FDMA và TDMA: cho phép dễ dàng mở rộng số thuê bao và dung
lượng dịch vụ, giải pháp mạng mềm dẻo, phân bổ nguồn động và tỷ lệ sử dụng cao.

- Anten và HPA của trạm đầu cuối lớn hơn do cần truyền với tốc độ cao.

- HT này được sử dụng trong quân sự, thông tin quy mô vừa, thông tin nội bộ chính phủ.

* Mô hình ứng dụng trong mạng VSAT

- MF-TDMA trong mạng hình lưới:

+ Trục thời gian được chia thành các khe và khung thời gian, toàn bộ băng thông của
mạng được chia thành một số kênh tần số.

+ Cụm chuẩn được gửi bởi trạm chủ ở đầu mỗi khung trên một kênh tần số cố định => tại
thời điểm đầu mỗi khung, tất cả các trạm phải điều chỉnh tần số thu của mình về tần số đó
để nhận cụm chuẩn và duy trì đồng bộ về thời gian.

+ Trong cụm chuẩn còn chưa bảng cấp phát để cho các trạm biết khe thời gian và tần số
nào chúng dùng để phát và thu các cụm dữ liệu.

- MF-TDMA trong mạng hỗn hợp:

+ Hướng ra: từ Hub tới các trạm VSAT kiểu TDM, chỉ phát một sóng mang duy nhất cho
toàn bộ lượng thông tin tới các VSAT. Trạm VSAT thu sóng này và lọc ra các gói IP của
trạm mình.

+ Hướng vào: từ VSAT về Hub, băng thông hướng vào được chia thành nhiều khoảng
băng tần con, mỗi khoảng sử dụng cho một nhóm các VSAT kết nối về Hub, trên mỗi
băng tần con lại chia thành các khe thời gian. Khi có nhu cầu truyền dẫn, mỗi trạm sẽ
được cấp khe thời gian và khe tần số để phát tin trong khoảng thời gian được gán đó. Khi
không có nhu cầu, trạm Hub thu hồi khe thời gian và tần số để cấp cho VSAT khác. =>
sử dụng hiệu quả băng tần vệ tinh.

+ Đối với các trạm liên lạc với kiểu hình lưới: tại thời điểm đầu, mỗi khung đều phải điều
chỉnh tần số thu của mình về tần số luồng ra để nhận cụm chuẩn từ trạm Hub gửi đến.
20. Bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA: Đặc điểm, yêu cầu, phân loại, các giải
pháp kỹ thuật liên quan đến LNA?

* Đặc điểm:

Khuếch đại tín hiệu mà hầu như không khuếch đại tạp âm do tín hiệu vào nhỏ => cái
thiện đáng kể tỷ số tín/tạp.

* Yêu cầu:

- Có băng tần đủ rộng để bao được khoảng tần số của một băng vệ tinh (C, Ku...)

- Hệ số khuếch đại đủ lớn

- Có nhiệt tạp âm càng nhỏ càng tốt

* Phân loại: Có 3 loại

- Khuếch đại tham số;

- Khuếch đại GaAs – FET;

- Khuếch đại High electron mobility transisto (HEMT)

* Giải pháp kỹ thuật:

- Đặt LNA ngay sau feedhorn để giảm suy hao do feeder.

- Sử dụng các chất làm mát

.Bộ khuếch đại HPA: đặc điểm, yêu cầu, phân loại, các giải pháp kỹ thuật liên
quan đến HPA?

* Đặc điểm:

- Khuếch đại công suất lớn, tần số cao => méo phi tuyến

- Ngăn chặn xuyên điều chế.

* Yêu cầu:

* Phân loại:

- HPA dùng đèn điện tử:

+ HPA dùng đèn Klystron;


+ HPA dùng đèn sóng chạy;

- HPA dùng chất bán dẫn.

* Giải pháp kỹ thuật:

- Sử dụng lùi công suất để HPA làm việc trong vùng tương đối tuyến tính, tránh được
nhiễu xuyên điều chế.

21.“Góc nhìn” của anten trạm mặt đất: khái niệm, tính toán?

- Mỗi SES cần được điều chỉnh tới 1 vệ tinh, hướng của anten tới VT được xác định bởi 2
góc gọi là góc nhìn.

- Góc nhìn gồm: góc ngẩng, góc phương vị


22. Đặc điểm cấu trúc của các loại anten parabol phản xạ 1 lần và ứng dụng

* Ưu điểm:

- Cấu tạo đơn giản nhất và giá thành thấp nhất

- Bức xạ đơn hướng, tính hướng hẹp, hệ số tăng ích cao

* Nhược điểm:

- Bộ chiếu xạ đặt xa đỉnh gương => hệ thống đỡ có kết cấu phức tạp, cồng kềnh, sẽ chắn
đi một phần sóng phản xạ từ gương, gây ra hiệu ứng che tối làm méo đồ thị tính hướng,
tăng búp phụ và làm giảm hiệu suất của anten.

- Feeder tiếp sóng cho bộ chiếu xạ dài gây nên tổn hao và tạp âm lớn.

* Ứng dụng: Không được sử dụng ở các SES thông thường, mà chỉ được sử dụng chủ
yếu ở các trạm thu và các trạm nhỏ, dung lượng thấp.

23. Các đặc điểm cấu trúc và ứng dụng của anten Casegrain trong thông tin
vệ tinh?

- Là anten có gương phản xạ parabol và bộ chiếu xạ theo kiểu Cassegrain.

- Cấu tạo:

(1) gương phản xạ parabol (gương chính)


(2) gương phản xạ hyperbol (gương phụ)

(3) bộ chiếu xạ dùng anten loa nối với ods cấp điện.

- Tiêu điểm của gương phụ được bố trí trùng với tiêu điểm của gương chính (F1).

- Tiêu cự của nhánh hyperbol thứ hai (nhánh ảo) nằm ở đỉnh parabol trên trục chính của
gương (F2).

- Bộ chiếu xạ được bố trị sao cho tâm loa nằm ở giữa đỉnh parabol (F1).

- Sóng điện từ bức xạ từ bộ chiếu xạ anten loa được truyền đến mặt gương phụ, phản xạ
trở lại vào gương chính và từ đây sóng được phản xạ lần thứ hai và truyền đi.

* Ưu điểm:

- Kích thước theo hướng trục quang ngắn hơn (một đoạn bằng bằng tiêu cực của gương
parabol)

- Kết cấu bộ chiếu xạ được đặt ngay đỉnh parabol nên tiện lợi cho việc cấp điện, giá đỡ
đơn giản, feeder tiếp sóng sẽ ngắn hơn => tổn hao và tạp âm nhỏ hơn

- Khắc phục hiện tượng vùng tối ở tiêu điểm.

* Nhược điểm:
Gương phụ chiếm một phần không gian trước gương chính gây ra vùng tối => biên độ
trường không đều => ảnh hưởng đến hệ số định hướng của anten.

* Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến cho các SES thông thường và với các anten có kích
thước trung bình và lớn.

24 .Các tham số của anten Parabol (búp sóng nửa công suất θ-3dB và độ tăng
ích Gmax): định nghĩa, chúng liên quan thế nào đến băng tần ứng dụng và kích
thước anten?

* Các tham số của anten parabol:

- Độ tăng ích cực đại của anten:

πD 2 πDf 2
Gmax =η( ) =η( )
λ c

Trong đó: D là đường kính mặt mở anten

η là hiệu suất anten

Hiệu quất của anten parabol đạt trong khoảng (55-75)%.

- Búp sóng nửa công suất: góc giữa 2 vector mà công suất ở đó giảm đi một nửa (3 dB)
so với mức công suất cực đại.

θ3 dB =70 ( Dλ )=70( fDc )


* Mối quan hệ:

- Đường kính anten càng lớn thì Gmax càng lớn => năng lượng càng tập trung, độ hội tụ
của anten càng lớn

- Cùng anten có đường kính như nhau thì band Ku có Gmax lớn hơn band C

- Búp sóng càng hẹp thì Gmax càng lớn

- Khẩu độ càng nhỏ thì hiệu suất càng cao nhưng nhiễu cũng cao.

25. * Giải pháp tái sử dụng tần số trong trạm không gian:

- Sử dụng các băng tần giống nhau để truyền các sóng mang khác nhau thông qua hai
phân cực (RHC, LHC, VP, HP) hoặc khoảng cách ly không gian.
- Phân bố băng tần cho BPĐ:

+ Băng tần phân bố thường từ vài trăm MHz đến vài GHz => chia thành các băng tần
con.

+ Dải thông của một BPĐ thường là 36, 54, 72MHz, trong đó 36MHz là chuẩn dùng phổ
biến cho dịch vụ truyền hình C-band (6/4GHz).

+ VD: Mỗi vệ tinh GEO tại một vị trí xác định, thì làm việc với một số băng tần nhất
định, C-band (6/4GHz) thì độ rộng phổ cho phép là 500MHz, với dải thông của mỗi bộ
phát đáp là 36MHz thì có thể sử dụng 24 BPĐ liền kề.

26. Phân biệt và so sánh trạm không gian “trong suốt” (transparent) và “tái
sinh” (regenerative)?

- Bộ phát đáp không tái sinh: chỉ làm nhiệm vụ chuyển tiếp với việc biến đổi sóng mang
tuyến lên thành sóng mang của tuyến xuống.

- Bộ phát đáp tái sinh: có bộ giải điều chế và điều chế lại để xử lý tín hiệu trên vệ tinh =>
có khả năng chịu can nhiễu tốt hơn bộ phát đáp không tái sinh, thiết bị trạm mặt đất đơn
giản hơn nhưng vệ tinh phức tạp hơn.
Trong các bộ phát đáp, để tránh tăng trọng lượng và tiêu hao công suất, thường các sóng
mang tốc độ cao lưu lượng lớn gửi đến các mạng tốc độ thấp mới được định tuyến đến bộ
giải điều chế tốc độ cao. Các sóng mang khác thường được chuyển mạch ở tần số vô
tuyến (không tái sinh)

27. Các loại suy hao ảnh hưởng tới chất lượng kênh thông tin vệ tinh và giải
pháp giảm ảnh hưởng của chúng?

Suy hao trong TTVT là sự suy giảm hay mất mát năng lượng tín hiệu trong quá trình
truyền tin giữa các thiết bị và vệ tinh.

* Các suy hao ảnh hướng tới chất lượng kênh thông tin vệ tinh:

Suy hao do:

+ Không gian tự do

+ Khí quyển

+ Thời tiết

+ Mất đồng chỉnh anten

+ Lệch phân cực

* Các giải pháp giảm ảnh hưởng của chúng

- Không gian tự do:

+ Cự ly truyền sóng lớn nên suy hao gây ra trong không gian tự do là lớn nhất:

+ Hệ số suy hao: LFS = ?

=> Khắc phục:

 Tăng công suất phát;


 Tăng độ nhạy máy thu
 Cải thiện hệ số tăng ích của cả máy thu và phát
 Tăng đường kính anten
 Linh động trong dải tần sử dụng
- Khí quyển:

+ Tầng đối lưu: gồm lượng chất khí lớn nhất và hầu hết lượng hơi nước gây ra suy hao.
Suy hao phụ thuộc vào góc ngẩng và tần số của anten. Sự suy hao tỷ lệ nghịch với góc
ngẩng của anten. Suy hao đáng kể khi tần số công tác từ 10GHz trở lên (band Ku, Ka).
Tại tần số 21GHz, 60GHz suy hao là lớn nhất do sự cộng hưởng hấp thụ đối với các phần
tử hơi nước và oxy

=> Khắc phục: Điều chỉnh góc ngẩng và tần số anten phù hợp.

+ Tầng điện ly: Xảy ra hiệu ứng Faraday làm biến thiên cường độ sóng, gây thăng giáng
tín hiệu, ảnh hưởng mạnh đến sóng băng tần thấp (f<1GHz), thay đổi liên tục ngày và
đêm.

=> Khắc phục:

 Tăng tần số phát (trong cửa sổ vô tuyến)


 Điều chỉnh anten phù hợp theo ngày và đêm
 Sử dụng phân cực tròn
Lựa chọn tần số phù hợp.

- Thời tiết (chủ yếu là do mưa): f càng cao thì bước sóng càng nhỏ, khi bước sóng nhỏ tới
mức có thể so sánh được với kích thước hạt mưa thì chất lượng lan truyền phụ thuộc vào
tham số hạt mưa, suy hao do mưa có thể là 6dB và phụ thuộc vào tính chất phân cực của
sóng điện từ đặc biệt là sóng phân cực ngang => tự động điều chỉnh công suất phát, đổi
tính phân cực của sóng điện từ từ ngang thanh đứng.

- Mất đồng chỉnh anten: Anten phát và anten thu lệch nhau tạo ra suy hao do búp sóng
chính của anten thu hướng không đúng chùm tia phát xạ của anten phát => sử dụng cơ
cấu điều chỉnh bám

- Lệch phân cực: Khi hướng của anten thu không đúng hướng với sự phân cực của sóng
tới sẽ dẫn đến suy hao => điều chỉnh hướng của anten.

28. Vùng phủ của trạm không gian: khái niệm, phân loại và các đặc
điểm liên quan?

* Khái niệm:

- Búp sóng là sự tập trung công suất của vệ tinh vào vùng định trước của trái đất.

- Vùng phủ là vùng giao nhau giữa bề mặt trái đất và búp sóng phát ra từ các bộ phát đáp
của anten vệ tinh.

- Mỗi vệ tinh có vùng phủ riêng.

- Hình dạng của vùng phủ phụ thuộc vào dang, độ cao quỹ đạo và loại anten sử dụng.
* Phân loại: Có 4 loại:

- Earth or Global Beam (toàn cầu): phủ tới 42% diện tích bề mặt Trái đất

- Hemispherical Beam (bán cầu): phủ tới 20% diện tích bề mặt Trái Đất

- Zonal Beam (khu vực): phủ <10% diện tích bề mặt TĐ.

- Spot Beam (điểm): phủ 1 khu vực địa lý cụ thể (rất nhỏ).

Chọn búp sóng nhỏ sẽ cho tăng ích và EIRP cao hơn nhưng làm giảm phạm vi phủ sóng
và khả năng kết nối.

* Đặc điểm:

- Các vệ tinh GEO thường dùng loại anten:

+ phát búp sóng bao trùm (global): góc mở 17 đến 18 độ, thường dùng feedhorn trực tiếp
(với band C).

+ phát búp sóng vùng hẹp (spot): búp sóng nhọn chừng vài độ, loài này đảm bảo công
quất không thay đổi trong vùng bao phủ, có thể dùng nhiều feedhorn trên 1 bề mặt phản
xạ tạo nhiều vùng phủ hệp khác nhau.

- Đối với anten chảo, công suất chủ yếu tập trung ở búp sóng chính. Giá trị tiêu chuẩn
cho búp sóng với anten 2.4m và 3.8m tương ứng là 1.5 và 1 độ.

- Bên cạnh của búp sóng chính là các búp sóng phụ. Búp sóng phụ giảm thiểu bằng cách
điều chỉnh các phản xạ phụ.

- Độ lợi của anten và dạng búp sóng phụ thuộc đường kính anten và hình dạng anten.

30. Đặc điểm phân biệt giữa hệ thống thông tin di động mặt đất và hệ thống thông
tin vệ tinh.
- Thông tin vệ tinh có vệ tinh và các trạm mặt đất để thiết lập nên hệ thống thông tin vệ, tần số
đường lên cao hơn tần số đường xuống mục đích của việc này là tiết kiệm năng lượng cho quả vệ
tinh.
- Phạm vi phủ sóng của thông tin vệ tinh rộng hơn rất nhiều so với trong thông tin di động. 3 quả
vệ tinh địa tĩnh có thể phủ sóng toàn bộ bề mặt trái đất (không kể 2 cực của trái đất)
- Trong thông tin di động mặt đất chúng ta cần chia nhỏ vùng phủ sóng thành các tế bào để đảm
bảo yêu cầu hai bài toán là bài toán công suất và dung lượng hệ thống. Mỗi tế bào cần có 1 trạm
gốc BTS để phủ song cho tế bào. Tần số đường lên nhỏ hơn tần số đường xuống mục đích là để
tiết kiệm pin cho di động và sẽ giảm nhẹ khối lượng cho việc thiết kế, sản xuất linh kiện điện
thoại giảm trọng lượng, kích thước cho di động.
- Thông tin vệ tinh thường sử dụng cho mục đích có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn như truyền
hình quảng bá, thông tin 2 chiều, hội nghị từ xa...và là hệ thống tốt nhất để áp dụng cho vúng xa
xôi hẻo lánh mà các hệ thống khác không đến được
- Thông tin di động thường sử dụng cho mục đích liên lạc,thoại, trao đổi dữ liệu, khó có thể
được áp dụng cho các vùng có địa hình hiểm trở xa nơi trung tâm.

31. Bố trí các thiết bị trạm mặt đất như thế nào để đạt chất lượng tín hiệu ở
máy thu tốt nhất?

BR: Băng tần cơ bản


MOD: bộ điều chế
U/C: Bộ đổi tần tuyến lên
HPA: Bộ khuếch đại công suất
LNA: Bộ khuếch đại tạp âm thấp
D/C: Bộ đổi tần xuống
DEM: Bộ giải điều chế
=> Tác dụng: Tín hiệu là video, thoại hay telex được điều chế lên tần số trung tần rồi
đưa lên cao tần rồi nhờ bộ biến đổi tần tuyến lên và được đưa lên vệ tinh, nhưng khoảng
cách từ các trạm lên vệ tinh là rất lớn nên cần bộ khuếch đại công suất để đưa tín hiệu lên
tới vệ tinh. Đối với tuyến xuống khi trạm mặt đất nhận được tín hiệu từ vệ tinh sau khi
qua đường truyền thì sẽ ảnh hưởng bởi can nhiễu và tín hiệu nên cần bộ khuếch đại tạp
âm thấp để khuếch đại tạp âm lớn hơn rồi loại bỏ tạp âm để được tín hiệu.
- Lí do chọn HPA: Được sử dụng để tạo ra công suất đầu ra của tín hiệu có giá trị khá
lớn khoảng hàng KW.Khoảng cách từ SES đến vệ tinh rất lớn => suy hao truyền sóng lớn
=> đòi hỏi trạm mặt đất phải có công suất lớn.
- Lý do chọn LNA: Công suất anten tại trạm SES thu được từ vệ tinh giảm đi khoảng
e20-e21 lần so với mứ tín hiệu ban đầu. Anten thu trạm mặt đất chỉ có thể tăng lên
khoảng e5-e6 lần nhờ hệ số tăng ích của nó => cần phải khuếch đại tín hiệu lên một mức
có thể giải điều chế được với mức tạp âm thêm vào là nhỏ nhất => LNA đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng tín hiệu của trạm mặt đất.

 32. Tại sao phải chia các băng tần con? Vì:
- Khuếch đại tín hiệu một cách đồng đều trên toàn bộ dải tần.
- Chia nhỏ thì có thể áp dụng tái sử dụng tần số (kết hợp đặc tính phân cực của sóng
điện từ) sẽ giúp cho dung lượng của hệ thống được cải thiện đáng kể.
- Các băng tần con sẽ được lọc bởi bộ lọc dải thông tương ứng sau đó được khuếch
đại nhờ bộ khuếch đại HPA.
- Sau khuếch đại tín hiệu được ghép lại với nhau thành dải tần số đường xuống và
đưa ra anten.

33. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin vệ tinh?
8.1.Một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn:
 Ảnh hưởng của mưa:
- Đối với đường truyền tuyến lên chỉ xuất hiện suy hao trên đường truyền mà
nhiệt tạp âm của hệ thống không bị thay đổi do vậy công suất thu và tỉ số tín hiệu
trên tạp am chỉ bị giảm đi lần.
- Đối với tuyến xuống tính toán tương tự như tuyến lên tuy nhiên khi có mưa vì trạm
mặt đất thu bị ảnh hưởng mạnh của yếu tố này đặc biệt nhiệt tạp âm của hệ thống
bị tăng lên do vậy tỷ số tín hiệu trên mật độ tạp âm C/N0 cũng như công suất tín
hiệu thu được sẽ bị thay đổi dẫn đến hệ số phẩm chất G/T bị giảm.
- Đan chéo phân cực: đây là hiện tượng can nhiễu giữa hai sóng phân cực vuông
góc với nhau (nếu là phân cực tuyến tính) hoặc hai sóng quay ngược chiều nhau
(nếu là phân cực tròn) trong hệ thống sử dụng lại tần số bằng việc phân chia phân
cực. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là tính không đẳng hướng của môi trường
mưa, gây lên sự dịch pha cũng như suy giảm khác nhau.
 Suy hao do lệch vị trí anten phát và anten thu:
- Sự lệch hướng giữa hai anten, làm giảm hệ số tăng ích của anten gây ra một suy
hao do lệch hướng là ở phía anten phát và ở phía anten thu:

(dB) (2.5)

(dB)

- Khi lệch khỏi hướng bức xạ cực đại một góc thì hệ số tăng ích được
tính theo công thức:

 Suy hao do mất đồng chỉnh anten


 Suy hao trong thiết bị thu và phát
- Suy hao trên phide phát do thiết bị tiếp sóng cho anten phát nối từ đầu ra máy
phát đến đầu vào anten. Vì vậy để cấp cho anten một công suất thì công suất ra
của máy phát là , có quan hệ:
- Nếu biểu thị qua công suất ra của máy phát thì:
(W) (2.9)

 Suy hao do nhiệt tạp âm hệ thống: Ảnh hưởng bởi tạp âm phidơ và anten.
 Suy hao do lệch phân cực
8.2. Ảnh hưởng của méo phi tuyến:

- Méo phi tuyến là : méo tín hiệu gây ra bởi chính các phần tử phi tuyến trên kênh.
Trong thông tin vệ tinh thì méo phi tuyến chủ yếu là do bộ khuếch đại công suất
HPA gây nên bởi vì do đặc điểm của vệ tinh cần bộ khuếch đại công suất HPA
làm việc ở hiệu suất cao để tiết kiệm năng lượng vì thế thường chọn điểm làm việc
ở gần điểm bão hòa. Đó là nguyên nhân gây méo phi tuyến trong đường truyền
thông tin vệ tinh.
- Làm mở rộng phổ của tín hiệu và gây tạp âm phi tuyến
- Gây méo dạng chòm sao tín hiệu
- Gây ISI phi tuyến
8.3.Tạp âm nhiệt anten : Về bản chất, tạp âm sinh ra do sự chuyển động của điện tử và
sự trao đổi điện tử trong cấu trúc nguyên tử của các phân tử tích cực và thụ động trong
mạch điện. Và tất cả các phần tử này đều sinh ra tạp âm nhiệt, nó làm giảm chất lượng
đường truyền và phụ thuộc vào điện trở, nhiệt độ và băng tần.

8.4. Các ảnh hưởng khác tới chất lượng hệ thống thông tin vệ tinh

- Nhiễu do trạm viba mặt đất : Có hai trường hợp đường viba can nhiễu với hệ
thống vệ tinh là
+ Thứ nhất: Đường thông tin viba mặt đất cùng tần số làm việc với đường lên
của hệ thống thông tin vệ tinh.

+ Thứ hai: Đường thông tin viba mặt đất cùng tần số làm việc với đường xuống
của hệ thống thông tin vệ tinh
- Nhiễu do thông tin vệ tinh bên cạnh
- Suy hao bởi các chất khí trong khí quyển: Các chất khí trong khí quyển gây ra suy
hao do chúng hấp thụ sóng điện từ mà ta phát ra.Sự hấp thụ này càng tăng lên khi
mật độ các chất khí càng dày hay khi áp lực của khí quyển càng tăng lên.
- Ảnh hưởng của hiện tượng khúc xạ
- Ảnh hưởng của hiệu ứng Faraday
- Ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường: Do anten trạm mặt đất nhỏ vì vậy có búp sóng
với độ rộng búp sóng lớn, tín hiệu thu có thể là những tia sóng thu trực tiếp và
những tia sóng do phản xạ từ mặt đất hoặc từ các chướng ngại vật xung quanh.
Trong trường hợp các tia này giao thoa nhưng có pha ngược nhau gây ra suy hao
rất lớn. Đây gọi là hiện tượng fading. Ảnh hưởng này không đáng kể nếu trạm mặt
đất có anten tính hướng cao để loại trừ sóng phản xạ từ mặt đất.

 33. Giải pháp khắc phục các nhược điểm nhờ các loại ăng ten cải tiến:
- Aten Cassegrain: có thêm 1 gương phản xạ phụ vào gương phản xạ chính,hệ
số tăng ích được nâng cao…cải tiến quan trong nhất là rút ngắn khoảng cách
máy phát và phần bức xạ. Nhược: còn vùng tối nhiều hơn.
- Anten phát xạ lệch : Anten lệch có bộ phận fiđơ, gương phản xạ phụ được đặt
ở vị trí lệch một ít so với hướng trục của gương phản xạ để các bộ phận fiđơ và
gương phản xạ nhỏ không chặn đường đi của tia sóng. Do đó búp phụ được cải
thiện rất lớn so với anten cassegrain, dẫn đến hệ số tăng ích lớn hơn.

34. Phân biệt FDM và FDMA?


- FDM: ghép kênh phân chia theo tần số ,là kĩ thuật ghép kênh truyền thống với
thoại. Truyền đồng thời các tín hiệu khác nhau qua cùng 1 kênh băng rộng bằng
cách sử dụng các tần số sóng mang khác nhau nó thuộc phạm vi truyền dẫn
- Trong khi FDMA là khái niệm đa truy nhập, thuộc phạm vi access (truy nhập
mạng), đa truy nhập phân chia theo tần số. FDM thuộc chức năng lớp 1
(transmission layer) trong mô hình OSI còn kiểm soát điều khiển FDMA thuộc
chức năng lớp 2 (hoặc 3).Ghép kênh là khái niệm về tổ chức truyền dẫn giữa hai
nút của một mạng, trong khi đa truy nhập liên quan tới việc tổ chức kết nối từ thuê
bao tới mạng.

35. Một số giải pháp tăng dung lương CDMA:


- Sử dụng repeater (trạm lặp) để tăng công suât , , ... trong trường hợp thiếu code thì có
thể nâng cấp trạm lến sử dụng 2FAs ( mỗi FA sử dụng một sóng mang)... , quy hoạc PNs,
quy hoạch lại chiều cao của trạm cho hợp lý đối với từng cluster...
36. Phân biệt các phương pháp đa truy nhập trong thông tin vệ tinh (FDMA,
CDMA, TDMA, MF-TDMA) về bản chất, ưu nhược điểm và phạm vi ứng
dụng.

FDMA TDMA CDMA MF-TDMA

Toàn bộ dải tần số được Toàn bộ trục thời gian Các trạm mặt đất cùng + Đa truy nhập phân
chia thành các băng tần được chia thành các khe truy cập tới vệ tinh trên chia theo thời gian
Bản Chất con.mỗi trạm được gán 1 thời gian khác nhau. cùng một băng tần.nhưng nhiều tần số
or1 vài băng tần. ký hiệu của chúng được
-Trục tần số giữ nguyên phân biệt với nhau bằng + Hệ thống này được
-Trục tg giữ nguyên mã giả ngẫu nhiên sử dụng trong quân sự,
Các trạm mặt đất truy cập trong thông tin quy mô
Như vậy các trạm có thể tới vệ tinh ở những thời vừa cũng như trong
cùng truy cập tới bộ phát điểm khác nhau(Khe thời thông tin nội bộ chính
đáp mà tín hiệu không ảnh gian).Các trạm này có thể phủ.
hưởng lẫn nhau sử dụng toàn bộ hệ thống
để truyền dữ liệu của mình + Hệ thống thông tin
-Có khoảng tần số phòng vệ tinh MF-TDMA là
vệ -Có khoảng thời gian tích hợp FDMA và
phòng vệ TDMA

=> Có lợi thế của cả


FDMA và TDMA: cho
phép dễ dàng mở rộng
số thuê bao và dung
lượng dịch vụ, giải
pháp mạng mềm dẻo,
phân bổ nguồn động,
và tỷ lệ sử dụng cao...

-Đơn giản dễ thực hiện -Khắc phục mọi nhược -hiệu quả sử dụng tài -Sử dụng hiệu quả
điểm của FDMA nguyên cao băng thông.
Ưu điểm -tải xử lý hệ thống ít nhất - Cho phép phân chia
-Hiệu quả sd phổ lớn,hiệu -tốc độ dữ liệu kênh tài nguyên mạng một
suất truyền cao ……. truyền cao cách linh hoạt.
- Tăng tính bảo mật
-Tính linh hoạt tốt hơn -khả năng bảo mật tốt
của mạng
-không có chèn ép do chỉ
có 1 sóng mang

-Hiệu suất k cao -yêu cầu độ chính xác về -bị giới hạn dung lượng -Tính phức tạp của
đồng bộ hệ thống thiết bị cao.
Nhược -không linh hoạt trong việc -chi phí đầu tư lớn - Vận hành và quản lý
sử dụng cơ sở hạ -lãng phí tài nguyên
điểm
tần…..khó khăn trong việc -tải xử lý hệ thống nhiều phức tạp
mở rộng trạm hơn

- nhiễu xuyên pha điều chế

-chèn ép tín hiệu do có


nhiều sóng mang

Phạm vi Radio,TV phát quảng bá, Điện thoại cố định,điện Điệ thoại di động,3G
điện thoại di động analog thoại di động số GSM
ứng dụng

37. Phân tích nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp khắc phục của méo phi tuyến
trong thông tin vệ tinh.
 NGUYÊN NHÂN :
 Bản Chất Của Méo Phi Tuyến
- Méo phi tuyến là méo tín hiệu gây nên bởi các phần tử phi tuyến.
- Méo phi tuyến trong các hệ thống thông tin vô tuyến thường tồn tại ở các phần tử
ở tuyến cao tần như: Khuếch đại công suất lớn, Khuếch đại tạp âm thấp, các bộ
trộn.
- Đặc biệt, trong hệ thống vệ tinh, để khai thác tối đa tài nguyên trên vệ tinh, người
ta đặt bộ HPA làm việc ở chế độ gần bão hòa và điều này lại gây méo phi tuyến rất
lớn.
- Về cơ bản, méo phi tuyến được nhìn nhận như là một nguyên nhân làm suy giảm
tín hiệu tương tự như tạp âm hệ thống, nhiễu hay suy giảm chất lượng kênh truyền.
 Méo Phi Tuyến Gây Nên Bởi Bộ PAs.
- Do nguồn năng lượng trên vệ tinh, trong các trạm VSAT cỡ nhỏ bị giới hạn, nên
đặt ra vấn đề phải nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng năng lượng. Để thực hiện điều
này, người ta đã đặt các bộ khuếch đại phải làm việc ở các điểm làm việc nằm sát
miền bão hòa.
- Nhưng các bộ khuếch đại được tạo ra chủ yếu từ các phần tử phi tuyến nên việc
này gây ra méo phi tuyến tín hiệu.
- Đối với bộ HPA việc đưa điểm làm việc ở điểm gần miền bão hòa làm tăng hiệu
suất khuếch đại lên tới 70%. Việc này đã dẫn đến sự méo cả pha lẫn biên độ:
- Do đó, trên chòm sao tín hiệu tạo ra hiện tượng “sao chổi” , hay nói cách khác tín
hiệu đó đang bị ảnh hưởng bởi méo phi tuyến.

 Méo Phi Tuyến Gây Bởi Bộ Trộn Tần.


- Trong máy thu hay máy phát, người ta sử dụng bộ trộn tần để tăng hoặc giảm tần
số.
- Trong thông tin vệ tinh, do tần số làm việc cao và siêu cao, người ta sử dụng các
mạch trộn tần Bazo chung.
- Sản phẩm đầu ra của mạch trộn tần là tần số có ích (đã được tăng hoặc giảm) và
các thành phần hài bậc cao của nó. Và chính các hài bậc cao này gây ra hiện tượng
méo tín hiệu.
- Tuy nhiên, việc méo phi tuyến gây ra bởi bộ trộn tần dễ dàng bị loại bỏ.
 Kết luận: Méo phi tuyến gây ra chủ yếu và khó giải quyết nhất bởi bộ HPA
trên vệ tinh
 ẢNH HƯỞNG CỦA MÉO PHI TUYẾN:
 Làm mở rộng phổ của tín hiệu và gây tạp âm phi tuyến
- Giả sử đầu vào của HPA là X, đầu ra là Y, ta luôn có thể khai triển Taylor:

(2.18)

- Trong công thức (2.18), các thành phần bậc chẵn không gây ảnh hưởng tới tín hiệu
đang xét, còn các thành phần bậc lẻ thì gây ra sản phẩm xuyên điều chế dưới dạng
tạp âm phi tuyến trong băng và bức xạ ngay sát ngoài băng tín hiệu làm mở rộng
phổ tín hiệu.
- Sự mở rộng của phổ tín hiệu như thế làm tăng phát xạ giả ngoài băng (spurious
radiation) gây nhiễu trên kênh lân cận. Tạp âm phi tuyến thì góp phần làm giảm tỷ
số tín trên tạp SNR, do vậy của hệ thống tăng.
 Gây méo dạng chòm sao tín hiệu
- Hệ thống điều chế M-QAM (M > 4) có nhiều biên độ tín hiệu. Mà với đặc tuyến phi
tuyến của HPA thì biên độ tín hiệu càng lớn hệ số khuếch đại càng nhỏ, mặt khác
biên độ tín hiệu lớn thì sự quay pha càng lớn.
- Do sự méo pha và biên độ nên các điểm tín hiệu sau khi ra khỏi bộ khuếch đại công
suất HPA không còn nằm trên lưới vuông góc nữa. Biểu đồ chòm sao tín hiệu sẽ
trở thành dạng sao chổi như hình 2.5, khoảng cách từ điểm tín hiệu tới biên quyết
định gần nhất sẽ thay đổi sẽ làm cho tăng.
Hình 2.1 Chòm sao tín hiệu M-QAM dưới ảnh hưởng của méo phi tuyến
 Gây ISI phi tuyến
- Do HPA nằm giữa bộ lọc phát và thu nên hàm truyền của toàn hệ thống vốn được
thiết kế và san bằng nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn Nyquist thứ nhất, nhưng khi làm
việc sẽ không còn thỏa mãn tiêu chuẩn Nyquist thứ nhất nữa.
- Điều này dẫn đến sinh ra ISI và được gọi là ISI phi tuyến để phân biệt với ISI gây
bởi méo tuyến tính.
- Dưới tác động của méo phi tuyến, chòm sao tín hiệu thu với hệ thống điều chế M-
QAM là M cụm điểm có diện tích không đều nhau, dạng sao chổi, phân bố không
đối xứng quanh các điểm trung bình.
- Tín hiệu có biên độ càng lớn thì diện tích cụm điểm càng lớn và bị lệch càng nhiều
như có thể thấy trên hình 2.5.
- Để khuếch đại tín hiệu với mức công suất đủ lớn đưa ra anten phát lên vệ tinh, các
trạm mặt đất thường sử dụng các bộ khuếch đại công suất lớn HPA có công suất từ
vài chục W đến vài kW tùy theo dung lượng thông tin của trạm mặt đất.
- Tùy theo mức công suất và băng tần sử dụng, các bộ HPA hiện nay thường được
dùng: Đèn sóng chạy TWTA, đèn Klistron, Tranzistor trường FET.
 Gây méo kênh lân cận.
- Như ở phần a đã phân tích, hiện tượng mở rộng phổ tín hiệu vô tình lại là nguyên
nhân lớn gây méo tín hiệu ở các hệ thống thông tin vô tuyến cũ sử dụng FDM.
- Do phổ tín hiệu bị mở rộng dẫn sự chồng chéo tín hiệu ở các kênh sử dụng tần số
lân cận nhau ở cùng một tế bào (cell).
- Đối với các hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ mới (CDMA), các lý thuyết về cụm
không được sử dụng, các kênh tín hiệu được mã hóa riêng thì không còn việc
chồng lấn tín hiệu giữa các kênh lân cận.
 CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC MÉO PHI TUYẾN
1-Khắc phục bộ HPA

- PP lùi công suất: Độ lùi công suất ra đỉnh BOP (Peak Back-Off) là độ chênh tính
theo dB giữa công suất ra bão hòa của HPA và công suất ra đỉnh của tín hiệu.
- Việc tăng BOP sẽ đẩy điểm làm việc của HPA về vùng tuyến tính hơn, do vậy
giảm được méo phi tuyến gây bởi HPA.
- Tuy nhiên, giảm quá mức sẽ làm giảm hệ số Eb/No hay là tăng BER => Tồn tại
một giá trị BOP tối ưu.
Hình 3.1 Đường cong xác suất lỗi bit BER

2, Kỹ Thuật Méo Trước

- Bản chất: Nếu coi sự méo phi tuyến là một hàm truyền của một khối nhất định.
Thì bộ gây méo trước có hàm truyền là hàm nghịch đảo của hàm phi tuyến. Do đó,
hàm truyền tổng cộng của cả hệ thống sẽ là hàm truyền của một hệ thống không có
méo.
- Cách xác định hàm của bộ gây méo trước Để xác định được hàm của méo phi
tuyến, ở phía phát sẽ phát một chuỗi huấn luyện ở phía thu sẽ tính độ sai khác của
chuỗi tin và tính toán lượng méo phi tuyến, sau đó điều chỉnh bộ gây méo trước
sao cho phù hợp. Người ta chia các bộ méo trước tùy theo:
 Vị trí đặt thiết bị:
a.Méo trước tín hiệu :
Bộ méo trước tín hiệu SP phát ra tín hiệu bù lại đặc tính phi tuyến bị gây ra bởi
module tín hiệu cao tần RF mà không cần việc truy cập chuỗi Symbol dữ liệu gốc trước
đó. Các bộ méo trước tín hiệu được đặt sau bộ lọc tạo dạng tín hiệu băng gốc và nó
thường được cài đặt với thiết bị điều chỉnh tuyến tính. Nếu chúng làm việc ở băng tần cơ
sở hoặc các tín hiệu trung tần, việc xây dựng theo phương pháp số, thích nghi là một
phương án khả thi. Trong trường hợp này tiêu chuẩn thiết kế thông thường điều chỉnh
tham số của bộ méo trước là cực tiểu hoá sai số bình phương trung bình giữa tín hiệu phát
đi và tín hiệu thu được ( tối ưu hoá miền thời gian). Các bộ méo trước làm việc ở dải cao
tần RF, được thực hiện với công nghệ tương tự và thường được thiết kế nhằm cực tiểu
thành phần xuyên điều chế và mật độ phổ công suất PSD ngoài băng tần (tối ưu miền tần
số) PSD (Frequency Domain Optimization).

Hình 3.6: Bộ méo trước tín hiệu ở băng tần cơ sở


Hình 3.6 minh hoạ cấu hình phần cứng cho bộ méo trước tín hiệu thích nghi ở
băng tần cơ sở. Điều chế dữ liệu phát tín hiệu phức mong muốn x(t) và bộ méo trước phát
tín hiệu phức p(t) = H(x(t)) chúng thực hiện sửa méo phi tuyến được gây ra bởi Modulle
tín hiệu cao tần RF.
b.Méo trước dữ liệu :
-Bộ méo trước dữ liệu làm việc với các Symbol dữ liệu băng tần cơ sở. Nó chỉnh sửa
Constellation đã được truyền đi sao cho, sau bộ lọc tuyến tính và xử lý phi tuyến ở
đường xuống, Constellation của các mẫu tín hiệu nhận được đúng như (hoặc gần
đúng như) Constellation tín hiệu mong muốn.

- Hiển nhiên méo trước dữ liệu chỉ có thể ứng dụng cho cấu trúc điều chế tuyến
tính. Hình 3.7 minh hoạ cấu hình phần cứng của bộ méo trước dữ liệu thích nghi
ADP. Khi bộ méo trước được đặt ở trước bộ lọc tạo dạng xung, cần có các bộ nhớ
để tạo ra đáp ứng của chúng. Do vậy bộ méo trước dữ liệu dịch chuỗi hữu hạn P
Symbol và tạo ra một Symbol bị méo trước b[n]:
b[n]=H(a[n-Q],…,a[n],…,a[n+R])= H(aP[n]) (3.22)
Trong đóP=Q+R+1 là độ dài nhớ của bộ méo trước.
 Theo bản chất bộ méo trước :
a.Méo trước tương tự
-Méo trước tương tự được tạo ra bởi thiết bị tương tự, nó thường được đặt trước bộ
khuếch đại công suất cao HPA. Và sửa dạng sóng được truyền đi (méo trước tín
hiệu).
-Điển hình, các bộ méo trước tương tự chuyển đổi đa thức gần đúng bậc ba hoặc bậc
năm (chỉ các số hạng lẻ được biểu diễn trong dải thông của máy phát) của đặc
tuyến của bộ khuếch đại.
-Ví dụ bộ tạo méo khối, một trong những thành phần thông thường nhất của các bộ
méo trước bao gồm một cặp Diode được kết nối không song song, và trở kháng
tuyến tính kết hợp với bộ ghép lai 180 0. Bộ ghép kênh tương tự dải rộng, nó có sẵn
trong các thiết bị IC thương mại, có thể được sử dụng để nhận được thành phần
méo trước bậc năm
b.Méo trước số
- Không giống như phương pháp méo trước tương tự, bộ méo trước hiện bằng
phương pháp số, có khả năng thay đổi đáp ứng của bộ khuếch đại công suất HPA,
như là vấn đề về nhiệt độ, sự lão hoá, dẫn đến thay đổi điểm làm việc,… rõ ràng
công cụ số là quy chuẩn cho méo trước dữ liệu.
- Trong méo trước tín hiệu số, tín hiệu ở băng tần cơ sở thường được biến đổi A/D,
sau đó đưa đến cho bộ vi xử lý để tiến hành lấy mẫu méo trước và cuối cùng biến
đổi quay trở về dạng tương tự để dịch tần số và khuếch đại công suất.
- Hoạt động của bộ méo trước số yêu cầu đặc tính kỹ thuật của tốc độ lấy mẫu và
các mức lượng tử. Tốc độ lấy mẫu phải được lựa chọn theo cả độ rộng băng thông
của các tín hiệu để xử lý, phát đi và công suất tiêu thụ trong bộ xử lý số. Số mức
lượng tử được lựa chọn để đảm bảo chất lượng của bộ méo trước với một lượng
dự trữ nhất định. Lượng tử không đều có thể được sử dụng để nén vùng có tín hiệu
lớn hơn và giãn vùng tín hiệu có tín hiệu nhỏ hơn.
3. Lựa Chọn Phương Pháp Điều Chế Thích Hợp :
- Do méo phi tuyến ảnh hưởng tới cả pha và biên độ nên đối với các phương pháp
điều chế khác nhau, ảnh hưởng cũng khác nhau:
+ Với đường bao tín hiệu biến thiên phương pháp điều chế đa mức có hiệu quả băng
thông cao: như tín hiệu M-QAM và M-ASK => ảnh hưởng méo phi tuyến lớn

+ Phương án điều chế với đường bao không đổi hoặc ít thay đổi có hiệu suất băng thông
thấp nhưng đạt hiệu quả công suất cao rất cao: như CPM, D-M-PSK, M-PSK => ảnh
hưởng nhỏ

- Khi sự lùi công suất không thể đáp ứng để giảm méo phi tuyến, thì người ta sẽ sử
dụng phương pháp điều chế có đường bao không đổi.
4. Phương Pháp Quay Pha Phụ.

- Nguyên lý hoạt động: Dưới tác động của méo phi tuyến, các cụm điểm tín hiệu đều
bị quay pha theo một chiều. Việc quay pha này, sẽ làm thay đổi khoảng cách từ
điểm tín hiệu tới biên quyết đinh, do đó, làm tăng xác suất lỗi bit. Tuy nhiên, bằng
việc quay pha lại toàn bộ các cụm điểm, ta có thể triệt tiêu một phần tác động của
méo phi tuyến.
- Hình trên mô tả sơ lược ý tưởng này, vẽ với một góc phần tư của chòm tín hiệu 16-
QAM cho đơn giản, trong đó các mũi tên màu xanh thể hiện tác động của các biến
điệu biên độ và pha làm quay các điểm tín hiệu (ban đầu chữ thập màu xanh thành
các điểm tròn đen); các đường màu đỏ thể hiện hệ trục mới sau khi quay sóng
mang đi APS.

1. Phân tích ưu nhược điểm của TTVT?


2. Ý nghĩa của cửa sổ tần số VT ?quan hệ giữa tần số đường lên và xuống trong
thông tin vệ tinh?
3. Tại sao mưa ảnh hưởng tới chất lượng thông tin vệ tinh?có hay không sự ảnh
hưởng này tới thông tin di động?vì sao?
4. ứng dụng một số loại quỹ đạo cơ bản?
5. đặc điểm và tính chất của quỹ đạo GEO ,tại sao thường chọn quỹ đạo này để
thiết lập đường truyền vệ tinh?những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện điều
này?
6. Phân tích yêu cầu khi chọn vị trí đặt trạm mặt đất của HTTTVT?
7. …… ……………………………gia đình?
8. Tại sao anten parabol thích hợp với HTTTVT?

9. Tác dụng của việc trộn tần hai lần trong trạm mặt đất với tuyến phát hoặc tuyến
thu?
10. Cấu trúc vệ tinh thông tin và máy thu băng rộng?giải thích tác dụng của kỹ
thuật phân kênh và ghép kênh vệ tinh thông tin.
11. Khái niệm, ưu, nhược điểm của kỹ thuật FDMA.
12. Ưu, nhược điểm khi sử dụng TDMA? Lý do độ dài TDMA =125µs.
13. Trình bày nguyên tắc truyền dẫn cụm trong hệ thông TDMA. Định nghĩa tốc độ
cụm. Tại sao TDMA phù hợp với tín hiệu số.
14. Ý nghĩa và nguyên tắc thực hiện kế hoạch đồng bộ cụm trong hệ thống thông tin
vệ tinh(cho tuyến lên và tuyến xuống).
15. Tác dụng của quá trình bắt và bám mã trong hệ thống thông tin vệ tinh khi sử
dụng kỹ thuật CDMA.
16. Công thức tính nhiệt tạp âm cho phần tử 2 cực và 4 cực.
17. Điểm chính của 3 Định luật của Kepler và ý nghĩa của chúng (liên quan đến sự
chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo)?
18. 18. Đặc điểm các băng tần C và Ku được phân bổ cho thông tin vệ tinh, cử sổ tần
số vô tuyến, tần số đường lên (fU) và tần số đường xuống (fD)?
19. 19. Đa truy nhập trong thông tin vệ tinh: mục đích, phân loại và đặc điểm chính,
so sánh 3 loại đa truy nhập cơ bản FDMA, TDMA và CDMA?

20. Bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA: Đặc điểm, yêu cầu, phân loại, các giải pháp kỹ
thuật liên quan đến LNA?
Bộ khuếch đại HPA: đặc điểm, yêu cầu, phân loại, các giải pháp kỹ thuật liên
quan đến HPA?
21. “Góc nhìn” của anten trạm mặt đất: khái niệm, tính toán?

22. Đặc điểm cấu trúc của các loại anten parabol phản xạ 1 lần và ứng dụng
23. Các đặc điểm cấu trúc và ứng dụng của anten Casegrain trong thông tin vệ tinh?
24. Các tham số của anten Parabol (búp sóng nửa công suất θ-3dB và độ tăng ích
Gmax): định nghĩa, chúng liên quan thế nào đến băng tần ứng dụng và kích
thước anten?

25. * Giải pháp tái sử dụng tần số trong trạm không gian:
26. Phân biệt và so sánh trạm không gian “trong suốt” (transparent) và “tái sinh”
(regenerative)?
27. Các loại suy hao ảnh hưởng tới chất lượng kênh thông tin vệ tinh và giải pháp
giảm ảnh hưởng của chúng?
28. Vùng phủ của trạm không gian: khái niệm, phân loại và các đặc điểm liên quan?
29.
30. Đặc điểm phân biệt giữa hệ thống thông tin di động mặt đất và hệ thống thông tin vệ
tinh.
31. Bố trí các thiết bị trạm mặt đất như thế nào để đạt chất lượng tín hiệu ở máy thu
tốt nhất?
32. Tại sao phải chia các băng tần con? Vì:
33. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin vệ tinh
Giải pháp khắc phục các nhược điểm nhờ các loại ăng ten cải tiến:

34. Phân biệt FDM và FDMA?


35. Một số giải pháp tăng dung lương CDMA:
36. Phân biệt các phương pháp đa truy nhập trong thông tin vệ tinh (FDMA,
CDMA, TDMA, MF-TDMA) về bản chất, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
37. Phân tích nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp khắc phục của méo phi tuyến
trong thông tin vệ tinh.

You might also like