You are on page 1of 38

Chương 6.

Truyền sóng: Tổn hao trên đường truyền kích


thước lớn

6.1 Phân loại sóng theo phương thức lan truyền và theo dải tần
Môi trường truyền sóng là một bộ phận của kênh thông tin vô tuyến, vì vậy
bên cạnh việc quan tâm đến tính năng và chất lượng của thiết bị đầu cuối (phát và
thu sóng) ta còn phải lưu ý đến đặc điểm của đường truyền sóng, điều này liên
quan đến tần số lựa chọn và phương thức truyền sóng.[15]
Trong môi trường đồng nhất, sóng lan truyền theo đường thẳng với vận tốc
không đổi (mô hình không gian tự do), khi sóng truyền lan gần mặt đất, sự có mặt
của đất bán dẫn điện gây phản xạ sóng từ mặt đất làm biến dạng cấu trúc sóng và
gây hấp thụ sóng trong đất; ngoài ra do mặt đất có dạng hình cầu sóng truyền lan
trên đó có thể sẽ bị nhiễu xạ truyền cong đi (xảy ra với những sóng có bước sóng
hàng trăm hàng nghìn mét, sóng nhiễu xạ không truyền lan vượt quá 300-400km),
đấy là chưa kể đến sự phức tạp của địa hình mặt đất
Những sóng vô tuyến truyền lan gần mặt đất theo đường thẳng hoặc bị
phản xạ từ mặt đất hoặc bị uốn đi theo độ cong mặt đất do hiện tượng nhiễu xạ
gọi là sóng đất (sóng này có thể ở các dải tần số)
Ngoài ảnh hưởng của mặt đất sóng còn chịu ảnh hưởng của tầng khí quyển
bao quanh trái đất. Hai miền chính có thể ảnh hưởng đến truyền lan của sóng là
tầng đối lưu và tầng điện ly.
Tầng đối lưu là tầng khí quyển thấp, tính từ mặt đất lên đến độ cao 10-
15km. Đó là môi trường không đồng nhất. Tính không đồng nhất này có thể uốn
cong tia sóng làm cho nó truyền đi xa trên mặt đất cong đồng thời gây nên sự tán
xạ sóng, những sóng tán xạ có thể đạt tới 1000km kể từ đài phát.
Hiệu ứng khuếch tán chỉ biểu hiện rõ với những bước sóng ngắn hơn 10m,
còn sự làm cong tia sóng thể hiện rõ ở những bước sóng dài hơn. Ngoài ra trong
một số điều kiện khí tượng thích hợp sẽ phát sinh sự truyền sóng trong tầng đối
lưu theo kiểu “ống dẫn sóng “ cho phép những sóng có bước sóng ngắn hơn 3m
truyền lan tới cự ly 800-1000km.
Những sóng vô tuyến truyền đi xa trên mặt đất do khuếch tán trong tầng
đối lưu hoặc do tác dụng của ống dẫn sóng trên tầng đối lưu gọi là sóng tầng đối
lưu
Tầng điện ly là miền khí quyển cao nằm ở độ cao 60-600km so với mặt đất.. Ở độ
cao này mật độ không khí rất nhỏ và chất khí bị ion hoá (do bức xạ mặt trời) tạo

80 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


nên một số lớn điện tử tự do (khoảng 102-106 điện tử/cm3). Đối với sóng điện từ
tầng điện ly có thể xem là môi trường bán dẫn điện vào sóng có thể phản xạ từ đó.
Tính toán và thực nghiệm cho thấy tầng điện ly có thể phản xạ những sóng có
bước sóng dài hơn 10m. Với những sóng ngắn hơn tầng điện ly là môi trường
“trong suốt”. Bằng cách phản xạ một lần hoặc nhiều lần tại tầng điện ly sóng có
thể truyền lan rất xa.Bên cạnh khả năng phản xạ sóng vô tuyến,tầng điện ly có các
miền không đồng nhất có thể tán xạ sóng làm cho nó có thể lan truyền rất xa.
Những sóng vô tuyến truyền tới các cự ly xa do sự phản xạ (một lần hoặc
nhiều lần), hoặc do khuếch tán từ tầng điện ly gọi là sóng điện ly. (lan truyền
sóng điện ly có thể xảy ra với mọi tần số.)
Những sóng vô tuyến truyền từ trạm mặt đất đến các vệ tinh hoặc các con
tàu trong khoảng không vũ trụ là những sóng không bị tầng điện ly cản trở hoặc
khuếch tán. Những sóng này chỉ bị hấp thụ tại tầng đối lưu nơi nó truyền qua khi
có mưa, sự suy giảm sóng phụ thuộc cường độ mưa và phụ thuộc tần số. Tần số
sóng càng cao, mưa càng nhiều suy giảm sóng càng nhiều.
Những sóng truyền lan trực tiếp giữa mặt đất và các đối tượng trong vũ trụ
được gọi là sóng vũ trụ.(chỉ những sóng có tần số từ 1GHZ trở lên mới thích hợp
với điều kiện truyền lan trong vũ trụ)
Trên cơ sở đặc tính lan truyền sóng kể trên người ta phân ra các dải sóng và
các lĩnh vực sử dụng tương ứng
1. Tần số cực kỳ thấp(ULF): 30-300Hz( >10000m) dùng trong nghiên cứu vật lý
2. Tần số cực thấp (ELF):300-3000Hz- thông tin dưới nước và trong lòng đất
3. Tần số rất thấp(VLF):3-30kHz- Vô tuyến đạo hàng,thông tin di động trên biển
4. Tần số thấp(LF):30-300kHz( 1000-10000m)-Vô tuyến đạo hàng , thông tin di
động trên không
5. Tần số trung bình(MF):300-3000KHz( 100-1000m)-Phát thanh, thông tin hàng
hải, vô tuyến đạo hàng
6. Tần số cao(HF):3-30MHz(10-100m)-Phát thanh sóng ngắn,thông tin di động
các loại, thông tin quốc tế
7. Tần số rất cao(VHF):30-300MHz(1-10m): Truyền hình và phát thanh FM
8. Tần số cực cao (UHF):300-3000MHz(10-100cm)-Truyền hình, các loại thông
tin di động, các loại thông tin cố định
9. Tần số siêu cao(SHF):3-30GHz(1-10cm)-Thông tin vệ tinh và ra đa> Viễn
thông công cộng,vô tuyến thiên văn
10. Tần số vô cùng cao(EHF):30-300GHz(1-10mm)-Vô tuyến thiên văn, ra đa
sóng milimet, thông tin vệ tinh,nghiên cứu và thí nghiệm

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 81


11. Sóng có bước sóng dưới milimet:300-3000GHz: nghiên cứu và thí nghiệm
Từ sự phân loại loại trên ta giới hạn điều kiện nghiên cứu truyền sóng
trong thông tin di động hiện nay:
-Tần số ở dải UHF
-Sóng lan truyền là sóng đất có anten đặt cao (trạm gốc có phần bức xạ đặt ở độ
cao lớn hơn nhiều lần bước sóng), qua các địa hình khác nhau
-Kích thước mỗi tế bào <30km nên bỏ qua độ cong của bề mặt trái đất

6.2 Truyền sóng trong thông tin di động


Đường truyền vô tuyến khác đường truyền dây dẫn bởi nhiều yếu tố như đa
đường, suy giảm, chuyển động của nguồn thu phát, nhiễu loạn bất thường,… Mô
hình hoá kênh vô tuyến là phần khó nhất trong trong thiết kế hệ thống thông tin vô
tuyến, nó dựa trên một số phép đo và các phương pháp thống kê chia làm 2 phần:
Mô hình lan truyền cho phép dự đoán được mức tín hiệu thu TB tại một
khoảng cách xác định với nguồn phát giúp cho việc thiết kế anten phủ sóng gọi là
mô hình lan truyền kích thước lớn ( khoảng cách phát-thu (T-R) thường là vài
trăm đến hàng ngàn mét ở môi trường outdoor hay vài met đến vài chục met ở môi
trường indoor và là vùng trường xa ).
Mô hình biểu diễn sự thăng giáng của tín hiệu thu được khi xê dịch vị trí
thu một khoảng nhỏ (vài bước sóng) hoặc trong một thời gian nhỏ (cỡ giây) gọi là
mô hình suy giảm kích thước nhỏ ( suy giảm - fading, thực chất không phải là mất
mát mà là do bù trừ từ các tín hiệu khác pha ). Fading làm thăng giáng tín hiệu đến
vài bậc ( 30 đến 40dB khi xê dịch trong phạm vi một phần của bước sóng).
.

Hình 6.1 Công suất thu thực tế

82 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Một máy di động (MS) khi chuyển động ra xa trạm gốc (BS), tín hiệu TB
của nó ( tính theo thời gian hay trong lân cận 5-40 lần bước sóng - khoảng 10m ở
tần số 1-2 GHz ) có thể dự đoán theo mô hình kích thước lớn. Còn mức thăng
giáng của nó ( tức là khi xê dịch nhỏ ) dự đoán theo mô hình kích thước nhỏ.
Trước khi phân tích các môi trường truyền sóng phức tạp, ta xem xét các
mô hình truyền sóng đơn giản để làm cơ sở cho việc đánh giá tổng hợp

6.3 Mô hình lan truyền trong không gian tự do:


Đây là mô hình giữa T-R không có vật cản. Ví dụ về mô hình này có thể là
liên lạc vệ tinh hoặc đường truyền viba (microwave line-of-sight). Từ tính chất lan
truyền của sóng điện từ ta có công thức Friis [1]:
P G G 2
Pr d   t t 2 r 2 (6.1)
4  d L
Trong đó P t là công suất phát, P r (d) là công suất thu , d là khoảng cách giữa
T-R (d thuộc vùng trường xa d > d f = 2D2/λ ). Công suất thu phát phải tính cùng
đơn vị. G t ,G r là hệ số tăng ích của anten phát và thu (là đại lượng không thứ
nguyên). L là mất mát hệ thống liên quan đến đường truyền, đến mất mát trên cáp
dẫn, trên anten (L>1), λ là bước sóng lan truyền tính theo mét. Phương trình Friis
cho thấy công suất thu tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (hoặc giảm theo
khoảng cách với tốc độ 20dB/decade). Còn hệ số G của anten thể hiện mức độ
định hướng của trường được qui định bởi kích cỡ vật lý của anten (độ mở hiệu
dụng A e ) so với bình phương bước sóng
4A
G  2e (6.2)

Liên quan đến hệ số anten (tập trung định hướng) ta có định nghĩa sau
Bộ phát xạ đẳng hướng là một anten lý tưởng phát công suất đều trên tất cả
mọi hướng (G=1) dùng để tham chiếu hệ số của một anten khác.
Khi đó giá trị EIRP=P t G t của một nguồn bức xạ công suất P t qua một anten
hệ số G t được gọi là công suất bức xạ đẳng hướng hiệu dụng, vì nó tập trung
trường lên hướng cực đại tương đương như trường của nguồn bức xạ đẳng hướng
P t G t – Chú ý rằng công suất phát không hề được khuếch đại, song sự tập trung
trường theo một hướng như vậy tương đương như trường có được do khuếch đại
công suất phát cho đẳng hướng. Điều này cũng hoàn toàn tương tự ở anten thu, sự
tập trung trường tạo nên sự tăng công suất ở bộ thu. Trên thực tế người ta hay
dùng công suất bức xạ hiệu dụng (ERP) là công suất bức xạ cực đại so với anten
dipol nửa sóng, vì anten dipol nửa sóng có hệ số 1,64 (2,15dB lớn hơn) so với

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 83


anten đẳng hướng nên tính theo ERP sẽ nhỏ hơn tính theo EIRP 2,15dB đối với
cùng một hệ bức xạ. Hệ số anten hay cho dưới dạng dBi (so với anten đẳng
hướng) hay dBd (so với anten dipon). Bên cạnh việc tính toán công suất nhận
được tại bộ thu người ta cũng hay tính hệ số mất mát (tổn hao) trên hệ truyền
dẫn.Hệ số mất mát trong đường truyền không gian tự do là:

 Gt G r  2 
PL(dB)=10log(P t /P r )=  10 log  2 2 
(6.3)
 4  d 
Ngoài ra còn hay dùng phương trình tham chiếu với khoảng cách d 0 :
2
d 
Pr (d )  Pr (d 0 ) 0  với d>d 0 >d f (6.4)
 d 
d 0 ở 1-2GHz thường là 1m trong môi trường indoor, là 100m hay 1km trong môi
trường outdoor. d f là khoảng cách Fraunhofer d f = 2D2/λ , D là kích thước vật lý
thẳng lớn nhất của anten
Ví dụ:
Tính khoảng cách trường xa của anten có kích thước cực đại là 1m hoạt
động ở tần số 900MHz
Giải:
λ =c/f=3108/(900.106) d f =2.(1)2/0,33 = 6m
Ví dụ :
Cho một bộ phát 50 watt, hãy biểu diễn công suất phát theo dBm,dBW.
Nếu công suất này cấp lên anten hệ số bằng 1 với tần số mang là 900MHz, tính
công suất thu được tại khoảng cách 100m theo mô hình không gian tự do (hệ số
anten thu cũng bằng 1).Tính P r (10km).
Giải:
P t (dBm)=10log(50.103/1mW)=47,0dBm
P t (dBW)=10log(50/1W)=17dBW
Công suất nhận được tại khoảng cách 100m là:
50(1)(1)(1 / 3) 2
Pr= =3,5.10-6 W=3,5.10-3 mW
4  100
2 2
(1)
P r (dBm)=10log(3,5.10-3mW)= -24 dBm
Dùng công thức tham chiếu ta tính được:
P r (10km,dBm)=P r (100m)+20log(100/10000)=-24,5dBm – 40dB= -64,5dBm

6.4 Liên hệ giữa công suất và điện trường.

84 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Khi một đoạn dây đặt theo trục z có dòng biến đổi chạy qua, theo phương
của vecto r tại trường xa sẽ chỉ có thành phần E θ và H φ nổi trội (2 thành phần này
vuông góc nhau và vuông góc với phương truyền). Tại trường xa mật độ công suất
tại một điểm gây nên bởi công suất nguồn phát là:
P d = EIRP/(4πd2) = P t G t /(4πd2) = E2/R fs W/m2 với R fe =120π (Ω) (6.5)

Hình 6.2 Mô hình thu phát điện từ


Với độ mở anten A e , công suất tại bộ thu sẽ là:
2 Pt Gt Ae Pt Gt Gr 2
P r (d) = P d .A e = E A e / 120π =  (6.6)
4d 2 4 2 d 2
Nếu phối hợp trở kháng tốt, thế lối vào bộ thu sẽ bằng ½ thế mạch hở V của anten
Và công suất được truyền hết sang bộ thu sẽ được tính:
P r (d) = (V/2)2/R ant = V2/4R ant (6.7)
R ant là trở vào của anten , hai công thức trên sẽ cho sự liên hệ ba đại lượng: công
suất, điện trường, điện thế rms mạch hở tại anten thu
Ví dụ :

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 85


Cho công suất phát P t =50W
Tần số sóng mang f c =900MHz
Hệ số anten phát G t =1
Hệ số anten thu G r =2
Trở kháng của anten thu R ant =50
Tìm công suất bộ thu, trường E và thế tại lối vào bộ thu ở khoảng cách 10km
Giải:
a, Dùng phương trình công suất thu tại khoảng cách d =10km
 P G G 2   50.1.2.(1 / 3) 2 
Pr (d )  10 log t t 2 r 2   10 log 
  4 2 .10000 2 
 4  d   
=-91,5dBW=-61,5dBm
=0,0039V/m
b, Dùng phương trình tính biên độ trường E
Pr (d ).120 Pr (d ).120 7.10 10.120
E    0,0039 = 3,9.!0-3 V/m
Ae Gr 2 4 2.0,33 / 4
2

c, Dùng phương trình tính thế:


V  Pr (d ).4 Rant  7.10 10.4.50  0,374 mV

6.5 Ba cơ chế lan truyền cơ bản:


Công suất thu được (hoặc đối ngược là công suất mất mát) là thông số quan
trọng nhất trong việc dự đoán theo mô hình lan truyền kích thước lớn dựa trên ba
cơ chế vật lý: Phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ. Suy giảm kích thước nhỏ và hiệu ứng đa
đường cũng có thể được mô tả bởi 3 cơ chế này.
Phản xạ xảy ra khi sóng điện từ đập vào đối tượng có kích thước lớn so với
bước sóng truyền. Chẳng hạn phản xạ xảy ra tại bề mặt trái đất , tại các tòa nhà
hay các bức tường.
Nhiễu xạ xảy ra khi giữa bộ phát và thu bị cản trở bởi bề mặt có cạnh sắc
giới hạn (gờ tường, cạnh toà nhà..). Sóng thứ cấp tạo nên tại nơi cắt của bề mặt
này chạy theo mọi hướng thậm chí vòng vào phía sau vật chắn nên sóng có thể
nhận được ngay cả khi bộ phát không nhìn bộ thu ( no line - of - sight path ). Tại
tần số cao nhiễu xạ và phản xạ phụ thuộc vào hình học của đối tượng cũng như
biên độ, pha , cực tính của sóng tới tại điểm nhiễu xạ.
Tán xạ xảy ra khi môi trường truyền sóng có những vật cản nhỏ so với
bước sóng, và số những vật cản này trên đơn vị thể tích là lớn. Chẳng hạn sóng bị

86 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


tán xạ trên bề mặt sù xì, lá cây, cột đèn, cột chỉ đường tạo nên tán xạ sóng trong
thông tin di động.
6.5.1 Phản xạ:
Nếu vật gây phản xạ là điện môi hoàn hảo: có một phần sóng phản xạ, một
phần truyền qua và không có mất mát năng lượng (không có hấp thụ)
Nếu vật gây phản xạ là vật dẫn hoàn hảo: Tất cả bị phản xạ và không có
mất mát.Nói chung phần phản xạ và truyền qua liên hệ với sóng tới thông qua hệ
số phản xạ Fresnel, nó là hàm của vật liệu, cực tính, góc tới và tần số sóng.
Tại bề mặt phản xạ sóng tuân theo điều kiện biên (luật Snell)
1 1 sin(90   i )   2  2 sin(90   t ) (6.8)
kết hợp điều kiện biên của phương trình Maxwell
θ i =θ r
E r =Г.E i
E t = (1+Г).E i (6.9)
do sóng điện từ phân cực ngang nên nó có thể coi là tổng của thành phần thẳng
đứng (nằm trong mặt phẳng tới) và nằm ngang (vuông góc với mặt phẳng tới).

Hình 6.3 Phản xạ sóng điện từ

Ta có các công thức:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 87


E r  2 sin  t  1 sin  i
   (6.10)
Ei  2 sin  t  1 sin  i

E r  2 sin  i  1 sin  t
   (6.11)
Ei  2 sin  i  1 sin  t
Ở đó η i là trở nội của môi trường i (i=1,2) được cho bởi  i  i , tỷ số của
trường điện trên trường từ đối với sóng phẳng trong môi trường cụ thể. Tốc độ
sóng điện từ tính theo 1 / 

Hình 6.4 Hệ số phản xạ: Thành phần song song, thành phần vuông góc

88 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Khi môi trường 1 là không gian tự do hệ số phản xạ với sóng phân cực đứng và
sóng phân cực ngang sẽ đơn giản còn :
  r sin  i   r  cos 2  i
  (6.12)
 r sin  i   r  cos 2  i

sin  i   r  cos 2  i
  (6.13)
sin  i   r  cos 2  i
- Khi sóng phân cực elip , nó có thể phân tích theo thành phần thẳng đứng và nằm
ngang , xem xét sự phản xạ riêng rẽ rồi tổng hợp lại theo nguyên lý chồng chất
sóng.
Ví dụ :
Chứng minh rằng nếu môi trường 1 là không gian tự do, môì trường 2 là
điện môi thì |Г ‫ |׀׀‬và |Г ┴ | đều tiến đến 1 khi θ i tiến đến 0 mà không phụ thuộc ε r
Giải:
Thay θ i =00 vào phương trình (12,13)
  r sin 0   r  cos 2 0  r 1
   1
 r sin 0   r  cos 2 0  r 1

sin 0   r  cos 2 0   r 1
    1
sin 0   r  cos 2 0  r 1
Kết quả này minh hoạ rằng : mặt đất có thể coi là bề mặt phản xạ lý tưởng
với những sóng là là mặt đất không phụ thuộc vào sự phân cực của sóng và tính
chất điện môi của đất.
- Góc Brewster: Đó là góc không xảy ra phản xạ đối với thành phần thẳng
đứng hay Г ‫ ׀׀‬bằng zero, khi đó:

1
sin( B )  (6.14)
1   2

Khi môi trường 1 là không gian tự do, môi trường 2 có độ điện thẩm ε r công thức
sẽ là:
 r 1
sin( B )  (6.15)
 r2  1
Chú ý là góc Brewster chỉ có đối với thành phần thẳng đứng
Ví dụ:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 89


Tính góc Brewster đối với sóng đập trên mặt đất có ε r =4
Giải:
4 1 3 1
sin( B )   
42  1 15 5

1
 B  sin 1  26 0 56
5
- Phản xạ từ chất dẫn điện tốt: sóng điện từ sẽ bị phản xạ lại hoàn toàn từ bề mặt
dẫn tốt
Với thành phần đứng: Điều kiện biên là
 i   r và E i = E r
Với thành phần ngang:
 i   r và E i = -E r
Từ các phương trình đã biết với chất dẫn điện tốt ta có Г ‫=׀׀‬1 và Г ┴ =-1
không phụ thuộc góc tới. Với sóng tới phân cực elip ta có thể phân tích thành 2
thành phần nói trên rồi dùng tính chất chồng chất sóng
- Mô hình phản xạ mặt đất:
Mô hình khá phổ biến và dự đoán tương đối chính xác độ mạnh tín hiệu thu tại
khoảng cách vài km với bộ phát đặt cao(>50m đối với môi trường di động), cũng
như kênh microcell nhìn thấy (line-of-sight) trong môi trường thành phố

Hình 6.5 Mô hình phản xạ mặt đất

Tại bộ thu có một thành phần đi thẳng và một thành phần phản xạ tới
E0 d 0   d ' 
E LOS (d ' , t )  '
cos  c  t   (d>d 0 )
d   c 

90 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


E0 d 0   d ''  
E g (d '' , t )   cos  c  t   (6.16)
d ''   c 
Khi giá trị θ i nhỏ Г= -1 và
E0 d 0 E d E d
 0 ' 0  0 '' 0 (6.17)
d d d
Ta có: E TOT =E LOS +E g
E0 d 0  d '  d ''    d '  d ''  
ETOT (d , t )  2 sin   c  sin  c  t   (6.18)
d  2c    2 
Sử dụng các gần đúng
2ht hr 2  c .
  d ''  d '  ;    (6.19)
d  c
 d ''  d '      2ht hr
sin   c   sin    
 2c   2  2 d
Xấp xỉ này đúng khi θ Δ /2<0,3rad, hay là khi
20ht hr 20ht hr
d 
3 
Ta có biên độ trường tổng cộng
2 E 0 d 0 2ht hr k
(bỏ qua thành phần thời gian): ETOT (d )   2 V/m (6.20)
d d d

Hình 6.6 Sơ đồ tương đương phản xạ từ mặt đất

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 91


Tổ hợp các phương trình trên công suất tại bộ thu ở khoảng cách d la:
ht2 hr2
Pr  Pt Gt Gr (6.21)
d4
Từ đây ta thấy rằng công suất thu khi tính đến sự phản xạ từ mặt đất giảm
theo khoảng cách 40dB/decade (lớn hơn nhiều trong không gian tự do, với d lớn
điều này độc lập với tần số.)
Nếu biểu diễn theo hệ số tổn hao công suất:
PL(dB)=40logd-(10logG t +10logG r +20logh t +20logh r ) (6.22)
Khi θ Δ = π hay d = (4h t h r )/λ Mặt đất biểu hiện như đới Fresnel thứ nhất. Khoảng
cách này là một thông số khi xem xét mô hình mất mát đường truyền trên
microcell
Ví dụ:
Một máy di động cách trạm gốc 5km dùng anten đơn cực đứng λ/4 với hệ
số 2,55dB để thu tín hiệu. Điện trường E cách bộ phát 1km đo được là 10-3V/m.
Tần số sóng mang là 900MHz
a,Tìm độ dài và hệ số của anten thu
b,Tính công suất máy di động thu được (theo mô hình phản xạ đất) biết
chiều cao anten phát là 50m,chiều cao anten thu là 1,5m
Giải:
d=5km
E 0 tại 1km là 10-3 V/m
f=900MHz
c 3.10 8
a, Ta có:    0,333m
f 900.10 6
Độ dài anten là L=λ/4=0,333/4=0,0833m=8,33cm
Hệ số anten 2,55(dB)=10log(G) hay G=100,25=1,8
b, Vì d  ht hr điện trường thu được tại khoảng cách 5km là
2 E 0 d 0 2ht hr 2.10 3.1.10 3 2 .50.1,5 -3
E (d )    113,1.10 6 V/m =0,1.10 V/m
d d 5.10 3
0,333.5.10 3

Công suất thu được tại khoảng cách d được tính

Pr (d ) 
113,1.10 
6 2
1,8.0,3332  13
   5,4.10 W
120  4 
= -122,68 dBW =-92,68 dBm

6.5.2 Nhiễu xạ:

92 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Là hiện tượng sóng có thể truyền cong theo bề mặt trái đất hay vòng sau vật
cản. Mặc dầu khi đó sóng suy giảm mạnh song vẫn đủ tạo nên tín hiệu có ích.
Hiện tượng này được giải thích bằng nguyên lý Huyghen:
Tất cả các điểm trên mặt sóng có thể được coi như các nguồn điểm tạo nên
các sóng thứ cấp, những sóng này tổ hợp lại tạo nên mặt sóng mới cho hướng lan
truyền mới.
Theo nguyên lý này nhiễu xạ là do các sóng thứ cấp đi vào vùng che khuất,
Độ lớn của trường nhiễu xạ trong vùng che khuất bằng tổng véc tơ sóng sơ cấp ở
phần không gian xung quanh vật cản.
-Hình học Fresnel: Xét một mặt phẳng tưởng tượng đặt vuông góc với
đường nối bộ phát (điểm T) và bộ thu (điểm R) và có khoảng cách đến bộ phát, bộ
thu là d 1 ,d 2

Hình 6.7 Các đới Fresnel

Xét 2 đường truyền : một là đi thẳng từ phát đến thu cắt mặt phẳng ở điểm
O, hai là đi đến mặt phẳng ở điểm C rồi mới đi tiếp đến điểm thu (C coi nhu nguồn
điểm phát sóng thứ cấp). Khi λ<<OC=h<<d 1 ,d 2 , hiệu độ dài 2 đường đi có thể
ước lượng:
h 2 d1  d 2 
 là hàm của biến số h (6.23)
2 d1 d 2
Sự lệch pha tương ứng với hiệu 2 quãng đường là:
2 2 h 2 d1  d 2 
  (6.24)
  2 d1 d 2
Sử dụng xấp xỉ tangx= x và đặtα = β + γ với β , γ là các góc nhìn của điểm
C đến phát và thu, ta có liên hệ giữa biến số h và tổng góc nhìn α:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 93


d d 
  h 1 2
 (6.25)
d d
 1 2 
Trên thực tế người ta hay chuyển sang dùng biến số υ vói cách đổi biến số:
2d 1  d 2  2d 1 d 2
h  (6.26)
d 1 d 2  d1  d 2 
Khi đó độ lệch pha biểu diễn là:

 2 (6.27)
2
Hình học Fresnel hoạch định như sau: Nếu hiệu 2 đường đi này bằng λ/2,
pha sai khác sẽ là π, tín hiệu tổng cộng (nếu chỉ tính 2 đường truyền này cực tiểu),
nếu hiệu 2 đường truyền là λ, sai khác pha là 2π, tín hiệu tổng cộng (nếu chỉ tính 2
đường truyền sẽ là cực đại)…Xung quang điểm O trên mặt phẳng tưởng tượng có
thể vẽ nhiều vòng tròn biểu thị các điểm mà qua đó đường truyền thứ 2 sai khác
với đường truyền thẳng cùng một lượng, bán kinh các đường tròn này có thể tính:
n d 1 d 2
h  rn  (6.28)
d1  d 2
Các đường tròn này tạo nên các đới Fresnel. Sóng thứ cấp từ các đới này
nếu không bị che khuất tổng hợp lại sẽ bằng sóng theo đường truyền thẳng. Nhiễu
xạ xảy ra theo các mức độ khác nhau nếu một số đới bị che khuất. Chú ý là bán
kính của các đới Fresnel phụ thuộc vị trí mặt phẳng tưởng tượng (sẽ lớn nhất khi
d 1 =d 2 ), khi dịch chuyển mặt phẳng tưởng tượng này từ bộ phát đến thu các đường
tròn sẽ tạo nên các mặt elipsoit
Nói chung nếu 55% đới thứ nhất tính từ tâm ra không bị che khuất thì cho
dù các đới còn lại có bị che khuất hay không đường truyền có thể coi là không bị
nhiễu xạ, ngược lại có thể bộ thu phát “nhìn” thấy nhau song diện tích các đới
không đảm bảo vẫn gây nên sự che khuất đường truyền
-Mô hình nhiễu xạ lưỡi dao:
Coi vật chắn như một nửa mặt phẳng vuông góc với đường nối thu phát và
đường biên đường biên của nửa mặt phẳng cách đường nối thu phát một khoảng h
( Giống như hình lưỡi dao: h>0 nếu đường biên nhô cao hơn đường chuyền thẳng,
h<0 nếu đường biên thấp hơn đường truyền thẳng). Địa hình đồi núi trong một số
trường hợp thực tế có thể coi như mô hình này.
Tại bộ thu sẽ là trường tổng hợp của các nguồn thứ cấp tại nửa mặt phẳng ở
phía trên lưỡi dao:

94 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ



Ed 1 j   jt 2 
2 
 F ( )  exp .dt (6.29)
E0  2 
Trong đó E 0 là độ mạnh của trường tự do khi không có mặt đất và “lưỡi
dao”. d=d 1 +d 2. F(ν) là tích phân Fresnel phức và là hàm của biến v đã nói ở trên.

Hình 6.8 Mô hình nhiễu xạ lưỡi dao

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 95


Hệ số nhiễu xạ (cũng là hệ số mất mát, vì là so với E 0 là trường tham chiếu khi
không có nhiễu xạ) được tính ra dB theo công thức:
G d (dB)=20log|F(v)| (6.30)
Và ta có đồ thị như sau:

Hình 6.9 Hệ số nhiễu xạ lưỡi dao

Trên từng đoạn của v có thể tính gần đúng theo các hàm đơn giản:
G d (dB)=0 v ≤ -1 (6.31)
G d (dB)= 20log(0,5-0,62 v) -1 ≤ v ≤ 0
G d (dB)=20log(0,5 exp(-0,95 v)) 0≤v≤1
G d (dB)= 20 log 0,4  0,1184  0,38  0,1 2  1 ≤ v ≤ 2,4
 
G d (dB)=20log(0,225/v) 2,4 <v
Ví dụ :

96 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Cho đường truyền có λ=1/3m, d 1 =1km, d 2 =1km. Tính mất mát nhiễu xạ
với 3 trường hợp: a, h=25m b, h=0m c, h= -25m và xác định vật cản theo đới
Fresnel
Giải:
Trước hết tính biến υ:
2d 1  d 2  21000  1000 
h  25  2,74
d 1 d 2 1 / 31000.1000
Tra theo đồ thị hay tính theo các hàm đơn giản ta được hệ số mất mát nhiễu
xạ là 22dB
Hiệu đường truyền:
h 2 d1  d 2  25 2 1000  1000  n n1 / 3
   0,625  
2 d1 d 2 2 1000.1000 2 2
Từ đây ta tính được n=3,75 có nghĩa là vật cản đã che mất 3 đới Fresnel đầu tiên
b, h=0 ta có υ=0 mất mát nhiễu xạ là 6dB
Vật cản che mất một nửa đới Fresnel
c, h=-25 ta tính được υ=-2,74
Mất mát nhiễu xạ là 1dB (không đáng kể), vật cản nằm dưới 3 đới Fresnel
đầu tiên
Ví dụ:
Cho vị trí bộ phát, thu và vật cản như hình vẽ. a, Xác định mất mát nhiễu xạ
theo mô hình lưỡi dao. b, Chiều cao vật cản phải là bao nhiêu để mất mát nhiễu xạ
chỉ là 6dB. Cho tần số sóng truyền là f=900MHz

75m

T β
25m γ
R
10km 2km
Hình 6.10 Sơ đồ rút gọn tương đương

Giải:
Hình vẽ rút gọn của mô hình nhiễu xạ là

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 97


a, Bước sóng truyền là:
c 3.10 8
   1/ 3 m
f 900.10 6
 75  25 
  tan 1    0,2865
0

 10000 
 75 
  tan 1    2,15
0

 2000 
Từ đây       2,434 0  0,0424 rad
Đổi sang tham số υ:
2.10000.2000
  0,0424  4,24
1 / 310000  2000
Tra đồ thị của υ hoặc tính theo hàm số đơn giản ta có mất mát nhiễu xạ là 25,5dB
b, Để mất mát nhiễu xạ là 6dB υ phải bằng zero hay β = -γ hay
h 25
 từ đây tính ra h=4,16m
2000 12000
- Nhiễu xạ nhiều lưỡi dao:
Nếu giữa bộ thu phát có nhiều vật cản dạng lưỡi dao, có thể thay thế bằng
một lưỡi dao tương đương. Có nhiều mô hình tương đương khác nhau trong đó mô
hình Bullington cho ở dạng như sau

Hình 6.11 Sơ đồ lưỡi dao tương đương

6.5.3 Tán xạ:


Tín hiệu nhận được thực tế thường mạnh hơn tín hiệu dự đoán chỉ theo mô
hình phản xạ và nhiễu xạ. Điều này là do khi sóng đập lên những bề mặt gồ ghề,

98 Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


năng lượng phản xạ lại trải lên mọi hướng do tán xạ. Những cây cột đèn,lá cây làm
tán xạ sóng như vật, do đó cung cấp thêm năng lượng lên bộ thu.

Hình 6.12 Hệ số phản xại từ tường đá gồ ghề

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 99


Sự gồ ghề của bề mặt được đánh giá qua chỉ số:

hc 
8 sin  i
Ở đây λ và θ i là bước sóng và góc tới của sóng điện từ. Bề mặt được gọi là
trơn khi độ cao của các răng nhọn trên đó nhỏ hơn h c , và được coi là gồ ghề khi có
nhiều răng nhọn lớn hơn h c , (chú ý là h c phụ thuộc cả bước sóng và góc tới bề mặt
của sóng ). Hệ số phản xạ ở bề mặt gồ ghề sẽ bằng hệ số phản xạ tại bề mặt trơn
nhân thêm hệ số mất mát tán xạ ρ S (làm giảm trường phản xạ). Ament đã giả thiết
độ cao của các răng trên bề mặt có phân bố ngẫu nhiên Gauss và tính được [1]

  h sin  i  2 
 S  exp    và rough   S  (6.32)
   
Ở đó σ h là độ lệch chuẩn của chiều cao các răng so với chiều cao trung
bình. Hệ số này được Boithias điều chỉnh phù hơp tốt hơn với phép đo thực
tế.(hình 6.12)
- Mô hình thiết diện tán xạ:
Thiết diện tán xạ của một vật cản được định nghĩa là tỷ số của mật độ công
suất sóng đến bộ thu từ vật tán xạ đối với mật độ công suất của sóng tới đập vào
vật tán xạ, thiết diện tán xạ có đơn vị là m2. Phân tích dựa trên lý thuyết nhiễu xạ
và quang hình có thể được dùng để xác định độ mạnh của trường tán xạ
Đối với hệ di động trong thành phố, sóng lan truyền tự do đập lên các vật
tán xạ ở trong trường xa sau đó bức xạ lại đến bộ thu có thể tính thao công thức:
P R (dBm)=P T (dBm)+G T (dBi)+20log(λ)+RCS(dBm2)-30log(4π)-20logd T -
20logd R (6.33)
Ở đó d T và d R là khoảng cách từ vật tán xạ đến bộ phát và thu . Giá trị RCS
xấp xỉ diện tích bề mặt tán xạ được đo theo dB(tham chiếu với 1m2)
Đối với một số building cỡ to và trung bình cách nhau 5-10km giá trị RCS
trong dải 14,1dB.m2 đến 55,7dB.m2

6.6 Thiết kế đường thông tin vô tuyến dùng mô hình mất mát.
Các mô hình truyền sóng được xây dựng kết hợp phương pháp lý thuyết và
bán thực nghiệm. Phương pháp bán thực nghiệm dựa trên tập các đường cong hay
các biểu thức phù hợp với các dữ liệu đo được. Phương pháp này có lợi thế là tính
đến tất cả các yếu tố lan truyền (biết hoặc không biết) thông qua phép đo trường
thực. Tuy nhiên giá trị của mô hình thực nghiệm chỉ được khẳng định theo các

100Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


phép đo bổ sung ở trong môi trường mới. các mô hình mất mát lan truyền cho
phép ước lượng mức tín hiệu thu như một hàm của khoảng cách, kết hợp với đánh
giá nền ồn có thể dự đoán được SNR phục vụ cho thiết kế hệ thống tin di động.
6.6.1 Mô hình mất mát theo loga khoảng cách.
Mô hình lan truyền trên cả phương diện lý thuyết và thực nghiệm đều cho
thấy công suất TB của tín hiệu thu giảm theo loga khoảng cách (không phụ thuộc
kênh outdoor hay indoor). Mất mát đường truyền kích thước lớn tính là:
n
d   d 
PL(d )    hay PL(dB)  PL(d 0 )  10n log  (6.34)
 d0   d0 
( Nhớ rằng công thức công suất tham chiếu khi lan truyền tự do (n=2)
2
 d  d 
là Pd (dB )  Pd 0 (dB )  10.2. log  hay : Pr (d )  Pr (d 0 ) 0  (6.35)
 d0   d 
Trong đó n là só mũ mất mát lan truyền (phụ thuôc môi trường cụ thể); d 0
là khoảng cách tham chiếu (phải nằm ở trường xa bằng 1km với tế bào lớn hay 1-
100m với tế bào nhỏ, ); d là khoảng cách phát thu; thanh ngang trên đầu là ký hiệu
giá trị TB.Khi vẽ trên đồ thị log-log, mất mát là đường thẳng với độ nghiêng bằng
10n dB trên decad. Bảng

Môi trường Số mũ mất mát


Không gian tự do 2
Vùng đô thị 2,7 đến 3,5
Vùng đô thị bị che khuất 3 đến 5

6.6.2 Che khuất loga chuẩn.


Mô hình mất mát theo loga khoảng cách không tính đến sự lộn xộn của môi
trường xung quanh đối với 2 vị trí cùng khoảng cách T-R, điều này dẫn đến tính
hiệu đo được khác giá trị TB dự đoán theo công thức loga khoảng cách. Các phép
đo đạc cho thấy với một khoảng cách d đã cho mất mát PL(d) tại một vị trí cụ thể
là một giá trị ngẫu nhiên có phân bố loga chuẩn quanh giá trị mất mát TB phụ
thuộc khoảng cách:
 d 
PL(d )  PL(d )  X   PL(d 0 )  10n log   X  (6.36)
 d0 
Và P r (d)=P t (d) – PL(d) (Hệ só anten được tính trong PL(d)) , trong đó X σ là
biến ngẫu nhiên phân bố Gauss trung bình zero với độ lệch chuẩn σ (cũng tính
theo dB).

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 101


Các giá trị tham chiếu d 0 , số mũ mất mát n, và độ lệch chuẩn σ cho mô tả
thống kê mô hình mất mát lan truyền đến một vị trí bất kỳ có khoảng cáchT-R xác
định. Mô hình này được dùng trong mô phỏng máy tính để tính mức công suất tín
hiệu thu đối với một vị trí bất kỳ trong phân tích và thiết kế hệ thống truyền thông.
Trên thực tế , giá trị n và σ được tính từ các dữ liệu đo được dùng phép hồi
qui tuyến tính sao cho sai khác giữa mất mát ước lượng và đo được là tối thiểu
(TB bình phương lỗi) Trong một dải rộng giá trị T-R và vị trí đo. Từ tính chất
ngẫu nhiên của giá trị ước lượng quanh giá trị TB có thể tính được xác suất để tín
hiệu nhận được vượt quá một mức cụ thể.
6.6.3 Xác định phần trăm vùng phủ sóng.
Do hiệu ứng che khuất ngẫu nhiên, một số vị trí trong vùng phủ sóng sẽ có
mức tín hiệu thu dưới ngưỡng mong muốn. Thường có ích khi liên hệ sự phủ sóng
trên biên với phần trăm diện tích (nằm trong biên này) được phủ sóng với cùng
một ngưỡng mong muốn. Giả sử vùng phủ sóng hình tròn bán kính R (trạm gốc là
tâm tròn), ngưỡng tín hiệu thu mong muốn là γ. Ta quan tâm đến U(γ) là phần
trăm diện tích của hình tròn trên có mức tín hiệu thu vượt ngưỡng liên hệ thế nào
với xác suất vượt ngưỡng tại biên của hình tròn. Đặt d=r biểu diễn khoảng cách
đến trạm phát, Pr[P r (r)>γ] là xác suất để tín hiệu thu ngẫu nhiên tại khoảng cách
d=r vượt quá ngưỡng γ. Khi tính trong một vi phân diện tích dA thì U(γ) đựoc tính
như sau:
2 R
1 1
2    Pr[ P (r )   ]rdrd
U ( )  Pr[ Pr (r )   ]dA  r (6.38)
R R 2 0 0

Xác suất được tính thông qua hàm lỗi như sau:
   Pr (r )  1 1    Pr (r ) 
Pr[ Pr (r )   ]  Q    erf 
 2 2   2 
 (6.39)
    
Sử dụng công thức tham chiếu với cả khoảng cách tại biên (r =R)
 R r
PL(r )  10n log   10n log   PL(d 0 ) (6.40)
 d0  R
1 1    [ Pt  ( PL(d 0 )  10n log( R / d 0 )  10n log(r / R))] 
Ta có Pr[ Pr (r )   ]   erf  
2 2  2 
 
Đặt: a  (  Pt  PL(d 0 )  10n log( R / d 0 )) /  2 (6.41)
và b  (10n log e) /  2 (6.42)
R
1 1   r 
Ta được: U ( )   2  r.erf  a  b ln  dr (6.43)
2 R 0   R 

102Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Bằng cách đổi biến: t = a+blog(r/R) ta tính được tích phân
1   1  ab   1  2ab 
U ( )  1  erf (a )  1  erf   exp 2  (6.44)
2   b   b 
Chọn mức tín hiệu ở biên: Pr (R)   (tức là a=0) U(γ) sẽ còn là:
1   1   1 
U ( )  1  1  erf   . exp 2  (6.45)
2   b  b 
Phương trình này có thể được tính với một dải rộng giá trị của σ và n (hình 6.13)

Hình 6.13 Phần trăm diện tích tín hiệu vượt ngưỡng khi biên vượt ngưỡng

Ví dụ:
Cho n=4, σ=8dB nếu tại biên có sự phủ sóng 75% (75% thời gian tín hiệu
vượt quá ngưỡng tại biên) thì vùng trong biên có sự phủ sóng 94%.
Khi n=3, σ=9dB thì 50% phủ sóng tại biên sẽ cho 71% diện tích phủ sóng trong
biên.
Ví dụ:
Bốn phép đo công suất tín hiệu thu cho kêt quả là:
100m 0dBm
200m -20dBm

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 103


1000m -35dBm
3000m -75dBm
Giả sử mô hình truyền sóng là che khuất chuẩn loga,d 0 =100m. Tìm:
a, Số mũ mất mát lan truyền
b, độ lệch chuẩn so với tín hiệu thu TB
c, Ước lượng công suất thu tại khỏang cách d=2km
d, Dự đoán xác suất tín hiệu thu tại khoảng cách 2km lớn hơn -60dBm
e, Dự đoán phần trăm diện tích trong vùng bán kính 2km thu được tín hiệu lớn hơn
-60dBm
Giải:
Tổng bình phương các lỗi (giữa công suất đo được và công suất dự đoán
k
TB) được tính : J (n)   ( pi  pˆ i ) 2
i 1

Ở đó công suất dự đoán TB (ký hiệu dấu mũ trên đầu) được tính theo công thức:
pˆ i  pi (d 0 )  10n log(d i / 100m)
Dùng công giá trị tham chiếu P(d 0 )=0 dBm
Ta có: pˆ 1  0 pˆ 2  3n pˆ 3  10n pˆ 4  14,77 n
Thay vào công thức tính tổng bình phương lỗi:
J(n)=(0-0)2+(-20-(-3n))2+(-35-(-44-10n))2+(-70-(-14,77n))2
=6525-2887,8n+327,153n2
Số mũ mất mát được tính khi tối thiểu hàm J(n):
J (n)
 654,306n  2887,8 =0
n
Ta được n=4,4
J (4,4)
b, Variance 2   38,09
4
do vậy σ = 6,17 dB
c, Ước lượng công suất thu tại d=2km
pˆ (d  2km)  0  10(4,4) log(2000 / 100)  57,24dBm
Một giá trị ngẫu nhiên Gauss trung bình zero , độ lệch σ sẽ được cộng với giá trị
ước lượng này để mô phỏng hiệu ứng che khuất ngẫu nhiên tại d=2km
d, Xác suất để tín hiệu thu được tại khoảng cách này lớn hơn -60dBm là:
   Pr (d )   60  57,24 
Pr[ Pr (d  2km)  60dBm]  Q   Q   67,4%
   6,17 
 

104Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


e, Dùng phương trình hoặc đồ thị từ xác suất phủ sóng trên biên ta tính được phần
trăm diện tích trong biên có mức tín hiệu thu lớn hơn -60dBm là 92%

6.7 Các mô hình lan truyền ngòai trời:


Các mô hình lan truyền này tính đến các địa hình mặt đất khác nhau các
vùng đồng bằng đồi núi hay các đô thị có nhiều tòa nhà cao. Mặc dù khác nhau về
phương pháp, độ phức tạp, độ chính xác, đa số các mô hình này đều dựa trên việc
giải thích có hệ thống các dữ liệu đo nhận được trong vùng dịch vụ
6.7.1 Mô hình Longley-Rice
Ứng dụng cho liên lạc điểm-điểm, dải tần 40MHz-100GHz trên các loại địa
hình khác nhau.Mất mát 50% được dự đoán dùng hình học mặt cắt địa hình và
khúc xạ của tầng đối lưu. Kỹ thuật quang hình (chủ yếu là phản xạ mặt đất 2 tia )
để dự đoán mức tín hiệu trên đường nằm ngang. Mất mát nhiễu xạ bởi các vật cản
cô lập được ước lượng dùng mô hình lưỡi dao. Lý thuyết tán xạ được dùng dự
đóan tán xạ đối lưu trên cự ly dài(phương pháp Bremmer).
Mô hình này có sẵn như một chương trình máy tính tính mất mát lan truyền
50% trên kích thước lớn và trên các địa hình không đều đặn liên hệ với mất mát
lan truyền tự do trong dải tần 20MHz đén 10GHz. Đối với một đường truyền dã
cho , chương trình lấy các tham số lối vào là:Tần số, độ dài đường truyền, cực
tính, độ cao anten, khúc xạ bề mặt, bán kính hiệu dụng của trái đất, các hằng số
dẫn điện và điện môi của mặt đất và khí hậu.. Chương trình cũng tính đến góc
ngẩng của anten , tính không đều đặn của địa hình.

Hình 6.14 Xây dựng mặt cắt địa hình từ bản đồ số

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 105


Phương pháp Longley-Rice hoạt động trong 2 mode. Khi mặt cắt địa hình của
đường truyền có sẵn, các thông số đường truyền được rút ra và dự đoán được gọi
là dự đoán điểm-điểm. Nếu mặt cắt đường truyền không có sẵn phương pháp cung
cấp kỹ thuật ước lượng thông số đường truỳen và dự đóan gọi là dự đóan mode
vùng. Khi áp dụng vào môi trường thông tin di động ở thành phố đã có thêm các
số hạng hiệu chỉnh, song nói chung mô hình Longley-Rice không cung cấp sự hiệu
chỉnh xác định các nhân tử môi trường lân cận bộ thu hay tính đến ảnh hưởng của
các tòa nhà, lá cây. Thêm nữa hiệu ứng đa đường đã không được xem xét.
6.7.2 Mô hình Durkin.
Được chấp thuận của ủy ban vô tuyến thống nhất của Anh để ước lượng
vùng phủ sóng radio di động. Chương trình mô phỏng được chia làm 2 phần. Bước
1 là truy cập cơ sở dữ liệu topo địa hình vùng dịch vụ để xây dựng profile mặt đất
từ bộ phát đến bộ thu. Bước 2 là thuật tóan mô phỏng tính mất mát dọc đường
truyền. Sau đó vị trí bộ thu được phỏng có thể dịch chuyển đến chỗ khác trong
vùng dịch vụ để tạo nên các đường mức độ lớn tín hiệu [5]
Dữ liệu địa hình có thể coi như một mảng 2 chiều. Mỗi phần tử trong mảng
là tọa độ điểm trên bản đồ, giá trị của nó cho độ cao so với mục biển (dữ liệu từ
cuc đo đạc địa hình.). Từ đây chương trình xây dựng mặt cắt địa hình từ nơi phát
tới nơi thu theo phương pháp nội suy. Mỗi giá trị nội suy là TB các giá trị của các
nội suy theo các đường thẳng đứng, nằm ngang và chéo. Sau đó mất mát đường
truyền tính theo mô hình nhiễu xạ lưỡi dao. Trước hết chương trình tính các sai
khác giữa độ cao đường nối anten phát – thu và độ cao của mỗi điểm trên mặt cắt
địa hình. Nếu có một giá trị>0 đường truyền LOS không tồn tại , ngược lại thì có
LOS. Nếu có LOS thuật tóan kiểm tra đới Fresnel 1 có bị cản hay không (thông
qua việc tính tham số υ đối với mỗi phần tử độ cao địa hình). Nếu có một vật cản
chạm vào đường nối, tín hiệu sẽ giảm 6dB so với tín hiệu truyền tự do.
Nếu υ j <=-0,8 đối với mọi giá trị j=1,2…n thì điều kiện không gian tự do thỏa
mãn, công thức công suất thu tính theo công thức lan truyền trong không gian tự
do.
Nếu có một giá trị υ j >-0,8 sẽ có 2 khả năng:
a, Không có LOS
b, LOS song đới Fresnel 1 không đầy đủ
Đối với cả 2 trường hợp, chương trình tính theo 2 công thức lan truyền tự
do và phản xạ mặt đất 2 tia, sau đó thuật toán chọn giá trị nhỏ hơn trong 2 giá trị
nhận được làm giá trị ước lượng. Nếu đường truyền là LOS với đới Fresnel 1

106Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


không đầy đủ thì bước tiếp là tính mất mát bổ sung do sự không đầy đủ này rồi
cộng vào công suất ước lượng.
Đối với trường hợp không có LOS sẽ được phân thành 4 loại:
- Cạnh nhiễu xạ đơn
- Cạnh nhiễu xạ đúp
- Ba cạnh nhiễu xạ
- Nhiều hơn ba cạnh nhiễu xạ
Chương trình sẽ kiểm tra tuần tự xem trường hợp nào phù hợp với đường
truyền. Một cạnh nhiễu xạ được phát hiện bằng cách tính các góc giữa đường nối
anten thu phát và đường nối anten thu với mỗi điểm trên mặt cắt, cực đại của các
góc này được tìm và giả sử nó ở điểm (d i ,h i ), sau đó lại tính các góc giữa đương
nối thu phát với đường nối anten phát với mỗi điểm trên profile, các cực đại cũng
được tìm và xảy ra tại (d j ,h j ). Nếu d i =d j thì tại đó profile được mô hình như cạnh
nhiễu xạ đơn, thông số υ sẽ được tính cùng mất mát do nhiễu. Mất mát bổ sung
này được cộng vào kêt quả tính theo mô hình tự do hay phản xạ 2 tia.
Nếu điều kiện một cạnh nhiễu xạ đơn không thỏa mãn, kiểm tra cho 2 cạnh
nhiễu xạ(xem hình vẽ): mất mát nhiễu xạ sẽ là tổng của 2 thành phần, phần 1 gây
bởi cạnh 1 nếu đạt bộ thu ở cạnh 2, phần 2 gây bởi cạnh 2 nếu cạnh 1 coi như
nguồn phát. Tổng này sẽ lại cộng vào giá trị mất mát lớn hơn trong truyền tự do
hay phản xạ 2 tia như phần trên.
Đối với 3 cạnh nhiễu xạ : nếu có một cạnh đơn vượt quá đường nối 2 cạnh
nằm ngòai, lại sử dụng phương pháp tính mất mát do che khuất nói trên. Đối với
các trường hợp có nhiều hơn 3 cạnh nhiễu xạ, mặt cắt giữa 2 cạnh ngoài cùng
được xấp xỉ như một cạnh đơn ảo. Sau khi xấp xỉ lại đưa về trường hợp 3 cạnh
nhiễu xạ.
Phương pháp nói trên khá tiện lợi vì nó có thể đọc bản đồ số và tính toán
được đường truyền xác định và vẽ được các đường đồng mức độ mạnh tín hiệu
thu. Nhược điểm của phương pháp này là không dự đoán được hiệu ứng lan truyền
do lá cây, tòa nhà và các công trình do người mới xây, và cả hiệu ứng đa đường
nổi lên trong vùng đô thị.
6.7.3 Mô hình Okumura
Đây là mô hình được dùng rộng rãi trong việc dự đoán tín hiệu ở vùng đô
thị. Mô hình đáp ứng trong dải tần 150-1920MHz (mặc dù có thể ngoại suy đến
3000MHz) và cự ly 1-100km. Nó có thể được dùng cho chiều cao anten trạm cơ
sở từ 30-1000m .

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 107


Okumura đã phát triển một tập các đường cong cho sự suy giảm TB liên hệ
với lan truyền tự do (A mu ) trong vùng đô thị trên địa hình hầu như bằng phẳng với
chiều cao anten hiệu dụng của trạm cơ sở (h te ) đến 200m và chiều cao anten máy
di động(h re ) đến 3m. Những đường cong này được triển khai từ việc đo bao quát
dùng anten tròn ở cả trạm cơ sở và di động và vẽ nó như một hàm của tần số trong
dải từ 100MHz đến 1920MHz, cũng như là một hàm của khoảng cách T-R từ 1km
dến 100km. Để xác định mất mát đường truyền trong mô hình này, mất mát lan
truyền tự do được xác định trước sau đó giá trị A mu (f,d)(đọc từ tập đường cong)
được cộng thêm vào cùng các hiệu chỉnh về loại địa hình.
L 50 (dB)=L F +A mu (f,d)-G(h te )-G(h re )-G AREA (6.46)
Chú ý là hệ số chiều cao anten không phụ thuộc mẫu anten. Thêm nữa
Okumura cũng tìm ra được rằng G(h te ) thay đổi với tốc độ 20dB/decad, còn G(h re )
thay đổi với tốc độ 10dB/decad khi h re <3m
G(h te )=20log(h te /200) 1000m>h te >10m (6.47)
G(h re )=10log(h re /3) h re <3m
G(h re )=20log(h re /3) 10m>h re >3m

Hình 6.15 Họ đường cong Okumura

108Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Một số các hiệu chỉnh khác như chiều cao nhấp nhô (Δh) của địa hình, độ
cao đỉnh cô lập, độ dốc trung bình của địa hình, thông số hỗn hợp giữa đất và biển
có thể được xem xét thêm. Tất cả các hiệu chỉnh này cũng được cho sẵn như các
họ đường cong Okumura.
Mô hình Okumura dựa trên các số liệu đo được mà không cho sự giải thích
giải tích nào. Trong nhiều trường hợp việc ngoại suy cũng có thể được thực hiện
để nhận được giá trị ở ngòai dải đo được. Mô hình này được coi là chính xác và
đơn giản nhất trong việc dự đoán mất mát lan truyền trong môi trường đô thị lộn
xộn, nó rất thực tế và trở thành tiêu chuẩn cho việc kế hoạch hệ thống ở các hệ
thông tin di đọng ở Nhật. Nhược điểm chính của mô hình là nó phản ứng chậm với
sự thay đổi nhanh của địa hình, do đó nó thích hợp với vùng đô thị và ngoại ô mà
không tốt với vùng nông thôn. Độ lệch chuẩn chung giữa dự đóan và giá trị mất
mát đo được là 10-14dB
Ví dụ:
a,Tính mất mát TB dùng mô hình Okumura trong vùng đô thị với d=50km,
h te =100m, h re =10m biết phát xạ ở trạm cơ sở là EIRP=1kW, tần số sóng là
900MHz
.b,Tìm công suất tại bộ thu biết hệ số của anten thu là 1.
Giải:
a, Mất mát trong lan truyền tự do được tính là :
 2   3.10 8 / 900.10 6 2 
LF  10 log  2 2 
 10 log  2 
 125,5dB
 4  d   4  .50.10 3  
2

Từ họ đường cong Okumura ta nhận được


A mu (900MHz(50km))=43dB và G AREA =9dB
G(h te )=20log(h te /200)=20log(100/200)=-6dB
G(h re )=20log(h re /3)=10log(10/3)=10,46dB
Nên L 50 (dB)=L f +A mu (f,d)-G(h te )-G(h re )-G AREA
=125,5dB+43dB-(-6dB)-10,46dB-9dB
=155,04dB
b, Công suất TB tại bộ thu là :
Pr (d )  EIRP(dBm)  L50 (dB)  G (dB )
=60dBm-155,04dB+0dB=-95,04dBm
6.7.4 Mô hình Hata.
Mô hình Hata là một công thức hợp theo các đường cong Okumura có giá
trị từ 150-1500MHz ứng dụng trong vùng đo thị. Công thức tiêu chuẩn là:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 109


L 50 (urban)(dB)=69,55+26,16logf c -13,82logh te -a(h re )+(44,9-6,55logh te )logd
(6.48)
Trong đó f c là tần số sóng mang(MHz) từ 150-1500(MHz), h te là độ cao
anten phát tính theo m(từ 30-200m), h re là chiều cao anten di động (từ 1-10m), d là
khoảng cách T-R tính theo km, a(h re ) là nhân tử hiệu chỉnh chiều cao anten di
động hiệu dụng là hàm của kích thước vùng che phủ. Đối với thành phố kích
thước nhỏ và trung bình, số hiệu chỉnh anten máy di động là:
a(h re )=(1,1logf c -0,7)h re -(1,56logf c -0,8) dB (6.49)
Đối với thành phố lớn:
a(h re )=8,29(log1,54h re )2-1,1 dB với f c <300MHz (6.50)
2
a(h re )=3,2(log11,75h re ) -4,97 dB với f c >300MHz
Để nhận được mất mát trong vùng đô thị nhỏ công thức được sửa lại thành:
L 50 (dB)=L 50 (urban)-2[log(f c /28)]2-5,4 (6.51)
Đối với vùng nông thôn:
L 50 (dB)=L 50 (urban)-4,78(logf c )2-18,33logf c -40,98 (6.52)
Mặc dù các công thức Hata không có sự hiệu chỉnh đường truyền cụ thể
như ở mô hình Okumura, song các biểu thức trên có giá trị thực tế cao. Khi d>1km
các giá trị dự đóan ở mô hình Hata rất gần mô hình Okumura. Mô hình này thích
hợp với hệ di động tế bào lớn song không thích hợp với hệ thông tin cá nhân
(PCS) có tế bào cỡ 1km
6.7.5 Mở rộng PCS đối với mô hình Hata.
Hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở châu Âu trong ủy ban COST231 đã
phát triển một phiên bản mở rộng của mô hình Hata đến 2GHz. Mô hình nêu ra
cách tính mất mát lan truyền là:
L 50 (urban)=46,3+33,9logf c -13,82logh te -a(h re )+(44,9-6,55logh te )logd+C M (6.53)
Ở đó a(h re ) giống như trong mô hình Hata
C M =0dB với vùng đô thị nhỏ hay thành phố trung bình
=3dB đối với thành phố lớn
f : 1500-2000MHz h te : 30-200m h re :1-10m d=1-20km
6.7.6 Mô hình Walfisch và Bertoni
Mô hình xét sự ảnh hưởng của mái nhà, chiều cao các tòa nhà gây nhiễu xạ
để dự đóan mức tín hiệu TB ở mức đường phố. Mất mát S là tích của 3 nhân tử:
S=P 0 Q2P 1 (6.54)
Trong đó P 0 là mất mát trong lan truyền tự do giữa các anten đẳng hướng:
2
  
P0    (6.55)
 4R 

110Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Q2 cho sự suy giảm tín hiệu trên mái nhà do dãy các tòa nhà che khuất bộ thu. P 1
dựa trên nhiễu xạ xác định sự mất mát từ mái nhà đến đường phố. Biểu diễn theo
dB
S(dB)=L 0 +L rts +L ms
(6.56)
L 0 : mất mát lan truyền tự do
L rts : Mất mát do tán xạ và nhiễu xạ từ mái nhà đến đường phố.
L ms : Mất mát nhiễu xạ nhiều màn chắn do dãy các tòa nhà
Mô hình này được xét để dùng cho chuẩn IMT-2000
6.7.7 Mô hình microcell PCS băng rộng.
Công trình của Feuerstein năm 1991, chiều cao anten trạm cơ sở 3,7-8,5-
13,3m. Chiều cao anten di động 1,7m. Dùng bộ phát xung 20MHz tại tần số 1900
MHz để đo sự mất mát, trải trễ. Công trình này phát hiện rằng: mô hình phản xạ 2
tia là sự ước lượng tốt cho LOS trong microceel. Mô hình mất mát theo loga
khỏang cách cũng tôt cho môi trường microcell có vật chắn.
Đối với mô hình phản xạ mặt đất (bằng phẳng), khỏang cách d f tại đó đới
Fresnel bị chắn bởi mặt đất là:
df 
1

 2
 2 
2
 
 2  2  2 ( / 2) 2  ( / 2) 2 (6.57)

16ht2 hr2  2 ht2  hr2   4 / 16


1


Trường hợp LOS, một mô hình mất mát hồi qui đúp dùng điểm gián đoạn
hồi qui tại phần hở của đới Fresnel 1 để phù hợp với phép đo. Mô hình dùng anten
đứng phát tròn và dự đóan mất mát theo cong thức:
PL(d )   10n 1 log(d)+p 1 đối với 1<d<d f (6.58)
10n 2 log(d/d f )+10n 1 logd f +p 1 với d>d f
Bảng 6.1

Chiều cao anten 1900 MHZ LOS 1900 MHz OBS


phát n1 n2 σ(dB) n σ(dB)
Low (3,7m) 2,18 3,29 8,76 2,58 9,31
Medium (8,5m) 2,17 3,36 7,88 2,56 7,67
High (13,3m) 2,07 4,16 8,77 2,69 7,94

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 111


Trong đó p 1 là mất mát theo dB ại khỏang cách tham chiếu d 0 =1m, d tính bằng m,
n 1, n 2 là số mũ mất mát và là hàm của chiều cao bộ phát.(xem bảng 6.1). tại tàn số
1900MHz, p 1 =38,0dB
Trường hợp OBS, mất mát phù hợp với luật loga khỏang cách:
PL(d )[dB]  10n log(d )  p1 (6.59)
n là số mũ mất mát truyền qua OBS là hàm của chiều cao anten phát.

6.8 Các mô hình lan truyền trong nhà (indoor).


Tiến tới hệ thông tin cá nhân (PCS), người ta quan tâm nhiều đến đặc tính
lan truyền sóng trong các tòa nhà. Kênh radio indoor khác kênh di động truyền
thống ở 2 điểm: Cự ly phủ sóng là nhỏ, và tính biến đổi của môi trường là rất lớn
trên một dải nhỏ khoảng cách T-R. Sự truyền sóng trong tòa nhà phụ thuộc lớn
vào các đặc điểm xác định như thiết kế, vật liệu xây dựng và loại tòa nhà.
Truyền sóng trong nhà cũng chịu những cơ chế như truyền sóng outdoor
đó là: phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ song các điều kiện biến đổi rất nhiều, ví dụ mức
tín hiệu thay đổi mạnh phụ thuộc các cửa trong tòa nhà là mở hay đóng, anten cắm
trên trần hay đặt ở bàn…ngoài ra do khoảng cách gần cũng khó đảm bảo điều kiện
trường xa cho tất cả các vị trí thu.
Trường indoor mới được khảo sát vào những năm 1980. Nói chung có thể
phân làm 2 loại LOS và OBS với cấp độ lộn xộn khác nhau. Một số mô hình quan
trọng được khảo sát dưới đây.
6.8.1 Mất mát do vách ngăn trong nhà (cùng tầng).
Trong các tòa nhà thường có nhiều vách ngăn tạo nên phần bên trong và
bên ngoài. Vật liệu phân chia thường là khung gỗ và các mảng nhựa (có thể di
chuyển được) gọi là vách ngăn mềm hoặc có một số là bê tông tăng cường thép
(không di chuyển được) gọi là vách ngăn cứng. Vách ngăn khác nhau về tính vật
lý và tính chất điện nên khó áp dụng một mô hình chung. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu đã tạo nên một số lớn cơ sở dữ liệu về sự mất mát do vách ngăn.(bảng
6.1).
6.8.2 Mất mát do sàn giữa các tầng.
Mất mát do sàn được xác định theo kích thước bên ngoài và vật liệu của tòa
nhà, cũng như cách xây dựng sàn và xung quanh bên ngoài. Thâm chí số lượng
cửa sổ, màu sơn bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự mất mát bởi sàn. Từ bảng số
liệu có thể thấy sự mất mát bởi sàn tầng 1 là nhỏ nhất sau đó càng lên cao càng
tăng. Khi đến sàn 5 hoặc 6 mất mát bổ sung sẽ không đáng kể nữa.
6.8.3 Mô hình mất mát theo loga khoảng cách.

112Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Mô hình này được khẳng định bởi nhiều nhà nghiên cứu.
PL(d)=PL(d 0 )+10nlog(d/d 0 )+X σ (6.60)
Giá trị n phụ thuộc loại tòa nhà và xung quanh. X σ là giá trị ngẫu nhiên chuẩn theo
dB có độ lệch chủân σ (chú ý là công thức giống như mô hình che khuất loga
chuẩn ở mô hình outdoor).
6.8.4 Mô hình nhiều điểm gãy Ericsson.
Mô hình hệ thống radio Ericsson nhận được từ việc đo các tòa nhà văn
phòng nhiều tầng. Mô hình có 4 điểm gãy và xét cả giới hạn trên và giới hạn dưới
của sự mất mát. Mô hình giả sử có 30dB suy giảm tại d 0 =1m (là chính xác với
f=900MHz với anten có G=1). Khác với mô hình che khuất loga chuẩn, mô hình
Ericsson cung cấp giới hạn dải mất mát tại một khoảng cách xác định. Bernhardt
đã sử dụng phân bố đồng nhất để tính giá trị cực đại và cực tiểu của mất mát như
một hàm của khoảng cách để mô phỏng trong nhà. (hình 6.16)
6.8.5 Mô hình nhân tử suy giảm.
Mô hình tính đến ảnh hưởng của loại tòa nhà cũng như sự thay đổi do các
vật cản (Seidel), giảm sự lệch chuẩn giữa dự đoán và phép đo đến 4dB (so với
13dB khi chỉ dùng mô hình loga khoảng cách):

Hình 6.16 Mô hình Ericsson

PL(d)=PL(d 0 )+10n SF log(d/d 0 )+FAF(dB). (6.56)

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 113


Trong đó n SF là số mũ mất mát cùng tầng. tức là nếu ước lượng tốt số mũ
mất mát cùng tầng có thể dự đoán được mát mát khác tầng cộng thêm số hạng bổ
sung thích hợp FAF hoặc cũng có thể viết theo một dạng khác
PL(d)=PL(d 0 )+10n MF log(d/d 0 ) (6.57)
Trong đó n MF là số mũ mất mát đo được qua nhiều tầng.(bảng)
Devairvatham đã tìm ra rằng mất mát trong tòa nhà tuân theo mất mát lan truyền
tự do công thêm nhân tử tăng theo hàm mũ với khoảng cách:
PL(d)[dB]=PL(d 0 )[dB] +20log(d/d 0 )+αd + FAF[dB] (6.58)
Trong đó α là hằng số suy giảm của kênh với đơn vị dB/m.
Ví dụ:
Dự đoán mất mát trung bình đường truyền 30m cách bộ phát xuyên qua 3
sàn của một tòa nhà, biết số mũ mất mát trên cùng một sàn là n=3,27, số mũ mất
mát với phép đo cả 3 sàn là n=5,22 và nhân tử suy giảm sàn trung bình là
FAF=24,4dB đối với cả 3 sàn giữa phát và thu.
Giải: Dùng phương trình mất mát trung bình
PL(30m)[dB]  PL(1m)[dB]  10.3,27. log(30)  24,4  104,2dB
Dùng phương trình mất mát thứ hai:
PL(30m)[dB]  PL(1m)[dB]  10.5,22. log(30)  108,6dB

6.9 Thẩm thấu tín hiệu trong tòa nhà.


Độ mạnh của tín hiệu nhận được bên trong tòa nhà do bộ phát ở bên ngoài
là rất quan trọng với hệ thống vô tuyến dùng chung tần với tòa nhà bên cạnh hay
với hệ thống outdoor. Khi đo lan truyền giữa các sàn khó xác định mô hình chính
xác. Tuy nhiên một số điểm chung như độ mạnh tín hiệu thu được trong tòa nhà
tăng theo độ cao. Tại tầng thấp nhất sự lộn xộn của thành phố tạo nên suy giảm
mạnh và giảm mức thẩm thấu. Ở tầng cao LOS có thể tồn tại, tạo nên tín hiệu
mạnh hơn ở tường ngoài tòa nhà.
Thẩm thấu RF có thể tìm thấy như một hàm của tần số cũng như chiều cao
trong nhà. Mẫu anten theo mặt cao cũng đóng vai trò quan trọng cho việc thẩm
thấu tín hiệu từ bên ngòai. Đa số phép đo xét bộ phát ở bên ngòai với chiều cao
anten thấp hơn chiều cao tòa nhà. Liverpool cũng chỉ ra mất mát thẩm thấu giảm
khi tăng tần số: 16,4dB,11,6dB,7,6dB ở sàn mặt đất với các tần số 441MHz,
896,5MHz, 1400MHz. Phép đo trước cửa sổ cho mất mát thẩm thấu 6dB it hơn
phần tòa nhà không có cửa sổ.

114Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Walker đã đo tín hiệu trong các tòa nhà 14 tầng khác nhau ở Chicago từ 7
trạm phát tế bào bên ngòai. Kết quả cho thấy mất mát thẩm thấu giảm 1,9dB/sàn
từ măt đất đến tầng 15, sau đó lại tăng. Sự tăng mất mát thẩm thấu này là do hiệu
ứng che khuất của tòa nhà bên cạnh.
Các phép đo chỉ ra rằng, phần trăm cửa sổ trên diện tích bề mặt ngòai tòa
nhà ảnh hưởng đến mức mất mát thẩm thấu tín hiệu cũng như sự có mặt của kim
loại viền trên cửa sổ.Đường viền kim loại có thể cho thêm 3-30dB suy giảm RF
trên ô đơn của cửa kính. Góc rọi bộ phát lên bề mặt tòa nhà cũng ảnh hưởng mạnh
đến mất mát thẩm thấu.

6.10 Mô hình vẽ tia và vị trí riêng.


Trong những năm gần đây khả năng tính toán và hiển thị của máy tính tăng
nhanh. Những phương pháp mới dự đoán sự phủ sóng như mô hình lan truyền vị
trí đặc trưng (SISP), cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin đồ thị(GIS). SISP hỗ trợ vẽ
tia như giá trị TB của mô hình xác định cho cả môi trường indoor hay outdoor.
Thông qua cơ sở dữ liệu của tòa nhà có thể vẽ hoặc số lượng bằng phần mềmđồ thị
chuẩn.Nhà thiết kế hệ thông vô tuyền có thể biểu diễn chính xác đặc điểm địa hình
hay tòa nhà.
Đối với hệ thống outdoor kỹ thuật dõi tia dùng phối hợp với ảnh trên không
để biểu diễn ảnh 3 chiều, tích hợp với mô hình tính toán phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ.
kỹ thuật Photogrammetric được dùng để chuyển ảnh vệ tinh hay máy bay của một
thành phố thành cơ sở dữ liệu 3 chiều cho mô hình. Trong môi trường indoor bản
vẽ kiến trúc cung cấp sự biểu diễn vị trí riêng cho mô hình truyền sóng. Khi cơ sở
dữ liệu đã thịnh hành, hệ thống vô tuyến sẽ được phát triển nhờ công cụ thiết kế
máy tính cung cấp mô hình dự đóan xác định (chứ không phải thống kê) mất mát
đường truyền kích thước lớn trong dải rộng môi trường hoạt động.

Câu hỏi ôn tập


1. Liên hệ công suất và điện trường trong mô hình truyền sóng tự do
2. Mô hình phản xạ mặt đất
3. Mô hình che khuất loga chuẩn
4. Nếu P t = 10W, G t = 10dB,G r =3dB và L=1dB. Hãy tính công suất nhận được
theo mô hình lưỡi dao như hìnhvẽ 1. So sánh với công suất nhận được nếu không
có vật cản (mô hình truyền sóng tự do). Mât mát do nhiễu xạ trong trường hợp này
là bao nhiêu

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 115


5. Xét mẫu lặp lại tần số 7-cell (N=7). Giả sử tế bào B 1 là tế bào mong muốn và
B 2 là tế bào đồng kênh (hình 2). Đối với máy di động nằm trong B 1 , hãy tìm bán
kính R tối thiểu để cho C/I (theo chiều kênh thuận) tối thiểu là 18dB tại ít nhất
99% thời gian. Biết các giả thiết sau:
Giao thoa đồng kênh chỉ do bởi B 2 , tần số sóng mang f c = 890MHz, khoảng cách
tham chiếu d 0 = 1Km,Cả anten thu và phát đều là tròn có G base =6dBi,
G mobile =3dBi, Công suất các trạm cơ sở bằng nhau và bằng P t = 10W.
PL(dB) giữa máy di động và trạm cơ sở B 1 tính theo:
d 
PL(dB )  PL(d 0 )  10.(2,5) log 1   X  (σ=0dB)
 d0 
PL(dB) giữa máy di động và trạm B 2 tính theo
d 
PL(dB )  PL(d 0 )  10.(4,0) log 2   X  (σ=7)
 d0 
Các biên tế bào chỉ ra trên hình 6.17

X 3.5R Y
B1
d2

B2

Hình 6.17

116Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 117

You might also like