You are on page 1of 26

ĐIỆN TỬ THÔNG TIN

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THU PHÁT


THÔNG TIN
1.1. Hệ thống thu phát thông tin
a. Các ví dụ về hệ thống thu phát thông tin
1. Giám sát Giám sát và các bộ điều chỉnh tự động các lưới truyền tải
công suất điện.
2. Quan sát điều kiện thời tiết trong không khí hoặc ở những vùng khí
hậu khắc nghiệt.
3. Quan sát hoặc điều khiển truyền hình vệ tinh, máy bay, tàu vũ trụ,
tên lửa.
4. Điều khiển các động cơ cỡ lớn chẳng hạn như tuabin ở nhà máy
điện.
5. Hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tin di động…

b. Sơ đồ khối hệ thống thu phát thông tin


Trong điện tử thông tin, thông tin được truyền từ nơi này đến nơi
khác bằng thiết bị điện tử thông qua môi trường truyền. Sơ đồ khối
cơ bản của hệ thống được biểu diễn như hình 1.1:

Hình 1.1.1 Sơ đồ khối của hệ thống thu phát thông tin


 Máy phát: Tập hợp các linh kiện và mạch điện tử được thiết
kế để biến đổi tin tức thành tín hiệu phù hợp với môi trường
truyền.
 Môi trường truyển: Phương tiện để truyền thông tin, có thể là
dây dẫn (gọi là hữu tuyến như cáp đồng trục, cáp sợi quang)
hoặc là khoảng không gian từ nơi phát đến nơi thu (gọi là vô
tuyến, như trong thông tin vi ba số, thông tin vệ tinh)
 Máy thu: Tập hợp các linh kiện và mạch điện tử được thiết
kế để nhận tín hiệu từ môi trường truyền, xử lý và khôi phục
lại tín hiệu ban đầu.
 Nhiễu: Tín hiệu ngẫu nhiên không momg muốn, xen lẫn vào
tín hiệu hữu ích, làm sai dạng tín hiệu ban đầu. Nhiễu có thể
xuất hiện trong cả 3 quá trình phát, truyền dẫn và thu. Do đó
việc triệt nhiễu là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm
trong hệ thống điện tử thông tin nhằm nâng cao chất lượng
tín hiệu truyền dẫn.
c. Kênh truyền và nhiễu
Dưới đây là các thể loại truyền thông trong không gian. Kiểu
truyền thông này có thể được chia ra các kênh có tần số khác nhau
tại cùng thời điểm cho mạch đa hợp dạng chia tần số (hình 1.1.2B)
hoặc vào từng thời điểm khác nhau cho cùng tần số cho mạch đa
hợp loại chia thời gian (hình 1.1.2C).

Hình 1.1.2: Truyền thông trong không gian


Một phần của các tần số từ kênh 1 đến 4 được trình bày trong hình
1.1.3. Chú ý đến sự hiện diện của các dải bảo vệ giữa các kênh, dải
bảo vệ giữa các kênh 1 và 2 từ 430 đến 518Hz. Các dải bảo vệ này
giúp cho các kênh liền kề nhau không bị giao thoa.
Nguồn gốc của các lỗi trong một hệ thống truyền thông tin FDM
chính là sự trôi giạt, giới hạn dải thông, nhiễu xuyên âm, biến dạng
và nhiễu liên kết cao tần RF.
Hình 1.1.3:

Nhiễu trong hệ thống thông tin xuất hiện trong kênh thông tin và
trong cả thiết bị. Nhiễu là thành phần không mong muốn, xuất hiện
ngẫu nhiên gây nhiễu với tín hiệu hữu ích. Ta không thể loại bỏ
nhiễu hoàn toàn nhưng có thể giảm nhiễu bằng các biện pháp khác
nhau, chẳng hạn giảm băng thông tín hiệu, tăng công suất máy phát
hoặc sử dụng các bộ khuếch đại nhiễu thấp.
Có hai loại nhiễu là nhiễu bên ngoài: xuất hiện trên kênh truyền và
nhiễu bên trong: xuất hiện trong bản thân thiết bị.
Nhiễu bên ngoài
Nếu môi trường truyền dẫn là không gian thì nó có nhiều loại nhiễu
như nhiễu thiết bị, từ khí quyển và từ không gian.
 Nhiễu thiết bị
Nhiễu này được tạo ra từ các thiết bị công nghiệp và dân dụng
trong quá trình khởi động hoặc làm việc. Chẳng hạn, từ các thiết bị
đánh lửa của động cơ ô tô hay các motor điện, từ máy tính hoặc các
loại đèn điện tử. Loại nhiễu này có phổ tần rộng nhưng phân bố
không đều trong toàn dải. Thông thường nó ảnh hưởng mạnh ở
vùng dải tần thấp hơn. Tuy nhiên, sự phân bố chính xác của tần số
nhiễu phụ thuộc vào bản thân loại thiết bị gây nhiễu và phụ thuộc
vào môi trường truyền dẫn của nhiễu đó đến thiết bị đang khảo sát.
Chẳng hạn, các máy tính tạo ra nhiễu mạnh tại các tần số bằng bội
số và ước số của tần số xung clock của chúng, còn tại vùng tần số
khác thì năng lượng nhiễu không đáng kể.
Nhiễu do con người tạo ra có thể truyền theo không gian hoặc
dây dẫn đến máy thu. Thông thường, việc giảm nhiễu tại nguồn
phát thực hiện dễ dàng hơn tại máy thu.Chẳng hạn, ta có thể nối
masse cho vỏ máy tính và lớp vỏ của cáp truyền dẫn, đồng thời sử
dụng các bộ lọc thông thấp dọc theo đường dây cung cấp điện để
giảm nhiễu từ máy tính.
 Nhiễu khí quyển
Nhiễu này chủ yếu là do sấm sét trong bầu khí quyển tạo ra.
Nó có thể truyền đi một khoảng cách lớn trong không gian. Phổ của
nó được xem như vô hạn, nhưng có mật độ tỉ lệ nghịch với tần số
do đó thường chỉ gây ảnh hưởng trong vùng tần số nhỏ hơn 20MHZ
Nhiễu này có tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình rất
lớn đồng thời xuất hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn (xung
dạng Burst-loé) so với thời gian nghỉ giữa 2 xung nhiễu. Do đó, tuy
không thể giảm nhiễu này tại nguồn phát, nhưng ta có thể thực hiện
một số biện pháp để giảm chúng, ví dụ có thể thiết kế máy thu sao
cho nó không làm việc trong thời gian xuất hiện nhiễu. Kỹ thuật
này gọi là kỹ thuật “làm trắng nhiễu"
 Nhiễu không gian
Phổ năng lượng bức xạ của mặt trời rất rộng, bao phủ vùng phổ
sóng vô tuyến nên có gây nhiễu cho các thiết bị thu phát, chủ yếu ở
vùng tần số VHF và cao hơn VHF.
Ngoài ra còn nhiều nguồn nhiễu khác từ các vì sao trong vũ trụ,
nhưmg ảnh hưởng nhỏ hơn vì chúng ở xa so với mặt trời. Nhiễu do
mặt trời ảnh hưởng chủ yếu đến các vệ tinh thông tin và đặc biệt
nghiêm trọng trong trường hợp mặt trời, vệ tinh và trạm mặt đất
nằm trên một đường thẳng.
Nhiễu bên trong
Nhiễu bên trong xuất hiện trong bản thân thiết bị, cả trong
thành phần thụ động như điện trở, cáp và tích cực như diode,
transistor, đèn điện tử. Chúng gồm nhiễu nhiệt, nhiễu bắn, nhiễu
thành phần, nhiễu nhấp nháy (1/f) và nhiễu thời gian chuyển đổi.
 Nhiễu nhiệt

Nhiễu nhiệt tạo ra từ sự chuyển động ngẫu nhiên của các điện tử
trong vật dẫn do nhiệt độ gây ra. Vì nó xuất hiện trong tất cả các
mạch điện nên còn có tên là nhiễu mạch.

Công suất nhiễu nhiệt trong một vật dẫn không phụ thuộc vào
tần số, nên đôi khi

được gọi là nhiễu trắng, và được biểu diễn như sau:

PN = kTB

Trong đó,

PN: công suất nhiễu nhiệt [w]

k: hằng số Boltzmann k=1,38.1023 joules/kelvin [J/K]

T: nhiệt độ tuyệt đối [K]; T(°K)=T(°C)+273

B: Băng thông nhiễu [Hz]

 Nhiễu bắn
Gây ra do sự thay đổi ngẫu nhiên của dòng điện trong thiết bị
tích cực, chẳng hạn trong đèn điện tử, transistor hoặc diode bán
dẫn. Sự thay đổi này được tạo ra do dòng điện là một luồng hạt
mang (điện tử và lỗ trống) hữu hạn. Dòng điện có thể xem như
là một chuỗi xung mà mỗi một chuỗi gồm các hạt điện tử mang
điện.

Nhiễu bắn được biểu diễn theo biểu thức như sau:

IN =√ 2 q I ⁰ B

Trong đó:

IN: Dòng điện nhiễu hiệu dụng [A]

q: Điện tích của điện tử, bằng 1,6.101º Coulomb

I0: Dòng điện phân cực của thiết bị [A]

B: Băng thông nhiễu

 Nhiễu quá mức

Còn gọi là nhiễu flicker hay là nhiễu 1/f vì công suất nhiễu tỉ lệ
nghịch với tần số.

Đôi khi còn được gọi là nhiễu hồng vì năng lượng nhiễu phân bố
ở đoạn cuối của vùng tần số thấp trong dải phổ của ánh sáng
thấy được. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễu quá mức là do sự
thay đổi mật độ hạt mang.

Nhiễu quá mức gây ảnh hưởng lớn hơn trong thiết bị bán dẫn và
điện trở carbon so với đèn điện tử. Tuy nhiên nó không ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mạch thông tin vì nó giảm khi tần số
càng cao và chỉ có tác dụng đối với vùng tần số bé hơn 1KHZ.

Nhiễu này làm nguồn kiểm tra và cài đặt trong hệ thống Audio.

 Tổng nhiễu từ các nguồn khác nhau


Điện áp nhiễu tổng của các nguồn nhiễu mắc nối tiếp được
trình bày theo biểu thức (Phát xuất từ công suất nhiễu tổng
bằng tổng các công suất nhiễu thành phần và công suất tỉ lệ
với bình phương điện áp):
V = V +V2 +V+.. (3.4)
Tương tự, dòng điện nhiễu tổng của các nguồn nhiễu mắc
song song được trình bày theo biểu thức:
(3.5) N3
1.2. Phổ tần số
Việc phân loại phổ tần số ra nhiều dải tần để nâng cao hiệu quả sử dụng ở
máy thu:

Dải tần Vi ba (Microwave) có tần số từ 1GHZ đến 40GHZ được chia làm
nhiều dải nhỏ:
L Band (1 - 2) GHz
S Band (2 - 4) GHz
С Вand (4 - 8) GHz :
Х Вand (8 - 12) GHz
Ku Band : (12 - 18) GHz
K Band (18 - 27) GHz
Ka Band : (27 - 40) GHz
1.3. Các mô hình hệ thống thông tin
1.3.1 Mô hình đơn công (simplex)

Trong chế độ truyền đơn công, việc giao tiếp giữa bên gửi và bên
nhận chỉ xảy ra theo một hướng. Bên gửi chỉ có thể gửi dữ liệu và
bên nhận chỉ có thể nhận dữ liệu. Bên nhận không thể trả lời bên
gửi.
Truyền đơn công giống như con đường một chiều, trong đó các
phương tiện chỉ đi theo một hướng và không có phương tiện từ
hướng ngược lại được phép đi qua.
Lấy mối quan hệ giữa bàn phím và màn hình làm ví dụ, bàn phím
chỉ có thể gửi đầu vào đến màn hình và màn hình chỉ có thể nhận
đầu vào, rồi hiển thị nội dung trên đó. Màn hình không thể trả lời
hoặc gửi bất kỳ phản hồi nào tới bàn phím.
- Phát thanh quảng bá AM, FM
- Truyền hình quảng bá
- Truyền hình cáp
- Nhắn tin
- Đo xa, điều khiển xa...

1.3.2 Mô hình song công (full duplex)

Trong chế độ truyền song công toàn phần, việc giao tiếp giữa bên
gửi và bên nhận có thể diễn ra đồng thời. Bên gửi và bên nhận có
thể truyền và nhận tín hiệu cùng một lúc. Chế độ truyền song công
toàn phần giống như con đường hai chiều, trong đó các phương tiện
có thể lưu chuyển theo cả hai hướng cùng một lúc.
Ví dụ, trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại, hai người giao
tiếp và cả hai có thể tự do nói và nghe cùng một lúc.
- Điện thoại công cộng
- Điện thoại vô tuyến di động hoặc cố định
- Điện thoại di động tế bào
- Truyền hình tương tác
- Thông tin của các trạm mặt đất thông qua vệ tinh
- Thông tin hàng không, thông tin vi ba số
- Thông tin số liệu giữa các máy vi tính...

1.3.3 Mô hình bán song công (haft-duplex)


Việc giao tiếp giữa bên gửi và bên nhận diễn ra theo cả hai hướng
trong truyền dẫn bán song công, nhưng mỗi lần chỉ được theo một
hướng. Bên gửi và bên nhận có thể gửi cũng như nhận thông tin,
nhưng chỉ một bên được phép gửi tại một thời điểm cụ thể. Half
duplex vẫn giống như con đường một chiều, trong đó một phương
tiện đi ngược chiều phải đợi cho đến khi đường vắng mới có thể đi
qua.

Sự khác biệt chính giữa 3 chế độ truyền


 Trong chế độ đơn công, tín hiệu được gửi theo một hướng.
Trong chế độ bán song công, tín hiệu được gửi theo cả hai
hướng, nhưng mỗi lần chỉ theo 1 hướng. Trong chế độ song
công toàn phần, tín hiệu được gửi theo cả hai hướng cùng
một lúc.
 Trong chế độ đơn công, chỉ có một thiết bị có thể truyền tín
hiệu. Ở chế độ bán song công, cả hai thiết bị có thể truyền tín
hiệu, nhưng mỗi lần một thiết bị. Ở chế độ song công toàn
phần, cả hai thiết bị có thể truyền tín hiệu cùng một lúc.
 Song công toàn phần tốt hơn bán song công và bán song
công tốt hơn so với đơn công.
 Đơn công: Bàn phím gửi lệnh đến màn hình. Màn hình
không thể trả lời bàn phím.
 Bán song công: Sử dụng bộ đàm, cả hai bên có thể giao tiếp,
nhưng phải thay phiên nhau.
 Song công toàn phần: Sử dụng điện thoại, cả hai bên có thể
giao tiếp cùng một lúc.
 Chế độ truyền song công toàn phần cung cấp hiệu suất tốt
nhất trong số ba phương thức, vì thực tế là nó tối đa hóa
lượng băng thông có sẵn.
1.4. Hệ thống thông tin vô tuyến

Mô hình hệ thống thông tin


Hình trên thể hiện một mô hình đơn giản của một hệ thống thông tin vô
tuyến. Nguồn tin trước hết qua mã nguồn để giảm các thông tin dư thừa,
sau đó được mã kênh để chống các lỗi do kênh truyền gây ra. Tín hiệu sau
khi qua mã kênh được điều chế để có thể truyền tải được xa. Các mức
điều chế phải phù hợp với điều kiện của kênh truyền. Sau khi tín hiệu
được phát đi ở máy phát, tín hiệu thu được ở máy thu sẽ trải qua các bước
ngược lại so với máy phát. Kết quả tín hiệu được giải mã và thu lại được ở
máy thu. Chất lượng tín hiệu thu phụ thuộc vào chất lượng kênh truyền và
các phương pháp điều chế và mã hóa khác nhau.

1.5. Khái quát hệ thống thông tin hàng không


Khái niệm về Hệ thống Thông tin HK : Là hệ thống thiết bị cung cấp
thông tin dưới dạng thoại, số liệu, hình ảnh, tín hiệu, phục vụ trực tiếp
hoặc gián tiếp các hoạt động hàng không dân dụng. Chức năng của hệ
thống thông tin HK là cung cấp sự trao đổi thông tin hay dữ liệu giữa các
hệ thống được tự động hóa của HK. Hệ thống thông tin HK cũng được sử
dụng để hỗ trợ cho các chức năng dẫn đường và giám sát. Bao gồm các
thành phần chính:
 Hệ thống thông tin không địa (Air- Ground Communication)
 Hệ thống thông tin điểm đối điểm (Ground - Ground
Communication)
 Mạng thông tin viễn thông cố định HK (AFTN
Telecommunication Network )
1.5.1Phân loại các hệ thống TTHK .
Phân loại theo tính chất kỹ thuật:
a. Hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật tương tự (Analog).
- VHF air-ground communication.
- HF SSB communication.
- SELCAL system (SELective CALling radio).
- ELT (Emergency Locator Transmitter).
- Direct Speech.
b. Hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật số (Digital).
- ATN.
- AMSS.
- SSR mode S air-ground data link.
- VHF air-ground data link (VDL).
- AFTN.
- HF data link.
- WAFS.
Phân loại theo dịch vụ:
- Dịch vụ di động hàng không (AMS – Aeronautical Mobile
Services) : là dịch vụ thông tin viễn thông được cung cấp chủ yếu
giữa tàu bay và các trạm trên mặt đất hoặc giữa các tàu bay.
- Dịch vụ cố định hàng không (AFS – Aeronautical Fixed Services) :
là dịch vụ thông tin viễn thông được cung cấp chủ yếu giữa các
điểm cố định trên mặt đất để bảo đảm an tòan cho hoạt động bay và
họat động hàng không được kinh tế, hiệu quả và tuân thủ theo quy
tắc.
Phân loại theo chức năng:
- Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ không lưu (ATSC – Air
Traffic Service Communications) : thông tin liên quan đến các dịch
vụ không lưu bao gồm kiểm sóat không lưu, tin tức khí tượng và
hàng không, báo cáo vị trí và các dịch vụ liên quan đến an tòan và
quy tắc của chuyến bay.
- Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ quản trị hàng không (AAC –
Aeronautical Aministrative Communications) : thông tin này được
sử dụng bởi các hãng/đại lý hàng không liên quan đến lĩnh vực họat
động thương mại của chuyến bay và dịch vụ vận chuyển. Ngòai ra
còn sử dụng cho các mục đích khác như chuyên chở trên mặt đất và
trên tàu bay, đặt vé, sắp xếp tổ bay và tàu bay hay các mục đích kho
vận khác nhằm duy trì và tăng hiệu quả của hoạt động bay.
- Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ kiểm sóat họat động hàng
không (AOC – Aeronautical Operational Control) : thông tin liên
quan đến việc kiểm soát hành trình bay từ lúc bắt đầu đến khi kết
thúc để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay.
- d.Hệ thống thông tin dùng cho dịch vụ phục vụ hành khách (APC –
Aeronautical Passenger Communication) : thông tin liên quan đến
các dịch vụ truyền số liệu và thọai không có tính an tòan cao của
hành khách và tổ lái đối với các thông tin cá nhân.
Phân lọai theo tính chất:
- Hệ thống thông tin sử dụng thông tin liên lạc liên quan đến an toàn
yêu cầu có sự phúc đáp nhanh và tính trọn vẹn cao.
- Hệ thống thông tin liên lạc không liên quan đến an toàn. 3 Các khái
niệm cơ bản về hệ thống TTHK.
1.5.2 Các dịch vụ (Services):
- Dịch vụ phát thanh hàng không (Aeronautical Broadcasting
Service) : Một dịch vụ phát thanh dùng để phát các thông tin liên
quan đến dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
- Dịch vụ viễn thông hàng không (Aeronautical Telecommunication
Service) : Một dịch vụ viễn thông hàng không được cung cấp cho
bất kỳ mục đích hàng không nào.
- Dịch vụ dẫn đường vô tuyến hàng không (Aeronautical Radio
Navigation Service) : một dịch vụ dẫn đường vô tuyến phục vụ cho
lợi ích và an toàn của tàu bay.
- Dịch vụ viễn thông quốc tế (International Telecommunication
Service) : Một dịch vụ viễn thông giữa các văn phòng hay các trạm
của các quốc gia khác nhau, hay giữa các trạm di động không cùng
một quốc gia, hay giữa các đối tượng khác nhau về quốc gia.
1.5.2 Các trạm (Stations):
- Trạm vô tuyến kiểm soát sân bay (Aerodrome Control radio
Station) : Một trạm cung cấp thông tin vô tuyến giữa một đài kiểm
soát sân bay đến tàu bay hay các trạm thông tin di động.
- Trạm cố định hàng không (Aeronautical Fixed Station) : Một trạm
trong dịch vụ cố định hàng không.
- Trạm thông tin viễn thông hàng không (Aeronautical
Telecommunication Station) : Một trạm trong dịch vụ thông tin
viễn thông hàng không.
- Trạm vô tuyến kiểm soát không địa (Air-ground control radio
Station) : Một trạm thông tin viễn thông hàng không có trách nhiệm
chính trong việc chuyển giao thông tin liên quan đến hoạt động và
kiểm soát tàu bay trong một khu vực đã cho.
1.5.3 Các phương pháp thông tin (Communication Methods):
- Thông tin không địa (Air ground communication) : thông tin hai
chiều giữa tàu bay và các trạm hay các vị trí đặt trên mặt đất.
- Thông tin không đối đất (Air-to-ground communication) : thông tin
một chiều giữa tàu bay và các trạm hay các vị trí đặt trên mặt đất.
- Thông tin đất đối không (Ground-to-air communication) : thông tin
một chiều giữa các trạm hay các vị trí đặt trên mặt đất và tàu bay.
- Phát thanh (Broadcast) : Một sự truyền thông tin liên quan đến dịch
vụ không vận mà không cần địa chỉ hóa đối với các trạm được mô
tả.
- Thông tin viễn thông (Telecommunication) : bất kỳ sự truyền, phát
xạ hay thu nhận các dấu hiệu, tín hiệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh
hay tin tức của bất kỳ nguồn nào qua dây dẫn, vô tuyến, cáp quang
hay bất kỳ hệ thống trường điện từ nào khác.
- Song công (Duplex) : Một phương pháp mà thông tin viễn thông
giữa hai trạm có thể được nhận một cách đồng thời từ cả hai hướng.
- Đơn công (Simplex) : Một phương pháp mà thông tin viễn thông
giữa hai trạm có thể được nhận tại một thời điểm chỉ từ một hướng.
Chương 2: MẠCH LỌC
2.1. Khái niệm

Mạch lọc tần số là mạch chọn lọc lấy tín hiệu trong một hay một số khoảng tần
số nào đó còn các tín hiệu ở tần số khác thì bị loại trừ. Các bộ lọc điện hiện nay
được ứng dụng rất rộng rãi trong các hệ thống viễn thông và truyền dẫn dữ liệu.
Bộ lọc được dùng để lọc nhiễu, chia tách kênh trong các hệ thống ghép kênh, lựa
chọn dải thông, lọc bỏ các hài không cần thiết...

Nếu phân chia theo dải tần số thì có các loại mạch lọc sau:

Mạch lọc thông thấp

Mạch lọc thông cao

Mạch lọc thông dải

Mạch lọc chặn dải

-Mạch lọc pha

Khi biểu diễn mạch lọc tần số thông qua hệ số truyền đạt điện áp thì có
thể nói mạch lọc lý tưởng là một mạng 4 cực có hệ số truyền đạt K = 1
trong dài thông và K = 0 ngoài dải thông. Nghĩa là mạch lọc lý tưởng sẽ
không gây suy giảm tín hiệu trong dải thông và triệt tiêu hoàn toàn tín
hiệu ngoài dài thông, mạch này có vùng chuyển tiếp thẳng đứng và không
gây di pha tín hiệu.

Với các bộ lọc lý tưởng ta có các dạng đặc tuyến như sau:

• Mạch lọc thông thấp

Mạch lọc thông thấp cho qua các tần số từ 0 tới fC và chặn tất cả các tần
số từ fC trở lên và fC gọi là tần số cắt của mạch.

• Mạch lọc thông cao

Mạch lọc thông cao chặn tất cả các tần số từ 0 tới fC và cho qua tất cả
các tần số từ tần số cắt fC trở đi

• Mạch lọc thông dải

Mạch lọc thông dải cho qua các tấn số năm trong khoảng từ f1 tới f2 và
chặn tất cả các tần số nằm ngoài dải này.
Độ rộng của d thông được tính bằng B = f1 – f2 tần số trung tâm

f0 = √ f 1. f 2

• Mạch lọc chặn dải

Mạch lọc chặn dải cho qua các tần số nằm trong khoảng nhỏ hơn f1 và

lớn hơn f, và chặn tất cả các tần số nằm trong khoảng (f1 – f2). Độ rộng
của dải chặn được tính bằng B = f1 –f2

• Mạch lọc pha

Mạch lọc pha không có dải chặn, nó cho qua tất cả các tần số nhưng giữa
đầu vào và đầu ra có sự dịch pha.

2.2. Hàm truyền-Biểu đồ Bode

Các khái niệm về hàm truyền lý tưởng, điểm cực, điểm không của hàm chúng ta
đã học trong phẫn “Lý thuyết tin hiệu. Để xét các mạch lọc trong chương này ta
chỉ nghiên cứu hầm truyền cố đáp ứng phắng tối đa hay còn gọi là hàm
Butteworth. Còn các hàm Bessel hay Tschebyscheff ta có thể tham khảo trong
các tài liệu khác

Một hàm truyền bất kỳ cố thể dược biểu diễn dươi dạng tổng quát:

A m S m + Am−1 S m−1 +…+ A1 S + A0


H(s) = K. (1.1)
B n Sn + Bn−1 S n−1+ …+B 2 S2 + B1 S+ B0

Với: k - hệ số phụ thuộc vầo cấu tạo của mạch


Ai = const; Bk = const cũng phụ thuộc vào cấu tạo của mạch.

Hàm truyền thường gặp có dạng :


1
H(s) = 1+ B S + B S2 +…+ B Sn (1.2)
1 2 n

A0 = 1 : đa thức bậc không với : A1 = A2 =…= Am = 0

Đáp ứng biên đồ chuẩn hóa :


1
H(ω) = 1+ B ω2 + B ω 4 +…+ B ω2 n (1.3)
√ 2 4 2n

Điều kiện tối ưu :


B2 = B4 = … = B2 (n−1) = 0 ; B2 n ≠ 0 (1.4)
1
Khi đó ta có : H(ω) = 1+ B ω2 n (1.5)
√ 2n
Đây là hàm có đáp tuyến phẳng tối đa hay còn gọi là hàm Butterworth

Tần số chuẩn hóa : ω n = √ B2 n ω2 n


2n
(1.6)
1
Khi đó (1.5) trở thành : H(ω n ¿ = 1+ ω 2 n (1.7)
√ n
Ta đi tìm biểu đồ Bode của hàm truyền H(ω n ¿ . Có nghĩa là ta tuyến tính hóa đáp
tuyến trong hệ tọa độ loga bằng cách biểu diễn gần đúng đáp tuyến bằng những
đường tiệm cận và những đường trung bình (hình 2.2.1).

Hình 2.2.1

+20 lg 1=0 dB ωn <1


H(ω n ¿ = { n
−20 lg ωn =−20 n lg ωn khi ωn >1

Ta có :

n 1 2 3 4
H(ω n) -20lg ω n -40lg ω n -60lg ω n -80lg ω n
N càng tăng càng gần đến đáp tuyến lý tưởng của bộ lọc

Bảng các hàm Butterworth đã chuẩn hóa :


Bậc N Đa thức ở mẫu số BN (S)
của
H(S)
N=1 S+1
1 S + √ 2S + 1
2

3 S3 + 2 S2 + 2S + 1 = (S+1)( S2 + S + 1)
4 S4 + 2.61 S3 + 3.414 S2 + 2.613S + 1 = ( S2 + 0.765S + 1)( S2 + 1.848S + 1)
5 (S + 1)( S2 + 0.618 S2 + 1)( S2 + 1.616S + 1)
6 ( S2 + 0.518S + 1)( S2 + 1.414S + 1)( S2 + 1.932S + 1)
7 (S +1)( S2 + 0.445S + 1)( S2 + 1.2475S + 1)( S2 + 1.802S + 1)
8 ( S2 + 0.390S + 1)( S2 +1.111S + 1)( S2 + 1.663S + 1)( S2 + 1.962S + 1)

2.3. Mạch lọc thụ động (LPF,HPF,BPF,BRF)

2.3.1 Bộ lọc thông thấp (LTT)

Hình 2.3.1 Bộ lọc thông thấp

a) Sơ đổ mạch; b) Đáp tuyến biên độ; c) Đáp tuyến pha

Từ hình 2.3.1a ta có :
1
V 2 (S) CS 1
H(S) = V (S) = 1
= 1+ RCS
(1.8)
1
R+
CS

Nếu tín hiệu vào là tín hiệu điều hòa ta có :

H(S)  H(jω) : đáp ứng tần số của mạch

H(jω) = | H(jω) |.e jφ( jω)

H(jω) = | H(jω) | : đáp ứng biên độ - tần số


Φ(jω) = ArgH(jω) : đáp ứng pha – tần số.

* Từ (1.8) ta có đáp ứng tần số của mạch hình 1.2.


1
H(jω) = 1+ jωCR (1.9)

1
+ Modun : H(ω) = | H(jω) | = 2 (1.10)
1+ jωCR

 Đáp ứng biên độ (H 2.3.1b)

+ Đáp ứng pha (H 2.3.1c) :

φ = ArgH(jω) = -arctg(ωCR) (1.11)

ω→0φ→0

ω → ∞  φ → - 90°
1
* Tại ω = ω c = RC : tần số cắt

1
 φ =-45° . Khi đó |H| = = 0,7
√2
2.3.2 Bộ lọc thông cao

Hình 2.3.2 Bộ lọc thông cao

a) Sơ đồ mạch b) Đáp tuyến biên độ c) Đáp tuyến pha

Từ hình 2.3.2a ta có :
R 1 1
V 2 (S)
H(S) = V (S) = R + 1 = 1+ 1 = 1+ 1 (1.12)
1
CS RCS S

Với S = RCS :toán tử chuẩn hóa

* Nếu tín hiệu cào là tín hiệu điều hòa , tương tư như trên ta có :
Đáp ứng tần số mạch :
1
H(jω) = 1+ 1 (1.13)
jωCR

Đáp ứng biên độ của mạch hình 2.3.2b :


1
H(ω) = 1+ 1 (1.13)
jωCR

Đáp ứng pha của mạch : φ = ArgH(jω) = arctg(ωCR) (1.15)

Khi ω → ∞  φ  0

ω → ∞  φ  +90°
1
Tại ω = ω t = RC : tần số cắt

1
Khi đó φ = +45° và |H| = = 0,7
√2

Hình 2.3.3 Đối chiếu LTT và LTC

Từ bộ lọc thông thấp và bộ lọc thông cao ta có nhận xét:

1.Từ bộ LTT ta muôn có bộ LTC chỉ việc đổi biến s -> 1/S

2.Trên mặt phăng phức diễn ra sự biến đổi đối xứng gương qua tần số cắt
(H.2.3.3).

3.Về phương diện mạch điện, sự biến đổi được thực hiện bằng việc hoán vị R và
C.
Nhược điểm của các bộ lọc thụ động RC: chịu ảnh hưởng lớn của tải.

2.3.3 Bộ lọc thông thấp bậc 2

Hình 2.3.4 Bô lọc thông thấp bậc 2

a) Sơ đồ mạch LTT bậc 2; b,c) Biểu diễn điểm cực p1 , p2

d) Đáp tuyến biên độ; e) Đáp tuyến pha

Từ hình 2.3.4a ,ta có hàm truyền :


1 1
CS 1 LC ω 02
H(S) = 1
= 2 = = 2
LS+ R+ S LC + RCS +1 S 2+ R S+ 1 S + 2 αS+ ω02
CS L LC

Với : ω 0 = 1/LC – tần số cắt của mạch

α = R/2L – hệ số đặc trưng cho tổn hao của mạch

Ta có thể viết lại (1.16) dưới dạng hàm có hai điểm cực:
2
ω0
H(S) = (1.17)
( S−p 1)( S−p 2)

p1 , p 2=−α ± √ ∆
'

' 2 2 2 } p1 , p2 = -α ± jβ (1.18)
∆ =α −ω 0 =−β

S
*Đặt biến mới : Sn = ω
0
Ta có hàm chuẩn hóa :
1 1
= 2
H( Sn) = S 2+ 2 α S +1 Sn +2 η S n+1 (1.19)
n
ω0 ω0

Trong đó η = α/ω 0

Khi đó p1 , p2 = -η ∓ √ η 2−1 = -η ± j√ 1−η 2

* Nếu tín hiệu vào là tín hiệu điều hòa ta có :


ω
Sn = jω n = j( ) (1.20)
ω0

* Thay (1.20) vào (1.19) ta được :


1 1
H(jω n) = ( jω )2 + j2 η ω +1 = 1−ω 2 + j2 η ω (1.21)
n n ( n ) n

* Đáp ứng biên độ của mạch :


1 1
H(jω n) = ( jω )2 + j2 η ω +1 = 1−ω 2 + j2 η ω
n n ( n ) n

1
|H(jω n)| = (1−ω 2)2 +(2η ω )2 (1.22)
√ n n

0 dB Khi ωn <1
H(dB) = | 2
−20 lg ωn Khi ωn >1

Ta nhận thấy bộ lọc thông thấp bậc 2 có độ dốc tâng gấp đôi H(dB) = 401gω n
do số cực tăng gấp đôi .

* Đáp ứng pha của mạch :


2 η ωn
φ = ArgH(jω n) = -Arctg (1.23)
1−ω n2

khi ω n → 0  φ → 0
ω n → ∞  φ → -180°

ω n → ω 0  φ → -90°
Hình 2.3.5 Biểu diễn cực p1 , p2 của bộ lọc cộng hưởng

2.3.4 Bộ lọc thông dải –Bộ lọc cộng hưởng (14)

vẫn mạch RLC như hình 1.5a, nhưng nếu ta xét trường hợp tổn hao của mạch rất
nhỏ (a << ω 0) thì sẽ nhận được một bộ lọc thông dải. Đó cũng chính là bộ lọc
cộng hưởng.

Hình 2.3.6 Đặc tuyến biên độ (a) và đặc tuyến pha (b)
của bộ lọc cộng hưởng
Nếu a ≪ ω 0 thì từ (1.18) ta có biểu thức gần đúng :
p1, p2 = -α ∓ √ ∝2−ω02 ≈ -α ± jω 0 (1.24)

Nếu tín hiệu vào điều hòa từ (1.23) ta có :

Đáp ứng biên độ của mạch như sau :


ω02
H = |H(jω)| = (1.25)
| jω− p1|∨ jω− p2∨¿ ¿
Tại jω = jω 0 , ta có :
2
ω0
|H(jω 0)| = (1.26)
| jω 0− p1|∨ j ω0 −p 2∨¿ ¿
Từ hình 2.3.5 ta có :

| jω 0− p1| = α ; ¿ j ω 0− p2∨¿ ≈ 2ω 0 khi α ≪ ω 0


Thay vào (1.35) ta được:

ω02 ω ω L
H(ω 0) = |H(jω 0)| ≈ = 0 = 0 = Q0 (1.27)
2 α ω0 2α R

Với Q0 là hệ số phẩm chất riêng của mạch công hưởng

* Từ (1.17) ta có đáp ứng pha của mạch như sau :

φ = arg(H(jω)) = -arg(jω - p1) – arg(jω - p2) (1.28)

Xét tai jω = jω 0 ta có : arg(jω 0 - p1) = 0 và arg(jω 0 - p2) ≈ 90°

Do đó φ = arg(H(jω)) = -90° (1.29)

* Bối với những hệ thống cộng hưởng người ta thường quan tâm đến khu
vực lân cận tần số. Từ hinh 1.6 ta có:
jω 1= j(ω −α)
{ jω 0

2= j(ω 0−α )

Thay vào biểu thức (1.25) ta có :

Tại jω = jω 1 :
2
ω0 ω 02 Q
H(ω 1) = ≈ = (1.30)
| jω 1− p1|∨ j ω1− p2∨¿ ¿ ∝ √ 2.2 ω 0 √2
φ(ω 1) = arg[H(jω 1− p1)] = 45° - 90° = -45° (1.31)

Tại jω = jω 2 :
2 2
ω0 ω0 Q
H(ω 2) = ≈ = (1.32)
| jω 2− p1|∨ j ω2− p2∨¿¿ ∝ √ 2.2 ω0 √2
φ(ω 1) = arg[H(jω 2− p1)] = -45° - 90° = -135° (1.33)
ta có đặc tuyến biên dộ và đặc tuyến pha của bộ lọc cộng hưởng như hình
1.6

2.4. Mạch lọc tích cực (LPF, HPF, BPF, BRF)

2.4.1 Mạch lọc thông thấp bậc 1

Hình 2.4.1 Bộ LTT dùng KĐTT không đảo

Để nâng cao trở kháng vào ta dùng bộ KĐTT (OP-AMP) không đảo như hình
2.4.1 làm bộ LTT. Ta có hàm truyền :
V 2 (S) V 2 (S) V c (S)
H(S) = V (S) = V ( S) . 1

1 c V 1 ( S)
1

Coi bộ KĐTT là lý tưởng ta có : A0 L = ∞ ,suy ra V +¿¿ = V −¿ ¿ = V c 1(S)

Mặt khác Zi = ∞ nên I 2 = I 3 ,suy ra :

V −¿(S) V −¿(S) V 2 (S) V 2( S) R2


V 2 ( S )− ¿= ¿  −¿(S) = = 1 + = A vo
R2 R3 V ¿ V c1 ( S) R3

V 1 (S )
V c (S) 1 1 1
Mặt khác : = V (S) . S C . R + 1 = 1+ SR C
1

V 1 (S) 1 1 1 1 1
S C1

V 2 (S) A vo
Kết quả ta có : H(S) = V (S) = 1+ SR C (1.34)
1 1 1

2 R 1
Trong đó : A v = 1 + R và ω C = R C
0
3 1 1
Để rút gọn sơ đồ, ta có thể đưa luôn phần tử lọc vào mạch hồi tiê'p của bộ
KĐTT (ΟΡ-ΑΜΡ) như hình 2.4.2.

Hình 2.4.2 Bộ LTT dùng phần tử lọc, mắc vào mạch hồi tiếp của bộ KĐTT

Ta có hàm truyền của bộ KĐTT :


V 2 (S) −Z 2 ( S) 1 R2 R2 1 Av
H(S) = V (S) = R1
= - .
R 1 1+ SR2 C1 = - .
R 1 1+ SR2 C1
= 0
(1.35)
1 1+ SR2 C1

2 R 1
Trong đó : A v = - R và ω C = R C
0
1 2 1

2.4.2 Bộ lọc thông cao bậc 1

Hình 2.4.3 Bộ lọc LTC dùng KĐTT và đặc tuyến biên độ của nó

Ta có hàm truyền của bộ KĐTT :


1 1
V 2 (S) −R2 −R2
H(S) = V (S) = Z (S) = R . 1+ 1 = A v . 1+ 1
0 (1.36)
1 1 1
SR1 C 1 SR1 C 1

2 R 1
Trong đó : A v = - R và ω t = R C
0
1 1 1

Chú ý ta coi các bộ KĐTT là lý tưởng : AoL ≫ AVo

2.4.3 Bộ lọc thông thấp bậc 2

Mạch lọc hồi tiếp âm một vòng

Hình 2.4.4 Mạch LTT hồi tiếp âm một vòng

Để tính hàm truyền đạt, viết phương trình dòng điện nút cho các nút 1,2,3. Giải
hệ phương trình đó, ta sẽ nhận được hàm truyền đạt của mạch LTT hồi tiếp âm
một vòng:
1
H(S) = 1+ 2ω R C S+ ω 2 R 2 C C S2 (1.37)
0 1 0 1 2

ω 1
Trong đó : S = jω n = j( ω ); ω 02 = R 2 C C : tần số cắt
0 1 2

Từ bảng hàm Butterworth đã chuẩn hóa ta có:


b 1=2 ω0 RC 1= √ 2(1.38)
{ 2 2
b 2=ω0 R C 1 C 2=1(1.39)

Nếu ω 0 ,C 1 đã biết từ (1.53),ta có:

√2
R = 2ω C (1.40)
0 1

1
Và từ (1.39) ta có : C 2 = ω 2 R2 C
0 1

Mạch lọc hồi tiếp âm nhiều vòng


Hình 2.4.5 Mạch LTT dùng hồi tiếp âm nhiều vòng

Lập phương trình dòng điện nút cho các nút 1, 2, giải hệ phương trình đó ta sẽ
nhận được hàm truyền của mạch LTT hồi tiếp âm nhiều vòng:
Av 0

H(S) =
1+ ω0 C1 R 2+ R 3+
( R3 R2
R1 )
S+ ω02 C2 C1 R2 R 3 S2
(1.41)

2 R 1
Trong đó : A v = - R ; ω 02 = C C R R
0
1 2 1 2 3

Từ bảng hàm Butterworth đã chuẩn hóa ta có :

{ (
b 1=ω0 C 1 R 2+ R 3+
R3 R2
R1 )
= √2(1.42)
2
b2=ω0 C 2 C 1 R 2 R3=1(1.43)

Nếu cho trước ω 0 ,| A v | ,C 1,C 2 từ hệ phương trình (1.42) và (1.43) ta tính được :
0

R2 = √
b1 C 1− b 12 C22−4 C 1 C 2 b 2(1+| A v |) 0
(1.44)
4 π f 0C1C2

R2
R1 = (1.45)
¿ A v ∨¿ ¿
0

b2
R3 = (1.46)
4 π 2 f 02 C 1 C 2 R2

Để R2 có giá trị thực theo (1.46) ta phải thỏa mãn điều kiện:

C2 4 b 2 (1+| Av |)
≥ (1.47)
0

C1 b12

Mạch lọc hồi tiếp dương 1 vòng

You might also like