You are on page 1of 4

NHÓM 2:

1. Phạm Thị Hoài Thương


2. Trương Vĩ Cường
3. Trần Thị Thùy Trang
4. Châu Thị Băng Châu
5. Nguyễn Vũ Thiên Kim
6. Trần Nguyễn Quỳnh Mai

Câu hỏi: Mỗi nhóm tìm 1 thương hiệu Việt bị gặp phải vấn đề này (bản quyền) trên
thị trường quốc tế. Phân tích nguyên nhân và giải pháp.

CAFÉ TRUNG NGUYÊN

1. Nguyên nhân

Trung Nguyên chưa có nhận thức cao về bảo hộ tài sản trí tuệ vô hình này của mình
họ mà chỉ lo đầu tư sản xuất nhằm đem lại chất lượng tốt cho sản phẩm.

Chưa đăng kí bản quyền thương hiệu tại thị trường nước ngoài.

2. Vấn đề gặp phải

Cà phê Trung Nguyên một thương hiệu nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường
trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma
Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát triển tốt, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp
mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một thương hiệu cà phê nổi tiếng
được nhiều người và trong ngoài nước biết đến.

Thế nhưng vào tháng 7/2000, Công ty Cà phê Trung Nguyên sang Mỹ để tiếp cận
Rice Field với mục đích đưa sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ. Mặc dù vẫn đang
trong quá trình thương thảo, nhưng nhãn hiệu Trung Nguyên đã bị phía Rice Field nhanh
chân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ và Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO).

Cuối cùng, sau 2 năm ròng rã thương thảo, Trung Nguyên mới đòi lại được quyền
bảo hộ thương hiệu, nhưng đổi lại công ty này phải chấp nhận để Rice Field làm nhà
phân phối sản phẩm của Trung Nguyên tại Mỹ. Thương vụ dàn xếp này ngốn của Trung
Nguyên hàng trăm nghìn USD. Ngay sau đó, công ty này đã đi đăng ký thương hiệu tại
60 quốc gia khác trên thế giới.

3. Giải pháp

Nâng cao tính chuyên nghiệp cho mình, ngoài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
trong nước, cần đăng ký tại các quốc gia khác.

Thường xuyên kiểm soát nhãn hiệu trên thị trường, cải tiến mẫu mã và chất lượng
sản phẩm, thậm chí thuê đơn vị tư vấn chiến lược bảo hộ nhãn hiệu, đừng để gặp vấn
đề rồi mới xử lí.

 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu tại Mỹ

Việc tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc
trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ nhưng trường hợp chủ đơn muốn đánh giá khả
năng bảo hộ của nhãn hiệu và biết được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thì nên tiến
hành thủ tục tra cứu.

Kết quả tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu sẽ được chúng tôi gửi đến khách
hàng trong vòng 08-10 ngày làm việc kể từ ngày nhãn hiệu được gửi đi tra cứu.

Lưu ý: Kết quả tra cứu chỉ có thể đánh giá tương đối khoảng 80% khả năng được
cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu, vì vậy kết quả tra cứu này chỉ có tính tham khảo và
không phải là căn cứ cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của quý khách
hàng. Tất cả đơn đăng ký nhãn hiệu cần được tiến hành nộp đơn tới Văn phòng Sở hữu
trí tuệ Mỹ và được tiến hành thẩm định từ hình thức tới nội dung đơn, và kết quả cuối
cùng là cấp hay từ chối cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu thuộc về cơ quan có
thẩm quyền là Phòng Sở hữu trí tuệ Mỹ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng sở hữu trí tuệ Mỹ

Sau khi tra cứu nếu nhãn hiệu có khả năng đăng ký khách hàng tiến hành nộp
đơn tại Văn phòng sở hữu trí tuệ Mỹ. Sau khi nộp đơn trong vòng 03-05 ngày làm việc
sẽ có số đơn đăng ký được ghi nhận.

 Đối với trường hợp đã có nhãn hiệu sử dụng thực tế tại Mỹ

Thời gian tiến hành việc thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu được văn phòng
Sở hữu trí tuệ Mỹ là 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu hình ảnh của sản phẩm không
phù hợp thẩm định viên sẽ yêu cầu gửi ảnh khác phù hợp với nhãn hiệu và sản phẩm
mà người nộp đơn đăng ký.

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được hợp lệ về hình thức Thẩm định viên xem
xét trong vòng 7-8 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu được chấp thuận, đơn sẽ được công
bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên
quan có thể phản đối việc đăng ký.

Nếu không có sự phản đối nào, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại Mỹ. Thời hạn
để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là 18 tháng.

 Đối với trường hợp chủ đơn chưa có nhãn hiệu thực tế sử dụng tại Mỹ

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được hợp lệ về hình thức, thẩm định viên tại văn
phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office) sẽ
ra thông báo về việc chấp nhận đơn. Trong thời hạn 7-8 tháng chủ sở hữu phải nộp bằng
chứng chứng minh nhãn hiệu đã được sử dụng tại thị trường Mỹ và lệ phí thì mới được
xem xét thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra thời gian có thể kéo dài nếu trường hợp đơn có phản đối hay khiếu nại
(chi phí khiếu nại độc lập).
Bước 3: Thông báo cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi được thẩm định với các nội dung đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Quý Khách
hàng sẽ nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp văn bằng
bảo hộ có lý do từ chối đính kèm.

Trong thời hạn từ 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ sẽ
nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Thời hạn của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ là 10 năm và không giới hạn số
lần gia hạn.

You might also like