You are on page 1of 37

C©u hái «n thi m«n c¸c hÖ thèng th«ng tin v« tuyÕn 1

1–Trình bày dải tần, các phương thức lan truyền, các yếu tố ảnh hưởng
tới chất lượng thông tin của dải sóng ngắn? Các chỉ tiêu kỹ thuật chính
của máy thu phát sóng ngắn công suất nhỏ?

 Tính chất truyền lan: Cả sóng đất và sóng điện ly


 Cự ly liên lạc: Với sóng đất và công suất không lớn lắm, cự ly liên lạc
không vượt quá vài chục kilômét vì sóng đất bị hấp thụ mạnh trong đất
(tăng theo tần số). Sóng điện ly do phản xạ một hoặc nhiều lần từ tầng
điện ly có thể lan truyền xa tuỳ ý. Sóng này bị hấp thụ yếu bởi các lớp
D và E, phản xạ tốt bởi các lớp trên (chủ yếu là F 2 cao 300 - 500 Km)
 Dung lượng tần số : Lớn hơn nhiều các sóng trên do đó đảm bảo sự làm
việc đồng thời của số lượng lớn các điện đài
 Anten: Với kích thước nhỏ vẫn có hiệu quả khá cao và hoàn toàn áp
dụng được cho các đối tượng cơ động.
Vì SN chiếm vị trí đặc biệt nên ta xét kỹ hơn một chút:
 Thông tin vô tuyến bằng các sóng điện ly có thể thực hiện được nếu các
tần số sử dụng nằm thấp hơn các giá trị cực đại xác định bởi mức độ iôn
hoá của các lớp phản xạ đối với mỗi cự ly liên lạc. Ngoài ra thông tin
chỉ có thể có nếu công suất máy phát với hệ số khuyếch đại của các
anten được sử dụng bảo đảm cường độ trường cần thiết tại điểm thu với
sự hấp thụ năng lượng đã cho ở trong tầng ion. Điều kiện đầu hạn chế
giới hạn trên của tần số sử dụng, điều kiện sau - giới hạn dưới. Vì vậy
thông tin SN bằng sóng điện ly chỉ có trong một khoảng tần số nhất
định. Bề rộng của khoảng này phụ thuộc vào thời gian của một ngày
đêm, vào mùa, vào chu trình hoạt động của mặt trời.
 Hiện tượng pha đinh trong thông tin SN: Hiện tượng này làm giảm
nhiều chất lượng thông tin SN bằng sóng điện ly. Pha đinh xuất hiện do
sự thay đổi cấu trúc của các lớp phản xạ ở tầng ion, do sự nhiễu loạn
của tầng ion và do sự truyền sóng theo nhiều tia. Bản chất của pha đinh
về cơ bản là sự giao thoa của một vài tia tới điểm thu với pha thay đổi
liên tục do sự thay đổi trạng thái của tầng điện ly.
Nguyên nhân của một vài tia tới điểm thu cùng lúc là:
- Sự phản xạ của tầng ion dưới các góc mà các tia phản xạ một số lần
khác nhau từ tầng ion và mặt đất lại hội tụ tại điểm thu (hình 1.15a).
- Hiện tượng khúc xạ kép dưới tác động của trường điện từ quả đất. do
hiện tượng nay hai tia phản xạ từ các lớp khác nhau của tầng ion lại đến
cùng một điểm thu (hình 1.15b).
- Sự không đồng nhất của tầng ion dẫn tới sự phản xạ khuyếch tán các
sóng từ các vùng khác nhau của nó (hình 1.15c).

a) b) c)

Hình 1.15 Pha đinh đa đường trong thông tin sóng ngắn

Pha đinh còn có thể xảy ra do sự thăng giáng phân cực các sóng khi phản
xạ từ tầng điện ly, dẫn tới sự thay đổi mới quan hệ giữa các thành phần đứng
và ngang của trường điện từ tại nơi thu. Pha đinh phân cực xảy ra hiếm hơn
nhiều pha đinh giao thoa (10 -15% tổng số).
 Các bão từ và bão ion có thể ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái thông
tin SN. Đây là các nhiễu loạn của tầng điện li và của từ trường quả đất
dưới tác động của các dòng hạt điện tích do mặt trời phun ra. Các dòng
hạt này thường phá huỷ lớp phản xạ cơ bản F2. Các nhiễu loạn tầng ion
xảy ra có chu kỳ và liên quan đến thời gian mặt trời quay quanh trục
của minh (27 ngày đêm).
 Các vụ nổ hạt nhân do con người thực hiện trong khí quyển có thể gây
ra sự ion hoá nhân tạo tầng khí quyển và kéo theo sự ảnh hưởng tình
trạng thông tin SN.
Yêu cầu chiến thuật
 Điện đài trang bị cho cấp chiến dịch và chiến lược,
 Phải đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời, tin cậy trong mọi tình huống
chiến đấu.
2.1.2 Đặc tính kỹ thuật của điện đài
Từ những yêu cầu chiến thuật cơ bản trên, ta thấy về mặt kĩ thuật điện
đài phải đảm bảo các đặc tính sau đây :
1. Các dạng tín hiệu vô tuyến
Điện đài được thiết kế để làm việc với các tín hiệu rời rạc và liên tục.
Tín hiệu điện sơ cấp có thể biến đổi thành nhiều dạng tín hiệu vô tuyến có các
ưu nhược điểm khác nhau trong các điều kiện tiến hành thông tin khác nhau.
Số lượng dạng tín hiệu vô tuyến phải đủ để có thể thay đổi một cách linh hoạt,
tuỳ theo từng tình huống. Các dạng tín hiệu vô tuyến phổ biến nhất là: Điện
báo với các dạng ma níp khác nhau như ma níp biên độ (A1) và ma níp dịch
tần (tín hiệu vô tuyến rời rạc) và điện thoại với dạng điều chế khác nhau như
điều biên và điều tần (tín hiệu vô tuyến liên tục).
2. Dải tần công tác và bước tần
Hệ số bao tần (Kf = fmax/ fmin) của các điện đài hoạt động ngày càng tăng
lên. Đó là do mong muốn thống nhất tốt hơn các loại điện đài và do có cơ sở
kỹ thuật thực tế cho sự mở rộng đó. Hiện nay đã có điện đài bao trùm cả các
dải tần SD, ST, SN, SCN đồng thời (ví dụ : ICOM -751).
Các dải tần hình thành nhờ các bộ tổng hợp tần số rời rạc, cách nhau một
khoảng
nhất định gọi là bước tần. Khoảng này thường chọn là 100 Hz và 10 Hz. Độ
lớn của khoảng so sánh được với bề rộng phổ của dạng tín hiệu dải hẹp nhất.
Đó là tín hiệu A1- bề rộng phổ của nó trung bình bằng 100 Hz. Tuy nhiên
trong phần sóng dài của dải, do dung lượng tần số nhỏ, để thu hẹp phổ tín hiệu
người ta làm việc với các tốc độ rất thấp bởi vậy ở đó bước tần của mạng bằng
10Hz là có ích và cần thiết.
3. Độ chính xác và độ ổn định tần số công tác
Để đảm bảo khi bắt đầu liên lạc không phải tìm kiếm và trong quá trình
liên lạc không phải vi chỉnh. Ngoài ra yêu cầu này còn cần thiết với dạng tín
hiệu như tín hiệu đơn biên liên tục và các tín hiệu ghép kênh. Ta đã biết độ sai
khác tần số cho phép giữa máy phát và máy thu đối với tín hiệu đơn biên
không được vượt quá 25  30 Hz. Nghĩa là độ không ổn định tần số của điện
đài phải là 12,5  15 Hz (tính đến sự lệch tần số của máy thu về phía ngược
lại) và độ bất ổn định tương đối cỡ 10-6.
4. Mức độ suy giảm của các dao động không cơ bản
Đó là các dao động (tần số) nằm ngoài dải dành cho tín hiệu. Chúng
được chia thành các dao động ngoài dải và dao động phụ.
Các dao động phụ phát sinh do các quá trình phi tuyến khi tạo mạng tần
số công tác và khi chuyển các tín hiệu sơ cấp thành dải tần công tác (các hài
bậc cao của tần số công tác fct , các tổ hợp tần số khác nhau vv..). Mức suy
giảm thường là 80 dB trong dải lệch cộng hưởng 3,5  25 kHz; 120 dB trong
dải từ 25 kHz  10% tần số thực đặt và 140 dB khi lệch lớn hơn 10%.
Các dao động ngoài dải là các tần số nằm ngay gần tín hiệu có ích.
Nguyên nhân phát sinh có thể là các sườn dốc của các tín hiệu điện báo rộng
hơn mức cần thiết, sự quá tải của của các phần tử biến tần và khuếch đại vv..
Các dao động ngoài dải có thể làm mở rộng đáng kể dải tần so với bề rộng dải
tần cần thiết của tín hiệu (là dải đủ để truyền tin hiệu mà không bị méo).
Bề rộng dải bị chiếm thực tế của tín hiệu là dải mà ngoài giới hạn của
nó tiêu tán 10% công suất. Đối với mỗi dạng tín hiệu có một định mức đối với
bề rộng dải cần thiết và bị chiếm như ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Dải thông của các dạng tín hiệu khác nhau

Dạng tín hiệu Kí Bề rộng dải cần thiết Bề rộng dải


hiệu B chiếm cho phép
BChP
Điện báo tần số F1 1,3FSHT + 0,55.B B ± B/2
khi 1.5< FSHT /B
<5.5
1,05FSHT + 1,9.B
khi 5,5< FSHT /B <20
Điện báo tần số kép F6 3,9FSHT + 2,75.B B  B
Điện áo biên độ A1 (3 5). B B + (B/2 B)
Đơn biên triệt sóng A3J F H - FL 1,3 B
mang
Đơn biên có tín hiệu lái A3A FH 1,15. B
Điều tần FM 2(FH + Fm) B  FH

ở đây: FSHT = độ dịch tần; B = tốc độ tính bằng baud; Fm = độ di tần;
FH = tần số cao nhất của tín hiệu sơ cấp; FL = tần số thấp nhất của tín hiệu sơ
cấp.
5. Tốc độ điều chỉnh: cho phép thay đổi nhanh fCT, dạng tín hiệu, tốc độ phát
tín hiệu rời rạc và công suất máy phát.
6. Điều khiển: điện đài có khả năng điều khiển tại chỗ, điều khiển xa vô tuyến,
điều khiển xa theo đường dây.
7. Nguồn điện: điện mạng (1 pha hoặc 3 pha), điện máy nổ, điện lấy từ động
cơ ô tô hoặc acqui.

2–Trình bày dải tần, các phương thức lan truyền, các yếu tố ảnh hưởng
tới cự ly liên lạc, chất lượng thông tin của dải sóng cực ngắn? Các chỉ
tiêu kỹ thuật chính của máy thu phát sóng cực ngắn công suất nhỏ?

Bao gồm một loạt các đoạn tần số có dung lượng lớn.
 Tính chất truyền lan: Năng lượng SCN bị hấp thụ mạnh bởi mặt đất (nói
chung là tỷ lệ với bình phương của tần số), vì vậy sóng đất bị suy giảm
rất nhanh. SCN không có sự phản xạ đều đặn từ tầng ion, do đó thông
tin SCN chủ yếu dựa trên sóng đất và sóng trực tiếp.
 Cự ly thông tin: Cự ly thông tin bằng sóng đất phụ thuộc nhiều vào
bước sóng. Cự ly lớn nhất là ở các sóng mét gần với dải SN (lưu ý rằng
với sự tăng tần số hiệu quả của hệ thống anten tăng lên nhờ đó bù lại
tổn hao năng lượng trong đất). SCN có ý nghĩa lớn đối với thông tin
trong không gian tự do, tức là trong vùng tổn hao năng lượng rất nhỏ.
Cự ly thông tin giữa các thiết bị bay trang bị điện đài công suất nhỏ có
thể đạt tới vài trăm kilômét.
 Miền ứng dụng thực tế: Thông tin vũ trụ, thông tin trong mạng cơ sở
dặc biệt là giữa các đối tượng cơ động.
SCN dùng nhiều trong quân sự nên ta xét chi tiết hơn một số đặc điểm của
chúng:
 Các sóng mét (SM) có tính chất nhiễu xạ, nghĩa là có thể uốn cong theo
địa hình. Hiện tượng khúc xạ tầng đối lưu làm tăng cự ly thông tin SM.
Khi trạng thái của tầng đối lưu bình thường (giảm đều đặn nhiệt độ với
chiều cao), tia sóng nối các điện đài đang liên lạc bị uốn cong về phía
trên do đó bảo đảm được thông tin trên các tuyến bị che khuất (đài phát
không nhìn thấy đài thu). Hệ số khúc xạ tầng đối lưu thay đổi theo thời
gian do các thay đổi các điều kiện khí tượng, điều này dẫn tới pha đinh
tín hiệu (khác với pha đinh ở SN, chúng xảy ra rất chậm và không sâu)
 SM nhiều khi lan truyền rất xa. Đó là do:
- Sự hình thành các đám mây ion hoá thất thường (lớp thất thường Fs) Fs
có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào. Đặc điểm của các đám mây
này là nồng độ ion hoá rất cao, đôi khi đủ để phản xạ các sóng của cả
dải SCN. Lúc này cự ly giữa phát và thu có thể là 2000 -2500Km.
Cường độ tín hiệu phản xạ Fs rất lớn ngay cả khi công suất phát nhỏ.
- Sự tồn tại lớp thường xuyên F2 trong những năm mặt trời hoạt động
mạnh nhất. Cự ly liên lạc có thể đạt tới phạm vi toàn cầu.
- Các vụ nổ hạt nhân ở trên cao : lúc này xuất hiện một miền phía trên (ở
mức lớp Fs) SM xuyên qua miền dưới, bị hấp thụ một ít, phản xạ từ
miền trên và quay trở lại mặt đất. Khoảng cách bao trùm nằm trong
phạm vi 100 - 2500 Km. Các tần số thấp nhất bị hấp thụ mạnh nhất ở
các miền ion hoá phía dưới, các tần số cao nhất bị phản xạ không toàn
phần từ miền trên.

3–Trình bày khái niệm các loại nhiễu, các phương pháp chống nhiễu trong
thông tin vô tuyến.
Theo nguồn gốc ta phân biệt các dạng nhiễu sau: từ các điện đài lạ, nhiễu khí
quyển, nhiễu công nghiệp, nhiễu vũ trụ và tạp âm trong của chính máy thu.
Theo các tính chất thống kê của nhiễu có thể chia ra làm 3 nhóm: thăng giáng,
xung và tập trung. Nhiễu là các hiện tượng không có qui luật và được mô tả
như các quá trình ngẫu nhiên với các đặc trưng cơ bản là hàm phân bố xác
suất và phổ năng lượng. Thông thường trong các bài toán thực tế chỉ cần biết
các hàm phân bố 1 chiều và 2 chiều là đủ. Từ đó có thể xác định các đặc trưng
cơ bản của quá trình ngẫu nhiên như kì vọng toán học, phương sai và hàm
tương quan. Quá trình ngẫu nhiên là dừng theo nghĩa rộng nếu kì vọng và
phương sai không phụ thuộc vào thời gian, còn hàm tương quan chỉ phụ thuộc
vào hiệu 2 thời điểm, không phụ thuộc vào từng trị cụ thể của thời gian. Đối
với quá trình ngẫu nhiên dừng, có thể áp dụng định lí ergodic theo đó trung
bình thống kê có thể thay bằng trung bình thời gian.
Nhiễu thăng giáng: Có thể hình dung nhiễu thăng giáng như là chuỗi các xung
ngắn vô hạn có chiều cao ngẫu nhiên và lặp lại sau các khoảng thời gian ngẫu
nhiên. Như vậy, các xung này xuất hiện thường xuyên đến nỗi các hiện tượng
quá độ trong máy thu do các xung riêng gây ra xếp chồng lên nhau tạo thành
quá trình ngẫu nhiên liên tục. Quá trình này là dừng. Giá trị của nhiễu tại các
thời điểm riêng biệt là độc lập, tức hệ số tương quan của nhiễu bằng 1 khi
  0 và bằng 0 khi   0 . Theo định lí giới hạn Liapunop, nhiễu thăng giáng

như tổng của số lượng rất lớn các dao động ngẫu nhiên độc lập sẽ có phân bố
chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai bằng công suất trung bình của
nhiễu. Mật độ xác suất 1 chiều của các giá trị tức thời của nhiễu có dạng:
1 x2
p ( x)  exp( 2 ) (1.30)
2  n 2 n

Hàm phân bố tích phân có dạng:


x t2
1  1
F ( x) 
2 e

2
dt  [1   ( x)]
2
(1.31)

x t2
2 
ở đây :  ( x) 
2 e
0
2
dt là hàm Cramp.

Ví dụ điển hình của nhiễu thăng giáng là tạp âm trong của máy thu (ngoài ra
còn có nhiễu vũ trụ và 1 số dạng nhiễu khí quyển và nhiễu công nghiệp).
Nhiễu xung: Gồm các nhiễu ở dạng xung đơn ngẫu nhiên lặp lại sau các
khoảng thời gian sao cho các hiện tượng quá độ trong máy thu do 1 xung thực
tế kịp kết thúc trước khi xung tiếp theo xuất hiện. Nhiều dạng nhiễu công
nghiệp và nhiễu khí quyển thuộc về nhiễu xung. Các khái niệm nhiễu thăng
giáng và nhiễu xung chỉ là tương đối: tuỳ thuộc vào tần số lặp lại của các xung
mà cùng một nhiễu có thể tác động đến máy thu như nhiễu xung (nếu dải
thông rộng) hoặc như nhiễu thăng giáng (nếu dải thông khá hẹp). Các nhiễu
công nghiệp tạo bởi các thiết bị điện khác nhau cũng là quá trình ngẫu nhiên
phức tạp. Nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng phân bố xác suất biên độ các xung
nhiễu công nghiệp được xấp xỉ tốt bằng luật phân bố chuẩn loga. Nếu kí hiệu
biên độ xung là U, tính theo dB, thì ta có luật chuẩn loga:
(U   ) 2
1 
p (U )  e 2 3

2

(1.32)
trong đó  ,  được xác định bằng thực nghiệm
Nhiễu khí quyển: do phóng điện cơn giông xuất hiện ở ngay gần nơi thu cũng
như ở các vùng xa. Mật độ phổ của các nhiễu khí quyển cực đại ở miền tần số
âm thanh và giảm dần với sự tăng tần số.
Tạp âm vũ trụ: tạo ra nền tạp âm chung, chúng xuất hiện do bức xạ của thiên
hà và ngoài Thiên hà. Mật đổ phổ lớn nhất của các tạp âm này nằm trong dải
dm và cm và cần lưu ý tới trong thông tin vũ trụ.
Nhiễu công nghiệp: Xuất phát từ các thiết bị điện khác nhau. Mức nhiễu
thường giảm theo tăng tần số.
Nhiễu tập trung: Gồm các tín hiệu từ các đài lạ, các bức xạ của các bộ dao
động cao tần có nhiệm vụ khác nhau (công nghiệp, y học) v.v. Trong trường
hợp tổng quát, đây là các dao động có điều chế (dao động hình sin có tham số
thay đổi). Các dao động này có thể là liên tục (ví dụ tín hiệu của các đài phát
thanh và truyền hình), hoặc có tính chất xung (tín hiệu các đài phát tín và các
đài điều chế xung). Những thay đổi tham số dao động của nhiễu tại điểm thu
không chỉ phụ thuộc vào tính chất các tín hiệu của nguồn nhiễu, mà còn vào
điều kiện truyền sóng của các tín hiệu này. Khác với nhiễu thăng giáng và
nhiễu xung có phổ chiếm toàn bộ dải thông máy thu, bề rộng phổ của nhiễu
tập trung trong đa số các trường hợp nhỏ hơn dải thông máy thu (chính vì thế
mà có tên gọi là nhiễu tập trung). Trong dải sóng ngắn, nhiễu từ các đài lạ là
cơ bản và quyết định độ ổn định liên lạc. Nhiều khi trong dải thông máy thu
đồng thời có đến hơn 10 đài làm việc. Mức độ nhiễu cũng thay đổi liên tục,
nên nhiễu từ các đài lân cận là quá trình ngẫu nhiên. Khi thiết kế các hệ thống
thông tin, người ta thường coi phân bố theo tần số của các nhiễu tập trung
ngẫu nhiên là phân bố đều. Nghĩa là xác suất rơi vào dải tần tín hiệu tỉ lệ với
độ rộng của dải. Kết quả tác động của số lượng lớn các nhiễu tập trung từ các
nguồn ở xa tạo ra nhiễu tổng với các tính chất gần với tạp thăng giáng chuẩn.
Phân bố xác suất mức của nhiễu tập trung thoả mãn luật chuẩn loga. Các tham
số  ,  được xác định bằng thực nghiệm. Møc nhiÔu tËp trung lµ gi¸ trÞ
hiÖu dông cña ®iÖn ¸p nhiÔu ë lèi vµo m¸y thu víi mét lo¹i an ten nhÊt ®Þnh
vµ ®îc biÓu diÔn theo dB ®èi víi 1V nghÜa lµ x  20 log10 Uneff . Mức nhiễu
điện đài tập trung là đại lượng ngẫu nhiên trên trục thời gian tại một tần số,
cũng như trên trục tần số. Để minh hoạ trên hình 1.19 có biểu diễn biểu đồ
thời gian các kết quả đo tự động theo chu kỳ của mức nhiễu. Phân bố xác suất
các mức nhiễu theo các nghiên cứu thống kê cũng giống như phân bố các mức
tín hiệu được xấp xỉ bằng luật chuẩn với mật độ:
 xx
  
2
1
W ( x)  exp   
(1.33)
2 x  2 x2 
 
trong đó: x  20 log10 Uneff ;
x  20 log10 Uneff 0 - giá trị trung bình của mức nhiễu;
Useff 0 - điện áp hiệu dụng median của nhiễu;

 log Uneff  log10 Uneff 0  - sai lệch trung bình bình phương
2
 x  20 10

so với giá trị trung bình của mức nhiễu.


X (dB)
45 ΔF =1.2 kHz
5512 kHz, Xu©n 1978

T (giê)
X (dB)
6801 kHz
45

T (giê)

X (dB)
45
7628 kHz

T (giê)
21.00 22.00 23.00

Hình 1.19 Biểu đồ thời gian mức nhiễu

Đại lượng x trong phân bố này đặc trưng cho tải trọng trung bình của đoạn tần
sử dụng hay là mức nhiễu trung bình trên tần số chọn ngẫu nhiên bất kỳ từ
đoạn này. Tán xạ  x đặc trưng cho sự không đồng đều của cường độ nhiễu
theo dải tần hoặc theo thời gian.
Các thực nghiệm chỉ ra rằng khi chuyển từ ngày sang đêm, giá trị trung bình
của mức nhiễu và tán xạ của chúng tăng lên, đặc biệt là trong phần dưới của
dải SN. Các đại lượng x và  x phụ thuộc vào dải thông máy thu, x tăng với
sự tăng dải thông, còn  x thì lại giảm. Tán xạ  x phụ thuộc vào thời gian quan
sát (độ lâu), điều đó chứng tỏ về tính không dừng của quá trình biến đổi của x
. Tuy nhiên khi trạng thái của tầng ion ổn định và đối với những khoảng thời
gian không vượt quá hai giờ, quá trình ngẫu nhiên đang xét có thể coi là dừng.
Đôí với dải Fs = 1,2 KHz, các giá trị  x trung bình là 5-10 dB vào ban ngày
và 10-15 dB vào ban đêm.

Hệ số tương quan của quá trình thay đổi mức nhiễu theo thời gian cũng như
đối với tín hiệu được xấp xỉ bằng đường cong:
 2 
K x ( )  exp   2  (1.34)
 2 x 

ở đây  x là khoảng tương quan của mức nhiễu, thay đổi tuỳ thuộc vào chiều
dài của tuyến trong phạm vi hàng chục phút.

x § ªm
Ngµy

f (MHz)
10 16

Hình 1.20 Tính chất thay đổi mức nhiễu trung bình

Hình 1.20 cho ta một khái niệm nào đó về tính chất thay đổi của mức nhiễu
dừng trung bình trên dải tần. Từ đó ta thấy rõ ràng những điều kiện bất lợi đối
với thông tin xảy ra về ban đêm, ở phần dưới của dải SN.
4–Nêu các chỉ tiêu kỹ thuật chính cho máy thu phát sóng cực ngắn cầm
tay, trình bày nguyên tắc hoạt động, các đặc điểm chính của sơ đồ khối
máy thu phát này.

Điện đài cầm tay


Các điện đài cầm tay cần có kích thước vật lí nhỏ và chạy pin. Sơ đồ
khối đơn giản của điện đài hiện đại như hình 3.1.

TiÒn K§ H¹ n K§ C/m
LPF VCO
nhÊn ©m tÇn biª n cao tÇn thu ph¸ t

BPF 1
THTS


cao tÇn

BPF 2

K§ Gi¶i H¹ n chÕ TS K§ TG K§ TG
BPF 4 Trén 2 BPF 3 Trén 1
©m tÇn nhÊn t¹ p ©m vu«ng pha 2 1

Hình 3.1 Điện đài cầm tay


Tín hiệu micro được tiền nhấn và được khuếch đại trước khi đặt vào bộ
hạn biên để giữ biên độ của nó ở mức không đổi. Tín hiệu đã hạn biên sau đó
được lọc thông thấp trước khi thực hiện điều tần bộ VCO phát. Sau đó tín hiệu
điều tần được khuếch đại bởi BKĐ công suất cao tần, rồi qua chuyển mạch thu
phát đi ra an ten. Theo hướng thu, tín hiệu thu được từ an ten qua chuyển
mạch thu phát (ở thu) đi đến bộ lọc dải thông (bao toàn bộ dải tần). Tín hiệu ra
bộ lọc đi tới khuếch đại cao tần để khuếch đại rồi lọc tiếp bởi bộ lọc điều
khiển điện tử để suy giảm tần số ảnh. Tiếp theo tín hiệu thu đi tới bộ trộn cân
bằng, trộn với tần số ngoại sai 1 để tạo ra trung tần 1 (thường có giá trị 10,7
MHz). Tín hiệu trung tần 1 được khuếch đại, rồi qua bộ lọc thạch anh (đảm
bảo phần lớn chọn lọc kênh lân cận) trước khi đi tới bộ trộn 2. Tại đây trung
tần 1 được trộn với tín hiệu ngoại sai 2 từ bộ tổng hợp tần số tạo ra tín hiệu
trung tần 2 (thường là 455 kHz). Tín hiệu này được khuếch đại hạn biên, rồi
đến bộ tách sóng vuông pha để giải điều chế. Tín hiệu giải điều chế qua bộ
hạn chế tạp âm và bộ giải nhấn trước khi được khuếch đại bởi bộ khuếch đại
âm tần.
II. Điện đài SCN-CSN dải rộng
Trong giáo trình thu ta đã biết rằng để tạo ra máy thu dải rộng người ta
chia toàn bộ dải tần công tác thành 2 băng và dùng 1 bộ ngoại sai toàn dải để
phục vụ cho cả hai băng. Cả hai băng chứa các đoạn tần số bằng nhau
( f max  f min ) / 2 , còn giá trị không đổi của tần số trung gian 1 có liên quan chặt

chẽ với bề rộng của dải tần công tác: fTG1  ( f max  f min ) / 4 .
Hệ số trùm theo tần số của dao động ngoại sai 1 (DĐNS1) khi đó sẽ nhỏ
hơn nhiều hệ số trùm của cả dải tần công tác. Thật vậy:
f NSmax  f max  ( f max  f min ) / 4
f NSmin  f min  ( f max  f min ) / 4
f max
13
f NSmax 3 f max  f min f min 3K f  1
K NS f    
f NSmin 3 f min  f max 3  f max Kf 3
f min
Ví dụ: dải tần công tác 20 - 52 MHz thì K f  2, 6 còn K NS f  1,57 .
Việc thu hẹp dải tần của DĐNS làm giảm nhẹ việc thực hiện sự bù nhiệt toàn
băng cho các thay đổi tham số của khung dao động.
Vì trong các điện đài đơn công (simplex), bộ phận đặt tần số là chung cho
cả máy thu và máy phát, nên một cách tự nhiên người ta dùng DĐNS1 làm
dao động chủ sóng (DĐCS) hoặc ít nhất là bộ dao động gốc của máy phát.
Cách sử dụng đơn giản nhất DĐNS trong vai trò bộ dao động gốc máy phát
như hình 3.2.
fTA B¨ ng I: fNS - fTA
Dao ®éng KhuÕch ®¹ i
Trén tÇn
th¹ ch anh c«ng suÊt B¨ ng II: fNS + fTA

fNS

PhÇn tö Ngo¹ i sai


kh¸ ng m¸ y thu

§ Õn m¸ y thu

Hình 3.2 Dùng NS cho máy phát


Song ở phương pháp này trong tuyến phát ngoài tín hiệu có ích, không
tránh khỏi còn tạo nên các dao động tổ hợp phụ bậc thấp. Nếu dải tần công tác
của điện đài là 20 - 52 MHz thì tần số trung gian 1 của máy thu hay tần số gốc
cao tần trong máy phát sẽ bằng 8 MHz, các hài của tần số này (từ hài bậc 3
đến hài bậc 6) sẽ trực tiếp rơi vào dải tần của điện đài. Nhược điểm chính là
với dải tần của điện đài được cho trước, dải tần của NS và của fTG1 hay fgốc
trong máy phát là cố định và bởi vậy không thể thay đổi các tần số này để
nhằm tránh các tổ hợp bất lợi.
Một lối thoát khác thể hiện ở việc dùng 2 máy phát với các DĐCS riêng
làm việc trong hai băng tần của điện đài. Ta thấy ngay là nếu độ ổn định tần số
của 2 bộ DĐCS này giống như của NS1 và nếu chúng hoàn toàn độc lập với
nhau thì việc dùng một thang đặt tần số là không thể vì không thể nào đồng
chỉnh được 3 bộ dao động. Nói cách khác không thể nào bố trí chúng vào một
thang tần số được. Hơn nữa việc sử dụng một lúc ba bộ dao động ổn định cao
là không tiết kiệm. Bởi vậy một cách hợp lý nên coi NS1 là dao động gốc và
bảo đảm tự động tinh chỉnh tần số đối với DĐCS không ổn định của hai máy
phát (bằng 2 bộ dao động rẻ tiền) theo các tần số của NS này.
Sơ đồ cấu trúc của điện đài sử dụng ý tưởng này như hình 3.3.
C¸ c phÇn tö b¨ ng I

K§ CT Trén 1 K§ TG 1 Trén 2 K§ TG 2 H¹ n biª n TSTS

M¹ ch vµo Khung PhÇn tö D§


K§ CS D§ CS D§ NS 2
M¹ ch ra K§ CT, CS kh¸ ng t×m kiÕm

§ iÒu h­ ëng I C¬ cÊu ®Æt Dao ®éng T§ T


LPF
anten f cè ®Þnh gèc
II

Micro
§ iÒu h­ ëng
M¹ ch vµo Khung PhÇn tö H¹ n chÕ®é K§
K§ CS D§ CS K§ ¢ T
M¹ ch ra K§ CT, CS kh¸ ng s©u ®iÒu chÕ micro

HiÖu chuÈn
K§ CT Trén 1
th¹ ch anh
Tai nghe
Nguån
C¸ c phÇn tö b¨ ng II

Hình 3.3 Sơ đồ cấu trúc điện đài SCN - CSN dải rộng
Hoạt động của sơ đồ cấu trúc như sau:
Máy thu biến tần hai lần có tầng khuếch đại tần số tín hiệu trộn tần 1
với tín hiệu đưa đến là các dao động từ NS1 (dao động gốc), tuyến trung tần
1, trộn tần 2 trong đó tần số tín hiệu nhờ các dao động thạch anh NS 2 được
biến thành trung tần 2, tuyến trung tần 2, cuối cùng là thực hiện việc xử lý tín
hiệu điều tần.
Đặc điểm của máy thu là có hai tuyến ở tần số tín hiệu nhận được bao gồm
KĐCT và TT1, mỗi tuyến phục vụ một băng tần của điện đài. Việc dùng hai
tuyến là để loại bỏ việc chuyển mạch cơ khí trong các khung dao động khi
chuyển băng tần và do có 2 tuyến máy phát (với các khung dao động được
dùng làm các khung KĐCT).
Tuyến máy phát (1 trong 2) bao gồm DĐCS và KĐCS. Dao động chủ
thường lắp theo kiểu giao liên điện tử. Khung dao động trong bao gồm phần tử
kháng (PTK) được điều khiển bằng tín hiệu lời nói (FM). Khung dao động
ngoài trong chế độ thu là tải của KĐCT, còn khung tải (khung trung gian) của
KĐCS là khung vào của KĐCT.
Việc chuyển từ thu sang phát thực hiện bằng chuyển mạch nguồn nuôi của
các đèn (bóng bán dẫn), khi thu thì ngắt nguồn các đèn máy phát và ngược lại.
Việc chuyển băng thực hiện bằng việc cấp nguồn cho các đèn của các
tuyến cần thiết và ngắt nguồn các đèn của tuyến không dùng. Ngoài ra, nhờ
một rơ le cao tần duy nhất mắc thiết bị phối hợp an ten vào các tuyến đang
hoạt động.
Trong chế độ phát, máy thu bắt đầu từ TT1 và kết thúc bởi TSTS vẫn được
dùng và thực hiện chức năng TĐT dao động chủ sóng công tác theo tần số
của NS1 máy thu. Nguyên tắc hoạt động của TĐT như sau:
Các dao động của DĐCS từ khung ngoài đi đến TT1 máy thu và nhờ các
dao động của NS1 được biến đổi thành fTG1 sau đó nhờ các dao động của NS2
- thành fTG2. Nếu coi rằng máy phát không bị điều chế còn tần số của nó ứng
với giá trị danh định thì khi không có sai số của NS1 máy thu và các sai số
trong việc điều hưởng TSTS, điện áp trên tải TSTS bằng không. Còn nếu
dưới tác động của các nhân tố gây mất ổn định, tần số DĐCS thay đổi đi, thì
trên tải TSTS xuất hiện điện áp có dấu và độ lớn phụ thuộc vào hướng và trị
số lệch tần của DĐCS. Điện áp này sử dụng như điện áp điều khiển trong hệ
thống TĐT. Người ta thường dùng PTK làm bộ điều khiển tần số của DĐCS.
Hằng số thời gian trong mạch điều khiển TĐT chọn đủ lớn để không làm
giảm độ di tần khi điều chế tín hiệu. TĐT chỉ bám theo những thay đổi chậm
của tần số gây bởi tác động của các nhân tố gây mất ổn định.
Dải thông của tuyến trung tần 2 máy phát thu khi thu tín hiệu với độ di
tần  5 kHz thường cỡ 16-18 kHz. Có nghĩa là dải bắt của TĐT bị hạn chế.
Với các hệ số chữ nhật của đường cong chọn lọc máy thu thực hiện được trên
thực tế và với tốc độ thực tế của đặc tính bộ điều khiển, dải bắt không vượt
quá  15 kHz (Dải bắt lớn hơn dải thông vì dạng đường cong chọn lọc máy
thu khác xa dạng chữ nhật).
Ta cũng nhận thấy rằng khi chuyển từ băng tần này sang băng tần khác, sai
số tần số của NS1 gây bởi nhân tố bất ổn định nào đó, sẽ dẫn đến sự đổi dấu
của sai số trung tần 2. Bởi vậy khi chuyển băng nhờ chuyển mạch đồng chỉnh
với chuyển băng, cực tính của điện áp điều khiển TĐT được đổi ngược lại .
Nhằm giảm yêu cầu đối với độ ổn định tần số các bộ DĐCS , người ta
dùng các biện pháp nhân tạo để mở rộng dải bắt TĐT đến dải giữ của nó. Một
trong các biện pháp đó là dùng bộ dao động tìm kiếm.
Dao động tìm kiếm là bộ dao động tích thoát tạo điện áp răng cưa với tần
số 24 Hz. Tại thời điểm bật phát điện đài, điện áp từ lối ra bộ dao động tìm
kiếm được đưa đến PTK của DĐCS, làm thay đổi tần số của nó trong phạm vi
rộng. Trong quá trình thay đổi đó, tần số đi qua giá trị danh định của mình, khi
đó xuất hiện điện áp trong tuyến trung tần 2 của máy thu, cần thiết cho sự bắt
tần số của DĐCS bằng hệ thống TĐT. Dao động tìm kiếm được ngắt ra (khoá
lại) bởi điện áp nhận được nhờ thành phần một chiều của dòng xuất hiện khi
tách sóng điện áp trung tần 2 trong mạch hạn chế biên độ.
Quá trình xác lập chế độ bắt của TĐT mang tính dao động, nghĩa là từ thời
điểm bắt đầu tìm kiếm tần số các dao động DĐCS đến lúc bắt nó bằng TĐT,
xảy ra một vài dao động của dao động tìm kiếm. Hệ thống TĐT có bộ dao
động tìm kiếm sẽ hoạt động bình thường nếu độ lệch tần ban đầu của DĐCS
nằm trong phạm vi dải giữ của TĐT. Sai số tần số của DĐCS được TĐT, nếu
bỏ qua sai số của dao động gốc và sai số điểm "không" của bộ phân biệt
(TSTS), sẽ phụ thuộc vào hệ số TĐT. Thường hệ số TĐT trong phạm vi 50
-100.
Việc áp dụng tất cả các biện pháp ổn định bằng tham số có thể đối với
tần số của dao động gốc cho phép nhận được mạng tần số công tác của điện
đài trong dải rộng cách nhau 25 kHz. Trong điện đài có bộ hiệu chuẩn thạch
anh, tạo ra hai mạng tần số với khoảng cách là 250 kHz và 25 kHz. Mạng cách
nhau 25 kHz cần để hiệu chuẩn thang tần số của điện đài, để đặt chính xác tần
số công tác và kiểm tra định kỳ tần số.
Nếu điện đài chịu những tác động có thể làm dịch tần số dao động gốc đi
quá 12,5 kHz thì khi đặt tần số theo bộ dao động thạch anh có dùng mạng cách
nhau 25 kHz, có thể cho phép sai số đi 25 kHz. Mạng cách nhau 250 kHz cho
ta thấy rõ rằng sai số tần số trong vùng tần số công tác được đặt không vượt
quá 12,5 kHz. Việc kiểm tra được tiến hành ở tần số gần nhất, bội của 250
kHz, được đánh dấu (*) trên thang tần số của điện đài.
Các điện đài dải rộng thường có cơ cấu cơ khí làm giảm nhẹ việc thay đổi
một vài tần số công tác chuẩn bị trước nhờ nhớ trước vị trí góc của bộ phận
đặt tần số. Các điện đài này cũng có khả năng điều khiển xa từ máy điện thoại
đặt ngoài, chuyển tiếp phát nếu tại điểm đã cho có bố trí hai điện đài.
Nguyên tắc xây dựng điện đài sóng mét đã xét ở trên đã nêu hết tiềm năng
ổn định tần số bằng tham số. Ta xét thêm một sơ đồ cấu trúc của điện đài, tuy
không được sử dụng rộng rãi song lại được quan tâm vì đã thể hiện được một
số giải pháp kỹ thuật căn bản. Cấu trúc này vẫn còn sử dụng ổn định tần số
tham số song thể hiện các khả năng của kỹ thuật transistor (hình 3.4).
Máy thu của điện đài là máy thu đổi tần một lần, dải rộng. Việc biến đổi
toàn bộ dải tần 20-52 MHz thành trung tần duy nhất 10,7 MHz được thực
hiện nhờ DĐNS với điều hưởng trên (30,7-62,7 MHz). Hệ số trùm tần số của
ngoại sai KNS f = 2.04 (lớn hơn ở tất cả các thế hệ trước của điện đài ). Điều
này đạt được nhờ tích luỹ kinh nghiệm sản xuất (hệ số nhiệt độ tần số đạt
được trong dải tần rộng - 250 Hz/độ).
Để bảo đảm độ chọn lọc thoả mãn của máy thu theo kênh lân cận, bộ lọc
thạch anh được dùng làm bộ lọc cơ bản (hệ số chữ nhật 0,36). Tần số trung
gian cao bảo đảm triệt tốt các nhiễu theo kênh thu phụ, còn việc đưa bộ lọc
cơ bản lại gần lối vào máy thu làm nâng cao độ chọn lọc thực tế trong miền
lệch cộng hưởng nhỏ.

Läc H¹ n
K§ CT Trén 1 K§ TG TSTS K§ ¢ T
th¹ ch anh biª n

TÇn kÕ
Thu
Läc K§
D§ NS PTK K§ TG
th¹ ch anh micro
b¸ o

Thu
Phèi hî p D§ gèc
Trén 2 K§ TG TS pha
an ten (th¹ ch anh)
Ph¸ t

¢ m s¾c b¸ o
LÖnh D§
tù ®éng K§ CS D§ CS PTK LPF Nguån
t×m kiÕm
phèi hî p

Hình 3.4 Sơ đồ cấu trúc điện đài SCN/CSN (phương án dải rộng)
Việc đặt tần số máy thu và kiểm tra nó được thực hiện nhờ tần kế số, đó
là sự thuận tiện hơn nhiều so với đặt tần số theo bộ hiệu chuẩn thạch anh.
Cũng như trong điện đài trước, NS của máy thu là dao động gốc để tinh chỉnh
tần số DĐCS máy phát trong chế độ phát. Tuy nhiên trong điện đài này thay
cho TĐT người ta dùng TĐF nhờ đó nâng cao độ chính xác tần số của máy
phát (không có độ lệch còn dư).
Tần số DĐCS máy phát luôn luôn thấp hơn tần số NS một lượng bằng
trung tần máy thu. Tần số hiệu được tách ở lối ra bộ trộn phụ, được khuếch
đại lên và đưa tới TSF để so sánh với tần số chuẩn của bộ dao động thạch anh
riêng. Vì dải bắt của TĐF rất nhỏ nên người ta phải dùng bộ dao động tìm
kiếm nghĩa là bộ dao động tích thoát tạo điện áp răng cưa với tần số khoảng
20 Hz, bảo đảm dò tìm tần số dao động chủ sóng. Sau khi TĐF làm việc các
dao động của dao động tìm kiếm được ngắt đi. Việc điều chế được thực hiện
ở NS máy thu. Việc điều khiển tần số DĐCS xảy ra nhờ sự thay đổi hiệu pha
của các dao động được so sánh ở TSF (trong chế độ xác lập của TĐF, sự thay
đổi tần số của DĐCS bị chậm lại một số chút so với sự thay đổi tần số của NS
trong quá trình điều chế). Dải thông của bộ lọc tần thấp trong vòng TĐF được
chọn với tính toán để cho qua phổ tín hiệu lời nói. Điện đài bảo đảm khả năng
làm việc bằng tín hiệu báo biên độ, điều này là hợp lý đặc biệt là trong điều
kiện phức tạp của địa hình. Để thu chống nhiễu các tín hiệu báo, một tuyến
gồm bộ lọc thạch anh dải hẹp và bộ trộn là TSF của hệ thống TĐF (trong chế
độ thu TĐF không làm việc) được tạo thành. Việc chọn âm sắc thích hợp thực
hiện nhờ thay đổi nhỏ tần số bộ dao động chuẩn thạch anh.
Ưu điểm của điện đài này là việc đưa vào hệ thống tinh chỉnh tự động
thiết bị phối hợp an ten tạo nên những thuận tiện cơ bản khi khai thác.
Nguyên tắc làm việc của hệ thống tự động dựa trên sự điều chế tham số các
phần tử điều hưởng phối hợp anten.
Cuối cùng ta mô tả các nguyên tắc xây dựng các điện đài hiện đại. Cấu
trúc của điện đài sóng mét công suất nhỏ hiện đại điển hình được xác định bởi
phần tử cơ sở được sử dụng. Đó là:
 Các transistor trường và lưỡng cực - để khuếch đại tuyến tính và phi
tuyến (biến đổi) các tín hiệu nhỏ và lớn trong dải tần hẹp và rộng.
 Các vi mạch tương tự - để khuếch đại tuyến tính và phi tuyến (biến đổi)
các tín hiệu yếu trong dải tần hẹp là chủ yếu.
 Các mạch logic rời rạc - để xử lý số khi tổng hợp tần số
 Các bộ lọc thạch anh cao tần đơn khối kích thích nhỏ.
 Các hộp cộng hưởng kích thước nhỏ - dùng cho các bộ dao động thạch
anh chuẩn.
 Các linh kiện nhỏ: Cuộn cảm, tụ điện, điện trở, các dụng cụ bán dẫn
khác.v.v...
 Các tấm mạch in: để lắp ráp các phần tử thành cụm chức năng.
 Các dây dẫn cực nhỏ để nối giữa các tấm và giữa các cụm.v.v.
Các phần tử cơ sở đảm bảo:
 Khả năng chuyển từ ổn định tần số bằng tham số sang ổn định bằng
thạch anh trong toàn dải tức là khả năng tạo ra các bộ tổng hợp tần số
kích thước nhỏ và kinh tế.
 Nâng cao rõ rệt độ tin cậy kỹ thuật của thiết bị, dẫn đến tăng thời gian
làm việc không hỏng từ vài trăm giờ lên đến vài nghìn giờ.
 Giảm đáng kể kích thước và trọng lượng trong thiết bị.
 Nâng cao mức độ thống nhất hoá các cụm chức năng của thiết bị, do đó
bảo đảm khả năng sửa chữa tốt hơn.
Sơ đồ cấu trúc đơn giản của điện đài SCN/CSN với bộ tổng hợp mạng tần
số gián đoạn như hình 3.5. Sơ đồ này có nhiều cái lặp lại hai sơ đồ trước:
- Máy thu đổi tần hai lần: Đổi tần hai lần dùng để nâng cao độ chọn lọc
của máy thu theo kênh lân cận (bộ lọc cao tần thạch anh có đặc trưng chọn lọc
gần với cần thiết song vẫn không đủ).
- Dải tần máy thu 30-76 MHz chia thành các băng mỗi băng có khối
KĐCT riêng. Các khung dao động của các khối này được điều chỉnh bằng sơ
đồ điều khiển phù hợp với các tần số được chọn trên bộ tổng hợp.
Sơ đồ điều chỉnh bao gồm: a) các cuộn cảm được chuyển mạch bằng
các khóa điốt. Các cuộn này có giá trị gián đoạn bảo đảm việc chia nhỏ băng
tần thành các đoạn nhỏ hơn; b) các varicáp mà sự thay đổi điện áp trên chúng
bảo đảm chính xác hoá tần số.
Bộ tổng hợp tần số gián đoạn thực hiện chức năng NS1 của máy thu.
Để thu hẹp dải tần của bộ tổng hợp, việc thu trên một nửa dải tần máy thu
được bảo đảm bằng sự điều hưởng trên của NS, còn nửa kia - bằng sự điều
hưởng dưới.
Tần số trung gian khi đó bằng:
fTG1 = (fmax - fmin)/4
( trong trường hợp đang xét là 11,5 MHz).
Biến tần 2 thực hiện nhờ bộ dao động thạch anh chuẩn của bộ tổng hợp
(fchuẩn = 10 MHz). Độ chọn lọc theo kênh lân cận được nâng lên trong tuyến
trung tần hai (fTG2 = 1,5 MHz). Tiếp sau đó là bộ hạn biên và TSTS bình
thường đối với tín hiệu FM.
Trong tuyến tần thấp dùng bộ lọc bảo đảm chuyển từ dải rộng để thu tín
hiệu thoại sang dải hẹp để thu tín hiệu báo.
Trong máy thu có bộ triệt tạp âm: đường bao của các tạp âm tác động ở
lối
ra hạn biên được tách ra bởi bộ tách sóng, được nắn, được san bằng và dùng
để khóa bộ khuếch đại âm tần cuối.
Khi có tín hiệu, điện áp ở hạn biên lớn hơn ngưỡng hạn chế, biên độ
đường bao bằng không. Do đó KĐAT mở ra.
Ngoại sai 1của máy thu (bộ tổng hợp) là gốc cho DĐCS được ổn định
bằng TĐF. Dải tần của DĐCS được chia thành các băng. Chuyển băng nhờ sơ
đồ điều khiển. Hệ thống TĐF có bộ dao động tìm kiếm làm việc hệt như trong
điện đài trước.
Läc K§ TG K§ TG H¹ n
K§ CT Trén 1 Trén 2
th¹ ch anh 1 2 biª n

fNS1
K§ CT fchuÈn = fNS2 = 10 MHz TSTS
TriÖt ån
Bé D§
tæng th¹ ch anh
K§ ¢ T
hî p
K§ CT
F = 1 kHz
Läc
§ iÒu tho¹ i/
khiÓn b¸ o
K§ CT

Kho¸ b¸ o K§ ¢ T

Thu f NS1

ChuyÓn b¨ ng
Phèi hî p
anten K§ TG D§
Ph¸ t Trén
1
TSF
th¹ ch anh
Loa
LPF
LÖnh LPF PTK
tù ®éng K§ CS
®iÒu chØnh
D§ K§
Bé céng K§ CS D§ CS PTK
t×m kiÕm micro

K§ CS Micro

Hình 3.5 Sơ đồ cấu trúc điện đài SCN/CSN dải rộng có bộ tổng hợp số
Tần số trung gian TĐF được so sánh ở TSF với tần số bộ dao động thạch
anh riêng. Các dao động của DĐTA bị điều chế bởi tín hiệu lời nói hoặc xung
âm thanh 1 kHz khi chọn chế độ báo. Công suất của tầng khuếch đại sơ bộ của
BKĐ dải rộng máy phát được chia ra để kích thích hai bộ khuếch đại cấp 2,
công suất ra của chúng lại được cộng ở bộ cộng. Để triệt các hài bậc cao của
tín hiệu, ở lối ra máy phát có bộ lọc tần thấp có tần số cắt dịch chuyển khi
chuyển từ nửa dải tần này sang nửa dải tần khác theo lệnh từ sơ đồ điều khiển.
(Điều này là điều cần thiết cho hệ số trùm dải lớn hơn 2). Thiết bị phối hợp an
ten được điều hưởng trên nguyên tắc điều chế tham số các phần tử điều
hưởng phối hợp an ten.
Bộ tổng hợp thực hiện theo sơ đồ tổng hợp số, bước của mạng tần số là 1
kHz.
5–Nguyên tắc hoạt động, các đặc điểm chính (phương pháp điều chế, giải điều
chế tín hiệu, ổn định tần số các bộ dao động chủ sóng…) của sơ đồ khối máy
thu phát sóng cực ngắn công suất nhỏ dải rộng (trường hợp chia dải tần công
tác thành 2 băng và sử dung 2 máy phát).

6– Nguyên tắc hoạt động, các đặc điểm chính (phương pháp điều chế, giải
điều chế tín hiệu, tăng khả năng chọn lọc cho máy thu…) của sơ đồ khối máy
thu phát sóng cực ngắn công suất nhỏ dải rộng (trường hợp sử dụng bộ tổng
hợp tần số).

7–Trình bày nguyên tắc hoạt động, các đặc điểm chính (phương pháp tạo và
tách sóng tín hiệu đơn biên, ổn định tần số…) của sơ đồ khối máy thu phát
sóng ngắn công suất nhỏ (dải tần 1.5-11 MHz).

Các điện đài nhóm này được sử dụng để tiến hành thông tin vô tuyến
simplex ở cự ly đến vài chục kilômet trong những trường hợp thông tin này
không thể bảo đảm được nhờ các điện đài SCN.
Đôi khi các điện đài SN/CSN tỏ ra có ích để phát các tin ngắn đi xa (300 -
400 Km) bằng sóng không gian và trên các tần số không bận tại thời điểm đó.
Các điện đài SN/CSN làm việc ở chế độ thoại đơn biên và báo mannip
biên độ. Khả năng làm việc thoại cho phép sử dụng các điện đài này như
nguồn dự trữ của thông tin SCN cấp chiến thuật. Việc áp dụng báo ma níp
biên độ thu nghe cho phép tạo ra kênh có độ chống nhiễu đủ để phát các tín
hiệu rời rạc có dung lượng tương đối nhỏ đi xa.
Việc hình thành tín hiệu thoại đơn biên bằng phương pháp lọc, biến tần
liên tiếp tần số tín hiệu là phổ biến nhất và về cơ bản xác định cấu trúc của các
điện đài này.
Trong phương pháp này tín hiệu đơn biên sơ cấp được hình thành ở tần số
không đổi không cao lắm, sau đó nó được dịch chuyển lên dải tần công tác của
điện đài nhờ biến đổi liên tiếp. Việc biến tần tín hiệu phát từ thấp lên cao và
việc biến đổi tín hiệu thu từ cao xuống thấp trong máy thu đổi tần là các quá
trình ngược nhau, vì vậy trong điện đài simplex có nhiều khả năng sử dụng
cùng một phần tử, chủ yếu là các bộ lọc, cả cho phát và cho thu, tất nhiên là
phải tính đến hướng đi qua ngược nhau của tín hiệu.
Một ví dụ của tuyến tín hiệu của điện đài SN/CSN như hình 3.6 (dải tần
1,5- 11 MHz). Xét tuyến phát của điện đài trước:
Tín hiệu đơn biên sơ cấp tạo nên nhờ bộ điều chế cân bằng và bộ lọc tập
trung (hoặc thạch anh) ở tần số không cao lắm. Dãy các tầng tiếp theo bảo
đảm nâng tín hiệu đơn biên lên dải tần công tác của điện đài. Số lần biến tần
xác định bởi khoảng cách tương đối của các tần số mà tín hiệu đơn biên được
nâng lên và bởi các tham số của các bộ lọc trong tuyến tín hiệu. Khoảng này
càng lớn và các tính chất chọn lọc của bộ lọc càng kém thì số lần biến tần
càng lớn.
Các tần số đệm tham gia trong quá trình biến đổi tín hiệu (ở ví dụ này là f1,
f2) được tổng hợp từ các tần số của bộ dao động thạch anh chuẩn của điện đài.
Việc lựa chọn tần số danh định của chúng được kết hợp với sự cần thiết loại
bỏ sự xuất hiện ở lối ra bộ trộn các tần số tổ hợp bậc thấp gần với tần số tín
hiệu có ích. Lần biến tần cuối cùng dựa trên dải tần số ổn định (f3min - f3max) với
độ rời rạc cho trước của mạng. Dải này cho phép nhận dải tần công tác ở lối ra
của điện đài. Chỉ có thể loại trừ sự xuất hiện các tổ hợp nguy hiểm ở lối ra bộ
chọn cuối trong trường hợp dải tần có hệ số trùm nhỏ. Ở các điện đài công
suất nhỏ điều kiện này được thực hiện ở mức độ nhất định vì chúng có dải
tương đối hẹp (trong các địên đài dải rộng, tín hiệu được chuyển lên tần số
cao hơn nhiều dải tần công tác. Cả mạng tần số gián đoạn chuẩn cũng được
chuyển lên trên để các tần số công tác nhận được như là tín hiệu giữa tần số
chuẩn và tần số tín hiệu. Hệ số trùm theo tần số của mạng rời rạc chuẩn đã
dịch lên trên sẽ nhỏ đi một cách đáng kể và do đó tạo ra các điều kiện thuận
lợi hơn để chống việc tạo ra các tần số tổ hợp ở lối ra máy phát).
Tín hiệu đơn biên trong dải tần công tác được khuếch đại lên trong bộ
khuếch đại công suất và tới khối phối hợp máy phát với an ten. Vì các điện
đài SN/CSN thường được dùng kết hợp với điện đài SCN nên thiết bị an ten
phối hợp được tính toán để có khả năng làm việc bằng một an ten cho cả điện
đài sóng ngắn và sóng cực ngắn.
Bây giờ chuyển sang xét tuyến thu:
Tín hiệu thu được từ thiết bị an ten phối hợp đi tới lối vào máy thu. Khung
trung gian của máy phát thực hiện chức năng của khung dao động vào. Các
khung dao động của tuyến khuếch đại công suất máy phát đều được dùng
trong tuyến KĐCT máy thu. Nhờ các dao động tần số f3 đảm nhiệm chức năng
các dao động NS1 của máy thu, tần số của tín hiệu thu được biến đổi thành tần
số trung gian 1, sau đó nhờ các dao đông tần số f2 - thành tần số trung gian 2
và nhờ các dao động tần số f1 - thành tần số trung gian 3.
Sự chọn lọc cơ bản của máy thu được thực hiện nhờ bộ lọc tập trung. Bộ
lọc này đã được dùng khi tạo tín hiệu trong chế độ phát.
Từ lối ra bộ lọc tập trung, tín hiệu đi tới bộ giải điều chế rồi KĐÂT, sau đó
tới thiết bị cuối. Như vậy tất cả các mạch chọn lọc của điện đài đều được sử
dụng trong cả chế độ phát và thu.
Tín hiệu báo A1 được hình thành bằng cách khống chế các dao động của
tần
số chuẩn đầu tiên f0. Trong trường hợp này các dao động đó được đưa đến bộ
trộn 1 (thay cho tín hiệu đơn biên) nhờ sơ đồ khoá chịu sự khống chế của ma
níp.
Thu dải hẹp các tín hiệu báo A1 thực hiện nhờ bộ lọc dải hẹp riêng mắc ở
lối ra trộn tần của máy thu. Tín hiệu đã tách được đưa đến bộ trộn tần - ngoại
sai, bảo đảm có được phách âm tần cần thiết cho việc thu nghe.
§ ång chØnh

K§ K§ Trén K§ Trén
CS TG 3 TG 2

Khung

Khung
Khung
Phèi hî p f3 Läc Läc f2
an ten d¶i d¶i
K§ K§ Trén K§ Trén
§ CT§ CT CT 1 TG 2
K§ CS T§ K

M K§ Trén Trén K§
LPF
¢T c©n b»ng 1 TG
T Läc
f0 f1 Läc Läc
tËp
NS d¶i d¶i
trung
Trén Gi¶i Trén K§
®iÒu chÕ 3 TG
C¸ c tÇng
TS
Läc hÑp
®iÒu chØnh T§ K T§ K
f0
M¹ ch
kho¸ Ma nÝp
f3 = f3min - f3max Møc tÝn hiÖu l¸ i

Hình 3.7 Tuyến tín hiệu điện đài SN/CSN


Bộ phận điều chỉnh mức sóng mang cho phép làm việc có tín hiệu lái
khi điều chế đơn biên. Ở phía thu, tín hiệu lái được dùng như dao động gốc
cho hệ thống tự động điều chỉnh khuếch đại (TĐK), nó được tách ra bằng bộ
lọc dải hẹp tín hiệu A1.
Nếu ta lưu ý rằng việc bảo đảm thông tin tin cậy nhờ điện đài SN/CSN chỉ
có thể đạt được khi sử dụng một cách linh hoạt các tần số công tác thì ta thấy
rằng trong các điện đài này người ta dùng phương pháp đặt tần số theo từng
decade và điều chỉnh tự động tuyến cao tần. Chỉ tiếc rằng bộ tổng hợp của
điện đài này được thực hiện theo sơ đồ nội suy đơn giản nhất dùng các thao
tác tổng hợp trực tiếp. Sơ đồ đó như ta đã biết ở chương 2, dẫn đến vô số các
bức xạ phụ của máy phát và đến việc tạo nên số lượng lớn kênh thu phụ. Bởi
vậy điện đài đó không thể nào thoả mãn các yêu cầu chặt chẽ hiện nay về
tương thích điện từ khi tập trung các thiết bị vô tuyến khác nhau trên diện tích
hạn chế .
Các điện đài hiện đại của nhóm này thực hiện trên các phần tử cơ bản,
hiện đại vào có các bộ tổng hợp tần số chất lượng cao với mức dao động phụ
thấp.
Trong các điện đài này việc điều chỉnh tự động nhanh chóng các tuyến tín
hiệu và các thiết bị phối hợp an ten được bảo đảm. Những đặc điểm về cấu
trúc của các điện đài như thế là:
 Sự phân chia tối đa các tuyến phát và thu, điều này làm đơn giản hệ
thống chuyển mạch điều khiển và bảo đảm sự khử ghép về điện của các
tuyến.
 Việc chuyển dịch tần số nhận được khi biến tần lần 1 và sự chuyển
dịch sơ bộ tín hiệu phát đi về phía trên, lên vùng hàng chục MHz có
biến đổi tiếp theo về phía dưới. Nhờ đó đạt được sự suy giảm tốt các
nhiễu theo kênh thu phụ và giảm mức bức xạ phụ. (Sự chuyển dịch đó
dùng bộ lọc thạch anh cao tần đơn khối).
 Dùng bộ KĐCS dải rộng và các bộ lọc chuyển đổi được ở lối ra máy
phát, như vậy không phải sử dụng các khung dao động cộng hưởng điều
chỉnh tự động.
 Dùng các hệ thống TĐK có hiệu quả trong máy thu cũng như trong máy
phát (TĐK trong máy phát phòng chống quá tải của bộ khuếch đại dải
rộng, sự quá tải đó có thể dẫn tới sự nhiễu loạn các kênh thông tin lân
cận do mở rộng phổ và tới sự méo tín hiệu phát đi).
 Dùng các bộ tổng hợp tần số hai vòng (TĐF với bộ chia có hệ số chia
biến đổi) bảo đảm có được bước yêu cầu của mạng tần số với số bộ lọc
tối thiểu.
 Có thiết bị bảo đảm việc chuẩn bị sơ bộ của điện đài để làm việc trên
toàn số lượng lớn tần số công tác.
 Chỉ thị tần số công tác bằng số.
 Dùng hệ thống khử ghép an ten, bảo đảm sự làm việc phối hợp của điện
đài SN và SCN với một an ten chung (giảm số lượng an ten cực kỳ
quan trọng đối với điện đài cơ động).
 Bố trí theo từng khối, bảo đảm khả năng sửa chữa của trang thiết bị và
thuận tiện cho việc lắp đặt trên xe.

9–Nêu các chỉ tiêu kỹ thuật chính (công suất phát, phương thức điều khiển…)
và trình bày chức năng của các thành phần chính trong máy thu phát sóng
ngắn công suất trung bình khi máy thu, máy phát đặt ở hai trung tâm khác
nhau.

Các điện đài có công suất máy phát từ 100-1000 W phần lớn là các điện
đài của dải sóng ngắn và dùng để thực hiện thông tin trên khoảng cách đến vài
trăm, thậm chí vài nghìn Km. Một số lượng hạn chế các điện đài sóng mét
(SCN) có cùng công suất, bảo đảm thông tin ở cự ly 100-150 Km bằng sóng
đất, về cấu trúc tương tự các điện đài sóng ngắn.
Các điện đài công suất trung bình có thể là cố định hoặc cơ động (đặt trên
xe). Các điện đài này cho phép làm việc cả trong chế độ simplex và duplex.
Các dạng tín hiệu cơ bản khi thông tin là: các tín hiệu báo truyền chữ và báo
thu nghe, các tín hiệu thoại.
Trong một số điện đài, để thực hiện thông tin khi hành tiến, máy phát và
máy thu được bố trí cùng với nhau (ít nhất là trên diện tích của xe). Trong các
điện đài khác, chỉ dùng để làm việc khi dừng (tĩnh tại) - máy phát và máy thu
được bố trí riêng biệt, đôi khi cách xa nhau. Khi đó các nhiễu từ máy phát
sang máy thu được loại trừ (nhiễu theo các kênh phụ).
Các điện đài công suất trung bình có thể là độc lập hoặc thành từng cụm.
Các điện đài độc lập phục vụ cho các hướng thông tin riêng biệt, còn các cụm
điện đài (tổng trạm) - cho hệ thống thông tin có chức năng tổng thể nào đó.
Các điện đài độc lập luôn luôn là điện đài thu phát, chúng có thiết bị cuối
riêng và có các phương tiện điều khiển xa.
Các điện đài độc lập với công suất máy phát đến 250 W có thể có sơ đồ
kết hợp của máy thu và máy phát với bộ tổng hợp tần số chung, tức là một
thiết bị thống nhất về phương diện kết cấu, tương tự các điện đài công suất
nhỏ. Khi công suất máy phát lớn hơn 250 W, máy thu và máy thu thường
được tách riêng, thêm vào đó máy thu không còn là vật sở hữu chỉ của một
loại điện đài, mà đã được thống nhất và dùng như phần hợp thành của đa số
các điện đài công suất trung bình và công suất lớn.
Một ví dụ của sơ đồ cấu trúc điện đài SN/CSTB cơ động, độc lập với máy
phát và máy thu riêng rẽ nhưng bố trí phối hợp như hình 3.7.
Điện đài bao gồm:
 Máy phát với bộ an ten phát để bức xạ sóng trời và sóng đất.
 Máy thu cơ bản để thu tất cả các dạng tín hiệu, với bộ an ten thu để thu
sóng trời và sóng đất.
 Máy thu phụ thường để thu các dạng tín hiệu nghe (báo A1, thoại AM,
thoại SSB tinh chỉnh tần số bằng tay).
 An ten thu - phát dùng để liên lạc khi hành tiến bằng các sóng điện li ở
ly đến 100 - 300 Km (an ten bức xạ đỉnh AЗИ).
 Thiết bị cuối tại chỗ (máy điện báo, maníp báo và đatric, loa, micro....)
 Các phương tiện liên lạc với trạm điều khiển xa điện đài (trạm vô tuyến
tiếp sức và đường dây).
 Thiết bị ghép kênh đường điều khiển xa, bảo đảm tạo nên số lượng cần
thiết các kênh thông tin tin tức và kênh công vụ.
 Thiết bị điều khiển xa vô tuyến bằng điện đài và báo hiệu vô tuyến về
trạng thái của nó (thiết bị TY - TC).
 Thiết bị tự động hoá các quá trình tiến hành liên lạc.
 Thiết bị đo lường kiểm tra.
 Thiết bị đánh giá tình hình tần số.
 Nguồn điện sơ cấp (trạm điện với động cơ xăng) và thứ cấp (các bộ biến
đổi có bộ nắn).
 Nguồn dòng sơ cấp để chọn công suất từ động cơ ô tô.
 Bàn điều khiển chung điện đài có khả năng chuyển kênh.
 Điện đài SCN/CSN để liên lạc trong đội hình hành tiến.
Anten
Anten ph¸ t Anten thu
thu ph¸ t
§ Õn tr¹ m
®iÒu khiÓn xa
M¸ y thu § ­ êng d©y
M¸ y ph¸ t M¸ y thu phô
c¬ b¶n M¸ y
tiÕp søc
§ Õn tr¹ m
ThiÕt bÞ Bµn tho¹ i/b¸ o
§ KT§ ®iÒu khiÓn ThiÕt bÞ ThiÕt bÞ
TY-TC ghÐp kª nh

TB ®o l­ êng Bé ph©n tÝch


ThiÕt bÞcuèi Nguån nu«i
kiÓm tra tÇn sè

Hình 3.7 Sơ đồ cấu trúc điện đài độc lập với máy phát và máy thu phối hợp
Các máy phát và máy thu có khả năng điều chỉnh tự động tần số đến một
trong các tần số chuẩn bị trước hoặc đến tần số cần thiết bất kỳ. Sự khác nhau
là ở thời gian điều chỉnh. Nếu trước đây thời gian này cỡ hàng chục giây, thì
bây giờ là vài giây và vài phần của giây. Tốc độ điều chỉnh cao được bảo đảm
bằng cách dùng các máy phát dải rộng có bộ lọc chuyển mạch hoặc YPY, các
thiết bị phối hợp an ten trên các phần tử rời rạc và các máy thu với tụ xoay
gián đoạn.
Bộ an ten phát và an ten thu thường gồm:
 Các chấn tử đối xứng,
 AЗИ thu, dùng để thực hiện liên lạc bằng sóng trời ở cự ly đến 500
Km,
 Các an ten hình V là các an ten định hướng bức xạ không gian để liên
lạc xa,
 Các an ten cần là các an ten bức xạ bề mặt. Các chấn tử với phi đơ khép
kín cũng được dùng như an ten bức xạ bề mặt
An ten thu - phát để liên lạc khi hành tiến là AЗИ vì liên lạc ở khoảng cách
khá xa chỉ có thể bảo đảm bằng sóng trời.
Đường thông tin tiếp sức thường dùng dải dê xi met. Số kênh của đường
này xác định bởi thiết bị ghép kênh và có tính tới các khả năng của điện đài
theo các dạng tín hiệu và theo số kênh tin tức.
Kênh điều khiển xa vô tuyến có thể được phối hợp với một trong các kênh
tin tức, vì trong thời gian điều khiển xa vô tuyến tin tức không được phát đi.
Sự báo hiệu từ xa về trạng thái các phần tử của điện đài thực hiện liên tục và
cần một kênh riêng.
Mặc dù rằng điện đài độc lập được tính toán để sử dụng thiết bị cuối của
mình, nó vẫn có khả năng chuyển mạch để chuyển (phát) các kênh cho thiết bị
cuối của tổng trạm thông tin mà điện đài này là một thành phần.
Nhằm khai thác khả năng dùng mạng điện xoay chiều để nuôi điện đài, các
tham số của nguồn tại chỗ đều được quy về các tham số của mạng điện. Trong
thành phần nguồn nuôi thường có bộ ổn áp xoay chiều vì mạng điện có thể có
các biến đổi đáng kể.
Bàn điều khiển chung của điện đài dùng để chuyển đổi tất cả các mạch
điều khiển của điện đài. Các thao tác thực hiện từ bàn điều khiển của điện đài
có thể là:
 Mở nguồn nuôi điện đài,
 Chọn chế độ công tác,
 Chọn dạng tín hiệu,
 Phát lệnh điều chỉnh tự động cho máy phát và máy thu,
 Điều chỉnh các kênh,
 Chuyển đổi các kênh của điện đài trên đường điều khiển xa và cả ở trên
đường các trạm thoại và báo.
Điện đài độc lập với máy phát và máy thu riêng biệt chỉ khác điện đài đã
xét trước hết là chỗ được bố trí trên 2 xe hoặc trong 2 buồng máy. Buồng thu
được đặt ở tổng trạm thông tin, còn buồng phát đưa ra khoảng cách vài Km.
Giữa chúng có liên lạc vô tuyến tiếp sức và liên lạc đường dây.
Sơ đồ cấu trúc của điện đài cơ động, độc lập với bố trí riêng biệt máy phát
và máy thu như hình 3.8.
Phần phát của điện đài thường gồm:
 Máy phát với bộ an ten phát,
 Máy thu phụ để thu nghe các tín hiệu A1, AM và SSB, trong vài trường
hợp cho phép sử dụng phần phát của điện đài như điện đài độc lập với
an ten thu.
 Thiết bị cuối tại chỗ ( micro, manip báo, ống nghe quàng đầu),
 Trạm tiếp sức điều khiển xa,
 Thiết bị ghép kênh của đường điều khiển xa,
 Phần chấp hành của hệ thống TY-TC,
 Thiết bị đo lường - kiểm tra,
 Nguồn điện sơ cấp và thứ cấp,
 Bàn điều khiển chung phần phát của điện đài, có khả năng chuyển đổi
các kênh.
 Điện đài công suất nhỏ để liên lạc trong đoàn xe.
Anten Bé ph©n
Anten thu Anten thu
ph¸ t § KX v« tuyÕn tÝch tÇn sè
M¸ y
M¸ y tiÕp søc
M¸ y thu tiÕp søc ThiÕt bÞ M¸ y thu M¸ y thu
M¸ y ph¸ t
phô § LKT c¬ b¶n phô

§ ­ êng d©y
ThiÕt bÞ B¶ng ®iÒu TB ghÐp TB ghÐp B¶ng ®iÒu ThiÕt bÞ
§ LKT khiÓn kª nh kª nh khiÓn § KT§

ThiÕt bÞ TB cuèi
Nguån nu«i TY-TC TY-TC Nguån nu«i
cuèi t¹ i chç

§ Õn tr¹ m tho¹ i - b¸ o

Hình 3.8 Sơ đồ cấu trúc điện đài độc lập


Phần thu của điện đài có thể gồm:
 An ten thu,
 Máy thu cơ bản,
 Máy thu phụ,
 Bàn điều khiển chung,
 Các thiết bị đầu cuối tại chỗ,
 Thiết bị TY-TC,
 Thiết bị ghép kênh,
 Thiết bị điều khiển tự động.

10–Trình bày nguyên tắc hoạt động của hệ thống TDF (Vòng khoá pha PLL).
11–Trình bày nguyên tắc hoạt động của sơ đồ khối phương pháp tổng hợp dải
tần số rời rạc có bù trừ tần số dao động phụ.

12–Trình bày nguyên tắc hoạt động của hệ thống TDF, nguyên tắc hoạt động
của sơ đồ khối phương pháp tổ hợp tần số gián tiếp một vòng khoá pha có sử
dụng bộ chia trước? tính bước tần của tần số đầu ra.

13–Trình bày nguyên tắc làm việc của sơ đồ khối bộ tổng hợp tần số sử dụng
bộ chia có điều khiển trước chia biến đổi? Tính bước tần của tần số đầu ra, các
hệ số chia biến đổi khi biết bước tần và tần số này.

14–Trình bày nguyên tắc làm việc của sơ đồ khối bộ tổng hợp tần số sử dụng
nhiều vòng khoá pha? Các khâu quyết định bước tần, dải tần số đầu ra.

15–Phương pháp tổng hợp tần số trực tiếp DDS? Tính bước tần, tần số đầu ra
nhỏ nhất, tần số đầu ra lớn nhất.

16–Nêu yêu cầu và điều kiện phối hợp anten, trình bày hệ thống điều chỉnh tự
động anten nhớ bằng cơ khí.

17–Nêu yêu cầu và điều kiện phối hợp anten, trình bày hệ thống điều chỉnh tự
động anten sử dụng các phần tử rời rạc.

18–Nêu các chỉ tiêu kỹ thuật chính (chung cho máy thu phát, máy thu, máy
phát).

Công suất

Dải tần

Độ ổn định và chính xác tần số. v.v.

19–Nêu các phương pháp điều chế và giải điều chế tín hiệu đơn biên SSB? Sơ
đồ điều chế tín hiêu đơn biên 2 kênh, 4 kênh độc lập.

20- Giải thích các tham số, chỉ tiêu kỹ thuật của điện đài IC – 751A
21- Trình bày nguyên tắc hoạt động của SĐK điện đài IC- 751A trên tuyến
thu, tuyến phát, các mạch bổ trợ cho 2 tuyến này (như AGC, NB, PBT, SQL,
ALC, APC, nén, PLL…)? Từ SĐK chung hãy xây dựng sơ đồ cấu trúc tần số
của điện đài này cho 2 tuyến thu và phát.

21- Trình bày nguyên tắc hoạt động của sơ đồ nguyên lý điện đài IC- 751A
trên tuyến thu, tuyến phát, các mạch bổ trợ cho 2 tuyến này

22- Phân tích các đặc điểm chính, các ý đồ thiết kế của điện đài IC-751A.

* Chú ý: ôn lại tất cả các dạng bài tập về các phương pháp tổng hợp tần số.

You might also like