You are on page 1of 5

1.

Anten
 Khái niệm: Antenna là một thiết bị được sử dụng để thu sóng điện từ
hoặc sóng radio và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện.
Antenna thường được sử dụng trong các hệ thống truyền thông không
dây như truyền hình, radio, điện thoại di động, Wi-Fi và các ứng dụng
khác.
 Chức năng của anten
Có hai chức năng trong một hệ thống thông tin liên lạc.
- Chức năng chính là để bức xạ các tín hiệu RF từ máy phát dưới dạng sóng
vô tuyến hoặc để chuyển đổi sóng vô tuyến thành tín hiệu RF để xử lý ở máy
thu.
- Chức năng khác của anten là để hướng năng lượng bức xạ theo một hay
nhiều hướng mong muốn, hoặc "cảm nhận" tín hiệu thu từ một hay nhiều
hướng mong muốn còn các hướng còn lại thường bị khóa lại.
 Nguyên lý hoạt động của anten
- Anten chuyển đổi năng lượng điện sang sóng vô tuyến đối với anten
phát hay chuyển đổi sóng vô tuyến sang năng lượng điện đối với
anten nhận.
- Kích thước vật lý (hay chiều dài) của anten liên quan trực tiếp đến
tần số mà anten có thể thu hay phát sóng.
- Truyền(Transmission): – anten nhận dòng điện dao động ở tần số
định trước từ transmitter và truyền đến đầu anten, sau đó bức xạ năng
lượng của dòng điện thành sóng điện từ.
- Nhận(Receiption): – thu thập năng lượng điện từ từ không khí, tạo
thành dòng điện có điện thế thấp, chuyển đến receiver. Ở đó, dòng
điện sẽ được khuếch đại và xử lý tiếp.
 Phân loại anten
Anten là thiết bị được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu tần số cao
(RF) trên đường truyền dẫn sang dạng sóng để phát vào không khí.
Anten vô tuyến Có 3 loại anten chính:
- Đẳng hướng – vô hướng (Omni-directional).
 Anten đẳng hướng truyền tín hiệu RF theo tất cả các hướng theo trục
ngang (song song mặt đất) nhưng bị giới hạn ở trục dọc (vuông góc với
mặt đất).
 Anten đẳng hướng cung cấp vùng phủ sóng rộng nhất.
Ví dụ một số loại anten đẳng hướng: Rubber Duck, Celling
Dome,…
- Định hướng – có hướng (Semi-directional).
 Anten định hướng có hướng phát sóng rất hẹp, thiết bị thu sóng cần nằm
chính xác trong phạm vi phát sóng hẹp này của anten định hướng mới có
thể thu được sóng phát từ anten.
 Anten định hướng có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, điển hình
có các loại anten: Yagi, Patch,…
- Định hướng cao (Highly-directional).
 Anten định hướng cao là anten để truyền tải với một chùm tia rất hẹp.
 Những loại ăng-ten này thường giống như các đĩa vệ tinh.
 Chúng thường được gọi là anten parabol hoặc anten lưới.
VD:

2. Sự lan truyền và hiện tượng lan truyền tín hiệu


 Sự lan truyền
Quá trình lan truyền tín hiệu từ anten phát đến anten nhận là một quá trình
truyền thông không dây. Khi anten phát tín hiệu, nó tạo ra một sự dao động điện từ.
Sự dao động này tạo ra một trường điện từ xung quanh anten. Sóng điện từ được
truyền đi từ anten phát và lan toả ra không gian.
Sau khi sóng điện từ được phát ra, nó tiếp tục lan truyền qua không gian môi
trường. Trong quá trình lan truyền, sóng điện từ sẽ gặp phải các yếu tố ảnh hưởng
như tán xạ, phản xạ, nhiễu xạ hay suy hao đường truyền.
Tuy nhiên, sóng điện từ vẫn giữ được tính chất và thông tin ban đầu khi nó
được phát ra từ anten. Khi sóng điện từ đến anten nhận, nó tạo ra một dòng điện
trong anten. Dòng điện này chứa thông tin từ tín hiệu ban đầu và sau đó được
chuyển đổi thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu số để được sử dụng hoặc xử lý tiếp.

 Hiện tượng lan truyền


Các hiệu ứng lan truyền không dây
 Phản xạ (Reflection)
– Xảy ra khi bức xạ điện từ gặp một vật cản lớn hơn nhiều so với
bước sóng (chẳng hạn: bề mặt trái đất, nhà cao tầng, …).
 Khúc xạ (Refraction)
– Tín hiệu bị bẻ cong khi nó đi qua 1 chất liệu có mật độ khác
biệt so ǀới môi trường trước đó
– Thay đổi hướng đi của sóng.
 Nhiễu xạ (Diffraction)
– Đường đi giữa transmitter và receiver bị cản bởi 1 vật có cạnh
trơn.
– Sóng vòng qua vật cản, ngay cả khi tầm nhìn thẳng
(Line of Sight – LoS) không tồn tại
 Tán xạ (Scattering)
– Khi ǀật thể nhỏ hơn so với bước sóng của sóng đang lan truyền
(chẳng hạn: biển báo, cột đèn, …)
– Tín hiệu bị phân tán thành nhiều đường tín hiệu có cường độ
yếu hơn.

3. Môi trường truyền tín hiệu


Môi trường không khí:
Đây là môi trường phổ biến cho việc truyền tín hiệu, đặc biệt là trong truyền
thông không dây. Tuy nhiên, không khí có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như
độ ẩm, nhiệt độ, áp suất và khí hậu. Sự hiện diện của các chất gây nhiễu như bụi,
hơi nước, khí ozone cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng truyền tín hiệu.
Môi trường nước:
Truyền tín hiệu trong môi trường nước thường gặp trong các ứng dụng như
viễn thông dưới biển, truyền thông dưới nước và nghiên cứu đại dương. Nước có
độ cản trở cao hơn không khí và có thể gây mất mát tín hiệu và suy giảm tốc độ
truyền.
Môi trường không gian:
Truyền tín hiệu trong không gian hỗn tạp, chẳng hạn như trong một phòng, có
thể gặp phải sự phản xạ, tán xạ và giao thoa từ các bề mặt và vật thể trong môi
trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ mạnh của tín hiệu.

Môi trường địa chất:


Truyền tín hiệu qua môi trường địa chất, chẳng hạn như đất, đá, và núi, có thể
gặp phải sự giảm mạnh và tán xạ tín hiệu. Điều này thường xảy ra trong các ứng
dụng như truyền thông dưới đất và giao tiếp trong môi trường cứu hỏa hoặc khai
thác mỏ.

Môi trường xung quanh anten cũng có thể ảnh hưởng đến sự lan truyền tín
hiệu. Sóng vô tuyến được truyền qua môi trường vật lý có nhiều cầu trúc và vật thể
như tòa nhà, cây cối, núi đồi, các vật liệu có khả năng tương tác với sóng điện từ
có thể gây suy hao và phản xạ tín hiệu, làm giảm chất lượng tín hiệu truyền đi.
Đặc biệt, môi trường trong những vùng đô thị có thể gây ra nhiễu sóng từ các
nguồn khác nhau, như sóng radio và sóng từ phát ra từ các thiết bị điện tử, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sự lan truyền tín hiệu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền tín hiệu


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền tín hiệu của anten là những yếu tố
quan trọng cần được xem xét để đảm bảo chất lượng và độ xa của tín hiệu được
truyền đi. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần được lưu ý:
 Hướng anten:
Hướng anten đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng và phạm vi
của tín hiệu truyền đi. Một anten được định hướng chính xác sẽ tạo ra tín hiệu
mạnh và có thể tập trung vào một hướng cụ thể, trong khi anten không định hướng
có thể gửi tín hiệu theo nhiều hướng khác nhau. Việc chọn hướng anten phù hợp sẽ
giúp tối ưu hóa sự lan truyền tín hiệu và đảm bảo mức độ tín hiệu cao nhất đến
anten nhận.
 Khoảng cách giữa anten:
Khoảng cách giữa anten gửi và anten nhận cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng tín hiệu truyền đi. Khi khoảng cách giữa hai anten càng xa, tín hiệu sẽ
mất đi sức mạnh và có thể gặp phải hiện tượng suy hao tín hiệu. Hiện tượng suy
hao tín hiệu làm giảm mức độ tín hiệu và làm giảm tốc độ truyền dữ liệu. Điều này
đặc biệt quan trọng trong các hệ thống truyền thông không dây và viễn thông, khi
mà khoảng cách giữa các anten có thể là rất lớn.

You might also like