You are on page 1of 8

30 LOẠI TRANG THIẾT BỊ HÀNG HẢI TRÊN CÁC TÀU BIỂN

Trước đây sĩ quan boong phải dùng đến những phương pháp thủ công để lập kế hoạch chuyến đi và hành
trình trên biển. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của công nghệ, sĩ quan tàu biển có nhiều thiết bị hàng hải giúp công
việc trở nên đơn giản hơn. Hơn nữa, thuyền viên ngày nay được huấn luyện đào tạo để vận hành các trang
thiết bị hàng hải hiện đại giúp cho hành trình trên biển suôn sẻ và an toàn hơn.
Với các phương tiện hiện đại và được tự động hóa, ngày nay tàu biển có nhiều hệ thống thiết bị hàng hải tiên
tiến cung cấp dữ liệu chính xác cho chuyến đi.
Dưới đây là 30 loại thiết bị hàng hải, cả cũ và mới, được trang bị trên các tàu biển.

1. Gyro Compass / La bàn con quay

La bàn con quay (LBCQ) được sử dụng để xác định hướng. Không
giống như la bàn từ, LBCQ không bị ảnh hưởng bởi từ trường bên
ngoài. LBCQ được sử dụng để tìm vị trí hướng Bắc chính xác, cũng
là trục quay của trái đất để cung cấp hướng đi ổn định. La bàn phản
ảnh trong buồng máy lái được sử dụng khi cần lái khẩn cấp.

2. Radar / Ra-đa

Tàu biển trang bị hệ thống radar hàng hải có dải tần số S và X, nó có


thể phát hiện các mục tiêu và hiển thị thông tin trên màn hình như
khoảng cách từ tàu tới đất liền, tới bất kỳ vật thể nổi nào (đảo, đá,
tảng băng trôi, v.v.), tới các tàu khác và các chướng ngại vật để
tránh va chạm. Ăng ten ra-đa quay để phát hiện các mục tiêu xung
quanh tàu.

3. Magnetic Compass / La bàn từ

La bàn từ hoạt động liên quan tới từ trường trái đất và là phương
tiện cần chỉ hướng quan trọng trên tầu. Nó được sử dụng để lập
hướng đi theo kế hoạch. Thiết bị hàng hải này thường được lắp ở
đường trung tâm trên nóc buồng lái và hiển thị thông tin trong
buồng lái. Loại la bàn từ có thể có chức năng phát tín hiệu chỉ báo
trên màn chỉ báo trong buồng lái.
4. Auto Pilot / Máy lái tự động

Các trang thiết bị hàng hải được lắp đặt trong buồng lái. Máy lái tự
động là một trong những thiết bị quan hiệu quả nhất vì nó giúp
người điều khiển kiểm soát hướng đi của tàu trong chế độ lái tự
động, tạo cho họ có thể thực hiện các hoạt động khác khi trực ca
buồng lái.

5. ARPA / Thiết bị đồ giải ra-đa tự động


ARPA hiển thị vị trí tàu, các tàu khác gần đó và giúp chọn hướng đi
cho tàu để tránh va chạm với các tầu khác.
ARPA liên tục giám sát xung quanh tàu và tự động thu nhận nhiều
mục tiêu như tàu, thuyền, vật thể đứng yên hoặc trôi nổi... và đồ
giải tốc độ, hướng đi tương ứng của chúng. ARPA cũng hiển thị mục
tiêu dưới dạng vectơ trên màn hình và liên tục cập nhật các thông
số trong quá trình quét để tính toán điểm tiếp cận gần nhất và thời
gian tiếp cận gần nhất của mục tiêu với tàu chủ.

6. Automatic Tracking Aid / Thiết bị theo dõi hành trình tự động

Cũng giống như ARPA, thiết bị theo dõi hành trình tự động hiển thị
thông tin về các mục tiêu được theo dõi dưới dạng đồ họa và số để
tạo ra một sơ đồ kế hoạch cho hướng đi an toàn và tránh va chạm.
Thông thường, một mục tiêu kích thước lớn có chu vi từ 800 m trở
lên được coi là lục địa và không được theo dõi. Sóng phản xạ nhỏ
hơn 800 m được coi là mục tiêu cần theo dõi.

7. Speed & Distance Log Device / Thiết bị ghi tốc độ & khoảng cách

Thiết bị buồng lái này được sử dụng để đo tốc độ và khoảng cách


mà tàu đi được tới một điểm định trước. Dự kiến thời gian đến
(ETA) của tàu được tính toán, điều chỉnh để thông báo cho chính
quyền cảng và đại lý.
8. Echo Sounder / Máy đo sâu hồi âm

Có nhiều thiết bị hàng hải hiện đại trên tàu, máy đo sâu hồi âm là
một trong những công cụ đã có gần 100 năm nay. Nó dùng để đo
độ sâu của nước dưới đáy tàu bằng cách sử dụng sóng âm hoạt
động trên nguyên lý truyền sóng âm và phản xạ xung âm dưới dạng
tín hiệu phản hồi tới nguồn chỉ báo.

9. Electronic Chart Display Information System (ECDIS) / Hải đồ điện tử

ECDIS là sự phát triển trong hệ thống hải đồ hàng hải được sử dụng
trên các tàu. Với việc sử dụng thiết bị hàng hải điện tử, sỹ quan hàng
hải có thể xác định chính xác vị trí và biết được hướng đi của tàu dễ
dàng hơn trước.

10. Automatic Identification System / Hệ thống nhận dạng tự động (AIS)

AIS là thiết bị giúp xác định chính xác vị trí và các dữ liệu hàng hải
của các tàu. AIS sử dụng các kênh vô tuyến VHF làm máy thu phát
để chuyển và nhận thông tin giữa các tàu với nhiều chức năng.
Theo quy định của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), tất cả các tàu
chở khách và tàu hàng có tấn dung tích từ 299 (GT) trở lên chạy
tuyến quốc tế phải trang bị bộ phát đáp AIS loại A.

11. Long Range Tracking and Identification (LRIT) System / Hệ thống nhận dạng và theo dõi tầm xa (LRIT)

LRIT là một hệ thống nhận dạng và theo dõi quốc tế được IMO hợp
nhất theo công ước SOLAS để đảm bảo hệ thống theo dõi toàn diện
các tàu có trọng tải từ 300 tấn trở lên thực hiện các chuyến hành
trình trên khắp thế giới. Thiết bị này được trang bị để nâng cao nhận
biết về lĩnh vực hàng hải.
12. Rudder Angle Indicator / Chỉ báo góc bánh lái

Thiết bị này chỉ báo góc của bánh lái, màn hình hiển thị của nó được
lắp đặt trên bảng điều khiển thiết bị buồng lái để sĩ quan hàng hải
có thể kiểm soát tốc độ quay và góc bánh lái của tàu. Chỉ báo này
cũng được hiển thị trên cánh gà buồng lái và trong buồng điều khiển
máy.

13. Voyage Data Recorder / Máy ghi dữ liệu hành trình (VDR)
Máy ghi dữ liệu hành trình (VDR) là một thiết bị quan trọng trong
danh mục trang thiết bị hàng hải được lắp đặt trên tàu để liên tục
ghi lại các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của tàu.
Nó có tích hợp hệ thống ghi âm giọng nói trong khoảng thời gian ít
nhất là 12 giờ. Bản ghi âm này được thu lại và sử dụng để điều tra
trong trường hợp tai nạn. Tầm quan trọng của VDR tương tự như
“hộp đen” được lắp đặt trên máy bay.

14. Rate of Turn Indicator / Chỉ báo tốc độ quay trở

Thiết bị hàng hải này cho biết con tàu đang quay nhanh như thế
nào với tốc độ ổn định (hữu ích trong quá trình hoa tiêu và điều
động), thông thường được hiển thị dưới dạng góc độ quay. Tốc độ
quay của tàu được tính bằng độ trên phút. Thiết bị thiết yếu này
giúp thuyền trưởng chọn hướng đi an toàn.

15. GPS Receiver / Máy thu GPS

Máy thu GPS là một hệ thống hiển thị được sử dụng để chỉ báo vị
trí tàu với sự trợ giúp của vệ tinh định vị toàn cầu trên quỹ đạo trái
đất.
Với việc ghi lại vị trí tàu, có thể tính được tốc độ, hướng đi và thời
gian di chuyển giữa hai vị trí đã cho.
16. Sound Reception System / Hệ thống thu nhận âm thanh
Hệ thống âm thanh này là bắt buộc đối với tàu có buồng lái hoàn
toàn kín. Nó cho phép sĩ quan hàng hải bên trong buồng lái nghe
được các tín hiệu âm thanh (chẳng hạn như còi sương mù hoặc còi
tàu) từ các tàu khác ở xung quanh. Hệ thống này được lắp trong
bảng điều khiển thiết bị buồng lái và giúp sĩ quan hàng hải thực hiện
nhiệm vụ quan sát tuân theo quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm
va tàu thuyền trên biển.

17. Navigational Lights / Đèn hành trình


Tất cả tàu thuyền - dù lớn hay nhỏ đều bắt buộc phải có đèn hành
trình, một bộ phận của hệ thống hàng hải của tầu. Hệ thống này
được Mỹ giới thiệu vào năm 1838 và sau đó là vương quốc Anh vào
năm 1849. Năm 1889, Mỹ thành lập hội nghị hàng hải quốc tế nhằm
thiết lập các hướng dẫn phù hợp để ngăn ngừa tai nạn hàng hải.
Vào năm 1897, những quy tắc này chính thức được quốc tế áp
dụng. Đèn hành trình là một trong những thiết bị hàng hải quan
trọng nhất cho việc chạy biển vì các tàu lân cận có thể nhìn thấy
nhau.

18. Ship Whistle / Còi tàu


Còi tàu có hai loại và có tác dụng như nhau. Một loại hoạt động
bằng gió và loại kia hoạt động bằng điện. Còi được điều khiển bằng
tay và bằng điện trong buồng lái.
Khi hành trình gặp trở ngại như thời tiết xấu, sương mù, tầm nhìn
kém, mật độ giao thông cao... dùng còi tàu để cảnh báo các tàu gần
đó.
Trong trường hợp khẩn cấp, sử dụng còi để thông báo và cảnh báo
cho thuyền viên trên tàu và các tàu khác gần đó.

19. Daylight Signaling Lamp / Đèn phát tín hiệu ánh sáng

Thiết bị phát tín hiệu ánh sáng được sử dụng để phát tín hiệu khẩn
cấp vào ban ngày cũng như ban đêm. Giống như các thiết bị khẩn
cấp khác trên tàu, nguồn năng lượng cấp cho đèn không chỉ phụ
thuộc vào nguồn điện chính của tàu. Ngoài ra, thân đèn phải là vật
liệu chịu thời tiết và kín nước.
20. Pilot Card / Phiếu hoa tiêu

Đây là tài liệu cung cấp thông tin cho hoa tiêu trên tàu. Nó bao gồm
kích thước tàu, mớn nước, vòng quay trở, khả năng điều động, thiết
bị đẩy và danh mục các trang thiết bị hàng hải khác của tàu để điều
động an toàn.

21. Voyage Plan / Kế hoạch chuyến đi


Kế hoạch chuyến đi phải có trên tàu để tham khảo các kế hoạch
chuyến đi đã qua hoặc lập kế hoạch cho chuyến đi sắp tới. Trong số
các phương tiện trợ giúp hàng hải trên tàu, kế hoạch chuyến đi là
một công cụ để sĩ quan boong đảm bảo sự an toàn của tàu về
thương mại và pháp lý. Nó được chuẩn bị bằng cách thu thập các
nguồn thông tin như thời tiết, khí tượng, dữ liệu hàng hóa hiện tại
và dự kiến của tàu, cũng như các dữ liệu hàng hải khác v.v.

22. Forecastle Bell / Chuông trên boong mũi tàu

Nó được sử dụng để thông báo sự hiện diện của tàu trong sương
mù hoặc thời tiết xấu và cùng với còi tàu phát âm thanh báo động
trong trường hợp khẩn cấp.

23. Maneuvering Booklet / Sổ tay điều động


Trong sổ tay này, tính năng của thiết bị đẩy và của tàu trong quá trình điều động ở các tình huống và điều
kiện thời tiết khác nhau được ghi lại để tham khảo nhanh chóng.
Nội dung quan trọng của sổ tay điều động là:
 Mô tả chung của tàu
 Đặc tính điều động ở vùng nước sâu
 Đặc tính dừng và kiểm soát tốc độ ở vùng nước sâu
 Đặc tính điều động ở vùng nước nông
 Đặc tính điều động trong khu vực gió
 Đặc tính điều động ở tốc độ thấp
 Thông tin bổ sung
 Bài đọc liên quan: Tìm hiểu các phương pháp điều động khác nhau của tàu
24. Black Ball Shape / Dấu hiệu hình cầu đen

Đây là dấu hiệu được sử dụng vào ban ngày để thông báo tình trạng
của tàu khi trưng các hình cầu khác nhau. Ví dụ: một tàu đang neo
sẽ trưng một hình cầu đen ở đầu xa nhất trên boong mũi và một
tàu mất chủ động sẽ trưng hai hình cầu đen trên một đường thẳng
đứng tại cột cao nhất của tàu.

25. Record of Navigation Activities / Sổ ghi chép các hoạt động hàng hải (Nhật ký hàng hải)

Sỹ quan và thuyền viên sử dụng các thiết bị buồng lái để thực hiện
các hoạt động hàng hải phải ghi vào nhật ký và lưu giữ trên tàu để
tham khảo dễ dàng. Đây là quyển nhật ký bắt buộc và rất quan
trọng.

26. Record of Maintenance of Navigational Equipment / Nhật ký bảo dưỡng trang thiết bị hàng hải

Bản in của toàn bộ hệ thống hàng hải và danh mục các trang thiết
bị của tàu phải có chữ ký của thuyền trưởng và sỹ quan trực ca và
được lưu giữ dưới dạng hồ sơ để cảng vụ và cơ quan quản lý nhà
nước tham khảo dễ dàng.

27. Wheelhouse Posters / Yết thị buồng lái

Yết thị buồng lái hiển thị thông tin chi tiết về các đặc điểm của tàu
bao gồm vòng quay trở, khả năng dừng và đặc tính điều động của
tàu.
28. Transmitting Heading Device / Thiết bị truyền hướng

Thiết bị truyền hướng (THD) là dụng cụ điện tử được sử dụng để


hiển thị thông tin về hướng thật của tàu. Thông tin về thiết bị này
được đề cập trong chương V của Công ước SOLAS.

29. Black Diamond Shape / Dấu hiệu hình thoi màu đen

Khi tàu thuyền bị kéo hoặc khi tàu thuyền không thể tự điều động,
phải trưng một dấu hiệu hình thoi đen vào ban ngày.

30. Ship Flags / Cờ tàu

Various types of ship flags with different colors and signs are used
to indicate a navigation ship’s position. Signal flags are they are
commonly known, have been used since the ancient times and are
still used on all vessels.

You might also like