You are on page 1of 3

HỆ THỐNG RADAR TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG

Radar viết tắt của Radio Detection And Ranging là một thiết bị được phát minh trong
các thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 dùng để nhận dạng từ xa và xác định cự ly của các
vật thể (như tàu thủy và máy bay) bằng các sóng điện từ. Nguyên lý bên trong của
radar được thí nghiệm lần đầu tiên bởi Hertz vào cuối thế kỷ 19. Cho đến ngày nay,
trải qua 2 thế kỷ, hệ thống Radar đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời
sống như điều khiển không lưu, định vị hàng hải, dự báo thời tiết, radar phát hiện mỏ
khoáng sản, mỏ dầu… radar kiểm tra các công trình xây dựng, radar đo tốc độ xe lưu
thông và các ứng dụng quân sự như giám sát, định vị, điều khiển, và dẫn đường cho
các loại vũ khí. Hệ thống Radar đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan
trọng trong ngành hàng hải, hàng không, quân sự và tìm kiếm cứu nạn…
Trong ngành hàng không, hệ thống giám sát radar cung cấp thông tin cho kiểm soát
viên không lưu biết chính xác vị trí (tọa độ, độ cao) của từng tàu bay trên vùng trời.
Qua đó kiểm soát viên mới có thể kiểm soát và điều hành luồng không lưu một cách
an toàn, hiệu quả. Năng lực cung cấp dịch vụ điều hành không lưu trong ngành hàng
không phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng hệ thống giám sát, trong đó hệ thống Radar
là hệ thống có độ tin cậy cao nhất.
Tại Việt Nam, việc đầu tư xây dựng các hệ thống radar tại Tân Sơn Nhất, Sơn Trà
(Đà Nẵng) và Vũng Chua (Quy Nhơn) nhằm kiểm soát tất cả vùng trời, nâng cao
năng lực điều hành không lưu khu vực phía Nam đã góp phần giúp Việt Nam giành
lại FIR Hồ Chí Minh năm 1994 - dấu mốc hết sức quan trọng nhằm khẳng định năng
lực điều hành không lưu và khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Hệ thống giám sát sử dụng Radar trong ngành hàng không có hai loại chính là Radar
giám sát sơ cấp (PSR) và Radar giám sát thứ cấp (SSR). Radar giám sát sơ cấp phát
xạ năng lượng sóng điện từ vào không gian, sau đó thu và xử lý các tín hiệu quản xạ
từ tàu bay để xác định vị trí của tàu bay đó theo cự ly và góc phương vị mà không
cần có tín hiệu trả lời. Radar giám sát sơ cấp (SSR) cũng sẽ phát một tín hiệu sóng
điện từ vào không gian gọi là tín hiệu hỏi, dựa vào tín hiệu trả lời từ tàu bay (thông
qua bộ phát đáp trên tàu) để xác định vị trí, định danh của tàu bay.
Trong các hệ thống giám sát, hệ thống Radar sơ cấp (PSR) là phương tiện duy nhất
phát hiện mục tiêu một cách chủ động, giúp định vị chính xác các mục tiêu không
hợp tác. Tuy nhiên, hạn chế của nó là chỉ có thông tin về cự ly và góc phương vị
trong khi tầm phủ hạn chế hơn các hệ thống giám sát các, tầm phủ lý thuyết chỉ đạt
80 Nm (148 km).
Hệ thống giám sát SSR giám sát mục tiêu một cách thụ động dựa vào nguyên lý hỏi
và nhận tín hiệu trả lời từ tàu bay. Mặc dù có hạn chế là không phát hiện mục tiêu
chủ động tuy nhiên lại có ưu điểm là công suất phát thấp hơn nhưng phát hiện mục
tiêu xa hơn, tầm phủ lý thuyết Radar SSR là 250Nm (460km). Hệ thống Radar SSR
cũ (Mode A/C) còn bộc lộ một hạn chế lớn về khả năng nhận dạng tàu bay (chỉ nhận
dạng được tối đa 4096 tàu bay trong khu vực tầm phủ). Trong điều kiện ngành hàng
không đang có sự tăng trưởng liên tục, số lượng chuyến bay ngày càng tăng lên, hệ
thống SSR Mode S đã được phát triển, đây là công cụ giám sát thích hợp trong các
khu vực mật độ cao, mỗi tàu bay sẽ được đăng ký một mã định danh duy nhất có đội
dài 24 bit theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng ICAO. Chính vì những ưu nhược
điểm trái ngược nhau như vậy mà hệ thống giám sát sử dụng trong ngành hàng không
luôn được khuyến khích kết hợp giữa cả 2 loại Radar này.
Hiện nay còn nhiều hệ thống giám sát Radar tại Việt Nam đã sử dụng trong nhiều
năm, vẫn còn sử dụng công nghệ SSR thế hệ cũ (chỉ có Mode A/C). Do đó, để nâng
cao năng lực giám sát, bắt kịp với công nghệ tiên tiến của thế giới, chắc chắn trong
tương lai phải nâng cấp lên hệ thống Radar SSR Mode S.
Theo quy định tại chương XVI thông tư 19/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận
tải và tổ chức ICAO, các hệ thống dẫn đường, giám sát hàng không phải được bay
kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ và bay hiệu chuẩn cơ bản đưa vào khai thác. Đối với
các hệ thống giám sát theo tài liệu ICAO Annex 10 tập IV và tài liệu ICAO Doc8071
tập 3, hệ thống Radar (PSR, SSR) phải được bay kiểm tra, hiệu chuẩn lần đầu trước
khi đưa vào khai thác nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá tính năng kỹ thuật, chất
lượng của hệ thống Radar trong điều kiện thực tế. Để đảm bảo khả năng giám sát của
bất cứ Radar nào không thể chỉ xử dụng các phân tích, đánh giá dưới mặt đất. Chỉ
thông qua việc sử dụng tàu bay trong điều kiện thực tế mới có thể đánh giá chính xác
nhất tầm phủ (phạm vi phát hiện mục tiêu của Radar) ở tất cả các hướng, các mực
bay khác nhau; kiểm tra tính chính xác các thông số giám sát như cự ly, góc phương
vị, độ cao và tốc độ của mục tiêu cho trước (tàu bay hiệu chuẩn). Ngoài ra, bay kiểm
tra, hiệu chuẩn hệ thống Radar cũng nhằm mục đích kiểm tra các tính năng của hệ
thống Radar (tính năng Mod A/C/S, khả năng cảnh báo khi phát hiện tín hiệu khẩn
nguy từ tàu bay...). Kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn đưa vào khai thác sẽ là cơ sở
quan trọng để đánh giá hiệu năng giám sát của hệ thống Radar, qua đó thiết lập các
đường bay, phương án điều hành, quản lý luồng không lưu một các an toàn, hiệu quả.
Tại Việt Nam, hệ thống giám sát sử dụng Radar SSR Mode S cũng đã được đưa vào
sử dụng đầu tiên năm 2013 tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Gần đây nhất hệ
thống giám sát Radar SSR Mode S tại đỉnh Sơn Trà (Đà Nẵng) cũng đã được triển
khai đưa vào sử dụng từ năm 2016. Cả hai hệ thống Radar này đã được bay kiểm tra
đánh giá bởi Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay. Hiện nay, Công ty TNHH Kỹ
thuật Quản lý bay là đơn vị duy nhất có đủ năng lực cung cấp dịch vụ bay kiểm tra,
hiệu chuẩn hệ thống dẫn đường giám sát Hàng không tại Việt Nam. Công ty TNHH
Kỹ thuật Quản lý bay trong nhiều năm qua đã thực hiện bay hiệu chuẩn tất cả các hệ
thống dẫn đường, giám sát cho Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng Công ty
Cảng hàng không Việt Nam...

You might also like