You are on page 1of 98

Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

BÀI GIẢNG CHI TIẾT


MÔN MÁY VÔ TUYẾN ĐIỆN HÀNG HẢI 1

PHẦN 4: RADAR HÀNG HẢI

CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ RADAR HÀNG HẢI

Mở đầu

Trường điện từ và sóng vô tuyến điện.

Giả sử có dòng điện sinh ra khi cho dây dẫn chuyển động trong một từ
trường, thì trong dây dẫn sẽ xuất hiện dòng điện, chiều dòng điện trong dây dẫn
sẽ thay đổi khi từ trường đổi hướng.

Năng lượng của dòng điện sẽ sinh ra dưới dạng nhiệt (năng lượng tiêu hao tỉ
lệ với cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn và điện trở của dây dẫn) và dưới
dạng trường điện từ đồng tâm với dây dẫn. Chiều của trường điện từ này phụ
thuộc chiều của nguồn điện. Nếu ngắt dòng trong dây dẫn thì trường điện từ sẽ
giảm về 0 sau một khoảng thời gian nhất định.

Nếu cực của nguồn điện được thay đổi luân phiên với tốc độ đủ lớn, tương
ứng với khoảng thời gian cần thiết để trường điện từ suy giảm về 0 như đã trình
bày ở trên, trường hợp này dây dẫn sẽ sinh ra tiếp một trường điện từ khác, có
cường độ tỉ lệ nhưng ngược dấu với trường điện từ ban đầu. Như vậy trường
điện từ ban đầu được duy trì do xuất hiện trường điện từ thứ hai. Kết quả là nó
sẽ lan truyền ra ngoài không gian. Đây là nguyên lý cơ bản của anten phát radio,
anten này sẽ phát ra sóng radio có tần số tỉ lệ với tốc độ thay đổi phân cực của
nguồn, tốc độ lan truyền tương ứng với tốc độ ánh sáng.

Các yêu tố đặc trưng của sóng


1 chu kỳ
vô tuyến điện là chu kỳ hay bước
sóng, biên độ và pha. + bước sóng
U
cực đại biên độ
Giá trị lớn nhất của trường +
điện từ gọi là biên độ. Mặt trước
t, D
của sóng gọi là front. Với các an 0
ten vô hướng, sóng lan truyền ra
xung quanh theo các mặt cầu
-
(hoặc các bán cầu). cực đại
-
1
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Một chu kỳ là khoảng thời gian hoàn thành một sự thay đổi giá trị của
trường, có thể tính từ cực đại này đến cực đại tiếp theo. Quãng đường năng
lượng lan truyền được trong một chu kỳ gọi là bước sóng, thường đo bằng đơn
vị hệ mét (m, cm…). Số lượng các chu kỳ được lặp lại trong một đơn vị thời
gian (thường là 1 giây-second) gọi là tần số, đơn vị tính bằng Hertz (Hz). Bước
sóng và tần số tỉ lệ nghịch với nhau.

Pha (phase) của sóng là đại lượng được tính từ khi dao động bắt đầu truyền
đi đến thời điểm hiện tại, đơn vị tính bằng góc pha. Một chu kỳ tính là 360o góc
pha. Nói chung thì thời điểm bắt đầu phát dao động cũng không quan trọng mà
quan trọng là góc pha tương đối giữa các sóng điện từ với nhau. Hai dao động có
cực đại lệch nhau ¼ chu kỳ gọi là lệch pha 90o. Nếu cực đại (đỉnh sóng) của dao
động này trùng với cực tiểu (hõm sóng) của dao động kia thì gọi là lệch pha
180o.

Sóng vô tuyến điện lan truyền trong không gian sẽ xảy ra các hiện tượng
phản xạ, khúc xạ, tán xạ. Tùy thuộc vào tần số, điều kiện môi trường mà các
hiện tượng trên có ảnh hưởng khác nhau tới sự lan truyền sóng.

Phát và thu tín hiệu vô tuyến điện.

Sơ đồ nguyên lý quá trình phát và thu tín hiệu sóng vô tuyến điện như sau:

tin tức Mã hóa Máy phát Môi trường Máy thu Giải mã tin tức
truyền sóng

Máy phát Máy thu

1.1. Khái niệm chung về radar

Radar là viết tắt của cụm từ radio detection and ranging, là một thiết bị dùng
sóng vô tuyến để phát hiện và định vị mục tiêu. Radar có nhiều loại: loại dùng
cho hàng hải, hàng không, radar khí tượng… Ta chỉ xem xét nguyên lý cấu tạo
và hoạt động của loại radar hàng hải.

Radar phát hiện mục tiêu bằng cách phát đi các xung siêu cao tần cực ngắn
vào không gian, thu xung phản xạ trở về từ các mục tiêu và thể hiện các xung
phản xạ đó thành ảnh các mục tiêu trên màn ảnh. Radar hàng hải cho ta hai
thông số của mục tiêu, đó là góc mạn và khoảng cách từ mục tiêu tới tàu ta, kết
hợp với la bàn sẽ cho phương vị mục tiêu. Đối với hàng hải thì radar có vai trò
đặc biệt quan trọng. Nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lớn trong mọi

2
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

điều kiện tầm nhìn xa như mưa, sương mù, tuyết rơi… phục vụ cho thao tác
tránh va. Radar còn dùng để xác định vị trí tàu khi tàu hàng hải ven bờ. Một ưu
điểm nổi bật của radar so với các hệ thống vô tuyến dẫn đường là nó có thể hoạt
động độc lập mà không cần sự phối hợp giữa các trạm.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thiết bị radar trên tàu biển
ngày càng hiện đại, nhiều tính năng, có thể kết hợp với nhiều trang bị hàng hải
khác như la bàn, tốc độ kế, GPS, AIS, VDR…, hình thành các buồng lái tổ hợp
(Intergrated Bridge) có thể cung cấp nhiều thông tin cho người điều khiển tàu
một cách nhanh chóng, chính xác nhằm tiết kiệm thời gian cho việc định vị,
dành thời gian cho việc xử lý thông tin để nhà hàng hải đưa ra những quyết định
chính xác nhằm nâng cao an toàn cho con tàu.

Qui định về trang bị radar trên tàu.

Theo điều 19 chương 5 (chương AN TOÀN HÀNG HẢI- Safety of


navigation) của công ước SOLAS 1974 với các hiệu chỉnh bổ sung mới nhất có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004, điều 19 chương 5 này qui định về việc
trang bị các thiết bị máy móc hàng hải trên tàu (Carriage requirements for
shipborne navigational systems and equipments), việc trang bị radar trên tàu
biển phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các tàu đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2002 phải trang bị đầy đủ
các trang thiết bị qui định trong điều này.

- Các tàu có GT 300 trở lên và các tàu khách mọi cỡ phải trang bị 1 radar
9GHz, hoặc một thiết bị nào khác có thể thể hiện và xác định được khoảng cách
và phương vị tới một thiết bị phát đáp radar và các bè nổi, chướng ngại, phao
tiêu, đường bờ và các dấu hiệu hàng hải khác nhằm phục vụ cho việc hàng hải
và tránh va.

* Một thiết bị đồ giải điện tử, hoặc một trang bị khác, có thể đồ giải bằng
phương pháp điện tử khoảng cách và phương vị tới mục tiêu để xác định nguy
cơ va chạm.

** Thiết bị đo quãng đường và tốc độ tàu, hoặc một thiết bị khác, có thể
xác định tốc độ và quãng đường tàu chạy so với nước biển.

*** Thiết bị truyền chỉ số hướng mũi tàu, hoặc thiết bị khác để truyền chỉ
số hướng mũi tàu vào cho các thiết bị radar và AIS.

- Các tàu có GT 500 trở lên, ngoài việc trang bị như trên, nếu không trang bị
các thiết bị theo mục * và ***, nhưng vẫn phải trang bị thiết bị nêu trong mục
**, còn phải trang bị thêm một thiết bị tự động theo dõi vết của mục tiêu, hoặc
một thiết bị tương đương khác để đồ giải tự động khoảng cách và phương vị của
các mục tiêu nhằm xác định nguy cơ va chạm

3
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Các tàu có GT 3000 trở lên còn phải trang bị thêm 1 radar 3GHz, hoặc nếu
được chính quyền hành chính cho phép, thì thay bằng một radar 9 GHz thứ hai,
hoặc một thiết bị nào khác có thể thể hiện và xác định được khoảng cách và
phương vị tới một thiết bị phát đáp radar và các bè nổi, chướng ngại, phao tiêu,
đường bờ và các dấu hiệu hàng hải khác nhằm phục vụ cho việc hàng hải và
tránh va. Thiết bị này phải hoạt động độc lập với thiết bị thứ nhất ở trên. Và

Thiết bị tự động theo dõi vết của mục tiêu thứ hai, hoặc một thiết bị tương
đương khác để đồ giải tự động khoảng cách và phương vị của các mục tiêu
nhằm xác định nguy cơ va chạm hoạt động độc lập với thiết bị đồ giải ở trên.

- Tàu có GT 10000 trở lên, ngoài việc thỏa mãn các yêu cầu trên, nếu không
trang bị thiết bị đồ giải thứ hai thì phải trang bị:

Một thiết bị tự động đồ giải tránh va radar (ARPA), hoặc một thiết bị tương
đương khác để tự động xác định và đồ giải khoảng cách và phương vị tới ít nhất
20 mục tiêu, được nối với thiết bị chỉ thị khoảng cách và quãng đường so với
nước, nhằm xác định nguy cơ va chạm và thực hiện mô phỏng điều động tránh
va, và:

Một hệ thống điều khiển hướng mũi tàu hoặc vết đi của tàu, hoặc thiết bị
tương đương khác, có thể tự động điều khiển và duy trì cho tàu chuyển động
theo một hướng hoặc vết đi thẳng nhất định.

- Tàu nhỏ hơn 150 GT và nếu có thể được, phải trang bị một bộ phản xạ radar
(radar reflector), hoặc một thiết bị khác để các tàu khác đang hành trình có thể
phát hiện được bằng cả hai loại radar 3 GHz và 9 GHz.

Chú ý: các qui định trên của SOLAS trích từ bản mới nhất với các hiệu chỉnh
bổ sung có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Các qui định về trang bị như
trên có thể sẽ thay đổi khi ra đời các hiệu chỉnh bổ sung tiếp theo.

1.2. Nguyên lý radar xung

1.2.1. Khái niệm xung điện từ

Xung điện từ là đại lượng điện biến U


đổi rất nhanh và có thời gian tồn tại t
Xung nhọn
xung cũng như chu kỳ lặp xung nhất Tx
định. Hình vẽ bên biểu thị các dạng
Xung vuông
xung được sử dụng trong thiết bị điều chế
radar. τx

Gọi τx là chiều dài xung hay thời Xung siêu


gian tồn tại của xung. Tx là chu kỳ lặp cao tần
xung Xung răng
cưa
4
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Trong radar hàng hải thường sử dụng

τx = 0.1 ÷ 1 μ s;

Tần số lặp xung (PRF: Pulse Rate Frequency) Fx = 1/Tx = 400 ∼ 4000
xung/giây.

Trong radar, để điều hòa hoạt động của toàn trạm radar, người ta dùng bộ tạo
xung khởi động (Master Oscillator) để tạo ra các xung khởi động có chu kỳ lặp
xung Tx. Các xung này được đưa qua bộ điều chế để tạo ra các xung điện áp cao
đưa vào kích thích cho bộ tạo dao động siêu cao tần (Magnetron) hoạt động,
magnetron sinh ra các dao động điện từ siêu cao tần công suất lớn để bức xạ vào
không gian. Trong radar thường sử dụng các bước sóng sau:

λ=3.2 cm (f = 9,400 MHz): dải X-Band

λ=10 cm (f = 3,000 MHz): dải S-Band

λ=0.8 cm (f = 28,600 MHz): dải Q-Band

Hầu hết các radar hàng hải đều thường sử dụng hai dải X-band và S-band.

1.2.2. Nguyên lý phát xung của radar theo sơ đồ khối.

Radar phát xung theo sơ đồ khối sau:

Đồng bộ Máy phát Mục tiêu


An ten
Chuyển mạch

Máy chỉ báo Máy thu

- Đồng bộ: sản xuất ra các xung nhọn khởi động với chu kỳ lặp xung thích
hợp để điều hòa hoạt động của toàn trạm radar.

- Máy phát có nhiệm vụ sinh ra các dao động siêu cao tần, có chiều dài xung
và chu kỳ lặp xung nhất định và đảm bảo công suất, đưa qua chuyển mạch, ra
anten phát vào không gian.

- Máy thu có nhiệm vụ thu nhận các xung phản xạ về từ mục tiêu, khuếch đại
và sửa đổi cho phù hợp rồi đưa sang máy chỉ báo.

5
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Máy chỉ báo có nhiệm vụ thể hiện xung phản xạ từ các mục tiêu thành ảnh
trên màn ảnh, thực hiện các phép đo cần thiết.

- Chuyển mạch an ten có nhiệm vụ ngắt máy thu khi phát xung để bảo vệ
máy thu và ngắt máy phát khi ngừng phát để thu xung phản xạ.

- An ten thường sử dụng loại an ten khe, làm 2 nhiệm vụ: bức xạ sóng radar
vào không gian theo một búp phát định hướng và thu sóng phản xạ về từ các
mục tiêu.

1.2.3. Nguyên lý đo khoảng cách.

SHM
mục tiêu 1 mục tiêu 2

2 D1; t1
1 anten
d1
d2
D2; t2

Theo nguyên lý của màn hình ống phóng tia


điện tử (CRT), khi chưa có tín hiệu đưa vào các
bản cực gây lệch (hoặc cuộn gây lệch) chùm tia âm
cực sẽ tập trung về tâm của màn ảnh, tác động vào
lớp huỳnh quang tạo thành một chấm sáng ở tâm
màn ảnh.
1 2
Để tạo ra tia quét trên màn ảnh, người ta đưa
d1 vào bản cực gây lệch một xung răng cưa (sawtooth
d2 pulse), xung răng cưa này phải có dạng tuyến tính,
dưới tác dụng của xung răng cưa này, chấm sáng
sẽ chuyển động từ tâm ra biên màn ảnh với tốc độ
không đổi, khi hết xung răng cưa thì lập tức trở về
tâm. Chấm sáng chuyển động sẽ lưu ảnh lại và cho
ta nhìn thấy một đường thẳng sáng liên tục kéo dài
từ tâm ra biên gọi là tia quét màn ảnh (sweep). Nếu
ta cho cặp bản cực gây lệch hoặc cuộn gây lệch
quay tròn quanh cổ ống phóng tia điện tử thì tia
quét cũng quay tròn với tốc độ quay tương ứng.

Khi radar bắt đầu phát xung vào không gian thì đồng thời xung răng cưa cũng
được đưa vào các bản cực gây lệch, chấm sáng trên màn ảnh bắt đầu chuyển

6
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

động từ tâm ra biên với tốc độ v1 nhất định. Xung siêu cao tần đập vào mục tiêu
1 cách an ten khoảng cách D1, cho xung phản xạ trở về tới an ten sau khoảng
thời gian t1 thì khi đó trên màn ảnh, chấm sáng cũng đã chuyển động được một
quãng đường d1 nào đó. Ta có thể dễ dàng tính được mối tương quan giữa các
yếu tố khoảng cách và thời gian đó như sau:

d1 2.D1
t1 = = trong đó c là vận tốc truyền sóng điện từ trong không gian.
v1 c

d1 .c
Từ đó tính được: D1 =
2.v1

Nếu có mục tiêu 2 ở khoảng cách D2 xa hơn thì khi sóng phản xạ từ mục tiêu
2 về tới an ten sẽ hết thời gian t2 lớn hơn so với t1 và khi đó trên màn ảnh, chấm
sáng đã chuyển động được quãng đường d2 lớn hơn. Tương tự ta cũng sẽ tính
được khoảng cách thực tế D2 theo phương pháp trên.

Như vậy theo nguyên lý trên, chỉ cần xác định được khảng cách d1 và d2 trên
màn ảnh thì sẽ suy ra các khoảng cách D1 và D2 ngoài thực địa.

1.2.4. Nguyên lý đo góc.


αng
Radar phát xung định hướng αđ
theo một búp phát hẹp. Búp phát
này có các thông số đặc trưng là
góc mở ngang và góc mở đứng.

Góc mở ngang: αng = 0.5o –


3o

Góc mở đứng: αđ = 20o – 30o

Tùy thuộc từng loại radar và an ten cụ thể mà góc mở ngang và góc mở đứng
có các trị số khác nhau.

Để đảm bảo nguyên lý 0o SHM


đo góc của radar thì an ten
và tia quét cần phải quay
đồng bộ và đồng pha với θ θ
nhau, nghĩa là cùng vận
tốc góc và cùng góc pha
ban đầu. Khi an ten quay
về phía mũi tàu thì tia quét
cũng chỉ vào vạch 0o trên
vành chia độ cố định
quanh màn ảnh. Búp phát quay đi một góc θ chụp vào mục tiêu thì trên màn ảnh,

7
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

tia quét cũng quay được một góc θ tương ứng. Xung siêu cao tần phát đi với tốc
độ rất nhanh, đập vào mục tiêu, phản xạ về an ten lập tức được thể hiện thành
ảnh trên màn ảnh, trong thời gian đó búp phát quay được một góc rất nhỏ, hầu
như vẫn ở nguyên vị trí chụp vào mục tiêu nói trên (thiết kế sao cho trong quãng
thời gian búp phát quét qua mục tiêu thì sóng phát radar đã truyền tới mục tiêu,
trở về an ten, phát ra xung tiếp theo và lại trở về… cứ như vậy được 8-12 lần đối
với các mục tiêu xa nhất trong thang tầm xa hiện tại). Như vậy góc mạn của ảnh
mục tiêu trên màn ảnh và góc mạn thực tế sẽ bằng nhau và chỉ cần xác định góc
mạn trên màn ảnh là suy ra góc mạn ngoài thực địa của mục tiêu.

Kết hợp với hướng mũi tàu từ la bàn sẽ cho ta phương vị thật của mục tiêu.

1.3. Các thông số khai thác của radar.

Gồm các thông số sau:

- Tầm xa cực đại.

- Tầm cực tiểu.

- Khả năng phân biệt theo khoảng cách.

- Khả năng phân biệt theo góc.

1.3.1. Tầm cực đại của radar (Dmax)

Tầm xa cực đại là khoảng cách lớn nhất mà trong vòng bán kính đó radar có
khả năng phát hiện mục tiêu. Có thể xác định tương đối chính xác tầm xa cực
đại theo công thức sau:

Px .G A .S O .4π .(h1h2 )
2 4
Dmax = 8
Pthu min .λ2

Trong đó:

+) Px: công suất phát xung


+) GA: hệ số định hướng của an ten. G A = .
α ng .α đ

αng và αđ là các giá trị góc mở ngang và góc mở đứng của búp phát an ten.

+) SO: bề mặt hiệu dụng của mục tiêu, nói lên khả năng phản xạ của mục
tiêu tốt hay kém.

+) h1, h2: chiều cao của an ten và của mục tiêu

8
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

+) λ: bước sóng phát

+) Pthumin: độ nhạy máy thu, Pthumin = N.k.q.T.Δf

Pthumin càng nhỏ thì độ nhạy càng cao.

Ngoài ra tầm cực đại cũng


còn phụ thuộc chân trời radar.
Theo hình vẽ bên, có thể xác 4,06 H1
định: H1
4,06 H2
H2
D = 4.06( H 1 + H 2 )

D là khoảng cách tính bằng


km, (với radar bước sóng 3.2
cm)

H là độ cao tính bằng m.

Nếu thay độ cao tính bằng


ft thì công thức là: D = 2.23( H 1 + H 2 )

1.3.2. Tầm cực tiểu của radar (Dmin)

Tầm cực tiểu (Dmin) là khoảng cách nhỏ nhất mà trong vòng bán kính đó
radar không có khả năng phát hiện mục tiêu.

Dmin phụ thuộc chiều dài xung phát τx, độ ỳ của thiết bị qui ra thời gian trễ τy
(thời gian trễ của các bộ chuyển mạch, máy thu), chiều cao của an ten radar h1,
góc mở đứng của búp phát αđ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc chất lượng điều chỉnh
màn ảnh, trạng thái mặt biển…

Búp phát radar có góc mở ngang αng =0.5o – 3o và góc mở đứng: αđ =20o –
30o .Năng lượng phát từ an ten tập trung trong giới hạn trên. Nếu mục tiêu quá
gần tàu, ngoài phạm vi của góc mở
đứng nghĩa là nó đi vào vùng chết
của radar, búp phát không chụp
được và mục tiêu nên radar không
bắt được các mục tiêu này. Khi đó αđ
ta xác định Dmin như sau:
h1
αđ
Dmin = h1 . cot g
2 αđ/2

h1 là chiều cao của anten radar Dmin


so với mặt biển.

9
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Khi mục tiêu quá gần tàu, xung thứ nhất phát chưa hết, chưa hoàn toàn ra
khỏi anten mà xung phản xạ đã quay về tới anten, khi đó các mục tiêu quá gần
tàu như vậy cũng không được thể hiện trên màn ảnh. Như vậy, Dmin còn phụ
thuộc chiều dài xung τx và thời gian trễ của bộ chuyển mạch và máy thu τy. Khi
đó có thể xác định Dmin như sau:

c.τ x c.τ y
Dmin = +
2 2

Ví dụ: nếu τx = 0.5μs; c = 3.108 m/s = 300m/μs

Nếu không tính tới độ trễ thì Dmin = 300 : 4 = 75 (m)

Thực tế để xác định Dmin đối với radar lắp ráp trên tàu thường dùng xuồng và
thước dây, tiến hành như sau: mở radar thang tầm gần nhất, thả xuồng rồi dùng
dây kéo xuồng vào gần tàu, khi ảnh xuồng trên màn ảnh mất đi thì khoảng cách
còn lại chính là bán kính vùng chết.

Lưu ý Dmin đối với một thiết bị radar cụ thể trên tàu có thể khác nhau tùy theo
từng góc mạn cụ thể do ảnh hưởng của các kết cấu hoặc chướng ngại trên tàu,
ảnh hưởng của nghiêng chúi, anten radar lắp lệch về một bên mạn tàu chứ không
trùng với mặt phẳng trục dọc tàu… Các nhà sản xuất cũng thường đưa ra con số
Dmin cho radar mới xuất xưởng nhưng thông số này chưa bao hàm ảnh hưởng
của điều kiện thực tế sau khi lắp ráp radar trên một con tàu cụ thể, ví dụ như độ
cao an ten, vị trí lắp đặt anten, các chướng ngại khác trên tàu…

1.3.3. Khả năng phân biệt theo khoảng cách

Là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai mục tiêu có cùng phương vị tới radar mà ở
khoảng cách đó ảnh của chúng còn tách rời nhau trên màn ảnh.

Giả sử có các mục tiêu


1, 2 và 3 có cùng phương 0o
3
vị đến radar như hình vẽ. 3 1+2
Mục tiêu 1 và 2 quá gần 2
nhau và trên màn ảnh, ảnh 1
của 1 và 2 sẽ chập với nhau
thành 1 ảnh lớn hơn, trong
khi mục tiêu 3 vẫn cho ảnh
độc lập.

Xét chi tiết hơn ở hình


vẽ dưới:

Khả năng phân biệt theo khoảng cách phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài của
xung phát radar (τx). Do xung phát radar chiếm một khoảng không nhất định nên

10
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

nếu hai mục tiêu cách nhau một khoảng cách đủ lớn thì các xung phản xạ từ hai
mục tiêu đó sẽ tách rời nhau (hình A, B) và trên màn ảnh, ảnh của chúng sẽ tách

Mục tiêu Mục tiêu


Xung phản xạ
Xung phản xạ
A C

Xung phát Xung phát


Mục tiêu Xung phản xạ Mục tiêu
Xung phản xạ
B D

Xung phát Xung phát


Hình 4. Độ phân giải theo khoảng cách

rời nhau.

Nếu hai mục tiêu quá gần nhau thì các xung phản xạ từ hai mục tiêu sẽ có
phần trùng lên nhau (hình C). Ảnh hai mục tiêu này trên màn ảnh sẽ chập vào
nhau thành một ảnh lớn hơn.

Như vậy để có thể tách bạch ảnh của hai mục tiêu trên màn ảnh thì khoảng
cách giữa chúng phải đảm bảo : ΔD ≥ c.τx/2.

Ngoài ra khả năng phân biệt theo khoảng cách còn phụ thuộc vào khả năng
đều chỉnh ảnh trên màn ảnh radar. Nếu điều chỉnh để cho ảnh mục tiêu lớn quá
(tăng độ sáng màn ảnh hoặc tăng khuếch đại máy thu quá mức) sẽ làm ảnh các
mục tiêu gần nhau có thể trùng lên nhau. Tổng hợp các yếu tố trên ta có:

c.τ x d .DO
ΔD ≥ + ,
2 D 0.5

Trong đó d là dường kính chấm sáng trên màn ảnh

D’: đường kính ống phóng tia điện tử (màn ảnh)

DO: thang tầm xa dang sử dụng.

Để tăng khả năng phân biệt theo khoảng cách, có thể giảm chiều dài xung
phát τx (hình D). Khi đó hai xung phản xạ từ hai mục tiêu cũng sẽ ngắn lại và
tách rời nhau. Nhưng giảm chiều dài xung thì năng lượng đập vào mục tiêu cũng
giảm làm giảm Dmax. Các radar thường có chế độ chọn chiều dài xung cho từng
thang tầm xa. Khi đó ta chọn chiều dài xung ngắn hơn để tăng khả năng phân

11
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

biệt theo khoảng cách. Giảm thang tầm xa cũng là một biện pháp có thể giảm
bớt chiều dài xung.

Ngoài ra cần điều chỉnh tốt màn chỉ báo radar, nếu cần có thể giảm bớt GAIN
để tạm thời thu nhỏ đường kính chấm sáng biểu thị mục tiêu, hoặc có thể sử
dụng các núm khử nhiễu thích hợp.

1.3.4. Khả năng phân biệt theo góc

Là góc kẹp ngang nhỏ nhất giữa hai mục tiêu có cùng khoảng cách tới an ten
mà ảnh của hai mục tiêu đó vẫn còn tách rời nhau trên màn ảnh radar.

Khả năng phân biệt theo góc về định lượng chính là giá trị góc mở ngang của
búp phát radar. Nếu hai mục tiêu cùng khoảng cách nếu quá gần nhau thì chúng
sẽ nằm trong cùng 1 búp phát radar và xung phản xạ từ hai mục tiêu này sẽ có
phần trùng nhau nên ảnh của chúng sẽ chập với nhau trên màn ảnh. Ngoài ra
việc điều chỉnh màn chỉ báo radar tốt hay không có thể làm tăng kích thước của
chấm sáng mục tiêu, ảnh hưởng đến khả năng phân biệt theo góc của radar.

Giả sử có 3 mục tiêu 1, 2 và 1 2


3 có cùng khoảng cách đến 0o 1+2
3
radar. Mục tiêu 1 và 2 rất gần
αng
nhau có góc kẹp ngang nhỏ hơn
góc mở ngang của búp phát 3
radar, mục tiêu 3 tách ra xa
hơn. Trên màn ảnh ta sẽ nhìn
thấy ảnh của 1 và 2 chập lại với
nhau thành 1 ảnh lớn, còn ảnh
của mục tiêu 3 tách riêng ra
không bị lẫn vào ảnh của mục
tiêu 1 và 2.

Để tăng khả năng phân biệt theo góc, cần giảm nhỏ góc mở ngang của búp
phát αng.

λ
Có α ng = 70. Trong đó λ là bước sóng phát; l là chiều dài của anten.
l

Muốn giảm αng, có thể giảm bước sóng phát λ hoặc tăng chiều dài anten l,
hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Radar trên tàu thường sử dụng hai loại bước
sóng 3.2 cm và 10 cm. Mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong đó
radar 3.2 cm sẽ có khả năng phân biệt theo góc tốt hơn so với radar 10 cm.

Khi thiết kế radar, các nhà sản xuất thường cho một số lựa chọn về kích
thước anten đối với từng loại radar. Ví dụ một số chiều dài thông dụng của anten
là 4ft, 6 ft, 7ft, 9ft.

12
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Xét về ảnh hưởng của màn chỉ báo radar đối với khả năng phân biệt theo góc,
ta có thể tính khả năng phân biệt theo góc như sau:

d
α O = α ng + 57.3
D

Trong đó: d là đường kính chấm sáng thể hiện mục tiêu trên màn hình. D là
khoảng cách tính từ tâm màn ảnh đến mục tiêu.

Loại trừ các yếu tố về thiết kế radar thì người sử dụng trên tàu cần phải điều
chỉnh tốt màn chỉ báo radar, giảm bớt GAIN hoặc điều chỉnh các núm khử nhiễu
cho thích hợp.

1.4. Các thông số kỹ thuật của radar.

Gồm các thông số sau:

- Bước sóng phát λ

- Chiều dài xung τx

- Hệ số định hướng của anten GA.

- Tốc độ quay của anten.

- Công suất phát xung Px

- Tần số lặp xung và chu kỳ lặp xung Fx, Tx

- Độ nhạy máy thu Pthumin

1.4.1. Bước sóng phát (λ)

- Việc lựa chọn bước sóng phát λ trên cơ sở đảm bảo tốt khả năng phân biệt
theo khoảng cách và theo góc, búp phát radar hẹp tuy an ten có kích thước nhỏ,
đảm bảo tầm hoạt động lớn, phát hiện được cả các mục tiêu lớn và nhỏ, giảm bớt
ảnh hưởng của điều kiện khí tượng thủy văn…

- Radar hàng hải thưởng sử dụng 3 loại bước sóng phát: 0.8 cm, 3. cm, 10 cm

λ=3.2 cm (f=9,400 MHz): dải X-Band

λ=10 cm (f=3,000 MHz): dải S-Band

λ=0.8 cm (f=28,600 MHz): dải Q-Band

Hầu hết các radar hàng hải đều thường sử dụng hai dải X-band và S-band.

13
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Với radar bước sóng 3.2 cm thông thường cho phép chiều dài xung giảm nhỏ
hơn so với radar bước sóng 10 cm, do đó tăng được khả năng phân giải theo
khoảng cách. Ngoài ra về chế tạo cũng cho phép góc mở ngang của búp phát
anten hẹp hơn nên khả năng phân giải theo góc cũng tốt hơn. Kích thước an ten
gọn nhẹ hơn.

Ngược lại, radar bước sóng 10 cm có tầm xa tác dụng lớn hơn do năng lượng
ít bị tổn hao hơn trong quá trình lan truyền qua môi trường. Ngoài ra khả năng
chống nhiễu, đặc biệt là nhiễu mưa tuyết của radar bước sóng 10 cm cũng tốt
hơn so với radar 3.2 cm.

1.4.2. Chiều dài xung phát (τx)

Xung phát radar có chiều dài từ 0.1-1 μs. Chiều dài xung τx thay đổi theo
từng loại radar và từng thang tầm xa cụ thể. Chiều dài xung phải đủ lớn để chứa
một số lượng dao động siêu cao tần nhất định, đảm bảo công suất xung phát.
Mỗi loại radar thường sử dụng xung với các chiều dài xung khác nhau. Sau đây
là một ví dụ về các chiều dài xung sử dụng trong radar JMA-627.
τx/Tx: 0.08 µs/3000 Hz (ở các thang 0.25, 0.5, 0.75, 1.5 NM)
0.2 µs/2000 Hz (ở thang 3 NM)
0.7 µs/1000 Hz (ở các thang 6, 12 NM)
1 µs/750 Hz (ở các thang 24, 48 NM)
1 µs/500 Hz (ở thang 120 NM)

Ngay trong một thang tầm xa, nhiều radar thiết kế có thể thay đổi được chiều
dài xung ở hai mức độ xung ngắn và xung dài. Sử dụng xung ngắn để tăng khả
năng phân giải theo khoảng cách, sử dụng xung dài để tăng công suất phát, tăng
khả năng phát hiện mục tiêu.

1.4.3. Tần số lặp xung và chu kỳ lặp xung (Fx và Tx)

Lựa chọn chu kỳ lặp xung phụ thuộc vào: tầm hoạt động, số lượng xung cần
thiết đập vào mục tiêu sau mỗi vòng quay của anten, tốc độ quay của anten,
chiều rộng búp phát αng…

Chu kỳ lặp xung Tx phải đảm bảo sao cho tín hiệu từ mục tiêu xa nhất trong
tầm hoạt động phản xạ về tới anten rồi mới phát đi xung tiếp theo, nghĩa là:

2.Dmax c
TX ≥ hay Fx ≤
c 2.Dmax

Để mục tiêu hiện rõ ràng trên màn ảnh và lưu lại cho ta quan sát trên màn ảnh
thì sau mỗi vòng quay của anten, mỗi mục tiêu cần nhận được 8-12 xung. Gọi n
là tốc độ quay của anten (vòng/phút), Nmin là số xung cần thiết đập vào mục tiêu
sau mỗi vòng quay của anten, ta có:

14
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

6n
Fx ≥ N min .
α ng

6.n c
Tổng hợp lại, có: N min . ≤ Fx ≤
α ng 2.Dmax

Trong thực tế, Fx khoảng từ 400-3200 xung/s

1.4.4. Công suất phát xung (Px)

Là công suất trong thời gian tác động của xung τx. Px phụ thuộc điện áp a nốt,
Magnetron, chiều dài xung. Px càng lớn thì tầm xa tác dụng của radar càng lớn.

Các radar hiện nay công suất phát xung khoảng 10-100 KW.

Công suất trung bình Ptb là công suất máy


phát trong cả chu kỳ Tx. U
τx τx
Ptb .Tx
Với các xung có dạng vuông, có Tx =
τx Px
Ptb
t
Với các xung không phải là dạng xung Tx
Tx

∫ P .dt
tb

vuông, có Px = 0

τx

Ta thấy, công suất trung bình của radar là tương đối thấp, khoảng 100W, tuy
nhiên công suất phát xung lại rất lớn, tới vài chục KW. Để có được như vậy là
do bộ tích năng trong máy phát, tích lũy năng lượng trong một khoảng thời gian
dài Tx , sau đó phóng năng lượng ra trong một thời gian rất ngắn τx.

1.4.5. Độ nhạy máy thu (Pthumin)

Máy thu có độ nhạy càng cao thì khả năng phát hiện mục tiêu càng tốt, tầm
xa tác dụng tăng. Nó được xác định bằng công suất tín hiệu phản xạ nhỏ nhất ở
lối vào máy thu, sau khi khuếch đại lên vẫn đủ để tạo nên điểm sáng có thể quan
sát được trên màn ảnh trong trường hợp ở lối ra máy thu công suất tín hiệu phản
xạ từ mục tiêu lớn hơn công suất ồn.

Pthu min = N .q.k .T .Δf

Trong đó: N: hệ số ồn của máy thu. N nói lên mức tín hiệu ở lối vào
máy thu thực tại lớn hơn bao nhiêu lần so với máy thu lý
tưởng. Hệ số N khoảng vài chục

15
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

q: hệ số phân biệt, được tính bằng tỉ số giữa công suất tín


hiệu và công suất ồn ở lối ra máy thu

k: hằng số Bôzman k=1,38.10-23 jun/grad

T: nhiệt độ tuyệt đối của thiết bị thu (oK)

Δf: dải thông của máy thu

Các nhà sản xuất radar đều tìm cách nâng cao độ nhạy máy thu bằng cách chế
tạo các linh kiện có độ ồn nhỏ, hệ số phân biệt nhỏ và thu hẹp dải thông Δf. Tuy
nhiên không được giảm Δf quá sẽ làm giảm biên độ tín hiệu, méo hình dạng
xung phản xạ. Δf thường chỉ phụ thuộc chiều dài xung τx. Với máy thu radar
1.2 ÷ 1.37 1
thường có Δf = . Trong tính toán chọn Δf =
τx τx

1.4.6. Hệ số định hướng của an ten (GA)


Thông số này biểu thị khả năng bức xạ có hướng của anten tốt hay xấu. Hệ
số định hướng càng lớn nói lên khả năng của radar tập trung năng lượng vào
hướng phát chính, độ chính xác định hướng cao, tăng tầm xa tác dụng, giảm
nhiễu xạ từ các phía lọt vào anten.
GA được tính là tỉ lệ giữa cường độ bức xạ cực đại Amax và cường độ bức xạ
trung bình Atb.
Amax
GA =
Atb
P P
Amax = ; Atb =
α ng .α đ 4π
4.π 70.λ 70.λ
GA = trong đó α đ = ; α ng =
α ng .α đ d l
P: công suất phát của búp chính; l và d là chiều dài và chiều rộng của anten.
An ten càng dài và rộng thì GA càng lớn.
Xung phát radar phải được tập trung thành dạng một búp phát để phát vào
không gian. Hình vẽ (1) dưới biểu thị búp phát radar, bao gồm cả một số búp
phát phụ nhỏ luôn tồn
tại trong thực tế chế tạo
an ten.
Tuy anten đã tập
trung năng lượng trong
một búp phát khá hẹp,
hầu hết năng lượng phát
tập trung theo chiều trục
dọc của búp phát đó, Hình 1. Búp phát radar trong không gian tự do
nhưng không có ranh
giới rõ ràng của vùng

16
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

biên búp phát. Năng lượng phát suy giảm đột ngột khi cách xa trục búp phát, nên
áp dụng một mức năng lượng giới hạn nhất định để xác định kích thước của búp
phát.
Chiều mở đứng và mở ngang của búp phát có liên hệ với giới hạn công suất
lựa chọn. Thông thường nhất là chọn búp phát tương ứng với góc mở mà công
suất giảm xuống còn một nửa. Một nửa công suất tương ứng với việc công suất
cực đại suy giảm 3 decibels.
Từ định nghĩa decibel cho thấy một nửa công suất tương ứng với mức suy
giảm 3 db so với công suất cực đại. Một decibel là logarit của tỉ lệ công suất
cuối cùng trên một mức công suất nào đó
⎡P ⎤
dB = 10 log ⎢ 1 ⎥
⎣ P0 ⎦
Trong đó P1 là công suất cuối cùng, P0 là mức công suất so sánh. Khi tính
giá tri dB cho mức công suất suy giảm 50% thì công thức sẽ tính như sau:
dB= 10.log(.5)
dB= -3dB
Biểu đồ bức xạ (2) ở Vị trí giới hạn 50% công suất(-3 dB)
dưới miêu tả giá trị công
suất tương đối trên cùng 1
mặt phẳng và cùng khoảng Góc mở búp phát Trục búp phát
cách tới an ten. Công suất
cực đại xuất hiện trên
hướng trục của búp phát.
Xa dần trục thì công suất Vị trí giới hạn 50% công suất(-3 dB)
giảm rất nhanh. Chiều rộng Hình 2. Sơ đồ búp phát
búp phát được tính là góc
giữa các vị trí khi công
suất còn lại 50%.
Chiều rộng búp phát phụ thuộc tần số, thiết kế của an ten và kích thước của
an ten. Với mỗi cỡ nhất định của an ten (an ten khe), nếu sử dụng bước sóng
ngắn hơn thì búp phát sẽ hẹp hơn. Với một bước sóng nhất định thì an ten có
chiều rộng lớn hơn sẽ cho búp phát hẹp hơn.

1.4.7. Tốc độ quay của an ten (n)

Theo yêu cầu của IMO, tốc độ quay của anten không được nhỏ hơn 12
vòng/phút (rpm), tia quét trên màn ảnh và an ten phải quay cùng chiều kim đồng
hồ. Tuy nhiên không có hạn chế về tốc độ tối đa của anten. Tốc độ quay của
anten radar tàu biển ngày nay nằm trong khoảng 20-33 vòng/phút. Tốc độ này,
kết hợp với chu kỳ lặp xung và thang tầm xa cụ thể, như ở trên đã trình bày, cần
đảm bảo cho các mục tiêu trong tầm hoạt động của radar cần phải nhận được 8-
12 xung phát radar sau mỗi vòng quay của anten. Việc chọn vòng quay của
anten không thấp quá cũng giúp cho việc ảnh của mục tiêu trên màn ảnh được
cập nhật và duy trì cường độ sau mỗi khoảng thời gian không quá lâu (ví dụ: nếu
tốc độ anten là 24 rpm thì cứ sau mỗi 2.5 giây ảnh trên màn ảnh lại được cập

17
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

nhật và hồi phục trở lại sau khi đã bị suy giảm đi do mờ dần). Việc tăng rpm sẽ
giúp cho giảm bớt được độ lưu ảnh của màn ảnh.

Ví dụ: radar có tần số lặp xung PRF=1000; góc mở ngang búp phát 2o. Yêu
cầu sau mỗi vòng quay của anten phải có 10 xung đập vào mục tiêu. Tính tốc độ
quay cần thiết của anten.

α ng 2 2
Có: số xung 10 = PRF . ; Từ đó tính được n = PRF . = 1000. = 33.3rpm
6.n 6.10 60

Như vậy vòng quay của anten tối đa là 33.3 vòng/phút.

1.5. Mục tiêu radar

1.5.1. Khái niệm mục tiêu radar và phân loại mục tiêu

Mục tiêu radar là tất cả các vật thể có tính chất truyền sóng khác với môi
trường. Bất kỳ vật thể nào có độ từ thNm μ và hằng số điện môi ε khác với môi
trường truyền sóng sẽ phản xạ sóng radar ở các mức độ khác nhau và cho ảnh
trên màn ảnh nếu cường độ sóng dội từ các mục tiêu đó đủ lớn. Trong hàng hải
thì mục tiêu radar có thể là tàu thuyền, phao tiêu và các vật thể nổi khác, bờ
biển, đảo, cây cối, mặt biển, mây mưa, tuyết rơi…

Có thể phân loại mục tiêu theo nhiều cách, thường gặp nhất là cách phân loại
theo kích thước (hoặc theo khả năng phân giải).

- Phân loại theo khả năng phân giải:

+) Mục tiêu đơn độc: là các mục tiêu nhỏ đứng riêng biệt, các mục tiêu
này có kích thước nhỏ hơn kích thước của góc mở ngang búp phát radar. Ứng
với mỗi chấm sáng trên màn ảnh là một mục tiêu ngoài thực địa. Các mục tiêu
này cách nhau một khoảng cách lớn hơn khả năng phân giải theo khoảng cách
và góc kẹp giữa chúng cũng lớn hơn khả năng phân giải theo góc của radar.

Ảnh của loại mục tiêu này trên màn ảnh phụ thuộc khả năng phản xạ của mục
tiêu đó. N ếu mục tiêu có khả năng phản xạ kém, ví dụ các tàu cá, phao tiêu,
thuyền nhỏ… thì ảnh của nó trên màn ảnh là một chấm sáng nhỏ. N ếu là các tàu
lớn có khả năng phản xạ rất tốt thì ảnh trên màn ảnh thường bị kéo giãn ra đến
khi chúng có góc mở bằng với góc mở ngang của búp phát và chiều dày tính từ
tâm quét radar tương ứng với chiều dài xung phát.

+) Mục tiêu nhóm: là một nhóm các mục tiêu đơn độc, nhưng do trong
thực tế chúng quá gần nhau nên ảnh của chúng trên màn ảnh radar không tách
rời với nhau mà bị gộp với nhau thành một đám sáng lớn.

18
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

+) Mục tiêu khối (hay mục tiêu phân giải) là các mục tiêu có kích thước
về góc lớn hơn góc mở ngang búp sóng radar. Chúng là tập hợp của rất nhiều
phNn tử có khả năng phản xạ sóng radar và ảnh của chúng lẫn với nhau trên màn
ảnh thành một đám sáng lớn.

Loại mục tiêu này chia thành hai loại: mục tiêu phân giải theo bề mặt và mục
tiêu phân giải theo thể tích.

Ví dụ điển hình về mục tiêu phân giải theo bề mặt là mặt biển. Mặt biển nổi
sóng ở khoảng cách gần sẽ phản xạ một phần sóng radar và tạo thành ảnh trên
màn ảnh, còn gọi là nhiễu biển. Càng xa anten thì sóng phản xạ từ mặt biển càng
yếu.

Các mục tiêu phân giải theo thể tích là các đám mây, mưa, tuyết rơi, các khối
sương mù dày, các đám bão cát… Ảnh của chúng trên màn ảnh là một đám sáng
lớn, cường độ có thể yếu hoặc rất mạnh tùy theo mức độ dày đặc của mây mưa.
Các ảnh này có tốc độ chuyển động không cố định, tuy nhiên việc nhận biết
được chuyển động của các ảnh này trên màn ảnh trong nhiều trường hợp là
tương đối khó khăn do ảnh hưởng của chuyển động bản thân tàu ta, nhất là nếu
chỉ theo dõi ảnh trong một thời gian ngắn và với thang tầm xa nhỏ, không bao
quát hết khối mây hoặc đám mưa này. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận biết loại
ảnh này do vùng biên của ảnh trên màn ảnh thường không được sắc nét và liên
tục như ảnh của các dải bờ biển, các đảo lớn, ảnh đất liền…

1.5.2. Sự phản xạ sóng radar từ mục tiêu

Một số hình thức phản xạ sóng radar thường gặp trong thực tế, gồm:

- Phản xạ gương: sự phản xạ này xảy ra trên các


bề mặt phẳng và nhẵn. Việc phản xạ tuân theo
nguyên lý góc phản xạ bằng góc tới trong quang
học. Sóng phản xạ rất mạnh nhưng chưa chắc đã
quay về an ten radar, do đó việc phát hiện các mục
tiêu này nói chung không tốt.

Trong thực tế hàng hải, sự phản xạ này có thể xảy ra đối với các kết cấu
phẳng như đập chắn sóng, bức tường dài chạy ven bờ sông, mạn khô của một
con tàu rất lớn chạy gần tàu ta…

Các đập chắn sóng như trên nếu không có hướng tương đối vuông góc với
hướng sóng tới của radar thì thường rất khó phát hiện ngay cả khi khoảng cách
đã khá gần. N ếu phát hiện được thì thông thường là do sóng radar phản xạ từ các
kết cấu hạ tầng của đập như lớp kè đá giảm sóng đổ dưới chân đập hoặc các kết
cấu khác phía trên đập như cột đèn đầu đập, các công trình khác như nhà, thiết
bị trên đập…

19
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Mạn khô các tàu lớn chạy gần tàu ta cũng tạo ra phản xạ gương. Tuy nhiên
trên radar vẫn có thể bắt ảnh tàu kia rất rõ do phản xạ từ các cơ cấu khác trên tàu
mục tiêu như thượng tầng, các kết cấu hầm hàng...

- Phản xạ phân kỳ: loại phản xạ này xảy ra trên


các bề mặt gồ ghề có kích thước lớn hơn nhiều so
với bước sóng radar. Sóng radar phản xạ từ mục
tiêu bị phân kỳ ra nhiều hướng khác nhau, trong đó
sẽ có một hướng trở về an ten và tạo ra ảnh trên
màn ảnh. Tuy loại phản xạ này cho sóng phản xạ
cường độ yếu hơn so với phản xạ gương nhưng do luôn có sóng trở về an ten
nên ảnh các mục tiêu sẽ ổn định và lâu bền hơn so với phản xạ gương.

Đây cũng là loại phản xạ xảy ra chủ yếu trong thực tế. Các mục tiêu cho phản
xạ phân kỳ gồm các mục tiêu tự nhiên (đảo, rừng cây, đồi núi…) và hầu hết các
mục tiêu nhân tạo. Các mục tiêu này tương đối dễ phát hiện bằng radar.

- Phản xạ cộng hưởng: loại phản xạ này xảy ra trên các bề mặt gồ ghề có kích
thước gần bằng hoặc bằng bước sóng radar. Loại phản xạ này cho sóng phản xạ
rất mạnh nhưng trong thực tế ít gặp và không bền, dễ mất đi khi hướng sóng tới
thay đổi.

Một ứng dụng thường gặp nhất của loại


phản xạ này là để chế tạo các cơ cấu kiểm
tra chức năng của radar (Performance
Monitor). Trên khối quét an ten sẽ bố trí
một cơ cấu thu một phần năng lượng sóng
phát của radar, căn cứ vào cường độ của
sóng phát này và chuyển hóa thành các chỉ
báo trên màn ảnh (xem ví dụ ảnh bên) để
xác định xem thiết bị radar có đảm bảo các
thông số cần thiết hay không.

Các loại radar cũ có bố trí thiết bị hộp phản xạ sóng radar trên khối quét
anten, cho sóng phản xạ về máy thu cùng với mục đích kiểm tra công suất phát
của radar. Hộp phản xạ sóng có dạng hộp rỗng, kích thước tỉ lệ chính xác với
chiều dài bước sóng và cho sóng phản xạ cộng hưởng có cường độ rất mạnh.
Tuy hộp phản xạ này đặt trong tầm cực tiểu radar, nhưng các dao động cộng
hưởng do nó sinh ra khi radar phát xung, ban đầu có công suất quá lớn so với
mức tín hiệu vào của máy thu, nhưng sau khi xung phát kết thúc, các dao động
này sẽ suy giảm dần và vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài, đủ để quay trở
lại máy thu và thể hiện thành ảnh như một mục tiêu bình thường. Thông qua chỉ
báo này có thể biết được tình trạng của máy phát radar.

20
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Khúc xạ vồng: N ếu các chướng ngại có kích thước quá nhỏ, nhỏ hơn bước
sóng radar thì sóng radar sẽ uốn khúc đi qua các chướng ngại đó và không cho
sóng phản xạ. Radar không phát hiện được các mục tiêu này.

1.5.3. Bề mặt phản xạ hiệu dụng của mục tiêu. Các phương pháp làm
tăng khả năng phát hiện mục tiêu của radar.

Bề mặt phản xạ hiệu dụng của mục tiêu (So) là một diện tích tương đuơng,
nếu đặt ở mục tiêu nó sẽ phản xạ một công suất đúng bằng công suất phản xạ
thật từ mục tiêu đó. So nói lên khả năng phản xạ sóng radar của mục tiêu tốt hay
xấu. N ó phụ thuộc vào mục tiêu lớn hay nhỏ, xa hay gần, vật liệu và bề mặt mục
tiêu, hướng của sóng tới…

Yếu tố quyết định để mục tiêu có thể phát hiện được bằng radar hay không là
khả năng cho sóng phản xạ trở về trùng với hướng sóng tới tốt hay không tốt.
Một mục tiêu có thể có đặc tính phản xạ rất tốt, sóng phản xạ rất mạnh nhưng lại
đi theo hướng khác chứ không quay về an ten radar thì radar cũng không thể
phát hiện được mục tiêu này.

Trên các hải đồ đi biển, các mục tiêu tự nhiên dễ phát hiện bằng radar và
thuận tiện cho việc xác định vị trí tàu được đánh dấu Δ và thường ghi chú là
Raconspic (Radar conspicuous object: mục tiêu dễ nhận dạng bằng radar)

Để tăng cường khả năng phát hiện bằng radar đối với các mục tiêu nhỏ quan
trọng như phao luồng, các phao đánh dấu bãi cạn, vị trí tàu đắm… thì có thể gắn
vào các phao đó các cơ cấu tăng cường khả năng phản xạ sóng radar. Một trong
những cơ cấu đơn giản nhất là các bộ phản xạ góc có dạng ba tấm kim loại
phẳng ghép vuông góc với nhau như hình vẽ dưới. Với cơ cấu này, sóng tới từ
bất kỳ hướng nào cũng sẽ cho sóng phản xạ ngược với hướng sóng tới với
cường độ sóng phản xạ mạnh.

Hình 7. N guyên lý bộ phản xạ góc

21
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Bộ phản xạ góc trên chưa bao quát được 360o. Muốn có bộ phản xạ có tác
dụng trên tất cả các hướng thì có thể ghép 4 bộ như trên hoặc nhiều hơn với
nhau.

Trong thực tế cũng có một số bộ phản xạ radar có dạng khác nhưng bộ phản
xạ góc như trên vẫn được sử dụng rộng rãi nhất do đơn giản, gọn nhẹ và hiệu
quả cao.

N goài ra còn phương pháp sử dụng các tiêu radar nhân tạo để tăng cường khả
năng phát hiện mục tiêu (xem phần 1.7).

1.6. Các loại ảnh ảo trên màn ảnh radar

1.6.1. Ảnh ảo do phản xạ nhiều lần

Khi tàu chạy gần các vật thể Ảnh thật


có khả năng phản xạ sóng radar Ảnh ảo
tốt, ví dụ như chạy song song và
gần chính ngang với một tàu lớn
khác thì sóng phát từ radar tàu ta
có thể phản xạ qua lại vài lần Tàu chủ
giữa hai thân tàu và tạo nên các Tàu mục tiêu
ảnh ảo (hình vẽ bên). Sóng phát Trên màn ảnh
từ an ten đập vào tàu kia và phản
xạ về cho ảnh thật, tiếp theo một phần sóng phản xạ về lại phản xạ tiếp từ thân
tàu ta, truyền qua phía tàu kia và phản xạ trở lại an ten lần thứ hai cho ta một
ảnh ảo có cùng phương vị và cách ảnh thật thứ nhất một khoảng đúng bằng
khoảng cách từ tàu ta đến ảnh thật. Sóng tiếp tục phản xạ lần thứ hai, thứ ba…
cho ta các xung phản xạ tiếp theo và có thể tạo nên các ảnh ảo thứ hai, thứ ba…

Các ảnh ảo đều nằm trên cùng một hướng với ảnh thật và giãn cách bằng
nhau, bằng khoảng cách giữa tàu ta và ảnh thật. Các ảnh ảo càng xa thì cường độ
càng yếu dần. Dựa vào đặc tính trên để phân biệt các ảnh ảo và ảnh thật do phản
xạ nhiều lần. N goài ra nếu thực hiện đồ giải để xác định tốc độ các ảnh ảo thì sẽ
thấy chúng có các chuyển động bất thường do tốc độ sẽ tương ứng lớn gấp 2, 3,
4… lần tốc độ của ảnh thật (tàu mục tiêu).

Để khử bớt loại ảnh ảo này có thể giảm bớt khuếch đại máy thu GAIN hoặc
điều chỉnh khử nhiễu thích hợp. Tuy nhiên do ảnh này rất dễ nhận biết nên với
người sử dụng radar có kinh nghiệm thì có thể không cần khử bớt loại ảnh ảo
này mà cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc quan sát màn ảnh radar.

1.6.2. Ảnh ảo do búp phát phụ

Trong chế tạo không thể loại trừ hoàn toàn các búp phát phụ của an ten. N ếu
có các mục tiêu gần tàu có khả năng phản xạ sóng radar tốt thì búp phát phụ

22
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

cũng có thể tạo ra các xung phản xạ


Ảnh ảo
có công suất đủ lớn và tạo ra các ảnh
ảo của các mục tiêu gần tàu nói trên.
Các ảnh ảo do búp phụ có khoảng
cách tới tâm màn ảnh bằng với ảnh
Ảnh thật
thật và đối xứng nhau qua ảnh thật
(hình vẽ). Trường hợp ảnh ảo quá
mạnh có thể tạo thành một vòng tròn rất đậm nét quanh tâm màn ảnh.

Để khử bớt loại ảnh ảo này làm tương tự như đối với loại trên. Và cũng do
ảnh ảo búp phụ rất dễ nhận biết và không ảnh hưởng nhiều đến việc quan sát
radar nên thực tế có thể không cần phải khử bớt do việc giảm GAIN hoặc tăng
mức khử nhiễu có thể làm suy giảm ảnh của các mục tiêu nhỏ khác trên màn
ảnh.

Cả hai loại ảnh ảo trên thường xảy ra đồng thời đối với một mục tiêu gần tàu
và có khả năng phản xạ sóng radar tốt. Với một tàu hàng lớn ở khoảng cách 2
hải lý nói chung sẽ xuất hiện các ảnh ảo này. Một tàu hàng rất lớn có thể cho
ảnh ảo ở khoảng cách xa hơn, có thể tới 4-5 hải lý. Các phao luồng và phao đánh
dấu có gắn bộ phản xạ góc cũng có thể cho ảnh ảo ở khoảng cách 1 hải lý hoặc
nhỏ hơn.

1.6.3. Ảnh ảo do phản xạ thứ cấp

Tàu mục tiêu

ảnh thật Tàu mục tiêu

ảnh thật ảnh ảo

anten

ống khói
ảnh ảo
Tàu ta

anten Đập chắn sóng

Xét hai trường hợp ảnh ảo do phản xạ thứ cấp thường xảy ra do phản xạ thứ
cấp từ các kết cấu trên tàu ta và kết cấu trên bờ như ở hình vẽ trên.

Trường hợp thứ nhất: Trên tàu ta có một kết cấu có khả năng phản xạ sóng
radar tương đối tốt là ống khói, ống khói này nhô cao gần với độ cao của anten,
gây ra sự cản trở nhất định đến việc phát sóng của anten radar. Tàu mục tiêu
chạy khá gần tàu ta và có kích thước khá lớn, khả năng phản xạ sóng radar

23
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

tương đối tốt. Khi anten radar hướng về phía tàu mục tiêu, tia sóng phát đập vào
mục tiêu, phản xạ trở về cho ta ảnh thật trên màn ảnh có khoảng cách và phương
vị tới tàu ta tương ứng với mục tiêu ngoài thực địa. Sau đó, anten quay về phía
ống khói của tàu ta, tia sóng radar đập vào ống khói, phản xạ trở ra hướng về
phía tàu mục tiêu, phản xạ trở về theo đúng đường đi ban đầu về tới anten cho ta
ảnh ảo. Ảnh ảo này có phương vị nằm trên hướng về phía ống khói trên tàu ta,
khoảng cách gần bằng khoảng cách từ tàu ta tới ảnh thật.

Trường hợp thứ hai, tàu ta chạy gần một kết cấu trên bờ có dạng tương đối
thẳng và khả năng phản xạ sóng tốt, ví dụ: đập chắn sóng, cầu ngang lớn bắc qua
sông, mạn phẳng của một tàu rất lớn chạy gần… Tàu mục tiêu cũng có các tính
chất như trường hợp trên. Khi anten radar hướng về phía tàu mục tiêu, tia sóng
phát đập vào mục tiêu, phản xạ trở về cho ta ảnh thật trên màn ảnh có khoảng
cách và phương vị tới tàu ta tương ứng với mục tiêu ngoài thực địa. Sau đó,
anten quay về phía đập chắn sóng, với một góc tới thích hợp thì tia sóng radar
đập vào đập chắn sóng, phản xạ trở ra và tới được tàu mục tiêu, phản xạ trở về
theo đúng đường đi cũ nghĩa là quay về đập chắn sóng, phản xạ quay lại tới
anten cho ta ảnh ảo. Ảnh ảo này có phương vị khác hẳn so với phương vị ảnh
thật. Bằng các phép tính hình học, ta có thể dễ dàng nhận thấy ảnh ảo này sẽ đối
xứng với ảnh thật qua bề mặt phản xạ của đập chắn sóng nói trên.

Các ảnh ảo do phản xạ thứ cấp thường xuất hiện ở phía có các chướng ngại
hoặc trong các vùng râm trên màn ảnh (xem phần 1.9.). N goài ra, ảnh ảo loại
này nếu nằm trong vùng râm thì thường không sắc nét như ảnh thật mà hay bị
nhòe, đồng thời chúng có chuyển động nói chung là không theo qui luật nếu đặt
vào từng tình huống hành hải cụ thể. Ảnh ảo do phản xạ thứ cấp cũng nhanh
chóng mất đi khi tương quan vị trí và góc giữa tàu ta, các mục tiêu và các vật thể
tạo nên phản xạ thứ cấp thay đổi đi. N gười sử dụng radar cần nắm vững đặc tính
của từng radar trên tàu mình, ghi nhớ những góc thường xảy ra ảnh ảo loại này,
phân tích từng tình huống và đối chiếu với thực tế để xác định chính xác ảnh ảo
trên màn ảnh.

1.6.4. Hiện tượng giao thoa của sóng radar

N ếu gần tàu ta có một radar khác có tần số lặp xung gần


bằng tần số lặp xung radar tàu ta đang hoạt động thì có thể
gây nhiễu loạn trên màn ảnh radar tàu ta. Tùy thuộc sự sai
lệch giữa hai tần số lặp xung lớn hay nhỏ mà các nhiễu
loạn này có thể có các dạng khác nhau như dạng các chấm
và vạch nhỏ theo đường thẳng từ tâm ra biên màn ảnh,
hoặc các rẻ quạt cong, thậm chí có thể có dạng các vòng
tròn đồng tâm, gọi là nhiễu giao thoa radar. Vị trí các rẻ quạt cong này trên màn
ảnh có thể thay đổi vị trí khi tia quét radar quét sang các vòng quay tiếp theo.
N hiễu loạn này (radar jamming hay interference) nói chung dễ nhận biết và
không ảnh hưởng quá nhiều đến việc quan sát màn ảnh radar. Trong trường hợp

24
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

nhiễu lớn có thể làm mờ hoặc lẫn các mục tiêu nhỏ có khả năng phản xạ yếu trên
màn ảnh.

Để giảm bớt các nhiễu loạn này trên màn ảnh, radar có núm khử nhiễu gọi là
núm IN TEFEREN CE REJECT (IR hoặc IN TRE REJECT). N úm khử nhiễu này
có thể là một núm xoay, thường có một vị trí OFF, sau đó là tăng dần sang phải
để tăng dần mức độ khử. N hiều radar ngày nay chỉ bố trí chức năng khử nhiễu
giao thoa là một phím bấm, chỉ có hai mức khử tương ứng với hai chế độ OFF
và ON của phím này. Khi khử nhiễu giao thoa sóng radar, ảnh các mục tiêu trên
màn ảnh, ảnh của racon và ramark… cũng bị suy giảm cường độ một phần, thậm
chí có thể làm mất ảnh của mục tiêu nhỏ.

Khi điều chỉnh GAIN cần phải tắt chế độ khử nhiễu giao thoa này để có thể
điều chỉnh được chuNn xác.

N guyên tắc của việc khử nhiễu giao thoa radar này là lưu giữ và so sánh ảnh
trên màn ảnh sau các dòng quét liên tục của radar. N ếu sau những lần phát xung
liên tiếp mà mục tiêu vẫn cho ảnh ổn định tại một phương vị và khoảng cách thì
ảnh này sẽ được lưu giữ lại và thể hiện trên màn ảnh. Do tính chất của nhiễu
loạn xuất hiện bất kỳ nên sau mỗi lần quét, vị trí của các ảnh nhiễu sẽ thay đổi
nên radar sẽ loại bỏ các ảnh này, không thể hiện trên màn ảnh.

Cũng với nguyên lý khử nhiễu này, các radar mới ngày nay thường có chức
năng lọc nhiễu loạn và xử lý ảnh với các mức độ khác nhau (PROCESS). Thông
thường bố trí khoảng 3-4 mức độ khử nhằm làm giảm bớt các nhiễu loạn trên
màn ảnh do các nguyên nhân khác nhau gây ra do sóng biển các cấp độ, mưa,
giao thoa radar… Sử dụng các chế độ khử nhiễu này cần hết sức thận trọng vì có
thể làm mất ảnh của các phao tiêu hoặc tàu thuyền nhỏ trong vùng nhiễu. Mỗi
mức độ khử như vậy chỉ phù hợp với từng loại nhiễu loạn nhất định mà có thể
không khử được hoặc khử ảnh của các loại nhiễu khác quá mức hoặc khử ảnh
các mục tiêu khác quá mức.

1.6.5. Ảnh của mây, mưa, tuyết…

Mây, mưa, tuyết rơi và các dạng giáng thủy tương tự đều phản xạ sóng radar
và có thể cho ảnh trên màn ảnh nếu các xung phản xạ đủ mạnh. N hiễu mưa trên
màn ảnh có dạng một đám sáng lớn, chuyển động không ổn định trên màn ảnh.
Biên của vùng ảnh nhiễu này thường không sắc
nét như ảnh của bờ biển hoặc đảo lớn mặc dù
cường độ ảnh có thể rất mạnh, trên màn ảnh có
thể thấy cường độ gần như tương đương với các
mục tiêu khác.

Để giảm bớt ảnh hưởng của nhiễu mưa trên


màn ảnh, sử dụng núm điều chỉnh FTC (Fast
Time Constant) hoặc tên gọi khác là Anti-Clutter

25
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Rain. Sử dụng núm này cần hết sức chú ý vì nó làm suy giảm đáng kể cưởng độ
ảnh các mục tiêu trên màn ảnh, rất dễ làm mất ảnh các mục tiêu nhỏ.

N hiễu mưa có ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát màn ảnh radar. N hiễu mưa
làm ảnh các mục tiêu lẫn vào vùng nhiễu, làm ảnh các mục tiêu nhỏ gần bờ có
thể chập vào dải bờ… gây nguy hiểm cho việc dẫn tàu. Trong thời tiết có mưa
lớn, việc hàng hải phải hết sức thận trọng. N hư trên đã trình bày, radar bước
sóng 10 cm có khả năng chống nhiễu mưa tốt hơn so với radar bước sóng 3.2
cm. Vì vậy nếu tàu có trang bị cả hai loại radar 3.2 cm và 10 cm thì nên để radar
10 cm cảnh giới các thang tầm xa nhỏ để đề phòng các nguy cơ va chạm với các
mục tiêu gần tàu, còn radar 3.2 cm để cảnh giới các mục tiêu ở thang tầm xa
hơn.

1.6.6. Ảnh ảo do tia quét lần 2 từ các mục tiêu rất xa, quá tầm nhìn
radar.

Đôi khi trên màn ảnh radar xuất hiện ảnh của các mục tiêu rất xa, ngoài tầm
xa tác dụng của radar. N guyên nhân thường do ảnh hưởng của khúc xạ dị
thường, dẫn đến sóng radar có thể khúc xạ qua lại giữa hai lớp khi nào đó và
truyền đi xa hơn bình thường (xem phần 1.8.3). N goài ra còn cần có một điều
kiện nữa là mục tiêu phải có khả năng phản xạ sóng radar rất tốt. Khi đó xung
phản xạ từ mục tiêu không trở về ngay trong chu kỳ xung đầu tiên mà chỉ trở về
tới an ten trong chu kỳ xung phát thứ hai tạo nên ảnh ảo. Ảnh này có khoảng
cách gần hơn rất nhiều so với khoảng cách thực tế của mục tiêu.

Ảnh ảo loại này thường rất hiếm khi gặp và không bền do các nguyên nhân:

- Điều kiện khí tượng thủy văn có thể dẫn đến sự lan truyền sóng đặc biệt
như trên thường ít gặp và cũng không tồn tại lâu.

- N ăng lượng phản xạ khi mục tiêu ở quá xa thường rất yếu, khó có khả năng
hiện ảnh nên hiện tượng ảnh ảo do tia quét lần 2 chỉ xảy ra với các mục tiêu có
khả năng phản xạ rất mạnh như vách đá cao dựng đứng... Các ảnh ảo do tia quét
lần 3, lần 4… hầu như không xảy ra.

- Chu kỳ lặp xung của radar phải đạt sự tương quan nhất định đối với khoảng
cách tới các mục tiêu này. Thông thường Tx phải nhỏ để thu nhận xung phản xạ
từ các mục tiêu không quá xa trong chu kỳ phát xung thứ hai. Khi đó yêu cầu
thời gian xung phản xạ về tới an ten tính từ thời điểm phát xung phải lớn hơn Tx.

Gọi khoảng cách từ tàu tới mục tiêu nói trên là D

D c.Tx
Cần có: 2. 〉Tx hay Dmin =
c 2

Ví dụ: Tx=1000 μs; Dmin=1000(μs)x300(m/μs)/2=150(km) ≈ 81 N M

26
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Tx=2000 μs; Dmin=2000(μs)x300(m/μs)/2 ≈ 162 N M

Tx=500 μs; Dmin=500(μs)x300(m/μs)/2 ≈ 40.5 N M

Các xung phản xạ từ 1 mục tiêu ở xa


U
Tx
Xung quét lần 2
Xung quét lần 1

t
hiện ảnh không hiện ảnh hiện ảnh lần 2

Xung phát

Ảnh phản xạ do tia quét lần 2 sẽ bị biến đổi hình dạng đi so với hình dạng
thật của mục tiêu. Lấy ví dụ cụ thể như sau: với trường hợp Fx = 2000 xung/giây
tương ứng với Tx = 500 μs ở trên. N ếu mục tiêu có dạng một dải vách núi thẳng
vuông góc với phương truyền sóng và cách tàu ta 48 N M (xem hình vẽ). Tại vị
trí 1 trên hình vẽ cách tàu ta 48 N M, theo tính toán ở trên thì ảnh ảo do tia quét
lần 2 của vị trí 1 sẽ cách tâm quét một khoảng cách là 48 – 40.5 = 7.5 N M.

Tại các điểm 2 và 3 thuộc mục tiêu cách điểm 1 khoảng cách 14 N M ta thấy
2 và 3 sẽ cách tàu ta một quãng là 50 N M. N hư vậy điểm 2 và 3 sẽ cho ảnh ảo
cách tâm quét radar một khoảng là 50 – 40.5 = 9.5 N M.

Trên màn ảnh radar, do tương quan khoảng cách giữa các vị trí 1,2,3, ta thấy
ảnh ảo của mục tiêu sẽ không còn là đường thẳng giống như hình dáng thật của
mục tiêu nữa (hình vẽ) mà đã bị bẻ cong đi.

≈16o

50 N M 2
2 tàu ta 14 N M
1 48 N M 1
3 14 N M
50 N M
3
ảnh ảo do tia quét lần 2
9.5 N M 7.5 N M
của mục tiêu xuất hiện
trên thang tầm xa 12 N M

1.7. Các loại mục tiêu nhân tạo

1.7.1. RACON (Radar beacon)

27
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Tại các mục tiêu nhỏ quan trọng cho hàng hải, để tăng khả năng phát hiện
bằng radar và khả năng nhận biết mục tiêu trên màn ảnh, một phương pháp
thường sử dụng là gắn vào các phao hoặc mục tiêu đó một bộ phát tín hiệu radar
(Racon). N guyên tắc hoạt động của racon là khi có xung radar tới kích hoạt thì
racon mới phát xung trả lời. Xung racon thường có công suất lớn hơn và chiều
dai xung cũng lớn hơn so với xung radar. Trên màn ảnh, ảnh racon có dạng các
vạch và các chấm đậm nét, kéo dài từ vị trí racon ra phía biên của màn ảnh. Tín
hiệu racon thường được mã hóa theo tín hiệu Morse của các chữ cái (các tín hiệu
tạch và tà: ●; ▬), thông thường chọn chữ cái sao cho tín hiệu đầu tiên luôn là
một dấu tà (▬) để tránh nhầm lẫn với ảnh của một mục tiêu nhỏ nếu có. Chiều
dài của ảnh racon trên màn ảnh radar phụ thuộc chiều dài của xung phát racon.
Chiều dài này cũng khác nhau tùy theo từng loại racon, thông thường nằm trong
khoảng 20-40 μs, tương ứng với 1.5 đến 3 N M trên màn ảnh radar.

Ví dụ: Racon C ▬●▬● Racon O ▬▬▬

Racon G ▬▬● Racon M ▬▬

……..

Racon G
SHM 0o
Bờ
Tàu chủ

Racon đánh dấu


xác tàu đắm

Trước đây hầu hết các racon hoạt động trên bước sóng 3.2 cm. N gày nay hầu
hết các racon đều hoạt động trên cả hai bước sóng 3.2 và 10 cm. Do đó cả hai
loại radar 3.2 và 10 cm đều có thể thu được ảnh racon trên màn hình.

Theo nguyên lý hoạt động, có thể phân loại racon thành 2 loại là racon quét
chậm và racon quét nhanh. Dưới đây sẽ giới thiệu sơ bộ nguyên lý của hai loại
trên. Các thiệt bị khác như ramark, Sart đều có nguyên lý gần tương tự, chỉ khác
nhau chủ yếu ở thời gian quét và hình dạng xung quét.

28
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

a. Racon quét chậm (Slow sweep racon)

Hình vẽ dưới đây thể hiện nguyên tắc phát tín hiệu của loại racon này. Thay
vì phát đáp trả lời mỗi khi có xung radar quét tới, racon quét chậm sẽ phát trên
một dải tần số bao trùm cả tần số phát của radar. Chu kỳ phát của racon này
thường sử dụng là 60 hoặc 120 μs.

Giả sử dải thông của radar là 20 MHz, tính từ 9360 đến 9380 MHz; Racon
bắt đầu quét từ tần số 9300 MHz tăng dần đến 9500 MHz trong thời gian 120 s.
Thời gian tần số phát của racon bằng với tần số radar để radar có thể hiển thị
được ảnh của racon đó sẽ biểu thị trong khoảng ab. Khoảng thời gian giãn cách
giữa những lần xuất hiện ảnh racon sẽ chính là chu kỳ quét của racon đó (120 s)

Tương quan giữa dải thông của radar, tốc độ quay của anten, chu kỳ quét của
racon sẽ quyết định quãng thời gian và số lần mà ảnh racon có thể hiển thị trên
màn ảnh của từng loại radar. Thời gian này đủ để nhận biết dược tín hiệu racon
và xác định khoảng cách và phương vị tới racon đó. Thông thường, trong mỗi
chu kỳ quét của racon thì ảnh racon có thể xuất hiện trên 2 đến 4 vòng quay liên
tiếp của anten radar.

Tần số quét
(MHz) thời gian racon có
9500 thể hiện ảnh trên
80 màn ảnh radar (12s)
khoảng thời gian giữa
60 dải thông máy thu những lần hiện ảnh racon
40 radar (20MHz)
20
9400
80
60
40
20
t
9300
0 36 48 120 120

chu kỳ quét của racon 120s

Trong hình vẽ ở trên, chu kỳ quét của racon là 120 s, tần số quét của racon từ
9300 đến 9500 MHz, tốc độ quay của anten là 20 rpm, dải thông radar 20 MHz.
Có thể tính được số lần ảnh racon có thể xuất hiện sau mỗi chu kỳ quét của
racon (120 s) trên màn ảnh radar như sau:

Racon quét hết 200 MHz trong 120 giây, như vậy thời gian racon quét qua
dải thông của radar (20 MHz) là 12 giây. Đó chính là khoảng thời gian mà ảnh
racon có thể xuất hiện trên màn ảnh của radar.

Thời gian anten radar quay hết 1 vòng là 3 giây. N hư vậy ảnh racon có thể
xuất hiện tối đa là 4 lần trong 4 vòng quay liên tiếp của anten sau mỗi 120 giây.

29
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

b. Racon quét nhanh (Fast sweep racon)

Tần số quét dải thông máy thu


(MHz) radar (20MHz)
9500
80
60 50μs
40
20
9400
80 vị trí racon
60
40
20
t
9300
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Khoảng thời gian phát đáp của racon

Racon quét nhanh, sau khi được xung radar kích thích, sẽ quét rất nhanh dải
tần của radar, thời gian quét chỉ từ 1 đến 10 μs, và tạo thành một dãy các chấm
sáng sau mục tiêu. Giả sử sau mỗi vòng quay của anten, có 10 xung radar phát
tới kích hoạt racon thì racon cũng đáp trả 10 lần, mỗi lần phát đáp như vậy racon
sẽ quét qua tần số của radar một lần và cho ảnh là một chấm sáng có chiều dài
nhất định. Tổng cộng tín hiệu racon trên màn ảnh sẽ tạo thành một chuỗi các
điểm sáng trên màn ảnh radar kéo dài từ vị trí racon ra phía biên.

Racon quét nhanh về nguyên tắc có thể hiện ảnh theo từng vòng quay của
anten radar, nghĩa là xuất hiện nhiều hơn so với racon quét chậm, nhưng ảnh của
racon quét nhanh dễ bị lẫn với các nhiếu loạn trên màn ảnh do đặc điểm của
dạng ảnh và công suất thấp hơn. Việc mã hóa hình dạng ảnh khó khăn hơn nhiều
so với racon có chu kỳ quét chậm do thời gian quét quá ngắn.

N gày nay loại racon quét chậm được dùng phổ biến, rất ít sử dụng racon quét
nhanh.

Tầm hoạt động của racon phụ thuộc công suất phát. Với các racon gắn vào
phao luồng, phao đánh dấu bãi cạn… thì tầm xa phát hiện khoảng 5-7 N M. Với
các racon gắn vào các ngọn đèn biển lớn thì tầm xa lớn hơn, có thể tới 15-20
N M. Tín hiệu racon không nhất thiết phải xuất hiện sau mỗi vòng quay anten mà
có thể sau vài vòng quay mới có tín hiệu. Tại những khu vực có nhiều tàu
thuyền qua lại, có thể xảy ra hiện tượng nhiễu loạn do có nhiều tàu cùng một lúc
phát xung radar tới kích hoạt racon, hoặc nhiễu do tín hiệu phát từ nhiều racon
gây ra, nhiễu do khởi động racon bởi búp phát phụ radar ở khoảng cách gần.

Với các racon có tính chất tạm thời, ví dụ như racon gắn với phao đánh dấu
tàu đắm, các chướng ngại tạm thời khác… thì racon thường được mã hóa chữ D
(Delta; ▬ ● ●).

30
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Một số lưu ý khi sử dụng tín hiệu racon trên màn ảnh radar:

- Để thu ảnh racon được tốt nên để màn ảnh radar ở chế độ định hướng theo
hướng Bắc (N orth-up).

- Các mục tiêu có gắn racon, trên màn ảnh radar vị trí thực của mục tiêu và vị
trí bắt đầu tín hiệu Morse của racon sẽ lệch nhau một khoảng cách nhỏ, cỡ vài
chục mét do độ trễ thời gian phát tín hiệu của racon. Vì vậy nếu mục tiêu ở
tương đối xa tàu ta thì có thể không phân biệt được sự sai lệch này. N ếu khi đó
có một chướng ngại gần tàu ta thì cần lưu ý sai số nếu sử dụng khoảng cách đo
từ các racon ở xa nói trên để xác định vị trí tàu.

- Không được sử dụng ảnh của racon để điều hưởng máy thu radar vì mức tín
hiệu racon đã ở mức độ bão hòa, luôn quét qua toàn bộ dải tần số của radar nên
luôn trong trạng thái điều hưởng và không thay đổi nhiều khi ta sử dụng núm
điều hưởng TUN E. N hư vậy bất kể máy thu được điều hưởng về tần số nào,
thậm chí ngay cả khi máy thu mất điều hưởng thì racon vẫn cho ảnh trên màn
ảnh.

1.7.2. RAMARK (Radar and marker)

Tại một số khu vực nguy hiểm cho hàng hải có


thể đặt các trạm ramark. Các trạm ramark này
phát sóng liên tục hoặc theo những quãng thời
gian ngắn nhất định. N guyên lý phát tín hiệu của
ramark cũng gần giống như racon quét nhanh
nhưng với tốc độ rất cao, kết quả là các chấm
sáng sẽ có chiều dài ngắn và gần như là liên tục
với nhau tạo thành các tia kéo dài. Trên màn ảnh
radar, ảnh của trạm ramark có dạng một rẻ quạt
hẹp, gồm các chấm và vạch ngắn xen kẽ, góc mở
khoảng 1o-3o kéo dài từ tâm màn ảnh ra tới biên.
Ảnh ramark trên màn ảnh không cho biết vị trí của trạm ramark mà chỉ cho biết
phương vị đến khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu có thể kết hợp với hải đồ
hoặc trạm ramark là một mục tiêu độc lập trên màn ảnh thì ta cũng có thể dễ
dàng suy ra được vị trí của trạm ramark này trên màn ảnh.

Thực tế hàng hải cho thấy các trạm ramark được sử dụng kém phổ biến hơn
so với các tiêu racon. Hầu hết các trạm ramark thường được xây dựng để đánh
dấu các vị trí quan trọng như các mũi đất nhô ra biển, các vị trí có các nhà máy
lọc dầu hay nhà máy điện sát bờ biển, các ngọn hải đăng… Anten phát của trạm
ramark cũng có cấu tạo cồng kềnh, kích thước lớn. Trong khi thiết bị racon
thường có cấu tạo nhỏ gọn, dễ dàng gắn vào các phao tiêu, đèn biển, đồng thời
do tính chất ảnh của racon cho ta biết được chính xác vị trí đặt trạm racon, dễ
dàng hơn trong việc xác định vị trí các phao tiêu trên màn ảnh. Vì vậy, racon
được sử dụng phổ biến hơn.

31
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Danh sách các trạm ramark và racon trên toàn thế giới được cho trong quyển
Danh mục Radio (Admiralty List Of Radio Signal – Vol.2) do Anh xuất bản.

1.7.3. SART (Search And Rescue Radar Transponder)

SART là một thiết bị tăng cường khả


năng phát hiện bằng radar cho các mục
tiêu nhỏ trong tìm kiếm cứu nạn. N hờ
ảnh phản xạ từ SART có hình dáng đặc
biệt trên màn ảnh mà ảnh của SART dễ
được nhận diện trên màn anh radar của
Vị trí SART
các tàu cứu nạn.

Trên tàu thường trang bị 2 thiết bị


SART. Khi tàu gặp nạn phải bỏ tàu,
thuyền viên xuống xuồng cứu sinh thì Ảnh SART
mang theo SART xuống xuồng. Trường
hợp tàu bị nạn nhưng chưa tới mức độ phải rời tàu thì có thể đưa SART ra ngoài
cánh gà buồng lái nhằm mục đích để cho tàu cứu nạn dễ nhận diện tàu đang gặp
nạn hơn.

Theo yêu cầu thiết kế, nếu SART đặt ở độ cao 1 m trên mặt nước biển thì có
thể phát hiện được ở khoảng cách 5 N M. Ảnh của SART trên màn ảnh có dạng
các vòng tròn đồng tâm, các cung rẻ quạt
tròn hoặc các chấm sáng cách đều nhau
tùy theo vị trí của SART ở gần hay ở xa
radar. Càng xa radar, ảnh SART càng
thu hẹp lại từ các cung tròn thành các
chấm sáng.

Hầu hết các thiết bị SART hiện tại


đều hoạt động trên bước sóng 3.2 cm. Vì
vậy, muốn thu được tín hiệu SART phải
sử dụng radar bước sóng 3.2 cm.

Thiết bị SART sử dụng năng lượng từ pin. Pin của SART phải đảm bảo cho
thiết bị hoạt động trong 96 giờ. Khi kiểm tra thiết bị trên tàu, phải kiểm tra hạn
sử dụng của pin, ngoài ra định kỳ phải kiểm tra hoạt động (sử dụng chức năng
Test) và cho SART phát thử: đưa SART ra ngoài cánh gà buồng lái và cho hoạt
động, quan sát ảnh trên màn ảnh của radar 3.2 cm. N ếu thấy các ảnh có dạng các
vòng tròn đồng tâm tương đối liền nét là pin của SART còn tốt. N ếu số lượng
các vòng tròn ít, các vòng tròn đứt nét nhiều thì pin của SART đã yếu, cần phải
thay thế. Khi thử như vậy không nên thử lâu tránh hao pin.

N guyên tắc phát tín hiệu của SART được minh họa trong hình vẽ dưới đây.

32
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

N guyên tắc phát tín hiệu như sau:

1. SART có thể thu nhận xung Radar phát tới trong bất kỳ tần số nào trong
dải 9200 đến 9500 MHz.

2. SART phát trả 1 chuỗi 12 xung tín hiệu dạng xung quét, các xung này bao
trùm dải 9200 đến 9500 MHz. Chiều quét thuận (Forward sweep time) có độ dài
7.5 μs ± 1μs, chiều quét ngược (return sweep time) có độ dài 0.4 μs ± 1μs.

3. Radar thu các tín hiệu phát trả lời của SART với chiều dài xung tỉ lệ với
dải thông của trung tần Radar (IF).

4. Tín hiệu SART trên màn ảnh có dạng 12 chấm nằm trên đường phương vị
của sóng tới Radar. Theo đồ thị trên, chiều dài tín hiệu xung của SART là 100
μs và 1 μs tương ứng với quãng đường 0.081 N M.

0.081 N M/μs x 100 μs = khoảng 8 N M.

N hư vậy ảnh của SART trên màn ảnh gồm 12 chấm và có chiều dài tổng
cộng khoảng 8N M.

xung phát của radar

chu kỳ phát
thời gian thu tín hiệu SART
đáp tiếp theo
xung phát của SART (100μs)
9500 MHz
0.4μs 7.5μs
ΔF
9200 MHz
thời gian trễ dải thông tần số chuNn của
Khoảng cách của radar máy thu radar
từ tàu đến vị
trí SART xung 1 xung 2 xung 3 xung 12

Vị trí thật của SART và


ảnh trên màn ảnh

Vị trí tâm màn ảnh

Chiều dài của mỗi chấm có thể tính như sau:

Te = Ts x (Br/F)

= 7.5 x (10MHz/(9500-9200MHz))

= 0.25 μs ( tương đương với 0.02 N M).

33
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Trong đó: Br: dải thông của máy thu Radar.

F: Dải tần số phát của SART.

1.8. Ảnh hưởng của điều kiện khí quyển đến sự bức xạ sóng radar

1.8.1. Chân trời radar

Trong điều kiện khí quyển bình thường,


nhiệt độ và khí áp giảm dNn theo độ cao. Khí
áp trên mặt biển khoảng 1013 mb, giảm
khoảng 36 mb/1000ft độ cao, nhiệt độ mặt
biển khoảng 15oC, giảm khoảng 2oC/1000ft.
Độ Nm tương đối khoảng 60% không đổi theo
độ cao. Sóng radar lan truyền chịu ảnh hưởng
của qui luật khúc xạ, khi đó búp phát radar có
xu hướng hơi bị bẻ cong xuống phía dưới mặt
biển, kết quả là chân trời radar sẽ lớn hơn chân trời quang học khoảng 15%.

N ếu bước sóng là 3.2 cm thì


chân trời radar tính gần đúng 4,06 H1
4,06 H2
theo công thức sau: H1
H2

D = 4.06( H 1 + H 2 )

D là khoảng cách tính bằng


km

H là độ cao tính bằng m.

N ếu thay độ cao tính bằng ft


thì công thức là: D = 2.23( H 1 + H 2 )

Tuy nhiên công thức trên chỉ áp dụng cho một nhiệt độ và áp suất nhất định
đối với mực nước biển với giả thiết nhiệt độ và áp suất không khí giảm dần theo
độ cao, còn độ Nm tương đối không đổi.

1.8.2. Khúc xạ thấp (Sub-refraction)

Trong một số trường hợp ®iÒu kiÖn khÝ


quyÓn đặc biÖt, sự suy giảm nhiệt độ và khí
áp thấp hơn mức độ trung bình, tia sóng
radar có xu hướng đi cao hơn so với trong
điều kiện bình thường, thậm chí có thể bị
uốn cong lên phía trên gọi là hiện tượng

34
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

khúc xạ thấp làm suy giảm tầm xa


tác dụng của Radar.

Khúc xạ thấp có thể xảy ra trong một số điều kiện khí quyển như sau:

- Có gió lạnh thổi qua bề mặt biển nóng hơn, thường gặp nhất là các vùng bờ
biển vùng cực gần lục địa rất lạnh hoặc các vùng băng.

- Các vùng khí nóng Nm trên mặt biển, độ Nm tăng theo độ cao và chiếm ưu
thế so với sự tăng của nhiệt độ.

1.8.3. Khúc xạ cao (Super-refraction)

Trong một số trường hợp ®iÒu kiÖn khÝ


quyÓn đặc biÖt, sự suy giảm nhiệt độ và khí áp
lớn hơn mức độ trung bình, độ Nm không khí
tăng lên khi độ cao tăng, tia sóng radar có xu
hướng đi thấp xuống sát mặt biển hơn so với
mức trung bình. Hiện tượng này gọi là khúc xạ
cao. Dưới tác dụng của khúc xạ cao, tầm hoạt
động của radar có thể lớn hơn bình thường.

Khúc xạ cao có thể xảy ra trong một số điều kiện khí quyển như sau:

- Các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ mặt biển rất thấp.

- Gió nhẹ, biển lặng.

- Trong các vành đai xoáy nghịch ôn đới.

- Trong vành đai gió mậu dịch.

- Vùng ven bờ có gió nóng thổi qua bề mặt biển lạnh.

- Đôi khi xuất hiện phía sau các front lạnh.

N ếu các tia sóng radar bị khúc xạ lớn hơn


nữa thì chúng có thể bị phản xạ lại từ bề mặt
nước biển hoặc mặt đất, sau đó lại khúc xạ
xuống phía dưới, phản xạ qua lại giống như
khi sóng truyền trong ống dẫn sóng làm tăng
tầm xa tác dụng của radar lên nhiều lần.
Hiện tượng này gọi là ducting. Hiện tượng
ducting còn có thể xuất hiện ở độ cao vài
trăm mét khi có 2 lớp khí quyển lân cận có
độ khúc xạ khác nhau, tầng trên có khả năng

35
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

phản xạ sóng radar và giữa 2 tầng lại xuất hiện khúc xạ. Trường hợp này sóng
radar và xung phản xạ của nó có thể lan truyền đến vài trăm hải lý.

1.9. Vùng chết, vùng râm

N ếu có một vật kim loại chắn sóng điện


từ đặt gần anten radar thì khoảng không gian
phía sau chướng ngại đó sẽ bị che khuất
sóng radar tạo thành vùng chết và vùng râm
trên màn ảnh. Cơ cấu hình thành vùng chết Vùng chết
Vùng râm
và vùng râm được minh họa ở hình vẽ bên.
Ống khói
Tuy nhiên, trên màn ảnh radar, rất khó
phân biệt ranh giới giữa vùng chết và vùng
râm mà thường chỉ thấy được trong một góc
nào đó trên màn ảnh về phía có chướng ngại
mà trong góc đó không thể hiện được ảnh
các mục tiêu. Hay nói cách khác, radar
không phát hiện được các mục tiêu nằm
trong góc giới hạn đó. Khu vực này trên màn
ảnh gọi là rẻ quạt mù. Rẻ quạt mù có thể AN TEN
nhìn thấy khá rõ trên nền nhiễu biển ở xung
quanh tàu ta, đặc biệt là khi nhiễu biển có
cường độ mạnh và bán kính khá lớn tính từ 325o
tâm quét. N gười sử dụng radar phải làm quen 322 o

và nhận biết được các hạn chế này của radar


trên tàu mình, nhận biết được rẻ quạt mù
thường xuất hiện trên các phương vị hay góc
rẻ quạt nào do ảnh hưởng của các kết cấu
trên tàu như ống khói, cột tàu…

Trong các quyển N hật ký radar trên 185o 176


o

buồng lái, cần phải chỉ rõ rẻ quạt mù này đối


với từng thiết bị radar trên tàu. Hình biểu thị rẻ quạt mù này cũng phải được dán
trên vách của buồng lái gần vị trí radar và coi như là một phần của các Niêm yết
buồng lái (Wheelhouse Posters).

N ếu có một mục tiêu rất lớn ở ngoài tàu ta, ví dụ như một tàu lớn, dải bờ nhô
cao, đảo… thì các mục tiêu phía sau sẽ bị che khuất do chúng nằm trong góc
chết. N ếu xảy ra trường hợp này, cần phải lưu ý do hai nguyên nhân. Thứ nhất
là ảnh trên màn ảnh sẽ khác với hình ảnh tương ứng trên hải đồ dễ gây nên nhầm
lẫn khi nhận dạng mục tiêu. Cần phải phân tích, đối chiếu và tìm hiểu nguyên
nhân để xác định nguyên nhân của sự khác nhau này. Thứ hai là trong các góc
chết nói trên có thể đột ngột xuất hiện các mục tiêu mà trước đó radar không

36
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

phát hiện được, cần phải hết sức thận trọng, cảnh giới thích đáng và kịp thời
tránh va nếu cần thiết.

Các ảnh ảo do phản xạ thứ cấp (xem mục 1.6.3.) thường xuất hiện trong các
rẻ quạt mù này. N ếu xuất hiện các ảnh ảo như vậy cần phân tích kỹ lưỡng và xác
định nguồn gốc và cơ cấu hình thành của các ảnh ảo này, nhằm mục đích luôn
luôn làm chủ được các tình huống trên màn ảnh.

1.10. Tầm xa tác dụng của radar

1.10.1. Tầm xa tác dụng của radar trong không gian tự do.

- Gọi R là khoảng cách từ an ten đến mục tiêu, Px là công suất phát vô hướng

Mật độ công suất của radar tại mục tiêu là:

Px
Pmmt =
4πR 2


N ếu phát định hướng với hệ số định hướng GA, ( G A = ) thì mật độ công
α ng .α đ
suất tại mục tiêu sẽ là:

Px
Pmmt = .G A
4πR 2

- Gọi So là bề mặt hiệu dụng của mục tiêu. So là một diện tích tương đuơng,
nếu đặt ở mục tiêu nó sẽ phản xạ một công suất đúng bằng công suất phản xạ
thật từ mục tiêu đó. So nói lên khả năng phản xạ sóng radar của mục tiêu tốt hay
xấu. N ó phụ thuộc vào mục tiêu lớn hay nhỏ, xa hay gần, vật liệu và bề mặt mục
tiêu, hướng của sóng tới…

Px .G A .S O
- Khi đó công suất thu nhận được tại mục tiêu sẽ là:
4π .R 2

- N ếu mục tiêu phản xạ tốt, ta coi toàn bộ năng lượng bị phản xạ trở về thì
Px .G A .S O
mật độ công suất của tín hiệu phản xạ về an ten là:
(4π ) 2 .R 4

G A .λ2
- Gọi Ao là bề mặt hiệu dụng của an ten. AO = .

Ao nói lên an ten có bề mặt thu nhận tín hiệu lớn hay nhỏ, việc thu định
hướng tốt hay xấu. Khi đó công suất thu nhận được tại an ten là:

37
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Px .G A .S O .λ2
2
Px .G A .S O . AO
Pthu = =
(4π )2 .R 2 (4π )3 .R 4
N hư vậy công suất nhỏ nhất mà radar thu nhận được từ mục tiêu mà tín hiệu
còn có thể thể hiện được thành ảnh trên màn ảnh để quan sát (hay còn gọi là độ
nhạy máy thu Pthu min) sẽ ứng với khoảng cách lớn nhất Rmax.

Px .G A .S O .λ2
2

Pthu min =
(4π )3 .Rmax 4

- Vậy tầm xa tác dụng của radar trong không gian tự do là:

Px .G A .S O .λ2
2
1
Rmax = 4 ; thay Pthu min = N .k.q.T.Δf ; trong đó Δf ≈
(4π ) .Pthu min
3
τx

Px .G A .S O .λ2 .τ x
2
Rmax = 4
(4π )3 .N .k .q.T

1.10.2. Tầm xa tác dụng của radar khi có ảnh hưởng mặt biển.

C
A Ett Ett E

Epx h2
h1 ψ
B Epx

Do sóng radar truyền tới mục tiêu theo hai đường: đường truyền trực tiếp
trong không khí AC và đường phản xạ từ mặt biển ABC. Tại mục tiêu C, hai
sóng này giao nhau cho ta trường điện từ tổng cộng có cường độ thay đổi phụ
thuộc nhiều yếu tố. Sau đây sẽ tính toán trường điện từ tổng cộng này, cường độ
của nó sẽ quyết định tầm xa tác dụng của radar.

h1: chiều cao an ten

h2: chiều cao mục tiêu

Ett: sóng truyền trực tiếp tới mục tiêu

Epx: sóng phản xạ từ mặt biển tới mục tiêu.

- N ăng lượng tổng cộng tới mục tiêu theo hai đường trực tiếp và phản xạ là:

E = Ett + Epx hay E = Φ.Ett

38
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Gọi φ là góc lệch pha của cường độ từ trường khi phản xạ từ mặt nước,

ρ là hệ số phản xạ từ mặt nước, ρ nói lên cường độ điện trường bị yếu đi bao
nhiêu lần sau khi phản xạ.

Khi đó cường độ điện trường phản xạ từ mặt nước sẽ là: Epx = ρ.Ett

Góc lệch pha giữa Ett và Epx là: ψ = φ + β

Trong đó β là độ lệch pha giữa điện trường Ett và Epx do độ chênh lệch đường
đi giữa hai đường AC và ABC.

Để thuận tiện trong tính toán, xét trường hợp Ett = Epx và ρ = 1; khi đó điện
ψ
trường tổng cộng tính được là: E = 2.Ett . cos
2

E 2.Ett ψ ψ
Gọi: Φ = = . cos = 2. cos là hệ số giao thoa.
Ett Ett 2 2

Hệ số giao thoa Φ nói lên điện trường tổng cộng nơi thu sẽ lớn hơn hay nhỏ
hơn điện trường do sóng truyền trực tiếp. Lớn hơn khi Ett và Epx cùng pha và
nhỏ hơn khi hai thành phần này ngược pha. N goài ra hệ số này còn phụ thuộc
tổn hao năng lượng trên đường truyền, việc phản xạ sóng radar từ mặt biển và
mục tiêu tốt hay không…

Với trường hợp mặt nước yên tĩnh, tổn hao năng lượng khi phản xạ không
đáng kể, có φ = 180o; ρ = 1;

4π .h1
Ta có độ lệch pha β = . sin θ ;
λ

h2
trong đó sin θ ≈ do R rất lớn so với h1 và h2
R

R: khoảng cách từ radar đến mục tiêu; h1,h2: độ cao anten và độ cao mục tiêu

ψ ⎛ π 2π .h1 ⎞ ⎛ 2π .h1 ⎞
Có: cos = cos⎜ + .sin θ ⎟ = sin ⎜ .sin θ ⎟
2 ⎝2 λ ⎠ ⎝ λ ⎠

⎛ 2π .h1 ⎞ 2π .h1
Φ = 2.sin ⎜ .sin θ ⎟ và: E = Φ.Ett = Ett .2 sin ⎛⎜ ⎞
.sin θ ⎟ c
⎝ λ ⎠ ⎝ λ ⎠

Với mục tiêu ở tầm xa cực đại Dmax, gần đúng sẽ có:

2π .h1 h2 4π .h1 .h2


Φ = 2. . =
λ Dmax λ .Dmax

39
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

N hư vậy tầm xa cực đại của radar khi có ảnh hưởng của mặt biển sẽ là:

Dmax = Φ.Rmax ; trong đó Rmax là tầm xa cực đại trong không gian tự do

Px .G A .S O .λ2 4π .h1 .h2


2
Dmax = Φ.Rmax = 4 .
(4π )3 .Pthu min λ.Dmax

Kết quả tính được:

Px .G A .S O .4π .(h1 .h2 )


2 4

Dmax = 8
λ2 .Pthu min

Từ công thức c, nhận thấy: trong không gian trường điện từ của sóng phát
radar biến đổi theo chiều cao và theo sinθ, có đặc tính phân búp. Giản dồ búp
phát của anten có thể
biểu diễn như đồ thị kèm E
theo. Tăng dần chiều cao
anten h1 và giảm dần
bước sóng λ thì số lượng
búp phát trong mặt
phẳng thẳng đứng tăng
D
lên và các búp chính có
xu hướng đi sát mặt đất.

Các giá trị cực đại và


cực tiểu của trường điện từ phân bố trong các cánh thẳng đứng xác định theo
2π .h1 π
công thức: .sin θ = .p
λ 2

Các giá trị p lẻ (1,3,5,7…) tương ứng với điện trường cực đại,

Các giá trị p chẵn (2,4,6…) tương ứng với điện trường cực tiểu bằng 0.

* Để phát hiện các mục tiêu thấp sát mặt biển, có góc nhìn θ nhỏ, khi đó cần
h1 π λ .π λ
có điều kiện: 2π . .sin θ = hay sin θ = =
λ 2 4π .h1 4.h1

λ λ
Với θ nhỏ, coi: sin θ ≈ θ ; có: θ ≈ hoặc: θ = 14. nếu θ tính ra độ góc (o).
4.h1 h1

N hư vậy nếu sử dụng dải sóng cm, góc θ nhỏ, đảm bảo phát hiện tốt các mục
tiêu nhỏ sát mặt nước như phao nổi, xuồng nhỏ, bờ biển thấp…

40
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

CHƯƠNG 2: AN TEN RADAR HÀNG HẢI

2.1. Ống dẫn sóng

Để truyền tải năng lượng từ máy phát ra anten và từ anten về máy thu, đối
với dải sóng cỡ cm của radar, sử dụng ống dẫn sóng. Ống dẫn sóng có độ suy
giảm năng lượng thấp và cho phép truyền tải công suất cao hơn.

Radar thường sử dụng loại ống dẫn sóng có thiết diện hình chữ nhật hoặc
hình tròn. Các đoạn ống có thiết diện tròn sử dụng tại các vị trí có phần nối
quay, ví dụ như tại khớp nối quay nối phần ống dẫn sóng cố định với anten.
Sóng truyền lan trong ống dẫn sóng bằng cách phản xạ từ thành này qua thành
đối diện của ống.

Trong không gian, sóng điện từ lan truyền có các véc tơ E và H cùng vuông
góc với phương truyền sóng. Trong ống dẫn sóng sử dụng các sóng điện ngang
hoặc sóng từ ngang. Các sóng này có một thành phần vuông góc với phương lan
truyền sóng trong ống (thành phần sóng điện hoặc sóng từ), còn thành phần kia
trùng với phương lan truyền sóng. Với mỗi loại bước sóng thì ống dẫn sóng phải
có kích thước mặt cắt thích hợp để có thể truyền tải bước sóng đó được tốt nhất.
Gọi a và b lần lượt là chiều dài và chiều rộng của thiết diện ống dẫn sóng (hình
chữ nhật). Khi đó bước sóng tới hạn có thể truyền
lan trong ống dẫn sóng là:

λth = 2.a

Thực tế thường chọn a ≈ 0.7 λ ; b ≤ 0.5 a b


a
Mặt trong của ống dẫn sóng được mạ nhẵn.
Bên trong ống dẫn sóng còn có các cơ cấu hút Nm và các phớt chặn nước để
tránh nước mưa, nước mặn… chảy vào bên trong radar trong trường hợp ống bị
rò nước hoặc hơi nước ngưng tụ quá nhiều bên trong ống.

Để đưa năng lượng từ cáp đồng trục vào ống dẫn sóng, có thể sử dụng
phương pháp ghép điện hoặc ghép từ. Các mối ghép điện được dùng phổ biến:
sử dụng một vật có dạng anten thẳng đặt tại vị trí có điện trường mạnh nhất,
thông thường ở giữa thành ống dẫn sóng tính theo thành rộng a của thiết diện
ống. Một đầu ống dẫn sóng được bịt kín, ruột của cáp đồng trục, có tác dụng như
một anten được đặt cách đầu bịt
kín một đoạn λô/4. Khi đó, sóng a
truyền về phía đầu bịt kín đó và λô/4 a/2 a/2 b
λ/4
phản xạ trở lại sẽ có pha trùng
với điện trường sinh ra về phía
đầu hở của ống dẫn sóng bên
phải, kết quả là năng lượng tổng cộng truyền về phía đầu hở sẽ là lớn nhất.

41
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Với phương pháp ghép từ, ruột cáp đồng trục được uốn cong thành dạng
anten khung và đưa vào trong ống tại vị trí có từ trường cực đại.

Ống dẫn sóng nối từ máy phát ra anten, có


chiều dài tương đối lớn và đi qua nhiều vị trí cần
phải uốn cong. Vì vậy đường ống dẫn sóng được
chế tạo gồm nhiều đoạn ống dẫn sóng ngắn nối
với nhau. Các mối nối phải đảm bảo yêu cầu sao
cho sự tổn hao năng lượng là tối thiểu. Để đảm
bảo yêu cầu này, mối nối phải
có cấu tạo đặc biệt. Hình vẽ Gioăng cao su
dưới đây thể hiện kết cấu của
mối nối đó.

Tại mặt bích nối, cách


thành trong của ống một đoạn λô/4
λô/4, khoét một rãnh sâu λô/4.
Khi đó tại các vị trí tiếp giáp λô/4
giữa hai đoạn ống tạo thành
đoạn nửa bước sóng ngắn mạch, điện trở các đoạn này bằng 0 và các đoạn ống
coi như được ghép liền với nhau mặc dù thực tế các mép ống có thể không tiếp
xúc hoàn toàn với nhau. Cách ghép này có hiệu quả cao nhất đối với các đoạn
ống dẫn sóng có thiết diện tròn do mép trong của ống dẫn sóng cách đều rãnh
khoét nói trên. Với các ống dẫn sóng hình chữ nhật, bố trí sao cho khoảng cách
từ điểm giữa thành rộng a tới rãnh khoét bằng λô/4. Khi đó mức độ rò rỉ năng
lượng không lớn.

Tại các mối nối cần có các gioăng cao su kín nước để tránh nước từ bên
ngoài lọt vào trong ống dẫn sóng và vào trong thiết bị radar.

Các đoạn nối ống dẫn sóng có một số dạng như hình vẽ dưới đây. Ví dụ như
các đoạn biến đổi thiết diện, các đoạn phân nhánh năng lượng, các đoạn ống
xoắn, các đoạn ống dẫn sóng cong… Các đoạn cong hay đoạn xoắn cần phải
đảm bảo bán kính cong hoặc chiều dài đoạn xoắn đủ độ lớn cần thiết nhằm tránh
hiện tượng phản xạ năng lượng, gây tổn hao năng lượng trong ống dẫn sóng.

42
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Còn có loại ống dẫn sóng mềm, cấu tạo là một ống đồng mỏng, có thiết diện
chữ nhật. Ống này mỏng nên có thể uốn cong được và chạy qua các chỗ ngoặt
khi lắp ráp radar lên tàu mà không cần các đoạn nối như trường hợp trên. Ống
này được chế tạo thành cuộn có độ dài tùy ý, có thể cắt bớt đi cho vừa chiều dài
sau khi đã bố trí lắp đặt xong các khối máy phát và khối quét anten. Loại ống
dẫn sóng mềm này rất tiện lợi khi lắp đặt, tuy nhiên khả năng chịu va chạm cơ
học kém hơn so với loại trên, đồng thời khi uốn cong để đi qua các chỗ ngoặt thì
vẫn phải đảm bảo bán kính cong cần thiết để tránh làm bẹp ống và tránh sự phản
xạ năng lượng khi sóng truyền lan trong ống làm tổn hao năng lượng.

2.2. Chuyển mạch an ten radar

Chuyển mạch an ten có nhiệm vụ ngắt máy thu khi phát xung để bảo vệ máy
thu và ngắt máy phát khi ngừng phát để thu xung phản xạ.

Chuyển mạch radar phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Chuyển mạch đảm bảo sử dụng chung một anten cho cả hai chế độ thu và
phát. Tốc độ làm việc cao, thời gian trễ phải nhỏ: ≤0.01 μs.

- Tổn hao năng lượng thấp.

- N găn chặn được năng lượng lọt vào máy phát hoặc máy thu tương ứng theo
hoạt động. Khi phát, năng lượng lọt vào máy thu không quá 0.2 W. Khi thu,
năng lượng lọt vào máy phát không quá 0.1% công suất xung phản xạ.

Có hai loại chuyển mạch sử dụng trong radar. Thường dùng nhất hiện nay là
chuyển mạch điện tử. Loại chuyển mạch Ferit ít sử dụng do kích thước lớn, tổn
hao năng lượng lớn.

2.2.1. Chuyển mạch an ten dùng đèn phóng điện (chuyển mạch điện tử)

Cơ cấu đóng vai trò chủ yếu của bộ chuyển mạch an ten dùng
đèn phóng điện hoạt động là một đèn điện tử hai cực có chứa khí
kém áp suất thấp. N guyên lý hoạt động của đèn như hình vẽ bên:

Đèn này chỉ có hai chế độ hoạt động là đóng mạch và ngắt
mạch. Khi điện áp giữa hai cực của đèn nhỏ hơn một giá trị nhất
định thì chất khí bên trong đèn không bị ion hóa, đèn không làm
việc, mạch bị ngắt. Khi điện áp tăng lên vượt quá giá trị giới hạn này thì chất khí
trong đèn sẽ bị ion hóa và trở thành dẫn điện, đèn sẽ hoạt động và thông mạch.
Hiệu suất làm việc của đèn thể hiện ở thời gian phóng điện và ngắt mạch. Thời
gian phóng và ngắt điện càng nhỏ thì chất lượng của chuyển mạch càng cao. Để
tăng hiệu suất phóng điện sử dụng thêm cực điện áp mồi và cơ cấu biến áp kép.

43
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Cấu tạo của bộ chuyển


mạch điện tử như hình vẽ, điều chỉnh
bao gồm hai đèn bảo vệ A A đèn phóng điện
và B đặt tại lối vào máy thu
và máy phát, cách nhánh
λ/4
ống dẫn sóng chính các λ/4
khoảng cách λ/4 như hình a b e

vẽ. Các đèn đặt trong các Máy phát ra an ten


hộp cộng hưởng tạo bởi các c d
thành ống dẫn sóng và các màng chắn
λ/4
màng chắn đặc biệt.
B
Khi máy phát hoạt
động, do công suất phát rất
Máy thu
lớn nên một phần năng
lượng lọt vào các hộp cộng
hưởng gây phóng điện giữa
các điện cực. Do ngắn mạch ở các vị trí các đèn A và B nên trở kháng ở giữa các
đoạn ab và cd rất lớn; toàn bộ năng lượng phát được đưa ra anten.

Khi máy phát ngừng phát xung, các đèn A và B không hoạt động, tại vị trí
các đèn bị hở mạch, điện trở rất lớn. Các vị trí ab và cd trở kháng bằng 0. Tại vị
trí e cách ab một đoạn λ/4 nên trở kháng tại e về phía ab là rất lớn. N hư vậy
năng lượng phản xạ về sẽ đi vào máy thu. N ếu tín hiệu phản xạ về quá lớn thì
đèn B hoạt động gây ngắn mạch ở lối vào để bảo vệ máy thu.

Loại chuyển mạch điện tử này có kích thước nhỏ gọn, ít tổn hao năng lượng,
độ tin cậy cao. Hiện đang được sử dụng rộng rãi. Thiết bị chuyển mạch này
thường được chế tạo dưới dạng một đoạn ống dẫn sóng ngắn có chia các nhánh
ra máy phát và máy thu, tích hợp sẵn các đèn phóng điện bảo vệ, được nối vào
đầu ra của máy phát. Khi hỏng hóc cần thay thế thì thay cả đoạn ống dẫn sóng
có chứa cơ cấu chuyển mạch nói trên.

2.2.2. Chuyển mạch Ferit

Loại chuyển mạch này hiện nay ít sử dụng do tổn hao năng lượng lớn, kích
thước cồng kềnh hơn nhiều so với loại chuyển mạch điện tử.

Cấu tạo và hoạt động của chuyển mạch anten dùng Ferit trình bày trong phần
phụ lục.

2.3. Các loại anten radar

2.3.1. Các yêu cầu của anten radar tàu thủy.

- An ten dùng chung cho cả thu và phát.

44
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- An ten phát theo búp phát định hướng có αng = 1-3o; αđ = 10-30o, đảm bảo
độ chính xác khi định hướng, phát hiện được mục tiêu cả khi tàu bị lắc.

- An ten phải quét tròn được 360o phát hiện được mục tiêu trên tất cả các
hướng.

- Phải có 10 – 12 xung đập vào mục tiêu sau mỗi vòng quay của an ten với
tốc độ 20-24 vòng/phút để đảm bảo công suất xung phản xạ.

- Dải lọt đủ lớn 40-50 MHz để có thể thu được tín hiệu phản xạ từ tất cả các
mục tiêu lớn nhỏ và thu được các tần số sai khác tiêu chuNn do máy phát không
ổn định và xung phản xạ từ các mục tiêu có tính chất khác nhau gây nên.

- Bề mặt hiệu dụng Ao của an ten đủ lớn để thu nhận tín hiệu phản xạ được
tốt. Hệ số hiệu dụng (tỉ số giữa công suất có ích bức xạ vào không gian trên toàn
bộ công suất phát) η = 0.94 ÷ 0.98.

- Vị trí đặt an ten cao để nâng tầm xa tác dụng, an ten không bị vướng hay bị
che khuất, không đặt gần các vật làm ảnh hưởng đến khả năng phát và thu sóng
phản xạ của an ten.

- Kích thước nhỏ gọn, độ bền cơ học cao.

- Lắp đặt an ten không ảnh hưởng đến các hệ thống VTDĐ và các hệ thống
thông tin VTĐ khác trên tàu.

- Cường độ búp phụ nhỏ (mức phát búp phụ không quá 20-30 db).

2.3.2. Anten loa (horn


antenna)
ống dẫn sóng
- Để việc truyền năng
lượng từ ống dẫn sóng ra
a'
không gian được tốt cần có sự
hòa hợp tải giữa đầu ống dẫn a
sóng và môi trường, nghĩa là
trở kháng sóng của đầu ống b b'
dẫn sóng bằng trở kháng sóng
của môi trường:

ρô = ρ m

- Thấy rằng nếu thiết kế cho đầu ống dẫn sóng loe rộng ra thì việc truyền
năng lượng từ ống ra môi trường sẽ tốt hơn

- Xét một ống dẫn sóng có thiết diện hình chữ nhật:

45
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Trở kháng sóng của ống dẫn sóng là:

λo
ρ ô = 120.π .
λ

λo 1
=
λ ⎛ λ ⎞
2

1 − ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ λth ⎠

Trong đó: λ: bước sóng của radar khi truyền lan trong không gian tự do

λô: bước sóng của radar khi truyền lan trong ống

λth: bước sóng tới hạn hay bước sóng lớn nhất có thể truyền
lan trong ống; λth = 2.a

E μo
- Trở kháng sóng của môi trường là: ρ m = =
H εo

Trong đó μo: độ từ thNm của môi trường; μo = 4π.10-7

1
εo: hằng số điện môi của môi trường; ε o = .10 −9
4πg

Từ đó có: ρm= 120.π ≈ 377 Ω.

1 λ λ
- Ta cần có ρô = ρm , nghĩa là =1 → = 0 → cần =0
⎛ λ ⎞ λth 2.a
1 − ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ λth ⎠

→ cần 2.a rất lớn.

- Để tăng a, thiết kế cho đầu ống dẫn sóng loe rộng ra thành hình loa gọi là an
ten loa. Góc mở của búp phát an ten loa được tính như sau:

λ λ
α ng = 68. ; α đ = 50.
d b

Trong đó d và b là chiều dài và chiều rộng của loa sau khi đã mở rộng, d là
thành rộng, nằm trong mặt phẳng ngang, b là thành hẹp của mặt bức xạ, nằm
theo phương thẳng đứng.

- Khả năng bức xạ của an ten loa như trên nói chung vẫn không được tốt nên
an ten loa ít được sử dụng làm an ten phát mà chỉ dùng làm vật bức xạ chính.

46
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

2.3.3. Anten parabol (parabolic antenna)

- Để chụp được sóng radar


lên các mục tiêu trên biển: Gương phản xạ parabol
dùng gương phản xạ parabol và β
đặt một vật bức xạ dạng loa Mục tiêu
bức xạ ở tiêu điểm của gương
với các góc nghiêng β và 2β
như hình vẽ (β từ 10o-15o). Khi
đó thực nghiệm cho thấy an ten
có khả năng phát hiện mục tiêu
tốt với tính định hướng cao.

- Loại an ten này hiện nay ít Loa bức xạ
được dùng trên tàu biển do
thiết bị cồng kềnh, tổn hao
năng lượng lớn.

- Loa bức xạ phải được che bằng loại vật liệu đặc biệt, chỉ hấp thụ rất ít năng
lượng và cho phép xung radio đi xuyên qua. Thường xuyên vệ sinh bề mặt, lau
sạch bụi, muội khói, hơi nước mặn… trên bề mặt này.

- Loa bức xạ được đặt thấp xuống dưới để năng lượng sau khi phản xạ từ
gương parabol không quay trở lại loa sẽ làm giảm tính định hướng của anten và
ảnh hưởng tới magnetron, giảm bớt mức cản đối với sóng radar phát đi và phản
xạ về, đồng thời hướng cho tia sóng phát đi song song với mặt phẳng nằm
ngang. N ếu góc nghiêng quá lớn sẽ làm tăng búp phụ, giảm hiệu suất định
hướng.

2.3.4. Anten khe (slotted


antenna) λô/2

- An ten khe là loại an ten được sử


d 700
dụng rộng rãi trên tàu biển hiện nay
do các ưu điểm kích thước gọn nhẹ,
đơn giản, độ bền cơ học cao, tính định λô/2
hướng tốt, giảm thiểu búp phụ và ít L
chịu ảnh hưởng của gió.

- Thành phần chủ yếu của an ten khe là một đoạn ống dẫn sóng nằm ngang,
chiều dài L, chiều rộng d. Xung siêu cao tần được đưa vào một đầu, đầu kia bịt
kín. Sóng phản xạ lại từ thành bị bịt kín đó gặp sóng truyền tới, giao thoa tạo
thánh các sóng đứng trong an ten. Tại các vị trí tạo thành sóng đứng người ta
khoét các khe hẹp và sóng đứng sẽ phát ra ngoài theo các khe này tạo thành một
búp phát có góc mở ngang nhỏ giống như đối với an ten parabol. Phía ngoài chỉ

47
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

cần bố trí một bộ phản xạ parabol đơn giản kiêm vai trò vỏ bọc của an ten là có
thể tạo góc mở đứng cần thiết cho búp phát radar.

- Các khe được khoét trên bề mặt rộng hoặc bề mặt hẹp của đoạn ống dẫn
sóng dùng làm an ten. Khe có chiều dài λô/2 và cách nhau cúng một khoảng
λô/2. Khe nghiêng với mặt phẳng ngang một góc khoảng 70o. Các dao động do
các khe sinh ra sẽ cùng pha và năng lượng tổng cộng bức xạ ra sẽ là tổng cực đại
các năng lượng thành phần từ các khe. Tăng chiều dài anten sẽ tăng số lượng
khe, giảm được góc mở ngang búp phát và tăng cường độ búp phát


- Hệ số định hướng của an ten khe: G A =
α ng .α đ

λ
α ng = 70. = 0.5o → 3o góc mở ngang của búp phát
L

λ
α đ = 70. = 20 o → 30 o góc mở đứng của búp phát
d

- An ten được bao bọc bởi một lớp kim loại nhẹ và bền. Bề mặt có các khe
bức xạ được bọc bởi một lớp chất dẻo đặc biệt để chống muội khói, hơi nước…
nhưng vẫn đảm bảo khả năng bức xạ sóng điện từ. Lưu ý không được sơn lên bề
mặt này.

Giữa các khe đôi khi được ngăn cách nhau bởi một lớp kim loại mỏng nhằm
giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các khe, giảm búp phụ và giảm góc mở ngang
của búp phát. Cuối an ten có bộ phận hấp thụ năng lượng thừa để đảm bảo sự
hình thành sóng chạy trong anten. Một số an ten có cơ cấu sấy khô.

- Một số loại an ten có công tắc ngắt nguồn trên khối quét an ten. Khi làm
việc gần an ten trên cao như bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa… thì tắt công tắc
nguồn này để đảm bảo an toàn.

- An ten thường được chế tạo với một số chiều dài nhất định như 4ft, 6ft, 7ft.
Với các an ten của radar sử dụng bước sóng 10 cm thì kích thước an ten thường
lớn hơn rất nhiều để đảm bảo góc mở ngang hẹp của búp phát. Chiều dài của các
an ten này thường tới 9ft hoặc 12ft.

48
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

CHƯƠNG 3: MÁY PHÁT RADAR

Máy phát radar có nhiệm vụ tạo ra các xung siêu cao tần đưa ra an ten phát
vào không gian. Máy phát radar có thể được bố trí thành một khối đặt trong
buồng riêng, hoặc bố trí ngay trong khối an ten trên cao, khi đó khối an ten gọi
là khối quét (Scanner). N ếu máy phát được bố trí trong buồng riêng trong khu
cabin thì phải có một đoạn ống dẫn sóng nối máy phát với khối an ten trên cao.

3.1. Sơ đồ khối máy phát

Xung khởi động


τx
τx

Bộ điều chế Tạo dao động


siêu cao tần Anten
(Modulator)
(Magnetron)

Máy phát radar có nhiệm vụ tạo ra các xung dao động siêu cao tần với chu kỳ
lặp xung và chiều dài xung nhất định, đảm bảo công suất để đưa ra an ten phát
vào không gian.

Sơ đồ khối máy phát gồm hai phần chính: bộ điều chế và bộ tạo dao động
siêu cao tần.

- Máy phát radar được khống chế bởi xung khởi động, xung này do bộ tạo
xung khởi động, thường là một bộ tạo dao động nghẹt Blocking đưa đến.

- Bộ điều chế, thường kèm theo bộ tiền điều chế, nhận các xung nhọn từ bộ
tạo xung khởi động để tạo ra các xung vuông có chiều rộng τx, chu kỳ Tx với
biên độ thích hợp. Sau đó xung vuông đưa đến bộ tạo dao động siêu cao tần.

- Bộ tạo dao động siêu cao tần là đèn Magnetron, đèn này sản xuất ra các
xung dao động điện từ có tần số siêu cao (9400 MHz hay thường gọi là 9GHz
đối với bước sóng 3.2 cm; 3000 MHz hay 3GHz đối với bước sóng 10 cm) đưa
ra an ten bức xạ vào không gian. Các xung dao động này cũng có chiều dài xung
và chu kỳ lặp xung tương ứng là τx và Tx.

3.2. Đèn Magnetron

3.2.1. Tác động của trường điện từ lên chuyển động của điện tử trong
đèn magnetron

Xét thí nghiệm như hình vẽ. A nốt có dạng hình trụ tròn, Ka tốt làm bằng vật
liệu có khả năng phát xạ điện tử tốt, đặt tại tâm của A nốt và được cấp điện áp
nung Un. Toàn bộ A nốt và Ka tốt được đặt trong từ trường của nam châm vĩnh

49
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

cửu N S. Mạch dao động


LC để tạo tần số cộng
A
hưởng sinh ra giữa Ka tốt
N S L C
và A nốt. K

Kết quả thu được như


sau: Un Ea

- +
- Khi từ trường H = 0,
các điện tử phát ra từ Ka
tốt chuyển động về A nốt theo đường thẳng. Trong mạch xuất hiện dòng điện.

- N ếu tăng dần từ trường lên thì quĩ đạo của các điện tử bị uốn cong. Dòng
điện trong mạch giảm dần.

- Tăng H tới một giá trị tới hạn Hth nào đó thì các điện tử sẽ chuyển động
vòng quanh Katot nốt chứ không tới được A nốt, dòng điện trong mạch gần
bằng 0.

- Tiếp tục tăng H lên quá giá trị Hth, các điện tử sẽ quay ngược trở về Ka tốt,
dòng điện trong mạch bằng 0.

Tóm lại, dưới tác động của điện trường và từ trường sẽ tạo ra trong khoảng
không giữa A và K một đám mây điện tử xoay với tần số phụ thuộc tần số của
điện từ trường tác động vào nó.

H=0 H<Hth H=Hth H>Hth

3.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn magnetron.

Để có dao động siêu cao tần, phải thay mạch dao động LC bằng các hốc cộng
hưởng.

N gày nay đèn Magnetron được sử dụng rộng rãi trong radar hàng hải để làm
thiết bị phát ra các xung phát siêu cao tần. Một thiết bị khác cũng có thể tạo ra
được các sóng siêu cao tần là đèn Klistron, ưu điểm của đèn Klistron là tần số
sinh ra ổn định hơn so với Magnetron, nhưng Magnetron có thể cho công suất
xung lớn hơn, đồng thời sự kém ổn định về tần số có thể được khắc phục bằng
các cơ cấu ổn định tần số và điều chỉnh máy thu đồng bộ với tần số của máy
phát.

50
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Cấu tạo của đèn Magnetron được mô tả trong hình vẽ dưới đây:

N guồn cấp và sợi


nung cho Ca tốt A nốt dạng khối
bằng đồng
Hốc cộng hưởng

Ca tốt phủ chất


phát xạ điện tử
Móc dạng anten
khung lấy năng
lượng ra Đưa ra ống
dẫn sóng

- Ka tốt của Magnetron được chế tạo bằng vật liệu phát xạ điện tử tốt, thường
có dạng khối trụ đặc, đặt ở trục của A nốt. Xung quanh có cuộn dây nung được
cấp nguồn Un để đảm bảo khả năng phát xạ điện tử.

- A nốt thường bằng đồng có dạng trụ tròn, khoét một số chẵn các hốc cộng
hưởng. Tại một hốc có bố trí móc ghép dạng khung dao động để đưa năng lượng
ra ống dẫn sóng. Có cơ cấu điều chỉnh thể tích hốc cộng hưởng để có thể thay
đổi tần số dao động trong một mức độ nhất định.

- Toàn bộ Ka tốt và A nốt được đặt trong từ trường của một nam châm vĩnh
cửu. N am châm này có từ trường rất mạnh có thể ảnh hưởng tới các thiết bị điện
tử khác ở gần nó.

- N guyên lý hoạt động: dưới tác dụng của từ trường, các điện tử phát xạ từ
Ka tốt sẽ không tới được A nốt mà sẽ chuyển động trong khoảng không giữa Ka
tốt và A nốt, các điện tử bay qua hốc cộng hưởng sẽ kích thích hốc cộng hưởng
sinh ra các dao động trong hốc. Mỗi điện tử sẽ tạo ra một dao động riêng, dao
động riêng nào có tần số trùng với tần số của hốc cộng hưởng sẽ được khuếch
đại và đưa ra ngoài.

Để tăng công suất dao động sinh ra, phải tạo ra nhiều hốc cộng hưởng.

- Điện áp đưa vào đèn Magnetron rất lớn hàng vạn V, vì vậy để đảm bảo an
toàn thường bố trí A nốt nối đất và đưa xung điều chế âm vào Ka tốt.

- Để mắc đèn Magnetron vào mạch điện, có thể mắc trực tiếp hoặc mắc gián
tiếp qua một biến áp xung (hình vẽ).

51
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Đèn Magnetron được cấp điện áp xung điều chế rất cao 10-20 KV để tạo điện
trường xoay chiều siêu cao tần. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, a nốt bao giờ cũng
nối đất và ca tốt được cấp xung điều chế âm. A nốt còn được gắn các cánh tản
nhiệt và quạt gió để làm mát.

Mắc trực tiếp: Mắc gián tiếp:

Quạt gió Quạt gió

TR TR

+
R K R K
- +
UN UN
-

Điện áp nung thông qua một biến thế TR để đưa vào nung nóng ca tốt của
đèn. Để thay đổi dòng điện trong đèn, có thể thay đổi điện áp nung thông qua
công tắc tự động K. Với các thang tầm xa lớn: K đóng, dòng Magnetron lớn.
Với các thang nhỏ: K mở, dòng Magnetron nhỏ.

3.2.3. Cách kiểm tra máy phát radar.

Để kiểm tra máy phát radar, có các phương pháp sau:

- Kiểm tra thời gian hoạt động của đèn Magnetron (tính theo giờ hoạt động).
Có thể theo dõi nhật ký sử dụng radar. Một số loại radar mới có chức năng chỉ
báo thời gian hoạt động của radar, bao gồm cả thời gian phát xung và thời gian
Stand by. Dựa vào thông số này có thể sơ bộ đánh giá tình trạng hiện tại của
Magnetron.

- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng kiểm tra dòng Magnetron xem có đảm
bảo định mức không. Các radar mới thường có chế độ kiểm tra dòng Magnetron
ngay trong Menu sử dụng của máy, có thể thường xuyên kiểm tra theo dõi được
dòng Magnetron.

Trước khi kiểm tra dòng Magnetron phải cho radar phát sóng khoảng 15 phút
cho dòng Magnetron ổn định

52
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Kiểm tra và làm vệ sinh bề mặt an ten phát, bên trong ống dẫn sóng, lau
sạch bụi, muội khói… Lau khô nước đọng trong ống dẫn sóng nếu có.

- Các radar mới có chức năng kiểm tra tính năng của radar (Performance
Monitor) có thể kiểm tra được công suất xung phát đi từ an ten. Trên khối quét
gần an ten bố trí một cơ cấu hấp thụ năng lượng của sóng radar phát đi. N ăng
lượng thu được sẽ được sửa đổi và chỉ báo trên màn hình khi ta bật chế độ kiểm
tra chức năng nói trên. Khi đó quan sát mức độ tín hiệu chỉ thị sẽ cho ta biết
công suất xung phát của radar có đảm bảo không.

N ếu sau khi điều chỉnh tất cả các núm điều khiển ở vị trí thích hợp mà ảnh
vẫn mờ là do phát xạ của đèn Magnetron yếu. Đèn này không sửa chữa được mà
phải thay thế.

Hình ảnh dưới đây cho ta một ví dụ cụ thể trên màn ảnh khi hiển thị chế độ
kiểm tra chức năng radar. Bán kính của vùng sáng chỉ thị sẽ đạt tới một khoảng
cách nào đó, cùng với các chỉ thị của dòng Magnetron và PM sẽ cho ta tình
trạng hiện tại của máy phát tốt hay không.

3.3. Bộ điều chế máy phát

N hiệm vụ của bộ điều chế là tạo ra các xung vuông có chiều dài nhất định từ
0.01-1μs, có chu kỳ lặp xung thích hợp, đưa đến đèn magnetron để kích thích
đèn sinh ra các dao động siêu cao tần tương ứng.

Sơ đồ khối của bộ điều chế như hình vẽ.

- Bộ nguồn nhằm tạo ra điện áp cao 10-20 KV cấp nguồn cho hệ thống.

- Bộ hạn chế nhằm hạn chế bớt các biên độ quá cao của điện áp.

53
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Bộ tích năng: dùng để tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường hay từ
trường trong khoảng thời gian giữa các xung khởi động, sau đó phóng năng
lượng trong khoảng thời gian ngắn nhất định dưới dạng một xung vuông có điện
áp cao.

- Bộ khởi động tạo ra các xung nhọn khởi động có chu kỳ lặp xung nhất định
để kích thích cho cơ cấu đảo mạch làm việc.

- Bộ đảo mạch: để thay đổi chế độ hoạt động của mạch, nhằm điều khiển việc
phóng và tích năng lượng của bộ tích năng (tương ứng với việc phát xung và
ngừng phát để thu xung phản xạ) phù hợp với xung khởi động.

- Bộ phân dòng: điều khiển mạch hoạt động theo 2 chiều, kết hợp với bộ tích
năng làm nhiệm vụ tích năng và đo dòng Magnetron.

- Tải là đèn magnetron để tạo ra các dao động siêu cao tần có chiều dài xung
và chu kỳ lặp xung tương ứng với xung vuông điều chế.

Hạn chế Tích năng

Tải
Tạo xung Phân dòng
N guồn Đảo (Magnetron)
cao áp khởi động mạch

Có hai loại mạch điều chế sử dụng trong radar. Các radar cũ sử dụng loại
mạch điều chế dùng tụ điện tích năng. Các loại radar mới thường sử dụng mạch
điều chế dùng đường dây dài tích năng.

3.3.1. Mạch điều chế dùng tụ điện tích năng điều khiển bằng đèn điện tử.

Sơ đồ mạch điện như hình vẽ dưới.

Bộ tiền điều chế nhận xung khởi động, sản xuất ra các xung vuông dương
đưa vào lưới của đèn Đ1.

N guồn cao áp Ea lấy từ bộ chỉnh lưu cao áp.

Điện trở Ra đóng vai trò bộ hạn chế.

Tụ CN đóng vai trò bộ tích năng.

Đèn Đ1, thường là đèn 3 cực có khí Thyratron, đóng vai trò bộ đảo mạch.

Mạch phân dòng là mạch R-C-L.

54
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Tải là đèn magnetron Đ3.

Ra CN Iphóng
Ea=EHT
+ -
Itích
L
Đ1 Đ2 Đ3
C R mA Cp
UĐ1

- E
g
+

Khi chưa có xung vuông dương UĐ1 đưa vào, đèn Đ1 không làm việc do điện
áp âm từ nguồn Eg khống chế lưới. N guồn Ea tích điện cho tụ CN dưới dạng điện
trường qua mạch R-C-L. Khi có xung dương UĐ1 đưa vào, đèn Đ1 hoạt động và
thông mạch, tụ CN phóng điện qua đèn Đ1, qua magnetron Đ3. Việc phóng điện
trong khoảng thời gian τx sẽ kích thích đèn magnetron sinh ra các dao động siêu
cao tần có chiều dài đúng bằng τx để đưa ra anten phát vào không gian.

Giữa A nốt và Ka tốt của magnetron và đầu ra mạch điều chế có thể tạo ra
các dao động ký sinh, biểu thị bằng tụ CP. Sử dụng đi ốt Đ2 để dập các dao động
ký sinh này.
UĐ1
Dòng điện phóng hầu như Tx τx
không qua mạch RCL vì với
tần số siêu cao coi như L hở
mạch. Chỉ có một phần rất nhỏ t
của dòng điện đi qua mạch
RCL này. Đặt miliAmpe kế để
đo dòng Magnetron.
nạp phóng
A nốt của Magnetron luôn
nối đất để đảm bảo an toàn.

55
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

3.3.2. Mạch điều chế dùng đường dây dài tích năng điều khiển bằng
Thyristor.

EHT
Long Pulse Anten
R 1
K Magnetron

Thyristor
2
Mạch hiệu chỉnh Short Pulse L1 L2 Biến áp xung
Trigger xung Trigger
Unung 6.3V
Rơ le

PULSE SW.

Mạch này sử dụng trong các loại radar mới, dùng đèn Thyristor (đèn hai cực
bán dẫn có điều khiển) làm bộ đảo mạch.
Khi chưa có xung khởi động đưa vào, hai đèn Thyristor bị khóa, cao áp qua
điện trở R nạp cho bộ tích năng là đường dây dài, qua cuộn L1 về đất. Khi có
xung khởi động đưa vào, đèn Thyristor mở, bộ tích năng phóng điện qua đèn,
qua cuộn L1 làm cho trên cuộn L1 có một xung điều chế vuông. Xung này cảm
ứng qua biến áp xung, qua cuộn L2 đặt vào đèn Magnetron 1 xung điều chế âm,
đèn Magnetron sẽ sinh ra một dao động siêu cao tần, đưa ra anten phát vào
không gian.
Dùng một Rơ le nối với công tắc chuyển chiều dài xung PULSE SW. Khi
chuyển công tắc này, Rơ le hút công tắc K ở vị trí 1 hay 2 làm thay đổi bộ tích
năng nhằm thay đổi công suất phát cũng như chiều dài xung τx.

56
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

CHƯƠNG 4: MÁY THU RADAR

4.1. Nguyên lý hoạt động theo sơ đồ khối

Máy thu radar có nhiệm vụ nhận tín hiệu xung phản xạ từ anten, khuếch đại,
sửa đổi và chuyển thành tín hiệu xung ảnh để đưa vào máy chỉ báo. Máy thu
phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Độ nhạy cao, độ ồn thấp đảm bảo thu nhận được các xung phản xạ có
cường độ thấp

- Dải thông đủ lớn để tín hiệu thu không bị méo.

- Hệ số khuếch đại lớn, khả năng chống nhiễu cao, thông số máy thu ổn định.

- Kết cấu gọn nhẹ, độ bền cơ học cao, tiết kiệm năng lượng.

Sơ đồ khối máy thu radar

Khử nhiễu
STC biển FTC CRT
Anten (STC)

Chuyển Hạn chế Bộ trộn K.Đại Khử nhiễu K.Đại


Tách sóng
mạch (Limitter) (Mixer) trung tần (Detector) mưa xung ảnh
(Duplexer) (IF Amp.) (FTC) (Video Amp.)

MF GAIN

TUN E Dao động


nội AFC
(Local
Oscillator)

- Bộ hạn chế thường dùng đi ốt bán dẫn để hạn chế bớt biên độ của những tín
hiệu phản xạ về quá lớn nhằm bảo vệ bộ trộn.

- Bộ trộn: thường dùng mạch trộn cân bằng để trộn hai tín hiệu: một từ mục
tiêu phản xạ trở về, một từ bộ dao động nội tại để lấy ra tần số trung gian.

- Bộ dao động nội dùng đèn Klistron hay điốt Gunn để tạo ra một dao động
siêu cao tần có tần số cao hơn tần số máy phát một lượng nhất định.

- Bộ khuếch đại trung tần là mạch khuếch đại chủ yếu của Radar. Biên độ của
tín hiệu phản xạ về từ mục tiêu được khuếch đại đủ lớn để đủ khả năng thể hiện
trên màn ảnh.

57
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Bộ tách sóng để tách tín hiệu thị tần ra khỏi xung trung tần nghĩa là tách lấy
đường bao của xung.

- Mạch khuếch đại xung ảnh nhằm khuếch đại, sửa đổi tín hiệu cho phù hợp
rồi đưa vào cơ cấu hiển thị ảnh mục tiêu (ống phóng tia điện tử hoặc các radar
ngày nay thường sử dụng màn hình tinh thể lỏng LCD).

- Mạch tự động điều chỉnh tần số (AFC) nhằm giữ cho tần số trung gian luôn
không đổi.

- Mạch khử nhiễu biển (STC) tác động vào mạch khuếch đại trung tần làm
thay đổi hệ số khuếch đại theo khoảng cách để chống nhiễu biển.

- Mạch khử nhiễu mưa (FTC) hay mạch vi phân để loại trừ các loại nhiễu
trên màn ảnh do mưa, tuyết, sương mù dày đặc, bão cát… gây ra.

Các radar ngày nay thường được thiết kế có máy phát và một phần máy thu
thành khối thu phát đặt ở khối quét anten trên cao. Phần còn lại của máy thu đặt
trong máy chỉ báo trong buồng lái. Kết cấu như vậy cho phép thu gọn kích thước
của toàn trạm radar, giảm bớt được đoạn ống dẫn sóng nối từ máy phát lên anten
nếu thiết kế máy phát rời. Việc lắp đặt cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên thiết kế
như vậy có nhược điểm là khi cần bảo dưỡng, kiểm tra máy phát và máy thu sẽ
khó khăn hơn. Các nhà sản xuất radar ngày nay thường thiết kế với cùng một
loại radar thì có thể chọn lựa hoặc loại có máy phát tách rời đặt tại buồng riêng
trong cabin, hoặc loại có máy phát và máy thu gắn liền nhau đặt trên khối quét
anten nhằm đáp ứng các yêu cầu lắp đặt radar cụ thể.

Việc điều chỉnh máy thu thông qua 4 nút điều khiển trên mặt máy chỉ báo là:

+) GAIN : điều chỉnh hệ số khuếch đại

+) TUN E: điều chỉnh sự cộng hưởng của máy thu với máy phát

+) STC: khử nhiễu biển

+) FTC: thay đổi hệ số vi phân để khử nhiễu mưa

Hoạt động của máy thu Radar tóm tắt như sau: Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu
trở về an ten được an ten thu nhận, đưa qua ống dẫn sóng đến bộ chuyển mạch,
qua bộ hạn chế tới bộ trộn. Dao động từ bộ dao động nội cũng được đưa tới bộ
trộn, trộn với tín hiệu phản xạ từ mục tiêu để lấy ra tín hiệu trung tần IF là hiệu
của hai tần số vào bộ trộn. N ếu tín hiệu trung tần không chuNn xác thì mạch
AFC phải tự động điều chỉnh tần số của bộ dao động nội sao cho

fOSC – fM = const = IF.

58
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

N ếu có sóng biển làm cho vùng tâm màn ảnh Radar sáng lên thì dùng mạch
STC để khử bớt vùng nhiễu biển ở tâm màn ảnh. Sau đó tín hiệu được đưa vào
bộ tách sóng, tách lấy một nửa đường bao xung trung tần nhằm lấy ra tín hiệu
xung ảnh. N ếu có nhiễu do mưa tuyết thì tín hiệu được đưa qua mạch vi phân để
khử bớt nhiễu này đi rồi đưa đến khuếch đại xung ảnh, khuếch đại và sửa đổi
xung ảnh cho đúng định mức và đưa vào ống phóng tia điện tử thể hiện thành
ảnh trên màn ảnh.

Sau đây là nguyên lý hoạt động của một số bộ phận chính trong máy thu
Radar

4.2. Bộ dao động nội (Local Oscillator)

Bộ dao động nội có nhiệm vụ tạo ra một dao động siêu cao tần có tần số cao
hơn tần số phát của radar một lượng nhất định và đưa tới bộ trộn. Dao động này
phải có công suất đủ lớn và dễ dàng thực hiện việc điều chỉnh tần số trong giới
hạn cần thiết. thành phần chính của bộ đao động nội là đèn Klistron hoặc điốt
Gunn, nhưng ngày nay hầu hết sử dụng điốt Gunn do nó có nhiều ưu điểm so
với đèn Klistron như gọn nhẹ, độ ồn bán dẫn nhỏ, công suất tiêu thụ thấp,
khoảng tần số dao động rộng (dễ điều chỉnh), cho dao động siêu cao tần ổn định.

Bộ dao động nội dùng điốt Gunn

Hoạt động của bộ dao động này dựa theo hiệu ứng Gunn: nếu đặt một điện
cực có trở vào thanh bán dẫn hoàn toàn tinh khiết Ga-As và đặt vào cực đó một
điện áp nhất định thì sẽ thu được trong hợp chất bán dẫn này một dao động siêu
cao tần. Điốt Gunn kết hợp với hốc cộng hưởng sẽ cho một dao động duy trì.

Cấu tạo của Đi ốt Gunn: hợp chất


bán dẫn tinh khiết Gali-Asen (Ga-As) N ++ Điện cực
hai đầu phủ các chất bán dẫn N + và
N ++. Bên ngoài các chất N + và N ++ Ga-As
được phủ một lớp kim loại làm điện
N+
cực. Toàn bộ được đặt trong một hộp
cộng hưởng có vít điều chỉnh thể tích
nhằm điều chỉnh tần số dao động.
Cấu tạo Điốt Gunn
N goài ra còn có móc ghép để lấy năng
lượng đưa ra ngoài. Đầu N + nối với cực (+), đầu N ++ nối với cực (-) của nguồn
DC. N guồn nuôi DC này có giá trị khoảng 10V.

Khi cường độ điện trường đặt vào hai đầu điốt đạt một giá trị nhất định thì
trong tinh thể bán dẫn xuất hiện một dao động siêu cao tần. Tính toán điện áp và
khối lượng tinh thể để đạt được dao động có tần số cần thiết. Kết hợp với hốc
cộng hưởng để có dao động duy trì. N hược điểm chính của bộ dao động nội này
là công suất tương đối thấp.

59
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Để điều chỉnh tần số của bộ dao động nội này, có thể điều chỉnh điện áp đặt
vào 2 cực của điốt Gunn hoặc điều chỉnh thể tích của hốc cộng hưởng.

a) Điều chỉnh thô: là điều chỉnh tần số bộ dao động nội bằng cách điều chỉnh
thể tích hộp cộng hưởng. Thông thường việc này được tiến hành ngay trong nhà
máy sản xuất. N hưng nếu Radar hoạt động lâu ngày, thay đi ốt Gunn mới, thay
magnetron mới, hoặc việc điều chỉnh TUN E không đạt được cộng hưởng nữa thì
có thể tiến hành điều chỉnh thô như sau:

- Cho Radar hoạt động ổn định, thang tầm xa để trung bình hoặc lớn.

- N úm TUN E để vị trí giữa

- Dùng dụng cụ chuyên dụng để điều chỉnh vít thay đổi thể tích hộp cộng
hưởng, đồng thời quan sát màn ảnh đến khi ảnh các mục tiêu nếu có hiện lên rõ
nét nhất hoặc cơ cấu chỉ thị điều hưởng sáng nhiều nhất là được.

b) Điều chỉnh tinh: sử dụng núm TUN E trên mặt máy chỉ báo để điều chỉnh.
Đây là công việc tiến hành thường xuyên mỗi khi sử dụng Radar. Thực chất là
thay đổi điện áp đặt vào điốt Gunn.

Sau khi bật radar, điều chỉnh độ sáng, hội tụ, khuếch đại xong thì mới tiến
hành điều chỉnh TUN E. Thang tầm xa để trung bình hoặc lớn (12, 24 N M), từ từ
xoay TUN E đến khi ảnh mục tiêu trên màn ảnh rõ nét nhất hoặc cơ cấu chỉ thị
điều hưởng sáng nhiều nhất là được.

Bộ dao động nội dùng đèn Klistron: Các radar hiện nay không còn sử dụng
bộ dao động nội loại này do kích thước lớn, tiêu thụ năng lượng cao, độ ồn cao
và dao động không ổn định bằng bộ dao động nội dùng điốt Gunn.

4.3. Bộ trộn tần (Mixer)

Radar phát ra các tần số siêu cao tần từ đèn Magnetron có fm = 9400 MHz.

Tần số của bộ dao động nội thường là fOS = 9460 MHz.

Hai dao động này trộn với nhau lấy ra tần số hiệu là fIF = fOS – fm = 60 MHz.

Một số loại Radar có thể sử dụng các tần số trung tần khác như IF = 38 MHz
hoặc 45 MHz.

Bộ trộn tần trong Radar hầu hết sử dụng bộ trộn cân bằng để giảm nhiễu ồn
máy thu do dao động nội gây nên.

Bộ phận chính gồm 1 nhánh ống dẫn sóng kép trong đó đặt 2 điốt trộn ở 2
phía (hình vẽ). Tín hiệu phản xạ về từ mục tiêu được đưa vào nhánh E, sinh ra
các điện áp U1, U2 có pha ngược nhau đặt lên các điốt Đ1, Đ2.

60
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Tín hiệu từ dao động nội


Biến áp trung tần
có tần số fOS được đưa vào
nhánh H. Tín hiệu này sinh Vào KĐ
ra các điện áp có cùng pha trung tần
đặt lên các điốt Đ1 và Đ2.

Hai tín hiệu trên trộn với FRx


nhau cho ta tần số hiệu lấy ra
ở đầu ra là mạch cộng hưởng
E
trung tần. Cách ghép mạch
như trên gọi là cách ghép cân Đ1 Đ2
bằng (đối xứng). N ó làm
giảm được nhiễu ồn do hai
dòng điện nhiễu do dao động H
nội gây nên cùng pha với fOs
nhau qua 2 điốt sẽ ngược
chiều nhau và triệt tiêu nhau.

Điốt trộn thường dùng loại


1N 23WE là loại điốt tiếp Đ1 Inhiễu
điểm rất nhạy và dễ hỏng. U1
Hai điốt này được gắn vào
ống dẫn sóng đối xứng nhau fm vào KĐTT
qua phần ống giữa. N ếu có 1 U2
điốt hỏng thì sẽ làm cho ảnh
Đ2
mờ không rõ nét.
Inhiễu
Bộ dao động nội làm việc
liê
fos
n tục và liên tục sinh ra
các tần số siêu cao. Trong khi đó tín hiệu phản xạ về từ mục tiêu chỉ có khi có
mục tiêu. N hư vậy chỉ khi có tín hiệu phản xạ từ mục tiêu về thì đầu ra của bộ
trộn mới có tần số trung tần. N ếu không có tín hiệu phản xạ từ mục tiêu thì đầu
ra của bộ trộn không có tín hiệu do tần số từ dao động nội sẽ bị mạch cộng
hưởng trung tần lọc bỏ.

4.4. Khuếch đại trung tần – Tách sóng – Khuếch đại xung ảnh

4.4.1. Khuếch đại trung tần

- Các Radar ngày nay thường dùng các mạch khuếch đại thuật toán để
khuếch đại tín hiệu trung tần. Mạch khuếch đại trung tần phải đảm bảo các yêu
cầu sau:

+) Mạch này đảm nhận việc khuếch đại chủ yếu trong máy thu Radar

61
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

+) Dải thông tương đối lớn để tín hiệu không bị méo.

+) Hệ số khuếch đại cao, làm việc ổn định.

- Hệ số khuếch đại trung tần có thể điều chỉnh U1 IF U2


bằng tay nhờ núm GAIN để điều chỉnh cường độ Amplifier
của ảnh trên màn ảnh.
U2 GAIN
- Việc khuếch đại tốt hay không tốt còn phụ k=
thuộc vào tần số của tín hiệu từ bộ trộn có bằng U1
tần số chuNn của mạch KĐTT hay không. N ếu
lệch tần số quá lớn sẽ gây méo tín hiệu và hệ số
khuếch đại kém. Để đảm bảo trung tần đúng định
mức, thiết kế bộ phận tự động điều chỉnh tần số
AFC (Auto Frequency Control) để giữ cho tấn số
ổn định. f
if f = 35-60 MHz
- Để khử nhiễu biển: thiết kế mạch điện có thể
điều khiển được hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại trung tần thay đổi theo
thời gian.

4.4.2. Mạch tách sóng

U1

t Đ1
Biến áp trung tần

U2 U1 C1 R1 U2
τx
t

- Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu trở về qua bộ trộn trở thành tín hiệu trung tần
có chiều dài τx. Bộ tách sóng dùng để lấy lại xung điều chế hay xung thị tần.
Thưc chất mạch tách sóng là một mạch nắn điện có các bộ lọc chất lượng cao để
lọc bớt thành phần trung tần, chỉ giữ lại thành phần thị tần.

- Tùy theo từng loại Radar mà sử dụng mạch tách sóng nửa chu kỳ hay cả
chu kỳ. Hình vẽ trên giới thiệu nguyên lý bộ tách sóng nửa chu kỳ. Mạch này cắt
đi nửa âm của tín hiệu trung tần. Phần trung tần bị tụ C1 lọc bỏ, phần thị tần lấy
qua R1 đưa sang khuếch đại xung ảnh.

4.4.3. Khuếch đại xung ảnh

62
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Mạch này khuếch đại tín hiệu thu được. sửa đổi cho phù hợp và đưa vào cơ
cấu hiển thị ảnh (màn hình CRT hoặc màn tinh thể lỏng). Thông thường tín hiệu
cần thiết đưa vào màn hình khoảng 20-40V.

Mạch KĐ xung ảnh ngày nay thường dùng các mạch bán dẫn hay IC. Mạch
KĐ xung ảnh phải
có dải lọt đủ lớn để Tín hiệu phản
khuếch đại được các xạ từ mục tiêu
tín hiệu có tần số Xung RM VIDEO
khác nhau như tín AMPLIFIER CRT
hiệu từ máy thu, Xung VRM
xung tín hiệu vòng SHM
cự ly cố định, vòng
Dập tia quét nghịch
cự ly di động, xung
tín hiệu SHM…

4.5. Các mạch khử nhiễu trong Radar

1. Mạch khử nhiễu mưa FTC: (Fast Time Constant)

Khi thời tiết xấu có mưa, C


tuyết, sương mù dày đặc… sẽ
gây ra nhiễu loạn trên màn ảnh Tách
U1 R U2 Khuếch đại
radar, gọi chung là nhiễu mưa sóng xung ảnh
tuyết. Ảnh của nhiễu mưa có
dạng một vùng sáng lớn có hình
dáng không cố định, vùng biên
của đám nhiễu này không sắc U1
nét như ảnh của các dải bờ biển N ền nhiễu
hoặc đảo. Tuy nhiên cường độ t
của đám nhiễu này có thể khá
U2
lớn tùy theo mưa lớn hay nhỏ,
ảnh của nhiễu nhiều khi có Qua mạch vi phân t
cường độ gần bằng ảnh của các
U2
mục tiêu làm cho ảnh mục tiêu
Qua điốt t
bị lẫn với đám nhiễu rất khó
phát hiện. N ếu trong luồng thì
U2
ảnh các tàu thuyền chạy gần bờ
Qua bộ lọc t
có thể lẫn với ảnh của bờ. Loại
nhiễu này ảnh hưởng lớn đến
U2
khả năng quan sát và phát hiện
Sửa đổi t
mục tiêu trên màn ảnh radar.

Để khử bớt nhiễu mưa trên

63
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

màn ảnh, lợi dụng tính chất của nhiễu mưa là không đổi trên một khu vực rộng,
thiết kế các mạch vi phân để đạo hàm tín hiệu nhiễu mưa nhằm triệt tiêu nhiễu.

dU 1
U2 = k. Trong đó: k = RC: hằng số vi phân
dt

Tín hiệu đầu vào mạch vi phân bao gồm cả tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và
nền nhiễu mưa sẽ được đưa qua bộ vi phân để đạo hàm tín hiệu. Đầu ra của bộ
vi phân sẽ cho một loạt các xung nhọn tương ứng với các thời điểm tín hiệu
xung tăng hoặc giảm đột ngột. Kết hợp với điốt ngắt đi một nửa các xung nhọn
âm, qua các bộ lọc và sửa đổi để đưa lại tín hiệu thành xung vuông dương ban
đầu. Thời điểm xuất hiện phải đúng thời điểm xung tín hiệu ban đầu để đảm bảo
nguyên lý đo khoảng cách.

Mạch vi phân có thể làm tăng được khả năng phân giải của Radar.

Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về nhiễu mưa trên màn ảnh. Ảnh thứ nhất là
vùng nhiễu mưa trên màn ảnh khi chưa khử nhiễu. Ảnh thứ hai và thứ ba là sau
khi đã sử dụng chức năng khử nhiễu mưa FTC với mức độ khử tăng dần.

Điều chỉnh núm FTC trên máy chỉ báo thực chất là điều chỉnh tụ C để thay
đổi hệ số vi phân k hay thay đổi mức độ khử nhiễu mưa. Radar bước sóng 10 cm
có khả năng chống nhiễu mưa tốt hơn so với radar bước sóng 3.2 cm, do đó khi
trời có mưa gây nên nhiễu mưa trên màn ảnh cần tăng cường cảnh giới, ngoài ra
phải đưa vào sử dụng cả hai radar nếu trên tàu có trang bị, tiến hành khử nhiễu
mưa thích hợp và nếu có thể thì thực hiện như sau:

+) Radar bước sóng 10 cm sử dụng ở thang tầm xa nhỏ để có thể phát hiện
các mục tiêu gần tàu có nguy cơ va chạm cao hơn so với các mục tiêu ở xa.

+) Radar bước sóng 3.2 cm có thể để thang tầm xa lớn hơn để có thể phát
hiện sớm các mục tiêu từ xa.

Sử dụng chức năng khử nhiễu mưa làm suy giảm đáng kể ảnh các mục tiêu
trên màn ảnh, đặc biệt là các mục tiêu nhỏ. Do đó khi trời có mưa to cần hết sức
chú ý.

64
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

2. Mạch khử nhiễu biển STC: (Sensitivity Time Clutter)

Sóng biển ở vùng xung U Xung phản xạ từ


quanh tàu cũng phản xạ sóng Xung phản xạ từ sóng biển
mục tiêu ở gần
Radar và ảnh của chúng trên Xung phản xạ từ
màn ảnh tạo thành một đám mục tiêu ở xa
sáng quanh màn ảnh gọi là
D
nhiễu biển. N hiễu biển sáng
nhất ở gần tâm quét và suy
giảm dần khi càng ra xa tâm Hệ số điều chỉnh độ khuếch đại
quét. Tùy theo cấp sóng lớn theo thời gian (khoảng cách)
hay nhỏ mà vùng nhiễu biển D
trên màn ảnh có thể lớn hay
nhỏ tương ứng. thông thường Xung phản xạ khi qua mạch STC
nếu sóng không quá cấp 4 thì
nhiễu biển có thể xuất hiện tới D
bán kính khoảng 1-3 hải lý
tính từ tâm quét. N ếu sóng gió
rất lớn hoặc dông bão thì bán kính vùng nhiễu có thể tới 7, 8 hải lý, thậm chí có
thể lớn hơn. Khi có nhiễu biển, ảnh của các mục tiêu ở gần bị lẫn vào vùng
nhiễu và ta không phân biệt được. Các mục tiêu gần nhau thì ảnh của chúng có
thể bị chập vào nhau trên màn ảnh.

Thiết kế mạch để khử nhiễu biển theo nguyên lý sau: dùng mạch điện để điều
khiển hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại trung tần. Các mục tiêu ở gần được
khuếch đại rất ít và tăng dần hệ số khuếch đại lên theo khoảng cách. N hư vậy tín
hiệu phản xạ từ sóng biển ở gần tàu sẽ được khuếch đại rất ít nên không được
thể hiện trên màn ảnh.

Muốn thực hiện nguyên lý này cần phải có một xung âm giảm dần theo hàm
mũ tác động vào cơ cấu khuếch đại. Xung này phải đồng bộ với tia quét: nó âm
nhất ở tâm và tăng dần về 0 khi tia quét ra tới biên màn ảnh. Xung khởi động
phải được đưa vào để điều khiển mạch STC.

Khi điều chỉnh núm STC tức là thay đổi độ dốc của xung âm nói trên để khử
nhiễu biển ở mức độ lớn hay nhỏ cho phù hợp. Việc điều chỉnh STC cần phải
kết hợp với diều chỉnh khuếch đại (GAIN ) và nên thực hiện ở các thang tầm xa
nhỏ. Không nên vặn STC cao quá có thể khử cả ảnh của các mục tiêu nhỏ ở gần.
Khi không cần thiết thì có thể để STC hết trái. Thỉnh thoảng cũng nên giảm mức
khử nhiễu biển để canh chừng các mục tiêu ở gần.

65
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

4.6. Mạch tự động điều chỉnh tần số AFC (Auto Frequency Control)

Trong máy thu Radar để đảm bảo hệ số khuếch đại trung tần: phải giữ cho
tần số vào mạch khuếch đại trung tần đúng bằng trung tần chuNn nghĩa là fIF =
fOS – fM = const. N ếu tín hiệu phản xạ về có tần số thay đổi (fM thay đổi) thì tín
hiệu từ bộ dao động nội cũng phải thay đổi một lượng tương ứng. Sử dụng mạch
AFC để tự động điều khiển tần số của bộ dao động nội. Việc tự động điều chỉnh
tần số được thực hiện theo sơ đồ khối sau đây:

An ten

fm
Chuyển Hạn Trộn K. Đại
mạch chế tần trung tần

fOS
Đ.khiển bằng tay
Dao Mạch điều
động nội khiển
Đ.khiển tự động
fOS
fm
Suy Trộn K.Đ.T.T Phân biệt
giảm AFC AFC tần số

Máy
phát

Khi máy phát hoạt động, một phần năng lượng máy phát qua bộ suy giảm
đưa tới bộ trộn tự động điều chỉnh tần số (Trộn AFC). Tín hiệu từ bộ dao động
nội cũng được đưa tới trộn AFC để trộn với tín hiệu từ máy phát cho ta tần số fIF
= fOS – fMag. Sau đó đưa qua bộ khuếch đại
trung tần AFC, khuếch đại lên và sang bộ
f∼ Phân biệt U∼
phân biệt tần số. N ếu tần số fIF này khác với
trung tần chuNn một lượng nào đó thì mạch tần số
phân biệt tần số sẽ biến sự thay đổi này thành
sự thay đổi điện áp và sau mạch phân biệt tần
số sẽ có một điện áp điều khiển đưa đến mạch U
điều khiển để điều khiển bộ dao động nội, +Uk
thay đổi fOS một lượng thích hợp để cho fIF =
fOS – fMag đúng bằng trung tần chuNn. f1 f0 f2 f

Mạch phân biệt tần số có nhiệm vụ biến sự f0=fIF chuNn


thay đổi của tần số thành sự thay đổi của điện -Uk
áp. Xét sơ đồ khối điều khiển như hình vẽ
bên, ta thấy: giả sử tần số fM tăng, sau bộ trộn Đặc tính bộ phân biệt tần số
AFC sẽ cho tín hiệu có tần số f1 nhỏ hơn

66
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

trung tần chuNn fO. Điện áp điều khiển sau bộ phân biệt tần số sẽ là –Uk. Điện áp
này qua mạch điều khiển đảo pha thành điện áp dương làm tăng điện áp đặt lên
hai cực của điốt Gunn làm tăng tần số dao động nội fOS. Kết quả là fOS – fM = fIF
trở lại bằng trung tần chuNn.

Mạch phân biệt tần số có sơ đồ dưới đây. Mạch L1C1 điều chỉnh cộng hưởng
với tần số lớn hơn trung tần chuNn. Mạch L2C2 điều chỉnh cộng hưởng với tần số
nhỏ hơn trung tần chuNn. Các linh kiện bố trí đối xứng. N hư vậy nếu tần số
trung tần từ sau bộ trộn AFC bằng trung tần chuNn thì điện áp điều khiển đầu ra
của mạch phân biệt tần số sẽ bằng 0 do hai dòng cảm ứng ngược chiều bằng
nhau sẽ triệt tiêu nhau. N ếu tần số ra khác với trung tần chuNn thì hai dòng điện
cảm ứng từ hai mạch cộng hưởng sẽ hơn hay kém nhau tùy theo trung tần sau bộ
trộn AFC lớn hơn hay nhỏ hơn trung tần chuNn và điện áp điều khiển đầu ra sẽ (-
) hay (+) tương ứng.

Từ KĐTT L1 C1
AFC
Đ1
L0
U điều khiển
C0
Đ2
L2 C2

67
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

CHƯƠNG 5: MÁY CHỈ BÁO RADAR

Máy chỉ báo radar được đặt ở buồng lái, có nhiệm vụ thể hiện ảnh của các
mục tiêu, thực hiện các thao tác sử dụng radar thông thường và kết nối với các
trang thiết bị hàng hải khác nếu có. N gười sử dụng chỉ cần tác động vào máy chỉ
báo là điều khiển được toàn bộ hoạt động của radar.

Các máy chỉ báo của các loại radar hàng hải hầu hết là loại chỉ báo thông số
phẳng (PPI: Plan Position Indicator) cho ta hai thông số phương vị và khoảng
cách từ tàu tới mục tiêu. Các radar mới, ngoài chế độ chỉ báo chuyển động tương
đối (Relative Motion) còn cho ta cả chế độ chỉ báo chuyển động thật (True
Motion). Các thế hệ radar mới được ưu tiên tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, các
chỉ tiêu được nâng cao, khả năng tự động tăng, các chức năng được mở rộng.
Máy chỉ báo và toàn bộ thiết bị radar phải đảm bảo các yêu cầu về khả năng
phân giải theo góc và khoảng cách và các yêu cầu về độ chính xác xác định góc
và khoảng cách do IMO qui định.

5.1. Sơ đồ khối máy chỉ báo

Dưới đây là sơ đồ khối cơ bản của máy chỉ báo.

Đại cao
áp Từ anten
CRT

Tạo xung Gây Tạo Khuếch Mạch


khởi động
Cuộn gây
trễ quét đại quét quét tròn
lệch

RM BRIL. BRILLIAN CE Cuộn hội FOCUS


tụ
Dập tia Tăng sáng
Vòng cự quét
ly cố định nghịch

VRM CON T.
Vòng cự Khuếch
ly di động đại
xung
VRM BRIL. ảnh
Tín hiệu
Từ anten Mạch tạo
từ máy thu
dấu mũi
tàu
SHM OFF
SHM BRIL.

Màn hình là trung tâm của máy chỉ báo có chức năng hiển thị ảnh các mục
tiêu và thực hiện các phép đo cần thiết. Các Radar mới ngày nay ít sử dụng loại

68
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

màn hình ống phóng tia điện tử mà thay vào đó là sử dụng các loại màn hình
LCD dùng tín hiệu số. Các chỉ thị từ các trang thiết bị ngoại vi như tốc độ kế,
GPS, AIS, la bàn con quay… cũng được thể hiện trên màn hình. Hình vẽ trên
thể hiện loại màn hình CRT kiểu cũ. Các cực của nó được đặt các điện áp thích
hợp. Cao áp cấp cho màn hình từ 12-25 kV. Điện áp nung 6.3-12V. Tín hiệu
thường được đưa vào catốt hoặc lưới điều khiển nhưng hầu hết đưa vào catốt.
Cổ ống phóng được đặt cuộn gây lệch để lái chùm điện tử từ tâm ra biên.

Mạch tạo quét nhằm tạo ra một tín hiệu xung răng cưa để đưa vào cuộn lái
tia. Xung răng cưa được điều khiển bằng xung khởi động để có thể đồng bộ
được với việc thu và phát sóng siêu cao tần vào không gian của an ten. Tia quét
và an ten liên hệ với nhau nhờ mạch quét tròn hay cơ cấu đồng bộ đồng pha dể
đảm bảo nguyên lý đo góc của Radar.

Mạch tạo vòng cự ly cố định tạo ra các xung dương đều nhau và rải đều trên
đường quét thành các chấm sáng. Khi tia quét quay thì các chấm sáng này sẽ vẽ
thành các vòng tròn đồng tâm gọi là các vòng cự ly cố định (RM hay RR: Range
Marker hay Range Rings)

Mạch tạo vòng cự ly di động tạo ra một xung dương di chuyển được trên trục
thời gian (trên tia quét) và chấm sáng do nó tạo ra trên tia quét cũng dịch chuyển
được trên tia quét và vòng tròn do chấm sáng này tạo ra có bán kính thay đổi
được. Vòng này gọi là vòng cự li di động VRM (Variable Range Marker) là
phương tiện chủ yếu để đo khoảng cách từ tàu ta tới các mục tiêu.

Mạch tạo dấu mũi tàu SHM (Ship Heading Marker) thực hiện nguyên lý đo
góc. Khi tia quét quay qua mũi tàu sẽ tạo ra một xung dương làm tia quét sáng
lên, lưu ảnh lại cho ta nhìn thấy vệt sáng từ tâm màn ảnh ra đến biên để đánh
dấu hướng mũi tàu.

Mạch dập tia quét ngược kết hợp mạch tăng sáng để điều chỉnh độ sáng và
dập đường quét ngược của chùm tia điện tử.

Xét sơ đồ Đường quét Đường quét


xung răng cưa thuận ngược
của Radar ở U
Tx
hình vẽ bên, ta
thấy đường quét
ngược của xung 1 2 t
răng cưa luôn
có một độ dốc
nhất định chứ Các mục tiêu ở gần có Các mục tiêu ở xa có
xung phản xạ nằm trên xung phản xạ nằm trên
không thể đường quét thuận đường quét ngược
vuông góc hoàn
toàn với trục
hoành. N hư vậy nếu đường quét ngược được duy trì thì ảnh của mục tiêu 1 ở xa

69
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

ngoài biên màn ảnh sẽ lại được hiển thị tại một vị trí tương ứng nào đó nằm
trong phạm vi màn ảnh radar. N goài ra ảnh các mục tiêu ở xa hơn nữa (mục tiêu
2) sẽ được tập trung toàn bộ tại tâm màn ảnh làm vùng tâm màn ảnh sáng lên
quá mức sẽ chóng làm hỏng màn ảnh. Để dập đường quét ngược này, mạch dập
tia quét ngược sẽ tạo ra một xung âm có thời điểm bắt đầu là điểm cuối của
đường quét thuận của xung quét răng cưa. Xung âm này đưa vào CRT để khóa
CRT trong thời gian quét ngược.

5.2. Mạch tạo xung khởi động và gây trễ

Mạch tạo xung khởi động có nhiệm vụ tạo ra các xung nhọn có chu kỳ lặp
xung nhất định. Tùy theo các thang tầm xa sẽ có các xung khởi động có chu kỳ
lặp xung tương ứng. Thông thường trong chế tạo, một tần số lặp xung sẽ sử
dụng chung cho 2 đến 3 thang tầm xa liên tiếp nhau của radar. Tần số lặp xung
thường sử dụng là khoảng 400 - 4000 xung/giây.

Xung khởi động cấp cho các khối máy cần phải xuất hiện đúng lúc để cho
radar hoạt động đồng bộ, có khối mở đồng thời với xung phát, có khối mở sớm
hoặc muộn hơn. Do đó phải sử dụng các mạch gây trễ (trễ cố định hoặc trễ biến
đổi) để điều chỉnh xung khởi động xuất hiện cho phù hợp.

Ví dụ cụ thể: Giả sử bộ tạo xung khởi động đặt trong máy chỉ báo trong
buồng lái, đường dẫn tín hiệu từ đó đến màn ảnh là rất gần hoặc không đáng kể.
N hưng xung khởi động truyền tới máy phát, máy phát phát đi xung siêu cao tần,
khi xung này ra khỏi an ten bắt đầu tính thời điểm đo thời gian truyền sóng thì
khi đó trên màn ảnh, chấm sáng đã chạy được một quãng đường nhất định hay
nói cách khác xung phát đã bị chậm một khoảng thời gian nhất định so với máy
chỉ báo. Khoảng thời gian này tuy rất nhỏ, nhưng nếu qui về sai số đo khoảng
cách thì nó tương ứng với chiều dài của đoạn cáp truyền (hoặc đoạn ống dẫn
sóng) nối từ an ten radar xuống tới máy phát ở dưới khu vực ca bin. Sai số này
khoảng 20-25 m tùy theo chiều dài chế tạo của đoạn cáp truyền nói trên.

1. Mạch tạo xung khởi động

Có nhiệm vụ tạo ra các xung nhọn với chu kỳ lặp xung (Tx) nhất định tùy
theo thang tầm xa sử dụng. Có 3 phương pháp tạo xung khởi động:

- Dùng bộ dao động nghẹt blocking tự kích thích. Đây là dạng đơn giản nhất
và thường được sử dụng.

- Dùng máy phát các dao động hình sin và đưa qua các bộ lọc để tạo ra các
xung nhọn.

- Lấy trực tiếp từ nguồn nuôi xoay chiều: chỉ sử dụng khi tần số nguồn nuôi
bằng tần số phát của radar.

70
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

2. Mạch gây trễ

Có 2 phương pháp gây trễ:

- Mạch gây trễ xung dùng đèn điện tử: thực hiện theo nguyên lý sau:

Xung nhọn đầu vào


đưa qua bộ tạo xung Tạo xung Vi phân Xén
vuông để tạo ra xung vuông
vuông có chiều dài cần
thiết, qua vi phân để đạo
hàm tín hiệu thành các Δt
Xung vào
xung nhọn và qua bộ xén
để lấy lại xung nhọn ban
đầu nhưng thời điểm xuất Tạo xung vuông
hiện đã bị chậm đi một
khoảng thời gian nhất
định Δt. Khoảng thời Vi phân
gian trễ Δt này có thể
thay đổi bằng cách thay
Xén
đổi chiều dài xung
vuông.

- Mạch gây trễ dùng đường dây dài (DL: Delay Line). Đường dây dài này
gồm nhiều mắt xích LC, qua mỗi mắt xích pha tín hiệu bị thay đổi 1 lượng

Δφ = ω. L.C

Khi đó qua n mắt xích pha sẽ thay đổi 1 lượng là

ΔФ = n. ω. L.C

Tổng thời gian trễ khi qua đường dây dài sẽ là

ΔΦ
Δt = = n. L.C
ω
U1

t
L L L L U2 Δt
U1 C C C C U2
t

Cơ cấu gây trễ dùng đường dây dài

71
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Mạch gây trễ dùng đường dây dài thường được sử dụng do đơn giản, nhỏ
gọn, dễ điều chỉnh và tín hiệu ít bị méo. Thời gian trễ có thể tới 8-10 μs.

- N ếu ngoài thực địa có các mục tiêu có dạng thẳng


nằm gần tàu, ví dụ như đập chắn sóng, cầu tàu… mà
nhận thấy ảnh của chúng trên màn ảnh bị uốn cong ở
khu vực gần tâm quét (hình vẽ bên) thì ta phải điều
chỉnh đường dây dài gây trễ (thường có dạng một chiết
áp bố trí bên trong máy chỉ báo) sao cho ảnh của chúng
trở lại thẳng là được. Thực tế việc điều chỉnh đường dây
trễ này chỉ phải thực hiện khi lắp mới radar lên tàu, còn
trong quá trình sử dụng hầu như không phải điều chỉnh
lại.

5.3. Mạch tạo dấu mũi tàu SHM (Ship Heading Marker)

N hằm tạo ra một vệt sáng đánh dấu mũi tàu để thực hiện nguyên lý đo góc và
tiện theo dõi mục tiêu. Khi an ten quay qua hướng mũi tàu, mạch tạo dấu mũi
tàu sẽ làm việc tạo thành một tín hiệu xung dương làm tia quét sáng lên, lưu ảnh
lại tạo ra vạch đánh dấu mũi tàu SHM trên màn ảnh.

Các Radar ngày nay thường dùng điốt quang LED đặt trong 1 rãnh hướng về
phía mũi tàu. Khi an ten quay qua rãnh này thì điốt quang làm việc phát ra 1 tín
hiệu đưa vào màn ảnh để tạo dấu vạch mũi tàu.

Điều chỉnh độ sáng của vạch SHM sử dụng núm SHM BRILLIAN CE. Việc
điều chỉnh này không làm mất được vạch SHM trên màn hình mà chỉ làm mờ đi
đến mức độ nào đó. Muốn tắt hẳn đi thì phải sử dụng một phím ấn SHM OFF để
tạm thời tắt dấu SHM. Tác dụng của phím ấn này là có thể quan sát rõ hơn các
mục tiêu nhỏ nằm ngay trên vạch SHM. Khi ấn phím này thì vạch SHM tạm thời
mất đi, khi bỏ tay ra khỏi phím thì vạch SHM lại hiện ra.

N ếu góc mạn mục tiêu ngoài thực địa và đo trên radar không bằng nhau thì
cần phải điều chỉnh lại dấu mũi tàu. Thông thường có 2 mức điều chỉnh như sau:

- Điều chỉnh tinh: nếu 2 giá trị thực tế và giá trị đo trên radar lệch nhau một
lượng nhỏ thì có thể điều chỉnh một chiết áp hoặc một cơ cấu hiệu chỉnh tương
đương thường bố trí trên máy chỉ báo để điều chỉnh cho giá trị đo bằng radar
bằng với giá trị đo được ngoài thực địa bằng biểu xích la bàn. Lưu ý chọn các
mục tiêu nhỏ độc lập, dễ quan sát bằng radar, không gần quá để giảm bớt thị sai,
không xa quá khó quan sát và đo góc mạn bằng mắt thường.

- Điều chỉnh thô: Việc điều chỉnh này thường phải tiến hành trên khối quét
an ten trên cao. Mục đích chính của công tác điều chỉnh thô là phòng khi lắp đặt
radar rất khó lắp đặt cho khối quét có thể hướng chính xác về phía mũi tàu ngay.

72
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

N ếu việc điều chỉnh tinh như trên không thể thực hiện được do góc lệch quá
lớn thì cần phải tiến hành điều chỉnh thô. Tiến hành chọn mục tiêu như trên, đặt
chiết áp tinh chỉnh về vị trí giữa và tiến hành đo góc mạn bằng radar và bằng
biểu xích la bàn. Ghi nhớ giá trị chênh lệch giữa 2 phép đo. Sau đó tắt radar và
mở hộp an ten trên cao, điều chỉnh xoay bánh răng lai an ten theo chiều tương
ứng với hướng dẫn một giá trị bằng với giá trị chênh lệch đo được ở trên. N ếu
vẫn còn một lượng sai số nào đó thì có thể thực hiện điều chỉnh tinh để khử nốt.

Khi sử dụng radar cần lưu ý vạch SHM không chỉ thị hướng chuyển động
thật của con tàu so với đáy biển do trong quá trình hành hải tàu còn chịu ảnh
hưởng của dòng chảy, gió, sóng nên luôn tồn tại góc dạt theo phương ngang.

5.4. Mạch tạo quét, đồng bộ đồng pha

1. Mạch tạo quét (Sweep genenator)

Có nhiệm vụ tạo nên các xung răng cưa, qua khuếch đại đưa vào cuộn gây
lệch để tạo nên tia quét trên màn ảnh. Xung răng cưa phải được điều khiển bằng
xung khởi động để đồng bộ với việc phát xung và ngừng phát để thu xung phản
xạ của anten.

Xung răng cưa phải có biên độ tăng dần và tuyến tính để đảm bảo nguyên lý
đo khoảng cách, thời gian quét nghịch nhỏ. Khi thay đổi thang tầm xa của radar
thì chu kỳ lặp xung và chiều dài của xung răng cưa cũng phải thay đổi phù hợp.

Xung khởi động t


Tx

Đường quét Đường quét


thuận ngược

2. Mạch đồng bộ đồng pha giữa tia quét và anten.

Để thực hiện nguyên lý đo góc của radar, an ten và tia quét phải quay đồng
bộ và đồng pha tức là cùng tốc độ góc và cùng góc pha ban đầu.

Có hai phương pháp làm đồng bộ đồng pha như sau:

a) Sử dụng cuộn gây lệch di động:

73
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Theo phương pháp này: làm tia quét quay tròn bằng cách quay cuộn gây lệch
quanh cổ màn ảnh là ống phóng tia điện tử đồng bộ với an ten. Sơ đồ như sau:

AN TEN Bộ truyền động bánh răng

CRT
Mô tơ
lai anten Xensin phát Xensin thu
Cuộn
gây lệch
quay

Mô tơ
~ lai cuộn
KĐ gây lệch

Cấu tạo gồm 2 mô tơ lai an ten và cuộn gây lệch thông qua hệ thống truyền
động bánh răng. 2 xen sin nối nối tiếp với nhau. Việc đồng bộ ở đây do 2 mô tơ
quay cùng tốc độ đảm nhận, việc đồng pha do 2 xen sin đảm nhận.

2 môtơ quay cùng tốc độ thông qua hệ thống truyền động sẽ lai cho an ten và
cuộn gây lệch quay cùng tốc độ. Giả sử an ten quay nhanh lên 1 góc nào đó do
tác dụng của ngoại lực: nó sẽ truyền chuyển động qua 1 trục cơ khí nối với rôto
của xensin phát làm rôto của xensin phát quay 1 góc tương ứng sinh ra dòng
điện trên các cuộn dây stato. Do 2 xensin nối tiếp nên các dòng điện này chạy
qua stato của xensin thu có cùng giá trị và rôto của xensin thu cũng quay đi 1
góc bằng với góc quay của rôto xensin phát. Tín hiệu lệch này được khuếch đại
và đưa đến điều khiển môtơ lai cuộn gây lệch làm môtơ quay nhanh lên 1 góc
tương ứng.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các loại radar cũ sử dụng cuộn gây lệch di
động quay quanh cổ ống phóng tia điện tử. Kết cấu của hệ thống đồng bộ đồng
pha đơn giản nhưng có nhiều kết cấu cơ khí nên độ chính xác thấp.

b) Sử dụng cuộn gây lệch cố định:

Các radar ngày nay hầu hết sử dụng cơ cấu đồng bộ đồng pha dùng cuộn gây
lệch cố định, thực hiện nguyên lý đồng bộ đồng pha theo sơ đồ sau:

Tín hiệu từ khuếch đại quét được đưa đến bộ giải. Bộ giải là 1 biến thế xoay
tuyến tính có hai đầu ra: 1 đầu đưa điện áp ra tới môtơ lai anten để quay anten,
một đầu đưa ra dòng 3 pha đến cuộn gây lệch cố định. Cuộn gây lệch cố định
gồm 3 cuộn dây quấn lệch nhau 120o tạo thành 1 từ trường quay trong cổ ống
phóng tia điện tử để lái cho tia quét quay tròn. Với hệ thống này, bộ giải sẽ đảm

74
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

nhận cả hai yêu cầu đồng bộ và đồng pha giữa anten và tia quét trên màn ảnh
radar.

Tạo K.Đại Bộ Điện áp


quét quét giải quay anten

3 pha
CRT

Cuộn gây
lệch cố định

5.5. Mạch tạo dấu cự ly cố định và di động

a) Mạch tạo dấu cự ly cố định (RM: Range Marker)

Các xung vòng cự


Để đo khoảng
ly cố định thể hiện cách từ tâm màn
U trên màn ảnh ảnh tới mục tiêu
thì phải có thước
đo. Các vòng cự ly
cố định là dạng
t
thước đo đơn giản
nhất thường sử
dụng trong radar.
Trên màn ảnh các
vòng cự ly cố định
có dạng các vòng
tròn đồng tâm cách
đều nhau. Tùy
theo thang tầm xa
mà thiết kế số
lượng các vòng cự ly cố định tương ứng.

Tạo các vòng cự ly cố định theo nguyên lý tạo ra các xung vuông hẹp cách
đều nhau và rải trên đường quét. Trên tia quét sẽ xuất hiện các điểm sáng cách
đều nhau. Khi tia quét quay thì các điểm sáng sẽ vẽ thành các vòng cự ly cố
định.

Cơ cấu tạo vòng cự ly này phải được điều khiển bằng xung khởi động. giãn
cách giữa các xung vuông hẹp cách đều nhau nói trên phải được tính toán cho
phù hợp với thang tầm xa đang sử dụng và khoảng cách cần bố trí giữa các vòng
cự ly cố định. Hầu hết các radar đều chế tạo giãn cách giữa các vòng cự ly cố

75
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

định bằng 1/6 thang tầm xa sử dụng nghĩa là trên màn ảnh sẽ nhìn thấy 6 vòng
cự ly cố định. Các thang tầm xa nhỏ có thể bố trí chỉ có 3 hoặc 5 vòng cự ly cố
định tùy theo loại radar cụ thể. Ví dụ các thang 0.25 và 0.5 N M có thể bố trí 5
vòng, thang 0.75 có thể bố trí 3 vòng cự ly cố định. Vòng cự ly ngoài cùng
thường vẫn nằm trong màn ảnh radar và cách biên màn ảnh một khoảng cách
nhỏ. Các radar có chức năng lệch tâm có thể dịch chuyển tâm quét màn ảnh tới
các vị trí bất kỳ trên màn ảnh. Khi đó tầm quan sát về phía ngược với phía dịch
tâm màn ảnh sẽ được tăng lên lớn hơn so với giá trị thang tầm xa sử dụng. Trong
trường hợp này số lượng các vòng cự ly cố định trên màn ảnh sẽ được tăng lên
để có thể phủ kín toàn bộ khu vực màn ảnh được mở rộng thêm nói trên.

Xung
khởi
động Tạo dao động K.Đại CRT
hình sin Hạn chế Vi phân Blocking xung ảnh

N guyên lý tạo các vòng cự ly cố định thực hiện theo sơ đồ khối sau:

Đầu tiên tạo ra các dao động hình sin với tần số đều đặn, bộ tạo dao động
hình sin này chỉ tạo dao động trong một khoảng thời gian nhất định tức là chỉ tạo
một số lượng vòng cự ly nhất định. Khi thay đổi thang tầm xa thì các dao động
này cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Sau đó đưa qua bộ hạn chế để xén bớt
các dao động này gần như vuông rồi đưa qua vi phân lấy các xung nhọn nhằm
tăng độ chuNn xác về khoảng cách giữa các xung. Xung nhọn đưa sang bộ dao
động blocking. Bộ dao động này khi có các xung nhọn kích thích thì đầu ra sẽ
tạo ra các xung vuông dương hẹp tương ứng đều đặn nhau. Bộ khuếch đại xung
ảnh nhận xung vuông (+), khuếch đại và đảo chiều thành các xung vuông âm
đưa vào Katốt CRT tạo thành các chấm sáng rải đều trên đường quét, mỗi chấm
sáng sẽ vẽ thành 1 vòng cự ly cố định.

Để đo khoảng cách bằng các vòng cự ly cố định, trước hết điều chỉnh tăng độ
sáng của các vòng này trên màn ảnh bằng núm RM BRIL. đến khi nhìn thấy
chúng trên màn ảnh, sau đó xác định khoảng cách từ tâm quét tới mục tiêu bằng
cách đếm số vòng cự ly cố định và nội suy theo tỉ lệ. Phương pháp này cho độ
chính xác không cao, tuy nhiên trong quá trình cảnh giới bằng radar có thể sử
dụng các vòng cự ly cố định để có thể ước lượng và có tương quan khoảng cách
một cách nhanh chóng trong trường hợp trên màn ảnh có nhiều mục tiêu.

b) Mạch tạo vòng cự ly di động: (VRM: Variable Range Marker)

N guyên lý của mạch này là đưa vào đường quét một xung vuông hẹp tạo
thành 1 chấm sáng trên tia quét. Xung vuông này có pha thay đổi được theo thời
gian nghĩa là có thể điều chỉnh được chấm sáng thay đổi vị trí trên tia quét. Khi
tia quét quay thì chấm sáng vẽ thành vòng tròn cự ly di động VRM. Vòng này

76
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

có bán kính thay đổi được và có thể đưa đến bất cứ ảnh mục tiêu nào trên màn
ảnh để đo khoảng cách từ tàu ta tới mục tiêu đó.

Sơ đồ khối tạo VRM gần giống với sơ đồ khối của mạch tạo các vòng cự ly
cố định, chỉ khác ở bộ tạo dao động hình sin vì ở mạch tạo VRM chỉ cần tạo ra
một dao động hình sin có pha thay đổi được để tạo 1 xung vuông di chuyển trên
đường quét.

Cấu tạo của bộ tạo dao động hình sin này như hình vẽ:

Hai cuộn L1 và L2 đặt cố định vuông


góc với nhau gọi là Stato, chúng được nối R1
với nguồn tín hiệu tần số f thông qua biến TR C1
áp TR. Trong lòng Stato là cuộn L3 đóng θ
vai trò Rôto. Trục của L3 tạo với mặt U0 L1
f
phẳng 2 cuộn L1L2 một góc θ. Cuộn L3 nối R
với một tay quay ở ngoài để người sử dụng L3
dùng tay quay này thay đổi góc θ (tức là Trigger L2
thay đổi pha của dao động hay cho chấm
sáng di động trên đường quét). Cuộn L1
nối song song với tụ C1 tạo mạch cộng hưởng L1C1. Điện trở R1 nối song song
với mạch L1C1.

Gọi i1 là dòng qua L1, i2 là dòng qua L2. Điều chỉnh cho L1C1 cộng hưởng với
tần số f, i1 và i2 sẽ lệch pha nhau góc 90o.

Giả sử i1 và i2 có dạng: i1 = I1.sinωt

I2 = I2.cosωt

Gọi M1 là hỗ cảm giữa L1 và L3

M2 là hỗ cảm giữa L2 và L3

i1 chạy qua L1 sẽ gây ra suất điện động cảm ứng E1 trên cuộn L3

di1
E1 = − M 1 .sin θ .
dt

I2 chạy qua L2 sẽ gây ra suất điện động cảm ứng E2 trên cuộn L3

di2
E2 = − M 2 . cosθ .
dt

Điện áp tổng cộng trên L3 là: Uo = E1 + E2

Uo = -M1.ω.I1.sinθ.cosωt + M2.ω.I2.cosθ.sinωt

77
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Thiết kế cho M1=M2=M; I1=I2=I (bằng cách thay đổi giá trị R1 để phân dòng)

Khi đó Uo = M.ω.I.sin(ωt-θ)

Thấy tín hiệu ra Uo ở cuộn L3 là 1 dao động có pha thay đổi được tức là đã có
1 xung di chuyển được trên trục thời gian.

Xung khởi động đưa vào qua điện trở R dể khống chế cho mạch hoạt động
chỉ trong khoảng thời gian tương ứng để tạo sự đồng bộ.

Tay quay điều khiển L3 cũng được gắn cơ khí với hộp số hoặc 1 cơ cấu chỉ
thị khoảng cách khác. Khi quay tay quay để thay đổi góc θ, chấm sáng dịch
chuyển trên đường quét đồng thời hộp số chỉ thị khoảng cách cũng nhảy theo.

Muốn đo khoảng cách bằng vòng cự ly di động tiến hành như sau:

- Có thể tắt các vòng cự ly cố định đi để thuận tiện cho xác định khoảng cách
bằng VRM.

- Tăng dần núm điều chỉnh độ sáng của VRM đến khi nhìn thấy rõ vòng
VRM trên màn ảnh. N ếu không nhìn thấy thì có thể là vòng này đang nằm ngoài
biên màn ảnh hoặc nằm ngay tại tâm quét ứng với bán kính bằng 0.

- Điều chỉnh bán kính vòng VRM bằng núm VRM CON TROL đưa vòng này
tiếp xúc với mép trong (mép gần tâm quét) của ảnh mục tiêu cần đo khoảng cách
thì dừng lại và đọc giá trị khoảng cách trên ô chỉ thị của vòng VRM.

Độ chính xác khi đo khoảng cách bằng VRM cao hơn so với đo bằng RM,
nhưng bản thân các vòng RM thì có độ chính xác cao hơn so với các vòng
VRM. Do đó cần thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các vòng VRM bằng
cách sử dụng ngay các vòng RM. Cách làm như sau: cho radar hoạt động ở các
thang tầm xa khác nhau, đặc biệt là các thang tầm xa nhỏ, điều chỉnh cho vòng
VRM tới trùng với các vòng RM và kiểm tra xem số chỉ của VRM có bằng với
giá trị tương ứng của vòng RM đó không. N ếu không bằng nhau thì rất có thể là
vòng VRM đã bị sai lệch đi vì các vòng RM rất ít khi bị sai lệch.

5.6. Các chế độ định hướng trên màn ảnh Radar

Các radar ngày nay thường có 3 chế độ định hướng chính:

- Chế độ định hướng theo mũi tàu: Head Up (H-UP)

- Chế độ định hướng theo hướng Bắc: N orth Up (N -UP)

- Chế độ định hướng theo hướng chạy tàu: Course Up (C-UP)

78
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Mỗi chế độ định hướng đều có ưu nhược điểm riêng. Sau đây ta sẽ xem xét
chi tiết từng chế độ định hướng đã nêu trên.

5.6.1. Chế độ định hướng theo mũi tàu: Head Up (H-UP)

Xét quang cảnh ngoài thực địa và hình ảnh tương ứng trên màn ảnh Radar ở
chế độ H-Up như hình vẽ.

Ở chế độ định hướng này, vạch đánh dấu mũi tàu SHM luôn chỉ cố định vào
vị trí 0o trên vành chia độ cố định quanh màn ảnh. Các mục tiêu bên mạn phải
hoặc mạn trái ngoài thực địa sẽ hiện ra cũng bên phải hoặc bên trái vạch dấu mũi
tàu với khoảng cách và góc mạn tương ứng với thực tế. Về tốc độ chuyển động,
ảnh các mục tiêu sẽ chuyển động với tốc độ tương đối so với tàu ta. Hình ảnh
trên màn ảnh gần giống như quang cảnh khi người quan sát đứng trên buồng lái
tàu ta nhìn ra xung quanh.

Khi tàu ta đảo mũi thì vạch SHM vẫn luôn cố định, ảnh các mục tiêu sẽ bị
dao động quanh vị trí của nó và có thể bị nhòe đi nếu tàu ta đảo mũi mạnh. Khi
tàu ta quay trở, vạch SHM vẫn cố định và ảnh các mục tiêu trên màn ảnh sẽ
quay ngược với chiều quay trở của tàu. Thông thường khi quay trở như vậy thì
ảnh các mục tiêu sẽ không ổn định, bị nhòe và khó xác định chính xác vị trí ảnh
của mục tiêu trong quá trình quay trở.

Tàu mục tiêu

0o SHM Bờ Đảo

Tàu chủ

Hình ảnh trên màn ảnh, chế độ Head-Up Hình ảnh ngoài thực địa

Chế độ định hướng này có ưu điểm là có hình ảnh trên màn ảnh giống như
khi đứng trên buồng lái quan sát ra xung quanh nên thường được sử dụng khi

79
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

cảnh giới trong quá trình tàu chạy biển. N ếu dùng để xác định vị trí tàu thì chế
độ định hướng này có nhiều bất tiện như xác định phương vị sẽ mắc phải sai số
lớn do ảnh các mục tiêu luôn bị dao động khi tàu ta đảo mũi, nếu người sử dụng
không có kinh nghiệm thì rất dễ xảy ra sự nhầm lẫn mục tiêu do tương quan ảnh
của các mục tiêu bờ trên màn ảnh không giống như trên hải đồ chạy biển.

5.6.2. Chế độ định hướng theo hướng Bắc: North Up (N-UP)

Vẫn với quang cảnh ngoài thực địa trong trường SHM 0o
hợp trên, nếu chuyển chế độ định hướng sang định
hướng theo hướng Bắc (N orth-Up) thì ta sẽ có hình
ảnh trên màn ảnh Radar như hình vẽ bên.

Hình ảnh trên màn ảnh giống với quang cảnh


trên hải đồ. Điểm 0o trên vành chia độ cố định
quanh màn ảnh tương ứng với hướng Bắc. Vạch
SHM sẽ chỉ vào giá trị trên vành chia độ cố định
này tương ứng với giá trị hướng la bàn của tàu ta.
Muốn hiển thị chế độ này thì tín hiệu từ la bàn con
quay cần phải đưa vào radar và chúng được làm
đồng bộ với nhau.

Khi tàu ta đảo mũi hoặc quay trở thì ảnh các mục tiêu trên màn ảnh vẫn ổn
định, chỉ có vạch SHM dao động hoặc quay theo cùng chiều với chiều quay trở
của tàu ta một góc tương ứng. Ảnh các mục tiêu cũng chuyển động với vận tốc
tương đối so với tàu ta. Phương vị đo được là phương vị thật so với hướng Bắc.
N hư vậy so với chế độ định hướng theo hướng mũi tàu Head-up thì ảnh các mục
tiêu trên màn ảnh đã ổn định và không bị nhòe khi tàu ta đảo mũi hoặc quay trở.

N hư vậy chế độ này sử dụng rất thuận tiện khi đo khoảng cách hoặc phương
vị mục tiêu để đồ giải tránh va hoặc xác định vị trí tàu do giá trị các thông số đó
sẽ mắc phải sai số nhỏ hơn so với khi đo ở chế độ Head-up. N goài ra do ảnh các
mục tiêu trên màn ảnh giống như tương quan trên hải đồ nên thuận tiện cho việc
nhận dạng mục tiêu tránh nhầm lẫn.

Khi cảnh giới bằng radar thì chế độ này có bất tiện, nhất là khi hướng la bàn
tàu ta có hướng N am (South), khi đó việc nhận dạng mục tiêu bên phải hoặc
bên trái và nhất là xác định hướng chuyển động tương đối và hướng chuyển
động thật của các tàu mục tiêu đều dễ xảy ra nhầm lẫn. Tuy nhiên với những
người quan sát có kinh nghiệm thì vẫn có thể cảnh giới bằng chế độ N orth-up để
tận dụng các ưu thế của chế độ này mà vẫn không bị nhầm lẫn trong việc xác
định mục tiêu hoặc đo các thông số của mục tiêu.

Các radar thế hệ mới thường có thể thay đổi chế độ chỉ báo phương vị mục
tiêu theo phương vị tương đối (góc mạn) hoặc phương vị thật. Ta có thể để màn
ảnh ở bất kỳ chế độ định hướng nào (H-Up, N -Up hay C-Up) khi đo phương vị

80
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

tới mục tiêu bằng đường phương vị điện tử EBL cũng có thể đọc được ngay góc
mạn hoặc phương vị thật.

5.6.3. Chế độ định hướng theo hướng chạy tàu: Course Up (C-UP)

Để kết hợp các ưu điểm của 2 chế độ H-up và N orth-up, có thể sử dụng chế
độ định hướng theo hướng chạy tàu Course-up (C-up). Hầu hết các radar ngày
nay đều có chế độ định hướng này. Tín hiệu từ la
bàn con quay phải được đưa vào radar và làm SHM dao động
0o quanh vị trí 0o
đồng bộ với mặt chỉ báo. Vạch SHM sẽ chỉ về khi tàu đảo mũi
phía điểm 0o trên vành chia độ cố định quanh
màn ảnh và dao động quanh vị trí này khi tàu ta
đảo mũi. Ảnh các mục tiêu trên màn ảnh khi đó
vẫn ổn định chứ không bị nhòe như đối với chế
độ H-up. Hình ảnh gần giống với chế độ H-up.

Khi tàu ta quay trở sang phải hoặc sang trái


thì ảnh các mục tiêu trên màn ảnh vẫn đứng yên,
chỉ có vạch SHM sẽ quay sang phải hoặc sang
trái một góc tương ứng với góc chuyển hướng
của tàu. Khi đó vạch SHM này sẽ lệch khỏi điểm 0o trên vành chia độ. Để đưa
vạch này trở lại về phía điểm 0o thì các radar đều có một cơ cấu đặt lại vạch
SHM này. Hoặc có thể chuyển chế độ định hướng sang chế độ khác (N -up hoặc
H-up) và sau đó chuyển lại về chế độ C-up.

Chế độ định hướng theo hướng mũi tàu rất thuận tiện khi cảnh giới bằng
radar do có quang cảnh trên màn ảnh giống như đứng trên buồng lái nhìn ra,
đồng thời lại có ảnh các mục tiêu luôn ổn định không bị nhòe khi tàu đảo mũi.
Chế độ này cũng có thể sử dụng để đồ giải tránh va bằng radar do các thông số
khoảng cách và phương vị tàu mục tiêu đo được có độ chính xác cao tương
đương như ở chế độ N orth-up.

5.7. Các chế độ chuyển động trên màn ảnh radar

Chế độ chuyển động trên màn ảnh radar gồm hai chế độ: chế độ chuyển động
tương đối và chế độ chuyển động thật. Trong mỗi chế độ chuyển động trên đều
có ba chế độ định hướng là định hướng theo dấu mũi tàu, theo hướng Bắc và
theo hướng chạy tàu (xem phần 5.6.1; 5.6.2; 5.6.3). Một số radar có thể có thêm
các chế độ định hướng phụ khác cho màn ảnh, nhưng cơ bản chúng vẫn dựa trên
ba chế độ chính nói trên.

5.7.1. Chế độ chuyển động tương đối (RM-Relative Motion).

Trong chế độ này, vị trí tàu ta luôn cố định tại một điểm trên màn ảnh. Điểm
này gọi là tâm quét của màn ảnh. Các mục tiêu trên màn ảnh sẽ chuyển động với

81
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

hướng và tốc độ tương đối so với tàu ta. Đồ giải tránh va sử dụng màn ảnh chế
độ này gọi là đồ giải tránh va tương đối

Các radar ngày nay hầu hết đều có chức năng dịch tâm quét của màn ảnh đến
các vị trí tùy ý trên màn hình. Khi đó có thể ưu tiên tầm quan sát về một phía
nào đó của màn ảnh, thông thường nhất là về phía mũi tàu.

Chế độ chuyển động tương đối được sử dụng phổ biến so với chế độ chuyển
động thật. Đồ giải tránh va tương đối cũng được ứng dụng phổ biến so với đồ
giải chuyển động thật.

5.7.2. Chế độ chuyển động thật (TM-True Motion).

Trên màn ảnh radar chuyển động thật, các mục tiêu cố định ngoài thực địa
thì ảnh của chúng cũng đứng yên trên màn ảnh. Các mục tiêu di động ngoài thực
địa thì trên màn ảnh, ảnh của chúng sẽ chuyển động với hướng thật và tốc độ
thật tương ứng với hướng và vận tốc chuyển động thực tế. Tâm quét ứng với vị
trí tàu ta không cố định trên màn ảnh mà có thể ở một vị trí bất kỳ, chuyển động
với hướng và tốc độ tương ứng với hướng thật và vận tốc thật của tàu ta trên
thực tế.

Để tâm quét có thể chuyển động trên màn ảnh có tốc độ và hướng, radar phải
được kết nối và đồng bộ với la bàn và tốc độ kế. Trong một số trường hợp, chỉ
số tốc độ tàu ta có thể được đưa vào bằng tay.

Chế độ chuyển động thật không sử dụng được ở các thang tầm xa lớn vì với
thang tầm xa lớn, tốc độ chuyển động của các ảnh trên màn ảnh sẽ rất thấp, khó
phân biệt chuyển động, đồng thời khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách
lớn của radar cũng bị hạn chế nên hầu như không có hiệu quả so với chế độ
chuyển động tương đối.

Tầm nhìn của radar thường được ưu tiên quan


sát về phía mũi tàu. Vì vậy, chế độ chuyển động
thật thường thiết kế cho vệt đánh dấu mũi tàu
SHM luôn đi qua tâm màn ảnh và vị trí tàu ta
nằm về sát biên màn ảnh. Khi tàu ta chuyển động,
ảnh tàu ta sẽ dịch chuyển dần, đi qua tâm màn
ảnh, khi đến sát biên phía bên kia màn ảnh thì sẽ
tự động đặt lại về trạng thái ban đầu để duy trì
tầm quan sát ưu tiên phía mũi tàu.

Dưới đây là sơ đồ khối đơn giản của cơ cấu


tạo chuyển động thật trên màn ảnh radar.

82
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Tín hiệu từ tốc độ kế

Tốc độ kế
Bộ cộng nhân tạo
Điều chỉnh tốc độ
Công tắc
Hiệu chỉnh hướng

Mô tơ chạy Bộ tích phân La bàn phản


khoảng cách cơ khí Vi phân ảnh Mô tơ la bàn

Chỉnh hướng

N /S E/W
Đặt lại vị trí Đặt lại vị trí
Radar
True Display

Tín hiệu từ tốc độ kế đưa đến bộ cộng rồi làm chạy mô tơ chạy khoảng cách
để tính quãng đường theo cơ cấu tích phân.

Tín hiệu hướng la bàn cũng được đưa từ la bàn đến, qua la bàn phản ảnh và
bộ vi phân tới cơ cấu tích phân.

Tại bộ tích phân cơ khí, nhận tín hiệu hướng đi và tốc độ: phân tích thành 2
tín hiệu: tín hiệu di chuyển theo hướng N /S và theo hướng E/W đưa vào các
chiết áp N /S và E/W tương ứng. Hai chiết áp này có nhiệm vụ biến tín hiệu cơ
thành tín hiệu điện đưa đến các cuộn gây lệch N /S và E/W đặt vuông góc với
nhau ở cổ CRT, sinh ra từ trường tác động vào chùm tia điện tử nhằm mục đích
điều khiển tâm quét dịch chuyển trên màn ảnh theo đúng hướng và tốc độ tương
ứng của tàu ta ngoài thực tế.

83
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

CHƯƠNG 6: KHAI THÁC SỬ DỤNG RADAR

6.1. Nguyên tắc chung khai thác sử dụng radar.

Dưới đây trình bày các nguyên tắc chung nhất để khai thác sử dụng radar.
Với từng loại radar cụ thể sẽ có sự khác biệt nhất định. N goài ra các radar ngày
nay được mở rộng nhiều chức năng phụ như đặt vùng cảnh giới, khuếch đại ảnh,
dịch tâm màn ảnh, tạo vết chuyển động tương đối của mục tiêu, kết hợp với các
thiết bị ngoại vi khác… Chi tiết về khai thác các chức năng này không trình bày
trong phần này.

6.1.1. Bật tắt radar, điều chỉnh cho ảnh rõ nét.

- Trước khi bật radar, cần kiểm tra sơ bộ toàn bộ thiết bị. Các núm điều khiển
để ở vị trí hết trái, riêng núm điều hưởng (TUN E) có thể để ở vị trí hiện tại.
Công tắc thang tầm xa để ở vị trí trung bình hoặc nhỏ, khoảng 3-6 N M. Các
radar mới thông thường các núm xoay điều chỉnh thường là vô cấp và chỉ có tác
dụng khi radar đã được cấp nguồn ở trạng thái STAN D-BY. Trong trường hợp
này có thể đặt vị trí của các núm ban đầu theo yêu cầu trên sau khi đã đưa công
tắc nguồn về STAN D-BY. Một số radar có chế độ mặc định khi tắt radar và bật
lại thì vị trí các núm điều khiển sẽ ở một giá trị nhất định, thông thường cũng là
giá trị cực tiểu.

N ếu cần có thể kiểm tra sơ bộ anten radar xem vòng quay có bị vướng, có
người làm việc trên cao không, hoặc an ten có bị kẹt do dây cờ bị đứt quấn vào
không…

- Bật công tắc nguồn về vị trí STAN D-BY, chờ 3-5 phút đến khi có các chỉ
thị thích hợp cho phép chuyển sang chế độ phát xung. Các chỉ thị này có thể là
dạng một đèn báo READY sẽ sáng lên, hoặc chỉ thị thời gian đếm ngược dần về
0. Thời gian trên là chờ đợi để sợi đốt của Ka tốt đèn magnetron được nung
nóng, đảm bảo khả năng phát xạ điện tử.

N ếu đèn READY chưa sáng mà đã chuyển sang chế độ phát xung thì radar sẽ
hoạt động không ổn định, thậm chí không có ảnh trên màn ảnh hoặc màn ảnh sẽ
bị nhiễu loạn. Với các radar loại mới có chỉ thị thời gian đếm ngược, khi thời
gian đếm ngược chưa về 0 thì không thể bật tiếp sang chế độ phát xung được.

- Khi radar đã sẵn sàng phát xung, bật tiếp công tắc nguồn sang vị trí ON
(hoặc TRAN SMIT-TX). Radar đã bắt đầu phát xung.

- Đưa thang tầm xa về giá trị trung bình hoặc lớn (12-24 N M), tăng dần độ
sáng tia quét (SWEEP BRILLIAN CE hoặc CRT BRILLIAN CE) đến khi nhìn
thấy rõ tia quét trên màn ảnh. Các radar mới sử dụng màn hình ánh sáng ban
ngày (daylight) thì không cần bước này mà chỉ điều chỉnh độ sáng màn ảnh cho
phù hợp với điều kiện ánh sáng trong buồng lái để quan sát thuận tiện.

84
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Từ từ tăng dần khuếch đại (GAIN ) đến khi nhìn thấy rõ ảnh các mục tiêu
trên màn ảnh, ngoài ra trên màn ảnh nhìn thấy được một nền nhiễu tạp âm máy
thu lấm chấm và rải đều khắp màn ảnh.

- Điều hưởng máy thu: Điều chỉnh TUN E đến khi ảnh các mục tiêu được rõ
nét nhất hoặc các chỉ thị điều hưởng sáng nhiều nhất. Khi điều chỉnh chú ý chỉnh
thật từ từ, có thể tăng hoặc giảm núm này đến khi đạt yêu cầu.

Các radar mới có chức năng tự động điều hưởng thì có thể sử dụng chức năng
này và thực tế cho thấy việc tự động điều hưởng cho kết quả tốt.

- Tiếp tục đến công tác khử nhiễu biển: Sau khi đã điều hưởng xong, chuyển
thang tầm xa về thang nhỏ hoặc trung bình, thông thường khoảng 3 N M, từ từ
tăng dần núm khử nhiễu biển STC đến khi vùng nhiễu biển dưới gió vừa mất đi
là được. N ếu có các mục tiêu nhỏ gần tàu thì tách được ảnh các mục tiêu này
trên nền nhiễu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng radar, đôi khi cần tăng hoặc
giảm mức khử nhiễu biển một chút tùy theo cường độ ảnh của các mục tiêu nhỏ
trong vùng nhiễu biển và mục đích của việc quan sát màn ảnh radar. N goài ra
khi mặt biển có sóng lớn, bán kính vùng nhiễu biển trên màn ảnh có thể rất lớn,
khi đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để điều chỉnh STC cho thích hợp.

- Sau khi đã thực hiện các công tác điều chỉnh như trên, có thể coi radar đã
được điều chỉnh tối ưu, vừa đảm bảo độ nhạy, vừa đảm bảo độ khuếch đại. Có
thể đưa về thang tầm xa phù hợp để quan sát và bắt các mục tiêu trên màn ảnh.
Khi tàu hành trình trên biển, thang tầm xa thích hợp để phát hiện các mục tiêu là
12 hoặc 24 N M, có thể thay đổi tùy theo tốc độ tàu ta và tàu mục tiêu, tính chất
các mục tiêu (ví dụ nếu có nhiều tàu cá nhỏ…), tầm nhìn xa, mật độ tàu thuyền,
vùng biển rộng hay hẹp, cấp sóng và cấp gió… Khi chuyển thang tầm xa cần
điều chỉnh lại độ sáng, khuếch đại, điều hưởng cho phù hợp.

- N ếu trên màn ảnh có nhiễu mưa, sử dụng núm FTC để khử bớt nhiễu mưa.
Lưu ý sử dụng FTC làm suy giảm đáng kể cường độ ảnh của các mục tiêu, nhất
là các mục tiêu nhỏ trên màn ảnh. N ếu có nhiễu giao thoa trên màn ảnh thì sử
dụng chức năng IR để khử bớt nhiễu giao thoa.

- N gười sử dụng radar có kinh nghiệm thường giảm bớt độ sáng tia quét đến
mức tối thiểu có thể được, thậm chí cho tia quét vừa mất đi trên màn ảnh. Khi đó
kết hợp với GAIN để vẫn đảm bảo hiển thị ảnh rõ nét trên màn ảnh.

- Các loại radar mới đều có các chức năng khử nhiễu tự động. Tuy nhiên do
tính chất của việc quan sát màn ảnh radar và tính chất phản xạ khác nhau của
từng loại mục tiêu nên việc sử dụng các chế độ khử nhiễu tự động này có ảnh
hưởng rất khác nhau đến khả năng thể hiện ảnh của các loại mục tiêu khác nhau,
nhất là các mục tiêu nhỏ rất dễ bị mất ảnh. Vì vậy cần hết sức cNn trọng khi sử
dụng các chế độ khử nhiễu tự động. Thực tế cũng cho thấy trong hầu hết các

85
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

trường hợp, việc khử nhiễu bằng tay, có thể điều chỉnh ở nhiều mức độ khử khác
nhau thường cho hiệu quả và độ tin cậy cao hơn so với khử nhiễu tự động.

- Sau khoảng 10-15 phút khi máy phát đã hoạt động ổn định, cần điều chỉnh
lại TUN E và GAIN cho phù hợp.

- Khi tắt radar, nếu chỉ tạm thời tắt trong một khoảng thời gian ngắn thì chỉ
cần giảm GAIN hết trái, sau đó đưa công tắc nguồn về ST-BY. Khi bật lại chỉ
cần đưa công tắc nguồn sang ON và điều chỉnh GAIN cho phù hợp.

N ếu tắt hẳn radar thì giảm các núm điều khiển hết trái, riêng núm điều hưởng
TUN E có thể giữ nguyên vị trí hiện tại, đưa thang tầm xa về trung bình hoặc nhỏ
(3-6 N M), đưa công tắc nguồn về ST-BY và OFF.

6.1.2. Đo khoảng cách tới mục tiêu.

Để đo khoảng cách từ tàu tới các mục tiêu có các phương pháp: sử dụng vòng
cự ly cố định, vòng cự ly di động, sử dụng con trỏ màn hình.

6.1.2.1. Sử dụng vòng cự ly cố định (RM hay RR)

Trước hết dùng núm RM BRILLIAN CE tăng độ sáng của các vòng cự ly cố
định lên đến khi nhìn thấy các vòng này trên màn ảnh. Tùy theo thang tầm xa
mà sẽ có một số lượng vòng cự ly nhất định hiển thị trên màn ảnh và khoảng
cách giữa các vòng sẽ được xác định tương ứng. Đếm số vòng cự ly cố định và
tiến hành nội suy để xác định khoảng cách giữa tàu ta và mục tiêu.

Phương pháp này có độ chính xác kém. Tuy nhiên trong thực tế vẫn sử dụng
các vòng cự ly cố định này do có ưu điểm là có thể nhanh chóng xác định
khoảng cách gần đúng của nhiều mục tiêu cùng xuất hiện đồng thời trên màn
ảnh. Khi tàu chạy biển, cảnh giới bằng radar thường để các vòng cự ly cố định
này hiển thị liên tục trên màn ảnh với độ sáng vừa đủ tránh làm rối màn hình.

6.1.2.2. Sử dụng vòng cự ly di động (VRM)

Phương pháp này thường sử dụng khi đo khoảng cách tới các mục tiêu.
Trước hết điều chỉnh núm VRM BRILLIAN CE tăng độ sáng của VRM đến khi
nhìn thấy rõ vòng VRM trên màn ảnh. Sau đó điều chỉnh VRM CON TROL đưa
vòng VRM đến tiếp xúc với mép trong của mục tiêu cần đo khoảng cách, đọc
giá trị khoảng cách trên ô chi báo của VRM sẽ cho ta khoảng cách đến mục tiêu
đó.

N ếu khi tăng VRM BRILLIAN CE lên rất lớn mà vẫn không xuất hiện vòng
VRM trên màn ảnh thì phải quan sát chỉ thị khoảng cách của VRM, khi đó có
thể vòng VRM đang ở tâm màn ảnh hoặc rất gần tâm, nằm trong vùng nhiễu
biển nên không nhìn thấy được (nếu khoảng cách chỉ báo là 0 hoặc rất nhỏ),

86
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

cũng có thể vòng VRM nằm ngoài biên màn ảnh nếu chỉ thị khoảng cách VRM
lớn hơn thang tầm xa đang sử dụng. Khi đó phải tương ứng tăng hoặc giảm bán
kính của vòng VRM đến khi nhìn được VRM trên màn ảnh.

Đo khoảng cách bằng VRM cho độ chính xác cao hơn so với RM.

6.1.2.3. Sử dụng con trỏ màn hình (Cursor)

Các radar loại mới có cơ cấu con trỏ trên màn ảnh thì có thể sử dụng con trỏ
để đo khoảng cách và phương vị tới mục tiêu rất nhanh chóng và chính xác. Khi
dịch chuyển con trỏ tới vị trí bất kỳ trên màn ảnh thì khoảng cách và phương vị
từ tâm tới con trỏ sẽ thay đổi theo tương ứng và được chỉ thị trên cơ cấu chỉ báo.
Chỉ cần dịch con trỏ đến trùng với vị trí mục tiêu cần đo khoảng cách và phương
vị và đọc các thông số trên cơ cấu chỉ thị. Đó chính là khoảng cách và phương vị
tới mục tiêu cần đo.

6.1.3. Đo phương vị tới mục tiêu.

Để đo phương vị từ tàu tới các mục tiêu có các phương pháp: sử dụng thước
đo phương vị, sử dụng đường phương vị điện tử, sử dụng con trỏ màn hình.

Theo nguyên lý đo góc của radar thì ta chỉ đo được góc mạn tới mục tiêu.
Muốn đo được phương vị cần kết hợp với la bàn để có hướng thật của tàu.

6.1.3.1. Sử dụng thước mêca đo phương vị (Parallel Index)

Các radar loại cũ thường thiết kế một đĩa mê ca trong suốt đặt trên màn ảnh
radar và có tâm xoay trùng với tâm hình học của màn ảnh. Trên đĩa này có khắc
các vạch thẳng dùng để đo phương vị tới mục tiêu. Đĩa này xoay tròn được bằng
các cơ cấu cơ khí. Có hai dạng khắc vạch như hình vẽ dưới đây.

Tâm quét của radar phải trùng với


tâm hình học và trùng với tâm của
đĩa mêca này, nếu không thì sẽ gây
ra sai số khi đo phương vị. Muốn đo
phương vị tới mục tiêu, xoay đĩa
mêca cho vạch thẳng trên đĩa đi qua
mục tiêu cần đo phương vị và đọc giá
trị phương vị hay góc mạn trên vành
chia độ quanh màn ảnh.

6.1.3.2. Sử dụng đường phương vị điện tử (EBL: Electronic Bearing line)

Hầu hết các radar ngày nay đều được thiết kế cơ cấu đường phương vị điện
tử. Sử dụng đường phương vị điện tử để đo phương vị nói chung nhanh chóng
và chính xác hơn so với đĩa Parallel Index kiểu cũ.

87
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Trước hết phải hiển thị đường phương vị điện tử EBL trên màn ảnh bằng
cách tăng núm độ sáng EBL BRILLIAN CE đến khi nhìn thấy đường EBL này
trên màn hình. Xoay núm EBL CON TROL để đưa đường EBL đi qua mục tiêu
cần đo phương vị và đọc giá trị phương vị trên ô chỉ thị.

N ếu radar để chế độ định hướng theo mũi tàu thì nhiều loại radar đều chỉ báo
góc mạn trên ô chỉ thị này. N ếu radar để ở chế độ định hướng Bắc thì giá trị chỉ
thị sẽ cho ta phương vị. Tuy nhiên các loại radar mới có thể cho ta chỉ thị
phương vị ngay cả khi màn ảnh đang ở chế độ định hướng theo mũi tàu. Vì vậy,
khi radar đã được đồng bộ với la bàn thì tốt hơn cả là cần quan sát và cài đặt lại
các thông số hoặc chế độ hiển thị thích hợp để có thể nhận biết chỉ thị về góc
như trên là chỉ thị góc mạn hay phương vị của mục tiêu, tránh nhầm lẫn.

6.1.3.3. Sử dụng con trỏ màn hình (Cursor)

(Tương tự như phần 6.1.2.3 ở trên).

6.1.4. Giới thiệu công tác đồ giải tránh va bằng radar.

Công tác đồ giải tránh va bằng radar là một kiến thức bắt buộc đối với các sĩ
quan boong. Các bước đồ giải không trình bày chi tiết ở đây mà chỉ giới thiệu sơ
bộ, đồng thời giải thích một số thông số thường sử dụng trong đồ giải tránh va
radar.

6.1.4.1. Các bước thực hiện đồ giải tránh va.

Việc đồ giải tránh va có thể thực hiện trên giấy (Radar Plotting Sheet), một
số radar có thể đồ giải ngay trên màn ảnh radar. Cấu tạo của bề mặt màn ảnh
radar như hình vẽ dưới đây cho phép người sử dụng có thể đánh dấu ảnh các
mục tiêu và đồ giải tránh va trực tiếp trên màn ảnh. Khi dùng bút đánh dấu chạm
vào mặt đồ giải trên màn ảnh radar, do tác dụng của gương bán phản xạ và đèn
chiếu sáng nên có thể nhìn được chính xác ảnh của đầu bút đồ giải trên màn ảnh
radar. Ảnh này sẽ đối xứng với vị trí thật của đầu bút qua tấm gương bán phản
xạ. Đưa ảnh này
đến trùng với ảnh
mục tiêu và đánh
dấu lại trên mặt đồ
mặt đồ giải màn ảnh radar
giải radar (mặt
trên cùng). Khi
đánh dấu ảnh phải
tăng độ sáng của màn ảnh radar

các đèn chiếu gương bán phản xạ


vị trí ảnh mục tiêu
bằng cách sử dụng
đèn chiếu sáng
núm PLOTTER
DIMMER. Đánh
dấu vị trí mục tiêu

88
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

xong thì giảm bớt độ sáng các đèn này để quan sát được rõ các mục tiêu trên
màn ảnh.

Đồ giải tránh va có hai phương pháp: đồ giải tương đối và đồ giải tuyệt đối.
Ở đây chỉ giới thiệu phương pháp đồ giải tương đối. Phương pháp đồ giải tuyệt
đối ít được sử dụng.

0o

SHM

1
y
TCPA 2
5

3
4
x

BCR TBCR
CPA

Lưu ý: Đồ giải chỉ cho ta các thông số của một hay nhiều mục tiêu và các
phương án tránh va. Thao tác tránh va thực tế cần tuân theo Luật tránh va
COLREG-72 và điều kiện thực tế trên biển.

- Bước 1: Phát hiện mục tiêu, đánh dấu vị trí mục tiêu trên bản đồ giải.

Để phát hiện mục tiêu và xác định các thông số của mục tiêu thì màn ảnh cần
phải để chế độ định hướng theo hướng Bắc hoặc theo hướng chạy tàu để giảm
sai số đo khoảng cách và nhất là đo phương vị mục tiêu. Thang tầm xa nên đặt ở
12 N M hoặc hơn. Khoảng cách hợp lý để phát hiện được mục tiêu trên màn ảnh
là 12 N M, tuy nhiên cần xem xét nhiều yếu tố khác dẫn đến yêu cầu phải phát
hiện được mục tiêu càng sớm càng tốt, ví dụ như: tốc độ tàu ta và tàu mục tiêu,

89
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

tầm nhìn xa, mật độ tàu thuyền… Tốt hơn cả là phải phát hiện được các mục
tiêu ở khoảng cách 12-15 N M từ tàu ta.

Sau khi phát hiện mục tiêu trên màn ảnh cần đo khoảng cách và phương vị
tới tàu mục tiêu và đồ giải các vị trí này lên giấy, sử dụng Radar Plotting Sheet,
hoặc có thể đồ giải ngay trên màn ảnh radar nếu thiết bị cho phép.

- Bước 2: Xác định hướng chuyển động tương đối của mục tiêu đối với tàu
ta.

Sau một khoảng thời gian nhất định (thường là khoảng 6 phút, cũng có khi là
sau 3 phút nếu tàu ta và tàu mục tiêu có tốc độ lớn) tính từ lúc xác định phương
vị và khoảng cách lần 1, ta tiến hành đo lần thứ hai và đồ giải tiếp tục lên giấy.
Tù hai vị trí cách nhau 6 phút này có thể xác định được hướng và tốc độ chuyển
động tương đối của tàu mục tiêu so với tàu ta.

- Bước 3: Xác định các thông số của tàu mục tiêu và nguy cơ va chạm.

Từ các thông số chuyển động tương đối của tàu mục tiêu, kết hợp với hướng
và tốc độ tàu ta, có thể đồ giải tính được hướng và tốc độ thật của tàu mục tiêu
và các thông số khác như CPA, TCPA, BCR, TBCR, Aspect. Từ đó xác định
tương quan vị trí nguy cơ va chạm nếu có và quyền được nhường đường (ví dụ:
hai tàu cắt hướng hay đối hướng, tàu cắt hướng hay tàu vượt nhau, tàu nào được
quyền giữ nguyên hướng…).

- Bước 4: Xác định thời điểm tránh va, min CPA, hướng tương đối mới sau
khi bẻ lái tránh va.

Min CPA bằng bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cỡ tàu, tầm nhìn xa,
mật độ tàu thuyền, khoảng trống cho phép để điều động tránh va. Trong Luật
tránh va không qui định cụ thể min CPA là bao nhiêu, nhưng theo kinh nghiệm
đi biển thông thường và theo qui định của nhiều công ty VTB thì min CPA bằng
khoảng 2 N M là hợp lý. Với các tàu lớn có thể lớn hơn, khoảng 3 N M.

Thời điểm tránh va thường xác định khi tàu mục tiêu còn cách tàu ta một
khoảng cách nào đó. Việc xác định khoảng cách này phụ thuộc nhiều yếu tố như
vận tốc tàu ta và tàu mục tiêu, cỡ tàu, khả năng điều động của tàu ta và tàu mục
tiêu, tầm nhìn xa, mật độ tàu thuyền và tương quan vị trí giữa tàu ta, tàu mục
tiêu và các tàu mục tiêu khác. Ví dụ cụ thể: với tàu ta có thể cách 6 N M là
khoảng cách hợp lý để bắt đầu thao tác tránh va, nhưng về phía tàu mục tiêu do
là tàu nhỏ hơn nên đối với họ khoảng cách hợp lý lại là 4 N M , thậm chí gần hơn
nữa. Do đó ta cần lưu ý điều này, đặc biệt là khi tàu kia lại là tàu phải nhường
đường.

- Bước 5: Xác định phương án tránh va và các hành động cần thiết của tàu ta
theo các phương án đó. Thực hiện thao tác tránh va.

90
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Trên biển phương án tránh va hiệu quả nhất thường là đổi hướng đơn thuần,
ít khi sử dụng phương pháp thay đổi tốc độ hoặc kết hợp vì thực ra, việc thay đổi
tốc độ (chủ yếu là giảm tốc độ) cho hiệu quả rất thấp vì các lý do sau:

+) Việc thay đổi tốc độ đột ngột thường ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
toàn bộ hệ thống động lực của tàu do việc vòng quay máy chính giảm đi sẽ dẫn
đến hoạt động các máy phụ khác do máy chính lai cũng sẽ bị ảnh hưởng.

+) Việc thay đổi tốc độ ít khi đạt được yêu cầu của việc đồ giải do tốc độ
tàu chỉ có một vài trị số tương ứng với tay chuông ở vị trí N AV FULL, FULL,
HALF, SLOW…

+) Thời gian để tốc độ giảm xuống tới tốc độ yêu cầu thường rất lâu, có
khi tới hàng chục phút và hơn nữa, không đạt yêu cầu trong thao tác tránh va.

+) Trong khi tàu ta giảm tốc độ thì tàu mục tiêu rất khó nhận biết sự thay
đổi tốc độ này.

Vì các lý do trên, nếu trên biển tình huống không có gì đặc biệt thì nên chọn
phương pháp tránh va bằng thay đổi hướng đơn thuần. Phương pháp này có rất
nhiều ưu điểm so với phương pháp thay đổi tốc độ. Tuy nhiên phải luôn sẵn
sàng cho giải pháp thay đổi tốc độ và khi cần thì phải áp dụng không chậm trễ.

Giả sử đã chọn phương án thay đổi tốc độ đơn thuần thì tiến hành xác định
hướng cần thiết phải chuyển sang để đảm bảo min CPA. Khi thao tác chuyển
hướng tránh va thì nên thao tác sớm hơn thời gian dự định một vài phút do tàu
cần có thời gian để chuyển sang hướng đi mới.

Xác định thời điểm và khoảng cách bắt đầu tiến hành thao tác tránh va với
tàu mục tiêu. Trong trường hợp nói trên thì tàu ta phải nhường đường. Giả sử ta
bắt đầu tránh va khi mục tiêu ở khoảng cách 6 N M (tới vị trí 4) và duy trì min
CPA=2 N M. Từ điểm 4 ta kẻ tia tiếp tuyến 4x tới vòng tròn tâm là tàu ta, bán
kính 2 N M. Từ điểm 2 kẻ tia 2y song song với 4x và ngược chiều. Quay một
cung tròn tâm là điểm 3, bán kính là chiều dài của đoạn 31 cắt tia 2y tại điểm 5.
Khi đó véc tơ 35 sẽ biểu thị hướng mới mà tàu ta cần chuyển sang để đảm bảo
min CPA=2 N M. Đợi đến khi ảnh tàu mục tiêu chuyển động trên màn ảnh tới vị
trí 4 thì ta chuyển sang hướng mới này. Khi đó ảnh mục tiêu sẽ đi theo hướng đi
tương đối mới là 4x và duy trì min CPA= 2 N M theo yêu cầu tránh va an toàn.

Từ điểm 4 có thể kẻ được 2 tia tiếp tuyến tới vòng tròn min CPA, từ điểm 2
sẽ vẽ được 2 tia khác nhau song song với 2 tia tiếp tuyến trên và cắt vòng tròn
tâm là điểm 3, bán kính 31 tại các điểm khác nhau. Các véc tơ hướng tương ứng
với các điểm khác nhau này sẽ ứng với các trường hợp chuyển hướng khác
nhau. Chi tiết cụ thể của những khả năng tránh va này này không trình bày ở
đây.

91
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Bước 6: Xác định nguy cơ va chạm tiếp theo và hành động tiếp theo nếu
tình huống phát triển.

Khi chuyển hướng xong cần theo dõi liên tục chuyển động của tàu mục tiêu,
nếu có gì bất thường như dòng chảy mạnh hoặc tàu kia có sai lầm trong điều
động…, làm giảm CPA hoặc lại dẫn đến nguy cơ va chạm tiếp theo thì phải điều
chỉnh, thậm chí đồ giải tránh va tiếp tục để tránh nguy cơ tiếp theo.

- Bước 7: Xác định thời điểm trở về hướng và tốc độ ban đầu.

Xác định thời điểm trở về hướng ban đầu yêu cầu vẫn đảm bảo min CPA.
Theo Luật tránh va, nguy cơ va chạm chỉ không còn nữa khi hai tàu đã đi qua
hẳn nhau và tàu ta đã bỏ tàu kia lại sau lái. Chi tiết về thao tác này không trình
bày ở đây.

6.1.4.2. Các thuật ngữ trong đồ giải tránh va radar.

BRG: Bearing

DIST: Distance

SOG: Speed Over Ground

COG: Course Over Ground

CPA: Closest Point of Approach

TCPA: Time to CPA

BCR: Bow Crossing Range

TCBR: Time to BCR

Aspect: phương vị mà tàu mục tiêu nhìn tàu ta. Thông số này sẽ quyết định
xem tàu ta sẽ là tàu cắt hướng hay vượt tàu mục tiêu, từ đó mà ta có biện pháp
tránh va thích hợp.

6.1.5. Nhật ký radar (Radar Log).

Là tài liệu theo dõi quá trình hoạt động của radar, nội dung gồm các phần
sau:

- Các trang đầu tiên gồm tên tàu, hô hiệu, chủ tàu, số chứng chỉ quan sát và
đồ giải radar của các sĩ quan boong, các thông số của radar trên tàu (loại, số seri,
tần số phát, tần số lặp xung, chiều dài xung, công suất xung phát, chiều cao an
ten lắp đặt trên tàu, tầm xa cực đại và cực tiểu…), các hình vẽ biểu thị rẻ quạt
mù treen màn ảnh radar khi lắp đặt trên tàu do các cấu trúc của tàu gây ra…

92
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

- Phần chính của nhật ký là ghi hoạt động hàng ngày của radar. Dưới đây là
một ví dụ về trang hàng ngày của nhật ký radar.

TIME WEATHER WIND & SIG. OF


DATE LOCATION & SEA REMARKS LICENSED
ON OFF IN USE VISIBILITY CONDITION OFFICERS

- Phần cuối là ghi chép về các hoạt động kiểm tra bảo dưỡng radar trên tàu,
bao gồm công tác kiểm tra bảo dưỡng trên tàu, các hiện tượng hư hỏng và việc
sửa chữa các hư hỏng này…

Việc ghi chép chính xác nhật ký radar có tác dụng rất lớn trong việc theo dõi
nguồn gốc phát sinh các sự cố xảy ra đối với radar, theo dõi tuổi thọ của các linh
kiện quan trọng, đồng thời cũng là một bằng chứng pháp lý khi xảy ra các tai
nạn đâm va trên biển.

93
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

PHỤ LỤC

A. Các lưu ý về an toàn khi làm việc với thiết bị radar.

Các nguy cơ khi sử dụng radar gồm điện giật, tác hại của màn huỳnh quang,
điện áp cao và sóng radio phát ra từ anten và quanh khu vực máy phát
(magnetron).

Khi tiếp xúc với magnetron cần lưu ý nguy hiểm do sóng
siêu cao tần. Do vật kính trong mắt người không có mạch máu
chảy qua để làm mát nên nó sẽ bị khô khi tiếp xúc với tia sóng
viba. Về lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ cao về bệnh đục nhân
mắt. N goài ra sóng siêu cao tần nếu tác động trực tiếp trong
thời gian dài còn ảnh hưởng không tốt đến cơ thể con người.
Sử dụng magnetron còn có nguy cơ bị điện giật quanh khu vực có magnetron do
nguồn cấp lên tới hàng ngàn V. Kể cả nếu dùng các tấm cách điện hoặc tiếp mát
cũng không ngăn được nguy cơ này.

Một số magnetron có tấm cách điện gốm dùng ô xit berili (beryllium oxide).
Beryllium là hóa chất độc hại, nếu nó bị nghiền nát thì dễ hít phải hoặc ăn phải.
Tiếp xúc một lần hoặc nhiều lần có thể dẫn đến nhiễm độc beryllia, hiện tại thì
bệnh này chưa chữa được. N goài ra beryllia được xếp vào các chất gây ung thư
cho người. Do vậy không nên đập vỡ lớp cách điện hoặc thao tác với magnetron
đã bị vỡ.

Magnetron có từ tính rất mạnh do nam châm vĩnh cửu sinh ra có thể ảnh
hưởng đến các thiết bị điện tử đặt gần nó. Vì vậy không nên đặt các thiết bị này
gần máy phát radar, magnetron dự trữ phải đặt riêng cách xa các thiết bị trên
một khoảng cách thích hợp.

B. Chuyển mạch anten Ferit

ra an ten

CK2
CK1 N
vật hấp
MP Ф1 thụ năng
lượng
Ф2

S ФC

MT

94
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Cấu tạo: là một đoạn ống dẫn sóng kép có thành giữa chung. Hai cầu khe
CH1 và CK2 cắt rỗng ở thành giữa có tác dụng làm sóng radar khi đi qua chúng
bị chậm pha đi 90o. Hai Ferit cao tần Ф1 và Ф2 nằm trong từ trường của nam
châm vĩnh cửu N S. Lựa chọn kích thước các thanh Ferit và cường độ từ trường
vĩnh cửu sao cho thanh Ф1 làm cho sóng bị chậm pha đi 90o khi đi từ ngoài vào,
còn thanh Ф2 làm cho sóng chậm pha đi 90o khi đi từ trong ra. Đoạn uốn cong
ФC có tác dụng làm cho sóng khi đi qua nhánh dưới chậm pha 90o so với nhánh
trên do quãng đường dài hơn một đoạn là λ/4.

Khi radar phát xung, năng lượng phát đi theo ống phía trên. Tại CK1, sóng
chia đôi năng lượng, phần qua CK1 đi xuống dưới chậm pha đi 90o, qua Ф2
chậm pha đi 90o nữa, qua ФC chậm pha đi 90o nữa, qua CK2 đi lên nhánh trên
chậm pha tiếp đi 90o nữa. Kết quả là sẽ trở thành cùng pha với sóng đi theo
nhánh trên và đi ra anten. Tại CK2, một phận năng lượng từ nhánh trên đi xuống
nhánh dưới bị chậm pha đi 90o, trở thành ngược pha với nhánh dưới và triệt tiêu
nhau. Phần năng lượng còn dư sẽ bị vật hấp thụ năng lượng hấp thụ và tiêu biến
dưới dạng nhiệt. Một phần năng lượng khi phát sẽ đến lối vào máy thu, do đèn
phóng điện hoạt động nên bị phản xạ trở lại.

Khi radar ngừng phát để thu xung phản xạ, sóng phản xạ về đến CK2 sẽ chia
đôi năng lượng. Phần xuống đi xuống dưới qua CK2 chậm pha đi 90o, qua ФC
chậm pha đi 90o nữa. Phần năng lượng đi nhánh trên qua Ferrit Ф1 chậm pha đi
90o, qua CK1 đi xuống dưới chậm pha đi 90o nữa. Kết quả là sóng từ hai nhánh
sẽ cùng pha với nhau ở lối vào máy thu và toàn bộ công suất thu sẽ đưa vào máy
thu.

Một phần sóng từ nhánh dưới đi qua CK1 lên trên chậm pha tiếp 90o, trở
thành ngược pha với sóng ở nhánh trên nên triệt tiêu nhau mà không vào máy
phát. N ếu công suất phản xạ quá mạnh thì đèn phóng điện hoạt động, năng
lượng thu bị phản xạ về và tiêu biến dưới dạng nhiệt như trên.

C. Màn ảnh radar quét mành


Loại màn hình radar này sử dụng phương pháp quét thành các dòng và mành
để tạo ảnh trên màn ảnh giống như màn hinh tivi. So với loại màn hình quét tròn
radial truyền thống, loại màn hình quét mành có một số nhược điểm, trong đó có
nhược điểm quan trọng về độ phân giải của màn ảnh, nhưng nó cũng có rất
nhiều ưu điểm, cho phép quan sát màn ảnh thuận tiện trong nhiều điều kiện ánh
sáng, quan sát được từ xa hoặc nhiều người có thê quan sát cùng lúc… Vì vậy,
loại màn hình này ngày càng được sử dụng phổ biến. Màn hình quét dòng có hai
loại, loại cũ sử dụng tín hiệu analog và loại mới sử dụng tín hiệu số hóa lưu ảnh
bằng bộ nhớ máy tính và thể hiện trên màn ảnh tivi.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại màn hình radial quét tròn và màn hình
raster quét mành là màn hình hình chữ nhật. Kích thước màn hình được xác định
theo chiều dài của đường chéo, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng xấp xỉ 4:3.
Dòng quét bắt đầu từ góc trên bên trái, quét hết chiều ngang của từng dòng và

95
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

chuyển dần xuống dòng tiếp theo ở dưới đến hết chiều cao màn hình. Chấm sáng
sẽ được điều chỉnh sáng hay tối tùy theo tín hiệu video của ảnh vật thể. Khi
chấm sáng nhảy xuống dòng tiếp theo và chuyển sang đầu dòng thì độ sáng sẽ
được điều chỉnh để giảm bớt đi. Khi chấm sáng quét hết các dòng trên màn hình,
do tính chất lưu ảnh của màn ảnh sẽ tạo thành một hình ảnh tổng thể của vật thể
trên màn ảnh. Đối với màn ảnh tivi, số lượng các dòng quét phải tuân thủ theo
một tiêu chuNn nhất định. Ở châu Âu thì số dòng quét tiêu chuNn trên màn hình
là 625 cho mỗi khung hình. Còn ở Mỹ là 525 dòng cho mỗi khung hình. Các
màn hình có độ phân giải cao có số dòng quét là 1024 mỗi khung hình.
Hình ảnh động của vật thể trên màn ảnh được tạo bởi việc lặp lại liên tiếp các
khung hình tĩnh. N ếu các khung hình tĩnh này được lặp lại với tốc độ đủ lớn thì
độ phân giải của mắt người sẽ không nhận biết được sự nhấp nháy của ảnh và sẽ
quan sát thấy được vật thể chuyển động hầu như là liên tục. Với phim ảnh thì tốc
độ này là 25 hình/giây. N hưng đối với vô tuyến truyền hình thì tốc độ này chưa
đạt yêu cầu. N guyên nhân là do trong phim nhựa, các khung hình tĩnh hiện ra
tức thời, nhưng trong VTTH, cần mất thời gian quét hết màn hình để thể hiện
từng khung hình nên. Kết quả là VTTH đòi hỏi tốc độ khung hình tới khoảng 50
hình/giây. Khi chế tạo, việc quét được 50x625 dòng mỗi giây là rất khó khăn.
Để khắc phục, sử dụng kỹ thuật quét luân phiên hay kết hợp (Interlace).
Dòng quét thứ nhất chỉ quét các dòng lẻ (1,3,5,7…), dòng quét sau quét các
dòng chẵn (2,4,6,8…). N hư vậy mỗi khung hình kế tiếp chỉ cập nhật được một
nửa hình ảnh mới và nếu tính toàn bộ thì tốc độ khung hình cũng chỉ là 25
hình/giây. Tuy nhiên hình ảnh vật thể vẫn được cập nhật 50 lần/giây và mắt con
người vẫn không nhận biết được sự nhấp nháy của ảnh.
Trong radar hàng hải, kỹ thuật quét luân phiên vẫn tạo ra chớp ảnh làm cho
ảnh không được liên tục khi sử dụng màn hình tivi cho radar hàng hải. N guyên
nhân là do ảnh radar phải được chuyển hóa từ ảnh chế độ quét tròn với tốc độ
chậm sang màn hình ma trận chữ nhật. Một số radar vẫn sử dụng chế độ quét
luân phiên, một số radar sử dụng chế độ quét toàn bộ 50-60 lần/giây để giảm
chớp hình, tránh hiện tượng mỏi mắt cho người quan sát.
Bộ phận quan trọng nhất của màn hình quét mành trong radar là bộ chuyển
đổi tọa độ của một điểm trên màn ảnh từ hệ tọa độ cực (phương vị và khoảng
cách tới tâm màn ảnh) sang hệ tọa độ Đề các. N guyên lý chuyển đổi này được
mô tả như sau (hình vẽ và sơ đồ khối)
Qui đổi từ hệ tọa độ cực sang hệ tọa độ Đề các theo công thức:
X = R.sin θ ; Y = R. cosθ
Sau mỗi vòng quay anten, bộ lưu tọa độ Đề các sẽ lưu lại toàn bộ các dữ liệu
về hình ảnh radar. Máy tính xử lý các thông số này và đưa các hình này lên màn
ảnh tivi với tốc độ khác với vòng quay của anten. Tốc độ quét khung hình 50-60
hình/giây, tương ứng với 150-180 lần sau mỗi vòng quay anten (khoảng
3giây/vòng) nên cần phải xem xét cân nhắc giữa việc duy trì sự ổn định của ảnh
trên màn ảnh và việc cập nhật sự thay đổi của ảnh. Radar quét tròn cập nhật ảnh
sau mỗi vòng quay anten. Radar quét mành hiện ảnh theo từng khung hình
nhưng chỉ được cập nhật sau từng vòng quay anten, có các số liệu tọa độ mới.

96
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

Theo qui định của IMO, màn ảnh radar phải có bán kính hiệu dụng tối thiểu
là 180 mm, 250 mm, 340 mm tùy theo cỡ tàu. Giả sử màn ảnh 340 mm có kích
thước là 940x625 pixel. Mỗi pixel tối thiểu phải có 1 tế bào nhạy cảm để lưu
ảnh. Thực tế, các nhà chế tạo thường tăng số tế bào nhạy cảm cho mỗi pixel để
tăng độ nét màn ảnh. Bộ phận cảm biến này gọi là (memory plane). Khi chế tạo
thường chế tạo theo những tiêu chuNn nhất định, ví dụ cảm biến 512, 768, 1024
hay 1360 pixel theo chiều dọc hoặc chiều ngang của màn ảnh. Tiêu chuNn kích
thước của màn hình hình chữ nhật là theo tỉ lệ 4:3.
θ Y x

y
X
R

Bộ tính R X
khoảng cách
Bộ tính Bộ lưu tọa
số học độ Đề các
Bộ chuyển đổi θ Y
góc quay anten

ARPA

Phát tín hiệu


quét mành

Trong hình vẽ minh họa, bộ nhạy cảm của 1320 pixel


màn hình thường có kích thước 1024 theo chiều 296 pixel 1024 pixel
dọc, 1320 theo chiều ngang và có tỉ lệ khoảng
4:3. Phần màn ảnh hiển thị các mục tiêu sẽ có
kích thước bán kính là 512 phần tử. Vùng
Các radar thường sử dụng chế độ lệch tâm và hiển
512 pixel
thị
duy trì chức năng theo dõi tính toán các thông số dữ
của mục tiêu, do đó độ phân giải thực tế của tia liệu Màn ảnh
quét phải cao hơn giá trị 512, thông thường
trong khoảng 1000-1200.

97
Tổ môn Máy điện – VTĐ Hàng hải Môn học: Radar Hàng hải

D. Màn hình ống phóng tia điện tử

nguồn cao áp

ka tốt a nốt hội tụ


sợi nung lưới điều
khiển

chùm tia điện tử

màn huỳnh quang


các điện cực
cuộn gây lệch
lớp bột than

98

You might also like