You are on page 1of 37

BÀI 1.

THÍ NGHIỆM VỀ VẬN TỐC TRUYỀN SÓNG TRÊN


ĐƯỜNG DÂY
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu:
- Cách đo vận tốc truyền sóng của một tín hiệu trên đường dây dài
- Phương pháp đáp ứng xung
- Xác định hằng số điện môi tương đối của vật liệu cách điện trong dây cáp

Các thiết bị yêu cầu:


- FACET base unit
- Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)

- Oscilloscope hai kênh


- Máy phát xung bậc thang (step generator)
- Các dây cáp đồng trục
Trình tự thí nghiệm:
- Đo vận tốc truyền sóng
- Tính hằng số điện môi tương đối
- Kiểm tra sự thay đổi của thời gian trễ trọn vòng theo chiều dài cáp
Kết luận:
- Vận tốc truyền sóng của một tín hiệu trên đường dây dài có thể đo được qua phương
pháp đáp ứng xung, dựa vào thời gian tín hiệu truyền đi từ máy phát tới khi quay
trở lại điểm phát, và độ dài dây cáp.
- Từ vận tốc truyền sóng có thể suy ra hệ số vận tốc
- Có sự liên hệ giữa vận tốc truyền sóng và hằng số điện môi tương đối của vật liệu
cách điện trong dây cáp.

BÀI 2. THÍ NGHIỆM VỀ PHẢN XẠ SÓNG CUỐI ĐƯỜNG DÂY


VỚI TẢI R, RL VÀ RC
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ biết được một số tính chất thể hiện
trên đường dây dài với các tải khác nhau khi phát các xung áp tới đường dây. Sinh viên
cũng được tìm hiểu phương pháp xác định tổng trở đặc tính (tổng trở sóng) của một đường
dây

Các thiết bị yêu cầu:


- FACET base unit
- Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)

6
- Oscilloscope hai kênh
- Máy phát xung bậc thang (step generator)
- Các dây cáp đồng trục
- Các tải R, L, C
Trình tự thí nghiệm:
- Thay đổi tổng trở tải (R, RL, RC) và theo dõi đáp ứng xung của đường dây dài trong
các trường hợp tải này
- Xác định tổng trở đặc tính bằng cách dùng tải thuần trở
- Xác định tổng trở đặc tính dựa vào sườn lên của xung tới

Kết luận:
- Phương pháp đáp ứng xung có thể được dùng để xác định các tính chất của tải phía
cuối đường dây. Hình dáng của tín hiệu đáp ứng xung cho ta biết tải là thuần trở
hay là dạng phức.
- Tổng trở đặc tính của một đường dây có thể được xác định bằng cách nối một biến
trở phía tải cuối đường dây và điều chỉnh điện trở sao cho không còn áp phản xạ
trên tín hiệu đáp ứng xung. Khi đó điện trở tại sẽ bằng tổng trở đặc tính.
- Khi đầu cuối bên thu của đường dây khó có thể tiếp cận, tổng trở đặc tính có thể
được xác định bằng cách đo điện áp của sườn lên trên áp tới ở phần tín hiệu đáp
ứng xung. Áp này và sơ đồ tương đương Thévénin của máy phát xung khi đó được
dùng để tính tổng trở đặc tính.

BÀI 3. THÍ NGHIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG MÉO VÀ SUY HAO TÍN


HIỆU DỌC ĐƯỜNG TRUYỀN
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm suy hao và
méo cũng như ảnh hưởng của chúng tới dạng của tín hiệu truyền. Sinh viên có thể giải
thích nguyên nhân của hiện tượng méo và suy hao. Đồng thời sinh viên cũng được học một
phương pháp đánh giá chất lượng tín hiệu trong các hệ thống truyền tải tốc độ cao.

Các thiết bị yêu cầu:


- FACET base unit
- Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)

- Oscilloscope hai kênh


- Máy phát xung bậc thang (step generator)
- Các dây cáp đồng trục
- Các tải R, L, C
Trình tự thí nghiệm:
- Thí nghiệm về hiện tượng suy hao tín hiệu
7
- Thí nghiệm về hiện tượng méo tín hiệu
Kết luận:
- Suy hao là sự thay đổi ở tín hiệu phát khi nó truyền dọc trên một đường dây. Suy
hao xảy ra trên đường dây có tiêu tán. Điều này xảy ra do có sự tiêu tán năng lượng
tín hiệu trên các điện trở dọc và ngang (điện dẫn) trên đơn vị dài của đường dây.
- Méo tín hiệu là sự thay đổi về hình dạng của tín hiệu phát đi và cũng thường xảy ra
trên đường dây có tiêu tán. Méo tín hiệu xảy ra chủ yếu do sự phân tán, một hiện
tượng mà tín hiệu có cả tần số cơ bản và các tần số sinh khi lan truyền với các vận
tốc khác nhau. Sự méo tín hiệu còn có thể gây ra do có các phần tử tín hiệu cao tần
suy giảm khác nhau, do sự suy giảm phụ thuộc vào tần số.
- Méo tín hiệu của các phần tử cao tần ở tín hiệu phát làm tăng thời gian lên và xuống
của tín hiệu quá độ, dẫn đến tín hiệu bị tròn góc.
- Trong hệ thống đường dây dài có tốc độ cao, phương pháp phổ biến để đánh giá
chất lượng tín hiệu là phương pháp mẫu mắt (eye-pattern). Phương pháp này cung
cấp một màn hình giống như một con mắt, và độ rộng của khoảng mắt mở sẽ tương
ứng với mức độ méo của tín hiệu.

BÀI 4. THÍ NGHIỆM VỀ ĐIỆN CẢM, ĐIỆN DUNG PHÂN BỐ VÀ


TỔNG TRỞ SÓNG CỦA ĐƯỜNG DÂY
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ biết được cách đo các giá trị điện
cảm và điện dung phân bố trên đường dây (trên đơn vị dài). Từ các giá trị đo được, sinh
viên có thể xác định tổng trở đặc tính (tổng trở sóng) cũng như vận tốc truyền sóng trên
đường dây.

Các thiết bị yêu cầu:


- FACET base unit
- Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)

- Oscilloscope hai kênh (Oscilloscope, dual trace, 40 MHz) ví dụ Lab-Volt P/N 797
hoặc tương đương
- Máy phát xung bậc thang (step generator)
- Các dây cáp đồng trục
Trình tự thí nghiệm:
- Đo điện dung phân bố trên đơn vị dài
- Đo điện cảm phân bố trên đơn vị dài
- Tính toán tổng trở đặc tính (tổng trở sóng) và vận tốc truyền sóng
Kết luận:
- Tổng trở sóng và các thông số trên đơn vị dài của đường dây đều có sự liên hệ đến

8
các đặc tính về hình học và vật lý của đường dây. Do vậy, giá trị của tổng trở sóng
Z0 và các thông số trên đơn vị dài này đều là các hằng số, không phụ thuộc vào
chiều dài đường dây.
- Khi bỏ qua điện trở dọc trên đơn vị dài R’S, mà điện trở ngang trên đơn vị dài R’P là
rất lớn (tức là tổng dẫn trên đơn vị dài G’ rất nhỏ), đồng thời tần số của tín hiệu
truyền tương đối lớn, Z0 có thể coi như thuần trở. Trong trường hợp đó phương pháp
đáp ứng xung có thể được dùng để đo các giá trị điện dung và điện cảm phân bố
trên đơn vị dài của đường dây.
- Để thực hiện điều này, một tổng trở không thỏa mãn hòa hợp tải được đưa vào các
điểm cuối bên phát và bên thu. Điều này nhằm tạo ra phản xạ nhiều lần của sóng
tới và đạt được một tín hiệu đáp ứng xung với hằng số thời gian có thể đo được.
Hằng số thời gian đo được này dùng để tính các hệ số C’ hoặc L’.
- Một khi đã biết C’ và L’, ta có thể tính được tổng trở sóng Z0 và vận tốc truyền sóng
Vp thông qua các công thức rất đơn giản do Z0 và Vp có sự liên hệ với C’ và L’ cua
đường dây.
-

BÀI 5. THÍ NGHIỆM VỀ CÁC HỆ SỐ PHẢN XẠ CUỐI ĐƯỜNG


TRUYỀN

Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ làm quen với khái niệm về hệ số phản
xạ của điện áp và và ưu điểm của nó trong việc phân tích đáp ứng quá độ của một đường
dây dài không hòa hợp ở đó các điểm đầu cuối được nối với các tải thuần trở. Sinh viên
cũng học cách tính toán điện áp ở mọi điểm trên đường dây dài thông qua một đồ thị biểu
diễn sự phản xạ điện áp.

Các thiết bị yêu cầu:


- FACET base unit
- Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)

- Oscilloscope hai kênh


- Máy phát xung bậc thang (step generator)
- Các dây cáp đồng trục
Trình tự thí nghiệm:
- Tính toán điện áp phản xạ trong trường hợp tổng trở tải bằng vô cùng (hở mạch)
- Tính toán điện áp phản xạ trong trường hợp tổng trở tải bằng 0 (ngắn mạch)

Kết luận:
- Sử dụng hệ số phản xạ là một phương pháp hiệu quả trong phân tích đáp ứng của
9
một đường dây dài khi nối với tải thuần trở. Nó cho phép tính toán điện áp của mỗi
lần phản xạ liên tiếp sinh ra tại tải cũng như máy phát khi có sự không hòa hợp tải
ở máy phát cũng như cuối đường dây.
- Tại tải, các phản xạ được tạo ra theo một số lẻ số lần của T (ví dụ 3T, 5T,…); còn
ở phía máy phát thì các hệ số này lại là một số chẵn số lần của T (ví dụ 2T, 4T,…).
- Điện áp tại vị trí bất kỳ trên đường dây là tổng đại số của các điện áp phản xạ xuất
hiện trên đường dây tại điểm đó.
- Đồ thị phản xạ điện áp giúp quan sát sự tạo ra của các phản xạ cũng như sự phân
bố của điện áp dọc đường dây theo hàm thời gian.

BÀI 6. THÍ NGHIỆM VỀ PHÁT HIỆN SỰ CỐ TRÊN ĐƯỜNG


DÂY TRUYỀN TÍN HIỆU

Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ học về cách phát hiện sự cố (sự
không liên tục) của đường dây dài sử dụng phương pháp đo phản xạ trong miền thời gian
TDR (time-domain reflectometry). Sinh viên sẽ quan sát cách sử dụng TDR, thực hiện bởi
GV hướng dẫn thí nghiệm, để định vị và xác định sự cố (sự không liên tục) dọc đường dây
dài trên bo mạch.
Các thiết bị yêu cầu:
- FACET base unit
- Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)

- Oscilloscope hai kênh


- Máy phát xung bậc thang (step generator)
- Các dây cáp đồng trục
Trình tự thí nghiệm:
- Đo chiều dài của dây thông qua phương pháp TDR
- Thiết lập đường dây dưới chế độ làm việc bình thường
- Chèn sự cố trên đường dây
Kết luận:
- Phản xạ kế trong miền thời gian TDR là một dụng cụ dùng sử dụng kỹ thuật âm
vang echo (giống như siêu âm) để dò, định vị, và xác định sự cố dọc đường dây dài.
- Khoảng cách từ TDR tới điểm có sự cố có thể được xác định bằng phép đo, thể hiện
trên Oscilloscope của TDR, khoảng thời gian giữa hai sườn lên của áp tới và sườn
lên hay xuống của áp quá độ sinh ra do sự cố; sau đó chuyển đổi khoảng thời gian
này sang khoảng cách.

10
- Hình dạng và biên độ của một quá độ trên tín hiệu TDR biểu thị tính chất và mức
độ nghiêm trọng của sự cố.

11
NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM

(Với thời lượng của phần đường dây dài trong môn LTM2 thì 6 bài thí nghiệm với khối lượng như trong
phần tóm tắt là quá dài. Do vậy em đề xuất 3 bài chi tiết cho môn mạch 2)

12
BÀI 1. THÍ NGHIỆM VỀ VẬN TỐC TRUYỀN SÓNG TRÊN
ĐƯỜNG DÂY

MỤC TIÊU
Trong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ được học về cách đo vận tốc truyền sóng của một tín hiệu
trên đường dây dài, sử dụng phương pháp đáp ứng xung. Dựa trên các phép đo, sinh viên có thể
xác định được hằng số điện môi tương đối của bộ phận cách điện cấu thành nên dây hay cáp.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA
Ta đã biết rằng tín hiệu vô tuyến lan truyền trong chân không với vấn tốc ánh sáng. Trên
đường dây dài, một tín hiệu lan truyền với tốc độ thấp hơn. Lý do chính dẫn đến sự giảm tốc độ
đó là do có vật liệu điện môi dùng để cách điện trong chế tạo dây và cáp. Ta có thể thấy sự có mặt
của lớp điện môi trong một số đường dây đôi và cáp đồng trục như ở hình dưới đây:

Trong thực tế, vận tốc truyền sóng của một tín hiệu trên đường dây dài, ký hiệu Vp, phụ thuộc vào
hệ số tự cảm và điện dung trên đơn vị dài, tương ứng L’ và C’, phân bố trên đường dây như mạch
tương đương của đường dây hai dây ở hình sau:

1
Công thức của vận tốc truyền sóng được tính như sau: Vp =
LC 

Trong đó Vp là vận tốc truyền sóng (m/s hay ft/s); L’ là hệ số tự cảm trên đơn vị dài (H/m hay
H/ft); C’ là điện dung trên đơn vị dài (F/m hay F/ft);
a) Phương pháp đáp ứng xung

- Vận tốc truyền sóng của tín hiệu trên đường dây dài có thể được đo thông qua phương pháp đáp
13
ứng xung. Trong phương pháp này, ta cần một STEP GENERATOR và một Oscilloscope trở
kháng cao với đầu dò nối tới và điểm phát cuối (sending end) của đường dây như hình bên dưới:

Điểm thu cuối (receiving end) của dây được để hở (tức là trở kháng bằng vô cùng, hay là đặt ở
trạng thái hở mạch).
Sự lan truyền của tín hiệu trên đường dây có thể được mô tả như sau:
+ Tại thời điểm t=0, máy phát xung (step generator) tạo ra một sóng tới, là xung áp dương với độ
dốc cao, VI tới đường dây. Sườn lên của xung tới được gọi là bước (step), hay quá độ. Sóng tới
này coi như sự cố bởi nó sinh ra từ máy phát và đi xuống dây theo một tải có khả năng phản xạ.
+ Xung VI lan truyền với tốc độ Vp dọc đường dây. Nó tới điểm thu cuối sau một khoảng thời gian
lan truyền T. Tại đây thì cường độ tín hiệu đã giảm đi một lượng nhất định do điện trở của đường
dây.
+ Do trở kháng của tải ở điểm cuối thu của dây ở trạng thái hở mạch (tải bằng vô cùng), dẫn tới
một xung phản xạ VR, quay ngược trở lại máy phát sau một thời gian đúng bằng hai lần thời gian
xung truyền đi, 2T. Tín hiệu ở điểm phát cuối của dây, biểu diễn theo thời gian, gọi là tín hiệu đáp
ứng xung có thể được biểu diễn như hình sau:

Bằng cách quan sát và đo khoảng thời gian 2T trên màn hình Oscilloscope, ta có thể tính được vận
tốc truyền sóng của một tín hiệu Vp lan truyền trên đường dây theo công thức sau:
2I
Vp =
2T
Trong đó: Vp là vận tốc truyền sóng (m/s hay ft/s); I là chiều dài dây (m hay ft);
2T là thời gian trễ trọn vòng (s)
Ngoài vận tốc truyền sóng, người ta cũng thường quan tâm tới hệ số vận tốc. Hệ số vận tốc cho
ta sự so sánh tương quan giữa vận tốc truyền trên đường dây dài với vận tốc ánh sáng trong chân
không. Hệ số vận tốc được tính theo công thức sau:
14
Vp
VF = .100%
c
Trong đó VF là hệ số vận tốc (%); c là vận tốc ánh sáng trong chân không (khoảng 3.108 m/s)
Trong trường hợp cáp đồng trục, hệ số vận tốc dao động trong khoảng từ 66 đến 85% như bảng
sau:

Trên bo mạch với các đường dây dài A và B, cáp sử dụng là loại RG-174, do vậy hệ số vận tốc
truyền sóng theo lý thuyết sẽ là 66%.
b) Hằng số điện môi tương đối

Vận tốc lan truyền của một tín hiệu trên đường dây dài được xác đinh chủ yếu dựa trên hằng số
điện môi của phần cách điện của dây. Hằng số điện môi của vật liệu cách điện nào đó thường
được biểu diễn thông qua tỷ số của nó với hằng số điện môi của chân không. Tỷ số này được gọi
là hằng số điện môi tương đối. Một khi ta biết được vận tốc lan truyền trên đường dây dài, ta có
thể tính được hằng số điện môi tương đối, r của vật liệu cách điện trong dây theo công thức dưới
đây

c2
r =
Vp 2

Qua công thức này ta thấy, do vận tốc ánh sáng c là xác định, vận tốc truyền sóng tỷ lện nghịch
với hằng số điện môi tương đối.
Bảng dưới đây cung cấp một số giá trị hằng số điện môi tương đối và hệ số vận tốc tương ứng
của một số vật liệu:

15
TỪ VÀ THUẬT NGỮ MỚI
Điểm phát cuối (sending end)- là điểm cuối cùng ở phía đầu đường dây dài thí nghiệm,
tại đó phát ra tín hiệu.
Điểm thu cuối (receiving end)- là điểm cuối cùng bên phía đầu thu tín hiệu.
Thời gian trễ trọn vòng (Round-trip time) – là khoảng thời gian xung lan truyền tính từ
lúc được phát ra từ máy phát tới điểm thu cuối và quay ngược trở lại máy phát.

THIẾT BỊ CẦN THIẾT


• FACET base unit
• Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)
• Oscilloscope hai kênh
• Máy phát xung bậc thang (step generator)
• Các dây cáp đồng trục

TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

A. Đo vận tốc truyền sóng

1. Kiểm tra bo mạch đường dây dài xem đã được đặt đúng vị trí trên giá chưa. Sau đó bật nguồn
và kiểm tra trạng thái đèn LED xem bo mạch đã được cấp nguồn chưa.
2. Nối đầu ra của máy phát xung vào TRANSMISSION LINE A. Để hở mối nối BNC ở đầu
phát cuối của TRANSMISSION LINE A (hở mạch) như hình dưới đây:

16
Tiếp đến, nối máy phát xung vào đầu trigger của Oscilloscope thông qua một dây cáp đồng trục.
Cuối cùng, dùng dầu dò của Oscilloscope để nối Kênh số 1 của Oscilloscope tới đất (0-foot) tại
điểm cuối phát ở TRANSMISSION LINE A. Cũng lưu ý là cần nối dây nối đất của đầu dò với
đầu nối đất của dây cáp đồng trục.
3. Đặt các thông số sau cho Oscilloscope:

4. Trên màn hình Oscilloscope, quan sát đáp ứng xung ở phía cuối phát của TRANSMISSION
LINE A. Tín hiệu này tương ứng với đáp ứng xung của TRANSMISSION LINE A. Xung phản
xạ có chồng lên xung tới (incident) như trên hình đưới đây không?

a. Có
b. Không
5. Quan sát sườn lên của xung tới và xung phản xạ xem hai tín hiệu này bắt đầu tăng đến một mức
độ nào đó sẽ giảm mạnh theo hàm mũ, giống như ta thường thấy điện áp trên tụ điện ở mạch nối
điếp với điện trở. Điều này có nói lên rằng TRANSMISSION LINE A có một sự mất mát đáng
kể?

17
a. Có
b. Không
6. Khi xung tới truyền đến điểm thu cuối của TRANSMISSION LINE A, nó bị phản xạ lại phía
phát là do:
a. Điểm cuối của TRANSMISSION LINE A không được nối với tải có giá trị bằng với trở kháng
tương đương Thévénin của máy phát xung.
b. Điểm cuối của TRANSMISSION LINE A không được nối với tải có giá trị bằng với tổng trở
sóng của nó.
c. Điểm cuối nhận của TRANSMISSION LINE A bị hở mạch, dẫn tới tổng trở sóng của đường
dây bằng vô cùng.
d. Trở kháng tương đương Thévénin của máy phát xung không bằng tổng trở sóng của
TRANSMISSION LINE A.
7. Giảm thang ô thời gian của Oscilloscope xuống 0.05µs/div.
Trên Oscilloscope, đo thời gian trễ trọn vòng, 2T, đo khoảng cách giữa sườn lên của xung tới với
sườn lên của xung phản xạ như hình dưới đây:

Tính được:
2T=……………….10-9 s
8. Dựa trên thời gian trễ trọn vòng 2T đo được ở trên, đã biết chiều dài của dây I=24 mét, tính
vận tốc truyền sóng theo công thức sau:
Vp=2I/2T
Vp=…….108 m/s
9. Biểu diễn vận tốc truyền sóng ở bước trên theo tỷ lệ phần trăm của vận tốc ánh sáng thông qua
tỷ số vận tốc theo công thức:
VF=(Vp/c).100%
VF=……%

18
B. Tính hằng số điện môi tương đối

10. Dựa trên vận tốc truyền sóng tính được ở bước 8, xác định hằng số tương đối của vật liệu cách
điện trong dây cáp loại RG-174 dùng cho TRANSMISSION LINE A và B.
r=c2/Vp2
Tính được: r=……….
C. Sự thay đổi của thời gian trễ trọn vòng theo sự thay đổi chiều dài dây

11. Tăng chiều dài của đường dây từ 24 mét lên 48 mét bằng cách nối hai TRANSMISSION LINE
A và B với nhau. Ta thực hiện bằng cách nối đầu BNC tại điểm thu cuối của TRANSMISSION
LINE A với đầu nối BNC ở điểm phát cuối của TRANSMISSION LINE B bằng một đoạn cáp
đồng trục. Đồng thời đầu nối BNC ở điểm thu cuối của TRANSMISSION LINE B để hở.
12. Đặt thời gian mỗi ô của Oscilloscope sang 0.2µs/div. Quan sát thời gian trễ trọn vòng 2T thông
qua các sườn lên của xung tới và xung phản xạ thấy có tăng gấp đôi. Thời gian 2T tăng gấp đôi
vì:
a. Vận tốc truyền sóng giảm hai lần
b. Chiều dài dây tăng gấp đôi
c. Hằng số điện môi tương đối tăng gấp đôi
d. Tổng trở sóng của đường dây tăng gấp đôi.
13. Trên màn hình hiện sóng, quan sát thấy xung tới và xung phản xạ ban đầu tăng tới một mức
độ nào đó, sau đó tăng theo hàm mũ (giống như trường hợp ta xét đường dây 24m)
Các xung này tăng như nhau là do hằng số thời gian của mạch tương đương RC nối tiếp biểu diễn
thông qua đường dây được xác định bởi
a. Tổng trở sóng có giá trị bằng hằng số
b. Tổng của trở nối tiếp và tụ điện song song của toàn bộ dây
b. Tổng trở nối tiếp, tụ điện song song, cuộn cảm nối tiếp trên đơn vị dài của đường dây
d. Hệ số vận tốc có giá trị bằng hằng số
14. Kết thúc các bước thí nghiệm: tắt nguồn, tháo các dây và đầu đo.

KẾT LUẬN

• Vận tốc truyền sóng của một tín hiệu trên đường dây dài có thể đo bằng phương pháp đáp
ứng xung: một xung tới nhọn được truyền vào đường dây. Thời gian cần để cho xung truyền
từ máy phát tới điểm nhận của đường dây rồi quay trở lại máy phát được đo lại qua thí nghiệm.
Thời gian 2T này cho phép ta có thể tính vận tốc truyền song
• Từ vận tốc truyền sóng của một tín hiệu trên một đường dây dài, ta có thể tính tỉ lệ phần trăm

19
của nó so với vận tốc ánh sáng trong chân không, gọi là hệ số vận tốc
• Vận tốc truyền sóng trên một đường dây dài chủ yếu xác định bởi hằng số điện môi tương
đối ở vật liệu dùng trong phần cách điện của cáp/dây trong đường dây dài. Hằng số điện môi
tương đối càng nhỏ thì vận tốc truyền sóng càng lớn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trên đường dây dài, một tín hiệu ở một vận tốc
a. Không tính được nếu trở kháng của tải ở đầu cuối nhận của đường dây ở trạng thái hở mạch
b. Tỷ lệ với hằng số điện môi tương đối của vật liệu cách điện dùng chế tạo dây
c. Thường tăng khi đường kính của lõi dẫn điện của dây giảm
d. Thường nhỏ hơn 3.108 m/s.
2. Hằng số điện môi của vật liệu điện dùng cho chế tạo dây
a. Là một thước đo thể hiện khả năng của vật liệu có thể duy trì sự khác biệt về vận tốc truyền
sóng ở một khoảng cách đã cho
b. Được gọi là hằng số điện môi tương đối khi biểu diễn thông qua hằng số điện môi của chân
không
c. Thường được biểu diễn theo tỷ lệ phần trăm của nó so với vận tốc ánh sáng trong chân không
d. Không xác định hệ số vận tốc của dây đó
3. Vận tốc truyền sóng của một tín hiệu trên đường dây dài có thể được xác định bằng
a. Một đầu dò của Oscilloscope nối với điểm cuối phát của đường dây và một máy phát xung nối
vào đầu cuối thu của đường dây.
b. Một công thức đơn giản nếu như biết thời gian cần thiết để xung điện áp truyền tới điểm thu
cuối của đường dây và quay trở lại máy phát
c. Phương pháp đáp ứng xung, cho trở kháng tải phù hợp (hòa hợp tải) với tổng trở sóng của đường
dây
d. Một máy phát xung và một Oscilloscope nối vào đầu cuối nhận của đường dây.
4. Khi dùng phương pháp đáp ứng xung, tín hiệu quan sát được trên Oscilloscope ở đầu cuối phát
của dây gồm có
a. Một xung phản xạ chồng lên xung tới phát ra, sườn lên của xung tới có điện thế cao hơn so với
sườn lên của xung phản xạ do hiện tượng suy giảm
b. Một xung tới chồng lên xung phản xạ, sườn lên của xung tới có điện thế cao hơn so với sườn
lên của xung phản xạ do hiện tượng suy giảm
c. Một xung phản xạ chồng lên xung tới, khoảng thời gian giữa hai xung này tương ứng với vận
tốc truyền sóng
d. Một vài xung tới, khoảng thời gian giữa các sườn xung tới liên tiếp được xác định thông qua

20
chiều dài dây.
5. Khi một xung áp được đưa vào một đường dây có tiêu tán mà trong đó các tiêu tán nối tiếp
chiếm phần lớn
a. Một số phần tử tần số cao trên các xung áp làm cho đường dây đóng vai trò như là một mach
RC đơn giản
b. Xung tới và xung phản xạ trước tiên sẽ tăng tới một mức độ nhất định sau đó giảm theo hàm

c. Không thể đo được thời gian giữa sườn lên của xung tới và xung phản xạ
d. Đường dây sẽ đóng vai trò như một mạch LC đơn giản dưới góc nhìn là tải.

21
BÀI 3. THÍ NGHIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG MÉO VÀ SUY HAO TÍN
HIỆU DỌC ĐƯỜNG TRUYỀN

MỤC TIÊU
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm suy hao và méo
cũng như ảnh hưởng của chúng tới dạng của tín hiệu truyền. Sinh viên có thể giải thích nguyên
nhân của hiện tượng méo và suy hao. Đồng thời sinh viên cũng được học một phương pháp đánh
giá chất lượng tín hiệu trong các hệ thống truyền tải tốc độ cao.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA

a) Suy hao tín hiệu

- Trên đường dây dài có tiêu tán, tín hiệu truyền đi bị mất đi năng lượng do tiêu hao trong quá
trình truyền trên đường dây. Điều này xảy ra vì năng lượng tiêu tán trên các điện trở dọc R’s và
điện trở ngang R’P trên đơn vị dài của đường dây.
Năng lượng mất đi ở mỗi R’s do tỏa nhiệt của các dây dẫn (I2R). Năng lượng mất đi ở mỗi R’P do
tỏa nhiệt của vật liệu cách điện dùng trong chế tạo dây dẫn (tổn hao Shunt hoặc điện môi) như
hình dưới đây:

Năng lượng tiêu hao làm cho tín hiệu truyền đi bị giảm trong quá trình truyền đi trên đường dây
như hình phía dưới. Mức độ giảm của tín hiệu theo khoảng cách được gọi là sự suy hao. Sự suy
hao tăng lên khi khoảng cách từ điểm phát tăng lên.

22
Sự suy hao thường được biểu diễn qua đơn vị decibel (dB). Biểu thức tính toán suy hao trên nguồn
tín hiệu ở một khoảng cách D từ điểm phát của đường dây như sau:
PD
A = 10 log
Ps

Trong đó: A là sự suy hao về năng lượng của tín hiệu (dB); log là logarith thang 10; PD là năng
lượng tín hiệu ở khoảng cách D từ điểm phát của đường dây (W); Ps là năng lượng tín hiệu ở
điểm phát ở đường dây (W).
Bảng dưới đây biểu diễn sự suy hao, A, theo tỷ lệ PD/ PS khác nhau. Mỗi khoảng thời gian mà tỷ
lệ giảm đi 2 lần, năng lượng của tín hiệu bị suy hao 3dB.

Ví dụ, sự suy hao năng lượng tín hiệu ở khoảng cách D từ điểm phát của đường dây, nếu tỷ lệ
PD/ PS là 0.75 sẽ là -1.25dB.
Bình thường khi đo điện áp, thay vì đo năng lượng, công thức tính toán sự suy hao trên năng
lượng tín hiệu ở khoảng cách D từ điểm phát của dây trở thành:

VD 2 V
A = 10log 2
= 20log D
Vs Vs

Trong đó: VD là điện áp của tín hiệu ở khoảng cách D từ điểm phát của đường dây (V); Vs là điện
áp của tín hiệu ở điểm phát ở đường dây (V).
Ví dụ, sự suy hao năng lượng tín hiệu tại khoảng cách D từ điểm phát của đường dây, nếu tỷ lệ
VD/ VS là 0.75 có giá trị là -2.5dB.
Các nhà sản xuất đường dây thường cung cấp đồ thị cho biết thông tin về sự suy hao trên đơn vị
dài, , của một dây dẫn như là một hàm của tần số tín hiệu. Các thông tin này là cần thiết bởi lẽ
23
ở tần số càng cao thì suy hao trên đơn vị dài sẽ càng tăng lên do hiệu ứng bề mặt (skin effect).
Hiệu ứng bề mặt được minh họa như hình dưới đây.

Với tín hiệu một chiều hoặc tần số thấp, mật độ dòng điện tương đối đồng nhất dọc theo vật dẫn.
Ở các tần số cao hơn, mật độ dòng điện có xu hướng tập trung gần phía bề mặt của vật dẫn, do
đó làm tăng sự cản trở dòng điện chạy qua, và cả suy hao trên đơn vị dài.

b) Các tần số bộ phận của một tín hiệu

Một tín hiệu hình sin thuần túy chỉ bao gồm một thành phần tần số duy nhất, gọi là tần số cơ bản.
Tuy nhiên, các tín hiệu tuần hoàn thường bao gồm một vài thành phần tần số khác nhau chồng
lên. Các thành phần này là các sóng có dạng sin nhưng với biên độ và tần số khác nhau. Chúng
gồm có một thành phần cơ bản, gọi là điều hòa bậc nhất, bằng với tần số của tín hiệu, và vài tần
số điều hòa bậc cao hơn.
c) Méo tín hiệu

Trên đường dây dài, tốc độ truyền sóng tướng ứng với tần số cơ bản và thành phần điều hòa trong
tín hiệu truyền được xác định chủ yếu thông qua hằng số điện môi của vật liệu điện. Ở đường dây
không tiêu tán hoặc là có tiêu tán rất nhỏ, hằng số điện môi gần như không đổi theo tần số. Do
đó, tần số cơ bản và các tần số điều hòa bậc cao của tín hiệu truyền coi như lan truyền trên đường
dây với vận tốc như nhau. Ngược lại, ở đường dây dài có tiêu tán, hằng số điện môi tương đối
thay đổi theo tần số. Dẫn đến tần số cơ bản và điều hòa của tín hiệu lan truyền với vận tốc khác
nhau. Hiện tượng này gọi là sự phân tán, gây ra méo tín hiệu, làm cho hình dạng của tín hiệu
truyền đi bị méo đi. Minh họa của tín hiệu trên đường dây không tiêu tán và có tiêu tán được biểu
diễn như hình dưới đây:

24
Thêm vào đó, nếu tần số cơ bản và điều hòa là tương đối cao, chúng sẽ bị suy hao khác nhau do
sự suy hao trên đơn vị dài phụ thuốc vào tần số với trường hợp cao tần. Điều này cũng làm trầm
trọng hơn sự méo tín hiệu.
Một phương pháp phổ biến để đánh giá chất lượng tín hiệu trong các hệ thống truyền tin số đó là
phương pháp mẫu mắt eye-pattern. Mức độ của sự méo tín hiệu có thể quan sát bằng phương
pháp này trên màn hình Oscilloscope như minh họa ở hình dưới đây:

TỪ VÀ THUẬT NGỮ MỚI


Hiệu ứng bề mặt (skin effect)- Hiệu ứng bề mặt là xu hướng của dòng điện xoay chiều
phân bổ nó trong dây dẫn với mật độ dòng điện gần bề mặt dây dẫn lớn hơn so với ở gần lõi của
nó. Nó sinh ra điện trở đủ lớn của dây dẫn với sự tăng lên của tần số dòng điện.
Phương pháp mẫu mắt (eye-pattern)- Còn được gọi là sơ đồ mắt, là một màn hình hiển
thị Oscilloscope trong đó tín hiệu kỹ thuật số từ bộ thu được lấy mẫu lặp lại và áp dụng cho đầu
vào dọc, trong khi tốc độ dữ liệu được sử dụng để kích hoạt quét ngang.
THIẾT BỊ CẦN THIẾT

• FACET base unit


• Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)
• Oscilloscope hai kênh
• Máy phát xung bậc thang (step generator)
• Các dây cáp đồng trục
• Các tải R, L, C

25
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

A. Thí nghiệm về suy hao tín hiệu

1. Kiểm tra bo mạch đường dây dài xem đã được đặt đúng vị trí trên giá chưa. Sau đó bật nguồn
và kiểm tra trạng thái đèn LED xem bo mạch đã được cấp nguồn chưa.
2. Mắc mạch như hình bên dưới: Nối đầu ra của máy phát xung tới đầu phát cuối của
TRANSMISSION LINE A thông qua một cáp đồng trục. Nối đầu thu cuối của TRANSMISSION
LINE A tới đầu phát cuối của TRANSMISSION LINE B bằng một cáp đồng trục. Sau cùng, nối
đầu cuối của TRANSMISSION LINE B tới đầu vào của phần tải LOAD, cùng bằng một cáp đồng
trục.

Tiếp đến, nối máy phát xung vào đầu trigger của Oscilloscope thông qua một dây cáp đồng trục.
Nối kênh số 1 của Oscilloscope với đất (0-foot) tại điểm cuối phát ở TRANSMISSION LINE A.
Dùng dầu dò khác của Oscilloscope để nối Kênh số 2 của Oscilloscope tới dây 24m tại điểm cuối
nhận ở TRANSMISSION LINE B.
3. Ở phần tải của bo mạch, cần đảm bảo rằng các công tắc chuyển đổi phải được đặt ở vị trí O
(OFF). Sau đó nối đầu vào phần tải LOAD qua điện trở R3 (50) bằng cách đặt công tắc tương
ứng vào vị trí I (ON).
4. Đặt các thông số sau trên Oscilloscope:

26
5. Trên màn hình Oscilloscope, quan sát tín hiệu phát đi bởi máy phát ở đầu gửi và đầu nhận của
đường dây 48m (kết hợp của TRANSMISSION LINE A và B). Quan sát xem tín hiệu có giống
như hình dưới đây không.

6. Đo điện áp (bề cao) của xung ở điểm phát của dây


Vs=……………V

7. Đo điện áp (bề cao) của xung tại vị trí D cách điểm phát
VD=……………V
8. Dùng các giá trị đo được, tính sự suy hao theo công thức:

VD 2 V
A = 10 log 2
= 20log D
Vs Vs

Thu được:
A=……..dB

27
B. Thí nghiệm về hiện tượng méo tín hiệu

9. Tín hiệu nào tương ứng với miền tần số biểu diễn ở hình vẽ bên dưới
a. Một tín hiệu hình sin thuần túy có chu kỳ 5µs
b. Một tín hiệu xung chữ nhật có chu kỳ 5µs
c. Một tín hiệu xung răng cưa có chu kỳ 0.5µs
d. Một tín hiệu hình chữ nhật có chu kỳ 0.5µs

10. Phát biểu nào sau đây giải thích lý do tín hiệu nhận có hình dạng tương dối khác so với tín
hiệu phát đi, như mô tả ở hình bên dưới
a. Các điều hòa bậc cao hơn ở tín hiệu truyền ít bị suy hao hơn so với tần số bậc thấp hơn khi
truyền trên đường dây có tiêu tán
b. Tần số cơ bản và điều hòa bậc cao hơn ở tín hiệu truyền có vận tốc như nhau trên đường dây có
tiêu tán
c. Các điều hòa bậc cao hơn trên tín hiệu truyền bị suy hao nhiều hơn so với tần số thấp do chúng
truyền trên đường dây không tiêu tán
d. Tần số cơ bản và điều hòa của tín hiệu truyền có tần số khác nhau ở đường dây có tiêu tán.

11. Kết thúc các bước thí nghiệm: tắt nguồn, tháo các dây và đầu đo.

28
KẾT LUẬN

• Suy hao là sự thay đổi ở tín hiệu phát khi nó truyền dọc trên một đường dây. Suy hao xảy ra
trên đường dây có tiêu tán. Điều này xảy ra do có sự tiêu tán năng lượng tín hiệu trên các điện
trở dọc và ngang (điện dẫn) trên đơn vị dài của đường dây.
• Méo tín hiệu là sự thay đổi về hình dạng của tín hiệu phát đi và cũng thường xảy ra trên đường
dây có tiêu tán. Méo tín hiệu xảy ra chủ yếu do sự phân tán, một hiện tượng mà tín hiệu có
cả tần số cơ bản và các tần số sinh khi lan truyền với các vận tốc khác nhau. Sự méo tín hiệu
còn có thể gây ra do có các phần tử tín hiệu cao tần suy giảm khác nhau, do sự suy giảm phụ
thuộc vào tần số.
• Méo tín hiệu của các phần tử cao tần ở tín hiệu phát làm tăng thời gian lên và xuống của tín
hiệu quá độ, dẫn đến tín hiệu bị tròn góc.
• Trong hệ thống đường dây dài có tốc độ cao, phương pháp phổ biến để đánh giá chất lượng
tín hiệu là phương pháp mẫu mắt (eye-pattern). Phương pháp này cung cấp một màn hình
giống như một con mắt, và độ rộng của khoảng mắt mở sẽ tương ứng với mức độ méo của
tín hiệu.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nguyên nhân gây ra suy hao ở tín hiệu truyền đi ở đường dây có tiêu tán là gì?
2. Hiệu ứng bề mặt gây ra những vấn đề gì trên lõi dẫn của đường dây
3. Một tín hiệu tuần hoàn bao gồm các tần số có tính chất như thế nào
4. Tín hiệu ở điểm thu cuối của đường dây bị méo khi nào.

29
BÀI 4. THÍ NGHIỆM VỀ ĐIỆN CẢM, ĐIỆN DUNG PHÂN BỐ VÀ
TỔNG TRỞ SÓNG CỦA ĐƯỜNG DÂY

MỤC TIÊU
Khi hoàn thành xong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ biết được cách đo các giá trị điện cảm và
điện dung phân bố trên đường dây (trên đơn vị dài). Từ các giá trị đo được, sinh viên có thể xác
định tổng trở đặc tính (tổng trở sóng) cũng như vận tốc truyền sóng trên đường dây.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA

a) Mối liên hệ giữa tổng trở đặc tính với các thông số trên đơn vị dài của đường dây

Tổng trở đặc tính, hay còn gọi là tổng trở sóng Z0 của một đường dây là một đặc tính nội
tại của đường dây. Tổng trở này được xác định bởi các đặc tính hình học và vật lý của dây, không
phụ thuộc vào chiều dài của dây. Do vậy Z0 là một hằng số, bất kể đường dây là ngắn, dài, hay
là vô cùng.
Đặc tính vật lý dùng cho xác định Z0 là đường kính của lõi dẫn, khoảng cách tương đối giữa các
lõi dẫn, và loại vật liệu cách điện được dùng trong dây của đường dây dài. Các giá trị này đồng
thời cũng được dùng để tính toán các thông số phân bố trên đơn vị dài của đường dây. Do đó, có
một sự liên hệ giữa Z0 với các thông số phân bố trên đơn vị dài, như biểu diễn ở hính sau.

Khi bỏ qua điện trở dọc R’s trên đơn vị dài , và điện trở ngang R’p tương đối lớn (G’ rất nhỏ), và
tần số của tín hiệu mang, f, là tương đối cao (sao cho 2fL’>> R’s và 2fC’>> R’p), tổng trở đặc
tính có thể được tính bằng công thức sau:

L
Z0 =
C
Trong đó L’ là điện cảm trên đơn vị dài (H/m); C’ là điện dung trên đơn vị dài (F/m).
30
b) Đo điện dung và điện cảm trên đơn vị dài của đường dây

Các giá trị tính toán của C’ và L’ theo lý thuyết có thể được cung cấp bởi nhà sản xuất. Tuy vậy,
các giá trị này cũng có thể đo được thông qua phương pháp đáp ứng xung. Để làm được điều này,
cần đến một máy phát xung bậc và một Oscilloscope trở kháng cao, nối với đầu phát của đường
dây.
Điện dung trên đơn vị dài
Để đo điện dung trên đơn vị dài, ta cần đặt điện trở tương đương Thevenin tương ứng của máy
phát, RTH, ở một giá trị lớn hơn nhiều so với tổng trở đặc tính của đường dây. Đồng thời đầu nhận
của đường dây để hở mạch. Như vậy sẽ tạo ra sự không hòa hợp tải ở các đầu phát và thu ở đường
dây, cho phép đo được hằng số thời gian ở tín hiệu đáp ứng xung.

Tại thời điểm t=0, máy phát xung (step generator) tạo ra một sóng tới, VI, tới đường dây. Xung
này khi đến điểm cuối của bên thu trên đường dây sau một thời gian truyền, T. Tại đó có sự phản
xạ tới máy phát do sự không hòa hợp tải giữa đường dây và tải. Tín hiệu phản xạ, quay trở lại ở
thời gian 2T. Quá trình phản xạ qua lại này tiếp tục xảy ra trong một khoảng thời gian với mức độ
yếu dần đi. Do đó, tín hiệu đáp ứng xung là tổng đại số của sóng tới và các xung phản xạ. Điều
này dẫn đến việc các sườn lên của mỗi xung trên tín hiệu này trông giống như đáp ứng xung của
mạch RC như hình dưới đây:

31
Hằng số thời gian T trên hình trên có thể được xác định thông qua công thức:
T=R TH .CT

Trong đó T bằng hằng số thời gian của mạch RC (s); RTH là điện trở tương đương Thevenin của
máy phát (); CT là điện dung tổng của đường dây, bằng tổng của các điện dung trên một khoảng
xét (F).
Từ công thức trên ta dễ dàng suy ra:
T
CT =
R TH

Một khi đã biết điện dung tổng, ta có thể suy ra điện dung trên đơn vị dài của đường dây
CT
C = , trong đó I là chiều dài đường dây.
I
Điện cảm trên đơn vị dài
Phương pháp dùng cho việc đo điện cảm trên đơn vị dài cũng tương tự như phương pháp sử dụng
đối với điện dung trên đơn vị dài ở trên. Tuy nhiên điểm khác nhau ở đây là phần tử điện trở
tương đương của máy phát, RTH, được đặt ở một giá trị nhỏ hơn nhiều so với tổng trở đặc tính
của đường dây, đồng thời thì tải ở cuối được dây được đặt ở trạng thái ngắn mạch như hình bên
dưới. Điều này sẽ tạo nên một sự không hòa hợp tải ở cả đầu phát và thu của đường dây, từ đó
đo được hằng số thời gian của tín hiệu đáp ứng xung.

32
Tại thời điểm t=0, máy phát xung (step generator) tạo ra một sóng tới, VI, tới đường dây. Xung
này khi đến điểm cuối của bên thu trên đường dây sau một thời gian truyền, T. Tại đó có sự phản
xạ tới máy phát do sự không hòa hợp tải giữa đường dây và tải. Tín hiệu phản xạ, quay trở lại ở
thời gian 2T. Quá trình phản xạ qua lại này tiếp tục xảy ra trong một khoảng thời gian với mức độ
yếu dần đi. Do đó, tín hiệu đáp ứng xung là tổng đại số của sóng tới và các xung phản xạ. Điều
này dẫn đến việc các sườn lên của mỗi xung trên tín hiệu này trông giống như đáp ứng xung của
mạch RL như hình dưới đây:

Hằng số thời gian được tính theo công thức:


LT
T= , trong đó LT là điện cảm tổng của đường dây, là tổng của các điện cảm phân bố của
R TH
toàn bộ đoạn dây xét (H).
Từ đó suy ra:
LT =R TH .T

33
Một khi điện cảm tổng đã được xác định, ta dễ dàng tính được điện cảm phân bố trên đơn vị dài
của đường dây có chiều dài I như sau:
LT
L=
I
c) Tính toán tổng trở đặc tính và vận tốc truyền sóng từ các giá trị điện dung và điện
cảm trên đơn vị dài

Sau khi đã tính được điện cảm và điện dung trên đơn vị dài, ta có thể tính được tổng trở đặc tính
cũng như vận tốc truyền sóng theo các công thức tương ứng dưới đây:

L
Z0 =
C
1
VP =
LC
TỪ VÀ THUẬT NGỮ MỚI
Tổng trở đặc tính (Characteristic impedance): còn gọi là tổng trở sóng, là tổng trở vào
của một đường dây dài có chiều dài vô hạn. Tổng trở đặc tính chủ yếu được xác định qua hình
dạng của vật dẫn; khoảng cách tương đối của các vật dấn; và loại vật liệu cách điện giữa các vật
dẫn này.
THIẾT BỊ CẦN THIẾT

• FACET base unit


• Bo mạch Communications Transmission Lines 581192 (91028-20)
• Oscilloscope hai kênh

• Máy phát xung bậc thang (step generator)


• Các dây cáp đồng trục
• Các tải R, L, C

34
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

A. Đo điện dung phân bố trên đơn vị dài

1. Kiểm tra bo mạch đường dây dài xem đã được đặt đúng vị trí trên giá chưa. Sau đó bật nguồn
và kiểm tra trạng thái đèn LED xem bo mạch đã được cấp nguồn chưa.
2. Nối bo mạch như hình dưới đây. Dùng một cáp đồng trục để nối đầu ra của máy phát xung vào
đầu nhận của TRANSMISSION LINE A. Để hở mối BNC của TRANSMISSION LINE A.

Dùng một dây cáp đồng trục để nối đầu ra của máy phát tới đầu vào trigger của Oscilloscope.
Dùng dầu dò của Oscilloscope để nối Kênh số 1 của Oscilloscope tới đất (0-foot) tại điểm cuối
phát ở TRANSMISSION LINE A.
3. Đặt các thông số sau cho Oscilloscope:

35
4. Trên tín hiệu đáp ứng xung, để ý xem sường lên của các xung tăng theo hàm mũ, bắt đầu bằng
một điện áp gần 0 V tới giá trị cực đại, giống như điện áp trên tụ nạp thông qua điện trở nối tiếp
như mô tả ở hình bên dưới. Tín hiệu trên Oscilloscope là đáp ứng xung của mạch RC tạo bởi:
a. Phần tử điện trở (tác dụng) trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện cảm tổng của
đường dây
b. Phần tử phản kháng trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện dung tổng của đường
dây
c. Phần tử điện trở trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện dung tổng của đường dây
d. Phần tử điện trở trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện dung trên đơn vị dài của
đường dây

5. Giảm thang đo thời gian của Oscilloscope xuống ô 2µs/div để quan sát dễ dàng hơn sườn hình
mũ của xung trên tín hiệu đáp ứng xung như hình bên dưới. Đo sự chênh lệch điện áp, V, của
sườn lên:
V=……..V

36
6. Chia V cho 2
V/2=……..V
7. Đặt thang ô thời gian của Oscilloscope 0.5µs/div. Quan sát thấy rằng các các bước (steps)
phản xạ tạo nên sườn lên dạng hàm mũ của tín hiệu có thể phân biệt được, như mô tả ở hình bên
dưới. Lưu ký các step này có thể hơi tròn do thời gian tăng chậm do sự méo và suy hao tín hiệu
trong những trường hợp cao tần.
Đo khoảng thời gian các sườn lên kể từ lúc áp ở giá trị 0V cho tới khi đạt được V/2, ta gọi là
t50%, tương ứng với 0.69T. Tính được
t50%=………10-9s

8. Sử dụng t50% để lấy được step ở bước trên, và từ đó tính được hằng số thời gian của mạch RC
theo công thức:
T= t50%/0.69
Tính được T=………10-9s
9. Sử dụng hằng số thời gian, T, tính được ở bước trên, để tính điện dung tổng theo công thức:
CT=T/RTH
Tính được:
37
CT=………….10-9 F
10. Sử dụng điện dung tổng, CT, ở bước trước để tính điện dung trên đơn vị dài, C’. Xét chiều
dài đường dây, I, là 24m, ta tính được
C’=CT/I
C’=………..10-12 F/m
So sánh C’ với giá trị của nó do nhà cung cấp 101. 10-12 F/m (hoặc 30.8.10-12 F/ft)
a. Có
b. Không

B. Đo điện cảm phân bố trên đơn vị dài

11. Điều chỉnh kết nối ở bo mạch để chuyển sang phép đo điện cảm trên đơn vị dài như mô tả ở
hình dưới.

- Tháo dây cáp đồng trục kết nối giữa máy phát xung STEP GENERATOR 500 và đầu thu
của TRANSMISSION LINE A
- Nối đầu ra của STEP GENERATOR 5 với đầu phát của TRANSMISSION LINE A bằng một
dây cáp đồng trục
- Nối đầu BNC tại điểm thu cuối của TRANSMISSION LINE A vào đầu BNC tại đầu vào
LOAD. Trên phần LOAD, đặt các công tắc chuyển đổi sao cho đầu vào của phần này được nối
với điểm chung (không tải). Đặt như vậy để cho trở kháng của tải ở điểm thu cuối của
TRANSMISSION LINE A được đặt ở chế độ ngắn mạch (0 ).
- Để đầu ra của STEP GENERATOR 100 nối với đầu trigger của Oscilloscope. Để đầu đất của
đầu dò ở phía phát của TRANSMISSION LINE A nối với Kênh 1 của Oscilloscope.
12. Đặt các thông số sau cho Oscilloscope:

38
13. Trên màn hình Oscilloscope, quan sát thấy các xung đạt đỉnh rất nhanh kể từ giá trị áp ban đầu
sau đó giảm theo hàm mũ tại điểm áp xét cuối cùng, tương ứng với đáp ứng xung của mạch RC
như hình sau:

Tín hiệu trên Oscilloscope là đáp ứng xung của mạch RC gây ra bởi:
a. Phần tử điện trở (tác dụng) trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện cảm tổng của
đường dây
b. Phần tử phản kháng trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện cảm trên đơn vị dài của
đường dây
c. Phần tử điện trở trong trở kháng của STEP GENERATOR và điện dung tổng của đường dây
d. Phần tử phản kháng của STEP GENERATOR và điện cảm tổng của đường dây
14. Giảm thang ô thời gian của Oscilloscope xuống 0.5µs/div

Giảm tiếp thang ô thời gian của Oscilloscope sang 0.1µs/div như hình dưới đây, đo điện áp của
sườn lên ở xung tại điểm giữa của phần đầu và cuối của Rounded part trên hình. Giá trị này tương
ứng với mức độ giảm ban đầu, VINIT
VINIT=…………..V
39
15. Đặt thang ô thời gian của Oscilloscope sang 2µs/div như hình bên dưới, đo giá trị giảm cuối
cùng, VFIN
VFIN =…………..V

16. Từ các giá trị đo được ở hai bước trên, tính sai lệch điện áp, V, theo công thức:
V=VINT-VFIN
V=………..V
17. Nhân V với 0.75. Lưu lý là hình dáng và đình của tín hiệu đáp ứng sung, hằng số thời gian
có thể được xác định thông qua đo thời gian cần thiết để điện áp ban đầu giảm xuống 75% (thay
vì 50% như phương pháp thông thường). Điều này sẽ đảm bảm độ chính xác hơn cho phép đo.
0.75V=………..V
18. Đặt thang ô thời gian của Oscilloscope sang 0.2µs/div. Đối chiếu với hình phía dưới đây để
đo thời gian giảm điện áp theo hàm mũ từ giá trị đầu (VINIT) tới VINIT-0.75V. Khoảng thời gian
này tương ứng với 1.4T
t75%=………10-6s

40
19. Sử dụng giá trị t75% đo được ở bước trước, tính hằng số thời gian của mạch RC
T= t75%/1.4
T=………10-6s
20. Dùng giá trị T ở bước trước, tính điện cảm tổng, LT (Coi RTH bằng 5)
LT=RTH.T
LT=………10-6 H
21. Dùng giá trị LT tính được ở bước trước, tính điện cảm trên đơn vị dài L’. Xét chiều dài của
đường dây là I=24m.
L’=LT/I
Đối chiếu giá trị này với giá trị theo tính toán của nhà sản xuất là 2.52.10-7 H/m
C. Tính toán tổng trở đặc tính (tổng trở sóng) và vận tốc truyền sóng

22. Từ các giá trị điện cảm và điện dung trên đơn vị dài, ta có thể tính được tổng trở đặc tính của
đường dây như sau:

L
Z0 =
C

Z0=…….
Đối chiếu với giá trị Z0 cung cấp bởi nhà sản xuất là 50 đối với cáp đồng trục RG-174 dùng
trong TRANSMISSION LINE A.
23. Từ các giá trị điện cảm và điện dung trên đơn vị dài, ta cũng có thể tính được vận tốc truyền
sóng của đường dây như sau:
1
VP =
LC

VP=……….m/s
Đối chiếu với giá trị VP cung cấp bởi nhà sản xuất là 1.96.108m/s đối với cáp đồng trục RG-174
dùng trong TRANSMISSION LINE A.
24. Kết thúc các bước thí nghiệm: tắt nguồn, tháo các dây và đầu đo.

KẾT LUẬN

• Tổng trở sóng và các thông số trên đơn vị dài của đường dây đều có sự liên hệ đến các đặc
tính về hình hoạc và vật lý của đường dây. Do vậy, giá trị của tổng trở sóng Z0 và các thông
số trên đơn vị dài này đều là các hằng số, không phụ thuộc vào chiều dài đường dây.
• Khi bỏ qua điện trở dọc trên đơn vị dài R’S và điện trở ngang trên đơn vị dài R’P là rất lớn
(tức là tổng dẫn trên đơn vị dài G’ rất nhỏ, đồng thời tần số của tín hiệu truyền tương đối lớn,

41
Z0 có thể coi như thuần trở. Trong trường hợp đó phương pháp đáp ứng xung có thể được
dùng để đo các giá trị điện dung và điện cảm phân bố trên đơn vị dài của đường dây.
• Để thực hiện điều này, một tổng trở không thỏa mãn hòa hợp tải được đưa vào các điểm cuối
bên phát và bên thu. Điều này nhằm tạo ra phản xạ nhiều lần của sóng tới và đạt được một
tín hiệu đáp ứng xung với hằng số thời gian có thể đo được. Hằng số thời gian đo được này
dùng để tính các hệ số C’ hoặc L’.
• - Một khi đã biết C’ và L’, ta có thể tính được tổng trở sóng Z0 và vận tốc truyền sóng Vp
thông qua các công thức rất đơn giản do Z0 và Vp có sự liên hệ với C’ và L’ cua đường dây.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khi đo điện dung trên đơn vị dài của đường dây bằng phương pháp đáp ứng xung
a. Phần tử điện trở của Step generator được đặt nhở hơn Z0, trong khi tổng trở tải ở đầu thu của
đường dây được đặt ở chế độ ngắn mạch
b. Phần tử điện trở của Step generator được đặt nhở hơn Z0, trong khi tổng trở tải ở đầu thu của
đường dây được đặt ở chế độ hởmạch
c. Một sự không hòa hợp tải được thiết lập ở cả đầu phát và thu cuối của đường dây
d. Trở kháng của Step generator và trở kháng của tải phải bằng Z0
2. Khi bỏ qua điện trở dọc R’s trên đơn vị dài , và điện trở ngang R’p tương đối lớn (G’ rất nhỏ),
và tần số của tín hiệu mang, f, là tương đối cao (sao cho 2fL’>> R’s và 2fC’>> R’p), đâu là
một điều kiện chung
a. Phần từ điện trở và phản kháng của Z0 phải bằng nhau
b. Phần tử điện trở của Z0 có thể bỏ qua
c. Z0 có thể coi như thuần trở
d. Z0 có thể coi như thuần kháng

3. Giá trị điện trở tương đương của Step generator và trạng thái của tải được đặt như thế nào trong
trường hợp đo điện cảm trên đơn vị dài
4. Khi C’ và L’ đã được xác định bởi phương pháp đáp ứng xung, ta có thể tính tổng trở sóng và
vận tốc truyền sóng theo công thức nào
5. Khi ta có 2fL’>> R’s và 2fC’>> R’p, vận tốc truyền sóng được tính như thế nào, sử dụng hai
trong số các thông số: R’s, R’p, C’, và L’.

42

You might also like