You are on page 1of 44

Ngân hàng đáp án thi kết thúc học phần

Học phần: Truyền sóng và anten


Số đvht: 4

I. Câu hỏi loại V2.1 (1 đ):


1. Trình bày về sự phân cực của sóng điện từ?
- Trình bày khái niệm phân cực của sóng điện từ, trường điện từ phân cực, mặt phẳng
phân cực. 0,5 điểm
Trường điện từ của sóng vô tuyến điện khi đi trong một môi trường sẽ dao động theo một
hướng nhất định. Phân cực là hướng dao động của trường điện từ.
Trường điện từ có các véc tơ E và H mà hướng của chúng có thể được xác định ở một thời
điểm bất kỳ thì được gọi là trường phân cực. Nếu hướng của chúng biến đổi một cách ngẫu nhiên
trong không gian thì đó là trường không phân cực.
Mặt phẳng phân cực là mặt phẳng chứa véc tơ E và phương truyền lan của sóng (chính là
véc tơ S).
- Phân loại phân cực của sóng điện từ: 0,5 điểm
+ Nếu mặt phẳng phân cực không biến đổi thì sóng điện từ phẳng đó là phân cực đường
thẳng. Trong trường hợp này véc tơ E luôn luôn song song với một trục cố định, nếu trục cố định là
trục thẳng đứng thì gọi là phân cực thẳng đứng, trục cố định là nằm ngang gọi là phân cực nằm
ngang.
+ Nếu mặt phẳng phân cực quay xung quanh trục của phương truyền lan, thì gọi là phân
cực quay. Trong trường hợp này véc tơ E quay xung quanh trục đó. Phân cực quay có phân cực
tròn nếu khi biến đổi đầu mũi véc tơ E chạy trên một đường tròn và phân cực ê líp nếu véc tơ E
chạy trên một đường ê líp.
Phân cực tròn có hai loại, phân cực tròn tay phải là phân cực quay theo chiều kim đồng hồ
khi nhìn dọc theo phương truyền sóng còn phân cực tròn tay trái là phân cực quay ngược chiều kim
đồng hồ khi nhìn dọc theo phương truyền sóng
Việc sử dụng các phân cực khác nhau của sóng điện từ có một ý nghĩa rất lớn trong việc sử
dụng hiệu quả tần số trong thông tin vô tuyến.

2. Nêu cấu tạo của tầng điện ly?


- Khái niệm tầng điện ly, nguyên nhân hình thành cấu tạo tầng điện ly ( 0,5 điểm)
Trong lớp khí quyển quả đất, ở độ cao từ khoảng 60 km đến 400 km có một lớp khí quyển bị
ion hoá rất mạnh, do nguyên nhân chính là năng lượng bức xạ của mặt trời. Ngoài ra còn có các
nguyên nhân khác như bức xạ của các vì sao, các thiên thạch khi rơi vào khí quyển... Dưới tác động
của các nguồn năng lượng trên, các phân tử khí ở độ cao trên bị ion hoá rất mạnh tạo ra các ion âm,
ion dương và các điện tử tự do, còn các phân tử khí trung hoà hầu như rất ít. Lớp khí quyển đó gọi
là tầng điện ly
Do mật độ chất khí càng lên cao càng loãng, còn năng lượng bức xạ của mặt trời càng lên
cao càng mạnh, nên mật độ điện tử và ion cũng phân bố không đều, hơn nữa trong thành phần khí
có nhiều loại chất khí như oxy, nitơ, ôzôn . Mỗi chất khí có một năng lượng ion hoá khác nhau và
nguồn ion hoá cũng khác nhau. Nên trong tầng điện ly có các cực đại về mật độ điện tử tại những
độ cao khác nhau, mỗi cực đại được gọi là một lớp.
- Cấu tạo tầng điện ly: gồm 4 lớp D, E, F1, F2 và lớp bất thường Es 0,5 điểm
Bằng việc thăn dò tầng điện ly, người ta biết được cấu tạo của nó
Ban ngày có 4 cực đại và được đặt tên theo thứ tự từ thấp lên cao là các lớp D, E, F 1 và
F2...Ban đêm từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc chỉ có 2 lớp là lớp E và lớp F 2. Lớp D biến
mất do quá trình tái hợp của điện tử với ion, còn lớp và F2 và F1 chập lại thành một lớp là F2.
Lớp D, lớp có độ cao từ 60 km đến 90 km. Mật độ điện tử 10-103 (1/ cm3), chỉ tồn tại ban
ngày, ban đêm biến mất.
Lớp E : có độ cao từ 95 km đến 120 km, tồn tại cả ngày và đêm. Ban ngày mật độ điện tử
1.105- 4.105 (1/cm5) , ban đêm 5.103-104 (1 /cm4).

N-H 1
Lớp F1: có độ cao 180 đến 240 km, chỉ tồn tại vào các giờ ban ngày, mật độ điện tử 2.10 5 -
4,5.10 (1 /cm3).
5

Lớp F2: ở độ cao 230 - 400 km. Tồn tại cả ngày và đêm . Ngày mùa đông mật độ điện tử
2.10 , hè 2.105 (1/cm3). Đêm mùa đông 3.105 ( 1/cm3)
6

Ngoài ra còn tồn tại một lớp bất thường Es


Mật độ điện tử không những biến thiên theo các giờ trong ngày mà còn biến thiên theo mùa
trong năm và theo chu kỳ hoạt động của mặt trời . Ngoài ra còn có những biến thiên bất thường .

3. Thế nào là tần số tới hạn, tần số phản xạ xiên góc lớn nhất khi truyền sóng trong
tầng điện ly?
- Xây dựng công thức tính tần số tới hạn, tần số phản xạ xiên góc lớn nhất
0,75 điểm
Từ điều kiện sin0 = 1- 80,8 Nn/f2tđ
Nếu chiếu tia sóng thẳng đứng vào tầng điện ly, lúc đó góc tới 0=0, ta có:
0 = 1- 80,8 Nn/f2tđ
suy ra:
ftđ =  80,8 Nn (kHz)
ftđ gọi là tần số phản xạ thẳng đứng của tầng điện ly, dựa vào đây để người ta thăm dò tầng điện ly
theo phương thẳng đứng
Nếu 0 0 ta có
f0 = 80,8Nn/cos0 (kHz)
f0 gọi là tần số bức xạ xiên góc 0
Nếu tia sóng bức xạ theo phương thẳng đứng 0=0, phản xạ tại mật độ điện tử lớn nhất
Nmax, (1/cm3) là điểm phản xạ cao nhất trong tầng điện ly, thì tần số phản xạ đó gọi là tần số tới hạn,
ký hiệu là fth và bằng

fth = 80,8 N max (kHz)


- Rút ra định nghĩa tần số tới hạn, tần số phản xạ xiên góc lớn nhất
0,25 điểm
Vậy tần số tới hạn là tần số lớn nhất có thể phản xạ được từ tầng điện ly khi sóng đến thẳng
đứng (0=0 )
Khi sóng bức xạ với góc tới 0 và sóng phản xạ tại mật độ điện tử lớn nhất N max (1/cm3)
vào công thức 2.13 suy ra:

f0max = 80,8Nmax/cos0 (kHz)


f0max: gọi là tần số phản xạ lớn nhất khi sóng có phương bức xạ xiên góc 0.

4. Tính toán cự ly nhìn thấy trực tiếp khi truyền sóng trong giới hạn nhìn thấy trực tiếp
có kể đến độ cong của trái đất?
- Cự ly nhìn thấy trực tiếp, hình vẽ minh hoạ 0,5 điểm
Cự ly nhìn thấy trực tiếp cự ly lớn nhất nhìn thấy được giữa hai anten với độ cao h 1 và h2
khi kể đến độ cong quả đất, ký hiệu là ro
- Xây dựng công thức tính 0,5 điểm
Xét tam giác vuông OAC ta có:
r1  a  2   a   h 1 
2 2

 r1  2a h 1  h 1
2 2

Vì a’ >> h1  r1  2a h 1
2

r2  2a h 2
2
Tương tự ta có
với a’ là bán kính cong của trái đất a’ = (4/3) a
Do đó cự ly nhìn thấy trực tiếp tín dọc theo độ cong của quả đất là

N-H 2
r0  r1  r2  2a h 1  2a h 2 (m)
Cự ly nhìn thấy trực tiếp tỷ lệ với căn bậc hai độ cao đặt anten thu và phát

A r1 Cr2 B
h1 r0 h2
r1o r2o
a’

Hình: Cự ly nhìn thấy trực tiếp

5. Thế nào là hàm tính hướng của anten?


- Nêu định nghĩa hàm tính hướng của anten 0,25 điểm
Hàm tính hướng: là hàm số biểu thị cho sự phụ thuộc cường độ trường bức xạ của anten theo các
hưóng khác nhau trong không gian với khoảng cách không đổi và được ký hiệu là f(,)
- Các dạng thể hiện của hàm tính hướng 0,75 điểm
+ Trường hợp tổng quát
Trong trường hợp tổng quát, hàm tính hướng là hàm véc tơ phức, bao gồm các thành phần
theo  và  .
f(,) = f(,)i + f(,)i
+ Hàm tính hướng biên độ
Hàm tính hướng biên độ là hàm số biểu thị quan hệ tương đối của biên độ cường độ
trường bức xạ theo các hướng khảo sát khi cự ly r không đổi, đó chính là biên độ của hàm tính
hướng phức. Trong trường hợp tổng quát, biên độ của hàm tính hướng có thể là các hàm có dấu
biến đổi khi ,  thay đổi (ví dụ các hàm lượng giác). Do đó hàm tính hướng biên độ được định
nghĩa cụ thể hơn là môđun của hàm tính hướng phức.

f(,) = f2 + f2 


+ Hàm tính hướng biên độ tương đối (chuẩn hoá)
Trong thực tế để đơn giản cho việc khảo sát tính hướng của một anten cũng như thiết lập
và phân tích đồ thị tính hướng ta thường dùng hàm biên độ tương đối, là hàm số biểu thị biên độ
cường độ trường ở hướng khảo sát trên biên độ cường độ trường ở hướng bưc xạ cực đại. Được ký
hiệu là: F(,)=f(,)/f(,)max.
6. Độ rộng của đồ thị phương hướng của anten được xác định như thế nào?
- Nêu định nghĩa độ rộng của đồ thị tính hướng của anten 0,25 điểm
Độ rộng của đồ thị tính hướng được định nghĩa là góc giữa hai hướng, mà theo hai hướng
đó cường độ trường hoặc công suất bức xạ giảm đi một giá trị nhất định. Thường độ rộng của đồ
thị tính hướng được đánh giá ở hai mức bức xạ không và bức xạ nửa công suất
- Cách xác định độ rộng của đồ thị tính hướng của anten 0,75 điểm
+ Độ rộng của đồ thị tính hướng theo mức bức xạ không
Độ rộng của đồ thị tính hướng theo mức không là góc giữa hai hướng mà theo đó cường độ
trường bức xạ bắt đầu giảm đến không, ký hiệu 20
+ Độ rộng của đồ thị tính hướng theo mức bức xạ nửa công suất
Độ rộng của đồ thị tính hướng theo mức nửa công suất là góc giữa hai hướng mà theo đó
công suất bức xạ giảm đi một nửa so với hướng bức xạ cực đại (tương ứng với cường độ trường
giảm đi 2 lần), ký hiệu 21/2 .

N-H 3
Như vậy độ rộng của đồ thị tính hướng thể hiện tính chất tập trung năng lượng bức xạ theo
một hướng nào đó, nếu góc nửa công suất 21/2 (hay góc công suất không 20) càng bé thì anten đó
tập trung công suất bức xạ càng mạnh

0o 0 21/2 (3dB)
Pmax/ 2

Pmax
90o

20 Pmax/ 2

0
180o

Hình: Độ rộng đồ thị tính hướng

Nếu tính theo đơn vị decibel (dB), khi công suất theo hai hướng giảm đi 1/2 so với hướng
bức xạ cực đại có nghĩa là: P = Pmax/2
đổi ra đơn vị decibel bằng:
10log10P = 10log10(Pmax/2) = 10log10Pmax-10log102 = Pmax(dB) - 3(dB)

Bởi vậy độ rộng đồ thị tính hướng theo mức nửa công suất còn gọi là độ rộng búp sóng ở
mức 3 dB ký hiệu 3dB

7. Nêu định nghĩa và biểu thức tính hệ số tính hướng của anten?
- Nêu định nghĩa hệ số tính hướng của anten 0,25 điểm
Hệ số tính hướng của anten ở một hướng đã cho là tỷ số mật độ công suất bức xạ bởi anten
ở điểm nào đó nằm trên hướng ấy, trên mật độ công suất bức xạ bởi anten chuẩn cũng tại hướng và
khoảng cách như trên , khi công suất bức xạ của hai anten là bằng nhau
Anten chuẩn có thể là một nguồn bức xạ vô hướng giả định, hoặc một nguồn nguyên tố nào
đó đã biết tính hướng. Nếu anten chuẩn là nguồn vô hướng thì hệ số định hướng được định nghĩa
như sau :
Hệ số định hướng là là một hư số biểu thị mật độ công suất bức xạ của anten ở hướng và
khoảng cách đã cho, lớn hơn bao nhiêu lần mật độ công suất bức xạ cũng ở khoảng cách như trên
khi giả thiết anten bức xạ vô hướng, với điều kiện công suất bức xạ giống nhau trong hai trường
hợp .
- Viết biểu thức tính theo định nghĩa và các biểu thức hệ quả 0,75 điểm
Biểu thức tính :
D(,) = S(,)/So (số lần)
D(dBi) = 10lgD = 10lgS - 10lgSo
Trong đó S(,) là mật độ công suất bức xạ của anten ở hướng (,) đã cho tại khoảng cách r
S 0 là mật độ công suất cũng tại hướng và khoảng cách như trên , với giả thiết anten bức xạ
đồng đều theo các hướng
Các biểu thức hệ quả:
D(,) = E2(,)/E20(,)

E(,) là giá trị biên độ cường độ điện trường của anten khảo sát ở hướng (,) tại khoảng
cách r
E0(,) là biên độ cường độ điện trường cũng tại hướng và khoảng cách như trên của anten
vô hướng
D = E2(,).2r2/W P

N-H 4
P: công suất bức xạ, W = 120 là trở kháng sóng của môi trường
8. Nêu định nghĩa và biểu thức tính hệ số tăng ích của anten?
- Nêu định nghĩa hệ số tăng ích của anten 0,25 điểm
Hệ số tăng ích của anten được xác định bằng cách so sánh mật độ công suất bức xạ của
anten thực ở hướng khảo sát và mật độ công suất bức xạ của anten chuẩn (thường là anten vô
hướng) ở cùng hướng và khoảng cách như trên nhưng với giả thiết công suất đưa vào hai anten P a
là như nhau, còn anten chuẩn ( hay vô hướng ) có hiệu suất bằng 1.
- Viết biểu thức tính và nêu nhận xét 0,75 điểm
Anten thực có công suất bức xạ là a.Pa, anten chuẩn (hay vô hướng) với giả thiết a=1 có
công suất bức xạ P bằng công suất đưa vào anten Pa . Như vậy so với khi công suất bức xạ bằng
nhau thì trong trường hợp này tỷ số mật độ công suất sẽ giảm đi a . Ta có biểu thức hệ số tăng ích
của anten theo định nghĩa sẽ là :
G(,) = a S(,)/So = a D(,) (số lần)
G(dBi) = 10lgG = 10lgaS - 10lgSo
Hệ số tăng ích của anten là một thông số biểu thị đầy đủ hơn cho đặc tính bức xạ của an ten
so vơí hệ số định hướng, vì nó không chỉ biểu thị đơn thuần đặc tính định hướng của anten mà còn
biểu thị sự tổn hao trên anten . Do vậy trong thực tế tính toán người ta thường sử dụng hệ số tăng
ích G.
9. Thế nào là chấn tử đối xứng?
- Khái niệm chấn tử đối xứng, hình vẽ minh hoạ 0,5 điểm
Chấn tử đối xứng là một cấu trúc gồm hai vật dẫn có hình dạng tuỳ ý như: hình trụ, hình
chóp, hình êlipsôit, v.v...có kích thước giống nhau, đặt thẳng hàng trong không gian, ở giữa được
nối với nguồn cao tần
l l
~ 2r ~

a) b)

~
c)

Hình : Chấn tử đối xứng


Chấn tử đối xứng là một trong những nguồn bức xạ được sử dụng khá phổ biến trong kỹ
thuật anten. Nó có thể được sử dụng như một anten độc lập, hoàn chỉnh (anten chấn tử đối xứng),
đồng thời nó cũng có thể kết hợp để tạo thành những anten phức tạp
- Phân bố dòng điện trên chấn tử đối xứng 0,5 điểm
Trong phần lớn các tính toán kỹ thuật, với các chấn tử đối xứng rất mảnh có thể cho phép
áp dụng giả thiết gần đúng về phân bố dòng điện sóng đứng hình sin trên chấn tử.
Iz(z) = Ibsink(l - |z|)
trong đó Ib là biên độ dòng điện ở điểm bụng sóng đứng
l là độ dài một nhánh chấn tử
I(z) I(z)
I I

~ ~
z z

a) l/ = 0,25 b) l/ = 0,5

I I(z)

~
z
N-H 5
c) l/ = 0,675
10. Nêu định nghĩa chiều dài hiệu dụng của chấn tử đối xứng và công thức tính?
- Nêu định nghĩa chiều dài hiệu dụng của chấn tử đối xứng, hình vẽ minh hoạ
0, 5 điểm
Chiều dài hiệu dụng là chiều dài tương đương của một chấn tử có dòng điện phân bố đồng đều
trên chấn tử và bằng dòng điện đầu vào của chấn tử thật, với diện tích phân bố dòng điện trên chấn
tử thật bằng diện tích trên chấn tử tương đương, như chỉ ra trên hình vẽ
- Xây dựng công thức tính 0, 5 điểm

lhd lhdl
S
S S
S

x dx l l

Ia
a) Trường hợp tổng quát b) chấn tử ngắn

Hình: Chiều dài hiệu dụng của chấn tử đối xứng

Diện tích phân bố dòng điện của chấn tử có chiều dài hiệu dụng (l hd) là :
S = lhd.Ia
Của chấn tử thật là :
l l
S = 2 Ixdx = 2 Ibsinkxdx
0 0

Vậy : 2 kl
lhd = tg
k 2
Với k = 2/
Xét các trường hợp cụ thể
- Chấn tử ngắn l < /4
Trong trường hợp này coi tg(0,5kl)  0,5kl . Ta có
lhd = (2/k).kl/2 = l
Chiều dài hiệu dụng của chấn tử ngắn bằng chiều dài một nhánh của chấn tử thật, như chỉ
ra trên hình b
- Chấn tử nửa sóng l = /4

lhd = (2/k)tg(kl/2) = (2/k)tg/4 = 2/k =

II. Câu hỏi loại V2.2 (2 đ)


1. Một anten gương parabol có hệ số tăng ích là 50 dBi, hiệu suất làm việc 60%. Tính góc nửa
công suất?
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Cách 1
Theo bài ra G = 50 dBi  G = 105 lần
Góc nửa công suất được xác định theo công thức:

N-H 6
70
2 1  (độ)
2 d
trong đó  (m) ; d (m)
Mặt khác ta có
2
 d 
G   a
  

 
  a
d G

a 0, 6
Vậy 2 1  70  70 5
 0,540
2 G 10
Cách 2.
Theo bài ra G = 50 dBi  G = 105 lần
Góc nửa công suất được xác định theo công thức:
21
2 1  (độ)
2 df
trong đó f (Ghz) ; d (m)
Mặt khác ta có
2 2
 d   df 
G    a    a
    c 
c G
 df  với d (m); f (Hz)
 a
21 a 21 0, 6
Vậy 2 1    0,54 0
2 c.10  9 8
G 3.10 .10 9
10 5

Cách 3:
Góc nửa công suất được xác định theo công thức:
21
2 1  (độ)
2 df
trong đó f (Ghz) ; d (m)
Ta có
 20lgd(m)f(GHz) = G(dBi) - 10lga - 20,4
 d(m)f(GHz) = 10 (G(dBi) - 10lga - 20,4)/20
Thay số: df =
21 21
Vậy 2 1    0,54 0
2 df

2. Một anten gương parabol có góc nửa công suất bằng 2 0. Xác định hệ số tăng ích khi biết
hiệu suất làm việc của anten là 55%?
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Cách1
Hệ số tăng ích được xác định theo công thức:
2
 d 
G   a
  
trong đó  (m) ; d (m)

N-H 7
Mặt khác ta có
70
2 1  (độ)
2 d
d 70
 
 2 1
2
2
2  70  2
 d     70 
G    a    .0,55  6642,9
 2 1  a  2 
Vậy
  
 2 

Hay G = 10lg6642,9 = 38,22 dBi


Cách 2
21
Ta có 2 1  (độ) với f (Ghz) ; d (m)
2 df

2 2
 d   df 
G    a     a với f (Hz); d (m)
    c 
2
 21  21
2
   
 G   .0,55  6642,9
 2 1 .10 9 .c  a  2.10  9 .3.10 8 
 2 
Hay G = 10 lg6642,9 = 38,22 dBi
Cách 3
21
Ta có 2 1  (độ) với f (Ghz) ; d (m)
2 df
21
 fd 
2 1
2

Mặt khác : G(dBi) = 20lgd(m) + 20lgf(GHz) + 10lga + 20,4


= 20lg (21/21/2) + 10lga + 20,4
= 20lg (21/2) + 10lg0,55 + 20,4
= 38,22 dBi

3. . Một anten phát có hệ số tăng ích là 30 dBi, hiệu suất làm việc 60%, đưa vào anten một
công suất là 5 W. ở cự ly 50 km đặt một anten thu gương parabol tròn xoay có đường kính
miệng gương là 1,5 m. Tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do khi truyền từ
anten phát đến anten thu và công suất anten thu nhận được?
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra G = 30 dBi  G = 103 lần
Coi hiệu suất anten thu bằng 1  D2 = G2
Công suất anten thu nhận được:

PaG1G22
P2 = (W) với P1(W), (m), r (m)
(4r)2

Mặt khác đối với anten gương parabol tròn xoay có

N-H 8
2
 d 
 D 2 2   d 
2
D2    (số lần)
  

Pa G 1  2 d 2 Pa G 1 d 2
Do đó P2  
 4r  2
 4r  2

5.10 3 .1,5 2
Thay số P2   0,028.10  5 (W)
 4.5.10  4 2

P1 Pa 1 5.10 3 .0,6
Tổn hao truyền sóng L     107,143.10 8 lần
P2 P2 0,028.10  5
Hay L = 10 lg 107,143 .108 = 162,39 dB
4. Một anten phát có công suất 2 W, hệ số tăng ích 40 dBi công tác tại tần số 3 GHz. Anten
thu có hệ số tăng ích 30 dBi, hiệu suất làm việc 55% đặt cách anten phát 50 km. Tính công
suất anten thu nhận được?
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra G1= 40 dBi  G1= 10 lần; G2 = 30 dBi  G2 = 10 lần
4 3

Công suất anten thu nhận được:


PaG1G22
P2 = (W) với P1(W), (m), r (m)
(4r) 2
2

Mà  = c/f
2.10 4 .10 3 . 3.10 8 
2
Pa G 1 G 2 c 2
 P2    9, 22.10  7 W
 4r  2
2 f 2
 4.5.10  4 2
.0,55. 3.10 9
 2

5. Một anten phát có hệ số tính hướng là 35 dBi, hiệu suất làm việc 60%. Tại điểm thu cách
anten phát 30 km đặt một anten thu có diện tích 1,5 m 2; hiệu suất làm việc 55%. Xác định
công suất của máy phát biết công suất anten thu nhận được là 10-6W?

- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm


- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra D1= 35dBi  D1= 103,5 lần
Từ công thức
P2 = S2. Ahd (W) với S2 mật độ công suất tại điểm thu (W/m2)
Ahd diện tích hiệu dụng của anten thu (m2)

P1 D 1
S2  với P1(W), r (m), D1 (số làn)
4r 2
Ahd = A. 2 với A diện tích thực của anten thu
P1 D 1 .A. 2
 P2 
4r 2
P2 4r 2
P
 1 
D 1 . A. 2
Vậy công suất của máy phát là

P2 4r 2 10 6 4. 3.10 4 


2

Pa  P1 / 1    7, 2 W
D 1 . A. 2 1 1 10 3, 5 .1,5.0,55.0,6

N-H 9
6. . Một anten phát có hệ số tăng ích là 30 dBi, hiệu suất làm việc 60%. Để có cường độ điện
trường hiệu dụng tại điểm thu cách anten 100 km bằng 3,46 mV/m thì cần phải đưa vào
anten công suất là bao nhiêu? Với điều kiện sóng truyền trong không gian tự do.
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra G1= 30 dBi  G1= 103 lần
Từ công thức
173 P1  kW  . D 1
Eh  (mV/m)
r km 

mà Pa  P1  a ; D1 = G1/a
E 2h .r 2  km 
 Pa  kW  
173 2 .G 1
3, 46 2 .100 2
Thay số Pa  kW    4.10  3  kW 
173 .10
2 3

Hay Pa = 4 W
7. . Một anten phát có hệ số tăng ích là 40 dBi, cần phải đưa vào anten công suất là bao nhiêu
để anten thu gương parabol có đường kính miệng gương 0,9 m đặt cách anten phát 50 km
nhận được công suất – 70 dBW. Giả thiết sóng truyền trong không gian tự do.
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra G1= 40 dBi  G1= 104 lần
P2 = -70 dBW  P2 = 10-7 W
Coi hiệu suất anten thu bằng 1  D2 = G2
Ta có
PaG1G22
P2 = (W) với P1(W), (m), r (m)
(4r)2
Mặt khác anten thu là anten gương parabol tròn xoay ta có
2 2
 d   d 
G 2    . 2    với d là đường kính miệng gương
     

PâG1d2
 P2 = (W)
(4r)2
P2 16. r 2
 Pa  (W)
G 1d 2
Vậy công suất đưa vào anten là
10 7 16.5.10 4 
2

Pa   7,9 W
10 4 .0,9 2
8. Xác định công suất máy phát cần thiết để thực hiện thông tin vô tuyến với các điều kiện: cự
ly thông tin là 40km, bước sóng công tác 20 cm, hệ số suy giảm là 30 dB, hệ số tính hướng
D1 = D2 = 30 dBi, yêu cầu công suất ở anten thu là 10 -4 W. Biết hiệu suất làm việc của anten
là 60%.

1
N-H
0
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra D1= D2 = 30 dBi  D1= D2 = 10 lần
3

F = 30 dB  F = 103 W
Coi hiệu suất anten thu bằng 1  D2 = G2
G1 = D1.a = 0,6. 103
Ta có:
PaG1G22
P2 = F2 (W) với P1(W), (m), r (m)
2
(4r)

P2  4r  10 4 . 4..4.10 5 
2 2

 Pa    10,5.10  2 (W)
G 1G 2 F  0,6.10 .10  0, 2
3 2
2 2 6 2

9. Anten gương parabol có hệ số tăng ích 40 dBi, hiệu suất làm việc 0,6 công tác tại tần số 4
GHz. Tính đường kính miệng gương và độ rộng búp sóng 3dB?
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Cách 1
Theo bài ra G= 40 dBi  G= 104 lần
Từ công thức:
2 2
 d   df 
G    a     a với f (Hz); d (m)
    c 

c G 3.10 8 10 4
d    3,08 (m)
f  a .4.10 9 0, 6
áp dụng công thức
21
2 1  (độ) với f (Ghz) ; d (m)
2 df
21
Thay số ta có 2 1   3dB   1,7 0
2 4.3,08
Cách 2
áp dụng công thức : G(dBi) = 20lgd(m) + 20lgf(GHz) + 10lga + 20,4

10. Một anten phát có hệ số tính hướng là 30 dBi, hiệu suất làm việc 50%. Tại điểm thu cách
anten phát 50 km đặt một anten thu có diện tích 1,5 m 2; hiệu suất làm việc 55%. Xác định
công suất của máy phát biết công suất anten thu nhận được là 10-7W?
- Đưa ra công thức đúng để áp dụng 0,5 điểm
- Biến đổi công thức để tính tham số cần tính 1 điểm
- Thay số, có đáp số đúng 0,5 điểm
Theo bài ra D1= 30dBi  D1= 103 lần
Từ công thức
P2 = S2. Ahd (W) với S2 mật độ công suất tại điểm thu (W/m2)
Ahd diện tích hiệu dụng của anten thu (m2)
P1 D 1
S2  với P1(W), r (m), D1 (số làn)
4r 2

1
N-H
1
Ahd = A. 2 với A diện tích thực của anten thu
P1 D 1 .A. 2
 P2 
4r 2
P2 4r 2
P
 1 
D 1 . A. 2

Vậy công suất của máy phát là

P2 4r 2 10 7 4 5.10 4 


2

Pa  P1 / 1   3  7,6 W
D 1 . A. 2 1 10 .1,5.0,55.0,5

III. Câu hỏi loại V1.3 (3 đ)


1. Trình bày các phương thức truyền lan sóng vô tuyến điện trong môi trường thực?
Do tính chất vật lý của mỗi băng sóng mà mỗi băng sóng có phương thức truyền lan thích hợp
để đạt được hiệu quả nhất.
Hơn nữa, bầu khí quyển của trái đất được chia làm ba vùng chính: tầng đối lưu, tầng bình
lưu, tầng điện ly. Tính chất của các vùng này rất khác nhau. Do đó, tuỳ theo môi trường truyền
sóng có bốn phương thức truyền lan sau:
- Truyền lan sóng bề mặt 0,75 điểm
Sóng bề mặt truyền lan tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trái đất. Bề mặt quả đất là một môi
trường bán dẫn điện, khi một một sóng điện từ bức xạ từ một anten đặt thẳng đứng trên mặt đất, các
đường sức điện trường được khép kín nhờ dòng dẫn trên bề mặt quả đất như chỉ ra ở hình 1.1. Nếu
gặp vật chắn trên đường truyền lan, sóng sẽ nhiễu xạ qua vật chắn và truyền lan ra phía sau vật
chắn. Khả năng nhiễu xạ phụ thuộc vào độ cao tương đối của vật chắn so với bước sóng

A

 B

Hình 1.1: Quá trình truyền lan sóng bề mặt

1
N-H
2
Sóng bề mặt bị suy giảm nhiều do sự hấp thụ của trái đất. Sự suy giảm phụ thuộc vào tần
số, khi tần số tăng thì sự suy giảm càng lớn.
Với các loại đất có độ dẫn điện lớn như mặt biển, đất ẩm thì sóng ít bị suy hao trong đất,
làm cho cường độ trường tại điểm thu tăng lên. Các sóng vô tuyến điện có bước sóng lớn khả năng
nhiễu xạ mạnh và bị mặt đất hấp thụ nhỏ. Bởi vậy sóng bề mặt được sử dụng để truyền lan các
băng sóng dài và sóng trung như trong hệ thống phát thanh điều biên, hay sử dụng cho thông tin
trên biển
- Truyền lan sóng không gian 0,75 điểm
Lớp khí quyển bao quanh quả đất có độ cao từ 0 đến 11km (với tầng đối lưu tiêu chuẩn),
gọi là tầng đối lưu. Các hiện tượng thời tiết như sương mù mưa, bão, tuyết... đều xẩy ra trong tầng
đối lưu và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền lan sóng vô tuyến điện.
Nếu hai anten thu và phát đặt cao trên mặt đất khi sóng truyền trực tiếp từ anten phát đến
anten thu, hoặc phản xạ từ mặt đất như chỉ ra ở hình 1.2a, hoặc lợi dụng sự không đồng nhất của
một vùng nào đó trong tầng đối lưu để tán xạ sóng vô tuyến dùng cho thông tin gọi là thông tin tán
xạ tầng đối lưu như chỉ ra ở hình 1.2b. Các phương thức thông tin như trên gọi là truyền lan sóng
không gian hay sóng tầng đối lưu.
Phương thức truyền lan sóng không gian thường được sử dụng cho thông tin ở băng sóng
cực ngắn (VHF, UHF, SHF), như truyền hình, các hệ thống vi ba như hệ thống chuyển tiếp trên
mặt đất, hệ thống thông tin di động, thông tin vệ tinh... Phương thức truyền lan sóng không gian sẽ
được nghiên cứu kỹ trong chương III

 vùng không
đồng nhất

phát thu phát thu

Hình 1.2a Hình 1.2b


Hình 1.2: Truyền lan sóng không gian

- Truyền lan sóng trời 0,75 điểm


Lớp khí quyển ở độ cao khoảng 60km đến 500km bị ion hoá rất mạnh chủ yếu do năng
lượng bức xạ của mặt trời, tạo thành một lớp khí bao gồm chủ yếu là điện tử tự do và các ion. Lớp
khí quyển đó được gọi là tầng điện ly. Tính chất đặc biệt của tầng điện ly là trong những điều kiện
nhất định có thể phản xạ sóng vô tuyến điện. Lợi dụng sự phản xạ đó để sử dụng cho thông tin vô
tuyến bằng cách phản xạ một hoặc nhiều lần từ tầng điện ly, như chỉ ra ở hình 1.3. Phương thức đó
gọi là phương thức truyền lan sóng trời hay tầng điện ly.
 mục tiêu trong
vũ trụ

 trạm trên mặt đất

A 
B
Khuyếch tán từ tầng điện ly

1
N-H
3
Hình 1.3: Truyền lan sóng trời

Hình 1.4: Sự truyền lan sóng tự do

- Truyền lan sóng tự do 0,75 điểm


Trong một môi trường đồng nhất, đẳng hướng và không hấp thụ ví dụ như môi trường chân
không, sóng vô tuyến điện khi truyền lan từ điểm phát đến điểm thu sẽ đi theo đường thẳng, như
chỉ ra trên hình 1.4, không ảnh
hưởng đến quá trình truyền sóng. Trong thực tế một môi trường lý tưởng như vậy chỉ tồn tại ngoài
khoảng không vũ trụ. Với lớp khí quyển quả đất chỉ trong những điều kiện nhất định, khi tính toán
cũng có thể coi như môi trường không gian tự do.

2. Xây dựng công thức tính mật độ công suất bức xạ và cường độ điện trường khi truyền sóng
trong môi trường không gian tự do?
- Xây dựng công thức tính mật độ công suất bức xạ của nguồn bức xạ vô hướng và nguồn bức
xạ có hướng, hình vẽ minh hoạ 1,25 điểm
Giả thiết có một nguồn bức xạ vô hướng có công suất bức xạ P 1(W) đặt tại điểm A trong
một môi trường không gian tự do là môi trường đồng nhất đẳng hướng và không hấp thụ. Xét
trường tại một điểm M cách A một khoảng r(m), hình
Vì nguồn bức xạ là vô hướng, môi trường đồng nhất và đẳng hướng nên năng lượng sóng
điện từ do nguồn bức xạ sẽ toả đều ra không gian thành hình
cầu. Như vậy mật độ công suất ở điểm M cách nguồn r sẽ được xác định bằng công thức sau:
S2 = P1/4r2 (W/m2) 1

1m2
r
A M
(PW)

Hình: Bức xạ của nguồn bức xạ vô hướng trong không gian tự do

Nếu nguồn bức xạ có hướng, lúc đó năng lượng của sóng vô tuyến điện sẽ được tập trung
về hướng điểm M được biểu thị bằng hệ số tính hướng D1 như chỉ ra trên hình vẽ

bức xạ DD
vô hướng M

Hình: Nguồn bức xạ có hướng

Trong trường hợp này mật độ công suất tại M sẽ tăng lên D 1 lần và được xác định theo
công thức:
S2 = P1D1/4r2 (W/m2)
- Xây dựng công thức tính cường độ điện trường 1,75 điểm
+ Công thức tính cường độ điện trường của nguồn bức xạ vô hướng
Theo lý thuyết trường điện từ ta có:

1
N-H
4
S2 = Eh.Hh (W/m2)
Hh = Eh/120 (A/m)
Trong đó: Eh là cường độ điện trường hiệu dụng (V/m)
Hh là cường độ từ trường hiệu dụng (A/m)
120 là trở kháng sóng của không gian tự do ()
Do đó:
S2 = Eh2/120 (W/m2)
Vậy
Eh = 30.P1/ r (V/m)
Nhận xét: cường độ điện trường của sóng vô tuyến điện truyền lan trong môi trường đồng
nhất đẳng hướng và không hấp thụ tỷ lệ thuận với căn hai công suất bức xạ, tỷ lệ nghịch với
khoảng cách. Khoảng cách tăng thì cường độ trường giảm vì năng lượng sóng toả rộng ra không
gian, còn gọi là sự khuyếch tán tất yếu của sóng. Để hạn chế sự khuyếch tán này người ta sử dụng
các bộ bức xạ có năng lượng tập trung về hướng cần thông tin để làm tăng cường độ trường lên. Đó
chính là các anten có hướng, với hệ số tính hướng D (hoặc hệ số tăng ích G).
+ Công thức tính cường độ điện trường của nguồn bức xạ có hướng
Việc sử dụng nguồn bức xạ có hệ số tính hướng D tương tự như ta tăng công suất bức xạ lên D lần,
lúc đó cường độ điện trường sẽ được tính theo công thức:
Eh = 30.P1D1/ r (V/m)
Nếu sóng điện từ do nguồn bức xạ biến đổi điều hoà theo thời gian, nghĩa là theo quy luật
sint, cost, hoặc viết dưới dạng phức số e it thì giá trị tức thời của cường độ điện trường sẽ được
biểu thị bởi công thức

60.P1D1 60.P1D1
E= cos(t-r/c) = cos(t-kr) (V/m)
r r

Trong đó: k = /c =2/ hệ số sóng (hệ số pha)

Nếu viết ở dạng phức:

60.P1D1
E = ei (t-kr) (V/m)
r

+ Công thức hợp lý hoá tính cường độ điện trường


Trong thực tế để tính toán dễ dàng, thường sử dụng công thức có đơn vị phù hợp với thực
tế như cự ly r (km), công suất bức xạ P 1(kW), cường độ điện trường E(mV/m), gọi là công thức
hợp lý hoá
173P1(kW)D1
Eh = (V/m)
r(km)

245P1(kW)D1
E = ei (t-kr) (V/m)
r(km)

3. Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức định nghĩa về tổn hao truyền sóng. Tìm công thức
tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do, tỏn hao truyền sóng cơ bản?

- Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức định nghĩa về tổn hao truyền sóng
1 điểm

1
N-H
5
Khi sóng vô tuyến điện truyền trong một môi trường, ngoài tổn hao do môi trường gây ra như bị
hấp thụ trong các phân tử khí, trong hơi nước..., tổn hao do tán xạ do mây mưa, tổn hao do vật
chắn v.v... thì sự suy hao lớn nhất chính là do sự khuyếch tán tất yếu của sóng ra mọi phương và
được gọi là tổn hao không gian tự do.
Nếu ta bức xạ ra môi trường một công suất P 1 (công suất bức xạ), anten thu chỉ nhận được
một công suất P2 , thì hệ số tổn hao truyền sóng được định nghĩa bằng tỉ số của công suất bức xạ
trên công suất anten thu nhận được, được biểu thị bằng biểu thức:

L = P1/P2 (số lần)


- Công thức tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do, tổn hao truyền sóng cơ bản
+ Công thức tính theo định nghĩa 1 điểm
Trường hợp sóng truyền trong không gian tự do, sự tổn hao chỉ do sự khuyếch tán tất yếu
của sóng theo mọi phương mà không có sự hấp thụ của môi trường, gọi là hệ số tổn hao không gian
tự do Ltd, được xác định theo công thức
Ltd = P1/P2

Mà P1D1D22
P2 = (W/m2)
(4r)2

(4r)2 1
Ltd = (số lần)
2 D1.D2

Khi hai anten thu, phát đều vô hướng, nghĩa là D 1=1, D2=1, tổn hao được gọi là tổn hao
truyền sóng cơ bản trong không gian tự do, và bằng:

(4r)2
L0td = (số lần)
2

+ Công thức tính theo đơn vị dB 0,5 điểm


Tính theo đơn vị dB ta được:
10log10Ltd = 20log10(4r) - 20log10 - 10log10D1 - 10log10D2

Ltd = 20log10(4r) - 20log10 - D1(dB) - D2(dB) (dB)


và:
L0td = 20log10(4r) - 20log10 (dB)
+ Công thức hợp lý hoá 0,5 điểm

L0td = 20log10r(km) + 20log10f(GHz) + 92,45 (dB)


L0td = 20log10r(km) + 20log10f(MHz) + 32, 5 (dB)

4. Trình bày điều kiện phản xạ và khúc xạ sóng vô tuyến điện khi truyền lan trong tầng điện
ly?
- Nêu công thức tính hệ số khúc xạ của môi trường tầng điện ly và nhận xét
0,75 điểm
Tầng điện ly là một môi trường không đồng nhất . Mật độ điện tử biến thiên theo cả không
gian và thời gian. Mật độ điện tử tăng dần theo độ cao.
Hệ số khúc xạ của môi trường được xác định theo công thức:

n =  i = 1-80,8N/f2

1
N-H
6
Theo công thức trên, hệ số khúc xạ sẽ giảm khi độ cao tăng lên.Do đó, một tia sóng vô tuyến điện
khi đi qua tầng điện ly sẽ bị uốn cong và trong điều kiện nhất định nào đó tia sóng sẽ quay về mặt
đất.
- Xây dựng công thức xác định điều kiện phản xạ sóng trong tầng điện ly (có hình vẽ minh
hoạ) 1,5 điểm
Để xét điều kiện phản xạ ta tiến hành: chia tầng điện ly thành các lớp mỏng song song 1, 2,
3,...n, n+1 trong các lớp mỏng đó giả thiết rằng mật độ điện tử N là một hằng số. Nếu phát đi một
tia sóng có tần số f vào tầng điện ly với góc tới là 0, là góc hợp bởi phương tia sóng và pháp tuyến
ngoài của tầng điện ly.
Vì mật độ điện tử N của các lớp 1, 2, ...n, n+1 tăng dần theo độ cao, hệ số khúc xạ sẽ giảm
dần theo độ cao, nghĩa là:

n0 > n1 > n2 > ... > nn > nn+1


giả thiết mật độ điện tử ở lớp dưới tầng điện ly N=0, nghĩa là n 0=1, theo định luật khúc xạ khi tia
sóng đi qua mỗi lớp ta có:

1.sin0 = n1.sin1 = n2. sin2 = ... = nn.sinn

n+1
n n

2
1

0

Hình: Khúc xạ sóng vô tuyến điện trong tầng điện ly


Do n giảm dần, để thoả mãn công thức sin phải tăng dần,  tăng dần đến lớp n thì góc tới
 trượt dần đến giá trị 90o tới một điểm nào đó giả thiết ở giới hạn trên của lớp n thì n = 90c, tại
điểm đó quỹ đạo bắt đầu quay hướng xuống và được gọi là điểm phản xạ. Người ta cũng chứng
minh được rằng đường cong quay xuống của tia sóng cũng giống như đường cong đi lên, chúng đối
xứng nhau qua đường thẳng đứng đi qua điểm phản xạ. Quá trình khúc xạ liên tiếp làm cho quỹ
đạo sóng cong dần gọi là quá trình nội phản xạ toàn phần. Tại điểm để có n = 90 gọi là điều kiện
phản xạ.
Như vậy: 1. Sin0 = nn
Thay nn bởi công thức trên, nhận được công thức

Sin0 = 1 - 80,8Nn/f2 *

Đây là công thức nêu ra các điều kiện phản xạ sóng trong tầng điện ly.
- Phát biểu điều kiện phản xạ sóng trong tầng điện ly 0,75 điểm
Nếu bức xạ một tia sóng có tần số f (kHz) đi vào tầng điện ly với góc tới 0 tia sóng sẽ bị
khúc xạ liên tục, đến một độ cao có mật độ điện tử N n (1/cm3), thoả mãn công thức * thì tia sóng sẽ
phản xạ quay trở về mặt đất.
Nếu bức xạ một tia sóng theo một phương khác nghĩa là góc tới 0 thay đổi nhưng tần số f
không đổi, để thoả mãn công thức * thì mật độ điện tử tại điểm phản xạ phải khác đi, có nghĩa là
sóng phải phản xạ ở một độ cao khác.
Nếu phương bức xạ của tia sóng không thay đổi, tức là 0 không đổi nhưng tần số f thay
đổi, như vậy để thoả mãn công thức * thì mật độ điện tử tại điểm phản xạ N n cũng phải thay đổi,
nghĩa là độ cao phản xạ cũng khác đi.

1
N-H
7
f > f0 max

i f = f0 max
 0 f < f0 max
Góc tới giữ nguyên, tần số thay đổi Góc0tới
1 thay
2 đổi, tần số giữ nguyên
5. . Tính bán kính cong của tia sóng khi sóng truyền trong tầng đối lưu không đồng nhất?
- Trình bày sơ lược về sự không đồng nhất của tầng đối lưu  quỹ đạo của tia sóng bị cong khi
đi trong tầng đối lưu. 0,75 điểm
Tầng đối lưu có nhiệt độ, độ ẩm và áp suất luôn luôn thay đổi theo không gian và theo thời
gian. Chỉ số khúc xạ của khí quyển phụ thuộc vào mật độ không khí, độ ẩm của khí quyển tức nó
phụ thuộc vào áp suất của khí quyển và nhiệt độ, áp suất hơi nước. Do đó chiết suất của tầng đối
lưu luôn luôn thay đổi.  Tầng đối lưu là một môi trường không đồng nhất.
Sự không đồng nhất của tầng đối lưu ảnh hưởng đến quá trình truyền lan sóng là làm cho
quỹ đạo của tia sóng bị cong đi, làm thay đổi nhiều tham số của tuyến. Trong tính toán tuyến ta
phải kể đến hiện tượng này.
- Xây dựng công thức tính bán kính cong của tia sóng khi sóng truyền trong tầng đối lưu
không đồng nhất (có hình vẽ minh hoạ) 1,5 điểm
Ta chia nhỏ tầng đối lưu thành các lớp mỏng có chiều dày dh, hệ số khúc xạ n thay đổi
một lượng dn tương ứng với sự thay đổi độ cao của tầng đối lưu dh, như chỉ ra ở hình vẽ
Giả thiết ta bức xạ một tia sóng xuyên qua lớp dh với góc tới , sau khi xuyên qua chiều
dàydh của tầng đối lưu, do n thay đổi một lượng dn nên góc tới  cũng thay đổi một lượng d, và
góc tới ở lớp n+dn sẽ là +d để thoả mãn định luật khúc xạ. o là tâm của cung ab và d là góc ở
tâm chắn cung ab nên bán kính cong của cung ab là R = ab/d (m).

b
n+dn=const
+d dh
a n=const
c

R
d o

Hình: Tính bán kính cong của tia sóng

Xét tam giác abc ta có:

ab = dh/cos(+d) = dh/cos (m)


rút ra:
R = dh/cos.d (m)

Theo định luật khúc xạ ta có: n sin = (n + dn) sin ( +d).

1
N-H
8
khai triển vế phải của biểu thức và bỏ qua giá trị bậc 2 vô cùng bé, ta có:
nsin = nsin + ncos d + sindn nên cosd = -sin.dn / n
Thay vào công thức trên nhận được:
n
R= (m) *
sin(-dn/dh)
Trong thực tế tính toán hệ số chiết suất ở lớp khí quyển sát mặt đất n  1, thông tin vi ba vì
độ cao của hai anten h1 và h2 xấp xỉ do cự ly thông tin r>>h 1, h2 nên tia sóng truyền từ anten phát
đến anten thu gần như nằm ngang, bởi vậy góc tới 90o, do vậy sin =1, khi đó công thức * có
dạng:

R = 1 / (-dn/dh) = 106/(-dN/dh) (m)

Vậy bán kính cong của tia sóng khi đi qua tầng đối lưu phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của
chỉ số khúc xạ theo độ cao (dN/dh) mà không phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của nó. Nếu N tăng
theo độ cao tức dN/dh > 0 thì bán kính cong có giá trị âm, tức chiều lõm của tia sóng quay lên trên
và được gọi là khúc xạ âm. Nếu N giảm theo độ cao thì dN/dh < 0 và bán kính cong R có giá trị
dương, tức bề lõm của tia sóng quay xuống dưới. Còn nếu N không biến đổi theo độ cao, dN/dh =
0, khi đó R = , tia sóng đi thẳng như chỉ ra trong hình vẽ

dN/dh>0, R<0

dN/dh=0, R=

dN/dh<0, R>0

Hình: Các dạng quỹ đạo cong của tia sóng

6. Tính cường độ điện trường ở vùng xa khi chấn tử đối xứng đặt trong không gian tự do?
Điều kiện xét 1 điểm
Một chấn tử đối xứng có chiều dài 2l, đặt chấn tử đó trong một môi trường đồng nhất, đẳng
hướng và không hấp thụ (môi trường không gian tự do). Xét trường bức xạ của chấn tử tại một
điểm M, cách tâm chấn tử một khoảng cách r khá xa nguồn, ở hướng mà đường thẳng nối điểm M
với tâm chấn tử hợp với trục chấn tử một góc , như chỉ ra trên hình vẽ.
Tính cường độ điện trường
+ Công thức tính cường độ điện trường do đoạn vô cùng bé dz trên hai nhánh của chấn tử
đối xứng 1 điểm
Chia chấn tử thành các đoạn dz vô cùng bé (dz<<), xét trường do đoạn dz gây ra tại M. Vì
dz<< nên nó tương đương như một chấn tử điện, với dòng điện trên nó là I z xác định theo công
thức: Iz(z) = Ibsink(l - |z|). Điện trường tại M do dz gây ra tương đương như một chấn tử điện có
chiều dài dz và dòng điện Iz gây ra :

r1 M
dz
l ro
z 

~ r

1
N-H
9
r2

dz
r

Hình: trường bức xạ của chấn tử đối xứng đặt trong không gian tự do

60Izdz
dE1 = i sin e-ikr1 i
r1
Đoạn dz trên nhánh thứ hai, đối xứng với đoạn dz nhánh thứ nhất gây ra điện trường tại điểm M sẽ
là:
60Izdz
dE2 = i sin.e-ikr2 i
r2
Trong đó
r1 = ro - zcos
r2 = ro + zcos
Thay vào công thức trên và bỏ qua vô cùng bé ở thành phần biên độ, thay giá trị dòng điện
Iz ta có :

60Ibdz
dE1 = i sin sink(l - z).e-ik(ro- zcos) i
ro
60Ibdz
dE2 = i sins sink(l - z).e-ik(ro+zcos) i
r o
+ Công thức tính cường độ điện trường của chấn tử đối xứng 1 điểm
Điện trường do hai đoạn vô cùng bé dz trên hai nhánh của chấn tử đối xứng gây ra tại M sẽ
là :

dE = dE1 + dE2

60Ibdz
dE = i sins sink(l-z).e-ikro{eikzcos + e-ikzcos}i
ro

60Ibdz
= i sins sink(l-z).e-ikro{2cos(kzcos}i
ro

Điện trường do toàn bộ chấn tử gây ra tại M sẽ tìm được bằng cách lấy tích phân điện trường do dz
ở trên hai nhánh chấn tử gây ra tại M, trong toàn bộ chiều dài l một nhánh và bằng:

l 60Ib cos(klcos) - coskl


E =  dE = i e-ikro i
0
ro sin

E = (60Ib/r0)F(, )

2
N-H
0
7. Xác định công suất và điện trở bức xạ của chấn tử đối xứng?
- Công thức tính công suất của chấn tử đối xứng 1 điểm
Công suất bức xạ của chấn tử đối xứng có thể được xác định theo phương pháp véc tơ
Poynting, giống như khi tính toán cho chấn tử điện. Theo phương pháp này cần tính thông lượng
tổng cộng của véc tơ Poynting qua một mặt cầu bao bọc chấn tử, khi mặt cầu có bán kính khá lớn
so với bước sóng, như chỉ ra trên hình vẽ, trong đó tâm chấn tử trùng với gốc toạ độ, trục chấn tử
trùng với trục z.
Xét một diện tích vi phân ds trên mặt cầu, giá trị của nó bằng:
ds = r2sind d
Công suất bức xạ của chấn tử truyền qua diện tích ds là:

dP = Stbds

mà Stb= Eh. Hh= Eh2/ Z


Với E = 60Ib [ cos(klcos) – coskl]/ r sin
z

ds

r

d
o y

d

Hình : Xác định công suất bức xạ của chấn tử đối xứng

Vậy
ZIb2 2  cos(klcos) - coskl 2

P =   r2sindd
2 2 =0 =0
8 r sin

 [cos(klcos) - coskl]2
P = 30Ib 
2
d
0
sin
- Công thức tính điện trở bức xạ của chấn tử đối xứng 1 điểm
Định nghĩa điện trở bức xạ của chấn tử đối xứng là đại lượng biểu thị quan hệ giữa công
suất bức xạ và bình phương dòng điện trên chấn tử

P = 1/2(I2R)
Do dòng điện có biên độ phân bố không đồng đều dọc theo chấn tử. Vì vậy khi biểu thị
công suất bức xạ qua biên độ dòng điện tại vị trí nào đó trên chấn tử (ví dụ qua dòng điện đầu vào
Ia, hay qua dòng điện tại điểm bụng sóng đứng I bv.v...), thì tương ứng sẽ có điện trở bức xạ ứng với
dòng điện điểm vào R0 hay điện trở bức xạ ứng với dòng điện ở điểm bụng Rb
Điện trở bức xạ của chấn tử đối xứng tính theo dòng điện ở điểm bụng được xác định bởi:
Rb = 2 P/Ib2

2
N-H
1
Thay giá trị của P ta được:

 [cos(klcos) - coskl]2
Rb = 60 d
0
sin
- Nhận xét về sự phụ thuộc của điện trở bức xạ của chấn tử đối xứng vào chiều dài tương đối
của chấn tử 1 điểm
Điện trở bức xạ của chấn tử đối xứng tính theo dòng điện ở điểm bụng chỉ phụ thuộc vào tích số kl
(nghĩa là l/ chiều dài tương đối của chấn tử) mà không phụ thuộc vào đường kính chấn tử. Công
thức trên chỉ là gần đúng bởi vì khi tính toán đã dựa vào giả thiết phân bố dòng điện trên chấn tử là
hình sin, giả thiết này chỉ là gần đúng khi chấn tử có đường kính r rất nhỏ.
Đồ thị hình vẽ chỉ ra sự biến thiên của điện trở bức xạ R b theo độ dài tương đối của chấn
tử. Khảo sát đồ thị cho ta thấy lúc đầu khi tăng độ dài tương đối của chấn tử, điện trở bức xạ tăng.
Tại l/ = 0,25 (chấn tử nửa sóng) có Rb = 73,1  và đạt ở gần l/ = 0,5 với Rb = 210 . Sau đó
Rb dao động có cực đại ở gần các giá trị l bằng bội số chẵn của /4, cực tiểu ở gần các giá trị l
bằng bội số lẻ của /4.
Rb

0 0,25 0,5 0,75 1 l/

Hình: Sự phụ thuộc của Rb vào l/


Đặc tính biến đổi nói trên có thể được giải thích từ mối quan hệ giữa công suất bức xạ (và điện trở
bức xạ) với quy luật phân bố dòng điện trên chấn tử. Khi l/ nhỏ (chấn tử gần giống chấn tử điện)
thì tăng l sẽ tăng số phần tử dòng điện đồng pha, do đó tăng công suất và điện trở bức xạ. Nhưng
khi l > , trên chấn tử sẽ xuất hiện khu vực dòng điện ngược pha làm giảm công suất và điện trở
bức xạ của chấn tử.

8. Trình bày về hàm tính hướng và đồ thị tính hướng của chấn tử đối xứng?
- Viết công thức tính hàm tính hướng của chấn tử đối xứng 1 điểm
Ta có:
l 60Ib cos(klcos) - coskl
E =  dE = i e-ikro i
0
ro sin

 Hàm tính hướng biên độ tương đối của chấn tử đối xứng trong mặt phẳng E sẽ là :
F(, ) = F() = [cos(klcos) - coskl]/sin *

Trong mặt phẳng H ( mặt phẳng vuông góc với trục chấn tử) góc  là hằng số ở mọi hướng
nên trong công thức sin và cos bằng hằng số , bởi vậy tính hướng trong mặt phẳng này chỉ phụ
thuộc vào giá trị kl, nói chung trong mặt phẳng H chấn tử là vô hướng. Nếu mặt phẳng khảo sát đi

2
N-H
2
qua tâm chấn tử thì trong mặt phẳng H  = 90o ở mọi hướng lúc đó sin90o = 1, cos90o = 0 do đó
cos(klcos) = 1 bởi vậy hàm phương hướng trong mặt phẳng H sẽ là
F (  ) = 1 - coskl
- Xét hàm phương hướng tương đối và đồ thị tính phương hướng của chấn tử đối xứng có
chiều dài tương đối l/ khác nhau
+ Chấn tử ngắn ( l<< ) 0,5 điểm
lúc đó kl là một giá trị nhỏ, theo công thức lượng giác cosx=1 - x 2/ 2 + x4/4 -...  1-x2/2 . Thay vào
công thức * ta có

{1-0,5(klcos)2 } - {1-0,5(kl)2 }
F () = =
sin

(kl)2 (1-cos2) (kl)2


= = sin
2sin 2

Chú ý rằng Fmax() = (kl)2/2 hàm phương hướng tương đối của chấn tử ngắn trong mặt phẳng E sẽ
là :
F () = sin
Hàm phương hướng của chấn tử ngắn tương tự hàm phương hướng của chấn tử điện
Đồ thị tính hướng trong mặt phẳng E cho ở hình vẽ
+ Chấn tử nửa sóng ( l= /4 ) 0,5 điểm
l= /4 vậy kl= /2 . Thay vào công thức * ta có :

cos(/2cos) - cos/2
F ()/2 =
sin
cos(/2 cos)
F ()/2 =
sin
Đồ thị tính hướng của chấn tử nửa sóng cho ở hình vẽ
+ Chấn tử toàn sóng ( l = /2 ) 0,5 điểm
l = /2 nên kl =  . Thay vào công thức * ta có:
cos(cos) + 1
F () =
sin
cos2(0,5cos)
F () =
sin
Đồ thị tính hướng trong mặt phẳng E chỉ ra trên hình vẽ
+ Chấn tử có chiều dài lớn hơn bước sóng công tác 0,5 điểm
Trong trường hợp này do trên mỗi nhánh chấn tử xuất hiện dòng điện ngược pha nên ở
hướng vuông góc không có sai pha về đường đi của các đoạn dz nhưng về dòng điện có đoạn
ngược pha, do đó cường độ điện trường tổng ở hướng này sẽ giảm xuống, đồng thời xuất hiện các
búp phụ ở các hướng có sai pha đường đi bù hết cho sai pha dòng điện . Nếu đoạn dòng điện ngược
pha lớn dần, nghĩa là l tiến dần tới . búp phụ sẽ lớn dần, búp chính nhỏ dần . Khi l =  đoạn
ngược pha trên mỗi nhánh chấn tử là bằng nhau . Bức xạ ở hướng chính, tức là hướng vuông góc
với trục chấn tử sẽ bằng 0, bốn búp phụ sẽ trở thành bốn búp chính, như chỉ ra ở hình vẽ
Từ đồ thị tính hướng ta có nhận xét sau :

2
N-H
3
- Khi chiều dài chấn tử l< /2 nếu l tăng dần đến /2 thì chấn tử có hai búp sóng chính và
bức xạ cực đại ở hướng vuông góc với trục chấn tử ,búp sóng hẹp dần.
-Khi chiều dài  /2<l< xuất hiện 4 búp phụ, hướng bức xạ chính giảm, nhưng búp chính
hẹp lại . l tăng dần đến , 4 búp phụ lớn dần, búp chính giảm dần,. Khi l= hai búp chính biến mất,
chỉ còn lại 4 búp phụ, . Lúc này có 4 hướng bức xạ cực đại.
Vậy tính phương hướng của chấn tử đối xứng phụ thuộc vào chiều dài điện ( l/ )

90o 90o 90o


cos
F()/2

  
o o o o o
180 0 180 0 180 0o

a) l  0,1 b) l = 0,25 c) l = 0,5

90o 90o

180o  0o 180o 0o

d) l = 0,75 e) l = 

Hình: Đồ thị tính hướng của chấn tử đối xứng trong trong mặt phẳng E

9. Trở kháng vào của chấn tử đối xứng phụ thuộc vào tham số nào? Hãy phân tích các tham
số đó?
- Xây dựng công thức tính trở kháng vào của chấn tử đối xứng
+ Công thức tính trở kháng vào của chấn tử đối xứng khi áp dụng lý thuyết đường dây
song hành 1 điểm
Trở kháng vào anten bằng tỷ số của điện đầu vào U 0 trên dòng điện đầu vào I0. Như vậy để
xác định được trở kháng vào của một anten cần biết điện áp và dòng điện ở đầu vào, nghĩa là cần
biết phân bố dòng điện dọc theo chấn tử .
Trong tính toán kỹ thuật, để xác định trở kháng vào có thể áp dụng giả thiết gần đúng về
phân bố dòng điện hình sin . Điện áp vào U0 sẽ bằng hiệu điện thế đầu vào hai nhánh chấn tử

U0 = U1- U2
Trong đó U1 là điện thế ở đầu vào nhánh 1, có trị số bằng điện tích Q z1 tại z = 0 chia cho
2C1 là điện dung phân bố của nhánh 1 so với mặt phẳng gốc điện thế
kIb
U1 = coskl
2iC1

2
N-H
4
Tương tự, ta có điện thế ở đầu vào nhánh 2 :
kIb
U2 = - coskl
2iC1
Thay vào ta có :
kIb
U0 = coskl
iC1
k
trong đó : =  /C1 = Za
C1
sẽ nhận được :
U0 = - iIbZacoskl
Thay vào công thức Zv.A = U0/I0 ta nhận được:

Zv.A = - iZa.ctgkl

Từ công thức trên ta thấy trở kháng vào của chấn tử là một đại lượng thuần kháng. Đó là vì
khi tính toán đã áp dụng lý thuyết đường dây song hành không tổn hao, nghĩa là không xét đến
phần công suất bức xạ của chấn tử .
+ Công thức đầy đủ tính trở kháng vào của chấn tử đối xứng 1 điểm
Đối với chấn tử đối xứng, điện trở tổn hao thường có giá trị nhỏ, phần công suất thực đưa
vào anten hầu như được chuyển thành công suất bức xạ
Pa  P
Nếu biểu thị công suất bức xạ theo dòng điện ở đầu vào I 0 thì công thức có thể viết như sau
:
Ia2Ro/2  Ia2RvA/2

Ro là điện trở bức xạ tính theo dòng điện ở đầu vào

Ro = RbIb2/Ia2 = Rb/sin2kl


Ta có
Rv.A = Rb/sin2kl

Công thức để tính trở kháng vào của chấn tử bây giờ sẽ có dạng:

Zv.A = Rb/sin2kl - iZacotgkl *

Công thức trên nhận được khi tính toán theo giả thiết phân bố dòng điện hình sin trên chấn
tử . Giả thiết này sẽ hạn chế khả năng tính trở kháng vào của chấn tử trong một số trường hợp. Khi
độ dài của chấn tử gần bằng nửa bước sóng ( l  0,25 ) thì công thức * sẽ cho các kết quả hợp lý,
có thể chấp nhận được. Nhưng khi chấn tử có độ dài lớn hơn thì độ chính xác của công thức sẽ
giảm đi.
- Nhận xét sự phụ thuộc của trở kháng vào của chấn tử đối xứng vào chiều dài tương đối cả
chấn tử và phân tích 1 điểm
1- Chấn tử ngắn l < 0,25
Theo công thức * thì cogkl là một số dương nên -jZ acotgkl là một số âm nên trở kháng vào
mang tính dung và sơ đồ tương đương của trở kháng vào như hình a
2- Chấn tử nửa sóng l = 0,25
Lúc đó kl = /2 nên cotgkl = 0 và sinkl = 1 ZvA = Rb = 73,1 . Trở kháng vào là thuần
trở và có giá trị nhỏ . Chấn tử đối xứng nửa sóng là chấn tử có cộng hưởng nối tiếp có mạch tương
đương như hình b

2
N-H
5
3- Chấn tử có chiều dài 0,25 < l < 0,5
khi đó 0,5 < kl <  cotgkl là một giá trị âm nên - jZacotgkl sẽ là một số dương, ZvA sẽ mang tính
cảm và tương đương với mạch hình c

Hình vẽ: Mạch tương đương của trở kháng vào


với chiều dài l/ khác nhau
4- Chấn tử toàn sóng khi l = 0,5
kl = , sinkl = 0 do đó cotgkl = 0, Z v.A là một số thực vô cùng lớn, trở kháng vào tương
đương một mạch cộng hưởng song song, như chỉ ra trên hình d. Giá trị của Z v.A phụ thuộc vào chiều
dài l trên bán kính chấn tử (l/r).
Như vậy trở kháng vào biến đổi phụ thuộc vào chiều dài tương đối của chấn tử l/.
Trở kháng vào biến đổi rõ rệt khi thay đổi độ dài tương đối l/. Độ dài chấn tử, mà ứng với
nó điện kháng vào bằng không được gọi là độ dài cộng hưởng.

10. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten hai gương cassegrain. Nêu ưu điểm của nó so
với anten một gương?
- Nêu cấu tạo của anten hai gương cassegrain 0,75 điểm
Gồm một gương chính (gương lớn) là gương parabol có tiêu cự f và một gương phụ
(gương nhỏ) là gương hyperbol có khoảng cách giữa hai đỉnh 2a, một bộ chiếu xạ có tâm pha đặt
tại tiêu điểm F2 của nhánh hyperbol ảo.

- Nguyên lý làm việc của anten hai gương cassegrain 1,25 điểm
Anten hai gương biến đổi sóng cầu từ bộ chiếu xạ sau hai lần phản xạ (tại gương phụ và
gương chính) sẽ trở thành sóng phẳng đồng pha ở miệng gương chính.
Giả thiết bộ chiếu xạ là nguồn sóng cầu, các sóng tới và sóng phản xạ tuân theo quy luật
quang hình học. Xét hai tia bất kỳ FA và FA’.
Theo tính chất của gương hyperbol ta có
F2A – F1A = F2A’ – F1A’ = 2a
Theo tính chất của gương parabol ta có
F1A + AB +BC = F1A’ + A’B’ +B’C’ = 2f + z0

F2A = F1A + 2a
Nên
F2A + AB +BC = F1A + AB +BC + 2a = F1A’ + A’B’ +B’C’+ 2a
= 2f + z0 + 2a = const
trong đó: f tiêu cự của gương parabol
2a khoảng cách giữa hai đỉnh hyperbol
z0 khoảng cách từ tiêu điểm gương parabol đến đường thẳng sông song với miệng
gương
Vậy Tổng độ dài đường đi của tia sóng kể từ bộ chiếu xạ sau khi phản xạ tại gương hyperbol và
phản xạ lần 2 tại gương parabol và truyền tới một mặt phẳng nào đó song song với mặt phẳng
miêng gương là một hằng số. Do đó mặt phẳng song song với miệng gương có thể được coi là một
mặt bức xạ đồng pha.
- Ưu điểm của nó so với anten một gương 1 điểm
- Kích thước anten theo hướng trục nhỏ hơn so với anten gương đơn
- Do bộ chiếu xạ đặt gần đỉnh gương parabol nên kết cấu đơn giản và tiện lợi hơn

2
N-H
6
Nhược: gương phụ sẽ chắn mất một phần không gian phía trướng gương chính gây ra miền tối, làm
phân bố biên độ của trường không đồng đều dẫn đến giảm hệ số định hướng của anten

IV. Câu hỏi loại V1.4 (4đ)


1. Tính cường độ diện trường tại điểm thu khi truyền sóng trong giới hạn nhìn thấy trực tiếp
khi anten đặt cao trong điều kiện lý tưởng ?
- Các điều kiện lý tưởng và sơ đồ tuyến thông tin, nêu nhận xét 1 điểm
Quá trình truyền sóng trong giới hạn nhìn thấy trực tiếp với giả thiết môi trường ở điều
kiện lý tưởng, đó là các điều kiện:
- Mặt đất phẳng,
- Bỏ qua độ cong và độ gồ ghề của quả đất, khí quyển đồng nhất, không hấp thụ,
- Anten đặt cao so với mặt đất ít nhất là vài bước sóng công tác.
Lúc đó quá trình truyền lan sóng được mô tả trên hình

1 B
A
2 h2
h1
C
//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Hình: Sự truyền lan sóng không gian trong điều kiện lý tưởng

Như vậy tại điểm thu B có một tia đi thẳng trực tiếp trong tầng đối lưu (được giả thiết là
không gian tự do) ( tia 1 ), gọi là tia tới trực tiếp, và một tia phản xạ từ mặt đất tại điểm C ( tia 2 )
đi đến. Chỉ có một tia phản xạ đến điểm B vì với giả thiết mặt đất phẳng, chỉ có tia 2 là thoả mãn
điều kiện góc tới bằng góc phản xạ đối với điểm B.
Cường độ trường tại điểm B sẽ là sự tổng cường độ trường của tia tới 1 và tia phản xạ 2
gây ra. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng giao thoa.
-Tính cường độ điện trường trong trường hợp tổng quát
+ Công thức tính cường độ trường của tia tới trực tiếp 0,75 điểm
Cường độ điện trường do tia tới trực tiếp truyền trong không gian tự do sẽ là:

245 vP1(kw) D1
E1 = ei t (mV/m)
r1(kw)

+ Công thức tính cường độ trường của tia phản xạ 0,75 điểm
Chọn hệ toạ độ sao cho góc pha đầu của tia trực tiếp bằng 0.
Cường độ điện trường của tia phản xạ sẽ là :

245vP1(kw) D2
E2 = R ei(t-kr)) (mV/m)
r2(km)
Trong đó:
- r1 : đoạn đường đi của tia tới trực tiếp, bằng AB trên hình
- r2 : đoạn đường đi của các tia phản xạ, bằng AC + BC hình
- r: là hiệu số đường đi của tia phản xạ và tia trực tiếp r=r1-r2
- k : hệ số sóng bằng 2/

2
N-H
7
- R : Hệ số phản xạ phức từ mặt đất: R=Re -i, R là mô đun,  góc pha phụ thuộc vào loại
đất tại điểm phản xạ, bước sóng, góc tới.
- D1 và D2 là hệ số tính hướng của anten phát theo hướng tia trực tiếp và tia phản xạ

Trong công thức hệ số tính phương hướng D ở hướng tia tới và tia phản xạ coi như bằng
nhau và bằng D1, vì trong thực tế một tuyến vi ba bao giờ cũng thoả mãn điều kiện độ cao anten h 1,
h2<<r, bởi vậy phương bức xạ của tia 1 và 2 gần như trùng nhau.
Cũng vì r >>h1,h2 nên có thể coi r1r2r, ở phần biên độ. Nhưng vì bước sóng công tác ở
giải sóng vi ba rất bé, góc sai pha do đường đi khác nhau giữa tia trực tiếp và tia phản lại không thể
bỏ qua được vì r, thay các điều kiện trên vào các công thức ta sẽ nhận được:

245 vP1(kw) D1
E1 = ei t (mV/m)
r (kw)

Cường độ điện trường của tia phản xạ sẽ là :

245vP1(kw) D1
E2 = R ei(t--r2/) (mV/m)
r(km)
+ Công thức tính cường độ trường tổng 1 điểm
Cường độ điện trường tổng hợp tại B bằng:

245vP1(kw)D1
E = E 1 + E2 = .[1 + R.e-i].eit (mV/m)
r(km)
Trong đó  = +r2/ : góc sai pha toàn phần. Biến đổi dạng hàm mũ ra hàm sin, cos
được:

1 + R.e-i = 1 + Rcos - iRsin = v1+2Rcos+R2. e-i

trong đó: tg = Rsin/1+Rcos


Do đó

245vP1(KW)D1v1+2Rcos(+r2/)+R2
E= ei(t-) (mV/m)
r(km)
Giá trị hiệu dụng của cường độ điện trường tại B được xác định theo công thức:

173vP1(KW)D1
Eh = v1+2Rcos(+r2/)+R2 (mV/m)
r(km)

Công thức trên được gọi là công thức giao thoa, để xác định cường độ trường tại điểm thu
khi sóng truyền lan trên mặt đất phẳng và anten đặt cao so với mặt đất.
+ Nêu nhận xét 0,5 điểm
So sánh với công thức truyền lan sóng trong không gian tự do, trong trường hợp sóng truyền trên
mặt đất phẳng có hệ số suy giảm F bằng:

2
N-H
8
F = v1+2Rcos(+r2/)+R2
F biểu hiện cho ảnh hưởng của mặt đất phẳng lên quá trình truyền lan sóng không gian ở
cự ly nhìn thấy trưc tiếp trực tiếp, khi anten đặt cao trên mặt đất.

2. Thế nào là miền Fresnel? Xác định bán kính của miền Fresnel thứ nhất và vùng không
gian tham gia vào quá trình truyền lan sóng giữa hai điểm?

- Nguyên lý cấu tạo miền Fresnel trên mặt sóng cầu


+ Cách cấu tạo miền Fresnel trên mặt sóng cầu 1 điểm

N2 -
- N3 -
N1 - + +
+ -- -N2 -
A l1 l2 B - N1 - +
+N
+ - -
-0
- + +
N2’ + -
- -
Mặt sóng cầu S có bán kính l 1, điểm B cách mặt sóng cầu một đoạn l 2. Từ B dựng các mặt
nón tròn xoay có các đường sinh
BN1 = l2 + /2
BN2 = l2 + 2/2, …
BNn = l2 + n/2
Giao tuyến của các mặt nón với mặt cầu là các đường tròn đồng tâm. Miền giới hạn bởi các đường
tròn gọi là miền Fresnel. Miềm giới hạn bởi đường tròn N 1 là miền Fresnel thứ nhất; miền giới hạn
bởi các đường tròn N1 và N2 là
miền Fresnel thứ hai…(Miền Fresnel bậc cao)
+ Giải thích nguyên lý 1 điểm
- Trường do điểm N0 tạo ra ở B sẽ sớm pha hơn trường do các điẻm nằm trong miền Fresnel
thứ nhất một góc  < 1800 (Vì N0 cách B một đoạn đường ngắn hơn các điểm nằm trong mièn
Fresnel thứ nhất là  /2)
- Trường do điểm nằm trong miền Fresne bậc hai tạo ra ở B sẽ chậm pha hơn trường do điẻm
N0 một góc 1800 <  < 3600 (Vì N0 cách B một đoạn đường ngắn hơn các điểm nằm trong
mièn Fresnel thứ nhất là  ). Hay dao động do miền Fresnel thứ nhất tạo ra tại B B sẽ sớm
pha hơn trường do các điểm nằm trong miền Fresnel thứ hait một góc là <180 0.
Dao động của các miền Fresnel bậc cao sẽ bù trừ cho nhau do pha của chúng ngược nhau nên
tác dụng của các miền Fresnel bậc cao ggay ra trường tại B chỉ tương đương của khoảng nửa
miền Fresnel thứ nhất . Do đó khoảng một nửa miền Fresnel thứ nhất còn lại không bị triệt tiêu
gây ra trường tai B. Đó chính là giới hạn của vùng truyền lan sóng.
- Tính bán kính của miền Fresnel thứ nhất 1 điểm
Nn

bn
B
A
l1 l2
2
N-H
9
Ta có: ANn + BNn = l1 + l2 + n./2
Mà ANn = (l12 + bn2)1/2 = l1 + bn2/2.l1 (bn << l1)
2 2 1/2 2
BNn = (l2 + bn ) = l2 + bn /2.l2 (bn << l2)

l1 + bn2/2.l1 + l2 + bn2/2.l2 = l1 + l2 + n./2

bn = [l1.l2.n./(l1 + l2)]1/2

b1 = [l1.l2./(l1 + l2)]1/2
- Nhận xét vùng không gian tham gia vào quá trình truyền lan sóng giữa hai điểm
1 điểm
Khoảng không gian ảnh hưởng đáng kể đến cường độ trường tại điểm thu. Nếu xét toàn bộ
không gian từ A đến B tức là các mặt sóng sẽ dịch chuyển từ A tới. Khi N n chạy từ A tới B mà Ann
+ BNn không đổi thì quỹ tích điểm Nn sẽ vẽ nên một đường cong elip có hai tiêu điểm A và B.
Vùng không gian giới hạn bởi hình elip tròn xoay có bán kính là b 1/2 là khoảng không gian tham
gia vào quá trình truyền lan sóng. Vùng Fresnel có bán kính cực đại khi l 1 = l2.

3. Trình bày ảnh hưởng của mặt đất dẫn điện lý tưởng lên chấn tử đối xứng đặt thẳng đứng
trên chúng?
- Nêu ảnh hưởng của mặt đất dẫn điện lý tưởng lên chấn tử đối xứng đặt thẳng đứng
trên chúng 0,5 điểm
Khi chấn tử đối xứng được đặt gần mặt đất, mặt đất gây ảnh hưởng đến quá trình bức xạ của
chấn tử. Dưới tác dụng của trường bức xạ bởi anten, trong mặt đất đặt gần anten sẽ phát sinh
các dòng điện dẫn và dòng điện dịch (dòng thứ cấp). Các dòng thứ cấp sẽ tạo ra trường bức xạ
do đó trường tổng trong không gian sẽ là giao thoa của trường bức xạ trực tiếp bởi anten (bức
xạ sơ cấp), và trường bức xạ của các dòng thứ cấp trong đất hoặc các vật kim loại ở gần (trường
bức xạ thứ cấp).
- Phương pháp ảnh gương 1 điểm
Khi tính trường bức xạ tạo bởi chấn tử đặt trên mặt đất dẫn điện lý tưởng, ta sử
dụng phương pháp ảnh gương. Tác dụng bức xạ của các dòng thứ cấp có thể được thay thế bởi tác
dụng bức xạ của một chấn tử ảo, là ảnh của chấn tử thật qua mặt phân giới giữa hai môi trường- gọi
là chấn tử ảnh sao cho trường tổng tạo bởi chấn tử thật và ảnh cũng giống như trường tổng tạo bởi
chấn tử thật và dòng thứ cấp, đồng thời các véc tơ trường tổng phải thoả mãn điều kiện bờ trên mặt
phân giới giữa hai môi trường. Muốn vậy, dòng điện trong chấn tử ảnh phải có biên độ bằng biên
độ dòng điện của chẩn tử thật, còn pha của nó so với pha dòng điện của chấn tử thật tuỳ thuộc vào
phương đặt của chấn tử thật trên mặt đất. Khi chấn tử điện đặt thẳng đứng trên mặt đất thì dòng
điện của chấn tử thật và ảnh đồng pha nhau

 chấn tử thật

mặt đất
//////////////////////////////////////////////////////

. chấn tử ảnh
Hình: Chấn tử thật và chấn tử ảnh

3
N-H
0
Ie Et
'
E't
E'
E

Quá trình bức xạ được khảo sát như bức xạ của hai chấn tử đối xứng có dòng điện đồng pha đặt
cách nhau một khoảng 2h, trong không gian tự do như chỉ ra trên hình. Dòng điện trên chấn tử ảnh
trong trường hợp này có giá trị bằng tích số của dòng điện trong chấn tử thật nhân với hệ số phản
xạ của sóng trên mặt đất ,nghĩa là :

Ia = ItRpxeipx
Trong đó : Rpx là môđun của hệ số phản xạ
px - góc pha của hệ số phản xạ
Ia là dòng điện trong chấn tử ảnh
It là dòng điện trong chấn tử thật
Các đại lượng này phụ thuộc vào dạng phân cực của sóng , vào góc nghiêng của phương
sóng đến khi phản xạ ,vào các thông số điện của đất tại nơi sóng phản xạ và vào bước sóng .
- Tính trường bức xạ của chấn tử đối xứng đặt thẳng đứng trên mặt đất dẫn điện lý
tưởng
+ Công thức tính trường bức xạ của chấn tử ảnh 0,5 điểm
Nếu coi trường tạo bởi chấn tử thực tại điểm khảo sát có góc pha gốc thì biểu thức cường
độ trường tạo bởi chấn tử ảnh cũng tại điểm ấy có thể viết được:
E2 = E1Rpxei(px - 2khsin)
r1
M
ro
2h 

r2

2hsin

Hình: Bức xạ của chấn tử đối xứng đặt vuông góc trên mặt đất
E1 - biên độ cường độ trường tạo bởi chấn tử đối xứng đặt trong không gian tự do
+ Công thức tính trường bức xạ của chấn tử thật 0,5 điểm
E1 = EoF0()
Eo - cường độ trường của chấn tử ở hướng bức xạ cực đại
F0() - Hàm phương hướng tương đối của chấn tử đối xứng trong mặt phẳng khảo sát.
cos(klsin) - coskl
Fo() =
cos
+ Công thức tính trường bức xạ tổng 1 điểm
Trường tổng tạo bởi chấn tử thật và ảnh tại điểm khảo sát sẽ bằng:
E = E1 + E2 = EoFo()[ 1+Rpxe j(px - 2khsin]
Nếu lấy môđun được:
E= EoFo() 1 + R2px +2Rpxcos(px-2khsin) *
Khi mặt đất dẫn điện lý tưởng thì với tất cả các góc  đều có Rpx=1 và px=0 ;

3
N-H
1
Vậy ta có E = 2EoFo()cos(khsin)
Hàm phương hướng trong trường hợp này có dạng :
F() = Fo() cos(khsin)
+ Vẽ đồ thị tính hướng 0,5 điểm
Đồ thị tính phương hướng của chấn tử đối xứng đặt vuông góc trên mặt đất được vẽ ở hình
90o

180o =0o
l = 0,125, h = 

Hình: Đồ thị tính hướng của chấn tử đối xứng đặt


vuông góc trên mặt đất,trong mặt phẳng E

4. Trình bày ảnh hưởng của mặt đất dẫn điện lý tưởng lên chấn tử đối xứng đặt nằm ngang
trên chúng?
- Nêu ảnh hưởng của mặt đất dẫn điện lý tưởng lên chấn tử đối xứng đặt thẳng đứng
trên chúng 0,5 điểm

Khi chấn tử đối xứng được đặt gần mặt đất, mặt đất gây ảnh hưởng đến quá trình bức xạ
của chấn tử. Dưới tác dụng của trường bức xạ bởi anten, trong mặt đất đặt gần anten sẽ phát sinh
các dòng điện dẫn và dòng điện dịch (dòng thứ cấp). Các dòng thứ cấp sẽ tạo ra trường bức xạ do
đó trường tổng trong không gian sẽ là giao thoa của trường bức xạ trực tiếp bởi anten (bức xạ sơ
cấp), và trường bức xạ của các dòng thứ cấp trong đất hoặc các vật kim loại ở gần (trường bức xạ
thứ cấp).
- Phương pháp ảnh gương 1 điểm
Khi tính trường bức xạ tạo bởi chấn tử đặt trên mặt đất dẫn điện lý tưởng, ta sử dụng
phương pháp ảnh gương. Tác dụng bức xạ của các dòng thứ cấp có thể được thay thế bởi tác dụng
bức xạ của một chấn tử ảo, là ảnh của chấn tử thật qua mặt phân giới giữa hai môi trường- gọi là
chấn tử ảnh sao cho

 chấn tử thật

mặt đất
//////////////////////////////////////////////////////

. chấn tử ảnh
Hình: Chấn tử thật và chấn tử ảnh
trường tổng tạo bởi chấn tử thật và ảnh cũng giống như trường tổng tạo bởi chấn tử thật và
dòng thứ cấp, đồng thời các véc tơ trường tổng phải thoả mãn điều kiện bờ trên mặt phân giới giữa
hai môi trường. Muốn vậy, dòng điện trong chấn tử ảnh phải có biên độ bằng biên độ dòng điện
của chẩn tử thật, còn pha của nó so với pha dòng điện của chấn tử thật tuỳ thuộc vào phương đặt
của chấn tử thật trên mặt đất. Khi chấn tử điện đặt nằm ngang trên mặt đất thì dòng điện của chấn
tử thật và ảnh ngược pha nhau
Ie

3
N-H
2
h
Et Et'
h E
E'

Lúc này việc nghiên cứu bức xạ của một chấn tử đặt trên mặt đất ở độ cao h sẽ trở thành nghiên
cứu bức xạ của hệ hai chấn tử có dòng điện đồng pha đặt cách nhau 2h. Dòng điện trên chấn tử ảnh
trong trường hợp này có giá trị bằng tích số của dòng điện trong chấn tử thật nhân với hệ số phản
xạ của sóng trên mặt đất, nghĩa là :
Ia = ItRpxeipx
Trong đó : Rpx là môđun của hệ số phản xạ
px - góc pha của hệ số phản xạ
Ia là dòng điện trong chấn tử ảnh
It là dòng điện trong chấn tử thật
Các đại lượng này phụ thuộc vào dạng phân cực của sóng , vào góc nghiêng của phương
sóng đến khi phản xạ ,vào các thông số điện của đất tại nơi sóng phản xạ và vào bước sóng .
- Tính trường bức xạ của chấn tử đối xứng đặt thẳng đứng trên mặt đất dẫn điện lý
tưởng
+ Công thức tính trường bức xạ của chấn tử ảnh 0,5 điểm
Giả thiết chấn tử đặt nằm ngang trên mặt đất ở độ cao h . Xét trường bức xạ trong mặt phẳng
vuông góc với trục và đi qua tâm chấn tử ,điện trường phân cực ngang và vuông góc với mặt phẳng
khảo sát như trên hình vẽ.
Nếu coi trường tạo bởi chấn tử thực tại điểm khảo sát có góc pha gốc thì biểu thức cường
độ trường tạo bởi chấn tử ảnh cũng tại điểm ấy có thể viết được:
E2 = E1Rpxei(px - 2khsin)
E1 - biên độ cường độ trường tạo bởi chấn tử đối xứng đặt trong không gian tự do
+ Công thức tính trường bức xạ của chấn tử thật 0,5 điểm

E1 = EoF0()

r1
M
+ ro

2h   r2
//////////////////////////////////////////////////

. 2hsin

Hình: Bức xạ của chấn tử đối xứng đặt nằm ngang trên mặt đất

Eo - cường độ trường của chấn tử ở hướng bức xạ cực đại


F0() - Hàm phương hướng tương đối của chấn tử đối xứng trong mặt phẳng khảo sát.
Trong trường hợp này chấn tử đặt nằm ngang, trong mặt phẳng H và qua tâm chấn tử nên F o() = 1
+ Công thức tính trường bức xạ tổng 1 điểm
Trường tổng tạo bởi chấn tử thật và ảnh tại điểm khảo sát sẽ bằng:

E = E1 + E2 = EoFo()[ 1+Rpxe j(px - 2khsin]

Nếu lấy môđun được:

3
N-H
3
E = EoFo() 1 + R2px +2Rpxcos(px-2khsin) *
Thay Fo()=1 . Khi giả thiết mặt đất là dẫn điện lý tưởng, với mọi giá trị của góc  đều có
Rpx=1; px=  thay vào công thức * ta nhận được :

E = Eo 2[1+cos(-2khsin)]

Ap dụng công thức lượng giác cos(/2) = (cos +1)/2 ta nhận được biểu thức hàm tính
hướng của chấn tử đặt song song trên mặt phẳng dẫn điện lý tưởng
F() = sin(khsin)

Như vậy sin(khsin) chính là hàm số tổ hợp, nhận được do sự có mặt của chấn tử ảnh
+ Vẽ đồ thị tính hướng 0,5 điểm
Đồ thị tính hướng của chấn tử đặt song song trên mặt đất, trong mặt phẳng H được vẽ ở
hình

90o 90o

180o  = 0o 180o  = 0o
a) h=0,25 b) h=0,5

Hình: Đồ thị phương hướng trong mặt phẳng thẳng đứng


vuông góc với trục chấn tử

5. Khảo sát trường bức xạ của hệ hai chấn tử đối xứng đặt gần nhau trong trường hợp chúng
được kích thích bởi các dòng điện đồng biên, đồng pha?

- Công thức tính trường bức xạ của hệ hai chấn tử đối xứng đặt gần nhau
0,75 điểm
Xét hệ thống gồm có hai chấn tử đặt song song nhau với khoảng cách d như hình.

M
M

E H
2l z z
d
d

a) Mặt phẳng E b) Mặt phẳng H

Hình: Hệ hai chấn tử đối xứng đặt song song gần nhau

Quan hệ của dòng điện trong chấn tử 2 so với dòng điện trong chấn tử 1 được biểu thị bằng
biểu thức sau :
a2 = I2/I1 = a2ei2
Trong đó : a2 - là tỷ số biên độ dòng điện của chấn tử 2 và chấn tử 1
2 - góc sai pha của dòng điện trong chấn tử 2 so với dòng trong chấn tử 1
Như vậy trường bức xạ tại miền xa sẽ là tổng của trường bức xạ của hai chấn tử 1 và 2
bằng :

3
N-H
4
ik e-ikr
E=- f1()(1 + a2ei2 eikdcos)
4 r
f1() là hàm phương hướng của chấn tử trong mặt phẳng khảo sát
- Công thức tính hàm tính hướng của hệ thống trên 0,5 điểm
Nếu mặt phẳng khảo sát là mặt phẳng E như chỉ ra trên hình a thì ta có

W cos(klsinE) - coskl
E
f1( ) = - 2Ib
k cosE

Nếu mặt phẳng khảo sát là mặt phẳng H như chỉ ra trên hình b thì ta có:
W
H
F1( ) = - 2Ib(1 - coskl)
k

Hàm phương hướng tổ hợp của hệ thống được xác định từ bằng :

fk() = 1 + a2ei eikdcos *


Đồ thị của hàm phương hướng tổ hợp sẽ có dạng biến đổi, phụ thuộc vào các giá trị khác
nhau của d/ và a2ei
- Công thức tính hàm tính hướng của hệ thống trên trong trường hợp chúng được kích
thích bởi các dòng điện đồng biên, đồng pha
0,75 điểm
Trường hợp hai chấn tử được kích thích bởi các dòng điện đồng biên, đồng pha nghĩa là a 2 = 1 ; 2
=0
Thay vào công thức * ta có :

fk() = 1 + eikdcos
fk() = eikdcos/2 (e (ikd/2)cos + e (-ikd/2)cos)
Hay:
fk() = 2cos[(kd/2)cos] e (ikd/2)cos

Do đó ta có

fkm() = 2cos[(kd/2)cos]

argfk() = (kd/2)cos
Tâm pha của hệ hai chấn tử có giá trị bằng :
zo = d/2
Hàm phương hướng biên độ của hệ 2 chấn tử đồng pha có dạng :

 fkm() = 2cos[(kd/2)cos]
- Vẽ đồ thị tính hướng của hệ thống 0,75 điểm
Đồ thị phương hướng biên độ của hệ hai chấn tử đồng pha ứng với các khoảng cách d/ 
khác nhau được vẽ ở hình vẽ.

=0
0o 0o 0o

3
N-H
5
90o 90o 90o

180o 180o 180o

d/ = 1/4 d/ = 1/2 d/ = 1

Hình: Đồ thị tính hướng của hai chấn tử đặt song song với nhau
- Nhận xét về các hướng bức xạ cực đại và hướng bức xạ không
1,25 điểm
Hướng bức xạ cực đại được xác định từ điều kiện:
kdcosmax =  2n
hoặc:
cosmax =  n/d

trong đó n = 0,1,2,...; với n  d/

Vì cosmax < 1 nên n/d < 1 suy ra n < d/


Khi n = 0 ,ta có max = 90o không phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai chấn tử . Điều này
được giải thích như sau : theo các hướng  = 90o trường bức xạ của hai chấn tử không có lệch pha
về đường đi. Đồng thời dòng điện kích thích trong hai chấn tử lại đồng pha nên sai pha dòng điện
cũng bằng không. Kết quả trường bức xạ của hai chấn tử ở hướng  = 90o đồng pha và trường
tổng sẽ có giá trị cực đại và gấp đôi trường của một chấn tử
Các hướng bức xạ bằng không, được xác định từ điều kiện

kdcoso =  (2n+1) 
suy ra 
(2n + 1)
coso = d/
2
với n = 0,1,2,3... , vì cos0o < 1 nên suy ra (2n + 1)/2  d/
như vậy với n = 0 thì 1/2 < d/ nên khi d/ <1/2 sẽ không thoả mãn điều kiện trên, nghĩa là
không có hướng bức xạ không . Điều này được giải thích như sau : khi khoảng cách giữa hai chấn
tử nhỏ hơn nửa bước sóng, ở hướng  =0o và 180o là các hướng có sai pha về đường đi là lớn nhất
thì góc sai pha đó cũng nhỏ hơn , nghĩa là không có hướng nào trường bức xạ của hai chấn tử triệt
tiêu nhau, bởi vậy không có hướng bức xạ bằng không.

6. Khảo sát trường bức xạ của hệ hai chấn tử đối xứng đặt gần nhau trong trường hợp chúng
được kích thích bởi các dòng điện đồng biên, ngược pha?
- Công thức tính trường bức xạ của hệ hai chấn tử đối xứng đặt gần nhau
0,75 điểm
Xét hệ thống gồm có hai chấn tử đặt song song nhau với khoảng cách d như hình.
M
M

E H
2l z z
d
d

a) Mặt phẳng E b) Mặt phẳng H

3
N-H
6
Hình: Hệ hai chấn tử đối xứng đặt song song gần nhau

Quan hệ của dòng điện trong chấn tử 2 so với dòng điện trong chấn tử 1 được biểu thị bằng
biểu thức sau :
a2 = I2/I1 = a2ei2
Trong đó : a2 - là tỷ số biên độ dòng điện của chấn tử 2 và chấn tử 1
2 - góc sai pha của dòng điện trong chấn tử 2 so với dòng trong chấn tử 1
Như vậy trường bức xạ tại miền xa sẽ là tổng của trường bức xạ của hai chấn tử 1 và 2
bằng :
ik e-ikr
E=- f1()(1 + a2ei2 eikdcos)
4 r
f1() là hàm phương hướng của chấn tử trong mặt phẳng khảo sát
- Công thức tính hàm tính hướng của hệ thống trên 0,5 điểm
Nếu mặt phẳng khảo sát là mặt phẳng E như chỉ ra trên hình a thì ta có

W cos(klsinE) - coskl
E
f1( ) = - 2Ib
k cosE

Nếu mặt phẳng khảo sát là mặt phẳng H như chỉ ra trên hình b thì ta có:
W
H
F1( ) = - 2Ib(1 - coskl)
k

Hàm phương hướng tổ hợp của hệ thống được xác định từ bằng :

fk() = 1 + a2ei eikdcos *


Đồ thị của hàm phương hướng tổ hợp sẽ có dạng biến đổi, phụ thuộc vào các giá trị khác
nhau của d/ và a2ei
- Công thức tính hàm tính hướng của hệ thống trên trong trường hợp chúng được kích
thích bởi các dòng điện đồng biên, đồng pha
0,75 điểm
Trường hợp hai chấn tử được kích thích bởi các dòng điện có biên độ bằng nhau nhưng
ngược pha nghĩa là a2 = 1, 2 = 180o
Thay các giá trị vào công thức * ta nhận được :

fk() = 1 + e i(kdcos+)

fk() = -2isin[(kd/2)cos]e(ikd/2)cos

Hàm phương hướng biên độ sẽ là :

fk() = sin[(kd/2)cos]
- Vẽ đồ thị tính hướng của hệ thống 0,75 điểm
Đồ thị phương hướng biên độ của hệ thống trong trường hợp này được vẽ ở hình.

0o 0o 0o

3
N-H
7
90o 90o 90o

180o 180o 180o

d/ = 1/4 d/ = 1/2 d/ = 1

- Nhận xét về các hướng bức xạ cực đại và hướng bức xạ không
1,25 điểm
Ta thấy bức xạ của hệ hai chấn tử theo hướng  = 90o luôn luôn bằng không, không kể
khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu . Đó là vì theo hướng trên trường bức xạ của hai chấn tử
không có sai pha về đường đi nhưng dòng điện trong hai chấn tử lại ngược pha nhau nên trường do
chúng gây ra sẽ bị triệt tiêu nhau
Hướng mà trường tổng có giá trị cực đại lớn gấp 2 lần trường bức xạ của một chấn tử được
xác định từ điều kiện

kdcosmax =  (2n + 1) 

nghĩa là:
cosmax = (2n + 1) 
(2n + 1) 
suy ra : cosmax = 
2 d

ở đây n = 0,1,2,3... ; (2n + 1)/2  d/


Ta nhận thấy rằng khi d/ < 1/2 sẽ không có hướng nào mà trường bức xạ lớn gấp đôi so
với trường bức xạ của chấn tử đơn
Các hướng bức xạ không, được xác định từ điều kiện :

kdcoso =  2n
ở đây n = 0,1,2,3...; với n  d/
Khi n = 0 ta có o = 90o mọi giá trị của d đều thoả mãn không phụ thuộc khoảng cách giữa
hai chấn tử. Các kết quả này có thể được giải thích theo quan điểm vật lý một cách dễ dàng

7. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten Yagi?


- Cấu tạo của anten Yagi 1 điểm
Gồm một chấn tử chủ động (chấn tử được cấp nguồn) thường là chấn tử vòng dẹt nửa sóng,
một chấn tử phản xạ thụ động và một số chấn tử dẫn xạ thụ động (là chấn tử không được cấp
nguồn). Các chấn tử được gắn trực tiếp trên một thanh đỡ thông thường là bằng kim loại, như chỉ ra
trên hình a. Việc gắn trực tiếp các chấn tử lên thanh kim loại thực tế không ảnh hưởng gì đến các
tham số của anten vì điểm giữa của các chấn tử nửa sóng là nút của điện áp và các chấn tử đặt
vuông góc với thanh kim loại nên không có dòng điện cảm ứng trong thanh.

A P D

~ z

a) b)

3
N-H
8
hình: Anten yagi
- Nguyên lý làm việc
+ Nguyên lý làm việc của hệ đơn giản gồm 3 chấn tử 1 điểm
Xét một anten yagi gồm 3 chấn tử: chấn tử chủ động A, chấn tử phản xạ P và chấn tử
hướng xạ D như chỉ ra trên hình b. Chấn tử A được nối với máy phát cao tần và bức xạ sóng điện
từ, dưới tác dụng của trường bức xạ này trong P và D xuất hiện dòng cảm ứng và sinh ra bức xạ thứ
cấp. Nếu chọn độ dài của P và khoảng cách từ A đến P thích hợp thì P sẽ trở thành chấn tử phản xạ
của A. Khi đó, năng lượng bức xạ của cặp chấn tử A - P sẽ giảm yếu về phía chấn tử P (hướng -z)
và được tăng cường ở hướng ngược lai (hướng + z). Tương tự, nếu chọn độ dài D và khoảng cách
A đến D thích hợp thì chấn tử D sẽ trở thành chấn tử hướng xạ của D. Khi ấy, năng lượng bức xạ
của hệ A - D sẽ hướng về chấn tử D (hướng + z) và giảm yếu về hướng ngược lại (hướng -z). Kết
quả năng lượng bức xạ của cả 3 chấn tử sẽ tập trung về một phía, hình thành một kênh dẫn sóng
dọc theo trục anten, hướng từ phía chấn tử phản xạ P về phía chấn tử hướng xạ D.
Quan hệ về dòng điện trong chấn tử chủ động I 1 và chấn tử thễ động I2 được biểu thị qua
biểu thức:
I2/I1 = a.ej
với
a = (R212 + X212)(R222+X222)
 =  + arctg(X12/R12) - arctg(X22/R22)

ở đây R12 và X12 là điện trở và điện kháng tương hỗ của chấn tử chủ động lên chấn tử thụ động; R 22
và X22 là của bản thân chấn tử thụ động
Bằng cách thay đổi độ dài của chấn tử thụ động, có thể biến đổi độ lớn và dấu của điện
kháng riêng X22 do đó sẽ biến đổi được a và .
+ Cách xác định chấn tử phản xạ và chấn tử dẫn xạ trong số các chấn tử thụ động
1 điểm
Khoảng cách d tăng thì biên độ dòng trong chấn tử thụ động giảm. Tính toán cho thấy rằng,
với d khoảng từ 0,1 đến 0,25 thì nếu điện kháng của chấn tử mang tính cảm sẽ nhận được I 2 sớm
pha hơn I1. Trong trường hợp này chấn tử thụ động sẽ trở thành chấn tử phản xạ. ngược lại, khi
điện kháng của chấn tử thụ động mang tính dung thì dòng I 2 sẽ sớm pha hơn I1 và chấn tử thụ động
sẽ trở thành chấn tử hướng xạ.
Trong thực tế, việc thay đổi điện kháng X 22 của chấn tử thụ động được thực hiện bằng cách
điều chỉnh độ dài cộng hưởng của chấn tử: khi độ dài chấn tử lớn hơn độ dài cộng hưởng thì X 22 <
0. Vì vậy chấn tử phản xạ có độ dài lớn hơn /2, còn chấn tử hướng xạ có độ dài nhỏ hơn /2.
+ Nhận xét về số lượng chấn tử phản xạ và chấn tử dẫn xạ (có thể vẽ đồ thị tính hướng)
1 điểm
Thông thường anten yagi chỉ có một chấn tử làm nhiệm vụ phản xạ, vì trường bức xạ về
phía chấn tử phản xạ đã bị chấn tử này làm yếu đáng kể, nếu có thêm một chấn tử nữa đặt tiếp phía
sau thì chấn tử phản xạ thứ hai sẽ có dòng cảm ứng rất yếu do đó ít tác dụng. Để tăng cường hiệu
quả phản xạ, trong một số trường hợp có thể sử dụng mặt phản xạ kim loại, lưới kim loại, hoặc
nhiều chấn tử đặt ở khoảng cách bằng nhau so với chấn tử chủ động, khoảng cách này thường được
chọn trong khoảng từ 0,15 đến 0,25.
Trong khi đó, số chấn tử hướng xạ có thể gồm nhiều chấn tử. Vì trường bức xạ của anten
được định hướng về phía các chấn tử hướng xạ nên các chấn tử hướng xạ tiếp theo vẫn được kích
thích với cường độ khá mạnh. Số chấn tử hướng xạ có thể từ 2 tới vài chục. Khoảng cách giữa chấn
tử chủ động với chấn tử hướng xạ đầu tiên và giữa các chấn tử hướng xạ kề nhau được chọn trong
khoảng từ 0,1 đến 0,35
Chấn tử chủ động thường sử dụng là chấn tử vòng dẹt vì hai lý do chính:
- Chấn tử vòng dẹt có chiều dài /2 nên tại điểm cấp điện có nút điện áp bởi vậy có thể gắn
trực tiếp chấn tử lên thanh kim loại mà không cần cách điện.
- Trở kháng vào của chấn tử vòng dẹt lớn (khoảng 300 ) nên thuờng tiện cho việc phối
hợp trở kháng với fide đối xứng.

3
N-H
9
Đồ thị tính hướng thực nghiệm của anten yagi gồm 8 chấn tử được chỉ ra trên hình, đường
liền nét vê trong mặt phẳng h (mặt phẳng vuông góc với các chấn tử); đường đứt nét vẽ trong mặt
phẳng e (mặt phẳng chứa các chấn tử)

90o 30o

180o 0o

270o 330o

Hình: Đồ thị tính hướng của anten yagi

8. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten loga – chu kỳ?
- Cấu tạo của anten loga – chu kỳ 1 điểm
Anten được cấu tạo từ nhiều chấn tử có độ dài khác nhau và đặt ở khoảng cách khác nhau.
Anten được tiếp điện bằng fide đối xứng hay cáp đồng trục, như chỉ ra trên hình vẽ

ln-1
l1 l2...

 ln

Hình: Anten lôgarit chu kỳ


Kích thước và khoảng cách của các chấn tử biến đổi dần theo một tỷ lệ nhất định. Hệ số tỷ
lệ này được gọi là chu kỳ của anten, và bằng:
 = l1/l2 = l3/l4 = ln-1/ln
Đặc tính của anten lôgarit chu kỳ được xác định bởi hai thông số chủ yếu là: chu kỳ  và
góc 

- Nguyên lý làm việc


+ Xác định miền bức xạ của anten loga- chu kỳ 1 điểm
Nếu máy phát làm việc ở một tần số f o nào đó, thì chấn tử có chiều dài l i bằng o/2 sẽ là
chấn tử cộng hưởng và trở kháng vào của chấn tử đó sẽ là thuần trở và bằng 73,1 . Trong khi đó
trở kháng vào của các chấn tử khác sẽ có thành phần điện kháng và giá trị của thành phần này càng
lớn khi độ dài của nó càng khác nhiều với độ dài của chấn tử cộng hưởng, nghĩa là khi chấn tử ấy
càng xa chấn tử cộng hưởng. Vì vậy chấn tử cộng hưởng được kích thích mạnh nhất.
Vì dòng điện trong các chấn tử không cộng hưởng nhỏ, nên trường bức xạ của anten được
quyết định chủ yếu bởi bức xạ của chấn tử cộng hưởng và một vài chấn tử lân cận với nó.
Những chấn tử này tạo thành miền bức xạ của anten. Dòng điện trong các chấn tử của miền
bức xạ được hình thành do cảm ứng trường của chấn tử cộng hưởng và nhận trực tiếp từ fide.
Các chấn tử nằm ở phía trước có độ dài nhỏ hơn độ dài cộng hưởng do đó trở kháng vào là
dung tính, dòng cảm ứng trong nó sớm pha hơn so với dòng trong chấn tử cộng hưởng (hoặc
các chấn tử có độ dài lớn hơn nó). Các chấn tử nằm ở phía sau có độ dài lớn hơn độ dài cộng
hưởng nên trở kháng vào mang tính cảm và dòng cảm ứng sớm pha hơn dòng trong chấn tử
cộng hưởng (hay chấn tử ngắn hơn nó). Đối với dòng điện do fide cấp thì do cách tiếp điện
chéo nên pha của dòng trong hai chấn tử kề nhau lệch pha 180 o cộng với góc lệch pha do

4
N-H
0
truyền sóng trên đoạn fide mắc giữa hai chấn tử. Tập hợp tất cả yếu tố trên, sẽ nhận được dòng
tổng hợp trong các chấn tử của miền bức xạ có góc pha giảm dần theo chiều giảm kích thước
của anten.
+ Cách xác định chấn tử phản xạ và chấn tử dẫn xạ trong số các chấn tử thụ động
0,5 điểm
Với quan hệ pha như trên, các chấn tử đứng phía trước chấn tử cộng hưởng sẽ thoả mãn
điều kiện chấn tử hướng xạ, còn chấn tử phía sau sẽ thoả mãn điều kiện chấn tử phản xạ. Bức xạ
của anten sẽ được định hướng theo trục anten về phía chấn tử ngắn, tương tự anten yagi.
+ Giải thích tính chu kỳ của anten 1,5 điểm
Nếu anten làm việc ở tần số fo, nghĩa là ở bước sóng dài hơn, lúc đó chấn tử cộng hưởng
sẽ dịch chuyển sang chấn tử l i+1 có độ dài lớn hơn kế đó. Ngược lại nếu anten công tác ở tần số cao
hơn và bằng fo/, nghĩa là ở bước sóng ngắn hơn, thì chấn tử cộng hưởng sẽ chuyển sang chấn tử l i-1
có chiều dài ngắn hơn chấn tử kề nó
Ví dụ khi công tác ở tần số f1, thì chấn tử cộng hưởng là chấn tử có chiều dài l 1, tương ứng
với l1 = 1/2. Nếu tần số công tác giảm xuống là f 2 = f1, suy ra 2 = 1/ thì chấn tử cộng hưởng
bây giờ có độ dài bằng l2 = 2/2 = 1/2 = l1/. Từ đó ta suy ra ở các tần số:
fn = n-1f1 *
sẽ có các chấn tử cộng hưởng tương ứng với các độ dài:
ln = l1/n-1 **
n là số thứ tự của chấn tử
fn là tần số cộng hưởng của chấn tử thứ n
ln là độ dài của chấn tử cộng hưởng thứ n
Nghĩa là khi anten công tác ở một tần số cho bởi công thức *, trên anten sẽ xuất hiện một
miền bức xạ mà chấn tử phát xạ chính có độ dài xác định theo công thức **.
Như vậy miền bức xạ trên anten logarit chu kỳ sẽ dịch chuyển khi tần số công tác thay đổi,
nhưng hướng bức xạ cực đại của anten vẫn giữ nguyên.
Nếu lấy log biểu thức * ta nhận được:
lnfn = (n - 1)ln + lnf1
Nghĩa là khi biểu thị tần số theo logarit thì tần số cộng hưởng của anten sẽ thay đổi một
lượng bằng ln. Vì vậy anten được gọi là anten logarit chu kỳ
Đồ thị tính hướng của anten được xác định bởi số chấn tử của miền bức xạ tác dụng
(thường vào khoảng tế 3  5) và bởi tương quan biên độ và pha của dòng điện trong các chấn tử ấy.
Các đại lượng này phụ thuộc vào thông số hình học chu kỳ  và góc mở anten , chỉ ra trên hình
vẽ. Khi tăng, (cố định ), đồ thị tính hướng hẹp lại vì lúc đó sẽ tăng số chấn tử của miền bức xạ
tác dụng. Nhưng nếu tăng  quá quá lớn thì tính hướng lại xấu đi vì lúc ấy kích thước của miền bức
xạ tác dụng lại giảm do các chấn tử quá gần nhau. Khi giảm  (cố định ) đến một giới hạn nhất
định đồ thị tính hướng sẽ hẹp lại vì khi ấy khoảng cách giữa các chấn tử laị tăng lên và do đó tăng
kích thước của miền bức xạ tác dụng
các giá trị tới hạn của  và  thường là:
max = 0,95
min = 10o

9. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten gương parabol? Tính hướng của nó?
- Cấu tạo của anten gương parabol 1 điểm
Gồm một mặt phản xạ (gương) tròn xoay có mặt cong theo đường cong theo đường cong
parabol. Phía trong mặt phản xạ được phủ một lớp kim loại mỏng, nhẵn có hệ số phản xạ cao
(nhôm hoặc hợp kim của nhôm). A B
’’ cấp): bức xạ sóng cầu (với gương
Một bộ chiếu xạ đặt tại tiêu điểm F của gương (nguồn sơ
parabol tròn xoay) hay một nguồn bức xạ thẳng dọc theo trục tiêu (gương parabol trụ)

O ’’
L O
’’ F
4
N-H
1

h
z

- Nguyên lý làm việc 1,25 điểm


Anten gương parabol có nhiêm vụ biến đổi sóng cầu hoặc sóng trụ bức xạ từ nguồn sơ cấp
với tính hướng kém thành sóng phẳng hoặc gần phẳng với năng lượng tập trung trong một không
gian hep.
Chọn phương trình mặt cong của gương để cho các tia sóng bức xạ từ nguồn sơ cấp đặt tại
tiêu đIểm của gương sau khi phản xạ và truyền tới miệng gương sẽ có độ dàI đường đI bằng nhau.
Sóng bức xạ thứ cấp sẽ trở thành sóng phẳng với mặt phẳng pha trùng với mặt phẳng miệng gương.
Giả sử tại tiêu đIểm F của gương đặt một nguồn bức xạ sóng cầu. Xét hai tia sóng: một tia
phản xạ từ đỉnh của gương; một tia phản xạ từ một đIểm bất kỳ của gương.
Để sóng bức xạ từ nguồn sơ cấp đặt tại tiêu đIểm của gương là sóng cầu sau khi phản xạ tại
mặt gương trở thành sóng phẳng có pha giống nhau thì đường đI của hai tia từ tiêu đIểm F đến
miêng gương phảI thoả mãn đIều kiện
FA + AB = FO + OO’
Nếu lấy F làm gốc toạ độ cực ta viết lại phương trình trên như sau
 + [.cos - (f - h)] = f + h
Với f tiêu cự của gương, h độ sâu của gương
Vậy  = 2f/(1 + cos). Đây chính là phương trình đường parabol viết trong hệ toạ độ cực
có ggốc toạ độ tại tieu đIểm của gương.
- Tính hướng của anten
+ Đồ thị tính hướng 0,75 điểm
- Anten gương parabol có bức xạ đơn hướng mạnh dọc theo trục z
- Do có sự ảnh hưởng bởi sự che chắn của các thanh đỡ bộ chiếu xạ cũng như của chính
bộ chiếu xạ nên gây ra miền tối ở phía sau bộ chiếu xạ.; bộ chiếu xạ bức xạ sóng sơ
cấp một phần sóng truyền ra ngoàI mặt gương; mặt phản xạ không phẳng tuyệt đối nên
khi phản xạ một phần năng lượng bị tán xạ. Do đó đồ thị tính hướng của anten gương
parabol ngoàI búp sóng chính còn có các búp sóng phụ.
+ Công thức tính hệ số tính hướng và hệ số tăng ích 1 điểm
Hệ số tính hướng và hệ số tăng ích của anten gương parabol tròn xoay:
2 2
 d   d 
D2    ; G   a
     
trong đó: d đường kính miệng gương (m)
 bước sóng công tác (m)
a hiệu suất làm việc của anten

10. . Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của anten loa? Điều kiện để loa tối ưu?
- Cấu tạo, phân loại anten loa 1 điểm
Anten loa được cấu tạo bằng cách mở rộng kích thướưc miêng ống của anten ống dẫn sóng
theo các phương án khác nhau.
- Nếu ống dẫn sóng là chữ nhật và kích thước được mở rộng trong mặt phẳng chứa vectơ
từ trường ta được loa mở theo mặt phẳng từ trường (loa H)
- Nếu ống dẫn sóng là chữ nhật và kích thước được mở rộng trong mặt phẳng chứa vectơ
điện trường ta được loa mở theo mặt phẳng đIện trường (loa E)

4
N-H
2
- Nếu ống dẫn sóng là chữ nhật và kích thước được mở rộng theo cả hai mặt phẳng chứa
vectơ điện trường, từ trường ta được loa hình tháp
- Nếu ống dẫn sóng tròn ta có loa hình nón.

Loa E Loa H Loa hình nón

R
o 20 a1

Loa hình tháp


Cổ loa
Miệng loa
- Nguyên lý làm việc 1,25 điểm
Khảo sát mặt cắt dọc của anten
Mặt cắt dọc của anten loa
- Năng lượng cao tần được truyền theo ống dẫn sóng đến cổ loa dưới dạng sóng phẳng. ở
đây một phần năng lượng sẽ phản xạ trở lại còn đại bộ phận tiếp tục truyền theo thân
loa dưới dạng sóng phân kỳ tới miệng loa. Tại miệng loa phần lớn năng lượng được
bức xạ ra ngoàI, một phần phản xạ trở lại.
- Sự phản xạ sóng ở cổ loa càng lớn khi góc mở của loa càng lớn còn sự phản xạ sóng tại
miệng loa càng nhỏ khi kích thước miệng loa càng lớn.

- Điều kiện để loa tối ưu


+ Điều kiện để loa E tối ưu 1 điểm
Sóng truyền đi trong loa có thể coi là sóng cầu có tâm pha tại O, do đó tại mặt phẳng miệng
loa không phảI là mặt đồng pha. Nếu loa có chiều dàI R cố định, muốn diện tích miệng loa lớn để
tạo được bức xạ mạnh thì góc mở của loa phải lớn. Nhưng điều này làm cho sóng phản xạ tại
miêng loa càng lớn và sự sai phagiữa các phần tử bức xạ trên miêng loa càng lớn, gây méo pha.
PhảI chọn góc mở và độ dài của loa thích hợp
- Loa E:
Chiều dài từ tâm pha O đến mép loa:
L  R 2   0,5b 1 
2

Hiệu đường đi của tia sóng từ tâm pha đến mép miệng loa với tâm loa :
sẽ gây ra lệch pha của các phần tử nằm ở mép loa so với tâm loa một góc là k L. Trong
loa E để có tính hướng tốt thì góc lệch pha cho phép trong mặt phẳng E là k L  /2.
Ta có:
b 12
L  L  R  R   0,5b 1  R
2 2

8R

4
N-H
3
b 12  b 12
 R
8R 2 2

Vậy Ropt = b12/2

+ Điều kiện để loa H tối ưu 0,5 điểm


Ropt = a12/3
: + Điều kiện để loa hình nón tối ưu 0,25 điểm
Ropt = (2R0)2/2,4 - 0,15
Với R0 là bán kính của miệng loa

4
N-H
4

You might also like