You are on page 1of 2

SLIDE 3:

SOLAS (International Convention for the Safety of Life at Sea) là một hiến chương khác của IMO,
được đề ra vào năm 1974 với mục đích bảo vệ tính mạng và an toàn của người đi biển. Thiết bị giám
sát tàu là bắt buộc theo COLREG. COLREG là một hiến chương quốc tế được đặt ra bởi Tổ chức Hàng
hải Quốc tế (IMO) vào năm 1972 để giải quyết vấn đề va chạm trên biển nhằm giúp thuyền viên
hành trình được an toàn.

Các quy định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn và tránh va chạm trên biển, bảo vệ môi
trường và tăng cường tính hiệu quả của hoạt động vận tải trên biển.

SLIDE 6:

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, được ứng dụng thành tựu về tự động hóa, kỹ thuật
điện, cùng với sự phát triển về vô tuyến điện tử, tính năng kỹ thuật, khai thác và hoạt động của radar
được nâng cao không ngừng. Ngoài ra, radar đã càng ngày càng đi sâu phục vụ đời sống.

SLIDE 9: Radar hàng hải là thiết bị sử dụng sóng vô tuyến Nó hoạt động bằng cách tỏa năng lượng
vào không gian và theo dõi tín hiệu dội lại hoặc phản xạ từ các vật thể. Nó hoạt động trong phạm vi
sóng UHF và vi sóng.
Radar dùng trong hàng hải là loại radar tầm ngắn, được sử dụng để nhận dạng vị trí tàu khác và đất
liền. Băng tần trong radar hàng hải là loại x-band và s-band.
SLIDE 10:
Với sự trợ giúp của radar trên tàu, tai nạn có thể được ngăn ngừa. Màn hình radar hiển thị tất cả các
mục tiêu hiện thời xung quanh, tùy thuộc theo thang tầm xa. Với tất cả các mục tiêu được hiển thị rõ
ràng trên màn hình như vậy, việc hành hải và giám sát vị trí các tàu khác trở nên dễ dàng và thuận tiện
hơn. Để từ đó thủy thủ có những hướng đi, hướng xử lí cũng như là điều khiển tàu thuyền đi trên biển
một cách hợp lí, tránh va, và đảm bảo an toàn hàng hải

SLIDE 12:

Nguyên nhân chủ quan từ người điều khiển tàu:

Ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của công ước Quốc tế của sỹ quan, thuyền viên chưa làm
hết trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình dẫn tàu, chủ quan, thiếu kinh nghiệm đi biển nên
rất lúng túng khi gặp tình huống khó khăn, phức tạp đã không có những biện pháp xử lý thích đáng;
Khi xử lý thì không có sự phối hợp đồng nhất dẫn tới việc thực hiện mệnh lệnh thiếu hiệu quả, xử lý
tình huống không kịp thời, dứt khoát.

Năng lực chuyên môn của sỹ quan thì chưa đáp ứng được với vị trí công tác đảm nhận-Bản thân
người điều khiển tàu chưa nắm vững hoàn toàn các thông tin, đặc tính của tàu mình đang điều
khiển. Sỹ quan trực ca còn thiếu trách nhiệm tìm hiểu tất cả các tính năng, hoạt động và đặc biệt là
những hạn chế của các thiết bị trên buồng lái cũng như nắm chắc thiết bị đang được đặt ở chế độ
như thế nào liên quan đến việc an toàn của tàu.

Nguyên nhân khách quan:

Khi tàu đậu tại cầu hoặc vùng neo thì các yếu tố cảnh như sóng to, gió lớn, dòng chảy cũng có thể tác
động trực tiếp vào hệ thống dây chằng buộc làm còn tàu dễ chuyển động khỏi vị trí dẫn tới thả trôi,
mặc cạn, đâm va.
Các chỉ dẫn hàng hải thiếu chính xác, hải đồ quá cũ, không được cập nhật thường xuyên, thiếu các
thông tin. Trên tàu không có sẵn các chỉ dẫn hàng hải cho khu vực hoạt động sắp tới của tàu; Các
thông tin lấy được từ các chỉ dẫn hàng hải đã được sử dụng thiếu chính xác, không đồng bộ các
nguồn thông tin;

SLIDE 15:

không sử dụng vận tốc phù hợp với điều kiện thực tại, nhất là trong khu vực luồng hẹp, nhiều
chướng ngại, mật độ tàu thuyền lớn; khi đã phát hiện tàu thuyền ở gần nhưng không đánh giá đúng
nguy cơ đâm va, dẫn tới lơ là chủ quan mà bỏ qua các hoạt động cần thiết để điều động tránh xa
nhau;

SLIDE 16:

Radar sẵng sàn cung cấp những thông tin trên một cách chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn để
tránh va, xác định vị trí tàu…, nhưng radar cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ, giảm thiểu các tai nạn về
hàng hải, chứ không thể ngăn cản các tai nạn xảy ra 100%

Cho nên bên cạnh đó sỹ quan hàng hải cần phải có kinh nghiệm về điều khiển và vận hành tàu thủy,
có kiến thức vững vàng, hiểu biết về các quy định và luật biển, thông thạo địa lí địa hình, có kỹ năng
quản lý và lãnh đạo đội ngũ nhân viên trên tàu, và có khả năng xử lý tình huống khẩn cấp và tránh va
chạm trên biển.

SLIDE 17:

Radar hàng hải đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường an toàn và hiệu suất của các hoạt
động hàng hải và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp biển.

SLIDE 19:

1. Radar hai chiều: Đây là loại radar cơ bản nhất và được sử dụng để phát hiện các vật thể trên
biển và xác định khoảng cách và hướng di chuyển của chúng.

2 . Radar ba chiều: là một loại radar cao cấp có khả năng phát hiện vật thể trên biển không chỉ trong
phạm vi ngang và dọc, mà còn có khả năng xác định được độ cao của vật thể đó. Loại radar này sử
dụng các phần tử anten (antenna element) để tạo ra một mảng các tín hiệu radar tương tác với
nhau, giúp phát hiện và theo dõi các vật thể trên biển một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Radar ba chiều thường được sử dụng trên các tàu lớn, đặc biệt là các tàu chở hàng, để giám sát các
vật thể khác trên biển và xác định khoảng cách, hướng di chuyển, độ cao của chúng. Ngoài ra, loại
radar này cũng có khả năng phát hiện các vật thể trên bờ và các cấu trúc trên biển như giàn khoan,
cầu cảng, đập biển.

3 . Radar đa tần số: Loại radar này sử dụng nhiều tần số khác nhau để phát hiện các vật thể trên biển
với độ chính xác cao hơn.

4. Radar xoay tròn: Loại radar này có khả năng quét một vùng rộng hơn so với các loại radar khác và
được sử dụng để giám sát và phát hiện các vật thể trên biển trong khoảng cách xa.

5. Radar mắt chim: Loại radar này được sử dụng trên tàu cá và có thể quét cả vùng biển xung quanh
và trên bầu trời để phát hiện các tàu và đồ vật trên biển cũng như cá trên biển.

You might also like