You are on page 1of 49

Mục Lục

CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CÁC THÀNH PHẦN KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA
MỘT SÂN BAY .................................................................................................... 1
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ............................. 1
1.2. CÁC THÀNH PHẦN KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA MỘT SÂN BAY ........ 1
1.2.1. Đƣờng cất hạ cánh ................................................................................ 1
1.2.2. Các thành phần của đƣờng CHC .......................................................... 4
1.2.3. Sơn tín hiệu trên đƣờng CHC ............................................................... 7
1.2.4. Các đèn, biển báo, đánh dấu của các thành phần trên đƣờng CHC....14
1.2.5. Đƣờng lăn (Taxiway)........................................................................... 20
1.2.6. Các đèn, biển báo, mốc của đƣờng lăn ................................................ 23
1.2.7. Sân chờ, vị trí chờ đƣờng CHC ........................................................... 25
1.2.8. Sân đỗ tàu bay (Apron) ....................................................................... 26
1.2.9. Các thiết bị dẫn đƣờng và phát tín hiệu .............................................. 29
1.2.10. Hàng rào ............................................................................................. 29
1.2.11. Dịch vụ bảo dƣỡng tàu bay .................................................................29
1.2.12. Dịch vụ chữa cháy, cứu nạn tàu bay.................................................... 30
CHƢƠNG 2: KẾT CẤU HẠ TẦNG THỰC TẾ CỦA SÂN BAY QUỐC TẾ ĐÀ
NẴNG ...................................................................................................... 31
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SÂN BAY ĐÀ NẴNG .......................... 31
2.2. KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA SÂN BAY ĐÀ NẴNG ................................ 31
2.2.1 Đƣờng cất hạ cánh .............................................................................. 31
2.2.2 Đƣờng lăn............................................................................................ 35
2.2.3 Sân đỗ tàu bay ..................................................................................... 37
2.2.4 Thông tin các thiết bị phụ trợ dẫn đƣờng ........................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 45
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Chiều rộng tối thiểu của đường CHC ..................................................... 3

Bảng 1.2. Số lượng các vạch phù hợp với chiều rộng đường CHC ........................ 10

Bảng 1.3. Vị trí và khoảng cách của sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm ................. 12

Bảng 1.4. Chiều dài đường CHC tương ứng với số lượng cặp sơn tín hiệu đánh dấu

............................................................................................................... 12

Bảng 2.1. Đặc điểm đường CHC 35R-17L .......................................................... 32

Bảng 2.2 Các cự ly công bố đường CHC 35R/17L ............................................... 33

Bảng 2.3. Hệ số ma sát đường CHC 35R/17L...................................................... 33

Bảng 2.4. Đặc điểm đường CHC 35L-17R .......................................................... 34

Bảng 2.5. Các cự ly công bố đường CHC 35L/17R .............................................. 35

Bảng 2.6. Hệ số ma sát đường CHC 35L/17R...................................................... 35

Bảng 2.7. Đặc điểm của đường lăn song song E và W.......................................... 35

Bảng 2.8 Đường lăn nối giữa đường E với đường CHC 35R/17L ......................... 36

Bảng 2.9. Đường lăn nối giữa 2 đường CHC 35R và 35L..................................... 37

Bảng 2.10. Đường lăn nối giữa đường W với đường CHC 35L/17R ..................... 37

Bảng 2.11. Tọa độ các vị trí đỗ của tàu bay .........................................................39


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mặt bằng sân quay đầu điển hình ........................................................... 7
Hình 1.2. Hình dạng và tỷ lệ chữ và số đánh dấu hướng đường CHC ...................... 9
Hình 1.3. Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC vị dịch chuyển.................... 11
Hình 1.4. Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí chờ đường CHC ........................................ 14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh


HKQT Hàng không quốc tế International Airlines
CHC Cất hạ cánh
RESA Bảo hiểm đầu đường CHC Runway end safety area
WGS Hệ thống đo đạc toàn cầu World Geodetic System
ASDA Cự ly có thể dừng khẩn cấp Stop Distance Available
ILS Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị Instrument Landing System
LDA Cự ly có thể hạ cánh Landing Distance Available
MLS Hệ thống hạ cánh bằng sóng ngắn Microwave Landing System
PCN chỉ số phân cấp mặt đường Pavement Classification
Number
TODA Cự ly có thể cất cánh Take - Off Distance
Available
TORA Cự ly chạy đà cất cánh Take - Off Run Available
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
Annex Phụ ước
CNV Chướng ngại vật
VOR Đài dẫn đường đa hướng tần số cao VHF Omnidirectional Range
OFZ Vùng phi chướng ngại vật Obstacle free zone
RNA Thiết bị vô tuyến dẫn đường
RVR Tầm nhìn trên đường CHC Runway visual range
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CÁC THÀNH PHẦN KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA MỘT
SÂN BAY
1.1 KHÁI NIỆM CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Cảng Hàng không (airport) là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang
thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận
chuyển hàng không.
Sân bay (Aerodrome) là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất
cánh, hạ cánh và di chuyển.
1.2 CÁC THÀNH PHẦN KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA MỘT SÂN BAY
Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định “Về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay”
số 05/2021/NĐ-CP, quy định chung về kết cấu hạ tầng của một sân bay bao gồm các
công trình: Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình, khu phụ
trợ của sân bay; Công trình khẩn nguy sân bay và công trình phòng, chống cháy nổ
trong sân bay; Công trình hàng rào vành đai sân bay, bốt gác và đường giao thông nội
cảng trong sân bay; Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong sân bay; Bãi tập kết
phương tiện, thiết bị mặt đất, khu vực tra nạp nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị mặt
đất; Các công trình khác thuộc khu bay.
Và các thành phần được nêu ở trên sẽ được tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây.
1.2.1 Đƣờng cất hạ cánh
1.2.1.1 Khái niệm
Theo tài liệu Annex 14, đường CHC (Runway) được định nghĩa là một khu vực
hình chữ nhật được xác định trên sân bay mặt đất dùng cho tàu bay cất cánh và hạ
cánh. Đường cất hạ cánh còn có thể gọi là đường băng.
1.2.1.2 Phân loại
Có hai loại đường CHC: Đường CHC có thiết bị và đường CHC không có trang
thiết bị.
a, Đƣờng CHC có thiết bị ( Instrument runway)
Là một trong các kiểu đường CHC sau đây dùng cho tàu bay hoạt động theo qui tắc
tiếp cận có thiết bị:

1
- Đường CHC tiếp cận giản đơn (Non-precision approach runway): Là đường CHC
được trang bị các phương tiện bằng mắt và một phương tiện không bằng mắt đủ đảm
bảo hướng dẫn được tàu bay tiếp cận thẳng vào hướng hạ cánh.
- Đường CHC tiếp cận chính xác CAT I (Precision approach runway, category I): Là
đường CHC được trang bị hệ thống ILS và /hoặc MLS điều khiển hạ cánh và những
phương tiện bằng mắt dùng cho tàu bay hoạt động với độ cao quyết định không dưới
60 m và tầm nhìn xa không dưới 800 m hoặc tầm nhìn trên đường CHC (RVR) không
dưới 550 m.
- Đường CHC tiếp cận chính xác CAT II (Precision approach runway, category II): Là
đường CHC được trang bị hệ thống ILS và /hoặc MLS điều khiển hạ cánh và những
phương tiện bằng mắt cho tàu bay hoạt động với độ cao quyết định dưới 60m nhưng
không dưới 30 m và tầm nhìn trên đường CHC (RVR) không dưới 350m.
- Đường CHC tiếp cận chính xác CAT III (Precision approach runway, category III):
Là đường CHC được trang bị ILS và (hoặc) MLS phía trước và dọc theo bề mặt đường
CHC và dùng cho máy bay hạ cánh :
+ Đối với sân bay mã chữ A thì đường CHC tiếp cận chính xác CAT III với độ cao
quyết định dưới 30m hoặc không có độ cao quyết định, tầm nhìn trên đường CHC
không dưới 200m;
+ Sân bay mã chữ B thì đường CHC tiếp cận chính xác CAT III độ cao quyết định
dưới 15 m hoặc không có độ cao quyết định và tầm nhìn trên đường CHC dưới 200m
nhưng không dưới 50m;
+ Sân bay mã chữ C thì đường CHC tiếp cận chính xác CAT III không có độ cao
quyết định, không có tầm nhìn trên đường CHC.
b, Đƣờng CHC không có trang thiết bị (Non – instrument runway)
Là đường CHC dùng cho tàu bay hoạt động theo các quy tắc bay bằng mắt.
1.2.1.3 Số lượng và hướng đường CHC
Chọn số lượng và hướng đường CHC trên sân bay nhằm đảm bảo hệ số sử dụng
sân bay không nhỏ hơn 95% đối với các loại tàu bay mà sân bay phục vụ.
1.2.1.4 Chiều dài, chiều rộng và độ dốc của đường CHC
a, Chiều dài đƣờng CHC

2
Theo Annex 14, chiều dài thực tế đường CHC chính phải thỏa mãn các yêu cầu
khai thác của tàu bay sử dụng đường CHC và không nhỏ hơn chiều dài lớn nhất được
xác định bằng các hệ số điều chỉnh điều kiện tại chỗ theo tính năng cất hạ cánh của
những tàu bay tương ứng.
Chiều rộng của đường CHC
Chiều rộng đường CHC không nhỏ hơn giá trị ghi bằng mét ở bảng sau:
Bảng 1.1. Chiều rộng tối thiểu của đƣờng CHC

(Nguồn: Tài liệu Annex14)


b, Độ dốc đƣờng CHC
Độ dốc dọc đường CHC.
- Độ dốc dọc đường CHC trung bình được xác định bằng tỷ số giữa hiệu số cao độ
điểm cao nhất và thấp nhất dọc tim đường CHC và chiều dài tương ứng của đường
CHC, không vượt quá:
+ 1 % khi mã số là 3 hoặc 4;
+ 2 % khi mã số là 1 hoặc 2.
- Độ dốc dọc bất kỳ phần nào của đường CHC cũng không vượt quá:
+ 1,25 % đối với đường CHC mã số 4, trừ khu vực 1/4 chiều dài đường CHC ở đầu
và 1/4 chiều dài đường CHC ở cuối, độ dốc dọc không vượt quá 0,8 %;
+ 1,5 % khi đường CHC có mã số 3, trừ khu vực ở 1/4 chiều dài đường CHC ở đầu
và 1/4 chiều dài đường CHC ở cuối, có trang thiết bị hạ cánh chính xác CAT II hoặc
CAT III, độ dốc dọc không vượt quá 0,8 %;
3
+ 2 % đối với đường CHC mã số 1 hoặc 2.
Độ dốc ngang đường CHC
- Độ dốc ngang đường CHC được xây dựng để đảm bảo thoát nước nhanh, bề mặt
đường CHC phải cong lồi, trừ khi chỉ có một mái thì hướng dốc cần xuôi theo chiều
gió thổi khi mưa để nước thoát nhanh. Độ dốc ngang lý tưởng nhất bằng:
- 1,5% khi mã chữ C, D, E hoặc F;
- 2% khi mã chữ A hoặc B;
- Trong bất kỳ trường hợp nào, độ dốc ngang CHC cũng không vượt quá 1,5% và 2%
tương ứng, cũng không được nhỏ hơn 1% trừ những chỗ giao nhau giữa đường CHC
hay đường lăn vì ở đó cần có những độ dốc nhỏ hơn.
1.2.2 Các thành phần của đƣờng CHC
1.2.2.1 Bảo hiểm đầu đường CHC (RESA)
Vùng nằm đối xứng ở hai bên đường tim kéo dài của đường CHC giáp với cạnh cuối
đường CHC nhằm giảm nguy cơ hư hỏng tàu bay khi nó chạm bánh trước đường CHC
hoặc chạy vượt ra ngoài đường CHC.
- Vị trí: Ở mỗi đầu của dải CHC khi đường CHC có:
+ Mã số là 3 hoặc 4
+ Mã số 1 hoặc 2 và đường CHC có trang thiết bị
- Kích thước:
+ Chiều dài bảo hiểm đầu đường CHC: Tối thiểu 240m khi mã số là 3 hoặc 4; tối
thiểu 120m khi mã số là 1 hoặc 2.
+ Chiều rộng bảo hiểm đầu đường CHC: Ít nhất bằng 2 lần chiều rộng đường CHC
của nó và phải phù hợp với chiều rộng của dải CHC tương ứng.
- Độ dốc khu vực bảo hiểm đầu đường CHC
Độ dốc khu vực bảo hiểm đầu đường CHC cần đảm bảo cho mọi phần của khu vực
đầu đường CHC không nhô lên khỏi mặt phẳng tiếp cận hoặc mặt phẳng lên cao khi
cất cánh.
+ Độ dốc dọc bảo hiểm đầu đường CHC: không vượt quá độ dốc xuống 5%. Phải
thay đổi dốc dọc êm thuận và tránh những chuyển tiếp đột ngột hay những độ
dốc ngược chiều quá lớn.

4
+ Độ dốc ngang bảo hiểm đầu đường CHC: Độ dốc ngang của bảo hiểm đầu không
lớn hơn độ dốc lên và xuống 5%. Độ dốc chuyển tiếp càng êm thuận càng tốt.
1.2.2.2 Dải quang (Clearway)
Dải quang là một khu vực mặt đất hoặc mặt nước hình chữ nhật được người có
thẩm quyền kiểm soát, lựa chọn hay chuẩn bị thành một khu vực thuận tiện cho tàu
bay thực hiện một đoạn cất cánh ban đầu đến một độ cao quy định ở phía trên nó.
- Vị trí: Dải quang được bắt đầu ở cuối cự ly chạy đà
- Kích thước:
+ Chiều dài dải quang: Không lớn hơn nửa chiều dài chạy đà.
+ Chiều rộng dải quang: Có chiều rộng ít nhất 75m về mỗi phía tim đường CHC
kéo dài.
- Độ dốc trên dải quang:
Phần đất dải quang không nhô lên khỏi mặt phẳng dốc lên với độ dốc 1,25%. Giới
hạn dưới của mặt phẳng đó là đường nằm ngang có tính chất :
+ Vuông góc với mặt phẳng đứng đi qua tim đường CHC;
+ Đi qua một điểm nằm trên tim đường CHC ở cuối cự ly chạy đà.
1.2.2.3 Dải hãm phanh đầu (Stopway)
Một đoạn xác định trên mặt đất hình chữ nhật ở cuối chiều dài chạy đà công bố,
được chuẩn bị cho tàu bay dừng trong trường hợp cất cánh bỏ dở, còn có thể gọi là dải
hãm đầu.
- Kích thước: Dải hãm phanh đầu có chiều rộng như đường CHC mà nó nối tiếp.
- Sức chịu tải của dải hãm phanh đầu: Dải hãm phanh đầu được chuẩn bị hay xây dựng
sao cho khi cất cánh gián đoạn, nó có thể chịu được tải trọng do tàu bay sử dụng dải
hãm phanh đầu gây ra mà không làm hỏng cấu trúc tàu bay.

- Bề mặt dải hãm phanh đầu được xây dựng sao cho bảo đảm được hệ số bám tốt như
đường CHC của nó kể cả khi dải hãm phanh đầu bị ướt. Độ ma sát trên dải hãm phanh

5
đầu không có mặt đường không nhỏ hơn độ ma sát đường CHC mà dải hãm phanh đầu
tiếp giáp.
1.2.2.4 Ngưỡng đường CHC (Threshold)
Ngưỡng đường CHC là nơi bắt đầu của phần đường CHC dùng cho tàu bay hạ cánh.
- Vị trí ngưỡng đường CHC: Thông thường được bố trí ở cạnh cuối đường CHC trừ
các trường hợp do các điều kiện khai thác yêu cầu, có thể chọn vị trí khác.
1.2.2.5 Vùng chạm bánh (Touch down zone)
Một phần đường CHC kể từ ngưỡng đường CHC trở vào dùng cho tàu bay hạ cánh
chạm bánh đầu tiên với đường CHC.
1.2.2.6 Lề đường CHC
- Đặc điểm:
+ Đường CHC mã chữ D hay E và đường CHC có chiều rộng nhỏ hơn 60m phải có
lề.
+ Đường CHC mã chữ F phải có lề.
- Lề đường CHC có thể bố trí đối xứng hai bên đường CHC sao cho tổng chiều rộng
đường CHC và các lề của nó không nhỏ hơn:
+ 60m nếu đường CHC có mã chữ D hoặc E;
+ 75m nếu đường CHC có mã chữ F.
- Độ dốc lề đường CHC: Bề mặt lề giáp với đường CHC bố trí cùng mức với bề mặt
mép đường CHC và độ dốc ngang của chúng không lớn hơn 2,5%.
- Sức chịu tải lề đường CHC: Lề đường CHC được xử lý hoặc xây dựng sao cho có thể
chịu được tải trọng của tàu bay lăn ra ngoài đường CHC mà không làm hư cấu trúc tàu
bay và các phương tiện vận tải hoạt động trên lề.
1.2.2.7 Tâm đường CHC (Center Line)
Đường tâm của đường CHC giúp xác định tim của đường băng và cung cấp hướng
dẫn căn chỉnh trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Đường tâm bao gồm một đường sọc
và khoảng trống cách đều nhau.
1.2.2.8 Sân quay đầu đường CHC (Runway turn pade)
Khu vực được xác định giáp cạnh bên phía đầu đường CHC sân bay mặt đất dùng
cho tàu bay quay đầu 180° để trở về đường CHC.

6
Sân quay đầu đường CHC có thể đặt ở cả hai phía trái hoặc phải của đường CHC ở
cả hai đầu đường CHC và ở vị trí trung gian nào đó theo nhu cầu. Độ dốc dọc và độ
dốc ngang trên sân quay đầu đường CHC phải đủ để thoát nước nhanh và không cho
nước tích tụ trên bề mặt. Các độ dốc này có thể bằng với độ dốc của mặt đường CHC
liền kề.

Hình 1.1. Mặt bằng sân quay đầu điển hình


(Nguồn: Trích tài liệu Annex)
1.2.3 Sơn tín hiệu trên đƣờng CHC

Nguyên tắc chung:


- Sơn tín hiệu đánh dấu đường CHC có màu trắng.
- Các vạch sơn tín hiệu đánh dấu đường lăn và sân đỗ tàu bay có màu vàng.
- Trên các sân bay có hoạt động về ban đêm, để nhìn rõ, sơn tín hiệu mặt đường được
thiết kế bằng vật liệu phản quang.
- Sơn tín hiệu đánh dấu đường lăn không có mặt đường

7
Đường lăn không có mặt đường được kẻ sơn tín hiệu đánh dấu như quy định đối với
đường lăn có mặt đường.
1.2.3.1 Sơn tín hiệu đánh dấu hướng đường CHC (Runway designation marking)
- Mục đích: Nhận dạng đường CHC
- Vị trí: Khu vực đầu đường CHC
- Màu sắc: Trắng
- Đặc tính:
+ Số đơn trị: Thêm 0 trước nó. VD: 07; 09
+ Số cuối bằng 5 => Làm tròn. VD: 18,5 -> 19
+ Số nguyên gồm 2 chữ số
- Các đường CHC song song, mỗi số hiệu chỉ đường CHC được kèm thêm một trong
các chữ cái L, R, C đặt theo thứ tự từ trái sang phải, nếu nhìn từ phía tiếp cận hạ cánh:
+ Hai đường CHC song song "L", "R";
+ Ba đường CHC song song "L", "C", "R";
+ Bốn đường CHC song song "L", "R", "L", "R";
+ Năm đường CHC song song "L", "C", "R", "L", "R" hay "L","R", "L", "C", "R";
+ Sáu đường CHC song song "L", "C", "R", "L", "C", "R".

8
Hình 1.2. Hình dạng và tỷ lệ chữ và số đánh dấu hƣớng đƣờng CHC
1.2.3.2 Sơn tín hiệu đánh dấu tim đường CHC (Runway centre line marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu tim đường CHC là một đường thẳng gồm các vạch sơn bằng
nhau kẻ cách đều nhau. Chiều dài của mỗi vạch và khoảng trống cách nhau không
dưới 50m và không vượt quá 75m. Chiều dài của mỗi vạch sơn ít nhất bằng khoảng
cách lớn hơn trong hai khoảng cách sau: chiều dài khoảng trống hoặc 30m.
Các vạch sơn có chiều rộng không dưới:
- 0,90m trên đường CHC tiếp cận chính xác CAT II và III;
- 0,45m trên đường CHC tiếp cận giản đơn mã số là 3 hoặc 4 và trên đường CHC tiếp
cận chính xác CAT I;
- 0,30m trên đường CHC tiếp cận giản đơn mã số là 1 và 2 và trên đường CHC không
có thiết bị.
1.2.3.3 Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC (Threshold marking)
9
Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC có màu trắng, được kẻ cách điểm bắt
đầu của ngưỡng đường CHC 6m, nhằm xác định đầu đường CHC dùng để hạ cánh.
Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC gồm dãy các vạch sơn dọc có kích
thước như nhau kẻ đối xứng với tim đường CHC như ở các hình 5-2 (A) và (B) cho
đường CHC rộng 45 m. Số lượng các vạch phù hợp với chiều rộng đường CHC như
sau:
Chiều rộng đƣờng CHC (m) Số lƣợng vạch sơn tín hiệu
18 4
23 6
30 8
45 12
60 16
Bảng 1.2. Số lƣợng các vạch phù hợp với chiều rộng đƣờng CHC
Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC có chiều dài tối thiểu 30m, chiều rộng
tối thiểu 1,8m

Sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng dịch chuyển CHC


- Sơn tín hiệu kẻ ngang ở ngưỡng CHC (Transverse stripe)
+ Mục đích: Ngăn cách đường CHC sử dụng cho tàu bay hạ cánh và đường CHC
không sử dụng cho tàu bay hạ cánh.
+ Vị trí: Trùng với ngưỡng CHC Vuông góc với tim đường CHC
+ Màu sắc: Trắng
+ Đặc tính: Hình chữ nhật
Ngưỡng dịch chuyển lâu dài: Chiều rộng tối thiểu là 1,8m
Ngưỡng dịch chuyển tạm thời: Chiều rộng tối thiểu là 1,2m
b, Mũi tên chỉ dẫn (Arrows)

10
Nếu ngưỡng đường CHC thường xuyên bị dịch chuyển, thì trên đoạn đường CHC
nằm trước ngưỡng bị dịch chuyển phải đặt các mũi tên. Nếu ngưỡng đường CHC bị
dịch chuyển tạm thời khỏi vị trí bình thường thì nó được đánh dấu như hình bên dưới
và phải bỏ tất cả các dấu sơn tín hiệu phía trước ngưỡng bị dịch chuyển, trừ những dấu
sơn tín hiệu tim đường CHC được thay từ các vạch thành các mũi tên chỉ dẫn.

Hình 1.3. Sơn tín hiệu đánh dấu ngƣỡng đƣờng CHC vị dịch chuyển
(Nguồn: Trích tài liệu Annex)
1.2.3.4 Sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm (Aiming point marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm cung cấp điểm ngắm bằng mắt cho hoạt động hạ
cánh, được kẻ tại mỗi cạnh cuối đường tiếp cận của đường CHC có thiết bị, có mặt
đường khi mã số là 2,3 hoặc 4 và được kẻ tại cạnh cuối từng đường tiếp cận của đường
CHC loại:
+ Không có thiết bị, có mặt đường mã số 3 hoặc 4
+ Có thiết bị, có mặt đường mã số 1, nếu cần phải làm rõ thêm điểm ngắm.
Sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm gồm hai vạch sọc đậm với vị trí, kích thước và
khoảng cách được thể hiện trong bảng dưới đây:

11
Bảng 1.3. Vị trí và khoảng cách của sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm
1.2.3.5 Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh (Touchdown zone marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh giúp làm vùng chạm bánh nổi bật hơn, được kẻ
trong vùng chạm bánh trên mặt đường CHC tiếp cận chính xác mã số 2,3 hoặc 4 và
được kẻ trong vùng chạm bánh của mặt đường CHC tiếp cận giản đơn hoặc đường
CHC không có thiết bị 3 hoặc 4.
Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh đường CHC có thiết bị gồm các cặp dấu hiệu
hình chữ nhật, đặt đối xứng hai bên tim đường CHC với số lượng các cặp phụ thuộc
vào cự ly hạ cánh công bố và hướng tiếp cận đường CHC, khoảng cách giữa hai
ngưỡng như sau:
Chiều dài đƣờng CHC (m) Số lƣợng cặp sơn tín hiệu đánh dấu
Dưới 900 1
Từ 900 đến dưới 1200 2
Từ 1200 đến dưới 1500 3
Từ 1500 đến dưới 2400 4
Từ 2400 trở lên 6
Bảng 1.4. Chiều dài đường CHC tương ứng với số lượng cặp sơn tín hiệu đánh dấu

12
1.2.3.6 Sơn tín hiệu đánh dấu các cạnh đường CHC (Runway side stripe marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu các cạnh đường CHC giúp phân biệt cạnh đường CHC với lề
hoặc với xung quanh, được kẻ trên đường CHC có mặt đường nếu cạnh của nó không
được nổi bật so với lề hay với địa vật xung quanh và được kẻ trên đường CHC tiếp cận
chính xác.
Kẻ sơn tín hiệu đánh dấu cạnh đường CHC bằng 2 dải, mỗi dải kẻ dọc theo cạnh bên
của đường CHC sao cho mép ngoài của mọi dải gần trùng với cạnh đường CHC trừ
những trường hợp chiều rộng đường CHC lớn hơn 60m thì kẻ các dải cách tim đường
CHC 30m. Tại nơi có sân quay đầu, dải sơn tín hiệu đánh dấu được kẻ liên tục từ
đường CHC đến sân quay đầu. Chiều rộng của dải sơn tín hiệu đánh dấu cạnh đường
CHC ít nhất bằng 0,9m cho đường CHC rộng từ 30m trở lên và ít nhất là 0,45m cho
đường CHC hẹp hơn.

1.2.3.7 Sơn tín hiệu đánh dấu sân quay đầu đường CHC (Runway turn pad
marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu sân quay đầu đường CHC nhằm chỉ dẫn cho tàu bay hoàn
thành việc quay đầu 180° lăn về tim đường CHC. Được kẻ từ tim đường CHC vòng
vào trong sân quay đầu và được kéo dài song song với dấu hiệu tim đường CHC trên
một khoảng ít nhất 60m từ ngoài tiếp điểm khi mà mã số là 3 hoặc 4, và trên một
khoảng ít nhất 30m khi mã số là 1 hoặc 2. Vạch sơn tín hiệu sân quay đầu đường CHC
phải rộng ít nhất 15cm và được kẻ liên tục.

13
1.2.3.8 Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí chờ đường CHC (Runway-holding position
marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí chờ đường CHC được kẻ suốt chiều dài vị trí chờ đường
CHC.

Hình 1.4. Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí chờ đường CHC

1.2.4 Các đèn, biển báo, đánh dấu của các thành phần trên đƣờng CHC
1.2.4.1 Đèn

14
Trên đường CHC có các đèn được lắp đặt ở các vị trí sau:
Hệ thống đèn tiếp cận (Approach lighting systems): Gồm có 4 loại chính. Đó là hệ
thống đèn tiếp cận chính xác, hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I, hệ thống đèn
tiếp cận chính xác CAT II và III và hệ thống chỉ dẫn độ dốc tiếp cận bằng mắt
(VASIS)
+ Hệ thống đèn tiếp cận chính xác (Approach lighting systems)
Để phục vụ đường CHC không được trang bị với mã số là 4 hoặc 3 và dùng ban đêm.
Hệ thống đèn tiếp cận giản đơn còn được bố trí ở đường CHC tiếp cận giản đơn. Hệ
thống đèn tiếp cận giản đơn bao gồm một hàng đèn bố trí trên phần kéo dài của tim
đường CHC trên cự ly không nhỏ hơn 420 m
+ Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I: Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I bao
gồm một dãy đèn được bố trí trên phần kéo dài tim đường CHC cách ngưỡng đường
CHC bắt đầu từ 300 m đến 900 m, các dãy đèn tạo thành những dải sáng ngang dài 30
m
+ Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT II và III
Hệ thống đèn tiếp cận bao gồm một dãy đèn trên phần kéo dài tim đường CHC ở nơi
có thể trên chiều dài 900m cách ngưỡng đường CHC. Ngoài ra hệ thống đó còn có hai
dãy đèn cách ngưỡng đường CHC 270m và hai hàng đèn ngang, một cách ngưỡng
đường CHC 150m và một cách ngưỡng 300m.
+ Hệ thống chỉ dẫn bằng mắt độ dốc tiếp cận tiêu chuẩn (VASIS)
T-VASIS và AT-VASIS đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật: Đảm bảo hệ thống
PAPI, T-VASIS hoặc AT-VASIS cho mã số là 3 hoặc 4, khi có một hoặc nhiều điều
kiện theo quy định. Hệ thống T-VASIS bao gồm 20 bộ đèn được lắp đặt đối xứng qua
tim đường CHC dưới dạng hai đèn cánh ngang, mỗi đèn cánh ngang gồm 4 bộ đèn,
với tuyến đèn chạy dọc hai bên đường CHC mỗi bên có 6 đèn. Hệ thống AT-VASIS
bao gồm 10 bộ đèn đặt về một bên của đường CHC dưới dạng một vạch đèn cánh đơn
4 bộ đèn, với tuyến đèn dọc một bên đường CHC 6 đèn.
PAPI và APAPI đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật: Đảm bảo hệ thống PAPI,
APAPI cho mã số là 1 hoặc 2, khi có một hoặc nhiều điều kiện theo quy định.Hệ thống
PAPI bao gồm một đèn cánh ngang có bốn đèn nhiều bóng (hoặc đôi bóng đơn) cách
đều nhau. Hệ thống này được bố trí phía bên trái đường CHC Hệ thống APAPI bao

15
gồm một đèn cánh ngang có hai đèn nhiều bóng (hoặc đôi bóng đơn). Hệ thống này
được bố trí phía bên trái đường CHC.
Các đèn hướng dẫn bay vòng (Circling guidance lights)
Cần bố trí đèn hướng dẫn bay vòng khi các hệ thống đèn tiếp cận và đèn đường CHC
không đủ hướng dẫn cho tàu bay bay theo đường vòng nhìn rõ đường CHC và/hoặc
các dải tiếp cận trên không trong điều kiện đường CHC được sử dụng cho tiếp cận
theo đường vòng. Những đèn hướng dẫn bay vòng gồm:
+ Các đèn hiệu ở phần kéo dài tim đường CHC và /hoặc các phần của hệ thống đèn
tiếp cận bất kỳ nào; và
+ Các đèn hiệu vị trí ngưỡng đường CHC; hoặc
+ Các đèn hiệu chỉ hướng hoặc chỉ vị trí đường CHC hoặc tổ hợp các đèn đó thích hợp
cho đường CHC xem xét.
Hệ thống đèn tiếp cận đường CHC ( (Runway lead-in lighting systems)
Hệ thống đèn tiếp cận đường CHC bao gồm những nhóm đèn định hướng chỉ dẫn
đường tiếp cận. Khoảng cách giữa các nhóm đèn cạnh nhau không được vượt quá
1.600 m. Mỗi nhóm đèn của hệ thống đèn tiếp cận đường CHC cần bao gồm tối thiểu
ba đèn nháy thẳng hàng hoặc cụm đèn.
Các đèn đánh dấu ngưỡng đường CHC (Runway threshold identification lights)
Các đèn đánh dấu ngưỡng đường CHC được bố trí đối xứng qua tim đường CHC trên
cùng đường thẳng với ngưỡng đường CHC và ở ngoài các đèn cạnh đường CHC
khoảng 10 m . Các đèn đánh dấu ngưỡng đường CHC là đèn nháy màu trắng với tần
số chớp sáng từ 60 đến 120 lần trong một phút.
Các đèn cạnh đường CHC (Runway edge lights)
Các đèn cạnh đường CHC gồm hai dãy đèn song song cách đều tim đường CHC được
bố trí dọc theo toàn bộ chiều dài đường CHC, không cách xa các mép đường CHC quá
3 m. Đèn cạnh là đèn cố định có ánh sáng màu trắng biến đổi.
Các đèn ngưỡng đường CHC và các đèn cánh ngang (Runway threshold and wing bar
lights)
Các đèn ngưỡng đường CHC bao gồm:
+ Ít nhất 6 đèn trên đường CHC không có thiết bị hoặc trên đường CHC tiếp cận giản
đơn;

16
+ Ít nhất có số lượng đèn cần thiết đủ để bố trí các đèn cách đều nhau 3m ở giữa các
dãy đèn cạnh đường CHC trên đường CHC tiếp cận chính xác CAT I;
+ Các đèn phân bố đều giữa các dãy đèn cạnh đường CHC với khoảng cách không lớn
hơn 3 m trên đường CHC tiếp cận chính xác CAT II hoặc III.
Các đèn ngưỡng đường CHC và đèn cánh ngang sáng cố định một hướng màu xanh
lục chiếu sáng ở hướng tiếp cận đường CHC.
Đèn cuối đường CHC (Runway end lights)
Các đèn cuối đường CHC được bố trí trên một đường thẳng vuông góc với tim đường
CHC, không được cách xa mép cuối đường CHC quá 3 m. Cần tối thiểu 6 đèn cuối
đường CHC được bố trí phù hợp theo quy định. Các đèn cuối đường CHC là những
đèn cố định có màu sáng đỏ theo một hướng đường CHC.
Các đèn tim đường CHC (Runway centre line lights)
Đèn tim đường CHC được bố trí trên đường CHC có trang thiết bị tiếp cận chính xác
CAT II hoặc CAT III. Các đèn tim đường CHC được bố trí dọc tim đường CHC, được
bố trí từ ngưỡng đến cuối đường CHC với khoảng cách dọc xấp xỉ bằng 15 m. Các đèn
tim đường CHC là các đèn cố định sáng trắng biến đổi lắp đặt từ ngưỡng đường CHC
đến điểm cách cuối đường CHC 900m, xen kẽ màu đỏ và màu trắng biến đổi từ điểm
cách 900m đến điểm cách 300m tính từ cuối đường CHC và các đèn màu đỏ từ điểm
cách cuối đường CHC 300m tới mép cuối cùng.
Đèn vùng chạm bánh đường CHC (Runway touchdown zone lights)
các đèn trong vùng chạm bánh được lắp đặt cho đường CHC tiếp cận chính xác CAT
II hoặc III. Các đèn vùng chạm bánh được lắp đặt bắt đầu từ ngưỡng đường CHC kéo
dài trên đoạn 900 m. Các đèn được lắp đặt theo từng cặp đèn barret đối xứng qua tim
đường CHC. Dãy đèn barret bao gồm tối thiểu 3 đèn, có chiều dài từ 3.5 m đến 4.5 m.
Các đèn vùng chạm bánh là các đèn cố định một hướng với màu trắng biến đổi.
Đèn dải hãm phanh đầu (Stopway light)
Các đèn dải hãm phanh đầu được đặt trên suốt chiều dài dải hãm phanh đầu. Các đèn
dải hãm phanh đầu cũng được đặt gần mép ngang cuối của dải hãm phanh đầu vuông
góc với trục dải hãm phanh đầu, nhưng không được cách xa mép ngang cuối quá 3 m.
Các đèn của dải hãm phanh đầu là những đèn cố định một hướng có màu đỏ theo
hướng đường CHC.

17
1.2.4.2 Biển báo

Biển báo chỉ dẫn bắt buộc (Mandatory instruction signs)


Biển báo chỉ dẫn bắt buộc bao gồm biển báo số hiệu đường CHC, biển báo vị trí chờ
CAT I, II hoặc III, biển báo vị trí chờ đường CHC, biển báo vị trí chờ đường lăn và
biển báo “cấm vào” (“NO ENTRY”). Biển báo bắt buộc có chữ màu trắng trên nền
màu đỏ.

Biển thông tin (Information signs)


Biển thông tin bao gồm: biển chỉ hướng, biển chỉ vị trí, biển chỉ đích, biển rời đường
CHC, biển đường CHC trống và biển chỉ nút giao cất cánh. Biển thông tin sẽ được đặt

18
ở bên tay trái của đường lăn, được đặt trước điểm giao nhau và cùng hàng với vạch ký
hiệu đường lăn giao nhau.

Biển báo vị trí kiểm tra đài VOR sân bay (VOR aerodrome checkpoint sign)
Biển báo điểm kiểm tra đài VOR sân bay được đặt thật gần điểm kiểm tra sao cho từ
cabin tàu bay đỗ trên dấu hiệu điểm kiểm tra đài VOR sân bay nhìn rõ các ký tự. Biển
báo điểm kiểm tra đài VOR trên sân bay gồm ký tự màu đen trên nền vàng.

1.2.4.3 Mốc
Mốc cạnh đường CHC không có mặt đường (Unpaved runway edge markers)
Mốc hình hộp chữ nhật có kích thước tối thiểu 1x3 m có cạnh dài đặt song song với
tim đường CHC. Các mốc hình nón có độ cao không quá 50 cm.
Mốc cạnh dải hãm phanh đầu (Stopway edge markers)
Lắp đặt mốc cạnh dải hãm phanh đầu ở dải hãm phanh đầu mở rộng do không thể
phân biệt rõ vì nó không đủ độ tương phản với mặt đất xung quanh. Mốc cạnh dải hãm
phanh đầu phải khác biệt so với các mốc cạnh đường CHC để hai loại này không lẫn
với nhau.
Mốc cạnh dùng cho đường CHC khó nhận biết (Edge markers for snow-covered
runways)Các mốc cạnh dùng cho đường CHC khó nhận biết được đặt dọc theo các
cạnh của đường CHC với khoảng cách không quá 100 m, đối xứng qua tim đường
CHC và có đủ khoảng trống dưới cánh và động cơ tàu bay.
19
1.2.5 Đƣờng lăn (Taxiway)
1.2.5.1 Khái niệm
Theo Annex 14, đường lăn (Taxiway) là đường xác định trên sân bay mặt đất dùng
cho tàu bay lăn từ bộ phận này đến bộ phận khác của sân bay.
1.2.5.2 Phân loại
Có 4 loại đường lăn trong một sân bay
- Đường lăn vào vị trí đỗ tàu bay (Aircraft stand taxilane): Là một phần sân đỗ tàu
bay được xác định làm đường lăn chỉ dùng cho tàu bay lăn vào từng vị trí đỗ tàu bay.
- Đường lăn trên sân đỗ tàu bay (Apron taxiway): Là một phần của hệ thống đường
lăn nằm trên sân đỗ tàu bay dùng làm đường lăn qua sân đỗ tàu bay.
- Đường lăn thoát nhanh (Rapid exit taxiway): Là đường lăn nối với đường CHC
theo một góc nhọn và dùng cho tàu bay hạ cánh rời đường CHC với tốc độ lớn nhằm
giảm thời gian chiếm đường CHC.
- Đường lăn trên cầu
1.2.5.3 Đặc Tính Của Đường Lăn
Chiều rộng đường lăn trên đoạn thẳng không nhỏ hơn giá trị trong bảng dưới đây:
Mã chữ Chiều rộng đƣờng lăn
A 7,5 m
B 10,5 m
C 15 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách càng
dưới 18 m;
18 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách càng
bằng hoặc lớn hơn 18 m.
D 18 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách ngoài các
bánh dưới 9 m.
23 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách ngoài các
bánh bằng hoặc lớn hơn 9 m.
E 23 m
F 25 m

20
Độ dốc
Độ dốc dọc của đường lăn không vượt quá:
- 1,5% đối với sân bay mã chữ là C, D, E hoặc F;
- 3% đối với sân bay mã chữ là A hoặc B.

Độ dốc ngang của đường lăn phải đủ lớn để tránh đọng nước trên bề mặt đường lăn
nhưng không vượt quá:
- 1,5% khi mã chữ là C, D, E hoặc F;
- 2% khi mã chữ là A hoặc B.
Độ dốc ngang của bất kỳ phần nào nằm ngoài phần quy hoạch của dải đường lăn cũng
không vượt quá độ dốc lên hoặc xuống 5% theo hướng nhìn từ đường lăn.
Thành Phần Của Đường Lăn
- Nút giao đường lăn (Taxiway intersection): Là nơi giao nhau của hai hoặc nhiều
đường lăn.
- Lề đường lăn: Trên đoạn đường lăn thẳng trong các trường hợp có mã chữ C, D
hoặc E cần có các lề nằm ở hai phía đối xứng với đường lăn sao cho tổng các chiều
rộng của đường lăn và các lề trên các đoạn thẳng không nhỏ hơn:
+ 60 m, khi mã chữ F;
+ 44 m, khi mã chữ E;
+ 38 m, khi mã chữ D;
+ 25 m, khi mã chữ C.

21
- Dải đường lăn (Taxiway strip): Khu vực bao gồm đường lăn và phần mở rộng để bảo
vệ tàu bay hoạt động trên đường lăn và giảm nguy cơ hư hại khi tàu bay bị lăn ra ngoài
đường lăn. Dải đường lăn được bố trí đối xứng về hai phía so với tim đường lăn, dọc
theo toàn bộ chiều dài của đường lăn, với chiều rộng tối thiểu bằng các khoảng cách
đã quy định. Bề mặt của dải đường lăn nằm trên cùng một cao trình với mép đường lăn
hoặc lề, nếu có, và không có dốc ngang hướng lên vượt quá:
+ 2,5% đối với các dải đường lăn khi mã chữ C, D, E hoặc F.
+ 3% đối với các dải đường lăn khi mã chữ A hoặc B.

Sơn Tín Hiệu Của Đường Lăn


- Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí chờ trung gian (Intermediate holding position marking)
22
Dấu hiệu vị trí chờ trung gian tại nút giao của hai đường lăn có mặt đường được bố trí
ngang qua đường lăn cách cạnh gần nhất của đường lăn cắt ngang với khoảng cách an
toàn giữa các tàu bay lăn. Đánh dấu vị trí chờ trung gian bằng vạch sơn tín hiệu đơn
đứt quãng như hình sau:

- Sơn tín hiệu đánh dấu chỉ dẫn bắt buộc (Mandatory instruction marking)
Ở những nơi có hoạt động nhiều như đường lăn rộng trên 60 m, ngoài biển báo chỉ dẫn
bắt buộc cần kẻ bổ sung dấu hiệu chỉ dẫn bắt buộc. Dấu hiệu chỉ dẫn bắt buộc phải kẻ
ở bên trái dấu hiệu tim đường lăn và trên vị trí chờ đường CHC. Khoảng cách giữa
cạnh gần nhất của dấu hiệu chỉ dẫn bắt buộc và dấu hiệu vị trí chờ đường CHC hoặc
dấu hiệu tim đường lăn không nhỏ hơn 1 m.
Dấu hiệu chỉ dẫn bắt buộc được kẻ bằng chữ trắng trên nền đỏ. Chiều cao của dấu hiệu
4 m. Nền của dấu hiệu chỉ dẫn bắt buộc hình chữ nhật có độ rộng tối thiểu 0,5 m và
chiều cao đủ cho dấu hiệu lớn nhất.
- Sơn tín hiệu thông báo (Information marking)
Nơi về mặt cơ học không thể đặt được biển thông báo thì sẽ kẻ sơn tín hiệu thông báo
trên mặt đường theo quyết định của người có thẩm quyền. Cần kẻ dấu hiệu thông báo
(vị trí/hướng) ở trước nút giao và sau vị trí nút giao với đường lăn phức tạp. Chiều cao
của ký tự là 4m được viết theo mẫu quy định
Dấu hiệu thông báo bao gồm:
- Chữ viết màu vàng, khi nó thay thế hoặc bổ sung cho biển báo vị trí; và
- Chữ viết màu đen, khi nó thay thế hoặc bổ sung cho biển báo chỉ hướng hoặc đích
đến.
1.2.6 Các Đèn, Biển Báo, Mốc Của Đƣờng Lăn
1.2.6.1 Đèn
Đèn báo đường lăn thoát nhanh (Rapid exit taxiway indicator lights)
23
Một bộ các đèn báo đường lăn thoát nhanh được đặt trên đường CHC cùng phía
của tim đường lăn thoát nhanh. Trong mỗi bộ, các đèn đặt cách nhau 2m và đèn gần
tim đường CHC nhất cách đường tim 2 m. Các đèn báo đường lăn thoát nhanh là các
đèn màu vàng cố định một hướng.
Đèn tim đường lăn (Taxiway centre line lights)
Lắp đặt các đèn tim trên các đường lăn ra, đường lăn, sân đỗ sử dụng trong những
điều kiện tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 350 m. Các đèn tim đường lăn trên
đường lăn thoát nhanh là đèn sáng cố định. Đèn tim đường lăn có màu xanh lục và
vàng bắt đầu từ điểm xa đường CHC nhất. Các đèn sau đó có màu xanh lục. Đèn gần
biên nhất bao giờ cũng có màu vàng. Đèn tim đường lăn cách nhau theo chiều dọc
không quá 15m, trừ nơi không có đèn tim đường CHC thì khoảng cách có thể lớn hơn
nhưng không quá 30m.
Đèn cạnh đường lăn (Taxiway edge lights)
Lắp đặt đèn cạnh đường lăn trên cạnh của sân quay đầu đường CHC, sân chờ, sân đỗ
v.v. và trên đường lăn không có đèn tim dùng ban đêm, trừ khi không cần đèn cạnh
đường lăn do tính chất hoạt động của tàu bay. Đèn cạnh đường lăn được bố trí với
khoảng cách dọc đều nhau không quá 60m, đặt thật sát mép đường lăn, sân chờ, sân
cạnh đường CHC, sân đỗ, hoặc đường CHC, v.v. hoặc ở ngoài nhưng không xa mép
quá 3m.
1.2.6.2 Biển báo
Biển báo vị trí chờ đường lăn (Road-holding position sign)
Biển báo vị trí chờ đường lăn được trang bị tại tất cả các đường lăn vào đường CHC.
Biển báo vị trí chờ đường lăn được đặt cách cạnh đường 1,5m (bên phải) tại vị trí chờ.
Biển báo vị trí chờ đường lăn bao gồm ký tự màu trắng trên nền màu đỏ.
1.2.6.3 Mốc
Mốc cạnh đường lăn (Taxiway edge markers)
Lắp đặt mốc cạnh đường lăn cho đường lăn mã số 1 hoặc 2 và khi không có đèn tim
đường lăn hoặc đèn cạnh đường lăn hoặc không có đường kẻ đánh dấu tim đường lăn.
Mốc cạnh đường lăn có ánh sáng màu xanh.
Mốc tim đường lăn (Taxiway centre line markers)
Lắp đặt mốc tim đường lăn trên đường lăn khi mã số là 1 hoặc 2 và khi không có đèn
tim đường lăn hoặc đèn cạnh đường lăn hoặc không có mốc cạnh đường lăn. Lắp đặt
24
mốc tim đường lăn trên đường lăn khi mã số là 3 hoặc 4 và không có đèn tim đường
lăn và khi cần bổ sung cho dấu hiệu tim đường lăn. Mốc tim đường lăn phản chiếu ánh
sáng màu xanh lục.
Mốc cạnh đường lăn không có mặt đường (Unpaved taxiway edge markers)
Lắp đặt các mốc cạnh đường lăn không có mặt đường khi phần mở rộng của đường lăn
không có mặt đường không được nổi bật so với phần đất xung quanh. Tại nơi có đèn
đường lăn, các mốc được lồng vào trong các vỏ đèn. Ở nơi không lắp đặt đèn, cần lắp
đặt các mốc hình nón để đánh dấu rõ ranh giới đường lăn.
1.2.7 Sân Chờ, Vị Trí Chờ Đƣờng CHC
1.2.7.1 Đặc tính
Khi lưu lượng giao thông trung bình hoặc cao phải xây dựng sân chờ đường CHC. Sân
chờ hoặc vị trí chờ đường CHC được thiết kế theo 2 vị trí như:
+ Trên đường lăn tại nút giao của đường lăn với đường CHC;
+ Trên nút giao của một đường CHC với đường CHC khác khi đường CHC có một
phần được thiết kế là đường lăn tiêu chuẩn.
Khoảng cách giữa sân chờ, vị trí chờ đường CHC trên nút giao đường lăn/đưòng CHC
được quy định tại bảng sau:

Vị trí của sân chờ đường CHC phải bảo đảm cho tàu bay hay xe cộ đang đỗ không
xâm phạm vùng OFZ, bề mặt tiếp cận, bề mặt lấy độ cao cất cánh hoặc vùng nhạy
cảm/nguy hiểm của thiết bị ILS/MLS hay gây nhiễu đối với hoạt động của các RNA.
Khoảng cách giữa sân chờ, vị trí chờ đường CHC trên nút giao đường lăn/đường CHC
hoặc vị trí chờ đường và tim đường CHC được xác định theo bảng 3-2, còn đối với

25
đường CHC tiếp cận chính xác, khoảng cách đó phải đảm bảo cho tàu bay hay xe cộ
đang chờ không gây nhiễu đối với hoạt động của RNA.
1.2.7.2 Các Đèn Của Sân Chờ Đường CHC
Đèn vạch dừng (Stop bars)
Lắp đặt đèn vạch dừng trên vị trí chờ đường CHC sử dụng vào ban đêm và khi tầm
nhìn trên đường CHC trên 350m. Vạch đèn dừng bao gồm những đèn cách nhau 3 m
ngang qua đường lăn có màu đỏ về hướng dự kiến tiếp cận đến vị trí giao nhau hoặc vị
trí chờ đường CHC. Vạch đèn dừng đặt ở vị trí chờ đường CHC phải là đèn đơn hướng
và có màu đỏ theo hướng tiếp cận đường CHC.
Đèn vị trí chờ lăn trung gian (Intermediate holding position lights)
Đèn vị trí chờ lăn trung gian được bố trí tại vị trí chờ lăn trung gian để sử dụng trong
điều kiện tầm nhìn trên đường CHC dưới 350 m. Lắp đặt đèn chờ lăn trung gian dọc ở
phía trước dấu hiệu vị trí chờ lăn trung gian 0,3 m. Đèn vị trí chờ lăn trung gian bao
gồm 3 đèn cố định chiếu sáng cùng một hướng màu vàng theo hướng tiếp cận vị trí
chờ lăn trung gian. Các đèn được sắp xếp đối xứng hai phía và vuông góc với tim
đường lăn và các đèn riêng biệt cách nhau 1,5 m về mỗi bên.
Đèn vị trí chờ đường lăn (Road-holding position light)
Đèn vị trí chờ đường lăn được trang bị ở từng vị trí chờ đường lăn ra đường CHC khi
đường CHC được thiết kế sử dụng trong điều kiện tầm nhìn dưới 350m. Đèn vị trí chờ
đường lăn được bố trí bên cạnh dấu hiệu vị trí chờ lăn cách mép đường 1,5 m (±0,5m)
tức là phía bên trái hoặc bên phải theo luật giao thông. Đèn vị trí chờ đường lăn bao
gồm: Đèn hướng dẫn di chuyển màu đỏ là tín hiệu dừng, đèn màu xanh lục cho phép
đi; hoặc đèn nháy (xung) màu đỏ.
1.2.8 Sân đỗ tàu bay (Apron)
1.2.8.1 Định nghĩa
Theo tài liệu Annex 14, sân đỗ tàu bay (Apron): Khu vực xác định trên sân bay mặt
đất giành cho các tàu bay đỗ phục vụ hành khách lên xuống, xếp dỡ bưu kiện hay hàng
hoá, nạp nhiên liệu, đỗ chờ thông thường hay đỗ để bảo dưỡng. Diện tích sân đỗ tàu
bay phải đủ đáp ứng năng lực thông qua trên sân bay với lưu lượng tính toán lớn nhất.

26
Sân đỗ tàu bay phải đảm bảo vị trí đỗ có đủ các khoảng trống an toàn tối thiểu sau đây
giữa tàu bay đỗ với bất kỳ nhà cửa nào bên cạnh, với tàu bay đỗ khác và các công trình
khác:
Mã chữ Khoảng trống an toàn
A 3m
B 3m
C 4,5 m
D 7,5 m
E 7,5 m
F 7,5 m

Mọi phần của sân đỗ tàu bay phải chịu được tải trọng tàu bay tính toán, trong đó chú ý
tại những phần sân đỗ tàu bay có lưu lượng hoạt động cao hơn và vì hoạt động chậm
hay dừng của tàu bay nên các phần đó sẽ phải chịu tải lớn hơn đường CHC. Độ dốc tối
đa của sân đỗ tàu bay không vượt quá 1%.
1.2.8.2 Sơn tín hiệu của sân đỗ tàu bay
Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí đỗ tàu bay (Aircraft stand marking)
Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí đỗ tàu bay được kẻ tại các vị trí đỗ thiết kế trên sân đỗ
tàu bay có mặt đường. Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí đỗ tàu bay gồm các bộ phận như
dấu hiệu nhận biết vị trí đỗ, chỉ dẫn lăn vào vị trí đỗ, vạch rẽ, đường rẽ, vạch đỗ tàu
bay, vạch dừng và chỉ dẫn lăn ra theo sơ đồ bố trí trên sân đỗ tàu bay và phù hợp với
các thiết bị dẫn đường khác trên sân đỗ tàu bay. Dấu hiệu nhận biết vị trí đỗ tàu bay
(chữ hay số) phải bắt đầu từ chỗ rẽ của đường lăn vào và tiếp tục trên một khoảng
ngắn sau điểm rời đường lăn. Sơn tín hiệu vị trí đỗ trên vị trí đỗ được kẻ trùng với
đường kéo dài của tim tàu bay tại điểm dừng để người lái nhìn rõ trong giai đoạn lăn
cuối. Chiều rộng của nó không dưới 15cm.

27
Vạch sơn tín hiệu an toàn của sân đỗ tàu bay (Apron safety lines)
Vạch sơn tín hiệu an toàn sân đỗ tàu bay được kẻ trên mặt đường sân đỗ tàu bay theo
sơ đồ tàu bay đỗ và các phương tiện trên mặt đất. Các vạch sơn tín hiệu an toàn của
sân đỗ bao gồm các thành phần như: khoảng cách an toàn từ mút cánh tàu bay và các
đường bao giới hạn đường ô tô phục vụ phải phù hợp với sơ đồ vị trí đỗ tàu bay và vị
trí các phương tiện trên mặt đất. Vạch sơn tín hiệu an toàn sân đỗ được kẻ liên tục trên
suốt chiều dài sân đỗ với chiều rộng đường kẻ ít nhất 10 cm.
Các Đèn, Biển Báo Của Sân Đỗ Tàu Bay
- Đèn chiếu sáng sân đỗ (Apron floodlighting)
Trang bị đèn chiếu sáng trên sân đỗ tàu bay, sân cạnh đường CHC và trên vị trí đỗ lẻ
dùng ban đêm. Độ sáng trung bình ít nhất như sau:
Tại vị trí đỗ tàu bay:
- Độ chiếu sáng ngang: 20 lux với hệ số đồng đều (tỷ số độ chiếu sáng trung bình/ độ
chiếu sáng tối thiểu) không quá 4/1;
- Độ chiếu sáng đứng: 20 lux ở độ cao 2 m so với mặt sân đỗ ở những hướng cần thiết.
Tại các khu vực khác của sân đỗ: Độ chiếu sáng ngang: 50% độ chiếu sáng trung bình
của các vị trí đỗ tàu bay với hệ số đồng đều (tỷ số độ chiếu sáng trung bình/ độ chiếu
sáng tối thiểu) không quá 4/1.
1.2.9 Các thiết bị dẫn đƣờng và phát tín hiệu
1.2.9.1 Ống gió (Wind direction indicator)
Ống gió là vật chỉ hướng gió được bố trí để từ trên tàu bay đang bay hoặc đang ở
khu bay của sân bay nhìn thấy được và không bị không khí nhiễu động ảnh hưởng do
các CNV ở gần đó sinh ra. Một đầu ống gió ít nhất được đánh dấu bằng một dải băng

28
hình tròn (vành khuyên tròn) đường kính 15 m, rộng 1,2 m. Đầu của ống gió ở chính
giữa vòng tròn với màu sắc của vành khuyên tròn được chọn sao cho bảo đảm được độ
tương phản cần thiết. Tại sân bay hoạt động ban đêm ít nhất phải có một ống gió được
chiếu sáng.
1.2.9.2 Dấu hiệu chỉ hướng hạ cánh (Landing direction indicator)
Dấu hiệu chỉ hướng hạ cánh thì phải bố trí nó ở nơi dễ nhìn thấy trên sân bay ở bên
cạnh đường CHC phía hạ cánh. Dấu hiệu chỉ hướng hạ cánh có hình chữ "T". Nếu sử
dụng chữ “T” về ban đêm thì nó phải được chiếu sáng hoặc được viền quanh bằng đèn
sáng trắng.
1.2.9.2 Đèn hiệu (Signalling Lamp)
Đèn hiệu phát các tín hiệu màu đỏ, xanh lục, trắng và phải:
- Hướng được về bất cứ CNV cần thiết nào bằng phương pháp thủ công;
- Phát tín hiệu màu bất kì trong 3 màu nói trên và sau đó phát tín hiệu màu bất kì trong
hai màu khác nữa;
- Chuyển đổi bất kì màu nào trong ba màu bằng tín hiệu Moóc - sơ, với tốc độ ít nhất 4
từ trong một phút.
Ngoài ra, ở một số sân bay có xây dựng các bảng tín hiệu và các sơn tín hiệu giúp dẫn
đường và phát tín hiệu cho tàu bay hạ cánh.
1.2.10 Hàng rào
Sân bay phải có hàng rào hay các loại barie thích hợp chống súc vật và người lạ đột
nhập vào khu bay gây nguy hiểm cho tàu bay. Hàng rào hay barie phải bố trí hợp lý để
khu CHC và các phương tiện hay khu vực khác liên quan đến hoạt động của tàu bay
được ngăn với đường công cộng đi ngang qua.
1.2.11 Dịch vụ bảo dƣỡng tàu bay
Cần phải có chương trình bảo dưỡng bao gồm bảo dưỡng phòng ngừa công trình khi
cần thiết tại sân bay để duy trì các công trình trong trạng thái an toàn, ổn định và hiệu
quả cho dẫn đường hàng không. Bảo dưỡng phòng ngừa là kế hoạch bảo dưỡng nhằm
mục đích chống sự xuống cấp hoặc hư hỏng của các công trình. “Công trình” được
hiểu gồm: Mặt đường, phương tiện dẫn đường bằng mắt, hàng rào, các hệ thống tiêu
thoát nước và nhà cửa.

29
1.2.12 Dịch vụ chữa cháy, cứu nạn tàu bay
1.2.12.1 Kế hoạch cứu nạn sân bay
Kế hoạch cứu nạn sân bay là quá trình chuẩn bị cho sân bay ứng phó với tình huống
nguy hiểm trong sân bay hoặc trong phạm vi lân cận sân bay. Mục tiêu của kế hoạch
cứu nạn sân bay là giảm tác hại của sự cố, đặc biệt là phải cứu nạn và duy trì khả năng
hoạt động của tàu bay. Kế hoạch cứu nạn sân bay đề ra những quy trình phối hợp hành
động của những cơ quan khác nhau của sân bay và của cộng đồng xung quanh sân bay
có thể hỗ trợ cứu nạn sân bay.
1.2.12.2 Hệ thống thông tin liên lạc
Phải có hệ thống thông tin liên lạc thích hợp nối sở chỉ huy với trung tâm cứu nạn và
với các đơn vị tham gia theo kế hoạch và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của sân bay.
1.2.12.3 Luyện tập cứu nạn sân bay
Để cứu nạn phải có kế hoạch cứu nạn gồm những quy trình nhằm định kì thử nghiệm
tính hợp lý của kế hoạch và xem xét các kết quả nhằm nâng cao hiệu quả của nó.
1.2.12.4 Cứu nạn và chữa cháy
Mục đích của cứu nạn, chữa cháy là cứu sinh mạng người. Các yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến việc cứu nạn có hiệu quả trong tai nạn tàu bay là: chất lượng huấn
luyện, hiệu quả của trang thiết bị và tốc độ đưa nhân viên và trang thiết bị cứu nạn,
chữa cháy vào cuộc. Vậy nên sân bay phải có các dịch vụ và trang thiết bị cứu nạn và
chữa cháy. Cấp cứu nạn chữa cháy của sân bay, còn gọi là cấp bảo vệ sân bay, phải
thích hợp với cấp bảo vệ sân bay.

30
CHƢƠNG 2: KẾT CẤU HẠ TẦNG THỰC TẾ CỦA SÂN BAY QUỐC TẾ
ĐÀ NẴNG
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SÂN BAY ĐÀ NẴNG
Sân bay Đà Nẵng hay Sân bay quốc tế Đà Nẵng với tên Tiếng Anh là Danang
International Airport – DIA là Cảng hàng không lớn nhất tại khu vực miền Trung nước
ta. Đây cũng là một trong ba mô hình sân bay lớn nhất của Việt Nam, bên cạnh đó là
Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Được xây dựng từ năm 1940, với tổng diện tích sân bay vào khoảng 842 ha, trong đó
có khoảng 150 ha là khu vực hàng không dân dụng. Đến nay đã gần 80 năm kể từ khi
đi vào hoạt động, sân bay hiện có 38 hãng hàng không quốc tế, và 5 hãng hàng không
nội địa.
Vị trí: sân bay này nằm tại đường Duy Tân, Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu. Cách
trung tâm thành phố chỉ khoảng 3km.
Điểm quy chiếu sân bay: 16° 02 38 N Lat 108° 12 01 E là tọa độ của điểm quy
chiếu sân bay được xác định theo hệ thống quan trắc địa toàn cầu 1984(WGS- 84);
Mức cao điểm quy chiếu sân bay so với mực nước biển trung bình: 11m.
2.2 KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA SÂN BAY ĐÀ NẴNG
2.2.1 Đƣờng cất hạ cánh
Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng có 2 đường cất hạ cánh song song (35R-17L và
35L-17R), 2 tim đường CHC cách nhau 213m.
2.2.1.1 Đường CHC 35R-17L
Đặc điểm đường CHC 35R-17L được thể hiện trong bảng dưới đây:

31
Bảng 2.1. Đặc điểm đƣờng CHC 35R-17L
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)

Hƣớng 3520 – 1720

Kích thƣớc Chiều dài: 3.500m, Chiều rộng: 45m

Độ dốc dọc trung bình 0.25%

Tọa độ ngƣỡng theo - Tọa độ ngưỡng đầu đường CHC 35R:

WGS-84 16°01'44.57240"N - 108°12'09.16812"E

- Tọa độ ngưỡng đầu đường CHC 17L:

16°03'37.34302"N - 108°11'52.80424"E

Lề đƣờng cất hạ cánh Độ rộng 7,5m mỗi bên bằng bê tông nhựa

Kích thƣớc dải bay Chiều dài, chiều rộng: 3920m x 300m

(Runway strip) (150m cho mỗi bên)

Khu vực an toàn cuối đƣờng 90m x 90m


CHC (RESA)

Đoạn dừng đƣờng CHC Chiều dài, chiều rộng: 150m x 60m

(Stopway) Mặt đường bằng bê tông xi măng

Khoảng trống đƣờng CHC 360m x 160m


(Clearway)

Sức chịu tải PCN 53/R/A/W/T

Dải bảo hiểm sƣờn 4220m x 160m

Sân quay đầu 17L 130m x 73m

Sơ đồ thể hiện cự ly công bố

32
Bảng 2.2. Các cự ly công bố đƣờng CHC 35R/17L
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)

Cự ly chạy Cự ly có thể Cự ly có thể Cự ly có thể


đà (M) cất cánh dừng khẩn hạ cánh
Ký hiệu đƣờng CHC TORA (M) (M) cấp (M) (M) LDA

TODA (M) ASDA (M) (M)

17L 3500 3860 3650 3500


35R 3500 3860 3500 3500
Giao điểm 35R với
đƣờng lăn E1 3348 3708 3498 NU
Giao điểm 35R với
đƣờng lăn E2 2500 2860 2650 NU
Giao điểm 17L với
đƣờng lăn E4 2236 2596 2386 NU
Giao điểm 17L với
đƣờng lăn E6 3193 3553 3343 NU

Bảng 2.3. Hệ số ma sát đƣờng CHC 35R/17L


(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)

Điểm xuất phát trên đƣờng Chiều dài đo Kết quả trung bình
CHC 35R/17L (m) 3m 6m 9m
35R 3200 0,67 0,66 0,66
17L 3200 0,66 0,67 0,66

2.2.1.2 Đường CHC 35L-17R

33
Bảng 2.4. Đặc điểm đƣờng CHC 35L-17R
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)

Hƣớng 3520 – 1720

Kích thƣớc Chiều dài: 3.049m, Chiều rộng: 45m

Độ dốc dọc trung bình 0.25%

Tọa độ ngƣỡng theo - Tọa độ ngưỡng đầu đường CHC 35L:

WGS-84 16°01'48.47845"N - 108°12'01.34443"E

- Tọa độ ngưỡng đầu đường CHC 17R:

16°03'26.69982N - 108°1 P47.08496"E

Lề đƣờng cất hạ cánh Chiều dài: 3.049m, Chiều rộng: 3,5m

Kích thƣớc dải bay Chiều dài, chiều rộng: 3779m x 300m

(Runway strip) (150m cho mỗi bên)

Khu vực an toàn cuối đƣờng Chưa công bố


CHC (RESA)

Đoạn dừng đƣờng CHC Chiều dài, chiều rộng: 305m x 45m

(Stopway) Mặt đường bằng bê tông nhựa

Khoảng trống đƣờng CHC 305m x 150m


(Clearway)

Sức chịu tải PCN 44/F/B/X/T

Sơ đồ thể hiện cự ly công bố

34
Bảng 2.5. Các cự ly công bố đƣờng CHC 35L/17R
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)

Cự ly chạy Cự ly có thể Cự ly có thể Cự ly có thể


đà (M) cất cánh dừng khẩn hạ cánh
Ký hiệu đƣờng CHC TORA (M) (M) cấp (M) (M) LDA
RWY TODA (M) ASDA (M) (M)

17L 3049 3354 3354 3049


35R 3049 3353 3354 3049

Bảng 2.6. Hệ số ma sát đƣờng CHC 35L/17R


(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)

Điểm xuất phát trên đƣờng Chiều dài đo Kết quả trung bình
CHC 35R/17L (m) 3m 6m 9m
35L 2750 0,72 0,73 0,76
17R 2750 0,72 0,73 0,77
2.2.2 Đƣờng lăn
Hệ thống đường lăn tại Cảng HKQT Đà Nẵng được đặt tên theo thứ tự từ Nam ra Bắc,
từ Đông sang Tây so với đường CHC 35R/17L và đường CHC 35L/17R.
- Phía Đông đường CHC 35R/17L có kí hiệu E.
- Phía Tây đường CHC 35L/17R có kí hiệu W.
2.2.2.1 Đường lăn song song
Đường lăn song song gồm có 2 loại:
- Đường lăn song song E
- Đường lăn song song W
Đặc điểm của 2 đường lăn này được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Đặc điểm của đƣờng lăn song song E và W
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)
Loại đƣờng lăn Đƣờng lăn song song E Đƣờng lăn song song W
Ký hiệu E W
Kích thƣớc 3.593m x 23m 3.049m x 23m

35
Kích thƣớc lề 3.593m x 7,5m 3.049m x đoạn từ W6 đến
MAC4: 7,5 m
3.049m x đoạn từ W1 đến
MAC4: 4m
Kích thƣớc dải lăn 3.593m x 87m 3.049m x đoạn từ W6 đến
MAC4: 52m
3.049m x đoạn từ W1 đến
MAC4: 40m
Sức chịu tải PCN 46/B/X/U 46F/B/X/U
Loại mặt đƣờng Bê tông nhựa Bê tông nhựa
Dọc trung 1,49 %
Độ dốc bình
Ngang điển 0,11 %
hình

2.2.2.2 Đường lăn nối


Đặc điểm của các đường lăn nối được thể hiện rõ trong các bảng dưới đây:
Bảng 2.8. Đƣờng lăn nối giữa đƣờng E với đƣờng CHC 35R/17L
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)
Tên Kích Độ dốc Độ dốc Sức chịu Loại mặt Lề vật
gọi thƣớc dọc trung ngang điển tải đƣờng liệu
(m) bình (%) hình (%)
E1 116 x 57 0,56 0,77 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E2 116 x 31 0,62 1,06 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E3 116 x 31 0,47 1,01 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E4 116 x 31 0,82 0,93 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E5 150 x 60 CXĐ CXĐ 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E6 116 x 61 0,38 0,46 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E7 116 x 31 0,82 0,78 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5

36
Bảng 2.9. Đƣờng lăn nối giữa 2 đƣờng CHC 35R và 35L
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)
Tên Kích Độ dốc Độ dốc Sức chịu Loại tầng phủ Lề vật
gọi thƣớc dọc trung ngang điển tải bề mặt liệu
(m) bình (%) hình (%)
G1 168 x 61 0,86 1,10 46F/B/X/U Bêtông nhựa 7,5
G2 168 x 23 1,27 0,96 46F/B/X/U Bêtông nhựa 7,5
G4 168 x 23 1,33 1,24 46F/B/X/U Bêtông nhựa 7,5
G6 168 x 61 0,82 0,57 46F/B/X/U Bêtông nhựa 7,5

Bảng 2.10. Đƣờng lăn nối giữa đƣờng W với đƣờng CHC 35L/17R
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)
Tên Kích Độ dốc dọc Độ dốc ngang Sức chịu tải Loại mặt
gọi thƣớc trung bình điển hình (%) đƣờng
(m) (%)
W1 64 x 60 0,56 0,82 46F/B/X/U Bêtông ximăng

W2 64 x 23 0,79 1,35 46F/B/X/U Bêtông ximăng

W4 64 x 23 0,76 1,18 46F/B/X/U Bêtông ximăng


W6 64 x 152 0,45 0,93 46F/B/X/U Bêtông ximăng

2.2.2.3 Đường lăn cao tốc


- Ký hiệu đường lăn: W5
- Kích thước: 444m x 23m
- Độ dốc:
+ Độ dốc dọc trung bình: 0,29%
+ Độ dốc ngang điển hình: 0,21%
- Loại mặt đương: Bê tông xi măng
- Sức chịu tải PCN: 46/R/B/X/U
- Loại tầng phủ lề: Bê tông nhựa
2.2.3 Sân đỗ tàu bay
Cảng HKQT Đà Nẵng có 31 vị trí đỗ tàu bay được đánh số từ 5 đến 36 theo thứ tự
từ phía Bắc sang phía Nam cụ thể như sau: 5, 6, 7, 8 ,9 ,10 ,11 ,12 ,14 ,15 ,16 ,17 ,18

37
,19 ,20 ,21 ,22 ,23 ,24 ,25 ,26 ,27 ,28 ,29 ,30 ,31 ,32 ,33 ,34 ,35 ,36 (không có vị trí đỗ
13).
Ngoài ra có sân đỗ số 4 Quân sự (gồm 03 vị trí đỗ: 3M, 4M, 5M), sân đỗ số 8 Quân
sự (gồm 19 vị trí đỗ: 6M, 7M, 8M, 9M, 10M, 11M, 12M, 14M, 15M, 16M, 17M,
18M, 19M, 20M, 21M, 22M, 23M, 24M, 25M) sử dụng khi sân sỗ HKDD bị quá tải.
2.2.3.1 Sân đỗ tàu bay dân dụng
- Các vị trí đỗ số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 16, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28,
29, 30, 31, 32: Sử dụng cho tàu bay code C (có sải cánh 36m trở xuống). Trong đó:
+ Vị trí đỗ số 10, 16, 18, 20, 23, 24, 25, 26, 30, 31: sử dụng cho tàu bay code D, E (có
sải cánh từ 36m đến dưới 65m) khi không có tàu bay đỗ ở vị trí liền kề.
+ Vị trí đỗ số 14 có thể sử dụng cho tàu bay code E khi không có tàu bay đỗ.
+ Vị trí đỗ số 15 và vị trí đỗ số 12 chỉ được phép đỗ tàu bay có sải cánh 28m trở xuống
hoặc có thể sử dụng cho tàu bay nhóm D (có sải cánh 52m trở xuống) khi không có tàu
bay đỗ ở vị trí đỗ số 15 và vị trí đỗ số 12 chỉ được phép đỗ tàu bay có sải cánh 36m trở
xuống.
+ Vị trí đỗ số 27 có thể sử dụng cho tàu bay code E khi không có tàu bay đỗ ở vị trí đỗ
số 26 và vị trí đỗ số 28 vẫn được phép đỗ tàu bay code C (có sải cánh 36m trở xuống).
+ Vị trí đỗ số 31 thiết lập vạch dừng bánh mũi (cách vạch dừng bánh mũi hiện hữu
15m về phía Tây) và vệt lăn đứt quãng từ vị trí đỗ 31 sang vị trí đỗ 32 để khai thác cho
các loại tàu bay C17, C130.
+ Vị trí đỗ số 5 là vị trí đỗ biệt lập. Khi sử dụng vị trí đỗ số 5 thì vị trí đỗ số 6, 7,
đường lăn E7 và một phần đường lăn E (từ vị trí đỗ số 5 đến số 7 không sử dụng).
- Các vị trí đỗ số 15, 17, 19 chỉ sử dụng cho tàu bay có sải cánh 28m trở xuống khi
không có tàu bay có sải cánh lớn hơn 28m đỗ ở vị trí liền kề.
- Vị trí đỗ số 34, 35 có thể sử dụng cho loại tàu bay A321 hoặc tương đương khi đó
các vị trí đỗ liền kể được khai thác tàu bay có sải cánh từ 24m trở xuống.
- Vị trí đỗ số 10: Sử dụng cho tàu bay chuyên cơ.

38
Bảng 2.11. Tọa độ các vị trí đỗ của tàu bay
(Nguồn: Tài liệu khai thác Sân bay Đà Nẵng)
STT Vị trí đỗ Vĩ độ (N) Kinh độ (E)
1 Vị trí đỗ 28 16°03'06.296500"N 108°12'08.121830"E
2 Vị trí đỗ 29 1603'04.291800"N 108°12'07.298480E
3 Vị trí đỗ 30 16°03'02.841910"N 108°12'07.508550E
4 Vị trí đỗ 31 16°03'01.392090"N 108°12'07.719310E
5 Vị trí đỗ 32 16°02'59.942240"N 108°12'07.929830E
6 Vị trí đỗ 33 16°2'55.985020"N 108°12'09.846000'E
7 Vị trí đỗ 34 16°02'55.813520"N 108'12'08.580220"E
8 Vị trí đỗ 35 16°2'55.641500"N 108'12'07.314140"E
9 Vị trí đỗ 36 1602'55.469240"N 108°12'06.048100"E

- Loại tầng, sức chịu tải: Các vị trí đỗ từ số 28 đến 36: Bê tông xi măng; Chỉ số PCN
65/R/A/X/T.
- Phương án vận hành tàu bay từ đường CHC, đường lăn vào sân đỗ và ngược lại:
+ Đối với các vị trí đỗ số 5, 6: Khi đến tàu bay tự lần vào vị trí đỗ, khi đi đẩy tàu bay

ra đường lăn E hoặc E7 để khởi hành.


+ Đối với các vị trí đỗ 7, 8, 9: Khi đến tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ, khi đi đẩy tàu bay ra
đường lăn E để khởi hành.
+ Đối với vị trí đỗ số 10: Khi đến tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ, khi đi đẩy tàu bay ra
đường lăn E để khởi hành hoặc vệt lãn D đầu quay hướng Bắc lãn ra theo vệt lăn D7
dể khởi hành.
+ Đối các vị trí đỗ số 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28:
Khi đến tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ, khi đi đẩy tàu bay ra đường lăn E/vệt lăn D để
khởi hành.
+ Đối với các vị trí đỗ số 29, 30, 31, 32:
 Khi đến tàu bay tự lăn vào vị trí đỗ.
 Khi đi tàu bay tự rẽ phải lăn theo vệt lăn B → đường lăn E/vệt lăn D để khởi
hành. Hoặc đẩy tàu bay ra đường lăn E/vệt lăn D để khởi hành.
39
 Trường hợp một trong các vị trí đỗ số 29/30/31/32 không khai thác, tàu bay ở các
vị trí đỗ còn lại số 29/30/31/32 được phép tự lăn qua các vị trí không khai thác
ra đường lăn E để khởi hành.
 Tàu bay code D, E (sải cánh từ 36m đến dưới 65m) đến tự lăn vào vị trí đỗ số 30,
31; tàu bay đi được kéo/đẩy ra đường lăn E để khởi hành.
 Vị trí đỗ số 31 khi khai thác loại tàu bay C17, C130.: Tàu bay đến tự lăn vào vị
trí đỗ (thiết lập vạch dừng bánh mũi cách vạch dừng bánh mũi hiện hữu 15m về
phía Tây), tàu bay đi tự lăn qua vệt lăn đứt quãng qua vị trí đỗ số 32 (khi không
có tàu bay khai thác) ra đường lăn E để khởi hành.
+ Đối với các vị trí đỗ 33, 34, 35:
 Khi đến tàu bay tự lăn theo vệt lăn B → vị trí đỗ.
 Khi đi đẩy tàu bay ra vệt lăn B/D/đường lăn E để khởi hành.
+ Đối với vị trí đỗ số 36:
 Khi đến tàu bay tự lăn theo vệt lăn D → vị trí đỗ.
 Khi đi đẩy tàu bay ra vệt lăn B/D/đường lăn E để khởi hành.
- Những hạn chế/ lưu ý tại sân đỗ:
+ Khi tàu bay code E hoạt động trên đường lăn E thì tàu bay có sải cánh lớn hơn 22m

không được phép vận hành trên vệt lăn D từ vị trí đỗ số 10 đến 28.
+ Khi tàu bay code E hoạt động trên vệt lăn D thì tàu bay có sải cánh lớn hơn 22m
không được phép vận hành trên đường lăn E từ vị trí đỗ số 10 đến 28.
+ Khi tàu bay code E hoạt động trên đường lăn E đoạn từ vị trí đỗ số 29 đến 32 tàu bay
có sải cánh từ 36m trở lên không được vận hành trên vệt lăn D.
+ Khi tàu bay nhóm D/E đang hoạt động trên đường lăn E (đoạn từ vị trí đỗ số 5 đến
9) thì phương tiện, trang thiết bị mặt đất không được phép di chuyển trên đường công
vụ phía Tây các vị trí đỗ từ số 5 đến số 9.
+ Khi tàu bay code E dang hoạt động trên vệt lăn D (đoạn từ vị trí đỗ số 10 đến 28) thì
phương tiện, trang thiết bị mặt đất không được phép di chuyển trên đường công vụ
phía Tây các vị trí đỗ từ số 10 đến số 28.
+ Khi có tàu bay hoạt động trên vệt lăn D (đoạn từ vị trí đỗ số 29 đến 32) thì phương
tiện, trang thiết bị mặt đất không được phép di chuyển trên đường công vụ phía Tây
các vị trí đỗ số 29 đến 32.
40
+ Khi có tàu bay code D, E khai thác tại vị trí đỗ 30/31: Phương tiện, trang thiết bị
phục vụ mặt đất không được di chuyển trên đường công vụ phía sau vị trí đỗ 30/31.
+ Khi có tàu bay khai thác tại vị trí đỗ số 35 thì phương tiện, trang thiết bị mặt đất
không được phép di chuyển trên đường công vụ phía Tây song song với vị trí đỗ số
35.
+ Phương tiện, trang thiết bị mặt đất khi hoạt động tại vị trí đỗ số 36 chỉ được di
chuyển trong phạm vi an toàn đã được sơn kẻ để đảm bảo an toàn trong quá trình khai
thác tàu bay trên đường lăn E.
2.2.3.2 Sân đỗ quân sự
- Các vị trí đỗ số 3M, 4M, 5M:
+ Khai thác không hạn chế đối với các loại tàu bay có sải cánh đến dưới 30m và tương
đương: Embraer, AT72...
+ Đối với tàu bay sải cánh từ 30m đến dưới 36m (A320/321) và tương đương: Khai
thác thương mại tối đa 03 lượt chuyển/vi trí đồ/ngày. Khai thác không hạn chế trong
trường hợp sử dụng để dỗ tàu bay không tải hoặc đỗ tàu bay qua đêm.
- Các vị trí đỗ từ 7M đến số 17M: sử dụng cho các loại tàu bay có sải cánh từ 29 m trở
xuống.
- Các vị trí đỗ từ vị trí số 18M đến số 25M và vị trí đỗ số 6M: sử dụng cho các loại tàu
bay A321 hoặc tương đương trở xuống.
- Loại tầng, sức chịu tải: Các vị trí đỗ số 3M, 4M, 5M: Bêtông xi măng; chỉ số PCN
28/R/B/W/T.
- Phương án vận hành tàu bay từ đường CHC, đường lăn vào sân đỗ và ngược lại:
+ Đối với các vị trí đỗ 3M, 4M, 5M: Tàu bay đến tự lăn vào vị trí đỗ theo vệt lăn D2
→ vệt lăn D, khi đi tàu bay rẽ phải lăn ra theo vệt lăn D2 để khởi hành.
+ Đối với các vị trí đỗ tại sân đỗ số 8 Quân sự:
 Tàu bay đến tự lăn vào vị trí đỗ theo đường lăn MAC3/MAC4 → vệt lăn trung
tâm trên sân đỗ → vị trí đỗ tàu bay.
 Tàu bay đi được kéo/đẩy từ vị trí đỗ ra vệt lăn trung tâm trên sân đỗ (mũi tàu bay
quay về hướng Bắc/Nam) → lăn ra theo đường lãn MAC3/MAC4 để khởi
hành.

41
- Hạn chế: Tàu bay không đưoc di chuyển phía sau các vị trí đỗ số 3M/4M/5M khi
đang có tàu bay khai thác.
2.2.4 Thông tin các thiết bị phụ trợ dẫn đƣờng.
2.2.4.1 Thiết bị trợ giúp bằng mắt trong phương thức tiếp cận
Hệ thống đèn tiếp cận
- Loại, ký hiệu: Đèn lễ đường lăn ký hiệu E, E1-GI, E2, E3, E4, E6-G6-E7.
- Vị trí tương đối:
+ Đèn lề đường CHC 35R-17L: đặt cách lề CHC 3m, nằm dọc 2 biên đường CHC
35R-17L, mỗi đèn cách nhau 60m.
+ Đèn chớp tuần tự 35R nằm cách thềm CHC 35R 300m kéo dài về hướng tiếp cận,
mỗi dãy đèn cách nhau 30m theo chiều dài, tổng chiều dài 900m từ đầu thềm CHC
35L.
+ Đèn lề đường lăn ký hiệu E, El-GI, E2, E3, E4, E6-G6-E7 được đặt cách các lề
đường lăn tương ứng là 3m.
Đèn vạch dừng
- Loại, ký hiệu: Đèn vạch dừng stopbar ký hiệu STB1, STB2.
- Vị trí tương đối:
Nằm trên vạch dừng stopbar đặt trên các đường lăn, ánh sáng đèn màu đỏ, mỗi đèn
cách nhau 3m. Các đèn vạch dừng stopbar trên đường lăn G1, G2, G4, G6 ánh sáng
hướng về phía đường CHC 35L-17R; các đèn vạch dùng stopbar trên đường lăn E2,
E4, E6, E7 ánh sáng hướng về phía đường lăn E. Đèn vạch dừng stopbar trên đường
lăn E ánh sáng hướng về phía Bắc (phía sân đỗ tàu bay).
- Chế độ làm việc: Hoạt động 24/24 giờ, điều khiển tại chỗ và từ xa.
2.2.4.2 Vị trí của các hệ thống chỉ dẫn chuyển động tàu bay trên mặt đất.
Hệ thống sơn kẻ tín hiệu
- Tín hiệu chỉ hướng đường CHC;
- Tim đường CHC;
- Ngưỡng đường CHC;
- Khu vực chạm bánh và điểm ngắm;
- Cạnh đường CHC;
- Vị trí chờ lên đường CHC;

42
- Sơn khu vực trước ngưỡng đường CHC;
- Sơn sân quay đầu đường CHC;
- Đoạn dừng (stopway);
- Tim đường lăn;
- Lề và cạnh đường lăn;
- Vệt dẫn lăn trên sân đỗ;
- Đoạn dừng chờ trung gian;
- Vạch giới hạn an toàn vị trí đo;
- Khu vực tập trung các thiết mặt đất hàng không tại sân đỗ tàu bay;
- Khu vực cấm đỗ xe;
- Lề đường công vụ;
- Tim đường công vụ;
- Vạch băng qua đường công vụ;
- Vạch dừng chờ đường công vụ.
Màu sắc:
- Màu đỏ: Cảnh báo về giới hạn an toàn đối với tàu bay, giới hạn vị trí đỗ, khu vực
cấm;
- Màu trắng: Kẻ trên đường CHC, đường công vụ, các đường lưu thông kể cả trên
các khu vực đổ xe;
- Màu vàng: Kẻ tim và biên đường lăn, đường dẫn vào vị trí đỗ, vị trí tránh mũi tàu
bay;
- Màu đen: Sơn viền, sơn kẻ tín hiệu đường lăn, đường CHC.

Các quy tắc bảo trì:


- Bảo trì sơn tín hiệu gồm kiểm tra và bảo trì;
- Kiểm tra phải tiến hành hàng ngày nhằm phát hiện độ rõ ràng của các tín hiệu. Phải
sơn lại ngay các vệt sơn tín hiệu bị mờ và tẩy các vệt sơn tín hiệu không còn phù hợp
khai thác;
- Công tác sơn tín hiệu đường CHC 35R/17L, 35L/17R, các đường lăn và sân đỗ tàu
bay thực hiện định kỳ 01 lần/năm;

43
- Riêng các tín hiệu tim của đường CHC (vùng máy bay chạm bánh khi hạ cánh) phải
thực hiện 4-6 lần/năm;
- Tín hiệu vệt dẫn lăn vào các vị trí đỗ tàu bay và các vạch dừng tại vị trí đỗ tàu bay
trên sân đỗ phải thực hiện 2-3 lần/năm.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG”.


https://www.vietnamairport.vn/danangairport/
2. “Tài liệu khai thác sân bay – CHKQT Đà Nẵng”.
*1200-CHK-QLC_1.PDF
3. Tài liệu về “Tiêu chuẩn ngành: Sân bay dân dụng – Yêu cầu thiết kế và khai thác”.
*annex14 TV (Tieu chuan san bay26-6-2007).pdf

45

You might also like