You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

THẢO LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN


CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

Đề tài: Cơ sở hạ tầng kho bãi sân bay Nội Bài.

Giảng viên : PGS.TS Lê Quân


Nhóm sinh viên thực : Nhóm 2
hiện

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

THẢO LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN


CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS

Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ


Đỗ Quỳnh Hoa Word, Thuyết trình,
213242645
(nhóm trưởng) chỉnh sửa nội dung
Nguyễn Trần Thanh Cơ sở hạ tầng cất hạ
213230747
Hà canh đường lăn
Nguyễn Thị Khánh Quy trình xuất nhập
213202086
Hạ khẩu hàng hóa
Ngô Thanh Hào 213234381 PowerPoint
Dịch vụ kho bãi sân
Nguyễn Vĩ Gia Đại 213210803 bay
213210803 Cách tính diện tích
Lê Thị Thu Hải
kho hàng

2
MỤC LỤC
1. CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH, ĐƯỜNG LĂN CỦA SÂN
BAY NỘI BÀI......................................................................................................5
1.1. Vị trí của sân bay Nội Bài..........................................................................5
1.2. Đường cất hạ cánh (CHC).........................................................................5
1.2.3. Ký hiệu..................................................................................................7
1.2.4. Chiều rộng đường CHC........................................................................8
1.2.3. PCN: Chỉ số phân cấp mặt đường (Pavement Classification Number)8
1.3. Đường lăn.................................................................................................10
2. DỊCH VỤ KHO BÃI SÂN BAY NỘI BÀI..................................................12
2.1. Danh sách kho bãi....................................................................................12
2.2. Các trang thiết bị......................................................................................13
2.2.1 Hệ thống kho bãi..................................................................................13
2.2.2. Hệ thống xe.........................................................................................14
2.2.3. Các trang thiết bị hỗ trợ và đảm bảo an toàn.....................................15
2.3. Giá dịch vụ lưu kho..................................................................................15
2.3.1.Phí lưu kho hàng thông thường...........................................................15
2.3.2. Phí lưu kho cho hàng bảo quản lạnh..................................................15
2.2.3.Phí lưu kho cho hàng hóa giá trị cao...................................................16
2.2.4. Phí lưu kho cho hàng động vật sống...................................................16
2.2.5.Phí lưu kho cho hàng khó bảo quản....................................................16
2.2.6. Phí lưu kho cho hàng nguy hiểm.........................................................16
3. QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI SÂN BAY NỘI
BÀI......................................................................................................................16
3.1. Quy trình nhập khẩu hàng hóa...............................................................16
3.1.1. Ký kết hợp đồng ngoại thương............................................................16
3.1.2. Ký hợp đồng dịch vụ với công ty vận chuyển......................................17
3.1.3. Forwarder nhận hàng, làm thủ tục xuất khẩu tại nước ngoài............17
3.1.4. Hãng hàng không chuyển hàng về Việt Nam......................................17
3.1.5. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.........................................................18
3.1.6. Đưa hàng về kho.................................................................................18
3.2. Quy trình chất hàng lên máy bay............................................................18
3.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa................................................................19
3.3.1. Kí kết hợp đồng ngoại thương.............................................................19
3.3.2. Kí hợp đồng dịch vụ với người chuyên chở........................................19
3.3.3. Giao hàng xuất khẩu cho người chuyên chở.......................................20
3.3.4: Forwarder chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan xuất
khẩu...............................................................................................................20
3.3.5. Hãng hàng không chuyển hàng...........................................................20
3.3.6. Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu....................20
4. CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH KHO HÀNG....................................................20
4.1. Kho hàng thông thường...........................................................................20
4.2. Kho lạnh...................................................................................................21

4
1. CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH, ĐƯỜNG LĂN CỦA SÂN
BAY NỘI BÀI
1.1. Vị trí của sân bay Nội Bài
Tên tiếng Anh: Noi Bai International Airport (NIA)
Địa chỉ: Cảng HKQT Nội Bài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội.
Là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó
khu vực dân sự nằm ở phía Nam và khu vực quân sự nằm ở phía Bắc của đường
cất hạ cánh, Cảng HKQT Nội Bài được phép tiếp nhận các chuyến bay thường
lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, hoạt động 24/24 giờ.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được thành lập ngày 28/2/1977 theo
Quyết định số 239/QĐ –TC, ngày 28 tháng 2 năm 1977 của Tổng cục Hàng
không dân dụng Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế,
phục vụ cho công tác tái thiết đất nước sau chiến tranh và thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là sân bay của Thủ đô Hà Nội, có vị trí
kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm dừng chân lý
tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông
Bắc Á và Châu Á – Thái Bình dương – vùng kinh tế đang phát triển đầy tiềm
năng. Mặt khác về khí hậu, nằm trong khu vực có khí hậu khá ôn hòa của khu
vực miền Bắc, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du
lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong
cạnh tranh với các sân bay trong khu vực nhằm từng bước đầu tư, xây dựng
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thành một thương cảng, một trung tâm trung
chuyển hàng không của khu vực và thế giới.
1.2. Đường cất hạ cánh (CHC)
Đường cất hạ cánh là một khu vực hình chữ nhật xác được thiết kế và xây
dựng để máy bay cất cánh và hạ cánh trong sân bay.
*Yêu cầu đối với đường CHC:
Mặt phải bảo đảm được các yêu cầu về cường độ và độ ổn định dưới tác
dụng của tải trọng, cũng như phải thoả mãn các yêu cầu về độ nhám và độ bằng
phẳng.

5
Mặt phải không thấm nước và phải có một chiều dày tối thiểu bảo đảm
không xuất hiện đường nứt dưới tác dụng của tải trọng.
Mặt đường sân bay chịu tải trọng lớn nên phải sử dụng hỗn hợp bê tông
nhựa có độ dãn dài.
Nước làm giảm sức chịu tải của kết cấu mặt đường vì vậy hỗn hợp bê tông
nhựa phải có độ chặt và độ dễ thi công cao.
Phụ lục 14 ICAO quy định khe hở dưới thước dài 3m là -3mm để thoát
nhanh nước mặt, tránh tạo thành các vũng nước, và độ dốc dọc không được thay
đổi quá 2% trên 30m dài.
Cảng HKQT Nội Bài có 02 đường CHC song song là 11L/29R và
11R/29L, tim cách nhau 250m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một
thời điểm.

Đường CHC 11R/29L ĐƯỜNG CHC 11L/29R


Ký hiệu 11R/29L 11L/29R
Chiều dài 3800m 3200m
Chiều rộng 45m 45m
Loại mặt đường Bê tông xi măng có sức chịu Bê tông nhựa Polymer có sức
tải: PCN 60/R/B/W/T chịu tải PCN 62/R/B/X/T
Đoạn chạy lấy đà 3800m 3200m
(TORA)
Cự ly có thể cất 4100m 3600m
cánh (TODA)
Cự ly có thể dừng 3900m 3300m
khẩn cấp (ASDA)
Cự ly có thể hạ cánh 3800m 3200m
(LDA)
Dải bảo hiểm 4400m x 300m 4000m x 300m
Đoạn dừng 100m x 60m 100m x 60m
Kích thước khoảng 300m x 300m 400m x 300m
trống
Lề đường cất hạ Độ rộng mỗi bên 7,50m Độ rộng mỗi bên 7,50m
cánh

6
Trong đó:
- Đoạn lấy chạy đà (TORA) là phần chiều dài thực của đoạn đường
CHC được công bố và thích hợp cho máy bay tính toán chạy đà trên
mặt đất để cất cánh.
- Cự ly có thể cất cánh (TODA) là phần chiều dài thực của đoạn lấy
chạy đà cộng với chiều dài của dải quang nếu có.
- Cự ly có thể dừng khẩn cấp (ASDA) là phần chiều dài thực của đoạn
lấy chạy đà (TORA) cộng với chiều dài của dải hãm phanh đầu, hay
còn gọi là dải hãm đầu (đoạn dừng)
- Cự ly có thể hạ cánh (LDA) là phần chiều dài hạ cánh thực của đoạn
đường CHC được công bố, thích hợp cho máy bay tính toán hạ cánh
chạy trên mặt đất.
- Dải bảo hiểm đầu đường cất, hạ cánh là khu vực kéo dài của đường
cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất
cánh, hạ cánh.
- Đoạn dừng là đoạn thường được xây dựng ngay trước một đường
băng. Khi máy bay tiếp xúc với đoạn đường này, bề mặt đường sẽ vỡ
ra, hãm máy bay từ từ dừng lại. Đoạn đường này không cho phép
máy bay chạy, cất, hạ cánh vào trừ các trường hợp khẩn cấp, sự cố
(máy bay mất phanh, di chuyển lệch đường băng,...)
- Lề đường là khu vực tiếp giáp với mép mặt đường được chuẩn bị tốt
nhằm chuyển tiếp êm thuận giữa mặt đường và bề mặt tiếp giáp.
1.2.3. Ký hiệu
Theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) tại Phụ
ước (Annex) 14 và Thông tư số 34/2014/TT-BGTVT, việc đặt tên đường cất/hạ
cánh (CHC) tại các Cảng hàng không được quy định như sau:

7
Các đường cất/hạ cánh khi được sử dụng phải được sơn kẻ dấu chỉ định tại
ngưỡng thềm đường cất/hạ
cánh, cụ thể sân bay Nội
Bài có 2 đường CHC song
song nên tên đường CHC
sẽ được bổ sung chữ cái
“L” (left-trái) cho đường
CHC bên trái và “R”
(right-phải) cho đường
CHC bên phải như ví dụ
hình dưới.
Hai chữ số trên
đường băng được được
đánh số dựa trên góc
phương vị la bàn để thông báo cho phi công biết đường băng nào dùng cho cất
cánh và hạ cánh, xác định bằng cách làm tròn góc phương vị la bàn ở một đầu
đường băng và bỏ đi chữ số cuối cùng, có nghĩa là các đường băng sẽ được đánh
số từ 1 tới 36.
Hướng đường CHC của CHK Nội Bài từ: 107º – 287º nên tên đường CHC
có 2 số là 11 và 29
1.2.4. Chiều rộng đường CHC
Số lượng các vạch sơn tín hiệu đánh dấu ngưỡng đường CHC đối với
đường CHC có chiều rộng theo tiêu chuẩn.

Chiều rộng đường CHC Số lượng vạch sơn tín hiệu

18m 4
23m 6
30m 3
45m 12
60m 16

1.2.3. PCN: Chỉ số phân cấp mặt đường (Pavement Classification Number)
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO (International Civil Aviation
Organization) có một phương pháp tiêu chuẩn hoá thông báo cường độ chịu tải

8
của kết cấu mặt đường sân bay là chỉ số phân cấp mặt đường PCN. Phương pháp
này dựa trên khái niệm thông báo về cường độ đảm bảo khai thác tàu bay quy
đổi ra tải trọng bánh đơn tương đương tiêu chuẩn. FAA (Federal Aviation
Administration) - Cục Hàng Không Liên bang Mỹ đã phát triển một chương
trình phần mềm COMFAA dụng để tính toán PCN theo tiêu chuẩn AC
150/5335-5. Thông báo chỉ số PCN phục vụ khai thác, phải được cập nhật hàng
năm.
Theo tiêu chuẩn quốc gia, chỉ số phân cấp mặt đường PCN được xác định
bằng thiết bị đo võng bằng quả nặng thả rơi. Chỉ số PCN sẽ được thông báo như
một con số gồm 5 phần trong đó các mã sau đây được sắp xếp theo thứ tự và
phân cách nhau bởi những vạch xiên về phía trước.
Giá trị bằng số của PCN: 60 và 62
Loại mặt đường: R
Loại mặt đường để thông báo PCN phân theo chức năng là kết cấu mềm
hay kết cấu cứng

Loại mặt đường Mã mặt đường

Mềm F
Cứng R

Hai đường CHC của CHK Nội Bài đều là loại mặt đường cứng. Mặt đường
cứng sử dụng lớp mặt là bê tông mà độ cứng của lớp kết cấu với chức năng dạng
tấm, bản làm cho mặt đường có khả năng phân bố tải trọng trên một diện tích
rộng của nền đường. Năng lực mang tải của mặt đường cũng phụ thuộc nhiều
vào cường độ của các lớp kết cấu nằm dưới nó.
Cấp nền đường B
Các giá trị tiêu chuẩn đất nền của mặt đường cứng:

9
Trong đó k là hệ số nền.
Áp suất lốp cho phép: W và X

Phương pháp xác định PCN: T


Có hai phương pháp đánh giá mặt đường được công nhận trong hệ thống
PCN. Nếu kết quả đánh giá là do nghiên cứu kỹ thuật thì phương pháp đánh giá
có mã T. Nếu do kinh nghiệm "tàu bay đang sử dụng” thì có mã chữ U. Đánh
giá kỹ thuật bao hàm một hình thức nghiên cứu và tính toàn nhất định trong xác
định PCN. Đánh giá bằng “tàu bay đang sử dụng” nghĩa là PCN được xác định
bằng lựa chọn ACN nào lớn nhất trong các tàu bay đang sử dụng mặt đường mà
không hư hại mặt đường.
1.3. Đường lăn
Đường lăn là tuyến đường sử dụng cho tàu bay lăn từ khu vực này đến
khu vực khác của cảng hàng không theo một đường đã định sẵn. Cảng HKQT
Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh
11L/29R (phía Bắc) và 11R/29L (phía Nam).
1.3.1. Hệ thống đường lăn phía Bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự)
Gồm 01 đường lăn chính và các đường lăn nhánh. Đường lăn chính chạy
song song với đường CHC 11L/29R, cách mép đường CHC 212m, có kích
thước 2.800m x 14m, mặt phủ bê tông nhựa Polymer; sức chịu tải: PCN =
54/R/C/W/U. Đường lăn chính được nối liền với đường CHC 11L/29R bằng 05
đường lăn vuông góc, mặt phủ bê tông nhựa Polymer, sức chịu tải: PCN =
54/R/C/W/U, đánh số thứ tự từ N1 đến N5 theo hướng từ Tây sang Đông.
1.3.2. Hệ thống đường lăn phía Nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng
không dân dụng)
Chạy song song với đường CHC 11R/29L gọi là đường lăn S1: Kích thước:
3.900m x 23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức chịu tải PCN = 60/R/C/W/U.
Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L
có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 3.763,5m còn lại là bê tông xi măng.

10
Đường lăn S1 được nối với các đường CHC bằng các đường lăn chính sau:
Đường lăn S2: Kích thước: 399,5m x 23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức
chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC
11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn
263m còn lại là bê tông xi măng.
Đường lăn S3: Kích thước: 400m x 27m, lề có kích thước 2 x12,6m, sức
chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Trong đó có 230m tính từ lề đường CHC 11L/29R
tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 170m
còn lại là bê tông xi măng.
Đường lăn S4: Kích thước: 148,5m x 27m, lề có kích thước 2m x 12,6m,
sức chịu tải PCN = 60-70/R/C/W/U. Bề mặt bê tông xi măng.
Đường lăn S5: Kích thước: 400m x 27m, lề kích thước 2 x 12,6m, sức chịu
tải PCN = 60-70/R/C/W/U. Trong đó 230m tính từ lề đường CHC 11L/29R tới
lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn 170m còn
lại là bê tông xi măng.
Đường lăn S6: Kích thước 148,5m x 23m, lề có kích thước 2m x 10,5m,
sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Bề mặt bê tông xi măng.
Đường lăn S7: Kích thước: 399,5m x 23m, lề có kích thước 2 x 10,5m, sức
chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Trong đó có 136,5m tính từ lề đường CHC
11L/29R tới lề đường CHC 11R/29L có bề mặt phủ bê tông nhựa Polymer, đoạn
263m còn lại là bê tông xi măng.
Ngày 23/04/2022 Cục Hàng không Việt Nam cũng quyết định đưa các
đường lăn P4, P7 và S6B vào khai thác tại sân bay Nội Bài vào khai thác.
Đường lăn P4 nằm giữa đường CHC 11L/29R và đường CHC 11R/29L, dài
410m (từ vị trí cách tim đường CHC 11R/29L về phía Bắc là 22,5m đến vị trí
cách tim đường CHC 11L/29R về phía Nam là 22,5m).
Đường lăn P7 nằm giữa đường CHC 11L/29R và đường CHC 11R/29L, dài
410m (từ vị trí cách tim đường CHC 11R/29L về phía Bắc là 22,5m đến vị trí
cách tim đường CHC 11L/29R về phía Nam là 22,5m).
Đường lăn S6B nằm giữa đường CHC 11R/29L và đường lăn S1, dài
298,65m (từ vị trí cách tim đường CHC 11R/29L về phía Nam là 22,5m đến vị
trí cách tim đường lăn S1 về phía Bắc là 11,5m).

11
12
2. DỊCH VỤ KHO BÃI SÂN BAY NỘI BÀI
Dịch vụ kho bãi đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình
trong nền kinh tế thị trường do sự đa dạng về ngành nghề, số lượng xưởng sản
xuất, nhà máy, khu công nghiệp ngày càng tăng, được xây dựng nhiều nơi trên
cả nước.
2.1. Danh sách kho bãi
Hiện nay sân bay quốc tế Nội Bài đang khai thác 3 kho hàng cho hàng xuất,
nhập quốc tế cho các loại hàng hóa thư tín:
– Kho NTCS: Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội bài (NCTS) là đơn
vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, được
thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/05/2005. Hiện nay, NCTS
là công ty cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa cho 27 trên tổng số 55 hãng hàng
không trong và ngoài nước đang khai thác tại sân bay Quốc tế Nội Bài. Ngoài
chức năng cung cấp các dịch vụ phục vụ hàng hóa hàng không, bao gồm và
không giới hạn các loại hàng thông thường, hàng hóa đặc biệt như: Hàng hóa
siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm, hàng động vật sống, hàng hóa nhạy
cảm với nhiệt độ…
– Kho hàng ALS: Công ty Cổ phần Logistics Hàng không (ALS - tên gọi
cũ: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Hàng không) là nhà cung cấp chuyên
nghiệp các dịch vụ phục vụ hàng hóa hàng không, dịch vụ kho vận và các dịch
vụ logistics khác tại Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng của ga hàng hoá đạt
15.000m2. Trong đó, tầng 1, tầng 2 được quy hoạch là những khu phục vụ hàng
hoá xuất khẩu và nhập khẩu riêng biệt. Tổng công suất khai thác năm hiện tại
lên tới 250.000 tấn/năm:
- Hệ thống kho ngoại quan đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng hoá xuất
nhập khẩu chờ làm thủ tục hải quan...
- ALS cung cấp hệ thống kho tài liệu lớn với diện tích lữu trữ lên đến
hơn 1.000 m2, khả năng mở rộng lên đến hơn 1.000.000 thùng tài
liệu lưu trữ.
- Tổng diện tích kho lạnh sẵn sàng cung ứng lên tới 5.000m2 và đang
mở rộng thêm quy mô để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

13
- Hệ thống kho thường đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng hoá thông
thường với diện tích lên tới triệu m2.
– Kho ACSV: Thành lập tháng 04 năm 2009, Công ty Dịch vụ hàng hóa
hàng không (ACS) là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cảng hàng không
miền Bắc với chức năng chính cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận tải hàng
hóa cho các hãng hàng không đi và đến tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Khu vực khai thác – cung cấp dịch vụ phục vụ xử lý hàng hóa của ACSV
hiện tại nằm tại nhà ga hàng hóa CT1, với tổng diện tích 20.000 m 2 bao gồm
diện tích nhà ga và sân đỗ phương tiện.
2.2. Các trang thiết bị
2.2.1 Hệ thống kho bãi
Hệ thống kho bãi của sân bay Nội Bài được trang bị hệ thống trang thiết bị
đồ sộ, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.
– Kho lạnh Cold room – CBB1000SD Italy để làm mát, làm mát, cấp đông
hàng hóa. Nhiệt độ trong kho lạnh có thể được điều chỉnh cho phù hợp với loại
hàng hóa cần bảo quản và bảo quản.
Dải nhiệt độ: -0o C ÷ nhiệt độ MT
Dung tích: 60 m3,
Kích thước: LxWxH: 6,5x3,5x2,6m
KT cửa: WxH: 2,5x2,0m
Năng suất lạnh: 30.000 kCal/h
– Kho đông lạnh Freezer room – Kirby USA đẩy nhanh quá trình làm lạnh
hàng hóa, nhanh chóng đưa hàng hóa về trạng thái động nhằm ức chế sự phát
triển của vi khuẩn và tạm ngưng điều kiện phát triển của vi sinh vật. Từ đó, giúp
hàng hóa được bảo quản lâu hơn.
Với kho đông lạnh, nhiệt độ trong kho có thể giảm đến âm 35 độ C trong
một khoảng thời gian ngắn, điều này giúp đảm bảo khả năng cấp đông nhanh
cho hàng hóa. Sản phẩm được thiết kế và lắp ráp khoa học giúp người sử dụng
thuận lợi trong quá trình tháo dỡ hay sắp xếp hàng hóa.
Dải nhiệt độ: -0o C ÷ nhiệt độ MT
Dung tích: 30 m3
Kíchthước:LxWxH:6,0x2,4x2,4m
14
KT Cửa: WxH: 1,4x1,8m
Năng suất lạnh: 30.000 kCal/h
– Kho Container lạnh 20ft là kho lạnh linh hoạt đang ngày càng được sử
dụng rộng rãi.
Dải nhiệt độ: -25o C ÷ 25o C
Dung tích: 28,6 m3
Kích thước: Container 20ft
Năng suất lạnh: 22.500 kCal/h
– Kho lạnh Cool room – Bitzer và Eka Kool 400m3
Dải nhiệt độ: -15o C ÷ 25o C
Dung tích: 400 m3
Kích thước: LxWxH: 18x6x4m
KT cửa: WxH: 3x3m (gồm 2 cửa: cửa đẩy lên nóc kho và cửa trượt ngang).
Năng suất lạnh: 15.000 kCal/h x 2 tổ máy.
Các loại kho hàng đặc biệt dùng để chứa các loại hàng đặc biệt như kho
hàng giá trị, kho hàng nguy hiểm, kho hàng động vật sống.
2.2.2. Hệ thống xe
Forklift giúp đưa hàng hóa lên cao, xếp dỡ hàng hóa hoặc di chuyển chúng
từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng. Forklift gồm hai bộ phận chinh là bộ
phận chuyển động và bộ phận hỗ trợ nâng hạ.
Xe xúc điện nâng cao là một thiết bị vô cùng đa năng, với một chiếc gầu có
thể thao lắp nhanh cho phép nó có thể thực hiện hai chức năng nâng hạ cơ bản
bằng càng nâng và dùng gầu để xúc vật liệu.
Xe tải ULD là xe tải chuyên chở phương tiện chở hàng đường không
Xe đầu kéo là một loại phương tiện cơ giới đường bộ được móc nối với các
thùng hàng, rơ moóc hoặc các loại sơ mi rơ moóc chuyên dùng để vận chuyển
hàng hóa với số lượng lớn.
Dolly là một rơ-moóc không được tăng cường lực có thể được gắn vào xe
tải, máy kéo.

15
2.2.3. Các trang thiết bị hỗ trợ và đảm bảo an toàn
Workstation (còn gọi là máy trạm) là các máy tính được xây dựng cho các
chức năng điện toán chuẩn của ngành. Chúng rất khác với các máy tính cá nhân
bình thường.
Cân dùng để cân hàng có các loại từ 150KG, 1-3 tấn, 10 tấn, 20 tấn…
Hệ thống Camera phục vụ giám sát an ninh, an toàn được phân bố ở các
khu vực:
+ Kho NCT1
+ Kho NCT2
+ Kho NCT3
+ Sân tập kết PA3
Hệ thống giá kệ dùng để sắp xếp chứa hàng trong kho.
2.3. Giá dịch vụ lưu kho
Để sử dụng dịch vụ lưu kho của sân bay Nội Bài chúng ta sẽ phải trả phí và
chúng ta sau đây là cách chúng ta tính chi phí đó.
2.3.1.Phí lưu kho hàng thông thường
Đối với hàng thông thường, hàng hóa sẽ được lưu kho miễn phí lưu kho đối
với những trường hợp sau đây:
– Ngày nghỉ (thứ 7, Chủ nhật) và ngày lễ theo quy định của nhà nước (kể
cả ngày nghỉ bù)
– Miễn phí 3 ngày lưu kho kể từ ngày chuyến bay hạ cánh đối với hàng
nhập
– Miễn phí 3 ngày đối với hàng xuất (ngày tiếp nhận hàng, ngày liền kề
ngày cất cánh và ngày hàng hóa cất cánh).
Sau thời gian miễn phí này, hàng hóa lưu kho tại kho Nội Bài sẽ được tính
phí. Mức phí giao động từ 750VNĐ cho đến 1400VNĐ/ngày, tùy thuộc vào thời
gian thời gian lưu tại kho.
2.3.2. Phí lưu kho cho hàng bảo quản lạnh
Khác với hàng hóa thông thường, phí lưu kho hàng lạnh được tính theo giờ.
Mỗi giờ lưu kho lạnh được tính là 200VNĐ/giờ. Thời gian được lưu kho miễn

16
phí là 3 giờ trước khi máy bay cất cánh đối với hàng xuất và 3 giờ sau khi máy
bay hạ cánh đối với hàng nhập khẩu.
2.2.3.Phí lưu kho cho hàng hóa giá trị cao
Thời gian miễn phí lưu kho: 2 giờ trước khi khởi hành đối với hàng xuất và
2 giờ sau khi hạ cánh đối với hàng nhập khẩu.

Đơn giá lưu kho: đơn giá là 7,000VNĐ/kg/ngày đối với 3 ngày lưu kho
đầu tiên, và 12,900VNĐ/kg/ngày cho các ngày lưu kho tiếp theo. Mức lưu kho
tối thiểu cho hàng trị giá cao là 1,170,000 VNĐ.
2.2.4. Phí lưu kho cho hàng động vật sống
Thời gian miễn phí lưu kho: 3 giờ trước khi khởi hành đối với hàng xuất và
3 giờ sau khi hạ cánh đối với hàng nhập khẩu
Đơn giá lưu kho: đơn giá là 1,410VNĐ/kg/ngày đối với 3 ngày lưu kho
đầu tiên, và 2,710VNĐ/kg/ngày cho các ngày lưu kho tiếp theo. Mức lưu kho tối
thiểu cho hàng trị giá cao là 240,000 VNĐ.
2.2.5.Phí lưu kho cho hàng khó bảo quản
Thời gian miễn phí lưu kho: 3 ngày trước khi khởi hành đối với hàng xuất
và 3 ngày sau khi hạ cánh đối với hàng nhập khẩu
Đơn giá lưu kho: đơn giá là 850VNĐ/kg/ngày đối với 3 ngày lưu kho đầu
tiên, và 1650 VNĐ/kg/ngày cho các ngày lưu kho tiếp theo. Mức lưu kho tối
thiểu cho hàng trị giá cao là 185,000 VNĐ.
2.2.6. Phí lưu kho cho hàng nguy hiểm
Thời gian miễn phí lưu kho: 3 giờ trước khi khởi hành đối với hàng xuất và
3 giờ sau khi hạ cánh đối với hàng nhập khẩu.
Đơn giá lưu kho: đơn giá là 2,300 VNĐ/kg/ngày đối với 3 ngày lưu kho
đầu tiên, và 4,300 VNĐ/kg/ngày cho các ngày lưu kho tiếp theo. Mức lưu kho
tối thiểu cho hàng trị giá cao là 140,000 VNĐ.

17
3. QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI SÂN BAY NỘI
BÀI
3.1. Quy trình nhập khẩu hàng hóa
3.1.1. Ký kết hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên để bắt đầu cho việc nhập khẩu là đàm phán ký kết hợp đồng
mua bán với đối tác nước ngoài. Đây là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán
lô hàng, và cần bao gồm những nội dung cần thiết, chẳng hạn như:
- Thông tin hàng hóa
- Giá cả, thanh toán
- Giao hàng
- Đóng gói
- Bảo hành
- Khiếu nại .....
3.1.2. Ký hợp đồng dịch vụ với công ty vận chuyển
Khi nhập theo điều kiện ExWork thì sẽ chịu trách nhiệm về khâu vận
chuyển hàng hóa. Công ty vận chuyển (carrier) thường là các công ty giao nhận
(forwarder) hoặc đại lý hàng không (GSA). Forwarder này phải được hãng hàng
không chỉ định và cho phép khai thác hàng hóa cho hãng.
Công ty ở Việt Nam thì thường sẽ phải thuê công ty dịch vụ vận chuyển để
họ làm các bước cần thiết trong quá trình chuyển hàng door-to-door. Có thể thuê
các forwarder tại Việt Nam, vì họ thường có đại lý đầu nước ngoài để thực hiện
các thủ tục cần thiết tại nước xuất khẩu (cũng giống như với hàng đường biển).
3.1.3. Forwarder nhận hàng, làm thủ tục xuất khẩu tại nước ngoài
Tại nước xuất khẩu, người giao nhận (forwarder) làm các thủ tục và nghiệp
vụ cần thiết như:
- Nhận hàng tại kho người xuất khẩu.
- Vận chuyển đến sân bay giao cho hãng hàng không.
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
- Cấp cho người xuất khẩu các giấy tờ cần thiết: giấy chứng nhận đã
nhận hàng, lưu kho, vận chuyển...
Sau khi hoàn tất thủ tục với hải quan, sân bay, hãng hàng không, người
giao nhận sẽ phát hành Vận đơn hàng không (HAWB) và gửi kèm theo hàng hóa
18
bộ chứng từ liên quan. Bản gốc AWB số 3 giao lại cho người gửi hàng, cùng
thông báo cước + phí có liên quan (nếu có) để người gửi hàng thanh toán.
3.1.4. Hãng hàng không chuyển hàng về Việt Nam
Đây là khâu dịch vụ của hãng hàng không. Họ sẽ dùng máy bay để chở
hàng từ sân bay khởi hành đến sân bay đích, trong nhiều trường hợp có thể
chuyển tải hàng tại sân bay trung chuyển.
Hàng có thể được vận chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng, hoặc
chở trong khoang hàng của máy bay chở khách. Nếu để ý, khi bạn đi máy bay
chẳng hạn của Vietnam Airline, luôn có phần khoang hàng nằm phía dưới
khoang chỗ ngồi của hành khách.
Sau khi hàng lên máy bay và trước khi hàng về, hãng hàng không báo dự
kiến thời gian đến sân bay đích, để người giao nhận biết và có thông báo cho
người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết.
3.1.5. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Tại Việt Nam , người giao nhận theo ủy quyền của chủ hàng, làm thủ tục
hải quan nhập khẩu, với các bước cần thiết như sau:
- Nhận giấy báo hàng từ hãng hàng không, thông báo cho người nhập
khẩu lịch trình lô hàng.
- Đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như:
phí lệnh giao hàng (DO), phí làm hàng (handling), phí lao vụ (labor
fee)... và nhận bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa (nêu trong bước 4).
- Thu lại vận đơn gốc (HAWB bản số 2).
- Làm thủ tục nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản
cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không.
- Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục hải quan cho hàng Air nhập khẩu.
- Làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không( kho NCTS, ACS,
ALS nếu hàng về sân bay Nội Bài).
3.1.6. Đưa hàng về kho
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, nhân viên công ty giao nhận sẽ để lại
thông tin liên lạc để cán bộ hải quan thông báo khi hàng về đến kho của sân bay.

19
Khi hàng đã về kho hàng không, người giao nhận đến làm nốt thủ tục nhận
hàng, thanh lý tờ khai, và bố trí phương tiện lấy hàng khỏi sân bay rồi giao đến
kho của công ty người nhập khẩu chỉ định.
3.2. Quy trình chất hàng lên máy bay
Chuẩn bị: Hàng hóa phải được kiểm tra cẩn thận, và sắp xếp sơ bộ theo thứ
tự của bảng kế hoạch chất xếp và phương pháp chất xếp sẽ được dùng. Người
giám sát chất xếp sẽ hướng dẫn đội chất xếp theo số liệu chất xếp (bản hướng
dẫn xếp, điện văn về tải, bảng tải, tờ khai).
Kiểm tra tàu bay:
- Trước khi chất xếp hàng lên máy bay cần chắc chắn sàn, tường, vách
ngăn của máy bay ở trạng thái, điều kiện tốt nhất.
- Đảm bảo lưới ngăn cách dùng để chia nhỏ hầm hàng, khoang hàng
được lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí, theo nguyên tắc chằng buộc tải.
- Phải để lối tiếp cận bảng điều khiển cửa sập cabin không bị cản trở.
- Phải chia tải đều, không vượt quá trọng tải tối đa của hầm hàng (nhẹ
trên nặng dưới)...
- Không xếp chồng các kiện hàng hay chồng lên tấm dàn lực
- Thùng, mâm (ULD/pallet) để phục vụ việc chất hàng hóa phải được
kiểm tra thường xuyên và để đúng nơi quy định.
Kiểm tra sân đỗ tàu bay:
- Phương tiện thiết bị phải di chuyển đúng luồng tuyến theo quy định
- Thiết bị phải được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ phù
hợp, đủ khả năng chữa cháy đối với phương tiện.
- Tốc độ tối đa cho phép: 5km/h trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu
bay.
3.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa
3.3.1. Kí kết hợp đồng ngoại thương
Đây là thỏa thuận giữa 2 bên về việc mua bán lô hàng, những nội dung cần
thiết như:
- Thông tin hàng hóa
- Giá cả thanh toán
- Giao hàng
20
- Đóng gói
- Bảo hành
3.3.2. Kí hợp đồng dịch vụ với người chuyên chở
Yêu cầu chi tiết và người giao nhận sẽ cung cấp thỏa thuận lưu cước
(Booking Note), theo mẫu của họ, với các nội dung chính như:
- Tên người gửi hàng, người nhận hàng, bên thông báo;
- Mô tả hàng hoá: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích;
- Tên sân bay đi, tên sân bay đến;
- Cước phí và thanh toán…
3.3.3. Giao hàng xuất khẩu cho người chuyên chở
Theo lịch trình đã thỏa thuận, bàn giao hàng cho người chuyên chở, kèm
theo chỉ dẫn cần thiết để người họ giao cho hãng hàng không.
3.3.4: Forwarder chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Người giao nhận chuẩn bị bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không
và làm thủ tục xuất khẩu.
3.3.5. Hãng hàng không chuyển hàng
Đây là khâu dịch vụ của hãng hàng không. Họ sẽ dùng máy bay để chở
hàng từ Việt Nam đến sân bay đích, trong nhiều trường hợp có thể cần chuyển
tải hàng tại sân bay trung chuyển.
3.3.6. Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu
Tại cảng hàng không nước nhập khẩu, đại lý của người chuyên chở sẽ liên
hệ và phối hợp với người nhập khẩu để làm các thủ tục liên quan đến hãng hàng
không, sân bay, hải quan, thuế… mục đích là để làm thủ tục nhập khẩu cho lô
hàng.
Chứng từ thường gồm:
- Giấy phép xuất nhập khẩu, nếu hàng thuộc diện phải xin phép
(Export Permit)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bản kê chi tiết hàng hóa, nhiều khi có thể dùng Phiếu đóng gói -
Packing List

21
- Bản lược khai hàng hóa (Manifest), do người giao nhận lập khi họ
gom nhiều lô hàng lẻ gửi chung cùng một vận đơn chủ (MAWB)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

4. CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH KHO HÀNG


4.1. Kho hàng thông thường
Để tính diện tích kho hàng chỉ sử dụng để lưu trữ hàng hóa hay diện tích
toàn bộ kho hàng, ta cần quan tâm đến hệ số sử dụng mặt bằng và công thức tính
diện tích kho bãi.
Hệ số sử dụng mặt bằng (α) là tỷ lệ giữa tổng diện tích kho hàng kể cả lối
đi với diện tích kho hàng chưa kể đến lối đi. Tùy vào tính chất kho hàng, hệ số α
có giá trị khác nhau. Cụ thể:
α = 1,5 – 1,7 đối với kho hàng tổng hợp
α = 1,4 – 1,6 đối với kho hàng kín
α = 1,1 – 1,2 đối với các bãi lộ thiên chứa vật liệu thành đống
Công thức tính diện tích kho:
S = α.F (đơn vị m2)
Trong đó:
- S: diện tích kho hàng kể cả lối đi
- F: diện tích nhà kho chưa kể lối đi
- α: Hệ số sử dụng mặt bằng
Bố trí các lối đi giữa các kệ kho hàng
Để diện tích kho được sử dụng hiệu quả thì kệ hàng hóa phải được sắp xếp
hợp lí. Các kệ kho hàng cần được bố trí một lối đi riêng, không gây cản trở, ảnh
hưởng tới quy trình vận hành. Đơn vị thiết kế kho nên áp dụng một trong các
kiểu lối đi dưới đây:
– Lối đi chéo hình chữ V là thiết kế phổ biến, khá tiện lợi. Vì nó cho phép
bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng, quản lí, kiểm tra hàng hóa dễ dàng. Các mặt hàng
liên quan đến nhau sẽ được bố trí trên các kệ chứa hàng gần nhau để tiện cho
việc nhập xuất hàng.

22
– Lối đi chính giữa: Với lối đi này, mọi hàng hóa được sắp xếp song song
với nhau và hướng về chữ V ở giữa. Kiểu thiết kế phù hợp với không gian kho
chứa có diện tích nhỏ, muốn tiết kiệm và tận dụng tối đa khoảng trống.
– Lối đi chéo nhau 90 độ: Đây cũng là kiểu thiết kế lối đi kho hàng được áp
dụng rộng rãi. Giúp quá trình sắp xếp hàng nhìn tổng quan, tiết kiệm thời gian đi
lại và thuận tiện cho xe nâng khi cần tháo dỡ hàng hóa.
4.2. Kho lạnh
Thể tích kho: Tính toán dung tích khi thiết kế kho lạnh bảo quản giúp xác
định được không gian thiết kế phù hợp với đúng loại sản phẩm và lượng sản
phẩm theo yêu cầu. Việc tính toán dung tích ảnh hưởng rất lớn đến không gian
sử dụng và chi phí cho các thiết bị máy móc vật tư. Do đó, tích toán dung tích
cần được tiến hành cần thận và chính xác.
Xác định thể tích kho lạnh phù hợp với lượng sản phẩm cần tiến hành bảo
quản bằng công thức:
V = E/ gv (đơn vị m3)
Trong đó:
- E: Năng suất kho kỳ vọng – lượng sản phẩm kho có thể bảo quản
(tấn)
- gv: định mức chất tải kho lạnh (tấn/m3)
Diện tích chất tải: Tính diện tích chất tải kho lạnh bằng công thức:
F= V : h (đơn vị: m2)
Trong đó:
- F: Diện tích chất tải (m2)
- V: Thể tích kho (m3)
- h: Chiều cao chất tải của kho lạnh (m)
Diện tích xây dựng: Trên thực tế, diện tích xây dựng kho lạnh ngoài không
gian chứa hàng còn cần để các khoảng hở cần thiết để không khí có thể lưu
thông, có không gian cho người sử dụng di chuyển, có không gian cho lắp đặt
dàn lạnh. Cho nên, diện tích không gian xây dựng sẽ lớn hơn so với không gian
chỉ để chứa đủ sản phẩm.
Công thức tính diện tích xây dựng:

23
FXD= F/ T (đơn vị m2)
Trong đó:
- FXD: diện tích cần xây dựng (đơn vị m2)
- F: diện tích chất tải
- βT: Loại hệ số được sử dụng để tính đến diện tích không gian đi lại,
diện tích khe hở giữa các sản phẩm và diện tích cho lắp đặt dàn lạnh,

Xác định hệ số sử dụng diện tích βT:

TT Diện tích buồng lạnh m2 βT

1 Dưới 20 0.50 – 0.60

2 Từ 20 đến 100 0.70 – 0.75

3 Từ 100 đến 400 0.75 – 0.80

4 Trên 400 0.80 – 0.85

Sau khi xác định được diện tích thực tế để xây dựng kho, người thiết kế sẽ
dựa vào giới hạn không gian có thể xây dựng để đưa ra số đo các chiều rộng và
chiều dài của kho.
Năng suất kho Kích thước ngoài rộng x dài x cao (mm)
25 tấn 5400 x 5400 x 3000
50 tấn 10800 x 5400 x 3000
100 tấn 10800 x 10800 x 3000
150 tấn 16200 x 10800 x 3000
200 tấn 21600 x 10800 x 3000

24
Điểm
Mã sinh Nội dung công
STT Họ vhà tên đánh giá
viên việc
quá trình
Word, Thuyết
Đỗ Quỳnh Hoa
1 213242645 trình, chỉnh sửa 9.5
(Nhóm trưởng)
nội dung
Cơ sở hạ tầng cất
2 Nguyễn Trần Thanh Hà 213230747 9
hạ canh đường lăn
Quy trình xuất
3 Nguyễn Thị Khánh Hạ 213202086 nhập khẩu hàng 9
hóa
4 Ngô Thanh Hào 213234381 PowerPoint 9
213210803 Dịch vụ kho bãi
5 Nguyễn Vĩ Gia Đại 8.5
sân bay
213210803 Cách tính diện tích
6 Lê Thị Thu Hải 8
kho hàng
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHÓM

25

You might also like