You are on page 1of 99

Chương 3: Các đặc tính của khu hoạt động

trong Sân bay

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 1


Các nội dung nghiên cứu, thảo luận
trong Chương 03:

• Định nghĩa khu vực di chuyển và khu vực hoạt động;


• Đường CHC;
• Đường lăn;
• Sân đỗ.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 2


3.1. Định nghĩa:
• Khu vực di chuyển?
• Khu vực hoạt động?

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 3


3.1.1 Định nghĩa khu vực di chuyển:

• Là một phần của Sân bay được dùng cho tàu bay cất
cánh, hạ cánh và lăn bánh, không bao gồm sân đỗ tàu
bay.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 4


3.1.2 Định nghĩa khu vực hoạt động:

• Là một phần của sân bay được dùng cho tàu bay cất
cánh, hạ cánh, lăn bánh và đỗ, bao gồm khu vực di
chuyển và sân đỗ tàu bay.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 5


3.2. Đường cất hạ cánh (CHC):
Là một khu vực hình chữ nhật được xác định trên mặt đất tại
khu bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh. Đường CHC còn
được gọi là đường băng.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 6


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:

• Hướng đường CHC;


• Số lượng đường CHC;
• Ngưỡng đường CHC;
• Chiều dài thực tế của đường CHC;
• Chiều rộng đường CHC;
• Khoảng cách giữa các đường CHC song song;
• Độ dốc đường CHC;

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 7


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:

• Lề đường CHC;
• Sân quay đầu đường CHC;
• Dải bay;
• Khu vực Bảo hiểm cuối đường CHC;
• Khoảng trống;
• Dải hãm phanh đầu.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 8


 Hướng Đường
CHC

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 9


*)Góc phương vị:

 Góc phương vị là một góc đo trong hệ thống định vị


cầu, hình thành giữa hướng Bắc địa lý và hướng của
đối tượng cần đo ngắm ở một địa điểm quan sát trên
thực địa, hoặc trên bản đồ.

 Góc có thể được đo bằng địa bàn và tính từ 0 độ đến


360 độ theo chiều thuận của kim đồng hồ.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 10


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Hướng đường CHC:

 Bằng cách làm tròn góc phương vị la bàn ở một đầu


đường băng và bỏ đi chữ số cuối cùng (Hay lấy giá trị
góc phương vị chia cho 10 và làm tròn), người ta xác
định được các con số trên đường băng. Điều này có
nghĩa là các đường băng sẽ được đánh số từ 01 tới
36.
 Hai đầu của đường băng nằm trên đường thẳng tạo
thành góc 180 độ với đầu còn lại, do vậy đầu này luôn
được đánh số chênh lệch 18 so với con số ở đầu kia.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 11


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Hướng đường CHC:

 Với các sân bay lớn có các đường băng song song phi
công thực hiện chuyến bay sẽ phân biệt bằng ký tự "L"
cho bên trái và "R" cho bên phải được thêm đằng sau
số hiệu.
 Nếu sân bay có ba đường băng song song, ký tự "C" -
center sẽ được thêm vào đường băng ở giữa sau số
hiệu.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 12


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Hướng đường CHC:
 Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định hướng đường
CHC:
+ Hướng gió và sự phân bố gió;
+ Chướng ngại vật, địa hình trong khu vực xây dựng sân bay;
+ Vị trí xây dựng sân bay.
 Chọn hướng đường CHC sao cho hệ số sử dụng sân bay không
nhỏ hơn 95% đối với các loại tàu bay mà sân bay phục vụ và
nhằm đảm bảo cho tuyến bay đến và bay đi ảnh hưởng ít nhất
đến các công trình địa phương ở khu tiếp cận và các công trình
lân cận sân bay, tránh ô nhiễm môi trường đặc biệt là tiếng ồn để
không phải giải quyết hậu quả trong tương lai.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 13


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Hướng đường CHC:

- Đường CHC phải có hướng sao cho tàu bay hạ cánh đạt 95
% thời gian với tốc độ gió ngang bằng hoặc dưới các giá trị
sau:
Tốc độ gió ngang Chiều dài CHC tham chiếu
37 km/h Từ 1500 m trở lên
24 km/h Từ 1200 m đến dưới 1500 m
19 km/h Nhỏ hơn 1200 m
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Số lượng đường CHC:

• Số lượng đường CHC được tính toán trong quá trình


quy hoạch Cảng hàng không: thỏa mãn công suất
khai thác của CHK, nhu cầu lượng tàu bay giờ cao
điểm và nhu cầu hoạt động liên tục của một CHK;

• Số lượng đường CHC phụ thuộc vào gió ngang hoạt


động tại khu vực Sân bay;

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 15


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Số lượng đường CHC:

• Hệ số tải trọng gió là tỷ lệ thời gian cho phép tàu bay


CHC trong năm. Hệ số này không được dưới 95 %.

• Khi hệ số này không đủ, hay nói cách khác là gió


ngang mạnh thì phải quy hoạch thêm một hoặc nhiều
đường CHC phụ vuông góc hoặc gần vuông góc với
đường CHC chính. Đường CHC phụ sử dụng cho tàu
bay CHC ngược chiều gió trong điều kiện gió cạnh
lớn. Nó thường ngắn hơn đường CHC chính.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 16


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Ngưỡng đường CHC:

Ngưỡng đường cất, hạ cánh tàu bay được định nghĩa


tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về
quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa
quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam như sau:
• Ngưỡng đường cất, hạ cánh là nơi bắt đầu của
phần đường cất, hạ cánh dùng cho tàu bay hạ cánh.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 17


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Ngưỡng đường CHC:

 Ngưỡng đường CHC thường được bố trí ở cạnh cuối


đường CHC trừ các trường hợp do các điều kiện
khai thác yêu cầu, có thể chọn vị trí khác.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 18


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Ngưỡng đường CHC:

 Trong các trường hợp phải dịch chuyển vị trí ngưỡng


của đường CHC thì phải tính đến các yếu tố khác nhau
ảnh hưởng đến vị trí ngưỡng đường CHC.
 Khi phải dịch chuyển ngưỡng do tình trạng đường CHC
không đảm bảo thì phải dự kiến một khu vực không có
chướng ngại vật có chiều dài tối thiểu 60 m nằm giữa
khu vực không sử dụng được làm đường CHC và
ngưỡng dịch chuyển. Đồng thời phải bổ sung một khu
vực làm dải Bảo hiểm cuối đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 19


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Chiều dài thực tế của đường CHC:

 Chiều dài thực tế của đường CHC phải thỏa mãn các yêu
cầu khai thác của tàu bay sử dụng đường CHC và không
nhỏ hơn chiều dài lớn nhất được xác định bằng các hệ số
điều chỉnh tại chỗ theo tính năng cất/hạ cánh của những
tày bay tương ứng.
 Những yêu cầu trên không có nghĩa là bắt buộc phải
đảm bảo khai thác tàu bay tới hạn với trọng lượng tối đa.

10/3/2023 20
SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Chiều dài thực tế của đường CHC:

 Khi xác định chiều dài đường CHC có thể xem xét cả
hai trường hợp cất cánh và hạ cánh vì tàu bay cất cánh
và hạ cánh theo cả hai hướng đường CHC.
 Những điều kiện tại chỗ có thể được xem xét khi tính
toán chiều dài đường CHC bao gồm mức cao, nhiệt độ,
độ dốc, độ ẩm và các đặc tính bề mặt đường CHC.

10/3/2023 21
SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Chiều rộng của đường CHC:
 Chiều rộng đường CHC không nhỏ hơn giá trị dưới đây (m):
Mã chữ
Mã số A B C D E F

1a 18 18 23 - - -
2a 23 23 30 - - -
3 30 30 30 45 - -
4 -- -- 45 45 45 60
a. Chiều rộng của đường CHC tiếp cận chính xác không được
nhỏ hơn 30 m khi mã số là 1 hoặc 2.
SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 22
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai đường CHC song song:

 Khoảng cách tối thiểu giữa tim các đường CHC


song song không có trang thiết bị, được sử dụng
đồng thời là:
+ 210 m khi mã số đường CHC là 3 hoặc 4;
+ 150 m khi mã số đường CHC là 2;
+ 120 m khi mã số đường CHC là 1.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 23


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai đường CHC song song:

 Khoảng cách tối thiểu giữa tim các đường CHC song
song có trang thiết bị, được sử dụng đồng thời là:
+ 1035 m cho tiếp cận song song độc lập;
+ 915 m cho tiếp cận song song phụ thuộc;
+ 760 m cho cất cánh song song độc lập;
+ 760 m cho hoạt động song song tách chiều.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 24


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Độ dốc dọc đường CHC:

Độ dốc dọc trung bình của đường CHC, không


vượt quá:
+ 1 % khi mã số là 3 hoặc 4;
+ 2 % khi mã số là 1 hoặc 2.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 25


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Độ dốc dọc đường CHC:
 Độ dốc dọc bất kỳ phần nào của đường CHC cũng
không vượt quá:
+ 1,25 % đối với đường CHC mã số 4, trừ khu vực 1/4
chiều dài đường CHC ở đầu và 1/4 chiều dài đường
CHC ở cuối, độ dốc dọc không vượt quá 0,8 %;
+ 1,5 % khi đường CHC có mã số 3, trừ khu vực ở 1/4
chiều dài đường CHC ở đầu và 1/4 chiều dài đường
CHC ở cuối, có trang thiết bị hạ cánh chính xác CAT II
hoặc CAT III, độ dốc dọc không vượt quá 0,8 %;
+ 2,0 % đối với đường CHC mã số 1 hoặc 2.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 26


3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Lề đường CHC:
 Lề đường CHC bố trí đối xứng hai bên đường CHC sao cho
tổng chiều rộng đường CHC và các lề của nó không nhỏ hơn:
+ 60 m nếu đường CHC có mã chữ D hoặc E; và
+ 75 m nếu đường CHC có mã chữ F.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 27
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Lề đường CHC:

 Độ dốc lề đường CHC: Bề mặt lề giáp với đường CHC


bố trí cùng mức với bề mặt mép đường CHC và độ dốc
ngang của chúng không lớn hơn 2,5%.
 Sức chịu tải lề đường CHC: Lề đường CHC được xây
dựng sao cho có thể chịu được tải trọng của tàu bay
lăn ra ngoài đường CHC mà không làm hư cấu trúc
tàu bay và các phương tiện vận tải hoạt động trên lề.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 28
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Sân quay đầu đường CHC:
 Sân quay đầu đường CHC có thể đặt ở cả hai phía trái
hoặc phải của đường CHC ở cả hai đầu đường CHC và ở
vị trí trung gian nào đó theo nhu cầu.
 Góc giao nhau của sân quay đầu đường CHC với đường
CHC không vượt quá 30 độ.

Mặt bằng sân quay đầu điển hình


SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN
10/3/2023 29
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Sân quay đầu đường CHC:

 Độ dốc dọc và độ dốc ngang trên sân quay đầu đường


CHC phải đủ để thoát nước nhanh và không cho nước
tích tụ trên bề mặt.
 Sức chịu tải của sân quay đầu đường CHC ít nhất
phải bằng với sức chịu tải của đường CHC liên quan.
 Lề sân quay đầu đường CHC phải có khả năng chịu
được các hoạt động của tàu bay đi qua mà không làm
hư hỏng tàu bay và các loại phương tiện phục vụ mặt
đất khác hoạt động ở trên lề.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 30
• Sân quay đầu đường CHC phải đảm bảo sao cho khi cabin
của tàu bay ở trên vạch sơn tín hiệu của sân quay đầu, thì
khoảng cách giữa bất kỳ mép ngoài bánh nào của càng
tàu bay và mép của sân quay đầu cũng không nhỏ hơn giá
trị trong bảng sau:
Mã Khoảng cách
chữ
A 1,5 m
B 2,25 m
C 3 m nếu sân quay đầu đường CHC dự kiến sử dụng cho tàu
bay có khoảng cách càng nhỏ hơn 18 m
4,5 m nếu sân quay đầu đường CHC dự kiến sử dụng cho tàu
bay có khoảng cách càng lớn hơn 18 m
D 4,5 m
E 4,5 m
F 4,5 m
SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN
10/3/2023 31
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Dải bay:

 Chiều dài dải bay, bao gồm: chiều dài đường CHC,
cộng thêm các đoạn nằm trước ngưỡng và sau mép
đường CHC hoặc dải hãm phanh đầu với chiều dài các
đoạn đó không nhỏ hơn:
+ 60 m khi đường CHC có mã số là 2, 3 hoặc 4;
+ 60 m khi đường CHC có mã số là 1 và đường
CHC có trang thiết bị;
+ 30 m khi đường CHC có mã số là 1 và đường
CHC không có trang thiết bị.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 32
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Dải bay:

• Chiều rộng dải bay:


+ Với đường CHC có trang bị thiết bị tiếp cận giản đơn
hoặc thiết bị tiếp cận chính xác: Chiều rộng dải bay về mỗi
phía của tim đường CHC không được nhỏ hơn:
 150 m khi mã số là 3 hoặc 4;
 75 m khi mã số là 1 hoặc 2;

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 33
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Dải bay:

• Chiều rộng dải bay:


+ Đường CHC không có trang thiết bị: Chiều rộng dải bay
về mỗi phía của tim đường CHC không được nhỏ hơn:
 75 m khi mã số là 3 hoặc 4;
 40 m khi mã số là 2;
 30 m khi mã số là 1.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 34
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Bảo hiểm cuối đường CHC:

 Khu vực Bảo hiểm cuối đường CHC phải được thiết lập
tại mỗi đầu của đường CHC bắt đầu từ vị trí kết thúc dải
bay (runway strips) ở những đường CHC có:

 Mã số là 3 hoặc 4;
 Mã số 1 hoặc 2 và đường CHC có trang thiết bị.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 35
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Bảo hiểm cuối đường CHC:

 Sức chịu tải khu vực bảo hiểm cuối đường CHC: Khu
vực bảo hiểm cuối đường CHC được xây dựng sao
cho giảm được nguy cơ hỏng hóc khi tàu bay chạm
bánh trước đường CHC hoặc khi lăn ra ngoài đường
CHC, giảm nhanh tốc độ của tàu bay và thuận lợi cho
các phương tiện cứu nạn và chữa cháy di chuyển.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 36
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Bảo hiểm cuối đường CHC:

BHC L DẢI BAY BHC

 Chiều dài khu vực bảo hiểm cuối đường CHC tối thiểu
phải bằng 90m. Ở những sân bay có điều kiện chiều dài
khu vực bảo hiểm cuối đường CHC được kéo thêm càng
dài càng tốt đến:
 240 m khi mã số là 3 hoặc 4;
 120 m khi mã số là 1 hoặc 2.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 37
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Bảo hiểm cuối đường CHC:

BHC L DẢI BAY BHC

Chiều rộng khu vực bảo hiểm cuối đường CHC tối thiểu
phải bằng 2 lần chiều rộng đường CHC của nó.

Độ dốc dọc khu vực bảo hiểm cuối đường CHC không vượt
quá độ dốc xuống 5%.

Độ dốc ngang của bảo hiểm cuối không lớn hơn độ dốc lên
và xuống 5%.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN


10/3/2023 38
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Khoảng trống (Clearways):

 Khoảng trống được bắt đầu ở cuối cự ly chạy đà có


thể (TORA).

 Chiều dài khoảng trống không lớn hơn nửa chiều dài
chạy đà có thể.
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Khoảng trống (Clearways):

 Chiều rộng khoảng trống tối thiểu phải bằng 75 m về


mỗi phía tim đường CHC kéo dài.

 Vật thể trên khoảng trống có nguy cơ làm mất an


toàn cho các tàu bay được coi như chướng ngại vật
và phải dời đi.
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Dải hãm phanh đầu (Stopways):

 Dải hãm phanh đầu có chiều rộng như đường CHC


mà nó nối tiếp.

 Độ dốc và sự thay đổi các độ dốc của dải hãm phanh


đầu cũng như chuyển tiếp từ đường CHC đến dải
hãm phanh đầu phải tuân theo yêu cầu cho phép đối
với đường CHC mà dải hãm phanh đầu nối tiếp.
3.2.1. Các thông số liên quan đường CHC:
- Dải hãm phanh đầu (Stopways):

 Dải hãm phanh đầu được xây dựng sao cho khi cất
cánh hụt, nó có thể chịu được tải trọng cho tàu bay sử
dụng dải hãm phanh đầu mà không làm hỏng cấu
trúc tàu bay.

 Bề mặt dải hãm phanh đầu được xây dựng sao cho
bảo đảm được hệ số bám tốt như đường CHC của nó
kể cả khi dải hãm phanh đầu bị ướt.
3.3. Đường lăn:

Đường lăn :
Là đường xác
định trên sân
bay mặt đất
dùng cho tàu
bay lăn và nối
bộ phận này
bộ phận khác
của sân bay

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 43


• Đường lăn tại Sân bay ở Việt Nam có nguyên tắc đặt
tên thông thường như sau:

• Hệ thống đường lăn tại Cảng hàng không, Sân bay được đặt
tên theo thứ tự từ Nam ra Bắc, từ Đông sang Tây so với các
đường CHC.
• Các đường lăn ở phía Bắc đường CHC có ký hiệu là N.
• Các đường lăn ở phía Nam đường CHC có ký hiệu là S.
• Các đường lăn ở phía Đông đường CHC có ký hiệu là E.
• Các đường lăn ở phía Tây đường CHC có ký hiệu là W.
• Ngoài ra có thể đặt tên theo A,B,C…và một quy ước nào đó của
nhà chức trách sân bay.
3.3. Đường lăn:
Đường lăn vào vị trí đỗ máy bay – Vệt lăn – Aircraft Stand
taxilane (Đường lăn nội bến): Là một phần sân đỗ tàu bay được
xác định làm đường lăn chỉ dùng cho tàu bay lăn vào từng vị trí đỗ

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 45


3.3. Đường lăn:
Đường lăn trên sân đỗ máy bay (Apron taxiway): Là một phần
của hệ thống đường lăn nằm trên sân đỗ tàu bay dùng làm đường
lăn qua sân đỗ tàu bay.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 46


3.3. Đường lăn:
Đường lăn thoát nhanh (Rapid exit taxiway): là đường lăn
nối với đường CHC theo góc nhọn và dùng cho tàu bay thoát
khỏi đường CHC với tốc độ cao.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 47


• Yêu cầu của đường lăn cao tốc (đường
lăn thoát nhanh):

 Đường lăn thoát nhanh được thiết kế với bán kính


cong nhỏ nhất cho tàu bay rời đường CHC là:
 550 m cho đường CHC mã số 3 hoặc 4,
 275 m cho đường CHC mã số 1 hoặc 2.
• Yêu cầu của đường lăn cao tốc (đường lăn
thoát nhanh):
 Vận tốc lăn ra ở điều kiện mặt đường ẩm ướt là:
93 km/h cho đường CHC mã số 3 hoặc 4,
65 km/h cho đường CHC mã số 1 hoặc 2.
 Góc giao nhau của đường lăn thoát nhanh với đường
CHC không lớn hơn 45o và không nhỏ hơn 25o, tốt
nhất là bằng 30o.
3.3. Đường lăn:
 Đường lăn trên cầu:

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 50


3.3. Đường lăn:

 Yêu cầu đối với đường lăn


 Chiều rộng đường lăn
 Khoảng cách tối thiểu của đường lăn
 Các chỗ vòng của đường lăn
 Độ dốc dọc đường lăn
 Độ dốc ngang đường lăn
3.3. Đường lăn:

 Sức chịu tải đường lăn


 Lề đường lăn
 Dải lăn (Dải bảo hiểm đường lăn)
 Sân chờ.
 Vị trí chờ đường CHC và vị trí chờ trung gian
3.3.1 Yêu cầu đối với đường lăn:

 Đường lăn đảm bảo cho tàu bay di chuyển nhanh và


an toàn trên mặt đất.

 Để máy bay nhanh chóng vào và ra khỏi đường CHC


phải dự kiến đủ số lượng đường lăn vào và ra.

 Khi mật độ giao thông lớn có thể nghiên cứu xây dựng
đường lăn thoát nhanh.
3.3.2 Chiều rộng của đường lăn:
Mã chữ Chiều rộng đường lăn
A 7,5 m
B 10,5 m
C 15 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách
càng dưới 18 m;
18 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách
càng bằng hoặc lớn hơn 18 m.
D 18 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách
ngoài các bánh dưới 9 m.
23 m đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách
ngoài các bánh bằng hoặc lớn hơn 9 m.
E 23 m
F 25 m
3.3.3. Các khoảng cách tối thiểu của đường lăn:
Khoảng cách giữa tim đường lăn và tim Từ tim Từ tim
đường CHC (m) ĐL vệt lăn
Đường CHC có thiết Đường CHC không Từ không trên sân
bị có thiết bị tim phải là đỗ tàu
Mã số Mã số Tim vệt lăn bay tới
Mã 1 2 3 4 1 2 3 4 ĐL trên sân vật thể
chữ tới đỗ tàu (m)
tim bay tới
ĐL vật thể
(m) (m)
(1) (2) (3) (4) (5)
(6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
A 82,5 82,5 - -37, 47,5 - - 23,75 16,25 12
5
B 87 87 - - 42 52 - - 33,5 21,5 16,5
C - - 168 - - - 93 - 44 26 24,5
D - - 176 176 - - 101 101 66,5 40,5 36
E - - - 182, - - - 107, 80 47,5 42,5
5 5
F - - - 190 - - - 115 97,5 57,5 50,5
3.3.4. Các chỗ vòng của đường lăn: Đoạn vòng được thiết
kế sao cho khi vị trí cabin tàu bay nằm trên vạch tim đường lăn thì
khoảng cách từ mép đường lăn tới bánh ngoài của càng không nhỏ hơn
giá trị nêu trong bảng 3-1.
 Chỗ vòng của đường lăn được thiết kế sao cho khi vị trí
cabin tàu bay nằm phía trên tim đường lăn thì bánh ngoài
của càng chính nằm cách mép đường lăn một khoảng không
nhỏ hơn các giá trị bảng 3-1 sau đây:

Mã chữ Khoảng cách


A 1,5 m
B 2,25 m
C 3 m nếu đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách càng
nhỏ hơn 18 m.
4,5 m nếu đường lăn dùng cho tàu bay có khoảng cách càng
bằng hoặc lớn hơn 18 m.

D 4,5 m
E 4,5 m
F 4,5 m
3.3.5 Độ dốc dọc của đường lăn:

 Độ dốc dọc đường lăn không vượt quá:


 1,5% đối với sân bay mã chữ là C, D, E hoặc F;
 3% đối với sân bay mã chữ là A hoặc B.
3.3.5 Độ dốc dọc của đường lăn:

 Trong các trường hợp không thể tránh được thay đổi độ
dốc đường lăn thì việc chuyển từ độ dốc này sang độ dốc
khác được thực hiện theo bề mặt cong với các giá trị biến
dốc không lớn hơn:
 1% trên 30m (bán kính cong đứng tối thiểu 3.000m),
khi mã chữ C, D, E hoặc F;
 1% trên 25m (bán kính cong đứng tối thiểu là 2.500m)
khi mã chữ A hoặc B.
3.3.6 Độ dốc ngang của đường lăn:

Độ dốc ngang của đường lăn phải đủ lớn để tránh


đọng nước trên bề mặt đường lăn nhưng không
vượt quá:
1,5% khi mã chữ là C, D, E hoặc F;
2% khi mã chữ là A hoặc B.
3.3.7 Sức chịu tải của đường lăn:

Tối thiểu phải như sức chịu tải của


đường CHC liên quan.
3.3.8. Lề đường lăn:

 Lề đường lăn nằm ở hai phía đối xứng với đường lăn sao
cho tổng các chiều rộng của đường lăn và các lề trên các
đoạn thẳng không nhỏ hơn:
 60 m, khi mã chữ F;
 44 m, khi mã chữ E;
 38 m, khi mã chữ D;
 25 m, khi mã chữ C.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 62


Thông số chiều rộng đường lăn
(tiêu chuẩn ICAO code E)

10,5 m 23 m 10,5 m

shoulder shoulder
Taxiway

63
3.3.8. Lề đường lăn:

 Tại các chỗ vòng, chỗ nối tiếp hay nút giao nhau của
đường lăn, nơi mặt đường được mở rộng, chiều rộng
của lề không nhỏ hơn chiều rộng của lề trên các
đoạn đường lăn thẳng kế cận.
3.3.8. Lề đường lăn:
3.3.9 Dải lăn (Dải bảo hiểm đường lăn):

 Chiều rộng của dải bảo hiểm đường lăn:

 Dải bảo hiểm đường lăn được bố trí đối xứng về


hai phía so với tim đường lăn, dọc theo toàn bộ
chiều dài của đường lăn, với chiều rộng không nhỏ
hơn các khoảng cách tính từ tim đường lăn được
chỉ ra tại cột 11 bảng 3-3.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 66


3.3.3. Các khoảng cách tối thiểu của đường lăn:
Khoảng cách giữa tim đường lăn và tim đường Từ tim ĐL Từ tim vệt
CHC (m) không lăn trên
Đường CHC không có phải là vệt sân đỗ tàu
Đường CHC có thiết bị Từ tim lăn trên bay tới
thiết bị
Mã số Mã số Tim sân đỗ tàu vật thể
Mã 1 2 3 4 1 2 3 4 ĐL tới bay tới (m)
chữ tim vật thể
ĐL (m)
(m)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
A 82,5 82,5 - - 37,5 47,5 - - 23,75 16,25 12

B 87 87 - - 42 52 - - 33,5 21,5 16,5


C - - 168 - - - 93 - 44 26 24,5
D - - 176 176 - - 101 101 66,5 40,5 36
E - - - 182,5 - - - 107,5 80 47,5 42,5

F - - - 190 - - - 115 97,5 57,5 50,5


3.3.9 Dải lăn (Dải bảo hiểm đường lăn):

 Độ dốc của dải bảo hiểm đường lăn:


 Độ dốc ngang hướng lên không vượt quá:
 2,5% đối với các dải đường lăn khi mã chữ C, D, E
hoặc F.

 3% đối với các dải đường lăn khi mã chữ A hoặc B.


3.3.10 Sân chờ:

Khi mật độ bay trung bình hoặc cao, phải thiết kế


sân chờ.
Vị trí của sân chờ phải bảo đảm cho tàu bay hay
phương tiện đang đỗ không xâm phạm bề mặt tiếp
cận, bề mặt lấy độ cao cất cánh hoặc vùng nhạy
cảm/tới hạn của thiết bị ILS/MLS hay gây nhiễu
đối với hoạt động của các thiết bị khác.
3.3.11. Vị trí chờ đường CHC và vị trí
chờ trung gian:

Vị trí chờ lên đường CHC được thiết lập tại vị
trí:
Trên đường lăn tại nút giao của đường lăn với
đường CHC;
Trên nút giao của một đường CHC với đường
CHC khác khi đường CHC có một phần được
thiết kế là đường lăn tiêu chuẩn.
7
SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023
3
3.3.11. Vị trí chờ đường CHC và vị trí
chờ trung gian:

 Vị trí chờ đường CHC được thiết kế trên đường lăn


phụ thuộc vào hướng và vị trí của đường lăn sao cho
tàu bay hoặc các phương tiện xe cộ di chuyển không
vi phạm bề mặt giới hạn chướng ngại vật hoặc gây
nhiễu đối với hoạt động của các thiết bị vô tuyến dẫn
đường.
3.3.11. Vị trí chờ đường CHC và vị trí
chờ trung gian:

 Vị trí chờ trung gian có thể được thiết kế tại bất


kỳ chỗ nào trên đường lăn ngoài vị trí sân chờ
đường CHC nếu nó thoả mãn yêu cầu kỹ thuật
giới hạn vị trí chờ.
3.4. Sân đỗ:
Sân đỗ: là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu
bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, thư,
bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá; tiếp nhiên liệu; cung ứng suất
ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 76


3.4. Sân đỗ:
Sân đỗ tàu bay liên quan đến công trình nhà ga, cần được
quy hoạch xây dựng đồng bộ với nhà ga;
Sân đỗ tàu bay phụ thuộc vào mục đích, chức năng của nó
và sơ đồ đỗ tàu bay;
3.4.1 Các loại sân đỗ:

 Sân đỗ ga hành khách


 Sân đỗ ga hàng hóa
 Sân đỗ hăng ga (Sân đỗ bảo dưỡng tàu bay)
 Sân đỗ biệt lập
 Sân đỗ xa
Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm:
 Sân đỗ tàu bay lưu trú
 Sân đỗ tàu bay chờ cất cánh
 Sân đỗ tàu bay hàng không chung
 Sân đỗ máy bay trực thăng
SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 78
3.4.1 Các loại sân đỗ:
 Sân đỗ ga hành khách

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 79


3.4.1 Các loại sân đỗ:
 Sân đỗ ga hàng hóa

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 80


3.4.1 Các loại sân đỗ:
 Sân đỗ hăng ga (Sân đỗ bảo dưỡng tàu bay)
Hang ga để tàu bay, xưởng sửa chữa, nhà kho và sân đỗ tàu bay.
3.4.1 Các loại sân đỗ:

 Sân đỗ hăng ga (Sân đỗ bảo dưỡng tàu bay)

Trên sân đỗ hăng ga, có thể có khu vực thử động cơ với các trang
thiết bị nhằm giảm tác động của luồng khí động cơ và tiếng ồn.

Sân đỗ hăng ga phải dự trữ diện tích để mở rộng nhà hăng ga và sân
đỗ tàu bay trong tương lai.
3.4.1 Các loại sân đỗ:
 Sân đỗ biệt lập
Sân đỗ biệt lập được sử dụng trong các trường hợp khẩn nguy cứu
nạn, tàu bay bị tấn công khủng bố, chở người từ vừng dịch về…

SÂN BAY VỚI THẦY NGÔ VĂN QUÂN 10/3/2023 83


3.4.1 Các loại sân đỗ:

 Sân đỗ xa

Sân đỗ này thường được đặt tại khu vực xa nhà ga hành
khách nên chúng được gọi là sân đỗ tàu bay từ xa hay sân
đỗ xa.

Sân đỗ xa được sử dụng trong trường hợp các sân đỗ khu vực gần
nhà ga hết chỗ trống, các loại máy bay có kích thước lớn, các loại
máy bay không dùng ống lồng mà dùng xe chuyên chở.
3.4.1 Các loại sân đỗ:
Sân đỗ tàu bay lưu trú:

Khi tàu bay buộc phải ở trên mặt đất trong thời gian dài, ví dụ từ 6
h đến 8 h, hoặc đỗ qua đêm tại CHK thì phải có sân đỗ chứa tàu
bay lưu trú. Nếu ít tàu bay đỗ lâu hoặc ở qua đêm tại CHK hoặc
không trùng với giai đoạn cao điểm của CHK thì có thể cho tàu
bay lưu trú tại sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách..

Sân đỗ tàu bay lưu trú riêng phụ thuộc vào quy mô đội tàu bay
trong tương lai và sơ đồ vận hành tại CHK. Sân đỗ tàu bay lưu trú
thường được đặt gần nhà ga hành khách.
3.4.1 Các loại sân đỗ:
Sân đỗ tàu bay chờ cất cánh:

Khi tàu bay bắt đầu cất cánh phải duy trì khoảng cách giữa các tàu
bay ra vào tại mỗi đầu đường CHC nên tàu bay phải đỗ xếp hàng
trên đường lăn, phải có sân đỗ tàu bay chờ cất cánh để đảm bảo
khoảng trống cho tàu bay di chuyển.
3.4.1 Các loại sân đỗ:
Sân đỗ tàu bay hàng không chung:

Sân đỗ tàu bay hàng không chung phải đặt tại vị trí sao cho không
bị xung đột với hoạt động khai thác tàu bay thường lịch.
3.4.1 Các loại sân đỗ:
Sân đỗ tàu bay trực thăng:

Khi CHK được sử dụng để phục vụ các hoạt động khai thác tàu bay
trực thăng quy mô lớn thì cần có sân đỗ tàu bay trực thăng;
Vị trí sân đỗ và nhà ga tàu bay trực thăng phụ thuộc vào sơ đồ di
chuyển của tàu bay trực thăng phục vụ hành khách;
3.4.2 Chức năng của sân đỗ:

 Là khu vực để tàu bay đón và trả khách;

 Là khu vực diễn ra các hoạt động phục vụ kỹ thuật cho


tàu bay;

 Là khu vực tàu bay đỗ và chờ đợi các chuyến bay kế tiếp.

89
3.4.3 Công suất của sân đỗ:
- Công suất của sân đỗ phụ thuộc vào:

 Số lượng vị trí đỗ;

 Không gian đỗ;

 Trang thiết bị phục vụ;

90
3.4.4 Các dạng sân đỗ:

 Bố trí dọc nhà ga (song song);

 Bố trí chéo góc với nhà ga: dạng vuông góc và xiên
góc (với dạng xiên góc có kiểu quay mũi vào trong
(mũi trong xiên góc) hoặc quay mũi ra ngoài (mũi
ngoài xiên góc)

91
3.4.4 Các dạng sân đỗ:

92
3.4.4 Các dạng sân đỗ:
Ưu nhược điểm của các dạng sân đỗ:

93
3.4.4 Các dạng sân đỗ:

Sơ đồ đỗ của tàu bay phụ thuộc vào cách tàu bay lăn vào
và rời khỏi chỗ đỗ tàu bay bằng động cơ hoặc xe kéo đẩy;
3.4.4 Các dạng sân đỗ: Lưu ý về việc chọn sơ đồ đỗ tàu bay:

Chọn sơ đồ đỗ tàu
bay phụ thuộc vào
thời gian đỗ tại vị trí
đón khách là thời
gian tàu bay vào và ra
khỏi chỗ đỗ tàu bay,
thời gian đưa hành
khách lên tàu bay và
trả hành khách, hành
lý và hàng hóa, nạp
nhiên liệu, vệ sinh
cabin, các dịch vụ
thông thường khác và
các sửa chữa nhỏ.
(Có thể tham khảo
thời gian đỗ tại cổng ở
Bảng 4-2)
3.4.5 Diện tích của sân đỗ:
- Diện tích của sân đỗ căn cứ vào:

• Tổng số tàu bay đồng thời có trên sân đỗ theo từng loại;

• Căn cứ vào sơ đồ vận hành tàu bay.

96
3.4.6 Nguyên tắc xây dựng sân đỗ tàu bay:

 Sân đỗ tàu bay đặt tại nơi thuận lợi cho việc đưa đón
hành khách, thực hiện bốc dỡ hành lý, bưu kiện lên
xuống tàu bay và phục vụ tàu bay mà không cản trở
giao thông trên sân bay.

 Sức chịu tải của sân đỗ tàu bay: Mọi phần của sân đỗ
tàu bay phải chịu được tải trọng tàu bay tính toán.
3.4.6 Nguyên tắc xây dựng sân đỗ tàu bay:

 Độ dốc trên sân đỗ, bao gồm cả dải đường lăn trên sân
đỗ tàu bay cần đủ lớn để tránh đọng nước trên bề mặt
nhưng không được vượt quá 1%.

 Trong sân bay cần thiết kế sân đỗ biệt lập (sân đỗ tàu
bay cách ly) để xử lý các tình huống liên quan đến công
tác khẩn nguy khi xảy ra.
3.4.7 Khoảng trống trên vị trí đỗ của tàu bay:
• Phải đảm bảo vị trí đỗ có đủ các khoảng trống an toàn tối
thiểu sau đây giữa tàu bay đỗ với bất kỳ vật thể có định
nào bên cạnh và với tàu bay đỗ khác:
Mã chữ Khoảng trống an toàn (m)
A 3
B 3
C 4,5
D 7,5
E 7,5
F 7,5

You might also like