You are on page 1of 11

Annex 1 - Chứng chỉ nhân viên

Annex 2 - Quy tắc bay


Annex 3 - Dịch vụ khí tượng hàng không
Annex 4 - Bản đồ hàng không
Annex 5 - Các đơn vị đo lường sử dụng trong khai thác trên tàu bay và dưới mặt đất
Annex 6 - Khai thác tàu bay
Phần I - Tàu bay vận tải thương mại quốc tế
Phần II - Tàu bay HKDD quốc tế
Phần III - Tàu bay trực thăng
Annex 7 - Đăng bạ tàu bay
Annex 8 - Khả năng bay của tàu bay
Annex 9 - Đơn giản hoá các thủ tục vận tải hàng không
Annex 10 - Thông tin hàng không
Tập I: Phụ trợ dẫn đường vô tuyến
Tập II: Các phương thức liên lạc bao gồm PANS
Tập III: Hệ thống liên lạc số liệu số và hệ thống liên lạc thoại
Tập IV: Ra đa giám sát và hệ thống chống va chạm
Tập V: Sử dụng phổ tần vô tuyến hàng không
Annex 11 - Dịch vụ không lưu
Annex 12 - Dịch vụ Tìm kiếm và Cứu nạn
Annex 13 - Điều tra tai nạn và sự cố tàu bay
Annex 14 - Sân bay
Tập I: Thiết kế và khai thác sân bay
Tập II: Sân bay trực thăng
Annex 15 - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không
Annex 16 - Bảo vệ môi trường
Tập I: Tiếng ồn tàu bay
Tập II: Lỗi do động cơ tàu bay
Tập III: Khí thải CO2 từ tàu bay
Annex 17 - An ninh - Bảo vệ hoạt động HKDD chống lại những hành vi can thiệp bất hợp pháp
Annex 18: Vận chuyển an toàn hàng hoá nguy hiểm bằng đường HK
Annex 19: Quản lý an toàn
- Dịch vụ không lưu – Air traffic service: Thuật ngữ chung tùy
theo từng trường hợp có nghĩa là công tác thông báo bay, công tác
báo động, công tác tư vấn không lưu, công tác kiểm soát không
lưu (công tác kiểm soát đường dài, công tác kiểm soát tiếp cận
hoặc công tác kiểm soát tại sân). - Dịch vụ kiểm soát không lưu – Air traffic control service:
Công
tác kiểm soát không lưu được cung cấp nhằm mục đích: Ngăn
ngừa va chạm giữa các tàu bay với nhau và giữa các tàu bay với
các chướng ngại vật trên khu hoạt động; thúc đẩy và duy trì luồng
không lưu an toàn, điều hòa, hiệu quả. 14
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Dịch vụ kiểm soát tại sân – Aerodrome control service: Công tác kiểm soát không lưu trong
khu vực sân bay. - Dịch vụ kiểm soát tiếp cận – Approach control service: Công tác kiểm soát
không lưu dành cho các chuyến bay có
kiểm soát đến hoặc đi. - Dịch vụ kiểm soát đường dài – Area control service: Công
tác kiểm soát không lưu dành cho các chuyến bay có kiểm
soát trong một vùng kiểm soát. 15
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Dịch vụ thông báo bay – Flight information service: Công
tác được đề ra nhằm mục đích cung cấp các chỉ dẫn và tin
tức hữu ích để tiến hành các chuyến bay một cách an toàn
và hiệu quả.
- Dịch vụ tư vấn không lưu – Air traffic advisory service: Dịch vụ được tư vấn trong vùng trời
tư vấn để đảm bảo
phân cách, trong phạm vi có thể làm được, giữa các tàu bay
thực hiện các chuyến bay theo kế hoạch bay bằng thiết bị.
- Cơ quan không lưu – Air traffic service unit: Thuật ngữ
chung tùy theo từng trường hợp có nghĩa là cơ quan kiểm
soát không lưu, trung tâm thông báo bay hoặc phòng thủ tục
bay.

16
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Cơ quan kiểm soát không lưu – Air traffic control unit: Thuật
ngữ chung tùy theo từng trường hợp có nghĩa là trung tâm
kiểm soát đường dài, cơ quan kiểm soát tiếp cận hoặc đài kiểm
soát tại sân.
- Cơ quan kiểm soát tiếp cận – Approach control unit: Cơ quan
cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu đối với các chuyến bay
có kiểm soát đi hoặc đến một hoặc nhiều sân bay.
- Cơ quan không lưu có thẩm quyền thích hợp – Appropriate
ATS authority: Cơ quan có thẩm quyền do nhà chức trách
hàng không dân dụng chỉ định chịu trách nhiệm đảm bảo dịch
vụ không lưu trong phạm vi vùng trời liên quan. 17
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Cơ quan / kiểm soát viên chuyển giao – Transfering unit /
controller: Cơ quan kiểm soát không lưu / kiểm soát viên
không lưu đang tiến hành chuyển giao trách nhiệm kiểm soát
một tàu bay cho cơ quan kiểm soát không lưu / kiểm soát viên
không lưu kế tiếp trên đường bay.
- Cơ quan / kiểm soát viên gửi điện văn – Sending unit /
controller: Cơ quan không lưu / kiểm soát viên không lưu phát
đi một điện văn.
- Cơ quan / kiểm soát viên nhận điện văn – Receiving unit /
controller: Cơ quan không lưu / kiểm soát viên không lưu kế
tiếp sẽ nhận kiểm soát tàu bay. 18
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Cơ quan / kiểm soát viên nhận chuyển giao – Accepting unit /
controller: Cơ quan không lưu / kiểm soát viên không lưu kế
tiếp sẽ nhận kiểm soát tàu bay.
- Cơ quan khí tượng – Meteorological office: Cơ quan được
thiết lập nhằm cung cấp dịch vụ khí tượng cho hoạt động hàng
không dân dụng trong nước và quốc tế.
- Chỉ huy trưởng tàu bay – Pilot-in-command: Người lái chịu
trách nhiệm về sự hoạt động và an toàn của một tàu bay trong
suốt thời gian bay.
- Chuyến bay bằng thiết bị - IFR flight: Chuyến bay được thực
hiện theo qui tắc bay bằng thiết bị.

19
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị - Instrument
meteorological condition (IMC): Điều kiện khí tượng biểu
diễn bằng trị số tầm nhìn, khoảng cách tới mây và trần mây.
Những trị số này thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu qui định cho
điều kiện khí tượng bay bằng mắt.
- Điều kiện khí tượng bay bằng mắt – Visual meteorological
condition (VMC): Điều kiện khí tượng biểu diễn bằng trị số
tầm nhìn, khoảng cách tới mây và trần mây bằng hoặc cao hơn
tiêu chuẩn tối thiểu qui định. 20
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Chuyến bay bằng mắt – VFR flight: Chuyến bay được thực
hiện theo qui tắc bay bằng mắt.
- Chuyến bay bằng mắt có kiểm soát – Controlled VFR flight: Chuyến bay có kiểm soát được
thực hiện theo qui tắc bay bằng
mắt.
- Chuyến bay bằng mắt đặc biệt – Special VFR flight: Chuyến
bay bằng mắt có kiểm soát do cơ quan kiểm soát không lưu
cho phép hoạt động trong khu vực kiểm soát trong điều kiện
khí tượng thấp hơn điều kiện bay bằng mắt.
- Chuyến bay có kiểm soát – Controlled flight: Bất cứ chuyến
bay nào được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu. 21
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Đài kiểm soát tại sân – Aerodrome control tower: Cơ quan
không lưu cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân.
- Điểm báo cáo – Reporting point: Vị trí địa lý qui định dựa vào
đó để tàu bay báo cáo vị trí.
- Điểm chạm bánh – Touchdown: Điểm tại đó quĩ đạo đường
trượt chuẩn giao với đường cất hạ cánh.
- Điểm chuyển giao kiểm soát – Transfer of control point: Điểm
xác định trên đường bay của tàu bay tại đó trách nhiệm kiểm
soát tàu bay chuyển từ một cơ quan / vị trí kiểm soát không
lưu cho một cơ quan / vị trí kiểm soát không lưu khác.

22
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Điểm đổi đài – Change-over point: Điểm mà tại đó một tàu bay
đang bay trên một đoạn đường ATS xác định bằng các đài VOR sẽ
chuyển từ bắt đài phía sau sang bắt đài kế tiếp. - Đường cất hạ cánh – Runway: Bề mặt hình
chữ nhật được qui
định trên sân bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh. - Đường lăn – Taxiway: Đường qui
định trong sân bay trên bộ
thiết lập cho tàu bay lăn và để nối liền các phần khác nhau của sân
bay. 23
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Chiều cao: là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ một mực
được quy định làm chuẩn đến một mực khác, một điểm hoặc một
vật coi như một điểm. - Độ cao: là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển
trung bình đến một mực, một điểm hoặc một vật được coi như
một điểm. - Độ cao chuyển tiếp: là độ cao ở tại hoặc thấp hơn độ cao này vị
trí theo chiều thẳng đứng của tàu bay được tính so với khí áp mực
biển trung bình (QNH). - Mực bay: là mặt đẳng áp so với một mốc áp suất quy định 760
mmHg (1013,2mb) và cách mặt đẳng áp cùng tính chất những
quãng áp suất quy định. 24
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Mực bay chuyển tiếp: là mực bay thấp nhất có thể sử dụng cao
hơn độ cao chuyển tiếp.
- Khi hai hay nhiều sân bay nằm quá gần nhau đòi hỏi phải hiệp
đồng kiểm soát, thì cơ quan không lưu thích hợp xác định một
mực bay chuyển tiếp để sử dụng chung cho các sân bay trong bất
kì thời điểm nào.

25
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
Áp suất không khí tại MSL là 995 hPa. Độ cao chuyển tiếp
là 5700 ft, mực bay chuyển tiếp là 065. Hãy cho biết:
a) Lớp chuyển tiếp (transition layer) là bao nhiêu?
b) Phi công của máy bay khởi hành đã thay đổi khí áp từ
khí áp tại MSL (QNH) sang khí áp (QNE) 1013 hPa khi
cắt qua độ cao chuyển tiếp. Đồng hồ khí áp trên tàu bay
hiển thị bao nhiêu feet?
c) Phi công của máy bay đến đã thay đổi khí áp từ khí áp
(QNE) 1013 hPa sang khí áp MSL (QNH) khi cắt qua
mực bay chuyển tiếp. Đồng hồ khí áp trên tàu bay hiển
thị bao nhiêu feet? (1 hPa = 28 feet) 01/10/2008

26 27
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Giai đoạn báo động – Alert phase: Tình huống lo ngại cho an
toàn của một tàu bay và những người trên tàu bay.
- Giai đoạn hồ nghi – Uncertainty phase: Tình huống khi có sự
hồ nghi (không chắc chắn) về an toàn của tàu bay và những
người trên tàu bay.
- Giai đoạn khẩn nguy – Distress phase: Tình huống khi có cơ
sở chắc chắn rằng một tàu bay và những người trên tàu bay bị
đe dọa bởi mối nguy hiểm trực tiếp và trầm trọng hoặc cần
giúp đỡ khẩn cấp.

28
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Giai đoạn khẩn cấp – Emergency phase: Thuật ngữ chung tùy
theo từng trường hợp có nghĩa là giai đoạn hồ nghi, giai đoạn
báo động hoặc giai đoạn khẩn nguy.
- Giờ dự tính đến – Estimated time of arrival: Đối với các
chuyến bay bằng thiết bị, là giờ tàu bay dự định đến một điểm
ấn định xác định theo các phương tiện dẫn đường, mà từ đó dự
định thực hiện phương thức tiếp cận bằng khí tài, hoặc khi sân
bay không có phương tiện dẫn đường là giờ tàu bay đến một
điểm trên sân bay. Đối với các chuyến bay bằng mắt, là giờ
tàu bay dự định đến điểm trên sân bay. 29
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Giờ dự tính rời bến đậu – Estimated off-block time: Giờ dự
tính tàu bay bắt đầu lăn bánh rời vị trí đỗ để khởi hành.
- Giờ dự tính tiếp cận – Expected approach time: Giờ mà cơ
quan kiểm soát không lưu dự tính rằng một tàu bay sau khi
chờ sẽ rời điểm chờ để tiếp cận hạ cánh.
- Giới hạn huấn lệnh – Clearance limit: Điểm mà tới đó một
huấn lệnh kiểm soát không lưu cấp cho một tàu bay còn hiệu
lực.
- Hoạt động tại sân – Aerodrome traffic: Mọi sự di chuyển của
người, xe cộ và tàu bay trên khu hoạt động và tàu bay đang
bay trong vùng phụ cận của sân bay. 30
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ TẮT
- Huấn lệnh kiểm soát không lưu – Air traffic control clearance: Huấn lệnh của cơ quan kiểm
soát không lưu cấp cho tàu bay
để thực hiện chuyến bay do cơ quan kiểm soát không lưu qui
định.
- Hướng mũi – Heading: Hướng của trục dọc tàu bay thông
thường biểu diễn bằng góc tính từ hướng Bắc thực đo bằng độ.
- Khu di chuyển – Movement area: Một phần sân bay sử dụng
cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bánh, bao gồm khu hoạt
động và sân đỗ.
- Khu hoạt động – Manoeuvring area: Một phần trên sân bay sử
dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bánh, ngoại trừ sân
đỗ.
Bài 1. DỊCH VỤ KHÔNG LƯU
I. Các hình thức dịch vụ
ATS ATC (Ground; TWR; APP; ACC)
FIS (Flight Information Service – thông báo bay)
ATAS (Air traffic advisory service – tư vấn không lưu)
ALS (Alerting)
II. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực không lưu
III. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay và tổ lái
IV. Nhân viên không lưu

Bài 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


I. Mục đích của dịch vụ không lưu
II. Các loại hình thức dịch vụ không lưu
III. Hiệp đồng giữa người khai thác tàu bay và cơ sở cung cấp DVKL
IV. Hiệp đồng giữa hàng không dân dụng và quân sự
V. Hiệp đồng giữa cơ sở DVKL và cơ sở DV thông báo tin tức HK
VI. Độ cao bay an toàn thấp nhất
VII. Giờ sử dụng trong DVKL
VIII. Thông báo về hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cho tàu bay dân dụng
IX. Xử lý tình huống khẩn nguy trong khi bay
X. Xử lý trường hợp tàu bay bị lạc, không được nhận dạng
XI. Xử lý đối với việc bay chặn tàu bay dân dụng
XII. Sử dụng ngôn ngữ
XIII. Kế hoạch ứng phó không lưu
XIV. Cáp giấy phép khai thác cho cơ sở cung cấp DVKL

Bài 3. PHÂN CHIA VÙNG TRỜI


(AIRSPACE ORGANIZATION)
I. Phân chia vùng trời
II. Phân loại vùng trời
III. Tổ chức vùng trời Việt Nam
IV. Tổ chức các cơ sở cung cấp DVKL

Bài 4. DỊCH VỤ ĐIỀU HÀNH BAY


(AIR TRAFFIC CONTROL SERVICES)
I. Áp dụng
II. Cơ sở điều hành
III. Cung cấp dịch vụ điều hành bay
IV. Các hình thức phân cách
V. Phân cách tối thiểu
- Việc lựa chọn phân cách tối thiểu áp dụng cho một vùng trời cụ thể được thực hiện theo
những quy định trong tài liệu nghiệp vụ “Phương thức không lưu HKDD”, Quy chế bay trong
khu vực sân bay, Phương thức điều hành bay.
- Hai cơ sở điều hành bay chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ tại những vùng trời kế cận phải
thỏa thuận việc lựa chọn phân cách tối thiểu khi:
 Tàu bay từ một vùng trời bay vào một vùng trời kế cận.
 Khoảng cách của đường bay đến ranh giới chung nhỏ hơn trị số phân cách tối thiểu.
- Các chi tiết về phân cách tối thiểu và phạm vi áp dụng phải được thông báo trong Tập thông
báo tin tức hàng không (AIP – Aeronautical Information Publication) của VN cho cơ sở cung
cấp DVKL, tổ lái và người khai thác tàu bay có liên quan biết.
VI. Phân công trách nhiệm kiểm soát
- Mỗi chuyến bay có kiểm soát tại 1 thời điểm chỉ chịu sự kiểm soát của 1 cơ sở ĐHB
- Trách nhiệm KSHĐB trong 1 vùng trời chỉ được giao cho 1 cơ sở ĐHB đảm nhiệm. Cơ sở
ĐHB có thể ủy quyền kiểm soát 1 tàu bay hoặc 1 nhóm tàu bay cho cơ sở ĐHB khác với
điều kiện có hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ sở này.
1. Dịch vụ kiểm soát mặt đất
Do bộ phận kiểm soát mặt đất thuộc tổng công ty Cảng hàng không đảm nhiệm.
2. Dịch vụ kiểm soát tại sân
Do đài kiểm soát tại sân bay (Aerodrome Control Tower) đảm nhiệm, chịu trách nhiệm cung cấp tin
tức và huấn lệnh để ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay: đang bay trong vòng lượn sân bay hoặc
đang hoạt động trên mặt đất, đang hạ cánh và cất cánh.
3. Những vị trí trọng yếu trong khu vực di chuyển

You might also like