You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRÊN TÀU BIỂN

1. 1 Tổ chức của tàu trong tình huống khẩn cấp

Thuyền trưởng Đội chỉ huy - trên buồng lái hoặc vị trí chi huy thích hợp nhất;
Máy trưởng Phụ trách tại hiện trường hoặc Đội chỉ huy tùy theo tình hình;
Thuyền phó nhất Phụ trách tại hiện trường;
Thuyền phó hai Thông tin liên lạc - đi cùng với Đội chỉ huy;
Máy hai Phụ trách tại hiện trường hoặc Đội ứng phó tùy theo tình hình
Máy ba và máy tư Đội trưởng đội ứng phó;
Thuyền phó ba Đội trưởng đội ứng phó hoặc đội hỗ trợ;
Thủy thủ Thành viên của Đội ứng phó; hỗ trợ
Thực tập/ Người đi theo tàu Thành viên của Đội ứng phó hoặc hỗ trợ.
1. 2 Danh mục kiểm tra của Đội chỉ huy trong tình huống khẩn cấp

 Phát tín hiệu cấp cứu (khi cần thiết)


 Ghi chép và khẳng định kết quả việc tập trung thuyền viên
 Đánh giá tính nổi, độ ổn định, sức bền của tàu. . .
 Đánh giá nguy hiểm hiện tại, khả năng cháy, hóa chất độc hại
 Suy xét khả năng tồn tại nếu ở lại tàu
 Lên danh sách mối nguy hiểm trực tiếp - Tất cả đã được đề cập đến chưa?
 Những cố gắng để ngăn chặn/ kiểm soát sự cố có thể gây ra nguy hiểm cho thuyền
viên.
 Thuyền/ bè cứu sinh đã được chuẩn bị trước chưa?
 Những cố gắng để ngân chặn/ kiểm soát sự cố có thể tiếp tục? (Mệt mỏi/ Căng
thẳng)
 Thuyền trưởng/Người chỉ huy đã nhường lại vị trí chỉ huy để nghỉ ngơi?
 Hỗ trợ công việc chỉ huy bàng việc tham khảo nhận định của người khác về sự tiến
triển của tình hình.
 Phân công nhiệm vụ đầy đủ, (đặc biệt về thông tin liên ỉạc và ghi chép)
 Tránh làm ảnh hưởng đến khả năng đánh giá tình hình
 Đã cân nhấc việc cảnh báo những tàu lân cận (thông báo khẩn cấp và an toàn) và
thông báo cho quốc gia ven biển gần nhất?
 Đã thông báo để tập trung đội Đội ứng phó sự cố của Công ty?
 Tất cả các thiết bị thông tin đã được sử dụng?
 Đã tham khảo sổ tay các quy trình ứng phó khẩn cấp?
 Đã bố trí để có sẵn đủ nước ngọt và lương thực?
 Đội chỉ huy có ngăn ngừa việc đánh giá hư hỏng và đánh giá sự toàn vẹn của hệ
thống?
 Thu thập và đảnh giá tác động của thời tiết qua bản dự báo định kỳ.
 Tiến hành kiểm ưa những việc sau:
o Khả năng thành công của các cố gắng ngăn chặn sự cố.
o Sự sống còn nếu lưu lại trên tàu.
o Cần thiết phải sơ tán một phần
o Lượng dự trữ nước ngọt, thực phẩm, điện ắc quy dự trữ, và nhiên liệu máy
phát sự cố. Thông tin bổ sung cho Đội ứng phó sự cố của Công ty, Trung tâm
phối hợp tìm kiếm gần nhất và các tàu trong khu vực.
o Tất cả cac công việc trên nên xem xét và lập ra Bản danh mục kiểm tra cho
các tình huống khẩn cấp (Emergency Check list). Khi diễn tập cũng nên thực
hiện để tạo ra thói quen cho người chỉ huy và lưu vào, trên bản cho huấn
luyện phải ghi vào là “ Dùng cho diễn tập”

1.3 Bảng phân công nhiệm vụ

Bảng phân công nhiệm vụ cần phải được chuẩn bị trước khi tàu đi biển và phải được duy
trì suốt chuyến đi. Nếu có sự thay đổi thuyền viên, trang thiết bị hoặc qua sự luyện tập, diễn tập
thấy cần thiết sửa đổi bảng phân công nhiệm vụ cho phù hợp.

Bảng phân công nhiệm vụ phải đưa ra lời chỉ dẫn rõ ràng trong các trường hợp khẩn cấp,
và nó phải để ở nơi dễ thấy trên tàu, kể cả buồng lái, buồng điều khiển máy và cả phòng ở thuyền
viên.

Nội dung bảng phân công nhiệm vụ


 Chi tiết về tín hiệu báo đông chung và hành động của thuyền viên khi nghe tín hiệu
đó
 Mệnh lệnh rời bỏ tàu sẽ được đưa ra như thế nào?
 Các tín hiệu khẩn cấp khác và hành dộng của thuyền viên khi nghe các túi hiệu đó.
 Các chỉ dẫn cần thiết, các thay thế vị ưí ưong bảng phân công nhiệm vụ

Các nhiệm vụ được phân công cho các thuyền viên khác nhau bao gồm:

 Đóng cửa kín nước, cửa chống lửa, van, lỗ thoát nước, lỗ thông mạn, giếng trời, cửa
sổ và các lối mở tương tự
 Mang/vận hành xuồng, bè cứu sinh và các trang thiết bị cứu sinh
 Chuẩn bị và hạ xuồng, bè cứu sinh
 Các kiểm tra chuẩn bị chung cho các trang thiết bị cứu sinh khác
 Nhiệm vụ của hành khách (nếu có)
 Sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến
 Tổ chức các đội chữa cháy
 Các nhiệm vụ đặc biệt được phân công về việc sử dụng trang thiết bị chữa cháy
 Các nhiệm vụ trợ giúp cho các tình huống khẩn cấp
 Các hoạt động y tế cho người bị thương
 Sự thay thế cho các vị trí khi vắng mặt

Việc lập ra các bảng phân công nhiệm vụ phải căn cứ vào thực tế trên tàu, thuyền trưởng
và các sĩ quan cần cân nhắc một cách cẩn thận để phân công nhiệm vụ một cách phù hợp nhất.
Thông thường việc phân công nhiệm vụ dựa vào các tiêu chí cơ bản sau đây

 Chức danh đang đảm nhiệm


 Kinh nghiệm làm việc trên tàu
 Sức khỏe, tuổi của thuyền viên
 Các vấn đề đặc biệt khác của thuyền viên

Trong quá trình hoạt động trên tàu và sau các lần diễn tập, thuyền trưởng phải có đánh giá
một cách đầy đủ về năng lực của thuyền viên. Trên cơ sở đánh giá đó, thuyền trưởng đưa ra các
biện pháp huấn luyện thích hợp và có thể thay đổi nhiệm vụ của thuyền viên trong bảng phân công
nhiệm vụ cho phù hợp hơn. Trong trường hợp thuyền viên vì một lý do nào đó mà có thể không
đảm nhiệm được nhiệm vụ của mình trong bảng phân công thì phải có thuyền viên thay thế, đặc
biệt là các vị trí quan trọng. Vì vậy trong huấn luyện, phải chú trọng đến huấn luyện cho thuyền
viên ở các vị trí thay thế để làm sao đạt được như người được thay. Trên bảng phân công nhiệm
vụ cũng phải chỉ rõ thuyền viên thay thế là ai để thuận tiện cho huấn luyện và kiểm tra.

Các bảng phân công nhiệm vụ có thể dùng các hình thức diễn tả khác nhau, miễn là thuyền
viên hiểu và thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình như đã được phân công chính và nhiệm vụ khi
thay thế.

Thông thường trên đầu bảng phân công là tín hiệu báo động chung và các cách thức báo
động và thông báo tình huống, bên dưới là bảng phân công nhiệm vụ cho một tình huống khẩn
cấp cụ thể.

Dưới đây là ví dụ về một bảng phân công nhiệm vụ cho thuyền viên trong tình huống khẩn
cấp là cháy trên tàu.
No Rank FIRE DRILL
Master At the Bridge in command of all operations
1
Ở buồng lải, điều khiển mọi hành động
2nd Off In charge of Support Squad
2
Trong nhiệm vụ của đội “Trợ giúp’’
3 Ch. Engr Emergency Squad. Manned Engine Room
Đội ứng cứu. Điều hành buồng máy
4 3rd Engr Emergency Squad - Start Emergency Fire Pump
Đội ứng cứu - Khởi động bơm chữa cháy sự cố
5 Electrician Emergency Squad - Close all Ventilations Bring C02 fire extinguisher - Assist as
Required
Đội ứng cứu - Đóng tất cả các cửa thông gió Đem theo bình C02 - Trợ giúp theo yêu
cầu
6 Bosun Emergency Squad - Carrying Breathing apparatus from Deck A Wearer of Firemans
Outfit & Breathing Apparatus - Act as Fire Fighter
Đội ứng cứu - Đem theo bình thở ở boong “A”
Mặc bộ quần áo chống cháy và bình thở - Hành động như “người lính chữa cháy”
7 A/B (1) Support Squad - At the Bridge, Helmsman - Assist as Requừed
Đội ứng cứu - Ở buồng lái, thủy thủ lái - Trợ giúp khi có yêu cầu
8 A/B (2) Emergency Squad - Carrying Firemans Outfit from Deck A Assist Bosun in Fire
Fighting
Đội ứng cứu - Đem theo bộ quẩn áo chống cháy ờ boong “A” Trợ giúp Thủy thủ
trưởng chữa cháy
9 O/S (1) Emergency Squad - Carrying Breathing Apparatus in Deck A Hydrant Operator -
Assist in Fire Fighting
Đội ứng cứu - Đem theo bình thở ờ boong “A”
Vận hành họng nước chữa cháy - Trợ giúp chữa cháy
10 O/S (2) Emergency Squad - Collect and Connect Fire Hoses Assist in Fire Fighting
Đội Ưng cứu - Tập hợp và nối các vòi rồng chữa cháy Trợ giúp chữa cháy
11 Oiler (1) Support Squad Carrying Foam Fire Extinguisher - Hydrant Operator
Đội Trợ giúp Đem theo binh bọt chữa cháy - Vận hành họng nước chữa cháy
12 Cook Medical Squad - Bring First Aid Equipment Close all Doors to Accomodation
Đội Y tế - Đem các dụng cụ sơ cứu Đóng tất cả các cừa vào khu vực buồng ở
Bảng phân công nhiệm vụ phải được áp dụng trên cơ sở xem xét đến tình huống thực tế
của sự cố. Nếu điều kiện thực tế cho phép, mỗi thuyền viên chỉ nên được chỉ định 1 hoặc một số
các nhiệm vụ liên quan đến 1 đội ứng cứu sự cố.

Trên các tàu khách những vị trí chủ chốt, những người mà phải rời tàu cuối cùng, sẽ không
được bố trí vào những bè cứu sinh mà theo kế hoạch sẽ được hạ xuống trước.

Khi có người thay thế được chỉ định thay cho vị trí chủ chốt trong trường hợp họ không
thể tiếp tục đảm nhiệm vị trí, cần phải lưu ý để đảm bảo rằng các đội ứng cứu sự cố không bị để
lại mà không có người chỉ huy hay thiếu quân số nhiều.

Đối với xuồng cứu sinh có máy phải chỉ định người có khả năng vận hành máy xuồng và
tiến hành các điều chỉnh cơ bản. Với bè cứu sinh có trang bị thiết bị vô tuyến, Phao tiêu chỉ báo
vị trí sự cố (EPIRB), Phát đáp radar (SART) hoặc điện thoại vô tuyến 2 chiều (VHF two-way) thì yêu
cầu phải chỉ định người có khả năng vận hành các thiết bị đó.

Hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp

Các hướng dẫn rõ ràng trong trường hợp có xảy ra sự cố phải được cung cấp cho mọi
thuyền viên trên tàu. Thông thường chúng được làm dưới dạng thẻ hoặc áp phích dán trong
phòng ở. Một cách làm tốt hiện nay là làm các hướng dẫn dán trong buồng ở thuyền viên và sổ
tay hướng dẫn phát cho thuyền viên.

Trên các tàu khách hoạt động tuyến quốc tế và các tàu khách hoạt động nội thủy, mồi
thuyền viên phải được cung cấp một Bản hướng dẫn sự cố rõ ràng (ví dụ dưới dạng thẻ) để thực
hiện theo trong trường hợp xảy ra sự cố và để trong buồng hành khách để hành khách đọc khi
thông báo. Các hướng dẫn phải chỉ rõ vị trí tập hợp hoặc điểm tập trung, nhiệm vụ trong tình
huống khẩn cấp và phương tiện cứu sinh được chỉ định. Hướng dẫn phải miêu tả Tín hiệu báo
động chung khi có sự cố, các tín hiệu báo sự cố khác và hành động phải thực hiện khi nghe thấy.
Phương pháp đưa ra lệnh rời bỏ tàu cũng phải được nêu rõ.

Các Hướng dẫn sự cố, được minh họa khi có thể, phải được đặt ở mỗi phòng ở thuyền
viên, phòng hành khách, điểm tập hợp cho thuyền viên, hành khách hoặc trạm tập trung, và trong
các không gian dành cho khách khác. Ngôn ngữ thể hiện phải phù hợp với các quốc tịch chính của
thuyền viên và hành khách mà tàu chuyên chở. Các hướng dẫn này phải thông tin đến hành khách
về điểm tập hợp hay trạm tập trung của họ, các hành động cần thiết phải thục hiện khi nghe tín
hiệu báo động chung và bất kỳ tín hiệu nào khác yêu cầu họ phải có hành động, vị trí phao áo và
cách mặc phao áo.

1.4 Tín hiệu báo động và tầm quan trọng phải thực tập làm quen

Tín hiệu bào động phải được quy định và mô tả rõ ràng, cụ thể ở trên bảng phân công
nhiệm vụ cho các tình huống khẩn cấp.

Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện (còi tàu) và hệ thống loa truyền
thanh công cộng trên tàu. Nội dung tình huống khẩn cấp được thông báo trên loa công cộng ngay
sau khi phát tín hiệu báo động chung, Nếu trên tàu hệ thống chuông điện hệ thống truyền thanh
bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo
cho thuyền viên biết
Hồi chuông (còi) ngắn là hồi kéo dài từ 1 đến 2 giây, hồi chuông (còi) dài là hồi kéo dài từ
4 đến 6 giây, giữa 2 hồi chuông (còi) cách nhau 2 đến 4 giây

Tín hiệu báo động chung được quy định theo SOLAS như sau:

Tín hiệu báo động chung: gồm 7 hồi chuông (còi) ngấn và 1 hồi chuông (còi) dài liên lục
lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hiện nay nhiều tàu dùng hình thức phát tín hiệu báo động chung để kêu gọi sự chú ý, sau
đó phát nội dung của tình huống khẩn cấp trên hệ thông loa công cộng. Điều này giúp cho thuyên
viên định hình được tình huông khân cấp nhanh hơn, không bị bối rối. Việc thông báo trên loa
cũng giúp cho thuyền viên tránh được tình trạng hỗn loạn, nhanh chóng tập chung và thực hiện
các nhiệm vụ đã được phân công.

Tuy nhiên một số tàu vẫn đưa vào các tín hiệu báo động khác theo yêu cầu của quôc gia.
Ví dụ Việt Nam theo thông tư 07/2012/TT-BGTVT ký ngày 21/3/2012 (copy từ website của Cục
HH Việt Nam)

Điều 56. Tín hiệu báo động trên tàu

1. Tín hiệu báo động phải được phát ra bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh trên
tàu. Hồi chuông ngắn là hồi chuông điện kéo dài từ 01 đến 02 giây; hồi chuông dài là hồi chuông
điện kéo dài từ 04 đến 06 giây; giữa hai hồi chuông cách nhau từ 02 đến 04 giây.

2. Tín hiệu báo động bằng chuông điện được quy định như sau:

a) : Báo động chung gồm bảy tiếng còi ngắn và một tiếng còi dài, lặp
lại vài lần
b) : Báo động cứu hỏa gồm một hòi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20
giây, lặp đi lặp lại nhiều lần
c) : Báo động cừu người rơi xuống nước gồm ba hồi chuông dài, lặp đi
lặp lại 03 đến 04 lần;
d) : Báo động cứu thủng tàu gồm năm hồi chuông dài, lặp đi lặp
lại 02 đến 03 lần
e) : Báo động bỏ tàu gồm sáu hồi chuông ngắn và một hòi chuông dài,
lặp đi lặp lại nhiều lần;
f) : Lệnh báo yên bằng một hồi chuông liên tục kẻo dài 15 đến 20 giây

Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời. Trường hợp báo động cứu hỏa,
cứu thùng tàu thì phải thông báo rõ vị trí nơi xảy ra sự cố. Nếu hệ thống chuông điện, hệ thống
truyền thanh của tàu bị hỏng hoặc không có thì có thế dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra
âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết.

Những tín hiệu báo động này được quy định cụ thể đo cơ quan chức năng quy định. Đôi
khi do từng tàu đặt ra, miền là trên nội bộ tàu đó mọi hành động đượctiến hành chính xác khi có
lệnh báo động. Hiện nay người ta đang cố gắng thực hiện thống nhất tín hiệu báo động trên các
tàu trên phạm vi rộng.

Đa số các công ty vận tải biển và các tàu biển hiện nay khi có tình huống khẩn cấp sẽ dùng
chuông hoặc còi phát tín hiệu báo động chung rồi sau đó thông báo nội dung tình huống khẩn
cấp trên hệ thống loa truyền thanh công cộng ( Public Address System- P. A. S).

Khi nghe thấy tín hiệu báo động chung mọi thuyền viên phải dừng ngay các hoạt động để
lắng nghe nội dung tình huống khẩn cấp trên P. A. S , Thực hiện ngay các nhiệm vụ của mình đã
được cho trên Bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cẩp (MUSTER LIST).

1.5 Yêu cầu đối với thuyền viên trên tàu

Các thuyên viên phải được hướng dẫn và làm quen với vị trí và nhiệm vụ của họ trong tình
huống khẩn cấp, các trạm tập trung, khu vực có nguy cơ phát sinh sự cố, các lối thoát hiểm ngay
sau khi lên tàu nhận công tác.

Mỗi thuyền viên phải có một thẻ phân công nhiệm vụ riêng, thẻ này nêu chi tiết các nhiệm
vụ đặc biệt cần thực hiện. Có thể thay thế thẻ bằng một bản hướng dẫn hoặc sổ tay hướng dẫn
trong tình huống khẩn cấp băng ngôn ngữ làm việc trên tàu.

Toàn bộ thuyền viên phải được huớng dẫn thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt của họ và
thuyên viên trực ca phải duy trì tín hiệu trực canh khi huấn luyện sự cố. Ví dụ

Mỗi thành viên tham gia vào huấn luyện rời tàu yêu cầu phải mặc bảo phao áo cứu sinh
và các thuyền viên trên tàu phải trợ giúp các công tác chuẩn bị hạ phương tiện cứu sinh tùy theo
loại lắp đặt trên tàu. Các chỉ dẫn chuẩn bị phải được dán ngay tại khu vực lắp đặt xuồng cứu sinh,
bè cứu sinh, xuồng cấp cứu. Nhóm ứng cứu phải tập hợp cùng với các thiết bị ngay lập tức khi có
tín hiệu sự cố.

Người phát hiện cháy phải ngay lập tức thông báo đến buồng lái hoặc buồng kiểm soát và
dập cháy, hoặc khống chế đám cháy bằng các thiết bị sẵn có.

Khi có tín hiệu báo cháy, các bơm chữa cháy phải được khởi động ngay lập tức và tất cả
các cửa kín nước, kín lửa, các lỗ, ống thông gió phải được đóng và tất cả các quạt gió phải ngừng
hoạt động.

Các ống rồng chữa cháy được đưa tới các vùng ảnh hường và các thiết bị chữa cháy khác
được tập trung tại vị trí xảy ra cháy theo hướng dẫn của sĩ quan chịu trách nhiệm.

Khi phát hiện thấy có người ngã xuống biển, sĩ quan hay thủy thủ trực ca phải thực hiện
ngay các bước theo hướng dẫn dán trên buồng lái, tùy theo điều kiện thực tế mà tiến hành. Việc
điều động tàu quay trờ lại tìm kiếm sẽ theo hướng dẫn của Hệ thống Quản ly An toàn mà Công
ty đang áp dụng, thông thường dùng phương pháp quay trờ Williamson Turn 180°. Các thuyên
viên khác khi không tham gia ca trực buồng lái mà phát hiện người rơi xuống nước phải ném phao
tròn cứu sinh xuống biển ngay đồng thời thông báo ngay cho buồng lái bằng mọi cách : Như hô
to “ Có người rơi xuống nước ở mạn …” , thông háo hên loa truyền thanh công cộng, máy bộ
đàm cầm tay. . . Ngay sau khi nhận được báo động khẩn cấp , các đội được phân công theo bảng
phân công nhiệm vụ trong các tình huống khẩn cấp (Muster list) phải sẵn sàng. Tất cả các thuyền
viên đội xuồng cấp cứu phải có mặt và chuẩn bị và hạ xuồng tiến hành tìm kiểm và vớt người bị
nạn.

Trong những khu vực bị hạn chế tầm nhìn, tất cả các cửa và lỗ kín nước phía dưới boong
phải được đóng theo yêu cầu của thuyền trường.

Thuyền viên phải có trách nhiệm thuộc, hiểu và thành thạo với các nhiệm vụ và trang thiết
bị trong từng tình huống khẩn cấp cụ thể trên tàu. Phối hợp với các thuyền viên khác trong đội
ứng phó của mình và với các đội khác trên tàu để xử lý tình huống an toàn, hiệu quả, nhanh
chóng.

1.6 Công tác thực tập huấn luyện trên tàu

Trên tàu phải thường xuyên huấn luyện, thực tập và diễn tập các tình huống khẩn cấp để
mọi người trên tàu làm quen với tín hiệu báo động, trở thành phản xạ có điềụ kiện, đáp ứng chính
xác các hành động khi nghe tín hiệu báo động. Việc huấn luyện, diễn tập trên tàu sẽ theo kế hoạch
huấn luyện do thuyền trưởng lập ra hoặc phối hợp với Người phụ trách Hệ thống quản lý an toàn
Công ty (DPA) lập ra phù hợp vói từng con tàu. Thông thường là lập kế hoạch huấn luyện và diễn
tập trong một năm.

Có thể việc huấn luyện và diễn tập được lập như sau:

Nhóm các loại huấn luyện, diễn tập phải tiến hành hàng tháng

 Huấn luyện, diễn tập bỏ tàu - Abandon ship


 Huấn luyện, diễn tập chữa cháy - Fire fighting
 Huấn luyện, diễn tập tràn dầu - Oil spill
 Huân luyện, diễn tập sự cố máy lái - Emergency steering
 Huấn luyện, diễn tập an ninh - ISPS

Nhóm các loại thực tập phải tiến hành 3 tháng 1 lần

 Hạ xuồng cứu sinh và chạy dưới nước - Launch life boat


 Thực tập xuồng cứu nạn - Rescue boat
 Sự cố đâm va - Collision
 Sự cố mắc cạn - Grounding
 Sự cố mất điện - Failure of man electric power
 Sự cố máy chính — Main engine failure

Theo quy định của SOLAS thì khi số thuyền viên mới thay thế lớn hơn 25% tổng sổ thuyền
viên của tàu thì việc diễn tập chữa cháy và rời bò tàu phài tiến hành ngay trong vòng 24 tiếng sau
khi tàu rời cảng

Trên tàu sẽ căn cứ theo lịch để tiến hành các đợt diễn tập. Tuy nhiên trong trường hợp
đặc biệt do điêu kiện nào đó không thể tiến hành diễn tập đúng thời gian quy định thì thuyên
trường sẽ quyểt định thời gian diễn tập phù hợp. Các lần huấn luyện, diễn tập phải ghi vào nhật
ký hàng hải và nhật ký máy và các biểu mẫu liên quan trong Hệ thống quản lý an toàn tàu đang
áp dụng.

You might also like