You are on page 1of 8

PHẦN 1: SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ TRANG BỊ CỨU SINH

(BỘ LUẬT LSA)

Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (International convention on
Safety Of Life At Sea - SOLAS) và những hình thái kế tiếp của nó được xem là công
ước quan trọng nhất trong tất cả các công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trong lĩnh
vực hàng hải.

Về nội dung, SOLAS gồm hai phần:

Phần đầu gồm văn bản của Công ước với 3 phần, 13 điều ngữ;
Nghị định thư 1988 với 9 điều ngữ;

Phần thứ hai gồm các phụ lục với 14 chương: các chương này
đưa ra các quy định về đặc tính kỹ thuật đối với việc đóng tàu cũng như
các tiêu chuẩn kỹ thuật và trang bị cho các trang thiết bị trên tàu.

Trong 14 chương của phần phụ lục, Chương III – Trang thiết bị và hệ thống
cứu sinh được xem là một trong những chương quan trọng. Chương này đưa ra những
yêu cầu về hệ thống cứu sinh cũng như những yêu cầu về trang bị các phương tiện cứu
sinh.

Tại khóa họp thứ 66 của Ủy ban an toàn hàng hải, thừa nhận việc cần thiết phải
ban hành các tiêu chuẩn quốc tế đối với trang bị cứu sinh được yêu cầu bởi chương
III, Công ước SOLAS. Theo Nghị quyết MSC.48(66), bộ luật quốc tế về Trang bị cứu
sinh – International Life-Saving Appliances Code (Bộ luật LSA – LSA Code) đã được
thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1996.

Mục đích của Bộ luật này nhằm đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế đối với các trạng
bị cứu sinh được yêu cầu bở Chương III của SOLAS 74.

Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1998, những yêu cầu của Bộ luật LSA sẽ là những
quy định bắt buộc dưới Công ước SOLAS 74 cũng như các sửa đổi bổ sung theo như
nội dung của Quy định 34 (tất cả những trang bị và và hệ thống cứu sinh phải tuân thủ
theo các yêu cầu có thể áp dụng được của Bộ luật LSA).

Theo sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, cũng như các vấn
đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải, các tiêu chuẩn về hệ thống
cứu sinh có thể sẽ không còn phù hợp với thực tế nữa. Để việc sửa đổi các tiêu chuẩn
về hệ thống cứu sinh được kịp thời và nhanh chóng được áp dụng bắt buộc thì việc
đưa các tiêu chuẩn này tách riêng ra thành một bộ luật là cần thiết.
PHẦN 2: TÓM TẮT NỘI DUNG BỘ LUẬT LSA

Bộ luật Quốc tế về trang bị cứu sinh gồm 7 chương, quy định chi tiết về các
tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các trang bị cứu sinh, cụ thể:

Chương 1 - Quy định chung

1.1 Định nghĩa

1.2 Qui định chung đối với trang bị cứu sinh

Chương 2 - Trang bị cứu sinh cá nhân

2.1 Phao tròn

2.2 Phao áo

2.3 Bộ quần áo bơi

2.4 Bộ quần áo bảo vệ kín

2.5 Dụng cụ chống mất nhiệt

Chương 3 - Các tín hiệu nhìn thấy được

3.1 Pháo hiệu dù

3.2 Đuốc cầm tay

3.3 Tín hiệu khói nổi

Chương 4 - Phương tiện cứu sinh

4.1 Yêu cầu chung đối với bè cứu sinh

4.2 Bè cứu sinh bơm hơi

4.3 Bè cứu sinh cứng

4.4 Yêu cầu chung đối với xuồng cứu sinh

4.5 Xuồng cứu sinh có mái che một phần

4.6 Xuồng cứu sinh có mái che toàn phần

4.7 Xuồng cứu sinh hạ rơi tự do

4.8 Xuồng cứu sinh có hệ thống tự cung cấp không khí

4.9 Xuồng cứu sinh chịu lửa


Chương 5 - Xuồng cấp cứu

5.1 Xuồng cấp cứu

Chương 6 - Thiết bị hạ và đưa phương tiện cứu sinh lên tàu

6.1 Thiết bị hạ và đưa người lên phương tiện cứu sinh

6.2 Hệ thống sơ tán hàng hải

Chương 7 - Các trang bị cứu sinh khác

7.1 Thiết bị phóng dây

7.2 Hệ thống báo động chung và truyền thanh công cộng

Ý NGHĨA CỦA BỘ LUẬT LSA ĐỐI VỚI BẢN THÂN

Là một sinh viên năm 4 chuyên ngành Điều khiển tàu biển, với định hướng
công việc sau khi tốt nghiệp là làm việc trên các tàu biển với các chức danh phù hợp
với trình độ của bản thân, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như tuân thủ các
luật định chi phối điều đó.

Khi đảm nhiệm chức danh Thủy thủ: là người phụ giúp cho các Sỹ quan trong
việc kiểm tra định kỳ các trang bị cứu sinh. Nhờ vào Bộ luật LSA mà mình có thể
nắm được sơ bộ các yêu cầu về mặt kỹ thuật của các trang bị cứu sinh có trên tàu, tìm
hiểu sơ bộ được những đặc tính điển hình của các trang bị.

Khi đảm nhiệm chức danh Sỹ quan: trên tàu, thuyền phó 2 thường là người
chịu trách nhiệm về các trang bị cứu sinh này, chính vì thế, Bộ luật LSA càng tỏ rõ sự
quan trọng. Bộ luật LSA là một ấn phẩm hàng hải được ban hành bởi IMO và tàu bắt
buộc phải trang bị và cập nhật. Đối với một con tàu, các trang bị cứu sinh được coi
như sự “cứu cánh” khi tàu gặp nạn trong phiêu trình của mình. Vì vậy, công việc kiểm
tra, bảo dưỡng các trang bị cứu sinh, đảm bảo chúng luôn trong tình trạng kỹ thuật
thỏa mãn các yêu cầu được quy định cụ thể trong Bộ luật LSA. Bộ luật LSA như là
kim chỉ nam trong công việc này, thuyền phó 2 tham chiếu các quy định trong Bộ luật
này để tiến hành công việc kiểm tra định kỳ các trang bị cứu sinh trên tàu mình. Công
việc kiểm tra, đảm bảo tính sẵn sàng này trước hết là có trách nhiệm với sinh mạng
của bản thân mình và với thuyền bộ trên con tàu trong khi tàu hoạt động, sau là để
đảm bảo tàu không bị Chính quyền cảng bắt giữ (vì không đảm bảo các yêu cầu theo
quy định) làm chậm trễ lịch khai thác tàu, gây tổn thất cho công ty, mà các thuyền
viên thường nói vui với nhau rằng: “chủ tàu có bát cơm thì mình mới có chén cháo!”.
PHẦN 3: TÌNH HÌNH CẬP NHẬT CỦA BỘ LUẬT LSA

Từ năm 2010 đến nay, Bộ luật LSA đã có tổng cộng 4 lần sửa đổi, bổ sung được
thông qua bởi Ủy ban an toàn hàng hải. Cụ thể :

GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2013 :

Nghị quyết MSC.293(87) : được thông qua ngày 21 tháng 5 năm 2010.

Tại Chương IV - Phương tiện cứu sinh :

1 Ở các đoạn 4.2.2.1, 4.2.3.3 và 4.3.3.3, thay thế “75 kg” bằng “82.5 kg”.

Nghị quyết MSC.320(89): được thông qua ngày 20 tháng 5 năm 2011.

Tại Chương IV – Phương tiện cứu sinh:

1 Ở đoạn 4.4.7.6, thêm các tiểu đoạn từ .2 đến .6 vào ngay sau tiểu đoạn .1 hiện
tại:

“.2 cho dù ở tiểu đoạn .7.2, cơ cấu chỉ mở ra khi cơ cấu nhả xuồng được vận
hành khi xuồng nổi hoàn toàn trên nước hoặc nếu xuồng chưa nổi hoàn
toàn trên nước, bằng nhiều cách, cân nhắc kỹ và duy trì hành động trong
việc di chuyển hoặc bỏ qua bộ phận khóa liên động được thiết kế để
ngăn ngừa việc mở sớm hoặc vô ý nhả;

.1 Cơ cấu này không được mở ra nếu như bị mòn, không thẳng hàng
và không được cân chỉnh lực trong khi lắp đặt các móc hoặc khi
vận hành, hoặc kiểm soát các cần hoặc các dây cáp có thể được
nối với cơ cấu này, hoặc phần móc xuồng phía trước bị chênh
lệch với móc xuồng phía sau tới 10˚ và bị nghiêng ngang tới 20˚;

.2 tiêu chuẩn ở đoạn 4.4.7.6.3 và đoạn 4.4.7.6.2.1 áp dụng cho phạm


vi tải trọng, được miêu tả 0% đến 100% tải trọng làm an toàn của
cơ cấu nhả xuồng và cơ cấu thu xuồng có thể được chấp nhận;

.3 trừ khi có một loại cơ cấu thả xuồng chịu tải ở giữa, mà nó được giữ
chắc hoàn toàn bằng trọng lượng xuồng, cụm móc xuồng phải được thiết
kế sao cho có thể di chuyển các bộ phận của cụm móc xuồng và được
giữ chắc hoàn toàn bằng các bộ phận khóa móc xuồng mà có khả năng
giữ chúng làm việc an toàn trong mọi điều kiện cho đến khi bộ phận
khóa móc xuồng được cẩn thận mở ra bằng cách thao tác vận hành cơ
cấu nhả. Đối với việc thiết kế để sử dụng cần gạt trong bộ phận cụm
móc xuồng theo bất kì hướng nào hoặc gián tiếp tác động vào cần gạt
này thì cần gạt vẫn phải làm sao đó để giữ cho cụm móc xuồng vẫn
được giữ chặt và đảm bảo cụm móc xuồng vẫn chịu tải an toàn thông
qua sự quay của cần gạt đạt đến 45 độ theo bất kỳ hướng nào, hoặc 45
độ ở một hướng (nếu như nó bị giới hạn bởi thiết kế tính) từ vị trí bị
khóa;

.4 để đảm bảo sự ổn định cho cụm móc xuồng thì cơ cấu nhả xuồng phải
được thiết kế sao khi đặt lại vị trí khóa thì trọng lượng của xuồng không
tác động bất cứ lực nào lên cơ cấu vận hành này;

.5 bộ phận khóa phải được thiết kế sao cho chúng không bị gạt lại vị trí mở
trong khi chúng chịu tải từ cụm móc xuồng; và

.6 nếu như có trang bị khóa liên động bằng thủy tĩnh thì nó phải tự động
trở về khi mà ta nhấc xuồng lên khỏi mặt nước.”

2 Ở đoạn 4.4.7.6, tiểu đoạn .2 được thay thế như sau:

“.7 cơ cấu nhả đó phải có hai khả năng nhả: khả năng nhả bình thường
(không chịu tải) và nhả khi chịu tải:

.1 khả năng nhả thông thường (không chịu tải) phải nhả xuồng cứu
sinh nổi trên mặt nước hoặc không có tải ở các móc, và không
yêu cầu bất kỳ sự can thiệp bằng tay nào đến ma-ní hay cùm ở
phần đầu kẹp của móc xuồng; và

.2 khả năng nhả có tải phải nhả xuồng cứu sinh khi có tải ở các móc.
Cơ cấu nhả này phải có một khóa liên động bằng thủy lực hoặc
một thiết bị tương tự để đảm bảo khi xuồng nổi trên mặt nước thì
cơ cấu nhả mới kích hoạt được. Trong trường hợp có sự cố hoặc
khi xuồng chưa nổi trên mặt nước thì nó phải có cách để cưỡng
chế cái khóa liên động bằng thủy lực này hoặc có một thiết bị
khác để sử dụng trong tình huống phải nhả xuồng khẩn cấp. Thiết
bị mà cưỡng chế lại khóa liên động đó phải được bảo vệ thích
đáng để chống lại việc sử dụng ngẫu nhiên hoặc sử dụng sớm. Sự
bảo vệ thích đáng này phải bao gồm một cơ cấu bảo vệ đặc biệt
được yêu cầu không bình thường cho chế độ nhả không tải, thêm
nữa phải có một biển cảnh báo nguy hiểm. Sự bảo vệ này phải
được phá vỡ một cách cẩn thận bằng việc sử dụng một lực phù
hợp, thí dụ như bằng cách đập một một hộp bảo vệ bằng kính.
Một cái nhãn dán hay một cái dây được bấm chì mảnh thì không
được coi là bảo vệ thích đáng. Để ngăn ngừa việc nhả khi có tải
bị thực hiện sớm, thì hoạt động nhả xuồng khi có tải này yêu cầu
sự cẩn thận của người vận hành;”

3 Ở đoạn 4.4.7.6, tiểu đoạn .3 được đánh số lại thành tiểu đoạn .8 và cụm từ “mà
không quá lực” được thay thế bằng cụm từ “, và mọi thiết bị chỉ báo phải không cho
biết là cơ cấu nhả được đặt lại”.

4 Ở đoạn 4.4.7.6, tiểu đoạn .9 được thêm vào ngay sau tiểu đoạn .8 mới được
đánh số lại với nội dung như sau:

“.9 tất cả những bộ phận của cụm móc xuồng, bộ phận cần nhả, các
dây cáp hay các liên kết giữa cơ cấu nhả và phần kết cấu cố định
trên xuồng phải được chế tạo từ những vật liệu chịu ăn mòn trong
môi trường biển mà không phải sơn phủ hay mạ kẽm. Việc thiết
kế và chế tạo phải đảm bảo sức chịu đựng của nó trong suốt thời
hạn đã định mà nó không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Các
liên kết trong cơ cấu nhả này ví dụ như các dây cáp thì phải
không thấm nước và không được phơi nắng hay để ở nơi mà
chúng không được bảo vệ;”

5 Ở đoạn 4.4.7.6, các tiểu đoạn .4 đến .8 được đánh số lại thành .10 tới .14.

6 Ở đoạn 4.4..7.6, trong tiểu đoạn .10 mới vừa được đánh số lại, thay thế từ “rõ
ràng” bằng từ “không mập mờ”.

7 Ở đoạn 4.4.7.6, trong tiểu đoạn .14 mới vừa được đánh số lại, thêm cụm từ “các
thành phần chịu tải của cơ cấu nhà và” vào đầu tiểu đoạn này và cụm từ “của cơ cấu
nhả” được bỏ đi.

8 Ở đoạn 4.4.7.6 thêm các tiểu đoạn .15 và .16 vào sau tiểu đoạn .14 mới vừa
được đánh số lại:

“.15 khóa liên động bằng thủy lực phải được thiết kế với hệ số an toàn
không nhỏ hơn 6 lần tải trọng làm việc tối đa dựa trên độ bền của
vật liệu cấu thành nó;

.16 các dây cáp phải được thiết kế với hệ số an toàn không nhỏ hơn
2,5 lần tải trọng làm việc tối đa dựa trên độ bền của vật liệu cấu
thành nó; và”.

9 Ở đoạn 4.4.7.6, tiểu đoạn .9 được đánh số lại thành .17 và trên tiểu đoạn .17
mới vừa được đánh số lại đó, các đoạn tham chiếu “4.4.7.6.2.2 và 4.4.7.6.3” được thay
thế bằng các đoạn tham chiếu “4.4.7.6.7, 4.4.7.6.8 và 4.4.7.6.15”.
10 Ở đoạn 4.4.7.6, tiểu đoạn tham chiếu .9 được thay thế bằng .17.

GIAI ĐOẠN NĂM 2014 – 2015:

Nghị quyết MSC.368(93): được thông qua ngày 22 tháng 5 năm 2014.

Tại Chương II – Trang bị cứu sinh cá nhân, phần 2.2 – Phao áo:

1 Đoạn 2.2.1.6 được sửa đổi như sau:

“2.2.1.6 Khi được kiểm tra theo các khuyến nghị của Tổ chức trên ít nhất 12
người, phao áo người lớn phải có đủ sức nổi và tính ổn định trong nước ngọt
lặng để:

.1 nâng miệng của người đã kiệt sức hoặc bất tỉnh lên cách mặt
nước một khoảng cách trung bình không nhỏ hơn giá trị được
cung cấp bởi RTD trừ đi 10 mm;

.2 lật thân người bất tỉnh trong nước từ tư thế mặt người đó bị úp
xuống nước về tư thế mà miệng người đó cao hơn mặt nước trong
khoảng thời gian không vượt quá thời gian mà RTD cung cấp
cộng thêm 1 giây, số người không thể lật lại bằng phao áo thì
không được lớn hơn số lượng mà RTD cung cấp;

.3 góc nghiêng phần thân trên phía sau lưng tính từ vị trí thẳng đứng
không được nhỏ hơn giá trị cung cấp bởi RTD trừ đi 10˚;

.4 nhấc phần đầu lên trên mặt phẳng ngang một góc không nhỏ hơn
giá trị được cung cấp bởi RTD trừ đi 10˚; và

.5

2 Những đoạn mới 2.2.1.8.4, 2.2.1.8.5 và 2.2.1.8.6 được thêm vào sau đoạn
2.2.1.8.3 hiện tại:

“.4 việc kiểm tra nhảy và ném đối với trẻ sơ sinh có thể được miễn;

.5 đối với trẻ nhỏ, năm trong số chín đối tượng sẽ thực hiện việc
kiểm tra nhảy và ném; và

.6 thay thế cho đoạn 2.2.1.8.5, những người lùn có thể được thay thế
bằng những người kiểm tra”
GIAI ĐOẠN NĂM 2016 – 2017:

Nghị quyết MSC.425(98): được thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2017.

Tại Chương VI – Thiết bị hạ và đưa phương tiện cứu sinh lên tàu:

1 Đoạn 6.1.1.5 và đoạn 6.1.1.6 được thay thế như sau:

“6.1.1.5 Thiết bị hạ và các phụ kiện kèm theo của nó, trừ các tời phải có đủ độ
bền để chịu được khi thử với một tải trọng thử tĩnh không nhỏ hơn 2,2 lần tải
trọng làm việc lớn nhất.

6.1.1.6 Các thành phần kết cấu và tất cả các ròng rọc, dây hạ, dây chằng, tai
vấu, mắt nối và tất cả các phụ tùng khác được sử dụng cùng với thiết bị hạ phải
được thiết kế với hệ số an toàn dựa trên tải trọng làm việc tối đa ấn định và độ
bến tới hạn của vật liệu sử dụng để chế tạo. Phải lấy hệ số an toàn nhỏ nhất
bằng 4,5 cho tất cả các thành phần kết cấu bao gồm cả kết cấu của máy tời và
các bộ phận hợp thành nó, và hệ số an toàn nhỏ nhất bằng 6 cho các dây hạ,
xích treo, mắt nối và các ròng rọc.”

You might also like