You are on page 1of 37

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí




BÀI TẬP LỚN ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ VIỆT NAM

BỂ MALAY – THỔ CHU

GVHD: TS. Ngô Thường San


Ths. Nguyễn Tuấn
Nhóm: 5
Họ tên SV: Châu Thị Hồng Âu 1811484
Trương Quốc Đạt 1811899
Đỗ Hoàng Anh Huy 1812348
Trần Thị Bích Ngân 1811099
Tp. HCM, tháng 4 năm 2021

1
MỤC LỤC
1. Vị trí địa lý.................................................................................................................... 3
2. Lịch sử tìm kiếm thăm dò.............................................................................................4
3. Cấu trúc địa chất và lịch sử hình thành bể.....................................................................6
3.1. Địa tầng...................................................................................................................... 6
3.1.1. Móng trước Đê ̣ Tam.....................................................................................6
3.1.2. Địa tầng trầm tích Đê ̣ Tam...........................................................................6
3.2 Kiến tạo..................................................................................................................... 10
3.2.1 Phân tầng cấu trúc.......................................................................................10
3.2.1.1. Tầng cấu trúc dưới (móng trước Đê ̣ Tam)...............................................10
3.2.1.2 Tầng cấu trúc trên (trầm tích Đê ̣ Tam hiê ̣n đại).......................................11
a. Phụ tầng cấu trúc Oligocen...............................................................................11
b. Phụ tầng cấu trúc Miocen.................................................................................11
c Phụ tầng cấu tạo Plitocen – Đê ̣ tứ......................................................................11
3.2.2 Quá trình tiến triển trầm tích đê ̣ tam...........................................................11
4. Hệ thống dầu khí.........................................................................................................15
4.1 Đặc điểm tầng sinh....................................................................................................15
4.2. Đặc điểm tầng chứa..................................................................................................17
4.3. Đặc điểm tầng chắn..................................................................................................18
4.4 Di cư và nạp bẫy.......................................................................................................19
5. Các play tiềm năng chứa dầu khí chính.......................................................................21
5.1 Các play chứa dầu khí...............................................................................................21
5.2 Tiềm năng dầu khí....................................................................................................22
5.2.1 Tiềm năng dầu khí các đá trước Đệ Tam.....................................................26
5.2.2 Tiềm năng dầu khí trầm tích Đệ Tam..........................................................26
6 .Cấu trúc địa chất các mỏ đang khai thác hoặc chuẩn bị phát triển (nếu có). Đặc điểm
tầng chứa điển hình của mỏ. Đặc điểm tầng chứa tiềm năng (trường hợp chưa phát triển
mỏ).................................................................................................................................. 27

2
6.1 Cấu trúc địa chất các mỏ đang khai thác hoặc chuẩn bị phát triển............................27
6.2 Đặc điểm tầng chứa điển hình của các mỏ................................................................28
6.3. Đặc điểm tầng chứa tiềm năng (trường hợp chưa phát triển mỏ).............................31
7. Định hướng thăm dò và khai thác nhằm gia tăng trữ lượng sản phẩm và phạm vi bể. 32
8. Kết luận....................................................................................................................... 33
9. Tài liệu tham khảo......................................................................................................34

3
1. Vị trí địa lý
Bể Malay-Thổ Chu nằm ở vịnh Thái Lan, phía Đông là vùng biển Tây Nam Việt
Nam, phía Đông Bắc là vùng biển Campuchia, phía Tây Bắc và Tây là vùng biển Thái
Lan và phía Tây Nam là vùng biển Malaysia. Về cấu trúc, bể có dạng kéo dài theo hướng
Tây Bắc-đông nam, tiếp giáp với bể Pattani phía Tây bắc, bể Penyu phía Nam và bể Tây
Natuna phía Đông Nam, còn phía Đông là đới nâng Khorat-Natuna. Chiều dày tầng trầm
tích của bể có thể đạt tới 14km. Thềm lục địa Tây Nam Việt Nam là vùng rìa Đông Bắc
của bể Malay-Thổ Chu, kéo dài theo hướng TB-ĐN với diện tích khoảng 100.000 km2,
chiếm xấp xỉ 31% tổng diện tích vùng biển chung, bao gồm các lô từ 37 đến 46 và các lô
48/95, 50, 51, B, 52/97. Đáy biển hiện tại của vùng thềm lục địa Tây Nam không vượt
quá 5070m nước, trầm tích đáy biển được hình thành chủ yếu do sóng biển và tác động
của dòng thủy triều, các vật liệu trầm tích phù sa đưa từ sông không đáng kể, ở khu vực
Hà Tiên – Phú Quốc quá trình thành tạo đáy biển chịu ảnh hưởng của quá trình phong
hóa hóa học. Về phía ĐN có một vịnh nhỏ khá sâu đâm thẳng vào bờ tạo nên vùng chìm
xuống ở khu vực cửa sông. Về phía TB bờ vũng vịnh đặc trưng bởi các dãy đá ngầm, địa
hình khá phức tạp, tồn tại nhiều bãi san hô, đặc biệt là các vùng đảo Phú Quốc và Thổ
Chu. Bể Malay – Thổ Chu là bể trầm tích có tiềm năng dầu khí lớn nhất khu vực. Từ rất
sớm nơi đây dã có các hoạt động tiềm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí và hiện nay đây
là vùng khá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

4
Hình 1.1 Thềm lục địa Tây Nam Việt Nam trong khung cảnh vịnh Thái Lan (Theo
tài liệu của Fina Exp.Minh Hải,1992; Phùng Sĩ Tài, 2001)
2. Lịch sử tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
Ngay từ thập kỷ 60 các công ty dầu khí quốc tế lớn như Total, Mobil, Esso,
Unocal, ... đã quan tâm đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng vịnh Thái Lan. Song các
hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí ở phần thềm lục địa Việt Nam được
triển khai muộn hơn so với các vùng chung quanh. Sau khi nghiên cứu tài liệu địa vật lý,
giếng khoan đầu tiên – Berding – 01 tại trung tâm bể đã không gặp dầu khí, côn tác thăm
dò tạm thời ngưng lại. Năm 1984, sau khi phân tích và tổng hợp lại các tài liệu, giếng
khoan Larut – 01 do công ty Esso thực hiện đã cho dòng dầu thương mại. Từ đây bắt đầu

5
một thời kỳ mới của công tác tìm kiếm và thăm dò trong vùng, và kết quả là hàng loạt các
giếng khoan đã được phát hiện ra dầu khí như là giếng khoan North Larut – 01, bunga –
01...
Từ năm 1973 công tác tìm kiếm bắt đầu bằng khảo sát 1.790 km tuyến địa vật lý
của Mandrel với mạng lưới 50km x 50km; năm 1980 tàu địa vật lý Liên Xô (cũ) đã khảo
sát 1.780 km tuyến địa chấn khu vực với mạng lưới 65 km x 65 km. Năm 1988 tàu địa
vật lý “Viện sỹ Gubkin” đã khảo sát 4.000 km tuyến địa chấn, từ và trọng lực thành tàu
với mạng lưới 20km x 30km và 30km x 40km trên diện tích 58.000 km 2. Từ năm 1990
nhà thầu FINA đã tiến hành khảo sát 11.076 km tuyến địa chấn (VF-90) trên phần lớn
diện tích thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm 8 lô 46, 47, 48, 50, 51, 53, 54, 55) nhằm
đánh giá tổng quan triển vọng dầu khí của vùng này để lựa chọn các lô ký hợp đồng PSC.
Trên cơ sở đó năm 1991 PETROFINA đã ký hợp đồng chia sản phẩm (PSC) với
PETROVIETNAM trên các lô 46, 50, 51. FINA đã khảo sát bổ sung 4.000 km tuyến địa
chấn 2D (VF92) và 466 km2 địa chấn 3D. Sau đó PETROFINA đã tìm kiếm thăm dò trên
các lô nói trên, trong đó có nhiều giếng phát hiện dầu khí.
Công ty Unocal (Mỹ) đã ký hợp đồng PSC với Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam ở
các lô B (1996) và lô 48/95 (1998). Unocal đã khảo sát 4.663 km tuyến địa chấn 2D với
mạng lưới chi tiết 0.5 km x 0.5 km và 1.264 km 2 địa chấn 3D. Năm 1997 công ty này đã
tiến hành khoan thăm dò 2 giếng B-KQ-1X và B-KL-1X, trong đó giếng BKL- 1X đã
phát hiện khí công nghiệp và đã chuyển sang giai đoạn thẩm lượng cho lô này. Năm 1999
Unocal đã ký hợp đồng PSC lô 52/97 và đã tiến hành khảo sát 1.813 km2 địa chấn 3D.
Năm 2000 Unocal đã khoan thăm dò phát hiện khí ở cấu tạo Ác Quỷ, Cá Voi và năm
2004 phát hiện khí ở cấu tạo Vàng Đen.
PM-3 là vùng thoả thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia (CAA). Tại đây
nhà thầu IPC sau đó là Lundin đã tiến hành thăm dò và đã phát hiện hàng loạt các cấu tạo
chứa dầu khí như Bunga Kekwa, Bunga Raya, Bunga Orkid. . . Trong đó mỏ dầu khí
Bunga Kekwa - Cái Nước đã đưa vào khai thác từ năm 1997. Đến nay đã đưa thêm 2 mỏ
nữa vào khai thác là Bunga Raya và Bunga Seroja.

6
Như vậy Bể trầm tích Malay – Thổ Chu đang thuộc giai đoạn thăm dò dầu khí thứ
4 (Pha thăm dò): có nhiều giếng thăm dó và khai thác, tài liệu địa chấn đã hoàn chỉnh, đã

xác định được quy mô hình thái, thể tích vùng vật liệu trầm tích, đang trong quá trình
nhận diện vị trí tầng chứa, tầng chắn, giai đoạn này cũng đang trên đà phát hiện ra các mỏ
lớn.

Hình 2.1. Lược đồ mặt cắt ngang qua Thềm lục địa Tây Nam Việt Nam (Theo tài
liệu của Fina Exp. Minh Hải, 1992; Phùng Sĩ Tài, 2001)
3. Cấu trúc địa chất và lịch sử hình thành bể
3.1. Địa tầng
Bể Mã Lay – Thổ Chu với chiều dài hàng trăm km, kéo dài theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam được hình thành do hai cơ chế chuyển đô ̣ng kiến tạo nén ép là chủ yếu ở phía
Bắc và tách giãn biển Đông ở phía Nam
Địa tầng có thể chia làm hai phần: phần móng phía trước Đê ̣ Tam và phần trầm
tích Đê ̣ Tam
3.1.1. Móng trước Đê ̣ Tam
7
Theo tài liê ̣u khoan của công ty Fina và Unocal mới thực hiê ̣n ở các đới nâng
thuô ̣c rìa Bắc – Đông Bắc, đá móng của bể chủ yếu là đá biến chất ở mức đô ̣ thấp thuô ̣c
tướng đá phiến lục, đá phylit, phiến xerixit xen kẽ cát bô ̣t kết dạng quatzit và quatzit có lẽ
ở tuổi Mezozoi và đá vôi tuổi Cacbon muô ̣n đến Jura.
3.1.2. Địa tầng trầm tích Đê ̣ Tam
Trầm tích đê ̣ tam phát hiê ̣n ở bể Mã Lay – Thổ Chu từ trước đến nay chưa được
nghiên cứu mô ̣t cách có hê ̣ thống. Với mức đô ̣ tổng hợp tài liê ̣u liên quan tới thạch địa
tầng, sinh địa tầng, đã thành lâ ̣p 5 đơn vị địa tầng trong khu vực nghiên cứu theo thứ tự từ
dưới lên trên:
a. Hê ̣ Paleogen – Thống Oligocen – Hê ̣ tầng Kim Long (P3kl)
Mă ̣t cắt chuẩn và tên của hê ̣ tầng được lấy tại giếng khoan Kim Long – 1X ở đô ̣
sâu 3140m – 3535m. Trầm tích chủ yếu là sét kết xám, xám nâu chứa bô ̣t và cacbonat,
xen kẽ các lớp cát bô ̣t kết hạt mịn đến trung, đôi khi hạt thô, có nơi kẹp các lớp than với
bề dày 349m. Trầm tích của hê ̣ tầng bị tác đô ̣ng của quá trình biến đổi thứ sinh từ giai
đoạn katagenes sớm (ở đô ̣ sâu <2700m) đến giai đoạn katagenes sớm – muô ̣n (ở đô ̣ sâu
2700m – 3500m) và katagenes muô ̣n cho các đá nằm sâu hơn 3500m. Các trầm tích của
hê ̣ tầng này thường phân bố trong các địa hào và sườn của các cấu tạo và được phân cách
bởi các đứt gãy có hướng Tây Bắc – Đông Nam và Bắc Nam với chiều dày thay đổi từ
500 – 100m.
Phần lớn trầm tích của hê ̣ tầng được hình thành trong điều kiê ̣n đồng bằng châu
thổ đến hồ đầm lầy và ở phần trên vỉa mă ̣t cắt có chịu ảnh hưởng của các yếu tố biển.
Hóa cổ sinh nghèo nàn, chỉ có bào tử phấn hoa thuô ̣c đới Florschuetzia trilobita.
b. Hê ̣ Neogen – Thống Miocen – phụ Thống Miocen dưới – Hê ̣ tầng Ngọc Hiển
(N11nh)
Tên của hê ̣ tầng Ngọc Hiển được đă ̣t theo tên của giếng khoan Ngọc Hiển từ đô ̣
sâu 1750m – 2526m. Trầm tích chủ yếu là cát kết xen kẽ cát kết ở phần dưới chuyển dần
lên trên là sét kết xen kẽ các lớp mỏng cát kết và các lớp than nâu. Đôi khi có các lớp đá
vôi dạng vi hạt hay đá vôi chưa nhiều mảnh vụn lục nguyên màu trắng, xám trắng cứng

8
chắc. Đá của hê ̣ tầng mới bị biến đổi thứ sinh ở mức đô ̣ Katagenes đến đầu giai đoạn
Katagenes muô ̣n với các trầm tích nằm sâu hơn 2800m.
Trầm tích của hê ̣ tầng được thành tạo chủ yếu trong điều kiê ̣n môi trường phần
dưới của đồng bằng châu thổ ngâ ̣p nước có xen kẽ các pha biển nông, biển ven bờ với sự
có mă ̣t ở mức đô ̣ khác nhau của Glauconit, các hóa đá Foraminifera và nhiều dạng đô ̣ng
vâ ̣t khác. Phức hê ̣ bào tử phấn hoa nằm trong trầm tích xác định tuổi Miocen sớm rất
phong phú Magnastriatites Hwardi, Echiperporites estaela, Verrucatosporites,
Barringtonia, Calamus, Fl. Trilobita, Fl. Levipoli, Fl. Semilobata…
c. Hê ̣ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen giữa – Hê ̣ tầng Đầm Dơi (N12đd)
Hê ̣ tầng Đầm Dơi được thiết lâ ̣p và lấy tên theo tên gọi của giếng khoan Đầm Dơi.
Trầm tích được mô tả ở đô ̣ sâu 1000m – 1465m, trầm tích chủ yếu là lớp sét kết xám
trắng, xám xanh cùng với mô ̣t vài lớp than nâu với bề dày khoảng 465m. đá của hê ̣ tầng
bị biến đổi thứ sinh ở mức đô ̣ katagenes sớm với đă ̣c tính sét kết gắn kết yếu với xi măng
sét hoă ̣c gắn kết trung bình với xi măng cacbonat.
Môi trường thành tạo là môi trường tam giác châu ngâ ̣p nước ven biển chịu ảnh
hưởng rất mạnh hoă ̣c xen kẽ nhiều giai đoạn biển nông, biển ven bờ. Tuổi của các tầng
trầm tích thuô ̣c hê ̣ tầng được xác định bằng tổ hợp cổ sinh thuô ̣c: Phức hê ̣ Florchuetzia
meridionalis, Fl. Levipoli. Thành phần bào tử phấn hoa khác biê ̣t phức hê ̣ cổ hơn bởi sự
có mă ̣t của Fl. Meridionalis, Edugeisoniaininis, Comptostemon là những dạng FAD trong
Miocen giữa. Ngoài ra, còn có nhiều Pinus, Alnipolletines, Stenochlaena, Acrostichum,
Fl. Trilobita, với Dinoflagellata. Trong thành phần Foraminifera các dạng bám đáy vẫn
chiếm thành phần chủ yếu, tuy nhiên các giếng khoan đều gă ̣p cổ sinh như orbulia
universa, Globorotalia mayerii, Globorotalia foshi, Globorotalia cotinousa. Tảo
Nannofossil đă ̣c trưng cho đới Discoaster deflandres, Dis.hamatus, Dis.Kuglegi. hê ̣ tầng
Đầm Dơi đã được hình thành trong môi trường tam giác châu chịu ảnh hưởng của biển
nông ven bờ.
d. Hê ̣ Neogen – Thống Miocen – phụ Thống Miocen trên – Hê ̣ tầng Minh Hải (N13mh)
Hê ̣ tầng này được mô tả ở giếng khoan Minh Hải (51 – MH – 1X) ở đô ̣ sâu 690m
– 1097m bao gồm chủ yếu là cát kết xám xanh, xám sáng xen kẽ các lớp cát kết hạt mịn

9
đến thô màu xám trắng, mờ đục và xen than nâu. Cát màu xám nhạt đến xám trắng, hạt
nhỏ đôi khi hạt thô. Hê ̣ tầng có chiều dày thay đổi từ 30 – 500m. trong trầm tích của hê ̣
tầng đã phát hiê ̣n các hóa thạch bào tử phấn hoa Foraminifera, Nannofossil thuô ̣c phức hê ̣
Fl. Meridonalis – Stenochlaenalaurifolia – Antocerisporites. Trong thành phần bào tử
phấn hoa có nhiều Carya, Antingiatrong thành phần thực vâ ̣t núi cao của Pinu,
Podocarpus… Môi trường thành tạo là biển nông chịu ảnh hưởng của nguồn lục địa.
e. Hê ̣ Neogen – Thống Pliocen – Hê ̣ tầng Biển Đông (N12bđ)
Trầm tích của hê ̣ tầng phát triển và gắn liền với quá trình hình thành thềm lục địa
biển Đông và đă ̣c trưng bởi sét, bô ̣t xám và xám xanh mềm dẻo xen kẽ các lớp bở rời,
chủ yếu là hạt nhỏ, đôi chỗ hạt trung, thô bán góc cạnh, bán tròn cạnh, chọn lọc tốt chứa
nhiều háo đá đô ̣ng vâ ̣t biển (Foram, Mollusca). Trầm tích hê ̣ tầng biển Đông phân bố
rô ̣ng khắp trong bể có chiều dày tương đối ổn định 400m – 600m. môi trường thành tạo là
trầm tích biển.

10
Hình 3.1. Địa tầng tổng hợp thềm lục địa Tây Nam – Viê ̣t Nam
Hình 3.2: Sơ đồ mặt cắt bể MaLay – Thổ Chu

Hình 3.3 Cột địa tầng bể Malay – Thổ Chu


3.2 Kiến tạo
3.2.1 Phân tầng cấu trúc
3.2.1.1 Tầng cấu trúc dưới (móng trước Đê ̣ Tam)
Bản đồ cấu trúc móng trước Đê ̣ Tam cho thấy móng ở rìa Đông Bắc bể Mã Lay –
Thổ Chu thuô ̣c phần lục địa Viê ̣t Nam có dạng đơn nghiêng, bị các hê ̣ thống đứt gãy
thuâ ̣n có biên đô ̣ dịch chuyển không lớn nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam phân cắt
nên những hố sụp, khối nâng nhỏ với mức đô ̣ thấp. Thành phần vâ ̣t chất móng đê ̣ tam

11
gồm đá biến chất đa khoáng, có cát kết dạng quarzit phân dị mỏng. Tuổi được xác định từ
Pecmi – Kreta. Bề mă ̣t móng dị phân dị mạnh bởi quá trình tách giãn vá nén ép, phong
hóa trong phạm vi toàn vùng.
3.2.1.2 Tầng cấu trúc trên (trầm tích Đê ̣ Tam hiêṇ đại)
Tầng cấu trúc trên là những trầm tích phủ bất chỉnh hợp trên móng, bề dày tầng
trầm tích này khoảng 2600m. tầng này có thể chia làm 3 phần sau:
 Phụ tầng cấu trúc Oligocen
 Phụ tầng cấu trúc Miocen
 Phụ tầng cấu trúc Pliocen – Đê ̣ tứ
a. Phụ tầng cấu trúc Oligocen
Phụ tầng này gồm K, L được thành tạo bởi các vâ ̣t liê ̣u tầng trầm tích lấp đầy các
địa hào trong suốt thời kỳ tách giãn và tạo Rifft trong môi trường biển nông. Phụ tầng
Oligocen có đô ̣ dày thay đổi từ 500 – 800m và trong phụ tầng này có tầng sét K được coi
là tầng đá mẹ sinh dầu khí chính trong khu vực.
b. Phụ tầng cấu trúc Miocen
Phụ tầng trầm tích Miocen nằm phủ bất chỉnh hợp trên tầng trầm tích Oligocen
được thành tạo trong môi trường biển nông và đồng bằng ven biển. Các thành tạo Miocen
được đă ̣t trưng bởi các trầm tích lục nguyên như: cát kết, bô ̣t kết, sét kêt, xen kẽ các xỉa
than mỏng dao đô ̣ng trong khoảng 1800 – 2200m. nó đóng vai trò là tầng sinh, tầng chứa
dầu khí chính, được chắn bởi các vỉa sét có chiều dày từ 3- 6m. các vỉa dầu khí được phát
hiê ̣n chủ yếu nằm trong Miocen dưới.
c. Phụ tầng cấu tạo Plitocen – Đê ̣ tứ
Trầm tích phụ tầng này chủ yếu là tâ ̣p sét bê ̣t, và cát kết hạt mịn xen kẽ với bề dày
thay đổi. Các tâ ̣p sét biển nông hầu như không thấm, đóng vai trò là màn chắn tốt.
3.2.2 Quá trình tiến triển trầm tích Đê ̣ tam
- Giai đoạn sang bằng kiến tạo trước khi hình thành các bể trầm tích Đê ̣ tam
(Paleocen)
Trầm tích Paleocen hầu như không phát hiê ̣n thấy ở thềm lục địa Viê ̣t Nam. Điều
đó phù hợp nhâ ̣n định rằng: Paleocen là thời kỳ san bằng kiến tạo mang tính chất khu

12
vực, đó là kết quả của quá trình nâng lên và bị bóc món của những pha cuối cùng của thời
kỳ tạo núi Yến Sơn. Paleocen chính là thời kỳ chuyển tiếp giữa hai giai đoạn vâ ̣n đô ̣ng
tạo núi Yến Sơn (Jura – Kreta – Paleocen) và Hymalaya (Eoxen – Oligocen – Miocen -
Neogen). Kết quả đã được phản ánh bằng hai phức hê ̣ kiến trúc hoàn toàn khác nhau:
Phức hê ̣ dưới (móng của trầm tích Đê ̣ Tam) liên quan đến các thành tạo Paleozoi –
Mezozoi, bị uốn nếp, biến vị mạnh, và phức hê ̣ trên (trầm tích Đê ̣ Tam) bao gồm các trầm
tích lục nguyên với Kanozoi ít bị biến dị và phát triển liên quan chă ̣t chẽ với sự hình
thành và phát triển của các trũng trên thềm.
- Giai đoạn hình thành các bể trầm tích Đê ̣ Tam ( Eoxen – Oligocen)
Vào đầu Eoxen, do ảnh hưởng của các pha đầu vâ ̣n đô ̣ng tạo núi Hymalaya, các
đứt gãy sâu có phương Tây Bắc – Đông Nam được hình thành từ trước Đê ̣ Tam tiếp tục
hoạt đô ̣ng trở lại, trong đó có các đứt gãy tạo nên những địa hào hẹp nhưng rất sâu, được
lấp đầy bởi các trầm tích hạt thô. Kết quả của nhưng hoạt đô ̣ng kiến tạo kiểu này làm cho
lực tách giãn ngày càng mạnh, và đến Oligocen đã được thành tạo đồng thời với quá trình
tách giãn liên tục.
- Giai đoạn phát triển và mở rôṇ g các bể trầm tích Đê ̣ tam (Miocen sớm – giữa)
Như đã nói ở trên, sau giai đoạn tạo Rift về cơ bản các bồn trung và các dãy nâng
tương đối, các hố sâu đã được hình thành. Hoạt đô ̣ng có tính chu kỳ trở lại của tạo núi
Hymalaya vào đầu Miocen sớm đã tác đô ̣ng gây ảnh hưởng đến chuyển đô ̣ng nâng lên và
hạ xuống mang tính chất khu vực. Trầm tích Miocen sớm đã phủ chồng gối trên các trầm
tích Oligocen và chịu ảnh hưởng kế thừa bề mă ̣t địa hình đã được tạo lâ ̣p vào cuối
Oligocen.
Giai đoạn phát triển và mở rô ̣ng các bồn trũng Đê ̣ Tam đã tạo nên những tầng
chứa dầu khí quan trọng, đó là những doi cát, thân cát có liên quan đến trầm tích cửa
sông, hoă ̣c tiền châu thổ trong các trầm tích trước tam giác châu.
- Giai đoạn xóa nhòa thu hẹp các bể trầm tích Đê ̣ tam (Miocen muộn)
Vào thời kỳ này, mă ̣t cắt trầm tích tướng tam giác châu và biển nông bị thu hẹp
dần, thay vào đó là các trầm tích lục địa. Có lẽ vào giai đoạn này liên quan đến các

13
chuyển đô ̣ng nâng trong toàn khu vực, tạo nên bề mă ̣t bào mòn giữa Miocen giữa và
Miocen trên, đồng thời tạo nên những phần uốn nếp trong Neogen.
- Giai đoạn hình thành thềm lục địa (Pliocen)
Vào thời kỳ Pliocen, hoạt đô ̣ng biển tiến bắt đầu ảnh hưởng và phát triển rô ̣ng
khắp khu vực Biển Đông. Trầm tích Pliocen phủ trên mă ̣t bào mòn như mô ̣t bất chỉnh
hợp góc đă ̣c trưng. Các tâ ̣p trầm tích thể hiê ̣n rõ đă ̣c tính phân lớp nghiêng, thoải, song

song hoă ̣c xiên chéo với chiều dày tăng dần về phía trung tâm và được mở rô ̣ng ra khỏi
khuôn khổ các bể.
Hình 3.4. Mặt cắt địa chấn trên hai mỏ khí lớn

14
Hình 3.5. Những nét đặt trưng về kiến tạo bờ biển phía đông

15
Hình 3.6. Những nét đặc trung về cấu trúc những bồn và miền của vịnh Thái Lan
4. Hệ thống dầu khí
4.1 Đặc điểm tầng sinh
Bồn trũng Malay – Thổ Chu được xác định có hai hệ thống chính: Hệ thống tầng
sinh đầm hồ Oligocen – Miocen dưới và hệ thống tầng sinh than/sét vôi sông – châu thổ
Miocen giữa – muộn.
- Tầng sinh đầm hồ Oligocen – Miocen dưới: Chủ yếu nằm ở vùng trung tâm bể và
ở độ sâu khá lớn. Hệ thống này có đá mẹ sinh kerogen loại I tuổi Oligocen, thành phần
thạch học là đá phiến sét đầm hồ thành tạo trong giai đoạn đồng tạo rift. Diện phân bố
của các hệ thống hồ này chưa được làm rõ nhưng luôn gắn liền với các giai đoạn thủy
triều thấp và cao (low and high stands) trong thời gian hình thành các tập K, L và M
(Petronas, 1999) và tạo ra các tập sét phân bố khá rộng. Loại này sinh dầu có độ nhớt cao
là kết quả của quá trình chuyển hóa vật liệu hữu cơ nguồn gốc thực vật môi trường đầm
hồ. Các vỉa than có tồn tại nhưng không phổ biến và đóng góp không đáng kể vào quá
trình sinh thành hydrocarbon .Đá chứa chính là các tập các kết sông tuổi Miocen sớm và
giữa hình thành trong giai đoạn đầu của quá trình sụt võng do nhiệt (nhóm địa tầng J, I,
H). Chúng được chắn bởi các trầm tích hạt mịn phân bố giữa các hệ tầng.
- Hệ thống tầng sinh sông – châu thổ Miocen giữa – muộn: đá mẹ sinh chủ yếu là
các tầng sét than giàu vật chất hữu cơ tuổi Miocen sớm và giữa. Loại đá mẹ này đặc trưng
sinh khí và khí/condensate với kerogen loại III. Tài liệu địa hóa đã chỉ ra rằng các tầng
sinh sông – châu thổ phát triển mạnh trong thời kỳ hình thành các tầng I cho tới E, tuy
nhiên tầng E hầu như chưa nằm trong ngưỡng trưởng thành dầu khí nên không phải là
tầng sinh có hiệu quả. Trong số các tầng sinh khác, tầng sinh I đóng vai trò quan trọng
hơn cả, tầng sinh này phát triển mạnh từ khu vực Arthit (Thái Lan) cho tới phía Nam bể,
tạo thành dải song song đường bờ cổ, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các
vỉa than, sét than, sét và vôi. Bề dày của tầng sinh I khá lớn, có thể dày trên 40m và nửa
số đó là các vỉa than, vật chất hữu cơ của tầng sinh này đa phần là các vật liệu nguồn gốc
lục địa. Nhìn chung, tầng sinh này khả năng sinh khí và khí condensat cao hơn ở khu vực
Bắc bể, còn khu vực phía Nam và Đông Nam tầng sinh này ngoài khả năng sinh khí

16
chúng còn sinh ra một lượng dầu đáng kể. Đá chứa và chắn cũng như hệ thống trên, riêng
đá chứa tướng sông ngòi và châu thổ phân bố xen lẫn với đá sinh. Ngoài ra, tầng sét dày
thuộc tập A và B cũng được xem là tầng chắn mang tính khu vực.
Một số nghiên cứu cho thấy dầu khí trong khu vực có độ trưởng thành tương ứng
độ phản xạ vintrinite Ro = 0.8%, tương đương khoảng 2800m sâu tính theo địa nhiệt trung
bình. Do đó có thể kết luận rằng hầu hết đá mẹ phân bố trong khu vực nghiên cứu chưa
đủ trưởng thành để có thể sinh ra hydrocacbon. Các nghiên cứu địa hóa cho thấy các phát
hiện dầu khí trong khu vực có nguồn gốc dịch chuyển từ vùng sâu hơn phía trung tâm
bồn. Và tầng J với tỷ lệ cát cao, lại nằm gần tầng sinh đóng vai trò là tầng dẫn lý tưởng.

17
Hình 4.1 Bản đồ trưởng thành bể Malay – Thổ Chu cho nóc tầng I (a) và đáy tầng
sét K (b) (tổng hợp từ Glover, 1998, Gilmont, 2001; Petromas, 1999, Unocal 2004)
4.2. Đá chứa
Ở bồn trũng Malay Thổ Chu tồn tại những tập cát tiềm năng thành tạo trong các
giai đoạn đồng và sau tạo rift, trong môi trường tam giác châu ven hồ, sông ngòi và châu
thổ.
Ở khu vực nghiên cứu nói riêng và bồn Mã Lay Thổ Chu nói chung, quá trình
diagenesis xảy ra rất sớm liên quan đến gradient địa nhiệt cao ở vùng này, điều đó đã làm
giảm chất lượng đá chứa theo chiều sâu một cách đáng kể, đặc biệt là ở những tập cát kết
hạt mịn. Ở độ sâu nông hơn 2100m, quá trình diagenesis hầu như mới bắt đầu, đá chứa
nhìn chung có chất lượng tốt (độ rỗng tối đa có thể lên đến 27%). Ở độ sâu lớn hơn, xảy
ra quá trình hòa tan feldspar, thành tạo thạch anh thứ sinh và kaolinite, chuyển đổi
kaolinite thành dickte ở nhiệt độ 130 – 1400C. Ở nhiệt độ >150 – 1700C ứng với độ sâu
chôn vùi lớn, quá trình thành tạo thạch anh thứ sinh và illite mạnh mẽ hơn làm giảm rõ
rệt khả năng thấm của đá, đặc biệt là cát kết hạt mịn. Tuy nhiên, với cát kết hạt thô ở bên
dưới độ sâu 3000m vẫn có thể cho khả năng chứa tốt.

18
Hình 4.2 Biểu đồ Độ rỗng và độ thấm của đá chứa cát kết giảm nhanh theo độ sâu
(Gilmon 2001)
Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đá chứa cát kết là kích
thước hạt vụn. Trong từng môi trường trầm tích cho những đặc trưng về thạch học nói
chung và kích thước hạt nói riêng, chính vì vậy công tác thăm dò tập trung nhiều vào việc
xác định môi trường trầm tích của đối tượng chứa nhằm hiểu rõ hơn về tiềm năng dầu khí
của chúng.
Nhìn chung, ở khu vực nghiên cứu có thể phân chia năm nhóm môi trường trầm
tích của cát chứa dựa trên tài liệu mẫu và địa vật lí giếng khoan:
- Môi trường chủ yếu là ở phần dưới của đồng bằng ven biển: bao gồm những
tướng cát sông có liên hệ mật thiết với những lớp than và/hoặc sét than và sét kết màu
xám tích tụ trong môi trường sông ít uốn khúc cho đến uốn khúc mạnh (bao gồm cả các
cửa kênh phân phối)
- Môi trường chủ yếu là phần trên của đồng bằng ven biển: bao gồm các tướng cát
sông giống như trên chỉ trừ những nhóm tướng có liên hệ với các lớp than và sét than.
Môi trường tích tụ này không bao gồm các cửa kênh phân phối và hầu như chỉ liên quan
đến những tập sét màu đỏ/nâu lắng đọng trong điều kiện giàu oxy.
- Môi trường Tam giác châu: liên quan là những cát kết tướng thô dần lên trên và
sét kết màu xám.
- Môi trường biển: hiện diện rất ít trong khu vực nghiên cứu, thường liên quan đến
khoáng glauconite và phosphates.
- Môi trường đầm hồ: liên qua đến những tập sét có bề dày lớn màu xám đen đến
xám tối và cát kết thuộc môi trường tam giác châu đầm hồ và quạt phù sa.
4.3. Đặc điểm tầng chắn
Chia làm 2 loại:
- Các tầng chắn hạt mịn là các tập sét biển tuổi Oligocen, Miocen và Pliocen - Q
+ Tầng chắn I: là các tập sét kết Pliocene - Đệ Tứ có bề dày hàng trăm mét, đóng
vai trò tầng chắn khu vực cho toàn vùng. Hàm lượng sét ổn định, khoảng 85 – 90%, độ

19
hạt chủ yếu nhỏ hơn 0,001 mm. Khoáng vật chủ yếu là montmorilonit và thứ yếu là
hydromica. Xen kẽ trong các tầng sét là các lớp bột kết mỏng có đặc tính trương nở cao.
+ Tầng chắn II là các tập sét đáy Miocene dưới. Các tầng này phân bố không liên
tục, đóng vai trò tầng chắn địa phương cho các tầng sản phẩm phía dưới. Chiều dày tầng
khoảng 25 – 60 m. Hàm lượng sét dao động từ 75 – 85%, độ hạt nhỏ hơn 0,001 mm.
Khoáng vật chủ yếu là montmorilonit, ngoài ra còn có hydromica và kaolinit.
+ Tầng chắn III là các tập sét trong tầng Oligocene được thành tạo trong môi
trường hồ có ảnh hưởng của biển, có bề dày lớn 50 -200m và khá ổn định. Hàm lượng sét
cao 80 - 90%, khoáng vật chủ yếu là montmorilonit và tổ hợp hydromica –
montmorilonit, độ hạt 0,001 – 0,003.

Hình 4.3 Mặt cắt địa chấn minh họa tầng chắn nóc cho các vỉa chứa Miocen
(giếng C-1X)
- Màn chắn kiến tạo: trong khu vực nghiên cứu còn tồn tại các tầng chắn địa
phương là các tập sét tuổi Miocene được thành tạo trong môi trường đồng bằng ngập lụt,
biển ven bờ. Chế độ kiến tạo ở khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng và chi phối mạnh tới
việc hình thành và bảo tồn các tích tụ dầu khí, các hệ thống đứt gãy trong vùng nghiên
cứu hoạt động khá sớm và tồn tại đến cuối Miocene do đó yếu tố màn chắn kiến tạo cũng
có vai trò quan trọng. Hầu hết các bẫy khép kín 3 chiều đều được chắn bởi các đứt gãy,
đặc biệt là đối với cánh nâng các đứt gãy.

20
4.4. Di cư và nạp bẫy
Bể Malay – Thổ Chu tồn tại các tầng sinh đầm hồ và sông – châu thổ. Các tầng
sinh này được chôn vùi trong bể trầm tích có chế độ dòng nhiệt rất cao ở vùng trung tâm
và Bắc bể nhưng giảm dần về phía rìa bể. Gradient nhiệt biến đổi từ 3 0C/100m tại khu
vực vùng rìa nhưng có thể lên tới hơn 60C/100m tại khu vực trung tâm của bể cho thấy
cửa sổ sinh dầu khí ở đây nâng cao hơn so với phần rìa. Các tầng sinh đầm hồ của các tập
J, K, L và M nhìn chung nằm trong cửa sổ tạo dầu ở phần lớn diện tích Nam, Đông Nam
và vùng rìa của bể. Còn về phía Bắc và đi dần về trung tâm bể, các tầng sinh từ K trở
xuống đã quá ngưỡng trưởng thành và có thể dầu sinh thành từ các tầng sinh trong khu
vực này đã bị phân hủy tạo ra khí khô.
Bể Malay – Thổ Chu tồn tại đồng thời hai cơ chế dịch chuyển ngang và thẳng
đứng, tùy từng vị trí cụ thể mà một trong hai cơ chế này đóng vai trò chủ đạo. Sự dịch
chuyển ngang của dầu khí có thể thấy trong hầu hết địa tầng, trong Miocen (tập H trở
lên), ở các tầng này đá sinh và chứa xen kẹp và liền kề nhau, sau khi sinh ra từ đá mẹ dầu
khí chỉ phải dịch chuyển ngang với quãng đường rất ngắn tới các tầng chứa (Gilmont,
2001).
Do dầu khí có tỷ trọng nhẹ và các hệ thống đứt gãy thẳng đứng có mặt ở hầu hết
các khu vực bể Malay – Thổ Chu, nên có thể nói dịch chuyển thẳng đứng có vẻ chiếm ưu
thế hơn trong các hệ thống thống đứt gãy này. Điển hình là sự di chuyển khí từ các tầng
sinh đã trưởng thành nằm ở dưới sâu (tầng K) theo các đứt gãy và lấp đầy vào các bẫy
của tầng chứa E và F trong khu vực mỏ Kim Long (Gilmont, 2001). Ở một số mỏ khác
như Dulang và Semangkok, sự tương tự về các đặc trưng địa hóa của dầu tại một số vỉa
chứa tầng E với dầu của các tầng nằm sâu hơn (I và J) và sự tồn tại của các hệ thống đứt
gãy sâu đi kèm cấu tạo của tầng E trong vùng, tầng đá mẹ E chưa trưởng thành đã chứng
minh quan điểm dịch chuyển thẳng đứng và chứng tỏ dịch chuyển thẳng đứng đóng vai
trò quan trọng đối với khu vực đứt gãy phát triển như vùng Bắc và trung tâm bể Malay –
Thổ Chu.
Như vậy, sự dịch chuyển ngang hoặc thẳng đứng thường mang tính cục bộ trong
các khu vực phát triển đứt gãy trong khi đó dịch chuyển ngang có phạm vi ảnh hưởng lớn

21
hơn. Tuy nhiên khoảng cách dầu khí có thể dịch chuyển ngang từ tầng sinh tới các tầng
chứa, đặc biệt là khu vực rìa bể, là bao nhiêu vẫn là câu hỏi cần được giải đáp.
Đối với các tầng sinh và chứa nằm sâu hơn như I, J, K tới L, dầu sinh thành từ đá
mẹ đầm hồ trong thời kỳ tạo rift tới giai đoạn đầu sau tạo rift. Các dầu này có tỷ trọng lớn
hơn khí nhiều lần, mặt khác tỷ phần đá chứa trong các tầng trên khá lớn và phủ trực tiếp
lên các tầng sinh đầm hồ có trước nên xu thế dịch chuyển lên trên theo phương xiên
ngang là khá rõ. Do tầng sinh lớn nên lượng dầu khí sinh ra nạp vào bẫy nhiều khi lớn
hơn thể tích của cấu tạo nên có thể xảy ra hiện tượng dầu khí tràn ra khỏi bẫy (fill and
spill) và dịch chuyển tới các cấu tạo nằm phía trên theo kênh dẫn là các thân chứa
và/hoặc các đứt gãy. Điều này
Việc xác định các bẫy chứa dầu trong khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa trên bản đồ
cấu trúc, nhưng do tính chứa phức tạp của tầng chứa – không phải là tập cát lớn liên tục
mà bao gồm nhiều dải cát có bề dày nhỏ phân bố không liên tục theo chiều sâu và chiều
rộng – nên cho đến nay vẫn không thể xác định được sự phân bố của các tập chứa dầu.
Mô hình địa chất cho các vỉa chứa cát lòng sông là những bẫy kết hợp địa tầng và những
đứt gãy khép kín cấu trúc.
5. Các play tiềm năng chứa dầu khí chính
5.1 Các play chứa dầu khí
Các kết quả khoan trên các lô của Việt Nam thuộc phần rìa Đông Bắc bể Malay -
Thổ Chu và các vùng lân cận đã chứng minh sự tồn tại hai hệ thống dầu khí khác nhau.
Hệ thống dầu khí thứ nhất liên quan rất chặt chẽ với tầng sinh Oligocen với các play được
đặt tên tương ứng với tuổi tầng sinh và tầng chứa chính bao gồm Móng trước Đệ Tam,
Oligocen và Miocen. Hệ thống dầu khí thứ hai gắn liền với tầng sinh tuổi Miocen và play
Miocen.
Play 1 - Móng Trước Đệ Tam
Các đá sinh chính là các tập sét đầm hồ tuổi Oligocen, các vật chất giàu thực vật
bậc cao (terrigenous plant) lắng đọng trong các đầm hồ và có đặc trưng điển hình là sinh
ra dầu có hàm lượng parafin và độ đông đặc cao. Các tầng chứa có thể là các thành tạo
Trước Đệ Tam dưới dạng các đồi sót hoặc khối nhô cao được hình thành do quá trình bào

22
mòn địa hình không đồng đều. Các tang chứa có thể là các tập carbonat hoặc các tập cát
rắn chắc nằm xen kẹp với các tập sét. Ngoài ra, đá chứa cũng có thể là các khối đá núi lửa
hoặc biến chất bị phong hóa nứt nẻ mạnh. Tuổi và thành phần thạch học của các đá Trước
Đệ Tam này đã được xác định theo tài liệu tại một số giếng khoan ở bể và các điểm lộ
trên đảo Phú Quốc. Đá bột kết và cát kết tại các điểm lộ trên đảo có tuổi Mesozoi
(Creta/Jura) (Rinaldi, 1999) và có thành phần thạch học tương tự với các đá móng gặp tại
giếng Kim Quy–1X. Các đá carbonat ở vịnh Thái Lan hầu hết có tuổi Permi - Trias,
chúng tạo thành các tập nằm xen kẽ với đá trầm tích khác. Play này chưa được chứng
minh ở phần diện tích thuộc thềm Việt Nam cũng như phần còn lại của bể Malay - Thổ
Chu.
Play 2 - Oliogcen
Các tầng đá sinh chính tương tự như play 1. Các tầng chứa chính là các tập cát của
doi cát lưỡi liềm (point bar) và cát lấp đầy kênh rạch hình thành trong môi trường song và
nằm xen kẽ với các trầm tích hạt mịn của đồng bằng ngập lụt. Do các tầng này nằm ở
phần sâu của lát cắt nên khả năng chứa là vấn đề rủi ro cần được quan tâm. Play này đã
được chứng minh ở Nam b ể Malay - Thổ Chu (Petronas, 1999). Tuy nhiên, trong phần
diện tích các lô thuộc Thềm lục địa Việt Nam chưa tìm thấy dầu khí trong play này.
Play 3 – Miocen
Các đá sinh chính là các tập than và/hoặc sét vôi có tuổi Miocen sớm đến Miocen
giữa. Các đá này sinh khí và condensat là chủ yếu. Ngoài ra các đá sinh của các play 1,2
cũng có thể là nguồn cung cấp dầu khí cho play này. Các đá chứa chính tại vùng Bắc bể
Malay - Thổ Chu là các thân cát sông và sông/châu thổ trong Miocen dưới và giữa, đây là
đối tượng thăm dò chủ yếu của khu vực này. Trong vùng rìa bể thuộc thềm lục địa Việt
Nam, dầu khí đã được phát hiện trong play này như các khu vực Kim Long, Ác Quỷ và
PM3-CAA.
5.2 Tiềm năng dầu khí
Tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Tây Nam đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu đánh giá, nhất là từ những năm 1990, con số dự báo dao động trong khoảng 200 –
500 triệu tấn dầu quy đổi, Gần đây với nhiều phát hiện dầu khí trong khu vực, đã có đánh

23
giá trữ lượng cụ thể thu hồi dầu, phát hiện dầu khí và dự báo tiềm năng cho các cấu tạo
triển vọng.

Hình 5.1 Mặt cắt địa chấn thể hiện một số dạng bẫy chứa ở bể Malay-Thổ Chu

24
a

Hình 5.2 Các dạng bể chứa thường gặp ở bồn Malay – Thổ Chu
25
Bảng 5.1 Các cấu tạo đã khoan có phát hiện và các cấu tạo triển vọng

Hình 5.3 Bản đồ các mỏ dầu khí và cấu tạo triển vọng vể Malay – Thổ Chu ở thềm
lục địa Việt Nam

26
5.2.1 Tiềm năng dầu khí các đá trước Đệ Tam
Ở Việt Nam hiện nay dầu khí chủ yếu được khai thác chủ yếu ở đá móng phong
hóa nứt nẻ trước Đệ Tam ở bể Cửu Long. Do vậy cũng có thể hy vọng có tồn tại dầu khí
trong các đá chứa trước Đệ Tam bể Malay – Thổ Chu. Tuy nhiên cho đến nay tài liệu
nghiên cứu đối tượng này rất hạn chế nên việc đánh giá, dự báo số tiềm năng là hết sức
khó khăn và chưa thể tiến hành được.
5.2.2 Tiềm năng dầu khí trầm tích Đệ Tam
Các play 2 và 3 nhìn chung có tiềm năng lớn nhất về dầu khí. Tuy nhiên các rủi ro
còn khá cao, đặc biệt là về đá chứa, bẫy, và thành phần khí C02 cao đã chứng minh được
tại phần diện tích thuộc về Việt Nam nói riêng cũng như cả bể Malay – Thổ Chu nói
chung. Do vùng TLĐTN Việt Nam chỉ chiếm một diện tích nhỏ cánh Đông Bắc bể Malay
– Thổ Chu, sự phân bố trầm tích Oligocen hạn chế trong đới địa hào phần BTB – NĐN
và phần Đông Nam chỉ được chứng minh tại vùng phía Nam bể mà chưa được chứng
minh tại vùng thềm lục địa Việt Nam. So với play 2 và 3 có diện tích phần bổ rộng hơn
có các tầng sinh với đặc điểm sinh dầu khí khác nhau. Ngoài ra có thể còn nguồn dầu khí
được bổ sung từ tầng sinh dầu trong Oligocen nên có tiềm năng dầu khí đáng kể như vậy.
Tuy nhiên do vị trí và đặc điểm các tấng sinh ở khu vực Tây Bắc và Đông Nam có khác
nhau tiềm năng. Khu vực Tây Bắc (Malay) chủ yếu có tiềm năng khí và condensat do
tầng sinh đã nằm ở ngưỡng tạo khí. Còn khu vực Đông Nam có tiềm năng cả khí và dầu,
nhưng xu thế nghiêng về khí nhiều hơn. Kết quả thăm dò cho đến nay thấy rằng bể Malay
– Thổ Chu đã phát triền các đối tượng khí triển vọng, trong số đó các đối tượng đã được
khoan tìm kiếm, thăm dò có phát hiện dầu khí (Bảng 5.2). Như vậy, ở vể Malay – Thổ
Chu diện tích thuộc về thềm lục địa Việt Nam có tiềm năng cao, có thể tìm ra các mỏ dầu
khí và condensat với quy mô khác nhau. Theo số liệu đánh giá tiềm năng của đề án
VITRA cũng như các số liệu đề cập, con số trữ lượng đã phát hiện và tiềm năng thu hồi
dầu khí của vùng thềm lục địa Tây Nam Việt Nam vào khoảng 380 triệu tấn quy dầu
được trình bày ở hình.

27
Hình 5.3 Phân bố trữ lượng và tiềm năng dầu khí theo mức độ thăm dò và theo các play

6 .Cấu trúc địa chất các mỏ đang khai thác hoặc chuẩn bị phát triển (nếu có). Đặc
điểm tầng chứa điển hình của mỏ. Đặc điểm tầng chứa tiềm năng (trường hợp chưa
phát triển mỏ)
6.1 Giới thiệu mỏ đang phát triển bể Malay – Thổ Chu
Mỏ khí Hoa Mai được phát hiện vào tháng 10 năm 2003 thông qua việc khoan
giếng thăm dò Hoa Mai-1X, lưu lượng đã kiểm tra 34 MMscf /day của khí CO 2 thấp (<
2%) từ một loại cát kết duy nhất trong vỉa - H3 (còn gọi là H300). Giếng nằm ở lô 46 Cái
Nước (B46CN), Việt Nam và nằm cách 8 km về phía tây bắc của nền Bunga Kekwa-C
(BK-C) trong PM-3 CAA và cách mỏ dầu Sông Đốc 3 km về phía đông nam tại Lô 46/13
(Hình 6.1).
Từ năm 1990 đến năm 2003, các hoạt động thăm dò đáng kể được tiến hành bởi
Fina Exploration bao gồm khám phá 46-Cái Nước-1X vào năm 1997, đã có thể thiết lập
sự tiếp nối của mỏ Bunga Kekwa qua biên giới vào Việt Nam.

28
Hình 6.1. Bản đồ vị trí mỏ khí Hoa Mai

6.2 Cấu trúc địa chất mỏ chuẩn bị phát triển


Giếng thăm dò Hoa Mai-1X được Talisman khoan vào năm 2003 với tổng độ sâu
2.520m MD hay 2,207m TVDss. Vùng chứa hydrocacbon khả thi về mặt thương mại duy
nhất gặp phải là cát H3 thuộc Miocen giữa bị xâm thực ở độ sâu 1.875m MD hoặc
TVDss 1689,2m. Khu vực 16m đầy khí này đã được thử nghiệm cần khoan của khí CO 2
< 2% ở 34 MMscf/ngày cùng với condensate đồng hành 7bbls/MMscf. Các vỉa chứa phụ
sâu hơn cũng được chọn là mục tiêu ở các khoảng I40, I50, I80 và I115. Các tập chắn I40
và I50 là tập chắn dầu nhưng chỉ dày 1,5m. Khoảng I80 và I115 ngang 7m và dày 21.2 m,
nhưng đều chứa nước. Vỉa H3 trong giếng Hoa Mai-1X là một vỉa chứa khí sạch, dày
16m. Vỉa chứa có chất lượng xuất sắc với vật liệu cát kết. Tập Hoa Mai sau đó được thêm
vào bởi tập chứa đầy sét H3 trẻ hơn một chút trên sườn đông của bể khí. Điều này cũng

29
có thể được giải thích từ dữ liệu giếng ghi lại, trong đó tầng cát Hoa Mai nằm bên dưới
điểm đánh dấu vùng, trong khi tập chứa đầy sét chắc chắn phải đi sâu qua điểm đánh dấu
này vì nó không có trong bất kỳ dữ liệu nào có chứa tập đầy sét (Hình 6.2). Lưu ý, tập sét
dường như cắt rất sâu ở các khu vực nơi không có tập cát bên dưới (ví dụ: ở Kekwa), tập
sét không thể cắt hoàn toàn qua kênh bên dưới lớp cát và để lại trầm tích của cát bên dưới
tập sét. Tập đầy sét sau đó được giải thích là đã được lấp đầy bởi sét cacbon ở móng, sau

đó xếp thành một lớp sét thông thường.


Hình 6.2 Tương quan địa tầng của một số giếng chính ở tầng H3

Về độ dày vỉa dự kiến cho mỏ Hoa Mai, Hoa Mai-1X dường như là một trong
những ví dụ dày hơn về tầng H3 so với các ví dụ khác trong PM-3 CAA (Bunga Lantana,
Bunga Orkid-3). Do đó, rất khó để hợp lý hóa một tầng độ dày trung bình lớn hơn nhiều
so với 16m, đặc biệt vì Hoa Mai-1X đã nằm ở trung tâm. Việc hiệu chuẩn các biên độ để
dự đoán độ dày của vỉa không khả thi ở giai đoạn này nhưng có thể được đánh giá trong

30
các nghiên cứu trong tương lai. Một bản đồ kênh đường đẳng dày rất đơn giản do đó đã
được sử dụng cho mục đích mô hình hóa tĩnh học để phản ánh sự phân bố cát với có độ
dày từ 12m đến xấp xỉ 17m (Hình 6.3) - vì kinh nghiệm khu vực cho thấy nó thì hiếm khi
độ dày của cát bé hơn 10m đối với loại kênh này trong PM-3 CAA. Trong mô hình tĩnh,
bản đồ đường đẳng tĩnh sau đó được đính kèm từ trên xuống từ một đánh dấu địa tầng
hoặc từ dưới lên. Độ dày cát trung bình tổng thể trong mô hình giảm xuống trung bình
khoảng 14m. Một trường hợp cao, độ dày cát liên tục 16m cũng được đánh giá trong mô
hình tĩnh (Hình 6.3)

Hình 6.3 Bản đồ mạng đường đồng mức vỉa chứa H3 dựa trên mô hình địa chất

Diễn giải về địa chấn Hoa Mai là dữ liệu Full-angle Stack hiển thị trực tiếp phản
hồi hydrocacbon trên vỉa và điều này giới hạn phạm vi bẫy Hoa Mai xấp xỉ 5,7 km2. Biên
độ sáng này vừa tuân theo cấu trúc thời gian và phù hợp với một điểm tràn hợp lý ở phía
nam làm cho lập luận cho DHI trở nên mạnh mẽ hơn (Hình 6.4). DHI cũng là một hiện
tượng được mong đợi ở tầng chứa và độ dày vỉa chứa này, và nhiều chất tương tự có thể
được tìm thấy để ủng hộ điều này trong các vỉa CAA PM-3. Do đó, phân tích tài nguyên

31
hiện tại trong mô hình tĩnh được dự đoán dựa trên giả định DHI là có thật và vì vậy phạm
vi tổng thể của bể được xác định rõ ràng và cuối cùng cung cấp một giới hạn mạnh về thể
tích tăng.

Hình 6.4 Đường minh họa DHI xếp chồng trên bản đồ cấu trúc TWT của H3 (H300) cho
thấy biên độ phù hợp với tầng cấu trúc chung và phù hợp với điểm tràn hợp lí.

6.3 Đặc điểm tầng chứa tiềm năng


Cơ chế bẫy tổng thể ở Hoa Mai là bẫy kết hợp (Hình 6.5). Tầng cát cắt ngang qua
hướng về phía nam kéo dài từ Mỏ Sông Đốc đến phía bắc và hầu như không bị ảnh
hưởng bởi tập đầy sét ở phía đông. Các đứt gãy ở phía tây là không liên quan tới bẫy và
có thể bị rò rỉ vì không có biên độ Far-angle Stack cho thấy có một hydrocacbon tồn tại ở
phía tây của đứt gãy (Hình 6.5). Do đó bẫy Hoa Mai có tiềm năng tích tụ hydrocacbon từ
các đá mẹ trưởng thành ở phía tây, cắt qua đứt gãy, và sau đó được lấp đầy tới tràn tại
điểm tràn về phía nam. Từ điểm tràn khí sau đó có thể tràn về phía đông trong phần tiếp
theo của tập cát bên dưới kênh hoặc liên kết đất sét về phía nam đến Mỏ Kekwa H3 (vì

32
cát H3 có thể tồn tại bên dưới tập sét và ngụ ý áp suất liên hệ với khu vực Kekwa và khả
năng suy giảm áp suất).

Hình 6.5 Sơ đồ tổng hợp sơ bộ về biên độ Far-angle Stack trên mỏ Hoa Mai

7. Định hướng thăm dò và khai thác nhằm gia tăng trữ lượng sản phẩm và phạm vi
bể.
Các tầng đá sinh phản ánh khá rõ lịch sử phát triển của bể với sự chuyển dần từ
đầm hồ, sông – châu thổ tới biển mở. Có thể nói tầng đá sinh sông – châu thổ là tầng sinh
khí, khí condensat chủ yếu, trong khi đó tầng sinh đầm hồ là tầng sinh dầu chủ yếu.
Bởi vì khoảng cách dầu khí có thể dịch chuyển ngang từ tầng sinh tới các tầng
chứa, đặc biệt là khu vực rìa bể cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Kết quả khoan giếng
C-1X với phát hiện dầu trong tầng chứa Miocene dưới đã khẳng định hoạt động tích cực
của hệ thống dầu khí tại khu vực rìa Tây Nam bể Malay - Thổ Chu, là cơ sở để tiếp tục
đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò trong khu vực này.

33
Đa phần các tập đá chứa ở độ sâu nông hơn 2100m có khả năng chứa tốt hơn do
quá trình biến đổi đá mới bắt đầu, do đó nên tập trung vào tầng này đồng thời cũng không
nên bỏ qua tầng cát kết hạt thô bên dưới 3000m.
Tuy play móng khu vực nghiên cứu còn tồn tại nhiều rủi ro địa chất nhưng do
thông tin hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu play móng đồng thời xác định rõ môi trường
trầm tích của đá chứa để đánh giá kỹ tiềm năng dầu khí.
Định hướng thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng sản phẩm mỏ Hoa Mai – Cái Nước
- Áp suất lỗ rỗng, địa tầng và quỹ đạo giếng là những yếu tố chính xác định cấu
tạo giếng. Hồ chứa Hoa Mai là một hồ chứa khí áp suất thường duy nhất với một độ dày
dự kiến là 16 m. Một giếng phát triển sẽ là một giếng thẳng đứng với tổng độ sâu ~ 1.700
m TVDss khoan từ một vị trí có rãnh hơn, có thể là phía tây bắc từ nơi Hoa Mai-1X giếng
thăm dò đã được khoan vào năm 2003
+ Phương án 1 sẽ sử dụng một rãnh dẫn trên bệ nâng đầu giếng (WHRP). Tùy
chọn này tương tự như giếng thăm dò Hoa Mai-1X ngoại trừ lớp lót 7 
+ Tùy chọn 2 cũng sẽ sử dụng một khe dẫn trên WHRP. Tuy nhiên, với một đầu
giếng tách thiết kế, một khe dẫn dự phòng sẽ không được yêu cầu vì một khe dẫn sẽ có
thể chứa hai giếng (nếu cần).
Một số rủi ro và sự không chắc chắn chưa được đánh giá tại thời điểm này là rủi ro
liên quan đến vị trí bề mặt, tức là khí nông, kênh dẫn và lỗ thông. Một khi vị trí bề mặt và
tọa độ mục tiêu đã được hoàn thiện, những vấn đề này sẽ được giải quyết bằng thực hiện
khảo sát địa điểm, nghiên cứu khoan đất và thâm nhập chân đất. Có một cơ hội để tối ưu
hóa độ sâu của chuỗi vỏ nhưng sẽ được giải quyết trong kỹ thuật chi tiết dựa trên áp suất
hình thành được tiên lượng chi tiết hơn.
Những thách thức chính đối với sự phát triển của ở Hoa Mai
1) Quy mô tài nguyên nhỏ
2) Việc tiếp cận tầng chứa sản phẩm, tức là khả năng đàm phán tiếp cận các cơ sở hiện có
trong PM-3 CAA.
3) Sắp hết hạn của B46CN PSC vào năm 2017 đối với dầu và năm 2018 đối với khí.
8. Kết luận

34
Quá trình hình thành và đặc điểm cấu trúc địa chất cũng như hệ thống dầu khí ở bể
Malay – Thổ Chu bị chi phối mạnh mẽ bởi các hoạt động kiến tạo của khu vực lân cận,
đặc biệt là trũng Pattani ở vịnh Thái Lan. Trầm tích Kainozoi có tuổi từ Oligocen đến
hiện tại với chiều dày thay đổi từ vài trăm mét đến 6000 – 7000 m. Các tập sét Oligocen
và Miocen sớm giàu vật chất hữu cơ (từ tốt đến rất tốt), là tầng sinh dầu khí chính của
khu vực, trong đó tầng sinh Miocen chứa vật chất hữu cơ thuộc loại III và hỗn hợp loại
III và II, có nguồn gốc lục địa và đầm hồ, chủ yếu là sinh khí. Tầng sinh Oligocen chứa
vật chất hữu cơ chủ yếu là loại II và hỗn hợp giữa II và III, có nguồn gốc tảo đầm hồ và
lục địa, có khả năng sinh dầu và khí. Đá chứa trong khu vực là các tập cát kết tuổi
Oligocen, Miocen giữa và muộn, được hình thành trong môi trường châu thổ điển hình,
diện phân bố hẹp chủ yếu ở độ sâu từ 3700m trở lên, có chiều dày mỏng , độ rỗng 15 –
30%. Tầng chắn là các các tập sét nằm xen kẽ các tầng chứa trong Oligocen, Miocen và
Pliocen – Q. Hệ thống đứt gãy có một vai trò chắn giữ sản phẩm rất quan trọng. Các đối
tượng triển vọng được phát hiện thuộc các dạng bẫy cấu tạo và phi cấu tạo, phần lớn
chúng được hình thành ở vùng kề áp đứt gãy do hoạt động kiến tạo từ móng đến Miocen,
bẫy liên quan đến các khối nhô của móng. Các cấu tạo có kích thước từ nhỏ đến trung
bình, phân bố không tập trung. Tổng tiềm năng dầu khí ở vùng thềm lục địa Tây Nam
Việt Nam dự báo có thể trong khoảng 380 triệu m 3 quy dầu, trong đó đã phát hiện 230
triệu m3 và 150 triệu m3 tiềm năng chưa phát hiện, thiên về tiềm năng khí, nhiều nơi có
hàm lượng khí CO2 cao. Kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu dầu khí
bể Malay – Thổ Chu cho thấy còn một số vấn đề còn tồn tại, cần phải tiếp tục nghiên cứu
như:
+ Tiềm năng dầu khí của đối tượng móng trước Kainozoi.
+ Độ tin cậy ranh giới địa tầng Oligocen tại vùng thềm lục địa TN Việt Nam cần được
chú trọng tiếp tục nghiên cứu để đánh giá tiềm năng dầu khí của vùng này.
+ Sự phân bố khí CO2 trong bể Malay – Thổ Chu ở vùng thềm lục địa Tây Nam Việt
Nam.
9. Tài liệu tham khảo

35
1. Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thu Huyền, Trịnh Xuân Cường. Đặc điểm hệ thống dầu khí
khu vực rìa Tây Nam Bể trầm tích Malay – Thổ Chu, Việt Nam. Tạp chí Dầu khí số 5 –
2020.
2. Trương Minh, Trịnh Xuân Cường; (2005). Chương 11 Bể trầm tích Malay-Thổ Chu và
tài nguyên dầu khí, Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam , Hà Nội
3. Mark Heam, ODP Hoa Mai Block 46 Cai Nuoc Viet Nam, Talisman Energy.

36

You might also like